Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
BÀI : VỊ TRÍ ( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
-Nhận biết và sử dụng đúng các thuật ngữ về vị trí, định hướng trong không gian: phải - trái (đối với bản thân), trên - dưới, trước - sau, ở giữa.
- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. CHUẨN BỊ
-HS: bảng con, hộp bút (hoặc một dụng cụ học tập tuỳ ý).
-GV: 1 hình tam giác (hoặc một dụng cụ tuỳ ý), 2 bảng chỉ đường (rễ trái, rẽ phải). Tranh minh họa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
TIẾT 1 * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a.Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hoạt động mới b.Phương pháp: Trò chơi c.Cách tiến hành: HS vận động theo hiệu lệnh của GV (Khi thao tác mẫu, GV đứng cùng chiều với HS hoặc chọn 1 em HS nhanh nhạy, đưa tay đúng theo hiệu lệnh): đưa tay sang trái, đưa tay sang phải, vỗ tay bên trái, vỗ tay bên phải, vỗ tay lên trên… * HOẠT ĐỘNG 2: BÀI MỚI VÀ THỰC HÀNH 1.Bài mới a.Mục tiêu: HS nhận biết và nói đúng vị trí cần dùng. b.Phương pháp: Thảo luận c.Cách tiến hành - Tìm hiểu bài: HS quan sát tranh, GV giúp các em nhận biết và chọn đúng từ cần dùng (phải - trái đối với bản thân, trên - dưới, trước - sau, ở giữa) đề mô tả vị trí giữa các đôi tượng. - Tìm cách làm bài: HS làm việc theo nhóm đôi, nêu vị trí một số đối tượng hoặc vị trí của 2 bạn nhỏ trong tranh (dựa vào trái, phải của bản thân). - Khuyến khích nhiều HS trình bày. Ví dụ:
Lưu ý, HS có thể nói vị trí máy bay và đám mây, ... GV chốt (có thể kết hợp với thao tác tay): trái - phải, trên - dưới, trước - sau, ở giữa (Chú trọng phát triển năng lực giao tiếp cho HS). 2. Thực hành - trải nghiệm để khắc sâu kiến thức a.Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức của các em học sinh b.Phương pháp: Trò chơi, thảo luận c.Cách tiến hành:
TIẾT 2 * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 1.Mục tiêu: - GV giúp HS xác định bên trái - bên phải (bằng cách yêu cầu HS giơ tay theo lệnh của GV). - GV giúp HS nhận biết cần dùng từ ngữ nào để mô tả vị trí. 2. Phương pháp: Thực hành, thảo luận 3.Cách tiến hành: BT1:Quan sát rồi nói về vị trí
- HS trình bày. Ví dụ: Bên phải của chú hề màu đỏ, bên trái màu xanh. Tay phải chú hề cầm bóng bay, tay trái chú hề đang tung hứng bóng. Quả bóng ở trên màu xanh, quả bóng ở dưới màu hồng. - HS nhận xét.
- Con diều ở giữa: màu xanh lá. HS có thể trình bày thêm: - Con diều ở bên trái: màu vàng. - Con diều ở bên phải: màu hồng. BT2:Nói vị trí các con vật - HS có thể trình bày a) Con chim màu xanh ở bên trái - cơn chim màu hồng ở bên phải. b) Con khi ở trên - con sói ở dưới. c) Con chó phía trước (đứng đầu) - con mèo ở giữa (đứng giữa) - con heo phía sau d) Gấu nâu phía trước - gầu vàng phía sau. IV.CỦNG CỐ 1.Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học. 2.Phương pháp: Trò chơi 3.Cách tiến hành - GV tổ chức trò chơi Xếp hàng hoặc trò chơi quay phải, quay trái…. - HS tạo nhóm ba, một vài nhóm lên thực hiện trước lớp theo yêu cầu của GV: - Xếp hàng dọc rồi tự giới thiệu (ví dụ: A đứng trước, B đứng giữa, C đứng sau). - Mở rộng: Xếp hàng ngang quay mặt xuống lớp, bạn đứng giữa giới thiệu (ví dụ: bên phải em là A, bên trái em là C). Nếu đúng, cả lớp vỗ tay. V. HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ 1.Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học. Giúp học sinh kết nối thực tiễn với cuộc sống. 2.Phương pháp: Thực hành, vấn đáp 3.Cách tiến hành - Mỗi HS sưu tầm I đồ vật có dạng khối chữ nhật (khối hộp chữ nhật) và 1 đồ vật dạng khối vuông (khối lập phương). Ví dụ: vỏ hộp bánh, hộp thuốc, hộp sữa,.... - Lưu ý: ở mẫu giáo các em gọi tên khối hộp chữ nhật là khối chữ nhật và khối lập phương là khối vuông. -Nhận xét | -HS vận động -HS quan sát tranh -HS làm việc nhóm đôi -Nêu ý kiến
|
BÀI 2:
KHỐI HỘP CHỮ NHẬT. KHỐI LẬP PHƯƠNG
II. CHUẨN BỊ
-Giáo viên:
+ Tranh ảnh minh hoạ
+ Mô hình mẫu có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật (3 khối)
+ Giáo án điện tử
- Học sinh: Sách, bút, 5 khối lập phương, 5 khối hộp chữ nhật, 2 hộp (sữa, bánh, kẹo,…) có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động: Trò chơi: “Trái – phải – trên – dưới”. (3 phút) a. Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học. Ôn lại kiến thức bài trước. b.Phương pháp: Trò chơi. c. Cách tiến hành: - HS sử dụng một khối hộp lập phương hoặc một khối hộp chữ nhật cầm trên tay của mình và làm theo yêu cầu của GV: + Đưa khối hộp lên trên đầu. + Đưa khối hộp xuống dưới bụng. + Đưa khối hộp sang trái. + Đưa khối hộp sang phải. - Khi GV nói thì hành động của GV ngược với lời nói, HS làm theo lời nói của GV, không làm theo hành động của GV. - GV nhận xét trò chơi, giới thiệu bài học. |
|
2. Bài học và thực hành: * Hoạt động 1: Nhận dạng khối hộp chữ nhật – khối lập phương: (12 phút) a. Mục tiêu: Từ tranh vẽ, vật thật, mô hình học sinh nhận ra và gọi tên các đồ vật có dạng hình khối hộp chữ nhật – khối lập phương. b.Phương pháp: Thảo luận, thực hành c. Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận nhóm 4, dùng các vỏ hộp đã sưu tầm: + HS xếp nhóm đồ vật theo dạng khối chữ nhật, khối vuông. + GV dùng các mô hình khối hộp chữ nhật đặt ở các vị trí khác nhau rồi giới thiệu: Đây là các khối hộp chữ nhật. HS gọi tên. - Thực hiện tương tự với khối lập phương.
* Nghỉ giữa giờ: HS hát và vận động theo nhạc bài hát. (3 phút) * Hoạt động 2: Thực hành (14 phút) a. Mục tiêu: HS nhận dạng được các đồ vật có hình khối lập phương, khối hộp chữ nhật. b.Phương pháp: Thảo luận c. Cách tiến hành: + HS thảo luận nhóm đôi:
Đồ vật nào trong tranh có dạng khối hộp chữ nhật?
|
+ HS giới thiệu với các bạn trong nhóm các đồ vật mà mình sưu tầm được, ví dụ: . Hộp sữa của mình có dạng khối hộp chữ nhật. . Đồ chơi rubik của mình có dạng khối hộp lập phương…
|
3. Củng cố - Dặn dò: (3 phút) a. Mục tiêu: HS củng cố lại khối hình lập phương – hình hộp chữ nhật. b.Phương pháp: Vấn đáp b. Cách tiến hành: - GV: Các em vừa được học dạng hình nào? - GV: Em hãy kể thêm một số đồ vật quanh em có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật. - Các em về nhà kể cho người thân các đồ vật có hình dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật. - Chuẩn bị bài: Hình tròn – Hình tam giác – Hình vuông – Hình chữ nhật. | - HS: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật. - HS tự trả lời. |
CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
BÀI 3: HÌNH TRÒN – HÌNH TAM GIÁC – HÌNH VUÔNG – HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu
1.1 Phẩm chất chủ yếu:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống,
nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
1.3. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Làm quen với việc quan sát, làm quen với việc nói kết quả của việc quan sát.
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
- Mô hình hoá toán học: Lựa chọn được các hình vẽ đúng.
2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên
- Hình mẫu, hộp sữa, hộp bánh hình khối trụ, khối hộp hình chữ nhật, khối lập phương.
- Tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình huống
2.2. Học sinh
- HS: bộ xếp hình.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1
1. Khởi động (5 phút) 1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới. 1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh hòa nhịp theo các hoạt động của GV 1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Tất cả HS thực hiện các động tác theo cô. 1.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
- GV vòng tay trái lên đầu và nói “tròn” - GV để 2 tay lên mặt bàn và nói “tam giác” - GV hỏi các con vừa làm gì? - GV nhận xét các câu trả lời, qua đó dẫn đắt để giới thiệu bài vào bài học. | - HS quan sát và thực hiện theo GV - HS đồng thanh “tròn”, “tam giác”. | |
2. Khám phá 1: Giới thiệu hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật (cá nhân - 15 phút) 2.1. Mục tiêu: Học sinh nêu được các vật có hình tròn, tam giác, hình chữ nhật. (phù hợp từng tranh). 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS tìm được các vật trong thực tế có hình dạng là hình tròn, tam giác, hình chữ nhật. 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS tìm được hình và nhận dạng được hình. (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) 2.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
- GV dùng mô hình vật thật . - GV đặt câu hỏi về các hình, khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn. - GV hỏi các hình có trong SGK - GV yêu cầu HS tìm các vật trong thực tế có hình dạng là hình tròn, tam giác, chữ nhật - Nhận dạng hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật ở các hình khối. | - HS cùng quan sát. - HS trả lời câu hỏi. - HS trả lời và HS nhận xét - Cờ, biển báo giao thông, bảng, cửa lớp... -Trái cam, vành nón, mái nhà, kim tự tháp, hộp bánh... | |
2. Khám phá 2: Phân loại hình (nhóm đôi - 15 phút) 2.1. Mục tiêu: Học sinh biết phân loại hình theo nhóm 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS nói được cách phân loại. 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS sử dụng bộ xếp hình, phân loại hình. 2.4 Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
GV nhận xét: Có 2 hình thức phân loại: màu sắc và hình dạng. |
| |
TIẾT 2 3. Khám phá 3: Luyện tập (thảo luận nhóm đôi – 20 phút) 3.1. Mục tiêu - Học sinh gọi được tên hình tròn, tam giác, hình chữ nhật. (phù hợp từng tranh). 3.2. Dự kiến sản phẩm học tập - HS gọi tên được các hình là hình tròn, tam giác, hình chữ nhật trong Bộ thực hành Toán 3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá HS nêu rõ ràng, tự tin trình bày trước lớp. (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) 3.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
Bài tập 1: - GV đặt câu hỏi về các hình, khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn. - Gọi tên các đồ vật có hình tròn trong hình - Gọi tên các đồ vật có hình khác - GV yêu cầu HS tìm các vật trong bộ đồ dung có hình dạng là hình tròn, tam giác, chữ nhật | - HS thực hành các bộ đồ dùng học tập - Ông mặt trời, bánh xe, đồng hồ - HS gọi tên - HS thực hành và HS nhận xét - HS nhận xét, GV nhận xét. | |
Bài tập 2: - Yêu cầu HS quan sát tranh - Có mấy hình trong tranh? Là những hình nào - Các hình được sắp xếp theo màu sắc hay hình dạng? - Trò chơi Ai nhanh nhất: Tìm các hình vẽ có hình dạng hình chữ nhật - GV yêu cầu HS tự nhận xét, GV nhận xét | - HS quan sát - Cây thước, cửa sổ, bức thư, quyển sách.... - HS trả lời - HS tìm và chạy lên chỉ nhanh nhất hình chữ nhật - HS nhận xét. | |
Bài tập 3:
|
| |
4. Củng cố (hoạt động cá nhân – 5 phút) 4.1. Mục tiêu: HS biết quan sát và nhận biết các bộ phận của xe 4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS. 4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS trả lời được câu hỏi. Tự suy nghĩ và chọn hình để xếp xe (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) 4.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
HS về nhà làm xe sáng tạo theo ý thích. |
|
CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
BÀI 4: XẾP HÌNH
I. Mục tiêu
1.1 Phẩm chất chủ yếu:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống,
nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
1.3. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Nêu được lí do và giải thích được cách thức xếp hình.
- Giao tiếp toán học: Trình bày, mô tả hình lắp ghép tự tin, dễ hiểu.
- Mô hình hoá toán học: Lắp ghép được các hình theo yêu cầu.
2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Ppt: tranh ảnh minh họa, bộ xếp hình
- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi…(tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- HS: bộ xếp hình Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1
1. Khởi động (5 phút) 1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới. 1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh tự do sáng tạo các hình theo điệu nhạc 1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Tất cả HS thực hiện sắp xếp các hình theo hình dạng. 1.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
- GV mở bài hát: Em vẽ hình vui - Yêu cầu HS lấy bộ xếp hình - HS tự do sắp xếp theo ý thích trên điệu nhạc - GV khen những hình HS xếp. Hôm nay chúng ta tiếp tục được tự do sáng tạo. Dẫn vào bài Xếp hình | - HS lắng nghe - HS thực hiện - HS xếp hình | |
2. Khám phá 1: Giới thiệu bộ xếp hình (cá nhân - 5 phút) 2.1. Mục tiêu: Học sinh biết sử dụng bộ xếp hình Toán 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS hình dung ra cách xếp hình. 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS đọc tên hình và màu sắc nhanh. (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) 2.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
- Giới thiệu bộ xếp hình - Hãy gọi tên các hình? - Có mấy hình vuông và mấy hình tam giác? - Nêu màu sắc của hình? |
| |
2. Khám phá 2: Thực hành lắp ghép (nhóm- 25 phút) 2.1. Mục tiêu: Học sinh biết lắp ghep hình từ hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS lắp ghép được hình chữ nhật lớn, hình tam giác lớn 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS xếp hình nhanh, sáng tạo câu chuyện, mô tả đúng các hình lắp. 2.4 Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
Bài 1 a) GV chia nhóm 4
Bài 1 b) GV chia nhóm 6
Các hình chữ nhật giống nhau, các hình tam giác cũng vậy. Chúng chỉ khác nhau về vị trí. Bài tập 2:
GV tuyên dương nhóm kể hay, tự tin, mô tả đúng. Tích hợp TNXH: Thiên nga là chim đẹp. Chúng ta cần bảo vệ thiên nga. |
| |
4. Củng cố (hoạt động cá nhân – 5 phút) 4.1. Mục tiêu: HS sáng tạo thẫm mĩ quang 4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS xếp được nhiều hình 4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS xếp hình sáng tạo và mô tả hay. 4.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
|
|
CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
BÀI 4: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM: VUI TRUNG THU
I. Mục tiêu
1.1 Phẩm chất chủ yếu:
- Yêu nước: Biết ý nghĩa ngày tết Trung thu, yêu quê hương, đất nước
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống,
nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
1.3. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác và nêu được lí do thực hiện các thao tác đó.
- Giao tiếp toán học: Nghe và hiểu được thông tin giáo viên thông báo. Thảo luận các nội dung toán học.
- Mô hình hoá toán học: Giải quyết cá nhiệm vụ về vị trí, các hình đã học.
2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lồng đèn hình khối, đầu lân, các thẻ có vẽ các hình.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- HS: Lồng đèn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1
1. Khởi động (5 phút) 1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới. 1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS biết mô tả lồng đèn theo hiểu biết và biết trả lời các câu hỏi 1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 1.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
GV dẫn dắt vào bài |
| |
2. Khám phá 1: Thực hành Vui Trung thu: Ôn tập vị trí: trước – sau, ở giữa (cá nhân, nhóm - 10 phút) 2.1. Mục tiêu: Học sinh thực hiện được các hoạt động liên quan đến định hướng đã học. 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thực hiện theo hiệu lệnh chính xác, nhanh. 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 2.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
- Tổ chức trò chơi “Cô bảo”. - Các bạn sẽ luân phiên chơi. - Cô bảo, cô bảo - Cô bảo bạn A đứng trước, bạn B đứng sau, bạn C đứng giữa. - GV khen HS thực hiện đúng, nhanh. - Yêu cầu cả lớp đứng lên - Mời lớp trưởng lên hô to: Bên trái, quay; Bên phải, quay. - GV khen những tổ thực hiện nhanh, đều | - HS lắng nghe
| |
2. Khám phá 2: Thực hành Vui Trung thu: Ôn các hình khối và hình phẳng đã học (nhóm- 10 phút) 2.1. Mục tiêu: Học sinh thực hành nhận dạng và gọi tên các hình khối, hình phẳng đã học. 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS đọc được nhiều hình chính xác, nhanh nhất. 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Trả lời được nhiều hình - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 2.4 Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
|
Các thành viên lên thực hiện yêu cầu. Quan sát tranh và đọc các hình trong hình vẽ nhanh nhất. Các bạn trong nhóm không trả lời trùng nhau: ti vi hình chữ nhật, đồng hồ hình tròn, hộp bánh hình tam giác...... | |
4. Củng cố: Vui chơi Rước đèn (hoạt động tập thể – 10 phút) 4.1. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của tết Trung thu, HS vui chơi 4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS di chuyển rước đèn theo thứ tự 4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS di chuyển trật tự theo bài hát, không xô đẩy. 4.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
|
|
Chủ đề 2
BÀI: CÁC SỐ 1,2,3 ( 1 TIẾT )
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức , kĩ năng:
- Đếm ,lập số , đọc ,viết các số trong phạm vi 3 .
Làm quen với việc sử dụng ngón tay để đếm và lập số .
-Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 3.
-Làm quen với tách số và nói được cấu tạo của số trong phạm vi 3.
2.Năng lực chú trọng :tư duy và lập luận toán , giao tiếp toán.
3.Tích hợp: Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Các nhóm 1; 2; 3 đồ vật cùng loại. 3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn một trong các số 1; 2; 3;3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm tròn,3 chấm tròn.Bài hát Ba ngọn nến .
- HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động 1.Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới. 2.Phương pháp: Trò chơi 3.Cách tiến hành: - Gv hướng dẫn cho lớp hát bài : ba ngọn nến . + Trong bài hát có mấy ngọn nến ? - Gv dẫn dắt vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức. 1.Mục tiêu: giúp các em đếm, lập số , đọc ,viết các số trong phạm vi 3 . 2.Phương pháp: trực quan , thảo luận , vấn đáp. 3.Cách tiến hành: - Gv dán tranh con voi lên bảng , yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi : + Các em quan sát và nói trong tranh có gì ? + Tấm bìa này có mấy chấm tròn ? - GV nói : có 1 con voi , có 1 chấm tròn, ta có số 1 .
- GV giới thiệu số 1 : 1 đọc là một . - GV hướng dẫn viết số 1 . - Gv Giới thiệu số 2, số 3:(Quy trình dạy tương tự như giới thiệu số 1). - GV : để viết các số một , hai , ba . Ta dùng các chữ số 1,2,3. - Gv cho hs đọc đồng thanh . HOẠT ĐỘNG 3:Thực hành -Bài 1: 1.Mục tiêu: viết các số trong phạm vi 3 . 2.Phương pháp: Thảo luận, thực hành 3.Cách tiến hành : - Gv nêu yêu cầu của bài tập : Viết số 1,2,3. - Gv cho hs lần lượt quan sát mẫu chữ số 1,2,3 và nêu độ cao , các nét để viết các chữ số 1,2,3. - Gv lần lượt viết mẫu chữ số 1,2,3. Yêu cầu hs viết vào bảng con . - Gv theo dõi ,nhận xét và giúp hs viết . -. Hướng dẫn HS làm các bài tập . -Bài 2: 1.Mục tiêu: giúp hs làm quen với việc sử dụng ngón tay để đếm và lập số . 2.Phương pháp: quan sát , thực hành 3.Cách tiến hành : - Gv hướng dẫn hs sử dụng ngón tay để đếm , lập số + Gv vỗ tay lần lượt từ 1 tới 3 cái và yêu cầu hs bật ngón tay lần lượt từ 1 đến 3. + Gv vỗ tay từ 3 tới 1 cái và yêu cầu hs bật ngón tay từ 3 tới 1 . - Gv chia nhóm ( nhóm 4 ) và yêu cầu các nhóm thực hành: đếm – Lập số - Đọc số - Viết số . Ví dụ : 1 em điều khiển vỗ tay 2 cái , 2 em bật 2 ngón tay , em còn lại viết số 2 ra bảng . - Gv nhận xét . -Bài 3: Mục tiêu : Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 3. Phương pháp : trực quan , vấn đáp , thực hành . Cách thực hiện : - Gv đọc yêu cầu. - Gv lần lượt đính 1 hình tròn ,2 hình tròn , 3 hình tròn (sắp xếp như sách trang 24). Yêu cầu hs dùng thẻ số tương ứng với số hình tròn gv đính lên . - Gv theo dõi nhận xét. - Gv viết dãy số 1-2-3-3-2-1 lên bảng và yêu cầu hs lập lại. HOẠT ĐỘNG 4:Vận dụng Bài 4: Mục tiêu : giúp hs làm quen với tách số và nói được cấu tạo của số trong phạm vi 3. Phương pháp : trực quan , vấn đáp , thực hành . Cách thực hiện :
+ Tách 2 : Gv lấy 2 mẫu vật để lên bài , dùng tay tách thành 2 phần và nói : Hai gồm một và một . + Tách 3 : Gv lấy 3 mẫu vật để lên bài , dùng tay tách thành 2 phần và nói : Ba gồm hai và một. - Gv lấy 3 mẫu vật để lên bài , dùng tay tách thành 2 phần và nói : Ba gồm một và hai . - Gv kết luận : Cấu tạo của Hai gồm một và một . Cấu tạo của Ba gồm hai và một . Ba gồm một và hai. HOẠT ĐỘNG V: VUI HỌC Mục tiêu : giúp hs tìm đúng số lượng đồ vật trong phạm vi 3. Phương pháp : trực quan , vấn đáp , thực hành , trò chơi. Cách thực hiện : - Gv đọc yêu cầu của bài . - Gv Hướng dẫn hs làm bài : yêu cầu hs quan sát khung hình trong sách , kể tên các con vật , thức ăn có trong khung . + Thức ăn con mèo thích nhất là gì ? + Thức ăn con voi thích nhất là gì ? + Thức ăn con thỏ thích nhất là gì ? - Gv hướng dẫn hs dùng ngón tay trỏ trái đặt vào hình các con vật , ngón tay phải đặt và hình thức ăn yêu thích của con vật đó .Sau đó , kéo rê ngón tay trái từ trái sang phải , ngón tay trỏ phải từ trên xuống dưới, sau cho hai ngón tay gặp nhau ở 1 ô hình , rồi gọi tên hình có trong ô. - Gv yêu cầu hs tự thực hiện và báo cáo . - Gv nhận xét . HOẠT ĐỘNG 6 :CỦNG CỐ - Gv yêu cầu hs quan hình trong sách trang 25 giới thiệu cho hs biết về Chùa Một Cột , Giải thích lí do vì sao chùa lại có tên gọi như vậy và giáo dục hs yêu quý , bảo tồn các di tích của đất nước . - Gv nhận xét tiết học . - Dặn hs về nhà thực hiện các yêu cầu ở Hoạt động ở nhà với ba mẹ và tiết sau sẽ báo cáo trước lớp | HS tham gia hát . -Hs Quan sát tranh và trả lời : + Trong tranh có 1 con voi . + Có 1 chấm tròn . -Hs nhắc lại . -HS quan sát chữ số 1 in, chữ số1 viết, - HS chỉ vào từng số và đều đọc là:” một”. - Hs đọc xuôi , đọc ngược dãy số 1,2,3. - Đọc yêu cầu:Viết số 1,2 3. - Hs quan sát mẫu chữ số và nêu độ cao , các nét chữ số. - HS thực hành viết số. - Hs vừa bật ngón tay và đếm to : một , hai , ba . - Hs vừa bật ngón tay và đếm to : ba , hai , một. - Hs thực hành theo nhóm 4 . -Đếm số con vật. viết số. -Trao đổi NX. -HS lấy thẻ số cho phù hợp với số lượng hình tròn .
- Hs đọc cá nhân , đồng thanh. - Hs thực hành tách như gv và nói . - Hs thực hành tách như gv và nói . - Hs thực hành tách như gv và nói . -Có con mèo , voi , thỏ , mía , cá, cà rốt. + Cá + mía + Cà rốt. - Hs lắng nghe - Hs thực hành - Hs lắng nghe |
MÔN TOÁN
CHỦ ĐỀ 2: CÁC SỐ ĐẾN 10
BÀI: SỐ 4, 5 ( 2 tiết)
- Đếm, lập số, đọc, viết số 4, 5.
- Làm quen với việc sử dụng ngón tay để đếm và lập số.
- Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 5.
- Lập được dãy số từ 1 đến 5 bằng cách thêm 1 vào số liền trước.
- Làm quen với tách số và nói được cấu tạo của số trong phạm vi 5.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
*Hoạt động 1: Khởi động. (2 phút) Mục tiêu:
Phương pháp – Hình thức: Trò chơi. Cách tiến hành:
Hs hát và biểu diễn trước lớp.
*Hoạt động 2: Giới thiệu số 4 (8 phút) Mục tiêu:
Phương pháp – Hình thức: Trực quan, Giảng giải – minh họa, thực hành. Cách tiến hành:
+ Hãy nói về những chiếc xe trong tranh mà em quan sát được? - GV nói: có 4 chiếc xe ô tô, có 4 chấm tròn, ta có số 4. - GV khuyến khích nhiều nhóm lên nói trước lớp.
Ta dùng các chữ số 1, 2 , 3 , 4.
Qua hoạt động 2:
*Hoạt động 3: Thực hành đếm, lập số (8 phút) Mục tiêu:
Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành – luyện tập, làm việc nhóm. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn học sinh sử dụng ngón tay, khối lập phương để đếm và lập số. - GV vỗ tay lần lượt từ 1 tới 5 cái và ngược lại. - GV chia nhóm 5 và phân công nhiệm vụ: (HS sẽ lần lượt thay đổi nhiệm vụ) + 1 HS vỗ tay. + 1 HS bật ngón tay. + 1 HS viết bảng con. + 1 HS xếp khối lập phương. + 1 HS tìm thẻ số gắn lên bảng cài. a)HS thảo luận rồi viết số vào bên dưới mỗi cột chấm tròn. b)HS thảo luận rồi viết số còn thiếu vào dãy số đã cho. c)Các em dùng thẻ chữ số chơi so sánh số. Đối với HS còn lúng túng, Gv gợi ý: có thể đếm số hình ở mỗi cột rồi chọn thẻ số đặt vào. d)HS chọn những số bé hơn 5. -GV quan sát, nhận xét, chuyển ý. Qua hoạt động 3:
NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (1 phút) *Hoạt động 4: Tách - gộp số 4, 5 (12 phút) (không dùng sách giáo khoa) Mục tiêu: Phân tích tổng hợp số. Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành – luyện tập: Làm quen tách số, nói cấu tạo số trong phạm vi 5. - GV ra hiệu lệnh. -Hướng dẫn HS nói theo bạn ong :
Qua hoạt động 4:
5. Hoạt động 5: Củng cố. (4 phút) Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội kết nối kiến thức vừa học với thực tiễn cuộc sống, giao tiếp toán học. Phương pháp, hình thức: Trò chơi, gợi mở - vấn đáp. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Truyền điện - GV hướng dẫn cách chơi, nêu yêu cầu: đếm nhanh từ 1 đến 5 những đồ vật có trong lớp. Qua hoạt động 5:
TIẾT 2 : Hoạt động 1: LUYỆN TẬP Mục tiêu: Giúp HS nhận biết thứ tự dãy số và so sánh số trong phạm vi 5. Phương pháp, hình thức: Quan sát, thảo luận, vấn đáp Cách tiến hành: *Bài 1: + GV cho hs nói về các tranh mèo hs quan sát được. + Hình sau nhiều hơn hình liền trước mấy con mèo +Trong dãy số này cứ thêm 1 vào bất kì số nào, ta được số ngay sau nó. + GV chốt : có nhiều nhà mèo. Mỗi nhà có số lượng con mèo khác nhau. Các em đếm số con mèo và ghi cho đúng với tranh. **Bài 2: Tìm số và giải thích cách làm
_GV cho HS chơi tiếp sức : Các em đếm nối tiếp từ 1 đến 5 để điền số còn thiếu vào ô trống, và ngược lại.
***Bài 3 : Tìm số và nói theo bạn ong. Nhóm đôi. GV cho Hs quan sát tranh và nói câu chuyện mà em biết. GV có thể hỏi gợi ý : _ Hãy nói về tranh có bút chì màu. _ GV cho HS nói theo bạn ong : * 4 gồm 3 và 1. GV nhấn : tách theo màu sắc. *4 gồm 2 và 2. GV nhấn : tách theo kích cỡ. + Tương tự với tranh que kem, ô tô , táo. + GV cho Hs nói thành thạo cấu tạo số trong phạm vi 5 ( có thể dựa vào tranh) VD: 2 gồm 1 và 1 3 gồm 2 và 1 3 gồm 1 và 2 4 gồm 1 và 3 4 gồm 3 và 1 4 gồm 2 và 2 5 gồm 1 và 4 5 gồm 4 và 1 5 gồm 3 và 2 5 gồm 2 và 3 Thông qua việc trình bày cách tách – gộp số, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học và có tích hợp thêm. Hoạt động 2: Củng cố Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội kết nối kiến thức vừa học với thực tiễn cuộc sống, giao tiếp toán học. Phương pháp, hình thức: Trò chơi, gợi mở - vấn đáp. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Gió thổi. - GV hướng dẫn cách chơi:
Qua hoạt động 2:
ĐẤT NƯỚC EM Đây là chợ Bến Thành. _ Chợ Bến Thành ở đâu? _Chợ Bến Thành ở thành phố Hồ Chí Minh. Chợ có 4 cửa chính : Đông, Tây, Nam, Bắc. Gv treo bản đồ phóng to, giúp HS tìm vị trí thành phố HCM trên bản đổ ( sgk/157) |
* Dự kiến sản phẩm: các nhóm được tạo, thái độ tham gia của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS tham gia chơi vui, sôi nổi, hát to kèm xòe tay đúng và nhanh. - HS thực hành đếm và trả lời + Có 1, 2, 3, 4 chiếc xe ô tô. + Có 4 chiếc xe ô tô, 1 chiếc màu đỏ, 1 chiếc màu xanh da trời, 1 chiếc màu tím, 1 chiếc màu xanh lá cây. + Có 1, 2, 3 ,4 chấm tròn. - HS lắng nghe. -Hs nói trước lớp. - HS nhận biết số 4 và đọc số theo dãy, cả lớp. - HS quan sát. - HS viết số 4 vào bảng con và đọc “bốn”. - HS viết bảng con các số từ 1 đến 4. - HS đọc xuôi, ngược dãy số vừa viết. HS thực hành như trình tự số 4 * Dự kiến sản phẩm: HS nhận biết được số 4, 5; đọc, viết được số 4, 5, đếm xuôi, ngược dãy số từ 1 đến 5. * Tiêu chí đánh giá: đọc to, rõ số dãy số từ 1 đến 5, viết số 4, 5 đúng mẫu. - HS bật ngón tay lần lượt từ 1 đến 5 ngón, (bật từng ngón như sách giáo khoa trang 38) vừa bật ngón tay vừa đếm. Một, hai, ba,…. Và ngược lại: năm, bốn … - HS lấy 5 khối lập phương rồi đếm lần lượt từ 1 đến 5. - HS thực hành trong nhóm.
Số bên dưới mỗi cột chính là số hình tròn có trong cột
* Dự kiến sản phẩm: HS biết tìm thẻ số 4, 5 bật ngón tay, viết số 4, 5 xếp 4, 5 khối lập phương. * Tiêu chí đánh giá: tìm được thẻ số 4, 5 viết số 4, 5 đúng mẫu, xếp đúng 4, 5 khối lập phương, bật ngón tay đúng đến 4, 5 làm việc nhóm hiệu quả. - Lớp trưởng điều khiển. - Mỗi HS để 4 khối lập phương trên bàn. - HS tự tách 4 khối lập phương thành hai phần bất kì. (cá nhân). - HS trình bày (nói cấu tạo số 4) Ví dụ: Tách và nói + 4 gồm 1 và 3 + 4 gồm 3 và 1 + 4 gồm 2 và 2 Gộp và nói + Gộp 1 và 3 được 4 + Gộp 3 và 1 được 4 + Gộp 2 và 2 được 4 - HS nói cá nhân, tổ, cả lớp. * Dự kiến sản phẩm: : thao tác và trình bày được cách thực hiện tách – gộp 4, 5. * Tiêu chí đánh giá: thực hiện đúng thao tác tách – gộp, viết được sơ đồ và nói đúng nội dung sơ đồ tách – gộp 4, 5.
VD: có một mèo mẹ và một mèo con, tranh viết số 2
_ Hs lắng nghe.
Hs quan sát tranh và nói theo câu chuyện mà em hình dung được. _ Có 4 bút chì màu. Có 3 bút chì màu xanh và 1 bút chì màu hồng. Có 2 bút chì lớn và 2 bút chì nhỏ. _ Hs thảo luận nhóm và làm bài
* Tiêu chí đánh giá: nêu đúng yêu cầu và giải thích hợp lí, nói to rõ.
Hs quan sát tranh _ HS trả lời. _HS lắng nghe. |
Hoạt động 3: Hoạt động ở nhà ( 1 phút) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học. - Về nhà tập thực hiện 5 từ : dạ, thưa, xin lỗi, cảm ơn, vui lòng. |
|
- Giáo viên:
+ Tranh ảnh minh hoạ
+ Khối lập phương (5 khối)
+ Giáo án điện tử
- Học sinh: Sách, bút, khối lập phương (5 cái/ HS)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1:
Hoạt động giáo viên | Mong đợi của học sinh |
| |
câu hỏi: + Những chú cáo con trong bài hát này có ngoan không? Vì sao? + Con có nên bắt chước những chú cáo con này không? Vì sao?
| - Bốn chú cáo con cùng nhảy lon ton, một chú ngã lăn và đập vào đầu. Mẹ gọi bác sĩ cho và bác sĩ la: “Bé con trên giường không được nhảy lon ton” - Học sinh trả lời câu hỏi + Những chú cáo con không ngoan vì nhảy trên giường + Con không nên bắt chước vì sẽ làm hư giường và bị té. Dự kiến sản phẩm: bài hát của học sinh, cách vỗ tay; câu trả lời của học sinh. Tiêu chí đánh giá: HS hát đều, to, rõ; học sinh vỗ tay đều. |
*Mục tiêu: Từ tranh vẽ, học sinh nhận ra tình huống và đưa ra được sơ đồ tách – gộp số. Thông qua việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi, học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học. Thông qua việc phân tích tranh và trình bày cách Tách – Gộp số, học sinh được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học | |
- GV đặt câu hỏi cho HS: + Trong bài hát vừa rồi có mấy cáo mẹ? + GV chiếu hình cáo mẹ lên và tiếp tục hỏi: “Vậy có mấy chú cáo con?” + GV chiếu hình 4 chú cáo con lên phía bên phải và hỏi: “Vậy gia đình cáo có mấy con cáo?” + Vậy 5 gồm mấy và mấy? + Cô có cách nói nào khác không? - GV vừa nói vừa làm thao tách chỉ để HS khắc sâu kiến thức: + Như vậy, dựa vào đặc điểm là cáo mẹ và cáo con, cô và các con đã TÁCH 5 gồm 1 và 4 hoặc 5 gồm 4 và 1 + Vậy ta có sơ đồ TÁCH như sau:
+ GỘP 1 và 4 được 5
+ GỘP 4 và 1 được mấy?
| - Học sinh trả lời câu hỏi + Có 1 con cáo mẹ. + Có 4 con cáo con. + Có 5 con cáo. + 5 gồm 1 và 4. + 5 gồm 4 và 1. - HS nhắc lại theo que chỉ. + HS quan sát, lắng nghe.
ràng đủ và đúng 4 cách nói của sơ đồ Tách – Gộp số. |
*Mục tiêu: Từ mô hình khối lập phương, học sinh biết thực hiện thao tác Tách – Gộp . Thông qua việc thực hành tách – gộp mô hình khối lập phương, học sinh phát triển năng lực mô hình hoá toán học. Thông qua việc trình bày cách Tách – Gộp số, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học | |
GV chốt ý: Sơ đồ Tách – Gộp số còn được gọi là sơ đồ cấu tạo số. Để ghi đúng sơ đồ cấu tạo số, các con cần thực hiện đúng thao tác tách – gộp số. |
- Tách theo ý mình và nói: + 5 gồm 4 và 1. + 5 gồm 1 và 4
+ 5 gồm 3 và 2 + 5 gồm 2 và 3
dung sơ đồ. |
Nghỉ giữa tiết |
TIẾT 2:
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
Thông qua việc quan sát hình và trình bày, học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. Thông qua cách trình bày, giải thích, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học. | |
+ GV chỉ hình 2 và nói Gộp + GV chỉ hình 3 và nói Gộp + ……… - GV chốt ý: Một số sẽ có một hoặc nhiều sơ đồ Gộp số khác nhau tuỳ theo cách thực hiện thao tác tách số.
GV chốt ý:
+ GV chỉ hình 2 và nói Tách + GV chỉ hình 3 và nói Tách + ……… - GV chốt ý: Một số sẽ có một hoặc nhiều sơ đồ Tách số khác nhau tuỳ theo cách thực hiện thao tác gộp số.
- GV treo tranh và trả lời các câu hỏi. +Tranh vẽ gì ? + Có mấy con gà trống ? Mấy con gà mái? + Có tất cả bao nhiêu con gà? - GV nói yêu cầu bài tập “Hãy nói câu chuyện về số gà trống, gà mái và số gà có tất cả”. - GV gợi ý: + Câu chuyện thứ nhất. “Có ... con gà trống Và ... con gà mái Có tất cả ... con gà” + Câu chuyện thứ hai. “Có tất cả ... Gồm ... Và ...” - GV phân nhóm mảnh ghép (nhóm 4) và phân nhiệm vụ mỗi nhóm chỉ nói 1 câu chuyện. - GV gọi 1 số HS nói trước lớp. * Tích hợp TNXH: “ Đặc điểm khác nhau giữa gà trống và gà mái là gì?” |
-HS lắng nghe và lặp lại.
- HS quan sát, lặp lại yêu cầu đề bài. - HS lắng nghe, quan sát. - HS tự suy luận và thực hiện các hình còn lại.
- HS quan sát và thảo luận.
- HS lắng nghe và lặp lại. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - Gà trống và gà mái. - 1 con gà trống, 2 con gà mái. - Có tất cả 3 con gà. - HS lắng nghe và lắp lại yêu cầu đề bài. - HS lắng nghe và trả lời. + “Có 1 con gà trống Và 2 con gà mái Có tất cả 3 con gà” + “ Có tất cả 3 con gà Gồm 1 con gà trống Và 2 con gà mái ” - HS phân nhóm và thực hiện yêu càu. - HS hoạt động cá nhân. - HS trả lời. |
6. Hoạt động củng cố ( 6 phút) * Mục tiêu: vận dụng kiến thức tách – gộp để viết sơ đồ phù hợp với hình.
Thông qua cách trình bày, giải thích, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học. | |
- GV yêu cầu học lập sơ đồ Tách – Gộp số vào bảng con. - GV có thể yêu cầu HS đọc lại sơ đồ hoặc giải thích vì sao ghi được như thế. - GV cho HS tự thực hiện các hình còn lại. - GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS. |
+ Gộp 2 bạn đi bộ (hoặc 2 bạn nữ) và 1 bạn đi xe ô tô (hoặc 1 bạn nam) được 3 bạn. + Trong hình có 3 bạn gồm 2 bạn đi bộ và 1 bạn đi ô tô.
+ 2 người lớn và 2 bạn nhỏ được 4 người. + Gia đình có 2 người lớn và 2 bạn nhỏ. + Có 4 người gồm 2 nam và 2 nữ. - HS quan sát hình và ghi nhanh sơ đồ vào bảng con. - HS có thể giải thích hình 1: + Gộp 2 bạn đi bộ (hoặc 2 bạn nữ) và 1 bạn đi xe ô tô (hoặc 1 bạn nam) được 3 bạn. + Trong hình có 3 bạn gồm 2 bạn đi bộ và 1 bạn đi ô tô. - HS có thể giải thích hình 2: + 2 người lớn và 2 bạn nhỏ được 4 người. + Gia đình có 2 người lớn và 2 bạn nhỏ. + Có 4 người gồm 2 nam và 2 nữ. Ds- HS lắng nghe, vỗ tay. |
7. Hoạt động ở nhà ( 2 phút) | |
- Chuẩn bị bài Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. |
BẰNG NHAU – NHIỀU HƠN – ÍT HƠN ( 1 tiết )
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng
- HS nhận biết được quan hệ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
- Sử dụng được các thuật ngữ “bằng”, “nhiều hơn”, “ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5.
- Xác định được các nhóm đồ vật có số lượng nhiều hơn trong cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực tư duy và lập luận toán học
- Năng lực giao tiếp toán học.
- Năng lực mô hình hóa toán học.
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, trách nhiệm, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. GV
- Tranh minh họa các nhóm đồ vật: con thỏ, củ cà rốt, xoong (nồi), đèn, ổ cắm...
- SGK
2. HS
- Bút chì, thước kẻ, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG | |
- HS hát tập thể. | |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | |
*Giới thiệu quan hệ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. - Mục tiêu: HS nhận biết được quan hệ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. - PP, kĩ thuật: PP vấn đáp - Nội dung hoạt động: Nhận biết mối quan hệ “bằng nhau” - GV cho HS quan sát tranh số 1 và nhận xét tranh: + Mỗi chú thỏ được ăn mấy củ cà rốt? + GV kết luận: Số chú thỏ đều có 1 củ cà rốt (vừa đủ). Ta nói: Số chú thỏ bằng số củ cà rốt Số củ cà rốt bằng số chú thỏ. hay số chú thỏ và số củ cà rốt bằng nhau. - GV cho HS nhắc lại kết luận. Nhận biết mối quan hệ “nhiều hơn, ít hơn” - GV cho HS quan sát tranh số 2 và nhận xét tranh: + Tranh số 2 và tranh số 1 có gì khác nhau? + Nếu mỗi chú thỏ được 1 củ cà rốt, thì số củ cà rốt sẽ bị thiếu. Ta nói: Số thỏ nhiều hơn số củ cà rốt. Số cà rốt ít hơn số thỏ. - GV hỏi: + Có mấy chú thỏ? + Có mấy củ cà rốt? - GV kết luận: Số thỏ nhiều hơn số cà rốt. Số cà rốt ít hơn số thỏ. | - Quan sát tranh: + Mỗi chú thỏ được 1 củ cà rốt. + HS lắng nghe. + HS nhắc lại kết luận. + Tranh số 2 dư ra 1 chú thỏ (chưa có cà rốt). - HS lắng nghe. - Có 4 chú thỏ - Có 3 củ cà rốt. - HS lắng nghe và nhắc lại kết luận. |
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP | |
So sánh các nhóm đồ vật (con vật) có số lượng trong phạm vi 5. - Mục tiêu: Sử dụng được các thuật ngữ “bằng”, “nhiều hơn”, “ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5. - PP, kĩ thuật: PP vấn đáp, PP thảo luận nhóm. - Nội dung hoạt động: + GV cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi để so sánh số lượng các nhóm đồ vật trong tranh 1, 2, 3, 4. + Yêu cầu HS sử dụng bút chì nối các đồ vật theo mối tương quan 1- 1 (một cái nồi – một cái nắp; một đèn – một ổ cắm....). + Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận: so sánh các nhóm đồ vật trong từng tranh. + GV nhận xét, chỉnh sửa và tuyên dương các nhóm. | - HS thảo luận nhóm đôi, sử dụng bút chì và thước để nối. - Tranh 1: Số nồi bằng số nắp. Số nắp bằng số nồi hay số nồi và số nắp bằng nhau. - Tranh 2: Số đèn nhiều hơn số ổ cắm Số ổ cắm ít hơn số đèn. - Tranh 3: Số bông hoa ít hơn số chim. Số chim nhiều hơn số bông hoa. - Tranh 4: Số chim mẹ bằng số chim con. Số chim con bằng số chim mẹ. hay Số chim mẹ và số chim con bằng nhau. - HS lắng nghe. |
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ | |
- Mục tiêu: Xác định được các nhóm đồ vật có số lượng nhiều hơn trong cuộc sống. - PP, kĩ thuật: PP vấn đáp, trò chơi. + GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Đố bạn” (HS có thể sử dụng đồ dùng trong bộ thực hành hoặc sử dụng các vật thật có tại lớp để đố). | - Ví dụ: + HS đặt lên bàn 3 quyển vở và 2 cây bút chì để bạn so sánh. + HS để 1 khối hộp chữ nhật và 2 khối lập phương lên bàn để bạn so sánh. |
TỔNG KẾT GIỜ HỌC - Nhận xét ưu - nhược điểm giờ học. - Dặn dò. |
CHỦ ĐỀ: CÁC SỐ ĐẾN 10
BÀI: So sánh các số: bằng, lớn hơn, bé hơn
Thời lượng: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng
- HS nhận biết được quan hệ: bằng nhau, lớn hơn, bé hơn giữa các số.
- Sử dụng được các thuật ngữ “bằng”, “lớn hơn”, “bé hơn” để so sánh các số trong phạm vi 5.
- Nhận biết được dãy số 1, 2, 3, 4, 5 được xếp theo thứ tự từ bén đến lớn và ngược lại.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội.
2. Năng lực
- Năng lực tư duy và lập luận toán học
- Năng lực giao tiếp toán học.
- Năng lực mô hình hóa toán học.
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, trách nhiệm, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo viên: 2 bộ thẻ chữ số từ 1 đến 5, một số đồ vật để HS so sánh ở trò chơi
- Học sinh: Bảng con, bút lông, sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3 phút) | |
Tạo hứng thú cho HS để bắt đầu tiết học *PP, HTTC: Trò chơi “đố bạn” *Cách thực hiện: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi đố bạn giữa 2 nhóm. GV nhận xét, tuyên dương nhóm nói đúng nhiều lần | HS chia 2 nhóm tham gia trò chơi so sánh đúng giữa các nhóm đồ vật |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | |
*Giới thiệu quan hệ bằng nhau, lớn hơn, bé hơn. - Mục tiêu: HS nhận biết được quan hệ bằng nhau, lớn hơn, bé hơn. Sử dụng được các thuật ngữ “bằng”, “lớn hơn”, “bé hơn” để so sánh các số trong phạm vi 5. - PP, kĩ thuật: PP trực quan, vấn đáp - Nội dung hoạt động: Nhận biết mối quan hệ “bằng nhau” - GV cho HS quan sát tranh số 1 và nhận xét tranh: + Trong tranh có gì? + Có mấy bông hoa? + Có mấy chú ong? + Mỗi chú ong đậu trên mấy bông hoa? + GV nêu: Mỗi chú ong đều có 1 bông hoa (vừa đủ). Vậy số ong và số hoa như thế nào? -GV nhận xét, KL: Số ong bằng số hoa Vậy: Ba bằng ba. Nhận biết mối quan hệ “lớn hơn, bé hơn” - GV cho HS quan sát tranh số 2 và nhận xét tranh: + Tranh số 2 và tranh số 1 có gì khác nhau? + Nếu mỗi chú ong đậu trên 1 hoa, thì sẽ như thế nào? + Vậy số ong như thế nào so với số hoa? + Có mấy ong? + Có mấy hoa? + GV nhận xét, kết luận: Số ong nhiều hơn số hoa, ta nói: bốn lớn hơn ba. Số hoa ít hơn số ong, ta nói: ba bé hơn bốn. | - Quan sát tranh: + Tranh vẽ có ong và hoa. + Có 3 bông hoa. + Có 3 chú ong. + Mỗi chú ong đậu trên 1 bông hoa. + Số ong bằng số hoa. + HS lắng nghe. Nhắc lại -HS quan sát +HS nêu: Tranh 2 khác tranh 1 do tranh số 2 dư ra 1 chú ong (chưa có bông hoa). + Nếu mỗi chú ong đậu trên 1 hoa, thì số hoa sẽ bị thiếu. + Số ong nhiều hơn số hoa/ Số hoa ít hơn số ong + Có 4 ong. + Có 3 hoa. + HS lắng nghe và nhắc lại kết luận: Bốn lớn hơn ba Ba bé hơn bốn. |
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP: So sánh sắp xếp thứ tự các số | |
*Lập dãy số từ 1 đến 5 (Bài tập 1) Mục tiêu: Nhận biết được dãy số 1, 2, 3, 4, 5 được xếp theo thứ tự từ bén đến lớn và ngược lại PP, kĩ thuật: PP vấn đáp, PP thảo luận nhóm, trò chơi học tập. Nội dung hoạt động: - GV cho HS quan sát các cột hình tròn và các ô tương ứng. - GV cho HS quan sát và thảo luận nhóm đôi hỏi đáp với bạn để nêu đúng số chỉ số hình tròn ở mỗi cột. - Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, chỉnh sửa và tuyên dương. - Sau khi hoàn thành các ô, GV cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số: 1,2,3,4,5. 5,4,3,2,1. *Sắp thứ tự các số trong phạm vi 5 -Yêu cầu HS quan sát các cột hình tròn từ 1 đến 5. Hỏi: + Số hình tròn ở các cột như thế nào? + Số sau như thế nào với số trước? + Số trước như thế nào với số sau? -GV nhận xét, kết luận: Dãy số1,2,3,4,5 được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. số bên trái bé hơn số bên phải/ Số trước bé hơn số sau. Số bên phải lớn hơn số bên trái/số sau lớn hơn số trước. *Dãy số thứ tự trong phạm vi 5(Bài tập 2) -Yêu cầu HS quan sát, nhận xét dãy số bên trái: + Đọc dãy số đầu tiên. + Các sô trong dãy như tăng hay giảm? + Số sau như thế nào với số trước? + Dãy số được xếp theo thứ tự thế nào? -Gv nhận xét, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nhận xét tương tự với dãy số bên phải, rồi chọn thẻ chữ số còn thiếu đặt vào các ô vuông có dấu chấm hỏi. -Trò chơi “Ai nhanh hơn”. GV chia 2 đội thi đua gắn nhanh và đúng các thẻ số còn thiếu vào 2 bảng số. -Kết thúc trò chơi, GV nhận xét bài, tuyên dương đội thắng. *So sánh các số trong phạm vi 5 -Cho HS xem lại hình vẽ các hình tròn ở BT1. Cho HS hỏi – đáp theo cặp so sánh các cặp số kề nhau. -Gọi HS trình bày trước lớp. nhận xét. -Cho HS đọc ĐT để hệ thống lại kiến thức: 1 bé hơn 2 , 2 bé hơn 3,… 4 bé hơn 5. 5 lớn hơn 4,…., 2 lớn hơn 1. *Liên hệ: Cho HS so sánh 2 cặp số bất kì trong phạm vi 5. Nhận xét. *Trò chơi: So sánh hai số (Bài tập 3) -Mỗi lượt GV cho 2 HS tham gia. Mỗi em chọn 1 thẻ số úp trên mặt bàn, cùng nhau lật lên, ai có số lớn hơn thì người đó thắng. | - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm đôi. - Từng nhóm lên thực hiện gắn thẻ số tương ứng vào bên dưới mỗi cột hình tròn: Số mấy? (1) Tại sao bạn gắn 1? (Vì có 1 hình tròn). - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS quan sát, nhận xét: + Số hình tròn ở các cột tăng dần. + Các số lớn dần. số sau lớn hơn số trước + Số trước bé hơn số sau. -HS lắng nghe -Quan sát, nhận xét: + Đọc: 1,2,3. + Các số trong dãy số tăng dần. + Số sau lớn hơn số trước + Dãy số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. -Thảo luận nhóm 4, nhận xét dãy số bên phải: + Các số trong dãy số giảm dần. + Số sau bé hơn số trước + Dãy số được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé. -Chia 2 đội, tham gia trò chơi. -HS hỏi đáp theo căp: + H: 3 hình tròn như thế nào với 4 hình tròn? Đ: 3 hình tròn ít hơn 4 hình tròn H: Vậy 3 như thế nào với 4? Đ: 3 bé hơn 4, 4 lớn 3 HS so sánh -HS tham gia trò chơi. |
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ | |
Mục tiêu: Nhận biết được dãy số 1, 2, 3, 4, 5 được xếp theo thứ tự từ bén đến lớn và ngược lại. PP, kĩ thuật: PP vấn đáp -GV hỏi: + Muốn so sánh các số trong phạm vi 5 ta dựa vào đâu? + Từ 1 đến 5, số trước như thế nào với số sau? + Số sau như thế nào với số trước? |
+ Số trước bé hơn số sau. + Số sau lớn hơn số trước. |
TỔNG KẾT GIỜ HỌC - Nhận xét ưu - nhược điểm giờ học. - Dặn dò. |
CHỦ ĐỀ 1: CÁC SỐ ĐẾN 10
BÀI: Các dấu =, >, <
Thời lượng: 1 tiết, sgk/36
I. Mục tiêu
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng
- HS nhận biết được dấu =. >, <.
- Sử dụng được các dấu =, >, < để so sánh các số trong phạm vi 5.
- Nhận biết được dãy số 1, 2, 3, 4, 5 được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội, An toàn giao thông.
2. Năng lực
- Năng lực tư duy và lập luận toán học : dựa vào các tranh đếm và so sánh số 1, 2, 3, 4, 5.
- Năng lực giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
- Năng lực mô hình hóa toán học. Hình thành cử chỉ ngón tay biểu tượng các dấu >, <.
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, trách nhiệm, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo viên: 2 bộ thẻ chữ số, 4 thẻ dấu, một số đồ vật để HS so sánh ở trò chơi. Hình vẽ phóng to.
- Học sinh: Bảng con, bút lông, sách giáo khoa, khối lập phương, khối chữ nhật( phần củng cố)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3 phút) | |
a)Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS để bắt đầu tiết học b)PP, HTTC: Trò chơi “Hỏi nhanh đáp gọn” c)Cách tiến hành: -Gv hỏi : Để so sánh hai số, em dựa vào đâu? - Tổ chức cho HS chơi trò chơi đố bạn giữa 2 nhóm. VD: _ Đố bạn 4 và 5. _ Đố 3 và 1. GV nhận xét, tuyên dương nhóm nói đúng nhiều lần |
-4 bé hơn 5. - 3 lớn hơn 1. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | |
*Giới thiệu dấu =, >, <. a)Mục tiêu: HS nhận biết được dấu =, >, <. Sử dụng được các thuật ngữ “bằng”, “lớn hơn”, “bé hơn” để so sánh các số trong phạm vi 5. b)PP, kĩ thuật: PP trực quan, vấn đáp c)Cách tiến hành Nhận biết dấu = - GV cho HS quan sát tranh số 1 và nhận xét tranh: + Trong tranh có gì? Hãy nói về tranh. + Có mấy cái tách ? + Có mấy cái dĩa ? + Mỗi cái tách được đặt ở đâu ? + GV nêu: Mỗi cái tách đặt trên 1 cái dĩa (vừa đủ). Vậy số tách và số dĩa như thế nào? -GV nhận xét, KL: Số tách bằng số dĩa. _ GV tiếp tục yêu cầu hs nói về hình vuông và hình tròn. + Có mấy hình vuông?. Gv viết số 3 lên bảng. + Có mấy hình tròn? Gv viết số 3 lên bảng. _ GV vừa chỉ vào cặp số vừa viết trên bảng, yêu cầu HS: so sánh 3 và 3. _ Để viết 3 bằng 3 ta dùng dấu =. Gv vừa nói vừa viết 3 = 3 _ Gv hướng dẫn Hs viết dấu = +Yêu cầu Hs nêu thêm vài trường hợp các cặp số mà em biết có thể bằng nhau. Nhận biết dấu >, < *Dấu > - GV cho HS quan sát tranh số 2 và nhận xét tranh: + Tranh số 2 và tranh số 1 có gì khác nhau? + Nếu mỗi cái tách đặt trên 1 cái dĩa, thì sẽ như thế nào? + Vậy số tách như thế nào so với số dĩa? + Có mấy tách? + Có mấy dĩa? + GV nhận xét, kết luận: Số tách nhiều hơn số dĩa, ta nói: bốn lớn hơn ba. Số dĩa ít hơn số tách, ta nói: ba bé hơn bốn.
+ Hãy so sánh số hình vuông và số hình tròn? + Hãy nói về số hình vuông và số hình tròn? _ Gv chỉ vào cặp số đã viết sẵn trên bảng lớp, yêu cầu hs so sánh 4 và 3 _ Để viết 4 lớn hơn 3 ta dùng dấu > Gv viết dấu > vào giữa hai số 4 > 3. _ GV hướng dẫn Hs viết dấu >. + Hãy nêu các trường hợp khác mà em biết. ** Dấu < Thực hiện như trên. *** THỰC HÀNH SỬ DỤNG DẤU =, >, <. a)Mục tiêu : Hs biết sử dụng các dấu vừa học. b)Trò chơi : Ai nhanh hơn c)Cách tiến hành: Gv tổ chức cho Hs chơi nhóm 4 Hs. 4 em lên bảng mỗi em đứng ở 1 dấu Gv đã gắn. Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đúng, nhanh. HOẠT ĐỘNG 3 : VUI HỌC Cách dùng dấu > , < a)Mục tiêu : Hs biết sử dụng ngón tay để làm biểu tượng dấu >, <. b)Phương pháp: Thảo luận nhóm, trò chơi c)Cách tiến hành: * Hãy nói về tranh. + GV đứng cùng chiều với Hs, đưa tay làm miệng cá sấu. Gv giới thiệu : Tay trái dấu bé hơn < Tay phải dấu lớn hơn > Trò chơi : Ai nhanh, ai đúng GV nói bé hơn, lớn hơn. Gv đưa tay. Gv mời các em đưa tay hoặc nói chưa đúng lên hát và diễn bài Con loăng quoăng. ** GV đặt tay vào giữa hai số đã viết trên bảng Cá sấu há miệng về bên nào thì bên đó lớn hơn. *** Vận dụng: GV viết sẵn vài cặp số trên bảng, cho Hs lên bảng đặt tay để so sánh các cặp số. _ Gv nhận xét, tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG 4 : CỦNG CỐ. Trò chơi : TÔI ĐỐ. a)Mục tiêu : thư giãn, vận dụng cử chỉ ngón tay để so sánh cặp số. b)Phương pháp: nhóm c)Cách tiến hành Cách chơi: + Gv mời mỗi tổ cử 1 bạn đại diện lên nêu căp số cần đố, bạn còn lại sẽ đáp. Gv nhận xét, tổng kết tiết học. | - Quan sát tranh:
+ Tranh vẽ 3 cái tách và 3 cái dĩa. + Có 3 cái tách. + Có 3 cái dĩa. + Mỗi cái tách đặt trên một cái dĩa.
+ Số tách bằng số dĩa. +1 hình vuông nối với 1 hình tròn. Số hình vuông bằng số hình tròn. + Có 3 hình vuông. + Có 3 hình tròn + 3 bằng 3 + HS lắng nghe. Hs viết bảng con dấu = Hs Nhắc lại HS nêu : 1 = 1, 2 = 2, 4 = 4, 5 = 5. -HS quan sát
+HS nêu: Tranh 2 khác tranh 1 do tranh số 2 dư ra 1 cái tách (chưa có cái dĩa lót). + Nếu mỗi cái tách đặt trên 1 cái dĩa, thì số dĩa sẽ bị thiếu. + Số tách nhiều hơn số dĩa Số dĩa ít hơn số tách. + Có 4 tách. + Có 3 dĩa. + HS lắng nghe và nhắc lại kết luận: Bốn lớn hơn ba Ba bé hơn bốn. + Một hình vuông nối với 1 hình tròn, số hình vuông nhiều hơn số hình tròn. + Có 4 hình vuông, có 3 hình tròn. + 4 lớn hơn 3 Hs đọc 4 lớn hơn 3. Hs viết bảng con dấu > Hs nêu : 2 > 1, 3 > 2, 4 > 1.... > < > < *Khi nghe hiệu lệnh các em sẽ lấy thẻ dấu của mình để gắn vào các cặp số cô đã gắn trên bảng, VD : 4........5, 3..........1, 5......2 _ Hs chơi, các nhóm cổ vũ, nhận xét. + Hs nói về tranh theo quan sát của mình. Hs làm theo. Hs làm và nói theo. Hs đưa tay. Hs nói. Hs vui chơi. Hs nói nhiều lần :Há miệng bên nào bên đó lớn hơn. Hs thực hiện trên bảng lớp. Hs nhận xét. _ Hs mỗi nhóm lên tham gia trò chơi. Các hs khác cổ vũ, nhận xét. |
CHỦ ĐỀ 2: CÁC SỐ ĐẾN 10
BÀI: SỐ 6 (tiết 1)
- Đếm, lập số, đọc, viết số 6.
- Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 6.
- Làm quen số thứ tự trong phạm vi 6.
Vận dụng thuật ngữ, nói được câu sử dụng số thứ tự.
- So sánh các số trong phạm vi 6.
- Phân tích, tổng hợp số.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Mục tiêu:
Phương pháp – Hình thức: Trò chơi. Cách tiến hành:
GV treo sẵn 4 bài điền dấu, mỗi em sẽ điền dấu vào bài. Đội nào xong trước sẽ thắng
Mục tiêu:
Phương pháp – Hình thức: Trực quan, Giảng giải – minh họa, thực hành. Cách tiến hành:
+ Có mấy con bướm? + Có mấy chấm tròn? - GV nói: có 6 con bướm, có 6 chấm tròn, ta có số 6.
Qua hoạt động 2:
Mục tiêu:
Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành – luyện tập, làm việc nhóm. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn học sinh sử dụng ngón tay, khối lập phương để đếm và lập số. - GV vỗ tay lần lượt từ 1 tới 6 cái và ngược lại. - GV chia nhóm 5 và phân công nhiệm vụ: (HS sẽ lần lượt thay đổi nhiệm vụ) + 1 HS vỗ tay. + 1 HS bật ngón tay. + 1 HS viết bảng con. + 1 HS xếp khối lập phương. + 1 HS tìm thẻ số gắn lên bảng cài.
Qua hoạt động 3:
NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (1 phút)
(không dùng sách giáo khoa) Mục tiêu: Phân tích tổng hợp số. Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành – luyện tập. - GV ra hiệu lệnh. - GV hệ thống lại, đặt 3 bảng con của 3 học sinh trên bảng lớp, tổ chức cho HS đọc sơ đồ.
Qua hoạt động 4:
5. Hoạt động 5: Củng cố. (4 phút) Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội kết nối kiến thức vừa học với thực tiễn cuộc sống, giao tiếp toán học. Phương pháp, hình thức: Trò chơi, gợi mở - vấn đáp. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Truyền điện - GV hướng dẫn cách chơi, nêu yêu cầu: đếm nhanh từ 1 đến 6 những đồ vật có trong lớp. Qua hoạt động 5:
TIẾT 2 : Hoạt động 1: LUYỆN TẬP Mục tiêu: Giúp HS nhận biết thứ tự dãy số và so sánh số trong phạm vi 6. Phương pháp, hình thức: Quan sát, thảo luận, vấn đáp Cách tiến hành: Bài 1: a)HS thảo luận rồi viết số vào bên dưới mỗi cột chấm tròn. b)HS thảo luận rồi viết số còn thiếu vào dãy số đã cho. c)Các em dùng thẻ chữ số chơi so sánh số. d)HS chọn những số bé hơn 6. Bài 2: Tìm số và giải thích cách làm GV giới thiệu các biển báo giao thông:
Thông qua việc trình bày cách tách – gộp số, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học và có tích hợp thêm An toàn giao thông. Hoạt động 2: Củng cố Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội kết nối kiến thức vừa học với thực tiễn cuộc sống, giao tiếp toán học. Phương pháp, hình thức: Trò chơi, gợi mở - vấn đáp. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Đố bạn - GV hướng dẫn cách chơi:
Qua hoạt động 2:
|
* Dự kiến sản phẩm: các nhóm được tạo, thái độ tham gia của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS tham gia chơi vui, sôi nổi, điền dấu đúng và nhanh. - HS đếm và trả lời + Có 6 con bướm. + Có 6 chấm tròn. - HS lắng nghe. - HS nhận biết số 6 và đọc số theo dãy, cả lớp. - HS quan sát. - HS viết số 6 vào bảng con và đọc “sáu”. - HS viết bảng con các số từ 1 đến 6. - HS đọc xuôi, ngược dãy số vừa viết. * Dự kiến sản phẩm: HS nhận biết được số 6; đọc, viết được số 6, đếm xuôi, ngược dãy số từ 1 đến 6. * Tiêu chí đánh giá: đọc to, rõ số dãy số từ 1 đến 6, viết số 6 đúng mẫu. - HS bật ngón tay lần lượt từ 1 đến 6 ngón, (bật từng ngón như sách giáo khoa trang 38) vừa bật ngón tay vừa đếm. Một, hai, ba,…. Và ngược lại: sáu, , bốn … - HS lấy 6 khối lập phương rồi đếm lần lượt từ 1 đến 6. - HS thực hành trong nhóm. * Dự kiến sản phẩm: HS biết tìm thẻ số 6, bật ngón tay, viết số 6, xếp 6 khối lập phương. * Tiêu chí đánh giá: tìm được thẻ số 6, viết số 6 đúng mẫu, xếp đúng 6 khối lập phương, bật ngón tay đúng đến 6, làm việc nhóm hiệu quả. - Lớp trưởng điều khiển. - Mỗi HS để 6 khối lập phương trên bàn. - HS tự tách 6 khối lập phương thành hai phần bất kì. (cá nhân). - HS viết trường hợp tách của mình vào sơ đồ tách - gộp số trên bảng con. - HS trình bày (đưa bảng con, nói cấu tạo số 6. Ví dụ: gồm 5 và 1, 6 gồm 4 và 2, ...) - HS đọc các sơ đồ tách - gộp 6 theo que chỉ và hướng dẫn của GV. (Mỗi sơ đồ đọc 4 cách) Ví dụ: + 6 gồm 1 và 5 + 6 gồm 5 và 1 + Gộp 1 và 5 được 6 + Gộp 5 và 1 được 6 - HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp. * Dự kiến sản phẩm: : thao tác và trình bày được cách thực hiện tách – gộp 6. * Tiêu chí đánh giá: thực hiện đúng thao tác tách – gộp, viết được sơ đồ và nói đúng nội dung sơ đồ tách – gộp 6.
* Tiêu chí đánh giá: nêu đúng yêu cầu và giải thích hợp lí, nói to rõ.
|
Hoạt động 3: Hoạt động ở nhà ( 1 phút) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học. - Về nhà tập thực hiện lại thao tác tách – gộp 6, ghi và đọc lại các sơ đồ theo thao tác. (thực hiện nhiều cách khác nhau). - Tìm những đồ vật trong nhà từ 1 đến 6 - Chuẩn bị bài Số 7 (tiết 1) |
|
BÀI: SỐ 7 (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đếm, lập số, đọc, viết số 7.
- Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 7.
- Làm quen số thứ tự trong phạm vi 7.
Vận dụng thuật ngữ, nói được câu sử dụng số thứ tự.
- So sánh các số trong phạm vi 7.
- Phân tích, tổng hợp số.
2. Phẩm chất:
3. Năng lực chung:
4. Năng lực đặc thù:
II. CHUẨN BỊ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Mục tiêu:
Phương pháp – Hình thức: Trò chơi. Cách tiến hành:
+ 6 bạn gồm 3 nam và còn lại là nữ. + 6 bạn gồm 1 nữ và còn lại là nam. + 6 bạn gồm 2 cao và còn lại là thấp.
Mục tiêu:
Phương pháp – Hình thức: Trực quan, Giảng giải – minh họa, thực hành. Cách tiến hành:
+ Có mấy que kem? + Có mấy chấm tròn? - GV nói: có 7 que kem, có 7 chấm tròn, ta có số 7.
Qua hoạt động 2:
Mục tiêu:
Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành – luyện tập, làm việc nhóm. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn học sinh sử dụng ngón tay, khối lập phương để đếm và lập số. - GV vỗ tay lần lượt từ 1 tới 7 cái và ngược lại. - GV chia nhóm 5 và phân công nhiệm vụ: (HS sẽ lần lượt thay đổi nhiệm vụ) + 1 HS vỗ tay. + 1 HS bật ngón tay. + 1 HS viết bảng con. + 1 HS xếp khối lập phương. + 1 HS tìm thẻ số gắn lên bảng cài.
Qua hoạt động 3:
NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (1 phút)
(không dùng sách giáo khoa) Mục tiêu: Phân tích tổng hợp số. Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành – luyện tập. - GV ra hiệu lệnh. - GV hệ thống lại, đặt 3 bảng con của 3 học sinh trên bảng lớp, tổ chức cho HS đọc sơ đồ.
Qua hoạt động 4:
5. Hoạt động 5: Củng cố. (4 phút) Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội kết nối kiến thức vừa học với thực tiễn cuộc sống, giao tiếp toán học. Phương pháp, hình thức: Trò chơi, gợi mở - vấn đáp. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Truyền điện - GV hướng dẫn cách chơi, nêu yêu cầu: đếm nhanh từ 1 đến 7 những đồ vật có trong lớp. - GV hỏi: Sau cơn mưa các em sẽ thấy gì trên bầu trời? - GV hỏi: Cầu vồng có mấy màu? - GV giúp học sinh nói bảy màu cầu vồng. - GV hỏi tiếp: Vậy các em có biết cái gì luôn luôn có 7 ngoài cầu vồng có 7 màu? Các em hãy tìm giúp cô? Qua hoạt động 5:
Dặn dò: (1 phút) - Về nhà tập thực hiện lại thao tác tách – gộp 7, ghi và đọc lại các sơ đồ theo thao tác. (thực hiện nhiều cách khác nhau). - Nói lại tên 7 màu sắc cầu vồng. - Chuẩn bị bài Số 7 (tiết 2) |
* Dự kiến sản phẩm: các nhóm được tạo, thái độ tham gia của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS tham gia chơi vui, sôi nổi, tạo nhóm nhanh, đúng yêu cầu. - HS đếm và trả lời + Có 7 que kem. + Có 7 chấm tròn. - HS lắng nghe. - HS nhận biết số 7 và đọc số theo dãy, cả lớp. - HS quan sát. - HS viết số 7 vào bảng con và đọc “Bảy”. - HS viết bảng con các số từ 1 đến 7. - HS đọc xuôi, ngược dãy số vừa viết. * Dự kiến sản phẩm: HS nhận biết được số 7; đọc, viết được số 7, đếm xuôi, ngược dãy số từ 1 đến 7. * Tiêu chí đánh giá: đọc to, rõ số dãy số từ 1 đến 7, viết số 7 đúng mẫu. - HS bật ngón tay lần lượt từ 1 đến 7 ngón, (bật từng ngón như sách giáo khoa trang 40) vừa bật ngón tay vừa đếm. Một, hai, ba,…. Và ngược lại: bảy, sáu, năm … - HS lấy 7 khối lập phương rồi đếm lần lượt từ 1 đến 7. - HS thực hành trong nhóm. * Dự kiến sản phẩm: HS biết tìm thẻ số 7, bật ngón tay, viết số 7, xếp 7 khối lập phương. * Tiêu chí đánh giá: tìm được thẻ số 7, viết số 7 đúng mẫu, xếp đúng 7 khối lập phương, bật ngón tay đúng đến 7, làm việc nhóm hiệu quả. - Lớp trưởng điều khiển. - Mỗi HS để 7 khối lập phương trên bàn. - HS tự tách 7 khối lập phương thành hai phần bất kì. (cá nhân). - HS viết trường hợp tách của mình vào sơ đồ tách - gộp số trên bảng con. - HS trình bày (đưa bảng con, nói cấu tạo số 7. Ví dụ: 7 gồm 6 và 1, 7 gồm 5 và 2, ...) - HS đọc các sơ đồ tách - gộp 7 theo que chỉ và hướng dẫn của GV. (Mỗi sơ đồ đọc 4 cách) Ví dụ: + 7 gồm 1 và 6 + 7 gồm 6 và 1 + Gộp 1 và 6 được 7 + Gộp 6 và 1 được 7 - HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp. * Dự kiến sản phẩm: : thao tác và trình bày được cách thực hiện tách – gộp 7. * Tiêu chí đánh giá: thực hiện đúng thao tác tách – gộp, viết được sơ đồ và nói đúng nội dung sơ đồ tách – gộp 7.
* Dự kiến sản phẩm: : đếm được những đồ vật trong lớp từ 1 đến 7, biết 7 màu cầu vồng. * Tiêu chí đánh giá: đếm to, rõ, biết liên hệ thực tế. |
CHỦ ĐỀ 2: CÁC SỐ ĐẾN 10
BÀI: SỐ 8 ( 2 tiết )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đếm, lập số, đọc, viết số 8.
- Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 8.
- Làm quen số thứ tự trong phạm vi 8.
Vận dụng thuật ngữ, nói được câu sử dụng số thứ tự.
- So sánh các số trong phạm vi 8.
- Phân tích, tổng hợp số. Giới thiệu bảng tách – gộp số 8.
2. Phẩm chất:
3. Năng lực chung:
4. Năng lực đặc thù:
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG HỌC SINH |
TIẾT 1 I.Hoạt động 1: Khởi động. (2 phút) 1)Mục tiêu:
2)Phương pháp – Hình thức: Trò chơi. 3)Cách tiến hành:
Nhóm 6 ( 3 nam 3 nữ) Nhóm 5 ( 2 nam 3 nữ) II.Hoạt động 2: Giới thiệu số 8 (12 phút) 1.Mục tiêu:
2.Phương pháp – Hình thức: Trực quan, Giảng giải – minh họa, thực hành. 3.Cách tiến hành: a)Lập số
+ Có mấy con chim? + Có mấy chấm tròn? - GV nói: có 8 con chim, có 8 chấm tròn, ta có số 8. b)Đọc viết, số 8
Qua hoạt động 2:
III.Hoạt động 3: Thực hành đếm, lập số (8 phút) 1)Mục tiêu:
2)Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành – luyện tập, làm việc nhóm. 3)Cách tiến hành: - GV hướng dẫn học sinh sử dụng ngón tay, khối lập phương để đếm và lập số. GV vỗ tay lần lượt từ 1 tới 8 cái và ngược lại. - GV chia nhóm 5 và phân công nhiệm vụ: (HS sẽ lần lượt thay đổi nhiệm vụ) + 1 HS vỗ tay. + 1 HS bật ngón tay. + 1 HS viết bảng con. + 1 HS xếp khối lập phương. + 1 HS tìm thẻ số gắn lên bảng cài.
Qua hoạt động 3: Thông qua việc thực hành đếm, lập số, học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
IV. Hoạt động 4: Đếm xe và trả lời câu hỏi (6 phút) 1)Mục tiêu: Tập cho học sinh dùng quen số thứ tự. 2)Phương pháp – Hình thức: Trực quan, vấn đáp 3)Cách tiến hành:
TIẾT 2 V.Hoạt động 5: Luyện tập (25 phút) 1)Mục tiêu: Cho học sinh luyện tập lại các kiến thức vừa học. 2)Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành, thảo luận. 3)Cách tiến hành: Bài 1: Nói các cách tách và gộp 8:
Bài 2: >, <, =
Bài 3:Mỗi con vật có mấy chân?
Qua hoạt động 5:
Thông qua việc trình bày cách tách – gộp số, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học. VI. Hoạt động 6: Củng cố. (4 phút) 1)Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội kết nối kiến thức vừa học với thực tiễn cuộc sống, giao tiếp toán học. 2)Phương pháp, hình thức: Trò chơi, gợi mở - vấn đáp. 3)Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Truyền điện - GV hướng dẫn cách chơi, nêu yêu cầu: đếm nhanh từ 1 đến 8 những đồ vật có trong lớp. - HS về thực hiện các hoạt động ở nhà: nói trôi chảy cách tách – gộp 6, 7, 8 Qua hoạt động 6:
|
* Dự kiến sản phẩm: các nhóm được tạo, thái độ tham gia của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS tham gia chơi vui, sôi nổi, kết nhóm đúng và nhanh. HS đếm và trả lời + Có 8 con chim. + Có 8 chấm tròn. - HS lắng nghe. - HS nhận biết số 8 và đọc số theo dãy, cả lớp. - HS quan sát. - HS viết số 8 vào bảng con và đọc “tám”. - HS viết bảng con các số từ 1 đến 8. - HS đọc xuôi, ngược dãy số vừa viết. * Dự kiến sản phẩm: HS nhận biết được số 8; đọc, viết được số 8, đếm xuôi, ngược dãy số từ 1 đến 8. * Tiêu chí đánh giá: đọc to, rõ số dãy số từ 1 đến 8, viết số 8 đúng mẫu. HS bật ngón tay lần lượt từ 1 đến 8 ngón, (bật từng ngón như sách giáo khoa trang 42) vừa bật ngón tay vừa đếm. Một, hai, ba,…. Và ngược lại: tám, bảy,sáu, năm, bốn … - HS lấy 8 khối lập phương rồi đếm lần lượt từ 1 đến 8. - HS thực hành trong nhóm. * Dự kiến sản phẩm: HS biết tìm thẻ số 8, bật ngón tay, viết số 8, xếp 8 khối lập phương. * Tiêu chí đánh giá: tìm được thẻ số 8, viết số 8 đúng mẫu, xếp đúng 8 khối lập phương, bật ngón tay đúng đến 8, làm việc nhóm hiệu quả.
* Dự kiến sản phẩm: : HS biết dúng số 8 để chỉ có 8 đồ vật * Tiêu chí đánh giá: nói được số lượng xe
|
Bài: SỐ 9
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: HS biết:
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập phương để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: 9 khối lập phương, các thẻ chữ số từ 1 đến 9
- HS: 9 khối lập phương
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
TIẾT 1 1. Khởi động: Trò chơi “Tiếp sức” (3 phút) * Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học * PP: Trò chơi * HT: Cả lớp * Dự kiến sản phẩm HS: HS tham gia tích cực, câu trả lời của HS * Cách thực hiện: - GV chuẩn bị 3 sơ đồ tách- gộp trên bảng, HS sẽ nghe hiệu lệnh yêu cầu của GV nhanh chóng di chuyển lên sơ đồ chọn thẻ số thích hợp. Sau đó, nhanh chóng quay trở về đập tay tiếp sức cho bạn tiếp theo thực hiện yêu cầu mới. - GV nhận xét chung 2. Bài học và thực hành a/Hoạt động 1: Giới thiệu số 9 (10 phút) *Mục tiêu: Biết đếm, lập số, đọc, viết số 9 *PP: Giảng giải, Hỏi- đáp, Trực quan *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: HS đếm, lập số, viết số, câu trả lời của HS. * Cách thực hiện: - GV đưa tranh trái măng cụt và hỏi: + Tranh vẽ gì ? Có bao nhiêu trái măng cụt ? - GV đưa chấm tròn và hỏi: Có bao nhiêu chấm tròn? - GV: Có 9 trái măng cụt, có 9 chấm tròn, ta có số 9 - GV giới thiệu bài: Số 9 - GV :Số 9 được viết bằng chữ số 9, đọc là “ chín ” - GV đọc mẫu: “ Chín” - GV hướng dẫn viết số 9 - GV nhận xét - GV chốt, chuyển hoạt động b/ Hoạt động 2: Thực hành đếm, lập số (10 phút) *Mục tiêu: Đếm, lập số *PP: Thảo luận nhóm , Hỏi- đáp, Trực quan *HT: Cả lớp, nhóm *Dự kiến sản phẩm HS: HS thao tác đếm ngón tay thành thạo, biết lập số, câu trả lời của HS, thao tác trên đồ dùng tốt * Cách thực hiện: - GV vỗ tay 9 cái và hỏi: Cô vừa vỗ tay mấy cái? - GV yêu cầu HS bật ngón tay lần lượt từ 1 tới 9 - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm + 1 bạn: vỗ tay + 1 bạn: đếm khối lập phương + 1 bạn: bật ngón tay + 1 bạn: viết bảng con - GV quan sát, nhận xét, tuyên dương nhóm HS c/ Hoạt động 3: Tách – gộp 9 (8 phút) *Mục tiêu: Phân tích, tổng hợp số. Giới thiệu bảng tách – gộp 9 *PP: Thảo luận nhóm, Đàm thoại *HT: Cả lớp, nhóm *Dự kiến sản phẩm HS: HS thao tác trên đồ dùng tốt, biết đọc sơ đồ tách – gộp * Cách thực hiện: - GV thao tác trên bảng: Cô có mấy khối lập phương? - GV yêu cầu HS lấy 9 khối lập phương để lên bàn - GV yêu cầu HS tách 9 khối vuông thành 2 phần bất kỳ, ghi vào sơ đồ tách – gộp - GV thao tác trên bảng: 9 gồm 8 và 1… - GV hệ thống lại: đặt 4 bảng con của HS lên bảng - GV thiết lập bảng tách – gộp thu gọn - GV chốt 3. Đất nước em (5 phút) *Mục tiêu: Giới thiệu Cửu Đỉnh (9 cái đỉnh) nằm ở Thành phố Huế; xác định vị trí của tỉnh Thừa Thiên – Huế trên bản đồ Việt Nam *PP: Giảng giải, hỏi- đáp, nhóm *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: HS xác định vị trí của tỉnh Thừa Thiên – Huế trên bản đồ Việt Nam * Cách thực hiện: - GV đưa hình ảnh và giới thiệu về Cửu Đỉnh - GV hỏi: Cửu Đình có nghĩa là gì? Nằm ở thành phố nào ? - HS thảo luận xác định vị trí tỉnh Thừa Thiên – Huế trên bản đồ Việt Nam - GV đưa hình ảnh bản đồ Việt Nam - GV nhận xét, chốt ý TIẾT 2 4 .Thực hành – Luyện tập Bài 1: ( 11 phút ) *Mục tiêu: Nhận biết được thứ tự của dãy số từ 1 đến 9 *PP: Trực quan, Thực hành, Hỏi - đáp *HT: Cả lớp, nhóm *Dự kiến sản phẩm HS: HS biết lập dãy số, câu trả lời của HS, quá trình làm việc nhóm của HS. * Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS đếm và chọn thẻ số tương ứng với số chấm tròn - GV nhận xét - GV yêu cầu HS đọc dãy số trên bảng: Từ 1 đến 9; Từ 9 đến 1
“ ?” ở các dãy số - GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm việc tốt Bài 2: (11 phút ) *Mục tiêu: Viết sơ đồ tách- hợp theo nhiều dấu hiệu khác nhau *PP: Hỏi - đáp, Nhóm, Giảng giải *HT: Cả lớp, nhóm *Dự kiến sản phẩm HS: Câu trả lời của HS, thao tác của HS trên đồ dùng, quá trình hoạt động nhóm * Cách thực hiện: - GV hỏi: + Bức tranh vẽ gì? + 4 ngôi nhà có điểm gì đặc biệt ? + Tại sao nhà của mèo lại có số như vậy ?
Mở rộng:
- GV yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ tách – gộp dựa trên 2 dấu hiệu trên - GV nhận xét, chốt nội dung Bài 3: ( 8 phút ) *Mục tiêu: So sánh các số trong phạm vi 9 *PP: Trò chơi, Nhóm *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: HS tham gia thảo luận tích cực * Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bài tập - GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” - GV chia lớp thành 3 tổ. Các tổ nhanh chóng chuyền bảng của tổ lần lượt xuống từng bàn rồi điền nhanh kết quả bài tập vào bảng. Nhóm nào nhanh hơn, đúng nhiều hơn là nhóm chiến thắng. - GV nhận xét, chốt ý
*Mục tiêu: Ôn lại nội dung bài học *PP: Hỏi - đáp *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: Câu trả lời của HS * Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc bảng tách – gộp 9 - GV hỏi: + Cửu Đỉnh có nghĩa là gì ? + Em có biết tên con sông nào ở nước ta có tiếng Cửu ? + Em biết gì về sông Cửu Long ?
| - Cả lớp tham gia
+ Tranh vẽ trái măng cụt và có 9 trái măng cụt
- HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp - HS quan sát, lắng nghe, thực hiện viết vào bảng con - HS nhận xét bảng của bạn - HS lắng nghe - HS trả lời: 9 cái -HS bật ngón tay theo tiếng vỗ tay của GV - HS làm việc nhóm 4 và thực hiện xoay vòng cho nhau - Đại diện nhóm thực hiện - HS nhận xét - 9 khối lập phương - HS đếm và lấy 9 khối lập phương - HS tách làm 2 phần và viết sơ đồ tách – gộp vào bảng con - HS làm việc nhóm 2 chia sẻ cho bạn sơ đồ đã viết - HS trình bày - HS quan sát - HS luân phiên lên bảng viết để hoàn thiện bảng thu gọn - HS đọc các sơ đồ tách gộp - HS lắng nghe - HS trả lời - HS làm việc nhóm 2 - HS trình bày, chỉ vị trí tỉnh trên bản đồ - HS nhận xét, bổ sung
+ Mèo, gà, vịt, ếch và 4 ngôi nhà + Đều là sơ đồ tách – gộp + Có 8 con mèo gồm 1 mèo mẹ và 7 mèo con
- HS trả lời: Vịt và ếch biết bơi; Gà và mèo không biết bơi. - HS thực hiện trên bảng con - HS trình bày - HS nhận xét, bổ sung - HS làm việc nhóm đôi - HS đọc cá nhân, tổ, lớp - HS tham gia trò chơi - Đại diện các nhóm trình bày - HS nhận xét, bổ sung - Cả lớp đồng thanh đọc bài làm - HS đọc 4 cách - HS trả lời + 9 cái đỉnh + Sông Cửu Long +………
|
CHỦ ĐỀ: CÁC SỐ ĐẾN 10
BÀI : SỐ 0 ( 1 tiết )
I. Mục tiêu
1.1 Phẩm chất chủ yếu:
1.2. Năng lực chung:
1.3. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập phương để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các thẻ chữ số từ 0 đến 9, thẻ chấm tròn
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động (tập thể - 5 phút) 1.1. Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học 1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS tham gia tích cực, câu trả lời của HS 1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS tham gia tích cực sôi nổi, câu trả lời đúng của HS - GV đánh giá HS. 1.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV tổ chức trò chơi “Gộp số” theo tổ để được 5, 6, 7, 8, 9. - GV tiến hành đưa ra các hiệu lệnh: Gộp 3 nam và 5 nữ. HS các tổ nhanh chóng điền nhanh vào bảng tách – gộp và đọc to kết quả: 3 nam và 5 nữ được 8 bạn. Tổ nào nhanh hơn và đúng nhiều hơn thì giành chiến thắng - GV nhận xét chung - GV dẫn dắt vào bài mới | - Cả lớp tham gia
|
2. Khám phá 1: Giới thiệu số 0 (Tập thể, nhóm - 10 phút) 2.1. Mục tiêu: HS nhận biết biểu tượng số 0; biết đọc, viết số 0. 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, sản phẩm viết bảng con của HS 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Câu trả lời đúng, sản phẩm viết bảng đẹp của HS - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 2.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV đưa tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? Câu hỏi gợi mở: + Thỏ có bao nhiêu củ cà rốt ? + Thỏ đang làm gì với những củ cà rốt đó ? + Sau mỗi lần ăn, trên đĩa còn lại mấy củ cà rốt? - GV yêu cầu HS đính thẻ chấm tròn tương ứng với số củ cà rốt có trên đĩa - GV hướng dẫn HS nói: + Có 3 củ cà rốt, có 3 chấm tròn, ta có số 3 + Có 2 củ cà rốt, có 2 chấm tròn, ta có số 2 + Có 1 củ cà rốt, có 1 chấm tròn, ta có số 1 + Không có củ cà rốt, không có chấm tròn, ta có số 0 - GV yêu cầu HS đọc dãy số 3, 2, 1, 0 - GV giới thiệu bài: Số 0 - GV : Số 0 được viết bằng chữ số 0, đọc là “ không ” - GV đọc mẫu: “ Không” - GV hướng dẫn viết số 0 - GV nhận xét - GV chốt, chuyển hoạt động |
+ Thỏ có 3 củ cà rốt + Ăn 1 củ, còn 2 + Ăn tiếp 1 củ, còn 1 + Ăn nốt, không còn củ nào
- HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp - HS quan sát, lắng nghe, thực hiện viết vào bảng con - HS nhận xét bảng của bạn - HS lắng nghe |
2. Khám phá 2: Thực hành đếm, lập số (Tập thể, nhóm- 10 phút) 2.1. Mục tiêu: HS biết đếm, lập số 0 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thao tác đếm ngón tay, câu trả lời của HS 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS thao tác đếm ngón tay thành thạo - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 2.4 Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV đưa 2 tay lên vỗ nhưng 2 tay không chạm nhau, không tạo ra tiếng và hỏi: Cô vừa vỗ tay mấy cái? - GV hướng dẫn HS cách biểu thị số 0 bằng cách - GV yêu cầu HS bật ngón tay lần lượt từ 0 tới 9 - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm + 1 bạn: vỗ tay + 1 bạn: đếm khối lập phương + 1 bạn: bật ngón tay + 1 bạn: viết bảng con - GV quan sát, nhận xét, tuyên dương nhóm HS | - HS trả lời: 0 cái - HS thực hiện nắm tay lại - HS bật ngón tay theo tiếng vỗ tay của GV - HS làm việc nhóm 4 và thực hiện xoay vòng cho nhau - Đại diện nhóm thực hiện - HS nhận xét |
3. Khám phá 3: Thực hành sắp thứ tự số (cá nhân, nhóm, tập thể – 5 phút) 3.1. Mục tiêu: HS nhận biết được thứ tự dãy số từ 0 đến 9 3.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các dãy số HS đã sắp xếp, câu trả lời của HS 3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS sắp số theo đúng thứ tự có trong dãy số - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 3.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV yêu cầu HS đếm và chọn thẻ số tương ứng với số chấm tròn - GV nhận xét - GV yêu cầu HS đọc dãy số trên bảng: Từ 0 đến 9; Từ 9 đến 0
|
|
4. Khám phá 4: Thực hành so sánh số (tập thể, nhóm – 5 phút) 4.1. Mục tiêu: HS biết so sánh các số với 0 4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Sản phẩm bài tập nhóm của HS 4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS làm đúng các bài tập so sánh – HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 4.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bài tập - GV nhận xét, chốt ý | - HS làm việc nhóm 2 - Đại diện các nhóm trình bày - HS nhận xét, bổ sung - Cả lớp đồng thanh đọc bài làm |
5. Củng cố (nhóm – 3 phút) 5.1. Mục tiêu: Ôn lại nội dung bài học 5.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Sản phẩm sơ đồ tách – gộp của HS 5.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS tham gia trò chơi tích cực; HS biết viết sơ đồ tách, gộp – HS đánh giá HS, GV đánh giá HS 5.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV tổ chức cho HS chơi “ Tập tầm vông” với khối lập phương + Sau khi một bạn xòe tay ra, bạn kia điền số vào sơ đồ tách – gộp - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có bài làm tốt | - HS tham gia trò chơi nhóm đôi - Đại diện các nhóm trinh bày sơ đồ tách – gộp - HS nhận xét, bổ sung |
CHỦ ĐỀ: CÁC SỐ ĐẾN 10
BÀI : SỐ 10 ( 3 tiết )
I. Mục tiêu
1.1 Phẩm chất chủ yếu:
1.2. Năng lực chung:
1.3. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập phương để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- 10 khối lập phương, các thẻ chữ số, thẻ chấm tròn
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- 10 khối lập phương, các thẻ chữ số
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1
1. Khởi động (tập thể - 5 phút) 1.1. Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học 1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS tham gia tích cực, câu trả lời của HS 1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS tham gia tích cực sôi nổi, câu trả lời đúng của HS - GV đánh giá HS. 1.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV tổ chức trò chơi “Gộp số” theo tổ để được 5, 6, 7, 8, 9. - GV tiến hành đưa ra các hiệu lệnh: Gộp 3 nam và 5 nữ. HS các tổ nhanh chóng điền nhanh vào bảng tách – gộp và đọc to kết quả: 3 nam và 5 nữ được 8 bạn. Tổ nào nhanh hơn và đúng nhiều hơn thì giành chiến thắng - GV nhận xét chung - GV dẫn dắt vào bài mới | - Cả lớp tham gia
|
2. Khám phá 1: Giới thiệu số 10 (tập thể, cá nhân- 10 phút) 2.1. Mục tiêu: HS biết đọc, lập số, viết số 10. 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, sản phẩm viết bảng con của HS 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Câu trả lời đúng, sản phẩm viết bảng đúng của HS - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 2.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV đưa tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? Câu hỏi gợi mở: + Gà mẹ đẻ được mấy quả trứng ? + Sau mỗi lần đẻ thêm, số quả trứng có được là mấy? - GV yêu cầu HS đính thẻ chấm tròn tương ứng với số quả trứng - GV hướng dẫn HS nói: + Có 7 quả trứng, có 7 chấm tròn, ta có số 7 + Có 8 quả trứng, có 8 chấm tròn, ta có số 8 + Có 9 quả trứng, có 9 chấm tròn, ta có số 9 + Có 10 quả trứng, có 10 chấm tròn, ta có số 10 - GV yêu cầu HS đọc dãy số 7, 8, 9, 10. - GV giới thiệu bài: Số 10 - GV :Số 10 được viết bởi 2 chữ số: chữ số 1 và chữ số 0, đọc là “ mười ” - GV đọc mẫu: “ Mười” - GV hướng dẫn viết số 10 - GV nhận xét - GV chốt, chuyển hoạt động |
+ Gà mẹ đẻ được 7 quả trứng + Đẻ thêm 1 quả được 8 quả trứng Đẻ thêm 1 quả được 9 quả trứng Đẻ thêm 1 quả được 10 quả trứng
- HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp - HS quan sát, lắng nghe, thực hiện viết vào bảng con - HS nhận xét bảng của bạn - HS lắng nghe |
2. Khám phá 2: Thực hành đếm, lập số (tập thể, nhóm- 10 phút) 2.1. Mục tiêu: HS biết đếm, lập số 10 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thao tác đếm ngón tay, câu trả lời của HS 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS thao tác đếm ngón tay thành thạo - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 2.4 Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV vỗ tay 10 cái và hỏi: Cô vừa vỗ tay mấy cái? - GV yêu cầu HS bật ngón tay lần lượt từ 1 tới 10 - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm + 1 bạn: vỗ tay + 1 bạn: đếm khối lập phương + 1 bạn: bật ngón tay + 1 bạn: viết bảng con - GV quan sát, nhận xét, tuyên dương nhóm HS | - HS trả lời: 10 cái - HS bật ngón tay theo tiếng vỗ tay của GV - HS làm việc nhóm 4 và thực hiện xoay vòng cho nhau - Đại diện nhóm thực hiện - HS nhận xét |
3. Khám phá 3: Thực hành tách – gộp 10 (nhóm, tập thể – 8 phút) 3.1. Mục tiêu: HS biết phân tích, tổng hợp số, hình thành bảng tách – gộp 10 3.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thao tác trên đồ dùng, biết đọc sơ đồ tách – gộp 3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS thao tác trên đồ dùng tốt, biết đọc sơ đồ tách, gộp theo 4 cách - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 3.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV thao tác trên bảng: Cô có mấy khối lập phương? - GV yêu cầu HS lấy 10 khối lập phương để lên bàn - GV yêu cầu HS tách 10 khối vuông thành 2 phần bất kỳ, ghi vào sơ đồ tách – gộp - GV nhận xét, chốt ý - GV hệ thống lại: đặt 5 bảng con của HS lên bảng lớp - GV thiết lập bảng tách – gộp thu gọn - GV chốt | - 10 khối lập phương - HS đếm và lấy 10 khối lập phương - HS tách làm 2 phần và viết sơ đồ tách – gộp vào bảng con - HS làm việc nhóm 2 chia sẻ cho bạn sơ đồ đã viết - HS trình bày - HS nhận xét, bổ sung - HS quan sát - HS luân phiên lên bảng viết để hoàn thiện bảng thu gọn - HS đọc các sơ đồ tách gộp |
4. Hoạt động ở nhà (tập thể, nhóm – 2 phút) 4.1. Mục tiêu: HS biết nói các cách tách – gộp 6,7,8,9 4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Sản phẩm nói của HS 4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS nói đúng cách tách, gộp theo 4 cách – HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 4.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- Em thực hiện ở nhà với gia đình nói trôi chảy các cách tách – gộp 6, 7, 8, 9, 10 | - HS thực hiện ở nhà |
TIẾT 2
(tập thể - 15 phút) 5.1. Mục tiêu: HS nhận biết được thứ tự của dãy số từ 0 đến 10 5.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Sản phẩm dãy số của HS; Câu trả lời của HS; Quá trình làm việc nhóm của HS. 5.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS tham gia tích cực sôi nổi, câu trả lời đúng của HS - GV đánh giá HS, HS đánh giá HS 5.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV yêu cầu HS đếm và chọn thẻ số tương ứng với số chấm tròn - GV nhận xét - GV yêu cầu HS đọc dãy số trên bảng: Từ 0 đến 10; Từ 10 đến 0
- GV tổ chức trò chơi “ Tiếp sức”. HS lần lượt của 3 tổ nhanh chóng di chuyển lên bảng gắn tiếp thẻ chữ số còn thiếu lên bảng của tổ mình. Sau đó nhanh chóng di chuyển về tổ đập tay tiếp sức cho bạn tiếp theo sao cho dãy số được sắp xêp từ bé đến lớn - GV nhận xét, chốt ý | - HS thực hiện chọn thẻ số tương ứng
|
6. Thực hành – luyện tập 2: Bài 2 (nhóm - 10 phút) 6.1. Mục tiêu: HS vận dụng, phân loại nhóm đối tượng theo các dấu hiệu khác nhau. 6.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 6.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS phân loại đúng nhóm đối tượng theo dấu hiệu - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 6.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV đưa tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? - GV yêu cầu HS quan sát tranh và chọn thẻ số thích hợp điền vào ô trống tương ứng - GV nhận xét, chốt ý - GV yêu cầu HS nói cách tách – gộp số đối với 4 bông hoa súng - GV nhận xét - GV tổ chức cho HS nói cách tách – gộp đối với các sự vật còn lại có trong tranh - GV chốt nội dung, chuyển ý |
|
7. Thực hành – luyện tập 3: Bài 3 (Tập thể, nhóm- 10 phút) 7.1. Mục tiêu: HS biết so sánh số; biết xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn (nhóm 4 số); xác định được số bé nhất, số lớn nhất. 7.2. Dự kiến sản phẩm học tập: sản phẩm thảo luận của HS, câu trả lời của HS 7.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS biết sắp xếp từ các số theo thứ tự nhóm 4 số - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 7.4 Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV hỏi: Quan sát dãy số 1 đến 10, các con thấy số đứng bên phải như thế nào với số đứng bên trái có trong dãy số? - GV nêu yêu cầu HS sắp xếp các số từ bé đến lớn - GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm việc tốt - GV chốt ý - GV yêu cầu HS xác định số lớn nhất, số bé nhất - GV nhận xét - GV chốt nội dung, chuyển ý | - HS trả lời: số đứng bên phải lớn hơn số đứng bên trái - HS làm việc nhóm 2 - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét, bổ sung - HS đọc bài làm (tập thể, nhóm, cá nhân ) - HS làm việc cá nhân và trình bày - HS nhận xét, bổ sung - HS đọc bài làm (tập thể, nhóm, cá nhân ) |
TIẾT 3
(tập thể, nhóm - 10 phút) 8.1. Mục tiêu: HS biết vận dụng sơ đồ tách – gộp để làm toán 8.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Sản phẩm làm việc nhóm của HS; Câu trả lời của HS 8.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS biết vận dụng sơ đồ tách – gộp để giải toán; Câu trả lời đúng của HS - GV đánh giá HS, HS đánh giá HS 8.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV đọc yêu cầu bài: Tìm xe cho bạn - GV hỏi: Tìm xe cho bạn nào? Các bạn này có gì đặc biệt ? - GV yêu cầu HS quan sát và nêu cách chọn xe của bạn thỏ Câu hỏi gợi mở: + Bạn thỏ mang số mấy ? + Bạn thỏ chọn xe màu gì ? + Chiếc xe có những số nào ?
| - HS lắng nghe - HS trả lời: Chuột, gà, chó, dê, thỏ và mỗi bạn được phát 1 số.
|
9. Thực hành – luyện tập 5: Bài 5 (tập thể, nhóm - 7 phút) 9.1. Mục tiêu: HS vận dụng thuật ngữ, nói được câu sử dụng số thứ tự 9.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 9.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS nói được câu sử dụng số thư tự - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 9.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV đưa tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? - Theo em, kết quả của cuộc đua xe thế nào ? Câu hỏi gợi mở: + Bạn nào giải Nhất, vì sao ? + Bạn nào giải Nhì, vì sao ? + Bạn nào giải Ba, vì sao ? - GV nhận xét, chốt ý |
|
10. Thực hành – luyện tập 6: Bài 6 (Tập thể, nhóm- 10 phút) 10.1. Mục tiêu: HS vận dụng thuật ngữ, nói được câu sử dụng số thứ tự 10.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 10.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS nói được câu sử dụng số thứ tự - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 10.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV đưa tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? - GV yêu cầu HS nói theo mẫu và viết sơ đồ tách – gộp 10 tương ứng Câu hỏi gợi mở: Có bao nhiêu con cá? Có bao nhiêu con cá bên trái ? Có bao nhiêu con cá bên phải ? - GV nhận xét, chốt ý - GV hỏi: Ngoài cách nói tách – gộp theo dấu hiệu bên trái – bên phải. Thì còn cách nói tách – gộp nào khác không ? Viết sơ đồ tách – gộp 10 với cách nói đó ? - GV nhận xét, chốt ý - GV hệ thống các sơ đồ tách – gộp 10 trên bảng lớp - GV chốt nội dung, chuyển ý | - HS trả lời - HS làm việc cá nhân - HS trình bày - HS nhận xét, bổ sung - HS làm việc nhóm 2 - Đại diện nhóm trình bày + Màu sắc ( vàng – hồng: 5 và 5) + Kích cỡ ( lớn – nhỏ: 1 và 9 ) + …….. - HS nhận xét, bổ sung - HS đọc ( cá nhân, nhóm, tập thể ) |
11. Đất nước em (Tập thể, nhóm- 5 phút) 11.1. Mục tiêu: HS biết xác định vị trí trên bản đồ, tích hợp TNXH giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước 11.2. Dự kiến sản phẩm học tập: câu trả lời của HS 11.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS biết xác định vị trí trên bản đồ - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 11.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
|
|
12. Củng cố (Tập thể, nhóm- 3 phút) 12.1. Mục tiêu: Ôn lại nội dung bài học 12.2. Dự kiến sản phẩm học tập: câu trả lời của HS 12.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: câu trả lời đúng của HS - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 12.4. Cách thực hiện | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
+ Vỉ trứng 10 quả + Hộp bút màu có 10 cái
|
|
CHỦ ĐỀ 2
BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ?
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Vận dụng thứ tự các số từ 1 đến 10 để hoàn thiện dãy số .Làm quen với dãy số theo quy luật đơn giản .
- Sử dụng quan hệ lớn hơn, bé hơn giữa các số để xác định quan hệ nhiều hơn,ít hơn.
- Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé (nhóm 4 chữ số ).
- Giải quyết vấn đề :
-Ôn tập nhận dạng, gọi tên hình tam giác, hình chữ nhật.
2.Năng lực chú trọng :tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học ( sơ đồ tách –gộp), giao tiếp toán học.
3.Tích hợp:Toán học và cuộc sống, tự nhiên xã hội và mĩ thuật.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC :
-Gv : SGK,sơ đồ tách gộp, bảng phụ ghi bài tập 2, cuộn giấy minh hoạ cho bài 5.
-Hs : SHS, sơ đồ tách gộp, bảng cài , chữ số.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 1: Khởi động : Trò chơi. - Mục tiêu : Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu bài học. - Phương pháp : trò chơi - Cách tiến hành : + Gv yêu cầu : . 2 hs thi viết xuôi các số từ 1-10. . 2 hs thi viết ngược các số từ 10-1 + Gv nhận xét và tuyên dương. Hoạt động 2 : Luyện tập: Bài 1 : - Mục tiêu: Vận dụng thứ tự các số từ 1 đến 10 để hoàn thiện dãy số . - Phương pháp : trực quan . - Cách tiến hành : + Gv đính bảng phụ lên bảng , yêu cầu hs quan sát bài 1 . + Gv yêu cầu hs dựa vào trò chơi ở khởi động để xác định các số còn thiếu để hoàn thiện mỗi dãy số ở bài tập 1 . Sau khi xác định đủ các số , cần đọc lại toàn bộ dãy số xem có đúng ko . + Gv gọi 2 hs sửa bài , lớp lắng nghe và nhận xét. + Gv nhận xét và giúp cho hs hiểu : . Đây là dãy số liên tiếp từ 1 đến 10 và được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. . Gv chỉ tay vào dãy số để cho hs đọc các số lẻ : 1,3,5,7,9. . Gv chỉ tay vào dãy số để cho hs đọc các số chãn : 2,4,6,8,10. Bài 2 : - Mục tiêu: giúp hs nhận biết và hoàn thiện dãy số được viết theo quy luật đếm thêm 2. - Phương pháp : trực quan , thảo luận. - Cách tiến hành : + Yêu cầu hs thảo luận nhóm 2 để : quan sát dãy số ở câu a,b và tìm hiểu để hoàn thiện dãy số . + Yêu cầu 4 nhóm trình bày . + Gv nhận xét và mở rộng : . Đây là 2 dãy số đếm thêm 2. . Hai dãy số này được dùng để đánh số nhà : dãy nhà số lẽ: 1,3,5,7. Dãy nhà số chẵn:2,4,6,8 . + Gv yêu cầu cả lớp đọc lại 2 dãy số đã hoàn thiện. Bài 3: -Mục tiêu : Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé (nhóm 4 chữ số ). - Phương pháp: Trực quan , vấn đáp. -Cách tiến hành : + Gv đọc yêu cầu của bài . + Yêu cầu hs lấy bảng cài , chữ số và sắp các số theo thứ tự từ lớn đến bé. + Gọi 1 hs lên bảng đọc to kết quả bài làm của mình . +Gv nhận xét và giúp hs khắc sâu kiến thức : . Số bên phải như thế nào so với số bên trái ? . Số lớn nhất trong dãy số là số . Số bé nhất trong dãy số là số + Gv yêu cầu hs đọc lại dãy số hoàn chỉnh . d.Bài 4 : - Mục tiêu: Hs quan sát tranh , nói tình huống ( phù hợp sơ đồ tách –gộp) và điền số để hoàn thiện sơ đồ tách –gộp số. - Phương pháp : trực quan , vấn đáp . - Cách thực hiện : + Yêu cầu hs quan tranh ở câu a và nói nội dung bức tranh : . Trên cành có mấy con chim ? . Có thêm mấy con chim bay tới ? . Hỏi có tất cả mấy con chim ? . Gộp 4 và 2 được mấy ? + Yêu cầu 1 hs nói lại nội dung hoàn chỉnh của bức tranh . + Yêu cầu hs quan sát sơ đồ tách –gộp và hoàn thành sơ đồ . + Yêu cầu hs quan sát tranh câu b và nói về nội dung tranh . + Yêu cầu hs viết sơ đồ và đọc to sơ đồ + Gv nhận xét và khuyến khích các em nói câu chuyện theo nhiều cách . Bài 5: -Mục tiêu : dạng, gọi tên hình tam giác, hình chữ nhật. - Phương pháp: Trực quan , thảo luận , vấn đáp. -Cách tiến hành : + Gv đọc yêu cầu của bài . + Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 và trình bày . + Gv nhận xét và kết luận : để biết hình nào nhiều hơn ta có thể làm hai cách : . Bắt từng cặp hình tam giác và hình chữ nhật, ta thấy hình tam giác còn dư nên hình tam giác nhiều hơn. . Đếm số hình mỗi loại , so sánh số để biết hình nào nhiều hơn.
Bài 6 : - Mục tiêu: giúp Hs quan sát vật mẫu nhận biết hình chữ nhật. - Phương pháp : trực quan , vấn đáp . - Cách thực hiện : + Gv đọc yêu cầu bài . + Gv hướng dẫn cho hs hiểu được : tấm thảm chưa trải ra hết và phần cuộn nhiều hơn phần trải ra . + Gv minh hoạ bằng 1 cuộn giấy ,( nếu không có thảm .) để giúp hs nhận biết tấm thảm hình gì ? + Gv nhận xét . Hoạt động 3:Củng cố : - Mục tiêu: giúp Hs nắm được các số gộp lại được 10. - Phương pháp : trực quan , trò chơi . - Cách thực hiện : + Gv nêu yêu cầu của trò chơi : các em hãy quan sát tranh ở SGK trang 51 và giúp thỏ tìm đường để có thức ăn . Các em hãy tìm các cặp số gộp lại được 10 để vẽ được cho Thỏ đi. + Gv yêu cầu hs nêu miệng các cặp số gộp lại được 10. + Gv nhận xét , tuyên dương . + Nhận xét tiết học . + Dặn dò : xem trước bài học sau Thực hành và trải nghiệm. | + Hs thực hiện theo yêu cầu . -Hs quan sát bảng phụ. -Hs đọc thầm lại các số từ 1-10, từ 10-1 để tìm các số còn thiếu trong dãy số . -2Hs sửa bài , lớp lắng nghe và nhận xét. - Hs lắng nghe và đọc theo yêu cầu của gv . + Hs thảo luận nhóm làm bài tập . + Các nhóm trình bày . + Cả lớp đồng thanh . + 1 hs nhắc lại yêu cầu của bài . + hs thực hiện theo yêu cầu . + 1 hs đọc to , cả lớp theo dõi ,nhận xét. + Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi : + Số bên phải lớn hơn số bên trái. + Số 8 + Số 1 - Hs đọc .
. Trên cành có 4 con chim đang đậu. . Có thêm 2 con chim bay tới . . Có tách cả 6 con chim . . Được 6 . +Hs có thể nói nhiều câu chuyện . + Hs đọc to sơ đồ vừa hoàn thiện. + Hs thực hiện theo yêu cầu . + Hs thực hiện theo yêu cầu . + Hs nhắc lại yêu cầu bài . +Hs thảo luận và trình bày . + Hs lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô. . Dùng ngón tay để bắt cặp : đặt ngón trỏ và ngón cái vào từng cặp. .Có 7 hình tam giác , có 4 hình chữ nhật . Vậy hình tam giác nhiều hơn hình chữ nhật. - Hs lắng nghe . - Hs quan sát . - Hs trả lời : tấm thảm hình chủ nhật. + Hs quan sát và lắng nghe . +Hs nêu miệng. |
CHỦ ĐỀ 2 THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
BÀI Sông nước miền Tây
I. MỤC TIÊU
1. kiến thức, kĩ năng:
Ôn tập:
- Đếm, đọc, viết, nói cấu tạo số, so sánh, sắp thứ tự các số trong phạm vi 10.
- Giải toán: kết hợp hình ảnh và sơ đồ tách – gộp số ( chưa hoàn chỉnh), nói một tình huống thích hợp và hoàn thiện sơ đồ tách – gộp số.
2. Năng lực chú trọng:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học
- Năng lực giao tiếp toán học.
- Năng lực mô hình hóa toán học.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
4. Tích hợp:
- Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. GV:
- 4 cái rổ to, 4 cái rổ nhỏ; 4 loại trái cây, quả, củ nhựa( 10 quả/loại).
- SGK
2. HS:
- Bút chì, thước kẻ, SGK.
- 1 trái cây/ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG | |
- Tổ chức chơi trò Đố bạn - Yêu cầu HS viết số vào bảng con rồi đố bạn, nêu cấu tạo số và cách gộp để được số đó. | - 1 HS viết vào bảng con rồi đố bạn Đố bạn, đố bạn. Đố gì? Đố gì? Số mấy? Số mấy? - HS trả lời câu đố và nêu cấu tạo, cách gộp để được số đó. |
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP | |
1.Ôn tập các số trong phạm vi 10. - Mục tiêu: HS đếm, đọc, viết, nói cấu tạo số, so sánh, sắp thứ tự các số trong phạm vi 10. - Nói một tình huống thích hợp và hoàn thiện sơ đồ tách – gộp số. - PP, kĩ thuật: PP vấn đáp, thảo luận nhóm. - Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu( chợ nổi, cây bẹo, ghe (thuyền),…) -> GV giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. Bài 1: - GV cho HS chơi: “Ai nhanh hơn?”. - Chia nhóm 4 và xác định + Số cây bẹo + Số lượng trái cây, quả, củ trên mỗi cây bẹo, kể tên các loại. + Sắp xếp số mặt hàng trên các ghe từ ít tới nhiều. ( Mỗi em đếm số mặt hàng trên 1 cây bẹo, viết số vào bảng con. Sau đó, 4 em trong nhóm chia sẻ với nhau) - GV mời đại diện nhóm lên trình bày. - GV nhận xét và chốt. Bài 2: - GV cho HS quan sát tranh và sơ đồ. - GV mời HS nêu nhiệm vụ cần làm của mình trong bài tập. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2 và làm bài. + Nói 1 câu chuyện phù hợp nội dung tranh và sơ đồ. + Hoàn thành sơ đồ tách – gộp. - Mời HS trình bày.( khuyến khích các em nói nhiều câu chuyện). Ví dụ: Mua tất cả 9 trái Có 4 trái ở ghe bên trái Đã nhận được 4 trái 5 trái ở ghe bên phải Còn 5 trái nữa Tất cả là 9 trái. - GV nhận xét và chốt. 2.Trò chơi: Đi chợ nổi. - Mục tiêu: kết hợp hình ảnh và sơ đồ tách – gộp số - PP, kĩ thuật: trò chơi, trình bày, thảo luận nhóm. - Nội dung hoạt động: Bài 3: - GV chia nhóm( mỗi nhóm 4 bạn); đặt 4 rổ to( mỗi rổ đựng 10 quả ) lên kệ. - GV làm thăm ghi số bất kì( trong phạm vi 10) - Mời đại diện các nhóm lên trình bày. - GV nhận xét và chốt. | - Quan sát tranh và chú ý lắng nghe. - HS làm việc theo nhóm. - Đếm, viết vào bảng con và chia sẻ cùng bạn trong nhóm. - Đại diện 1 vài nhóm HS trình bày. - Nhận xét. - HS quan sát. - HS nêu nhiệm vụ. - Thảo luận nhóm 2 và làm bài. - HS vừa trình bày câu chuyện vừa chỉ vào sơ đồ tách – gộp để minh họa. Ví dụ: 4 9
5 - Nhận xét. - Đại diện nhóm lên bốc thăm và nhận 1 cái rổ. ( trong thăm sẽ ghi 1 số nhỏ hơn 10 và hình hai loại trái cây). - Thảo luận, vẽ sơ đồ tách – gộp vào bảng con và đi chợ. (thời gian 2’) - Đưa sơ đồ tách – gộp và trái cây đã mua trình bày trước lớp. - Nhận xét. |
HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ | |
- Mục tiêu: Xác định được các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 10, nắm được cách tách – gộp số. - PP, kĩ thuật: PP vấn đáp, trò chơi. - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Tìm bạn” (HS sử dụng bảng con). - GV khen thưởng nhóm đúng và nhanh nhất. | - HS viết 1 số tùy thích ( trong phạm vi 10). - HS tìm 2 hoặc 3 bạn kết lại thành sơ đồ tách – gộp . Ví dụ : 8 – 5 – 3 ( 8 gồm 5 và 3, gộp 5 và 3 được 8,..) - Nhận xét. |
TỔNG KẾT GIỜ HỌC: - Nhận xét ưu - nhược điểm giờ học. - Dặn dò. |
CĐ 3 - BÀI: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10
(3 Tiết – SGK/56)
Thành lập các bảng cộng trừ trong phạm vi 5, 6, 7, 8, 9, 10.
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Mục tiêu:
Phương pháp – Hình thức: Trò chơi. Cách tiến hành:
Mục tiêu: Thực hiện được phép cộng bằng cách sử dụng sơ đồ tách – gộp số. Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép cộng, lập sơ đồ phù hợp, viết phép tính liên quan. Phương pháp – Hình thức: Trực quan, Giảng giải – minh họa, thực hành, thảo luận, đặt tình huống và giải quyết vấn đề. Cách tiến hành:
+ Có… + Và… + Có tất cả … - GV hỏi: + Vậy có tất cả bao nhiêu con ếch con làm sao? + 4 + 3 = ? + Làm sao con biết 4 + 3 = 7?
+ Có 4 chú ếch màu vàng (viết 4) + Có 3 chú ếch xanh (viết 3) + Gộp 4 và 3 được 7 (viết 7)
- GV hướng dẫn HS thực hiện như tranh 1. - GV cho HS quan sát tranh và xác định nhiệm vụ cần làm. - GV yêu cầu HS xem tranh, nói “câu chuyện” xảy ra phép cộng. - GV hướng dẫn HS lập sơ đồ tách – gộp. + Có 7 con gà đang ăn (viết 7) + Có 3 con gà đi đến (viết 3) + Gộp 7 và 3 được 10 (viết 10)
Qua hoạt động 2:
NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (1 phút)
Mục tiêu: Thực hiện được phép cộng bằng cách sử dụng sơ đồ tách – gộp số. Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép cộng, lập sơ đồ phù hợp, viết phép tính liên quan. Phương pháp – Hình thức: Trực quan, Giảng giải – minh họa, thực hành, thảo luận, đặt tình huống và giải quyết vấn đề. Cách tiến hành:
- GV kể cho HS nghe về những chú ong chăm chỉ hằng ngày đi tìm hoa hút mật. Các chú đều có sự phân công công việc rõ ràng. - GV hỏi: Hôm nay có mấy chú ong làm việc và phân công như thế nào, các con hãy quan sát lên màn hình cùng cô nhé! - GV yêu cầu HS xem tranh, nói “câu chuyện” xảy ra phép cộng. - GV hỏi: Để biết có bao nhiêu con ong ta làm phép tính gì? - GV yêu cầu HS nêu nhiệm vụ theo tranh? - GV yêu cầu HS lập sơ đồ tách – gộp và viết phép tính.
- GV yêu cầu HS lập sơ đồ tách – gộp và viết phép tính.
Qua hoạt động 3:
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (5 phút) Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội kết nối kiến thức vừa học với thực tiễn cuộc sống, giao tiếp toán học. Phương pháp, hình thức: trò chơi Cách tiến hành: - GV hướng dẫn cách chơi. |
* Dự kiến sản phẩm: các sơ đồ tách – gộp, thái độ tham gia của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS tham gia chơi vui, sôi nổi, tạo nhóm nhanh, đúng yêu cầu. - HS thảo luận và nêu lại câu chuyện. - HS trả lời: 4 + 3 - 4 + 3 = 7 - HS trả lời: đếm tranh, đếm ngón tay, dùng sơ đồ tách gộp,… - HS lắng nghe và quan sát. - HS thực hiện. - HS nói: * Gộp 4 và 3 được 7 * Bốn cộng ba bằng bảy. - HS trả lời: 7 + 3 = ? - HS quan sát và trả lời. - HS lắng nghe. - HS nêu phép tính: 7 + 3 = 10 - HS nêu lại: * Gộp 7 và 3 được 10 * Bảy cộng ba bằng mười. - HS lắng nghe. * Dự kiến sản phẩm: sơ đồ tách gộp, phép tính cộng, câu trả lời của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng sơ đồ tách – gộp và phép tính. LỚP TRƯỞNG ĐIỀU KHIỂN - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. -HS nêu: 4 + 4 =? - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời - HS nêu lại: * Gộp 4 và 4 được 8. * Bốn cộng bốn bằng tám. - HS trả lời: Đây là tranh các chấm tròn. - HS nêu: 2 + 7 = ? - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày. - HS nêu lại: * Gộp 2 và 7 được 9 * Hai cộng bảy bằng 9. * Dự kiến sản phẩm: sơ đồ tách gộp, phép tính cộng, câu trả lời của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng sơ đồ tách – gộp và phép tính. -HS tự chọn trái cây có phép tính thích hợp với giỏ đựng có sơ đồ tách gộp tương ứng. Dự kiến sản phẩm: phép tính cộng ứng với sơ đồ tách gộp * Tiêu chí đánh giá: HS chọn lựa đúng trái cây cho giỏ đựng |
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Mục tiêu:
Cách tiến hành:
Mục tiêu: Thực hiện được phép cộng bằng cách sử dụng sơ đồ tách – gộp số. Lập được bảng cộng 5, 6. Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép cộng, lập sơ đồ phù hợp, viết phép tính liên quan. Làm quen tính chất giao hoán của phép cộng qua các trường hợp cụ thể. Phương pháp – Hình thức: Thực hành – Luyện tập, Cách tiến hành:
-GV chốt: dựa vào sơ đồ tách gộp con có thể lập được phép tính cộng theo 2 cách khác nhau. -GV tổ chức cho HS thực hiện tương tự với: 3 và
Qua hoạt động 2:
BÀI 2: (8 phút) Mục tiêu: Thực hiện được phép cộng bằng cách sử dụng sơ đồ tách – gộp số. Làm quen tính chất giao hoán của phép cộng qua các trường hợp cụ thể. Phương pháp – Hình thức: Thực hành – luyện tập, các mảnh ghép. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS sử dụng phương pháp các mảnh ghép. - GV nhận xét.
NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (1 phút) BÀI 3 (7 phút) Mục tiêu: Thực hiện được phép cộng bằng cách sử dụng sơ đồ tách – gộp số. Làm quen tính chất giao hoán của phép cộng qua các trường hợp cụ thể. Phương pháp – Hình thức: Thực hành – luyện tập, trò chơi, cá nhân. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm bài.
BÀI 4: (7 phút) Mục tiêu: HS biết so sánh 2 phép tính HS điền đúng dấu >, <, = Phương pháp – Hình thức: Thực hành – luyện tập, trò chơi, cá nhân. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm bài.
Bước 1: Tính Bước 2: So sánh Bước 3: Điền dấu 3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (2 phút) Mục tiêu: Ôn lại bảng cộng theo sơ đồ tách – gộp. Phương pháp, hình thức: cá nhân, đàm thoại Cách tiến hành: - GV chiếu sơ đồ tách – gộp. |
*Dự kiến sản phẩm: Thái độ HS khi múa hát. * Tiêu chí đánh giá: HS múa hát vui, sôi nổi. - HS trả lời. - HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe và nhắc lại. - HS thực hiện. - HS đọc: - HS thực hiện. * Dự kiến sản phẩm: sơ đồ tách gộp, phép tính cộng, câu trả lời của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS nêu được bảng cộng 5, 6 dựa vào sơ đồ tách – gộp. - HS thực hiện phép tính vào bảng con. Mỗi nhóm 3 bạn. - Mỗi HS thực hiện 1 cột phép tính. - 3 bạn chia sẻ cho nhau. - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét. * Dự kiến sản phẩm: bài làm của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS làm đúng phép tính. LỚP TRƯỞNG ĐIỀU KHIỂN - HS nêu. - HS làm bài cá nhân. - HS lắng nghe. - HS tham gia trò chơi. * Dự kiến sản phẩm: bài làm của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS làm đúng phép tính, tham gia chơi vui. - HS nêu. - HS làm bài cá nhân. - HS lên trình bày xe lửa có điền dấu của mình. - HS trả lời. - HS tham gia trò chơi. * Dự kiến sản phẩm: bài làm và câu trả lời của HS * Tiêu chí đánh giá: HS điền dấu đúng. -HS đọc lại bảng cộng theo sơ đồ tách – gộp. |
TIẾT 3
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Mục tiêu:
Cách tiến hành:
BÀI 5: (7 phút) Mục tiêu: Thực hiện được phép cộng bằng cách sử dụng sơ đồ tách – gộp số. Thành lập bảng cộng trong phạm vi 7, 8, 9, 10. Làm quen tính chất giao hoán của phép cộng qua các trường hợp cụ thể. Phương pháp – Hình thức: Thực hành – Luyện tập, Cách tiến hành: -GV hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu. - GV chốt: * 7 là tổng được viết ở thân xe. * Các kiện hàng là phép tính có tổng lần lượt bằng 7. - GV cho HS đọc sơ đồ tách – gộp 7 bằng trò chơi “Truyền điện”. - GV hướng dẫn HS tương tự với xe số 8, 9, 10. - GV ghi lại các phép cộng khi HS đọc. - GV giới thiệu các bảng cộng thu gọn 7,8, 9, 10. - GV lưu ý HS với mỗi phép cộng đọc 2 trường hợp. Qua bài tập 5:
BÀI 6: (7 phút) Mục tiêu: Thực hiện được phép cộng bằng cách sử dụng sơ đồ tách – gộp số. Phương pháp – Hình thức: Thực hành – luyện tập, các mảnh ghép. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS sử dụng phương pháp các mảnh ghép. - GV nhận xét.
NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (1 phút) BÀI 7 (7 phút) Mục tiêu: củng cố lại cách thực hiện tính, vận dụng sơ đồ tách – gộp để thực hiện tính chính xác. Phương pháp – Hình thức: Thực hành – luyện tập, trò chơi, cá nhân. Cách tiến hành: - GV hỏi: Quan sát tranh con thấy gì? - GV yêu cầu HS xác định nhiệm vụ. - GV lưu ý lại cho HS: * Những quả trứng có tổng là 7 thì thuộc về con đà điểu mang số 7. * Những quả trứng có tổng là 10 thì thuộc về con đà điểu mang số 10. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”
BÀI 8: (10 phút) Mục tiêu: Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép cộng, lập sơ đồ phù hợp, viết phép tính liên quan. Phương pháp – Hình thức: Thực hành – luyện tập, thảo luận. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu cho HS thảo luận. - GV nhận xét, chốt ý. 3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò(2 phút) Mục tiêu: Nêu được câu chuyện, phép tính theo sơ đồ tách – gộp. Phương pháp, hình thức: trò chơi Cách tiến hành: - GV chiếu sơ đồ tách – gộp. - GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn. -GV nhận xét, dặn dò tiết học. | -HS hát và thực hiện động tác. *Dự kiến sản phẩm: Thái độ HS khi múa hát. * Tiêu chí đánh giá: HS múa hát vui, sôi nổi. - HS quan sát các xe ô tô nêu nhận xét. - HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi nêu sơ đồ tách gộp và phép tính tương ứng. - HS đọc lại các bảng cộng. * Dự kiến sản phẩm: sơ đồ tách gộp, phép tính cộng, câu trả lời của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS đọc đúng, trôi chảy bảng cộng trong phạm vi 7, 8, 9, 10. - HS thực hiện phép tính vào bảng con. Mỗi nhóm 4 bạn. - Mỗi HS thực hiện 1 cột phép tính. - 4 bạn chia sẻ cho nhau. - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét. * Dự kiến sản phẩm: bài làm của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS làm đúng phép tính. LỚP TRƯỞNG ĐIỀU KHIỂN - HS mô tả: chim đà điểu, trứng, số, phép tính. - HS nêu: giúp đà điểu tìm trứng. - HS làm bài trên phiếu học tập. - Dãy A lên tìm trứng cho đà điểu có tổng là 7. - Dãy B lên tìm trứng cho đà điểu có tổng là 10 * Dự kiến sản phẩm: bài làm và trả lời của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS chọn trứng đúng với con đà điểu. - HS thảo luận nhóm 4. * 1 HS nêu nhiệm vụ qua tranh. * 1 HS nêu câu chuyện. * 1 HS viết sơ đồ tách – gộp. * 1 HS viết phép tính. - Các bạn đổi nhiệm vụ cho nhau, quan sát tranh ở nhiều góc độc khác nhau. - Đại diện nhóm trình bày. - HS nhận xét, bổ sung. * Dự kiến sản phẩm: bài làm và câu trả lời của HS * Tiêu chí đánh giá: HS nêu đúng câu chuyện, viết đúng sơ đồ tách – gộp và phép tính thích hợp. -2 nhóm nhanh nhất xung phong nêu câu chuyện, phép tính thích hợp. |
CHỦ ĐỀ 3: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
BÀI: CỘNG BẰNG CÁCH ĐẾM THÊM ( 2 tiết)
Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác và nêu được lí do thực hiện được các thao tác đó.
Mô hình hóa toán học: lựa chọn được phép tính
Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết các nhiệm vụ GV yêu cầu.
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Mục tiêu:
Phương pháp – Hình thức: Trò chơi. Cách tiến hành:
Mục tiêu: Giúp HS
Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, đặt tình huống và giải quyết vấn đề. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và tổ chức cho HS thảo luận.
(đính lên bảng lớp)
(dùng khối khác màu, để tách riêng ra).
+ Sử dụng khối lập phương:
+ Sử dụng ngón tay:
NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (1 phút)
Mục tiêu: Giúp HS
Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, đặt tình huống và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Bài 1:
BÀI 2:
Mục tiêu: Giúp HS hình thành phẩm chất nhân ái, tích hợp TNXH. Phương pháp: giảng giải, minh họa.
|
* Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng, to, rõ.
Có… Thêm… Có tất cả…
* Dự kiến sản phẩm: câu trả lời và thao tác của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng, to, rõ, thao tác thành thạo. LỚP TRƯỞNG ĐIỀU KHIỂN
* Dự kiến sản phẩm: thao tác và kết quả phép tính của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS tính đúng , thao tác thành thạo.
|
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 1: Khởi động. (2 phút) Mục tiêu:
Cách tiến hành:
Hoạt động 2: BÀI 1 (8 phút) Mục tiêu: Giúp HS
Phương pháp: Thực hành luyện tập, thảo luân Cách tiến hành: - GV cho HS nêu yêu cầu. - GV cho HS thảo luận nhóm.
Hoạt động 3: BÀI 2 Mục tiêu: Giúp HS
Phương pháp: Thực hành luyện tập, thảo luân Cách tiến hành:
3 + 2 + 1 = ?
*Mở rộng: 3 + 2 + 1 Thêm 2, thêm 1 tức là thêm 3. Ta có thể tính: 2 + 1 = 3 3 + 3 = 6
NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (1 phút) 4.Hoạt động 4: BÀI 3
Mục tiêu: Giúp HS Sử dụng mẫu câu: “…thêm…được…” để thông báo. Thực hiện phép cộng một số với 0 và ngược lại. Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép cộng, viết phép tính liên quan. Phương pháp: Thực hành luyện tập. Cách tiến hành: a.
Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện tính cộng. Phương pháp: Thực hành – luyện tập Cách tiến hành:
|
* Dự kiến sản phẩm: thao tác của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS múa hát sôi nổi, thao tác nhanh.
* Dự kiến sản phẩm: bài làm và cách trình bày của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS thao tác tay nhanh, tính đúng, nêu được cách làm.
* Dự kiến sản phẩm: bài làm và cách trình bày của HS. * Tiêu chí đánh giá: làm tính đúng, nêu được cách làm. LỚP TRƯỞNG ĐIỀU KHIỂN
* Dự kiến sản phẩm: bài làm của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS tính đúng, nhớ cách tính nhanh bằng câu khái quát.
* Dự kiến sản phẩm: bài làm của HS. * Tiêu chí đánh giá: HS tính đúng, nhanh, viết số rõ. |
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
BÀI: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I. Mục tiêu
-Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10 bằng sơ đồ tách – gộp số.
- Đọc, viết được phép tính trừ thích hợp với tình huống đưa ra trong phạm vi 10.
- Thành lập được bảng trừ trong phạm vi 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- Vận dụng được phép trừ để giải quyết những vấn đề liên quan trong thực tiễn.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Các khối lập phương
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG | ||
Tạo niềm vui, hứng thú cho HS. Ôn tập phép trừ qua clip
Cho HS hát kết hợp với ôn phép trừ https://www.youtube.com/watch?v=wYFS3txK5pU
Cho HS hát tập thể, phát hiện các phép tính trừ * GV nhận xét, tuyên dương. | - HS vui thích, hứng thú. - HS hát bài “Chú ếch con” tìm phép trừ phù hợp tình huống trong clip - HS chú ý, lắng nghe | |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | ||
2.1 Giới thiệu cách dùng sơ đồ tách - gộp số để thực hiện phép trừ
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10
- Trực quan, hỏi đáp, đặt tình huống và giải quyết vấn đề.
Tình huống: - GV chiếu hình ảnh. - GV hỏi kết hợp vẽ sơ đồ tách – gộp: + Có bao nhiêu con ếch? + Trong đó có bao nhiêu con ếch màu xanh? + Còn lại bao nhiêu chú ếch màu vàng + Yêu cầu HS nói gọn + Yêu cầu hs viết phép tính trừ thích hợp -GV nhận xét, tuyên dương Thực hành:
* GV cho HS quan sát và nhận xét hình ảnh 1: tranh chuồn chuồn. - GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 2 nêu tình huống và viết phép tính phù hợp với tình huống đó. - HS tự đánh giá, nhận xét nhau - GV nhận xét, tuyên dương. *Tương tự với hình ảnh 2: tranh chú bọ *Hình ảnh 3 sơ đồ ven: các chấm tròn - Hướng dẫn hs dùng ngón tay thực hiện phép tính trừ. | - HS quan sát hình ảnh. - HS trả lời: + Có 7 con ếch. + Có 3 con ếch màu xanh. + Còn 4 con ếch vàng. + 7 tách 3 còn 4 + 7 – 3 = 4 + HS quan sát, nhận xét + HS thực hiên, trình bày kết quả + HS nhận xét + HS chú ý, lắng nghe + HS thao tác tính để tìm kết quả: 9 – 7 = 2 | |
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP | ||
Thành lập được bảng trừ trong phạm vi 5, 6, 7, 8, 9, 10. Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10.
Làm bài tập 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8. HS quan sát tranh, viết phép tính thích hợp.
3.1. Bài 1: GV hướng dẫn HS dựa vào sơ đồ tách – gộp để lập bảng trừ trong phạm vi 5, 6 a) Bảng trừ 5 - GV yêu cầu HS lấy 5 khối lập phương để lên bàn, sau đó tách 5 khối lập phương thành 2 nhóm. - Sau khi tách chúng ta được gì, mời hs trình bày kết quả, hoàn thành sơ đồ tách gộp: - GV hướng dẫn HS viết phép tính phù hợp với mỗi kết quả tách và sơ đồ kết quả vừa lập được để lập bảng trừ 5 + GV hỏi: Vậy 5 gồm mấy và mấy hãy đọc phép tính trừ thích hợp. -HS đọc lại bảng trừ 5. Đọc lần 2 dựa vào sơ đồ tách, che bảng trừ -GV nhận xét, tuyên dương a) Bảng trừ 6: - HS thảo luận nhóm đôi: đọc sơ đồ tách – gộp, hoàn thành sơ đồ và lập bảng trừ 6 -GV nhận xét, tuyên dương 3.2. Bài 2, bài 3: tính - GV gọi HS trình bày kết quả. HS đổi vở kiểm tra kết quả. - GV nhận xét, tuyên dương 3.3. Bài 4: so sánh phép tính + GV làm mẫu 5 - 1 ... 4 - 1 + Yêu cầu HS làm vào bảng con bài còn lại và 1 số bài tương tự - GV nhận xét, tuyên dương 3.4. Bài 5, 6: GV hướng dẫn HS dựa vào sơ đồ tách – gộp để lập bảng trừ trong phạm vi 7, 8, 9, 10 GV hướng dẫn hs sử dụng sơ đồ tách – gộp để hình thành bảng trừ, kết hợp mối quan giữa phép cộng và phép trừ -GV yêu cầu hs nhìn sơ đồ tách – gộp 1 + 6 = 7 viết phép tính cộng, từ sơ đồ viết 2 phép trừ. Nhận xét phép tính cộng và trừ có gì đặc biệt. 7
7 - 3= … = 7 - 2= … = 7 - 6= … = 7 - 1= … = Hoạt động nhóm 4: hoàn thành các phép tính trên 2 cánh buồm của thuyền của bảng trừ 8, 9, 10. - GV nhận xét, tuyên dương. Treo sản phẩm chiếc thuyền trong lớp 3.5. Bài 7 Tìm bóng cho cá heo GV nhận xét, tuyên dương | + HS thực hiện + tách 5 khối lập phương thành 4 và 1,… + HS nêu và viết phép tính. +HS đọc + HS làm việc nhóm +Học sinh làm vào vở bài tập +Trình bày, lắng nghe, kiểm tra + HS sửa bài +HS thực hiện + Các số đều giống nhau, từ 1 phép cộng sẽ viết được 2 phép tính trừ + HS làm việc nhóm + HS nối phép tính vào đáp án thích hợp +HS sửa bài | |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG SÁNG TẠO | ||
Vận dụng được phép trừ để giải quyết tình huống liên quan trong thực tiễn.
- quan sát, hỏi đáp
- Hoạt động nhóm đôi: 1 HS nêu tình huống, 1 HS nêu phép tính trừ thích hợp - GV nhận xét về các tình huống trên, tuyên dương. | + HS tham gia trò chơi |
3.2. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết bài học
- GV Công bố kết quả thi đua của tiết học qua các hoạt động
- GV Nhận xét, tuyên dương.
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
BÀI: TRỪ BẰNG CÁCH ĐẾM BỚT
I. Mục tiêu
1.1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
-Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10 bằng cách đếm bớt.
- Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có 2 dấu phép tính cộng và trừ.
- Quan sát tranh, nói được “ câu chuyện” xảy ra phép trừ, viết phép tính cộng và trừ liên quan.
- Hiểu quan hệ giữa phép cộng và trừ trên các trường hợp cụ thể.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Các khối lập phương, Phiếu học tập (HĐ1 và HĐ 3)
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG | |
Tạo niềm vui, hứng thú cho HS. Ôn tập phép trừ.
Trò chơi “Trốn tìm”: chia lớp làm 4 nhóm, HS chơi tiếp sức tìm các số còn thiếu trong các phép tính * GV nhận xét, tuyên dương. | - HS vui thích, hứng thú. - HS tham gia trò chơi - HS chú ý, lắng nghe |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | |
2.1 Giới thiệu cách thực hiện phép trừ bằng cách đếm bớt
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10 bằng cách đếm bớt.
- Trực quan, hỏi đáp, đặt tình huống và giải quyết vấn đề.
Tình huống: - GV chiếu hình ảnh. Yêu cầu hs nêu câu chuyện trong bức tranh. +GV vẽ sơ đồ tách – gộp - Yêu cầu HS viết phép tính trừ tương ứng *GV nhận xét. Giới thiệu cách tính thứ 2 thực hiện phép trừ bằng cách đếm bớt: -Gv lấy 8 khối lập phương tương ứng với 8 hũ mật ong. + Gạch bỏ một khối lập phương, còn? + Gạch bỏ thêm một khối lập phương, còn? +Vậy 8 – 2 =? -GV giới thiệu thao tác tay trong lúc đếm bớt ngón tay thay khối vuông - HS dùng thao tác tay đếm bớt để thực hiện các phép tính còn lại. -GV quan sát, nhận xét. -Chốt: 2 cách để thực hiện phép tính trừ: sơ đồ tách gộp và đếm bớt. | - HS quan sát hình ảnh. Nêu câu chuyện - HS viết 8 - 2 = 6 - HS đếm lùi theo mỗi lần gạch bỏ. +7, 6. + 8 – 2 = 6 -HS thực hiện -HS thực hiện -HS lắng nghe, nêu lại
|
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP | |
Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10 bằng cách đếm bớt. Hiểu quan hệ giữa phép cộng và trừ trên các trường hợp cụ thể
Làm bài tập 1; 2; 3.
3.1. Bài 1: Tính Trò chơi “Thu hoạch nho”, chia lớp thành nhóm 4 -GV phát cho mỗi HS 1 chùm nho có ghi các phép tính. Yêu cầu HS thực hiện, sau đó dán vào vườn nho của nhóm. Các thành viên tự kiểm tra kết quả các phép tính các chùm nho của các thành viên. -Mỗi chùm nho đúng được thưởng 1 sao. Nhóm có nhiều sao nhất sẽ được phần thưởng. -GV sửa bài, nhận xét 3.2. Bài 2: Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có 2 dấu phép tính cộng và trừ. -HS quan sát hình vẽ, nêu từng “câu chuyện” phù hợp, rồi thực hiện phép tính (6 – 2, 4 + 1) -GV giới thiệu một “câu chuyện” và cách tính toán thể hiện nội dung cả 2 hình ảnh: 6 chấm tròn bỏ bớt 2 chấm, rồi vẽ thêm 1 chấm tròn. GV viết phép tính 6 – 2 + 1 và hỏi Bây giờ có bao nhiêu chấm tròn GV chốt cách tính gọn: +Bước 1: tính dấu phép tính đầu tiên trước: 6 – 2 = 4 + Bước 2: tính dấu phép tính thứ 2: 4 + 1 = 5 Ta có kết quả: 6 – 2 + 1 = 5 -Yêu cầu hs thực hiện từng bài còn lại vào bảng con. -GV sửa bài, nhận xét , tuyên dương 3.3. Bài 3: Hiểu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. a) -HS quan sát hình ảnh thể hiện tình huống: có 3 miếng dưa thêm 2 miếng dưa nữa thì có tất cả bao nhiêu miếng dưa. -GV vẽ sơ đồ tách – gộp -Yêu cầu HS viết phép tính phù hợp -GV hỏi tiếp chuyện gì xảy ra? Viết phép tính phù hợp. -Ngược lại nếu ăn 3 miếng dưa -GV viết các phép tính lên bảng và hỏi các phép tính này có gì đặc biệt. -GV chốt vậy từ 1 phép cộng ta có thể viết 2 phép tính trừ b)HS hoạt động nhóm 2 nhìn tranh và sơ đồ tách – gộp để viết 2 phép cộng và 2 phép tính trừ -GV nhận xét. | -HS tham gia trò chơi -HS lắng nghe, sửa bài. -HS thực hiện từng phép tính -HS quan sát lắng nghe 6 – 2 + 1 = 5 -HS thực hiện -HS kể câu chuyện, viết phép tính cộng -3 + 2 = 5 -Sau đó ăn hết 2 miếng dưa: 5 – 2 = 3 -5 – 3 = 2 -Đều có số 5, 3, 2 -HS lắng nghe -HS thực hiện. |
Vận dụng tính giao hoán của phép cộng để giải quyết tình huống liên quan trong thực tiễn.
- quan sát, hỏi đáp, giải quyết vấn đề
Hoạt động nhóm đôi: Đố vui - HS 1 nêu 1 tình huống có phép cộng, đọc phép tính (3 viên kẹo đỏ và 4 viên kẹo xanh, có tất cả 7 viên kẹo, 3 + 4 = 7) - HS 2 sẽ nêu lại tính huống đó theo tính giao hoán của phép cộng, đọc phép tính (4 viên kẹo xanh và 3 viên kẹo đỏ, có tất cả 7 viên kẹo, 4 + 3 = 7) - Tăng mức độ khó: 1 hs nêu tình huống mời 1 hs khác trả lời như cách trên | + HS tham gia trò chơi |
4. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết bài học
- GV Công bố kết quả thi đua của tiết học qua các hoạt động
- GV Nhận xét, tuyên dương.
CHỦ ĐỀ 3
BÀI EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ?
I.MỤC TIÊU:
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC :
- Gv : SGK,sơ đồ tách gộp, bảng phụ ghi bảng cộng , bảng trừ, hình minh hoạ cho bài tập 5, bài tập 6.
- Hs : SHS, sơ đồ tách gộp, bảng cài , chữ số.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 1: Khởi động : Trò chơi. - Mục tiêu : Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu bài học. - Phương pháp : trò chơi . - Cách tiến hành : + Gv tổ chức cho lớp cho trò chơi “ Xẹt điện” . Cách chơi : 1 hs nêu phép tính cộng , trừ .1 em nêu kết quả . Em nào nêu kết quả sai sẽ bị các bạn xẹt điện. + Gv nhận xét và tuyên dương. Hoạt động 2 : Luyện tập: Bài 1 : - Mục tiêu: giúp hs thực hiện được các phép tính cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10 bằng cách đếm thêm –đếm bớt , dùng sơ đồ - tách gộp số , dùng các bảng cộng – trừ để hoàn thành bài tập . - Phương pháp : trực quan , vấn đáp, thảo luận nhóm. - Cách tiến hành : Câu a: + Gv đọc yêu cầu của bài . + Gv đính bảng phụ lên bảng , yêu cầu hs quan sát bảng cộng và tự nhẩm kết quả . + Gv giúp hs thực hiện được các phép tính cộng bằng cách: . Gọi lần lượt hs đọc các phép tính theo hàng . . Gọi lần lượt hs đọc các phép tính theo cột . Gọi lần lượt hs đọc các phép tính theo màu . + Gv nhận xét và khuyến khích các em nói được nhiều phép tính cộng. + Gv hỏi : . Đây là các bảng cộng nào mà em đã được học ? . Trong bảng cộng 2 , em nhận thấy kết quả của mỗi phép tính như thế nào ?
Câu b: + Gv đọc yêu cầu của bài . + Gv đính bảng phụ lên bảng , yêu cầu hs quan sát bảng trừ . + Gv chia lớp thành các nhóm và yêu cầu hs thảo luận theo nhóm nêu các kết quả của bảng trừ . + Gọi các nhóm lần lượt trình bày: . 3nhóm đọc kết quả của bảng trừ theo hàng . . 3nhóm đọc kết quả của bảng trừ theo cột. + Gv theo dõi , nhận xét và khuyến khích các em nói được nhiều phép tính trừ . + Gv hỏi : . Đây là các bảng trừ nào mà em đã được học ? . Trong bảng trừ 10 , em nhận thấy kết quả của mỗi phép tính như thế nào ?
Câu c: + Gv đọc yêu cầu của bài . + Gv đính sơ đồ tách- gộp lên bảng , yêu cầu hs quan sát . + Gọi hs đọc 4 phép tính dựa vào sơ đồ tách - gộp . + Yêu cầu hs giải thích cách tìm kết quả của 4 phép tính đó. + Gv nhận xét. Bài 2: - Mục tiêu: giúp hs Thực hiện được các phép tính cộng , trừ nhẩm trong phạm vi 10 thực hành tính các phép tính cộng,trừ trong bài . - Phương pháp : trực quan , vấn đáp. - Cách tiến hành : + Gv đọc yêu cầu của bài . . Bài tập này có mấy cột ? . Các em ở dãy 1 nhẩm các phép tính ở cột 1, Các em ở dãy 2 nhẩm các phép tính ở cột 2, Các em ở dãy 3 nhẩm các phép tính ở cột 3. + Gv gọi 3 em ở 3 dãy đọc to các phép tính đã nhẩm . + Gv nhận xét. Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò. + Yêu cầu cả lớp đọc lại bảng cộng . + Nhận xét tiết học . + Dặn dò . | + Hs thực hiện theo yêu cầu . - Hs thực hiện theo yêu cầu . . 1 + 1= 2 ; 2 +1=3; 3+1=4…. . 1+1=2 ; 1+2=3 ; 1+3=4. . Màu xanh lá cây : 1+1=2 ; . Màu hồng : 1+2=3; 2+1=3…… . Bảng cộng 2, Bảng cộng 3,,,,, . Lớn dần . -Hs lắng nghe . - Hs thực hiện theo yêu cầu .
-Hs thảo luận nhóm . . 2 - 1=1 ; 3-1=2…. . 2 - 1=1 ; 3-1=2; 3-2=1…. . Bảng trừ 2, Bảng trừ 3,,,,, . Lớn dần . -Hs lắng nghe . + Hs quan sát . + Hs đọc 4 phép tính dựa vào sơ đồ tách - gộp . + Em dựa vào bảng cộng , bảng trừ . + Em làm bằng cách đếm thêm , đếm bớt. . Bài có 3 cột . . Hs thực hiện theo yêu cầu . . 3 hs nêu kết quả , lớp theo dõi nhận xét . |
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 1: Khởi động : Trò chơi. - Mục tiêu : Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu bài học. - Phương pháp : trò chơi . - Cách tiến hành : + Gv tổ chức cho lớp cho trò chơi “ Đố bạn” . Cách chơi : 1 hs xung phong nêu 1 phép tính cộng , trừ sau đó gọi tên 1 bạn mình muốn đố . Em được gọi nêu kết quả . Nêu đúng sẽ được đố bạn khác .Em nào nêu kết quả sai sẽ không được đố bạn. + Gv nhận xét và tuyên dương. Hoạt động 2 : Luyện tập: Bài 3 : - Mục tiêu: giúp hs hiểu được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ và thực hiện được các phép cộng và phép trừ khi có 1 thành phần chưa biết. - Phương pháp :thảo luận nhóm , vấn đáp. - Cách tiến hành : + Gv giúp hs nhận biết yêu cầu của bài : các em hãy dùng thẻ số thích hợp để thay cho thẻ ? . + Yêu cầu hs thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài tập . + Gv nhận xét và khuyến khích hs hoàn thành nhiều phép tính . . Em làm cách nào để tìm được thẻ số thích hợp? KHÁM PHÁ : - Mục tiêu : giúp hs sử dụng ngón tay để trừ bằng cách đếm thêm. - Phương pháp : trực quan. - Cách tiến hành : + Gv nêu yêu cầu của bài : trừ bằng cách đếm thêm . + Yêu cầu hs quan sát tranh ở phần khám phá và đọc to phép tính cần tìm kết quả . . 10 – 7 = ? . Em làm cách nào để ra kết quả ? . Em hãy cho biết trong phép tính 10 – 7 = ? Số nào là số lớn ? số nào là số bé ? . Em hãy bật ngón tay , đếm thêm từ số bé (7) đến số lớn (10). Em hãy đếm số ngón tay mà e đã bật ? Gv làm mẫu cho hs quan sát và làm theo . . Vậy em nhận thấy kết quả của cách làm này có đúng với kết quả em làm dựa vào bảng trừ không ?
+ Yêu cầu Hs tự hiện thực đối với phép tính 8 – 6 = ?. Sau đó , gọi 1 em lên bảng thực hiện cho cả lớp xem . + Gv Nhận xét . + Gv chia lớp làm 3 dãy , hs mỗi dãy thực các phép tính ở cột tương ứng .Gọi hs lên bảng trình bày . +Gv nhận xét . Bài 4: - Mục tiêu : Giúp hs nhận biết vai trò của số 0 trong phép tính cộng, trừ .Thực hiện các phép tính cộng ,trừ có liên quan tới số 0. - Phương pháp : trực quan, vấn đáp, thực hành. - Cách tiến hành : + Gv nêu yêu cầu của bài : Tính . + Câu a : . Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 quan sát tranh ở câu a , nêu bài toán thích hợp và thực hiện các phép tính vào bảng con . . Gọi các nhóm trình bày . Gv nhận xét + Câu b: Gv gọi hs nêu miệng kết quả các phép tính .
Câu 5: - Mục tiêu : Giúp hs nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ - Phương pháp : trực quan, vấn đáp, thực hành - Cách tiến hành : + Gv nêu yêu cầu của bài : Làm sao để tìm đuôi cho rắn . + Yêu cầu hs quan sát tranh trong sách và tính các phép tính có trong tranh . Tìm hai phép tính có kết quả giống nhau . + Gv kết luận : hai phép tính có kết quả bằng nhau là đuôi và đầu của con rắn. Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò. + Yêu cầu cả lớp đọc lại bảng trừ . + Nhận xét tiết học . + Dặn dò . | + Hs thực hiện theo yêu cầu . + Hs thực hiện theo yêu cầu . +Hs các nhóm trình bày . .Em dựa vào sơ đồ tách –gộp , bảng cộng, bảng trừ . -Hs nhắc lại yêu cầu của bài . + Quan sát và trả lời câu hỏi : . 10 – 7 = 3 . Em làm bằng cách đếm bớt , dựa vào bảng trừ . .Số lớn là 10, số bé là 3. . 3 ngón tay . . Đúng. -1 hs lên bảng thực hiện , lớp theo dõi quan sát . -Hs thực hiện theo yêu cầu của gv . -Hs thảo luận nhóm 4. -Hs trình bày . -Hs trình bày. -Các phép tính có kết quả bằng nhau : 10 – 3 = 2 + 5 ; 3 + 6 = 10 – 1 ; 3 + 7 = 2 + 8. -Hs đọc bảng trừ . |
TIẾT 3
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 1: Khởi động : Trò chơi. - Mục tiêu : Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu bài học. - Phương pháp : trò chơi . - Cách tiến hành : + Gv tổ chức cho lớp cho trò chơi “ Đố bạn” . Cách chơi : 1 hs xung phong nêu 1 phép tính cộng , trừ sau đó gọi tên 1 bạn mình muốn đố . Em được gọi nêu kết quả . Nêu đúng sẽ được đố bạn khác .Em nào nêu kết quả sai sẽ không được đố bạn. + Gv nhận xét và tuyên dương. Hoạt động 2 : Luyện tập: Bài 6 : - Mục tiêu: Giúp hs thực hiện các phép tính trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ. - Phương pháp : trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm 4 . - Cách tiến hành : + Gv nêu yêu cầu của bài : Tìm đuôi cho cáo . + Yêu cầu hs quan sát tranh trong sách và trả lời : . Có mấy đầu con cáo ? Có mấy đuôi cáo? . Trên đầu cáo có các số nào ? . Trên đuôi cáo có các phép tính nào ? . Để tìm được đuôi cáo các em hãy tính các phép tính trên mỗi đuôi. Rồi ghép các phép tính đó với đầu cáo tương ứng . + Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 . + Gv kết luận . Bài 7: - Mục tiêu: giúp hs quan sát tranh, nói được câu chuyện xảy ra phép tính (cộng, trừ ), viết phép tính liên quan . - Phương pháp : trực quan, vấn đáp . - Cách tiến hành : + Gv nêu yêu cầu của bài . + Gv yêu cầu hs quan sát tranh và nêu nội dung của tranh . + Gv yêu cầu hs cài phép tính vào bảng cài .+Gv nhận xét . Bài 8 : - Mục tiêu: giúp hs quan sát tranh, nói được câu chuyện xảy ra phép tính (cộng, trừ ), viết phép tính liên quan . - Phương pháp : trực quan, vấn đáp . - Cách tiến hành : + Gv nêu yêu cầu của bài . + Gv yêu cầu hs quan sát tranh và nêu nội dung của tranh . . Trong có bao nhiêu bạn chơi trốn tìm ? . Trong tranh đã vẽ bao nhiêu bạn ? . Còn thiếu mấy bạn nữa? . Em hãy viết phép tính thích hợp vào bảng con . +Gv nhận xét . Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò. + Yêu cầu cả lớp đọc lại bảng trừ . + Nhận xét tiết học . + Dặn dò . | -Hs thực hiện. -Hs nhắc lại yêu cầu . -Hs quan sát và trả lời câu hỏi : .Có 3 đầu cáo . Có 3 đuôi cáo . . Có các số : 8,9,10. . Hs nêu. + Hs thảo luận nhóm và trình bày kết quả . -Hs nhắc lại yêu cầu. -Có 4 bạn ngồi ở toa đầu xe lửa , có 6 bạn ngồi toa sau của xe lửa . vậy có tất cả 10 bạn ngồi trên xe lửa . - 4 + 6 = 10 hoặc 6 + 4 = 10 . -Hs nhắc lại . .Có 10 bạn chơi . .Có 7 bạn . .3 bạn nữa . . 10 – 7 = 3 |
CHỦ ĐỀ 3
BÀI: ÔN TẬP HỌC KÌ I
Thời lượng: 3 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Hệ thống kiến thức, kĩ năng trong HKI
- Số và phép tính:
+ Đếm, lập số, đọc, viết các số trong phạm vi 10.
+ So sánh các số trong phạm vi 10, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 (nhóm bốn số).
+ Sơ đồ tách – gộp số.
+ Cộng, trừ trong phạm vi 10.
Tính chất giao hoán của phép cộng, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, vai trò của số 0 trong phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể.
+ Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép tính (cộng, trừ), lập sơ đồ tách – gộp số, viết phép tính liên quan.
+ Làm quen quy luật dãy phép tính (cộng, trừ).
- Hình học:
+ Nhận dạng, gọi tên các hình phẳng đã học.
+ Phân tích, tổng hợp, tưởng tượng hình qua thực hành xếp hình.
2. Năng lực chú trọng: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện toán học (bộ xếp hình), giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK, tranh minh họa S/74, phiếu bài tập, bộ thẻ số, bộ xếp hình.
2. Học sinh: SGK, bộ thẻ số, bộ xếp hình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 1. Khởi động: Hát Mục tiêu: Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu tiết học. Phương pháp : trò chơi . Cách thực hiện : - Giáo viên yêu cầu cả lớp hát bài Năm ngón tay ngoan. - GV hỏi: + Một bàn tay có mấy ngón tay? + Hai bàn tay có mấy ngón? + Yêu cầu HS vừa xòe tay vừa đếm từ 1 đến 10. - GV nhận xét, giới thiệu bài học. 2. Luyện tập: Bài 1: - Mục tiêu: Nhận biết tên các con vật trong tranh, đếm được số lượng con vật mỗi loại. - PP, HTTC: Quan sát, thảo luận, luyện tập thực hành. - Thiết bị: Tranh minh họa SGK/74, Phiếu học tập - Cách tiến hành: - GV treo tranh, yêu cầu học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm đôi theo hệ thống câu hỏi để hoàn thành phiếu bài tập. + Trong tranh có những con vật nào? + Có bao nhiêu con trâu/ bò/ gà/ chim sáo? - Gọi các nhóm trình bày. - GV yêu cầu học sinh nhận xét: + Con vật nào có số lượng nhiều nhất? + Con vật nào có số lượng ít nhất? + Có mấy bò vàng và mấy bò sữa? + Có mấy chim sáo đang đậu và mấy con đang bay? + Những con vật đó có lợi ích gì? + Những con vật đó có ích như vậy thì chúng ta cần phải làm gì? Bài 2: - Mục tiêu: Quan sát tranh, nói “câu chuyện” theo mẫu, viết sơ đồ tách – gộp số, viết phép tính thích hợp và giải thích tại sao chọn phép tính đó. - PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận. - Thiết bị: Phiếu bài tập - Cách tiến hành: - GV cho học sinh quan sát tranh SGK/74 - Cho học sinh làm việc theo nhóm 4, mỗi nhóm 1 câu thực hiện nói câu chuyện theo tranh và gợi ý, sau đó viết sơ đồ tách – gộp số và phép tính tương ứng trong thời gian 5 phút. - Cho học sinh các nhóm đếm theo thứ tự từ 1 đến 4, những học sinh nào có cùng số sẽ về một nhóm để thực hiện hoàn thành phiếu bài tập gồm 4 câu a, b, c, d. - Gọi HS trình bày - Nhận xét, kết luận. Thư giãn TIẾT 2 Bài 3: - Mục tiêu: Cộng, trừ được các số trong phạm vi 10, biết được quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, vai trò của số 0 trong phép cộng và phép trừ. - PP, HTTC: Luyện tập, thực hành, cá nhân. - Thiết bị: Bảng cài, bộ thẻ số. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS lấy bảng cài và bộ thẻ số và lần lượt thực hiện các phép tính. - Nhận xét, kết luận: giúp học sinh biết được quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, vai trò của số 0 trong phép cộng và phép trừ. Bài 4: - Mục tiêu: So sánh và sắp xếp thứ tự các số trong phạm vi 10, làm quen quy luật dãy phép tính cộng, trừ. - PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, làm theo mẫu, thảo luận. - Thiết bị: bộ thẻ số, bảng con - Cách tiến hành: a/ - GV yêu cầu HS lấy bộ thẻ số và thực hiện xếp dãy số từ 0 đến 10. - Cho HS đọc lại dãy số đã xếp. - Gọi 1 HS lên bảng xếp dãy số. - Tương tự cho HS xếp dãy số từ 10 đến 0 và đọc lại dãy số đã xếp. - Nhận xét b/ - Cho HS thảo luận nhóm đôi để sắp xếp các số 3, 0, 9, 6 theo thứ tự từ bé đến lớn. - Gọi các nhóm trình bày - Nhận xét, chốt lại c/ - Cho HS so sánh các cặp số và điền dấu >, <, = vào ô trống. - Nhận xét d/ - GV hướng dẫn HS thực hiện: + Chọn 3 số sao cho hai số cộng lại bằng số kia. + Dùng 3 số đó để thực hiện một phép cộng và một phép trừ. Chẳng hạn: 3, 5, 8 + 3 + 5 = 8 + 8 – 5 = 3 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để thực hiện chọn 3 số và viết phép tính cộng và trừ vào bảng con. - Gọi các nhóm trình bày. - Nhận xét, chốt lại. Thư giãn TIẾT 3 Vui học: - Mục tiêu: Cộng, trừ các số trong phạm vi 10, làm quen quy luật dãy phép tính cộng, trừ. - PP, HTTC: Trò chơi, cá nhân - Thiết bị: bảng con - Cách tiến hành: - GV giới thiệu trò chơi: Thêm – bớt - Hướng dẫn HS cách chơi: GV hô: “Thêm – bớt! Thêm – bớt!”, HS sẽ hỏi: “Thêm mấy? Bớt mấy?”, GV hô: “7 thêm 3 rồi bớt 2”, HS sẽ viết phép tính vào bảng con: 7 + 3 – 2 = 8. - Cho HS chơi trò chơi - Nhận xét, tuyên dương. Bài 5: - Mục tiêu: Nhận dạng, gọi tên các hình phẳng đã học. Phân tích, tổng hợp, tưởng tượng hình qua thực hành xếp hình. - PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm. - Thiết bị: bộ xếp hình - Cách tiến hành: - Yêu cầu HS lấy bộ xếp hình để lên bàn và cho HS gọi tên các hình. - Cho HS quan sát hình gia đình gà S/77 và nêu gia đình gà gồm có những thành viên nào? - Gia đình gà được ghép từ những hình nào? - Cho HS làm việc theo nhóm 4 để tiến hành xếp hình gia đình gà gồm 1 gà trống, 1 gà mái và 2 gà con. - Gọi các nhóm trình bày - Nhận xét, kết luận - GV hỏi: Làm thế nào để phân biệt gà trống, gà mái và gà con? - Cho HS thi đếm nhanh các số theo thứ tự từ 0 đến 10 và ngược lại. - Nhận xét, tuyên dương. - Dặn dò: Xem lại bài và chuẩn bị bài: Thực hành và trải nghiệm. - Nhận xét tiết học | - Cả lớp hát - HS trả lời: + 5 ngón + 10 ngón + Thực hiện - Quan sát, làm việc theo nhóm đôi và ghi vào phiếu bài tập + Trâu, bò gà, chim sáo. + Trâu: 1; bò: 4; gà: 10; chim sáo: 5 - Đại diện một số nhóm trình bày. - HS nêu: + Gà + Trâu + 2 bò vàng và 2 bò sữa + 2 con đang đậu và 3 con đang bay. - HS nêu lợi ích của các con vật trong tranh. - Cần phải chăm sóc và bảo vệ chúng. - Thực hiện - Thảo luận nhóm 4 (5 phút). - Các nhóm thảo luận, ghi vào phiếu bài tập. - Đại diện các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - Cả lớp thực hiện - Theo dõi hướng dẫn của GV. - Thực hiện - HS đọc. - 1 HS lên bảng xếp - Thực hiện - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày - HS làm vào bảng con. - Quan sát, lắng nghe - Các nhóm thảo luận, viết vào bảng con - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét. - Lắng nghe - Theo dõi - HS chơi trò chơi - Thực hiện - Quan sát và trả lời: Gà trống (bố), gà mái (mẹ) và gà con. - Hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. - Các nhóm tiến hành xếp hình - Một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và có thể đặt câu hỏi về cách ghép: gà bố/ mẹ/ con được ghép từ những hình nào? - HS mô tả đuôi gà để phân biệt. - Thực hiện - Lắng nghe |
THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
BÀI: EM ĐI BỘ THEO LUẬT GIAO THÔNG (1 TIẾT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Ôn tập:
- Vị trí, số thứ tự.
- Các hình phẳng và hình khối đã học:
Sử dụng tên gọi các hình đã học, mô tả một số vật.
Lắp ghép, xếp hình.
- Nói câu chuyện và viết phép tính thích hợp.
2. Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học (bộ xếp hình); giải quyết vấn đề toán học giao tiếp toán học.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, An toàn giao thông. Mĩ thuật.
II. Thiết bị dạy học:
- GV: Bộ xếp hình; 20 khối lập phương.
- HS: Bộ xếp hình; 10 khối lập phương.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động - Mục tiêu: Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu tiết học. - Cho HS chơi trò chơi: “Tôi bảo” để ôn tập về phương hướng: trái – phải, trước – sau, trên – dưới, ở giữa. - GV dẫn dắt vào bài mới . | - HS hát - HS tham gia trò chơi. |
2. Luyện tập Bài 1: - Mục tiêu: Biết được vị trí, số thứ tự. - PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm. - Thiết bị: tranh minh họa. - Cách tiến hành: - Cho HS quan sát tranh. - Thảo luận nhóm đôi theo 2 yêu cầu sau: + Tính từ phải sang trái, bạn thứ năm mặc áo màu gì? + Bạn mặc áo màu đỏ ở vị trí nào trong hàng? - GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận bằng trò chơi “Đố bạn…” - GV nhận xét. - GV có thể cho các nhóm đố nhau về vị trí các bạn còn lại trong hàng hoặc vị trí của những chiếc xe,...
- GV cho HS xác định lề đường. - GV chốt: Khi đi bộ chúng ta phải đi lề đường bên phải. - GV cho HS quan sát tranh và chỉ vào tranh để trả lời câu hỏi: +Khi băng qua đường chúng ta phải chú ý những gì? - GV nhận xét Bài 2: - Mục tiêu: Nhận biết các hình phẳng và hình khối đã học, dựa vào tên gọi của các hình để mô tả một số đồ vật. Biết được ý nghĩa của một số biển báo giao thông. - PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, giảng giải, cá nhân. - Thiết bị: Các biển báo (bài 2), hình mặt cười. - Cách tiến hành: a) Hình dáng, màu sắc mỗi biển báo: - HS quan sát và nêu hình dạng, màu sắc của mỗi biển báo.(cá nhân) (HS sử dụng các hình đã học để mô tả). - GV nhận xét. b) Ý nghĩa của mỗi biển báo: - GV cho HS chơi trò chơi “Vui-buồn” + Hình thức: HS nào đồng tình thì giơ bảng có hình mặt cười, và nếu không đồng tình thì giơ bảng mặt khóc. - GV chốt: giúp HS nhận biết: + Khi gặp biển báo màu vàng thì ta nên đi cẩn thận. + Khi gặp biển báo màu xanh là những biển báo chứa thông tin an toàn. + Khi gặp biển báo màu đỏ là những biển báo cấm, nguy hiểm. * Nghỉ giữa giờ: HS hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” Bài 3: - Mục tiêu: Sử dụng tên gọi các hình đã học để mô tả một số đồ vật. Biết lắp ghép, xếp hình. - PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm. - Thiết bị: Tranh minh họa, khối chữ nhật, khối lập phương. - Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh trang 78, mô tả hình dạng hai toà nhà bán kem và bán gà rán (hình dạng cả toà nhà, hình dạng cửa sổ, cửa ra vào, ... ) ; mô tả xe hơi, xe tải . - GV nhật xét và chốt: Xung quanh em có rất nhiều vật có hình dạng khối lập phương và khối hình chữ nhật, các bạn nên chú ý quan sát và nhận diện hình tốt hơn. – GV cho HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện lắp ghép, xếp hình.
- GV nhận xét phần lắp ghép của HS và khuyến khích HS lắp ghép sáng tạo. Vui học: - Mục tiêu: Nói được câu chuyện và viết phép tính thích hợp. - PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm. - Cách tiến hành: - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm bốn, thực hiện yêu cầu: Nêu hai câu chuyện rồi viết hai phép tính (1 phép tính cộng và 1 phép tính trừ trong phạm vi 10 thích hợp ) . Lưu ý: đây là bài toán mở, khuyến khích HS quan sát tranh dưới nhiều góc nhau (màu sắc , vị trí , hình dạng , kích thước , ... ) . 3. Củng cố, dặn dò: - Mục tiêu: Giúp học sinh nhận dạng các hình phẳng và hình khối đã học. - PP, HTTC: Quan sát, trò chơi, thi đua. - Cách tiến hành: - GV cho HS thi đua lần lượt tìm những vật trong cuộc sống xung quanh có dạng. + Khối hộp chữ nhật + Hình chữ nhật. + Khối lập phương + Hình vuông. + Hình tròn. + Hình tam giác. - Tổ nào tìm được nhiều nhất thì thắng cuộc . - Nhận xét, tuyên dương - Dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị Kiểm tra HKI. - Nhận xét tiết học.
| - HS quan sát và thảo luận nhóm. - HS trả lời câu hỏi qua trò chơi “Đố bạn…” + Đố bạn, đố bạn bạn thứ năm từ phải sang trái mặc áo màu gì? – Theo mình bạn thứ năm từ phải sang trái mặc áo màu xanh dương. + Đố bạn đố bạn bạn mặc áo đỏ ở vị trí nào trong hàng? – Theo mình bạn mặc áo đỏ ở vị trí cuối của hàng. - HS trình bày, các nhóm khác nhận xét. - HS tham gia thi đua và trả lời các câu hỏi. - HS chỉ vào tranh và trả lời. - HS lắng nghe. - HS trả lời câu hỏi: +Phải theo tín hiệu của đèn báo giao thông (HS mô tả hình dạng, màu sắc của đèn giao thông cho người đi bộ, cho xe cộ). +Phải đi đúng làn đường dành cho người đi bộ (HS mô tả vạch “ngựa vằn”). - HS nhận xét. - HS quan sát và trả lời. (cá nhân) + H1: biển có hình tam giác, màu vàng và có viền đỏ. + H2: biển có hình vuông, màu xanh. + H3: biển có hình tròn, màu trắng và có viền đỏ. - HS nhận xét. - HS chơi trò chơi. - HS lắng nghe. - HS quan sát và trả lời: + Tòa nhà bán gà rán có hình khối lập phương. + Tòa nhà bán kem có khối hình chữ nhật. ……… - HS nhận xét. - HS thảo luận nhóm và thực hiện ghép hình. - HS nhận xét lẫn nhau - HS quan sát, thảo luận và trình bày. - Thực hiện |
CHỦ ĐỀ 4: CÁC SỐ ĐẾN 20
BÀI: CÁC SỐ ĐẾN 20
Thời lượng: 3 tiết
I. Mục tiêu
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng
- Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20.
- Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20.
- So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10).
- Vận dụng thứ tự các số trong dãy số từ 1 đến 20, dự đoán qui luật, viết dãy số.
2. Năng lực
- Năng lực tư duy và lập luận toán học
- Năng lực giao tiếp toán học.
- Năng lực mô hình hóa toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, trách nhiệm, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao
- Yêu nước: HS kính trọng, biết ơn 18 vị vua Hùng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo viên: quả bằng nhựa (trò chơi khởi động), 20 khối lập phương, bảng đồ (để giúp HS xác định vị trí tỉnh Phú Thọ khi giới thiệu đền Hùng)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 1. Khởi động: Trò chơi “Truyền quả (3 phút) * Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học * PP: Trò chơi * HT: Cả lớp * Dự kiến sản phẩm HS: HS tham gia tích cực, đếm đúng số * Cách thực hiện: - GV cho HS vừa đếm số từ 1 đến 20 vừa chơi truyền quả lần lượt cho từng bạn, bạn nào nhận được quả sẽ đếm số tiếp theo số của bạn, đếm đến 20 thì quay lại từ 1. - GV nhận xét trò chơi, dẫn giới thiệu bài “Các số đến 20”. 2. Bài học và thực hành Giới thiệu số 12, số 17 (10 phút) Mục tiêu: Biết lập số, đếm, đọc, viết số 12, 17 PP: Trực quan, Hỏi- đáp, Giảng giải, luyện tập theo mẫu HT: Cả lớp Dự kiến sản phẩm HS: HS đếm, lập số, viết số, câu trả lời của HS. Cách thực hiện: Số 12 -GV cho HS quan sát và hỏi: Tranh vẽ gì ? Có bao nhiêu chiếc xe ? -GV cùng HS vừa đếm vừa làm dấu bằng cách đặt 1 khối lập phương vào 1 chiếc xe. Nói: Có 12 chiếc xe. -Gv xếp 10 khối lập phương vào một cột, 2 khối lập phương vào một cột khác -Gv nói: Gộp 10 và 2 được 12. 12 gồm 10 và 2. - GV giới thiệu cách viết số 12: số 12 được viết bởi hai chữ số,chữ số 1 và chữ số 2 -Cho HS luyện viết số 12. GV nhận xét Số 17 -GV hướng dẫn cho HS tự thao tác với các khối lập phương của mình lập số 17. - GV hỏi: Gộp 10 và mấy được 17? -Cho HS luyện viết số 17. - GV nhận xét - GV chốt, chuyển hoạt động * Giới thiệu các số từ 10 đến 20 (10 phút) Mục tiêu: Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20 PP: Thảo luận HT: Cả lớp Dự kiến sản phẩm HS: HS biết lập số, đếm, viết đúng dãy số từ 10 đến 20 Cách thực hiện: - Bắt đầu từ 10, GV tiếp tục sử dụng các khối lập phương hướng dẫn HS để HS đọc các số tiếp theo đến 20. Khi HS đọc đến 15, GV lưu ý HS: Đọc 15 là mười lăm, không đọc mười năm -Cho HS đọc lại dãy số nhiều lần để ghi nhớ. -Cho HS thảo luận nhóm 4, viết các số từ 10 đến 20. -Cho các nhóm trình bày bảng. -Hỏi: nhận xét xem các số từ 10 đến 19 có gì giống nhau? -GV nhận xét. -Cho HS nhìn, đọc lại dãy số Thực hành: Lập số - đọc, viết số - phân tích, tổng hợp số (10 phút) Mục tiêu: Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20. PP: Trò chơi HT: Cả lớp Dự kiến sản phẩm HS: HS lập số, đọc, viết, phân tích đúng số trong dãy số từ 10 đến 20 Cách thực hiện: - GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Tôi là số mấy?” -Cho cả lớp điểm danh từ 10 đến 20. -Mỗi HS xác định số của mình. -Dùng các khối lập phương lập số đó. -Viết số ra bảng con. -Khi GV gọi tới bạn nào, bạn đó giơ bảng viết số lên và nêu: (VD: GV làm mẫu trước số 14) + Tôi là số mười bốn. + Tôi gồm 10 và 4 (kết hợp chỉ tay: một tay thanh 10 khối, một tay thanh 4 khối). + Gộp 10 và 4 được tôi (thể hiện thao tác gộp hai thanh). -Tiến hành chơi. -Nhận xét, tuyên dương HS. TIẾT 2 3. Luyện tập Mục tiêu: đọc, viết, phân tích đúng cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20. PP: Trực qua, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp Dự kiến sản phẩm HS: HS đọc, viết, phân tích đúng số trong dãy số từ 10 đến 20 Cách thực hiện: Bài 1. Số ? - GV cho HS quan sát tranh, hỏi + Tranh vẽ gì? (Tích hợp TV: cầu thủ là từ chỉ chung các vận động viên thể thao hoạt động với trái bóng, bao gồm: ... Nhắc đến "cầu thủ" thường được hiểu là cầu thủ bóng đá. Thủ môn là cầu thủ đứng ở vị trí cuối cùng, giữ khung thành) + Đội bóng có mấy người? Gồm ai với ai? + Gv nói: Gộp 10 cầu thủ và 1 thủ môn được 11 người. vậy em viết vào ô vuông số 11. -Cho HS thảo luận nhóm 4 thực hiện với các tranh còn lại. -Gọi đại diện nhóm trình bày. Khi HS trình bày, GV khuyến khích để HS nói theo cách tách gộp số. + Tranh b: Tích hợp + Liên hệ cs: Vỉ đựng trứng được làm từ giấy hoặc nhựa để giữ trứng khó vỡ. thường 1 vỉ đựng 10 trứng để dễ đếm. -Sau khi HS trình bày, GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. Bài 2. Số? - GV hướng dẫn: Đếm, xác định đủ 10 rồi đếm tiếp, viết số vào ô vuông, đọc số. -Cho HS làm bài cá nhân. -Gọi HS trình bày. Khi HS trình bày, GV hỏi để HS nêu: + Em viết số mấy vào ô vuông? + Tại sao viết số 16? -GV nhận xét. 4. Đất nước em *Mục tiêu: Giới thiệu di tích lịch sử đền Hùng nằm ở tỉnh Phú Thọ; biết đền thờ 18 vị vua Hùng, ghi nhớ ngày giỗ tổ vua Hùng là 10/3 âm lịch, xác định vị trí của tỉnh Phú Thọ trên bản đồ Việt Nam, qua đó giáo dục HS kính trọng, biết ơn 18 vị vua Hùng *PP: Giảng giải, hỏi- đáp *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: HS biết đền thờ 18 vị vua Hùng, xác định vị trí của tỉnh Phú Thọ trên bản đồ Việt Nam * Cách thực hiện: - GV đưa hình ảnh và giới thiệu về đền Hùng: là quần thể đền chùa, thớ kính 18 vị vua Hùng và tôn thất của các vua trên núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ. Hằng năm tại đây vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch đều tổ chức lễ hội đền Hùng để kính nhớ các vị tổ tiên đã có công dựng nước - GV hỏi: + Đên Hùng ở tỉnh nào của nướ ta? + Đền thờ bao nhiêu vị vua Hùng? + Ngày giỗ tổ các vua Hùng là ngày nào? + Các vua Hùng đã có công dựng nước, chúng ta phải làm gì? -GV treo bản đồ cho HS xem giúp HS xác định vị trí tỉnh Phú Thọ trên bản đồ Việt Nam -Hỏi: Nơi em ở có con đường/thôn xã … nào mang tên Hùng Vương? - GV nhận xét, chốt ý TIẾT 3 5 .Thực hành – Luyện tập Mục tiêu: đọc, viết, phân tích đúng cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20. So sánh đúng các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10). PP: Trực qua, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp Dự kiến sản phẩm HS: HS đọc, viết, phân tích và so sánh đúng số trong phạm vi 20 Cách thực hiện: Bài 3. Số ? - GV cho HS đếm và viết số ô vuông trong mỗi hình -Gv hỏi: +Em có nhận xét gì về số ô vuông ở hình sau so với số ô vuông hình trước? + Vậy số sau như nào so với số trước? + So sánh 7 với 10. + GV cho HS so sánh tiếp các số còn lại. -Gv viết lên bảng dãy số từ 0 đến 20: Các số được sắp xếp theo thứ tự nào? -Gv nêu: Trong dãy số từ 0 đến 20: Số bên trái bé hơn số bên phải, số bên phải lớn hơn số bên trái. Số một chữ số bé hơn số có hai chữ số. -Cho HS chơi “Đố bạn”: GV cho cặp số bắt kì, 1 bạn hỏi- 1 bạn đáp só sánh 2 số đó. -GV nhận xet Bài 4. Số ? - GV cho HS xem bài mẫu, nhận xét: +có tất cả mấy chấm tròn? + Bên trái có mấy chấm tòn? + Bên phải có mấy chấm tròn? + Gọi HS nói số 13 theo sơ đồ tách gộp. -Gv nêu: Số chấm tròn mỗi bảng phù hợp với sơ đồ tách gộp số. -GV gọi HS nêu với các bảng còn lại. -Gv nhận xét. 6 .Mở rộng Mục tiêu: Vận dụng thứ tự các số trong dãy số từ 1 đến 20, dự đoán qui luật, viết dãy số PP: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm HT: Nhóm Dự kiến sản phẩm HS: HS viết đúng dãy số theo quy luật Cách thực hiện: Bài 5. Số ? - GV cho HS quan sát, nhận xét: + Tranh vẽ gì? + Trên con đường/khungt long có đặc điểm gì?
+ Vậy nhiệm vụ của chúng ta là gì? -Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách làm bài. Dự đoán qui luật của dãy số: + Ô gạch (0-1-2…)? + Khủng long (8-..-12-…-16, 13-15-…-19) -Gọi HS lên bảng hoàn thành dãy số. -Nhận xét, tuyên dương. 7.Củng cố ( 5 phút ) *Mục tiêu: Ôn lại nội dung bài học *PP: Hỏi - đáp *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: Câu trả lời của HS * Cách thực hiện: - GV gọi HS: + Đếm số từ 1 đến 20. + Đọc theo sơ đồ tách gộp lần lượt các số: 15, 19, 16 + Đền Hùng ở đâu? + Đền Hùng thờ ai ? *Hoạt động ở nhà: Gv nhắc HS về nhà: -Đếm xuôi từ 1 đến 20, đếm ngược từ 20 về 1. Kể chuyện đền Hùng, cùng người thân tìm vị trí của tỉnh Phú Thọ trên bản đồ Việt Nam (SGK trang 157). *Nhận xét tiết học | -Cả lớp tham gia
-HS quan sát và trả lời: Tranh vẽ xe ô tô và có 12 chiếc xe -Quan sát, đếm cùng GV. -Quan sát thao tác của GV. HS nhắc lại - HS viết vào bảng con – Tự đánh giá, đánh giá bạn – đọc số “mười hai”. -HS tự thao tác theo hướng dẫn, lập số 17 -Gộp 10 và 7 được 17. 17 gồm 10 và 7. -HS viết 17 – đọc số “mười bảy”. -HS quan sát GV thao tác và đọc tiếp: 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 -HS đọc số. -HS thảo luận nhóm, viết số từ 10 đến 20. -Trình bày. Nhận xét - Các số từ 10 đến 19 có chữ số 1 đứng trước giống nhau -Đọc số -HS điểm danh -Xác định, ghi nhớ số của mình. -Thao tác theo hướng dẫn của GV -Quan sát, trả lời: + Tranh a: Vẽ một đội bóng/ các cầu thủ và thủ môn.
+ Có 11 người. Gồm 10 cầu thủ và 1 thủ môn. + HS quan sát, lắng nghe. -Thảo luận nhóm làm bài. -Trình bày – Tự đánh già – Đánh giá bạn -Nghe hướng dẫn. -Làm bài. -Trình bày:
+Viết số 16. + Em đếm được 16 hình tròn/ Có 10 hình tròn và 6 hình tròn nên có 16 hình tròn… -HS quan sát, lắng nghe. -HS trả lời +Đền ở tỉnh Phú Thọ. + Thờ 18 vị vua Hùng. + Ngày 10 tháng 3 âm lịch. + Phải luôn ghi nhớ công ơn, ra sức học tập để mai sau xây dựng đất nước. -HS thảo luận xác định vị trí tỉnh Phú Thọ. -HS liên hệ trả lời. -HS đếm và viết: 7, 10, 12, 15, 18, 20 -Quan sát, nhận xét: + số ô vuông ở hình sau nhiều hơn số ô vuông hình trước + Số sau lớn hơn số trước + 7 bé hơn 10. + HS nêu: 7 bé hơn 10, 10 bé hơn 12…bé hơn 20. 20 lớn hơn 18, 18 lớn hơn 15… lớn hơn 7 - Các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn -Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ. -HS chơi theo cặp -Quan sát, nhận xét: + Có tất cả 13 chấm tròn. + Có 10 chấm tròn. + Có 3 chấm tròn + 13 gồm 10 và 3. Gộp 10 và 3 được 13. -Quan sát, lắng nghe. -HS nêu. -Quán sát, nhận xét: + Con đường, khủng long có sừng, khủng long cổ dài. + Có các ô gạch, có ô đã đánh số, có ô chưa đánh số. Mỗi nhóm khủng long: có con đã đánh số, có con chưa đánh số. + Đánh số ô gạch, đánh số khủng long -HS dự đoán qui luật:
+ Thêm 1. + Thêm 2. -HS thực hiện -HS trả lời: +Đếm + Đọc theo sơ đồ tách gộp. +Phú Thọ + Thờ 18 vị vua Hùng Lắng nghe, ghi nhớ. |
CHỦ ĐỀ 4: CÁC SỐ ĐẾN 20
BÀI: CÁC PHÉP TÍNH DẠNG 10 + 4, 14 – 4
(Thời lượng: 1 tiết)
I. Mục tiêu:
Một số từ 11 đến 19 trừ chữ số hàng đơn vị.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ
(SGK trang 96 – Thời lượng: 1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
– Tính nhẩm dạng 10 + 4, 14 – 4, 12 + 3, 15 – 3.
2. Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học.
3. Tích hợp: Mỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ
- HS: bảng con
- GV: các hình mẫu (như SGK trang 50), bảng phụ, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) 🞻 Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo không khí vui tươi, hứng thú, ôn tính nhẩm dạng 10 + 4, 14 – 4, 12 + 3, 15 – 3. 🞻 Cách thực hiện: - HS chơi trò chơi” Truyền điện”. Một học sinh nêu một phép tính để bạn tính nhẩm ( ví dụ: 12-2, 13 + 2, 15-5….). Một học sinh sẽ nêu kết quả, sau đó đưa ra một phép tính khác để đố bạn. Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: (10 phút) 🞻 Mục tiêu: Đếm, đọc, viết số, cấu tạo số. Nhận dạng, phân biệt các hình đã học. 🞻 Cách thực hiện: - GV cho HS quan sát các hình trên nền vàng ở bài tập 1/ 96. - Trên nền vàng có những hình gì? - Các hình được thể hiện bằng những màu gì? - GV lưu ý HS: Khi đếm số lượng hình màu xanh, em hãy đếm cả hình màu xanh lá và xanh dương. - GV cho HS làm việc theo nhóm 4 vào phiếu thảo luận nhóm.
-Em hãy viết vào sơ đồ tách gộp điều em vừa nói. - Từ sơ đồ tách gộp, em hãy viết hai phép tính tương ứng. - GV mời 3 HS mang bảng con của mình đứng trước lớp cho các xem. GV nhận xét. - Nhìn hình vẽ 15 hình màu xanh, em hãy nói theo cấu trúc “ Có...., và..... Có tất cả.....” - GV nhận xét, mời HS nhắc lại. -GV cho học sinh thực hiện tương tự với “hình màu đỏ và màu cam”. Bài 2: (8 phút) 🞻 Mục tiêu: Tính nhẩm dạng 10 + 4, 14 – 4, 12 + 3, 15 – 3. 🞻 Cách thực hiện: - Tìm hiểu bài: GV cho HS thảo luận nhóm đôi: + Xác định yêu cầu của bài + Khi làm bài nên bắt đầu từ đâu? Tại sao? - GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức đồng đội theo dãy. - GV mời 3 nhóm làm xong trước đính bảng phụ trước lớp, sửa bài, tuyên dương các nhóm làm đúng. *Nghỉ giữa tiết (3 phút) Bài tập 3: (7 phút) 🞻 Mục tiêu: HS biết sắp dãy số thứ tự (nhóm 4 số) 🞻 Cách thực hiện: -GV cho HS thực hiện cá nhân, xếp các số 10, 16, 12, 19 vào bảng con. - GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. - GV mời HS lên bảng sửa bài. - GV nhận xét Hoạt động 3: Củng cố (6 phút) 🞻 Mục tiêu: HS biết xếp số thứ tự và so sánh các số trong phạm vi 20. 🞻 Cách thực hiện: -GV cho HS chơi trò chơi “Đúng thứ tự” - Cách chơi: + Cả lớp điểm danh từ từ 9 tới 20. HS viết số của mình ra bảng con. + Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 12 bạn (từ 9 đến 20) + Chọn một nhóm bất kì, làm theo yêu cầu của giáo viên , chẳng hạn: Theo yêu cầu từ bé đến lớn + Giáo viên gọi số nào, bạn đó chạy lên đứng trước lớp. + Giáo viên gọi không theo thứ tự: Ví dụ: 14, 10, 17, 19, 9,… + Học sinh phải tự sắp xếp theo hàng ngang theo thứ tự từ bé đến lớn. + Khi đã đứng đúng, cả lớp vỗ tay hoan nghênh. Dặn dò: (1 phút) - HS rèn tính nhẩm, xếp các số theo thứ tự. | - HS tham gia trò chơi.
- HS đếm và viết số lượng hình vuông, hình chữ chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật, hình màu xanh, hình màu đỏ và cam vào chỗ chấm. - HS nhóm khác nhận xét. -15 hình màu xanh gồm có 10 hình vuông và 5 khối lập phương. - HS làm việc cá nhân viết sơ đồ tách, gộp vào bảng con. - 10 + 5 = 15 - 15 - 5= 10 - HS nhận xét, sửa bài, bổ sung. -Có 10 hình vuông màu xanh dương và 5 khối lập phương xanh lá cây. Có tất cả 15 hình màu xanh. - HS nhận xét. Cá nhân- tổ- lớp nhắc lại. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. -HS trả lời -Mỗi học sinh làm một bài, bắt đầu từ phép tính 10 + 6, làm xong sẽ chuyền xuống bạn ở phía dưới. -HS nhận xét. -HS làm bài. -HS kiểm tra chéo bài, nhận xét bài làm trên bảng. - HS tham gia trò chơi. |
CHỦ ĐỀ 5 : CÁC SỐ ĐẾN 100
Bài: Chục – Đơn vị
(2 tiết)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết tên gọi chục, đơn vị; quan hệ giữa chục và đơn vị. Sử dụng các thuật ngữ chục, đơn vị khi lập số và phân tích số.
- Làm quen: đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học
- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực
- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong hoạt động nhóm.
3. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề
4. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học: biết được mối quan hệ giữa chục và đơn vị.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: biết phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: bài giảng điện tử, 30 khối lập phương.
- HS: SGK, VBT, 20 khối lập phương, bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
KHỞI ĐỘNG (3 phút) | |
- HS đếm từ 1 đến 40. | |
BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH | |
1. Giới thiệu số 17 – Chục, đơn vị (5 phút) - Mục tiêu: HS nhận biết tên gọi chục, đơn vị. - PP: trực quan, hỏi đáp. - Hình thức: toàn lớp. - Dự kiến hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. | |
- GV hướng dẫn. - Gv giới thiệu: có 1 chục và 7 đơn vị, ta có số 17. - Gv giới thiệu cách viết (miệng nói tay viết): số 17 được viết bởi hai chữ số: chữ số 1 ở bên trái (chỉ số chục), chữ số 7 ở bên phải (chỉ số đơn vị). - Kiểm tra: GV nhận xét, chốt lại kết hợp với thao tác tay. | -HS quan sát tranh (tr102), đếm số quả xoài và nói “có 17 quả xoài”. - HS dùng các khối lập phương thể hiện số 17, sau đó nói: có 1 chục và 7 khối lập phương. - HS chỉ vào khối lập phương, lặp lại lời giáo viên. - HS nhận xét, đánh giá phần trình bày của các bạn. - HS lắng nghe. Đọc và viết số vào bảng con. - Phân tích số: + HS chỉ vào từng chữ số và nói: 17 gồm 1 chục và 7 đơn vị. + HS viết sơ đồ tách gộp. * Dự kiến sản phẩm: nhận biết tên gọi chục, đơn vị, viết đúng sơ đồ tách gộp. * Tiêu chí đánh giá: nhận biết đúng tên gọi chục, đơn vị, viết chính xác sơ đồ tách gộp. |
2. Số 30 (5 phút) (thực hiện tương tự số 17) - Mục tiêu: HS nhận biết tên gọi chục, đơn vị. - PP: trực quan, hỏi đáp. - Hình thức: nhóm đôi. - Hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. | |
3. Quan hệ giữa chục và đơn vị (7 phút) - Mục tiêu: HS nhận biết quan hệ giữa chục và đơn vị. - PP: trực quan, trò chơi học tập. - Hình thức: toàn lớp. - Hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. | |
- GV hướng dẫn. - Gv chỉ vào mô hình 3 thanh chục, hỏi: + Có mấy chục? + Tức là bao nhiêu đơn vị? * Trò chơi “Đố bạn” - GV phổ biến luật chơi: + Đố bạn đố bạn. + Đố bạn 19 gồm mấy chục và mấy đơn vị. Mời 1 bạn bất kì trả lời. - Kiểm tra: GV nhận xét, chốt lại. | - HS quan sát mô hình thanh chục, nhận biết: 10 đơn vị bằng 1 chục 1 chục bằng 10 đơn vị - HS quan sát, trả lời: + 3 chục + 30 đơn vị - HS lắng nghe, đáp: + Đố gì đố gì? + 1 HS trả lời và tiếp tục làm người đố. - HS quan sát biển báo hiệu lệnh và lặp lại. * Dự kiến sản phẩm: nhận biết quan hệ giữa chục và đơn vị. * Tiêu chí đánh giá: xác định đúng quan hệ giữa chục và đơn vị. |
Tiết 2 | |
LUYỆN TẬP - Mục tiêu: đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40. - PP: luyện tập. - Hình thức: nhóm đôi, cá nhân. - Hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. | |
Bài 1: nhóm đôi - GV hướng dẫn mẫu. - Kiểm tra: GV nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - GV giúp HS tìm hiểu mẫu: a) + Có mấy chục? Nên viết chữ số 1 để chỉ chục. + Có mấy đơn vị? Nên viết chữ số 1 (vào bên phải) để chỉ 1 đơn vị. - Đọc số: mười một - Nói: gộp một chục và một đơn vị được mười một. - Kiểm tra: GV nhận xét, chốt lại. | - HS lắng nghe, nhận biết thứ tự các việc cần làm: + Đếm (từng cái) – viết số – đọc số. + Xác định từng chục, nói: hai mươi bảy có hai chục và bảy đơn vị. - HS nói theo nhóm đôi. - HS nhận xét. - HS nhận biết: + 1 chục + 1 đơn vị - HS nhắc lại. - HS nhắc lại. - HS phân tích số: b) Gộp một chục và chín đơn vị được mười chín. c) Gộp hai chục và không đơn vị được hai mươi. - Nếu đúng cả lớp vỗ tay. * Dự kiến sản phẩm: đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40. * Tiêu chí đánh giá: thực hiện đúng thao tác đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40. |
CỦNG CỐ | |
- Đếm từ 1 đến 40. - Phân tích số 36 (36 gồm 3 chục và 6 đơn vị). Viết sơ đồ tách gộp. |
CHỦ ĐỀ 5 : CÁC SỐ ĐẾN 100
BÀI: Chục – Đơn vị
(2 tiết)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40.
- Vận dụng thứ tự các số trong phạm vi 40, dự đoán quy luật, hoàn thành dãy số.
- Mở rộng tính nhẩm dạng 10 + 4, 14 – 10 trong phạm vi 40.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học
- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực
- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong hoạt động nhóm.
3. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
4. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học: đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: dự đoán quy luật, hoàn thành dãy số, tính nhẩm dạng 10 + 4, 14 – 10 trong phạm vi 40.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: bài giảng điện tử, 40 khối lập phương.
- HS: SGK, VBT, 20 khối lập phương, bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
KHỞI ĐỘNG (5 phút) | |
- GV nhận xét. | - HS đếm từ 1 đến 40: + Dùng các khối lập phương đếm từ 1 đến 40. + Không dùng khối lập phương đếm. |
BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH | |
1. Giới thiệu số 25 – Lập số, cấu tạo thập phân của số (15 phút) - Mục tiêu: lập số trong phạm vi 40. - PP: trực quan, hỏi đáp. - Hình thức: nhóm đôi. - Hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. | |
- GV hướng dẫn. - Gv giới thiệu: có 1 chục và 5 đơn vị, ta có số 25. - Gv giới thiệu cách viết (miệng nói tay viết): số hai mươi lắm được viết bởi hai chữ số: chữ số 2 ở bên trái (chỉ số chục), chữ số 5 ở bên phải (chỉ số đơn vị). - GV nhận xét, chốt lại kết hợp với thao tác tay. | -HS thực hành nhóm đôi, quan sát tranh (tr104), đếm số cái bánh từ 1 đến 25 và nói “có 25 cái bánh”. - HS dùng các khối lập phương thể hiện số 25, sau đó nói: có 2 chục và 5 đơn vị. - HS chỉ vào khối lập phương, lặp lại lời giáo viên. - HS lắng nghe. Đọc và viết số vào bảng con. Nhận xét: + Chữ số 2 bên trái chỉ số chục, tức là 2 chục (hay 20). + Chữ số 5 bên phải chỉ số đơn vị, tức là 5. - HS viết sơ đồ tách gộp: - Hs chỉ vào sơ đồ tách gộp và nói: + 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị. + Gộp 2 chục và 5 đơn vị được 25. * Dự kiến sản phẩm: lập số 17,, viết đúng sơ đồ tách gộp. * Tiêu chí đánh giá: nhận biết đúng tên gọi chục, đơn vị, viết chính xác sơ đồ tách gộp. |
NGHỈ GIỮA TIẾT | |
2. Đếm, đọc, viết số trong phạm vi 40 (12 phút) - Mục tiêu: HS đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40. - PP: hỏi đáp. - Hình thức: toàn lớp, cá nhân. - Hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. | |
- GV hướng dẫn, lưu ý các đọc: + 21, 31, 25, 35 + 24, 34 (có hai cách đọc: hai mươi bốn, hai mươi tư). - Kiểm tra: GV nhận xét, khuyến khích HS. | - HS quan sát tranh trong SHS (tr 104), đọc các số từ 21 đến 40 (cả lớp, cá nhân). - Viết số: + HS nhận xét chữ số hàng chục của các số từ 21 tới 29, từ 30 tới 39. - HS viết số vào bảng con. * Dự kiến sản phẩm: đọc, viết đúng các số từ 21 đến 40. * Tiêu chí đánh giá: nhận biết đúng hàng chục, đơn vị, viết chính xác các số từ 21 đến 40. |
Tiết 2 | |||||
LUYỆN TẬP - Mục tiêu: đọc, viết số, tính nhẩm dạng 10 + 4, 14 – 10 trong phạm vi 40 - PP: luyện tập. - Hình thức: cá nhân. | |||||
Bài 1: cá nhân (5 phút) - GV hướng dẫn mẫu. - Kiểm tra: GV nhận xét, khuyến khích HS. Bài 2: cá nhân (7 phút) - GV hướng dẫn, lưu ý. - Gv khuyến khích HS tập nói. - Kiểm tra: GV nhận xét, chốt lại. | - HS quan sát mẫu lắng nghe, nhận biết: + Có hai chục và tám đơn vị, ta có số 28. 28 gồm 20 và 8 20 + 8 = 28 28 – 8 = 20 - HS lần lượt làm bài vào bảng con. - HS nhận xét theo cặp.
- HS nhận biết được quy luật mà các em phải áp dụng phù hợp với tất cả các số đã có sẵn trong dãy số. - HS trình bày cá nhân, giải thích: + Dãy nước ngọt: các số đếm thêm 1. + Dãy bánh chữ nhật: các số đếm thêm 1. + Dãy miếng dưa hấu: các số tròn chục từ bé đến lớn. + Dãy bánh vuông: các số đếm thêm 5. + Dãy miếng cam: đếm bớt 1. - Nếu đúng cả lớp vỗ tay. | ||||
NGHỈ GIỮA TIẾT | |||||
Bài 3: cá nhân (10 phút) - GV yêu cầu HS nói cách tính 16 + 3, 80 - 50. Bài 4: toàn lớp (5 phút) - GV lưu ý HS suy nghĩ để tìm cách đếm cho nhanh | - HS thực hiện tính: 30 + 6 = 36 27 – 7 = 20 16 + 3 = 19 36 – 6 = 30 30 + 9 = 39 80 – 50 = 30 - HS suy nghĩ, cả lớp đồng thanh đếm. a) Cách 1: 2, 4, 6, 8…..36 Cách 2: 10, 20, 30, 32, 34, 36. b) Cách 1: mỗi nhóm có 5: 5, 10, 15,…40 Cách 2: mỗi cột có 10: 10, 20, 30, 40 | ||||
CỦNG CỐ Trò chơi đúng chỗ – sai chỗ (5 Phút) | |||||
- GV hướng dẫn luật chơi: + Mỗi lần cô đưa ra 4 yêu cầu về số, các bạn được gọi mang theo bảng con, chạy lên trước lớp, đứng thành 2 đội (trong mỗi đội, không có hai số giống nhau). + Cô yêu cầu mỗi đội sắp xếp theo một trình tự nào đó. Ví dụ, GV ra lệnh: - Số gồm 2 chục và tám đơn vị - Số gồm 20 và 6 - Số lớn hơn 26 nhưng bé hơn 28 - Số được viết bởi chữ số 3 ở hàng chục, chữ số 0 ở hàng đơn vị. - Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. - GV nhận xét, tuyên dương, trao quà cho đội thắng. | - Cả lớp điểm danh từ 21 đến 40. - Mỗi bạn viết số của mình ra bảng con. HS tham gia trò chơi.
Nếu đúng: cả lớp vỗ tay, đồng thanh đúng chỗ, đúng chỗ. Nếu sai: cả lớp đồng thanh sai chỗ sai chỗ, các bạn sửa lại |
CĐ5 –
BÀI: CÁC SỐ ĐẾN 100 (3 tiết – SGK trang 109)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 100
- Luyện tập các dạng phép cộng, trừ đã học; nhận biết quan hệ cộng, trừ; tính chất giao hoán của phép cộng trong trường hợp cụ thể
2. Phẩm chất:
- Nhân ái (tôn trọng sự khác biệt giữa các dân tộc)
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
3. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
4. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
- Tư duy và lập luận toán học: dựa vào các tranh đếm và hình thành số 54
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Dùng các khối lập phương thể hiện số 54: 5 thanh chục và 4 khối lập phương.
- Mô hình hóa toán học: lập được sơ đồ tách – gộp từ khối lập phương để trình bày và diễn đạt nội dung, ý tưởng.
5. Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- 100 khối lập phương, SGK.
2. Học sinh
- 20 khối lập phương, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
* Hoạt động 1: khởi động (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh. b. Phương pháp – Hình thức: Trò chơi - Nhóm c. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành hai đội A – B - Hai đội luân phiên nhau đếm các số từ 1 - 100 |
* Dự kiến sản phẩm: - Thái độ tham gia của HS. * Tiêu chí đánh giá: - HS tham gia chơi vui, sôi nổi. |
* Hoạt động 2: Giới thiệu số 54 (16 phút) a. Mục tiêu: Đếm lập số, đọc, viết được số 54. Nhận biết được 54 gồm 5 chục và 4 đợn vị và gộp 50 chục và 4 đơn vị được 54. b. Phương pháp – Hình thức: Trực quan, Giảng giải – minh họa, thực hành – Nhóm. c. Cách tiến hành: Lập số. Nhóm 4 - Đếm ong Có thể đếm từng con hay đếm theo chục. Nếu cần, sử dụng các khối lập phương làm dấu - Dùng các khối lập phương thể hiện số 54: 5 thanh chục và 4 khối lập phương - Viết 54 (bảng con) Đọc số: năm mươi bốn (hay năm mươi tư) - Viết sơ đồ tách – gộp số: Nói: 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị. Gộp 5 chục và 4 đơn vị được 54. Qua hoạt động 2: - Thông qua việc quan sát hình và trình bày, học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. - Thông qua cách trình bày, giải thích, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học. NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (2 phút) |
- HS đếm số ong theo chục và dung khối lập phương làm dấu. - HS xếp được 5 chục và 4 khối lẻ. - HS viết bảng con. - HS đọc số. - HS thực hiện viết sơ đồ tách – gộp. * Dự kiến sản phẩm: - HS nhận biết được số 54; đọc, viết được số 54, thực hiện được sơ đồ tách – gộp. * Tiêu chí đánh giá: - Đọc to, rõ số 54, viết đúng số 54, viết đúng sơ đồ. |
* Hoạt động 3: Luyện tập (14 phút) Mục tiêu: Đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 100. Phương pháp – Hình thức: Quan sát, thực hành - Cá nhân, nhóm. Cách tiến hành: - Bài 1: - GV nêu yêu cầu: Đếm: có thể đếm từng trái (cà chua, măng cụt) hoặc đếm theo chục Viết số, đọc số - Khi sửa bài, GV hướng dẫn cách đếm nhanh Ví dụ: a) Nhận biết có một số nhóm đều có 10 Đếm: 10, 20, 30, 40, 50, 51, 52, 53, ...,63 Bài 2: - GV yêu cầu HS phân tích mẫu:
- Khi sửa bài, GV lưu ý sự khác nhau của 72 và 27 Mặc dù đều được viết bởi hai chữ số 7 và 2 nhưng 72 gồm 7 chục và 2 đơn vị 27 gồm 2 chục và 7 đơn vị - Bài 3: - GV yêu cầu HS quan sát mẫu và nhận biết tại sao chọn bóng số 67 - Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích tại sao trong mỗi trường hợp, không chọn hai số còn lại. Qua hoạt động 3: Thông qua việc trình bày và luyện tập, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học và năng lực tư duy và lập luận toán học. | - HS nhận biết các việc cần làm. - HS phân tích mẫu để nhận biết: Có 4 thanh chục và 5 khối lẻ Có 4 chục và 5 đơn vị Ta có số 45 - HS nêu theo nhóm đôi. - HS quan sát mẫu, thảo luận nhóm 4 và trả lời. * Dự kiến sản phẩm: - HS đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 100. * Tiêu chí đánh giá: - HS hoàn thành bài tập đúng yêu cầu. |
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (1 phút) - Rèn đọc viết số đến 100. - Chuẩn bị bài tập tiết 2. |
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
* Hoạt động 1: Luyện tập 1 (15 phút) a. Mục tiêu: Đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 100. b. Phương pháp – Hình thức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận – Cá nhân, nhóm. c. Cách tiến hành: Bài 4: - GV yêu vầu HS quan sát mẫu, nhận biết trình tự làm: Số - viết số chục, số đơn vị vào bảng – viết sơ đồ tách – gộp số - Khi sửa bài, GV giúp HS phân biệt:
Bài 5: Khi sửa bài, có thể yêu cầu HS viết sơ đồ tách – gộp số Bài 6: Khi phân tích mẫu, GV lưu ý HS đọc theo hai cách:
Qua hoạt động 1: Thông qua việc trình bày và luyện tập, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học và năng lực tư duy và lập luận toán học NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (2 phút) |
- HS nêu và viết sơ đồ tách gộp vào bảng con. - HS thảo luận nhóm đôi và nêu theo 2 cách như GV hướng dẫn. - HS trình bày. * Dự kiến sản phẩm: - HS đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 100. Viết được sơ đồ tách gộp. * Tiêu chí đánh giá: - HS hoàn thành bài tập đúng yêu cầu. |
* Hoạt động 2: Luyện tập 2 (17 phút) a. Mục tiêu: Luyện tập các dạng phép cộng, trừ đã học; nhận biết quan hệ cộng, trừ; tính chất giao hoán của phép cộng trong trường hợp cụ thể. b. Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành, đàm thoại – Cá nhân, nhóm. c. Cách tiến hành: Bài 7: - GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nhận biết. - Sau khi sửa bài, GV có thể cho HS xếp thứ tự các số: 65, 47, 29 từ bé đến lớn, giải thích cách làm. Bài 8: Sửa bài, HS nói cách tính Bài 9: - GV yêu cầu HS tìm hiểu bài. - Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích tại sao chọn như vậy. Ví dụ: 35 = 3 + 5 sai, vì 35 = 30 + 5 hay 3 + 5 = 8 35 = 5 + 30 đúng, vì 5 + 30 = 30 + 5 = 35 Qua hoạt động 2: - Thông qua việc quan sát hình, trình bày và luyện tập học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học. |
- HS quan sát và nêu. Có 6 tầm bìa, mỗi tấm bìa có 10 chấm tròn nên có 60 chấm tròn Có 1 tấm bìa 5 chấm tròn Có tất cả 65 chấm tròn Ta viết 65 = 60 + 5 - HS làm vào bảng con, nêu cách tính. - HS nhận biết: dựa vào cấu tạo (thập phân) của số để biết đúng, sai. - HS giơ bảng Đ/S * Dự kiến sản phẩm: - HS biết làm các dạng phép cộng, trừ đã học; nắm quan hệ cộng, trừ; tính chất giao hoán của phép cộng trong trường hợp cụ thể. * Tiêu chí đánh giá: - HS hoàn thành bài tập đúng yêu cầu. |
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (1 phút) - Luyện tập các dạng phép cộng, trừ đã học. - Xem trước bài tập ở tiết 3. |
TIẾT 3
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
* Hoạt động 1: Luyện tập (17 phút) a. Mục tiêu: Luyện tập các dạng phép cộng, trừ đã học; nhận biết quan hệ cộng, trừ; tính chất giao hoán của phép cộng trong trường hợp cụ thể.. b. Phương pháp – Hình thức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận – Cá nhân, nhóm. c. Cách tiến hành: Bài 10: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm sáu (bài mở rộng, HS khá, giỏi giúp các bạn khác) - GV yêu cầu HS tìm hiểu bài và nhận biết:
(đọc các phép tính theo hàng ngang: 30 + □ = 80) (đọc các phép tính theo cột dọc : 30 + 60 = □... )
- Sửa bài:
Ví dụ: 30 + 60 = 90 90 – 60 = 30 Bài 11: - GV giải thích giúp HS nhận biết yêu cầu của bài - Khi sửa bài, GV khuyến khích các em giải thích tại sao em viết số đó GV có thể dùng sơ đồ tách – gộp số để minh họa - Tích hợp: HS nhận biết các con vật ngủ ban ngày (mèo, dơi), ban đêm (gà, vịt) Qua hoạt động 1: - Thông qua việc quan sát hình, trình bày và luyện tập học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học. NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (2 phút) | - HS thực hiện thảo luận nhóm 6 - Làm vào bảng nhóm - HS làm: - HS quan sát tranh - HS thực hiện phép tính vào bảng con - HS giải thích (dựa vào cấu tạo số, đếm thêm,...) * Dự kiến sản phẩm: - HS biết làm các dạng phép cộng, trừ đã học; nắm quan hệ cộng, trừ; tính chất giao hoán của phép cộng trong trường hợp cụ thể. * Tiêu chí đánh giá: - HS hoàn thành bài tập đúng yêu cầu. |
* Hoạt động 2: Củng cố (15 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội kết nối kiến thức vừa học với thực tiễn cuộc sống, giao tiếp toán học. b. Phương pháp, hình thức: Trò chơi, đàm thoại – Cá nhân. c. Cách tiến hành: GV có thể tham khảo trò chơi: BẠN LÀ AI? HS: Bạn là ai? Bạn là ai? GV: Tôi là số gồm 9 chục và 7 đơn vị SH viết (bảng con): 97, đưa bảng lên GV: Đúng rồi! Cả lớp vỗ tay Lưu ý: GV thay đổi nội dung, cách nói: Ví dụ: Số gồm 2 và 60 Số tròn chục lớn hơn 40 nhưng bé hơn 60 ĐẤT NƯỚC EM - GV giới thiệu: Đây là các con tem. Mỗi con tem tượng trưng cho một dân tộc của nước Việt Nam Nước ta có bao nhiêu dân tộc - Học sinh đếm và trả lời: nước ta có 54 dân tộc. - Giáo viên liên hệ thực tế ở lớp Ví dụ: Có ... bạn dân tộc Kinh Có ... bạn dân tộc Chăm Có ... bận dân tộc Hoa ... Các dân tộc như anh em một nhà, các bạn phải biết thương yêu, giúp đỡ nhau. Qua hoạt động 2: - Thông qua việc quan sát hình, trình bày và luyện tập học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học. | - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. * Dự kiến sản phẩm: - HS kết nối kiến thức vừa học với thực tiễn cuộc sống, giao tiếp toán học. * Tiêu chí đánh giá: - HS hiểu và hăng hái tham gia hoạt động học. |
Hoạt động 3: Hoạt động ở nhà (1 phút) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học. - Về nhà tập đếm các số đến 100 - Luyện tập các dạng phép cộng, trừ đã học. | - HS lắng nghe |
BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ?
CHIM SÁO
( 2 tiết )
I. Mục tiêu
1.1 Phẩm chất chủ yếu:
- Yêu nước: Hiểu được hoa sen là một loài hoa rất đẹp của nước ta, yêu quê hương, đất nước
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
1.3. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác và nêu được lí do thực hiện các thao tác đó.
- Giao tiếp toán học: Nghe và hiểu được thông tin giáo viên thông báo. Thảo luận các nội dung toán học.
2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bộ xếp hình
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Bộ xếp hình, đồng hồ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1
1. Khởi động (tập thể - 4 phút) 1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới. 1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS sau mỗi mảnh ghép 1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS nêu được chủ đề bài học qua bức tranh - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 1.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
|
| |
2. Thực hành – Luyện tập: Bài 1 (tập thể - 10 phút) 2.1. Mục tiêu: HS làm quen với sơ đồ tách – gộp dưới hình thức tóm tắt bài toán; Viết phép tính thích hợp. 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời, sản phẩm bài làm trên bảng con của HS. 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá:HS biết dựa vào thao tác tách/ gộp để xác định phép tính tương ứng - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 2.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
- GV đưa tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? - GV hỏi: Có bao nhiêu con chim sáo bay và bao nhiêu con chim sáo đậu ? - GV đưa sơ đồ tách – gộp lên bảng lớp a) GV đưa tình huống 1: Có 20 con sáo bay và 8 con sáo đậu. Hỏi có tất cả bao nhiêu con sáo? ( GV vừa nói vừa chỉ tay vào “ ?” có trong sơ đồ) - Cô đang thực hiện thao tác gì ? - Để tìm được số con sáo có tất cả, ta làm phép tính gì ? - Yêu cầu HS viết phép tính vào bảng con - GV nhận xét, sửa bài b) GV đưa tình huống 2: Có tất cả 28 con sáo, trong đó có 8 con sáo đậu. Hỏi còn bao nhiêu con bay ? ( GV vừa nói vừa chỉ tay vào “ ?” có trong sơ đồ) - Cô đang thực hiện thao tác gì ? - Để tìm số con chim còn lại ta dùng phép tính gì? - Yêu cầu HS viết phép tính vào bảng con - GV nhận xét, sửa sai - GV chốt nội dung | - HS trả lời - HS thực hiện thao tác đếm và chọn thẻ số - HS quan sát - HS lắng nghe - Thao tác gộp - Phép tính cộng - HS viết bảng con: 20 + 8 = 28 hoặc 8 + 20 = 28 - HS nhận xét bài bạn - HS lắng nghe - Thao tác tách - Phép tính trừ - HS viết bảng con: 28 – 8 = 20 - HS nhận xét bài bạn - HS đọc lại bài làm | |
3. Thực hành – Luyện tập: Bài 2 (nhóm - 7 phút) 3.1. Mục tiêu: Ôn tập cách sắp xếp số theo thứ tự trong dãy số 3.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời, sản phẩm bài làm trên bảng nhóm HS. 3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS biết sắp xếp số theo thứ tự đặc điểm của dãy số - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 3.4 Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
|
+ Dãy số tròn chục từ bé đến lớn + Dãy số đếm thêm 1 + Dãy số đếm bớt 1 -HS lắng nghe | |
4. Thực hành – Luyện tập: Bài 3 (nhóm, cá nhân – 7 phút) 4.1. Mục tiêu: Ôn tập cách so sánh số 4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS biết cách so sánh số - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 4.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
|
| |
5. Thực hành – Luyện tập: Bài 4 (cá nhân – 7 phút) 5.1. Mục tiêu: Ôn tập sắp xếp số theo thứ tự từ bé đến lớn (nhóm gồm 4 số) 5.2. Dự kiến sản phẩm học tập: 5.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: 5.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
|
|
TIẾT 2
6. Thực hành – Luyện tập: Bài 5 (nhóm - 7 phút) 6.1. Mục tiêu: Ôn tập đọc giờ đúng 6.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Bài làm trên bô thực hành đồng hồ của HS 6.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS biết xác định giờ đúng theo kim giờ và kim phút- HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 6.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
- GV yêu cầu HS lấy bộ thực hành đồng hồ và thực hành xoay kim 8 giờ và 4 giờ - GV nhận xét, sửa sai - GV chôt nội dung | - HS làm viêc nhóm 2 xoay kim đồng hồ - Đại diện nhóm thực hành xoay và mô tả trên bảng lớp - HS nhận xét bài bạn - HS đọc bài làm ( nhóm, tập thể ) | |
7. Thực hành – Luyện tập: Bài 6 (nhóm- 7 phút) 7.1. Mục tiêu: HS làm quen sắp xếp thứ tự thời gian trong ngày 7.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Bài làm của nhóm HS, câu trả lời của HS 7.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS biết lí giải để sắp xếp thứ tự thời gian trong ngày - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 7.4 Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
|
| |
8. Thực hành – Luyện tập: Bài 7 (nhóm – 15 phút) 8.1. Mục tiêu: HS biết lắp, ghép, xếp hình theo yêu cầu. 8.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Sản phẩm xếp hình của nhóm, câu trả lời của HS 8.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS biêt lắp, ghép, xếp hình theo đúng mẫu – HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 8.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
|
| |
9. Củng cố: Đất nước em (tập thể – 6 phút) 9.1. Mục tiêu: Ôn tập tách – gộp số; Hiểu được hoa sen là một loài hoa rất đẹp của nước ta 9.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời; sản phẩm sơ đồ tách – gộp của HS 9.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS biết viết sơ đồ tách – gộp – GV đánh giá HS, HS đánh giá HS 9.4. Cách thực hiện | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
|
|
CHỦ ĐỀ 5
BÀI CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ
I. Mục tiêu :
- Yêu thích học môn toán.
- Bảo quản tốt tờ lịch và thích xem lịch
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự chuẩn bị tờ lịch, tự đọc tờ lịch, tự xác định được các ngày trong tuần
- Năng lực giao tiếp: HS hợp tác, trao đổi, chia sẻ với các bạn trong nhóm về các ngày trong tuần.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết ngày đi học để chuẩn bị đồ dùng học tập.
2.2. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: HS trình bày các ngày trong tuần.
- Năng lực toán học: HS biết tính toán để xác định ngày mai, ngày kia, hôm qua, hôm kia...
3. Năng lực môn Toán
- HS dựa vào kiến thức đã học để xác định ngày trong tuần, các ngày đi học, ngày nghỉ học.
- HS làm quen các đơn vị đo thời gian: ngày và tuần lễ; nhận biết 1 tuần có 7 ngày; gọi tên các ngày trong tuần, các ngày đi học và nghỉ học.
- HS biết thứ tự các ngày trong tuần, ngày hôm qua, hôm kia, ngày mai, ngày kia.
- HS biết chia sẻ, trình bày ý kiến với các bạn về các ngày trong tuần.
- HS biết thao tác, đọc đúng tờ lịch.
II. Đồ dùng dạy – học :
+ Vật thật: Một quyển lịch bóc hằng ngày
+ Thẻ ghi các ngày trong tuần
III. Các hoạt động:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1.Khởi động a)Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh khi vào bài mới. Ôn lại các kiến thức đã học. GV nhận xét bài kiểm tra tiết trước
2. Hoạt động 2: Giới thiệu tên các ngày trong tuần lễ a)Mục tiêu: Các em nhận biết các ngày trong tuần . b)Phương pháp: vấn đáp, trò chơi c)Các bước tiến hành: Bạn nào nhớ tên các ngày trong tuần? Bạn nào nói đúng, GV cho lên bảng lấy thẻ mà GV đã chuẩn bị ghi sẵn các thứ lên đứng hàng ngang. Sau khi lên đủ 7 bạn. GV chốt: Vậy 1 tuần lễ có 7 ngày. Đây là tên các ngày trong tuần lễ. (GV ghi tựa) GV tổ chứ trò chơi Trò chơi: ĐỦ MỘT TUẦN Luật chơi: 1 bạn đầu tiên sẽ nói bất kì một ngày trong tuần, bạn kế bên phải sẽ nói ngày tiếp theo ( nếu người điều khiển yêu cầu: đếm tới, đủ một tuần) hoặc người bên trái sẽ lùi lại một ngày ( nếu người điểu khiển yêu cầu đếm lui, đủ một tuần. Sau khi nói đủ một tuần thì tất cả 7 bạn vừa chơi đồng thanh hô: ĐỦ MỘT TUẦN. GV làm mẫu 1 lần 3. Hoạt động 3:Tập nói các hoạt động theo các ngày trong tuần a)Mục tiêu: Các em tập nói các ngày trong tuần . b)Phương pháp: thảo luận nhóm 4 c)Các bước tiến hành:
4.Hoạt động 4:Tập nói các ngày trong tuần theo lịch in hình trái cây a)Mục tiêu: Các em tập nói các ngày trong tuần . b)Phương pháp: thảo luận nhóm. c)Các bước tiến hành:
5. Củng cố , dặn dò - HS hát bài: Thứ hai là ngày đầu tuần….. GV nhận xét – tuyên dương - Chuẩn bị sưu tầm một tờ lịch hằng ngày mà em thích để học tiết toán sau
| - HS hát bài hát: Cả tuần đều ngoan
|
CHỦ ĐỀ 5: CÁC SỐ ĐẾN 100
BÀI: TỜ LỊCH CỦA EM (1 tiết)
I/ MỤC TIÊU:
1.Năng lực
1.1.Năng lực đặc thù
- Xác định được thứ, ngày khi xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày)
- Làm quen với lịch học tập hoặc công việc cá nhân trong tuần
- Nhận biết được một số ngày lễ lớn trong năm của Việt Nam và thế giới
- Sử dụng các thuật ngữ: hôm qua, hôm nay, ngày mai kết hợp với tên gọi các ngày trong tuần.
1.2.Năng lực chung
- Giao tiếp toán học, tư duy và lập luận toán học
2. Phẩm chất chủ yếu:
- Yêu đất nước (Tự hào dân tộc)
- Yêu con người ( Biết ơn thầy cô, cha mẹ)
3. Tích hợp:
Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt, Mĩ thuật.
II/THIẾT BỊ DẠY HỌC
GV: Chuẩn bị
- Tranh vẽ tờ lịch mẫu như SGK trang 128
- Tờ lịch của ngày học hôm đó
- Bảng thời khóa biểu của lớp
- Dòng trên cùng của lớp ghi: Thứ ........ ngày ....... (để trống những chỗ chấm)
HS: Tờ lịch đã sưu tầm, SGK, vở, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động 1: Khởi động ( Tập thể - 5 phút) 1.1. Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi khi bắt đầu tiết học, kiểm tra kiến thức cũ 1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS tham gia tích cực, câu trả lời của HS 1.3 Dự kiến tiêu chí đánh giá: - HS tham gia tích cực sôi nổi, câu trả lười đúng của HS - GV đánh giá 1.4. Cách tiến hành | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- Cho cả lớp hát bài “Cả tuần đều ngoan” - GV yêu cầu HS nhắc lại các ngày trong tuần - GV hỏi: Hôm nay là thứ mấy? Ngày bao nhiêu? - GV đặt vấn đề: Nếu ta quên (thứ, ngày) thì phải làm sao? - GV giới thiệu chuyển ý vào bài học | - Cả lớp hát - 2, 3 HS nhắc lại - HS trả lời theo ngày học hôm đó - HS trả lời bằng nhiều cách theo suy nghĩ cá nhân |
2. Hoạt động 2: Khám phá: Giới thiệu tờ lịch ngày và hướng dẫn xem lịch ( Tập thể, cá nhân – 5 phút) 2.1. Mục tiêu: Nhận biết được thứ, ngày khi xem lịch 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Câu trả lời đúng 2.4. Cách tiến hành | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV đưa tờ lịch đã chuẩn bị và giới thiệu cho HS + Tên: lịch tờ hằng ngày + Công dụng: nhận biết thứ, ngày + Cách xem lịch (đọc lịch) - Hướng dẫn HS tìm thứ, ngày trên tờ lịch - Gọi HS đọc lại thứ, ngày trên tờ lịch | - HS quan sát - HS đọc lại |
3. Hoạt động 3: Thực hành xem lịch (cá nhân, nhóm đôi, tập thể - 8 phút) 3.1.Mục tiêu: Xác định được thứ, ngày khi xem lịch 3.2 Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Câu trả lời đúng, HS đánh giá, GV đánh giá HS 3.4.Cách tiến hành: | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- Cho HS thực hành xem tờ lịch theo nhóm đôi, mỗi bạn đọc tờ lịch của nhóm mình sau đó đổi tờ lịch với nhóm bạn và đọc. - Gọi vài HS đọc lớn tờ lịch của mình - Yêu cầu cả lớp đọc tờ lịch ngày học hôm nay - GV hoàn thiện dòng đầu trên bảng lớp | - HS thực hiện nhóm đôi - HS đọc - Cả lớp đọc |
4. Hoạt động 4: Luyện tập (cá nhân, nhóm, tập thể - 15 phút) 4.1 Mục tiêu: - Sử dụng các thuật ngữ: hôm qua, hôm nay, ngày mai kết hợp với tên gọi các ngày trong tuần. - Làm quen với lịch học tập hoặc công việc cá nhân trong tuần 4.2 Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, tờ lịch đã điền thứ, ngày của HS 4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Câu trả lời đúng, tờ lịch điền thứ, ngày đúng của HS, HS đánh giá, GV đánh giá HS 4.4.Cách tiến hành: | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Bài 1: - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề: + Mỗi tờ lịch có hai dòng: thứ, ngày (từ dưới lên) + Nhiệm vụ: xác định được thứ, ngày trên mỗi tờ lịch vui - Tìm cách làm: Nên bắt đầu từ đâu? Vì sao? - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét, sửa bài, giúp HS kiểm tra thông tin theo hàng ngang, từ trái sang phải + Thứ: có đúng thứ tự các ngày trong tuần? + Ngày: có phải các số đếm thêm 1? Bài 2: - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài - GV nêu yêu cầu đề bài - Dựa vào đâu để xác định được ngày như vậy? - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét, sửa bài Bài 3: - GV đưa ra thời khóa biểu của lớp và giới thiệu: Đây là thời khóa biểu của lớp. - GV giải thích cho HS tác dụng của thời khóa biểu - GV hướng dẫn cách đọc Sáng => Môn học Thứ => Buổi Chiều => Môn học - Yêu cầu HS đọc thời khóa biểu ngày hôm nay của lớp. - Mở rộng: Đọc thời khóa biểu để biết soạn tập vở đi học hằng ngày, chuẩn bị chu đáo. | - HS quan sát, lắng nghe - HS làm bài - HS tự nhận xét, sửa bài của mình - HS đọc bảng - HS làm bài - HS đọc |
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (tập thể, cá nhân – 5 phút) 5.1. Mục tiêu: Ôn lại nội dung bài học 5.2 Dự kiến sản phẩm học tập: Sử dụng các thuật ngữ: hôm qua, hôm nay, ngày mai kết hợp với tên gọi các ngày trong tuần 5.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Sử dụng thành thạo các thuật ngữ: hôm qua, hôm nay, ngày mai kết hợp với tên gọi các ngày trong tuần 5.4. Cách tiến hành | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV cho HS nghe đọc bài thơ “Ngày hôm qua đâu rồi” - GD cho HS biết quý trọng thời gian, sắp xếp thời gian học tập vui chơi hợp lí, làm những việc có ích tùy vào sức của mình. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau: Thực hành và trải nghiệm – Em và các bạn | - HS nghe và nhẩm theo |
CĐ 5
Bài: ĐỘ DÀI (2 tiết)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Làm quen biểu tượng độ dài qua việc nhận biết “dài hơn”, “ngắn hơn”.
- Sử dụng đúng các thuật ngữ:
+ Ngắn hơn, dài hơn, ngắn nhất, dài nhất khi so sánh độ dài các vật.
+ Cao hơn, thấp hơn, cao nhất, thấp nhất khi so sánh chiều cao các vật.
- Biết so sánh độ dài các vật tùy ý bằng hai cách: so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin, bước đầu hình thành các vấn đề cơ bản và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và suy luận toán học: bước đầu hiểu được các thuật ngữ trong so sánh: ngắn hơn, dài hơn, cao hơn, thấp hơn, dài bằng, ngắn nhất, dài nhất, cao nhất, thấp nhất,…
- Năng lực giao tiếp toán học: trình bày được sự so sánh độ dài một số đồ vật, chiều cao giữa các học sinh.
- Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học: sử dụng đồ dùng học tập để so sánh các vật.
3. Phẩm chất
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Yêu nước: Biết một số địa danh và tự hào về giá trị lịch sử - văn hóa của đất nước.
- Nhân ái: Yêu thương động vật, có ý thức bảo vệ động vật và môi trường sống.
4. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: 4 băng giấy 4 màu có (có 2 băng giấy bằng nhau)
- HS: SHS, bút.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
TIẾT 1 1. Khởi động: Hát bài Vườn cây của ba (1 phút) * Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học * HT: Cả lớp * Dự kiến sản phẩm HS: HS tham gia tích cực, câu trả lời của HS - Ban Văn nghệ điều khiển lớp hát. - GV nhận xét chung 2. Bài học và thực hành a/Hoạt động 1: Nhận biết dài hơn, ngắn hơn (10 phút) *Mục tiêu: Làm quen biểu tượng độ dài qua việc nhận biết “dài hơn”, “ngắn hơn”. *PP: Giảng giải, Hỏi - đáp, Trực quan *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: HS phân biệt được “dài hơn”, “ngắn hơn”, biết thao tác để so sánh độ dài. * Cách thực hiện: - GV gắn băng giấy đỏ và băng giấy xanh lên bảng (băng giấy xanh dài hơn). - GV cho HS dự đoán: Băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn? - Làm cách nào để biết? - GV hướng dẫn: (hai thao tác) Đặt hai băng giấy sao cho một đầu bằng nhau. Mắt nhìn đầu còn lại. - Băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn? - GV kết luận: Băng giấy xanh dài hơn băng giấy đỏ. Băng giấy đỏ ngắn hơn băng giấy xanh. - Yêu cầu HS lặp lại. - GV nhận xét, chốt ý. b/ Hoạt động 2: Thực hành so sánh độ dài, chiều cao (10 phút) *Mục tiêu: Biết so sánh độ dài, chiều cao của một số vật *PP: Thảo luận nhóm, Hỏi - đáp, Trực quan, Thực hành *HT: Cả lớp, nhóm *Dự kiến sản phẩm HS: HS nói được câu so sánh độ dài, chiều cao của các vật * Cách thực hiện:
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh đầu trang 132, nêu các câu so sánh độ dài cây bút chì xanh lá và đỏ, vàng và đỏ bằng cách sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn. - GV nhận xét, tuyên dương HS.
- GV hướng dẫn HS hiểu “dài nhất”, “ngắn nhất” + GV gắn bốn băng giấy màu khác nhau (đã xếp một đầu bằng nhau). + Băng giấy nào dài nhất? Băng giấy nào ngắn nhất? 2 băng giấy nào dài bằng nhau? - GV chia HS thành các nhóm đôi, yêu cầu mỗi HS lấy 2 đồ dùng học tập và so sánh, nói các câu so sánh với bạn bằng cách sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn, dài bằng, dài nhất, ngắn nhất. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS.
c/ Hoạt động 3: Nhận biết và thực hành so sánh chiều cao (8 phút) *Mục tiêu: Biết so sánh chiều cao của con vật và người. *PP: Thảo luận nhóm, Đàm thoại, Thực hành *HT: Cả lớp, nhóm *Dự kiến sản phẩm HS: HS nói được câu so sánh chiều cao các con vật trong tranh và các bạn trong lớp. * Cách thực hiện:
- GV cho HS quan sát tranh Thực hành 3/133. - Trong tranh có những con vật nào? - Hãy so sánh chiều cao các con vật. (GV lưu ý HS sử dụng các từ cao hơn, thấp hơn, cao nhất, thấp nhất khi so sánh chiều cao). - GV nhận xét, chốt ý, tuyên dương. Mở rộng (5 phút) - GV giới thiệu về sự thích nghi của các con vật và tê giác là động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng (biến mất hoàn toàn). - Vì sao tê giác có nguy cơ tuyệt chủng? - Chúng ta cần làm gì? - GV chốt ý, tuyên dương.
- GV chia thành các nhóm 4, cho HS tự so sánh chiều cao trong nhóm. GV chú ý HS cần chú ý tư thế đứng, vị trí đứng và nhìn vào đỉnh đầu để kết luận. - Câu hỏi gợi ý: Bạn nào cao hơn? Bạn nào thấp hơn? Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất? - Yêu cầu nhóm HS lên so sánh và nói trước lớp. - GV chốt, nhận xét, chốt ý, tuyên dương nhóm HS. 3. Củng cố (2 phút) - Tiết học cho em biết điều gì? - Dặn dò: Rèn so sánh độ dài, chiều cao các đồ vật có trong nhà em. | - HS hát. - HS dự đoán. - HS trình bày theo hiểu biết của mình. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - Một số HS lặp lại. - HS quan sát và nêu. Các HS khác lắng nghe và nhận xét. - HS quan sát và trả lời. - Nhóm HS thực hiện. Một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét. - HS quan sát. - HS nêu. - HS thực hiện. Một số HS trình bày. Các HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS trả lời theo hiểu biết của bản thân. - Nhóm HS thực hiện. - Một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét. - HS nêu. |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
TIẾT 2 1. Khởi động: Hát “Năm ngón tay ngoan” (2 phút) * Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học * HT: Cả lớp * Dự kiến sản phẩm HS: HS tham gia tích cực, câu trả lời của HS * Cách thực hiện: - Ban Văn nghệ điều khiển lớp hát. - GV nhận xét chung 2. Luyện tập Bài 1: (5 phút) *Mục tiêu: So sánh đúng độ dài hai chiếc xe. *PP: Trực quan, Thực hành, Hỏi - đáp *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: HS nói được câu so sánh. * Cách thực hiện: - GV gọi HS đọc yêu cầu. - GV giúp HS nhận biết yêu cầu bài. - Yêu cầu HS so sánh và trình bày kết quả và cách so sánh. - GV sửa bài, nhận xét, chốt ý, tuyên dương. Bài 2: (5 phút) *Mục tiêu: So sánh đúng độ dài hai đoàn tàu. *PP: Hỏi - đáp, Trực quan, Giảng giải *HT: Cả lớp, nhóm *Dự kiến sản phẩm HS: HS nói được câu so sánh. * Cách thực hiện: - GV gọi HS đọc yêu cầu. - GV giúp HS nhận biết yêu cầu bài. - GV chia nhóm đôi, yêu cầu nhóm HS so sánh, trình bày kết quả và cách so sánh.
Bài 3: (10 phút) *Mục tiêu: So sánh độ dài các vật *PP: Hỏi-đáp, Trực quan, Luyện tập, Trò chơi, Nhóm *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: HS nói được câu so sánh. * Cách thực hiện: - GV gọi HS đọc yêu cầu. - GV giúp HS nhận biết yêu cầu bài. - Trong tranh có những vật dụng nào? - GV lưu ý HS các vật dụng được vẽ trên nền các ô vuông. - Làm thế nào để so sánh độ dài các vật dụng? - GV chia nhóm đôi, yêu cầu HS thảo luận so sánh đồ dùng trong tranh. - GV sửa bài bằng trò chơi: Rung chuông trả lời - GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 đại diện. - Cách chơi. GV sẽ để một chiếc chuông ở giữa. Sau khi hô “bắt đầu”, đội nào giành được chuông thì được quyền nêu câu trả lời trước (nói câu so sánh). Đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn là đội chiến thắng.
ĐẤT NƯỚC EM (6 phút) *Mục tiêu: Ôn lại nội dung bài học *PP: Hỏi - đáp *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: Câu trả lời của HS * Cách thực hiện: - Yêu cầu HS kể chất liệu để làm vật dụng nhà bếp mà em biết. - GV giới thiệu chất liệu thân thiện với môi trường: cây dừa và tỉnh Bến Tre-biệt danh “Xứ dừa” và cho HS quan sát hình ảnh cây dừa. - Yêu cầu HS kể tên một số vật dụng, công dụng của cây dừa. - Nếu còn thời gian, GV cho HS xác định vị trí tỉnh Bến Tre trên bản đồ SGK/157. 3. Củng cố (2 phút) - Tiết học cho em biết điều gì? - Chuẩn bị bài ĐO ĐỘ DÀI và 7 khối lập phương. | - HS hát. - HS đọc. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Một số HS trình bày. Các HS khác nhận xét. - HS đọc. - HS lắng nghe. - Nhóm HS thực hiện. Đại diện nhóm HS trình bày. Các HS khác nhận xét. - HS đọc. - HS lắng nghe. - HS nêu. - HS nêu. - HS thảo luận. - HS chơi. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS nêu theo sự hiểu biết của bản thân. - HS nêu. |
CĐ 5
Bài: ĐO ĐỘ DÀI (2 tiết)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: HS biết:
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết và sử dụng khối lập phương để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV:7 khối lập phương
- HS: 7 khối lập phương
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
TIẾT 1 1. Bài học và thực hành (15 phút) * Mục tiêu: Biết quan sát, thảo luận, trình bày * PP: Thảo luận nhóm, Hỏi- đáp, Trực quan * HT: Cả lớp, nhóm đôi * Dự kiến sản phẩm HS: HS tham gia tích cực, câu trả lời của HS * Cách thực hiện: a. Cho HS quan sát, thảo luận: + Băng giấy nào dài nhất ? + Băng giấy nào ngắn nhất ? - Cho các nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét chung b. GV nêu vấn đề: - Các băng giấy này không bóc ra được để đặt một đầu bằng nhau, nền các băng giấy không có ô vuông để kết luận. - Vậy để biết chính xác băng giấy nào dài nhất ta sẽ kiểm tra bằng cách nào ? - GV chốt, hướng dẫn: - Có thể đo bằng các cách sau: - Cách: Dùng một que đo (bút chì) Dùng bút chì đo băng giấy vàng, bấm đầu móng tay ngón cái giữ làm mốc đánh dấu Đặt bút chì (có đầu móng cái giữ mốc) vào băng giấy xanh Kết luận: hai băng giấy xanh và vàng dài bằng nhau và dài nhất. Tuy nhiên khi đo nhiều vật, cần thông báo mỗi vật dài bao nhiêu thì cách đo này không thuận tiện. - Cách: Dùng đơn vị đo (khối lập phương, bằng thước) - GV hướng dẫn HS dùng 7 khối lập phương làm một cây thước. - GV hướng dẫn đo (trên một băng giấy cụ thể: băng giấy vàng). + Đặt thước: đầu thước bằng đầu băng giấy. + Mép thước sát mép băng giấy. + Đọc kết quả đo: Đếm số khối lập phương theo chiều dài băng giấy. + Đọc kết quả: 6 khối lập phương. + Viết kết quả: có thể viết tắt, chẳng hạn, Vàng: 6 khối. - Cho HS đo các băng giấy còn lại, ghi chép số liệu, giải thích theo nhóm. - Cho đại diện các nhóm nêu độ dài các băng giấy theo thứ tự từ ngắn tới dài hoặc ngược lại. - GV nhận xét chung 2. Thực hành đo độ dài a/Hoạt động 1: Ước lượng, đo độ dài bằng thước khối lập phương (10 phút) *Mục tiêu: Biết ước lượng(bằng mắt), biết đo bằng thước *PP: Giảng giải, Hỏi - đáp, Trực quan *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: ước lượng (bằng mắt), đo bằng thước, câu trả lời của HS. * Cách thực hiện: - GV đưa tranh khủng long cam và hỏi: + Tranh vẽ gì ? + Có bao nhiêu con khung long cam ? - Hướng dẫn mẫu: °Hình bên trái: ước lượng (bằng mắt). - GV yêu cầu HS các khối lập phương trên cây thước, tưởng tượng từ vạch bên trái sang vạch bên phải ở hình khủng long sẽ đặt được mấy khối lập phương sát cạnh nhau, rồi viết số đo. °Hình bên phải: đo bằng thước. - GV yêu cầu HS dùng thước khối lập phương đo khủng long. °So sánh kết quả đo và ước lượng, rút kinh nghiệm. - GV yêu cầu HS làm cá nhân các câu a), b), c) còn lại. - Mở rộng: HS có thể đo để biết một đốt tay của em có độ dài như thế nào so với một khối lập phương. b/ Hoạt động 2: Đo độ dài bằng các đơn vị tự quy ước (10 phút) *Mục tiêu: Biết cách đo bằng gang tay, bước chân, sải tay, viên gạch *PP: Thảo luận nhóm, Hỏi - đáp, Trực quan *HT: Cả lớp, nhóm *Dự kiến sản phẩm HS: HS thao tác đo bằng gang tay, bước chân, sải tay, viên gạch thành thạo. * Cách thực hiện: - GV cho HS quan sát tranh (gang tay, bước chân, sải tay, viên gạch), làm việc theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi: + Đây là cách đo bằng gì ? + Cách này đo như thế nào ? - GV yêu cầu các nhóm trình bày - GV chốt các cách đo. TIẾT 2 4. Luyện tập Bài 1: (6 phút) *Mục tiêu: Biết ước lượng, biết đo bằng gang tay *PP: Trực quan, Thực hành, Hỏi - đáp *HT: Cả lớp, nhóm đôi *Dự kiến sản phẩm HS: HS biết ước lượng, biết đo bằng gang tay, quá trình làm việc nhóm của HS. * Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát tranh - Bức tranh vẽ gì ? - GV yêu cầu HS nhóm đôi ước lượng và đo cạnh dài của bàn học. - GV cho đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, giải thích vì sao kết quả của các nhóm không giống nhau. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm việc tốt. Bài 2: (7 phút) *Mục tiêu: Biết ước lượng, biết đo bằng sải tay *PP: Hỏi - đáp, giảng giải *HT: Cả lớp, cá nhân *Dự kiến sản phẩm HS: Câu trả lời của HS, thao tác của HS trên đồ dùng. * Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát tranh - Bức tranh vẽ gì ? - Cho HS ước lượng chiều dài của bảng như sau: + GV mời 1 HS đứng dang tay trước bảng lớp + Mời HS ước lượng chiều dài của bảng bằng sải tay.
Bài 3: (12 phút) *Mục tiêu: Biết ước lượng, đo *PP: Hỏi - đáp, Nhóm *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: HS tham gia nhóm tích cực, ước lượng, đo thành thạo * Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập: + Nhóm 4: tổ 1, tổ 2 ước lượng, đo bằng bước chân, viên gạch theo chiều rộng lớp học. + Nhóm 4: tổ 3, tổ 4 ước lượng, đo bằng bước chân, viên gạch theo chiều dài lớp học. - GV cho các nhóm trình bày - GV nhận xét, chốt ý
*Mục tiêu: Biết được sự liên quan giữa chiều cao và chiều dài sải tay của một người. *PP: Hỏi - đáp *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: Câu trả lời của HS * Cách thực hiện: - GV mời 1 HS nằm duỗi thẳng lên bàn GV. - GV làm dấu chiều cao bạn đó. - GV mời HS đó để lấy dấu chiều dài sải tay trên mặt bàn. - Yêu cầu HS so sánh chiều cao và chiều dài sải tay. - GV chốt. 6. Củng cố (5 phút) *Mục tiêu: Ôn lại nội dung bài học *PP: Hỏi - đáp *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: Câu trả lời của HS * Cách thực hiện: - Khi ước lượng chúng ta dùng giác quan nào để thực hiện? - Kể tên một số cách để đo độ dài ? - GV chốt | - Cả lớp tham gia
- HS nhận xét
- HS lắng nghe - HS quan sát, lắng nghe - HS quan sát, lắng nghe - Đại diện nhóm thực hiện - HS nhận xét - HS quan sát - HS trình bày - HS quan sát - HS lắng nghe - HS làm việc nhóm 2 - HS trình bày, chỉ vị trí tỉnh trên bản đồ
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS thực hiện - HS trình bày - HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe
|
CĐ 5 - BÀI: XĂNG-TI-MÉT. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
(2 tiết)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Làm quen với việc nhận biết thuộc tính ‘dài’, ‘ngắn’ của một vật.
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn.
- Thực hiện được việc ước lượng (phạm vi 20 cm) và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là xăng-ti-mét(đo 1 lần, đo liên tiếp, phạm vi 100 cm).
- So sánh các độ dài theo đơn vị đo xăng-ti-mét.
- Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đo xăng-ti-mét ( trong phạm vi 100 cm).
- Đo và ghi nhớ số đo theo xăng-ti-mét một số bộ phận cơ thể: chiều ngang móng ta, chiều dài ngón trỏ, chiều dài bàn tay, chiều dài gang tay.
2. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống. Tự nhiên và xã hội.
Phẩm chất: Ham học toán, có trách nhiệm ( có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
II/ Thiết bị dạy học
-GV và HS: Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét ( nên sử dụng thước thẳng có vạch chia từ 0 đến 20 cm).
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên | Hoạt động của HS |
1.Hoạt động 1: Khởi động - HS hát tập thể 2. Hoạt động 2: Bài học và thực hành 2.1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có vạch chia từng xăng-ti-mét) *Mục tiêu: Làm quen với việc nhận biết thuộc tính ‘dài’, ‘ngắn’ của một vật.Nhận biết được đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn. *Phương pháp: Thực hành, trực quan *Cách thực hiện: a. Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện đơn vị đo chuẩn. - Gv nêu yêu cầu: Đo chiều ngang phòng học bằng bước chân. - Mời 2 HS chênh lệch lớn về chiều cao lên bảng và lần lượt đo chiều ngang của phòng học, nêu kết quả đo được. Sau đó GV đo và đọc kết quả đo được. - Mời HS nhận xét các kết quả đo. - Hỏi: Tại sao các số đo lại khác nhau? b. Giới thiệu đơn vị đo. - Tên gọi +Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cần những đơn vị đo chính xác, ai đo cũng cho kết quả như nhau, do đó cần có các đơn vị đo thống nhất cho mọi người. +Xăng-ti-mét là một đơn vị đo độ dài ( cả thế giới đều dùng). + Yêu cầu HS đọc: Xăng-ti-mét (nhiều lần). - Kí hiệu + GV viết lên bảng và mời HS nhắc lại: Xăng-ti-mét viết tắt là cm, đọc là xăng-ti-mét. + Yêu cầu HS viết và đọc: 5 cm, 8 cm, 12 cm. - Độ lớn + GV giới thiệu cây thước thẳng có chia vạch xăng-ti-mét và công dụng ( vẽ,kẻ, đo). + Yêu cầu HS đặt ngang cây thước ở trên mặt bàn: Các số ở phía trên; Số 0 phía ngoài cùng bên trái. + GV giới thiệu độ lớn của xăng-ti-mét, HS dùng đầu bút chì kéo từ vạch này tới vạch khác, đọc độ lớn. Chẳng hạn: Từ vạch 0 tới vạch 1: 1 cm Từ vạch 1 tới vạch 2: 1 cm Từ vạch 7 tới vạch 8: 1 cm Từ vạch 0 tới vạch 10: 10 cm + Đọc số đo băng giấy vàng, băng giấy xanh: Băng giấy vàng: .Từ vạch nào tới vạch nào? . Băng giấy vàng dài bao nhiêu xăng-ti-mét? Băng giấy vàng: .Từ vạch nào tới vạch nào? . Băng giấy vàng dài bao nhiêu xăng-ti-mét? 2.2. Giới thiệu cách đo độ dài bằng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. * Mục tiêu: Thực hiện được việc ước lượng (phạm vi 20 cm) và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là xăng-ti-mét(đo 1 lần, đo liên tiếp, phạm vi 100 cm).So sánh các độ dài theo đơn vị đo xăng-ti-mét. *Phương pháp: Thực hành, trực quan *Cách thực hiện: a. GV giới thiệu cách đo trên một mặt cụ thể ( băng giấy màu cam). - Hướng dẫn cách cầm thước: Các số ở phía trên. Số 0 phía ngoài cùng, bên trái. - HD cách đặt thước: vạch 0 của thước trùng với một đầu của băng giấy. Mép thước sát mép (cần đo) của băng giấy. - Đọc số đo: Đầu còn lại của băng giấy trùng vạch nào trên thước thì đọc số đo theo vạch đó. - Yêu cầu HS viết số đo vào sách HS. b. Thực hành đo - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đo băng giấy màu xanh và đo băng giấy mầu hồng ở trong sách. Sau đó nói cho nhau nghe về kết quả đo. - Mời đại diện 2 nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét. - Vậy ba băng giấy trên, băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn nhất? 3. Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu: Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đo xăng-ti-mét ( trong phạm vi 100 cm). Đo và ghi nhớ số đo theo xăng-ti-mét một số bộ phận cơ thể: chiều ngang móng ta, chiều dài ngón trỏ, chiều dài bàn tay, chiều dài gang tay. *Phương pháp: Thực hành, trực quan *Cách thực hiện: Bài 1: - GV lưu ý HS: . Ước lượng và đo theo mũi tên màu đỏ. . Khi ước lượng: quan sát khoảng cách 1 cm trên thước, hình dung xem mũi tên màu đỏ gồm bao nhiêu khoảng cách đó. Kết quả ước lượng thường dùng từ ‘khoảng’ (vì không biết chính xác không). - Yêu cầu HS dùng bút chì ghi số đo ‘ước lượng’ vào sách. - Yêu cầu HS dùng thước đo và ghi số đo vào “đo” ở sách. - Mời 5 HS lần lượt nêu kết quả của 5 đồ vật. - Mời HS nhận xét, Gv nhận xét. Bài 2: - GV hướng dẫn HS đo và cho HS làm việc nhóm 2, rồi nêu kết quả đo cho nhau nghe: + Chiều dài ngón trỏ: Ngửa bàn tay, đo từ nếp gấp giữa ngón trỏ và bàn tay tới đầu ngón trỏ. + Chiều dài bàn tay: Ngửa bàn tay, đo từ nếp gấp giữa bàn tay và cổ tay tới đầu ngón giữa. + Chiều dài gang tay: Căng gang tay, đặt úp lên thước. - Sau khi đo xong, Gv khuyến khích HS ghi nhớ số đo của mình. Bài 3: - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, theo hướng dẫn: + Kệ sách có 3 ngăn, mỗi ngăn đều biết chiều cao. + Sách trên kệ được xếp đứng, gáy sách xoay ra ngoài (dễ dàng khi tìm sách). + Mỗi cuốn sách bên ngoài đều biết chiều cao. + Yêu cầu của bài: Xếp sách nào vào ngăn nào cho phù hợp, giải thích tại sao xếp như vậy? - Mời đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét (nêu kết quả của nhóm mình có giống nhóm bạn không) * Mở rộng: Ích lợi của việc đọc sách là giúp chúng ta hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Chúng ta cần phải giữ gìn cẩn thận, xếp sách gọn gàng và đúng cách. Bài 4: -Yêu cầu HS tự làm bài. - Mời HS nêu kết quả. - Mời HS nhận xét. 4. Hoạt động 4: Vui học - GV yêu cầu HS đo lần lượt ba băng giấy và nêu kết quả. - Mời HS nhận xét. 5. hoạt động 5: Hoạt động ở nhà - GV hướng dẫn HS: . Bước 1: Nhờ người thân dùng thước dây đo vùng đầu của HS -> ghi lại kết quả đo. . Bước 2: Dựa vào kết quả đo, HS cắt một băng giấy: Chú ý kích thước.Chiều cao (chiều rộng) băng giấy: 5 cm. Chiều dài băng giấy phải dài hơn số đo vòng đầu 2 cm để làm mép dán. Trang trí băng giấy: Viết tên lớp, vẽ trang trí ( tự sáng tạo). . Bước 3: Dán 2 đầu băng giấy, mép dán rộng 2 cm ( phần dư ra để làm mép dán). | - Lắng nghe - Quan sát. - Nhận xét. - Vì: Bước chân của mỗi người khác nhau.
- Lắng nghe - HS đọc - HS đọc. - Thực hiện - Lắng nghe - Thực hiện - Lắng nghe và thực hiện. . Từ vạch 0 tới vạch 1. . Dài 1 cm. . Từ vạch 0 tới vạch 2. . Dài 2 cm. - Lắng nghe và thực hiện. - Lắng nghe và thực hiện. - HS đọc: 12 xăng-ti-mét. - HS viết: 12 cm. - Thực hiện - Thực hiện. - Băng giấy màu cam dài nhất, băng giấy màu xanh ngắn nhất. - Lắng nghe. - thực hiện. - thực hiện. - 5 HS lần lượt nêu trước lớp. + 2 HS nêu kết quả. + 2 HS nêu kết quả. + 2 HS nêu kết quả. - Lắng nghe và thảo luận. - Thực hiện. - Lắng nghe và thực hiện. - Thực hiện - Thực hiện. - Nhận xét. - Khi chưa cắt, băng giấy dài 15 cm. - Nhận xét. - Lắng nghe và về nhà thực hiện. |
BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ?
(3 tiết – SGK trang 144)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức, kĩ năng:
* Luyện tập:
- Đếm nhóm đối tượng trong phạm vi 100 ( đếm thêm 1,2,5,10).
- Sắp xếp nhóm 4 số theo thứ tự.
- Phân tích số có hai chữ số theo cấu tạo thập phân.
- Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục.
- Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Bước đầu làm quen với bài toán có lời văn và giải toán có lời văn: viết phép tính, nói câu trả lời. ( Chưa chính thức giới thiệu thuật ngữ bài toán có lời văn).
- Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Giải quyết vấn đề có liên quan đến thời gian.
- Giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài: dùng số đo gang tay theo xăng-ti-mét, tìm số đo độ dài của một vật cụ thể.
2. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán hộc, giao tiếp toán học.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống. Tự nhiên và xã hội.
Phẩm chất: Ham học toán, có trách nhiệm ( có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
II/ Thiết bị dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS : SGK, vở, bảng con, bút, thước.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên | Hoạt động của HS |
1. Hoạt động 1: Khởi động - HS hát tập thể. 2. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: *Mục tiêu: Đếm nhóm đối tượng trong phạm vi 100 ( đếm thêm 1,2,5,10).Sắp xếp nhóm 4 số theo thứ tự. Phân tích số có hai chữ số theo cấu tạo thập phân. * Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát bức tường gạch và trả lời câu hỏi: + Có bao nhiêu loại gạch? (theo màu) + Có mấy hàng gạch? + Mỗi hàng có mấy viên gạch? a. Đếm số viên gạch mỗi loại. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn và tìm cách đếm. - Mời đại diện một số nhóm nêu cách đếm. - Yêu cầu HS nêu kết quả. - Mời các nhóm nhận xét. - Yêu cầu HS viết số gạch ra bảng con và đọc số: 100, 35, 24, 15, 26. *Mở rộng: Trong thực tế khoảng cách giữa các viên gạch là xi măng. Người ta thường xếp xen kẽ các viên gạch (giữa các hàng) để cho bức tường vững chắc hơn. b. Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn : 35, 24, 15, 26. - Gv đính bảng phụ lên bảng , yêu cầu 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào bảng con. - Cho HS 2 dãy đối diện nhận xét bài của nhau. - Gv nhận xét và hỏi: + Bốn số vừa viết có liên quan gì tới câu a? + Hãy nói các loại gạch từ nhiều tới ít? - Gv nhận xét, tuyên dương. c. Số ? - Mời 1 HS đọc sơ đồ mẫu tách – gộp số. - Gv gắn sơ đồ tách – gộp số 24 lên bảng. - Mời 1 HS lên ghi các số còn thiếu vào ô trống và đọc sơ đồ. - Vậy số 24 có liên quan gì tới câu a? - Em hãy đọc sơ đồ tách gộp số viên gạch xanh da trời? - GV nhận xét và kết luận: Các số trong hai hình tròn đen gộp lại được số trong hình tròn đỏ. Hình tròn đỏ là ‘tất cả’. Bài 2: *Mục tiêu: Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục. * Phương pháp: Vấn đáp, thực hành. * Cách tiến hành: - Mời 1 HS đọc đề bài. - Vậy tính nhẩm là tính theo hàng dọc hay hàng ngang? - Mời cả lớp làm bài vào bảng con. - Cho HS 2 dãy đối diện nhận xét bài của nhau. - Mời một số HS nêu cách thưc hiện một vài bài. - Gv nhận xét, tuyên dương. Bài 3: *Mục tiêu: Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. * Phương pháp: Vấn đáp, thực hành. * Cách tiến hành: - Mời 1 HS đọc đề bài. - Tính là tính theo hàng dọc hay hàng ngang? - Gv lưu ý: Khi đặt tính theo hàng dọc chúng ta chú ý đặt thẳng hàng. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Yêu cầu HS chéo vở cho bạn cùng bạn để nhận xét, trao đổi kết quả với nhau. GV chấm vở một số HS đã làm xong. - Mời HS làm bảng phụ lên bảng trình bày kết quả và nêu cách thực hiên. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: *Mục tiêu: Bước đầu làm quen với bài toán có lời văn và giải toán có lời văn: viết phép tính, nói câu trả lời. * Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận, thực hành. * Cách tiến hành: . Bài mẫu - Mời 2 HS đọc bài toán mẫu. - GV viết sơ đồ tách - gộp lên bảng và hướng dẫn HS: - Có mấy bạn có ngựa đang chơi? - Có thêm mấy bạn cá ngựa? - Vậy có tất cả bao nhiêu bạn cá ngựa? - Mời 1 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ và thực hiện phép tính. - Mời 3 HS nhắc lại. . Bài toán - Mời 1 HS đọc bài toán. - GV viết sơ đồ tách - gộp lên bảng và cho HS thảo luận nhóm 4 theo gợi ý: - Mai có bao nhiêu con sao biển? - Mai cho bạn mấy con? . Vậy Mai còn lại bao nhiêu con sao biển ? - Mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét và nêu kết quả của nhóm mình. - Gv nhận xét. Bài 5: *Mục tiêu: - Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Giải quyết vấn đề có liên quan đến thời gian. - Giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài: dùng số đo gang tay theo xăng-ti-mét, tìm số đo độ dài của một vật cụ thể. * Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận. * Cách tiến hành: - Mời 1 HS đọc tên bài. - GV dẫn dắt câu chuyện: Chủ nhật tuần trước, bố mẹ đưa em về quê chơi. Để biết được chuyến đi này thú vị như thế nào chúng ta sẽ cũng tìm hiểu ở bài tập này nhé. a. – Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và trả lời câu hỏi: - Em đi từ nhà lúc mấy giờ? - Em về tới quê lúc mấy giờ? - GV nhận xét, tuyên dương. b. - Về tới quê! Em thấy ở quê có những gì? - Yêu cầu HS quan sát đàn chó ở trang 146 và hỏi: + Có mấy con chó đang chơi? + Thêm mấy con chó chạy tới? + Có tất cả bao nhiêu con chó? - Mời 1 HS nhắc lại nội dung bài tập b. c. - Yêu HS quan sát đàn chó trang 146 và trang 147, hỏi: + Lúc đầu (trang 146) có mấy con chó? + Sau đó ( trang 147) có mấy con chạy đi? + Vậy còn lại mấy con chó? - Mời 1 HS nhắc lại nội dung bài tập c. d. - Mời 1 HS đọc bài toán. - Mời một số HS nêu cách xác định số đo của quả mướp bằng xăng-ti-mét. - Mời 3 HS nêu kết quả và cách thực hiện. - GV nhận xét, tuyên dương. * Mở rộng: - Quê em ở đâu? - Em có cảm xúc gì khi về quê? - Dặn dò HS: Khi về quê, chúng ta nên tìm hiểu về cây cối, con vật, mọi thứ xung quanh để biết kích cỡ, màu sắc, hình dạng, số lượng,…của chúng. 3. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp. - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS về nhà đo một số đồ vật bằng thước thẳng có vạch xăng-ti-mét. - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. | - Hát. - HS quan sát và trả lời: + Có 4 loại gạch. + Có 10 hàng gạch. + Mỗi hàng có 10 viên gạch. - Hs thảo luận. - Có thể đếm theo 4 cách: thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10. - HS nêu: Có tất cả 100 viên gạch: Màu đỏ có 35 viên, màu xanh da trời có 24 viên, màu vàng có 15 viên, màu xanh lá cây có 26 viên. - Nhận xét. - Thực hiện. - Lắng nghe. - HS đọc. - Thực hiện. - Thực hiện. - Lắng nghe. + Đó là số viên gạch mỗi loại ở câu a. + Đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, vàng. - HS đọc: 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị. Gộp 3 chục và 5 đơn vị được 35. - Quan sát. - HS làm bài và đọc: 24 gồm 2 chục và 4 đơn vị. Gộp 2 chục và 4 đơn vị được 24. - Là số viên gạch xanh da trời. - HS đọc: Có tất cả 24 viên gạch xanh da trời, gồm 2 chục viên và 4 viên. Gộp 2 chục viên và 4 viên, có tất cả 24 viên. - Lắng nghe. - 1 HS đọc. - Tính theo hàng ngang. - Thực hiện. - Thực hiện - HS nêu. - HS đọc. - Tính theo hàng dọc. - Lắng nghe. - HS làm bài. - Thực hiện. - Thực hiện. - Lắng nghe. - HS đọc. - Có 7 bạn có ngựa đang chơi - Có thêm 2 bạn cá ngựa. - Có tất cả 9 bạn cá ngựa. - HS làm bài và đọc to sơ đồ vừa hoàn thiện. - Thực hiện. - HS đọc. - HS quan sát, thảo luận nhóm: - Mai có 14con sao biển. - Mai cho bạn 4 con. . Mai còn lại 10 con sao biển. - Thưc hiện. - Nhận xét. - HS đọc: Quê em - Lắng nghe. - Thực hiện - Em đi từ nhà lúc 6 giờ. - Em về tới quê lúc 10 giờ. - Có cây dừa, đàn chó,cây xoài, dàn mướp, hoa,… + Có 4 con chó đang chơi. + Thêm 2 con chó chạy tới. + Có tất cả 6 con chó. - Thực hiện + Lúc đầu có 6 con chó. + Sau đó có 3 con chạy đi. + Vậy còn lại 3 con chó. - Thực hiện - HS đọc. + Đánh dấu ở mép bàn rồi đo 3 gang tay liên tiếp rồi lại đánh dấu vào. Dùng thước thẳng có vạch xăng-ti-mét đo theo mép bàn đã làm dấu. + Đo gang tay của em dài bao nhiêu xăng-ti-mét, rồi cộng số đo đó 3 lần… - HS nêu. - 3 HS trả lời - Em thấy về quê rất vui; Em rất yêu quê hương; Em được đi thăm ông bà… - Lắng nghe. - Lắng nghe |
Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM
(tiết 1)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
+ Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100
+ Sử dụng những hiểu biết về cấu tạo số:
+ Nhận dạng các hình phẳng và hình khối đã học
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, mô hình toán học, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập phương để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
- Biết giữ gìn đồ dùng học tập và sắp xếp gọn gang, ngăn nắp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: Hình vẽ cho các bài tập
- HS: Tranh bài tập trang148, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Khởi động: (2’) | Hát bài: “Những ngón tay ngoan". |
Hoạt động 1: Quan sát và phân loại (15’) 1. Mục tiêu: Phân loại nhóm các đồ vật theo hình dạng, kích cỡ, màu sắc, phương hướng. 2. Thiết bị dạy học: tranh bài tập 1/148, bảng con 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, thực hành cá nhân - nhóm 4. Sản phẩm thu được: HS nêu đúng các hình dạng, kích cỡ, màu sắc, phương hướng của các nhóm đồ vật. | |
-Gọi Hs đọc yêu cầu -Hướng dẫn thực hiện câu mẫu: Có tất cả bao nhiêu cái bánh? Gồm những loại nào? Mỗi loải có bao nhiêu cái? … Yêu cầu HS viết sơ đồ tách – gộp Tương tự theo mẩu Cho Hs quan sát tranh và phân loại: màu sắc, kích cỡ, phương hướng (hình a, b, c) Yêu cầu HS thực hiện tách – gộp ở mỗi trường hợp (Lưu ý Hs câu c: xe ô tô quay đầu sang phải hay quay đầu sang trái) => Chốt nội dung, chuyển ý | -Quan sát và phân loại những chiếc bánh. Trao đổi theo nhóm đôi. - Thực hiện thao tác tách - gộp theo cá nhân. -Viết phép tính Trao đổi theo nhóm -Thực hiện và trình bày - Nhận xét bổ sung |
Hoạt động 2: Nhận diện các hình phẳng và hình khối (11’) 1. Mục tiêu: Nhận diện các hình phẳng và hình khối đã học. 2. Thiết bị dạy học: phiếu bài tập 2/148, bảng con 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, thực hành cá nhân - nhóm 4. Sản phẩm thu được: HS tham gia tích cực nhận diện đúng các hình phẳng và hình khối đã học. | |
- Cho Hs quan sát tranh va nêu tên các đồ vật ở cột bên trái; bên trái - Cho HS đọc yêu cầu – phát phiếu bài tập (nối theo cặp) - Gọi Hs giải thích vì sao em chọn (Lưu ý cho hs nêu các mặt của khối lập phương, hộp sữa là hình gì?) | - Nêu cá nhân - Trao đổi và làm bài theo nhón đôi – Trình bày bài làm - Nhận xét – sửa sai |
Hoạt động 3: Sắp xếp các đồ dùng (7’)) 1. Mục tiêu: Sắp xếp các đồ dùng, vật dụng gọn gàng, ngăn nắp. 2. Thiết bị dạy học: tranh bài tập 3/148, bảng con 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, thực hành cá nhân - nhóm 4. Sản phẩm thu được: HS tham gia tích cực nhận diện đúng các hình phẳng và hình khối đã học. | |
- Đưa nội dung bài tập - Yêu cầu HS nói lí do tại sao phải xếp lại đồ vật và xếp lại như thế nào?
| - Đọc yêu cầu -Thảo luận nhóm đôi -Trình bày trước lớp: (Cần xếp lại: cuộn giấy, chai nước xanh đậm, quả cam) - Gọn gang ngăn nắp chai nước, cuộn giấy, li nước,… có đáy hình tròn, quả cam có dạng hình tròn, những đồ vật này dễ bị lăn |
Hoạt động mở rộng: Khi sắp xếp đồ, lưu ý (4’)
GDHS thường xuyên sắp xếp bàn học ở lớp, ở nhà, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp | -Hs lắng nghe |
Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM
(tiết 2 )
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
- Số và phép tính :
+ Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100
+ Sử dụng những hiểu biết về cấu tạo số:
+ Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập phương để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: Hình vẽ cho các bài tập số 4, 5
- HS: Bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Khởi động: (3’) | Cả lớp hát bài “ Em tập đếm”. |
Hoạt động 1: Thực hiện đọc, viết các số từ 0 đến 10 (17’) 1. Mục tiêu: Lập lại các bảng cộng, trừ trong phạm vi 6 7 8 9 10. 2. Thiết bị dạy học: Tranh bài tập 4/149, bảng phụ, bảng con 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, nhóm 4. Sản phẩm thu được: Hs lập lại các bảng cộng, trừ trong phạm vi 6 7 8 9 10. | |
- Đưa bài tập 4/149 - Cho Hs đọc lại bảng cộng, trừ trong Pv 6 - Chia 4 nhóm và yêu cầu Hs lập lại các bảng cộng, trừ trong phạm vi 7, 8, 9, 10 với gia đình mèo, cá, heo, gà (Tương tự gia đình cáo) => GV chốt mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. | - Đọc yêu cầu bài tập – Quan sát tranh cáo mẹ và cáo con - Nêu sơ đồ tách - gộp - Cá nhân chọn hình cáo con và cáo mẹ để viết cá phép tính theo mẫu - Nêu phép tính - nhận xét bổ sung -Thực hiện theo nhóm lớn HS làm bài (mỗi nhóm làm một câu. Trong nhóm, mỗi em làm một trường hợp,… viết vào bảng con) - HS luân phiên đọc các phép tính ở bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10. |
Thư giãn (1’) | |
Hoạt động 2: Thực hiện đọc, viết các số từ 0 đến 10 (13’) 1. Mục tiêu: Đếm và hoàn thiện sơ đồ tách – gộp 2. Thiết bị dạy học: Tranh bài tập 5/150, bảng con 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, nhóm 4. Sản phẩm thu được: Hs thực hành được sơ đồ tách – gộp | |
- Đưa bài tập 5/150 a) Đếm số khúc gỗ Lưu ý: HS có thể đếm theo cách khác nhau (đếm từng khúc gỗ, đếm theo chục và số khúc gỗ lẻ). b) Nêu sơ đồ tách – gộp chưa hoàn thiện. - GV yêu cầu Hs trình bày cách làm. => Củng cố lại sơ đồ tách - gộp (ôn cấu tạo số) | - Quan sát tranh - CN Đếm số khúc gỗ - Nêu - Viết sơ đồ tách – gộp vào bảng con - Nêu cá nhân |
3 Củng cố- dặn dò: GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài tiết sau. |
Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM
(tiết 3)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
- Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100
- Giải quyết được vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan đến việc so sánh số, sắp xếp thứ tự số trong phạm vi 100.
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Vận dụng kiến thức đã học để so sánh và sắp xếp các số trong phạm vi 100.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: Tranh trình chiếu PowerPoint, phiếu bài tập
- HS: Bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||||||||||||||||||
Khởi động: (2’) | -Cả lớp hát “Tìm bạn thân” | ||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm số (12’) 1. Mục tiêu: Đọc, viết các số trong phạm vi 100 2. Thiết bị dạy học: Tranh trình chiếu PowerPoint, Thẻ số bài tập 6/150 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, trò chơi nhóm 4. Sản phẩm thu được: Đọc, viết các số trong phạm vi 100 | |||||||||||||||||||||
- Cho Hs quan sát bài tập - Phát thẻ số để Hs đếm số tròn chục theo thứ tự (1 thẻ/ Hs) -Theo dõi, đánh giá - GV chốt dãy số tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại - Trò chơi: Tiếp sức Đếm thứ tự các số từ lớn đến bé theo dãy số
(Lưu ý Dãy số đếm thêm 1 và dãy số đếm bớt 1) | - Thực hiện theo nhóm -Nêu đúng thứ tự các số tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn. - Đại diện nhóm đọc lại dãy số tròn chục. - Thảo luận nhóm. Thực hiện trò chơi đính số tiếp sức theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. - Đại diện nhóm lên bảng lớp đính số. | ||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: So sánh số và sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé (13’) 1. Mục tiêu: HS chủ động quan sát thực hiện điền và sắp xếp số. Sắp xếp đúng các số theo thứ tự từ lớn đến bé trong phạm vi 100 2. Thiết bị dạy học: Tranh trình chiếu PowerPoint bài tập 7/150, bảng con 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, nhóm 4. Sản phẩm thu được: Hs so sánh số và sắp xếp được các số theo thứ tự từ lớn đến bé trong phạm vi 100 | |||||||||||||||||||||
Lưu ý: So sánh chữ chục (76 82; 70 59) So sánh đơn vị (64 61) -Kiểm tra, nhận xét - GV theo dõi, nhận xét - GV chốt dãy số từ bé đến lớn | -Nêu yêu cầu - Cậu a: Thực hiện theo nhóm đôi - Trình bày - Nhận xét - sửa sai - Câu b: Cá nhân thực hiện sắp xếp thứ tự các số từ bé đến lớn vào bảng con. - Trao đổi nhóm đôi, sửa bài - Nêu dãy số trước lớp - Nhận xét | ||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Luyện tập - Vận dụng (8’) 1. Mục tiêu: HS chủ động quan sát thực hiện điền và sắp xếp số. Sắp xếp đúng các số theo thứ tự từ lớn đến bé trong phạm vi 100 2. Thiết bị dạy học: Tranh trình chiếu PowerPoint bài tập 8/151, bảng con 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, nhóm 4. Sản phẩm thu được: HS nêu được số bé nhất, lớn nhất trong dãy số | |||||||||||||||||||||
-Đưa bài tập 8/151 - Bài toán yêu cầu gì? - Vì sao xe xanh là chở nhiều nhất? => Chốt so sánh số chục, số đơn vị để tìm xe chở quả dưa hấu nhiều nhất hay ít nhất. | - Quan sát hình vẽ và nêu (số lượng quả dưa hấu mỗi xe được ghi trên mỗi xe) HS nêu số bé nhất, lớn nhất - Nhận xét - Nêu theo nhóm đôi - Trình bày | ||||||||||||||||||||
Hoạt động 4: củng cố - dặn dò (5’) 1. Mục tiêu: HS đểm đúng thứ tự số trong phạm vi 100 2. Thiết bị dạy học: bảng quay số 3. Phương pháp, hình thức: trò chơi bắn tên 4. Sản phẩm thu được: HS đếm đúng thứ tự số trong phạm vi 100 | |||||||||||||||||||||
- Hướng dẫn cách thức chơi quay số -Yêu cầu Hs lên bảng quay số và bắn tên => Củng cố thứ tự số trong phạm vi 100 | - Lắng nghe - Quan sát vòng quay số rồi đọc số ở mũi tên chỉ và đọc thêm 9 số liền sau nó - Nhận xét và tiếp tục bắn tên - Hs tiếp tục thực hiện |
Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM
(tiết 4)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
-Thực hiện cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10
- Thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 100.
- Tính toán với các trường hợp có hai dấu phép tính (cộng, trừ)
- Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Tính toán để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: Tranh trình chiếu PowerPoint, phiếu bài tập
- HS: Bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Khởi động: | Trò chơi: Đi, đứng, nằm |
Hoạt động 1: Đăt tính rồi tính 1. Mục tiêu: Đặt tính rồi tính các số trong phạm vi 100 (không nhớ) 2. Thiết bị dạy học: phiếu số bài tập 9/151, bảng con 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, cá nhân - nhóm 4. Sản phẩm thu được: Hs thực hiện chính xác việc đặt tính rồi tính các số trong phạm vi 100. | |
- Đưa nội dung bài tập 9/151
-Theo dõi, đánh giá Lưu ý: -Đặt tính (số chục dưới số chục, số đơn vị dưới số đơn vị) -Tính (từ phải sang trái) | Đọc yêu cầu bài tập - Thực hiện trên bảng con (CN-TT) - Đổi bảng kiểm tra - Nhận xét và sửa sai cho nhau |
Hoạt động 2: Tính nhẩm 1. Mục tiêu: Tính nhẩm các dãy tính có hai dấu phép tính (cộng, trừ) trong phạm vi đã học 2. Thiết bị dạy học: bài tập 10/151, bảng con 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, nhóm 4. Sản phẩm thu được: Hs tính nhẩm được các dãy tính có hai dấu phép tính (cộng, trừ) trong phạm vi đã học. | |
- Đưa nội dung bài tập 10/151 -Kiểm tra, nhận xét - Lưu ý: HS tính từ trái sang phải và chỉ cần viết kết quả cuối cùng. | -Nêu yêu cầu - Thực hiện, trao đổi theo nhóm đôi - Trình bày - Nhận xét - sửa sai |
Hoạt động 3: Thi đua 1. Mục tiêu: kĩ năng đặt tính rồi tính các số trong phạm vi 100. 2. Thiết bị dạy học: Phiếu bài tập thi đua 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, nhóm 4. Sản phẩm thu được: HS tích cực thi đua nhận biết đúng sai về việc đặt tính rồi tính các số trong phạm vi 100. | |
-Đưa nội dung bài tập 11/151 - Hướng dẫn luật chơi -Yêu cầu HS giải thích | -Lắng nghe - quan sát - Đại diện mỗi dãy 4 Hs - Thực hiện - Nhận xét - Trình bày: Bài 1: Đ vì đặt tính đúng và tính kết quả đúng Bài 2: S vì đặt tính đúng nhưng tính sai kết quả Bài 3: S vì đặt tính sai (3 đơn vị viết dưới 9 chục) Bài 4: Đ vì đặt tính đúng, và tính kết quả đúng. |
Hoạt động ở nhà:( Nhắc HS về nhà tiếp tục thực hiện tính nhẩm và đặt tính rồi tính các số trong phạm vi 100. |
Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM
( Tiết 5)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
- Số và phép tính :
+ Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100
+ Sử dụng những hiểu biết về cấu tạo số:
+ Thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 100.
+ Tính toán với các trường hợp có hai dấu phép tính (cộng, trừ)
+ Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể
+ Giải toán có lời văn.
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, mô hình toán học, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập phương để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
- Biết giữ gìn đồ dùng học tập và sắp xếp gọn gang, ngăn nắp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: Hình vẽ cho các bài tập số 12
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 5
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động: (3 phút) - Cho cả lớp hát bài “ Lý cây xanh ”. -GV chuyển ý giới thiệu bài | - Cả lớp hát. - Chú ý lắng nghe và ghi tựa |
2. Ôn tập: 2.1. Mục tiêu: Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể. 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thực hiện theo hiệu lệnh chính xác, nhanh. 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập phương để thực hiện nhiệm vụ học tập. | |
Bài 12 Tìm hiểu bài: -Có 4 chồng gạch được xếp như hình vẽ. Các viên gạch màu đậm đã có số, các viên gạch màu nhạt chưa có số. -Yêu cầu của bài là gì ? -GV yêu cầu HS chia nhóm 4 thảo luận, tìm quy luật xếp gạch. -GV yêu cầu các nhóm thực hiện. - GV sửa bài( dùng chồng gạch thứ nhất minh họa). * Các số trong 3 viên gạch này có liên quan với nhau không ? -Giống sơ đồ tách – gộp số. -Cộng 2 số dưới thì được số trên. -GV lưu ý HS chỉ có 3 viên gạch sắp xếp như vậy (viên gạch hàng trên nằm giữa hai viên hàng dưới) thì mới giống sơ đồ tách - gộp số. + GV dùng tay che một trong 3 ô, HS nói cách tìm số bị che dựa vào 2 số không che. + Yêu cầu cả lớp kiểm tra bài đã làm của các nhóm trên bảng. Bài 13 GV nhắc lại trình tự làm ( Bài 4 SGK trang 176). -GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân -GV theo dõi sửa bài, dẫn dắt theo trình tự. | -HS: Tìm số cho các viên gạch màu nhạt. -HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày trước lớp. -HS trả lời theo nhiều cách -HS làm việc cá nhân |
3 Củng cố- dặn dò: GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài tiết sau. |
Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM
(Tiết 6)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
- Số và phép tính :
+ Giải quyết được vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan đến việc so sánh số
- Hình học và đo lường:
+ Đo đồ vật cụ thể bằng thước có vạch cm
+ Ghi nhớ một vài số đo các bộ phận trên cơ thể.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
- Biết giữ gìn đồ dùng học tập và sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- HS: Thước thẳng có vạch chia cm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động: (3 phút) - Cho cả lớp chơi trò chơi “ dài, ngắn, cao, thấp” -GV chuyển ý giới thiệu bài | -Cả lớp cùng chơi. - Chú ý lắng nghe và ghi tựa |
2. Trò chơi 2.1. Mục tiêu: Giải quyết được vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan đến việc so sánh số 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thực hiện theo hiệu lệnh chính xác, nhanh. 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS biết so sánh số | |
2.4. Cách thực hiện Bài 14 : Trò chơi GV hướng dẫn HS chơi trò chơi (SGK/154) - Gọi 2 HS lên bảng chơi trước lớp. - GV nhận xét trò chơi, chốt lại kết quả đúng Bài 15 : Tìm hiểu bài GV gọi HS đọc nội dung bài 15/154 - HS đọc câu hỏi và các yêu cầu cần thông báo về số đo. - ( Khi đọc, thay “?” bằng từ “bao nhiêu”. VD: Ngón trỏ dài khoảng bao nhiêu xăng-ti-mét? ) - Sau mỗi câu hỏi, GV minh họa cụ thể (bằng cách dùng bàn tay, bước chân, sải tay). VD: Chiều dài ngón tay là khoảng cách từ đâu tới đâu (Minh họa trên ngón tay giáo viên). - GV yêu cầu HS nhận biết cần phải viết các số đo theo yêu cầu (4 số đo đầu, đơn vị là xăng-ti-mét; số đo cuối cùng đơn vị là gang tay). - GV theo dõi giúp đỡ HS (nếu cần) - GV nhận xét kết quả của HS - Với số đo gang tay, có thể tiến hành như sau: + Gọi 1 HS có số đo trung bình nói số đo của mỉnh (chẳng hạn, bạn Nam nói: Gang tay em dài 15cm). + Các bạn nào có gang tay dài bằng bạn Nam? + Các bạn nào có gang tay ngắn hơn bạn Nam? + Lớp ta, bạn nào có gang tay ngắn nhất? + Các bạn nào có gang tay dài hơn bạn Nam? + Lớp ta, bạn nào có gang tay dài nhất ? - GV nhắc HS ghi nhớ ít nhất 2 số đo: gang tay, bước chân. * Lưu ý: GV luôn nhắc lại độ lớn 1cm khoảng chiều ngang móng tay ngón trỏ. Bài 16: Em đo hộp bút của em - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. + Yêu cầu HS quan sát hình vẽ để bước đầu nhận biết 2 kích thước của hộp bút ( chiều dài,chiều rộng). + Cầm hộp bút bằng 1tay, dùng ngón trỏ bàn tay còn lại vuốt theo mép hộp bút, nói: dài, rộng ( GV có làm mẫu ). + GV yêu cầu HS không có hộp bút thay bằng SGK Toán 1. + HS nhận biết, cần phải đo hai cạnh hộp bút và viết số đo. | - 2 HS lên bảng chơi mẫu - HS chơi trò chơi theo nhóm đôi và ghi lại kết quả chơi 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm \ - HS thực hiện nhóm đôi - HS nhớ được số đo nào thì viết ngay, sau đó đo lại kiểm tra - Các số đo không nhớ hoặc chưa đo bao giờ (bước chân, sải tay), các HS giúp nhau đo. - HS thông báo các số đo. - HS theo dõi trả lời câu hỏi. -1 HS đọc yêu cầu bài. - HS theo dõi, làm theo yêu cầu của GV. - HS thực hành đo, báo cáo kết quả. |
3 Củng cố: Trò chơi : “ Đố bạn” ( 5 phút) 3.1.Mục tiêu: HS biết so sánh số và tham gia chơi vui vẻ. 3.2.Dự kiến sản phẩm học tập: HS biết cách tham gia trò chơi. 3.3.Dự kiến tiêu chí đánh giá: biết so sánh số, đọc số, viết số, tham gia chơi nhiệt tình, vui vẻ. 3.4.Cách thực hiện: | |
-GV hướng dẫn HS cách chơi. -Yêu cầu 1 bạn nêu 2 số bất kì, bạn khác sẽ trả lời, so sánh 2 số đó. -Hướng dẫn cách chơi và cho HS bắt đầu chơi: GV và HS nhận xét, tuyên dương. 4.Hoạt động ở nhà: GV nhắc HS về nhà thực hành đo đồ vật với thước đo xăng-ti-mét. | Chú ý lắng nghe. - Thực hiện. + HS tham gia chơi |
Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM
(Tiết 7 )
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
+ Giải quyết được vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến xem giờ đúng và đọc lịch (lịch tờ hằng ngày)
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, mô hình toán học, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
3. Phẩm chất:
- Biết giữ gìn đồ dùng học tập và sắp xếp gọn gang, ngăn nắp.
4. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mĩ thuật, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: Hình vẽ cho các bài tập số 17
- HS: Thước thẳng có vạch chia cm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 7
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động: - Cho cả lớp hát bài “ Đàn gà con”. -GV chuyển ý giới thiệu bài | -Cả lớp hát. - Chú ý lắng nghe và ghi tựa |
2. Trò chơi 2.1. Mục tiêu: Giải quyết được vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan đến việc xem lịch. 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thực hiện theo hiệu lệnh chính xác, nhanh. 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS biết xem tờ lịch hàng ngày. |
2.4.Cách tiến hành: Bài 17: GVgọi HS đọc yêu cầu bài a) Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS nhận biết, cần đọc 2 thông tin theo thứ tự: Thứ, Ngày ( đọc tất cả các tờ lịch). -GV gọi HS nêu kết quả trước lớp, sửa bài. - Khi sửa bài, yêu cầu HS đọc lớn các tờ lịch. - Nếu HS lúng túng hoặc sai “Thứ ”, GV yêu cầu đọc các “Thứ” lần lượt từ trái sang phải và dừng lại ở tờ lịch đọc sai. VD: Thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật, thứ hai, thứ ba. -Nếu HS đọc sai “Ngày” cũng yêu cầu đọc các ngày từ trái sang phải và dừng lại ở ngày đọc sai. -GV cũng có thể gợi ý HS nhận biết : 7 tờ lịch tương ứng với 7 ngày liên tiếp,đó cũng là số ngày của một tuần. b) Tìm hiểu bài: - HS đọc yêu cầu nhận biết việc làm: Đọc thông báo. Xác định xem thứ mấy đi tham quan. - Chẳng hạn hôm nay có thông báo viết trên bảng lớp. + Dòng đầu tiên trên bảng viết gì ?(Thứ,ngày) + Thứ, ngày của hôm nào ? (Hôm nay). + Yêu cầu HS nói rõ hôm nay là thứ mấy, ngày nào ? +Trong các tờ lịch của câu a Hãy tìm tờ lịch ngày hôm nay ( tờ lịch đầu tiên) Tờ lịch nào là ngày 19 ? -Gọi HS trình bày nội dung thảo luận -Yêu cầu HS giải thích tại sao lại là thứ tư ? Mở rộng: - 19/5 là ngày gì ? - Tại sao lại đi tham quan bến Nhà Rồng ? GV nói vắn tắt công lao to lớn của Bác Hồ và tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi. c) Tới thứ tư, ngày 19 rồi, cả lớp mình cùng đi tham quan bến Nhà Rồng. - Tìm hiểu bài: + Lúc 7 giờ xe khởi hành từ trường. + Lúc 8 giờ, tới bến Nhà Rồng. + Lúc 10 giờ, lên xe ra về. + Lúc 11 giờ, về tới trường. GV gọi HS đọc tiếp yêu cầu, nhận biết cần xác định những chỗ trống được viết gì? GV gọi HS trình bày trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV sửa bài, yêu cầu HS giải thích. - Lúc đi: Có mặt tại trường lúc 7 giờ. Tại sao phải có mặt trước 7 giờ ? | HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tờ lịch thứ nhất, tìm : Thứ ,ngày( từ dưới lên trên). -2 bạn đọc cho nhau nghe. HS theo dõi, lắng nghe. HS đọc yêu cầu bài. HS theo dõi trả lời câu hỏi. HS nhận xét câu trả lời của bạn. - HS trả lời - HS làm việc nhóm đôi, thảo luận “Thứ”đi tham quan. - HS báo cáo kết quả thảo luận. - Dựa vào tờ lịch ngày 19. - HS trình bày trước lớp. |
3 Củng cố: Trò chơi : “ Đố bạn” 3.1.Mục tiêu: HS biết xem lịch, đọc “ thứ, ngày”, và tham gia chơi vui vẻ. 3.2.Dự kiến sản phẩm học tập: HS biết cách tham gia trò chơi. 3.3.Dự kiến tiêu chí đánh giá: biết xem lịch, đọc thứ, ngày, tham gia chơi nhiệt tình, vui vẻ. 3.4.Cách thực hiện: | |
-GV hướng dẫn HS cách chơi. -Yêu cầu 1 bạn đố, bạn khác sẽ trả lời xem bạn đố mình là ai. -Hướng dẫn cách chơi và cho HS bắt đầu chơi: + Hôm nay là thứ hai ,ngày 10. Vậy ngày mai là thứ mấy? ngày mấy? + Hôm qua là chủ nhật, vậy hôm nay là thứ mấy? + Ngày mai là thứ ba, ngày 11. Vậy ngày kia là thứ mấy? 4.Hoạt động ở nhà: GV nhắc HS về nhà cùng người thân tập xem lịch. | Chú ý lắng nghe. - Thực hiện. + HS tham gia chơi + HS tham gia chơi + HS tham gia chơi. |
CĐ 5
Bài: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM ONG VÀ HOA
( 1tiết )
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: HS biết:
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: Tranh,các thẻ chữ số từ 1 đến 100
- HS: Thẻ số
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động: Trò chơi “Tiếp sức” * Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học * PP: Trò chơi * HT: Cả lớp * Dự kiến sản phẩm HS: HS tham gia tích cực, câu trả lời của HS * Cách thực hiện: - GV chuẩn bị 4 mô hình đồng hồ, HS sẽ nghe hiệu lệnh yêu cầu của GV nhanh chóng di chuyển lên đồng hồ chọn thẻ số thích hợp. Sau đó, nhanh chóng quay trở về đập tay tiếp sức cho bạn tiếp theo thực hiện yêu cầu mới. - GV nhận xét chung 2. Bài học và thực hành Hoạt động 1: Thực hành đếm, lập số *Mục tiêu: Biết đếm, đọc, các số từ 1 đến 100 *PP: Hỏi- đáp, Trực quan *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: HS nối tiếp đếm số, trả lời câu hỏi. * Cách thực hiện: - GV đưa tranh ong và hoa, hỏi: Tranh vẽ gì ? Bài 1: Đọc các số theo thứ tự từ 1 đến 100 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài: + Số bé nhất trong hình là số nào? + Số lớn nhất trong hình là số nào? - GV hướng dẫn HS đọc theo thứ tự 1,2,3,4,5,..,100 - GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non…và có sự phân công việc rõ ràng. Ong làm việc rất chăm chỉ, hút mật hoa, lấy phấn hoa. Bài 2: a/ - GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV: yêu cầu HS viết bảng con. - GV gọi HS trình bày trước lớp ( GV yêu cầu HS nhận xét về số chục, số đơn vị của dãy số ) - GV yêu cầu HS đọc các số 51,54,55 Bài 3: Tìm hiểu bài - GV: yêu cầu HS quan sát tranh vẽ các bông hoa quanh tổ ong, nhận biết: + Các bông hoa có những màu nào? + Mỗi bông hoa có mấy cánh? - GV: yêu cầu HS đếm nhanh a. Số bông hoa : b. Số cánh hoa đỏ : - GV gọi HS trình bày kết quả và cách đếm, các nhóm bạn bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá và hệ thống lại cách đếm nhanh ở bài này. - Đếm số bông hoa: do luôn có hai bông hoa cùng màu xếp cạnh nhau nên đếm thêm hai. - Yêu cầu cả lớp cùng đếm ( GV thao tác làm dấu khi đếm bằng cách đặt hai đầu ngón trỏ và ngón giữa vào cặp hoa đang đếm. ) - GV chốt, chuyển hoạt động. *Dự kiến sản phẩm HS: HS thao tác đếm số bông hoa, số cánh hoa đỏ thành thạo, biết lập số, câu trả lời của HS, thao tác trên đồ dùng tốt. 3.Củng cố ( 5 phút ) *Mục tiêu: Ôn lại nội dung bài học *PP: Hỏi - đáp *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: Câu trả lời của HS * Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc bảng số, nêu số tròn chục, số liền trước, liền sau - GV tổ chức thi đua chọn thẻ số đứng theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. - GV yêu cầu HS nhận xét, tuyên dương. | - Cả lớp tham gia
+ HS đọc nhóm đôi, tìm và đọc số, chỉ tay vào bảng số. Cả lớp đồng thanh
HS viết dãy số từ 50 đến 59 vào bảng con. - HS theo dõi nhận xét bạn. - HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp - HS quan sát, lắng nghe, thực hiện viết vào bảng con - HS nhận xét bảng của bạn - HS lắng nghe -HS làm việc nhóm đôi, thực hành đếm và ghi lại kết quả vào a - b - HS cùng đếm. - HS lắng nghe - HS trả lời - HS trình bày, chỉ vị trí số trên tranh ong và hoa. HS thực hiện chọn thẻ số tương ứng
|
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới