I. SINH SẢN VÔ TÍNH
- Sinh sản vô tính là: hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
- Có 2 hình thức sinh sản chính:
+ Phân đôi cơ thể: trùng roi xanh, trùng giày…
+ Mọc chồi: san hô, thủy tức
II. SINH SẢN HỮU TÍNH
- Hình thức sinh sản ưu thế hơn so với hình thức sinh sản vô tính.
- Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) → phôi.
- Có 2 hình thức:
+ Thụ tinh ngoài: trứng thụ tinh ngoài cơ thể mẹ (cá, ếch…)
+ Thụ tinh trong: trứng thụ tinh bên trong cơ thể mẹ (thằn lằn, chim, thỏ…)
- Cá thể lưỡng tính: có yếu tố đực và yếu tố cái trên cùng 1 cá thể (giun đất…).
- Cá thể phân tính: yếu tố đực và yếu tố cái trên 2 cá thể khác nhau (giun đũa, thú…)
III. SỰ TIẾN HÓA CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN HỮU TÍNH
Tùy theo mức độ tiến hóa, sự hoàn chỉnh hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện ở các mặt sau đây: sự thụ tinh, đẻ trứng hay đẻ con, sự phát triển phôi có biến thái hay trực tiếp, không nhau thai hoặc có nhau thai.
Ngoài ra, còn thể hiện ở tập tính chăm sóc trứng và con non.
- Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật.
- Nhận xét: trong sự tiến hóa về sinh sản thì sinh sản hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính thể hiện ở:
Tên loài |
Thụ tinh |
Sinh sản |
Phát triển phôi |
Tập tính bảo vệ trứng |
Tập tính nuôi con |
Trai sông |
Thụ tinh ngoài |
Đẻ trứng |
Biến thái |
Không |
Con non tự đi kiếm mồi |
Châu chấu |
Thụ tinh trong |
Không biến thái |
|||
Cá chép |
Thụ tinh ngoài |
Không biến thái |
|||
Ếch đồng |
Thụ tinh ngoài |
Biến thái |
|||
Thằn lằn bóng đuôi dài |
Thụ tinh trong |
Không biến thái |
|||
Chim bồ câu |
Thụ tinh trong |
Không biến thái |
Lảm tổ, ấp trứng |
Bằng sữa diều, mớm mồi |
|
Thỏ |
Thụ tinh trong |
Đẻ con |
Không biến thái |
Đào hang, lót ổ |
Bằng sữa mẹ |
+ Thụ tinh trong, đẻ con, thai sinh, hình thức chăm sóc trứng, nuôi con góp phần nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót và sức sống của cơ thể con non cao trước sự thay đổi của môi trường.
Sinh sản hữu tình là hình thức sinh sản có tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) kết hợp với nhau.
Trong các loài động vật, chỉ có động vật thuộc lớp Thú mới đẻ con, trong trường hợp này là hải ly.
Động vật nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi là chim bồ câu.
Đây là kiến thức cơ bản, các em xem lại SGK Sinh học 7.
Sinh sản phân đôi là một trong những hình thức sinh sản vô tính, đại diện là ở các động vật đơn bào như trùng roi xanh. Châu chấu, cá bống và giun đũa đều là những loài động vật sinh sản hữu tính.
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau. Có hai hình thức chính là sự phân đôi cơ thể và mọc chồi.
Tập tính bảo vệ lãnh thổ của từng loài:
+ Trai sông: không đào hang, không làm tổ.
+ Châu chấu: đào hang, lót ổ.
+ Chim bồ câu: làm tổ, ấp trứng.
Động vật phát triển phôi qua biến thái là : châu chấu, ếch. Các loài khác như thỏ, chim, rắn là nhóm động vật phát triển không qua biến thái.
Sinh sản hữu tính cần có sự tham gia của cá thể bố và cá thể mẹ. Cho dù có những loài thuộc nhóm lưỡng tính – có hai cơ quan sinh dục ngay trên một cơ thể thì vẫn cần hai cá thế tham gia thụ tinh.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới