Giáo án hình 6 cánh diều kỳ 2 theo công văn 5512

Giáo án hình 6 cánh diều kỳ 2 theo công văn 5512

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án hình 6 cánh diều kỳ 2 theo công văn 5512

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Chương VI. HÌNH HỌC PHẲNG

BÀI 1: ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được những quan hệ cơ bản giữa điểm, đường thẳng: điểm thuộc đường thẳng; điểm không thuộc đường thẳng; tiên đề về đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

- Nhận biết một số hình ảnh trong thực tiễn gợi nên điểm, đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt, ba điểm thẳng hàng.

2. Năng lực

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Năng lực riêng:

+ Diễn đạt được (bằng ngôn ngữ, kí hiệu) các khái niệm, quan hệ cơ bản nêu trên.

+ Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để vẽ được: đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV

- Giáo án, SGK, SGV

- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke...

- Một số hình ảnh, sơ đồ, bản đồ, video (nếu có) gợi nên hình ảnh điểm, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng.

2 - HS

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, conpa, ê ke,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Gợi lại cho HS những hình ảnh về điểm và đường thẳng mà HS đã học ở tiểu học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe

c) Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề: Ở bậc tiểu học, chúng ta được làm quen với điểm và đường thẳng.

Với bút chì và thước thằng, em có thể vẽ được một vạch thẳng. Đó lá hình ảnh của một đường thẳng. Mỗi dấu chấm nhỏ từ đầu bút chỉ là hình ảnh của một điểm. Ta nói đường thẳng đó được tạo nên từ các điểm như vậy. Đối với những điểm và đường thẳng tùy ý, mối quan hệ giữa chúng là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Điểm

a) Mục tiêu:

- HS biết cách biểu diễn điểm, cách kí hiệu tên của điểm

b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, xác định các dấu chấm nhỏ trên bản đồ trong Hình 1 cùng với địa danh tương ứng.

- Từ đó GV hình thành khái niệm điểm và cách biểu diễn điểm. GV nhắc cho HS liên hệ hình ảnh điểm trong Hình 2a (hai điểm phân biệt) và Hình 2b (hai điểm trùng nhau.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD1, yêu cầu HS phải biết đặt tên cho điểm.

- Áp dụng làm bài Luyện tập 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát hình, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện HĐ1

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 1

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- GV chốt kiến thức về điểm, nhắc HS chú ý: Mỗi hình là một tập hợp các điểm. Hình có thể chỉ gồm một điểm.

I. ĐIỂM

Dấu chấm nhỏ là hình ảnh của điểm. Ta sử dụng những chữ cái in hoa A, B, C, …. để đặt tên cho điểm

Quy ước: Khi nói hai điểm mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là hai điểm phân biệt.

Luyện tập 1

* Chú ý: Mỗi hình là một tập hợp các điểm. Hình có thể chỉ gồm một điểm.

Hoạt động 2: Đường thẳng

a) Mục tiêu:

- Giúp HS biết cách vẽ và gọi tên một đường thẳng

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV lấy ví dụ trong thực tiễn thể hiện hình ảnh đường thẳng.

VD: Căng một sợi dây dài mãi về hai phía

- GV yêu cầu HS thực hiện vẽ vạch thẳng trên trang giấy như Hình 5 và cho biết nét vẽ được tạo ra gợi nên hình gì?

- Từ đó, GV giới thiệu về cách vẽ và biểu diễn đường thẳng

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD2 và yêu cầu áp dụng thực hiện bài Luyện tập 2 vào vở.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 2

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày câu trả lời

+ HS đọc và ghi nhớ cách vẽ và biểu diễn đường thằng

+ GV gọi HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 2

+ HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.

- GV chốt kiến thức về đường thẳng.

II. ĐƯỜNG THẲNG

Ta dùng vạch thẳng để biểu diễn một đường thẳng và sử dụng những chữ cái in thường a, b, c, ... để đặt tên cho đường thẳng. Trong Hình 5 ta có đường thẳng a.

Luyện tập 2

Hoạt động 3: Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng

a) Mục tiêu:

- HS hình thành khái niệm điểm thuộc đường thẳng

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi và làm bài tập áp dụng.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS đọc nội dung HĐ3 trong SGK và thực hiện theo các yêu cầu: vẽ điểm, sau đó vẽ đường thẳng sao cho cạnh thước đi qua điểm đó.

- GV cho HS đọc và ghi nhớ hình ảnh điểm thuộc đường thẳng như Hình 8

- GV yêu cầu HS vẽ hình 9 vào vở và viết kí hiệu điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng.

- GV gọi 1 HS đọc kiến thức bổ sung trong khug lưu ý trong SGK.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD3, nhận biết được điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng và biết sử dụng kí hiệu tương ứng.

- Yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu của HĐ4 và rút ra nhận xét.

- Yêu cầu HS thực hiện vào vở bài Luyện tập 3.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi hỗ trợ HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ

- Đọc nội dung kiến thức trọng tâm và khung lưu ý trong SGK

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện HĐ4 và rút ra nhận xét

- Gọi 1 HS khác lên bảng thực hiện bài Luyện tập 3

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc và phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương HS có câu trả lời tốt nhất.

- GV chốt kiến thức

III. ĐIỂM THUỘC ĐƯỜNG THẲNG. ĐIỂM KHÔNG THUỘC ĐƯỜNG THẲNG

Nét vẽ cho hình ảnh về đường thẳng và điểm A thuộc đường thẳng đó

Kết luận:

d

B

A

Hình 9

Trong hình 9:

Điểm A thuộc đường thẳng d và được kí hiệu là: A ∈ d.

Điểm B không thuộc đường thẳng d và được kí hiệu là: B d.

Lưu ý:

Điểm A thuộc đường thẳng d còn được gọi là điểm A nằm trên đường thẳng d hay đường thẳng d đi qua điểm A.

Điểm B không thuộc đường thẳng d còn được gọi là điểm B không nằm trên đường thẳng d hay đường thẳng d không đi qua điểm B.

HĐ4:

d

B

A

a)

Hình 11

b) Có thể vẽ được nhiều hơn 2 điểm thuộc đường thẳng d.

Nhận xét: Có vô số điểm thuộc một đường thẳng

Luyện tập 3

Hoạt động 4: Đường thẳng đi qua hai điểm

a) Mục tiêu:

- HS vẽ được đường thẳng đi qua hai điểm và xác định được chỉ có thể vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm

b) Nội dung: HS quan sát, sử dụng SGK, vận dụng kiến thức để áp dụng.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu đề ra trong HĐ5.

- GV cho HS đọc phần kiến thức trọng tâm và khung lưu ý trong SGK.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD4, biết đọc tên đường thẳng đi qua hai điểm.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi áp dụng làm bài Luyện tập 4

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần.

- Theo dõi, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ

+ Gọi HS đứng tại chỗ đọc khung kiến thức trong tâm và khung lưu ý trong SGK

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có cầu trả lời tốt nhất.

- GV chốt kiến thức

IV. ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM

Hình 12

Kết luận:

Có 1 và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B

Lưu ý:

Đường thẳng đi qua hai điểm A, B còn được gọi là đường thẳng AB, hay đường thẳng BA.

Luyện tập 4

Hình 14

Trong hình 14 có 3 đường thẳng là: MN; NP và PM

Hoạt động 5: Ba điểm thẳng hàng

M

N

P

a) Mục tiêu:

- HS hiểu được thế nào là phân số tối giản

- HS nắm được các bước rút gọn phân số về phân số tối giản và áp dụng làm các bài tập

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu kiến thức và hoàn thành các ví dụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát sơ đồ hình 15 và trả lời câu hỏi

- Từ đó GV hướng dẫn HS đi đến hình ảnh ba điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng d trong hình 16.

- GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ khung kiến thức trọng tâm thứ nhất.

- GV cho HS quan sát hình 17, đọc các kết quả liên quan và rút ra kiến thức trọng tâm trong khung thứ hai.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD5, nhận biết được ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm khác.

- Yêu cầu HS áp dụng làm bài tập 6 SGK trang 79

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần.

- Theo dõi, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện một số HS trả lời câu hỏi

+ Gọi HS đọc kiến thức trong tâm trong khung thứ nhất và thứ hai.

+ Mời 1 HS lên bảng thực hiện bài tập 6

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- GV chốt kiến thức

V. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG

A

B

C

a)

A

B

D

b)

- Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng (Hình a).

- Khi ba điểm không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng (Hình b).

- Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Bài 6 (SGK trang 79)

a) Ba điểm X. Y, T thẳng hàng. (Đ)

b) Ba điểm U , V, T không thẳng hàng. (S)

c) Ba điểm X, Y, U thẳng hàng. (sai)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 79

- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV

- GV gọi lần lượt 4 HS thực hiện các bài tập

Bài 1:

Hình 19 có:

+ Các điểm: A, B, P, Q

+ Các đường thẳng a, b, c

Bài 2:

a) M thuộc đường thẳng a; N không thuộc đường thẳng a.

b) N ∉ a và M ∈ a

Bài 3:

Ba điểm A, B, E thẳng hàng. A nằm giữa

Ba điểm C, E, D thẳng hàng. E nằm giữa

Bài 4:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học

b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành

c) Sản phẩm: KQ của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:

Câu 1: Cho 5 điểm A, B, C, D, E trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua các cặp điểm trên/

A. 5 B. 10 C. 20 D. 25

Câu 2: Cho hình vẽ:

Khẳng định nào dưới đay là không đúng?

A. A ∈ m B. A ∉ n C. A ∈ m, A ∈ n D. A ∈ m, A ∉ n

Câu 3: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được những đường thẳng nào?

A. AB, BC, CA. B. AB, BC, CA, BA, CB, AC.

C. AA, BC, CA, AB. D. AB, BC, CA, AA, BB, CC.

- HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV

- GV gọi lần lượt 3 HS trả lời các câu hỏi

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học

- Hoàn thành bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong SBT

- Chuẩn bị bài mới “Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song”.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được khái niệm hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.

- Nhận biết một số hình ảnh trong thực tiễn gợi nên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.

2. Năng lực

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Năng lực riêng:

+ Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để vẽ được: hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV

- Giáo án, SGK, SGV

- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke...

- Một số hình ảnh (đặc biệt là bản đồ, sơ đồ) hoặc video (nếu có) gợi nên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.

2 - HS

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, conpa, ê ke,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe

c) Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh một phần bản đồ giao thông ở thành phố Hồ Chi Minh, đọc và trả lời câu hỏi (không giải thích):

Hai đường phố nào gợi nên hình ảnh hai đường thẳng song song? Hai đường thẳng cắt nhau?

- GV gọi một vài HS trả lời

=> GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hai đường thẳng cắt nhau

a) Mục tiêu:

- HS nhận biết và vẽ được hai đường thẳng cắt nhau

b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát hai đường thẳng Hình 26 và cho biết có bao nhiêu điểm chung?

- Từ đó GV hình thành khái niệm hai đường thẳng cắt nhau, yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

- GV nhắc HS liên hệ hình ảnh hai đường thẳng cắt nhau và giao điểm trong Hình 26.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD1, yêu cầu HS phải nhận biết được hai đường thẳng cắt nhau và đọc tên giao điểm.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD2, yêu cầu HS phải vẽ được đường thẳng đi qua một điểm đã cho và cắt một đường thẳng cho trước

- Áp dụng làm bài Luyện tập 1, Luyện tập 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát hình, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- Theo dõi, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1, 2

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện HĐ1

- Gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc khái niệm đường thẳng cắt nhau trong SGK

- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 1, Luyện tập 2

- Gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- GV chốt kiến thức về khái niệm và cách vẽ hai đường thẳng cắt nhau

I. HAI ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU

Hình 26, hai đường thẳng có một điểm chung là điểm O.

Khái niệm

Hai đường thẳng chi có một điểm chung gọi là hai đường thẳng cắt nhau và điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường đó.

Luyện tập 1

a)

A

B

c

d

b) Đường thẳng d có cắt đường thẳng c

Luyện tập 2

M

N

P

Hoạt động 2: Hai đường thẳng song song

a) Mục tiêu:

- Giúp HS nhận biết và vẽ được hai đường thẳng song song

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh ở HĐ2 trong SGK và trả lời câu hỏi (không cần giải thích).

- Từ đó GV hình thành khái niệm hai đường thẳng song song và kí hiệu song song, yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

- GV nhắc HS chú ý khái niệm liên quan đến Hình 31 và đọc phần chú ý trong SGK.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD3, yêu cầu HS phải nhận biết được hai đường thẳng song song và sử dụng kí hiệu song song để viết kết quả

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD4, yêu cầu HS phải biết vận dụng kiến thức để tìm từ hoặc chữ thay vào ô trống sao cho có khẳng định đúng.

- Áp dụng làm bài Luyện tập 3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát hình, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- Theo dõi, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 3

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện HĐ2

- Gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc khái niệm đường thẳng song song trong SGK

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 3

- Gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- GV chốt kiến thức về khái niệm và cách kí hiệu hai đường thẳng song song.

II. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

Hai đường thẳng ở Hình 31 không có điểm chung nào, ta nói chúng song song với nhau. Ta viết a // b hoặc b // a.

Chú ý: Hai đường thẳng song song thì không có điểm chung

Luyện tập 3

a

b

d

c

Hình 34

a) Đường thẳng a song song với đường thẳng d: a // d

Đường thẳng b song song với đường thẳng c: b // c

b) Đường thẳng a cắt đường thẳng b và đường thẳng a cắt đường thẳng cn

Đường thẳng d cắt đường thẳng b và đường thẳng d cắt đường thẳng c.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập 2, 3, 4 trong SGK trang 83

- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV

- GV gọi lần lượt 3 HS thực hiện các bài tập

Bài 1:

a) Các cặp đường thẳng song song: a // b // c ; d // e

b) Các cặp đường thẳng cắt nhau: a cắt d, a cắt e; b cắt d, b cắt e; c cắt d, c cắt e

Bài 3:

AB cắt AE tại A; AB cắt DB tại B; DE cắt AE tại E; DE cắt DB tại D; AE cắt DB tại C

Bài 4:

d

I

H

K

a) Điểm K thuộc đường thẳng HI

b) Đường thẳng d không song song với đường thẳng IK

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học

b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành

c) Sản phẩm: KQ của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:

Câu 1: Cho ba đường thẳng a, b, c phân biệt. Trong trường hợp nào thì ba đường thẳng đó đôi một không có giao điềm?

A. Ba đường thẳng đôi một cắt nhau

B. a cắt b và a song song với c.

C. Ba đường thẳng đôi một song song.

D. a song song với b và a cắt c.

Câu 2: Cho hình vẽ sau. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Hai đường thẳng m và n cắt nhau tại A và B.

B. m // n, n // AB, m cắt AB tại A.

C. Ba đường thẳng đôi một song song.

D. m // n, AB lần lượt cắt m và n tại A và B.

Câu 3: Có bao nhiêu đường thẳng chỉ có một điểm chung vớ một đường thẳng cho trước?

A. 0 B. 1. C. 2. D. vô số.

- HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV

- GV gọi lần lượt 3 HS trả lời các câu hỏi

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học

- Tìm thêm những ví dụ trong thực tiễn gợi nên hình ảnh hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.

- Hoàn thành bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong SBT

- Chuẩn bị bài mới “Đoạn thẳng”.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3: ĐOẠN THẲNG (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, hai đoạn thẳng bằng nhau, trung điểm của đoạn thẳng; biết so sánh hai đoạn thẳng.

- Nhận biết một số hình ảnh trong thực tiễn có liên quan đến đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, hai đoạn thẳng bằng nhau.

2. Năng lực

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Năng lực riêng:

+ Nhận biết đoạn thẳng

+ Biết đo độ dài đoạn thẳng

+ Nhận biết trung điểm của đoạn thẳng

+ Giải các bài toán thực tế có liên quan đến đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng và trung điểm của đường thẳng

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV

- Giáo án, SGK, SGV

- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke...

- Một số hình ảnh hoặc clip (nếu có điều kiện) có liên quan đến đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng để minh họa cho bài học sinh động.

2 - HS

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, conpa, ê ke,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe

c) Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát sơ đồ đường đi mà bạn Thu vẽ, đọc và trả lời câu hỏi.

Bạn Thu vẽ sơ đồ đường đi từ nhà mình (điểm O) đến vị trí ba hiệu sách A, B, C như Hình 38.

Ba đường nối từ O đến các điểm A, B, C gợi nên hình ảnh gì? Các số đo độ dài 200m, 150m, 100m nói lên điều gì?

- HS thảo luận theo nhóm đôi thực hiện

- GV gọi 1 số nhóm trình bày câu trả lời (không giải thích)

=> GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái niệm đoạn thẳng

a) Mục tiêu:

- HS nhận biết và nêu được khái niệm đoạn thẳng

b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đặt cạnh thước thẳng đi qua hai điểm cho trước và vẽ đường nối hai điểm đó như Hình 39.

- Từ đó GV yêu cầu HS nêu hiểu biết thế nào là đoạn thẳng AB

- GV nhắc cho HS cách gọi thứ hai của một đoạn thẳng ở khung lưu ý

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD1, yêu cầu HS phải nhận biết được điểm thuộc đoạn thẳng, điểm không thuộc đoạn thẳng.

- Áp dụng làm bài Luyện tập 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Gọi 1 HS đọc khái niệm đoạn thẳng và khung lưu ý trong SGK.

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 1

- GV gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.

- GV chốt kiến thức khái niệm đoạn thẳng

I. HAI ĐOẠN THẲNG BẰNG NHAU

1. Khái niệm đoạn thẳng

Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

A

B

Đoạn thẳng AB cũng gọi là đoạn thẳng BA

Luyện tập 1

I

P

Q

K

R

T

Điểm I, K; P, Q thuộc đoạn thẳng IK

Điểm T, R khong thuộc đoạn thẳng IK

Hoạt động 2: Hai đoạn thẳng bằng nhau

a) Mục tiêu:

- Giúp HS xác định được hai đoạn thẳng bằng nhau

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS sử dụng thước và compa để vẽ hai đoạn thẳng như Hình 42

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB, đường thẳng d và điểm C nằm trên d.

Bước 2. Đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với điểm A, mũi kia trùng vổi điểm B của đoạn thẳng AB

Bước 3. Giữ độ mở của compa không đổi, rồi đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với điềm C, mũi kia thuộc đường thẳng d, cho ta điểm D. Ta nhận được đoạn thẳng CD.

- Từ đó GV yêu cầu HS nêu hiểu biết về khái niệm hai đoạn thẳng bằng nhau.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.

- GV chốt kiến thức về hai đoạn thẳng bằng nhau.

2. Hai đoạn thẳng bằng nhau

Ta nói rằng hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau.

Kết luận

Khi đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng CD thì ta kí hiệu là AB = CD.

Hoạt động 3: Đo đoạn thẳng

a) Mục tiêu:

- HS biết cách đo độ dài đoạn thẳng

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, thực hiện.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thực hành đo độ dài đoạn thẳng như Hình 43

- GV cho HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.

- GV theo dõi hỗ trợ HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi 1 HS đọc nội dung kiến thức trọng tâm

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc và phương án trả lời của HS.

- GV chốt kiến thức

II. Độ dài đoạn thẳng

1. Đo đoạn thẳng

Để đo đoạn thẳng AB người ta dùng thước đo độ dài (thước có chia khoảng mm, cm ,...) và làm như sau:

Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm AB sao cho điểm A trùng với vạch số 0 và giả sử điểm B trùng với vạch số 8 (cm) (Hình 43).

Kết luận:

- Mỗi đoạn thẳng có độ dài là một số dương.

- Hai đoạn thẳng bằng nhau thì có độ dài bằng nhau.

Độ dài của đoạn thẳng AB cũng được gọi là khoảng cách giữa hai điểm AB.

Hoạt động 4: So sánh hai đoạn thẳng

a) Mục tiêu:

- HS biết cách so sánh độ dài hai đoạn thẳng

b) Nội dung: HS quan sát, sử dụng SGK, vận dụng kiến thức để áp dụng.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đo độ dài các đoạn thẳng trong hình 44 và so sánh các kết quả.

- GV cho HS đọc và ghi nhớ cách so sánh hai đoạn thẳng bằng cách đo độ dài của nó.

- GV chỉ ra cho HS cách kí hiệu khi so sánh hai đoạn thẳng.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD2, yêu cầu HS phải biết so sánh hai đoạn thẳng thông qua độ dài

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi áp dụng làm bài Luyện tập 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần.

- Theo dõi, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ

+ Gọi 1 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả bài Luyện tập 2

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có cầu trả lời tốt nhất.

- GV chốt kiến thức

2. So sánh hai đoạn thẳng

Ta có thể so sánh hai đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài của chúng.

- Nếu độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD thì ta có AB = CD.

- Nếu độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn độ dài đoạn thẳng CD thì ta có đoạn thẳng AB lớn hơn đoạn thẳng CD và kí hiệu AB > CD.

- Nếu độ dài đoạn thắng AB nhỏ hơn độ dài đoạn thẳng CD thì ta có đoạn thẳng AB nhỏ hơn đoạn thẳng CD và kí hiệu AB < CD.

Luyện tập 2

C

A

B

Hình 45

AB < AC < BC

Hoạt động 5: Trung điểm của đoạn thẳng

a) Mục tiêu:

- HS nắm được khái niệm trung điểm của đoạn thẳng

- Vẽ được trung điểm của đoạn thẳng

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu kiến thức và hoàn thành các ví dụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu đọc nội dung HĐ4, thực hành gấp giấy ô vuông và so sánh hai đoạn thẳng MA và MB.

- Từ đó GV yêu cầu HS nêu hiểu biết về khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.

- GV nhắc HS chú ý về cách gọi khác cho trung điểm của đoạn thẳng,

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD3, nhận biết được trung điểm của đoạn thẳng trong một số trường hợp đơn giản.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD4, tìm trung điểm của đoạn thẳng cho trước bằng cách sử dụng thước đo.

- Yêu cầu HS áp dụng làm Luyện tập 3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 3.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- GV chốt kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng

III. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

MA = MB

Khái niệm:

Trung điềm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai điểm A, B sao cho AM = MB.

A

B

C

Chú ý: Trung điểm của đoạn thẳng còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng đó.

Nêíi M là trung điếm của đoạn thẳng AB thì độ dài mỗi đoạn thẳng M4, MB đều bằng một nửa độ dài đoạn thẳng AB.

Luyện tập 3

Gấp đôi sợi dây, nếp gấp của sợ dây đồng thời là trung điểm của thanh gỗ

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập 1, 2, 4 trong SGK trang 87, 88

- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV

- GV gọi lần lượt 3 HS thực hiện các bài tập

Bài 1:

M

P

Q

N

Điểm M, P, N thuộc đoạn thẳng MN

Điểm Q không thuộc đoạn thẳng MN

Bài 2:

P

Q

I

K

Bài 4:

a) I ∈ AB, CD, IB, IA, IC, ID

b) I là trung điểm của đoạn thẳng AB và CD

c) A ∉ CD, CI, ID

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học

b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành

c) Sản phẩm: KQ của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:

Câu 1: M là một điểm bất kì trên đoạn thẳng AB. Câu nào dưới đây đúng?

A. Điểm M hoặc trùng với A, hoặc trùng với B, hoặc nằm giữa A và B.

B. Điểm M phải trùng với B.

C. Điểm M phải nằm giữa hai điểm A và B.

D. Điểm M phải trùng với A.

Câu 2: Kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ dưới đây?

A. MN; MQ; NQ; ML; LP; MP; NP; QL.

B. MN; MQ; NQ; ML; LP; MP.

C. MN; MQ; NQ; ML; MP; NP.

D. MN; MQ; ML; LP; MP; NP.

Câu 3: Cho đoạn thẳng AB dài 8cm. Gọi C là trung điểm của AB. Lấy D và E là hai điểm thuộc đoạn thẳng AB sao cho AD = BE = 1cm. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. C là trung điểm của DE.

B. D là trung điểm của AC.

C. E là trung điểm của BC.

D. D là trung điểm của AE.

Câu 4: Cho G là một điểm thuộc đoạn thẳng HK. Hỏi trong ba điểm G, H, K, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

A. Điểm G

B. Điểm H

C. Điểm K

D. Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại

Câu 5: Cho đoạn thẳng AB = 10 cm, C là điểm nằm giữa A, B. Gọi M là trung điểm của AC và N là trung điểm của CB. Tính MN.

A. MN = 20 cm B. MN = 5 cm

C. MN = 8 cm D. MN = 10 cm

- HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV

- GV gọi lần lượt 5 HS trả lời các câu hỏi

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học

- Hoàn thành bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong SBT

- Chuẩn bị bài mới “Tia”.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4: TIA (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được khái niệm tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

- Nhận biết một số hình ảnh trong thực tiễn có liên quan đến tia.

2. Năng lực

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Năng lực riêng:

+ Nhận biết và vẽ được tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

+ Nhận biết các hình ảnh liên quan đến thực tiễn gợi nên tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV

- Giáo án, SGK, SGV

- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke...

- Một số hình ảnh hoặc video (nếu có điều kiện) có liên quan đến tia để minh họa cho bài học được sinh động.

2 - HS

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, conpa, ê ke,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe

c) Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh chùm tia sáng và chỉ ra đặc điểm của mỗi tia đó.

- GV gọi 1 số HS nêu đặc điểm của mỗi tia đó.

=> GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tia

a) Mục tiêu:

- HS nắm được khái niệm tia, cách biểu diễn tia và tính chất của tia

b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thực hiện vẽ theo các bước trong HĐ1.

+ Bước 1: Vẽ đường thẳng xy

+ Bước 2: Lấy điểm O trên đường thẳng xy

- Từ đó GV hình thành khái niệm tia, yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

- GV nhấn mạnh cho HS cách biểu diễn tia, tính chất của tia trong nội dung bên dưới khung kiến thức trọng tâm.

- GV nhắc HS ghi nhớ thêm về cách gọi tên của một số tia ở khung lưu ý.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD1, yêu cầu HS đọc và viết được tên của các tia,

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD2, yêu cầu HS vẽ được một tia bất kì, vẽ được một tia bất kì khi biết gốc và một điểm thuộc tia.

- Áp dụng làm bài Luyện tập 1, Luyện tập 2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1, 2

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Gọi 1 HS đọc khái niệm tia trong SGK

- Gọi lần lượt 2 HS thực hiện bài Luyện tập 1, 2

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.

- GV chốt kiến thức về tia

I. TIA

y

x

y

x

O

Khái niệm: Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điếm O được gọi là một tia gốc O.

- Tia Ox thường được biểu diễn bằng một vạch thẳng có ghi rõ điểm gốc O (Hình 53). Tia Ox không bị giới hạn về phía x.

x

O

Hình 53

A

O

- Tia gốc O ở hình trên đựợc đọc và viết là tia OA; không được đọc và viết là tia AO.

Luyện tập 1

Tia IA, ID, IC, IB

Luyện tập 2

a) Tia AB

b) Tia BA

A

B

Hoạt động 2: Hai tia đối nhau

A

B

a) Mục tiêu:

- HS nắm được khái niệm tia đối nhau, cách vẽ hai tia đối nhau

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát hình ảnh đồng hồ lúc 6 giờ và trả lời câu hỏi:

Nếu ta coi vị trí gắn hai kim trên mặt đồng hồ là gốc O, kim phút nằm trên tia Ox, kim giờ nằm trên tia Oy (Hình 56) thì hai tia Ox và Oy có đặc điểm gì?

- Từ đó GV hình thành khái niệm hai tia đối nhau, yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD3, giúp nhận biết được hai tia đối nhau, hai tia không đối nhau.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD4, yêu cầu HS vẽ được hai tia đối nhau theo quy trình 3 bước.

- Áp dụng làm bài Luyện tập 3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 3

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS báo cáo kết quả thực hiện HĐ1

- Gọi 1 HS đọc khái niệm hai tia đối nhau trong SGK

- Gọi 1 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả thực hiện bài luyện tập 3

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.

- GV chốt kiến thức về hai tia đối nhau.

II. HAI TIA ĐỐI NHAU

Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.

y

x

O

* Cách vẽ hai tia đối nhau:

Bước 1. Dùng thước thẳng vẽ một đường thẳng

Bước 2. Vẽ điểm O trên đường thẳng đó

Bước 3. Sử dụng hai chữ cái m, n viết vào hai phía của O và sát vào đường thẳng vừa vẽ.Ta nhận được hai tia đối nhau OmOn.

Luyện tập 3

y

x

A

C

B

Bốn cặp tia đối nhau là:

Ay và Ax; By và Bx; Cy và Cx; Ay và AC

Hoạt động 3: Hai tia trùng nhau

a) Mục tiêu:

- HS nắm được khái niệm và tính chất của hai tia trùng nhau

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, thực hiện.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát hình ảnh đồng hồ lúc 12 giờ và trả lời câu hỏi:

Nếu ta coi vị trí gắn hai kim trên mặt đồng hồ là gốc O, kim phút nằm trên tia Ox, kim giờ nằm ưên tia Oy (Hình 59) thì hai tia Ox và Oy có đặc điểm gì?

- Từ đó GV hình thành khái niệm hai tia trùng nhau, yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm, khung lưu ý.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD5, yêu cầu HS phải nhận biết được hai tia trùng nhau, hai tia không trùng nhau.

- Áp dụng làm bài Luyện tập 4

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 4

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS báo cáo kết quả thực hiện HĐ1

- Gọi 1 HS đọc khái niệm và tính chất hai tia trùng nhau trong SGK

- Gọi 1 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả thực hiện bài luyện tập 4

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.

- GV chốt kiến thức về hai tia trùng nhau.

III. HAI TIA TRÙNG NHAU

Lấy điểm A khác O thuộc tia Ox. Tia Ox và tia OA là hai tia trùng nhau.

O

x

A

Hai tia trùng nhau thì phải có chung điểm gốc

Luyện tập 4

n

m

A

O

B

a) Hai tia OA và Om trùng nhau

b) Tia OB và Bn không trùng nhau vì không có chung gốc

c) Hai tia Om và On không đối nhau vì chúng không cùng nằm trên một đường thẳng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 92

- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV

- GV gọi lần lượt 4 HS thực hiện các bài tập

Bài 1:

Các tia chung gốc O là: OA, Ox, OB, Oy

Bài 2:

a) Sai

b) Đúng

Bài 3:

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

d) Sai

Bài 4:

a) Ba tia gốc A: Ax, AB, Ay

Ba tia gốc B: Bx, BA, By

b) Hai tia trùng nhau gốc A: AB và Ay

Hai tia trùng nhau gốc B: BA và Bx

c) Hai tia đối nhau gốc A: Ax và Ay

Hai tia đối nhau gốc B: BA và By

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học

b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành

c) Sản phẩm: KQ của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:

Câu 1: Cho hai tia đối nhau EM và EN, I là một điểm thuộc tia EM. Trong ba điểm I, E, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

A. Điểm E B. Điểm I C. Điểm N

Câu 2: Kể tên các tia trong hình vẽ sau.

A. Ox B. Ox, Oy, Oz, Ot

C. Ox, Oy, Oz D. xO, yO, zO, tO

Câu 3:

Chọn các điểm thuộc tia Bt

A. O; M; K B. M; K C. B; M; K D. O; B

Câu 4:

Khẳng định sau đúng hay sai?

A. Tia Mx và tia Mt là hai tia đối nhau.

B. Tia Mx và tia My là hai tia đối nhau.

C. Ba tia Mx, My, Mt có chung gốc M.

D. Tia My và Mt là hai tia trùng nhau.

- HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV

- GV gọi lần lượt 4 HS trả lời các câu hỏi

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học

- Tự đọc thêm mục CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT và tìm thêm những ví dụ liên quan đến hình ảnh của tia trong thực tiễn.

- Hoàn thành bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong SBT

- Chuẩn bị bài mới “Góc”.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 5: GÓC (4 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được khái niệm góc, điểm trong của góc (không đề cập đến góc lõm).

- Nhận biết được góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt).

- Nhận biết được khái niệm số đo góc, đo được góc; biết so sánh hai góc.

2. Năng lực

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Năng lực riêng:

- Quan sát hình và đọc được tên góc, nhận biết được điểm trong của góc.

- Vận dụng được khái niệm góc vào một số tình huống trong thực tế.

- Biết đo một góc bằng thước đo góc.

- Kiểm tra được góc vuông, góc nhọn, góc tù bằng thước đo góc hoặc ê ke.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV

- Giáo án, SGK, SGV

- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke, thước đo độ,...

- Một số hình ảnh hoặc video (nếu có điều kiện) gợi nên góc để minh họa cho bài sinh động.

2 - HS

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, conpa, ê ke, thước đo độ,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe

c) Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh chiếc compa và trả lời câu hỏi:

Hai thân của chiếc compa có thể xem là hai tia chung gốc. Độ mở của compa gợi cho ta hình ảnh gì?

- GV gọi 1 HS trình bày câu trả lời (không giải thích)

+ Hai thân compa gợi nên hình ảnh hai tia chung gốc, độ mở compa gợi nên độ lớn của góc.

=> GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái niệm góc

a) Mục tiêu:

- HS nhận biết và nêu được khái niệm góc

- HS đọc được tên các góc và các thành phần của góc

- Biết cách vẽ góc

b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS vẽ hai tia chung gốc như hình 67 trong SGK

- Từ đó GV hình thành khái niệm góc và yêu cầu HS đọc và ghi nhớ khái niệm góc trong khung kiến thức trọng tâm.

- GV nhắc cho HS cách gọi thứ hai của một góc, đỉnh của góc, hai cạnh của góc ở chú ý.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD1, yêu cầu HS phải viết được tên góc, cạnh của góc.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD2, yêu cầu HS vẽ được góc khi biết đỉnh và hai điểm khác lần lượt thuộc cạnh của góc.

- Áp dụng làm bài Luyện tập 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ

- Gọi 1 HS đọc khái niệm góc trong SGK.

- Gọi 1 HS đứng tại chỗ thực hiện bài Luyện tập 1

- GV gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.

- GV chốt kiến thức khái niệm góc

I. KHÁI NIỆM GÓC

Góc là hình gồm hai tia chung gốc.

O

x

y

Hình 67

* Chú ý:

- Góc xOy (hoặc góc yOx) được kí hiệu là (hoặc ).

- Hai tia OxOy được gọi là hai cạnh của góc. Gốc chung O của hai tia được gọi là đỉnh của góc.

Luyện tập 1

A

C

B

x

- Góc BAx có hai cạnh AB và Ax.

- Góc CAx có hai cạnh AC và Ax.

- Góc BAC có hai cạnh AB và AC.

Hoạt động 2: Điểm nằm trong góc

a) Mục tiêu:

- HS hiểu và nhận biết được điểm trong của góc

- HS biết được điểm trong của góc trong thực tế

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc và thực hiện các yêu cầu trong HĐ2.

a) Hãy vẽ góc xOy. Lấy điểm A thuộc tia Ox, điếm B thuộc tia Oy (A, B khác O). Sau đó, tô màu phần mặt phẳng giới hạn bởi hai tia OxOy mà chứa đoạn thẳng AB như Hình 72.

b) Vẽ một điểm M nằm trong phần được tô màu.

- Từ đó GV hình thành khái niệm điểm nằm trong góc và yêu cầu HS đọc và ghi nhớ khái niệm điểm nằm trong góc trong SGK.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD3, yêu cầu HS nhận biết được điểm nằm trong góc, điểm nằm ngoài góc.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD2, yêu cầu HS nhận biết được liên hệ giữa điểm nằm trong góc và điểm nằm trên đoạn thẳng có hai đầu mút ở trên các cạnh của góc.

- Áp dụng, thảo luận nhóm đôi làm bài Luyện tập 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ

- Gọi 1 HS đọc khái niệm góc trong SGK.

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 2.

- GV gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.

- GV chốt kiến thức về điểm nằm trong góc.

II. ĐIỂM NẰM TRONG GÓC

O

x

y

M

Hình 73

Điếm M như trong Hình 73 (không thuộc tia Ox, Oy) được gọi là điểm nằm trong góc xOy hay điểm trong của góc xOy.

Luyện tập 2

O

x

y

b

D

C

N

Ba điểm D, C, N thẳng hàng và điểm N không nằm giữa hai điểm D và C.

Hoạt động 3: Số đo của góc

a) Mục tiêu:

- HS biết cách sử dụng thước đo góc để đo góc cho trước

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, thực hiện.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát thước đo góc và yêu cầu HS tiến hành đo góc như Hình 77.

- GV hướng dẫn HS ghi nhớ hai bước đo góc trong bóng nói khám phá kiến thức.

- Từ đó yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD5, yêu cầu HS thực hiện được hai bước trong quy trình đo góc.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD6, yêu cầu HS thực hiện được ba bước trong quy trình vẽ một góc khi đã biết số đo.

- GV nhắc HS chú ý về kí hiệu góc.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi thực hiện bài Luyện tập 3.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 3.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ

- Gọi 1 HS đọc khung kiến thức trọng tâm và chú ý trong SGK

- Gọi 1 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả bài Luyện tập 3.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc và phương án trả lời của HS.

- GV chốt kiến thức về số đo của góc

III. SỐ ĐO CỦA GÓC

1. Đo góc

- Thước đo góc có dạng nửa hình tròn và được chia đều thành 180 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1°.

- Dùng thước đo góc để xác định số đo của góc xOy.

+ Bước 1: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc. Vạch 0 của thước nằm trên cạnh Ox.

+ Bước 2: Xác định xem cạnh Oy đi qua vạch chia độ nào thì đó chính là số đo của góc.

Kết luận: Mỗi góc một số đo

Chú ý:

+ Nếu số đo của góc xOy là n0 thì ta kí hiệu = n0 hoặc = n0

+ Trong hình 77b, số đo góc xOy là 400 nên ta viết = 400

+ Chúng ta chỉ xét các góc có số đo không vượt quá 1800.

Luyện tập 3

Chú ý:

Trong một hình có nhiều góc, người ta thường vẽ thêm một hay nhiều vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc đó để dễ thấy góc mà ta đang xét tới. Khi cần phân biệt các góc có chung một đỉnh, chẳng hạn chung đỉnh O trong Hình 79, ta dùng kí hiệu .

Hoạt động 4: So sánh hai góc

a) Mục tiêu:

- HS biết cách so sánh các góc thông qua số đo của chúng.

b) Nội dung: HS quan sát, sử dụng SGK, vận dụng kiến thức để áp dụng.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đo độ lớn của góc trong Hình 80 và so sánh số đo của chúng.

- Từ việc só sánh số đo của góc GV dẫn HS đến so sánh hai góc, GV chỉ ra cho HS cách kí hiệu khi so sánh hai góc.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD7, yêu cầu HS so sánh hai góc thông qua số đo.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi áp dụng làm bài Luyện tập 4

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần.

- Theo dõi, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

A

C

B

H

D

+ HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ

+ Gọi 1 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả bài Luyện tập 4

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có cầu trả lời tốt nhất.

- GV chốt kiến thức về so sánh hai góc.

2. So sánh hai góc

Ta có thể so sánh hai góc dựa vào số đo của chúng.

+ Nếu số đo cùa góc xOy bằng số đo của góc uPv thì góc xOy bằng góc uPv và được kí hiệu là =.

+ Nếu số đo của góc xOy lớn hơn số đo của góc uPv thì góc xOy lớn hơn góc uPv và được kí hiệu là >.

+ Nếu số đo của góc xOy nhỏ hơn số đo của góc uPv thì góc xOy nhỏ hơn góc uPv và được kí hiệu là <

Luyện tập 4

Hình 81

a) =

b) >

Hoạt động 5: Góc vuông – góc nhọn – góc tù – góc bẹt

a) Mục tiêu:

- Phân biệt được các các góc: góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt

- Sắp xếp được số đo của các góc trên. Đo góc trên hình thực tế

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu kiến thức và áp dụng.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát các góc tạo bởi kim phút và kim giờ trong các chiếc đồng hồ và liên hệ với những loại góc mà em biết.

- GV yêu cầu HS thực hành đo các góc ở Hình 82.

- Từ đó GV yêu cầu HS nêu hiểu biết về khái niệm các góc: góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.

- GV minh họa các loại góc cho HS.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD8, yêu cầu HS nhận biết được một góc cho trước là góc vuông, góc nhọn, góc tù.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD9, yêu cầu HS vẽ được tất cả các loại góc đã học.

- Yêu cầu HS áp dụng làm Luyện tập 5

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 5.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ

+ GV gọi 1 HS đọc khung kiến thức trọng tâm trong SGK

+ Gọi 1 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả bài Luyện tập 5.

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- GV chốt kiến thức

IV. GÓC VUÔNG, GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT

- Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.

- Góc vuông là góc có số đo bằng 90°.

- Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.

- Góc bẹt là góc có số đo bằng 180°.

- Trong Hình 82b, ta có:

+ là góc nhọn;

+ là góc vuông;

+ là góc tù;

+ là góc bẹt.

Luyện tập 5

1 - c ; 2 - a ; 3 - b

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập 1, 2, 3, 5 trong SGK trang 100, 101

- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV

- GV gọi lần lượt 4 HS thực hiện các bài tập

Bài 1:

Hình 85: Góc mOn, đỉnh O, cạnh Om và On

Hình 86: Góc PNM, đỉnh N, cạnh NP và NM

Bài 2:

Điểm nằm trong góc xOy là điểm D và G

Bài 3:

Bước 1: Đặt thước do góc sao cho tâm của thước trùng với O, vạch 0 của thước nằm trên tia Om

Bước 2: Đánh dấu một điểm trên vạch chia độ của thước tương ứng với chỉ số 50 độ, kẻ tia On đi qua điểm đã đánh dấu.

Ta có = 500 đã được vẽ.

Bài 5:

= 1450 > = 1400 > = 1300 > = 1200

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học

b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành

c) Sản phẩm: KQ của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:

Câu 1: Cho số đo các góc sau: 1350; 500; 100; 900; 1650; 1310; 150; 650. Trong đó có bao nhiêu góc nhọn?

A. 5 B. 4 C. 6 D. 7

Câu 2: Cho hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O. Khi đó, hình tạo thành có bao nhiêu góc bẹt?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3: Chọn các góc đỉnh D có trong hình vẽ sau:

C

B

D

A

A. , , B. , ,

C. , D. , ,

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Góc có số đo 600 là góc vuông.

B. Góc có số đo 800 là góc tù.

C. Góc có số đo 1000 là góc nhọn.

D. Góc có số đo 1500 là góc tù.

Câu 5: Cho hình vẽ sau:

C

O

Góc bẹt trong hình là:

A. B. C. D.

- HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV

- GV gọi lần lượt 5 HS trả lời các câu hỏi

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học

- Hoàn thành bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong SBT

- Chuẩn bị bài “Bài tập cuối chương VI”.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

bài tập chương vI (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hệ thống được các nội dung đã học trong chương. Giải được một số bài tập tổng hợp và vận dụng có liên quan

2. Năng lực

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán năng lực giao tiếp toán học.

Năng lực riêng:

- Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để vẽ được: đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

- Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để vẽ được: hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song.

- Giải các bài toán thực tế có liên quan đến đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng và trung điểm của đường thẳng.

- Nhận biết và vẽ được tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

- Đọc đúng tên góc, đỉnh, cạnh của góc.

- Đo được góc cho trước. So sánh được các góc.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV

- Thiết bị dạy học: Thước kẻ, phấn màu.

- Học liệu: sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên.

2 - HS

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp. Sản phẩm sơ đồ tư duy theo tổ GV đã giao từ buổi học trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ ÔN TẬP KIẾN THỨC

a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại phần lý thuyết đã học ở chương VI

b) Nội dung: GV hướng dẫn, tổ chức cho HS ôn tập, tìm tòi các kiến thức liên quan đến bài học đã biết.

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy tổng hợp đầy đủ nội dung kiến thức chương VI một cách đầy đủ, ngắn gọn, trực quan.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV chỉ định đại diện nhóm trình bày (Theo thứ tự lần lượt từ Tổ 1 -> Tổ 4 hoặc thứ tự GV thấy hợp lý)

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để đưa ra nhận xét, bổ sung.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trao đổi, nhận xét và bổ sung nội dung cho các nhóm khác.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV nêu bài tập yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 1 -> 10 trong SGK 102, 103

- HS thảo luận nhóm hoàn thành các bài tập

- GV gọi từng HS lên bảng thực hiện

Bài 1: a)

Hình 89

Điểm A và điểm B

Đường thẳng a, đoạn thẳng AB

b) Đường thẳng b đi qua hai điểm M và N

Bài 2:

Hình 90: Đường thẳng a song song với đường thẳng b

Hình 91: Đường thẳng c cắt đường thẳng d

Hình 92: Đường thẳng AB song song với đường thẳng CD

Hình 93: Đường thẳng MQ cắt đường thẳng NP

Bài 3:

a) Ba điểm A, Q, B thẳng hàng và điểm Q nằm giữa hai điểm A và B

b) 3 điểmA, Q, S không thẳng hàng

c)

Bài 4:

a) O là trung điểm của AB vì ba điểm O nằm giữa A, B và OA = OB = 3 cm

b) Để C là trung điểm của đoạn OB thì a = 1,5 cm

Bài 5:

a) Tia IA, tia Iz, tia Ix

b) Góc AIz, góc zIx, góc AIx

Bài 6:

a) Đọc tên bốn cặp tia đối nhau: Oy và OA; Oy và OB; Oy và Ox; Ay và Ax

b) Đọc tên bốn cặp tia trùng nhau: Ay và AO; By và BA; By và BO; AB và Ax

Bài 7:

a) Điểm nằm trong góc xOy: A và B

b) Điểm nằm ngoài góc xOy: D và C

Bài 8:

Góc xOy là góc vuông

Góc zAt là góc nhọn

Góc mBn là góc bẹt

Góc pCq là góc tù

Bài 9:

a) Nếu = 900 thì góc xOy là góc vuông.

b) Nếu  = 750 thì góc mIn là góc nhọn

c) Nếu  = 1360 thì góc uHv là góc tù

d) Nếu  = 1800 thì góc zKt là góc bẹt

Bài 10:

< 900 nên góc xOM là góc nhọn.

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải giải quyết các bài toán thực tiễn.

b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành

c) Sản phẩm: KQ của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV nêu bài tập yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 11, 12 trong SGK 103

- HS thảo luận nhóm hoàn thành các bài tập

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.

- Hoàn thành các bài tập còn lại trên lớp.

- Đóc trước bài mới “Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng”.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ 3: Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt được các yêu cầu sau:

- Nhận biết được một số hình ảnh về sắp xếp thẳng hàng trong thực tiễn cuộc sống.

- Biết được ý nghĩa của việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thiên nhiên, nghệ thuật, kiến trúc.

2. Năng lực

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số NL toán học như: NL tư duy và lập luận toán học; NL giải quyết vấn đề toán học; NL giao tiếp toán học

Năng lực riêng:

- Nhận biết được các vật được sắp xếp thẳng hàng; chỉ ra được các hình ảnh về sắp xếp thẳng hàng trong thực tiễn; giải thích được một số hiện tượng trong khoa học,…

- Trình bày cách thức để trồng các cây thẳng hàng, chôn các cọc thẳng hàng; sắp đội hình thẳng hàng và treo các vật thẳng hàng,….

- Chuyển đổi ngôn ngữ như các điểm thẳng hàng thành các phát biểu tương đương như: các điểm nằm trên một đường thẳng; các vị trí trên một sợi dây được kéo căng, các vị trí nằm trên tia sáng được chiếu từ đèn laze,….

3. Phẩm chất

Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Giáo án, SGK, SGV,...

- Một số cọc thẳng, dây (hoặc chiếu tia laze).

- Phần mềm trình chiếu về hình ảnh sắp xếp các vị trí thẳng hàng.

2. Đối với học sinh:

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Một số kiến thức toán học và kĩ năng liên quan đến chủ đề

a. Mục tiêu: HS nắm được một số kiếc thức và kĩ năng liên quan đến chủ đề

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu, làm rõ các kiến thức cần thiết được sử dụng trong chủ đề: kiến thức toán học về ba điểm thẳng hàng

- GV hướng dẫn HS kĩ năng tìm kiếm thông tin và trình bày kết quả học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS theo dõi, lắng nghe GV hướng dẫn

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS ghi nhớ kiến thức

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chốt kiến thức

I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ

1. Một số kiến thức toán học về ba điểm thẳng hàng

Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thắng hàng.

Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

A

B

C

d

2. Kĩ năng tìm kiếm thông tin và trình bày kết quả hoạt động học tập

Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động học tập

2.1. Các hoạt động học tập cá nhân

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về các hình ảnh về sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong cuộc sống

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ

c. Sản phẩm học tập: Kết quả hoạt động của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu những hình ảnh về sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong cuộc sống cho HS quan sát.

- Yêu cầu HS tìm kiến những hình ảnh về sắp xếp các vị trí thẳng hàng trong thực tiễn khác.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ý nghĩa và ứng dụng của việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thực tiễn

+ GV giải thích một số hiện tượng trong khoa học ví dụ về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực từ đó yêu cầu HS sưu tầm những hiện tượng trong khoa học được giải thích bằng việc vận dụng những hiểu biết về việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng.

+ GV chiếu cho HS quan sát các hình ảnh về việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng giữ vai trò quan trọng trong nghệ thuật, kiến trúc. Từ đó yêu cầu HS sưu tầm những hình ảnh về việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong nghệ thuật, kiến trúc.

+ GV giới thiệu cho HS ý nghĩa của việc sắp xếp thẳng hàng trong các hoat động hàng ngày như xếp hàng khi mua sắm, làm thủ tục ở sân bay,.... cho thấy ững dụng của toán học trong cuộc sống. Từ đó GV nhấn mạnh tính giáo dục như: rèn luyện thói quen tôn trọng việc xếp hàng trật tự nơi công cộng, đảm bảo tính công bằng trong cuộc sống.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ GV quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn.

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện theo các yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, kết luận

II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Các hoạt động học tập cá nhân

Có nhiều hình ảnh về việc sắp xếp thẳng hàng trong cuộc sống.

Ví dụ:

Hàng rào sắt

Trồng cây

- Ý nghĩa và ứng dụng của việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thực tiễn.

+ Những hiểu biết về việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng góp phần giải thích một số hiện tượng trong khoa học.

+ Việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng giữ vai trò quan trọng trong nghệ thuật, kiến trúc.

+ Trong cuộc sống hàng ngày, việc xếp hàng khi mua sắm, thanh toán ở siêu thị, hoặc làm thủ tục lên máy bay ở sân bay,..... đảm bảo người đến trước sẽ được giải quyết trước, người đến sau được giải quyết sau. Do đó, đảm bảo tính công bằng cho mọi người.

2.2. Các hoạt động học tập theo nhóm

a. Mục tiêu: Tạo cơ hội để HS trải nghiệm, củng cố các kiến thức, lí thuyết được học

b. Nội dung: HS hoạt động theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ

c. Sản phẩm học tập: Kết quả hoạt động của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm để thực hành tạo các vị trí thẳng hàng.

- GV nêu vấn đề, khuyến khích hỗ trợ các nhóm đề xuất ý tưởng và cách thực hiện hoạt động:

VD2. HS thực hành treo các vật thẳng hàng, cắm cọc thẳng hàng.

+ GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để treo các vật thẳng hàng, cắm các cọc thẳng hàng?

+ Khuyến khích HS đưa ra các ý tưởng để thực hiện

VD3. HS thực hành sắp xếp đội hình thẳng hàng

+ GV hướng dẫn giúp HS liên hệ, vận dụng những kinh nghiệm từ thực tiễn khi các em sắp xếp đội hình từ tiểu học

- GV yêu cầu các nhóm trình bày những hình ảnh mà nhóm sưu tầm được về sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thực tiễn cũng như nêu ý nghĩa và ứng dụng của chúng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ GV quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn.

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận thực hành theo nhóm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Các nhóm báo cáo kết quả thực hành các hoạt động

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét

II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

2. Các hoạt động học tập theo nhóm

- Thực hành treo các vật thẳng hàng, cắm cọc thẳng hàng.

- Thực hành sắp xếp đội hình thẳng hàng.

- Các nhóm trình bày những hình ảnh mà nhóm sưu tầm được về sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thực tiễn cũng như nêu ý nghĩa và ứng dụng của chúng.

2.3. Tổng kết, rút kinh nghiệm và đánh giá

a. Mục tiêu: HS đánh giá được các các hoạt động cá nhân, nhóm và sản phẩm của nhóm

b. Nội dung: GV và HS đánh giá

c. Sản phẩm học tập: Kết quả hoạt động của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hình thức đánh giá: theo hình thức đánh giá của học tập dự án.

Đánh giá hoạt động cá nhân:

+ Mỗi cá nhân tự đánh giá vào phiếu đánh giá cá nhân.

+ Nhóm đánh giá từng thành viên trong nhóm vào phiếu đánh giá cá nhân.

Đánh giá hoạt động và sản phẩm của nhóm:

+ Nhóm tự đánh giá lại hoạt động của nhóm và cho điểm vào phiêu đánh giá hoạt động của nhóm.

+ Thầy, cô giáo và các nhóm bạn đánh giá và cho điểm phần trình bày của từng nhóm vào phiếu đánh giá hoạt động nhóm.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV giúp HS củng cố ba ý nghĩa chính của kiến thức các điểm thẳng hàng

- GV củng cố các bước khi thực hành thông qua các ví dụ 2, 3