Định luật Fa-ra-đây

Định luật Fa-ra-đây

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Định luật Fa-ra-đây

Lý thuyết về Định luật Fa-ra-đây

1. Định luật Fa-ra-đây thứ nhất:

Khối lượng chất giải  phóng ra ở điện cực tỉ lệ với điện lượng q di chuyển qua bình điện phân

                                        $m=kq$                  

Trong đó:  

+ k (g/C) đương lượng điện hóa của chất giải phóng

+ m  ( g)   là khôi lượng chất giải phóng ở các điện cực

 + q (C)  Điện lượng di chuyển qua bình điện phân

2. Định luật Fa-ra-đây thứ hai:

  Khối lượng m của chất được giải phóng ra ở các điện cực tỉ lệ với đương lượng gam $\dfrac{A}{n}$của chất đó và với điện lượng q đi qua dung dịch điện phân.

       $m=\dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}It$

Trong đó:   

m : khối lượng của chất được giải phóng  ở điện cực tính bằng (g)

$F\approx 96500$ (C/mol): Hằng số Faraday

n :  Hóa trị chất điện phân.

A : Nguyên tử lượng chất điện phân.

I : Cường độ dòng điện (A)

t : Thời gian tính bằng (s)

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Công thức $ m=\dfrac{1}{F} .\dfrac{A}{n} .It $ được áp dụng cho dòng điện nào chạy qua bình điện phân?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công thức tính khối lượng chất tạo thành ở điện cực của bình điện phân $ m=\dfrac{1}{F} .\dfrac{A}{n} .It $ được áp dụng cho dòng điện có chiều và cường độ không đổi chạy qua bình điện phân.

Câu 2: Đương lượng điện hóa k phụ thuộc vào yếu tố gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo định luật Fa-ra-đây II ta có : Đương lượng điện hóa của một nguyên tố tỉ lệ thuận với đương lượng gam của nguyên tố đó

Biểu thức $ k=\dfrac{1}{F} .\dfrac{A}{n} $ trong đó k là đương lượng điện hóa, $ \dfrac{A}{n} $ là đương lượng gam

Như vậy đương lượng điện hóa phụ thuộc vào bản chất của chất được giải phóng ở điện cực

Câu 3:
Câu nào đúng. Để xác định số Fa-ra-đây ta cần phải biết A và n của chất khảo sát, đồng thời phải đo khối lượng của chất đó

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có
\(m=\dfrac{{AIt}}{{Fn}}=\dfrac{{Aq}}{{Fn}}\)
Để xác định F ta cần tính được A, n, m và q
Ở đây m là khối lượng bám ở điện cực, q là điện lượng chạy qua chất điện phân.

Câu 4: Biểu thức nào sau đây không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nội dung định luật Fa-ra-đây I: Khối lượng chất tạo thành ở điện cực tỉ lệ thuận với điện lượng di chuyển qua bình điện phân.

Biểu thức $ m=kQ $ với k là đương lượng điện hóa của chất thoát ra, Q là điện lượng di chuyển qua bình điện phân

Nội dụng của định luật Fa-ra-đây II: Đương lượng điện hóa của một nguyên tố tỉ lệ thuận với đương lượng gam của nguyên tố đó

Biểu thức $ k=\dfrac{1}{F} .\dfrac{A}{n} $ trong đó k là đương lượng điện hóa, $ \dfrac{A}{n} $ là đương lượng gam

Kết hợp nội dung của hai định luật ta được $ m=\dfrac{1}{F} .\dfrac{A}{n} .Q=\dfrac{1}{F} .\dfrac{A}{n} .It $

Câu 5: Định luật Fa-ra-đây II cho biết mối quan hệ giữa

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nội dụng của định luật Fa-ra-đây II: Đương lượng điện hóa của một nguyên tố tỉ lệ thuận với đương lượng gam của nguyên tố đó

Biểu thức $ k=\dfrac 1 F .\dfrac{A}{n} $ trong đó k là đương lượng điện hóa, $ \dfrac{A}{n} $ là đương lượng gam

Câu 6: Định luật Fa-ra-đây I cho biết mối quan hệ giữa

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nội dung định luật Fa-ra-đây I: Khối lượng chất tạo thành ở điện cực tỉ lệ thuận với điện lượng di chuyển qua bình điện phân.

Biểu thức $ m=kQ $ với k là đương lượng điện hóa của chất thoát ra, Q là điện lượng di chuyển qua bình điện phân