Xác định yếu tố song song giữa đường và mặt

Xác định yếu tố song song giữa đường và mặt

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Xác định yếu tố song song giữa đường và mặt

Lý thuyết về Xác định yếu tố song song giữa đường và mặt

Phương pháp chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng

Để chứng minh đường thẳng \[d\] songsong với mặt phẳng  \[\left( \alpha  \right)\] ta chứng minh \[d\] song song với một đường thẳng \[d'\] nằm trong \[\left( \alpha  \right)\].

 

Ví dụ: Cho hai hình bình hành \[ABCD\] và \[ABEF\] không cùng nằm trong một mặt phẳng có tâm lần lượt là \[O\] và \[O'\].

a) Chứng minh \[OO'\] song song với các mặt phẳng \[\left( ADF \right)\] và \[\left( BCE \right)\].

b) Gọi \[M,N\] lần lượt là hai điểm trên các cạnh \[AE,BD\] sao cho \[AM=\dfrac{1}{3}AE,BN=\dfrac{1}{3}BD\]. Chứng minh \[MN\] song song với \[\left( CDEF \right)\].

Lời giải:

a) Ta có \[OO'\] là đường trung bình của tam giác \[BDF\] ứng với cạnh \[DF\] nên \[OO'\parallel DF\], \[DF\subset \left( ADF \right)\]

\[\Rightarrow OO'\parallel \left( ADF \right)\].

Tương tự, \[OO'\] là đường trung bình của tam giác \[ACE\] ứng với cạnh \[CE\] nên \[OO'\parallel CE\], \[CE\subset \left( CBE \right)\Rightarrow OO'\parallel \left( BCE \right)\].

b) Trong \[\left( ABCD \right)\], gọi \[I=AN\cap CD\]

Do \[AB\parallel CD\] nên \[\dfrac{AN}{AI}=\dfrac{BN}{BD}\Rightarrow \dfrac{AN}{AI}=\dfrac{1}{3}\].

Lại có \[\dfrac{AM}{AE}=\dfrac{1}{3}\Rightarrow \dfrac{AN}{AI}=\dfrac{AM}{AE}\]\[\Rightarrow MN\parallel IE\]. Mà \[I\in CD\Rightarrow IE\subset \left( CDEF \right)\Rightarrow MN\parallel \left( CDEF \right)\].  

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Gọi ${{G}_{1}},{{G}_{2}}$ lần lượt là trọng tâm tam giác $ABC$$SBC$. Khi đó ta có

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi $I$ là trung điểm của $BC$
${{G}_{1}},{{G}_{2}}$ lần lượt là trọng tâm tam giác $ABC$$SBC$ nên ta có
$\dfrac{I{{G}_{1}}}{IA}=\dfrac{I{{G}_{2}}}{IS}\left( =\dfrac{1}{3} \right)$
Theo định lí Ta-lét đảo ta có ${{G}_{1}}{{G}_{2}}//AS\subset \left( SAB \right)$, ${{G}_{1}}{{G}_{2}}\not\subset \left( SAB \right)$ $\Rightarrow {{G}_{1}}{{G}_{2}}//\left( SAB \right)$.

Câu 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AB và CD. Giao tuyến của hai mp(SAB và (SCD) là đường thẳng song song với:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do 2 mp (SAB) và (SCD) có chung điểm S là lần lượt đi qua hai đương thẳng song song AB và CD nên chúng cắt nhau theo giao tuyến đi qua S và song song với AB và CD $\Rightarrow $ Giao tuyến của hai mp(SAB và (SCD) là đường thẳng song song với BI.

Câu 3: Cho tứ diện $ABCD$, gọi M, N lần lượt là trung điểm các cạnh AB và AC. Khi đó vị trí tương đối của đường thẳng MN và mp$\left( BCD \right)$ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
7
Xét $\Delta ABC$ có M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC suy ra MN là đường trung bình của$\Delta ABC$.
$\Rightarrow MN//BC$

Ta có $\left\{ \begin{align}
& MN\not\subset \left( BCD \right) \\
& MN//BC \\
& BC\subset \left( BCD \right) \\
\end{align} \right.\Rightarrow MN//\left( BCD \right)$

Câu 4: Cho hình chóp tứ giác S.ABCD. Goi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là đường thẳng d:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Áp dụng định lý về giao tuyến của 3 mặt phẳng (SAB) và (SCD) và (ABCD)

Câu 5: Cho tứ diện $ABCD $, gọi \[M, K\] lần lượt là trung điểm của \[BC, AC, N\] là điểm trên cạnh \[BD\] sao cho \[BN=2ND\]. Gọi \[F\] là giao điểm của \[AD\]\[(MNK)\]. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
13

Ta có $AD\subset mp\left( ABD \right)$.
Ta tìm giao tuyến của mp$\left( ABD \right)$ và mp$\left( MNK \right)$.
+ $N\in \left( ABD \right)\cap \left( MNK \right)$
+$MK//AB$ ( do MK là đường trung bình của tam giác ABC)
+$MK\subset \left( MNK \right)$, $AB\subset \left( ABC \right)$
Suy ra giao tuyến của mp$\left( ABD \right)$ và mp$\left( MNK \right)$ là đường thẳng x qua N và song song với AB và MK, x cắt AD tại F. Khi đó $F=AD\cap \left( MNK \right)$.
Do đó $NF//AB$, theo định lý Ta-lét ta có:
\(\dfrac{AF}{FD}=\dfrac{BN}{ND}=2\) hay \(AF=2FD\).

Câu 6: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do (SAD) và (SBC) có điểm chung là S. mà AD//BC nên giao tuyến cần xác định là d qua S và song song với BC

Câu 7: Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình bình hành. Gọi e là giao tuyến của (SAB) và (SCD). Tìm e ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do 2 mp (SAB) và (SCD) có chung điểm S là lần lượt đi qua hai đương thẳng song song AB và CD nên chúng cắt nhau theo giao tuyến đi qua S và song song với AB và CD $\rightarrow e=Sx$ là đường thẳng song song với AB và CD.

Câu 8: Cho hình chóp \[S.ABCD\], đáy ABCD là hình bình hành. Kết luận nào dưới đây là không đúng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
8
Ta kiểm tra từng đáp án
+ Đáp án "$AB//mp\left( SCD \right)$": ta có $\left\{ \begin{align}
& AB\not\subset \left( SCD \right) \\
& AB//CD \\
& CD\subset \left( SCD \right) \\
\end{align} \right.$
$\Rightarrow AB//\left( SCD \right)$
Do đó kết luận A là đúng.ss
+ Đáp án "$BC//mp\left( SAD \right)$" tương tự $\left\{ \begin{align}
& BC\not\subset \left( SAD \right) \\
& BC//AD \\
& AD\subset \left( SAD \right) \\
\end{align} \right.\Rightarrow BC//mp\left( SAD \right)$ Suy ra kết luận B đúng.
+ Đáp án "$SC//mp\left( ABCD \right)$" ta thấy C là điểm chung của đường thẳng SC và mp(ABCD), theo định nghĩa đường thẳng song song với mặt phẳng suy ra kết luận C không đúng.
+ Đáp án "$\left( SCD \right)\cap \left( ABCD \right)=CD$.": dễ thấy C và D là 2 điểm chung của 2 mp(SCD) và (ABCD). Do đó $\left( SCD \right)\cap \left( ABCD \right)=CD$. Vậy kết luận D là đúng.
Lưu ý ở đây đề bài yêu cầu tìm kết luận không đúng, vậy nên đáp án của câu hỏi này là đáp án C.

Câu 9: Cho hình chóp \[S.ABCD\] có đáy là tứ giác lồi, \[O\] là giao điểm hai đường chéo. Gọi \[\left( \alpha \right)\] là mặt phẳng qua \[O\] và song song với \[SC\], cắt $AS$ tại \[G\]. Khi đó ta có

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
17
$(\alpha )$ và $\left( SAC \right)$ có điểm chung là O nên cắt nhau theo giao tuyến a.
$\left. \begin{align}
& SC//\left( \alpha \right) \\
& SC\subset \left( SAC \right) \\
& \left( \alpha \right)\cap \left( SAC \right)=a \\
\end{align} \right\}\Rightarrow a//SC$

Câu 10: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Gọi $M,N,P$ lần lượt là trung điểm của $AB,DC,\text{SA}$. Khi đó số giao điểm của $SC$$mp\left( MNP \right)$

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
19
Gọi $Q$ là trung điểm của $SD$ suy ra $QN//SC$ (1)
$PQ//MN$vì cùng song song với $AD$. Ta có
$\left. \begin{align}
& P\in \left( MNP \right) \\
& PQ//MN \\
\end{align} \right\}\Rightarrow Q\in \left( MNP \right)\Rightarrow QN\subset \left( MNP \right)$ (2)
Mà $SC\not\subset \left( MNP \right)$ (3)
Từ (1) (2) và (3) suy ra $SC//\left( NMP \right)$ nên số giao điểm của chúng là 0.

Câu 11: Cho hình chóp $ S.ABCD $ có đáy là hình bình hành. Giao tuyến của $ \left( SAB \right) $$ \left( SCD \right) $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ AB//CD $ $ \Rightarrow $ Giao tuyến của $ \left( SAB \right) $$ \left( SCD \right) $ là đường thẳng đi qua S và song song với AB.