Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: TIN HỌC – Lớp: 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không tính thời gian phát đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0đ)
Câu 1(NB). Thế nào là khai báo biến mảng gián tiếp?
A. Khai báo mảng của các bản ghi. B. Khai báo mảng xâu kí tự.
C. Khai báo mảng hai chiều. D. Khai báo thông qua kiểu mảng đã có.
Câu 2(NB). Trong vòng lặp While – do, câu lệnh được thực hiện khi:
A. Điều kiện sai. B. Điều kiện còn đúng.
C. Điều kiện không xác định. D. Không cần điều kiện.
Câu 3(NB). Câu lệnh while – do có cú pháp nào dưới đây?
A. white <điều kiện> do <câu lệnh>;
B. while <điều kiện> do <câu lệnh>;
C. while <điều kiện> to <câu lệnh>;
D. while <điều kiện> begin <câu lệnh>;end;
Câu 4(NB). Kiểu dữ liệu của biến đếm trong lệnh lặp For – do là:
A. Cùng kiểu với giá trị đầu và giá trị cuối.
B. Chỉ cần khác kiểu với giá trị đầu.
C. Cùng kiểu với các biến trong câu lệnh.
D. Không cần phải xác định kiểu dữ liệu.
Câu 5(NB). Hãy chọn phương án ĐÚNG ở dạng lặp tiến For – do ?
A. Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối.
B. Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối.
C. Giá trị đầu phải lớn hơn giá trị cuối.
D. Giá trị đầu phải bằng giá trị cuối.
Câu 6(NB). Cú pháp lệnh lặp For – do dạng lùi là:
A. for < biến đếm> = < Giá trị cuối > downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;
B. for < biến đếm> = < Giá trị cuối > down < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;
C. for < biến đếm>:= < Giá trị đầu > downto < Giá trị cuối > do < câu lệnh>;
D. for < biến đếm>:= < Giá trị cuối > downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;
Câu 7(TH). Cho đoạn chương trình: (Tính tổng S = 1 + 2 + 3 + … + 10)
S:= 0; n:= 1;
while … do
Begin
S:= S + n;
n:= n+ 1;
end;
Điều kiện nào sau đây cần điền vào chỗ ba chấm (…) giữa câu lệnh while … do ở trên?
A. n >= 10 B. n < 10 C. n > 10 D. n <= 10
Câu 8(TH). Đoạn chương trình sau thực hiện công việc?
While M <> N do
If M > N then M:=M - N else N:=N - M;
A. Tìm ước số chung lớn nhất của M và N.
B. Tìm bội số chung nhỏ nhất của M và N.
C. Tìm hiệu nhỏ nhất của M và N.
D. Tìm hiệu lớn nhất của M và N.
Câu 9(VD). Đoạn chương trình sau thực hiện công việc?
t:=0;
For i:= 1 to M do
If (i mod 3 = 0) and (i mod 5 = 0) then
t:= t + i;
A. Tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến M.
B. Tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến M.
C. Tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến M.
D. Tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến M.
Câu 10(NB). Trong vòng lặp For – do dạng tiến, giá trị của biến đếm:
A. Tự động giảm đi 1. B. Tự động tăng 2.
C. Được giữ nguyên. D. Tự động tăng 1.
Câu 11(NB). Phát biểu nào sau đây ĐÚNG về mảng một chiều?
A. Là dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu.
B. Chỉ là dãy các số nguyên.
C. Mảng không chứa các kí tự là chữ cái.
D. Là dãy vô hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu.
Câu 12(NB). Cách viết nào sau đây tham chiếu đúng phần tử thứ i của mảng D?
A. D[',i',] B. D['i'] C. D[i] D. D(i)
Câu 13(NB). Khai báo nào dưới đây ĐÚNG về biến kiểu mảng một chiều gồm 10 phần tử số nguyên?
A. Var mang: array[0..9] of integer;
B. Var mang: array(0..10) of integer;
C. Var mang: array[0...10] of integer;
D. Var mang: array[0..10] of integer;
Câu 14(NB). Cách viết nào sau đây đưa ra màn hình giá trị các phần tử của mảng A?
A. Write(A[i]); B. Write(A{i});
C. Write(A(i)); D. Write(A[‘i’]);
Câu 15(TH). Hãy chọn phương án ĐÚNG về biểu thức điều kiện khi kiểm tra một phần tử thứ i của mảng A có nằm trong khoảng (-5; 10)?
A. (A[i] > -5) or (A[i] < 10) B. (A[i] < -5) and (A[i] >10)
C. (-5 < A[i] < 10) D. (A[i] > -5) and (A[i] < 10)
Câu 16(TH). Thực hiện đoạn chương trình sau, cho biết chữ “Hello Pascal” được in ra màn hình mấy lần?
i:=1;
While i <=3 do
Begin
Write(‘Hello Pascal’);
i:=i+2;
End;
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 17(TH). Cho khai báo mảng:
Var a: array[0..50] of real ;
và đoạn chương trình như sau:
s:= 0 ;
for i:= 0 to 50 do
s:= s + a[i];
Đoạn chương trình trên thực hiện công việc?
A. Tính tích các phần tử trong mảng. B. Tính tổng các phần tử trong mảng.
C. Tính hiệu các phần tử trong mảng. D. Tính thương các phần tử trong mảng.
Câu 18(NB). Cho khai báo mảng như sau:
Var a: array[0..10] of integer;
Phương án nào dưới đây chỉ phần tử thứ 10 của mảng?
A. a[10] B. a(10) C. a[9] D. a(9)
Câu 19(TH). Cho biết kết quả của đoạn chương trình sau?
n:=5; Tong:=0;
For i:=1 to n do
If (i mod 3=0) then Tong:=Tong + 1;
Write(Tong);
A. 3 B. 1 C. 6 D. 2
Câu 20(NB). Phương án nào dưới đây là khai báo mảng hợp lệ?
A. Var D : array [ 1.2 .. 20] of integer;
B. Var A : array [ -10 .. 10] of char;
C. Var B : array [ 100 .. 20] of byte;
D. Var C : array [ n … m] of real;
Câu 21(TH). Cho đoạn chương trình:
Kq:=1;
For i:=1 to 5 do Kq:=Kq*i;
Kết quả của Kq sau khi thực hiện đoạn chương trình trên là:
A. 0 B. 120 C. 60 D. 20
Câu 22(TH). Thực hiện đoạn chương trình sau, ta thu được kết quả của P là:
P:= 0;
For i:= 1 to 4 do P:=P+i;
A. 24 B. 11 C. 0 D. 10
Câu 23(TH). Thực hiện đoạn chương trình sau, ta thu được kết quả của a là:
a:= 2;
While a<5 do a:=a*2;
Write(a);
A. 8 B. 4 C. 16 D. 32
Câu 24(TH). Thực hiện đoạn chương trình sau, ta thu được kết quả là
for i:=1 to 20 do
if (i mod 9 = 0) then write(i,' ');
A. 9 9 9 9 B. 9 18 C. 18 27 D. 36 45
Câu 25(NB). Câu Lệnh While <điều kiện> Do <Câu lệnh> thực hiện như thế nào?
A. Trong khi điều kiện còn đúng thì câu lệnh sau từ khóa "Do" còn được thực hiện.
B. Nếu điều kiện đúng thì <câu lệnh> sau từ khóa "Do" không được thực hiện.
C. Nếu điều kiện sai thì <câu lệnh> sau từ khóa "Do" được thực hiện.
D. Trong khi điều kiện còn sai thì câu lệnh sau từ khóa "Do" còn được thực hiện.
Câu 26(TH): Hãy sắp xếp các lệnh sau đây để hoàn chỉnh chương trình tính:
S = 1 + 2 + 3 +…+ 10
1. S:=S+i;
2. S:=0;
3. Write(‘S la:’, S);
4. For i:= 1 to 10 do
A. 1-2-3-4 B. 3-1-4-2 C. 2-4-1-3 D. 4-1-2-3
Câu 27(TH). Cho biết đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
i:=0;
While i=0 do Write(i);
A. Đưa ra màn hình 10 chữ số 0.
B. Lặp vô hạn việc đưa ra màn hình số 0.
C. Không đưa ra thông tin gì.
D. Đưa ra màn hình một chữ số 0.
Câu 28(VD). Cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
N:=10975;
While (N >=10) Do N := N div 10;
Writeln('N = ',N)
A. N = 1 B. N = 0 C. N = 5 D. N = 10
II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0đ)
Câu 1. (1.0đ) Hãy viết đoạn chương trình có sử dụng cấu trúc lặp để tính tổng:
Câu 2. (2.0đ) Hãy điền vào ô trống trong chương trình sau để được chương trình đếm các số chẵn trong dãy số nguyên A có N phần tử. (với N được nhập từ bàn phím và N <= 50).
Var A: array [1..50] of ;
i, N, : byte;
Begin
dem:= 0;
write (‘Nhap N =’); ;
for i:= 1 to N do
write(‘Phan tu thu ’, i, ‘: ’);
readln (A[i]);
end;
For i:= do
If ( mod 2 = 0) then dem:= ;
(‘CO ’, dem, ‘ SO CHAN TRONG DAY A’);
Readln
.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: TIN HỌC – Lớp: 11
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | B | B | A | B | D | D | A | B | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | C | A | A | D | A | B | C | B | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | ||
B | D | A | B | A | C | B | A |
Câu hỏi | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (1 điểm) | S:= 0; For i:= 1 to 9 do S:= S + i*(i+1); | 0,25 0,25 0,5 |
Câu 2 (2 điểm) | Integer Dem Readln (N) 1 to N A[i] Dem:=dem + 1 Writeln End | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |