Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Lý thuyết về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

a. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.

b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

   + Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

   + Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa Việt Nam và thế giới.

   + Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

- Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

   + Tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

   + Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của Nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân, nông dân, trí thức.

   + Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

   + Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1:

Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 49 thì công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí. Vậy đáp án đúng là công nghiệp cơ khí.

Câu 2: Lịch sử nhân loại đã trải qua mấy cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 49 thì nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng kĩ thuật. Vậy đáp án đúng là hai.

Câu 3:

Cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai là quá trình ứng dụng trang bị những thành tựu của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 49 thì cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, sử dụng rộng rãi người máy và những công nghệ hiện đại khác, và gắn với khái niệm hiện đại hóa. Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội. Vậy đáp án đúng là khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại.

Câu 4: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án đúng là thế kỷ XX.

Câu 5:

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai ứng với quá trình

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 49 thì cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, sử dụng rộng rãi người máy và những công nghệ hiện đại khác, và gắn với khái niệm hiện đại hóa. Vậy đáp án đúng là hiện đại hoá.

Câu 6:

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án đúng là thế kỷ XIX.

Câu 7:

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất ứng với quá trình

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 49 thì cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí, từ đó xuất hiện khái niệm công nghiệp hóa. Vậy đáp án đúng là công nghiệp hoá.

Câu 8:

Cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất gắn sự ra đời của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 49 thì cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí. Vậy đáp án đúng là công nghiệp cơ khí.

Câu 9:

Việt Nam muốn rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển đòi hỏi phải tiến hành

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 49 thì một nước thực hiện công nghiệp hóa muộn như Việt Nam, muốn rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển đòi hỏi phải tiến hành công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Vậy đáp án đúng là công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa.

Câu 10: Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật lần thứ nhất là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật lần thứ nhất là James Watt là nhà phát minh người Scotland và là một kỹ sư đã có những cải tiến cho máy hơi nước mà nhờ đó đã làm nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp . Vậy đáp án đúng là máy hơi nước.

Câu 11: Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất ứng dụng vào lĩnh vực

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất. Vậy đáp án đúng là sản xuất.

Câu 12: Công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 50 thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Vậy đáp án đúng là căn bản, toàn diện.