I. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương
- Thuận lợi: Giữa tháng 5/1955, Pháp rút khỏi miền Bắc (5/1955).
- Khó khăn:
II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 – 1960) (Giảm tải)
III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954 – 1960)
1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 – 1959)
- Đảng chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị.
- Mở đầu là phong trào hòa bình đã lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
2. Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960)
- Hoàn cảnh: Từ 1957-1959, Mĩ - Diệm mở rộng chính sách "tố cộng, diệt cộng", thực hiện “đạo luật 10/59”, lê máy chém khắp miền Nam.
- Chủ trương của Đảng: Hội nghị BCH Trung ương thứ 15: Xác định con đường cơ bản của phong trào cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường chính trị là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang.
- Diễn biến: Ngày 17/1/1960 phong trào đồng khởi nổ ra ở Bến Tre, lan rộng khắp Nam Bộ, Trung Trung Bộ.
- Ý nghĩa:
IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 – 1965)
1. Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng (9/1960)
a. Bối cảnh
Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được triệu tập tại Hà Nội.
b. Nội dung
- Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và của cách mạng từng miền:
- Xác định vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Bắc - Nam:
- Thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965).
- Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.
c. Ý nghĩa
Đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam, bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965)
a. Kế hoạch nhà nước 5 năm (1961 - 1965)
- Nhiệm vụ cơ bản:
- Thành tựu:
* Công nghiệp:
* Nông nghiệp:
* Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường.
* Giao thông vận tải: mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển được xây dựng, củng cố, hoàn thiện, đã phục vụ đắc lực cho yêu cầu giao lưu kinh tế và củng cố quốc phòng.
* Văn hoá, giáo dục, y tế:
- Ý nghĩa: Làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội, giúp Miền Bắc vững mạnh, tạo điều kiện để củng cố an ninh quốc phòng và thực hiện tốt nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến Miền Nam.
b) Miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương
- Trong 5 năm ( 1961 - 1965), khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men,... từ miền Bắc được chuyển vào chiến trường miền Nam; nhiều đơn vị vũ trang, nhiều cán bộ quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế được huấn luyện đưa vào chiến trường tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng.
V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 – 1965)
1. Chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam :
- Lí do thực hiện: Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thất bại.
- Bản chất: Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Âm mưu: “Dùng người Việt đánh người Việt”
- Hành động:
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
a) Chủ trương của Đảng
Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, tiến công và nổi dậy trên 3 vùng chiến lược với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự,binh vận).
b) Thắng lợi của ta
- Quân sự:
- Chính trị:
=> Quân ta làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 132, ngay từ đầu năm 1954, nhận rõ đế quốc Mĩ là trở lực chính ngăn cản việc lập lại hòa bình ở Đông Dương và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương, Trung ương Đảng đã đề ra cho cách mạng miền Nam nhiệm vụ chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
Thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ tang nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn và sử dụng phổ biến các chiến thuật quân sự mới như "trực thăng vận", "thiết xa vận".
Do âm mưu của Mĩ là "dùng người Việt đánh người Việt" nên lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 136, Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng trình bày trước Đại hội III đã xác định nhiệm vụ cách mạng từng miền Bắc – Nam, trong đó miền Nam đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Sau khi Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ, lực lượng nào đã nhảy vào thay chân Pháp?
Theo SGK Lịch sử 9 trang 129, Pháp rút khỏi miền Nam, Mĩ liền nhảy vào và đưa bọn tay sai (đứng đầu là Ngô Đình Diệm) lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965) bao gồm :
- Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn: từ 170.000 người (năm 1961) đến 560.000 người (năm 1964), sử dụng phổ biến các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận.
- Mở các cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.
- Tiến hành dồn dân, lập "ấp chiến lược" để đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, bình định miền Nam.
- Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiến hành hoạt động hoạt phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới, vùng biên để ngăn chặn nguồn tiếp tế cho miền Nam.
Lưu ý : Trong thời kì tiến hành chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Mĩ có tiến hành các hoạt động phá hoại miền Bắc nhưng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ mà không phải cuộc chiến tranh quy mô lớn như ở giai đoạn sau.
Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là cuộc nổi dậy đồng loạt đầu tiên của nhân dân miền Nam bằng bạo lực trong giai đoạn 1954 - 1975 sau khi có chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở Việt Nam. Để cứu vãn tình hình, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam.
Ngày 10-10-1954, Pháp rút khỏi Hà Nội, quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô trong không khí tưng bừng của ngày chiến thắng.
Ngày 2/1/1963, quân ta giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho). Tại đây, lần đầu tiên với số quân ít hơn địch 10 lần, quân giải phóng cùng với nhân dân đã đánh bại cuộc hành quân càn quét của trên 2000 quân Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Chiến thắng Ấp Bắc khẳng định quân dân miền Nam có thể đánh bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công".
Trong bối cảnh phong trào cách mạng miền Nam dâng cao, ngày 1-11-1963, Mĩ đã giật dây các tướng lĩnh lật đổ chính quyền của anh em Diệm- Nhu với hi vọng ổn định tình hình.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Ngay khi lên cầm quyền, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thi hành nhiều đạo luật để ngăn chặn và đàn áp các tín đồ Phật giáo. Đặc biệt, đầu tháng 5/1963, Ngô Đình Diệm ban hành công điện yêu cầu triệt hạ cờ Phật giáo ngay trước thềm Phật Đản. Hành động này đã làm thổi bùng lên phong trào đấu tranh của các Phật tử. Ngày 11/6/1963, ngay trên đường phố Sài Gòn, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm. Hành động này đã gây xúc động mạnh đến quần chúng nhân dân. Phong trào đấu tranh của quần chúng dâng lên mạnh mẽ làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn.
Ngay sau khi Pháp rút khỏi miền Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mĩ liền nhảy vào và đưa tay sai (đứng đầu là Ngô Đình Diệm) lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. Như vậy, thi hành các quyền tự do dân chủ và tiến bộ xã hội không nằm trong âm mưu Mĩ muốn thực hiện ở miền Nam Việt Nam.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 135, "Đồng khởi" thắng lợi, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Từ trong khí thế đó, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 – 12 – 1960).
Sau hiệp định Giơnevơ (1954), thực dân Pháp rút quân khi chưa thực hiện hiệp thương thống nhất hai miền. Mĩ nhanh chóng thay chân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm chia cắt lâu dài Việt Nam. Do đó kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 132, phong trào hòa bình ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào tháng 8 – 1954 của trí thức và các tầng lớp nhân dân. Phong trào ra đời với Bản hiệu triệu hoan nghênh Hiệp định Giơ-ne-vơ, ủng hộ Hiệp thương tuyển cử, được sự hưởng ứng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.
Trên cơ sở nhận định tình hình miền Nam dưới chế độ Mĩ - Diệm, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (1959) xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
Những biện pháp mà Mĩ và chính quyền Sài Gòn thực hiện khi tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam bao gồm:
- Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, sử dụng phổ biến các chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận", mở những cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.
- Tiến hành dồn dân lập "ấp chiến lược". Đây được coi là "xương sống" của "Chiến tranh đặc biệt".
- Triển khai các hoạt động chống phá miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển.
Như vậy, phương án Mở những cuộc hành quân "tìm diệt" không phải biện pháp mà Mĩ và chính quyền Sài Gòn thực hiện khi tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam. Đây là biện pháp thực hiện trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968).
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, quân đội hai bên Việt Nam và Pháp nhanh chóng thực hiện ngừng bắn, tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. Ngày 10/10/1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Chính phủ về tiếp quản Thủ đô. Đến tháng 5/1955, quân Pháp rút hoàn toàn khỏi miền Bắc Việt Nam.
Tháng 5/1956, quân Pháp rút hoàn toàn khỏi miền Nam Việt Nam khi chưa thực hiện tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Ngay sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam thành hai miền, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Như vậy, phương án "Nhân dân Việt Nam tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước" không phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 136, tháng 9 – 1960, Đảng Lao động Việt Nam đã họp Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Thủ đô Hà Nội.
Từ năm 1958-1959, do sự thay đổi của tình hình, phong trào đấu tranh đã chuyển sang đấu tranh chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch tố cộng, diệt cộng của Mĩ - Diệm, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Từ hình thức đấu tranh chính trị hòa bình sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. (SGK Lịch sử 9 133)