1. Hoạt động kinh tế
- Phân loại: Hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại.
- Hoạt động kinh tế cổ truyền:
+ Chăn nuôi du mục: dê, cừu, lạc đà.
+ Trồng trọt: trồng trong ốc đảo, cây trồng chính là chà là, cam, chanh, lúa mạch,…
+ Buôn bán: dùng lạc đà vận chuyển hàng hóa xuyên qua các hoang mạc.
- Hoạt động kinh tế hiện đại:
+ Khai thác nước ngầm, dầu mỏ, các khoáng sản khác.
+ Phát triển du lịch ở hoang mạc.
2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng
- Nguyên nhân:
+ Thời kì khô hạn kéo dài, hiện tượng cát bay, cát chảy.
+ Con người khai thác rừng quá mức, tài nguyên đất bị cạn kiệt,…
- Hậu quả:
+ Diện tích đất trồng bị thu hẹp.
+ Đời sống người dân bị ảnh hưởng.
- Biện pháp:
+ Cải tạo hoang mạc bằng cách khoan giếng sâu hay bằng kênh đào.
+ Trồng rừng để ngăn hoang mạc mở rộng.
Tính trên toàn thế giới, quá trình hoang mạc hóa làm mất đi khoảng 10 triệu ha đất trồng trong 1 năm.
Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc chủ yếu là chăn nuôi du mục.
Ở trong các hoang mạc dịch vụ ngân hàng chưa phát triển. Dịch vụ vận chuyển, thương mại buôn bán đã có từ lâu nhờ có lạc đà như 1 con thuyền độc mộc vận chuyển trên sa mạc. Còn dịch vụ du lịch, trải nghiệm vượt qua sa – mạc mới phát triển và đem lại thu nhập cho người dân ở hoang – sa mạc.
Tính chất chung của khí hậu các hoang mạc trên thế giới là rất khô hạn và vô cùng khắc nghiệt.
Sa mạc là tên gọi nói lên mức độ khô nóng nhất.
Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc thuộc châu Phi và là hoang mạc có diện tích lớn nhất trên thế giới.
Lúa mạch được 1 số dân tộc ở hoang mạc trồng trong các ốc đảo.
Một số dân tộc ở hoang mạc đã dùng lạc đà để vận chuyển hàng hoá và buôn bán xuyên qua các hoang mạc rộng lớn.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới