Bài tập về xác suất

Bài tập về xác suất

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bài tập về xác suất

Lý thuyết về Bài tập về xác suất

Các bước giải bài tập về xác suất

Bước 1: Dựa vào dữ kiện đề bài để xác định kiểu gen của vợ chồng

 Bước 2: Tính xác suất kiểu gen của vợ chồng.

Bước 3: Tìm tỉ lệ của kiểu hình ở đời con

Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Công thức chung mà các em có thể áp dụng cho xác suất cần tìm như sau:

Xác suất kiểu gen (kiểu hình) cá thể cần tìm = [tỉ lệ kiểu gen bố] x [tỉ lệ kiểu gen mẹ] x [tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm trong phép lai] x [xác suất sinh trai (gái)]  x [số trường hợp xảy ra]

Trong đó:

  • Tỉ lệ kiểu gen của bố (nếu có): xác suất bố mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu (ví dụ bố bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu)
  • Tỉ lệ kiểu gen của mẹ: xác suất mẹ mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu (ví dụ mẹ bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu)
  • Tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm trong phép lai: ví dụ kiểu gen aa trong phép lai 2 bố mẹ Aa x Aa là 1/4
  • Xác suất sinh trai (gái): xác suất này cần linh hoạt nếu đề bài không yêu cầu thì chúng ta không tính, nếu đề bài yêu cầu thì phải xem tính trạng đang xét nằm trên NST thường thì cần nhân 1/2 ở mỗi lần sinh, còn nằm trên NST giới tính thì chúng ta không cần nhân thêm 1/2.
  • Số trường hợp xảy ra: khi đề bài hỏi xác suất của 2 cá thể sinh ra trở lên. (ví dụ đề bài chỉ nói sinh 1 trai, 1 gái thì có 2 trường hợp: sinh trai trước, gái sau hoặc sinh gái trước, trai sau)

Chú ý: + Nguyên tắc cộng xác suất được áp dụng khi các sự kiện xảy ra đồng thời.

            + Nguyên tắc nhân xác suất được áp dụng khi các sự kiện xảy ra theo các cách, các trường hợp

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Hình bên là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhận xét: hình ảnh trên là của người mắc hội chứng Turner (45, X)

Câu 2: Để tư vấn di truyền có kết quả cần sử dụng phương pháp nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tư vấn DT dùng phương pháp phả hệ để tính được xác suất của đời sau

Câu 3: Ở người, Xa quy định máu khó đông; XA quy định máu bình thường. Bố và con trai mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường. Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Con trai mắc bệnh máu khó đông chắc chắn phải nhận Xa từ mẹ vì đã nhận Y từ bố.

Câu 4: Di truyền học tư vấn nhằm chuẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Di truyền học tư vấn nhằm chuẩn đoán một số bệnh trước sinh

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là của các trẻ đồng sinh cùng trứng ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các tính trạng như trí thông minh hay năng khiếu chịu ảnh hưởng của môi trường nhiều hoặc do các gen nằm trong tế bào chất qui định nên dù 2 đứa trẻ sinh đôi cùng trứng cũng khó giống nhau hoàn toàn

Câu 6: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cặp vợ chồng, sinh 1 con trai bình thường : XMY và 1 con gái mù màu XmXm

→ kiểu gen của cặp vợ chồng là XMXm x XmY

Câu 7: Việc đánh giá sự di truyển khả năng trí tuệ dựa vào cơ sở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đánh giá về khả năng trí tuệ dựa vào sự kết hợp chỉ số IQ và các yếu tố khác ví dụ như dinh dưỡng: một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong lúc nhỏ được cho là rất quan trọng; sự dinh dưỡng kém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố môi trường còn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tố hay thiếu các vitamin và muối khoáng quan trọng có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của đứa bé.

Câu 8: Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện bệnh di truyền nào đưới đây

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các bệnh trên đều là các bệnh di truyền (Hội chứng Đao, Hội chứng Tơcnơ, Hội chứng Claiphentơ đều là hội chứng di truyền có liên quan đến đột biến NST; bệnh pheninketo niệu là bệnh di truyền cấp độ phân tử)

Trong các bệnh trên thì chỉ có bệnh pheninketo niệu có thể hạn chế sự biểu hiện của bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống (hạn chế thức ăn có chứa phenalin →hạn chế hàm lượng phenalin trong tế bào)

Câu 9: Hình bên là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta thấy bộ NST giới tính của người này là XXY → Hội chứng Claiphento

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về bệnh ung thư?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhận định sai về bệnh ung thư là: Đột biến gây bệnh chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục vì đa số bệnh ưng thư xuất hiện ở các tế bào xôma.

Câu 11: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ vì nam giới

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bệnh mù màu nằm trên vùng không tương đồng của NST X nên ở nam giới chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 12: Bệnh mù màu ( do gen lặn gây nên ) thường thấy ở nam giới ít thấy ở nữ giới, vì nam giới

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bệnh mù màu thường thấy xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới , nguyên nhân là do bệnh mù màu là gen lặn nằm trên NST giới tính X .

Ở nam giới (XY) chỉ cần 1 alen lặn thì sẽ được biểu hiện ra kiểu hình

Ở nữ giới (XX) thì cần hai alen lặn mới được biểu hiện ra kiểu hình

Câu 13: Hội chứng Đao - hội chứng gây ra do đột biến số lượng NST - thường gặp ở người vì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hội chứng Đao - hội chứng gây ra do đột biến số lượng NST - thường gặp ở người vì cặp NST 21 bé và mang ít gen nên thể ba gây ra ít biến đổi trong cân bằng của hệ gen.