Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa.
Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì.
Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:
+ Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài qua tiêu điểm.
+ Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương tia tới.
Thấu kính có hai mặt cầu lõm là loại thấu kính mép dày và được đặt trong không khí nên được gọi là thấu kính phân kì.
Thấu kính có một mặt cầu lõm, một mặt phẳng là loại thấu kính mép dày được gọi là thấu kính phân kì.
Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.
Tia sáng song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló ra có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh chính của thấu kính.
Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa và cho ảnh ảo nên không hứng được ảnh ở trên màn nên không hứng được ảnh của Mặt Trời.
Ở hình (1) tia sáng đi qua tiêu điểm chính F của thấu kính hội tụ cho tia ló ra song song với trục chính của thấu kính
Ở hình (2) tia sáng song song với trục chính của thấu kính cho tia ló ra đi qua tiêu điểm F’của thấu kính
Ở hình (3) tia sáng có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính F của thấu kính phân kì cho tia ló ra song song với trục chính của thấu kính
Ở hình (4) tia sáng bất kì ta phải dựng trục phụ
Vậy ở hình (4) đường truyền tia sáng được biểu diễn như trên là chưa đúng
Trục chính của một thấu kính phân kỳ đi qua một điểm O trong thấu kính mà mọi tia sáng qua điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng. Điểm O gọi là quang tâm của thấu kính.
Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.
Tia tới qua quang tâm của thấu kính thì cho tia ló truyền thẳng nên không bị đổi hướng.
Thấu kính phân kì được kí hiệu như hình b.
Tia sáng có đường kéo dài khi đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính phân kì cho tia ló ra song song với trục chính của thấu kính.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới