Định luật Cu-lông

Định luật Cu-lông

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Định luật Cu-lông

Lý thuyết về Định luật Cu-lông

Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

$F=k\dfrac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{ .{{r}^{2}}}$

Lực tương tác giữa 2 điện tích điểm ${{q}_{1}};{{q}_{2}}$ đặt cách nhau một khoảng r trong môi trường có hằng số điện môi $\varepsilon $${{\vec{F}}_{12}};{{\vec{F}}_{21}}$ có:

   - Điểm đặt: trên 2 điện tích.

   - Phương: đường nối 2 điện tích.

   - Chiều:          

+ Hướng ra xa nhau nếu : ${{q}_{1}}.{{q}_{2}}>0$   (${{q}_{1}};{{q}_{2}}$ cùng dấu)

+ Hướng vào nhau nếu: ${{q}_{1}}.{{q}_{2}}<0$   (${{q}_{1}};{{q}_{2}}$ trái dấu)

- Độ lớn:  $F=k\dfrac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{\varepsilon .{{r}^{2}}}$ ; $k={{9.10}^{9}}$ $\left( \dfrac{N.{{m}^{2}}}{{{C}^{2}}} \right)$          (ghi chú: F là lực tĩnh điện)

Chú ý: Trong môi trường chân không và không khí ta lấy hằng số điện môi là 1.

- Biểu diễn:

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Hai điện tích bằng nhau + Q nằm cách nhau một khoảng cách bằng 2 cm. Nếu một trong hai điện tích được thay thế bằng - Q thì so với trường hợp đầu, độ lớn của lực tương tác trong trường hợp sau sẽ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích là không thay đổi về độ lớn nhưng về dấu thì thay đổi.

Câu 2: Độ lớn lực Cu- lông có đặc điểm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực Cu-lông : $ F=\dfrac{k\left| { q _ 1 }.{ q _ 2 } \right|}{\varepsilon .{ r ^ 2 }} $

Độ lớn của lực Cu-lông tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Câu 3: Điện tích điểm có đặc điểm:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Điện tích điểm là một vật tích điện, coi điện tích tập trung tại một điểm và có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

Câu 4: Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực Cu-lông: $ F=\dfrac{k\left| { q _ 1 }{ q _ 2 } \right|}{\varepsilon { r ^ 2 }} $

Trong chân không hằng số điện môi nhỏ nhất nên lực tương tác sẽ lớn nhất.

Câu 5: Trong sự nhiễm điện do tiếp xúc với vật đã nhiễm điện và được tách ra, hai vật sẽ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong sự nhiễm điện do tiếp xúc, sau khi tiếp xúc với vật đã nhiễm điện và được tách ra, hai vật sẽ nhiễm điện cùng dấu.

Câu 6: Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau.

Câu 7: Hãy chọn phương án đúng. Dấu của các điện tích $q_1,q_2$ trên hình là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do lực tương tác có hướng ra ngoài các điện tích nên hai điện tích cùng dấu.

Câu 8: Nhận xét không đúng về điện môi là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hằng số điện môi không thể nhỏ hơn 1.

Câu 9: Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực tương tác giữa hai điện tích : $ F=\dfrac{k\left| { q _ 1 }{ q _ 2 } \right|}{\varepsilon { r ^ 2 }} $

Lực tương tác tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.

Khi khoảng cách giữa 2 điện tích tăng 3 lần thì lực tương tác giảm 9 lần.

Câu 10: Hai điện tích \[{ q _ 1 }=q,{ q _ 2 }=-3q\] đặt cách nhau một khoảng r. Nếu điện tích \[{ q _ 1 }\] tác dụng lên điện tích \[{ q _ 2 }\] có độ lớn là F thì lực tác dụng của điện tích \[{ q _ 2 }\] lên \[{ q _ 1 }\] có độ lớn là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực điện 2 điện tích tác dụng lên nhau có độ lớn bằng nhau.

Câu 11: Hãy chọn phát biểu đúng. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích
\(F = k\dfrac{{q_1 q_2 }}{{r^2 }} \sim \dfrac{1}{{r^2 }}\)
F tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 12: Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực Cu-lông: $ F=\dfrac{k\left| { q _ 1 }{ q _ 2 } \right|}{\varepsilon { r ^ 2 }} $ để xác định lực tương tác giữa 2 điện tích điểm.

Câu 13: Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – lông tăng 2 lần thì hằng số điện môi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì hai điện tích điểm đặt trong một môi trường xác định nên hằng số điện môi không thay đổi.

Câu 14: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có: $ F=k\dfrac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}} $

$\Rightarrow$ F tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích

Câu 15: Trong trường hợp nào dưới đây, ta có thể áp dụng công thức của định luật Cu-lông để tính lực tương tác giữa hai điện tích?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Định luật Cu-lông được áp dụng cho hệ hai điện tích điểm. Do đó câu trả lời là
Tương tác giữa hạt nhân và êlectron trong nguyên tử hiđrô.

Câu 16: Công thức tính lực tác dụng giữa hai điện tích điểm trong chân không là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công thức tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không
\(F = k\dfrac{{\left| {q_1 q_2 } \right|}}{{r^2 }}.\)