1. Dân cư
- Nam Á là khu vực có số dân đông bậc nhất trên thế giới.
- Mật độ dân số cao. Tập trung ở khu vực ven biển và các con sông lớn.
- Nam Á là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo và Phật giáo.
- Hiện nay, dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo,… Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Trước đây, khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.
- Tuy nhiên nền kinh tế - xã hội trong khu vực thiếu ổn định.
- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:
+ Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 5 trên thế giới (2019) với cơ cấu dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,… còn phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, vi tính, chính xác như điện tử, máy tính,…
+ Nông nghiệp: phát triển với “cuộc cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”.
Nam Á có số dân đông thứ 1 châu Á với số dân là 1.933,57 triệu người; Đông Á là 1.675,93 triệu người,...
Dân cư Nam Á chủ yếu theo tôn giáo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á là Ấn Độ.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là ngành nông nghiệp.
Các nước Nam Á giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ từ những năm 1947.
Trước đây, khu vực Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh, kéo dài gần 200 năm (1763 – 1947).
Các tôn giáo chính ở Nam Á là Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Nam Á có 7 quốc gia, đó là: Pa-kit-tan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Băng-la-đét, Xri Lan-ca và Ma-li-vơ.
Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của Ấn Độ là Côn-ca-ta và Mum-bai.
Về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc "cách mạng xanh" và "cách mạng trắng", Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.