1. Một lãnh thổ rộng lớn
- Phạm vi lãnh thổ:
+ Diện tích 42 triệu Km2.
+ Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cực Nam.
- Vị trí địa lí:
+ Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
+ Tiếp giáp với các đại dương Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
- Thành phần nhập cư: Người châu Á, châu Âu, châu Phi.
- Người bản địa: Người Anh-điêng và các tộc người.
- Các chủng tộc: Môn – gô – lô – it, Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it. Các chủng tộc đã hòa huyết với nhau tạo nên thành phần người lai.
Kênh đào Pa-na-ma đã cắt qua eo đất Pa-na-ma và nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Ở châu Mĩ có 3 nền văn minh cổ đại nổi tiếng, đó là các nền văn minh: Mai-a, In-ca và A-xơ-tếch.
Chủ nhân của châu Mĩ là người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô lô-it, họ là con cháu của người châu Á di cư đến từ xa xưa.
Từ thế kỉ XVI, châu Mĩ có thêm người gốc Âu nhập cư, thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it, với số lượng ngày càng tăng và quá trình xâm chiến, ách bức người bản địa ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt.
Tân thế giới là một tên gọi được sử dụng để chỉ châu Mỹ được sử dụng từ thế kỷ 16. Châu Mỹ vào thời điểm đó là hoàn toàn mới đối với người châu Âu, là những người trước đó cho rằng thế giới chỉ bao gồm châu Âu, châu Á và châu Phi.
Một số bộ lạc cổ ở Trung và Nam Mĩ như Mai-a, A-xơ-tếch, In-ca có kĩ thuật rất cao và đã từng lập nên những quốc gia hung mạnh với các nền văn minh Mai-a, In-ca và A-xơ-tếch.
Châu Mĩ rộng 42 triệu km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
Chủ nhân của châu Mĩ là người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô lô-it, họ là con cháu của người châu Á di cư đến từ xa xưa.
"Tân thế giới" (châu Mĩ) được nhà khoa học, thám hiểm Cri- xtop Cô-lôm-bô phát hiện ra đầu tiên sau một chuyến thám hiểm cùng đoàn thủy thủ của mình.
Trước khi Côm-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh điêng và người Ê-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, họ là con cháu người châu Á di cư đến từ xa xưa.
Người E-xki-mô cư trú ở ven Bắc Băng Dương, sống bằng nghề bắt cá và săn thú.
Người Anh-điêng phân bố rải rác trên hầu khắp châu lục, sống chủ yếu bằng nghề săn bắt và trồng trọt. Một số bộ tộc có trình độ cao hơn, họ đã biết luyện kim.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới