1. Phát quang
+ Hiện tượng quang phát quang là niện tượng một chất hấp thụ ánh sáng có bước sóng này và phát ra ánh sáng có bước sóng khác. Chất có khả năng phát quang là chất phát quang.
+ Ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng phát quang.
+ Sau khi ngừng kích thích thì sự phát quang còn kéo dài một thời gian sau đó mới ngừng hẳn. Thời gian này dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào chất phát quang.
VD:
Hiện tượng quang-phát quang: đèn ống, dung dịch fluorxêin..
Hiện tượng hóa-phát quang: con đom đóm.
Hiện tượng Katot-phát quang: màn hình vô tuyến điện.
Hiện tượng điện-phát quang: đèn LED.
2. Lân quang và huỳnh quang
- Sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát quang này gọi là sự huỳnh quang.
${{\lambda }_{hq}}>{{\lambda }_{kt}}$
- Sự phát quang của nhiều chất rắn lại có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát quang này gọi là sự lân quang. Các chất rắn phát quang loại này gọi là các chất lân quang.
- Một số loại sơn xanh, đỏ, vàng lục quét trên các biển báo giao thông hoặc ở đầu các cọc chỉ giới đường là các chất lân quang có thời gian kéo dài khoảng vài phần mười giây.
Ánh sang huỳnh quang là ánh sáng được phát ra khi chiếu ánh sáng thích hợp vào chất lỏng hoặc chất khí.
Bước sóng của ánh sáng phát quang lớn bước sóng của ánh sáng bị hấp thụ
Huỳnh quang là sự phát quang có thời gian phát quang ngắn ( dưới $ {{10}^{-8}}s $ ); nghĩa là ánh sáng phát quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Chiếu chùm tia tử ngoại vào dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch phát ra ánh sáng màu lục, đó là hiện tượng quang phát quang.
Bước sóng của ánh sáng phát quang luôn phải lớn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.
Ánh sáng lân quang có thể tồn tại trong thời gian dài hơn $10^{-8}s$ sau khi tắt ánh sáng kích thích
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới