I. QUAN HỆ CÙNG LOÀI
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.
- Trong một nhóm cá thể, chúng có mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau.
+ Chúng hỗ trợ nhau trong việc trống lại kẻ thù, di cư, tìm kiếm thức ăn, chống chọi với môi trường…
+ Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi (thiếu thức ăn, nơi ở, số lượng cá thể tăng quá cao…) các cá thể trong nhóm sẽ cạnh tranh lẫn nhau.
Khi đó dẫn tới hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn…
II. QUAN HỆ KHÁC LOÀI
- Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch nhau
VD: Về các mối quan hệ giữa các loài:
- Cộng sinh: Cộng sinh giữa tảo đơn bào sợi nấm ở địa y.
- Hội sinh: Địa y sống bám trên cây thân gỗ.
- Cạnh tranh: Trâu và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.
- Kí sinh, nửa kí sinh: Rận và ve bét sống trên da trâu, bò.
- Sinh vật ăn sinh vật khác: Hươu, nai và hổ sống trong một cánh rừng.
Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau trong nhóm cá thể. Khi gặp điều kiện bất lợi chúng sẽ cạnh tranh nhau dẫn đến một số cá thể sống tách ra khỏi nhóm.
Cá ép bám trên rùa biển cá bám vào rùa nhờ đó di chuyển, trong mối quan hệ này cá ép được lợi còn rùa biển không có lợi cũng không có hại nên đây là mối quan hệ hội sinh,
Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng là mối quan hệ đối địch (Cạnh tranh) vì sống trong cùng môi trường, tranh giành nhau về thức ăn và các điều kiện khác.
Quan hệ trong đó loài sinh vật này ức chế sự phát triển và sinh sản của sinh vật khác bằng cách tiết ra môi trường những chất độc.
Quan hệ hợp tác là mối quan hệ giống quan hệ cộng sinh nhưng hai loài không phụ thuộc nhau chặt chẽ, không nhất thiết phải thường xuyên sống với nhau.
Quan hệ đối địch là quan hệ trong đó một bên có lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên đều bị hại (cạnh tranh dẫn tới các loài đều kìm hãm lẫn nhau).
Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh) hoặc đối địch (cạnh tranh, kí sinh và nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác).
Các sinh vật cùng loài thường có mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau. Ví dụ như trâu rừng sống thành từng bầy có khả năng tự vệ chống lại kẻ thù tốt hơn.
Khi gió bão, thực vật sống thành nhóm làm giảm bớt sức thổi của gió (cản gió, lực thổi chia nhỏ) làm hạn chế sự đổ cây.
Kí sinh, nửa kí sinh là mối quan hệ trong đó sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu … từ sinh vật đó.
Cạnh tranh: các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác nhau của môi trường. Các loài này kìm hãm sự phát triển của nhau.
Quan hệ đối địch giữa các loài khác nhau gồm: Cạnh tranh, kí sinh và nửa kí sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác.
Hội sinh: sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại.
Cộng sinh: sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
Sinh vật ăn sinh vật khác: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ ...
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới