1. Vị trí địa lí và địa hình
a) Vị trí địa lí
- Tiếp giáp:
+ Khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á.
+ Tiếp giáp với vịnh Ben-gan, biển A-rap, Ấn Độ Dương.
b) Địa hình
Nam Á có 3 miền địa hình:
- Phía bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a cao và đồ sộ dạy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.
- Nằm giữa là đồng bằng Ấn-Hằng.
2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên
- Khí hậu: đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:
+ Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm.
+ Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.
+ Vùng tây bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan có khí hậu nhiệt đới khô.
- Sông ngòi: dày đặc có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.
- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Nam Á tiếp giáp với 3 khu vực phía đông giáp Đông Nam Á, phía bắc tiếp giáp với Trung Á, phía đông bắc tiếp giáp với Đông Á và phía tây bắc tiếp giáp với Tây Nam Á.
Trên vùng núi cao Hi-ma-lay-a, khí hậu phân hóa theo độ cao.
Phía Bắc của lãnh thổ Nam Á là dãy Hi-ma-lay-a chạy dọc biên giới.
Nằm kẹp giữa hai dãy núi Gát Tây và Gát Đông là sơn nguyên Đê-can.
Nam Á có 3 dạng địa hình khác nhau: phía bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lây-a, phía nam là sơn nguyên Đề-can và ở giữa là đồng bằng Ấn-Hằng.
Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Miền địa hình ở giữa là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chảy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
Gió mùa mùa đông ở khu vực Nam Á có hướng Đông Bắc.
Nam Á có các kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Phía đông nam, nam, tây nam và tây của Nam Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương.