Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Đông máu và nguyên tắc truyền máu

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Lý thuyết về Đông máu và nguyên tắc truyền máu

I. Đông máu

- Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương.

Cơ chế đông máu:

- Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu, các tiểu cầu vỡ ra giải phóng enzim.

- Enzim làm tơ sinh máu trong huyết tương biến thành tơ máu.

- Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông.

Sơ đồ cơ chế quá trình đông máu

Ý nghĩa: sự đông máu là một cơ chế tự bảo vệ cơ thể để chống mất máu

II. Các nguyên tắc truyền máu

1. Các nhóm máu ở người

Có 4 nhóm máu: AB, O, A, B.

Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho: người có nhóm máu này có thể cho bất kì người nào.

Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận: người có nhóm máu này có thể nhận máu của bất kì người nào

Sơ đồ truyền máu

Kết quả phản ứng giữa các nhóm máu:

Kết quả phản ứng giữa các nhóm máu

Sơ đồ truyền máu

Sơ đồ truyền máu

c. Nguyên tắc truyền máu

Trước khi truyền máu phải xét nghiệm máu để chọn máu truyền cho phù hợp.

Tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây hại.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Theo Karl Lansteiner, có mấy loại kháng nguyên trên hồng cầu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo Karl Lansteiner, có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B.

Câu 2: Nhóm máu A có thể truyền cho bao nhiêu nhóm máu dưới đây mà không bị kết dính hồng cầu? (1) Nhóm máu A. (2) Nhóm máu B. (3) Nhóm máu O. (4) Nhóm máu AB.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm máu A chỉ có thể truyền cho nhóm máu A và nhóm máu AB mà không gây kết dính hồng cầu.

Câu 3: Theo Karl Lansteiner, có mấy loại kháng thể trong huyết tương?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo Karl Lansteiner, có 2 loại kháng thể trên huyết tương là α và β.

Câu 4: Trong hiện tượng đông máu khi có vết thương, chức năng của enzim tiểu cầu là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ ra giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu.

Câu 5: Khi truyền máu, người có nhóm máu B có thể nhận được bao nhiêu nhóm máu dưới đây mà không gây kết dính hồng cầu? (1) Nhóm máu A. (2) Nhóm máu B. (3) Nhóm máu O. (4) Nhóm máu AB.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm máu B chỉ nhận được nhóm máu B và nhóm máu O mà không gây kết dính hồng cầu.

Câu 6: Ở người, khi bị chảy máu sẽ khó hình thành khối máu đông khi hàm lượng tiểu cầu dưới ngưỡng bao nhiêu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số lượng tiểu cầu bình thường là 150000-400000 tiểu cầu/ml máu. Nếu số lượng tiểu cầu quá ít, dưới 35000 tiểu cầu/ml máu, máu khó đông khi bị chảy máu, thậm chí có thể chết nếu không được cấp cứu bằng các biện pháp đặc biệt.

Câu 7: Khi truyền máu, người có nhóm máu O có thể nhận được bao nhiêu nhóm máu dưới đây mà không gây kết dính hồng cầu? (1) Nhóm máu A. (2) Nhóm máu B. (3) Nhóm máu O. (4) Nhóm máu AB.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi truyền máu, người có nhóm máu O chỉ nhận được nhóm máu O.

Câu 8: Khi truyền máu, nhóm máu A có thể nhận được bao nhiêu nhóm máu dưới đây mà không gây kết dính hồng cầu? (1) Nhóm máu A. (2) Nhóm máu B. (3) Nhóm máu O. (4) Nhóm máu AB.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi truyền máu, người có nhóm máu A chỉ nhận được nhóm máu A và nhóm máu O mà không gây kết dính hồng cầu.

Câu 9: Trong quá trình đông máu khi có vết thương, chất sinh tơ máu biến thành tơ máu có do enzim từ tế bào nào sinh ra?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ ra giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu.

Câu 10: Hiện tượng đông máu khi có vết thương diễn ra như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở người bình thường, một vết đứt tay hay 1 vết thương nhỏ làm máu chảy ra khỏi mạch, ra ngoài da, lúc đầu nhiều, sau ít dần rồi ngừng hẳn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương.

Câu 11: Khi có vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tơ máu được hình thành bởi yếu tố nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong huyết tương có một loại prôtêin hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Chất sinh tơ máu sẽ được enzim trong tiểu cầu biến đổi thành tơ máu.

Câu 12: Khi truyền máu, nhóm máu nào có khả năng cho tất cả các nhóm máu mà không gây kết dính hồng cầu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì nhóm máu O hồng cầu không có kháng nguyên A và B nên khi truyền vào nhóm máu nào thì hồng cầu người nhóm máu O cũng không bị kết dính.

Câu 13: Khi truyền máu, nhóm máu nào có khả năng nhận được tất cả các nhóm máu mà không gây kết dính hồng cầu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm máu AB có thể nhận của tất cả các nhóm máu do huyết tương của nhóm máu AB không có kháng thể α, β nên không làm hồng cầu của người cho bị kết dính lại.

Câu 14: Nhóm máu AB có thể truyền cho bao nhiêu nhóm máu dưới đây mà không gây kết dính hồng cầu? (1) Nhóm máu A. (2) Nhóm máu B. (3) Nhóm máu O. (4) Nhóm máu AB.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm máu AB chỉ truyền được cho nhóm máu AB.

Câu 15: Nhóm máu B có thể truyền cho bao nhiêu nhóm máu dưới đây mà không gây kết dính hồng cầu? (1) Nhóm máu A. (2) Nhóm máu B. (3) Nhóm máu O. (4) Nhóm máu AB.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm máu B chỉ có thể truyền cho nhóm máu B và nhóm máu AB mà không gây kết dính hồng cầu.