1. Về kinh tế
a) Giai đoạn 1945 - 1973
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ:
- Nửa sau những năm 40, sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa của toàn thế giới.
- Năm 1949, sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần của Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.
- Nắm 50% tàu bè trên mặt biển, 3/4 dự trữ vàng thế giới.
- Chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
- Những năm 60, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
* Nguyên nhân khiến kinh tế Mĩ phát triển:
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.
- Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
- Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti, tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả.
- Vai trò quản lí, điều tiết có hiệu quả nền kinh tế của nhà nước.
b) Giai đoạn 1973 - 1991
- Năm 1973, kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
- Từ năm 1982, kinh tế phục hồi và phát triển.
- Mĩ vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế.
c) Giai đoạn 1991 - 2000
- Kinh tế trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.
2. Về đối ngoại
a) Giai đoạn 1945 - 1991
- Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
- Mục tiêu của chiến lược toàn cầu:
- Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh, trực tiếp gây ra và ủng hộ nhiều cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn lật đổ chính quyền trên thế giới.
b) Giai đoạn 1991 - 2000
Thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” với 3 mục tiêu:
- Đảm bảo an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
- Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ nước khác.
3. Về khoa học - kĩ thuật
- Khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật với nhiều thành tựu: công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới,…
- Đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
- Chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế toàn thế giới.
Trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tuy có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới.
Trong những năm 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược "Cam kết và mở rộng" với 3 trụ cột chính (ba mục tiêu cơ bản) là:
- Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao.
- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
- Sử dụng khẩu hiệu "Thúc đẩy dân chủ" như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Mĩ là quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
Một trong những biểu hiện của sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa của toàn thế giới (năm 1948 là hơn 56\%).
Mục tiêu của Mĩ khi thực hiện chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội; đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới; khống chế và chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Quốc gia đi đầu cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp là Mĩ.
Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài cho đến năm 1982 (năng suất lao động giảm còn 0.43\% /năm; hệ thống tài chính - tiền tệ, tín dụng rối loạn). Từ năm 1983, kinh tế Mĩ mới phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút.
Mĩ là nước đầu tiên chế tạo và thử thành công vũ khí hạt nhân. Thế độc quyền này của Mĩ được duy trì từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1949, khi Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã (1991), Mĩ càng tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới. Giới cầm quyền Mĩ chủ trương thiết lập một trật tự thế giới "đơn cực", trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, sự vươn lên của Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, Liên bang Nga khiến Mĩ khó có thể thực hiện được tham vọng đó.
Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Năm 1947, Tổng thống Truman đã đọc thông điệp trước Quốc hội Mĩ, khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Thông điệp này của Tổng thống Truman đã chính thức khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mĩ phải chấp nhận kí Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và rút quân về nước.
Mục đích của Mĩ trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc năm 1979 là nhằm chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc.
Mĩ là nước đã khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh trong thế kỉ XX.
Những chính sách đối ngoại tiêu biểu của Mĩ giai đoạn 1973 - 1991:
+ Tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu.
+ Cùng Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Như vậy, một trong những chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1973 - 1991 là "cùng Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh".
Từ năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm sút nhiều so với trước.
Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp trong những năm 1945 – 1973 là sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Tây Đức và Italia.
Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ triển khai chiến lược "Cam kết và mở rộng" với 3 trụ cột chính (ba mục tiêu cơ bản) là:
1- Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao.
2- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
3- Sử dụng khẩu hiệu "Thúc đẩy dân chủ" như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) Mĩ tìm cách vươn lên chi phối và lãnh đạo toàn thế giới. Với sức mạnh kinh tế và khoa học – kĩ thuật vượt trội, trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới "đơn cực", trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất sắp đặt và chi phối.
Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới là Mĩ.
Vụ khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 cho thấy, nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.
Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới nửa sau thế kỉ XX là Mĩ.
Cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 ở nước Mĩ cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những nhân tố dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.
Những biểu hiện về tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài của nền kinh tế Mĩ trong giai đoạn 1973 - 1991: tỉ trọng trong nền kinh tế thế giới giảm sút, hệ thống tài chính tài chính - tiền tệ, tín dụng bị rối loạn, dự trữ vàng giảm...
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, chính quyền Clintơn theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược "Cam kết và mở rộng". Một trong những mục tiêu cơ bản của chiến lược "Cam kết và mở rộng" là sử dụng khẩu hiệu "Thúc đẩy dân chủ" để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Chiêu bài mà Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác được đề ra trong chiến lược toàn cầu "Cam kết và mở rộng" là khẩu hiệu "Thúc đẩy dân chủ".
Ngày 11 - 7 - 1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới