Khu sinh học
- Sinh quyển được chia thành nhiều vùng sinh thái khác nhau, tùy theo các đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật sống trên đó. Mỗi vùng là một khu sinh học (biom) lớn. Các khu sinh học được phân thành khu trên cạn, nước ngọt và khu sinh học biển.
+ Khu sinh học trên cạn
+ Khu sinh học biển: Theo chiều thằng đứng, lớp nước mặt là nơi sống của nhiều sinh vật nổi, lớp giữa có nhiều sinh vật tự bơi, lớp dưới cùng có nhiều sinh vật đáy sinh sống. Theo chiều ngang, biển được phân thành vùng ven bờ và vùng khơi trong đó vùng ven bờ có sinh vật phong phú hơn hẳn vùng khơi.
Một số chú ý trong các câu hỏi thực tế
VD: Vùng có khí hậu khô hạn nhất nước ta là vùng Nam Trung Bộ. Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam là Ninh Thuận.
Đi từ 2 cực đến xích đạo, độ phức tạp của lưới thức ăn tăng dần, do số lượng các loài tăng
=>Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới.
Vi khuẩn nitrit hóa chuyển hóa NH4+ thành NO2-; vi khuẩn nitrat
hóa chuyển hóa NO2- thành NO3-
quần thể < quần xã< HST< sinh quyển.
Đồng rêu hàn đới (Turanda) thuộc khu sinh học trên cạn.
Thảo nguyên (đồng cỏ) thuộc vùng ôn đới, bán hoang mạc.
Đa dạng sinh học bao gồm yếu tố sinh vật và môi trường. Đó là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.
Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cực kì lớn, sức sản xuất rất cao => tổng sinh khối lớn.
Khu sinh học chiếm diện tích lớn nhất thế giới là biôm nước mặn do 3/4 Trái Đất là biển và đại dương.
Rừng lá rộng rụng lá theo mùa phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới (SGK lớp 12 nâng cao tr 260 mục c).