BÀI 7: CẤU TRÚC TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
1. Cấu trúc của Trái Đất
- Trái Đất là một vật thể lớn, nghiên cứu có nhiều khó khăn.
- Phương pháp nghiên cứu Trái Đất là phương pháp địa chấn.
- Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, lớp Manti và nhân Trái Đất.
1.1. Lớp vỏ Trái Đất
- Khái niệm: Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km đến 70km.
- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: đá trầm tích, tầng granit và tầng badan.
- Vỏ Trái Đất phân thành: vỏ đại dương và vỏ lục địa.
1.2. Lớp Manti
- Khoảng cách: Có độ sâu 2900km tính từ vỏ Trái Đất.
- Đặc điểm: tầng manti trên đặc quánh dẻo, tầng manti dưới ở trạng thái rắn.
- Thạch quyển: vỏ Trái Đất và manti trên (100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp vỏ cứng bên ngoài Trái Đất.
1.3. Nhân Trái Đất
- Độ dày khoảng 3470km.
- Có nhiệt độ và áp suất rất lớn.
- Thần phần vật chất: chủ yếu các kim loại nặng như sắt, niken.
2. Thuyết Kiến tạo mảng
- Nội dung thuyết Kiến tạo mảng: Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gẫy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo, có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên và trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể có nhiều cách tiếp xúc.
- Các đơn vị kiến tạo mảng: Bảy mảng kiến tạo lớn là Thái Bình Dương; Ấn Độ - Ôxtrâylia; Âu - Á; Phi; Bắc Mĩ; Nam Mĩ; Nam Cực.
- Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của Manti trên: Tiếp xúc tách dãn, tiếp xúc dồn nén và tiếp xúc trượt ngang.
Phương pháp thường dùng hiện nay để suy đoán cấu trúc cũng như thành phần và trạng thái vật chất bên trong lòng Trái Đất là phương pháp địa chấn. Phương pháp địa chấn là phương pháp của địa vật lí thăm dò, phát sóng đàn hồi vào môi trường và bố trí thu trên mặt các sóng phản xạtừ các ranh giới địa chấn ở các tầng trầm tích dưới sâu.
Trái Đất gồm 3 lớp chính, từ ngoài vào trong là: Vỏ cứng ở bên ngoài, lớp Manti ở giữa và trong cùng là nhân.
Cấu trúc của Trái Đất gồm 3 lớp: lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
Lớp vỏ của Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp đá khác nhau, lần lượt từ ngoài vào trong là tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
Sự phân chia đá thành 3 nhóm (mắc ma, trầm tích, biến chất) chủ yếu dựa vào nguồn gốc hình thành của các loại đá.
Từ 2900km đến 5100km là nhân ngoài, vật chất ở trạng thái lỏng. Từ 5100km đến 6370km là nhân trong, vật chất ở trạng thái rắn.
Vận động kiến tạo được hiểu là các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.
Phần lớn nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của các vận động kiến tạo là lớp manti.
Lớp Manti chiếm 80% thể tích và 68,5% khối lượng Trái Đất.
Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là: tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất, gọi chung là Thạch quyển.
Lớp Manti trên có đặc điểm là rất đậm đặc, ở trạng thái quánh dẻo. Đặc điểm ở trạng thái rắn không đúng.
Theo thuyết Kiến tạo mảng thì thạch quyển gồm 7 mảng kiến tạo lớn. Đó là mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Ô-xtray-li-a, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.
Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là: tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như: niken (Ni), sắt (Fe).
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới