Khái niệm và phân loại ăn mòn

Khái niệm và phân loại ăn mòn

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Khái niệm và phân loại ăn mòn

Lý thuyết về Khái niệm và phân loại ăn mòn

1. Khái niệm

Ăn mòn kim loại và sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường,

  $M\to {{M}^{n+}}+ne$

2. Phân loại 

- Ăn mòn hóa học: là quá trình oxi hóa khử trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường

VD: Thanh sắt để trong không khí sẽ bị oxi hóa bởi các tác nhân như nước, không khí trong môi trường xảy ra các phản ứng 

$3Fe\,+4\,{{H}_{2}}O\xrightarrow{{{t}^{o}}}F{{e}_{3}}{{O}_{4}}+4{{H}_{2}}$

$3Fe\,+\,2{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}F{{e}_{3}}{{O}_{4}}$

- Ăn mòn điện hóa: là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương

VD: Sự ăn mòn của gang, thép (các hợp kim của sắt) trong không khí ẩm. Cực âm là Fe, cực dương là C. Các phản ứng xảy ra ở điện cực 

  • Cực âm xảy ra sự oxi hóa : $Fe\to F{{e}^{2+}}+2e$
  • Cực dương xảy ra sự khử: ${{O}_{2}}+2{{H}_{2}}O+4e\to 4O{{H}^{-}}$

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại (thành phần chính là sắt). Sau 1 thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất có khả năng gây ra hiện tượng trên là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xét các đáp án:

Sắt không phản ứng với ancol etylic

Sắt không phản ứng với nhôm

Sắt không phản ứng với dầu hỏa

Sắt phản ứng được với HCl: \[Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}\] làm cho khung sắt bị gỉ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khái niệm: ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.

Phát biểu không đúng là: ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axít trong môi trường không khí.

Câu 3: Bản chất của sự ăn mòn điện hoá là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác động của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển rời từ cực âm sang cực dương.

Câu 4: Để vật bằng gang trong không khí ẩm, vật bị ăn mòn theo kiểu

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thép là hợp kim Fe-C gồm những tinh thể Fe tiếp xúc với tinh thể C. Không khí ẩm chứa ${H_2}O,\,C{O_2},\,{O_2}$... tạo ra dung dịch chất điện li phủ lên bề mặt gang, thép làm xuất hiện vô số pin điện hóa mà Fe là cực âm, C là cực dương.

Ở cực âm xảy ra sự oxi hóa: $Fe \to F{e^{2 + }} + 2e$

Ở cực dương xảy ra sự khử: $2{H^ + } + 2e \to {H_2}$ hoặc ${O_2} + 2{H_2}O + 4e \to 4O{H^ - }$

Tiếp theo: $F{e^{2 + }} + 2O{H^ - } \to Fe{(OH)_2}$

                $4Fe{(OH)_2} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4Fe{(OH)_3}$

Theo thời gian $Fe{(OH)_3}$ mất nước tọa ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là $F{e_2}{O_3}.x{H_2}O.$

\[ \to \] Ăn mòn điện hoá: Fe là cực âm, C là cực dương.