Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CÁNH DIỀU
TUẦN 1:
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
LÀM QUEN VỚI HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh được tham gia và làm quen với hoạt động sinh hoạt dưới cờ.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
- Làm quen với trường học mới – trường tiểu học.
- Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường.
- Vui vẻ phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới.
II. CHUẨN BỊ:
- Những hình ảnh có ý nghĩa truyền thống của nhà trường.
- Các dụng cụ phục vụ trò chơi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài | |
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và làm quen với quang cảnh và các hoạt động của nhà trường tiểu học. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Làm quen với trường học mới – trường tiểu học. - Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường. | |
Hoạt động 1. Tham quan trường học | |
* Quan sát tranh - GV cho HS quan sát tranh - Bức tranh có đẹp không? Em thấy những gì trong bức tranh này? - Em thích những gì trong bức tranh? | - HS quan sát - HS quan sát và trình bày những gì quan sát được. - HS trình bày |
* Tham quan trường học | |
- GV cho HS tập hợp dưới sân trường | - HS tập hợp thành 3 hàng dọc |
- GV đưa ra các quy định khi học sinh đi tham quan: + Giữ trật tự, đi theo hàng. + Lắng nghe hướng dẫn và giới thiệu của cô giáo. + Quan sát những nơi đi qua. - GV hướng dẫn học sinh quan sát khi đi tham quan: + Em thấy quang cảnh trường có đẹp không? + Em thấy ở trường có những phòng nào? Phòng ấy để làm gì? + Em thích nơi nào ở trường mình nhất? + Trường tiểu học mới của em có gì khác với trường mẫu giáo mà em đã học. | - Lắng nghe giáo viên |
- GV đưa học sinh đi tham quan trường. | - HS tham quan theo hướng dẫn của GV. |
- GV cho HS trở về nơi tập hợp ban đầu. | |
*GV kết luận. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. Mục tiêu: - Giúp HS vui vẻ phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới. | |
Hoạt động 2. Chia sẻ cảm xúc | |
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi. - GV Y/C các thành viên trong nhóm chia sẻ những điềm. - GV cho các nhóm lên chia sẻ trước lớp. - GV cùng HS nhận xét về cảm nhận và cảm xúc của các bạn | - Làm việc theo nhóm - HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm. - Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét nhóm bạn |
* Kết luận: Qua hoạt động này chúng ta biết cách làm việc tập thể hoặc làm việc theo nhóm trong các hoạt động chung của cả lớp. Chúng ta biết cách chia sẻ những cảm xúc của mình. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
Hoạt động 3. Trò chơi : Cùng về đích. | |
- GV giới thiệu trò chơi, phổ biến luật chơi: | - Theo dõi |
Mỗi đội chơi cần 5 người chơi xếp thành hàng dọc, nắm tay nhau. Các đội đứng vào vị trí xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “ Xuất phát” , các đội bắt đầu di chuyển. Đội nào về đích trước mà không bị bạn nào tuột tay thì đội đó thắng cuộc. - GV cho HS chơi thử. - GV cho các đội chơi trong thời gian 15 phút. | - Lớp chia thành các đội 5 người. - Chơi thử 1 lần |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về trường tiểu học của chúng ta. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
CÁC BẠN CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh bước đầu giới thiệu bản thân và làm quen với 1 số bạn trong lớp
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 1 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 2 - Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Bạn của em. - Tổ chức cho HS từng bàn giới thiệu và làm quen với nhau. - GV cho các nhóm lên chia sẻ, giới thiệu. - GV nhận xét và tổng kết chung. |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - HS làm quen với nhau qua một số trao đổi: + Tên bạn là gì? Nhà bạn ở đâu? Bạn thường tham gia những hoạt động nào ngoài giờ học? Bạn đã biết những bạn nào trong lớp? - Các nhóm lên trao đổi, giới thiệu |
TUẦN 2: LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : XÂY DỰNG ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN
I. MỤC TIÊU:
- HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập và rèn luyện.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 2:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
( - Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến. Có thể có những hoạt động như sau:
- Nhắc nhở HS tham gia giúp đỡ các bạn trong lớp về việc học tập và rèn luyện.
- Các lớp đăng kí thành lập những đôi bạn cùng tiến để cùng giúp đỡ nhau học
tập tốt, khuyến khích những bạn ở gần nhà nhau có thể đăng kí thành một đôi.
- Hướng dẫn một số việc làm để HS thực hiện: hăng hái tham gia xây dựng bài;
giảng bài cho bạn khi bạn không hiểu, tranh thủ hướng dẫn, giúp đỡ bạn làm các bài GV vừa dạy trong giờ ra chơi, nghỉ giải lao, cùng nhau chuẩn bị bài nhà.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nhanh chóng làm quen được với các bạn học mới ở lớp 1 và ở trường tiểu học.
- Biết trò chuyện, trao đổi với các bạn cùng lớp về cảm xúc của bản thân mình.
- Phấn khởi, mạnh dạn, tự tin khi làm quen, trò chuyện cùng các bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về khung cảnh buổi gặp gỡ của HS lớp 1 với các HS trong trường
tiểu học.
- Những bông hoa và những món quà nhỏ phục vụ cho các hoạt động 1 và 2.
- Lựa chọn một số bài hát phù hợp với HS lớp 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài: | |
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và làm quen với quang cảnh và các hoạt động của nhà trường tiểu học. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Biết giới thiệu về bản thân. - Có kỹ năng làm quen với bạn mới. - Giúp HS làm quen, tìm hiểu về nhau và gắn kết mối quan hệ bạn bè trong lớp học. | |
Hoạt động 1.Giới thiệu và làm quen | |
* Cách tiến hành GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “ Giới thiệu và làm quen” ở ngay tại sân trường: - GV cho HS tập hợp tại sân trường. - GV làm mẫu : cầm 1 bông hoa giới thiệu về mình (họ và tên, tuổi, sở thích, thói quen). - GV mời lớp trưởng tự giới thiệu về bản thân mình rồi tặng hoa cho bạn khác. - GV cho trò chơi tiếp diễn cho đến khi hết lượt HS trong lớp. - GV gọi bất kì một HS nào đó và yêu cầu em nói tên bạn bên cạnh hoặc tên bạn lớp trưởng hay tên cô giáo. | - HS đứng thành vòng tròn. - HS theo dõi. - Lớp trưởng thực hiện giới thiệu về bản thân mình. - Các thành viên trong lớp lần lượt lên giới thiệu về bản thân. - HS trả lời |
*GV kết luận: - Trong lớp có nhiều bạn với những đặc điểm, tính cách, sở thích khác nhau. Việc tìm hiểu về cô giáo và các bạn trong cả lớp qua các hoạt động tự giới thiệu và nhận diện nhau giúp HS tự tin trước tập thể lớp, bước đầu tạo những gắn kết trong mối quan hệ bạn bè. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. Mục tiêu: - Biết trò chuyện, trao đổi với các bạn cùng lớp về cảm xúc của bản thân mình. - Phấn khởi, mạnh dạn, tự tin khi làm quen, trò chuyện cùng các bạn trong lớp. | |
Hoạt động 2: Tìm bạn cùng sở thích. | |
Mục tiêu: - Giúp HS biết cách chia sẻ, thể hiện sở thích của bản thân để kết bạn cùng sở thích | |
* Cách tiến hành -GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Tìm bạn cùng sở thích” như sau: - GV chia nhóm HS cùng nhau đứng ở một góc sân trường để thực hiện hoạt động. - GV hỏi để tìm đại diện một vài em với các sở thích khác nhau. - GV nêu hiệu lệnh “Hãy về với bạn cùng sở thích với mình”. - GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ những HS còn đang lúng túng chưa biết chọn nhóm bạn nào. - GV cho HS trong nhóm chia sẻ những cảm nhận của mình. - GV cho đại diện các nhóm lên chia sẻ. - GV cùng HS nhận xét nhóm bạn. | - Làm việc theo nhóm - HS chia sẻ sở thích : thích hát, thích múa, thích đá bóng, thích nhảy dây. - HS tự động di chuyển về phía bạn có cùng sở thích. - HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm. - Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét nhóm bạn |
* Kết luận: HS bước đầu biết thể hiện sở thích của mình khi tham gia vào các hoạt động này và tìm được những người bạn có sở thích giống mình để cùng chia sẻ. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về người bạn mới. | - Lắng nghe. - Lắng nghe để thực hiện.
|
SINH HOẠT LỚP
HÁT VỀ TÌNH BẠN
I. MỤC TIÊU:
- Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Tự đánh giá việc thực hiện phong trào “Đôi bạn cùng tiến”.
- Yêu quý, đoàn kết với bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 1 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 2 - Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Hát về tình bạn. a. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện phong trào “Đôi bạn cùng tiến” của lớp: - GV tổ chức cho HS trao đổi cặp đôi và chia sẻ với nhau về những việc bản thân đã làm được và những mong muốn tiếp tục thực hiện những việc làm đúng để cùng giúp đỡ nhau học tập. - Gọi các nhóm lên chia sẻ trước lớp. - Tuyên dương những tấm gương Đôi bạn cùng tiên ở trong lớp. b. Tổ chức cho HS hát về tình bạn: - GV lựa chọn và chuẩn bị một số video, đĩa nhạc về một số bài hát tình bạn. Gợi ý: một số bài hát về tình bạn có thể chuẩn bị như: Chào người bạn mới đến (Sáng tác: Lương Bằng Vinh), Tình bạn tuổi thơ (Sáng tác: Kiêu Hồng Phượng, Nguyễn Quốc Việt), Tình bạn (Sáng tác: Yên Lam). - Tổ chức cho HS thi hát và biểu diễn giữa các tổ, nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - HS làm việc theo nhóm đôi - Lần lượt các nhóm lên chia sẻ - Lắng nghe. - Nghe và lựa chọn bài hát - HS lên trình diễn thi giữa các nhóm |
********************************
TUẦN 3: MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : TÌM HIỂU AN TOÀN TRƯỜNG HỌC
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết một số quy tắc an toàn khi tham gia giao thông.
-Có ý thức chấp hành đúng và tham gia giao thông an toàn, đặc biệt ở cổng trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 2:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
( - Gợi ý cách tiến hành:
-Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “An toàn trường học”, trong đó có thể thực hiện một chủ đề có liên quan đến việc đảm bảo an toàn ở trường như “Cổng trường an toàn giao thông” (có thể mời một cảnh sát giao thông hướng dẫn cho HS).
- Giới thiệu cho HS biết ý nghĩa của việc tham gia thực hiện “Cổng trường an toàn giao thông”: đảm bảo an toàn cho HS, xây dựng nhà trường văn minh, tránh gây ùn tắc ở cổng trường.
- Tuyên truyền và nhắc nhở HS một số lưu ý khi tham gia giao thông để xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”: xếp hàng ngay ngắn từng lớp khi ra về; để xe đúng quy định theo hàng, lối; đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện, nhắc nhở bố mẹ, người thân đứng đón xếp hàng theo khu vực quy định, không dừng, đỗ xe ở ngay gần cổng trường để chờ đón HS.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường, sự cần
thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi.
- Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ở trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về hoạt động học tập và vui chơi của HS trong trường học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài: | |
Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và làm quen với quang cảnh và các hoạt động của một ngày ở trường. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường, sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi. - Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ở trường. | |
Hoạt động 1.Trò chơi kết bạn | |
* Mục tiêu: HS nêu được một số hoạt động vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi. * Cách tiến hành: 1) Thực hiện trò chơi theo nhóm: - HS chia thành các nhóm 6 đến 10 người. - GV phổ biến luật chơi: + HS các nhóm đứng theo vòng tròn, một bạn làm quản trò đứng ở giữa vòng tròn. + Khi quản trò hô: “Kết bạn, kết bạn”, các học sinh xung quanh sẽ đáp “Kết mấy? Kết mấy?”. Lúc đó, quan trò sẽ nêu số lượng tùy thích, ví dụ : “Kết đôi, kết đôi”, “Kết ba, kết ba”. Ngay lập tức sau khi quản trò hô, các bạn HS trong nhóm sẽ chạy lại với nhau để thành các nhóm như quản trò yêu cầu. Bạn nào không có nhóm sẽ là người thua cuộc. - Gv cho HS chơi trò chơi. - GV theo dõi, giúp đỡ HS | - HS chia nhóm theo bàn. - Lắng nghe. - HS chơi theo nhóm. |
2) Làm việc cả lớp: - HS trả lời câu hỏi để nêu được cảm nhận sau khi tham gia trò chơi này: + Em có vui khi tham gia trò chơi này không? + Em có bị thua cuộc lần nào không. Khi các bạn đều có nhóm kết bạn mà em không có thì em có cảm xúc như thế nào? + Khi các bạn ở trường, em và bạn có thể cùng nhau làm những việc gì? - GV nhận xét và rút ra kết luận. | - HS trả lời những cảm nhận của mình sau khi chơi. + HS trả lời. + HS nói về cảm xúc của mình. + HS kể những việc mình đã làm cùng bạn. - Lắng nghe. |
*GV kết luận: Khi ở trường, em và bạn cùng nhau tham gia nhiều hoạt động khác nhau như: cùng nhau thảo luận nhóm để học tập trong các tiết học, giúp đỡ nhau khi gặp bài khó, cùng nhau tham gia các trò chơi trong các giờ nghỉ giữa giờ. Có bạn, chúng em học tốt hơn; có bạn, chúng em sẽ vui hơn. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
- Hoạt động 2: Tìm hiểu một ngày ở trường của em. | |
* Mục tiêu: - HS liên hệ và tự đánh giá những việc bản thân đã thực hiện khi ở trường. - HS hình thành các cảm xúc tích cực và bày tỏ ý kiến về việc tham gia các hoạt động tự phục vụ khi ở trường. | |
* Cách tiến hành : 1) Làm việc cả lớp: Cho HS quan sát các tranh trong SGK và trả lời một số câu hỏi: + Các bạn trong tranh đang tham gia những hoạt động nào? Hoạt động đó mang lại ích lợi gì? | - Làm việc cả lớp + HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm. - Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét nhóm bạn |
2) Làm việc theo nhóm - HS ngồi các nhóm 2 hoặc 4 người. - Cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi: + Ở trường, em và các bạn được tham gia những hoạt động nào? + Em đã tự làm được những việc gì khi ở trường? + Việc làm đó của em mang lại ích lợi gì? - Cho HS đại diện các nhóm lên bày tỏ ý kiến, GV nhận xét và rút ra kết luận. | - Làm việc theo nhóm - Thảo luận, thống nhất ý kiến. + HS đưa ra các hoạt động: tập đọc, làm toán, vui chơi,… + HS nêu những việc đã làm + HS nêu. - Các nhóm lên chia sẻ. |
* Kết luận: Khi ở trường, các em nên tự thực hiện những việc như: sắp xếp, dọn đồ ăn trước và sau khi ăn, gấp và cất chăn gối sau khi ngủ trưa; vứt, nhặt rác để giúp sân trường sạch sẽ hơn;cất và xếp ghế sau khi chào cờ và hoạt động tập thể; uống nước và vệ sinh cá nhân; chăm sóc hoa, cây cối ở vườn trường | - Lắng nghe, ghi nhớ |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về an toàn trường học. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
CHIA SẺ VIỆC THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG Ở CỔNG TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
HS tự liên hệ và đánh giá về những việc bản thân và các bạn trong lớp đã làm được để tham gia xây dựng “Công trường an toàn giao thông”.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 1 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 2 - Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. An toàn giao thông ở cổng trường. * GV tổ chức cho HS tham gia một số hoạt động như: - Chơi các trò chơi: thi nhận biết nhanh về các biển báo giao thông đường bộ. - Thi đóng vai tham gia giao thông, đóng vai xử lý các tình huống khi tham gia giao thông đường bộ. - Y/C HS thảo luận và chia sẻ cặp đôi và cả lớp về: những việc mà bản thân đã chứng kiến, quan sát được về tình huống không an toàn khi tham gia giao thông; những việc mà bản thân đã thực hiện khi tham gia phong trào “Cổng trường an toàn giao thông”; những lời khuyên tới các bạn trong lớp để tham gia giao thông an toàn. - Múa hát theo chủ đề “An toàn giao thông”.) |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - HS chơi trò chơi - HS chia nhóm, đóng vai xử lí một số tình huống giao thông. - HS làm việc cặp đôi - Các nhóm thực hiện. |
***********************************
TUẦN 4: AN TOÀN KHI VUI CHƠI
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : THAM GIA VUI TẾT TRUNG THU
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được ý nghĩa và những hoạt động của ngày tết Trung thu, có xúc cảm tích cực về ngày tết Trung thu.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 2:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
( - Gợi ý cách tiến hành:
-Nhà trường triển khai một số nội dung đến ngày tết Trung thu.
- Kể cho HS nghe những câu chuyện hay và ý nghĩa về tết Trung thu.
- Tổ chức múa hát, rước Trung thu cho HS toàn trường.
- Thi bày mâm cỗ Trung thu.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
AN TOÀN KHI VUI CHƠI
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi vui chơi.
- Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia vui chơi.
- Có kỹ năng tự điều chỉnh hành vi và tự bảo vệ bản thân, thể hiện cách ứng xử phù hợp khi tham gia vui chơi an toàn.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số vật dụng để HS tham gia trò chơi: 1 quả bóng nhựa để chơi chuyền bóng, 1 chiếc khăn để chơi trò Bịt mắt bắt dê: các bông hoa có dán ảnh hoặc ghi tên những trò chơi an toàn và không an toàn.
- Thẻ mặt cười, mặt mếu.
- Giấy A0, giấy màu, bút vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài: | |
Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và làm quen với quang cảnh và các hoạt động của một ngày An toàn khi vui chơi. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi vui chơi. - Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia vui chơi. - Có kỹ năng tự điều chỉnh hành vi và tự bảo vệ bản thân, thể hiện cách ứng xử phù hợp khi tham gia vui chơi an toàn. | |
Hoạt động 1. Cùng vui chơi. *Mục tiêu: HS khởi động, tạo tâm thế vào hoạt động, bộc lộ cảm xúc và hành vi khi tham gia các trò chơi. - HS liên hệ và kể tên những hoạt động vui chơi khi ở trường | |
* Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS. - GV cho mỗi nhóm HS tự chọn một trò chơi để cùng nhau tham gia. - GV cho các nhóm chơi trò chơi mình đã chọn: | - HS chia mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS. - Mỗi nhóm HS tự chọn một trò chơi để cùng nhau tham gia: trò chơi chuyền bóng, trò chơi bịt mắt bắt dê, trò chơi thả đỉa ba ba. - HS chơi trò chơi theo nhóm. |
Bước 1. Thảo luận cặp đôi: - GV cho HS tạo thành các cặp đôi. - Cho các cặp HS chia sẻ theo các câu hỏi gợi ý: + Bạn vừa tham gia trò chơi nào? + Khi tham gia trò chơi, bạn cảm thấy như thế nào? + Theo bạn, nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia, trò chơi đó? | - HS tạo thành các cặp đôi theo bàn. - HS 1 nêu câu hỏi, HS2 trả lời câu hỏi của bạn. Sau đó đổi vai. + HS trả lời + HS trả lời theo cảm nhận của bản thân. + HS trả lời theo quan điểm của mình. |
Bước 2. Làm việc cả lớp: - GV cho 2 đến 3 cặp HS lên chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét chung và đặt câu hỏi: + Ngoài những trò chơi vừa được tham gia, các em còn tham gia các trò chơi nào khác? + Những trò chơi nào chúng ta nên chơi ở trường? Vì sao? | - Đại diện các nhóm lên chia sẻ về cảm xúc của bản thân sau khi tham gia trò chơi. - Lắng nghe và trả lời câu hỏi. + HS trả lời theo vốn sống của mình. + HS đưa ra quan điểm cảu mình. |
*GV kết luận: - Có rất nhiều trò chơi khác nhau, vui chơi giúp chúng ta giải toả căng thẳng, mệt mỏi. Tuỳ từng thời gian và địa điểm mà em nên chọn những trò chơi phù hợp để đảm bảo an toàn. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. * Mục tiêu: - Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia vui chơi. - Có kỹ năng tự điều chỉnh hành vi và tự bảo vệ bản thân, thể hiện cách ứng xử phù hợp khi tham gia vui chơi an toàn. | |
- Hoạt động 2: Quan sát tranh và chọn hoặc . | |
*Mục tiêu: - HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi vui chơi ở trường. | |
* Cách tiến hành. - Cho HS quan sát các hình từ 1 đến 4 trong SGK trang 13 và thảo luận cặp đôi: + Các bạn trong mỗi tranh đang tham gia trò chơi gì? + Em có đồng tình với các bạn trong tranh không? Vì sao? Chọn mặt cười dưới trò chơi em đồng tình và chọn mặt mếu dưới trò chơi em không đồng tình. + Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo an toàn khi vui chơi? - GV mời một số cặp HS lên trước lớp, chỉ tranh và bày tỏ thái độ của mình với việc làm của các bạn trong tranh. - GV cùng HS nhận xét - GV có thể đặt câu hỏi để HS liên hệ thêm về bản thân: Em đã từng tham gia trò chơi giống bạn chưa? Nếu em có mặt ở đó, em sẽ nói với các bạn điều gì? | - Làm việc theo nhóm - HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm. - Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét nhóm bạn - HS trả lời cá nhân. |
* Kết luận: - Khi ở trường hoặc những nơi công cộng, đông người, em không nên chơi những trò chơi đuổi bắt. Khi tham gia trò chơi, em nên lưu ý: chọn chỗ chơi an toàn, không chơi ở vỉa hè, lòng đường, tránh chạy nhảy quá nhanh có thể gây ngã, bị thương không nên chơi dưới trời nắng to hoặc trời mưa vì có thể bị ốm. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
Hoạt động 3: Thực hành cam kết “Vui chơi an toàn” | |
*Mục tiêu: - HS liên hệ bản thân, thực hành làm cam kết lựa chọn và tham gia những trò chơi an toàn. | |
* Cách tiến hành: Bước 1. Cá nhân chọn bông hoa vui chơi an toàn: - GV cho HS quan sát và lựa chọn những bông hoa vui chơi an toàn mà bản thân sẽ thực hiện sau bài học. Bước 2. Cả lớp cùng làm bảng “Cam kết vui chơi an toàn”. - GV giới thiệu bảng “Cam kết vui chơi an toàn được làm bằng tờ giấy Ao. - Cho HS lên dán những bông hoa đã chọn. Bước 3. Trưng bày và giới thiệu về bảng “Cam kết vui chơi an toàn”. - GV mời HS lên thuyết trình về bông hoa vui chơi an toàn của mình. - GV trưng bày bảng “Cam kết vui chơi an toàn” ở cuối lớp hoặc treo ở tường hoặc bên ngoài hành lang của lớp học. | - Làm việc cá nhân. - HS quan sát và lựa chọn những bông hoa vui chơi an toàn mà bản thân sẽ thực hiện sau bài học. - Làm việc cả lớp - Lắng nghe - Từng HS dán những bông hoa đã chọn về những việo sẽ làm để vui chơi an toàn lên bảng cam kết. - Làm việc cả lớp - Một số HS lên thuyết trình về bông hoa vui chơi an toàn của mình. |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về Vui chơi an toàn. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
CHIA SẺ ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ “TRƯỜNG TIỂU HỌC”
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Quan sát và chia sẻ trước lớp về những hoạt động và cảm xúc của bản thân trong ngày tết Trung thu.
- Tự nhận xét và đánh giá bản thân về những điều đã đạt được sau khi tham gia
các hoạt động của chủ đề “Trường tiểu học”
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 1 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 2 - Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Chia sẻ những điều em học được từ chủ đề “Trường Tiểu học”. - Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi về những hoạt động và cảm xúc khi tham gia lễ hội tết Trung thu. - GV cho HS chia sẻ trước lớp về những hoạt động và cảm xúc của HS khi tham gia lễ hội tết Trung thu. - Tổ chức cho HS tự đánh giá những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề “Trường tiểu học”. Giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi: +Em thích hoạt động nào nhất trong chủ đề này? Tại sao? + Sau chủ đề này, em đã làm được điều gì? + Em thích những nơi nào trong trường học? + Em đã làm gì để giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp? +Em đã làm gì để vui chơi an toàn?.) |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Chia cặp theo bàn. Thảo luận - Lần lượt các cặp lên chia sẻ. - HS tự đánh giá bản thân. |
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
1. Kết quả HS đạt được từ chủ đề:
- HS phân biệt được các khu vực chính trong trường học, vị trí của lớp mình đang học trong trường.
- Làm quen được với bạn mới, thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô.
- Nhận biết được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường.
- Nêu được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ bản thân khi vui chơi.
2. Gợi ý đánh giá và tự đánh giá
2.1. Các biểu hiện của HS mà GV có thể quan sát để đánh giá
- Học sinh kể được các khu vực trong trường học và hoạt động của HS cùng các thành viên khác trong trường tại khu vực đó.
- Nêu được cảm xúc của bản thân (thích hay không thích) khi tham gia các
hoạt động trong trường.
- Hoà đồng tham gia vui chơi cùng các bạn khi ở trường. Cam kết và thực hiện vui chơi an toàn.
2.2. Một số câu hỏi và mẫu phiếu gợi ý để đánh giá .
1. Kể với các bạn về các khu vực trong trường học của em.
+ Em thích nhất khu vực nào? Vì sao?
2. Em đã làm gì để giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp?
3. Đánh dấu + vào cột phù hợp với lựa chọn của em khi tham gia các hoạt động ở trường.
TT | Các hoạt động ở trường | Cảm xúc của em | ||
1 | Chào cờ đầu tuần | |||
2 | Học tập các môn học | |||
3 | Tham quan trường học | |||
4 | Vui chơi cùng các bạn | |||
5 | Tập thể dục giữa giờ |
4. Kể tên những trò chơi em đã tham gia khi ở trường. Em đã vui chơi như thế nào để đảm bảo an toàn?
**************************************
TUẦN 5: AI CŨNG CÓ ĐIỂM ĐÁNG YÊU
SINH HOẠT DƯỚI CỜ:
PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO “ TÌM KIẾM TÀI NĂNG NHÍ”
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được nội dung phong trào “Tìm kiếm tài năng nhí” đối với HS lớp 1.
- Sẵn sàng tham gia phong trào “Tìm kiếm tài năng nhí”
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 5:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
(2. Gợi ý cách tiến hành:
GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào “Tìm kiếm tài năng nhí” đối với HS tiểu học nói chung, HS lớp 1 nói riêng. Nội dung chính tập trung vào:
- Khái quát mục đích, ý nghĩa của phong trào “Tìm kiếm tài năng nhí”.
- Tìm kiếm “Tài năng” tiểu học là một hoạt động nhằm khuyến khích HS tự tin thể hiện sở thích và phát huy năng khiếu của HS trong một lĩnh vực nào đó : ca hát, múa, đọc thơ, thể thao.
- Hướng dẫn các lớp triển khai các hoạt động tìm kiếm tài năng nhí trong tiết sinh hoạt lớp.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
AI CŨNG CÓ ĐIỂM ĐÁNG YÊU
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Mô tả được đặc điểm bên ngoài và bước đầu nêu được đặc điểm tính cách, thói quen của bản thân.
- Nêu được mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách riêng cần được tôn trọng.
- Yêu quý bản thân và tôn trọng đặc điểm bên ngoài, tính cách, thói quen của người khác, thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện với bạn bè xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh/tấm bìa vẽ trang phục.
- Giấy A4, màu, bút vẽ.
- Các bức ảnh của cá nhân HS và gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài | |
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về những điểm tốt, điểm nổi trội của bản thân. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Mô tả được đặc điểm bên ngoài và bước đầu nêu được đặc điểm tính cách, thói quen của bản thân. - Nêu được mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách riêng cần được tôn trọng. - Yêu quý bản thân và tôn trọng đặc điểm bên ngoài, tính cách, thói quen của người khác, thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện với bạn bè xung quanh. | |
Hoạt động 1. Giới thiệu về những điểm đáng yêu của em | |
* Mục tiêu: HS mô tả được đặc điểm bên ngoài và bước đầu nêu được đặc điểm, tính cách, thói quen của bản thân | |
* Cách tiến hành : - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi. - GV Y/C HS giới thiệu cho bạn nghe về một đặc điểm của bản thân mà mình cảm thấy đáng yêu nhất. - GV cho HS lên chia sẻ trước lớp về những điểm đáng yêu của mình. | - HS chia nhóm theo bàn. - Từng HS quay sang bạn ngồi cạnh và giới thiệu cho bạn nghe về ít nhất một đặc điểm bên ngoài hoặc tính cách, thói quen của bản thân mà mình cảm thấy đáng yêu nhất. Sau đó đổi vai - Một vài cặp lên chia sẻ trước lớp |
*GV kết luận: - Ai cũng có những điểm đáng yêu và đáng tự hào: có người đáng yêu về ngoại hình, có người đáng yêu về tính cách, thói quen. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. Mục tiêu: | |
- Hoạt động 2: Nói về những điểm đáng yêu của bạn. | |
* Mục tiêu: - HS nêu được và hiểu rằng mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách riêng cần được tôn trọng. | |
* Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận theo nhóm với nội dung : Nhớ về những đặc điểm bên ngoài và tính cách, thói quen của một người bạn mà em yêu quý (có thể trong lớp học hoặc ngoài lớp học của em) theo các gợi ý: + Bạn của em tên là gì? + Bạn có đặc điểm như thế nào về ngoại hình, tính cách, thói quen? + Em yêu quý đặc điểm nào nhất của bạn? Vì sao? - Cho HS chia sẻ trong nhóm về người bạn của mình. - Chia sẻ trước lớp về người bạn của mình. | - Làm việc theo nhóm - HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm. - Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét nhóm bạn |
* Kết luận: Mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài: hình dáng, nét mặt, cử chỉ riêng, không giống với người khác. Chúng ta cần yêu quý bản thân và tôn trọng sự khác biệt đó. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
Hoạt động 3: Trò chơi “ Đoán tên bạn” | |
* Mục tiêu: - HS thể hiện sự yêu quý, tôn trọng đặc điểm bên ngoài, tính cách, thói quen của các bạn; thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện với bạn bè xung quanh. | |
* Cách tiến hành: - GV phổ biến luật chơi: + Từng bạn lên tham gia trò chơi và quay mặt xuống lớp. + GV ghi tên một bạn bất kì trong lớp lên bảng. + Các bạn bên dưới sẽ gợi ý bằng cách nêu những đặc điểm bên ngoài, tính cách hoặc thói quen của bạn có tên trên bảng. + Bạn HS lên tham gia chơi sẽ phải đoán và chỉ ra được cô giáo ghi tên trên bảng là bạn nào trong lớp. - GV cho HS chơi trò chơi. | - HS lắng nghe để tham gia trò chơi. - Vài lượt HS lên chơi trò chơi. |
* Kết luận: - Ai cũng có những điểm đáng yêu thân và yêu quý, vui vẻ với các bạn trong lớp. | |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về những điểm nổi trội, đáng yêu của bản thân mình. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
TRÌNH DIỄN TÀI NĂNG CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Bước đầu nhận biết và thể hiện được khả năng của mình trước các bạn.
- Vui vẻ, tự tin tham gia và ủng hộ các bạn khác tham gia cuộc thi
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 1 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 2 - Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Trình diễn “Tài năng của em. a. Chuẩn bị cho cuộc thi “Tìm kiếm tài năng nhí”. - Khách mời: Đại biểu Ban đại diện cha mẹ HS của lớp. - Chuẩn bị một số món quà nhỏ để tặng cho HS (bút, vở, truyện). - GV phổ biến chi tiết, cụ thể nội dung kế hoạch, ý nghĩa và mục đích tổ chức tìm kiếm tài năng nhí. - Tổ chức cho HS chia sẻ và đăng kí trình diễn tài năng của mình theo tổ/ nhóm. + Em sẽ đăng kí trình diễn nội dung (tài năng) gì? +Giới thiệu các bạn có tài năng tham gia trình diễn tài năng. - Ban đại diện cha mẹ HS và GV đi tới các nhóm cùng trao đổi, động viên các em đăng kí tham gia. - Cho đại diện các tổ/nhóm HS công bố danh sách các bạn đăng kí tham gia. - GV thành lập Ban Giám khảo tìm kiếm tài năng của lớp. - Công bố danh sách các HS đăng kí tham gia thi tìm kiếm tài năng nhí của lớp. - Công bố danh sách Ban giám khảo thi bao gồm GV chủ nhiệm, đại diện Ban đại diện cha mẹ HS, đại diện HS của lớp. b. Thi tìm kiếm tài năng nhí. - Trên cơ sở danh sách đăng kí của lớp, Ban tổ chức cuộc thi hướng dẫn các HS lên trình diễn tài năng trước lớp. - Ban giám khảo đánh giá các phần thi của các thí sinh, tổng hợp kết quả và công bố trước lớp. - Đại diện Ban đại diện cha mẹ HS trao tặng quà cho các HS tham gia cuộc thi “Tìm kiếm tài năng nhí”. - GV động viên, khen ngợi các HS đã tham gia cuộc thi. - Nhắc nhở các em tiếp tục luyện tập nâng cao năng khiếu của bản thân.) |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - HS luyện tập và tự chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện cho của mình. - HS theo dõi - HS đăng kí tiết mục của cá nhân/nhóm
- Đại diện các tổ/nhóm HS công bố danh sách các bạn đăng kí tham gia cuộc thi cùng với nội dung thi trước lớp. - HS lắng nghe. - HS theo dõi - Lần lượt các cá nhân, nhóm lên trình diễn. - Các nhóm lên nhận phần quà của mình. - Lắng nghe. |
TUẦN 6: EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : NÓI LỜI HAY Ý ĐẸP
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được nội dung phong trào “Nói lời hay ý đẹp”.
- Hồ hởi tham gia phong trào “Nói lời hay ý đẹp”.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 6:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
(2. Gợi ý cách tiến hành:
- Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào “Nói lời hay ý đẹp” trong toàn trường. Nội dung cơ bản tập trung vào:
- Thể hiện việc “Nói lời hay ý đẹp trong học tập và sinh hoạt ở trường nhằm xây dựng nét đẹp học đường.
- Thể hiện “Nói lời hay ý đẹp trong học tập và sinh hoạt ở nhà nhằm xây dựng nét đẹp của lòng nhân ái trong mỗi thành viên gia đình.
- Hướng dẫn các lớp, đặc biệt với các lớp 1 triển khai thực hiện “Nói lời hay ý đẹp” trong học tập, hoạt động giáo dục, trong các tiết ngoại khoá và sinh hoạt lớp.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội.
- Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân thể hiện cách ứng xử phù hợp, lịch sự khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh, ảnh về những hành động, việc làm thể hiện sự lịch sự.
- Đồ dùng, trang phục để HS đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài | |
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thế nào là người lịch sự. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội. - Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân thể hiện cách ứng xử phù hợp, lịch sự khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội. | |
Hoạt động 1. Trò chơi “Làm người lịch sự” | |
- Mục tiêu: Khởi động, tạo tâm thế vào hoạt động, HS bước đầu nêu được vai trò của việc thể hiện lịch sự trong lời nói. | |
* Cách tiến hành : - GV phổ biến luật chơi: Cô sẽ nói các lời yêu cầu, đề nghị HS làm theo, nếu trong lời nói có từ “Mời”ở trước thì các em làm theo, nếu trong lời nói không có từ “Mời”ở trước thì các em không làm theo. - GV cho HS chơi trò chơi một vài lần. - HS trả lời câu hỏi : Em học được gì thông qua trò chơi này? | - HS đứng thành các hàng dọc giữa lối đi và lắng nghe phổ biến luật chơi: - HS tham gia trò chơi - HS trả lời theo quan điểm của bản thân. |
*GV kết luận: - Trong cuộc sống hàng ngày, lời nói rất quan trọng. Khi chúng ta nói lời hay, lịch sự thì người khác sẽ luôn muốn nghe và làm theo. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
Hoạt động 2: Quan sát tranh và liên hệ với những lời nói, "để thể hiện phép lịch sự”. | |
* Mục tiêu: - HS quan sát tranh để bày tỏ thái độ và tự liên hệ về cách ứng xử lịch sự của bản thân với bạn bè và mọi người xung quanh. | |
Bước 1. Tổ chức cho HS quan sát tranh: - GV chia nhóm và cho HS làm việc nhóm. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK và nhận xét, đánh giá về lời nói, hành động của mọi người trong tranh. | - Làm việc theo nhóm - HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm. - Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét nhóm bạn |
Bước 2. Làm việc cặp đôi: - GV cho HS trả lời theo các câu hỏi: + Khi người khác ứng xử lịch sự với bạn, bạn cảm thấy như thế nào? + Bạn đã làm gì để thể hiện lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh? - GV cho các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm - GV nhận xét và rút ra kết luận. | - Từng cặp HS hỏi và trả lời theo các câu hỏi. Sau đó đổi vai. + Cảm thấy được tôn trọng, thoải mái. + HS chia sẻ những việc cần làm thể hiện sự lịch sự. - 2 đến 3 nhóm HS lên hỏi – đáp các câu hỏi trên trước cả lớp. - HS nhận xét nhóm bạn. |
* Kết luận: Khi gặp người quen, các em nên chào hỏi lễ phép; khi muốn đề nghị hoặc yêu cầu người khác giúp đỡ, chúng ta nên nói năng nhẹ nhàng, thể hiện thái độ tôn trọng, thân thiện và lịch sự với người khác. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
Hoạt động 3: Đóng vai | |
* Mục tiêu: HS tham gia vào một số tình huống giả định để rèn kĩ năng ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội. | |
* Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 người. Mỗi nhóm sẽ bốc thăm 1 tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lý tình huống đó. | - HS chia theo nhóm bàn. Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm tình huống của nhóm. |
Tình huống 1: Giờ ra chơi, một số bạn đang chơi nhảy dây ở sân trường, các em đang xếp hàng chờ đến lượt chơi thì Nga chạy từ đầu lại chen ngang và bảo “Để tớ chơi trước”. Nếu em đang chơi mà gặp tình huống này, em sẽ làm thế nào? | - Em sẽ khuyên bạn không nên chen ngang. Nếu muốn chơi hãy tham gia và chờ đến lượt của mình. |
Tình huống 2: Giờ ra chơi, do mải chạy nên Nam va phải một bạn gái, làm bạn này bị ngã. Nếu em là Nam, em sẽ nói gì với bạn gái? | - Nếu em là Nam, em sẽ đỡ bạn dậy và xin lỗi bạn vì sự sơ ý vừa rồi. |
Tình huống 3: Hải được bố mẹ cho đi chơi ở công viên, khi các bạn đang xếp hàng đợi đến lượt tham gia trò chơi đu quay, Hải quá háo hức nên chen ngang các bạn, chạy đứng lên đầu. Nếu em là bạn của Hải, em sẽ khuyên Hải như thế nào? | Nếu em là bạn của Hải, em sẽ khuyên bạn không nên chen lấn xô đẩy mà cần xếp hàng chờ đến lượt mình. |
Tình huống 4: Trên đường vào lớp, bạn Huy làm rơi mũ. Hoa đi sau nhìn thấy đã nhặt mũ và đưa trả cho Huy. Nếu là Huy, em sẽ nói gì với Hoa? | Nếu là Huy, em sẽ nói lời cảm ơn vì sự giúp đỡ của bạn. |
- Cho HS thảo luận tình huống và đóng vai theo nhóm. - GV gọi các nhóm đóng vai trước lớp. - GV cùng HS nhận xét các nhóm. | - HS thảo luận, xử lí tình huống, phân vai, tìm lời thoại để đóng vai. - Lần lượt từng nhóm lên đóng vai xử lí các tình huống. - HS nhận xét nhóm bạn. |
* Kết luận: Các em cần lưu ý cách ứng xử lịch sự với mọi người xung quanh: không nên chen lấn, xô đẩy, nói năng lịch sự, lễ phép; giữ vệ sinh đường phố; khi có thể hãy giúp đỡ người khác; xin lỗi và nhận lỗi khi mình sai. Khi làm được những việc này, em sẽ được người khác quý mến, khen ngợi. | |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về Em là người lịch sự. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
THỰC HIỆN NÓI LỜI HAY Ý ĐẸP
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Bước đầu biết và hiểu cách thể hiện lời hay ý đẹp trước các bạn.
- Vui vẻ, tự tin trong giao tiếp với mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 1 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 2 - Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Thực hiện nói lời hay ý đẹp. a. Học sinh tự đánh giá việc thực hiện nói lời hay ý đẹp. - GV cho HS làm việc theo nhóm. - GV hướng dẫn HS thực hiện chia sẻ theo tổ, nhóm với các nội dung: + Các em đã thực hiện nói lời hay ý đẹp như thế nào trong học tập và sinh hoạt hằng ngày ở trường? + Các em đã thực hiện nói lời hay ý đẹp như thế nào trong học tập và sinh hoạt hằng ngày ở nhà? + Nêu cảm xúc của mình sau khi thực hiện nói lời hay ý đẹp - Y/C các nhóm thảo luận - Y/C từng nhóm lần lượt cử đại diện lên thực hiện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. b. GV thực hiện - Đánh giá chung kết quả thực hiện nói lời hay ý đẹp của học sinh trong lớp; biểu dương khen thưởng các em thực hiện tốt. - Nhắc nhở HS thường xuyên thực hiện nói lời hay ý đẹp trong học tập và đời sống hằng ngày. |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Các nhóm lên trao đổi, giới thiệu - HS làm việc theo nhóm 4. - HS theo dõi, lắng nghe cô hướng dẫn. - Các nhóm làm việc thảo luận các nội dung, đưa ra các lời hay trong mỗi tình huống. - Mỗi nhóm cử đại diện lên thực hiện nói lời hay ý đẹp trong hoàn cảnh cụ thể do GV đề xuất. - HS lắng nghe |
************************************
TUẦN 7: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : RÈN NỀN NẾP SINH HOẠT
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
– Biết được nội dung phong trào rèn nền nếp trong học tập và sinh hoạt.
- Vui vẻ tham gia phong trào rèn nền nếp trong học tập và sinh hoạt
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 6:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
(2. Gợi ý cách tiến hành:
Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội/Liên đội trưởng phát động phong trào “Rèn nền nếp” trong học tập và sinh hoạt đối với HS trong toàn trường. Nội dung cơ bản tập trung vào:
- Xây dựng nền nếp trong các hoạt động học trên lớp.
- Xây dựng nền nếp trong các hoạt động học ở nhà.
- Xây dựng nền nếp trong các hoạt động giáo dục khác.
- Hướng dẫn các lớp 1 triển khai rèn nền nếp trong học tập và sinh hoạt đối với HS lớp 1.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
– Hình thành một số thói quen tự phục vụ, chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi như: tự vệ sinh cá nhân, tự phục vụ bản thân, chăm sóc cơ thể.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh minh hoạ cho bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài | |
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những việc cần làm để chăm sóc bản thân. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: – Hình thành một số thói quen tự phục vụ, chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi như: tự vệ sinh cá nhân, tự phục vụ bản thân, chăm sóc cơ thể. | |
Hoạt động 1. Liên hệ và chia sẻ. | |
*Mục tiêu: HS tự liên hệ bản thân, nhận xét và đánh giá về những việc đã làm được và chưa làm được để chăm sóc bản thân | |
* Cách tiến hành : - Chia lớp thành cặp đôi - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: + Hằng ngày, bạn đã làm gì để chăm sóc bản thân? + Bạn làm những việc đó vào lúc nào? + Bạn cảm thấy như thế nào khi tự mình làm những công việc đó? - Y/C HS cử đại diện trình bày trước lớp. - GV và HS cùng nhận xét. | - Chia theo bàn - HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi. + HS đưa ra các việc làm thể hiện sự chăm sóc bản thân: đánh răng, rửa mặt, ăn uống, ngủ nghỉ,…. + HS đưa ra khung thời gian thực hiện việc chăm sóc bản thân của mình. + HS nêu cảm xúc của mình. - 2 đến 3 cặp HS trình bày trước lớp. - HS nhận xét nhóm bạn. |
*GV kết luận: - Hằng ngày, em cần tự mình làm những việc phù hợp để chăm sóc bản thân: vệ sinh cá nhân, ăn uống, rèn luyện sức khoẻ.. | - Theo dõi, lắng nghe. |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
Hoạt động 2: Thực hành chăm sóc bản thân | |
* Mục tiêu: - HS thực hành tại chỗ một số kĩ năng chăm sóc, vệ sinh cơ thể gọn gàng. | |
* Cách tiến hành: Bước 1. Hoạt động chung cả lớp: - GV nêu yêu cầu: + Quan sát lại trang phục của em. + Chỉnh sửa lại đầu tóc, trang phục (quần áo, giày dép) gọn gàng. - GV theo dõi, giúp đỡ HS |
- HS thực hiện các Y/C của GV: + Tự quan sát quần áo. + Tự chỉnh trang quần áo, giày dép cho ngay ngắn |
Bước 2. Hoạt động cặp đôi: - Từng cá nhân HS thực hành chỉnh sửa quần áo, giày dép, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. - Y/C HS trong nhóm quan sát, sửa trang phục đầu tóc cho nhau. | - HS thực hành - HS trong nhóm quan sát, sửa và góp ý cho nhau. |
Bước 3. Chia sẻ trước lớp: - GV mời số bạn chia sẻ trước lớp về hoạt động tự thực hành của bản thân. - GV và HS cùng hỏi đáp về những lưu ý khi chuẩn bị trang phục và vệ sinh cá nhân. | - Lần lượt HS lên chia sẻ trước lớp về hoạt động tự thực hành của bản thân. - HS theo dõi |
* Kết luận: Các em cần lựa chọn, chuẩn bị trang phục gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với thời tiết. Tự chăm sóc bản thân giúp em tự tin và chủ động hơn. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về những việc cần làm để chăm sóc bản thân. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
CHIA SẺ VIỆC THỰC HIỆN NỀN NẾP SINH HOẠT
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Bước đầu biết tự đánh giá bản thân trong việc thực hiện nền nếp sinh hoạt
- Bước đầu tự giác thực hiện nền nếp sinh hoạt.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 1 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 2 - Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Thực hiện nề nếp sinh hoạt. - GV cho lớp chia sẻ theo nhóm nhỏ với nội dung: + Hãy nêu những việc em đã thực hiện được nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày lớp, ở trường? + Hãy nêu những việc em đã thực hiện được nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày nhà? + Nêu cảm xúc của mình sau khi thực hiện được nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày ở lớp, ở trường và ở nhà. - GV đánh giá chung kết quả thực hiện nền nếp sinh hoạt của HS. - GV nhắc nhở HS thường xuyên thực hiện tốt nền nếp sinh hoạt ở nhà và trường. |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - HS làm việc nhóm 4. Chia sẻ với nhau về các nội dung GV đưa ra: + Ở nhà: Sáng ngủ dậy đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, đi học…. + Ở trường: Xếp hàng, học bài, làm bài, vui chơi,… + HS nêu những việc đã thực hiện : Ăn ngủ, vui chơi đúng giờ,… + HS nêu cảm xúc của mình - Lắng nghe. - Theo dõi |
TUẦN 8: EM YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN RÈN NỀN NẾP SINH HOẠT
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được thành tích của lớp mình trong phong trào rèn nền nếp.
- Tự tin thực hiện nền nếp trong học tập và sinh hoạt.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần 8:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung: An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
2. Gợi ý cách tiến hành:
- Nhà trường sơ kết, đánh giá việc thực hiện rèn nền nếp sinh hoạt của các lớp trong tuần qua, tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
+ Thực hiện nền nếp đi học đầy đủ, chuyên cần, đúng giờ.
+Thực hiện nội quy của lớp, của trường trong học tập và sinh hoạt.
+ Tích cực giữ gìn, bảo quản đồ dùng, thiết bị học tập.
- Hướng dẫn lớp đánh giá cụ thể việc thực hiện rèn nền nếp sinh hoạt của lớp
mình tuần qua trong giờ sinh hoạt lớp.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
EM YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Liên hệ và chia sẻ về tình cảm, cách ứng xử của những người thân trong gia đình.
- Bày tỏ cảm xúc, lời nói và việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về gia đình (trong đó thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau như em bé đang giúp mẹ quét nhà, em mang nước cho bố uống) hoặc tranh trong SGK.
- Dụng cụ để đóng vai tình huống: bàn, ghế, chổi, quạt giấy, khăn lau mặt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài | |
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những việc cần làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương người thân. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Liên hệ và chia sẻ về tình cảm, cách ứng xử của những người thân trong gia đình. - Bày tỏ cảm xúc, lời nói và việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình. | |
Hoạt động 1. Đóng vai và thực hành nói lời yêu thương. | |
*Mục tiêu: HS tham gia vào một số tình huống giả định để rèn kĩ năng ứng xử phù hợp với người thân trong gia đình để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc. | |
* Cách tiến hành : - GV nêu yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 HS. - GV cho mỗi nhóm sẽ bốc thăm một tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí phù hợp. Nội dung tình huống: | - HS chia nhóm theo bàn. - Đại diện các nhóm lên bốc thăm. |
Tình huống 1: Lan đang ngồi học bài thì bố đi làm về. Bố mệt mỏi ngồi xuống chiếc ghế và lấy tay lau mồ hôi trên mặt. Nếu em là Lan trong tình huống đó thì em sẽ làm gì? | + Nếu em là Lan trong tình huống đó thì em sẽ đi lấy khăn cho bố lau mồ hôi, bật quạt và lấy nước mời bố uống. |
Tình huống 2: Mẹ nhờ Hùng quét nhà khi Hùng đang vui vẻ cùng bạn chơi đá cầu ngoài sân. Nếu em là Hùng thì em sẽ làm gì? | + Nếu em là Hùng thì em sẽ vui vẻ đi quét nhà xong rồi mới tiếp tục chơi đá cầu. |
- HS thảo luận tình huống và tham gia đóng vai theo nhóm. - GV mời một số nhóm đóng vai trước lớp. | - Các nhóm thảo luận cách giải quyết tình huống, phân vai, chọn lời thoại, đóng vai trong nhóm. - Các nhóm lần lượt lên đóng vai, xử lí tình huống. |
*GV kết luận: - Em cần nói lời yêu thương và thể hiện tình yêu với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình bằng những việc làm phù hợp thể hiện sự quan tâm, chăm sóc. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
Hoạt động 2: Liên hệ và chia sẻ. | |
* Mục tiêu: - HS tự liên hệ bản thân, nhận xét và đánh giá về tính cảm cách ứng xử của những người thân trong gia đình mình. | |
* Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu +Kể tên những người thân trong gia đình em. + Em được mọi người trong gia đình thương yêu như thế nào? +Em đã làm gì để thể hiện sự yêu thương gia đình? - Cho HS thảo luận cặp đôi. - GV mời 2 đến 3 cặp HS trình bày trước lớp. - GV và HS cùng nhận xét. | - Làm việc theo cặp đôi. - HS1 nêu câu hỏi, HS2 đưa ra câu trả lời. Sau đó đổi vai. - Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét nhóm bạn |
* Kết luận: Mọi người trong gia đình là những người thân luôn yêu thương và chăm sóc em. Em cần yêu quý, quan tâm và chăm sóc những người thân của mình. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về những việc cần làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương người thân. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
CHIA SẺ ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ “EM LÀ AI?”
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết chia sẻ những điều đã học được từ chủ đề với các bạn và thầy cô.
- Tự tin, vui vẻ trong giao tiếp với mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 1 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 2 - Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Chia sẻ điều em học được từ chủ đề “Em là ai”. - GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm: + HS tự nói lời nhận xét: + Em học được gì từ chủ đề “Em là ai?”. + Hãy nêu điểm đáng yêu của một số bạn trong lớp. + Em đã thể hiện lịch sự như thế nào với bạn bè và người thân? + Hãy nêu một việc mà em đã tự làm để chăm sóc bản thân. - GV lần lượt cho các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc. - GV nhận xét chung, nêu ưu điểm và hạn chế của HS theo các hoạt động của chủ đề, nhận xét ý thức, thái độ của HS trong hoạt động - Dặn dò HS những lưu ý và nội dung cần chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo.) |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - HS làm việc trong nhóm - Đại diện các nhóm lên chia sẻ - Theo dõi. |
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
1. Kết quả HS đạt được từ chủ đề
- Mô tả được hình thức bên ngoài của bản thân.
Thể hiện hiện được một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường.
- Thực hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi.
- Thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi.
2. Gợi ý đánh giá và tự đánh giá
2.1. Các biểu hiện của HS mà GV có thể quan sát để đánh giá
- HS nói được những đặc điểm về ngoại hình, tính cách của bản thân.
- HS giới thiệu được tên, ngoại hình, tính cách của bản thân và chủ động làm quen với các bạn trong lớp và nêu được tên các bạn trong lớp.
- HS cùng bạn tham gia một hoạt động văn nghệ: múa, hát, đọc thơ, aerobic, khiêu vũ, diễn kịch trước lớp.
- HS thực hiện nói lời hay ý đẹp, cư xử lịch sự với các bạn ở lớp, ở trường.
- HS thực hiện được một số việc làm tự chăm sóc bản thân khi ở nhà và
trường.
2.2. Một số câu hỏi và mẫu phiếu gợi ý để đánh giá
1. Hãy giới thiệu với bạn về đặc điểm ngoại hình, tính cách của em.
2. Kể tên những người bạn trong lớp có một đặc điểm giống em (về tên, tính cách, ngoại hình,...).
3. Đánh dấu + vào cột có khuôn mặt phù hợp thể hiện việc em đã tham gia phong trào “Tìm kiếm tài năng nhí”.
TT | Các hoạt động | Đánh giá của em | ||
1 | Hát | |||
2 | Múa | |||
3 | Đọc thơ | |||
4 | Diễn kịch | |||
5 | Aerobic | |||
6 | Khiêu vũ |
4. Đánh dấu + vào cột có khuôn mặt phù hợp thể hiện việc em đã thực hiện “Nói lời hay ý đẹp”.
TT | Việc làm | Đánh giá của em | ||
1 | Chào hỏi khi gặp bạn bè, thầy cô, người quen | |||
2 | Cảm ơn khi được người khác giúp đỡ. | |||
3 | Xin lỗi khi mắc lỗi với người khác | |||
4 | Nói yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ. |
5. Đánh dấu + vào cột có khuôn mặt phù hợp thể hiện việc em đã làm để chăm sóc bản thân.
TT | Việc làm | Đánh giá của em | ||
1 | Tự vệ sinh cá nhân hằng ngày | |||
2 | Tự soạn sách vở, đồ dùng học tập trước khi đi học. | |||
3 | Tự chuẩn bị và mặc quần áo khi đi học, đi chơi. | |||
4 | Trang phục, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. | |||
5 | Đi ngủ đúng giờ, không thức khuya |
6. Đánh dấu+ vào cột có khuôn mặt phù hợp thể hiện việc em đã làm thể hiện yêu thương người thân.
TT | Việc làm | Đánh giá của em | ||
1 | Lễ phép, vâng lời người lớn | |||
2 | Giúp người thân làm việc nhà | |||
3 | Thường xuyên trò chuyện, vui chơi cùng người thân | |||
4 | Chăm sóc, hỏi thăm khi người thân bị ốm, bị mệt. |
************************************
CHỦ ĐỀ 3 : THẦY CÔ CỦA EM
TUẦN 9: THẦY CÔ CỦA EM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
PHÁT ĐỘNG HỘI DIỄN CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
- Biết được kế hoạch của nhà trường, của Đội về tổ chức hội diễn chào mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia ngày hội diễn tri ân thầy cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
GV Tổng phụ trách hoặc Liên đội trưởng triển khai kế hoạch tổ chức hội diễn chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
Nội dung triển khai gồm:
- Mục đích tổ chức hội diễn: Nhằm tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
20 - 11.
- Thời gian tổ chức hội diễn: Theo kế hoạch của nhà trường.
- Các tiết mục tham gia hội diễn gồm: hát, múa, nhảy, đọc thơ.
- Thành phần tham gia hội diễn: HS các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 và cán bộ, GV
trong trường.
- Hướng dẫn các lớp HS, nhóm HS trong trường lựa chọn và tập luyện các tiết
mục văn nghệ để tham gia hội diễn.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
THẦY CÔ CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Kính trọng, yêu mến thầy cô giáo.
- Thực hiện được các hành vi, việc làm cụ thể để bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo
II. CHUẨN BỊ:
- Không gian học tập trong lớp học và ngoài lớp học để HS thực hành, trải nghiệm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài | |
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thầy cô giáo và những việc làm thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Làm quen với trường học mới – trường tiểu học. - Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường. | |
Hoạt động 1. Chào hỏi thầy cô | |
Mục tiêu: HS biết cách chào hỏi lễ phép khi gặp thầy cô giáo | |
* Cách tiến hành: + Xử lí tình huống. - GV nêu tình huống: “Khi tới trường hoặc trên đường đi, em gặp thầy cô giáo trường em, em sẽ ứng xử như thế nào?”. - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để xử lý tình huống qua trò chơi đóng vai. - Yêu cầu 1 đến 2 nhóm HS thể hiện cách xử lý tình huống trước lớp. - Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá cách xử lý tình huống của các nhóm - GV rút ra bài học: Khi gặp thầy cô giáo, các bạn HS cần lễ phép chào hỏi vì thấy có là người có công lao dạy các em thành người tốt. | - HS lắng nghe tình huống. - HS thảo luận nhóm đôi: đưa ra tình huống xử lí, phân vai, chọn lời thoại, đóng vai trong nhóm - Lần lượt các nhóm lên đóng vai và xử lí tình huống. - HS đánh giá nhóm bạn. - Lắng nghe và nhắc lại. |
+ Tham quan trường. | |
- GV tập hợp HS thành 3 hàng | - HS tập hợp thành 3 hàng dọc |
- GV phổ biến yêu cầu khi đi tham quan | - Lắng nghe giáo viên |
- GV đưa học sinh đi tham quan trường. | - HS tham quan theo hướng dẫn của GV. |
*GV kết luận. Khi gặp thầy cô giáo, em cần chào hỏi lễ phép. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
Hoạt động 2. Kể về thầy cô. | |
Mục tiêu: HS yêu mến, kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. | |
* Cách tiến hành : - GV tổ chức cho HS kể về thầy giáo, cô giáo mà em nhớ nhất/ yêu quý nhất theo các gợi ý sau: + Tên của thầy giáo, cô giáo? + Thầy, cô dạy ở đâu? + Đặc điểm của thầy, cô? + Một kỉ niệm mà em nhớ nhất về thầy cô. - GV cho HS lên kể chuyện về thầy cô. - GV và HS nhận xét về cách kể | - HS lắng nghe Y/C - HS chuẩn bị câu chuyện của mình. - HS lần lượt lên kể - HS nhận xét bạn |
* Kết luận: Thầy cô giáo có công lao dạy dỗ HS trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Vì thế các em cần kính trọng, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
Hoạt động 3. Hát về thầy cô. | |
* Mục tiêu: | |
HS thể hiện tình cảm yêu mến, kính trọng, biết ơn thầy cô qua các bài hát. | |
* Cách tiến hành. - Gv tổ chức cho HS hát một số bài hát mà em đã được học về thầy cô giáo theo nhiều hình thức: cả lớp, tốp ca, đơn ca. - GV cho HS lên trình diễn các tiết mục văn nghệ. - Sau bài hát, GV tổ chức cho HS chia sẻ về ý nghĩa của bài hát, cảm xúc của em khi hát bài hát về thầy cô. | - HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện: + Đăng kí tiết mục + Phân công người dẫn chương trình + Chuẩn bị tiết mục của mình - Lần lượt trình diễn các tiết mục văn nghệ. - HS lên chia sẻ cảm xúc của mình |
c. Kết luận Để ca ngợi công ơn của thầy cô giáo, đã có nhiều bài hát được sáng tác về thầy cô, mái trường. HS cần học thuộc các bài hát và biểu diễn những bài hát này trong những dịp phù hợp để tỏ lòng biết ơn thầy cô, như ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. | - Lắng nghe và ghi nhớ |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về những việc làm thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
LỰA CHỌN TIẾT MỤC VĂN NGHỆ CHO NGÀY HỘI DIỄN
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Cùng nhau xây dựng được kế hoạch của lớp tham gia hội diễn chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia, hoặc hỗ trợ, phối hợp với các bạn cùng tham gia ngày hội diễn.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 9 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 10 - Thực hiện dạy tuần 10, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Hội diễn văn nghệ chào mừng 20-11. - GV thông báo lại cho HS trong lớp về kế hoạch tổ chức ngày hội diễn chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. - Tổ chức cho HS thảo luận để lựa chọn tiết mục văn nghệ cá nhân và tập thể tham gia ngày hội diễn. - Tổ chức cho HS thảo luận về kế hoạch tập luyện các tiết mục văn nghệ, chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ, trang phục, trang điểm cho ngày hội diễn.) |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện - HS lựa chọn và chuẩn bị tiết mục văn nghệ - HS thảo luận và thống nhất kế hoạch tập luyện của nhóm |
TUẦN 10: LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
THI ĐUA GIỮ GÌN TRƯỜNG, LỚP SẠCH, ĐẸP
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được kế hoạch của nhà trường, của Đội về phát động phong trào thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
- Thực hiện được các công việc cụ thể hằng ngày để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
- Có ý thức và thái độ tích cực, tự giác tham gia giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- GV Tổng phụ trách hoặc Liên đội trưởng thông báo phát động phong trào thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp. Nội dung phát động phong trào thi đua gồm: - Chủ đề của phong trào thi đua: “Thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp hướng tới kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11”.
- Mục đích phát động phong trào thi đua: HS làm được nhiều việc tốt thiết thực và ý nghĩa để giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
- Thời gian thực hiện: Phong trào thi đua cao điểm diễn ra trong thời gian từ ngày phát động đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Phong trào tiếp tục được duy trì trong suốt thời gian sau đó.
- Các hoạt động cụ thể của cá nhân và tập thể để tham gia phong trào : quét dọn, vệ sinh lớp học, các khu vực trong trường học như: khu vực sân chơi, khu vực nhà đa năng, khu hiệu bộ, khu vệ sinh, khu vườn trường, kê xếp bàn ghế, dùng học tập; bỏ rác đúng nơi quy định.
- Xây dựng kế hoạch tham gia phong trào: cá nhân tự xây dựng kế hoạch của bản thân để tích cực tham gia phong trào, cả lớp thảo luận để xây dựng kế hoạch chung tham gia phong trào.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Thực hiện được một số công việc vệ sinh lớp học để giữ gìn lớp học sạch, đẹp như: quét dọn, sắp xếp bàn ghế, đồ dùng học tập.
- Có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn lớp học gọn gàng, sạch, đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Sơ đồ lớp học, bút sáp màu.
- Dụng cụ quét dọn: giẻ lau, chổi, hót rác, thùng rác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | |
- Giới thiệu bài | |
Cho HS Hát bài “ Em yêu trường em” Từ đó GV giới thiệu vào bài. | - Hát |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Làm quen với trường học mới – trường tiểu học. - Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường. | |
Hoạt động 1. Thực hành vệ sinh lớp học | |
* Mục tiêu: | |
- HS thực hiện được một số công việc cụ thể để giữ vệ sinh lớp học như: quét rác, lau cửa kính, lau bảng, lau bàn ghế. | |
* Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận, phân công việc giữ gìn vệ sinh lớp học theo gợi ý: + Nhóm quét phòng học; + Nhóm lau bảng, cửa kính, vệ sinh tường; + Nhóm lau bàn ghế + Nhóm kê xếp, vệ sinh khu để giày dép, mũ nón. - GV tổ chức cho các nhóm tiến hành lao động theo sự phân công. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. - GV tổ chức cho HS tự đánh giá việc giữ gìn vệ sinh lớp học của cá nhân và cả lớp. | - HS chia nhóm, nhận nhiệm vụ của nhóm mình. - Chuẩn bị dụng cụ theo công việc được phân công. - Các nhóm tiến hành việc vệ sinh lớp học theo phân công - Theo dõi, lắng nghe. |
*GV kết luận. - Vệ sinh lớp học gọn gàng, sạch sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động dạy và học của cả thầy và trò. - Mỗi thành viên trong lớp đều có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh lớp học sạch, đẹp. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
Hoạt động 2. Sắp xếp bàn ghế và đồ dùng học tập. | |
* Mục tiêu: HS sắp xếp được bàn ghế, đồ dùng học tập của cá nhân gọn gàng, ngăn nắp. | |
* Cách tiến hành : - GV tổ chức cho mỗi HS tự kê xếp bàn ghế, sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân gọn gàng, ngăn nắp. - Cho HS quan sát, hỗ trợ và đánh giá việc sắp xếp của các bạn trong nhóm, trong lớp về việc sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân và chỗ ngồi gọn gàng, ngăn nắp. - GV tổ chức cho HS chia sẻ về cảm nghĩ của bản thân khi thực hiện việc giữ gìn lớp học sạch, đẹp. | - HS đứng tại chỗ kê lại ghế ngồi cho ngay ngắn, sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình. - HS bao quát các hoạt động của bạn sau khi đã xong công việc của mình. - HS đứng tại chỗ chia sẻ |
* Kết luận: - Sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân gọn gàng, ngăn nắp giúp cho việc học tập trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. - Mỗi HS đều có trách nhiệm sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp cả ở trên lớp và ở nhà. * Vân dụng: Hằng ngày phải có ý thức sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về những việc đã làm để lớp học sạch sẽ. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
CHIA SẺ VỀ VIỆC GIỮ GÌN TRƯỜNG, LỚP SẠCH, ĐẸP
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Tự đánh giá việc giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp của bản thân, của bạn, của cả lớp.
- Có tinh thần trách nhiệm trong giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 10 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 11 - Thực hiện dạy tuần 11, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Giữ gìn trường lớp sạch đẹp . - GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ theo các nội dung sau đây: + Em và các bạn đã thực hiện được các công việc cụ thể gì để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp? + Việc làm của bản thân, của lớp có ý nghĩa như thế nào trong việc giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp? + Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được các việc làm ý nghĩa đó? - GV cho các nhóm lên chia sẻ kết quả làm việc. - GV cùng HS nhận xét |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - HS làm việc theo nhóm 4. - Lần lượt các nhóm đại diện lên chia sẻ. - HS nhận xét nhóm bạn |
TUẦN 11: GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
HỘI DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG VIỆT NAM 20 - 11
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- HS tham gia các tiết mục văn nghệ trong ngày hội diễn một cách vui vẻ, tự giác.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- Nhà trường tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 theo kế hoạch.
- Đại diện các lớp biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.
- HS theo dõi chương trình hội diễn.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nhận biết được những việc nên làm vào giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi và thực hiện những việc làm đó.
- Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học, hợp lí để bảo vệ sức khoẻ.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh minh hoạ cho bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài | |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Nhận biết được những việc nên làm vào giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi và thực hiện những việc làm đó. - Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học, hợp lí để bảo vệ sức khoẻ. | |
Hoạt động 1. Đóng vai | |
* Mục tiêu: HS tham gia vào một tình huống giả định để rèn kĩ năng ứng xử phù hợp trong giờ học, giờ chơi từ đó nhận biết được những việc nên làm vào giờ học và giờ chơi. | |
* Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 HS. Mỗi nhóm sẽ quan sát tranh một tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí phù hợp. - GV tổ chức cho HS quan sát tranh và nêu nội dung tình huống. | - Chia lớp theo nhóm bàn. - Theo dõi, quan sát |
Tình huống 1: Mẹ mua cho Tú một quả bóng rất đẹp. Tú mang quả bóng đến lớp và say sưa ngắm khi các bạn đang thảo luận nhóm trong giờ học Tự nhiên và Xã hội. Nếu em nhìn thấy Tú ngắm quả bóng trong giờ học, em sẽ ứng xử như thế nào? | |
Tình huống 2: Nam cùng các bạn đang chơi tung bóng rất vui thì tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi kết thúc. Nam rất tiếc nên rủ các bạn chơi thêm một lúc nữa rồi mới vào lớp. Nếu em là bạn của Nam, em sẽ ứng xử như thế nào | |
- HS thảo luận tình huống và tham gia đóng vai theo nhóm. - Cho một số nhóm đóng vai trước lớp. - GV cùng HS nhận xét | - Các nhóm thảo luận đưa ra cách giải quyết tình huống, phân vai, chọn lời thoại, đóng vai trong nhóm. - Lần lượt các nhóm lên đóng vai, xử lí tình huống. - HS nhận xét nhóm bạn |
*GV kết luận. - Các em cần thực hiện học tập và vui chơi điều độ, đúng giờ và đúng lúc để đảm bảo sức khoẻ và mang lại kết quả học tập tốt hơn. | |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
Hoạt động 2. Liên hệ và chia sẻ về những việc em nên làm trong giờ học, giờ chơi. * Mục tiêu: - HS tự liên hệ bản thân, nhận xét và đánh giá về những việc nên làm và không nên làm trong giờ học và giờ chơi, từ đó có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học, hợp lí để bảo vệ sức khoẻ. | |
* Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: + Hằng ngày, em được tham gia những hoạt động học tập và vui chơi nào? +Em thường làm gì trong giờ học? + Em tham gia những hoạt động vui chơi nào trong giờ nghỉ? - Cho HS thảo luận cặp đôi. - Mời 2 đến 3 cặp HS trình bày trước lớp. - GV và HS cùng nhận xét | - Lắng nghe để nắm được nội dung thảo luận. - HS thảo luận cặp đôi. - 2 đến 3 cặp HS trình bày trước lớp về những việc bản thân đã làm trong giờ học và giờ chơi ở trường và ở nhà. - Nhận xét nhóm bạn. |
* Kết luận: - Trong giờ học, em cần hăng hái phát biểu, tham gia xây dựng bài; cùng hợp tác với các bạn trong các hoạt động nhóm, giúp đỡ bạn học tập để cùng tiến bộ. Những lúc nghỉ, em nên tham gia các hoạt động ngoài trời để cùng các bạn và người thân rèn luyện sức khoẻ. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
Hoạt động 3. Trò chơi “Giờ nào, việc nấy” | |
* Mục tiêu: - HS được trải nghiệm cảm xúc cá nhân khi tham gia trò chơi; diễn tả các hành động, việc làm phù hợp với từng khoảng thời gian nhất định trong ngày | |
* Cách tiến hành - GV cho HS đứng thành vòng tròn, GV đứng giữa làm quản trò. - GV hướng dẫn cách chơi: + GV gọi 2 đến 3 HS cùng đứng vào giữa vòng tròn. Khi GV hồ thời gian (ví dụ: 16 giờ sáng, 8 giờ tối), HS làm các động tác tương ứng thể hiện việc mình làm vào thời gian đó. Các HS khác sẽ đoán xem vào thời gian đó, bạn mình đã làm việc gì. GV phỏng vấn nhanh các bạn tham gia trò chơi về thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày của mình. Ví dụ: Sau giờ học, bạn thường làm gì bạn có thích xem ti vi không? Bạn thường xem ti vi vào khoảng thời gian nào? - Cho HS chơi thử với sự hướng dẫn của GV, sau đó có thể chia thành các nhóm nhỏ và chơi theo nhóm nhỏ: Chia lớp thành 6 đội chơi. 1 bạn làm quản trò, bạn này sẽ nêu các thời gian khác nhau trong ngày, ví dụ: 6 giờ 30 phút sáng, 12 giờ trưa, tất cả thành viên trong các đội phải diễn tả hành động, việc mình sẽ làm vào thời gian đó. | - HS tập hợp thành vòng tròn. - Lắng nghe và làm theo. - Chơi thử 1 lần |
Lưu ý: GV có thể tổ chức cách khác: chia lớp thành các cặp đội chơi, một đội sẽ nêu thời gian, đội kia diễn tả hành động, việc làm tương ứng của mình, sau đó thay đổi ngược lại. Hoặc tổ chức trong lớp học, yêu cầu các HS đứng lên và GV làm quản trò. - Cho HS chơi trò chơi. | - HS tham gia trò chơi. |
* Kết luận: - Mỗi bạn sẽ có những sở thích, thói quen vui chơi, thư giãn khác nhau: phải làm những việc nhà khác nhau. Các em chú ý sắp xếp các hoạt động đó với việc học tập. vào những thời gian phù hợp. | - Lắng nghe. |
Lưu ý: Tuỳ đối tượng HS và thời gian tổ chức hoạt động mà GV có thể linh. hoạt chọn hoạt động 2 hoặc hoạt động 3 hoặc cả hai hoạt động 2 và 3 để tổ chức cho HS tham gia trải nghiệm. | |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về những viêc nên làm vào giờ học, vào giờ chơi. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
SÁNG TẠO THEO CHỦ ĐỀ “THẦY CÔ CỦA EM”
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, biết được một số việc làm cụ thể để tỏ lòng biết ơn thầy cô.
- Sáng tạo được một sản phẩm cụ thể như: làm bưu thiếp, vẽ tranh, viết lời hay ý đẹp tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
- Hình thành niềm đam mê sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 11 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 12 - Thực hiện dạy tuần 12, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Thầy cô của em. - GV tổ chức cho HS chia sẻ về các ý tưởng sáng tạo một sản phẩm ý nghĩa để tặng thầy cô theo gợi ý: +Em sẽ làm món quà gì để tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11? +Ý nghĩa của món quà đó là gì? - GV tổ chức cho HS sử dụng các đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị để làm sản phẩm yêu thích tặng thầy cô. - Giới thiệu sản phẩm em đã làm với các bạn trong lớp.) |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - HS lắng nghe. Chuẩn bị ý tưởng của mình. - Thực hiện làm sản phẩm của mình. - HS lên giới thiệu sản phẩm của mình. |
TUẦN 12: BIẾT ƠN THẦY CÔ
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
TRANG TRÍ CÂY TRI ÂN
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết một hình thức thể hiện tình cảm của bản thân để tỏ lòng biết ơn thầy cô, đó là trang trí Cây tri ân bằng những bông hoa, tấm bưu thiếp tự làm với những lời hay, ý đẹp về thầy cô.
- Hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 là để tri ân thầy cô giáo
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
Nhà trường tổ chức cho HS trang trí Cây tri ân theo gợi ý dưới đây:
- Mỗi khối lớp chuẩn bị 1 Cây tri ân, có thể là cây thật chậu cây cảnh) hoặc bức
tranh vẽ cây gắn trên bảng phụ (như SGK).
– Mỗi HS mang những tấm thiếp, bài thơ, bài văn, lời chúc tốt đẹp dành tặng
thầy cô đã chuẩn bị sẵn để gắn lên Cây tri ân của khối lớp mình.
- HS tham quan Cây tri ân của của các khối lớp (tổ chức theo kĩ thuật phòng tranh): Mỗi khối lớp cử một số bạn giới thiệu về Cây tri ân của khối lớp mình với các bạn, những HS còn lại đi quan sát, học tập, đánh giá về Cây tri ân của khối lớp khác.
- HS chia sẻ về bài học các em rút ra được qua hoạt động trang trí và triển lãm Cây tri ân.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
BIẾT ƠN THẦY CÔ
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động:
- HS có thể thể hiện tình cảm và lòng biết ơn thầy cô giáo bằng những việc làm cụ thể như: tự làm được tấm thiếp, tự vẽ bức tranh tặng các thầy cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ làm thủ công như kéo, giấy màu, keo dán, sáp màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta thực hiện tiết cuối cùng của chủ đề Biết ơn thầy cô. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - HS có thể thể hiện tình cảm và lòng biết ơn thầy cô giáo bằng những việc làm cụ thể như: tự làm được tấm thiếp, tự vẽ bức tranh tặng các thầy cô. | |
Hoạt động 1. Làm thiếp tặng thầy cô | |
Mục tiêu: HS tự làm được tấm thiệp tặng các thầy cô giáo để thể hiện để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của bản thân với thầy cô giáo. | |
* Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận về các nội dung: + Công lao của thầy cô giáo đối với các em HS. + Vì sao HS phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo? + Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn, kính trọng thầy cô giáo? - GV hướng dẫn để HS làm các tấm bưu thiếp tặng thầy cô giáo theo gợi ý: + Trang trí tấm bưu thiếp bên ngoài như thế nào? + Em sẽ viết gì bên trong tấm bưu thiếp? - GV cho HS xem mẫu một số tấm bưu thiếp tặng thầy cô giáo. - Cho HS thực hành làm bưu thiếp | - Làm việc theo nhóm 4 - Cùng thảo luận nội dung, hình thức trình bày bưu thiếp theo gợi ý của GV. - HS quan sát. - Thực hành theo nhóm |
*GV kết luận. - Có nhiều hình thức thể hiện tình cảm của em với thầy cô giáo như lễ phép chào hỏi, vâng lời thầy cô, chăm ngoan học giỏi hoặc em tự làm một sản phẩm ý nghĩa như tấm bưu thiếp, bức tranh để tặng thầy cô. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
Hoạt động 2. Chúc mừng thầy cô | |
* Mục tiêu: HS thể hiện tình cảm của bản thân với thầy cô giáo qua hoạt động gặp gỡ, chúc mừng, tặng thiếp thầy cô. | |
* Cách tiến hành : - GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ: + Khi tặng thiệp cho thầy cô em sẽ nói gì? - GV tổ chức cho HS tự tặng các tấm bưu thiếp mà em đã làm cho các thầy cô giáo vào giờ nghỉ giải lao, hoặc cuối giờ học. - Tổ chức cho HS chia sẻ về cảm xúc của em khi tặng thiếp thầy cô | - Làm việc theo nhóm thảo luận và chia sẻ trong nhóm. - Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp. |
* Kết luận: - Để thể hiện tình cảm của em với thầy cô giáo và những người thân yêu, em có thể tặng các món quà đơn giản nhưng ý nghĩa, kèm theo cách biểu lộ tình cảm hợp lí và thái độ chân thành. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về tấm thiếp, bức tranh tự làm để tặng các thầy cô. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
EM VÀ CÁC BẠN ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ TỎ LÒNG BIẾT ƠN THẦY CÔ?
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
– Tự đánh giá được việc làm của bản thân và của bạn khác liên quan tới chủ đề biết ơn thầy cô.
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia thực hiện được những hành vi, việc làm cụ thể để tỏ lòng biết ơn thầy cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 12 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 13 - Thực hiện dạy tuần 13, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Tỏ lòng biết ơn thầy cô. - GV tổ chức cho HS chia sẻ về những việc em và các bạn đã làm để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo theo gợi ý: – Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo? - Cảm xúc của em khi em làm được một việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo?.) - GV cùng HS nhận xét |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - HS lên chia sẻ trước lớp. - Nhận xét bạn |
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
1. Kết quả HS đạt được từ chủ đề
- Hiểu được rằng thầy cô giáo có công lao to lớn trong dạy dỗ HS trở người tốt, có ích cho xã hội. Ngày 20 – 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, là ngày để các thế hệ học trò và xã hội tri ân công lao của thầy cô.
- Thực hiện được một số việc làm cụ thể để tỏ lòng biết ơn thầy cô như: giữ gìn vệ sinh trường, lớp; chăm chỉ học tập, vâng lời thầy cô, lễ phép với thầy cô.
- Có thái độ yêu mến, kính trọng, biết ơn thầy cô.
- Nhận biết được những việc nên làm vào giờ học, giờ chơi và thực hiện những việc làm đó.
2. Gợi ý đánh giá và tự đánh giá
2.1. Các biểu hiện của HS mà GV có thể quan sát để đánh giá
- GV đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS về chủ đề “Thầy cô của em” qua quan sát một số biểu hiện hành vi của HS:
– Nói được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 là ngày để các thế hệ học trò và xã hội tri ân công lao của thầy cô.
- Chăm chỉ học tập; vâng lời thầy cô giáo.
- Lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô giáo.
- Thực hiện được một số việc làm cụ thể để giữ gìn vệ sinh trường, lớp sạch đẹp.
2.2. Một số câu hỏi và mẫu phiếu gợi ý để đánh giá
- HS tự đánh giá theo một số câu hỏi, mẫu phiếu gợi ý sau:
1. Đánh dấu + vào cột có khuôn mặt phù hợp thể hiện việc em đã tham gia hội diễn văn nghệ trong Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11.
TT | Các hoạt động | Đánh giá của em | ||
1 | Hát | |||
2 | Múa | |||
3 | Đọc thơ | |||
4 | Diễn kịch | |||
5 | Aerobic | |||
6 | Khiêu vũ |
2. Đánh dấu + vào khuôn mặt thể hiện cảm xúc của em khi được tham gia buổi lễ Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
Tên hoạt động | Đánh giá của em | ||
Tham gia buổi lễ Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 |
3. Đánh dấu + vào khuôn mặt thể hiện cảm xúc của em khi được tham gia hoạt động trang trí Cây tri ân.
Tên hoạt động | Đánh giá của em | ||
Trang trí Cây tri ân |
4. Đánh dấu + vào cột có khuôn mặt phù hợp thể hiện việc em làm được để
giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
TT | Việc làm | Đánh giá của em | ||
1 | Lau bảng | |||
2 | Quét phòng học | |||
3 | Sắp xếp bàn, ghế | |||
4 | Sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng. | |||
5 | Sắp xếp giày, dép gọn gàng, đúng nơi quy định |
CHỦ ĐỀ 4 : BIẾT ƠN
TUẦN 13: EM YÊU CHÚ BỘ ĐỘI
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
GIAO LƯU VỚI CHÚ BỘ ĐỘI
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được hình mẫu bộ đội trong đời thực.
- Hiểu được vai trò của bộ đội trong giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc
- Có thái độ biết ơn các chiến sĩ bộ đội đã và đang canh giữ bình yên cho Tổ quốc
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- Nhà trường tổ chức buổi trò chuyện giữa chú bộ đội (hoặc cựu chiến binh) với HS toàn trường. Buổi trò chuyện được tổ chức theo hình thức toạ đàm về các nội dung theo gợi ý:
- Chú bộ đội chia sẻ về:
+ Nhiệm vụ của bộ đội.
+ Công việc hằng ngày của bộ đội.
+ Nơi làm việc của bộ đội.
+ Trang phục của bộ đội.
+ Phương tiện, vũ khí bộ đội sử dụng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Giao lưu giữa HS với chú bộ đội, theo các hình thức:
+ Đặt câu hỏi trò chuyện.
+ Tập các động tác đội hình, đội ngũ như chú bộ đội.
+ Hát cùng chú bộ đội.
- HS chia sẻ cảm xúc về buổi giao lưu với chú bộ đội.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
EM YÊU CHÚ BỘ ĐỘI
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được một số trang phục của bộ đội, một số công việc của bộ đội trong luyện tập và giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hiện được một số động tác đội hình, đội ngũ cơ bản.
- Có thái độ yêu mến và biết ơn đối với những người bảo vệ Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh, ảnh về chú bộ đội.
- Trang phục bộ đội cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài | |
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các chú bộ đội và công việc của các chú bộ đội. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Làm quen với trường học mới – trường tiểu học. - Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường. | |
Hoạt động 1. Cùng nhau hát | |
Mục tiêu: - HS hát được một số bài hát về bộ đội. Qua đó thêm yêu mến, biết ơn các chú bộ đội đã giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc | |
* Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS trong lớp hát và múa theo nhạc của bài hát về chú bộ đội: Cháu thương chú bộ đội - Sáng tác: Hoàng Văn Yến). - GV tổ chức cho HS: + Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của bài hát. + Chia sẻ về cảm xúc của bản thân khi hát bài hát. | - HS hát kết hợp múa theo nhạc. - Làm việc nhóm |
*GV kết luận. - Có nhiều bài hát được sáng tác về bộ đội để ghi nhớ công ơn của các chiến sĩ trong giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc. - Để thể hiện tình yêu của các em với các chiến sĩ bộ đội, em có thể luyện tập để thuộc bài hát về bộ đội. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về chú bộ đội | |
* Mục tiêu: - HS biết trang phục, đồ dùng và nơi làm việc của chú bộ đội. Qua đó, có tình cảm kính trọng và biết ơn các chú bộ đội | |
* Cách tiến hành : - GV cho HS giới thiệu một số hình ảnh đã chuẩn bị về chú bộ đội đang làm nhiệm vụ tập luyện hay canh giữ biên cương, hải đảo. - GV tổ chức cho HS: + Thảo luận về trang phục, công việc, ý nghĩa công việc của các chú bộ đội. + Chia sẻ về tình cảm của em với các chú bộ đội. - Nhận xét | - HS giới thiệu theo sự chuẩn bị của các nhóm. - Làm việc nhóm 4 + HS thảo luận thống nhất trong nhóm theo tìm hiểu của HS. + HS chia sẻ trong nhóm và chia sẻ trước lớp. |
* Kết luận: - Bộ đội làm nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ đất nước. Vì thế bộ đội thường luyện tập và làm việc canh giữ ở biên cương của Tổ quốc, nơi rừng núi và hải đảo xa xôi. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
Hoạt động 3. Tập đội hình, đội ngũ | |
* Mục tiêu: | |
- HS thực hiện được một số động tác đội hình, đội ngũ cơ bản. | |
* Cách tiến hành. - GV tập hợp HS xếp thành hàng ngay ngắn. - Hướng dẫn HS thực hành các động tác đội hình, đội ngũ. +Lớp tập hợp 4 hàng dọc. Giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát theo nhịp. + Tập hợp hàng dọc: * Khẩu lệnh “Thành 1 (2, 3, 4,...) hàng dọc, tập hợp”. - Động tác: Sau khẩu lệnh, GV đứng quay người về phía định cho HS tập hợp và đưa tay phải chỉ hướng cho các em tập hợp. Tổ trưởng tổ 1 chạy đến đứng đối diện và cách GV khoảng một cánh tay. Tổ trưởng tổ 2,3,4 lần lượt đứng bên trái tổ 1, người nọ cách người kia một khuỷu tay. + Dóng hàng dọc: * Khẩu lệnh “Nhìn trước thẳng”. + Động tác Tổ trưởng tổ 1 đứng ngay ngắn, tay trái áp nhẹ vào đùi, tay phải giơ lên cao. Tổ trưởng tổ 2, 3, 4 chống tay phải vào hông và dịch chuyển sao cho khuỷu tay chạm nhẹ vào người đứng bên phải mình, đồng thời chỉnh hàng ngang cho thẳng. Các thành viên tổ 1 đưa tay trái đầu ngón tay chạm vai bạn phía trước để giãn cho đúng khoảng cách và nhìn vào gáy bạn để cho thẳng hàng. Các thành viên tổ 2, 3, 4 nhìn các tổ viên của tổ 1 để dóng hàng ngang và nhìn người đứng trước để dóng hàng dọc. * Khẩu lệnh “Thôi” thì tất cả buông tay xuống. |
- HS tập hợp thành 4 hàng dọc dưới sân tập. - HS tập dưới sự hướng dẫn của GV + 4 lần + 4 lần |
c. Kết luận - Luyện tập đội hình, đội ngũ là một phần nhiệm vụ hằng ngày của các chú bộ đội. Em muốn thực hiện các động tác đội hình, đội ngũ giỏi như các chú bộ đội thì phải luyện tập thường xuyên. | - Lắng nghe |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về các chú bộ đội và công việc của các chú bộ đội. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
VẼ TRANH VỀ CHÚ BỘ ĐỘI
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Thể hiện tình cảm của bản thân với bộ đội qua hoạt động vẽ tranh.
- Yêu thích hoạt động sáng tạo nghệ thuật..
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 13 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 14 - Thực hiện dạy tuần 14, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Vẽ Tranh về chú bộ đội - GV tổ chức cho HS: + Chia sẻ về những hình ảnh của bộ đội mà em biết, làm cho em ấn tượng nhất hoặc thể giới thiệu những bức tranh đẹp về bộ đội. + Vẽ bức tranh về bộ đội theo những hình ảnh được gợi ý qua hoạt động chia sẻ và thảo luận ở trên. + Giới thiệu về bức tranh của em với các bạn trong lớp. |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. + HS lần lượt lên chia sẻ những bức tranh (ảnh) đẹp về chú bộ đội. + HS vẽ tranh theo ý thích của mình. + Giới thiệu bức tranh của mình với mọi người. |
*************************************
TUẦN 14: BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
TẬP LÀM CHỦ BỘ ĐỘI
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Thực hiện được một số động tác đội hình, đội ngũ; có tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát như chú bộ đội.
- Có tình cảm kính trọng, biết ơn bộ đội.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
(2. Gợi ý cách tiến hành
– Nhà trường tổ chức cho HS tập làm chú bộ đội theo một số nội dung sau đây:
+ Tập đội hình, đội ngũ.
+ Tập quay phải, quay trái.
+ Tập duyệt binh.
- Tổ chức cho đại diện HS chia sẻ cảm xúc về buổi tập.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Thực hiện được một số việc làm cụ thể để tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ đất nước.
- Tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc trong đấu tranh gìn giữ độc lập,
tự do của Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ:
- Phương tiện đi lại để HS tới thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương;
hoặc tới viếng nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương.
– Món quà ý nghĩa tặng gia đình thương binh, liệt sĩ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài : | - Lắng nghe |
Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về chủ đề Chú bộ đội. | |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Làm quen với trường học mới – trường tiểu học. - Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường. | |
Hoạt động 1. Nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ | |
*Mục tiêu: | |
- HS biết được công lao của các anh hùng thương binh, liệt sĩ trong giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc. - Thực hiện được việc làm cụ thể để tỏ lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ. | |
* Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS tới thăm hỏi, động viên một số gia đình thương binh liệt sĩ của quê hương theo gợi ý: - Chuẩn bị: + Liên hệ thống nhất kế hoạch tổ chức thăm hỏi với gia đình thương binh, liệt sĩ. + Cùng HS chuẩn bị món quà ý nghĩa dành tặng gia đình thương binh, liệt sĩ. + Chuẩn bị phương tiện đi lại và các điều kiện khác. - Thực hiện: GV và HS tới thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ theo kế hoạch đã chuẩn bị. - Bài học ý nghĩa: Kết thúc chuyến thăm hỏi, GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc của bản thân về chuyến đi. | - HS thực hiện công tác chuẩn bị để thăm hỏi, động viên một số gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương theo hướng dẫn của GV. - HS cùng GV đến thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ. - Từng lên HS chia sẻ cảm xúc của mình. |
*GV kết luận. - Các anh hùng thương binh, liệt sĩ đã hi sinh bản thân mình để giữ gìn và bảo vệ quê hương, đất nước. Gia đình họ cũng chịu nhiều mất mát, đau thương. Mọi người đều có trách nhiệm chia sẻ những đau thương, mất mát đó. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
Hoạt động 2. Trang sử hào hùng | |
*Mục tiêu: - HS tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc trong đấu tranh gìn giữ độc lập, tự do của Tổ quốc. | |
* Cách tiến hành : - GV tổ chức cho HS trải nghiệm, học tập thực tế tại nghĩa trang liệt sĩ của quê hương theo gợi ý. + Kể chuyện về các anh hùng liệt sĩ của quê hương, hoặc những trang sử hào hùng về các cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương. + Tổ chức cho HS thắp hương, đặt hoa tại đài tưởng niệm. + HS chia sẻ cảm xúc của bản thân về buổi trải nghiệm. |
- HS tập hợp tại nghĩa trang của địa phương. + HS lắng nghe câu chuyện về các anh hùng liệt sĩ của nghĩa trang địa phương. + HS thực hiện thắp hương, đặt hoa tại đài tưởng niệm. + Lần lượt lên chia sẻ cảm xúc cảu bản thân. |
* Kết luận: - Dân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược đã chịu nhiều mất mát, đau thương. Sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ đã đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho các em ngày hôm nay. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về những cống hiến, hi sinh của các chú bộ đội đối với nhân dân, đất nước. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
HÁT VỀ CHÚ BỘ ĐỘI
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Thể hiện tình cảm của bản thân với chú bộ đội qua hoạt động sinh hoạt tập thể hát về chú bộ đội.
- Yêu thích hoạt động văn nghệ.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 1 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 10 - Thực hiện dạy tuần 10, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Hát về chú bộ đội - GV tổ chức cho HS tập hát và trình diễn một số bài hát về chú bộ đội. - Gợi ý một số bài hát: + Chú bộ đội - Sáng tác: Hoàng Hà; + Tập làm chú bộ đội - Sáng tác: Quỳnh Như; + Màu áo chú bộ đội - Sáng tác: Nguyễn Văn Tý. |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - HS tập và trình diễn các bài hát, múa về chú bộ đội. |
TUẦN 15: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
TÌM HIỂU VỀ NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được một số nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
- Yêu thích tìm hiểu về lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- GV Tổng phụ trách hoặc Liên đội trưởng triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi “Tìm hiểu về những người có công với quê hương”. Nội dung triển khai gồm:
- Giới thiệu chủ đề hội thi “Tìm hiểu về những người có công với quê hương”.
- Mục đích tổ chức hội thi: tạo sân chơi để HS tìm hiểu và thể hiện hiểu biết về các kiến thức lịch sử của Việt Nam.
- Thời gian tổ chức hội thi: triển khai thời gian tổ chức theo kế hoạch của nhà trường
- Hình thức thi: Mỗi lớp lựa chọn một số tiết mục tham gia hội thi.
- Lưu ý với HS lớp 1: Các em lựa chọn các tiết mục tham gia hội thi như: kể chuyện về lịch sử, đóng vai về nhân vật lịch sử.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nhận biết được những người anh hùng của quê hương.
- Biết chia sẻ cảm xúc về những người anh hùng của quê hương khi được nghe kể chuyện và trò chuyện cùng nhau.
- Hào hứng khi nghe kể chuyện và mạnh dạn chia sẻ với các bạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Câu chuyện kể về tấm gương của chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng.
- Chuẩn bị bài hát về các gương anh hùng của quê hương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài: | |
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những người có công với quê hương, đất nước qua bài : Biết ơn những người có công với quê hương. | - Lắng nghe. |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Nhận biết được những người anh hùng của quê hương. - Biết chia sẻ cảm xúc về những người anh hùng của quê hương khi được nghe kể chuyện và trò chuyện cùng nhau. | |
Hoạt động 1. Nghe kể chuyện về những người anh hùng của quê hương | |
* Mục tiêu: | |
- Giúp HS biết được một vài hình ảnh về những người anh hùng của quê hương (về lòng dũng cảm, về sự giản dị trong cuộc sống) | |
* Cách tiến hành: - GV hỏi: + Các em đã được nghe hay được xem phim về những người anh hùng của quê hương mình chưa? + Hãy cho cô và các bạn biết về tên của người anh hùng đó? - Sau đó, GV kể chuyện về tấm gương chị Võ Thị Sáu hoặc một nhân vật lịch sử nào đó của quê hương mình. Trong khi kể chuyện, GV có thể mời HS cùng tham gia kể chuyện (nếu các em biết). | - HS trả lời: + HS kể tên các bộ phim mình đã xem về người anh hùng của quê hương. + HS kể tên các anh hùng. - HS lắng nghe. |
*GV kết luận. - HS đã được làm quen với các nhân vật lịch sử qua nghe kể chuyện và tìm hiểu về các nhân vật đó. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
Hoạt động 2. Chia sẻ về các anh hùng của quê hương. | |
* Mục tiêu: - HS nhận ra được những nét đẹp đáng yêu của các anh hùng sau khi các em được nghe kể chuyện. | |
* Cách tiến hành : - GV tổ chức cho HS chia sẻ cùng nhau theo từng cặp đôi hoặc theo nhóm bạn. - GV cho HS tự do nói về hiểu biết của mình về những người anh hùng của quê hương. - GV cùng HS trao đổi, chia sẻ sao cho có được nhiều ý kiến hay nhất, thú vị nhất từ phía HS. | - HS chia sẻ trong nhóm. - 4-5 HS nói về hiểu biết của mình về những người anh hùng của quê hương. - Cùng GV chia sẻ với cả lớp. |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về cảm xúc cảu mình đối với những người anh hùng của quê hương. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
HÁT VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
– Hát được một số bài hát ca ngợi các vị anh hùng của quê hương, đất nước.
- Tự hào về lịch sử Việt Nam
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 1 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 10 - Thực hiện dạy tuần 10, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Hát về những người anh hùng - GV tổ chức cho HS tập hát và trình diễn một số bài hát về những người anh hùng của địa phương, đất nước. - Gợi ý một số bài hát: + Em mơ gặp Bác Hồ - Sáng tác: Xuân Giao; + Kim Đồng - Sáng tác: Phong Nhã; + Biết ơn chị Võ Thị Sáu - Sáng tác: Nguyễn Đức Toàn.) |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - HS biểu diễn theo nhóm các bài hát về các anh hùng có công với đất nước. |
TUẦN 16: EM LÀM VIỆC TỐT
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
THAM GIA NGÀY HỘI LÀM VIỆC TỐT
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Thực hiện được một số việc làm cụ thể để giúp đỡ các bạn nhỏ ở vùng khó khăn như: chia sẻ sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- Nhà trường tổ chức Ngày hội làm việc tốt theo gợi ý:
- Thông báo với HS về mục đích, nội dung, ý nghĩa của Ngày hội làm việc tốt.
- HS đóng góp sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ (đã chuẩn bị) dành tặng các bạn nhỏ ở những vùng khó khăn.
- Đại diện HS chia sẻ cảm xúc khi tham gia Ngày hội làm việc tốt)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
EM LÀM VIỆC TỐT
Sau hoạt động:
- Liên hệ và thể hiện cảm xúc về những việc tốt mà HS đã làm để giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh.
- Cam kết thực hiện những lời nói, việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu thương và
giúp đỡ mọi người xung quanh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh minh hoạ hoặc máy chiếu; miếng xốp hoặc bìa cứng để vẽ hoặc làm mô hình cây việc tốt, keo dán.
- Giấy màu, bút vẽ, bút viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài: | |
Hôm nay, chúng ta sang một chủ đề mới về bản thân làm những việc tốt qua bài : Em làm việc tốt. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Liên hệ và thể hiện cảm xúc về những việc tốt mà HS đã làm để giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh. - Cam kết thực hiện những lời nói, việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường. | |
Hoạt động 1. Chia sẻ việc tốt em đã làm | |
* Mục tiêu: | |
- HS tự liên hệ bản thân và chia sẻ về những việc đã làm để giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh. | |
* Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: + Bạn đã làm gì để giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh? + Bạn làm việc đó khi nào? + Bạn cảm thấy như thế nào sau khi làm những việc đó? - HS thảo luận cặp đôi. - 2 đến 3 cặp HS chia sẻ trước lớp. Phù hợp để giúp đỡ mọi người. - GV và HS cùng nhận xét và khen ngợi những bạn đã làm được những việc tốt phù hợp để giúp đỡ mọi người. | |
*GV kết luận. - Khi bạn bè, người thân gặp khó khăn, em nên sẵn sàng việc làm cụ thể, phù hợp như: giúp bạn học bài; giúp đỡ, thăm hỏi khi bạn bị đau, ốm; chia sẻ khi bạn có chuyện buồn; giúp đỡ bố mẹ việc nhà; quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
Hoạt động 2. Cây việc tốt | |
*Mục tiêu: - Cam kết thực hiện những lời nói, việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường. | |
* Cách tiến hành : Bước 1. Cá nhân làm bông hoa việc tốt: - GV hướng dẫn HS cắt, xé giấy màu để tạo thành những bông hoa, chiếc lá hoặc quả. Bước 2. Cả lớp cùng làm cây việc tốt: - GV giới thiệu Cây việc tốt được làm bằng mô hình (xốp, bìa cứng) hoặc tranh vẽ cây việc tốt (có thân, có cành). - GC cho HS dán những bông hoa, chiếc lá hoặc quả việc tốt lên cây. Bước 3. Trưng bày và giới thiệu cây việc tốt: - Mời HS lên thuyết trình về bông hoa, chiếc lá hoặc quả việc tốt của mình. - GV trưng bày Cây việc tốt ở cuối lớp hoặc hành lang của lớp học. |
- HS cắt, xé giấy màu để tạo thành những bông hoa, chiếc lá hoặc quả. - Viết hoặc vẽ lên mỗi bông hoa, chiếc lá hoặc quả một việc tốt mà mình đã thực hiện trong ngày. - HS theo dõi - Từng HS dán những bông hoa, chiếc lá hoặc quả việc tốt mà bản thân đã thực hiện lên Cây việc tốt. - Một số HS lên thuyết trình về bông hoa, chiếc lá hoặc quả việc tốt của mình. |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về những việc làm tốt mình đã làm được. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
CẢM XÚC CỦA EM TRONG NGÀY HỘI LÀM VIỆC TỐT
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- HS có thái độ yêu thương và tinh thần sẻ chia với những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 15 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 16 - Thực hiện dạy tuần 16, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Cảm xúc của em trong ngày hội làm việc tốt. - GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc của bản thân khi tham gia Ngày hội làm việc tốt theo gợi ý: - Em và các bạn đã làm gì trong Ngày hội làm việc tốt? - Em nghĩ những món quà em dành tặng các bạn nhỏ ở vùng khó khăn có ý nghĩa như thế nào? - Nếu được gặp các bạn nhỏ ở vùng khó khăn em sẽ nói với bạn điều gì? - Cảm xúc của em về Ngày hội làm việc tốt? |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện.
- HS lần lượt lên chia sẻ cảm xúc của mình. - HS trả lời về công việc đã làm. - HS trả lời - HS đưa ra các câu làm quen động viên các bạn nhỏ ở vùng khó khăn của mình. - HS chia sẻ cảm xúc. |
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
1. Kết quả HS đạt được từ chủ đề
- HS hiểu rằng các em được sống và học tập trong môi trường hòa bình, hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ sự hi sinh to lớn của các thế hệ cha ông để bảo vệ, giữ gìn và xây dựng đất nước.
- HS thực hiện được một số việc làm, cụ thể để tỏ lòng biết ơn thế hệ cha ông, như: thăm hỏi, động viên gia đình liệt sĩ, tìm hiểu lịch sử Việt Nam.
- HS hiểu và thực hiện được những việc làm cụ thể để chia sẻ khó khăn với người khác, đặc biệt là các bạn nhỏ bị thiên tai, lũ lụt.
2. Gợi ý đánh giá và tự đánh giá
2.1. Các biểu hiện của HS mà GV có thể quan sát để đánh giá
- GV đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS về chủ đề “Biết ơn” qua quan sát một số biểu hiện hành vi của HS:
- Nói được nhiệm vụ của các chiến sĩ bộ đội là bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ hoà bình.
- Thực hiện được một số thao tác đội hình, đội ngũ, duyệt binh tập làm các chiến sĩ bộ đội.
– Bày tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ qua việc làm cụ thể như: viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ.
- Kể được tên và công lao của một số người có công ở địa phương.
- Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự chia sẻ với người gặp hoàn cảnh khó khăn.
2.2. Một số câu hỏi và mẫu phiếu gợi ý để đánh giá
- HS tự đánh giá theo một số câu hỏi, mẫu phiếu gợi ý sau:
1. Đánh dấu + vào cột có khuôn mặt phù hợp thể hiện việc em đã tham gia để tỏ lòng biết ơn những người có công với đất nước là thương binh, liệt sĩ.
TT | Các hoạt động | Đánh giá của em | ||
1 | Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ | |||
2 | Thăm nghĩa trang liệt sĩ | |||
3 | Tìm hiểu về người có công ở địa phương |
2 . Đánh dấu + vào cột có khuôn mặt phù hợp thể hiện việc em đã tham gia Ngày hội làm việc tốt.
TT | Các hoạt động | Đánh giá của em | ||
1 | Góp sách, vở ủng hộ các bạn ở vùng khó khăn | |||
2 | Góp quần, áo cũ ủng hộ các bạn ở vùng khó khăn | |||
3 | Quyên góp tiền ủng hộ các bạn ở vùng khó khăn | |||
4 | Viết thư thăm hỏi, động viên các bạn ở vùng khó khăn |
3. Đánh dấu + vào khuôn mặt thể hiện cảm xúc của em khi tham gia Ngày hội làm việc tốt.
Tên hoạt động | Cảm xúc của em | ||
Tham gia Ngày hội làm việc tốt |
***************************************
CHỦ ĐỀ 5 : MÙA XUÂN CỦA EM
TUẦN 17: NGÀY TẾT QUÊ EM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
MÙA XUÂN TRÊN QUÊ HƯƠNG EM
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được nội dung nhà trường phổ biến về việc tìm hiểu các lễ hội mùa xuân của quê hương.
- Nhiệt tình tham gia theo yêu cầu của nhà trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- Nhà trường/ GV Tổng phụ trách Đội/Liên đội trưởng phổ biến cho HS nội dung, hình thức tìm hiểu về lễ hội quê hương. Nội dung, hình thức tập trung vào:
- Tìm hiểu (hoặc hỏi bố mẹ, người lớn) về các lễ hội của quê hương
- Sưu tầm tranh ảnh về các lễ hội của quê hương.
- Hướng dẫn các lớp xây dựng kế hoạch tổ chức cho HS tham gia các hoạt động tìm hiểu về lễ hội quê hương.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
NGÀY TẾT QUÊ EM
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết ý nghĩa của ngày Tết truyền thống là ngày sum vầy hạnh phúc của mỗi gia đình. Vì thế, trong ngày Tết có nhiều bánh trái, trang trí, hoạt động đặc biệt.
- Có ý thức trân trọng ngày Tết truyền thống của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng thủ công như kéo, giấy màu, keo dán, bút sáp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài | |
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và làm quen với ngày Tết ở quê hương mình. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Làm quen với trường học mới – trường tiểu học. - Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường. | |
Hoạt động 1. Chia sẻ về ngày Tết quê em | |
* Mục tiêu: | |
- Biết ý nghĩa của ngày Tết truyền thống là ngày sum vầy hạnh phúc của mỗi gia đình. Trong dịp Tết, có nhiều điều đặc biệt và ý nghĩa. | |
* Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về những điều đặc biệt cảu ngày Tết quê em theo gợi ý: +Ngày Tết quê em có những loại bánh, trái cây nào? + Vào ngày Tết mọi người thường trang trí những gì? Trang trí như thế nào? + Vào ngày Tết, mọi người thường đi đâu? + Ý nghĩa của ngày Tết truyền thống? + Cảm xúc của em khi Tết đến? | - HS thảo luận nhóm 4 + HS kể tên các loại bánh, quả, trải cây ở địa phương: bánh chưng, bánh tét, quả dừa, quả quất,… + HS kể những công việc trang trí nhà cửa, nhà thờ của gia đình mình. + HS kể những nơi mọi người thường đến trong ngày Tết. + Tết để nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên, là ngày để mọi người nghỉ ngơi, xum họp. + HS nêu cảm xúc cảu bản thân. |
*GV kết luận. - Ngày Tết là ngày đoàn tụ, sum vầy của mỗi gia đình dân tộc Việt Nam. Trong ngày Tết, mỗi gia đình đều bày mâm ngũ quả, cây đào, cây quất, gói bánh chưng, bánh tét, xem bắn pháo hoa đón chào năm mới. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
Hoạt động 2. Tập trang trí cho ngày Tết | |
*Mục tiêu: - HS làm được một số việc cụ thể tập trang trí cho ngày Tết truyền thống. | |
* Cách tiến hành : - GV tổ chức lớp thành các nhóm, thảo luận về việc các em sẽ làm để trang trí cho ngày Tết theo gợi ý: +Em sẽ trang trí gì cho ngày Tết? + Để trang trí em cần dụng cụ, vật liệu gì? + Em sẽ trang trí cho ngày Tết như thế nào? - Các nhóm sử dụng đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị để tập trang trí cho ngày Tết. - Các nhóm trưng bày và giới thiệu sản phẩm tập trang trí cho ngày Tết. - GV cùng HS nhận xét | - Làm việc theo nhóm: - HS thực hiện trang trí theo nhóm - Đại diện các nhóm lần lượt lên giới thiệu, chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét nhóm bạn |
* Kết luận: - Vào ngày Tết, mọi người thường trang trí nhà cửa bằng câu đối, hoa, cây cảnh, tranh vẽ với mong muốn đón một năm mới tràn đầy vui vẻ, hạnh phúc. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về những cảm xúc của mình trong ngày Tết của mình. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
GIỚI THIỆU TRANH, ẢNH VỀ LỄ HỘI MÙA XUÂN QUÊ EM
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được các lễ hội của quê hương.
- Bước đầu hình thành lòng yêu quê hương.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 17 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 18 - Thực hiện dạy tuần 18, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Giới thiệu tranh, ảnh về lễ hội mùa xuân quê em. - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, trao đổi, chia sẻ theo nhóm về nội dung: + Ở quê em có những lễ hội nào? Hãy kể tên các lễ hội đó. - Cho HS cử đại diện trình bày trước lớp kết quả thảo luận. - GV liệt kê tên các lễ hội của quê hương mà các nhóm đã trình bày. - Bổ sung các lễ hội của quê hương (nếu có). - Hướng dẫn HS treo tranh ảnh về lễ hội của quê hương sưu tầm được: hướng dẫn các tổ trưng bày các sản phẩm đã sưu tầm được tại các vị trí đã phân công; cử đại diện tổ giới thiệu các sản phẩm đã sưu tầm được. - GV đánh giá chung các sản phẩm sưu tầm được của các tổ, động viên khen ngợi Hs đã thực hiện tốt công việc. |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - HS làm việc theo nhóm 4. Chia sẻ trong nhóm về các nội dung gợi ý. + HS kể tên các lễ hội - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. - HS trình bày các tranh ảnh chuẩn bị triển lãm tranh ảnh về lễ hội của quê hương. - Lắng nghe |
TUẦN 18: EM YÊU THIÊN NHIÊN
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
TÌM HIỂU TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG LỄ HỘI
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được yêu cầu của nhà trường về việc tìm hiểu trò chơi dân gian trong các lễ hội.
- Hứng thú tìm hiểu các trò chơi dân gian.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội phổ biến cho HS tìm hiểu về các trò chơi dân gian trong các lễ hội. Nội dung chính tập trung vào:
- Nêu khái quát ý nghĩa, các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam qua trò chơi dân gian.
- Sưu tầm, tìm hiểu một số trò chơi dân gian thường thấy trong các lễ hội quê hương qua các tài liệu, sách báo, bạn bè hoặc người thân.
- Nêu kế hoạch tổ chức chơi trò chơi dân gian của nhà trường.
- Hướng dẫn các lớp tổ chức cho HS tiến hành tìm hiểu về trò chơi dân gian.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
EM YÊU THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Mô tả được một số cảnh đẹp thiên nhiên trên quê hương vào mùa xuân,
- Có ý thức trân trọng, giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
- Bức tranh, ảnh, hoặc video về cảnh đẹp thiên nhiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3 phút) | |
- Ổn định: | - Hát |
- Giới thiệu bài: | |
Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cảnh đẹp của quê hương mình trong những ngày xuân. | - Lắng nghe |
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) *Mục tiêu: - Làm quen với trường học mới – trường tiểu học. - Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường. | |
Hoạt động 1. Khám phá thiên nhiên mùa xuân. | |
*Mục tiêu: | |
- HS biết được một số cảnh đẹp thiên nhiên về mùa xuân. Từ đó có ý thức trân trọng, giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên. | |
* Cách tiến hành: - GV hoặc HS giới thiệu về cảnh đẹp thiên nhiên qua bức tranh, bức ảnh, video đã sưu tầm. - GV tổ chức cho HS vẽ bức tranh về cảnh đẹp thiên nhiên mà em yêu thích. - GV cho HS trưng bày và giới thiệu với các bạn trong lớp. | - HS quan sát - HS vẽ tranh về cảnh đẹp thiên nhiên theo yêu cầu của GV. - Cho HS trưng bày theo nhóm các bức tranh vẽ của mình. |
*GV kết luận. - Có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên như: cảnh núi non hùng vĩ, cảnh dòng sông uốn lượn, cảnh suối chảy róc rách. - Mỗi người đều phải có trách nhiệm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên. | - Theo dõi, lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. | |
Hoạt động 2. Chia sẻ cảm xúc | |
*Mục tiêu: - HS biết yêu quý, trân trọng và giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên. | |
* Cách tiến hành : - GV tổ chức cho HS chia sẻ về một chuyến đi trải nghiệm thiên nhiên mà em yêu thích với cả lớp theo gợi ý: + Em đã được đi trải nghiệm thiên nhiên ở đâu? + Khung cảnh thiên nhiên ở đó có gì? + Cảm xúc của em khi được trải nghiệm cảnh thiên nhiên tươi đẹp. - GV cho HS lên chia sẻ trước lớp. | - HS chuẩn bị câu chuyện của mình theo gợi ý của GV. - HS chia sẻ trước lớp - HS nhận xét bạn |
* Kết luận: - Cảnh đẹp thiên nhiên mang lại cho con người cảm giác dễ chịu, tâm hồn thoải mái, thêm yêu cuộc sống. Mỗi người cần chung tay bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên. | - Lắng nghe, ghi nhớ |
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh đẹp của quê hương mình trong những ngày xuân. | - Lắng nghe |
SINH HOẠT LỚP
TẬP CHƠI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Tham gia các trò chơi dân gian do lớp tổ chức.
- Tích cực, hồ hởi chơi các trò chơi dân gian.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định: Hát 2. Các bước sinh hoạt: 2.1. Nhận xét trong tuần 18 - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: +Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2.2.Phương hướng tuần 19 - Thực hiện dạy tuần 19, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 2.3. Tập chơi các trò chơi dân gian - GV hướng dẫn các HS chia sẻ theo tổ, nhóm với một số nội dung: + Em hãy kể tên một vài trò chơi dân gian mà em biết. + Ở quê mình các em thường chơi các trò chơi dân gian nào? + Em hãy nêu cách chơi một trò chơi dân gian mà em biết. - Tập chơi trò chơi dân gian: + GV giới thiệu cách chơi, luật chơi các trò chơi: Lặc lò cò, Ô ăn quan, Bịt mắt bắt dê. + GV chia lớp thành một vài nhóm. + Các nhóm thực hành luân phiên chơi các trò chơi dân gian. |
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - Lắng nghe để thực hiện. - HS chia sẻ trong tổ các trò chơi dân gian theo gợi ý của GV. + HS lắng nghe + Chia theo bàn + Chơi trò chơi theo hướng dẫn. |