Thực chất quá trình hình thành loài và vai trò của các nhân tố tiến hóa.
Thực chất của hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
Vai trò của các nhân tố tiến hóa :
+ Các quá trình đột biến và giao phối cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn lọc.
+ Tác động của các nhân tố ngẫu nhiên, di - nhập gen làm thay đổi đột ngột tần số tương đối của các alen, nhờ đó làm tăng tốc quá trình hình thành loài mới.
+ Quá trình chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng sự hình thành loài, quy định chiều hướng và nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen, lựa chọn những tổ hợp alen đảm bảo sự thích nghi với môi trường.
Vai trò của các cơ chế cách li
Các cơ chế thích nghi là thúc đẩy quá trình phân li tính trạng, tăng cường phân hóa vốn gen trong quần thể gốc, làm cho quần thể gốc nhanh chóng phân li thành những quần thể mới ngày càng khác xa nhau cho tới khi có sự cách li di truyền, nghĩa là tạo ra loài mới.
Hình thành loài bằng cách li địa lý
Vai trò của cách li địa lý trong việc hình thành loài mới
- Các trở ngại về mặt địa lí (núi, biển, sông) làm nhiều quần thể sống cách biệt về mặt địa lí khác nhau nên CLTN và các nhân tố tiến hóa khác dễ dàng làm thay đổi cấu trúc di truyền của các quần thể theo những hướng khác nhau.
- Khi sự sai khác về cấu trúc di truyền giữa các quần thể đến một lúc nào đó xuất hiện sự cách li sinh sản $\to $hình thành loài mới (thường xảy ra ở động vật).
- Hình thành loài bằng con đường địa lý thường xảy ra chậm chạp qua nhiều trung gian chuyển tiếp. VD sự hình thành loài mới do cách li bởi các quần đảo rất dễ nhận thấy, Vì giữa các đảo có sự cách li tương đối, các sinh vật giữa các đảo ít trao đổi vốn gen cho nhau.
Điều kiện địa lý => dẫn đến CLTN tích lũy các đặc
điểm thích nghi cho sinh vật phù hợp với từng đk môi trường sống khác nhau.
Điều kiện địa lí không phải là nguyên nhân gây nên
những biến đổi trên cơ thể sinh vật, mà là nhân tố thúc đẩy sự phân háo trong
loài, tạo điều kiện cho chọn lọc kiểu gen thích nghi
Trong quần xã có nhiều loài thân thuộc, chúng có điều kiện dễ dàng hơn để giao phấn, lai tạo để tạo thành con lai, nếu con lai được đa bội hóa thành thể song nhị bội hữu thụ và thích nghi với môi trường thì sẽ tạo thành loài mới.
Dạng song nhị bội hữu thụ trong tự nhiên được hình thành bằng cách lai xa rồi đa bội hóa.
=> Lai xa kèm theo đa bội hoá con lai đúng
Loài lúa mì trên được hình thành bằng cơ chế lai xa kèm đa bội hóa (SGK lớp 12 cơ bản trang 131).
Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh khi diễn ra lai
xa và đa bội hóa, đây là đột biến lớn, loài mới mang bộ NST của cả 2 loài (Ghi
nhớ tr 172 SGK NC)
Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lý ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
Điều kiện địa lý chỉ là yếu tố thuận lợi, giúp cho việc thể hiện sự ưu thế của kiểu hình thích nghi thể hiện ra.
Còn những biến đổi trên cơ thể sinh vật là do các đột biến gen gây nên.
Các đột biến dẫn đến hình thành loài mới là:
+ Đa bội hóa
+ Các đột biến cấu trúc NST, đặc biệt là Chuyển đoạn, Đảo đoạn
Đột biến xảy ra ngẫu nhiên trên các cá thể, không phải xảy ra hàng loạt, nếu cá thể này không giao phối được thì nó không thể truyền được gen cho đời sau. Đột biến luôn phát sinh, tạo ra các biến dị tổ hợp và hình thành các kiểu gen mới, nếu kiểu gen này làm thay đổi tập tính giao phối thì các cá thể tương tự thường“ thích“ giao phối với nhau hơn, VD loài ruồi mantzo và ruồi tinh bột trong SGK cb.
Điều kiện địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệtvề tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa chứ không trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật
Cơ thể lai khác loài thường bất thụ, đa bội hóa cơ
thể lai khác loài để có cơ thể lai chức 2 bộ NST của bố mẹ, quá trình giảm phân
bình thường và trở nên hữu thụ => loài mới. Loài mới đa bội cách li sinh sản
với bố mẹ.
Hình thành loài cùng khu:
+ Con đường sinh thái
+ Con đường đột biến lớn
Hình thành loài khác khu:
+ Con đường địa lý
Đột biến
lệch bội không góp phần dẫn đến hình thành loài mới.
Các đột biến
dẫn đến hình thành loài mới là:
+ Đa bội hóa
+ Các đột biến cấu trúc NST, đặc biệt là
Chuyển đoạn, Đảo đoạn
Phương thức
hình thành loài chậm qua nhiều dạng trung gian là Con đường địa lí và sinh thái
Phương thức
hình thành loài nhanh chỉ cần một vài thế hệ là Con đường hình thành bằng các
đột biến lớn.
Sự cách li sinh
sản đánh dấu kết thúc tiến hóa nhỏ, xuất hiện loài mới.
Hình thành loài cùng khu:
+ Con đường sinh thái
+ Con đường đột biến lớn
Hình thành loài khác khu:
+ Con đường địa lý