Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
Tiết 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
- Nêu được các tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ đã học trong chương trình hóa học THCS.
- Vận dụng vào giải bài tập.
Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài:
+ Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất
+ Phân biệt các loại hợp chất vô cơ
+ Cân bằng phương trình hoá học
2.Phẩm chất: Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập
3. năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh |
Huy động kiến thức đã học của HS, tạo điều kiện củng cố lại các kiến thức cũ | Nội dung: Tái hiện các kiến thức hóa học cơ bản đã học ở lớp 8 và 9. Phương thức: Hoạt động trải nghiệm ở nhà Hướng dẫn HS xem lại kiến thức đã học Hoạt động ở lớp Hoạt động chung cả lớp: Gợi nhớ lại các kiến thức đã học, trình bày các kiến thức mà HS còn nhớ; nhóm khác bổ sung. | Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh: - HS sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuật ngữ hóa học - GV cần định hướng HS khai thác hiệu quả phiếu học tập * Sản phẩm: HS nêu được những kiến thức cơ bản về hóa học Đánh giá kết quả: Thông qua phần trình bày của HS, giáo viên biết được học sinh còn nhớ được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các phần tiếp theo. |
HOẠT ĐỘNG 2: CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh | |
Nội dung 1: Các khái niệm cơ bản | |||
Củng cố lại các khái niệm cơ bản trong hóa học . | - Nội dung: Tái hiện các kiến thức về các khái niệm cơ bản. - Phương thức: Hoạt động ở lớp - GV chia lớp thành 2 nhóm và hoàn thành trò chơi ô chữ trong PHT số 1 - Hoạt động nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1. - Hoạt động chung cả lớp: HS trả lời, các HS khác lắng nghe nhận xét. | - HS sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuật ngữ hóa học - GV cần định hướng HS sử dụng phiếu học tập hiệu quả * Sản phẩm: + HS hoàn thành các nội dung trong PHT. + HS có thể sơ đồ hóa được mối liên hệ giữa các khái niệm Đánh giá kết quả + Thông qua phiếu học tập, báo cáo các nhóm giáo viên biết được học sinh đã học được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung.. + Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có biện pháp hỗ trợ hợp lí I. Các khái niệm cơ bản | |
Nội dung 2: Phân loại các hợp chất vô cơ | |||
Ôn lại sự phân loại các hợp chất vô cơ | Nội dung: Tái hiện các kiến thức về sự phân loại các hợp chất vô cơ Phương thức: Hoạt động ở lớp GV chia lớp thành 4 nhóm và hoàn thành trò chơi ô chữ trong PHT số 2 Hoạt động nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 2. Hoạt động chung cả lớp: Mời 4 nhóm lên báo cáo; các thành viên khác nhận xét, bổ sung. | - HS sẽ gặp khó khăn trong việc tìm các ví dụ để hoàn thành phiếu học tập. - HS ghi vào vở để hoàn thành nội dung học tập. II. Phân loại các hợp chất vô cơ |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh |
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. | HS trả lời các câu hỏi trong phần IV - HS hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để cùng giải quyết câu hỏi trong phần IV. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập | + Kết quả trả lời các câu hỏi trong phần IV + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phần IV, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. 1b,2b,3d,4a,5a,6b,7b,8b |
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhận biết:
Câu 1: Cho công thức hóa học của một sô chất sau:Cl2, O3, CuO, NaOH, Fe, H2SO4, AlCl3. Số đơn chất và hợp chất là:
A. 2 đơn chất và 5 hợp chất. B. 4 đơn chất và 3 hợp chất.
C. 3 đơn chất và 4 hợp chất. D. 5 đơn chất và 2 hợp chất.
Câu 2:
a. Dãy gồm các chất là oxit:
A. Na2O, HCl. B. P2O5, NaOH. C. CaO, Fe2O3. D. SO3, H2SO4
b. Dãy gồm các chất là bazo:
A. KOH, HNO3. B. NaOH, KOH. C. KOH, Na2O. D. KOH, CaO
c. Dãy gồm các chất là axit:
A. HCl, H2SO4. B. H2SO4, H2O. C. HCl, NaO. D. H2SO4, Na2CO3
d. Dãy gồm các chất là muối:
A. CuSO4, Mg(OH)2. B. Ca(HCO3)2, HCl. C. ZnSO4, HNO3. D. NaHCO3, CaCl2
Mức độ thông hiểu.
Câu 3: Biết Ba(II) và NO3(I) vậy công thức hóa học đúng là
A. BaNO3. B. Ba2NO3. C. Ba3NO3. D. Ba(NO3)2.
Câu 4: Một oxit có công thức FexOy có phân tử khối là 160. Hóa trị của Fe là:
A. I. B. II. C. III. D. IV.
Câu 5: Trong số các chất sau, chất nào làm quỳ tím hóa đỏ
A. H2O. B. HCl. C. NaOH. D. Cu.
Câu 6: Dung dịch H2SO4 tác dụng với dãy chất nào sau đây:
A. Fe, CaO, HCl. B. Cu, BaO, NaOH. C. Mg, CuO, HCl. D. Zn, BaO, NaOH.
Mức độ vận dụng.
Câu 7: Nếu cho 13 gam kẽm tác dụng hết với axit clohiđric thì thể tích khí H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 3 lit. B. 3,3 lit. C. 4,48 lít. D. 5,36 lít
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 29,4 gam đồng(II) hidroxit bằng axit sunfuric.Số gam muối thu được sau phản ứng là
A. 48 g. B. 9,6 g. C. 4,8 g. D. 24 g.
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Các khái niệm cơ bản Chia lớp ra thành 2 nhóm và tổ chức trò chơi ô chữ. 1. Những vật thể tự nhiên và nhân tạo được tạo thành từ các... (4 chữ cái).-> CHẤT 2. Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là... (6 chữ cái) -> HỖN HỢP 3. .... là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện, gồm có hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm (8 chữ cái) -> NGUYÊN TỬ 4. ... là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân (14 chữ cái) -> NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 5. ... biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó (12 chữ cái) -> KÍ HIỆU HÓA HỌC 6. ... là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học (7 chữ cái) -> ĐƠN CHẤT 7. ... là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất (6 chữ cái) -> PHÂN TỬ 8. ... dùng để biểu diễn chất gồm 1,2 hay 3 kí hiệu hóa học kèm chỉ số ở mỗi chân ký hiệu (14 chữ cái) -> CÔNG THỨC HÓA HỌC 9. ... của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác (6 chữ cái) -> HÓA TRỊ 10. ... là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác (13 chữ cái) -> PHẢN ỨNG HÓA HỌC | |||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Phân loại các hợp chất vô cơ Chia lớp làm 4 nhóm và hoàn thành bảng sau:
|
Ngày soạn:
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
Tiết 2: ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức: - Nêu được các tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ đã học trong chương trình hóa học THCS.
- Vận dụng vào giải bài tập.
2.Phẩm chất: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài:
+ Nồng độ dung dịch;
+ Tính lượng chất, khối lượng,...
Thái độ: Tạo nền móng cơ bản của môn hoá học
3. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
- Năng lực tính toán hóa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh |
Huy động kiến thức đã học của HS, tạo điều kiện củng cố lại các kiến thức cũ | - Nội dung: Tái hiện các kiến thức hóa học cơ bản đã học ở lớp 8 và 9. - Phương thức: Hoạt động trải nghiệm ở nhà - Hướng dẫn HS xem lại kiến thức đã học Hoạt động ở lớp - GV chia lớp thành 4 nhóm và hoàn thành câu hỏi trong PHT số 1 - Hoạt động chung cả lớp: Gợi nhớ lại các kiến thức đã học, trình bày các kiến thức mà HS còn nhớ; nhóm khác bổ sung.
| Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh: - HS sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuật ngữ hóa học - GV cần định hướng HS khai thác hiệu quả phiếu học tập * Sản phẩm: HS nêu được những kiến thức cơ bản về hóa học Đánh giá kết quả + Thông qua phần trình bày của HS, giáo viên biết được học sinh còn nhớ được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các phần tiếp theo. |
HOẠT ĐỘNG 2: CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức HĐ học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh | |
Nội dung 1: Các công thức tính cơ bản | |||
Củng cố lại các khái niệm cơ bản trong hóa học . - Rèn kỹ năng tính toán hóa học. | - Nội dung: Tái hiện các kiến thức về các công thức tính cơ bản. - Phương thức: Hoạt động ở lớp - GV chia lớp thành 4 nhóm và hoàn thành bài tập trong PHT số 1 - Hoạt động nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1. - Hoạt động chung cả lớp: HS trả lời, các HS khác lắng nghe nhận xét. | - HS sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuật ngữ hóa học - GV cần định hướng HS sử dụng phiếu học tập hiệu quả * Sản phẩm: + HS hoàn thành các nội dung trong PHT. + HS có thể sơ đồ hóa được mối liên hệ giữa các khái niệm Đánh giá kết quả + Thông qua phiếu học tập, báo cáo các nhóm giáo viên biết được học sinh đã học được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung.. + Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có biện pháp hỗ trợ hợp lí I. Các công thức cơ bản 1. Khái niệm về mol : a/ Định nghĩa: Mol là lượng chất chứa 6,023.1023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, ion). Vd: 1 mol nguyên tử Na (23g) chứa 6,023.1023 nguyên tử Na. b/ Một số công thức tính mol : * Với các chất rắn : * Với chất khí : - Chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (OoC, 1atm) * Tính số mol từ số nguyên tử, phân tử n= A: số phân tử hoặc nguyên tử;N = 6. 1023 nguyên tử hoặc phân tử 2. Định luật bảo toàn khối lượng Khi có pứ: A + B → C + D Áp dụng ĐLBTKL ta có: mA + m B = mC + mD ∑msp = ∑mtham gia 3. Nồng độ dung dịch : a/ Nồng độ phần trăm (C%). b/ Nồng độ mol (CM hay [ ]) Vdd : thể tích dung dịch(lit) c/ Công thức liên hệ : mdd = V.D (= mdmôi +mct)
| |
Nội dung 2: Bài tập | |||
- Ôn lại sự phân loại các hợp chất vô cơ | - Nội dung: Tái hiện các kiến thức về sự phân loại các hợp chất vô cơ - Phương thức: Hoạt động ở lớp - GV chia lớp thành 4 nhóm và hoàn thành PHT số 1 - Hoạt động nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1. - Hoạt động chung cả lớp: Mời 4 nhóm lên báo cáo; các thành viên khác nhận xét, bổ sung. | - HS sẽ gặp khó khăn trong việc giải các bài tập hóa học - HS ghi vào vở để hoàn thành nội dung học tập. II. Bài tập - HS tiến hành giải các bài tập trong PHT số 1. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh |
- Củng cố các kiến thức đã học - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. | HS trả lời các câu hỏi trong phần IV - HS hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để cùng giải quyết câu hỏi trong phần IV. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. | + Kết quả trả lời các câu hỏi trong phần IV + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phần IV, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
|
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ vận dụng
Câu 1: Tính CM của 200 ml dung dịch C chứa 25g CuSO4.5H2O.
A. 0,5M. B. 0,2M. C. 0,78M. D. 0,87M.
Câu 2: Tính khối lượng của NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%.
Câu 3: Hòa tan 23,5 gam K2O vào nước. Sau đó dùng 250ml dung dịch HCl để trung hòa dung dịch trên. Tính nồng độ mol HCl cần dùng.
A. 1,5M. B. 2,0 M. C. 2,5 M. D. 3,0 M.
Câu 4: Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 2,24 lít khí (đktc). Phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là
A. 61,9% và 38,1%. B. 50% và 50%. C. 40% và 60%. D. 30% và 70%.
Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lit hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,98. B. 9,88. C. 9,1. D. 8,22
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Một số công thức tính toán cơ bản Chia lớp ra thành 4 nhóm và hoàn thành các câu hỏi sau: Câu 1. Mol là gì. Các công thức tính số mol. Câu 2. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Câu 3. Các công thức tính nồng độ dung dịch. Bài tập 1) Tính số mol các chất sau: 3,9g K; 11,2g Fe; 55g CO2; 58g Fe3O4 6,72 lít CO2 (đktc); 10,08 lít SO2 (đktc); 3,36 lít H2 (đktc) 24 lít O2 (27,30C và 1 atm); 12 lít O2 (27,30C và 2 atm); 15lít H2 (250C và 2atm). Bài tập 2) Tính nồng độ mol của các dung dịch sau: a) 500 ml dung dịch A chứa 19,88g Na2SO4. b) 200ml dung dịch B chứa 16g CuSO4. c) 200 ml dung dịch C chứa 25g CuSO4.2H2O. Bài tập 3) Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch sau: a) 500g dung dịch A chứa 19,88g Na2SO4. b) 200g dung dịch B chứa 16g CuSO4. c) 200 g dung dịch C chứa 25g CuSO4.2H2O. |
Ngày soạn:
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 3. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS nêu được:
- Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp vỏ tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loạihạt).
- So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyêntử.
-I.1.a, I.2 ( HS tự đọc)
- II.Kích thước và khối lượng của nguyên tử (Hướng dẫn HS tự học)
2.Phẩm chất
+ Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
+ Nhận biết được tầm được tầm quan trọng, vai trò của môn Hóa học trong cuộc sống, phục vụ đời sống con người.
3. Năng lực
- Năng lực làm việc cá nhân
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả HĐ |
Huy động kiến thức đã học của HS, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới. | Tái hiện các kiến thức về thành phần nguyên tử đã học. Hoạt động trải nghiệm ở nhà - Hướng dẫn HS xem lại kiến thức đã học - Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu KWL. Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh: GV có thể gợi ý một số thông tin trước cho HS trong quá trình hoàn thành phiếu KWL: Thuật ngữ nguyên tử xuất hiện vào khoảng thời gian nào? Ai là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ đó? - Quan điểm của Đê-mô-crit về nguyên tử? Theo em quan điểm đó của Đê-mô-crit đã đúng hoàn toàn chưa? - Hãy định nghĩa chính xác nguyên tử là gì? Thành phần cấu tạo của nguyên tử như thế nào? Hoạt động ở lớp - GV cho HS quan sát video thí nghiệm: + Mô phỏng thí nghiệm tạo ra tia âm cực của nhà bác học người Anh Tom-xơn vào năm 1897. + Mô phỏng thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử của nhà bác học Rơ-dơ-pho vào năm 1911. - Hoạt động nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1. - Hoạt động chung cả lớp: Mời một số nhóm lên báo cáo; nhóm khác bổ sung. | - Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong PHT. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua phiếu KWL, báo cáo các nhóm giáo viên biết được học sinh đã học được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các phần tiếp theo. + Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung 1: Thành phần cấu tạo của nguyên tử | ||
Sự tìm ra electron, hạt nhân nguyên tử, cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. | - Tìm hiểu thành phần nguyên tử gồm + Electron : Sự tìm ra electron, khối lượng và điện tích của electron + Hạt nhân nguyên tử : sự tìm ra hạt nhân nguyên tử,câu tạo của hạt nhân nguyên tử gồm hạt proton và hạt notron. - Hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK, tiếp tục hoàn chỉnh các câu hỏi trong PHT - Hoạt động nhóm: Trao đổi, giải thích cụ thể các kết quả thí nghiệm. - Hoạt động cả lớp: Mời đại diện nhóm trình bày, cả lớp hoàn chỉnh phần kiến thức. - Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh: HS sẽ gặp khó khăn trong việc giải thích các thí nghiệm. GV liên hệ thực tế để hướng dẫn học sinh. | - Sản phẩm: HS tóm lược kiến thức ghi vào vở, hoàn thành nội dung học tập. - Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động : + Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác: GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức cần thiết của hoạt động học như sau : I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử: * Vỏ nguyên tử chứa electron
Những hạt tạo thành tia âm cực là các electron. * Hạt nhân gồm: proton nơtron - Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện tích dương là hạt nhân. Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân. |
Nội dung 2: Kích thước và khối lượng của nguyên tử | ||
Xác định được kích thước và khối lượng của nguyên tử. | - Tìm hiểu kích thước và khối lượng nguyên tử + Kích thước + Khối lượng nguyên tử tính theo kg và tính theo u - Hoạt động cá nhân: HS nghiên cứu SGK và hoàn thành PHT số 2 - Hoạt động nhóm: Trao đổi, thống nhất kết quả. - Hoạt động cả lớp: Mời đại diện nhóm trình bày, cả lớp hoàn chỉnh phần kiến thức. * Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh: HS sẽ gặp khó khăn trong việc đổi các đơn vị. | * Sản phẩm: HS ghi vào vở để hoàn thành nội dung học tập. * Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động: + Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắt của HS và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác: GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức cần thiết của hoạt động học như sau : II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử: 1. Kích thước: - Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau. - Đơn vị đo kích thước nguyên tử là và . (r nguyên tử : 10-1nm; r hạt nhân nguyên tử khoảng: 10-5nm; re,p: 10-8nm). Bán kính của nguyên tử H: 0,053 nm đường kính nguyên tử H: 0,106 nm. 2. Khối lượng: Dùng đơn vị khối lượng nguyên tử (u) (hay đvC). 1u bằng 1/12 khối lượng một nguyên tử đồng vị cacbon-12 ((19,9265.10-27kg). 1u = |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về thành phần cấu tạo; kích thước và khối lượng của nguyên tử. - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. | - Cho HS xây dựng sơ đồ tư duy về chuyên đề “Thành phần nguyên tử” - Hoàn thành phiếu học tập số 3. - HS hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để cùng giải quyết câu hỏi trong phiếu học tập số 3. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. | * Sản phẩm: + HS xây dựng được sơ đồ tư duy về chuyên đề “Thành phần nguyên tử”. + Kết quả trả lời các câu hỏi trong PHT số 3. * Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Khi HS hoạt động cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Mở rộng kiến thức cho HS. Giúp HS tăng thêm niềm đam mê khoa học, nghiên cứu khoa học. | HS về nhà đọc thêm tư liệu, lịch sử tìm ra mô hình nguyên tử. GV hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo. - Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu về bảo vệ phóng xạ và giáo dục bảo vệ môi trường: đề phòng hiểm họa rò rỉ hạt nhân của các nhà máy điện nguyên tử và đề xuất xử lý chất thải trên cơ sở TCVL, TCHH của chúng. | * Sản phẩm: Báo cáo sản phẩm của HS. - Bảo vệ phóng xạ: Tia phóng xạ gây đột biến gen nên gây bệnh ung thư cho người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người và động vật, thực vật. - Đề phòng hiểm họa do rò rỉ hạt nhân của các nhà máy điện nguyên tử. - Biện pháp xử lý chất thải nhà máy điện nguyên tử là cần đào sâu, chôn chặt trong lòng đất, khối bê tông. - Ý thức được ích lợi và ảnh hưởng xấu của tia phóng xạ đối với môi trường sống. |
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhận biết.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Các nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm hạt nhân và vỏ electron.
B. Tất cả các nguyên tử đều chứa đủ 3 loại hạt cơ bản proton, electron và nơtron.
C. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi proton và nơtron.
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi các electron.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của lớp vỏ electron.
B. Khối lượng nguyên tử chủ yếu tập trung ở hạt nhân nguyên tử.
C. Khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân nguyên tử.
D. Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng các hạt proton.
Câu 3: Nguyên tử vàng (Au) có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng là
A. +79. B. -79. C. -1,26.10-17C. D. +1,26.10-17C.
Câu 4: Một nguyên tử có 12 proton và 12 nơtron trong hạt nhân. Điện tích của ion tạo thành khi nguyên tử này bị mất 2 electron là.
A. 2+. B. 12+. C. 24+. D. 10+.
Câu 5: Nguyên tử natri có 11 electron ở vỏ nguyên tử và 12 nơtron trong hạt nhân. Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân và nguyên tử natri là.
A. 1. B. 2,1. C. 0,92. D. 1,1.
Mức độ thông hiểu.
Câu 6: Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:
(1) X có 26 nơtron trong hạt nhân. (2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
(3) X có điện tích hạt nhân là 26+. (4) Khối lượng nguyên tử của X là 26u.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử có khối lượng là 5,01.10-24 gam. Số hạt proton và hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử này lần lượt là
A. 1 và 0. B. 1 và 2. C. 1 và 3. D. 3 và 0.
Mức độ vận dụng.
Câu 8: Cho biết nguyên tử crom có khối lượng là 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28. Khối lượng riêng của nguyên tử crom là.
A. 2,47 g/cm3. B. 9,89 g/cm3. C. 5,20 g/cm3. D. 5,92 g/cm3.
Câu 9: Khối lượng riêng và khối lượng mol của canxi kim loại lần lượt là 1,55g/cm3 và 40g/mol. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Tính bán kính nguyên tử canxi.
Câu 10: Nguyên tử vàng có bán kính và khối lượng mol lần lượt là 1,44 và 197g/mol. Biết rằng khối lượng riêng của vàng kim loại là 19,36g/cm3. Hỏi các nguyên tử vàng chiếm bao nhiêu % thể tích trong tinh thể.
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Thảo luận nhóm trả lời nhanh các câu hỏi sau : Câu hỏi 1. Nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Câu hỏi 2. Từ các mô hình thí nghiệm, các em rút ra kết luận về: a. Sự tìm ra electron. b. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử. Câu hỏi 3. Cho biết các hạt cấu tạo nên nguyên tử, khối lượng và điện tích của các loại hạt đó. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nội dung : Kích thước và khối lượng nguyên tử Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau : Câu hỏi 1. Nguyên tử có kích thước rất nhỏ, nếu coi nguyên tử là một khối cầu thì đường kính của nó khoảng bao nhiêu? Vậy kích thước và khối lượng nguyên tử, các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử được biểu thị bằng đơn vị đo lường nào và giá trị của chúng bằng bao nhiêu? Bán kính của nguyên tử H bằng bao nhiêu? Câu hỏi 2. Có thể dùng đơn vị gam hay kg để đo khối lượng nguyên tử được không ? Tại sao người ta sử dụng đơn vị u (đvC) bằng 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị ? Câu hỏi 3. Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau không? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Luyện tập Trao đổi cặp đôi trả lời các câu hỏi và bài tập sau : Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là: A. electron và proton. B. nơtron và electron. C. proton và nơtron. D. nơtron, electron và proton. Câu 2: Trong nguyên tử, hạt mang điện tích là A. electron. B. electron và proton. C. proton và nơtron. D. nơtron và electron. Câu 3: Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần. A. 4 m. B. 40 m. C. 400 m. D. 4000 m. Câu 4: Khối lượng của 1 proton bằng khoảng bao nhiêu lần khối lượng của electron? A. lần. B. 1836 lần. C. lần. D. 1 lần. |
Ngày soạn: 26/8/2019
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 4 + 5: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
- Trình bày được số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron
có trong nguyên tử.
- Viết được kí hiệu nguyên tử : là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron.
-Trình bày được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.
- Xác định được số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.
- Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.
2.Phẩm chất: Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn. Biết hợp tác tốt với nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Biết tìm kiếm, chọn lọc, xử lý các thông tin.
2. Năng lực
vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân, đề phòng hiểm họa rò rỉ của nhà máy điện hạt nhân
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học:biết một số khái niệm: số hiệu nguyên tử, số khối, đồng vị, NTK trung bình, cấu hình e nguyên tử…
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán:
- Năng lực hợp tác(trong hoạt động nhóm).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Huy động kiến thức của học sinh tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới về hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị. | Tái hiện lại các kiến thức về thành phân nguyên tử đã học ở bài trước và kiến thức sẽ được học trong bài này qua hai hình thức + Thi hỏi đáp nhanh + HS báo cáo phần K,W trong bảng KWL đã chuẩn bị (GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS tiết trước) + Hoạt động cá nhân: Hướng dẫn học sinh ôn lại các kiến thức đã học thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho về nhà của tiết học trước. + Hoạt động nhóm: Chia lớp thành nhiều nhóm. Sau đó tiến hành cho các em trả lời nhanh một số câu hỏi trong phiếu học tập số 1 (giáo viên soạn) do ban tổ chức (do các em học sinh trong lớp được chọn, đảm vai) đưa ra. Thư kí tính điểm và tổng kết các hoạt động cuối tiết học và phát thưởng. + Các nhóm thảo luận và hoàn thành cột K và W trong phiếu KWL. ( Đại diện một nhóm báo cáo bảng KWL, các nhóm khác bổ sung thêm). - Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và phương pháp hỗ trợ. HS có thể không nêu hết được những điều muốn tìm hiểu về nguyên tố hóa học – đồng vị, khi đó GV có thể có một số gợi ý khéo cho HS như : đưa ra kí hiệu nguyên tử, mô hình các đồng vị của nguyên tố hidro, NTKTB của H = 1.008 u | - Dự kiến sản phẩm của học sinh : + HS có thể nói được một số điều đã biết về nguyên tử khi đã học xong bài thành phần nguyên tử. + HS có thể nêu một số vấn đề muốn tìm hiểu thêm về hạt nhan nguyên tử - nguyên tố hóa học – đồng vị - nguyên tử khối trung bình. - Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động + Thông qua trả lời của học sinh giáo viên kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua cột K và cột W, cũng như trả lời nhanh các câu hỏi trong trò chơi, giáo viên biết được học sinh đã học được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các phần tiếp theo. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung 1: Hạt nhân nguyên tử | ||
* Hiểu và xác định được điện tích hạt nhân, số khối của nguyên tử. * Rèn luyện được năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. | - Nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm + Hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK, tìm hiểu về điện tích của hạt nhân và số khối. + Hoạt động nhóm: Thảo luận trả lời phiếu học tập số 2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Phiếu học tập số 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Sau khi hoạt động cá nhân, HS tham gia hoạt động nhóm thảo luận nhóm và đưa ra kết luận dựa trên câu hỏi ở phiếu số 2. Ghi chép lại những gì học được, những ý hay của bạn. Bước 3: Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập | - Dự kiến sản phẩm của HS 1. Điện tích hạt nhân Hạt nhân có Z proton và N notron thì điện tích của hạt nhân là Z+ Vì nguyên tử trung hòa về điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron của nguyên tử Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = Z Vận dụng : Nguyên tử Na có 11 proton và 12 notron. Vậy - Số electron của nguyên tử Na là 11. - Điện tích hạt nhân của nguyên tử Na là 11+. - Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử Na là 11. - Điện tích của nguyên tử Na là 0 2. Số khối (A) Số khối (A) là tổng số hạt proton (Z) và tổng số hạt notron(N) của hạt nhân đó : A = Z + N Ví dụ : Nguyên tử Cacbon có 6 proton, 7 notron - Số khối của hạt nhân nguyên tử Cacbon là A = 6 + 7 = 13 - Khối lượng của nguyên tử cacbon ( tính theo u ) là 6.1(u) + 7.1(u) + 6. 5,5.10-4(u) 13(u) Vậy : - Hạt nhân nguyên tử có 2 đại lượng đặc trưng cơ bản là Z và A - Đánh giá kết quả học tập: + Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. |
Nội dung 2: Nguyên tố hóa học | ||
- Biết được định nghĩa về nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử. -Giải thích được kí hiệu nguyên tử. -Rèn luyện năng lực quan sát -Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác của học sinh. | - Tự nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm, kĩ thuật tia chớp - Hoạt động nhóm: Thảo luận, hoàn thành câu 1 trong phiếu học tập số 3. - Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác chia sẻ thêm thông tin Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – Phiếu học tập số 3 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS tham gia hoạt động nhóm thảo luận nhóm và đưa ra kết luận dựa trên câu hỏi ở phiếu số 3. Ghi chép lại những gì học được, những ý hay của bạn Bước 3: Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập: Một nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, chia sẻ. | - Dự kiến sản phẩm của HS: II. Nguyên tố hóa học : 1. Định nghĩa Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân Ví dụ: Nguyên tử Oxi Nguyên tử có điện tích hạt nhân là 8+ Cho đến nay,người ta đã biết 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và khoảng 18 nguyên tố nhân tạo. Vận dụng : Cho 2 nguyên tố hóa học có điện tích hạt nhân là 3+ và 11+. Hỏi có tối đa bao nhiêu nguyên tố hóa học nằm giữa hai nguyên tố này . 2. Số hiệu nguyên tử : Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z. Ví dụ : Nguyên tử Cacbon có điện tích hạt nhân là 6+ thì số hiệu nguyên tử là 6 3. Kí hiệu nguyên tử Z là số hiệu nguyên tử ; A là số khối ; X là kí hiệu hóa học Ví dụ 1: Hãy cho biết cấu tạo của nguyên tử có kí hiệu sau Ví dụ 2: Nguyên tử cacbon có 6 proton, 7 notron ; 6 electron .Hãy viết kí hiệu nguyên tử cacbon đó - Đánh giá kết quả học tập: GV theo dõi hoạt động của học sinh trong quá trình hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Phát hiện khó khăn và đưa ra các câu hỏi gợi ý để học sinh hoàn thành vấn đề được nêu ra. Từ kết quả của các nhóm trình bày. GV nhận xét, phân tích, chốt kiến thức. |
Nội dung 3: Đồng vị | ||
Biết được khái niệm về đồng vị; phân biệt được các đồng vị khác nhau của cùng một nguyên tố; một số đồng vị tự nhiên và các đồng vị tự nhân tạo. Rèn luyện năng lực quan sát, năng lực tự học, hợp tác của HS | Tự nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm, kĩ thuật tia chớp, sử dụng tình huống có vấn đề. Hoạt động cá nhân: - Hoạt động nhóm: - Hoạt động cả lớp: Đại diện các nhóm trình bày KQ, các nhóm khác chia sẻ thêm thông tin. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – Phiếu học tập số 4 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia hoạt động nhóm thảo luận nhóm và đưa ra kết luận dựa trên câu hỏi ở phiếu số 4. Ghi chép lại những gì học được. Bước 3: Kiểm tra – Đánh giá kết quả học tập : Một nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét chia sẻ | Dự kiến một số khó khăn của học sinh: Học sinh có thể gặp khó khăn khi hiểu về khái niệm đồng vị và cho ví dụ. - Dự kiến sản phẩm của học sinh Khái niệm: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron nên số khối khác nhau. - Đánh giá kết quả học tập: + Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự chia sẻ của các nhóm khác, giáo viên chốt lại và bổ sung thêm các kiến thức còn thiếu. Giới thiệu về ứng dụng của hiện tượng đồng vị. Xác định tuổi của cổ vật ? Dựa vào hàm lượng của đồng vị 14C để tính tuổi cồ vật |
Nội dung 4: Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố | ||
- Hiểu được ý nghĩa của nguyên tử khối của một nguyên tử. - Biết được vì sao phải dùng nguyên tử khối trung bình, biết các xác định nguyên tử khối trung bình. - Vận dụng tính % các đồng vị khi biết nguyên tử khối trung bình của các nguyên tử. - Tiếp tục phát huy các năng lực như: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm,... | - Tự nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm, kĩ thuật tia chớp, sử dụng tình huống có vấn đề. - Học sinh hoạt động cá nhân và cặp đôi để hoàn thành các câu hỏi lồng ghép trong các hoạt động hình thành kiến thức. - Giáo viên mời đại diện lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung hoàn thiện. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tâp- Phiếu học tập số 5 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt đọng nhóm, hoạt động cá nhân, trao đổi cặp đôi để trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập 5 Bước 3: Kiểm tra – Đánh giá kết quả học tập :Một nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét,chia sẻ * Dự kiến một số khó khăn của học sinh: Một số dạng bài tập học sinh chưa biết cách giải quyết, giáo viên cần hướng dẫn phương pháp và kĩ thuật giải. | - Dự kiến sản phẩm của HS + Sản phẩm là phần đáp án các câu hỏi bài tập + Giáo viên kiểm tra nhận xét, đánh giá kết quả và chốt kiến thức. 1. Nguyên tử khối ( là khối lượng tương đối của nguyên tử tính ra u hay đvC) Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử Ví dụ : NTK của nguyên tử Hidro là u1u. Khối lượng nguyên tử coi như bằng tổng khối lượng của các hạt proton và notron . còn khối lượng của hat electron rất nhỏ có thể bỏ qua . Ví dụ : Xác định NTK của P viết Z = 15 và N = 16. 2. Nguyên tử khối trung bình
Trong đó x1, x2, x3…xn và A1, A2, A3…An là % số lượng và số khối của các đồng vị 1, 2, 3…n - Đánh giá kết quả học tập: GV theo dõi hoạt động của học sinh và dựa trên kết quả trình bày. Đánh gia sản phẩm và nhận xét. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nhằm cũng cố các nội dung đã học của tiết học 4 và tiết học 5 về: - Điện tích hạt nhân, số khối - Nguyên tố hóa học, đồng vị - Ý nghĩa của NTK; NTKTB - Kĩ năng giải bài tập, giải quyết các tình huống bài tập tương tự. - Năng lực sử dụng kiến thức hóa học, năng lực tự học, năng lực phân tích và hệ thống kiến thức | - Nội dung hoạt động: HS hoàn thành phiếu học tập số 6 - Phương thức hoạt động: HS làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu học tập số 6. Dự kiến khó khăn của HS: Hs có thể gặp khó khăn ở câu hỏi 4 và 5. GV có thể gợi ý đặc ẩn và dùng công thức tính NTKTB; và đăc một số câu hỏi phụ để hoàn thành câu hỏi 5. | - Dự kiến sản phẩm của HS : GV chốt câu trả lời cho HS. - Đánh giá kết quả học tập: GV theo dõi hoạt động của học sinh và dựa trên kết quả trình bày. Đánh gia sản phẩm và nhận xét. |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Giúp HS tự học ở nhà. Dựa trên những nội dung được lĩnh hội, cá nhân độc lập tự giải quyết các vấn đề tương tự trong quá trình tự học ở nhà. | - Nội dung hoạt động : GV giao câu hỏi và bài tập về nhà - Phương thức tổ chức hoạt động + Giao bài tập cho cá nhân hoặc nhóm học sinh thực hiện các bài tập câu hỏi về nhà. + Học sinh đọc sách giáo khoa, liên hệ thực tế cuộc sống, tìm kiếm tư liệu trên mạng internet để trả lời các bài tập câu hỏi được giao. + Giáo viên có thể mời một số học sinh lên trình bày kết quả trong các tiết học tiếp theo. + Học sinh góp ý bổ sung, giáo viên hoàn thiện câu trả lời. | - Sản phẩm: Phần trả lời các bài tập, các tư liệu tìm kiếm trên Internet . - Kiểm tra, đánh giá : HS báo cáo vào đầu giờ buổi học sau, kịp thời động viên,khích lệ học sinh. |
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ biết:
Câu 1: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số p bằng nhau nhưng khác nhau số
A. electron độc thân. B. nơtron. C. electron hóa trị. D. obitan.
Câu 2: Số khối của nguyên tử bằngtổng:
A. số p và n. B. số p và e. C. số n, e và p. D. số điện tích hạt nhân.
Mức độ hiểu:.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.
Câu 4: Mệnh đề nào dưới đây khôngđúng:
A. Các đồng vị phải có số khối khác nhau. B. Các đồng vị phải có số nơtron khác nhau.
C. Các đồng vị phải có số electron khác nhau. D. Các đồng vị phải có cùng điện tích hạt nhân.
Mức độ vận dụng:.
Câu 5: Đồng có hai đồng vị 63Cu (chiếm 73%) và 65Cu (chiếm 27%). Nguyên tử khối trung bình của Culà
A. 63,45. B. 63,54. C. 64,46. D. 64,64.
Câu 6: Nguyên tố X có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất 35X chiếm 75%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,5. Đồng vị thứ hai là
A. 34X. B. 37X. C. 36X. D. 38X.
Mức độ vận dụng nâng cao:.
Câu 7: Một nguyên tố R có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của R có 35 hạt proton. Đồng vị thứ nhất có 44 hạt nơtron, đồng vị thứ 2 có số khối nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Rlà
A. 79,2. B. 79,8. C. 79,92. D. 80,5.
Câu 8: Nguyên tố X có hai đồng vị X1 và X2. Tổng số hạt không mang điện trong X1 và X2 là 90. Nếu cho 1,2 gam Ca tác dụng với một lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất CaX2. Biết tỉ lệ số nguyên tử X1: X2 = 9: 11. Số khối của X1, X2 lần lượtlà
A. 81 và 79. B. 75 và 85. C. 79 và 81. D. 85 và 75
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tình huống xuất phát 1.Cho biết nguyên tử được tạo nên từ những loại hạt cơ bản nào?Khối lượng và điện tích của chúng ra sao? 2. Nguyên tử có thành phần cấu tạo như thế nào? 3. Có các phát biểu sau. Các phát biểu nào đúng ? (1) Nguyên tử cấu tạo gồm hai phần: lớp vỏ và hạt nhân (2). Hạt nhân gồm các proton không mang điện và các nơtron mang điện dương. (3). Hạt nhân gồm các proton mang điện dương và nơtron không mang điện. (4). Hạt nhân mang điện tích dương và có kích thước nhỏ hơn nhiều kích thước nguyên tử. (5). Khối lượng nguyên tử hầu như chỉ tập trung ở hạt nhân vì khối lượng của các electron không đáng kể. 4. Nguyên tố hóa học là gì? Cho ví dụ. Thế nào là đồng vị? Vì sao phải dùng nguyên tử khối trung bình? (đây là câu hỏi có vấn đề) |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nội dung: Hạt nhân nguyên tử Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Điện tích của các loại hạt cấu tạo nên hầu hết hạt nhân của các nguyên tử là bao nhiêu? Từ đó cho biết mối quan hệ giữa số proton, số điện tích hạt nhân, số đơn vị điện tích hạt nhân; mối quan hệ giữa số electron, số đơn vị điện tích hạt nhân? Câu 2: Hãy cho biết cách xác định số khối, số khối và khối lượng của hạt nhân có khác nhau không? Tại sao nói số khối và điện tích hạt nhân là hai đai lượng đặc trưng cho nguyên tử? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Nôi dung: Nguyên tố hóa hóa học Thảo luận nhóm và nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Nguyên tố hóa học là gì? Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có tính chất hóa học giống hay khác nhau? Các nguyên tử diều có 11 proton thì thuộc nguyên tố hóa học nào? Câu 2: Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố bằng giá trị nào của nguyên tử nguyên tố đó? Câu 3: Giải thích kí hiệu sau: ;; ; |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Nội dung: đồng vị Nghiên cứu sách giáo khoa và quan sát các mô hình hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Hãy xác định số proton, số nơtron. Hãy cho biết sự khác nhau giữa các nguyên tử Hidro? Câu 2: Đồng vị là gì. Cho ví dụ? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Nội dung: Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố HS hãy trả lời và trả lời nhanh một số câu hỏi và bài tập sau: Câu 1: Cho biết đơn vị đo khối lượng nguyên tử ? Nguyên tử khối của H, O, Na, Ag là bao nhiêu? Cho biết mối quan hệ giữa nguyên tử khối với đơn vị khối lượng nguyên tử? Câu 2: Nêu cách tính khối lượng của một ngyên tử, So sánh khối lượng của e với tổng khối lượng của các hạt proton và nơtron ở nhân? Từ đó so sánh khối lượng của nguyên tử và khối lượng của hạt nhân ? Câu 3: Có thể kết luận được gì về mối quan hệ giữa số khối và nguyên tử khối? Cho ví dụ. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Luyện tập. Câu 1: Tính O. Biết tỉ lệ các đồng vị oxi trong tự nhiên lần lượt là 99,76%, 0,04%, 0,20%. Câu 2: Clo trong tự nhiên gồm các đồng vị sau: chiếm 75,77% và chiếm 24,23%. Tính. Câu 3: Một nguyên tử có 8 proton, 8 nơtron và 8 electron. Chọn nguyên tử đồng vị với nó: a. 8 proton, 8 nơtron, 9 electron b. 8 proton, 9 nơtron, 9 electron c. 9 proton, 8 nơtron, 9 electron d. 8 proton, 9 nơtron, 8 electron. Câu 4: Khối lượng nguyên tử của đồng là 63,54u. Đồng có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu. Tìm phần trăm về số nguyên tử của mỗi đồng vị. Câu 5: Oxi có 3 đồng vị , , và hidro có 3 đồng vị (H), (D), (T). Hày tìm xem có bao nhiêu phân tử H2O được tạo thành từ các đồng vị trên?. Câu 6: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử A. Có cùng số khối. B. Có cùng điện tích hạt nhân. C. Có cùng số notron. D. Có cùng số proton và notron. Câu 7: Cho các kí hiệu sau: , , , , , ,, , . Số kí hiệu thuộc cùng một nguyên tố hóa học là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 |
Ngày soạn:
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
CHỦ ĐỀ 2: CẤU TẠO VỎ ELECTRON NGUYÊN TỬ. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
Tiết 6 + 7: CẤU TẠO VỎ ELECTRON NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được:
+ Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
+ Phân biệt lớp electron và phân lớp electron
+ Các kí hiệu dung để chỉ lớp electron và phân lớp electron
+ Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp
- Hiểu được:
+ Số e có trong mỗi lớp, phân lớp.
+ Phân bố được số electron của mỗi nguyên tử của nguyên tố hoá học vào các lớp và phân lớp
2.Phẩm Chất:
- Kích thích sự hứng thú học tập, hứng thú bộ môn.
- Phát huy khả năng tư duy của học sinh.
- Xây dựng lòng tin vào khoa học : yêu thích bộ môn, tăng thêm tính tò mò khám phá .
3. Năng lực
Phát triển năng lực quan sát
Năng lực tự tìm tòi và học tập
Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các tình huống thực tiễn
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Huy động kiến thức của học sinh tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới về vỏ nguyên tử. | Tái hiện lại các kiến thức về thành phân nguyên tử đã học ở bài trước và kiến thức sẽ được học trong bài này. - Hoạt động ở nhà: Hướng dẫn học sinh ôn lại các kiến thức đã học + Thành phần cấu tạo của nguyên tử + Kích thước,khối lượng của các hạt trong nguyên tử + Các nhóm thảo luận và hoàn thành cột K và W trong phiếu KWL. - Hoạt động ở lớp: + Cá nhân học sinh tham gia trò chơi khởi động bằng cách trả lời nhanh một số câu hỏi ( Kỷ thuật tia chớp ) + Đại diện một nhóm báo cáo bảng KWL, các nhóm khác bổ sung thêm. | - HS có thể nói được một số điều đã biết về nguyên tử - HS có thể nêu một số vấn đề muốn tìm hiểu thêm về sự chuyển động của các electron trong nguyên tử,sự chuyển động của các electron trong mỗi nguyên tử và sự phân bố của chúng trong nguyên tử như thế nào… Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và phương pháp hỗ trợ . HS có thể không nêu hết được những điều muốn tìm hiểu về nguyên tử, khi đó GV có thể có một số gợi ý khéo cho HS như: các electron có nằm ở cùng một vị trí hay nó được phân bố nhiều vị trí khác nhau trong nguyên tử, không biết có electron nào gần hạt nhân,electron nào nằm xa hạt nhân không? Nếu có vì sao như vậy? + Thông qua trả lời của học sinh giáo viên kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua cột K và cột W,cũng như trả lời nhanh ở phiếu học tập số 1, giáo viên biết được học sinh đã học được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các phần tiếp theo. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | |||||||||||||||||||||||||
Nội dung 1: Sự chuyển động của electron trong nguyên tử | |||||||||||||||||||||||||||
Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử * Theo quan niệm cổ điển * Theo quan niệm hiện đại | Nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm + Hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK, tìm hiểu sự chuyển động của các electron trong nguyên tử + Hoạt động nhóm: Thảo luận trả lời phiếu học tập số 2 | - Sản phẩm: Học sinh ghi câu hỏi và phần trả lời vào vở để hoàn thành nhiệm vụ học tập - Đánh giá kết quả học tập: + Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự chia sẻ của các nhóm khác, giáo viên chốt lại sự chuyển động của các electron trong nguyên tử - Trong nguyên tử các electron chuyển động trên những quỹ đạo hình tròn hay hình bầu dục xác định như các hành tinh quay quanh mặt trời. - Ngày nay các electron chuyển động rất nhanh (tốc độ hàng nghìn km/s) xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo tạo nên vỏ nguyên tử. | |||||||||||||||||||||||||
Nội dung 2: Lớp electron và phân lớp electron | |||||||||||||||||||||||||||
-Phân biệt lớp electron và phân lớp electron -Các kí hiệu dung để chỉ lớp electron và phân lớp electron -Rèn luyện năng lực quan sát -Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác của học sinh. | Tự nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm, kĩ thuật tia chớp -Hoạt động cá nhân: -Hoạt động nhóm: Thảo luận, hoàn thành câu 1 trong phiếu học tập số 3. -Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác chia sẻ thêm thông tin
| - Sản phẩm: Học sinh phân biệt được lớp electron và phân lớp electron và các kí hiệu dùng để chỉ lớp e và phân lớp e 1. Lớp electron *Các electron ở cùng 1 lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Thứ tự của lớp n : 1 2 3 4 .... Tên của lớp : K L M N .... 2. Phân lớp electron - Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
- Kí hiệu các phân lớp : s, p, d, f. - Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự lớp đó. - Electron ở càng xa hạt nhân hơn có mức năng lượng càng cao và liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân hơn,dễ tách ra khỏi vỏ nguyên tử + Thông qua quan sát: Trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự chia sẻ của các nhóm khác, giáo viên chốt lại kiến thức cân nắm vững. | |||||||||||||||||||||||||
Nội dung 3: Số electron tố đa trong một phân lớp, một lớp | |||||||||||||||||||||||||||
Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp Phân bố được số electron của mỗi nguyên tử của nguyên tố hoá học vào các lớp và phân lớp -Rèn luyện năng lực quan sát Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác của học sinh. | Tự nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm, kĩ thuật tia chớp, sử dụng tình huống cóvấn đề. Hoạt động cá nhân: - Hoạt động nhóm: - Hoạt động cả lớp: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác chia sẻ thêm thông tin. * Dự kiến một số khó khăn của học sinh: Học sinh có thể chưa xếp đúng số electron của nguyên tử Ca | -Sản phẩm Số electron tối đa trong 1 phân lớp.
2. Số electron tối đa trong 1 lớp.
- Đánh giá kết quả học tập: + Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự chia sẻ của các nhóm khác, giáo viên chốt lại và bổ sung thêm các kiến thức còn thiếu như phân lớp electron bão hoà, lớp electron bão hoà .... |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
-Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài. -Tiếp tục phát huy các năng lực như: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm,... | HS giải quyết các câu hỏi và bài tập ở phiếu học tập số 5 Cho đại diện các nhóm lên vẽ sơ đồ tư duy củng cố bài học Học sinh hoạt động cá nhân và cặp đôi để hoàn thành các câu hỏi lồng ghép trong các hoạt động hình thành kiến thức. Giáo viên mời đại diện lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung hoàn thiện. Dự kiến một số khó khăn của HS: Một số dạng bài tập học sinh chưa biết cách giải quyết, giáo viên cần hướng dẫn phương pháp và kĩ thuật giải. | Sản phẩm: + HS xây dựng được sơ đồ tư duy về chuyên đề “Cấu tạo vỏ nguyên tử”. + Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 5. * Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Khi HS hoạt động cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 5, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. Giáo viên kiểm tra nhận xét, đánh giá kết quả |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Mở rộng kiến thức cho HS. - Giúp HS tăng thêm niềm đam mê khoa học, nghiên cứu. | Nêu một số hạn chế của mẫu hành tinh nguyên tử của: E.RUTHERFORD – BOHR – A.SOMMERFELD. Khái niệm về Obitan nguyên tử,hình dạng của các obitan s và p,số luơng obitan trên mỗi phân lớp s,p,d,f và trên mỗi lớp K,L, M, N. Phương thức tổ chức hoạt động: GV hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, ....) để biết thêm thông tin, tư liệu. - Giáo viên có thể mời một số học sinh lên trình bày kết quả trong các tiết học tiếp theo. - Học sinh góp ý bổ sung, giáo viên hoàn thiện câu trả lời. + Kĩ thuật hoạt động - Thực hiện chuyên đề nhỏ. - Hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.. | - Sản phẩm : Phần trả lời các bài tập, các tư liệu tìm kiếm trên Internet . - Kiểm tra, đánh giá : HS báo cáo vào đầu giờ buổi học sau,kịp thời động viên,khích lệ học sinh. |
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhậnbiết.
Câu 1: Số elecctron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là
A. 2, 8, 18, 32. B. 2, 4, 6, 8. C. 2, 6, 10, 14. D. 2, 8, 14, 20.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về nguyên tử oxi?
A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.
B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.
C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới số khối bằng 16.
D. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có số proton bằng số nơtron.
Câu 3: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học được phân biệt bởi đại lượng nào sau đây:
A. Số proton. B. Số nơtron. C. Số electron hoá trị. D. Số lớp electron.
Câu 4: Điều khẳng định nào là sai? Trong Nguyên tử thì:
A. Số điện tích hạt nhân luôn bằng số proton. B. Số proton luôn lớn hơn số nơtron.
C. Số proton luôn bằng số electron. D. Số nơtron luôn lớn hơn hoặc bằng số proton.
Câu 5: Lớp thứ 4 (n=4) có số electron tối đa là
A. 32. B. 16. C. 8. D. 50.
Câu 6: Số electron tối đa trong phân lớp d là
A. 2. B. 6. C. 10. D. 14
Mức độ thônghiểu.
Câu 7: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây?
A. oxi(Z = 8). B. lưu huỳnh (z = 16). C. Fe (z = 26). D. Cr (z = 24).
Câu 8: Tổng số hạt nguyên tử của một nguyên tố là 49. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?
A. nguyên tố s. B. nguyên tố p. C. nguyên tố d. D. nguyên tố f.
Câu 9: Có bao nhiêu hạt cơ bản (e,p,n) trong một nguyên tử ?
A. 28. B. 24. C. 76. D. 52.
Câu 10: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử flo là 9. Trong nguyên tử flo, số electron ở mức
năng lượng cao nhất là
A. 2. B. 5. C. 9. D. 11.
Câu 11: Phân bố electron trên các lớp K/L/M/N của nguyên tố asen lần lượt là 2/8/18/5. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Lớp ngoài cùng của asen có 2 electron s. B. Điện tích hạt nhân asen là 33+.
C. Tổng số electron p của nguyên tử asen là 12. D. Tổng số electron d của nguyên tử asen là 10.
Câu 12: Nguyên tử nào sau đây có 8 electron ở lớp ngoài cùng?
A. 1632X. B. 1840Y. C. 818Z. D. 2452T
Mức độ vận dụng.
Câu 13: Nguyên tử X có tổng các hạt cơ bản là 82. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22. Số electron trong ion X2+ là
A. 24. B. 26. C. 30. D. 25.
Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là
A. 1+. B. 2+. C. 3+. D. 4+.
Câu 15: Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Mức độ vận dụng cao.
Câu 16: Hợp chất MX3 có tổng số hạt mang điện là 128. Trong hợp chất, số p của nguyên tử X nhiều hơn số p của nguyên tử M là 38. Công thức của hợp chất trên là
A. FeCl3. B. AlCl3. C. FeF3. D. AlBr3.
Câu 17: Tổng số hạt n, p, e trong một nguyên tử X là 52, trong đó số hạt mang điện bằng 1,889 lần số hạt không mang điện. Kết luân nào không đúng:
A. X có 5 e ở lớp ngoài cùng. B. X là phi kim.
C. X có số khối A = 35. D. X có điện tích hạt nhân Z = 17.
Câu 18: Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa có tổng số proton bằng 77. Giá trị của a là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Trả lời nhanh các câu hỏi sau. Câu 1: Nguyên tử có thành phần cấu tạo như thế nào? Câu 2:Có các phát biểu sau. Các phát biểu nào đúng ? 1.Nguyên tử cấu tạo gồm hai phần: lớp vỏ và hạt nhân 2.Hạt nhân gồm các proton không mang điện và các nơtron mang điện dương 3.Lớp vỏ gồm các electron mang điện âm 4.Các electron mang điên âm có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử + Trình bày bảng KWL |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Những năm đầu của thế kỉ XX, người ta cho rằng các electron chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử như thế nào? Câu 2: Theo quan niệm ngày nay, các electron chuyển động trong nguyên tử như thế nào? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Lớp electron và phân lớp electron Hoạt động nhóm : + Nghiên cứu SGK Phân biệt lớp electron và phân lớp electron,các kí hiệu dùng để chỉ lớp electron và phân lớp electron, số phân lớp trên mỗi lớp? + Electron nào liên kết chặt chẽ với hạt nhân hơn ? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp Hoạt động nhóm : + Cho biết số electron tối đa trên mỗi phân lớp s,p,d,f và số electron tố đa trên mỗi lớp K,L,M,N + Sắp xếp electron vào các lớp của nguyên tử ,, |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Các nhận trả lời nhanh các câu hỏi sau : Câu 1: Phát biểu nào dưới đây dưới đây không đúng? A. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo tròn. B. Các electron trong cùng một phân lớp có mức năng lượng xấp xỉ bằng nhau. C. Các electron chuyển động không tuân theo quỹ đạo xác định. D. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Câu 2: Phân lớp 3d có số electron tối đa là A. 10. B. 18. C. 30. D. 6. Câu 3: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân ? A. Lớp N. B. Lớp M. C. Lớp K. D. Lớp L. Câu 4: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử flo là 9. Trong nguyên tử flo số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là A. 2. B. 5. C. 9. D. 11. Câu 5: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X là A. 6. B. 8. C. 14. D. 16 * Thảo luận nhóm trả lời nhanh các câu hỏi sau:. Câu 6: Nguyên tử agon có kí hiệu là 4018 Ar 1/Hãy xác định số proton, notron,electron của nguyên tử? 2/ Hãy xác định sự phân bố electron trên các lớp electron? |
Ngày soạn:
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 6, 7: LUYỆN TẬP THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
Củng cố kiến thức về:
- Nêu được thành phần cấu tạo nguyên tử.
- Nêu được định nghĩa số khối, nguyên tử khối, nguyên tố hoá học, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối trung bình.
- Xác định được số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.
- Vận dụng được các kiến thức đã học để tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.
2.Phẩm chất : -Tự giác trong học tập, hoạt động nhóm
- Rèn luyện tính cẩn thận, tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học.
- Biết học hỏi, có ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh .
3.Năng lực :
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tự học, hợp tác nhóm của HS
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực quan sát và tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Huy động kiến thức của học sinh để cũng cố và hoàn thiến kiến thức đã học,tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới hơn. | Tái hiện lại các kiến thức đã học - Hoạt động ở nhà: Hướng dẫn học sinh ôn lại các kiến thức đã học - Hoạt động ở lớp: Giải các bài tập trong phiếu học tập số 1 | Thông qua trả lời của học sinh giáo viên kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. GV vào bài : Việc hệ thống kiến thức và vận dụng kiến thức này vào tính toán để giải các bài toán hóa học rất quan trọng . Hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài luyện tập để thấy rõ vấn đề này. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | |
Nội dung 1: Hệ thống kiến thức cần nắm | |||
+ Học sinh nhớ lại cấu tạo vỏ nguyên tử + HS viết được cấu hình electron nguyên tử . | Nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm . + Hoạt động cá nhân: Nghiên cứu lại SGK Hóa 10. + Hoạt động nhóm: Hoàn thành tóm tắt. * Dự kiến một số khó khăn của học sinh: 1 số HS chưa biết hoàn thành bảng tóm tắt, GV hướng dẫn | * Dự kiến sản phẩm của HS Sản phẩm: các nhóm hoàn thành Phần báo báo : các nhóm báo cáo * Đánh giá kết quả học tập: + Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự chia sẻ của các nhóm khác, giáo viên chốt lại kiến thức cần nắm. | |
Nội dung 2: Bài tập tổng hợp lý thuyết vế cấu tạo vỏ nguyên tử | |||
Rèn luyện kỹ năng tái hiện kiến thức đã học Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác của học sinh. | Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, kĩ thuật tia chớp GV yêu cầu cá nhân và các nhóm thực hiện PHT số 2 Hoạt động cá nhân: Thực hiện các bài tập với mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp -Hoạt động nhóm: Thảo luận, hoàn thành các bài tập vận dụng cao -Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác chia sẻ thêm thông tin. | + Thông qua quan sát: Trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự chia sẻ của các nhóm khác, giáo viên chốt lại đáp án. | |
Nội dung 3: Cấu hình electron nguyên tử | |||
-HS viết được cấu hình electron nguyên tử -Rèn luyện năng lực quan sát và tính toán của học sinh -Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác của học sinh | Tự nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm, - Hoạt động cá nhân: Tìm tòi các dạng bài tập về khối lượng nguyên tử, số hạt p,n,e -Hoạt động nhóm: Thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 3 + Thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 3 -Hoạt động cả lớp: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác chia sẻ thêm thông tin. * Dự kiến một số khó khăn của học sinh: - HS không biết các bước thực hiện dạng bài tập này nên GV sử dụng PP đàm thoại để gợi mở. | * Dự kiến sản phẩm của HS HS thực hiện và ghi vào vở * Đánh giá kết quả học tập: + Thông qua quan sát: Trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự chia sẻ của các nhóm khác, giáo viên chốt lại kiến thức. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học Rèn luyện kĩ năng kĩ năng tính toán, kĩ năng giải nhanh các bài tập trắc nghiệm. | HS giải quyết các câu hỏi và bài tập phiếu học tập số 5 HS làm việc theo nhóm, 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, chỉnh sửa nếu có. (Nếu không kịp giờ cho HS về nhà làm tiếp. | HS thực hiện và ghi vào vở * Đánh giá kết quả hoạt động GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS làm bài tập, ghi vào vở và tổ chức cho HS báo cáo thảo luận . |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả HĐ |
Thông qua các câu hỏi bài tập về nhà nhằm mục đích: Giúp cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập nâng cao và kiến thức cho học sinh. Khuyến khích, động viên học sinh tham gia để chia sẻ kết quả học tập qua đó học sinh khá, giỏi có điều kiện giúp đỡ học sinh yếu kém. | Giao bài tập cho cá nhân hoặc nhóm học sinh thực hiện các bài tập câu hỏi về nhà. Học sinh đọc sách giáo khoa, liên hệ thực tế cuộc sống, tìm kiếm tư liệu trên mạng internet để trả lời các bài tập câu hỏi được giao. Giáo viên có thể mời một số học sinh lên trình bày kết quả trong các tiết học tiếp theo. Học sinh góp ý bổ sung, giáo viên hoàn thiện câu trả lời. -Sử dụng câu hỏi gắn liền với cuộc sống. -Hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.. |
-Sản phẩm: Phần trả lời các bài tập về nhà, các tư liệu tìm kiếm trên Internet. -Kiểm tra, đánh giá: HS báo cáo vào đàu giờ buổi học sau. |
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu 1: Cho cấu hình e lớp ngòai cùng của các nguyên tử như sau:
a) 3d1 b) 4p5 c) 5s2
Viết cấu hình electron hòan chỉnh, Xác định tên ngyên tố.
Câu 2: Phân lóp electron ngoài cùng của 2 nguyên tử A, B lần lượt là 3p và 4s.Tông số e của 2 phân lớp bằng 5 và hiệu số electron của chúng bằng 3
a) Viết cấu hình e
b) Hai nguyên tủ này có số nơtron hơn kém nhau 4 hạt và có tổng số nguyên tử khối là 71 u. Tính số n và số khối của mỗi nguyên tử.
Câu 3: Nguyên tử X có 4 lớp electron và có 3 electron ớ lớp ngoài cùng Nguyên tử Y có 3 lớp electron và có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Viết cấu hình electron của X, Y.
Câu 4: Nguyên tử X có tổng số electron ở các phân là p là 10, nguyên tử Y có phân lớp chót là 4s23d6. Viết cấu hình electron và xác định X,Y.
Câu 5: Hợp chất (X) được tạo bởi 2 nguyên tố M và R có tổng số nguyên tử là 4, trong đó R chiếm 6,667% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có số hạt nơtron nhiều hơn số hạt proton là 4 hạt, còn trong hạt nhân của R có hạt nơtron bằng số hạt proton. Biết tổng số hạt proton trong phân tử (X) bằng 84. Tìm công thức hóa học của (X).
Câu 6: Hợp chất M được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11 và tổng số e trong Y2- là 50. Biết rằng 2 nguyên tố trong Y2- có số hiệu nguyên tử hơn kém nhau 8. Xác định M
V. PHỤ LỤC
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 8,9,10,11,12 : CHỦ ĐỀ : CẤU TẠO VỎ ELECTRON NGUYÊN TỬ.
I. MỤC TIÊU:
1. kiến thức :
- Trình bày được các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử.
- Trình bày được trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N).
- Nêu được một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
- Nêu được số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.
- Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp.
- Trình bày được thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
- Nêu được phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tốđầu tiên.
- Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học.
- Vận dụng kiến thức đã học xác định được tính chất cơ bản của nguyên tố
2 Phẩm Chất:
- Kích thích sự hứng thú học tập, hứng thú bộ môn.
- Phát huy khả năng tư duy của học sinh.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực quan sát và thực hành thí nghiệm
- Năng lực tự tìm tòi và học tập
- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các tình huống thực tiễn
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Mục đích: Khơi gợi cho các em HS ham muốn tìm tòi kiến thức mới. Tạo hứng thú học tập cho các em học sinh. - Nội dung: Tái hiện lại các kiến thức về lớp electron và phân lớp electron đồng thời tìm hiểu kiến thức về cấu hình electron của nguyên tử. | GV cho HS biểu diễn sơ đồ sự phân bố electron trên các lớp của nguyên tử các nguyên tố sau N (Z = 7), Na (Z = 11), Ca (Z = 20), so sánh với kết quả của GV đưa ra, giải thích sự khác nhau cách biểu diễn của nguyên tố Ca tạo tình huống mâu thuẫn trong học tập. - Hoạt động ở nhà: Hướng dẫn học sinh ôn lại các kiến thức đã học: + Lớp electron và phân lớp electron. + Số electron tối đa trong một lớp và phân lớp. - Hoạt động ở lớp: + Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân theo kĩ thuật tia chớp. GV trình chiếu nội dung câu hỏi HS trả lời nhanh. + Giáo viên cho học sinh hoạt động chung cả lớp, gọi học sinh lên trả lời và các học sinh khác bổ sung. Vì là hoạt động tình huống/nhu cầu học tập nên giáo viên không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà học sinh đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động luyện tập. | - Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập 1. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình hoạt động của học sinh, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các học sinh, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo câu trả lời của học sinh và góp ý bổ sung của các học sinh khác, giáo viên biết được học sinh đã học được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các phần tiếp theo. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | ||
Nội dung 1: Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử | ||||
Học sinh biết được thứ tự mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. | Kĩ thuật hoạt động: Nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm. - Hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK, tìm hiểu thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử. - Hoạt động nhóm: Thảo luận trả lời phiếu học tập số 2. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phiếu học tập số 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Sau khi hoạt động cá nhân, HS tham gia hoạt động nhóm thảo luận nhóm và đưa ra kết luận dựa trên câu hỏi ở phiếu số 2. Ghi chép lại những gì học được, những ý hay của bạn. Bước 3: Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập. | I. THỨ TỰ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG NGUYÊN TỬ Thứ tự mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d Chú ý: Có sự chèn mức năng lượng 4s thấp hơn 3d | ||
Nội dung 2: Cấu hình electron nguyên tử | ||||
Học sinh biết được sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên. | Học sinh viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học. nghiên cứu tài liệu hoạt động nhóm. + Hoạt động nhóm: Nghiên cứu SGK, lần lượt trả lời nội dung các câu hỏi trong phiếu học tập số 3. + Hoạt động cả lớp: Đại diện học sinh trình bày, các học sinh khác chia sẻ thêm thông tin. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập. HS tham gia hoạt động nhóm thảo luận nhóm và đưa ra kết luận dựa trên câu hỏi ở phiếu số 3. Ghi chép lại những gì học được, những ý hay của bạn Bước 3: Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập : Một nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, chia sẻ . Dự kiến một số khó khăn của học sinh: Khi viết cấu hình electron Ca sự chèn mức năng lượng 4s thấp hơn 3d. | II. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ: 1. Cấu hình electron của nguyên tử : Là cách biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. a.Quy ước cách viết cấu hình electron (sgk). b.Các bước viết cấu hình electron nguyên tử : + Xác định số e trong nguyên tử . + Phân bố các electron theo thứ tự tăng dần mức năng lượng, rồi sắp xếp theo thứ tự : -Lớp electron tăng dần (n=1,2,3. . .) -Trong cùng một lớp theo thứ tự :s,p,d,f. * Nguyên tố s là nguyên tố mà electron cuối cùng đang điền vào phân lớp s. Tương tự là các nguyên tố p, d, f - Tiêu chí đánh giá: Trình bày nội dung chính xác, đầy đủ. + Thông qua quan sát: Trong quá trình hoạt động của học sinh, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các học sinh, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của học sinh và sự chia sẻ của các học sinh khác khác, giáo viên chốt lại kiến thức. + GV cho HS làm BT vận dụng 1, 2 và 3 trong phần bài tập kiểm tra đánh giá. | ||
Nội dung 3: Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng. | ||||
- Học sinh biết được: Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6), lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng. | - Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng. nghiên cứu tài liệu hoạt động nhóm. Phương thức tổ chức hoạt động: + Hoạt động nhóm: Nghiên cứu SGK, lần lượt trả lời nội dung các câu hỏi trong phiếu học tập số 3. + Hoạt động cả lớp: Đại diện học sinh trình bày, các học sinh khác chia sẻ thêm thông tin. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Phiếu học tập số 4 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập. HS tham gia hoạt động nhóm thảo luận nhóm và đưa ra kết luận dựa trên câu hỏi ở phiếu số 4. Ghi chép lại những gì học được, những ý hay của bạn Bước 3: Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập : Từng nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, chia sẻ. | II. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ: 3. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng : - Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất của các nguyên tố. - Nguyên tử của các nguyên tố có tối đa 8 electron ở lớp ngoài cùng. - Nguyên tử có 8 e ở lớp ngoài cùng(Trừ He) rất bền vững, chúng hầu như không tham gia phản ứng hoá học. Đó là các nguyên tử khí hiếm. - Nguyên tử có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử kim loại(Trừ B,H, He) - Nguyên tử có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử phi kim. - Nguyên tử có 4 e ở lớp ngoài c ùng có thể là kim loại hoặc phi kim. Tiêu chí đánh giá: Trình bày các nội dung đầy đủ, rõ ràng, chính xác. + Thông qua quan sát: Trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các HS và sự chia sẻ của các HS khác, giáo viên chốt lại kiến thức. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài. - Tiếp tục phát huy các năng lực như: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm,... |
Hoạt động cá nhân và trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập số 5 - Học sinh hoạt động cá nhân: hoàn thành các câu hỏi để củng cố kiến thức về cấu hình electron của nguyên tử . - Hoạt động nhóm: hoàn thành sơ đồ tư duy.
| - Sản phẩm: Đáp án các câu hỏi bài tập và sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về cấu hình electron đã học. - Tiêu chí: Trả lời câu hỏi chính xác, sơ đồ tư duy rõ ràng, đầy đủ nội dung, hình vẽ hợp lí. + Thông qua quan sát: Trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự chia sẻ của các nhóm khác, giáo viên chốt lại sơ đồ tư duy cho HS. |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Thông qua các câu hỏi bài tập về nhà nhằm mục đích: - Giúp cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho học sinh. - Khuyến khích, động viên học sinh tham gia để chia sẻ kết quả học tập qua đó học sinh khá, giỏi có điều kiện giúp đỡ học sinh yếu kém. | - Giao bài tập cho cá nhân hoặc nhóm học sinh thực hiện các bài tập câu hỏi về nhà. - Học sinh đọc sách giáo khoa, liên hệ thực tế cuộc sống, tìm kiếm tư liệu trên mạng internet để trả lời các bài tập câu hỏi được giao. - Giáo viên có thể mời một số học sinh lên trình bày kết quả trong các tiết học tiếp theo. - Học sinh góp ý bổ sung, giáo viên hoàn thiện câu trả lời. | Học sinh giải quyết các bài tập về nhà sau: Câu 1: Nếu thay đổi cấu hình E nguyên tử của 1 nguyên tố sẽ dẫn đến điều gì? Câu 2: Các nhà bác học đã tạo ra các nguyên tố nhân tạo bằng cách nào? Nhờ vào đâu mà làm được điều đó? |
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhận biết.
Câu 1: Dựa vào các thí dụ ở phần trên hãy viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có (Z = 1 đến Z= 20)?
Mức độ thông hiểu.
Câu 2: Viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử một số nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 np6 (n = 2, 3, 4). Suy ra số e, số p?.
Câu 3: Cho các kí hiệu nguyên tử của các nguyên tố sau:
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố trên.
b. Nguyên tố nào là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?.
Câu 4: Electron ở phân lớp ngoài cùng của các nguyên tố được phân bố như sau:
a)1s1 b) 3s2 c) 2p4 d)4p1
Viết cấu hình e đầy đủ của các nguyên tố trên.Tìm ĐTHN của các nguyên tố.
Mức độ vận dụng.
Câu 5: Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 17; Z=19; Z=21, Z=22, Z = 24, Z = 29 và cho biết cấu hình electron của các nguyên tử đó khác nhau thế nào? Dự đoán tính kim loại, phi kim của các nguyên tố.
Câu 6: Cho biết sự giống và khác nhau trong cấu tạo vỏ nguyên tử của các nguyên tố có điện tích hạt nhân là:
a. 3,11 và 19. b. 10 và 18. c. 6,7,8 và 9.
Câu 7: Viết cấu hình e đầy đủ cho các nguyên tử có cấu hình e ngoài cùng (mức năng lượng cao nhất) là: 3p5, 4s2, 4p4, 2p6, 3d5.
a. Cho biết nguyên tố nào là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
b. Đối với mỗi nguyên tử, lớp e nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất, lớp nào yếu nhất?
Mức độ vận dụng cao:.
Câu 8: Nguyên tố R có cấu hình e tận cùng là 3p3. Tỉ số số nơtron và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 1,067. Xác định số khối của R.
Câu 9: Phân lớp e ngoài cùng của 2 nguyên tử A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số e của 2 phân lớp này là 5 và hiệu số e của chúng bằng 3.
a. Viết cấu hình e của A, B . Tìm số hiệu nguyên tử của 2 nguyên tố.
b. Hai nguyên tử này có số nơtron hơn kém nhau 4 hạt và có tổng khối lượng nguyên tử là 71 đvc. Tính số nơtron và số khối của mỗi nguyên tử.
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Hoạt động Tình huống xuất phát) Câu 1: Hãy biểu diễn sơ đồ sự phân bố electron trên các lớp của nguyên tử các nguyên tố sau N (Z = 7), Na (Z = 11), Ca (Z = 20)? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Thứ tự tăng dần của mức năng lượng) Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau. Câu 1: Vì sao cần nhớ thứ tự tăng dần của mức năng lượng của phân lớp? Câu 2: Nêu thứ tự tăng dần của mức năng lượng của phân lớp? Hãy giải thích ý nghĩa của các kí hiệu? Câu 3: Hãy suy nghĩ cách nhớ dễ nhất thứ tự này? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng) Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau Câu 1: Viết cấu hình electron các nguyên tử sau: - K (Z=19); Mg(Z=12) ; Al(Z=13). Nhận xét số electron ngoài cùng (Nhóm 1). - N(Z=7) ; S(Z=16) ; Br(Z=35) . Nhận xét số electron ngoài cùng (Nhóm 2). - Ne( Z=10) ; Ar( Z=18); Kr( Z=36). Nhận xét số electron ngoài cùng (Nhóm 3). Câu 2: (Nhóm 4) - Nguyên tử của các nguyên tố có tối đa bao nhiêu electron lớp ngoài cùng. - Nguyên tử có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử nào? - Nguyên tử có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử nào? - Nguyên tử có 8 e ở lớp ngoài cùng nào? - Nguyên tử có 4 e ở lớp ngoài cùng là những nguyên tử nào? |
PHIẾU HỌC TẬP 4 Trắc nghiệm. Câu 1: Cấu hình electron của Natri là 1s2 2s2 2p6 3s1. Câu trả lời nào sau đây sai: A. Lớp K có 2 electron. B. Lớp L có 8 electron. C. Lớp M có 3 electron. D. Lớp ngoài cùng có 1 electron. Câu 2: Nguyên tố có cấu hình electron đúng là: A. 1s2 2s2 3s2 2p6 3p3. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3. C. 1s2 2s2 2p7 3s2 3p2. D. 1s22s22p63s23p6 3d10 4s2 4p1. Câu 3: Cho cấu hình nguyên tố của A là: 1s22s22p5. Loại chất của A: A. kim loại. B. khí hiếm. C. phi kim. D. Có thể là kim loại hay phi kim. Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 4s1. Hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là:. A. 19. B. 20+. C. 19+. D. 21. Câu 5: Hãy ghép cấu hình electron ở trạng thái cơ bản với nguyên tử thích hợp Cấu hình electron Nguyên tử A. 1s22s22p5 a. Cl. B. 1s22s22p4 b. S. C. 1s22s22p63s23p4 c. O. D. 1s22s22p63s23p5 d. F. Câu 6: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là? A. 6. B. 8. C. 14. D. 16. Câu 7: Cho biết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố sau: X: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 Y: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2. Z: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 Nguyên tố kim loại là: A. X. B. Y. C. Z. D. X và Y. Câu 8: Cho biết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố sau: X: 1s2 2s2 2p6 Y: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Z: 1s2 2s2 2p3 Nguyên tố phi kim là: A. X. B. Y. C. Z. D. Z và Y. Câu 9: Nguyên tử A (Z = 25) có số e ngoài cùng là: A. 2. B. 5. C. 3. D. 7. |
Ngày soạn:
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 13 . BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
HS nêu được
- Nêu được về lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoáhọc.
- Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì,nhóm).
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (dựa theo cấu hìnhelectron).
- Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính chất hoá học: kim loại, phi kim, khí hiếm).
- Quan sát bảng tuần hoàn rút ra được nhận xét.
- Vận dụng cấu hình e, biết được vị trí của nguyên tố trong bảng HTTH và ngược lại.
- Giải bài tập hóa học có liên quan.
2.Phẩm chất :
+ Hiểu được tầm quan trọng của bảng HTTH phục vụ việc nghiên cứu khoa học của con người.
+ Say mê, hứng thú và yêu thích môn học
2. Năng lực
- Năng lực làm việc cá nhân
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Huy động kiến thức đã biết của HS về cấu hình electron, số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng, cách dùng sơ lược bảng tuần hoàn nhằm hình thành kiến thức mới. Tuy nhiên HS chưa hiểu và giải thích được vì sao các nguyên tố được sắp xếp như vậy đó là cơ sở để tạo ra mâu thuẫn nhận thức. | Bước 1: Lập kế hoạch dự án (Chia lớp thành 3 nhóm): Tìm hiểu lịch sử tìm ra bảng tuần hoàn, viết cấu hình electron, xác định số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng. - GV định hướng, gợi ý cho HS tìm hiều về lịch sử ra đời của bảng HTTH (ra đời năm nào, do ai phát minh, quá trình lịch sử của sự phát minh ra bảng HTTH, lịch sử của sự phát triển của bảng HTTH…) - Góp ý, bổ sung kế hoạch hoạt động cho các dự án. - Thống nhất các tiêu chí đánh giá chung cho sản phẩm dự án. Bước 2: Thực hiện dự án - Liên lạc, nắm bắt tình hình thực hiện các nhóm. Giúp đỡ khi cần thiết. - Yêu cầu nhóm trưởng báo cáo sơ bộ về sản phẩm đạt được của nhóm mình. GV góp ý để nhóm tiếp tục hoàn thiện Bước 3: Báo cáo kết quả - Theo dõi, tổ chức cho HS báo cáo - Đặt câu hỏi để phát hiện vấn đề cần bổ sung Bước 4: Đánh giá năng lực của HS Tổng hợp, chính xác hóa những nội dung mà HS đưa ra dẫn dắt để kết nối với kiến thức mới ( Sử dụng kỹ thuật KWL) GV yêu cầu HS viết cấu hình electron 20 nguyên tố có Z từ 1 đến 20. Xác định số lớp electron,số electron lớp ngoài cùng . Từ đó nhận xét những nguyên tố nào giống nhau về các đặc điểm trên. - GV treo BTH cho HS kiểm chứng với sản phẩm đã nhận xét. - Từ đó rút ra nhận xét cách sắp xếp các nguyên tố trong BTH. - Từ đó xuất hiện mâu thuẫn nhận thức: electron hóa trị là gì? Cách xác định electron hóa trị, mối quan hệ giữa cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong BTH và ngược lại, vì sao BTH chỉ có 7 chu kỳ, 8 nhóm?… sẽ dẫn dắt vào hoạt động hình thành kiến thức. | - Các nhóm HS thảo luận, lập kế hoạch hoặc đề xuất các phương án khác nhau để tìm hiểu vấn đề. - Thực hiện theo kế hoạch, các cá nhân trong nhóm phối hợp và cung cấp thông tin cho nhóm trưởng. Liên lạc với GV khi cần trợ giúp. - Nhóm trưởng cùng các thành viên chuẩn bị nội dung, cấu trúc và hình thức báo cáo. - Sưu tầm tài liệu về lịch sử bảng HTTH. Sử dụng Powerpoint để trình chiếu nội dung. - Các nhóm/ HS khác lắng nghe, nhận xét hoặc bổ sung HS lắng nghe những kiến thức bổ sung, xem movie để biết rõ được lịch sử ra đời bảng HTTH K: cấu hình electron số lớp electron số electron lớp ngoài cùng W: - Electron hóa trị Cách xác định electron hóa trị - Mối quan hệ giữa cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong BTH ngược lại L: Nguyên tắc sắp xếp - Cấu tạo BTH * Yêu cầu sản phẩm của HS là Powerpoint để trình chiếu nội dung trả lời câu hỏi 1 của phiếu học tập. Câu hỏi 2 gọi bất kì HS của 1 trong 4 nhóm lên trình bày. - Đánh giá kết quả hoạt động + Thông qua quan sát quá trình HS HĐ nhóm, GV kịp thời phát hiện khó khăn của HS, GV gợi ý, đặt vấn đề để kết nối vào các hoạt động sau. + Nhận xét, tuyên dương nhóm nào hoạt động tốt hơn và hoàn thành các nhiệm vụ đến mức độ nào. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | |||
Nội dung 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn | |||||
- Nêu được 3 nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. | GV treo BTH và nêu câu hỏi cho HS thảo luận theo nhóm 2HS ( 2 HS thành 1 nhóm ) + Dựa vào BTH, hãy nhận xét về sự biến đổi về số hiệu nguyên tử của các nguyên tố? Các nguyên tố cùng hàng, cùng cột có đặc điểm gì giống nhau? + GV cho HS trả lời, góp ý, rút ra quy luật sau đó GV kết luận lại vấn đề. - Dự kiến khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ + HS nhận xét các nguyên tử nguyên tố cùng cột có số electron lớp ngoài cùng giống nhau chứ chưa biết về electron hóa trị. + GV đưa ra khái niệm electron hóa trị và cách xác định electron hóa trị thông qua một số ví dụ cụ thể. | - Sản phẩm: HS ghi phần trả lời vào vở I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH * Có 3 nguyên tắc: 🡪 Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 🡪 Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng (chu kì) 🡪 Các nguyên tố có số electron hoá trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành 1 cột (Nhóm). * Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học. * Số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng + Số electron ở phân lớp sát lớp ngoài cùng chưa bão hòa (nếu có) - Đánh giá kết quả hoạt động + Thông qua quan sát quá trình HS HĐ nhóm, GV kịp thời phát hiện khó khăn của HS, GV gợi ý, đặt vấn đề để kết nối vào các hoạt động sau. + Nhận xét, tuyên dương HS nào hoạt động tốt và nhận xét mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của HS. | |||
Nội dung 2: Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn | |||||
- Nêu được cấu tạo bảng HTTH (ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm). - Xác định được vị trí của nguyên tố trong BTH dựa vào cấu hình electron nguyên tử nguyên tố. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. | - Chia lớp thành 4 nhóm, cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2. * Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ: - Việc xác định số thứ tự nhóm B hơi phức tạp GV cần nhấn mạnh, khắc sâu cách xác định số electron hóa trị cho học sinh. - HS chưa biết sử dụng số lượng nguyên tố ở các chu kì để xác định số hiệu nguyên tử của các nguyên tố cùng nhóm A nên GV cần hướng dẫn (nếu đã biết Z của 1 nguyên tố thì sẽ xác định được Z của nguyên tố khác cùng nhóm A khi chúng thuộc 2 chu kì liên tiếp, có thể + 8 (các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ), 18 (các nguyên tố thuộc chu kì 4,5), 32 ( thuộc chu kì 6) * Trước khi tổ chức hoạt động luyện tập GV yêu cầu mỗi nhóm HS lập sơ đồ tư duy để củng cố và hệ thống hóa kiến thức toàn bài học | Nêu được cấu tạo BTH: 1.Ô nguyên tố: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. 2.Chu kì: - Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều ĐTHN nguyên tử tăng dần. + Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron. Ví dụ : 4M:1s22s2: chu kì 2. 8M: 1s22s22p4: chu kì 2. 14M: 1s22s22p63s23p2: chu kì 3. - BTH gồm 7 chu kì (đánh số từ 1→7) - Chu kì 1,2,3 được gọi là chu kì nhỏ (mỗi chu kì có 8 nguyên tố, trừ chu kì 1 chỉ có 2 nguyên tố) - Chu kì 4,5,6 được gọi là chu kì lớn (chu kì 7 chưa hoàn thành) (chu kì 4,5 mỗi chu kì có 18 nguyên tố, chu kì 6 có 32 nguyên tố) - Chu kì nào cũng thường bắt đầu bằng 1 KL kiềm và kết thúc bằng 1 khí hiếm.( Trừ chu kì 1) 3. Nhóm nguyên tố: - Là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hoá học tương tự nhau và được xếp thành 1 cột. - BTH có 8 nhóm A (8 cột) và 8 nhóm B (10 cột) a. Nhóm A: (gồm các nguyên tố s,p) - Được đánh số la mã: IA,IIA,IIIA ….VIIIA. - Số thứ tự của nhóm A = Số e hóa trị = số e lớp ngoài cùng → Nhóm A có cả nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn. Ví dụ: Na( Z = 11 ): 1s22s 22p 6 3s1 → IA O ( Z = 8 ): 1s22s 22p 4 → VIA b. Nhóm B: (gốm các nguyên tố d,f ) - Số thứ tự nhóm B đánh bằng chữ số la mã, từ IIIB🡪VIIIB rồi mới tới IB,IIB. - Số thứ tự của nhóm B = Số e hóa trị - Nhóm B chỉ gồm các nguyên tố của các chu kì lớn. Các nguyên tố của nhóm B được gọi là nguyên tố chuyển tiếp. - Cấu hình electron hoá trị tổng quát của các nhóm B: ( n – 1 )dansb Điều kiện: b = 2 ; 1a10 - Cách xác định số thự tự nhóm B: - Nếu: a + b < 8 → STT nhóm = a + b -Nếu a + b = 8, 9, 10 → STT nhóm = 8 -Nếu a + b > 10 → STT nhóm = (a + b) – 10 + Ví dụ: Z = 25 [Ar]3d54s2 → nhóm VIIB Z = 26 [Ar]3d64s2 → nhóm VIIIB Z = 30 [Ar]3d104s2 → nhóm IIB - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát quá trình HS HĐ nhóm, GV kịp thời phát hiện khó khăn của HS, GV gợi ý để học sinh giải quyết vấn đề. + Nhận xét, tuyên dương HS nào hoạt động tốt hơn và hoàn thành các nhiệm vụ đến mức độ nào. | |||
Nội dung 3: Một số nhóm A tiêu biểu | |||||
- Biết một số đặc điểm, tính chất chung của các nguyên tố trong nhóm điển hình. -- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. | Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hoạt động nhóm. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
- Hoạt động chung: GV yêu cầu HS lên trình bày nội dung, các HS còn lại lắng nghe, quan sát và nhận xét. | - Sản phẩm: a. Nhóm VIIIA ( nhóm khí hiếm) - Các nguyên tố: Heli (He), Neon (Ne), Argon (Ar), Kripton (Kr), Xenon (Xe), Rađon (Ra). - Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns2np6 (trừ He) có 8 electron ⇒ cấu hình electron bền vững nên: + Ở điều kiên thường các khí hiếm tồn tại ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử. + Hầu hết các khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học. b. Nhóm IA (nhóm kim loại kiềm) - Các nguyên tố: Liti (Li), Natri (Na), Kali (K), Rubiđi (Rb), Xesi (Cs), Franxi (Fr). - Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns1 ⇒ chỉ có 1 e ở lớp ngoài cùng. - Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử của các kim loại kiềm có khuynh hướng nhường đi một electron và chỉ có hoá trị 1. M → M+ + 1e. ⇒ Kim loại kiềm là những kim loại điển hình, có các tính chất hoá học: + Tác dụng mạnh với O2 → oxit bazơ tan trong nước. Ví dụ: 4Na + O2 → 2Na2O Tác dụng với H2O→hidroxit kiềm+H2 2M + 2H2O → 2MOH + H2 + Tác dụng với các phi kim tạo muối. c. Nhóm VIIA ( nhóm Halogen) - Các nguyên tố: Flo (F), Clo (Cl), Brom (Br), Iot (I), Atatin (At) - Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns2np5 ⇒ có 7 e ở lớp ngoài cùng. - Trong các phản ứng, các halogen có khuynh hướng thu thêm một electron và có hoá trị 1. X + 1e → X- ⇒ là các phi kim điển hình, phân tử gồm 2 nguyên tử: F2, Cl2, Br2,I2 - Tính chất hoá học: + Tác dụng với H2: X2 + H2 → 2HX (k), khí HX tan trong nước tạo thành dung dịch axit. +Tác dụng với kim loại → muối. Ví dụ: 2Na + Cl2 → 2NaCl. + Hiđroxit của chúng là các axit. Ví dụ: HClO, HClO3, … - Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho HS . GV nên khuyến khích HS tham gia nhất là HS khá giỏi để chia sẻ kết quả với lớp . | - HS giải quyết các câu hỏi sau 1. Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, Internet,...và cho biết những nguyên tố hóa học vừa tìm thấy mà chưa cập nhật vào BTH trong SGK hóa 10. 2. Em hãy nhận xét số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử nguyên tố nhóm A? - GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo. | Sản phẩm hoạt động : Báo cáo của HS trình bày bằng powerpoint |
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhận biết.
Câu 1: Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai?
A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
Câu 2: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn do Men-đê-lê-ép công bố được sắp xếp theo chiều tăng dần
A. khối lượng nguyên. B. bán kính nguyên tử.
C. số hiệu nguyên tử. D. độ âm điện của nguyên tử.
Câu 3: Hai nguyên tố A và B cùng một nhóm, thuộc hai chu kì nhỏ liên tiếp nhau (ZA < ZB). Vậy ZB – ZA =
A. 1. B. 6. C. 8. D. 18.
Câu 4: Chỉ ra nội dung sai khi nói về các nguyên tố trong cùng một nhóm:
A. Có tính chất hoá học gần giống nhau.
B. Nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.
C. Được sắp xếp thành một hàng.
D. Nguyên tử của chúng có số electron hoá trị bằng nhau.
A. 4 và 3. B. 3 và 4. C. 18 và 32. D. 8 và 18.
Câu 5: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là
A. 8 và 18. B. 18 và 8. C. 8 và 8. D. 8 và 32.
Mức độ thông hiểu.
Câu 6: Viết cấu hình e đầy đủ của các nguyên tố sau:
a/ Canxi thuộc chu kỳ 4 nhóm IIA.
b/ Lưu huỳnh thuộc chu kỳ 3 nhóm VIA.
Câu 7: Nguyên tố hóa học X thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Số electron lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố là 20.
B. Vỏ nguyên tử có electron 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton.
D. Hạt nhân nguyên tử có 20 notron.
Câu 8: Nguyên tố X có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 4p3. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là.
A. chu kì 3, nhóm IVA. B. chu kì 4, nhóm IIIA.
C. chu kì 4, nhóm VA. D. chu kì 4, nhóm VB.
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
1) Nguyên tử nguyên tố X có 1 electron lớp ngoài cùng thì X thuộc nhóm IA.
2) Nguyên tử nguyên tố Y có 2 electron hóa trị thì Y thuộc nhóm IIB.
3) Nguyên tử nguyên tố R có số electron lớp ngoài cùng 3 thì R thuộc nhóm. A.
4) Nguyên tố T ở chu kỳ lớn thì T thuộc nhóm. B.
5) Nguyên tử nguyên tố X có 2 electron lớp ngoài cùng và X là nguyên tố s thì X thuộc nhóm IIA.
Số phát biểu luôn đúng là.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
1) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B, mỗi nhóm đều có một cột.
2) Chu kì là dãy nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
3) Trong bảng tuần hoàn, mỗi nguyên tố được xếp vào một ô nguyên tố theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
4) Bảng tuần hoàn có 7 chu kì và số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp e có trong nguyên tử.
5) Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
Số phát biểu đúng là.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Mức độ vận dụng.
Câu 11: Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng 1 chu kỳ và có tổng số hạt proton của hai nguyên tử thuộc hai nguyên tố A, B là 25. Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn, so sánh tính chất hóa học cơ bản của A và B.
Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. Xác định vị trí các nguyên tố A và B trong BTH.
Câu 13: Hai nguyên tố A và B đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kỳ liên tiếp. Tổng số hạt proton của hai nguyên tử hai nguyên tố đó là 32.
a/ Viết cấu hình e của hai nguyên tử nguyên tố đó.
b/ Xác định vị trí của hai nguyên tố đó trong bảng TH.
Câu 14: Nguyên tử X có 5 electron ở phân lớp 3d. Cho các phát biểu sau:
1) X ở ô 25, chu kì 4, nhóm VIIB. 2) Số hạt mang điện trong nguyên tử X là 50.
3) X có 4 lớp electron. 4) X là nguyên tố d 5) X ở ô 25, chu kì 4, nhóm VIB.
Số phát biểu luôn đúng là.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Mức độ vận dụng cao.
Câu 15: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?
A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
B. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.
D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
Câu 16: Anion X và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu 17: Phân lớp eltron ngoài cùng của hai nguyên tử A, B là 3p và 4s. Tổng số electron trên hai phân lớp này là 7 và hiệu số electron trên hai phân lớp này là 3. Xác định vị trí của 2 nguyên tố A, B trong BTH?
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tình huống xuất phát Câu 1: Tìm hiều về lịch sử ra đời của bảng HTTH ( ra đời năm nào, do ai phát minh, quá trình lịch sử của sự phát minh ra bảng HTTH, lịch sử của sự phát triển của bảng HTTH…)? Câu 2: Viết cấu hình electron 20 nguyên tố có Z từ 1 đến 20. Xác định số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng. Từ đó nhận xét những nguyên tố nào giống nhau về các đặc điểm trên |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Cấu tạo bảng tuần hoàn Câu hỏi 1: Ô nguyên tố cho em biết những điều gì ? Cách xác định STT ô nguyên tố ? Câu hỏi 2: - Thế nào là chu kì? - Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì? - Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố có Z= 15,16, 17, 19, 26, 29, 30. Xác định số thứ tự của chu kì. - Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn. Đó là những chu kì nào? - Bắt đầu và kết thúc mỗi chu kì là những nguyên tố gì? - Số lượng nguyên tố có trong mỗi chu kì. Câu hỏi 3: Nhóm nguyên tố là gì? Sự khác nhau của nhóm A và nhóm B: - Cách xác định số electron hóa trị. - Cách xác định số thứ tự của nhóm - Các nguyên tố nhóm A và B được cấu tạo từ các nguyên tố nào. Câu hỏi 4: Lấy 1 ví dụ cụ thể, từ cấu hình electron nguyên tử của 1 nguyên tố bất kì có thể xác định được vị trí nguyên tố đó trong bảng HTTH như thế nào? Và ngược lại. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Luyện tập Câu 1: Các nguyên tố có cùng đặc điểm nào sau đây thì xếp thành một hàng ngang? A. Có cùng số electron hóa trị. B. Có cùng số lớp electron. C. Có cùng khối lượng nguyên tử. D. Có cùng tính chất hóa học. Câu 2: Trong trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn lần lượt là?. A. 3 và 3. B. 3 và 4. C. 4 và 4. D. 4 và 3. Câu 3: Cho ZX = 15, ZY = 19. Hãy viết cấu hình e nguyên tử của X, Y và xác định vị trí của chúng trong BTH?. Câu 4: Nguyên tố X có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 4p3. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là. A. chu kì 3, nhóm IVA. B. chu kì 4, nhóm IIIA. C. chu kì 4, nhóm VA. D. chu kì 4, nhóm VB. Câu 5: Viết cấu hình e đầy đủ của các nguyên tố sau: a/ Canxi thuộc chu kỳ 4 nhóm IIA. b/ Lưu huỳnh thuộc chu kỳ 3 nhóm VIA. Câu 6: Nguyên tố hóa học X thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Số electron lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố là 20. B. Vỏ nguyên tử có electron 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron. C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton. D. Hạt nhân nguyên tử có 20 notron. Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. Xác định các nguyên tố A và B. Câu 8: Hai nguyên tố A và B đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kỳ liên tiếp. Tổng số hạt proton của hai nguyên tử hai nguyên tố đó là 32. a/ Viết cấu hình e của hai nguyên tử nguyên tố đó. b/ Xác định vị trí của hai nguyên tố đó trong bảng TH. Câu 9: Cho A,B,C là 3 nguyên tố thuộc 3 chu kì liên tiếp trong BTH và cùng thuộc một nhóm trong đó SHNT A>B>C và ZA + ZB = 50. Xác định số hiệu nguyên tử của A, B,. C. |
Ngày soạn:
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 14, 15,16,17: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON CÁC NGUYÊN TỐ VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được:
- Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A) (dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng và dựa theo số lớp electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuốngdưới).
- Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhómA).
- Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Viết được phương trình hoá học minh hoạ.
- Phát biểu được định luật tuầnhoàn.
- So sánh, dự đoán được tính chất của các nguyên tố ở cùng chu kì, nhóm hay lân cận vị trí trong bảng HTTH
- Giải bài tập hóa học có liên quan.
2. Phẩm chất :
- Giáo dục đức tính cẩn thận khi thao tác thí nghiệm, tiết kiệm hóa chất để bảo vệ môi trường.
- Ứng dụng của bảng HTTH phục vụ việc nghiên cứu khoa học của con người.
2. Năng lực :
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | |
- Huy động các kiến thức đã tiếp thu được của học sinh về bảng tuần hoàn. - Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. | 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: HĐ nhóm: - GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận hoàn thành nội dung trong PHT số 1.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên thống nhất để ghi lại kết quả vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ. 3. Báo cáo, thảo luận: HĐ chung cả lớp: - GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức. | + Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể không nêu đúng được mối liên hệ giữa electron hóa trị và tính chất hóa học của các nguyên tố. GV hướng dẫn chi tiết và giúp HS hoàn thành bài. * Sản phẩm: - Electron hóa trị quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố. Do đó những nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng electron hóa trị thì TCHH của chúng tương tự nhau. - Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được sự chuyển động của e trong nguyên tử. * Đánh giá: + Qua quan sát: GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài. - Tiếp tục phát huy các năng lực như: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm,... | HS giải quyết các câu hỏi và bài tập ở phiếu học tập số 2 Cho đại diện các nhóm lên vẽ sơ đồ tư duy củng cố bài học Học sinh hoạt động cá nhân và cặp đôi để hoàn thành các câu hỏi lồng ghép trong các hoạt động hình thành kiến thức. Giáo viên mời đại diện lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung hoàn thiện. - Dự kiến một số khó khăn của học sinh: Một số dạng bài tập HS chưa biết cách giải quyết, giáo viên cần hướng dẫn phương pháp và kĩ thuật giải. | Sản phẩm: + HS xây dựng được sơ đồ hóa được sự biến thiên tính chất của các nguyên tố và các chất. + Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. * Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Khi HS hoạt động cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. Giáo viên kiểm tra nhận xét, đánh giá kết quả |
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhậnbiết.
Câu 1: Đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?
A. Tỷ khối. B. Số lớp electron. C. Số e lớp ngoài cùng. D. Điện tích hạt nhân.
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất?
A. Cl. B. I. C. Br. D. F.
Câu 3: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho:
A. Khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
B. Khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.
C. Khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.
D. Khả năng tham gia phản ứng hoá học mạnh hay yếu của nguyên tử đó.
Câu 4: Đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?
A. Bán kính nguyên tử. B. Nguyên tử khối.
C. Tính kim loại, tính phi kim. D. Hoá trị cao nhất với oxi.
Câu 5: Phát biểu nào sai trong số các phát biểu sau đây về quy luật biến thiên tuần hoàn trong 1 chu kì khi đi từ trái sang phải.
A. Hóa trị cao nhất đối với oxi tăng dần từ IVII.
B. Hóa trị đối với hidro của phi kim giảm dần từ VIII.
C. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D. Oxit và hidroxit có tính bazơ giảm dần, tính axit tăng dần.
Câu 6: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử các nguyên tố:
A. Tăng theo chiều tăng của độ âm điện. B. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. D. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại.
Câu 7: Sự biến đổi độ âm điện của dãy nguyên tố F, Cl, Br, I là:
A. Không xác định. B. Tăng dần. C. Giảm dần. D. Không biến đổi.
Câu 8: Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì:
A. Kim loại mạnh nhất là natri. B. Phi kim mạnh nhất là clo.
C. Phi kim mạnh nhất là oxi. D. Phi kim mạnh nhất là flo.
Câu 9: Các nguyên tố nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử quyết định tính chất hoá học của nhóm?
A. Số electron lớp K bằng 2. B. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.
C. Só lớp electron như nhau. D. Số electron ở lớp ngoài cùng bằng 1.
Câu 10: Quy luật biến đổi tính bazơ của dãy hiđroxit NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 là:
A. Tăng dần. B. Không thay đổi. C. Giảm dần. D. Không xác định.
Câu 11: Quy luật biến đổi tính axit của dãy hiđroxit H2SiO3, H2SO4, HClO4 là:
A. Không xác định. B. Không thay đổi. C. Tăng dần. D. Giảm dần
Mức độ hiểu.
Câu 12: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R2O3?
A. 15P. B. 12Mg. C. 14Si. D. 13Al.
Câu 13: Các phát biểu về nguyên tố nhóm IA ( trừ H) như sau:
1/ còn gọi là nhóm kim loại kiềm 2/ Có 1 electron hoá trị 3/ Dễ nhường 1 electron.
Những câu phát biểu đúng là:.
A. 1 và 3. B. 1, 2 và 3. C. 2 và 3. D. 1 và 2.
Câu 14: Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử?
A. I, Br, Cl, P. B. O, S, Se, Te. C. C, N, O, F. D. Na, Mg, Al, Si.
Câu 15: Điều khẳng định nào sau đây không đúng? Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, thì:
A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần. B. Tính phi kim của các nguyên tố tố giảm dần.
C. Tính bazơ của các hiđroxit tương ứng tăng dần. D. Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.
Câu 16: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây có hoá trị cao nhất với oxi bằng I?
A. Nhóm VIA. B. Nhóm IIA. C. Nhóm IA. D. Nhóm VIIA.
Câu 17: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Công thức của hợp chất khí với hiđro là:
A. RH3. B. RH4. C. H2R. D. HR.
Câu 18: Dãy các nguyên tố nhóm VA gồm: N, P, As, Sb, Bi. Từ N đến Bi, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều:
A. Giảm dần. B. Giảm rồi tăng. C. Tăng rồi giảm. D. Tăng dần
Mức độ vận dụng thấp.
Câu 19: Các nguyên tố: nitơ, silic, oxi, photpho; tính phi kim của các nguyên tố trên tăng dần theo thứ tự
A. Si < N < P < O. B. Si < P < N < O. C. P < N < Si < O. D. O < N < P < Si.
Câu 20: Oxit cao nhất của một nguyên tố R có công thức là R2O5. trong hợp chất với hiđro, R chiếm 82,35% về khối lượng. Vậy R là:
A. 14N. B. 122 Sb. C. 31P. D. 75As.
Câu 21: Cho 78 gam một kim loại thuộc nhóm kim loại điển hình (thuộc nhóm IA) tác dụng với nước sau phản ứng tạo ra 22,4 lít khí hiđro (đo ở đktc). Vậy kim loại đó là:
A. Li. B. Na. C. Cs. D. K.
Câu 22: Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức là RH4. Oxit cao nhất của R chứa 53,33% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là:
A. 12C. B. 207Pb. C. 119Sn. D. 28Si
Mức độ vận dụng cao.
Câu 23: Hoà tan hoàn 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại X và Y ( X, Y đều thuộc nhóm IIA) vào nước được 100ml dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa được dung dịch M. Cô cạn M được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là:
A. 9,12. B. 9,20. C. 9,10. D. 9,21.
Câu 24: X là một oxit của một nguyên tố thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn có tỉ khối so với metan (CH4) bằng 5. Công thức hoá học của X là: ( Biết khối lượng nguyên tử của S, Se, Te lần lượt là 32; 79; 128)
A. SO3. B. SO2. C. SeO3. D. TeO2
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Luyện tập. Câu 1: Chọn thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm: A. Li < Na < K < Rb < Cs. B. Cs < Rb < K < Na < Li.C. Li < K < Na < Rb < Cs. D. Li < Na < K< Cs < Rb. Câu 2: Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng? A. I, Br, Cl, P. B. C, N, O, F. C. Na, Mg, Al, Si. D. O, S, Se, Te. Câu 3: Cho các nguyên tố và số hiệu nguyên tử 13Al; 11Na; 12 Mg; 16S. Dãy thứ tự đúng về bán kính nguyên tử tăng dần là: A. Al < Na < Mg < S. B. Na < Al < S < Mg. C. S < Mg < Na < Al. D. S < Al < Mg < Na. Câu 4: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: A. K, Mg, N, Si. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, Si, N. D. N, Si, Mg, K. Câu 5: Sắp xếp các nguyên tử Al, Si, Na, K, Mg theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần: A. K, Na, Mg, Al, Si. B. Si, Al, Mg, Na, K. C. Na, K, Mg, Si, Al. D. Si, Al, Na, Mg, K. Câu 6: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử và ion? A. K+ > Ca2+ > Ar. B. Ar > Ca2+ > K+. C. Ar > K+ > Ca2+. D. Ca2+ > K+ > Ar. Câu 7: Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp đúng theo thứ tự giảm dần độ âm điện? A. F, O, P, N. B. O, F, N, P. C. F, O, N, P. D. F, N, O, P. Câu 8: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự: A. R < M < X < Y. B. M < X < R < Y. C. Y < M < X < R. D. M < X < Y < R. Câu 9: Tính chất nào sau đây của các nguyên tố giảm dần từ trái sang phải trong một chu kì A. độ âm điện. B. tính kim loại. C. tính phi kim. D. số oxi hoá trong oxit. Câu 10: Tính chất bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây? A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Vừa giảm vừatăng. Câu 11: Tính axit của các HX (X: F, Cl, Br, I) tăng dần theo dãy nào sau đây? A. HF < HCl < HBr < HI. B. HCl < HF < HBr < HI. C. HF < HI < HBr < HF. D. HI < HBr < HCl < HF. Câu 12: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần? A. H2SiO3, HAlO2, H3PO4, H2SO4, HClO4. B. HClO4, H3PO4, H2SO4, HAlO2, H2SiO3. C. HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2. D. H2SO4, HClO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2. Câu 13: Nguyên tố R có oxit cao nhất là RO2. Trong hợp chất khí với hiđro chứa 75% khối lượng R. Hợp chất với hiđro có công thức là:. A. CH3. B. NH3. C. CH4. D. SH2. Câu 14: Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là:. A. 14. B. 31. C. 32. D. 52. Câu 15: Hoà tan hoàn 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại X và Y ( X, Y đều thuộc nhóm IIA) vào nước được 100ml dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa được dung dịch M. Cô cạn M được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là:. Câu 16: Một hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng HTTH có tổng khối lượng là 41,9 gam. Xác định A, B và số mol của cacbonat trong hỗn hợp X biết rằng khi cho X tác dụng với H2SO4 dư và cho khí CO2 tạo ra phản ứng hết với nước vôi trong dư ta thu được 3,5g kết tủa. |
Ngày soạn:
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 18 và Tiết 21: LUYỆN TẬP BẢNG TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC .
I. MỤC TIÊU:
1.kiến thức :
HS hiểu được:
- Nêu được mối liên hệ giữa các vị trí của các nguyên tố trong BTH với cấu tạo nt, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
-Từ vị trí nguyên tố trong BTH suy ra: Cấu hình e; tính chất hóa học cơ bản; so sánh tính kim loại, phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận.
- Nêu được cấu tạo BTH. Sự biến đổi tuần hoàn, cấu hình e. Tính kim loại, phi kim.
- Sự biến đổi tuần hoàn bk nt, độ âm điện, hóa trị, ĐLTH.
: * Học sinh có kỹ năng sử dụng bảng tuần hoàn, trên cơ sở:
Cấu tạo nguyên tử Vị trí nguyên tố Tính chất nguyên tố
( Z,Số p,số e,lớp e,e ngoài cùng) ( Stt nguyên tố, Stt CK, Stt nhóm A) (Tính KL, PK, h/c ôxit, hiđroxit,hóa trị cao với oxi, hiđro
2 Phẩm chất:
- Kích thích sự hứng thú học tập, hứng thú bộ môn.
- Phát huy khả năng tư duy của học sinh.
2. Năng lực
- Năng lực tự tìm tòi và học tập
- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các tình huống thực tiễn
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, phiếu học tâp, nội dung bài học.
4. Chuẩn bị của học sinh: tìm hiểu nội dung của bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Huy động các kiến thức đã được học, kiến thức thực tế của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. | Tái hiện lại các kiến thức đã học: - Hoạt động ở nhà: Hướng dẫn học sinh ôn lại các kiến thức đã học - Hoạt động ở lớp: Giải các bài tập trong phiếu học tập số 1 | GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý bổ sung. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động + Thông qua trả lời của học sinh giáo viên kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung 1:Mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó | ||
- Hiểu được mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó. - Rèn năng giải quyết vấn đề, tự học và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. | HS nghiên cứu SGK, cá nhân trả lời phiếu học tập số 2 Phương thức tổ chức hoạt động : - GV cho HS hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi ở phiếu học tập số 2 - GV cho một HS lên bảng, các HS khác theo dõi, nhận xét. | - Sản phẩm: * Nguyên tố có STT 20, chu kì 4, nhóm IIA ta suy được - Nguyên tử có 20p, 20e - Nguyên tử có 4 lớp e - Số e lớp ngoài cùng là 2 - Đó là nguyên tố Ca * Từ cấu hình electron nguyên tử ta suy được - Ô nguyên tố thứ 19 vì có 19e(=19p) - Chu kì 4 vì có 4 lớp e - Nhóm IIA vì có 2e lớp ngoài cùng - Đó là Kali Kết luận: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo của nguyên tố đó và ngược lại. - Số thứ tự của nguyên tố ↔ Số proton, số electron - Số thự tự của chu kì ↔ Số lớp electron. - Số thứ tự của nhóm A ↔ Số electron lớp ngoài cùng. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động . + Thông qua quan sát quá trình HS hoạt động, GV kịp thời phát hiện khó khăn của HS, GV gợi ý để học sinh giải quyết vấn đề. + Nhận xét, tuyên dương HS nào hoạt động tốt hơn và hoàn thành các nhiệm vụ đến mức độ nào. + Yêu cầu mỗi HS trả lời kết quả vào vở. |
Nội dung 2: Mối quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố | ||
- HS hiểu được mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố và tính chất của nó. - Rèn năng giải quyết vấn đề, tự học và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. | - GV cho HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi ở PHT số 3 - GV cho hoạt động nhóm để thảo luận và rút ra kết luận chung. - GV cho một HS lên bảng, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. * Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hổ trợ: HS khó khăn trong lập bảng, GV hướng dẫn chi tiết | Dự kiến sản phẩm của HS II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố - Biết vị trí nguyên tố trong BTH, có thể suy ra: + Tính kim loại, tính phi kim. + Hoá trị cao nhất trong hợp chất với oxi ⇒ công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng. + Hoá trị trong hợp chất với hiđro → công thức hợp chất với hiđro. + Oxit và hiđroxit có tính axit hay tính bazơ. Ví dụ: Biết nguyên tố ở ô thứ 16 trong bảng tuần hoàn, nêu tính chất của nguyên tố đó? Giải: S ở nhóm VIA, chu kì 3 ⇒ S là phi kim. - Hóa trị cao nhất với Oxi bằng 6, công thức SO3, oxit có tính axit. - Hóa trị trong hợp chất khí với Hiđro là 2. Công thức H2S. - Hiđroxit tương ứng là: H2SO4 có tính axit mạnh. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động . + Thông qua quan sát quá trình nhóm hoạt động, GV kịp thời phát hiện khó khăn của HS, GV gợi ý để học sinh giải quyết vấn đề. + Nhận xét, tuyên dương nhóm nào hoạt động tốt hơn và hoàn thành các nhiệm vụ đến mức độ nào. + Yêu cầu mỗi HS trả lời kết quả vào vở. |
Nội dung 3: So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận | ||
- Biết so sánh tính chất hoá học của các nguyên tố hoá học với nhau. - Rèn năng giải quyết vấn đề, tự học và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. | - GV cho HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi so sánh tính chất của các nguyên tố lân cận trong một chu kỳ và một nhóm. - GV cho một HS lên bảng, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. * Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hổ trợ: HS khó khăn trong việc xác định vị trí tương đối của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, GV hướng dẫn chi tiết . | Dự kiến sản phẩm của HS 1. Dựa vào qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận. 2.So sánh TCHH: a. P(Z=15) với Si(Z=14) và S(Z=16) b. P(Z=15) với N(Z=7) và As(Z=33) - Si, P, S thuộc cùng một chu kì => theo chiều tăng của Z => tính PK tăng dần Si < P < S - N, P, As thuộc cùng nhóm A => theo chiều tăng của Z => tính PK tăng dần As < P < N Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động . + Thông qua quan sát quá trình làm việc của các cá nhân, GV kịp thời phát hiện khó khăn của HS, GV gợi ý để học sinh giải quyết vấn đề. + Nhận xét, tuyên dương cá nhân nào hoạt động tốt hơn và hoàn thành các nhiệm vụ đến mức độ nào. + Yêu cầu mỗi HS trả lời kết quả vào vở. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Tiếp tục phát triển năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. | - Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 4. - Ở hoạt động này GV cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, có thể cho HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi trong phiếu học tập - Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số học sinh trình bày kết quả, các HS khác góp ý bổ sung. - GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức, phương pháp giải bài tập. | - Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu 1: Cho biết R có Z = 17.
- Xác định vị trí của R trong bảng HTTH, CT oxit cao nhất, hidroxit cao nhất, hợp chất với H và tính chất của các hợp chất này?
- So sánh tính chất của hợp chất của R với các hợp chất của 2 nguyên tố trên và dưới R trong cùng nhóm.
Mức độ thông hiểu.
Câu 2: Hợp chất ion được tạo bởi các ion M2+ và X2-. Biết rằng trong phân tử MX tổng số hạt là 84. Số n và số p trong hạt nhân nguyên tử M và X bằng nhau. Số khối của X2- lớn hơn số khối của M2+ là 8.Viết cấu hình e của M2+; X2-. Xác định vị trí của M và X trong bảng HTTH?
Mức độ vận dụng.
Câu 3: Một nguyên tử R có tổng số các hạt là 48.
a) Cho biết tên và xác định vị trí của Rtrong bảng HTTH?
b)Viết CTHH của oxit và hidro ứng với hóa tri cao nhất của R, cho biết tính chất của các chất này?.
Câu 4: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt bằng 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.
a)Xác định vị trí của X trong bảng HTTH? b)Viết pư điều chế trực tiếp X?.
Câu 5: Y là hidroxit của nguyên tố M thuộc nhóm IA hoặc IIA hoặc IIIA. Cho 80g dd 50% của Y pư hết với dd HCl rồi cô cạn thu được 5,85 gam muối khan. Xác định Y?
Mức độ vận dụng cao.
Câu 6: X và Y là nguyên tố ở hai chu kì liên tiếp và thuộc cùng một nhóm A, Y ở dưới X. Cho 8 gam Y tan hoàn toàn trong 242,4g nước thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc và dung dịch M.
a. Xác định X, Y và viết cấu hình e của hai nguyên tử?
b. Tính C% của dung dịch M?
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3, nhóm VIIA. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+, 3 lớp electron và lớp ngoài cùng có 6 electron. a) Viết cấu hình electron. b) Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn Câu 3: So sánh tính axit của: H3PO4 với H2SiO4, H2SO4; H3PO4 với HNO3, H3AsO3. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Khi biết vị trí của một nguyên tố trong BTH ta có thể biết được những gì? Câu 2: Nguyên tố có STT 20, chu kì 4, nhóm IIA. Hãy cho biết: - Số proton, số electron trong nguyên tử? - Số lớp electron trong nguyên tử? - Số eletron lớp ngoài cùng trong nguyên tử? Câu 3: Khi biết cấu tạo nguyên tử của một nguyên tố ( Cấu hình electron ) ta viết được những gì về vị trí của nguyên tố đó trong BTH Câu 4: Cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố là: [Ar]4s1. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn? | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Hoàn thành bảng sau
Câu 2: Nguyên tố M ở ô thứ 16, nhóm VIA, chu kì 3 . Hãy cho biết tính chất của M | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Luyện tập. Câu 1: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IIA. R có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là A. 2s2. B. 3s2. C. 3p2. D. 2p2. Câu 2: Ion R2+ có cấu hình eletron lớp ngoài cùng là 3s23p63d10. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là? A. Chu kỳ 3, nhóm IIB. B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB. C. Chu kì 4, nhóm IIB. D. Chu kỳ 3, nhóm VIIIB. Câu 3: Ion R2+ có cấu hình eletron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là? A. Chu kỳ 2, nhóm VIIIA. B. Chu kỳ 3, nhóm IIIA. C. Chu kỳ 2, nhóm VIA. D. Chu kì 3, nhóm IIA. Câu 4: Nguyên tố X có số electron ở lớp M là 3. Nguyên tố X nằm ở ô thứ mấy trong bảng tuần hoàn? A. 13. B. 3. C. 15. D. 5. Câu 5: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton là 25. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là: A. X và Y thuộc chu kì 3, X nhóm IIIA, Y nhóm IVA. B. X và Y thuộc chu kì 3, X nhóm IIA, Y nhóm IIIA. C. X và Y thuộc chu kì 3, X nhóm IA, Y nhóm IIA. D. X và Y thuộc chu kì 4, X nhóm IIIA, Y nhóm IVA. Câu 6: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng là. Hãy xác định vị trí và tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó? Câu 7: Một nguyên nằm ở chu kì 3, nhóm VIA của BTH. Hãy xác định cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó? |
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 19: ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái quát được nội dung kiến thức đã học trong hai chương.
- Ôn tập, làm bài tập các dạng trong chương trình.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm các bài tập.
- Giáo dục ý thức, rèn luyện kĩ năng khi làm bài kiểm tra.
- Tự giác, chủ động lĩnh hội kiến thức.
2. Phẩm chất
- Xây dựng lòng tin, tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học.
3. Năng lực:
- Năng lực tự học của HS
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực quan sát và tính toán.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: Chuẩn bị đề cương câu hỏi ôn tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Huy động kiến thức của học sinh để cũng cố và hoàn thiến kiến thức đã học,tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới hơn. | Tái hiện lại các kiến thức đã học - Hoạt động ở nhà: Hướng dẫn học sinh ôn lại các kiến thức đã học - Hoạt động ở lớp: Giải các bài tập trong phiếu học tập số 1 | Thông qua trả lời của học sinh giáo viên kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. GV vào bài : Việc hệ thống kiến thức và vận dụng kiến thức này vào tính toán để giải các bài toán hóa học rất quan trọng . Hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài luyện tập để thấy rõ vấn đề này. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | |
Nội dung 1: Hệ thống kiến thức cần nắm | |||
+ Học sinh nhớ lại cấu tạo vỏ nguyên tử + HS viết được cấu hình electron nguyên tử . | Nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm . + Hoạt động cá nhân: Nghiên cứu lại SGK Hóa 10. + Hoạt động nhóm: Hoàn thành tóm tắt. * Dự kiến một số khó khăn của học sinh: 1 số HS chưa biết hoàn thành bảng tóm tắt, GV hướng dẫn | * Dự kiến sản phẩm của HS Sản phẩm: các nhóm hoàn thành Phần báo báo : các nhóm báo cáo * Đánh giá kết quả học tập: + Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự chia sẻ của các nhóm khác, giáo viên chốt lại kiến thức cần nắm. | |
Nội dung 2: Bài tập tổng hợp lý thuyết | |||
Rèn luyện kỹ năng tái hiện kiến thức đã học Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác của học sinh. | Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, kĩ thuật tia chớp GV yêu cầu cá nhân và các nhóm thực hiện PHT số 2 Hoạt động cá nhân: Thực hiện các bài tập với mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp -Hoạt động nhóm: Thảo luận, hoàn thành các bài tập vận dụng cao -Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác chia sẻ thêm thông tin. | + Thông qua quan sát: Trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự chia sẻ của các nhóm khác, giáo viên chốt lại đáp án. | |
Nội dung 3: Cấu hình electron nguyên tử | |||
-HS viết được cấu hình electron nguyên tử -Rèn luyện năng lực quan sát và tính toán của học sinh -Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác của học sinh | Tự nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm, - Hoạt động cá nhân: Tìm tòi các dạng bài tập về khối lượng nguyên tử, số hạt p,n,e -Hoạt động nhóm: Thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 3 + Thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 3 -Hoạt động cả lớp: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác chia sẻ thêm thông tin. * Dự kiến một số khó khăn của học sinh: - HS không biết các bước thực hiện dạng bài tập này nên GV sử dụng PP đàm thoại để gợi mở. | * Dự kiến sản phẩm của HS HS thực hiện và ghi vào vở * Đánh giá kết quả học tập: + Thông qua quan sát: Trong quá trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự chia sẻ của các nhóm khác, giáo viên chốt lại kiến thức. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học Rèn luyện kĩ năng kĩ năng tính toán, kĩ năng giải nhanh các bài tập trắc nghiệm. | HS giải quyết các câu hỏi và bài tập phiếu học tập số 5 HS làm việc theo nhóm, 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, chỉnh sửa nếu có. (Nếu không kịp giờ cho HS về nhà làm tiếp. | HS thực hiện và ghi vào vở * Đánh giá kết quả hoạt động GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS làm bài tập, ghi vào vở và tổ chức cho HS báo cáo thảo luận . |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả HĐ |
Thông qua các câu hỏi bài tập về nhà nhằm mục đích: Giúp cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập nâng cao và kiến thức cho học sinh. Khuyến khích, động viên học sinh tham gia để chia sẻ kết quả học tập qua đó học sinh khá, giỏi có điều kiện giúp đỡ học sinh yếu kém. | Giao bài tập cho cá nhân hoặc nhóm học sinh thực hiện các bài tập câu hỏi về nhà. Học sinh đọc sách giáo khoa, liên hệ thực tế cuộc sống, tìm kiếm tư liệu trên mạng internet để trả lời các bài tập câu hỏi được giao. Giáo viên có thể mời một số học sinh lên trình bày kết quả trong các tiết học tiếp theo. Học sinh góp ý bổ sung, giáo viên hoàn thiện câu trả lời. -Sử dụng câu hỏi gắn liền với cuộc sống. -Hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.. |
-Sản phẩm: Phần trả lời các bài tập về nhà, các tư liệu tìm kiếm trên Internet. -Kiểm tra, đánh giá: HS báo cáo vào đàu giờ buổi học sau. |
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
(Có đề cương ôn tập thống nhất toàn nhóm hóa phô tô cho học sinh )
Câu 1. Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm tìm ra một hạt cấu tạo nên nguyên tử.
Đó là:
A. Thí nghiệm tìm ra electron. B. Thí nghiệm tìm ra nơtron.
C. Thí nghiệm tìm ra proton. D. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân.
Câu 2. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là
A. Electron và nơtron. B. Electron và proton.
C. Nơtron và proton. D. Electron, nơtron và proton.
Câu 3. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. Nơtron và proton. B. Electron, nơtron và proton.
C. Electron và proton. D. Electron và nơtron.
Câu 4. Trong nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron. B. electron và nơtron.
C. proton và nơtron. D. proton và electron.
Câu 5. Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là:
A. electron. B. Proton. C. Nơtron. D. proton và nơtron.
Câu 6. So sánh khối lượng của electron với khối lượng hạt nhân nguyên tử, nhận định nào sau đây là đúng ?
A. Khối lượng electron bằng khoảng khối lượng của hạt nhân nguyên tử.
B. Khối lượng electron bằng khối lượng của nơtron trong hạt nhân.
C. Khối lượng electron bằng khối lượng của proton trong hạt nhân.
D. Khối lượng của electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của hạt nhân nguyên tử, do đó, có thể bỏ qua trong các phép tính gần đúng.
Câu 7. Trong nguyên tử, quan hệ giữa số hạt electron và proton là
A. Bằng nhau. B. Số hạt electron lớn hơn số hạt proton.
C. Số hạt electron nhỏ hơn số hạt proton. D. Không thể so sánh được các hạt này.
Câu 8. Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?
A. proton. B. Nơtron. C. Electron. D. nơtron và electron.
Câu 9. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng
A. số khối. B. điện tích hạt nhân.
C. số electron. D. tổng số proton và nơtron.
Câu 10. Chọn định nghĩa đúng về đồng vị :
A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối.
B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối.
D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số nơtron.
Câu 11. Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là:
A. 2, 6, 8, 18. B. 2, 8, 18, 32.
C. 2, 4, 6, 8. D. 2, 6, 10, 14.
Câu 12. Phân lớp d đầy điện tử (bão hòa) khi có số electron là
A. 5. B. 10. C. 6. D. 14.
Câu 13. Trong nguyên tử, electron hóa trị là các electron
A. độc thân. B. ở phân lớp ngoài cùng.
C. ở obitan ngoài cùng. D. có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học
Câu 14. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 20. B. 19. C. 39. D. 18.
Câu 15. Một đồng vị của nguyên tử photpho là . Nguyên tử này có số electron là:
A. 32. B. 17. C. 15. D. 47.
Câu 16. Số khối của nguyên tử bằng tổng
A. số p và n. B. số p và e. C. số n, e và p. D. số điện tích hạt nhân.
Chương 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VA ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Câu 17. Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:
A. Số hiệu nguyên tử. B. Số khối.
C. Số nơtron. D. Số electron hóa trị.
Câu 18. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng:
A. số electron hoá trị. B. số lớp electron.
C. số electron lớp ngoài cùng. D. số hiệu nguyên tử.
Câu 19. Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng:
A. Số electron lớp ngoài cùng. B. Số hiệu nguyên tử.
C. Số lớp electron. D. Số khối.
Câu 20. Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng :
A. Số electron. B. Số electron hóa trị.
C. Số lớp electron. D. Số electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 21. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là:
A. 3 và 3. B. 4 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 4.
Câu 22. Nguyên tử của nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây không có xu hướng nhường cũng như nhận electron?
A. Nhóm kim loại kiềm. B. Nhóm halogen.
C. Nhóm kim loại kiềm thổ. D. Nhóm khí hiếm.
Câu 23. Tính chất hóa học đặc trưng của các nguyên tố nhóm IA (trừ Hidro) là:
A. phi kim. B. á kim. C. kim loại. D. khí hiếm.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
Câu 25. Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là:
A. Tính kim loại. B. Tính phi kim.
C. Điện tích hạt nhân. D. Độ âm điện.
Câu 26. Số nguyên tố hóa học thuộc chu kì 5 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. 8. B. 32. C. 18. D. 16.
Câu 27. Trong 1 chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố:
A. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. Tăng theo chiều tăng của tính phi kim.
D. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại.
Câu 28. Trong một chu kì nhỏ, đi từ trái sang phải thì hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi
A. tăng lần lượt từ 1 đến 4. B. giảm lần lượt từ 4 xuống 1.
C. tăng lần lượt từ 1 đến 7. D. tăng lần lượt từ 1 đến 8.
Câu 29. Số nguyên tố hóa học thuộc chu kì 4 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. 8. B. 32. C. 18. D. 16.
Câu 30. Số nguyên tố hóa học thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. 8. B. 32. C. 18. D. 16.
Câu 31. Số nguyên tố hóa học thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. 8. B. 32. C. 18. D. 16.
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 20: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1. Kiến thức
- Làm được các bài tập trắc nghiệm và tự luận liên quan đến kiến thức đã học .
- Giải các câu trắc nghiệm khách quan.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, dự đoán tính chất dựa vào cấu tạo nguyên tử.
- Viết cấu hình electron nguyên tử ở dạng khai triển, dạng thu gọn, theo lớp.
- Xác định được số electron ở các phân lớp, các lớp, số electron độc thân.
- Giải các bài tập về xác định số proton, số nơtron, số electron và số khối của nguyên tử, toán về đồng vị và một số bài tập liên quan.
2. Phẩm chất
- Xây dựng lòng tin, tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học.
3. Năng lực :
- Năng lực tự học của HS
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực quan sát và tính toán.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV : Chuẩn bị đề kiểm tra
III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Ngày soạn: 28/10/2020
TIẾT 22, 23, LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến Thức
Nêu được sự hình thành ion
- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.
- Xác định được ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.
- Xác định được hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion,
2. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học
3. Năng lực
+ Năng lực hợp tác;
+ Năng lực làm việc tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức;
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
4. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nắm được vai trò của việc phải hình thành liên kết hóa học thông qua tinh thần đoàn kết trong đời sống.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- ND của hoạt động: HS nêu được khái niệm liên kết hóa học, có nhu cầu tìm hiểu về sự hình thành liên kết hóa học. - GV cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. - Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS chưa biết phân tử NaCl được hình thành như thế nào, vấn đề sẽ được giải quyết ở hoạt động hình thành kiến thức | - Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo. |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Vấn đề 1: Sự hình thành ion, cation, anion
* Mục tiêu:
- HS nêu được các khái niệm ion, cation, anion.
- Học sinh viết được quá trình hình thành ion từ các nguyên tử.
- HS biết cách gọi tên ion.
- HS xác định được từng ion hình thành trong phân tử.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Phương thức thực nghiệm: Giáo viên cho HS xem video về sự tạo thành cation của nguyên tử Na, sự tạo thành anion của nguyên tử clo. - Hoạt động theo cặp: Viết quá trình tạo thành ion và gọi tên ion tạo thành từ các nguyên tử: K, Mg, Al, O, F, N - Hoạt động theo nhóm: Xác định các ion tạo thành các phân tử sau: NaCl, KOH, H2SO4, NH4Cl, Fe(NO3)3. Gọi tên và cho biết ion thuộc loại đơn nguyên tử hay ion đa nguyên tử. | - HS viết được sự hình thành ion, gọi tên và xác định được các ion tạo thành phân tử chất cụ thể, sau đó HS đưa ra các khái niệm và gọi tên các ion như sau: 1. Ion. - Khi nguyên tử nhường hay nhận electron, nó trở thành thành phần mang điện gọi là ion. Ví dụ: Na+, Cl-. 2. Sự hình thành cation. - Trong các phản ứng hóa học, để đạt cấu hình electron bền khí hiếm, nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron trở thành cation. Ví dụ: Na: 1s22s22p63s1 Na → Na+ + 1e 3. Sự hình thành anion. - Trong các phản ứng hóa học, để đạt cấu hình electron bền khí hiếm, nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron trở thành cation. Ví dụ: F: 1s22s22p5 F + 1e → F- 4. Gọi tên: Cation: thường gọi theo tên nguyên tử kim loại. Ví dụ: Na+: cation natri ; Mg2+: cation magie ; NH4+: cation amoni. Anion: gọi theo tên gốc axit Ví dụ: NO3-: anion nitrat ; SO42-: anion sunfat ; Cl-: anion clorua. 5. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử. - Ion đơn nguyên tử: các ion được tạo nên từ 1 nguyên tử. Ví dụ: Na+, S-, Cl- - Ion đa nguyên tử: nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm. Ví dụ: NH4+, anion OH-. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức. |
Vấn đề 2: Sự tạo thành liên kết ion
* Mục tiêu:
- HS nêu được quá trình hình thành liên kết ion.
- Học sinh viết được quá trình hình thành liên kết ion từ các nguyên tử.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Hoạt động chung cả lớp: Giáo viên cho HS xem Video quá trình hình thành liên kết ion của phân tử NaCl. - Hoạt động theo cặp: Viết quá trình hình thành liên kết ion của các cặp nguyên tử : K + F2 Mg + O2 Al + Cl2 Al + O2 - HĐ chung cả lớp: GV mời một số cặp HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức về quá trình hình thành liên kết ion. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Có thể HS gặp khó khăn về quá trình hình thành liên kết trong phân tử MgO, AlCl3, Al2O3. GV cần giúp đỡ để HS chốt kiến thức. | - HS viết được sự hình thành liên kết ion từ các nguyên tử đã cho: Nguyên tử Na nhường 1 electron lớp ngoài cùng để tạo thành cation natri Na+ và đồng thời nguyên tử clo nhận 1 electron của natri để tạo thành anion Cl-. Hai ion mang dấu ngược nhau nên hút nhau tạo nên phân tử NaCl. Xét quá trình hình thành phân tử NaCl: Na → Na+ + 1e Cl +1e → Cl- 1e Na + Cl → Na+ + Cl– (2, 8, 1) (2, 8, 7) (2, 8) (2, 8, 8) Hai ion tạo thành Na+ và Cl– mang điện tích ngược dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo nên phân tử NaCl: Na+ + Cl– → NaCl Khái niệm: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. PTHH: 2x1e 2 Na + Cl2 → 2Na+Cl– - HS hoàn thành quá trình hình thành liên kết ion của các cặp nguyên tử trên. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức. |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về liên kết ion .
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học,sử dụng ngôn ngữ hóa học,phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. - GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc. | - Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. - Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
* Mục tiêu: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Nội dung HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau:1. Em hãy tìm qua tài liệu, internet… và cho biết các ứng dụng của ion, muối ăn. 2. Trong thành phần của thủy tinh có Na2O. Em hãy biểu diển sự hình thành liên kết ion trong phân tử Na2O. - GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...). - Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường. | - Sản phẩm HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS - Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ:GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS. |
V. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Mức độ nhận biết.
Câu 1: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng
A. nhận thêm electron.
B. nhường bớt electron.
C. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể.
D. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 2: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi
A. sự góp chung các electron độc thân.
B. sự cho – nhận cặp electron hóa trị.
C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
D. lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.
Câu 3: Chọn phát biểu sai về ion:
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn ngtử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi ngtử nhường hay nhận electron
2. Mức độ thông hiểu.
Câu 4: Các ngtử liên kết với nhau tạo thành phân tử để:
A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn.
B. có cấu hình electron của khí hiếm.
C. có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e.
D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn.
Câu 5: Trong phản ứng : 2Na + Cl2 → 2NaCl, có sự hình thành:
A. cation Natri và Clorua. B. anion Natri và cation Clorua.
C. anion Natri và Clorua. D. cation Natri và anion Clorua.
Câu 6: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do:
A. hai hạt nhân ngtử hút electron rất mạnh.
B. mỗi ngtử Na, Cl góp chung 1 electron.
C. mỗi ngtử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.
D. Na → Na+ + 1e; Cl + 1e→ Cl–; Na+ + Cl– → NaCl.
Câu 7: Chỉ ra phát biểu sai về phân tử CO2:
A. Phân tử có cấu tạo góc. B. Liên kết giữa ngtử O và C là phân cực.
C. Phân tử CO2 không phân cực. D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.
4. Mức độ vận dụng cao.
Câu 8: M là nguyên tố thuộc nhóm IIA,X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng, X chiếm 38,8% khối lượng. Liên kết giữa M và X thuộc loại liên kết nào?
A. Cả liên kết ion và liên kết CHT. B. Liên kết CHT.
C. Liên kết ion. D. Liên kết cho–nhận.
Câu 9: Dãy chất nào sau đây có liên kết ion:
A. NaCl, H2O, KCl, CsF. B. KF, NaCl, NH3, HCl.
C. NaCl, KCl, KF, CsF. D. CH4, SO2, NaCl, KF.
VI. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Hình ảnh dưới đây khiến em nhớ đến câu nói nào của chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết?
Câu 2: Con người thể hiện sự đoàn kết bằng những cái bắt tay thế các nguyên tử hóa học thể hiện sự đoàn kết của mình như thế nào?
Câu 3: Tại sao các nguyên tử hóa học lại có xu hướng liên kết với nhau thành phân tử hay tinh thể?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Viết cấu hình e của các nguyên tử Na, Cl. 2. Để đạt đến cấu hình bền vững như khí hiếm gần nhất, các nguyên tử trên có xu hướng gì? Viết quá trình xảy ra. 3. Rút ra kết luận về sự hình thành ion, cation, anion. 4. Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử là gì? Nêu ví dụ. |
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 24,25 : Liên kết cộng hóa trị
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến Thức
Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hóa học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất.
- Tính chất chung của các chất có liên kết CHT.
- Giải thích được mối quan hệ giữa liên kết CHT không cực, có cực và liên kết ion.
- Dự đoán kiểu liên kết hóa học có thể có trong phân tử gồm 2 nt khi biết hiệu độ âm điện của chúng
- Xác định được hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị.
- Nêu được khái niệm số oxi hóa.
- Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể.
2. Phẩm chất - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học
3 Năng lực :
+ Năng lực hợp tác;
+ Năng lực làm việc tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức;
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
4. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nắm được vai trò của việc phải hình thành liên kết hóa học thông qua tinh thần đoàn kết trong đời sống.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- ND của hoạt động: HS nêu được khái niệm liên kết hóa học, có nhu cầu tìm hiểu về sự hình thành liên kết hóa học. - GV cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. - Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS chưa biết phân tử NaCl được hình thành như thế nào, vấn đề sẽ được giải quyết ở hoạt động hình thành kiến thức | - Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo. |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Vấn đề 1: Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử khác nhau, hiệu độ âm điện
* Mục tiêu:
- HS nêu được quá trình hình thành liên cộng hóa trị trong phân tử HCl, CO2
- Học sinh viết được quá trình hình thành liên kết cộng hóa trị từ các nguyên tử.
- Mối liên hệ giữa giá trị hiệu độ âm điện và liên kết hóa học.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | ||||
- Hoạt động cá nhân: Giáo viên cho HS nghiên cứu tài liệu và thông tin để thực hiện phiếu học tập số 3 ở nhà. - Hoạt động theo nhóm: HS chia sẻ thông tin tra cứu được ở nhà, thảo luận bổ sung trong nhóm để hoàn thiện phiếu học tập số 3. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số đại diện các nhóm HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức về quá trình hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl, CO2. Mối liên hệ giữa giá trị hiệu độ âm điện và liên kết hóa học. | - Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 3 a. Sự hình thành phân tử hiđro clorua (HCl): Mỗi nguyên tử hydro và clo góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron chung. CT electron: CTCT: H – Cl Cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử được gọi là liên kết cộng hóa trị có cực hay liên kết cộng hóa trị phân cực. b. Sự hình thành phân tử khí cacbon đioxit (CO2): Trong phân tử CO2, nguyên tử C nằm giữa 2 nguyên tử O và nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron. CT electron: CTCT: O = C = O II. Độ âm điện và liên kết hóa học: 1. Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion: - Trong phân tử, nếu cặp electron chung ở giữa 2 nguyên tử liên kết ta có liên kết cộng hóa trị không cực. - Nếu cặp electron chung lệch về một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực. - Nếu cặp electron chung lệch hẳn về một nguyên tử ta sẽ có liên kết ion. 2. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học:
* Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Dựa vào các thông tin trong phiếu học tập, kết hợp với kiến thức đã học ở phần liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau để thực hiện phiếu học tập. Có thể HS gặp khó khăn về quá trình hình thành liên kết trong phân tử HCl, CO2. GV cần giúp đỡ để HS chốt kiến thức. * Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí, quan sát thái độ học tập của HS. + Thông qua HĐ chung cả lớp bằng báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức. |
Vấn đề 2: So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
* Mục tiêu:
- So sánh các loại liên kết hoá học, theo nội dung yêu cầu trong phiếu học tập.
- Đại diện trình bày, học sinh khác nhận xét.
- Đánh giá, kết luận.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Hoạt động cá nhân: Giáo viên cho HS nghiên cứu tài liệu và thông tin để thực hiện phiếu học tập số 4 ở nhà. - Hoạt động theo nhóm: HS chia sẻ thông tin tra cứu được ở nhà, thảo luận bổ sung trong nhóm để hoàn thiện phiếu học tập số 4. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số đại diện các nhóm HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức về sự khác nhau và giống nhau của liên kết ion và liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực. | - Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 4 (nội dung cụ thể ở dưới) - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí, quan sát thái độ học tập của HS. + Thông qua HĐ chung cả lớp bằng báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức. |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học,sử dụng ngôn ngữ hóa học,phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. - GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc. | - Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. - Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
* Mục tiêu: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Nội dung HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau:1. Em hãy tìm qua tài liệu, internet… và cho biết các ứng dụng của ion, muối ăn. 2. Trong thành phần của thủy tinh có Na2O. Em hãy biểu diển sự hình thành liên kết ion trong phân tử Na2O. - GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...). - Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường. | - Sản phẩm HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS - Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ:GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS. |
V. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu 10: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng
A. nhận thêm electron.
B. nhường bớt electron.
C. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể.
D. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 11: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi
A. sự góp chung các electron độc thân.
B. sự cho – nhận cặp electron hóa trị.
C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
D. lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.
Câu 12: Chọn phát biểu sai về ion:
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn ngtử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi ngtử nhường hay nhận electron.
Câu 13: Hãy chọn phát biểu đúng:
A. Trong liên kết CHT, cặp electron lệch về phía ngtử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết CHT có cực được tạo thành giữa hai ngtử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
C. Liên kết CHT không cực được tạo nên từ các ngtử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.
D. Hiệu độ âm điện giữa hai ngtử lớn thì phân tử phân cực yếu.
Câu 14: Chọn phát biểu đúng nhất: liên kết CHT là liên kết:
A. giữa các phi kim với nhau.
B. trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
C. được hình thành do sự dùng chung electron của hai ngtử khác nhau.
D. được hình thành giữa hai ngtử bằng các cặp electron chung.
Câu 15: Trong phân tử nào chỉ tồn tại liên kết đơn ?
A. N2. B. O2. C. F2. D. CO2.
Câu 16: Trong phản ứng hóa học, ngtử Na không hình thành được :
A. ion Na. B. cation Na. C. anion Na. D. ion đơn ngtử Na.
2. Mức độ thông hiểu.
Câu 17: Các ngtử liên kết với nhau tạo thành phân tử để:
A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn.
B. có cấu hình electron của khí hiếm.
C. có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e.
D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn.
Câu 18: Trong phản ứng : 2Na + Cl2 → 2NaCl, có sự hình thành:
A. cation Natri và Clorua. B. anion Natri và cation Clorua.
C. anion Natri và Clorua. D. cation Natri và anion Clorua.
Câu 19: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do:
A. hai hạt nhân ngtử hút electron rất mạnh.
B. mỗi ngtử Na, Cl góp chung 1 electron.
C. mỗi ngtử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.
D. Na → Na+ + 1e; Cl + 1e→ Cl–; Na+ + Cl– → NaCl.
Câu 20: Chỉ ra phát biểu sai về phân tử CO2:
A. Phân tử có cấu tạo góc. B. Liên kết giữa ngtử O và C là phân cực.
C. Phân tử CO2 không phân cực. D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.
Câu 21: Cho các phân tử : H2 ; CO2 ; Cl2 ; N2 ; I2 ; C2H4 ; C2H2. Có bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong phân tử ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: Cho X (Z = 9), Y(Z = 19). Kiểu liên kết hóa học giữa X và Y là
A. ion. B. cộng hóa trị có cực. C. cộng hóa trị không cực. D. cho–nhận.
Câu 23: Cho các hợp chất HCl, CsF, H2O, NH3. Hợp chất không có liên kết cộng hóa trị là:
A. HCl. B. CsF. C. H2O. D. NH3.
Câu 24: Dãy chất nào sau đây có liên kết ion:
A. NaCl, H2O, KCl, CsF. B. KF, NaCl, NH3, HCl.
C. NaCl, KCl, KF, CsF. D. CH4, SO2, NaCl, KF.
Câu 25: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là
A. O2, H2O, NH3. B. H2O, HF, H2S. C. HCl, O3, H2S. D. HF, Cl2, H2O.
3. Mức độ vận dụng.
Câu 26: Cation R+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6. Liên kết giữa nguyên tử nguyên tố R với oxi thuộc loại liên kết gì?
A. Liên kết CHT. B. Liên kết ion.
C. Liên kết CHT có cực. D. Liên kết cho–nhận.
Câu 27: Số electron trong các cation: Na+, Mg2+, Al3+ là:
A. 11. B. 12. C. 10. D. 13.
Câu 28: Số electron trong các ion H+ và S2- lần lượt là:
A. 1 và 16. B. 2 và 18. C. 1 và 18. D. 0 và 18.
Câu 29: Liên kết trong hợp chất nào dưới đây thuộc loại liên kết ion (biết độ âm điện của Cl (3,16), Al (1,61), Ca (1), S (2,58)?
A. AlCl3. B. CaCl2. C. CaS. D. Al2S3.
Câu 30: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98), O (3,44), C (2,55), H(2,20), Na(0,93), Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. NaF. B. CH4. C. H2O. D. CO2
Câu 31: M là nguyên tố thuộc nhóm IIA,X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng, X chiếm 38,8% khối lượng. Liên kết giữa M và X thuộc loại liên kết nào?
A. Cả liên kết ion và liên kết CHT. B. Liên kết CHT.
C. Liên kết ion. D. Liên kết cho–nhận.
VI. PHỤ LỤC
1. Viết cấu hình electron của nguyên tử H (Z = 1), nguyên tử N (Z = 7)
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử H, nguyên tử N là bao nhiêu? Chúng là kim loại hay phi kim? Biểu diễn số electron ở lớp ngoài cùng của chúng ( mỗi một electron là một dấu chấm)
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Để đạt cấu hình bền vững giống với khí hiếm gần nó nhất thì các nguyên tử này phải làm sao? Trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử H2, N2?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4. Liên kết cộng hóa trị là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5. Liên kết đơn, liên kết ba được hình thành như thế nào?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
6. So sánh độ âm điện giữa hai nguyên tử trong H2, N2 . Đôi electron dùng chung sẽ bị lệch về phía nào? Thế nào là liên kết cộng hóa trị không cực?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Viết cấu hình electron của nguyên tử H(Z = 1),nguyên tử Cl(Z = 17),nguyên tử C(Z=6), nguyên tử O(Z = 8)
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Dựa vào số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử cho biết chúng là kim loại hay phi kim? Biểu diễn số electron ở lớp ngoài cùng của chúng (mỗi một electron là một dấu chấm)
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Để đạt cấu hình bền vững giống với khí hiếm gần nó nhất thì các nguyên tử này có xu hướng gì? Trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử HCl, CO2?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4. So sánh độ âm điện giữa hai nguyên tử trong phân tử HCl, CO2. Các cặp electron dùng chung sẽ bị lệch về phía nào? Thế nào là liên kết cộng hóa trị có cực?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5. Giá trị hiệu độ âm điện có ảnh hưởng như thế nào đến liên kết hóa học? Cho biết mối liên hệ giữa giá tri hiệu độ âm điện và liên kết hóa học?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 | |||
So sánh | Liên kết cộng hóa trị không cực | Liên kết cộng hoá trị có cực | Liên kết ion |
Mục đích | |||
Bản chất | |||
Thường tạo nên | |||
Nhận xét |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 | |||
So sánh | Liên kết cộng hóa trị không cực | Liên kết cộng hoá trị có cực | Liên kết ion |
Mục đích | Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc khí hiếm (2e hoặc 8e) | ||
Bản chất | Dùng chung e. Cặp e không bị lệch | Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn | Cho và nhận e |
Thường tạo nên | Giữa các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố phi kim | Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau | Giữa kim loại và phi kim |
Nhận xét | Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion |
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
TIẾT 26, 27: Luyện tập: Liên kết hóa học.
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu KHTN, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp trực quan và đàm thoại.
2. Kiến thức cụ thể
a) Nhận thức hóa học- Trình bày được khái niệm liên kết ion, liên kết cộng hóa trị.
- Giải thích được sự hình thành một số loại phân tử.
- Trình bày được đặc điểm cấu trúc là liên kết của các loại tinh thể.
- Xác định được số oxi hóa và hóa trị của các nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.
- Dựa vào hiệu độ âm điện phân loại được một cách tương đối loại liên kết hóa học.
- Giải được các bài tập trong SGK và SBT hoá học 10.
b) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát, tìm tòi,… để tìm hiểu về các liên kết hóa học.
c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng: thông qua kiến thức, kĩ năng hóa học đã học để vận dụng xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.
3. Phẩm chất
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực.
- Nghiêm túc trong nghiên cứu và trong học tập.
- Tinh thần trách nhiệm cao trong việc hoạt động nhóm, phát huy khả năng để đưa hoạt động nhóm đạt kết quả cao nhất.
4. Năng lực
+ Năng lực hợp tác; + Năng lực làm việc tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề; + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức; + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên (GV)
- Làm các video thí nghiệm, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
4. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức đã được học của HS, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu kiến thức thông qua việc làm ví dụ.
- Rènnăng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1. - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành làm các ví dụ, quan sát và thống nhất để ghi lại kết quả vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ. 3. Báo cáo, thảo luận HĐ chung cả lớp: - GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức. | - HS ôn lại được kiến thức cơ bản. - HS phát triển được kỹ năng. + Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: một số HS bị mất kiến thức cơ bản về hóa trị nên không làm được các ví dụ, GV hướng dẫn chi tiết và giúp HS giữ bình tĩnh và lấy lại các kiến thức cơ bản nhất. - Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được sự khác nhau về hóa trị trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị. *Đánh giá: + Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS, đặc biệt phát hiện được những HS bị mất kiến thức về phần hóa trị và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Vấn đề 1: Hóa trị trong hợp chất ion
* Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm điện hóa trị.
- Xác định được điện hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất ion.
- Xác định được điện hóa trị thường gặp của các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA, VIA, VIIA.
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HĐ nhóm: GV yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 2. 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành làm các ví dụ, quan sát và thống nhất để ghi lại kết quả vào phiếu học tập. 3. Báo cáo, thảo luận - HĐ chung cả lớp: GV mời 2 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 2 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. | Khái niệm: Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó. Ví dụ: - Trong NaCl, Na có điện hóa trị 1+, Cl có điện hóa trị 1-. - Trong MgO, Mg có điện hóa trị 2+, O có điện hóa trị 2-. * Lưu ý: - Các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA có xu hướng mất 1, 2, 3 electron nên có điện hóa trị là 1+, 2+, 3+. - Các nguyên tố nhóm VIIA, VIA có xu hướng nhận 1, 2 electron nên có điện hóa trị là 1-, 2-. * Đánh giá + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Vấn đề 2: Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị
* Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm cộng hóa trị.
- Xác định được cộng hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị.
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HĐ nhóm: GV yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 3. 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành làm các ví dụ, quan sát và thống nhất để ghi lại kết quả vào phiếu học tập. 3. Báo cáo, thảo luận - HĐ chung cả lớp: GV mời 1 nhóm báo cáo kết quả các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. | Khái niệm: Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó. Ví dụ: - Trong công thức cấu tạo của H2O, H-O-H, nguyên tử O có 2 liên kết cộng hóa trị, nguyên tố O có cộng hóa trị 2; nguyên tử H có 1 liên kết cộng hóa trị, nguyên tố H có cộng hóa trị 1. - Trong NH3 thì N có cộng hóa trị 3, H có cộng hóa trị 1. - Trong phân tử CH4, nguyên tố C có cộng hóa trị 4, H có cộng hóa trị 1. * Lưu ý: Muốn xác định được cộng hóa trị của nguyên tố ta cần viết được CTCT. |
Vấn đề 3: Số oxi hóa
* Mục tiêu:
- Nêu được các quy tắc về số oxi hóa.
- Hiểu được các quy tắc về số oxi hóa.
- Vận dụng các quy tắc để xác định số oxi hóa của các nguyên tố.
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV thông báo để thuận lợi cho việc nghiên cứu phản ứng oxi hóa – khử, người ta dùng số oxi hóa. - HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 4. 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành làm các ví dụ, quan sát và thống nhất để ghi lại kết quả vào phiếu học tập. 3. Báo cáo, thảo luận - HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm treo kết quả của mình lên bảng với 4 yêu cầu trong PHT, GV mời từng nhóm trình bày 1 ý trong 4 ý trong phiếu học tập, các nhóm khác tham gia phản biện. GV chốt lại kiến thức. * Dự kiến một số khó khăn: HS có thể không xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong các ion SO42-, CO32-. | Số oxi hóa 1/ Quy tắc 1: Trong các đơn chất, số oxi hóa của các nguyên tố bằng không. Ví dụ: số oxi hóa của các nguyên tố Cu, S, O, N, H trong các đơn chất Cu, S, O2, N2, H2 đều là không. 2/ Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng không. 3/ Quy tắc 3: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion đó. 4/ Quy tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hidro bằng +1 (trừ một số trường hợp đặc biệt như hidrua kim loại NaH, CaH2…). Số oxi hóa của oxi bằng -2 (trừ OF2, H2O2…). Ví dụ: Xác định số oxi hóa của nguyên tố H và O trong các hợp chất NaH, NH3, H2S, OF2, SO2. Trong NaH, H có số oxi hóa -1. Trong NH3 và H2S, H có số oxi hóa là +1. Trong OF2, O có số oxi hóa +1. Trong SO2, O có số oxi hóa -2. * Lưu ý: Quy tắc ghi số oxi hóa. |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài.
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo.
- Vận dụng các quy tắc để xác định số oxi hóa của các nguyên tố.
- Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Trên cơ sở 4 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 5. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải. 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành làm các ví dụ, quan sát và thống nhất để ghi lại kết quả vào phiếu học tập. 3. Báo cáo, thảo luận - HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 2 HS) lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. - GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề. | Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập. * Đánh giá: + GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động. + GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. + GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học. + Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học một cách thuần thục nhất.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 6. - GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp bài tập. - GV khuyến khích tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao. - Nội dung HĐ: yêu cầu HS làm tất cả các câu hỏi, bài tập trong phần câu hỏi vận dụng bên dưới. | Bài làm của HS được trình bày trong vở bài tập hoặc nộp giấy cho GV kiểm tra. * Đánh giá: - GV yêu cầu HS nộp bài làm vào đầu buổi học tiếp theo. - Căn cứ vào nội dung bài làm của HS, đồng thời yêu cầu HS trực tiếp lên bẳng giải một số câu hỏi. Qua đó đánh giá được năng lực của HS. GV cần kịp thời động viên HS. |
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhận biết.
Câu 1: Trong phân tử NaCl, điện hóa trị của Na và Cl lần lượt là
A. 1+ và 1-. B. 1+ và 1+. C. 1- và 1-. D. 1- và 1+.
Câu 2: Trong phân tử H2O và O2, cộng hóa trị của O lần lượt là
A. 2 và 0. B. 2 và 2. C. 1 và 0. D. 1 và 2.
Câu 3: Cho phân tử CaCl2, hóa trị của canxi trong phân tử đó là
A. điện hóa trị 2+. B. điện hóa trị 2-. C. điện hóa trị +2. D. cộng hóa trị 2.
Câu 4: Trong phân tử HNO3, cộng hóa trị của các nguyên tố H, N, O lần lượt là
A. 1+; 2-; 4+. B. 1, 4, 2. C. 1+; 4+, 2-. D. +1; -2; +4.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây nguyên tố O không có số oxi hóa là -2?
A. H2O. B. OF2. C. CO2. D. NO2.
Câu 6: Số oxi hóa của các nguyên tố ở các ion K+, Mg2+, Cl-, S2- lần lượt là
A. -1; -2; +1; +2. B. 1-; 2-; 1+; 2-. C. +1; +2; -1; -2. D. 1+; 2+; 1-; 2-.
Câu 7: Trong hợp chất H3PO4, số oxi hóa của P là
A. +3. B. +2. C. +5. D. +4.
Câu 8: Số oxi hoá của mangan (Mn) trong hợp chất KMnO4 là
A. +1. B. -1. C. -5. D. +7.
Mức độ thông hiểu.
Câu 9: Số oxi hóa của S trong các phân tử H2SO3, S, SO3, H2S lần lượt là
A. +6; +8; +6; -2. B. +4; 0; +6; -2. C. +4; -8; +6; -2. D. +4; 0; +4; -2.
Câu 10: Trong chất sau các hợp, trường hợp nào Cr có số oxi hóa lớn nhất?
A. Cr2(SO4)3. B. CrCl2. C. CrO. D. K2Cr2O7.
Câu 11: Số oxi hóa của Zn, Ba, N, C trong Zn, Ba2+, (NH4)2SO4, HCO3- lần lượt là
A. 0, +2, -3, +4. B. 0, -2, -3, +4. C. -2, +4, 0, +3. D. +2, +3, 0, +4.
Câu 12: Trong các hợp chất H2O, Na2O, F2O, Cl2O. Số hợp chất chứa oxi có số oxi hóa +2 là:
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 13: Cộng hóa trị của Clo trong hợp chất nào sau đây là lớn nhất?
A. HClO. B. Cl2O7. C. HClO3. D. AlCl3.
Câu 14: Trong ion PO43-, số oxi hóa của P là
A. +3. B. +2. C. +5. D. +4.
Mức độ vận dụng.
Câu 15: Cho các hợp chất: NH4+, NO2, N2O, NO3−, N2. Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là
A. N2 > NO3− > NO2 > N2O > NH4+. B. NO3− > N2O > NO2 > N2 > NH4+.
C. NO3− > NO2 > N2O > N2 > NH4+. D. NO3− > NO2 > NH4+ > N2 > N2O.
Câu 16: Trong dãy hợp chất của Fe: FeO, Fe2O3, Fe3O4, FexOy, CuFeS2, FeS2 số oxi hoá của sắt lần lượt là
A. +2, +3, +, +,+2, +2. B. +2,+2,+ , +, +3, +1.
C. +2,+3, + , + , +1, +3. D. +2,+3,+,+,+2,+2.
Câu 17: Cho một số hợp chất của nguyên tố nitơ: Na3N, NO, N2O, NO2, HNO3, NaNO2, KNO3, NH3 và N2H4. Số các hợp chất trong đó nitơ có số oxi hóa dương là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong hợp chất với oxi, nitơ có cộng hóa trị cao nhất bằng 5.
(2) Trong các hợp chất, Flo luôn có số oxi hóa bằng -1.
(3) Lưu huỳnh trong hợp chất với kim loại luôn có số oxi hóa là -2.
(4) Nguyên tử N trong NH3 và trong NH4+ có cùng cộng hóa trị là 3.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Mức độ vận dụng cao.
Câu 19: Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm. A. Hợp chất khí của R với hidro là RH3. Hóa trị và số oxi hóa của R trong oxit tương ứng với hóa trị cao nhất lần lượt là
A. 3 và -3. B. 5 và -5. C. 5 và +5. D. 3 và +3.
Câu 20: Cho nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Trong hợp chất oxit cao nhất thì nguyên tố X không thể có số oxi hóa?
A. +1. B. +2. C. +3. D. +6.
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Dựa vào kiến thức về hóa trị đã được học ở lớp 8, em hãy xác định hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: H2O, CH4, MgO, CaCl2
2. Trong các hợp chất trên những hợp chất nào là hợp chất cộng hóa trị, hợp chất nào là hợp chất ion?
3. Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị và hợp chất ion có khác nhau không? Nếu có thì khác nhau như thế nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1/ Điện hóa trị là gì?
2/ Xác định điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất NaCl, MgO, AlF3.
3/ Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA thường có điện hóa trị bao nhiêu? Vì sao?
4/ Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm VIIA, VIA thường có điện hóa trị bao nhiêu? Vì sao?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
Hoàn thành các yêu cầu sau:
1/ a. Nêu nội dung quy tắc 1.
b. Xác định số oxi hóa của các đơn chất: Cu, S, O2, N2, H2.
2/ a. Nêu nội dung quy tắc 4.
b. Xác định số oxi hóa của nguyên tố H và O trong các hợp chất NaH, NH3, H2S, OF2, SO2.
3/ a. Nêu nội dung quy tắc 2.
b. Áp dụng nội dung quy tắc 2 với các phân tử HCl, H2O, HNO3, Al2O3.
4/ a. Nêu nội dung quy tắc 3.
b. Áp dụng nội dung quy tắc 3 cho các ion Na+, Cl-, Ca2+, SO42-, CO32-
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 1. Số oxi hóa của nguyên tố C trong đơn chất C là
A. 0. B. +2. C. +4. D. -4.
Câu 2. Số oxi hóa của Brom trong phân tử Br2 là
A. 0. B. +1. C. +3. D. -1.
Câu 3. Số oxi hóa của nguyên tố S trong phân tử H2S là
A. 0. B. -1. C. +2. D. -2.
Câu 4. Số oxi hóa của nguyên tố P trong phân tử H3PO4 là
A. 0. B. -3. C. +5. D. +3.
Câu 5. Số oxi hóa của nguyên tố S trong ion HSO4- là
A. 0. B. -2. C. +4. D. +6.
Câu 6. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần số oxi hóa nguyên tố Nito?
A. NH3, Na3N, NO2, HNO2 B. AlN, NO, NO2, HNO3
C. NO, N2O, HNO2, HNO3 D. NH3, NO2, N2O3, HNO3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1/ Cộng hóa trị là gì?
2/ Xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất H2O, NH3, CH4.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Câu 1. Điện hóa trị của nguyên tố K trong hợp chất K2O là
A. +1. B. -1. C. 1+. D. 1-.
Câu 2. Trong phân tử H2S, nguyên tố S có cộng hóa trị là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3. Phát biểu nào sai?
A. Trong phân tử CO2, nguyên tố C có cộng hóa trị là 4.
B. Trong phân tử NH3, nguyên tố N có cộng hóa trị là 3.
C. Trong phân tử MgO, nguyên tố Mg có điện hóa trị là +2.
D. Trong phân tử BaCl2, nguyên tố Cl có điện hóa trị là 1-.
Câu 4. Số oxi hóa của N trong N2, NO2, NH4+ lần lượt là
A. 0, +4, +4. B. 0, +4, -3. C. +3, +4, -3. D. 0, +2, -3.
Câu 5. Số oxi hóa của Al trong Al3+, của S trong SO2, của P trong PO43- lần lượt là
A. +3, +4, +5. B. 0, +4, +5. C. 0, +2, +8. D. +3, +4, +8.
Ngày …. tháng …. năm ….
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Ngày soạn: 06/11/2020
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề phản ứng oxi hóa – khử gồm các nội dung về sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử; dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hóa – khử, cách lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử; cách phân loại phản ứng vô cơ dựa vào số oxi hóa.
Ở đây chủ đề phản ứng oxi hóa – khử được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho HS theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 5 tiết (tiết 28 → tiết 32)
Tiết 28,29,30,31:Nội dung 1: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu KHTN, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp trực quan và đàm thoại.
2.Kiến thức cụ thể
a) Nhận thức hóa học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
Nêu khái niệm và xác định được số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.
- Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hoá – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá –khử.
- Mô tả được một số phản ứng oxi hoá – khử quan trọng gắn liền với cuộcsống.
- Cân bằng được phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp thăng bằngelectron.
b) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát, tìm tòi,… để tìm hiểu về phản ứng oxi hóa – khử.
c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng: thông qua kiến thức, kĩ năng hóa học đã học để hiểu được ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.
4.Năng lực :
+ Năng lực hợp tác;
+ Năng lực làm việc tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức;
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học : Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học :
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên (GV)
- Làm các video thí nghiệm, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
4. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Tổ chức cho 4 nhóm HS thảo luận thông qua 4 PHT
- GV yêu cầu đại diện hs của các nhóm chia sẻ nội dung thảo luận
- GV tổng kết các ý kiến và chốt lại các nội dung chính, dẫn dắt HS để đi đến những khái niệm: chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa, phản ứng oxi hóa- khử
- GV có thể hệ thống lại nội dung trên:
+ Khắc sâu thêm kiến thông qua bài tập sau:
+ Yêu cầu HS áp dụng kiến thức trên vào PHT của mỗi nhóm.
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Gv tổ chức hoạt động nhóm - Cho 4 nhóm thảo luận 4 PHT trong 10 phút- Hs trình bày nội dung của nhóm mình, những HS của các nhóm khác bổ sung ý kiến - HS kết luận lại kiến thức trọng tâm và ghi lại những nội dung chính PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: Mg + O2→ 2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng? 3. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: Fe + CuSO4→ 3. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng? 4. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 1. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: H2 + Cl2→ 2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng? 3. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 1. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: CuO + H2→ 2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng? 3. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa? - HS vận dụng các khái niệm vào các ví dụ tương ứng với PHT của mỗi nhóm. - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành làm bài tập, viết các PTHH, …. vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ. HĐ chung cả lớp: - GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức. + Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể xác định số OXH sai, GV hướng dẫn chi tiết và giúp HS giữ bình tĩnh và xác định đúng. | - Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong 4 phiếu học tập - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm làm BT, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Vấn đề 1: Tìm hiểu thế nào là chất khử - chất oxi hoá; sự khử - sự oxi hoá, hiểu thế nào là phản ứng oxi hóa - khử
* Mục tiêu:
- Nêu được các khái niệm: Chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử, quá trình oxi hóa và phản ứng oxi hoá - khử
- Xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng - Viết được các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
GV yêu cầu các nhóm thảo luận đề hoàn thành phiếu học tập 5. Phiếu học tập số 5 Tóm lại: + Chất khử (chất bị oxh) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . + Chất oxh (chất bị khử) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . + Quá trình oxh (sự oxh) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . + Quá trình khử (sự khử) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cho 2 ví dụ trong đó xác định chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản ứng oxi hoá- khử Phản ứng oxh–khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự . . . . . . . . giữa các chất phản ứng, hay phản ứng oxh – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự . . . . . . . . . . . . .. . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . Vd: (cho 3 Ví dụ phản ứng oxi hóa-khử) Nêu ý nghĩa của phản ứng oxi hóa-khử. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . | Phản ứng oxi hoá- khử: Xét phản ứng có oxi tham gia: VD1: 2 + 2 (1) Số oxh của Mg tăng từ 0 lên +2, Mg nhường electron: + 2e Oxi nhận electron: + 2e Quá trình Mg nhường electron là quá trình oxh Mg. Ở phản ứng (1): Chất oxh là oxi, chất khử là Mg. Tóm lại: + Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron. + Chất oxh (Chất bị khử) là chất thu electron. + Quá trình oxh (sự oxh ) là quá trình nhường electron. + Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron. Xét phản ứng không có oxi tham gia VD2: 2 + 2 (3) Phản ứng này có sự thay đổi số oxi hóa, sự cho nhận electron: + 1e + 1e Phản ứng oxi hoá- khử ĐN: Phản ứng oxh – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay pư oxh – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxh của một số nguyên tố. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn: Phản ứng oxihóa-khử là loại phản ứng hóa học khá phổ biến trong tự nhiên và có tầm quan trọng trong sản xuất và đời sống * GV bổ sung : xác bã động vật phân hủy do bị oxi hóa SO2 ; H2S gây ô nhiễm. Nhờ những quá trình oxi hóa khử xảy ra trong tự nhiên như : sự đốt cháy, sự lên men thối,.... làm giảm các chất độc hại trong không khí. Đốt cháy C, nhiên liệu gây khí CO2, Có gây ô nhiễm. Biện pháp xử lí : dựa trên cơ sở tính chất vật lí, hóa học cúa chúng. |
Vấn đề 2: Tìm hiểu về cách lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron)
* Mục tiêu:
- Nêu được phương pháp và các bước lập phương trình hóa học theo phương pháp thăng bằng electron.
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
+ HĐ nhóm: GV tổ chức hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ ở phiếu học tập số 6 (Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 * Phương pháp thăng bằng electron, dựa trên nguyên tắc: . . . . . . . . . do chất khử nhường bằng tổng số electron do . . . . . . . . . *Trải qua bốn bước : -Bước 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Bước 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . -Bước 3: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . -Bước 4: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 7: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 Nhóm 1,2: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa-khử P + O2 P2O5 Nhóm 3,4: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxihóa-khử khi cho: Mg + AlCl3 MgCl2 + Al - HS thực hiện công việc của nhóm: + Nhóm trưởng tổ chức phân công công việc nhóm cho các thành viên + Các thành viên hoàn thành phần công việc được phân công. + Nhóm tổ chức thảo luận, tập hợp, thảo luận các nội dung mà các thành viên đã tìm hiểu. + Khó khăn có thể trao đổi với GV. + Chuẩn bị nội dung báo cáo. + HĐ chung cả lớp: Các nhóm 1,2,3,4 báo cáo kết quả và nhóm 5,6,7,8 phản biện. GV chốt lại kiến thức. + Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV có thể gợi ý cho HS. | * Phương pháp thăng bằng electron, dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận: Trải qua bốn bước - Bước 1: Xác định số oxihóa của các nguyên tố trong pảhn ứng để tìm chất khử, chất oxihóa. - Bước 2: Viết các quá trình khử, quá trình oxihóa cân bằng mổi quá trình. - Bước 3: tìm hệ số thích hợp cho chất khử, chất oxihóa sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxihóa nhận - Bước 4: Đặt các hệ số của chất khử và chất oxihóa vào sơ đồ phản ứng. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố Vd 1: P + O2 P2O5 - Chất khử: P vì số oxihóa của P tăng từ 0 đến +5. - Chất oxihóa: O2 vì số oxihóa của O2 giảm từ 0 đến -2. - Quá trình oxihóa: P0 P+5 + 5e - Quá trình khử: O02+ 4e2O-2 P0 P+5 + 5e X 4 O02 + 4e 2O-2 X 5 4P + 5O2 2 P2O5 Vd 2: Mg + AlCl3 MgCl2 + Al Mg là chất khử ; (trong AlCl3) là chất oxi hoá x 3 x 2
Phương trình sẽ là: 3Mg + 2AlCl3 3MgCl2 + 2Al |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về về chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, tính toán hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch). - GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những hiện tượng thực tế. Tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao. - Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau: Câu 1: Sự đốt cháy nhiên liệu trong động cơ: nhiên liệu được đốt cháy trong động cơ, đó là quá trình oxi hoá, sinh ra năng lượng và năng lượng này chuyển hoá thành công có ích cho động cơ hoạt động. Bao gồm các quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch như xăng, dầu, khí đốt… Và các quá trình này sinh ra các khí thải gây ô nhiễm môi trường như: các oxit của nitơ (N2Ox), các oxit của cacbon (CO, CO2), khí SO2 . a. Cho biết các phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì? b. Giải thích hiện tượng mưa axit và tác hại của mưa axit? Câu 2: Quá trình lên men: Phản ứng lên men: Dưới tác dụng của các chất xúc tác men do vi sinh vật tiết ra chất đường bị phân tách thành các sản phẩm khác. Các chất men khác nhau gây ra những quá trình lên men khác nhau. Quá trình lên men xảy ra qua nhiều giai đoạn . Ví dụ : Một số phản ứng lên men của glucozơ và fructozơ + Lên men êtylic tạo thành ancol êtylic: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 + Lên men butyric tạo thành axit butyric: C6H12O6 → CH3CH2CH2COOH +2H2 +2CO2 + Lên men lactic tạo thành axit lactic: C6H12O6→2CH3CH(OH)COOH + Lên men limônic tạo thành axit limônic:(citric) C6H12O6 +3O2 →HOOCCH2C(COOH)(OH)CH2COOH+ 2H2O + Ancol etylic lên men giấm thành axit axetic: đây là phương pháp cổ điển điều chế axit axetic, tức là oxi hóa rượu etylic bằng oxi không khí, có mặt men giấm thành axit axetic: CH3CH2OH + O2 → CH3COOH + H2O A. Cho biết vai trò của các chất trong phản ứng trên? B. Tính lượng glucozo cần dùng để sản xuất 1 lít giấm ăn có nồng độ 10%. Biết hiệu suất của cả quá trình là 50%. -GV cho HS về nhà làm thêm câu hỏi - Hướng dẫn bài mới: Tùy vào chủ đề/bài học tiếp theo mà GV xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung hoạt động. | - GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo. - Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS. |
V. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu 1: Trong phản ứng: Zn(r) + CuCl2(dd) → ZnCl2 (dd) + Cu (r)
Ion Cu2+ trong CuCl2 đã:
A. bị oxi hóa. B. bị khử.
C. không bị oxi hóa và không bị khử. D. bị oxi hóa và bị khử.
Câu 2: Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá?
A. HCl+ AgNO3→ AgCl+ HNO3. B. 2HCl + Mg→ MgCl2+ H2.
C. 8HCl + Fe3O4 →FeCl2 +2 FeCl3 +4H2O. D. 4HCl + MnO2→ MnCl2+ Cl2 + 2H2O.
Câu 3: Số oxi hóa của S trong các phân tử H2SO3, S8, SO3, H2S lần lượt là
A. +6; +8; +6; -2. B. +4; 0; +6; -2. C. +4; -8; +6; -2. D. +4; 0; +4; -2.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây luôn đúng:
A. Một chất có tính oxi hoá gặp một chất có tính khử, nhất thiết xảy ra phản ứng oxi hoá - khử.
B. Một chất hoặc chỉ có tính oxi hoá hoặc chỉ có tính khử.
C. Phản ứng có kim loại tham gia là phản ứng oxi hoá - khử.
D. Phi kim luôn là chất oxi hoá trong phản ứng oxi hoá - khử.
Câu 5: Trong các chất và ion sau: Zn, S, Cl2, SO2, FeO, Fe2O3, Fe2+, Cu2+, Cl- có bao nhiêu chất và ion đóng vai trò vừa oxi hóa vừa khử:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 6: Lưu huỳnh trong SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với :
A. H2S, O2, nước Br2. B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4. D. dung dịch KOH, CaO, nước Br2.
Câu 7: Có phản ứng: X + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO+ H2O. Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 8: Cho các hợp chất: NH4+, NO2, N2O, NO3−, N2. Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là
A. N2 > NO3− > NO2 > N2O > NH4+. B. NO3− > N2O > NO2 > N2 > NH4+.
C. NO3− > NO2 > N2O > N2 > NH4+. D. NO3− > NO2 > NH4+ > N2 > N2O.
Câu 9: Dãy chất nào sau đây có phản ứng oxi hóa khử với dung dịch axit sunfuric đặc nóng?
A. Au, C, HI, Fe2O3. B. MgCO3, Fe, Cu, Al2O3.
C. SO2, P2O5, Zn, NaOH. D. Mg, S, FeO, HBr.
Câu 10: Cho phản ứng: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 ⎯→ Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là
A. 5 và 2. B. 1 và 5. C. 2 và 10. D. 5 và 1.
Câu 11: Trong phản ứng oxi hóa - khử H2O có thể đóng vai trò là
A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. môi trường. D. cả A, B, C.
Câu 12: H2O2 là chất có thể cho, có thể nhận điện tử vì trong đó oxi có
A. mức oxi hóa trung gian. B. mức oxi hóa −1. C. hóa trị (II). D. hóa trị (I).
Câu 13: Trong phương trình: Cu2S + HNO3 ⎯→ Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O, hệ số của HNO3 là
A. 18. B. 22. C. 12. D. 10.
Câu 14: Mỗi chất và ion trong dãy nào sau vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá?
A. SO2, S, Fe3+. B. Fe2+, Fe, Ca, KMnO4. C. SO2, Fe2+, S, Cl2. D. SO2, S, Fe2+, F2.
Câu 15: Khi phản ứng với Fe2+ trong môi trường axit, lí do nào sau đây khiến MnO4− mất màu?
A. MnO4− tạo phức với Fe2+. B. MnO4− bị khử cho tới Mn2+ không màu.
C. MnO4- bị oxi hoá. D. MnO4− không màu trong dung dịch axit.
Câu 16: Trong các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 →MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)
4HCl +2Cu + O2 →2CuCl2 + 2H2O (2)
2HCl + Fe → FeCl2 + H2 (3)
16HCl + 2 KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 +8 H2O + 2KCl (4)
4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O (5)
Fe + KNO3 + 4HCl→ FeCl3 + KCl + NO + 2H2O (6)
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 17: Cho các chất: Fe2O3, FeO, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(OH)2, FeCl2, Fe3O4, Fe(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3. Số phản ứng oxihoá khử là:
A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.
Câu 18: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl. Cho biết vai trò của H2S
A. chất oxi hóa. B. chất khử. C. Axit. D. vừa axit vừa khử.
Câu 19: Trong phản ứng MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là
A. oxi hóa. B. khử. C. tạo môi trường. D. khử và môi trường.
Câu 20: Cho biết trong phản ứng sau: 4HNO3đặc nóng + Cu Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
HNO3 đóng vai trò là:
A. chất oxi hóa. B. Axit. C. môi trường. D. chất khử.
VI. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: Mg + O2→
2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng?
3. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: Fe + CuSO4→
3. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng?
4. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: H2 + Cl2→
2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng?
3. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: CuO + H2→
2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng?
3. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Tóm lại:
+ Chất khử (chất bị oxh) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
+ Chất oxh (chất bị khử) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..
+ Quá trình oxh (sự oxh) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..
+ Quá trình khử (sự khử) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..
Cho 2 ví dụ trong đó xác định chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phản ứng oxi hoá- khử
Phản ứng oxh – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . giữa các chất phản ứng, hay phản ứng oxh – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Vd: (cho 3 Ví dụ phản ứng oxi hóa-khử)
Nêu ý nghĩa của phản ứng oxi hóa-khử. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
* Phương pháp thăng bằng electron, dựa trên nguyên tắc: . . . . . . . . . . . . do chất khử nhường bằng tổng số electron do . . . . . . . . . . . .
*Trải qua bốn bước :
- Bước 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Bước 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Bước 3: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Bước 4: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
Nhóm 1,2: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa-khử : P + O2 P2O5
Nhóm 3,4: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxihóa-khử khi cho: Mg + AlCl3 MgCl2 + Al
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8 Câu 1: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất khử? A. cacbon. B. kali. C. hidro. D. hidro sunfua. Câu 2: Trong phản ứng nào sau đây, HCl đóng vai trò là chất oxi hóa? A. Fe + KNO3 + 4HCl → FeCl3 + KCl + NO + 2H2O. B. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. D. NaOH + HCl → NaCl + H2O. Câu 3: Cho phản ứng hóa học sau: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2. Khi cân bằng phương trình phản ứng với hệ số các chất là các số nguyên tối giản, hệ số của O2 là A. 4. B. 6. C. 9. D. 11. Câu 4: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4loãng dư là A. 14,7 gam. B. 9,8 gam. C. 58,8 gam. D. 29,4 gam. Câu 5: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là? A. -2, -1, -2, -0,5. B. -2, -1, +2, -0,5. C. -2, +1, +2, +0,5. D. -2, +1, -2, +0,5. Câu 6: Cho các hợp chất: NH+4, NO2, N2O, NO-3, N2 Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là: A. N2 > NO-3 > NO2 > N2O > NH+4. B. NO-3 > N2O > NO2 > N2 > NH+4. C. NO-3 > NO2 > N2O > N2 > NH+4. D. NO-3 > NO2 > NH+4 > N2 > N2O. Câu 7: Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là A. 0,5. B. 1,5. C. 3,0. D. 4,5. Câu 8: Trong phản ứng: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu thì 1 mol Cu2+ A. nhận 1 mol electron. B. nhường 1 mol electron. C. nhận 2 mol electron. D. nhường 2 mol electron. Câu 9: Trong phản ứng: KClO3 + 6HBr → KCl + 3Br2 + 3H2O thì HBr A. vừa là chất oxi hoá, vừa là môi trường. B. là chất khử. C. vừa là chất khử, vừa là môi trường. D. là chất oxi hoá. Câu 10: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá là: A. 8. B. 6. C. 4. D. 2 |
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
TIẾT 32: CHỦ ĐỀ PHẢN ỨNG OXIHOA KHỬ
Nội dung 2: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu KHTN, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp trực quan và đàm thoại.
2. Kiến thức cụ thể
a) Nhận thức hóa học: Nêu khái niệm và xác định được số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.
- Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hoá – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá –khử.
- Mô tả được một số phản ứng oxi hoá – khử quan trọng gắn liền với cuộcsống.
- Cân bằng được phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp thăng bằngelectron.
b) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát, tìm tòi,… để tìm hiểu về cách phân loại phản ứng vô cơ dựa vào số oxi hóa.
c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng: thông qua kiến thức, kĩ năng hóa học đã học để phân loại và xác định được phản ứng oxh khử của các loại phản ứng trong hóa vô cơ.
3. Phẩm chất
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
4. Năng lực :
+ Năng lực hợp tác;
+ Năng lực làm việc tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức;
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học : Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học :
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên (GV)
- Làm các video thí nghiệm, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
4. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức đã được học của HS về các loại phản ứng ở lớp 8, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Rèn năng lực viết và cân bằng PTPƯ : Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1. - GV chia lớp thành 4 nhóm, các dụng cụ - GV giới thiệu phiếu học tập số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Cho các PƯHH sau 1. Na + Cl2 2. CaO + CO2 3. CaCO3 4. 2KMnO4 5. Fe + HCl 6. Cu + AgNO3 7. NaOH + HCl 8. CaCO3 + HCl Hoàn thành và phân loại các phản ứng trên - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: Nhớ lại kiến thức đã học và thống nhất để ghi lại hiện tượng xảy ra, viết các PTHH, … vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ. HĐ chung cả lớp: - GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức. | 1. 2Na + Cl2 2NaCl 2. CaO + CO2 CaCO3 3. CaCO3 CaO + CO2 4. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 5. Fe + 2 HCl FeCl2 + H2 6. Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag 7. NaOH + HCl NaCl + H2O 8. CaCO3 + 2 HCl CaCl2 + CO2 + H2O Phân loại: + PƯ: 1;2 thuộc loại phản ứng hóa hợp. + PƯ: 3;4 thuộc loại phản ứng phân hủy. + PƯ: 5;6 thuộc loại phản ứng thế + PƯ: 7;8 thuộc loại phản ứng trao đổi. * Đánh giá: + Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm làm thí nghiệm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Vấn đề 1: Tìm hiểu về phản ứng có sự thay đổi số oxh và phản ứng không có sự thay đổi số oxh
* Mục tiêu:
- Viết được PTPƯ, xác định nhanh số oxh của các nguyên tố phản ứng.
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- HĐ nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm và thức hiện 4 nội dung trong PHT số 2 - HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở) 1. Hoàn thành các phản ứng sau a. Fe + O2 b. H2 + Cl2 c. Na2O + H2O d. SO3 + H2O Xác định sự thay đổi số oxh của các nguyên tố và rút ra nhận xét 2. Hoàn thành các phản ứng sau a. NH4Cl b. MgCO3 c. KClO3 d. AgNO3 Xác định sự thay đổi số oxh của các nguyên tố và rút ra nhận xét 3. Hoàn thành các phản ứng sau a. CuO + H2 b. Zn + HCl c. Fe + Cu(NO3)2 d. Na + H2O Xác định sự thay đổi số oxh của các nguyên tố và rút ra nhận xét 4. Hoàn thành các phản ứng sau a. NaCl + AgNO3 b. Na2CO3 + HCl c. NH4Cl + NaOH d. FeS + HCl Xác định sự thay đổi số oxh của các nguyên tố và rút ra nhận xét | I. Phản ứng có sự thay đổi số oxh và phản ứng không có sự thay đổi số oxh: 1. Phản ứng hóa hợp: a. 3Fe + 2O2 Fe3O4 b. H2 + Cl2 2HCl c. Na2O + H2O 2 NaOH d. SO3 + H2O H2SO4 *Nhận xét: + Phản ứng a;b không có sự thay đổi số oxh của các nguyên tố. + Phản ứng c;d có sự thay đổi số oxh của các nguyên tố. Vậy, trong phản ứng hóa hợp số oxh của các nguyên tố có thể bị thay đổi hoặc không. 2. Phản ứng phân hủy VD: a. NH4Cl NH3 + HCl b. MgCO3 MgO + CO2 c. KClO3 KCl + 3/2 O2 d. AgNO3 Ag + NO2 + 1/2O2 *Nhận xét: + Phản ứng a;b không có sự thay đổi số oxh của các nguyên tố. + Phản ứng c;d có sự thay đổi số oxh của các nguyên tố. Vậy, trong phản ứng phân hủy số oxh của các nguyên tố có thể bị thay đổi hoặc không thay đổi. 3.Phản ứng thế VD: CuO + H2 Cu + H2O Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 Fe + Cu(NO3)2 Fe(NO3)2 + Cu Na + H2O NaOH + ½ H2 *Nhận xét: + Phản ứng a;b;c;d đều có sự thay đổi số oxh của các nguyên tố. Vậy, trong hóa học vô cơ phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxh của các nguyên tố. 4. Phản ứng trao đổi NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3 Na2CO3 + 2HCl 2NaCl+ CO2 + H2O NH4Cl + NaOH NaCl+NH3+H2O FeS + 2HCl FeCl2 + H2S *Nhận xét: + Phản ứng a;b;c;d đều không có sự thay đổi số oxh của các nguyên tố. Vậy, trong phản ứng trao đổi luôn có sự thay đổi số oxh của các nguyên tố. Đánh giá: + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Vấn đề 2: Kết luận về sự thay đổi số oxh của các loại phản ứng trong hóa vô cơ
* Mục tiêu:
- Tổng hợp lại phản ứng nào có sự thay đổi số oxh hoặc không thay đổi
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
+ HĐ chung cả lớp: GV chốt lại kiến thức. (sản phẩm của nhóm ở HĐ 1 vẫn được lưu giữ trên bảng) | II. Kết Luận Dựa vào sự thay đổi số oxh của các nguyên tố có thể chia phản ứng hóa học trong vô cơ thành 2 loại: + Phản ứng có sự thay đổi số oxh (phản ứng oxh – khử): gồm phản ứng thế, một số phản ứng hóa hợp và một số phản ứng phân hủy. + Phản ứng không có sự thay đổi số oxh (không phải phản ứng oxh – khử): gồm phản ứng trao đổi, một số phản ứng hóa hợp và một số phản ứng phân hủy |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập. + Vòng 1: GV chia lớp thành 4 nhóm để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi điểm cho 4 nhóm ở vòng 1. Câu 1: Người ta dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết phản ứng oxh-khử ? Câu 2: Đốt cháy cacbon trong oxi dư, khí thu được dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được kết tủa, lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi. Trong các quá trình thí nghiệm trên có bao nhiêu quá trình không xảy ra phản ứng oxh-khử? Câu 3: Trong công nghiệp người ta điều chế H2 bằng cách điện phân nước. Vậy quá trình điện phân nước thuộc loại phản ứng gì? Câu 4: Cho phản ứng Al + NaOH + H2O NaAlO2 + 3/2H2. Vai trò của H2O trong phản ứng là gì? Câu 5: Trong cuộc sống, hãy kể 3 phản ứng hóa hợp là phản ứng oxh-khử mà em hay gặp hằng ngày? + Vòng 2: Trên cơ sở 4 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 3. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải. - HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 1 HS) lên bảng trình bày kết quả. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm. | Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập. * Đánh giá: + GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động. + GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. + GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học. + Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn. |
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu 1: Phản ứng nào sau đây luôn có sự thay đổi số oxh?
A. Hóa hợp. B. Phân hủy. C. Trao đổi. D. Thế.
Câu 2: Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxh?
A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. B. Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4.
C. 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl. D. 6KI + 2KMnO4 +4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH.
Câu 3: Phản ứng nhiệt phân muối có thể thuộc phản ứng
A. Oxh-khử. B. Không oxh-khử. C. Oxh-khử hoặc không. D. Thuận nghịch.
Câu 4: Cho các phản ứng:
(1) Ca(OH)2 + Cl2→ CaOCl2 + H2O
(2) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
(3) O3→ O2 + O
(4) 2H2S + SO2→ 3S + 2H2O
(5) 4KClO3 → KCl + 3KClO4
Số phản ứng oxi hoá khử là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho các PƯHH sau
1. Na + Cl2 2. CaO + CO2 3. CaCO3
4. 2KMnO4 5. Fe + HCl 6. Cu + AgNO3
7. NaOH + HCl 8. CaCO3 + HCl
Hoàn thành và phân loại các phản ứng trên
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1. Hoàn thành các phản ứng sau
a. Fe + O2 b. H2 + Cl2
c. Na2O + H2O d. SO3 + H2O
Xác định sự thay đổi số oxh của các nguyên tố và rút ra nhận xét
2. Hoàn thành các phản ứng sau
a. NH4Cl b. MgCO3
c. KClO3 d. AgNO3
Xác định sự thay đổi số oxh của các nguyên tố và rút ra nhận xét
3. Hoàn thành các phản ứng sau
a. CuO + H2 b. Zn + HCl
c. Fe + Cu(NO3)2 d. Na + H2O
Xác định sự thay đổi số oxh của các nguyên tố và rút ra nhận xét
4. Hoàn thành các phản ứng sau
a. NaCl + AgNO3 b. Na2CO3 + HCl
c. NH4Cl + NaOH d. FeS + HCl
Xác định sự thay đổi số oxh của các nguyên tố và rút ra nhận xét
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Phản ứng nào sau đây luôn có sự thay đổi số oxh? A. Hóa hợp. B. Phân hủy. C. Trao đổi. D. Thế. Câu 2: Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxh? A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. B. Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4. C. 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl. D. 6KI + 2KMnO4 +4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH. Câu 3: Phản ứng nhiệt phân muối có thể thuộc phản ứng A. Oxh-khử. B. Không oxh-khử. C. Oxh-khử hoặc không. D. Thuận nghịch. Câu 4: Cho các phản ứng: (1) Ca(OH)2 + Cl2→ CaOCl2 + H2O (2) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O (3) O3→ O2 + O (4) 2H2S + SO2→ 3S + 2H2O (5) 4KClO3 → KCl + 3KClO4 Số phản ứng oxi hoá khử là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. |
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 33: Bài thực hành số 1: THỰC HÀNH PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực quan sát và kỹ thuật thực hành thí nghiệm, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm.
2. Kiến thức cụ thể
a) Nhận thức hóa học- Nêu được mục đích, các bước tiến hành, cách thực hiện các thí nghiệm về phản ứng oxi hóa-khử như phản ứng giữa kim loại với dung dịch axit, với dung dịch muối; phản ứng oxi hóa-khử trong môi trường axit.
- Sử dụng dụng cụ, hóa chất để thực hiện an toàn, thành công các thí nghiệm.
- Kĩ năng quan sát hiện tượng, giải thích, viết phương trình cuả phản ứng hóa học.
b) Vận dụng kiến thức, kĩ năng: thông qua kiến thức, hình thành được các kĩ năng hóa học như:
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. phẩm chất :
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác và kỹ năng tiến hành thí nghiệm.
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy tất cả các khả năng tư duy của học sinh
4. Năng lực
+ Năng lực quan sát và kỹ thuật thực hành thí nghiệm . + Năng lực hoạt động nhóm của HS
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu,…), SGK; các thí nghiệm.
3. Giáo viên (GV): Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất theo vở thực hành, kiểm tra trước độ kín của các nút cao su và ống dẫn khí
4. Học sinh (HS): Học bài cũ (ôn tập các kiến thức liên quan đến các thí nghiệm trong tiết thực hành) và xem trước các thí nghiệm, dự đoán hiện tượng, viết các phương trình phản ứng có thể có
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Rèn luyện ý thức chấp hành nội quy phòng thực hành. Rèn kỹ năng, tính cẩn thận, nghiêm túc khi làm thí nghiệm. Hoạt động này nhằm kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và những yêu cầu đặt ra cho HS khi thực hành .
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
HS nghiên cứu trước SGK để biết các công việc cần làm - Kiểm tra sĩ số, phân nhóm thực hành - GV nhắc nhở về nội quy phòng thí nghiệm, nêu mục tiêu của bài thực hành thí nghiệm. - HS nghiên cứu trước trong SGK trả lời các bước tiến trình thí nghiệm. - GV lưu ý một số vấn đề trước khi tiến hành thực hành. | Học sinh nêu được nội dung tiết thực hành, các thao tác cần chú ý ( lắp ráp dụng cụ, sử dụng dung cụ, hóa chất ..) GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trả lời, bố trí HS trong nhóm khi thực hành, vở ghi chép . |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập, củng cố kiến thức. Thực hiện như hướng dẫn trong SGK: (phiếu học tập số 1) Cho Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng | Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch axit sunfuric loãng rồi cho tiếp và ống nghiệm một viên kẽm nhỏ. Quan sát hiện tượng xảy ra. - Giải thích hiện tượng : Zn tan, có hiện tượng sủi bọt khí Viết PTHH của phản ứng và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng Zn + H2SO4 🡪 ZnSO4 + H2↑ Chất khử Chất oxi hóa * Dự kiến khó khăn của HS : Vì buổi thức hạnh đầu tiên nên học sinh lúng túng trong các thao tác, GV kiểm tra và hướng dẫn . * GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành, ghi chép vào vở . |
Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của HS, khắc sâu kiến thức về phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập, củng cố kiến thức Thực hiện như hướng dẫn trong SGK: (phiếu học tập số 2) Fe + dung dịch CuSO4 | - Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch CuSO4 loãng. Cho vào ống nghiệm một đinh sắt đã được làm sạch bề mặt. Để yên ống nghiệm khoảng 10 phút. Quan sát hiện tượng xảy ra : màu xanh của dung dịch nhạt dần, trên cây đinh Fe có lớp bột màu đỏ (Cu) bám vào - Giải thích và viết phương trình hóa học, cho biết vai trò của các chất. Fe + CuSO4 (dd) 🡪 FeSO4 (dd) + Cu Chất khử Chất oxi hóa * GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành, ghi chép vào vở . |
Thí nghiệm 3: Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit
*Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit ( thường là chất khử tác dụng với dd KMnO4 trong môi trường dd H2SO4 loãng
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập, củng cố kiến thức Thực hiện như hướng dẫn trong SGK: (phiếu học tập số 3) dd FeSO4 + dung dịch KMnO4 (trong môi trường dd H2SO4 loãng ) | Rót vào ống nghiệm 2ml dung dịch FeSO4. Thêm vào đó 1ml dung dịch H2SO4 loãng. - Nhỏ vào ống nghiệm trên từng giọt dung dịch KMnO4, lắc nhẹ ống nghiệm sau mỗi lần giọt thêm dung dịch. Quan sát hiện tượng xảy ra. Màu tím của dd KMnO4 biến mất khi lắc cho đến khí không mất màu, dd có màu vàng nâu - Giải thích,viết PT và cho biết vai trò của các chất trong phản ứng 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 🡪 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O Chất khử Chất oxi hóa Môi trường *Dự kiến khó khăn: HS lúng túng trong thao tác nên GV hướng dẫn cụ thể * GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành, ghi chép vào vở. |
Viết tường trình
*Mục tiêu: Học sinh trình bày được các bước tiến hành thí nghiệm
- HS mô tả được hiện tượng, kết quả quan sát
- HS giải thích được nguyên nhân .
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : HS báo cáo kết quả, mục đích buổi thực hành qua bản tường trình Phương thức tổ chức hoạt động. - Các nhóm vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ thí nghiệm, khu vực thực hành - HS viết bản tường trình để báo cáo kết quả thực hành . | Sản phẩm dự kiến của HS : các bản tường trình đầy đủ các mục theo yêu cầu Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua viết bản tường trình |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- HS vận dụng những vấn đề rút ra từ thí nghiệm thực hành để giải quyết các bài tập liên quan.
- Giáo dục và rèn luyện học sinh mối quan hệ lý thuyết và thực tiễn .
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Thông qua các bài tập liên quan đến nội dung thực hành để ôn tập cũng cố kiến thức . - GV cho HS giải thêm một số bài tập - HS thảo luận nhóm và ghi vào vở học. BÀI TẬP LUYỆN TẬP 1. Cho các thí nghiệm sau : (1) Fe + dung dịch HCl (2) Al + dd H2SO4 (3) Cu + dd HCl (4) Mg + dd CH3COOH Số thí nghiệm sinh ra khí hidro là A.1. B. 2. C. 3. D.4. 2. Nêu hiện tượng quan sát, giải thích bằng phương trình hóa học khi thực hiện thí nghiệm sau : Cho miếng Cu vào dung dịch AgNO3. 3. Dự đoán hiện tượng qua sát và giải thích bằng phương trình hóa học khi thực hiện thí nghiệm hòa tan Cu trong dung dịch HNO3 loãng . | Các nhóm báo cáo kết quả vào ghi vào vở Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua kết quả báo cáo |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Thông qua các câu hỏi bài tập về nhà nhằm mục đích:
- Giúp cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập nâng cao và mở rộng kiến thức cho học sinh.
- Khuyến khích, động viên học sinh tham gia để chia sẻ kết quả học tập qua đó học sinh khá, giỏi có điều kiện giúp đỡ học sinh yếu kém.
* Lồng ghép GDMT: Có ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Giao bài tập cho cá nhân hoặc nhóm học sinh thực hiện các bài tập về nhà. - Học sinh đọc sách giáo khoa, liên hệ thực tế cuộc sống, tìm kiếm tư liệu trên mạng internet để trả lời các bài tập câu hỏi được giao. - Giáo viên có thể mời một số học sinh lên trình bày kết quả trong các tiết học tiếp theo. - Học sinh góp ý bổ sung, giáo viên hoàn thiện câu trả lời. + Kĩ thuật hoạt động - Sử dụng câu hỏi gắn liền với cuộc sống : Tìm hiểu phương pháp chuẩn độ pemanganat . | - Sản phẩm : Phần trả lời các bài tập, các tư liệu tìm kiếm trên Internet . - Kiểm tra, đánh giá : HS báo cáo vào đàu giờ buổi học sau . |
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu 1: Đề xuất cách thực hành thí nghiệm nghiên cứu phản ứng giữa Na và H2O. Giải thích hiện tượng và xác định vai trò các chất tham gia trong phản ứng.
Câu 2: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Zn + ddCuSO4 (2) Cu + dd AgNO3 (3) Cu + dd FeSO4
(4) Fe + dd CuSO4 (5) dd NaCl + dd AgNO3
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 3: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Fe + dd HNO3 loãng (2) Cu + H2SO4 đặc
(3) Au + dd HNO3 loãng (4) Fe2(SO4)3 + ddKMnO4 + H2SO4
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
V. PHỤ LỤC
Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nhóm: . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . BẢNG TƯỜNG TRÌNH Bài thực hành số 1: THỰC HÀNH PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ | ||||
STT | Tên thí nghiêm | Cách tiến hành | Hiện tượng | Giải thích (Viết PTHH nếu có) |
1 | Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại với axit | |||
2 | Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại với dung dịch muối | |||
3 | Thí nghiệm 3: Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thí nghiệm 1: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd axit H2SO4 loãng rồi cho tiếp vào ống nghiệm một viên Zn nhỏ.
a/ Quan sát hiện tượng xảy ra? b/ Giải thích hiện tượng?
Viết PTHH và cho biết vai trò các chất trong phản ứng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Thí nghiệm 2: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd CuSO4 loãng . Cho vào ống nghiệm một đinh sắt đã được làm sạch bề mặt . Để yên ống nghiệm khoảng 10 phút.
a/ Quan sát hiện tượng xảy ra? b/ Giải thích hiện tượng?
Viết PTHH và cho biết vai trò các chất trong phản ứng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Thí nghiệm 3: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd axit FeSO4 loãng, thêm vào đó 1ml dung dịch H2SO4 loãng. Nhỏ vào ống nghiệm trên từng giọt dung dịch KMnO4, lắc nhẹ ống nghiệm sau mỗi lần thêm một giọt dung dịch.
a/ Quan sát hiện tượng xảy ra? b/ Giải thích hiện tượng?
Viết PTHH và cho biết vai trò các chất trong phản ứng
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 35, 36: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Thành phần ngtử, hạt nhân ngtử, nguyên tố hóa học, đồng vị, ngtử khối TB
- Sự chuyên động của e ngtử, obitan ngtử, lớp và phân lớp electron
- Bảng HTTH, sự biến đổi tuần hoàn, cấu hình e, đại lượng VL, tính KL–PK, ý nghĩa bảng HTTH
- LK ion, LK cộng hóa trị, LK kim loại, sự lai hóa của obitan ngtử, hóa trị, số oxi hóa
- Phản ứng oxi hóa – khử, phân loại phản ứng hóa học trong hóa học vô cơ
- Giải nhanh và chính xác các bài tập trắc nghiệm
- Giải các BT tự luận
2. phẩm chất :
- Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học.
3. Năng lực:
+ Năng lực hoạt động nhóm của HS
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: NGUYÊN TỬ
1. Kiến thức cơ bản
- Thành phần nguyên tử.
- Cấu tạo hạt nhân nguyên tử.
- Cấu tạo vỏ nguyên tử.
2. Bài tập
- Xác định nguyên tử khối trung bình của nguyên tố.
- Xác định CTPT hợp chất từ các đồng vị cho trước.
- Viết cấu hình electron của nguyên tử.
Hoạt động 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Kiến thức cơ bản
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học với vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
2. Bài tập
Bài tập liên quan đến: quan hệ giữa vị trí và cấu tạo, quan hệ giữa vị trí và tính chất, so sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
Hoạt động 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
1. Kiến thức cơ bản
- Bản chất của từng loại liên kết hoá học.
- Đặc điểm cấu tạo của tinh thể nguyên tử, phân tử và ion.
2. Bài tập
- Viết Ct e, CTCT của hợp chất cộng hoá trị.
- Dự đoán loại liên kết hoá học dựa vào độ âm điện.
Hoạt động 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
1. Kiến thức cơ bản
- Sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử, phản ứng oxi hoá – khử.
- Phân loại phản ứng hoá học trong hoá vô cơ.
2. Bài tập
- Xác định số oxi hoá của các nguyên tố.
- Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp thăng bằng electron.
Tiết 37: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
I. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Kết hợp cả hai hình thức TNKQ (80%) và TNTL (20%)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU :
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đề kiểm tra .
2. Chuẩn bị của học sinh: nội dung kiến thức đã học.
III. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định tình hình lớp: điểm danh hs trong lớp.
2. Ma trận đề, đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm (thi trung toàn trường )
VI. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
LỚP | GIỎI | KHÁ | TRUNG BÌNH | YẾU | KÉM | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
Ngày …. tháng …. năm ….
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Ngày soạn:
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Giới thiệu chung chuyên đề:
Chuyên đề nhóm halogen và hợp chất gồm các nội dung chủ yếu: đơn chất halogen (cấu tạo nguyên tử và phân tử, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học, ứng dụng và phương pháp điều chế); hợp chất halogen ( axit clohiđric và muối clorua, hợp chất có oxi của clo)
Ở đây chuyên đề nhóm halogen và hợp chất được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho HS theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Thời lượng dự kiến thực hiện chuyên đề: 12 tiết (tiết 37 → tiết 48)
TIẾT 37: Nội dung 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu KHTN, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp trực quan và đàm thoại.
2.Kiến thức cụ thể
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Biết được nhóm Halogen gồm những nguyên tố nào và chúng ở vị trí nào trong bảng HTTH.
- Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh do lớp e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen có 7 electron, nên khuynh hướng đặc trưng là nhận thêm 1e tạo thành ion Halogenua có cấu hình bền vững giống khí hiếm gần nó.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát, tìm tòi,… để tìm hiểu về tính chất vật lí và hóa học của đơn chất và hợp chất halogen.
- Giải thích tính oxi hóa mạnh của các halogen dựa trên cấu hình electron nguyên tử của chúng.
- Vì sao nguyên tử Flo chỉ có số oxi hóa -1, trong khi nguyên tử các nguyên tố halogen còn lại, ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7.
3. Phẩm chất
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với các nguyên tố halogen
- Biết các ứng dụng của halogen trong cuộc sống.
4. Năng lực :
+ Năng lực hợp tác; + Năng lực làm việc tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề; + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức; + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
4. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức đã được học về Bảng tuần hoàn ở HKI, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu các thông tin cơ bản của các nguyên tố halogen thông qua trò chơi “ AI NHANH HƠN ”?).
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Hoạt động cá nhân Trò chơi “AI NHANH HƠN” . GV phổ biến luật chơi như sau: Có 5 câu hỏi được chiếu trên màn hình. Mỗi câu hỏi có 3 gợi ý.Trả lời từng câu hỏi trong 30s tương ứng với các gợi ý từ khó đến dễ. + Trả lời đúng trong 10s đầu tiên được 30đ; 10s tiếp theo được 20 điểm; 10s cuối được 10đ. + Trả lời sai không bị trừ điểm. GV chiếu các câu hỏi trên màn hình,yêu cầu hs trả lời vào bảng phụ của mình. (GV cần quan sát tốt hoạt động của các HS) Hoạt động chung cả lớp Sau khi tìm được đáp án cho một câu hỏi, GV yêu cầu hs bổ sung thêm các thông tin về nguyên tố đó mà hs đã được biết hoặc GV có thể giới thiệu thêm cho hs thông qua hình thức kể chuyện. (GV tham khảo ở https://toplist.vn/.../dieu-thu-vi-ve-nhom-halogen-trong-hoa-hoc-co-the-ban-muon-bi...) | Đáp án câu hỏi 1: Nguyên tố Brom Đáp án câu hỏi 2: Nguyên tố Flo Đáp án câu hỏi 3: Nguyên tố Iot Đáp án câu hỏi 4: Nguyên tố Clo Đáp án câu hỏi 5: Nguyên tố Atatin - GV quan sát hoạt động và phát hiện những cá nhân nhanh nhẹn, trả lời chính xác. (Hoạt động này GV phải hết sức chú ý đến thời gian, mức độ nhanh của các hs để tổng hợp cho thật chính xác, nếu lớp nào chậm GV có thể chỉnh đồng hồ thêm thời gian cho các em) - Qua hđ này, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. - Ghi điểm cho HS. |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu:
- Nêu được tên các nguyên tố halogen và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn
- Nêu được điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố halogen. Từ đó có thể suy ra tính chất hóa học đặc trưng của chúng
- Nêu được sự biến đổi tính chất vật lý của các đơn chất halogen: Trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
- Nêu được số oxi hóa có thể có của các halogen trong hợp chất.
- Nêu được sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất halogen: Tính oxi hóa giảm dần từ Flo đến iot.
- Hiểu được vì sao các halogen giống nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành.
- Viết được phương trình tổng quát và cụ thể khi cho halogen tác dụng với kim loại, với hidro.
- Rèn năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ : diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | |||||||||||||||||||||||||
Vấn đề 1: Vị trí, cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử của các halogen | ||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động cá nhân -GV chiếu bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học -Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập (Các phiếu học tập được in trong tờ A4 và phát cho hs 1 lần)
Gọi bất kỳ 1 hs báo cáo kết quả đã làm Hoạt động nhóm - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên hoàn thành phiếu học tập số 2 sau đó thảo luận,thống nhất để ghi lại vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 a) Nêu vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn ? b) Nêu điểm giống nhau và khác nhau về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố halogen? c) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của đơn chất halohen (X2)? d) Từ cấu hình electron nguyên tử, dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của các halogen,giải thích ?Viết phương trình tổng quát? - GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập | -Nhóm halogen gồm : Flo( 9F), Clo ( 17Cl), Brom ( 35Br), Iot ( 53I). CTPT đơn chất : X2 - Vị trí : nhóm VIIA - Đặc điểm cấu tạo nguyên tử : + giống nhau : đều có 7e ở lớp ngoài cùng, có dạng ns2np5 + khác nhau : số lớp electron tăng dần từ F đến I - Phân tử đơn chất có 2 nguyên tử (X2) + CT Electron : X:X + CTCT : X-X - Tính chất hóa học đặc trưng của các halogen là tính oxi hóa mạnh Giải thích: do nguyên tử có 7e ở lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhận 1 electron trong phản ứng hóa học . Phương trình X2 + 2e → 2X- - GV kiểm tra bài làm trong phiếu học tập của 1 số HS, nhận xét - GV quan sát và đánh giá hoạt động của cá nhân và nhóm HS - GV hướng dẫn HS điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung - Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt | |||||||||||||||||||||||||
Vấn đề 2: Sự biến đổi tính chất của các halogen | ||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động nhóm GV yêu cầu học sinh xem video và quan sát bảng 11. http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=yP0U5rGWqdg Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm halogen ở SGK trang 95; các nhóm bốc thăm câu hỏi ở phiếu học tập số 3 và tự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm mình thảo luận,thống nhất để ghi lại vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ. (GV phát phiếu học tập chung cho cả lớp) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 1/Em hãy nêu sự biến đổi một số yếu tố của các đơn chất halogen từ Flo đến Iot về -Trạng thái tập hợp:......... - Màu sắc:....... - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi:....... - Bán kính nguyên tử:.......... - Độ âm điện:......................... 2/Xác định số oxi hóa của các halogen trong các hợp chất sau và cho biết chúng có thể có những số oxi hóa nào? HF, HCl, HBr, HI NaCl, NaF, NaI, NaBr KClO3, KBrO3, KIO3 HBrO, HClO, HIO HClO4, HBrO4,HIO4, OF2, Cl2O7, Br2O7, I2O7 Vì sao trong các hợp chất Flo chỉ có một số oxi hóa là -1? 3/ Tính chất hóa học đặc trưng của halogen?Quy luật biến đổi tính chất đó từ Flo đến Iot?Giải thích? 4/Viết phương trình thể hiện tính oxi hóa của halogen khi cho chúng lần lượt tác dụng với kim loại và hidro (ở dạng tổng quát và các ví dụ cụ thể).Tên gọi của sản phẩm dạng tổng quát?Gọi tên HF,HCl, HBr,HI ở dạng khí và khi tan trong nước tạo dd HF, ddHCl,dd HBr, ddHI HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. Yêu cầu hs chỉnh sửa lại trong phiếu của mình (nếu chưa đúng )và bấm vào vở để học. GV cần lưu ý sản phẩm của phản ứng khi cho Fe lần lượt tác dụng với các halogen nếu hs lấy ví dụ này GV có thể gợi ý cho hs gọi tên từ hợp chất quen thuộc của Clo đã được học. GV đặt vấn đề : Trong 4 axit trên axit nào mạnh nhất? GV bổ sung thêm kiến thức cho hs về qui luật biến đổi tính axit, tính khử từ dd HF đến HI (và giải thích nếu hs yêu cầu);. Hoạt động chung Nếu có điều kiện cho hs làm thí nghiệm :dd AgNO3 tác dụng với NaF, NaCl,NaBr,NaI để quan sát hiện tượng tạo thành rồi nêu nhận xét về tính tan, màu sắc của các muối Bạc halogenua. Hoặc yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học ở lớp 9 viết phương trình phản ứng (nếu có) khi cho dd AgNO3 tác dụng với NaF, NaCl, NaBr, NaI.Nêu hiện tượng GV yếu cầu hs rút ra kết luận về sự giống nhau của các halogen trong tchh | Sự biến đổi tính chất vật lý: - Trạng thái: từ khí → lỏng→ rắn - Màu sắc: đậm dần - Nhiệt độ nóng chảy: tăng dần - Nhiệt độ sôi: tăng dần - Bán kính nguyên tử: tăng dần. - Độ âm điện: Giảm dần. Số oxi hóa có thể có của các halogen trong các hợp chất là -1,+1,+3,+5,+7 (trừ Flo chỉ có số oxi hóa là -1 do độ âm điện của Flo lớn nhất). Sự biến đổi tính chất hóa học - Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là TÍNH OXI HÓA MẠNH, GIẢM DẦN từ Flo đến Iot. - Giải thích: Do từ F→I bán kính nguyên tử tăng dần, nên khả năng nhận e giảm dần (tính oxi hóa giảm dần). - Thể hiện + Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo ra muối halogenua nX2 + 2 R → 2RXn (n là hóa trị của kim loại R) Vd: Mg + F2 → MgF2 Zn + Cl2 🡪 ZnCl2 Cu + Br2 🡪 CuBr2 2Al + 3I2 🡪 2AlI3 + Oxi hóa được khí hidro tạo ra những hợp chất khí không màu H2 + X2 → 2 HX (hidro halogenua) Khí này tan trong nước tạo ra dung dịch axit halogenhidric có cùng công thức Ví dụ: H2 + F2 →2 HF (khí hidroflorua) HF → dd HF (axit flohidric) H2 + Cl2 →2 HCl (khí hidroclorua) HCl → ddHCl (axit clohidric) H2 + Br2 → 2 HBr (khí hidrobromua) HBr → ddHBr (axit Bromhidric) H2 + I2 →2 HI (khí hidroIotua) HI → ddHI (axit Iot hidric) -Tính axit và tính khử tăng dần từ HF đến HI (dd HF là axit yếu nhất) -Tính tan của muối bạc halogenua AgF tan AgCl kết tủa màu trắng AgBr kết tủa màu vàng nhạt AgI kết tủa màu vàng đậm Các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành. + Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về những điểm giống nhau của các halogen, sự khác nhau giữa Flo và các halogen còn lại, quy luật biến đổi tính chất của các halogen, .
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo,nhanh nhẹn, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Hoạt động nhóm: Sử dụng phương pháp đóng vai Có 4 tổ tương ứng với 4 nhóm (Flo, Clo, Brom,Iot. Mỗi nhóm đều đeo phù hiệu của nhóm mình). - Trong thời gian 2 phút,đại diện mỗi nhóm lên nói những thông tin liên quan đến mình. - Sau đó tiến hành trò chơi “NHANH NHƯ CHỚP” trong thời gian 5 phút GV phổ biến luật chơi như sau: 4 nhóm cử đại diện lên bảng (có đeo phù hiệu) trả lời nhanh các câu hỏi do thành viên dưới lớp tự đưa ra. Đại diện nhóm nào trả lời sai sẽ về chỗ nhường quyền trả lời cho bạn khác trong nhóm.Nhóm thắng cuộc là nhóm có nhiều câu trả lời đúng. (Hs nêu câu hỏi phải đứng lên đọc rõ câu hỏi của mình, hs nào nêu được số lượng câu hỏi nhiều hơn sẽ được cộng điểm). Hoạt động này sẽ giúp cả lớp đều công não làm việc, kể cả GV GV chuẩn bị một số câu hỏi dự phòng, trình tự câu hỏi có thể thay đổi cho lôi cuốn hs 1/ Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là sự hủy diệt, chết chóc? 2/ Kể tên các nguyên tố halogen? Nguyên tố nào là tiêu biểu và quan trọng nhất? 3/ Trong những hợp chất nào các halogen đều có số oxi hóa là -1? 4/ Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là màu tím? 5/ Trong kem đánh răng người ta thường bổ sung một loại muối có tác dụng chống sâu răng. Hãy cho biết đó là muối của nguyên tố halogen nào? 6/ Tính chất hóc học đặc trưng của các halogen là gì? Quy luật biến đổi tính chất đó? 7/ Quy luật biến đổi tính chất của các halogen về bán kính nguyên tử, độ âm điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi? 8/ Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là hôi thối? 9/ Khác với Flo,trong hợp chất các halogen Cl,Br,I ngoài số oxi hóa -1 còn có những số oxi hóa nào?Vì sao có sự khác nhau đó? 10/ Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là vàng lục? 11/ Khi bị ngộ độc clo (ở mức độ nhẹ) do uống phải các nước tẩy rửa hoặc do sự thiếu cẩn thận trong các phòng thí nghiệm… Nạn nhân cảm thấy đau nhói ở cổ và ngực. Lúc này nạn nhân cần phải làm gì? 12/ Tại các nhà máy cấp nước sinh hoạt hoặc bể bơi người ta thường dùng hợp chất của nguyên tố nào để diệt trùng nước sinh hoạt trước khi sử dụng ? 13/ Vật liệu gì dùng làm chảo chống dính? 14/Cấu hình e LNC chung của các halogen? 15/Thành phần của muối iot? Trong quá trình chế biến thức ăn ta nên nêm muối iot khi nào để lượng iot ko bị mất? 16/ Số oxi hoá của clo trong các chất: NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là ... 17/ Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào sau mỗi phát biểu (1). Halogen là những phi kim điển hình có tính oxi hoá yếu. (2). Khả năng oxi hoá của các halogen giảm từ flo đến iot. (3). Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7. (4). Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học. (5). Tính khử giảm dần theo thứ tự HF>HCl>HBr>HI. 18/ Cho một lượng đơn chất Halogen tác dụng hết với magie thu được 19 gam magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 gam nhôm halogenua. Tên và khối lượng đơn chất halogen là ... GV cho hs xem hình ảnh về màu sắc, xem video tổng hợp của các halogen và yêu cầu mỗi hs về nhà ghi lại vào giấy những vấn đề cụ thể mà em đã rút ra được sau khi xem xong video trên (đưa địa chỉ link kèm theo để hs nào chưa theo dõi kịp sẽ xem lại ở nhà trên youtobe : https://youtu.be/yW_C10cEzMk). Nhắc hs chuẩn bị trước nội dung đơn chất halogen. | Tạo được sự hứng thú tích cực cho hs Các đáp án do hs đặt câu hỏi hoặc do GV đặt các câu hỏi dự phòng. Hs sẽ nhanh nhẹn, tích cực và khắc sâu kiến thức đã học. 1/Flo 2/Flo,Clo,Br,I Clo 3/ với kim loại và hidro 4/Iot 5/ Flo 6/Oxi hóa. Giảm dần từ F đến I 7/ Từ F đên I R tăng, Đ.Â.Đ giảm, tos, nc tăng 8/Br 9/ +1 +3 +5 +7. F có độ âm điện lớn nhất 10/ Clo 11/ đưa đến nơi thoáng khí, uống sữa hoặc nước 12/ Clo (Hợp chất cloramin (NH2Cl hoặc NHCl2)) 13/ teflon hay politetra floetylen (-CF2-CF2-)n 14/ ns2np5 15/Muối ăn có thêm KI hoặc KIO3. Nêm sau khi thực phẩm đã được nấu chín Học sinh hoàn chỉnh bài học của mình ở nhà và nộp lại cho GV ở tiết sau + GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động. + GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học. + Ghi điểm cho cá nhân và nhóm hoạt động tốt hơn. |
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhận biết
Câu 1: Trong nhóm halogen, tính oxihoá
A. giảm dần từ flo đến iot. B. tăng dần từ flo đến iot.
C. giảm dần từ clo đến iot trừ flo. D. tăng dần từ clo đến iot trừ flo.
Câu 2: Dãy nào sau đây xếp theo chiều giảm dần tính axit?
A. HCl, HBr, HI, HF. B. HBr, HCl, HF, HI.
C. HCl, HI, HBr, HF. D. HI, HBr, HCl, HF.
Câu 3: Kết tủa AgCl có màu
A. đỏ. B. trắng. C. Vàng. D. vàng đậm.
Mức độ thông hiểu
Câu 4: Trong những câu sau đây câu nào không chính xác?
A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hoá mạnh.
B. Trong hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá:-1,+1,+3,+5,+7.
C. Khả năng oxi hoá của halogen giảm từ flo đến iot.
D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hoá học.
Câu 5: Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Halogen là phi kim mạnh vì:
A. Phân tử có 1 liên kết cộng hoá trị.
B. Có độ âm điện lớn.
C. Năng lượng liên kết phân tử không lớn.
D. Bán kính nguyên tử nhỏ hơn so với các nguyên tố trong cùng chu kì.
Mức độ vận dụng
Câu 6: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa 0,1mol NaX và 0,1mol NaY (X và Y là các halogen ) thu 33,15gam kết tủa (cho F = 19, Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; Ag = 108). X và Y là
A. F, Cl. B. Cl, Br. C. Br, I. D. Cl, I.
VI. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 | ||||
Tên, kí hiệu nguyên tử halogen | ||||
Số hiệu nguyên tử | ||||
Cấu hình electron thu gọn | ||||
CTPT đơn chất |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
a) Nêu vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn ?
b) Nêu điểm giống nhau và khác nhau về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố halogen?
c) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của đơn chất halohen (X2)?
d) Từ cấu hình electron nguyên tử, dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của các halogen, giải thích? Viết phương trình tổng quát?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1/Em hãy nêu sự biến đổi một số yếu tố của các đơn chất halogen từ Flo đến Iot về
-Trạng thái tập hợp:.........
- Màu sắc:.......
-Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi:.......
-Bán kính nguyên tử:..........
-Độ âm điện:.........................
2/Xác định số oxi hóa của các halogen trong các hợp chất sau và cho biết chúng có thể có những số oxi hóa nào?
HF, HCl, HBr, HI NaCl, NaF, NaI, NaBr KClO3, KBrO3, KIO3
HBrO, HClO, HIO HClO4, HBrO4,HIO4, OF2, Cl2O7, Br2O7, I2O7
Vì sao trong các hợp chất Flo chỉ có một số oxi hóa là -1?
3/ Tính chất hóa học đặc trưng của halogen? Quy luật biến đổi tính chất đó từ Flo đến Iot? Giải thích?
4/Viết phương trình thể hiện tính oxi hóa của halogen khi cho chúng lần lượt tác dụng với kim loại và hidro (ở dạng tổng quát và các ví dụ cụ thể).Tên gọi của sản phẩm dạng tổng quát?Gọi tên HF,HCl, HBr,HI ở dạng khí và khi tan trong nước tạo dd HF, dd HCl, dd HBr, dd HI
DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Sự biến đổi tính chất vật lý:
- Trạng thái: từ khí → lỏng→ rắn - Màu sắc: đậm dần
- Nhiệt độ nóng chảy: tăng dần - Nhiệt độ sôi: tăng dần
- Bán kính nguyên tử: tăng dần. - Độ âm điện: Giảm dần.
Số oxi hóa có thể có của các halogen trong các hợp chất là -1,+1,+3,+5,+7 (trừ Flo chỉ có số oxi hóa là -1 do độ âm điện của Flo lớn nhất).
Sự biến đổi tính chất hóa học
- Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là TÍNH OXI HÓA MẠNH, GIẢM DẦN từ Flo đến Iot.
- Giải thích: do từ F→I bán kính nguyên tử tăng dần, nên khả năng nhận e giảm dần (tính oxi hóa giảm dần)
-Thể hiện
+ Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo ra muối halogenua
nX2 + 2 R → 2RXn (n là hóa trị của kim loại R)
Ví dụ:
Mg + F2 🡪 MgF2; Zn + Cl2 🡪 ZnCl2; Cu + Br2 🡪 CuBr2; 2Al + 3I2 🡪 2AlI3
+ Oxi hóa được khí hidro tạo ra những hợp chất khí không màu
H2 + X2 → 2 HX (hidro halogenua)
Khí này tan trong nước tạo ra dung dịch axit halogenhidric có cùng công thức
Ví dụ:
H2 + F2 →2 HF (khí hidroflorua) HF → dd HF (axit flohidric)
H2 + Cl2 →2 HCl (khí hidroclorua) HCl → ddHCl (axit clohidric)
H2 + Br2 → 2 HBr (khí hidrobromua) HBr → ddHBr (axit Bromhidric)
H2 + I2 →2 HI (khí hidroIotua) HI → ddHI (axit Iot hidric)
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
TIẾT 38, 39, 40: Nội dung 2: ĐƠN CHẤT HALOGEN
I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu KHTN, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp trực quan và đàm thoại.
2. Kiến thức cụ thể
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Nêu được vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, ứng dụng của clo; tính oxi hoá của clo.
- Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của Flo, Brôm, Iôt và một số hợp chất của chúng.
- Sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của flo, brom, iot so với clo.
- Tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát, tìm tòi,… để tìm hiểu về tính chất vật lí và hóa học của đơn chất halogen.
thông qua kiến thức, kĩ năng hóa học đã học để vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến ứng dụng của đơn chất halogen.
- Giải thích tính oxi hóa mạnh của các halogen dựa trên cấu hình electron nguyên tử của chúng.
- So sánh tính chất hóa học của flo, clo, brom, iot và minh họa bằng phương trình phản ứng.
3. Phẩm chất
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với các nguyên tố halogen
- Biết các ứng dụng của halogen trong cuộc sống.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
4.Năng lực
+ Năng lực hợp tác; + Năng lực làm việc tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề; + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức; + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên (GV)
- Làm các video thí nghiệm, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
4. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Nội dung 2.1: CLO
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức đã được học tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Rèn năng lực tìm hiểu kiến thức, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
GV đã chia lớp thành 4 nhóm và giao việc về nhà chuẩn bị trước Nhóm 1,2: Tìm hiểu về tính độc của clo và các nguồn có thể sinh ra khí Clo trong đời sống sinh hoạt. Nhóm 3,4: Sưu tầm các hình ảnh liên quan đến ứng dụng của Clo - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tìm hiểu trong sách giáo khoa hay trên mạng sau đó tổng hợp lại thành một bảng có thể trình chiếu trên máy hoặc treo bài trên bảng tùy ý. HĐ chung cả lớp: - GV mời đại diện 2 nhóm ứng với 2 nội dung lên báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV không chốt kiến thức mà đặt câu hỏi: Clo được sử dụng để diệt khuẩn nguồn nước sinh hoạt. Vậy clo là một chất có tính chất như thế nào? - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức. + Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể không đưa ra được hết các nội dung cần truyền tải nhưng không sao. Gv có thể bổ sung khi vào bài học. | - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm tòi và tiếp nhận kiến thức. + Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những chuẩn bị như thế nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu:
- Nêu được vị trí của clo trong bảng HTTH.
Viết được cấu hình e ntử của clo và công thức cấu tạo của Cl2.
Nêu được một số tính chất vật lí của clo.
- Tìm hiểu về tính chất hóa học của clo thông qua việc chiếu thí nghiệm.
Nêu được tchh của clo là tính OXH mạnh (OXH hầu hết KL, PK( H2), nhiều hợp chất(H2O).
Giải thích được tại sao clo có tính OXH
- Nêu được một số ứng dụng của clo trong đời sống.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Biết được dạng tồn tại của clo trong tự nhiên
- Rèn năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ : diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | |
Tìm hiểu vị trí, cấu tạo, tính chất vật lý của clo | ||
- HĐ nhóm: GV yêu cầu 4 nhóm thảo luận đề hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 1. - HĐ chung cả lớp: GV mời 2 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. | + Vị trí và cấu tạo: - Clo ở ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIA. - Cấu hình e: 1s22s22p63s23p5, lớp ngoài cùng có 7e. - CTPT: Cl2; CTCT: Cl-Cl + Tính chất vật lí * Đánh giá: + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. | |
Tìm hiểu về tính chất hóa học của clo | ||
HĐ nhóm: - GV chia lớp thành 4 nhóm GV chiếu các thí nghiệm về tính chất của clo để 4 nhómhoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 2. - GV giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm, giới thiệucác thí nghiệm cần chiếu và chiếu các thí nghiệm. - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: quan sát và thống nhất để ghi lại hiện tượng xảy ra, viết các PTHH, …. vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ. + HĐ chung cả lớp:-GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 thí nghiệm), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. Ở phần tác dụng với H2O gv giải thích cho học sinh nguyên nhân sát trùng nước của Clo + Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV gợi ý cho HS dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của clo để trả lời. + GV mời HS viết thêm một số PTHH minh họa tính chất oxi hóa mạnh của clo như Clo tác dụng với Na, Cu. | + Hiện tượng: TN 1: săt cháy mạnh trong bình chứa khí clo. TN 2: Hidro cháy trong bình đựng clovà cho ngọn lửa sáng trắng . TN 3: Clo tác dụng với nước tạo ra nước clo làm nhạt màu mẩu giấy màu + Giải thích: HS có thể viết các PTHH và xác định được vai trò của clo như sau: 2Fe + 3Cl22FeCl3 H2 + Cl2HCl Cl2 + H2O HCl + HClO Trong các phản ứng (1), (2), Clo đóng vai trò là chất OXH, trong phản ứng (3) clo vừa oxh, vừa khử. => Clo có tính OXH mạnh. HS không giải thích được tại sao clo có tính oxi hóa mạnh, nước clo có tính tẩy màu hoặc có thể giải thích được một phần. - HS phát triển được kỹ năng quan sát, nêu được và giải thích được một số hiện tượng. - Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được tính oxi hóa mạnh ) Tính chất hóa học: - Nguyêntử clo có 7 electron ở lớp ngoàicùng và có độ âmđiện lớn (sau flo,oxi) nên clo dễ nhận thêm 1 e =>clo có tính oxi hóa mạnh. - Trong các hợp chất, thường thể hiện số oxi hóa là -1, +1, +3, +5, +7. + Clo hóa hầu hết kim loại ( trừ Pt, Au) 2Na + Cl2 2NaCl Cu + Cl2CuCl2 2Fe + 3Cl22FeCl3 TQ:2M + nCl2 2MCln (với n là hóa trị cao nhất) + Oxi hóa Hidro: H2 + Cl2 2HCl (hidroclorua) (khi chiếu ánh sáng phản ứng vẫn xảy ra) + Oxi hóa nhiều hợp chất: Cl2 + H2O HCl + HClO Axit clohidric axit hipoclorơ Nhận xét: Clo thể hiện tính oxh trong phản ứng với kim loại và với hidro. Clo vừa thể hiện tính oxh, vừa thể hiện tính khử trong phản ứng với nước. | |
Tìm hiểu về ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế của clo | ||
GV bổ sung thêm ứng dụng nếu có ở phần trải nghiệm kết nối và chốt lại kiến thức GV mời một học sinh đọc trạng thái từ nhiên ở sgk GV chía lớp thành 4 nhóm - HĐ nhóm : GV trình chiếu video thí nghiệm điều chế clo sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận đề hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 3. + HĐ chung cả lớp: - GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 câu hỏi), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. GV bổ sung thêm ngoài MnO2 trong phòng thí nghiệm có thể cho các chất khác như KMnO4, KClO3, ... tác dụng với HCl để thu khí Clo và giới thiệu thêm cách điều chế Clo trong công nghiệp. | Ứng dụng và trạng thái tự nhiên theo sgk (HS có thể trả lời được câu hỏi 1, có thể giải thích được hoặc có thể giải thích được một phần. HS có thể không giải thích được câu hỏi 2,3 hoặc có thể giải thích được một phần câu hỏi 2. - HS phát triển được kỹ năng quan sát và giải thích được một số hiện tượng đó.) Trong phòng thí nghiệm: Clo điều chế từ HCl đặc tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh như KMnO4, MnO2, KClO3, ... MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2+ 2H2O 2KMnO4+ 16HCl → 2KCl +2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O Trong công nghiệp: Điện phân dd NaCl bão hòa, có màng ngăn 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 +Cl2 có màng ngăn + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của clo.
- Tiếp tục phát triển năng lực: giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung 2.2: FLO - BROM - IOT
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Từ kiến thức đã được học ở nội dung 1: Khái quát nhóm halogen, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Rèn kĩ năng quan sát hình ảnh, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- GV chia học sinh thành 3 nhóm (cho tất cả các hoạt động): - GV yêu cầu 3 nhóm dán các hình ảnh ( đã được chuẩn bị ở nhà) về Flo, Brom, Iot → GV nhận xét cho điểm cộng nhóm nào chuẩn bị nhiều hình ảnh hơn. - Sử dụng kĩ thuật KWL: GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 4 (phần này HS đã chuẩn bị trước ở nhà). - Hoạt động chung: HS trình bày kết quả đã chuẩn bị; HS khác bổ sung + Dự kiến một số khó khăn của HS và giải pháp hỗ trợ: Vì đây là các nguyên tố ít phổ biến trong thực tiễn đời sống nên GV cần gợi mở, hướng dẫn chi tiết giúp HS hoạt động hiệu quả hơn. - Dựa vào các hình ảnh HS thu thập, những điều đã biết, để giải quyết những điều muốn biết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung bài Flo, Brom, Iot. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức: | - Trong quá trình trình chiếu hình ảnh liên quan, GV bao quát tất cả HS, kịp thời phát hiện và điều chỉnh thái độ học tập của HS. - Qua báo cáo kết quả và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào muốn biết và kiến thức nào học được từ các bạn. |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu:
- Nêu được tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của F, Br, I
- HS nắm được sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của flo, brom, iot so với clo.
Hiểu oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2.
Nắm được axit tăng dần từ HF đến HI.
- Rèn kĩ năng quan sát hình ảnh, làm việc nhóm; năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ : diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Tìm hiểu tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên | |
- HĐ nhóm: GV yêu cầu cả 3 nhóm cùng tìm hiểu tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của flo, brom, iot ở phiếu học tập số 5. - HĐ chung cả lớp: GV mời lần lượt từng nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), 2 nhóm còn lại góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. | - GV tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm cho các nhóm và sử dụng bảng phụ tổng kết trong phiếu học tập số 2 |
Tìm hiểu về tính chất hóa học | |
+ GV yêu cầu HS giải thích lại các kiến thức: ? Vì sao trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá –1, các nguyên tố còn lại, ngoài số oxi hoá –1 còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7? Gợi ý: Flo có độ âm điện lớn nhất nên chỉ nhận thêm 1e để đạt CH bền vững thể hiện số oxi hoá –1. Các nguyên tố còn lại có độ âm điện tương đối lớn nhưng nhỏ hơn Oxi, Flo nên có thể có số oxi hoá +1, +3, +5, +7 khi kết hợp với nguyên tố này. ? Vì sao đi từ F2 đến I2, tính oxi hoá giảm dần? Gợi ý: Từ F đến I, bán kính nguyên tử tăng → khả năng hút e giảm → tính oxi hoá giảm + GV yêu cầu HS dự đoán khái quát về phản ứng của các halogen với kim loại, với hiđro, với nước. + GV chỉnh lí, bổ sung và sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức dạy học nội dung này. **GV nêu vấn đề học tập, chia nhóm, giao nhiệm vụ và hướng dẫn hoạt động nhóm. + Nhóm 1: Nghiên cứu tính chất hóa học của flo. + Nhóm 2: Nghiên cứu tính chất hóa học của brom. + Nhóm 3: Nghiên cứu tính chất hóa học của iot. Các HS sau khi làm việc theo nhóm trong 5 phút sẽ di chuyển về nhóm mới và tiếp tục thảo luận nhóm để rút ra tính chất hóa học riêng và chung của các halogen trong 5 phút . GV cho các nhóm treo sản phẩm là nội dung các câu trả lời của phiếu học tập 6 lên bảng, gọi đại diện của các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét. Giáo viên cho HS quan sát các thí nghiệm qua ti vi, sau đó nhận xét, chấm điểm các nhóm. | - Ngoài các tính chất trên thì I2 còn có tính chất đặc trưng là tác dụng với HTB tạo thành hợp chất có màu xanh.
- GV bổ trợ cho HS một số kiến thức nâng cao (tùy vào đối tượng HS): + Trong quá trình trình chiếu video, GV bao quát tất cả HS, kịp thời phát hiện và điều chỉnh thái độ học tập của HS. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của Flo,brom, iot và tính chất hóa học của các đơn chất.
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập. + GV cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 7 . + Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung.GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. - HĐ chung cả lớp: GV mời HS bất kì lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm. - GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề. | Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập. * Đánh giá: + GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động. + GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. + Thông qua sản phẩm học tập, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra những chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức + Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế
-Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch). - GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những vấn đề thực tiễn cuộc sống của các nguyên tố nhóm halogen. Tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao. - Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau: 1. Hãy nêu thành phần chính của muối iot? Nếu thiếu iot có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Ảnh hưởng như thế nào? Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe? 2. Vì sao trong nấu ăn không nên nêm muối iot khi nước đang sôi? - GV giao việc và hướng dẫn HS tìm hiểu qua tài liệu, mạng internet,…để giải quyết các công việc được giao. - GV chiếu tư liệu về bệnh bứu cổ để HS giải quyết câu số 1. - Hướng dẫn bài mới: Tùy vào chuyên đề/bài học tiếp theo mà GV xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung hoạt động. | Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch). *Đánh giá: - GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo. - Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS. |
IY. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhận biết.
Câu 1: Cho các phản ứng sau:
1. Cl2 + H2O → HOCl + HCl 2. Cl2 + H2O + 2SO2 → H2SO4 + 2HCl
3. Cl2 + H2S → 2HCl + S 4. Cl2 + Ca(OH)2→ CaOCl2 + H2O
Các phản ứng trong đó Cl2 chỉ đóng vai trò chất oxi hóa là:
A. 2, 3. B. 3, 4. C. 1, 2. D. 1, 4.
Câu 2: Cho phản ứng: Cl2 + 2KBr 🠒 2KCl + Br2. Trong phản ứng trên, clo đóng vai trò
A. là chất bị oxi hoá. B. là chất bị khử.
C. chất khử. D. vừa là chất oxi hoá vừa là khử.
Câu 3: Phản ứng điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là:
A. 2NaCl 2Na + Cl2. B. F2 + 2NaCl 2NaF + Cl2.
C. 4HCl + MnO2 MnCl2 + 2H2O + Cl2. D. 2HCl H2 + Cl2.
Câu 4: Chất nào sau đây ăn mòn thủy tinh?
A. KF. B. HF. C. F2. D. HI.
Câu 5: Khi nhỏ vài giọt phenolphatalein vào cốc đựng dung dịch HCl thì dung dịch thu được có màu:
A. không màu. B. xanh. C. tím. D. đỏ.
Câu 6: Clorua vôi là muối hỗn tạp vì:
A. Phân tử có hai gốc axit khác nhau. B. Nó dễ phân hủy.
C. Phân tử có hai nguyên tử clo ở trạng thái oxi hóa +1. D. Nó có tính tẩy màu.
Câu 7: Trong các axit cho sau đây axit nào mạnh nhất?
A. HCl. B. HI. C. HBr. D. HF.
Câu 8: Nguyên tố halogen luôn có số oxi hóa âm trong mọi hợp chất là:
A. Flo. B. Iot. C. Brom. D. Clo.
Câu 9: Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím
A. không chuyển màu. B. chuyển sang không màu.
C. chuyển sang màu xanh. D. chuyển sang màu đỏ.
Câu 10: Dung dịch nào sau đây không chứa trong bình thủy tinh?
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
Câu 11: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu trắng?
A. NaF. B. NaCl. C. NaBr. D. NaI.
Câu 12: Chất nào sau đây tác dụng được với H2 ngay cả khi ở trong bóng tối và ở nhiệt độ rất thấp?
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 13: Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là
A. Sự bay hơi. B. Sự chuyển trạng thái. C. Sự thăng hoa. D. Sự phân hủy.
Câu 14: Phản ứng nào có thể xảy ra được?
A. I2 + KCl. B. I2 + KBr. C. Br2 + KI. D. Br2 + KCl.
Câu 15: Để nhận biết iot, ta dùng
A. hồ tinh bột. B. quỳ tím. C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch HCl.
Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của đơn chất halogen?
A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 17: Ở điều kiện thường, chất khí nào sau đây có màu lục nhạt?
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. O2
Mức độ thông hiểu.
Câu 18: Nếu lấy cùng số mol MnO2, KMnO4, CaOCl2, KClO3 cho tác dụng hết với dd HCl đặc thì chất tạo nhiều clo hơn là:
A. MnO2. B. KMnO4. C. KClO3. D. CaOCl2.
Câu 19: Cho các dung dịch muối sau: NaCl, KF, NaI, KBr. Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết các dung dịch trên ?
A. NaNO3. B. KOH. C. AgCl. D. AgNO3.
Câu 20: Dãy các đơn chất halogen nào sau đây được xếp theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần?
A. F2, Cl2, Br2, I2. B. Cl2, Br2, I2, F2. C. Cl2, F2, Br2, I2. D. I2, Br2, Cl2, F2.
Câu 21: Cho các phản ứng: (1) SiO2 + dung dịch HF → (2) F2 + H2O
(3) AgBr (4) Br2 + NaI (dư) →
Trong các phản ứng trên, những phản ứng có tạo ra đơn chất là
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.
B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.
C. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.
D. Flo có tính oxi hóa yếu hơn clo.
Câu 23: Trộn dung dịch chứa a gam HBr với dung dịch chứa a gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, màu của quỳ tím sẽ là
A. chuyển sang màu đỏ. B. chuyển sang màu xanh. C. không đổi màu. D. mất màu.
Câu 24: Trường hợp nào không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho Fe vào dung dịch HCl đặc, nguội. B. Cho I2 vào dung dịch NaBr.
C. Sục khí Cl2 vào dung dịch NaBr. D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
Câu 25: Để làm sạch khí Cl2 có lẫn hydroclorua có thể cho hỗn hợp đó vào dung dịch dư nào sau đây?
A. NaOH. B. AgNO3. C. AgCl. D. Na2CO3.
Câu 26: Hiện tượng xảy ra khi dẫn khi clo vào dung dịch Na2CO3 là:
A. dung dịch từ đục hóa trong. B. có sự sủi bọt khí.
C. dung dịch từ trong hóa đục. D. xuất hiện mùi đặc trưng của Giaven.
Câu 27: Chia một dung dịch nước brom có màu vàng làm 2 phần:
- Dẫn khí X không màu vào phần 1 thì dung dịch mất màu
- Dẫn khí Y không màu vào phần 2 thì dung dịch sẫm màu hơn.
Khí X và Y có thể lần lượt là:
A. SO2 và HI. B. N2 và CO2. C. SO2 và Cl2. D. SO2 và CO2.
Câu 28: Cho các chất sau: FeO,Fe, Cu, KMnO4, KOH, Ba(NO3)2, K2SO3.Có bao nhiêu chất phản ứng được với dung dịch HCl?
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 29: Kim loại nào sau dây tác dụng với HCl và Cl2 đều tạo cùng một muối?
A. Ag. B. Zn. C. Fe. D. Cu.
Câu 30: Muối nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. CaCl2. B. Al(NO3)3. C. Na2CO3. D. Na2SO4.
Câu 31: Cho 0,4 mol KOH tác dụng với 0,5mol HCl.Cho quì tím vào dung dịch sau phản ứng,quì tím chuyển sang màu:
A. Hồng. B. Không đổi màu. C. Đỏ. D. Xanh.
Câu 32: Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ manganđioxit rắn và dung dịch axit clohiđric đậm đặc vào ống hình trụ A có đặt một miếng giấy màu. Nếu đóng khoá K thì miếng giấy màu không mất màu. Nếu mở khoá K thì giấy mất màu.Giải thích hiện tượng.
Hướng dẫn: Nếu đóng khóa K thì miếng giấy không mất màu, vì khí clo ẩm đã được làm khô bới dd axit sunfuric đặc. Nếu mở khóa K thì giấy mất màu vì clo ẩm cỏ tính tẩy màu.
Câu 33: Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn không khí trong phòng thí nghiệm. Để loại bỏ lượng khí clo đó có thể dùng khí amôniac. Nhưng khi điều chế clo trong PTN để khử các hóa chất dư thừa và cả lượng khí clo dư trong ống nghiệm người ta lại dùng NaOH loãng hoặc nước vôi. Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra và giải thích.
Hướng dẫn: Giải thích đầy đủ và viết 5 PTHH
Để loại bỏ khí clo trong PTN có thể dùng khí amoniac nhờ PTHH sau: 3Cl2 + 8NH3 → N2 + 6NH4Cl
Nhưng khi điều chế clo trong PTN thì hóa chất là những chất oxi hóa như: KMnO4 hoặc MnO2 ….và axit HCl đồng thời có cả lượng dư khí clo trong các dụng cụ thí nghiệm, ống dẫn nên chúng ta nên ngâm bộ dụng cụ đó vào chậu đựng dung dịch NaOH loãng hoặc nước vôi (rẻ tiền, dễ kiếm) nhờ PTHH sau:
HCl + NaOH → NaCl + H2O 2HCl + Ca(OH)2→ CaCl2 + 2H2O
Cl2 + 2NaOH → NaClO + NaCl + H2O 2Cl2 + 2Ca(OH)2→ Ca(OCl)2 + CaCl2 + 2H2O
Mức độ vận dụng.
Câu 34: Cho 14,2 g KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HBr đặc, dư. Thể tích khí thu được ở đktc là
A. 2,24 lít. B. 5,6 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 35: Cho 1,27g iot tác dụng vừa đủ với lượng sắt thu được mg muối. Khối lượng muối thu được là
A. 15,5g. B. 1,55g. C. 3,1g. D. 31g.
Câu 36: Dẫn V lít khí clo qua dd muối natribromua dư thu được 48g brom, biết khí đo được ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 6,67. C. 13,44. D. 3,36.
Câu 37: Cho 10,5g NaI vào 50ml dd nước Brom 0,5M. Khối lượng NaBr thu được là
A. 3,45g. B. 4,67g. C. 5,15g. D. 8,75g
Câu 38: Cho 13,44 lít khí Cl2 (đktc) qua 5 lít dung dịch KOH ở 100⁰C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là
A. 0,12M. B. 0,4M. C. 0,24M. D. 0,48M.
Câu 39: X, Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn. Hỗn hợp M có chứa 2 muối X, Y với natri. Để kết tủa hoàn toàn 2,20 gam hỗn hợp M phải dùng 150 ml dung dịch AgNO3 0,2M. X, Y có thể là 2 trong các cặp nguyên tố nào sau đây?
A. F và Cl. B. Br và I. C. I và At. D. Cl và Br.
Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm Fe(56) và Mg(24) vào dung dịch HCl vừa đủ thì được 0,448lít hydro(đktc). Mặt khác A tác dụng vừa đủ với 0,56lít clo (đktc). Thành phần % khối lượng Mg trong X là:
A. 30%. B. 43%. C. 70%. D. 57%.
Câu 41: Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào cốc đựng 300 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch có màu đỏ. Thêm từ từ dung dịch HCl 2M vào cốc cho đến khi màu đỏ vừa mất màu thì ngừng. Thể tích dung dịch HCl đã cho vào cốc là:
A. 200ml. B. 400ml. C. 100ml. D. 300ml.
Câu 42: Hoà tan 10,0 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) và kim loại hoá trị (III) bằng dung dịch HCl dư, ta thu được dung dịch X và 0,672 lít khí bay ra (ở đktc). Khi cô cạn dung dịch X, khối lượng muối khan thu được là?
A. 11,33 gam. B. 12,33 gam. C. 9,33 gam. D. 10,33 gam.
Câu 43: Cho 100g dung dịch gồm NaCl và NaBr có nồng độ % bằng nhau tác dụng vừa đủ với 960ml dung dịch AgNO3 10%( khối lượng riêng D=1,0625g/ml) Nồng độ % của hai muối NaCl, NaBr
A. 25,83%. B. 22,38%. C. 17,47%. D. 19,91%.
Câu 44: Cho 4,96g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo 6,81 gam muối. Số mol HCl đã dùng là:
A. 0,1. B. 0,06. C. 0,60. D. 0,01.
Câu 45: Lấy 14,4 gam hỗn hợp Y gồm bột Fe và FexOy hoà tan hết trong dung dịch HCl 2M được 2,24 lít khí đktc. Tỉ lệ phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp Y lần lượt là :
A. 19,44% và 80,56%. B. 30,44% và 69,56%. C. 29,44% và 70,56%. D. 38,88% và 61,12%.
Câu 46: Cho dung dịch AgNO3 vừa đủ vào dung dịch X chứa NaCl và NaBr, được lượng kết tủa nặng bằng lượng AgNO3. Thành phần % theo khối lượng NaCl trong A là: (Ag=108; N=14; O=16; Cl=35,5; Br=80)
A. 72.4%. B. 72.2%. C. 27.8%. D. 27.6%.
Câu 47: Cho 0,448 lít Clo (đktc) vào dung dịch NaX dư, được 3,2 gam X2. Nguyên tố X là:
A. F. B. Cl. C. Br. D. I.
Câu 48: Trong phòng thí nghiệm có các hoá chất natri clorua, mangan đioxit, dung dịch natri hidroxit, axit sunfuric đặc ta có thể điều chế được nước Javen hay không? Viết các phương trình hóa học.
Hướng dẫn: Viết được PTHH điều chế nước Javen:
2NaCl + MnO2 + 2H2SO4 → Na2SO4 + MnSO4 + Cl2 + 2H2O
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Câu 49: Để điều chế kaliclorat với giá thành hạ người ta thường làm như sau: Cho khí clo đi qua nước vôi đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với kaliclorua và làm lạnh. Khi đó kaliclorat sẽ kết tinh. Hãy viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra và giải thích vì sao kaliclorat kết tinh.
Hướng dẫn: Viết đầy đủ các PTHH và giải thích đúng
Khi cho clo tác dụng với nước vôi đun nóng thì xảy ra phản ứng.
6Cl2 + 6 Ca(OH)2 → 5 CaCl2 + Ca(ClO3 )2 + 6H2O
Khi cho KCl vào dd sau phản ứng và làm lạnh thì: Ca(ClO3 )2 + 2KCl → 2KClO3 + CaCl2
Vì KClO3 ít tan trong nước lạnh nên khi làm lạnh thì nó sẽ kết tinh trước.
Câu 50: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc, dư thu được khí X. Cho 13 gam kẽm tác dụng với dd HCl dư thu được khí Y. Trộn toàn bộ X với Y, rồi đốt nóng trong bình kín đến phản ứng hoàn toàn, sau đó hòa tan hết sản phẩm thu được vào 100g nước thi thu được dd Z. Tính nồng độ % chất tan trong Z?
A. 6,8%. B. 7,3%. C. 14,6%. D. 12,74%.
Câu 51: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là
A. 58,%. B. 41,79%. C. 52,8%. D. 47,2%
Câu 52: Quan sát sơ đồ tháp tổng hợp axit clohiđric ở hình dưới đây:
Sơ đồ tháp tổng hợp axit clohiđric
1. Mô tả quả trình tổng hợp axit HCl, viết PTHH (nếu có). Nguyên tắc ngược dòng được sử dụng ntn?
2. Công suất của một tháp tổng hợp hiđroclorua là 25,00 tấn hiđroclorua trong một ngày đêm.
a. Tính khối lượng clo và hidro cần dùng để thu được khối lượng hiđroclorua nói trên biết rằng khối lượng hidro cần dùng lớn hơn 10% so với khối lượng tính theo lí thuyết.
b. Vì sao dùng dư hiđrô mà không dùng dư clo?
Hướng dẫn
1. Tại tháp T1: Khí H2 và khí Cl2 được dẫn vào tháp và đốt để khơi mào sau đó phản ứng tự xảy ra ( PU tỏa nhiệt). Khí HCl được dẫn sang tháp T2 là tháp hấp thụ bằng dd HCl loãng được bơm từ tháp T3 sang để tạo ra axit HCl đặc được lấy ra từ chân tháp T2. Axit HCl loãng ở tháp T3 do khí HCl chưa hấp thụ hết đi sang tháp T3 hấp thụ bằng nước tạo ra dd axit HCl loãng rồi axit HCl loãng lại được bơm sang tháp T2.
+ Nguyên tắc ngược dòng là nguyên tắc nước hoặc dung dịch axit chảy từ trên xuống, khí đi từ dưới lên.
2. PTHH: H2 + Cl2 → 2 HCl
1mol H2 (2 gam) + 1mol Cl2 (71 gam) thu được 2mol HCl (73 gam)
x tấn y tấn 25 tấn
Để tổng hợp được 25 tấn HCl cần 24,315 tấn khí clo và 0,6849 tấn khí H2 theo lý thuyết nhưng lượng H2 thực tế cần lớn hơn 10% nên lượng H2 thực tế sẽ là: 0,6849 + 0,06849 = 0,75342 tấn
Cần dùng H2 dư để phản ứng tổng hợp xảy ra hoàn toàn, nếu dùng dư clo thì clo sẽ tác dụng với H2O tạo ra HClO làm dung dịch axit HCl thu được có lẫn cả HClO.
Câu 53: Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng clo. Lượng clo được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 g/m3. Nếu với dân số Hà Nội là 3 triệu, mỗi người dùng 200 lít nước/ ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg clo mỗi ngày cho việc xử lí nước?
Hướng dẫn: Lượng nước cần dùng cho thành phố Hà Nội mỗi ngày là: 200 lít. 3.106 = 6.108 lít = 6.105 m3
Lượng khí clo cần dùng là: 6.105 m3. 5g/m3 = 3.106 gam = 3.103 kg.
Câu 54: Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natrisunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất nhanh hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới 300m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khi khí hậu ẩm. Hãy giải thích những hiện tượng trên.
Hướng dẫn: Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natrisunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Cây cối xung quanh nhà máy bị chết rất nhiều vì trong khí thải có khí HCl khí này nặng hơn không khí nên dù xây ông khói cao nhưng nó vẫn bị gió thổi từ từ chìm xuống mặt đất.
Đặc biệt là trong không khí ẩm, HCl biến thành axit HCl ở dạng sol khí như sương mù. Axit làm cháy lá chết cây gây nhiều bệnh nguy hiểm về hô hấp cho dân cư sống xung quanh nhà máy.
Câu 55: Trước khi ăn rau sống, người ta thường ngâm chúng trong dung dịch muối ăn trong thời gian từ 10 - 15 phút để sát trùng. Vì sao dung dịch muối ăn (NaCl) có tính sát trùng? Vì sao cần thời gian ngâm rau sống dài như vậy?
Hướng dẫn: Dung dịch muối ăn (NaCl) có nồng độ muối cao hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu qua màng tế bào, nước đi ra, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt. Do tốc độ thẩm thấu chậm nên việc sát trùng chỉ có hiệu quả khi ngâm rau sống trong nước muối từ 10 -15 phút.
Câu 56: Cho biết các phản ứng sau: 2FeBr2 + Br22FeBr3; 2NaBr + Cl22NaCl + Br2
Phát biểu đúng là:
A. Tính khử của Br – mạnh hơn của Fe2+. B. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br-.
C. Tính oxi hoá của Br – mạnh hơn của Cl2. D. Tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.
Câu 57: Để điều chế Clo trong phòng thí nghiệm người ta dùng chất oxi hóa như KClO3, MnO2, KMnO4, K2Cr2O7 tác dụng với dung dịch HCl đặc:
a. Nêu số mol các chất oxi hóa như nhau thì chất nào sẽ cho nhiều Clo nhất.
b. Nếu khối lượng các chất oxi hóa như nhau thì chất nào cho nhiều Clo nhất, ít Clo nhất.
Câu 58: Cho 11,2 (lít) H2 tác dụng với 8,98(l) Cl2 có ánh sáng thu được hỗn hợp X. Tách lấy sản phẩm rồi hòa tan vào 973,72(g) nước thu được dung dịch Y. Lấy 50g Y cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thấy xuất hiện 5,166(g) kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp HCl.
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Phiếu dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1/ Em hãy nêu vị trí của nguyên tố clo trong BTH, độ âm điện và viết cấu hình electron của nguyên tử clo, cho biết xu hướng chủ yếu của nguyên tử clo trong phản ứng hóa học và viết công thức cấu tạo của đơn chất clo.
- Vị trí: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Độ âm điện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Cấu hình e. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Xu hướng cho- nhận e: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Cấu tạo phân tử: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2/ Nêu tính chất vật lí của clo.
- Trạng thái: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Màu sắc: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Mùi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Tính tan: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Tính độc: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Học sinh quan sát các thí nghiệm sau các TN sau:
1/ Đốt dây sắt bằng clo.
2/ Đốt Hidro bằng clo.
3/ Cho clo tác dụng với nước.
Quan sát hiện tượng xảy ra, viết các PTHH, xác định vai trò của clo trong từng phản ứng. Từ đó nêu tính chất hóa học của clo, giải thích tại sao clo lại có tính chất hoá học đó.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Học sinh quan sát hình điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiêm vừa chiếu hoặc ở sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
1. Nêu cách thu khí clo giải thích?
2. Trên miệng bình tam giác có đặt miếng bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng gì?
3. Trong mô hình Clo đi qua 2 bình: bình 1 chứa dd NaCl, bình 2 chứa dd H2SO4 đặc. Có thể đổi vị trí 2 bình được không? Vì sao?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 | ||
Em hãy liệt kê tất cả những gì em đã biết và muốn biết về Flo, Brom, Iot. | ||
Điều đã biết (K) | Điều muốn biết (W) | Điều học được (L) |
DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 | ||
Điều đã biết (K) | Điều muốn biết (W) | Điều học được (L) |
- F2 (khí, lục nhạt), Br2 (lỏng, đỏ nâu), I2 (rắn, đen tím) - Từ Flo đến iot độ âm điện giảm dần 🡪 Tính oxi hóa giảm dần - Cồn iot dùng để làm chất sát trùng vết thương. - Muối iôt để chữa bệnh bướu cổ - . . . . . . . . . . . . . . . . . . . | - Tính chất hóa học của F2, Br2, I2? - Trong tự nhiên F2, Br2, I2 có ở đâu? - Những ứng dụng của F2, Br2, I2 trong cuộc sống? - Thành phần hóa học chính của muối iot? - . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở) Hoàn thành thông tin vào bảng sau: | |||
Flo | Brom | Iot | |
Tính chất vật lí | |||
Trạng thái tự nhiên |
DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 | |||
Tính chất | Flo | Brom | Iot |
Tính chất vật lí | - Là chất khí, rất độc. - Màu lục nhạt | - Là chất lỏng, dễ bay hơi, hơi brom độc. - Màu đỏ nâu | - Chất rắn, dạng tinh thể - Khi được đun nóng nhẹ, xảy ra hiện tượng thăng hoa (rắn → khí) - Màu đen tím |
Trạng thái tự nhiên | Chỉ có ở dạng hợp chất. Hợp chất của flo có trong men răng của người và động vật, trong lá của một số loài cây, trong khoáng là florit (CaF2), criolit (AlF3.3NaF). | Tồn tại ở trạng thái hợp chất, hàm lượng ít hơn F và Cl. Trong nước biển có chứa một lượng nhỏ muối natri bromua. | Có trong vỏ trái đất (ở dạng hợp chất), có trong rong biển. I2 có trong tuyến giáp của người. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
(Nhiệm vụ nhóm 1)
Nghiên cứu tính chất hóa học của flo
1. Nội dung thảo luận:
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của flo, hãy dự đoán tính chất hoá học cơ bản của flo. Viết các PTHH minh hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O, NaCl).
2) Cho biết điều kiện phản ứng của flo với kim loại, hiđro.
3) Cho biết đặc điểm phản ứng của flo với H2O.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ:
Trình bày kết luận về tính chất hóa học của flo. Dẫn ra những PTHH để chứng minh.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
(Nhiệm vụ nhóm 2)
Nghiên cứu tính chất hóa học của brom
1. Nội dung thảo luận:
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của brom, hãy dự đoán tính chất hoá học cơ bản của brom. Viết các PTHH minh hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O, NaI).
2) Quan sát movie thí nghiệm “Brom tác dụng với nhôm”, nêu hiện tượng và nhận xét về khả năng phản ứng của brom.
3) Cho biết điều kiện phản ứng của brom với kim loại, hiđro.
4) Cho biết đặc điểm phản ứng của brom với H2O.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ:
Trình bày kết luận về tính chất hóa học của brom. Dẫn ra những PTHH để chứng minh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
(Nhiệm vụ nhóm 3)
Nghiên cứu tính chất hóa học của iot
1. Nội dung thảo luận:
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của iot, hãy dự đoán tính chất hoá học cơ bản của iot. Viết các PTHH minh hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O, NaCl).
2) Quan sát movie thí nghiệm “Iot tác dụng với nhôm”, nêu hiện tượng và nhận xét về khả năng phản ứng của iot.
3) Cho biết điều kiện phản ứng của iot với kim loại, hiđro.
4) Cho biết đặc điểm phản ứng của iot với H2O.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ :
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Nhiệm vụ học tập chung 3 nhóm 1) Cho biết sự giống và khác nhau về tính chất hoá học của các halogen. Dẫn ra những PTHH để minh hoạ? 2) Dựa vào khả năng và điều kiện phản ứng của các halogen với kim loại, hiđro, nước và muối của halogen khác hãy sắp xếp tính oxi hoá của các halogen theo chiều giảm dần ( cho HS xem các video thí nghiệm). Giải thích? 3) Thực hiện nội dung 1 và 2 bằng cách tóm tắt tính chất của các halogen vào bảng sau: | ||||
Tính chất | Flo (F2) | Brom (Br2) | Iot (I2) | |
TC chung – so sánh | ||||
Tác dụng với kim loại | Nhận xét | |||
Pt minh họa | ||||
Tác dụng với H2 | Nhận xét | |||
Pt minh họa | ||||
Hợp chất HX tương ứng | ||||
Tác dụng với H2O | Nhận xét | |||
Pt minh họa | ||||
Với muối Halogen khác | Nhận xét | |||
Pt minh họa | ||||
4) Ngoài các tính chất trên thì I2 còn có tính chất nào riêng biệt không? Nếu có thì đó là tính chất gì? 5) Tính axit, tính khử của HX? Trình bày kết luận về tính chất hóa học của iot. Dẫn ra những PTHH để chứng minh. |
DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 | ||||
Tính chất | Flo (F2) | Brom (Br2) | Iot (I2) | |
Tính chất chung | Là chất oxi hóa mạnh X2 + 2e → 2X- Tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2 ( F2 > Cl2 > Br2 > I2) Đồng thời tính khử tăng dần từ F2 đến I2 | |||
Với kim loại | Tác dụng với tất cả kim loại kể cả Au, Pt. Phản ứng tỏa nhiệt mạnh nhất. | Tác dụng với hầu hết kim loại. Phản ứng tỏa nhiệt ít hơn clo | Tác dụng với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao hoặc cần xúc tác | |
2 Na + X2 → 2 NaX | ||||
Với H2 | Phản ứng nổ mạnh ngay ở -252oC, trong bóng tối | Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, không nổ | Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao, thuận nghịch | |
H2 + X2 → 2HX | H2 + I2 2 HI | |||
Tính axit và tính khử tăng dần từ HF → HI | ||||
Với H2O | Hơi nước nóng cháy được trong flo 2F2 + 2H2O → 4HF + O2 | X2 + H2O HX + HXO | Hầu như không phản ứng | |
Với muối Halogen khác | F2 khô khử được Cl-, Br-, I- trong muối nóng chảy: F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2 | Khử được I- trong dung dịch iotua: Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 | Không phản ứng |
DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 | ||||
Tính chất | Flo (F2) | Clo (Cl2) | Brom (Br2) | Iot (I2) |
Với dd kiềm | 2F2 + NaOH (dd20%) → 2NaF + H2O + OF2 pư ở nhiệt độ thấp | Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O | 3X2 + 6KOH → 5KX + KXO3 + 3H2O | |
Pư X2 thể hiện tính khử | Không có | Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl | I2 + 2HClO3 → 2HIO3 + Cl2 |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 Mức độ nhận biết Câu 1: Dung dịch nào sau đây không chứa trong bình thủy tinh? A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI. Câu 2: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu trắng? A. NaF. B. NaCl. C. NaBr. D. NaI. Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng được với H2 ngay cả khi ở trong bóng tối và ở nhiệt độ rất thấp? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 4: Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là A. Sự bay hơi. B. Sự chuyển trạng thái. C. Sự thăng hoa. D. Sự phân hủy. Câu 5: Phản ứng nào có thể xảy ra được? A. I2 + KCl. B. I2 + KBr. C. Br2 + KI. D. Br2 + KCl. Câu 6: Để nhận biết iot, ta dùng A. hồ tinh bột. B. quỳ tím. C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch HCl. Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của đơn chất halogen? A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxi hóa mạnh. C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. D. Tác dụng mạnh với nước. Câu 8: Ở điều kiện thường, chất khí nào sau đây có màu lục nhạt? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. O2 Mức độ thông hiểu Câu 9: Cho các dung dịch muối sau: NaCl, KF, NaI, KBr. Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết các dung dịch trên ? A. NaNO3. B. KOH. C. AgCl. D. AgNO3. Câu 10: Dãy các đơn chất halogen nào sau đây được xếp theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần? A. F2, Cl2, Br2, I2. B. Cl2, Br2, I2, F2. C. Cl2, F2, Br2, I2. D. I2, Br2, Cl2, F2. Câu 11: Cho các phản ứng: (1) SiO2 + dung dịch HF → (2) F2 + H2O (3) AgBr (4) Br2 + NaI (dư) → Trong các phản ứng trên, những phản ứng có tạo ra đơn chất là A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa. B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom. C. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl. D. Flo có tính oxi hóa yếu hơn clo. Câu 13: Trộn dung dịch chứa a gam HBr với dung dịch chứa a gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, màu của quỳ tím sẽ là A. chuyển sang màu đỏ. B. chuyển sang màu xanh. C. không đổi màu. D. mất màu. Câu 14: Trường hợp nào không xảy ra phản ứng hóa học? A. Cho Fe vào dung dịch HCl đặc, nguội. B. Cho I2 vào dung dịch NaBr. C. Sục khí Cl2 vào dung dịch NaBr. D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. Mức độ vận dụng Câu 15: Cho 14,2 g KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HBr đặc, dư. Thể tích khí thu được ở đktc là A. 2,24 lít. B. 5,6 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít. Câu 16: Cho 1,27g iot tác dụng vừa đủ với lượng sắt thu được mg muối. Khối lượng muối thu được là A. 15,5g. B. 1,55g. C. 3,1g. D. 31g. Câu 17: Dẫn V lít khí clo qua dd muối natribromua dư thu được 48g brom, biết khí đo được ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là A. 6,72. B. 6,67. C. 13,44. D. 3,36. Câu 18: Cho 10,5g NaI vào 50ml dd nước Brom 0,5M. Khối lượng NaBr thu được là A. 3,45g. B. 4,67g. C. 5,15g. D. 8,75g Mức độ vận dụng cao Câu 19: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc, dư thu được khí X. Cho 13 gam kẽm tác dụng với dd HCl dư thu được khí Y. Trộn toàn bộ X với Y, rồi đốt nóng trong bình kín đến phản ứng hoàn toàn, sau đó hòa tan hết sản phẩm thu được vào 100g nước thi thu được dd Z. Tính nồng độ % chất tan trong Z? A. 6,8%. B. 7,3%. C. 14,6%. D. 12,74%. Câu 20: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là A. 58,%. B. 41,79%. C. 52,8%. D. 47,2% |
TÊN BÀI DẠY :……………………………….
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
TIẾT 41,42,43: Nội dung 3: HỢP CHẤT HALOGEN
I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu KHTN, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp trực quan và đàm thoại.
2. Kiến thức cụ thể
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của khí hiđro clorua và dung dịch của nó trong nước (axit clohiđric).
- Nguyên tắc điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Ứng dụng của một số muối clorua, nhận biết ion clorua.
- Nước gia – ven là gì? Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế nước gia – ven (trong PTN và trong CN). Clorua vôi là gì? Công thức phân tử, công thức cấu tạo, số oxi hóa của clo trong phân tử clorua vôi, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế clorua vôi.
- Dạng bài tập về khí hiđro clorua và axit clohiđric.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát, tìm tòi,… để tìm hiểu về tính chất vật lí và hóa học của hợp chất của clo. giải thích một số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến ứng dụng của hợp chất của clo.
- Phân biệt được dung dịch HCl, muối clorua với dung dịch axit và muối khác.
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của HCl.
- Nhận biết ion clorua.
- Giải thích được: Tính oxi hóa mạnh của natri hipoclorit trong nước gia – ven và tính oxi hóa mạnh của clorua vôi (có tính sát trùng, tẩy trắng sợi, vải, giấy,...).
3. phẩm chất :
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với các hợp chất của clo.
- Nhận thức được vai trò quan trọng của nước gia – ven và clorua vôi, có ý thức vận dụng kiến thức đã học về nước gia – ven và clorua vôi vào thực tiễn cuộc sống.
- Sử dụng clorua vôi và nước gia – ven một cách an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực :
+ Năng lực hợp tác;
+ Năng lực làm việc tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức;
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học : Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học :
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên (GV)
- Làm các video thí nghiệm, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
4. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Nội dung 3.1: HIĐRO CLORUA - AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức đã được học tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Rèn năng lực tìm hiểu kiến thức, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
+ Nội dung HĐ: Tìm hiểu cấu tạo phân tử → tính tan của hiđro clorua; dự đoán tính chất hóa học của axit HCl. 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV phát phiếu học tập số 1 - Chiếu hình ảnh đài phun nước và hình ảnh thí nghiệm tính tan của khí HCl, yêu cầu HS nêu nguyên nhân hiện tượng tan của khí HCl, quan sát lọ thủy tinh chứa dung dịch HCl (HS HĐ cá nhân) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập. - HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành phiếu học tập số 1. Các thành viên trong nhóm ghi kết quả cá nhân, cả nhóm thống nhất ý kiến ghi vào bảng phụ. - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi về tính tan của khí HCl. 3. Báo cáo thảo luận. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là HĐ tạo tình huống/nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Dựa vào các thông tin đã cho trong phiếu học tập 1, kết hợp với kiến thức đã học về một số axit quan trọng (ở THCS - Lớp 9), liên kết cộng hóa trị phân cực, tính chất của chất có liên kết cộng hóa trị, phản ứng oxi-hóa khử (ở HK1-Lớp 10). HS có thể nêu được cấu tạo phân tử, tính tan của hiđro clorua, một số tính chất dung dịch HCl. Nếu HS gặp khó khăn ở phần này, GV có thể gợi ý HS xem lại định nghĩa, phân loại liên kết cộng hóa trị, tính chất của hợp chất có liên kết CHT, khái niệm và bản chất của phản ứng OXH - K. Khi viết công thức cấu tạo phân tử HCl, HS cũng có thể gặp khó khăn về cách xác định loại liên kết CHT của HCl, GV gợi ý về hiệu độ âm điện giữa H và Cl. HS có thể không dự đoán được tính oxi hóa của HCl hoặc HS sẽ đưa phản ứng của HCl với kim loại vào tính axit. GV gợi ý và yêu cầu các HS trong nhóm tranh luận về nội dung này. Tuy nhiên đây là HĐ trải nghiệm, kết nối kiến thức giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết” nên không nhất thiết HS phải trả lời đúng được tất cả các câu hỏi, muốn trả lời đúng được tất cả các câu hỏi HS phải tìm hiểu tiếp kiến thức ở HĐ hình thành kiến thức. | - Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo
|
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo và số oxi hóa của H, Cl; sự phân cực mạnh của lk H–Cl.
- Kết luận tính tan của khí HCl và TCHH của dung dịch HCl
- Nêu được TCVL của khí HCl và dung dịch HCl.
- Nêu được các tính chất hóa học của axit HCl.
- Nêu được các điều chế khí hidro clorua trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
- Nêu được tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.
- Biết cách nhận biết ion clorua.
- Rèn năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ : diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
1. Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của HCl | |
- GV phát phiếu học tập số 2. - GV yêu cầu HS nghiên cứu các nội dung: + Công thức electron, công thức cấu tạo. + Xác định loại liên kết trong phân tử HCl. + Xác định số oxi hóa các nguyêntố trong phântử Từ đó dự đoán tính chất của nó. - HS HĐ cá nhân. - HĐ chung cả lớp: GV mời HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt lại tính oxi hóa và tính khử. | Công thức electron: H : CTCT: H - Cl - Hidro clorua là hợp chất cộng hóa trị, phân tử có cực. + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của HS và góp ý bổ sung của các HS khác, GV hướng dẫn HS chốt các kiến thức về đặc điểm cấu tạo của HCl. |
2. Tìm hiểu TCVL của HCl và dung dịch HCl | |
- GV chiếu hình ảnh về lọ khí HCl, thí nghiệm tính tan của khí HCl. - GV cho HS quan sát bình chứa dung dịch HCl đặc, HS nhận xét về trạng thái, màu sắc. GV mở nút bình, học sinh nhận xét và giải thich hiện tượng bốc khói trong không khí ẩm. - GV yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành PHT số 2. - HĐ nhóm: GV cho HS hoạt động nhóm có sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, các thành viên trong nhóm ghi lại ý kiến cá nhân, cả nhóm thống nhất ghi lại kết quả chung cả nhóm. - HĐ chung cả lớp: GV mời một nhóm nhanh nhất báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung. - GV HĐ HS chốt kiến thức. GV bổ sung dd HCl đậm đặc nhất có nồng độ 37%, D = 1,19 g/ml. | I. Tính chất vật lí: 1. Hiđro clorua : - Là chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, là khí độc. - Tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric. 2. Dung dich axit clohiđric : - Là chất lỏng, không màu, mùi xốc, “bốc khói” trong không khí ẩm.
Thông qua hoạt động của cá nhân về khả năng quan sát thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu. |
3. Tìm hiểu tính chất hóa học | |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu các nhóm tiếp tục hoàn thành phiếu học tập 2 (mục tính chất hóa học) - GV giới thiệu dụng cụ, hóa chất, yêu cầu các nhóm tiến hành các thí nghiệm: HCl + Fe, HCl + Fe2O3, HCl + Fe(OH)3, HCl + CaCO3. (HS tự điều chế Fe(OH)3 từ sản phẩm của TN trước). 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập. - Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, ghi lại KQ. - Các nhóm tiếp tục thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2. 3. Báo cáo thảo luận. - HĐ chung cả lớp: GV mời đại diện một số nhóm báo cáo quá trình TN, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH xảy ra, các nhóm khác góp ý, bổ sung. - GV tiến hành thí nghiệm (MnO2 + HCl đặc) chứng minh về tính khử của HCl cho HS xem. - GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức về các tính chất hóa học của axit clohidric. | II. Tính chất hóa học. 1. Dung dịch HCl : có tính chất của một axit. - Làm đỏ giấy quỳ. - Tác dụng với bazơ: HCl + NaOH → NaCl + H2O - Tác dụng với oxit bazơ: HCl + CuO → CuCl2 + H2O - Tác dụng với muối của axit yếu hơn: HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O 2. HCl vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử: * Tính oxi hóa: Tác dụng với kim loại đứng trước hiđro (trừ Pb). Vd: Fe + HCl → FeCl2 + H2 * Tính khử: : clo có số oxi hoá -1→thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hoá mạnh : VD: => Nhận xét chung: dung dịch HCl vừa là axit mạnh, vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. * Đánh giá + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
4. Tìm hiểu cách điều chế HCl | |
- GV cho HS xem clip thí nghiệm điều chế khí HCl và dung dịch axit clohidric. Nêu hiện tượng xảy ra, dung dịch thu được là dung dịch gì? + Nghiên cứu sách giáo khoa và nêu các phương pháp điều chế HCl trong công nghiệp + Trong phương pháp sunfat, điều kiện sử dụng của các hóa chất là gì? - HS hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ. - HĐ chung cả lớp: HS trình bày các phương pháp điều chế HCl, viết phương trình hóa học xảy ra, các nhóm khác bổ sung, GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức | IV. Điều chế. 1. Trong phòng thí nghiệm : (phương pháp sunfat) 2. Trong công nghiệp : a) Phương pháp sunfat : từ NaCl và H2SO4 đậm đặc. b) Phương pháp tổng hợp : Từ H2 và Cl2 H2 + Cl2 → 2HCl c) Phương pháp clo hoá các chất hữu cơ + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. + Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của các HS về kết quả hoạt động, GV giúp HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. |
5. Tìm hiểu muối clorua, nhận biết ion clorua | |
1. Chuyển giao nhiệm vụ. - GV cho HS HĐ nhóm: (1) Thế nào là muối clorua? (2) Tính tan của muối clorua? (Hs trả lời dựa vào bảng tính tan) (3) Cho các dung dịch chứa trong các ống nghiệm riêng biệt mất nhãn: HCl, NaCl, NaNO3. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các hóa chất chứa trong các ống nghiệm? 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS thảo luận sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, các thành viên ghi lại ý kiến cá nhân, thảo luận thống nhất ghi vào nội dung chung của nhóm. 3. Báo cáo thảo luận. - HĐ chung cả lớp: GV yêu cầu một số nhóm trình bày các phương án trả lời, viết các PTHH xảy ra ở phần (3); các nhóm khác góp ý, bổ sung. - Gv cho học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng. - GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức: cách nhận biết ion clorua - GV yêu cầu HS về nhà nghiên cứu SGK và cho biết các ứng dụng chủ yếu của muối clorua (HS ghi các ứng dụng đó vào vở, buổi sau GV có thể kiểm tra hoặc cho các nhóm kiểm tra chéo và bổ sung lẫn nhau). | III. Muối clorua, nhận biết ion clorua. 1. Muối clorua: - Muối clorua là muối của axit clohiđric. - Đa số muối clorua đều dễ tan trong nước, một vài muối không tan : AgCl (kết tủa trắng), PbCl2 (kết tủa trắng, không tan trong nước lạnh, tan khá nhiều trong nước nóng),… 2. Ứng dụng của muối clorua: (SGK) 3. Nhận biết ion clorua : AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3 AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 → Kết luận: Dung dịch AgNO3 là thuốc thử để nhận biết ion clorua. - Hiện tượng: kết tủa trắng. - AgCl là chất kết tủa màu trắng, không bị tan trong axit mạnh, bị xám đen ngoài ánh sáng do: 2 AgCl → 2Ag + Cl2 Trắng Bột đen + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tìm cách nhận biết các chất ở câu hỏi (3) để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của các nhóm về cách nhận biết ion clorua (axit clohiđric, muối clorua) GV giúp HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về cấu tạo phân tử HCl, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng của HCl; tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, tính toán hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung HĐ: - Tổng kết các đơn vị kiến thức bằng sơ đồ tư duy - Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - GV định hướng HS tổng kết kiến thức bài bằng sơ đồ tư duy. - GV phát phiếu học tập số 3. - Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập 3. - HS HĐ cá nhân là chủ yếu giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. - GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. | SƠ ĐỒ TƯ DUY TỔNG KẾT KIẾN THỨC + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau: 1. Axit clohiđric - HS tìm hiểu tài liệu, internet, … và cho biết ứng dụng của axit clohiđric. - Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của axit clohiđric là gì? Tìm hiểu và giới thiệu sơ lược về ứng dụng trên, cho biết các thông tin về nồng độ của axit được sử dụng và phản ứng chính trong công nghệ tái chế axit clohiđric phổ biến nhất? - Ngoài ra có thể dùng hoá chất nào làm thuốc thử để nhận ra ion clorua? - Axit HCl có trong dịch vị dạ dày, vai trò của nó? …. 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS về nhà tìm tư liệu viết bài báo cáo hoặc trình bày bằng powerpoint. 3. Báo cáo, thảo luận. - HS trình bày báo cáo của mình vào đầu tiết học của chuyên đề mới. * Hướng dẫn trả lời + Axit clohiđric là một axít mạnh được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, như: tẩy gỉ thép, sản xuất các hợp chất hữu cơ, các hợp chất vô cơ, tái sinh nhựa trao đổi ion, một trong những ứng dụng quan trọng nhất của axit clohidric là tẩy gỉ thép. - Gỉ trên thép, đó là các oxit sắt, trước khi thép được đưa vào sử dụng với những mục đích khác như cán, mạ điện và những kỹ thuật khác. HCl dùng trong kỹ thuật tẩy gỉ thép có nồng độ 18% là phổ biến, được dùng làm chất tẩy gỉ của các loại thép cacbon. - Quá trình tái chế axit clohidric: công nghiệp tẩy thép đã phát triển các công nghệ "tái chế axít clohiđric", như công nghệ lò phun hoặc công nghệ tái sinh HCl tầng sôi, quá trình này cho phép thu hồi HCl từ chất lỏng đã tẩy rửa. Công nghệ tái chế phổ biến nhất là pyrohydrolysis, thực hiện theo phản ứng sau: 4 FeCl2 + 4 H2O + O2 → 8 HCl+ 2 Fe2O3 + Ngoài ra, ion clorua có thể nhận biết bằng cách cho HCl tác dụng với các chất oxi hoá mạnh (MnO2) sinh ra khí Cl2 màu vàng thoát ra khỏi dung dịch. 2. Muối clorua Natri clorua, là hợp chất hóa học với công thức NaCl, là thành phần chính trong muối ăn, nó được sử dụng phổ biến như là đồ gia vị và chất bảo quản thực phẩm. Natri clorua còn dùng để pha chế dung dịch nước muối sinh lý. Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết a) Cho biết các ứng dụng của muối ăn? b) Cho biết các tác hại nếu lạm dụng muối ăn? c) Nước muối sinh lý là gì? d) Cho biết các ứng dụng của nước muối sinh lý? Hướng dẫn trả lời: a) Ứng dụng của muối ăn: ... b) Tác hại nếu lạm dụng muối ăn: - Ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ gây tổn thất các khoáng chất cao, làm tăng nguy cơ bị loãng xương. - Ăn nhiều muối còn gây ra các bệnh về tim mạch, cao huyết áp WHO khuyên rằng người lớn nên tiêu thụ không quá 5gr mỗi ngày c) Nước muối sinh lý là gì? - Dung dịch natri clorid 0,9% (NaCl 0,9%) còn gọi là dung dịch nước muối sinh lý vì trong dung dịch nước muối này có chứa muối ăn NaCl ở nồng độ 0,9% (tức là 1 lít dung dịch nước muối chứa 9g muối ăn) tương đương với nồng độ của dịch cơ thể con người gồm máu, nước mắt,… trong tình trạng hoạt động sinh lý bình thường. - Dung dịch NaCl 0,9% còn gọi là dung dịch nước muối đẳng trương, còn dung dịch chứa nồng độ muối cao hơn được gọi là dung dịch nước muối ưu trương. d) Dung dịch nước muối dùng để súc miệng khi bị viêm họng hoặc rửa vết thương ngoài da (chỉ có dung dịch đẳng trương mới không làm đau, xót khi rửa vết thương còn dung dịch muối nồng độ cao sẽ gây đau, xót). - Làm thuốc nhỏ rửa mắt. Nhưng tuyệt đối phải là thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% (dung dịch tự pha chế có thể bị nhiễm khuẩn gây hại cho mắt và nhất là dung dịch pha không đạt độ đẳng trương). - Riêng đối với dung dịch NaCl 0,9% có độ vô trùng tuyệt đối là thuốc tiêm truyền (gọi tắt là dịch truyền) dùng qua đường tĩnh mạch. * GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...) Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường. | Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS - GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo. - Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS. |
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhận biết
Câu 1: Cho thí nghiệm như hình vẽ bên, trong bình có chứa khí hiđro clorua, trong chậu thủy tinh chứa nước cất có nhỏ vài giọt quỳ tím. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là
A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu đỏ.
B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.
C. Nước phun vào bình và không có màu.
D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.
Câu 2: Chọn phát biểu sai
A. Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
B. Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh.
C. CuO hòa tan được trong dung dịch axit clohiđric.
D. Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách
A. clo hoá các hợp chất hữu cơ. B. cho clo tác dụng với hiđro.
C. đun nóng dung dịch HCl đặc. D. cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc.
Câu 4: Muốn điều chế axit clohiđric từ khí hiđro clorua ta có thể dùng phương pháp nào sau đây?
A. Oxi hóa khí này bằng MnO2.
B. Cho khí này hòa tan trong nước.
C. Oxi hóa khí này bằng KMnO4.
D. Cho khí này tác dụng với dung dịch axit clohiđric đặc.
Câu 5: Khi mở một lọ đựng dung dịch axit HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra. Khói đó là do nguyên nhân nào sau đây?
A. HCl phân hủy tạo thành H2 và Cl2.
B. HCl dễ bay hơi tạo thành.
C. HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit HCl.
D. HCl đã tan trong nước đến mức bão hòa.
Câu 6: Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một loại muối là
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 7: Dựa vào tính chất vật lý của HCl, chọn câu sai trong các câu sau:
A. Khí HCl nặng hơn không khí.
B. Khí HCl không tan trong nước ở điều kiện thường.
C. Dung dịch HCl đậm đặc ‘bốc khói’ trong không khí ẩm.
D. Dung dịch HCl có khối lượng riêng > 1g/cm3.
Mức độ thông hiểu
Câu 8: Các chất trong nhóm nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl?
A. SiO2, Fe(OH)3, Zn, Na2CO3. B. CuO, Cu(OH)2, Zn, Na2CO3.
C. CaO, NaOH, Ag, CaCO3. D. FeO, NH3, Cu, CaCO3.
Câu 9: Để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 ta có thể dùng
A. Dung dung dịch AgNO3. B. Quỳ tím.
C. Quỳ tím và dung dịch AgNO3. D. Đá vôi.
Câu 10: Chứng khó tiêu là do trong bao tử có quá nhiều axit HCl. Để làm giảm cơn đau, người ta thường dùng viên thuốc có tác dụng là phản ứng với axit để làm giảm lượng axit. Chất nào sau đây là thành phần chính của viên thuốc?
A. Mg(HCO3)2. B. NaHCO3. C. Ca(HCO3)2. D. Ba(HCO3)2.
Câu 11: Trong các dãy oxit sau, dãy nào gồm các oxit phản ứng được với axit HCl?
A. CuO, P2O5, Na2O. B. CuO, CO, SO2.
C. FeO, Na2O, CO. D. FeO, CuO, CaO, Na2O.
Câu 12: Dung dịch axit clohiđric thể hiện tính khử khi tác dụng với dãy các chất oxi hóa nào dưới đây?
A. KMnO4, Cl2, CaOCl2. B. MnO2, KClO3, Cl2.
C. K2Cr2O7, KMnO4, MnO2, KClO3. D. K2Cr2O7, KMnO4, H2SO4 loãng.
Câu 13: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể phản ứng với nhau?
A. NaCl và KNO3. B. Na2S và HCl. C. BaCl2 và HNO3. D. Cu(NO3)2 và HCl.
Mức độ vận dụng
Câu 14: Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng hết với HCl đặc. Thể tích khí clo thu được ở đktc là
A. 0,56 lít. B. 5,6 lít. C. 2,24 lít. D. 11,2 lít.
Câu 15: Cho 200 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 2M cần lấy để trung hòa vừa đủ dung dịch axit đã cho là
A. 100 ml. B. 60 ml. C. 133 ml. D. 80 ml.
Câu 16: Cho 8 gam hỗn hợp bột kim loại Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 5,6 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A. 29,75 gam. B. 17,81 gam. C. 25,75 gam. D. 25,57 gam.
Câu 17: Để trung hoà 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là
A. 1,2 lít. B. 0,6 lít. C. 0,3lít. D. 13,44 lít.
Mức độ vận dụng cao
Câu 18: Hoà tan hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,2 mol Fe3O4 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 48,0. B. 60,8. C. 64,0. D. 128,0.
Câu 19: Cho 6,2 gam oxit kim loại hóa trị I tác dụng với nước dư được dung dịch A có tính kiềm. Chia A thành 2 phần bằng nhau:
Phần I: tác dụng với 95 ml dung dịch HCl 1M thấy dung dịch sau phản ứng làm xanh giấy quỳ tím.
Phần II: tác dụng với 55 ml dung dịch HCl 2M thấy dung dịch sau phản ứng làm đỏ quỳ tím.
Công thức oxit kim loại đã dùng là
A. LiO2. B. Na2O. C. K2O. D. Rb2O.
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Trả lời các câu hỏi sau:
1/ Dựa vào đặc điểm cấu tạo, hãy dự đoán tính tan của khí hidro clorua? Giải thích?
2/ Viết CTCT, xác định loại liên kết và số oxi hóa của H, Cl trong phân tử HCl
3/ Dựa vào số oxi hóa của H và Cl trong phân tử HCl để dự đoán 1 số tính chất hóa học của dung dịch axit clohidric.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử HCl - Xác định loại liên kết trong phân tử HCl: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . => khả năng tan trong nước: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Xác định số oxi hóa của H, Cl trong phân tử HCl: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . => tính chất hóa học có thể có: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . + Kết luận: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hoạt động 2: Tính chất vật lý của HCl và dung dịch HCl
+ Hiện tượng trong thí nghiệm hòa tan khí HCl vào nước? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . + Vì sao nước lại phun vào bình? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . + Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ chứng tỏ dung dịch đó là dung dịch gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hoạt động 3: Tính chất hóa học - Cho các hóa chất: dung dịch HCl, Fe, NaOH, Fe2O3, CaCO3, tiến hành các TN sau: HCl + Fe, HCl + Fe2O3, HCl + Fe(OH)3, HCl + CaCO3.
- So sánh phản ứng Fe + HCl với 3 phản ứng còn lại dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố? - Ứng dụng trong thực tiễn của các TN trên: - PTHH: MnO2 + HCl (đặc) KMnO4 + HCl (đặc) - Kết luận tính chất hóa học của axit clohidric: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai? A. Hiđroclorua tan rất nhiều trong nước. B. Liên kết trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị có cực. C. Hiđroclorua khô làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. D. Hiđroclorua không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí. Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai? A. Dung dịch HCl là chất lỏng có màu vàng lục, mùi xốc. B. Khí HCl tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit. C. Ở 200C, dung dịch HCl đặc nhất có nồng độ 37%. D. Dung dịch HCl đặc "bốc khói" trong không khí ẩm. Câu 3: Thuốc thử để nhận biết ion clorua có trong dung dịch muối clorua hoặc dung dịch axit clohiđric là A. qùy tím. B. dung dịch AgNO3. C. dung dịch Ca(OH)2. D. dung dịch BaCl2. Câu 4: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế HCl (bằng PP sunfat). Chất X là chất nào sau đây? A. H2SO4 loãng. B. Na2SO4. C. AgNO3. D. H2SO4 đặc Câu 5: Ứng dụng của muối clorua nào sau đây sai? A. KCl dùng làm phân kali. B. BaCl2 dùng để chống mục vì có khả năng diệt khuẩn. C. AlCl3 dùng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ. D. NaCl còn là nguyên liệu quan trọng đối với ngành CN hóa chất để điều chế Cl2, H2, NaOH, nước giaven. Câu 6: Nước muối sinh lý là dung dịch nước muối natri clorid có nồng độ A. 1,0%. B. 0,1%. C. 0,9%. D. 9,0%. Câu 7: Dãy chất nào sau đây đều phản ứng được với dung dịch HCl? A. NaOH, Al2O3, Fe, CaCO3, MnO2. B. CuO, Ca(OH)2, Al, Na2SO4, K2Cr2O7. C. Fe(OH)3, Cu, NaHCO3, Fe2O3, KMnO4. D. Cu(OH)2, CaO, Ag, CaCO3, MnO2. Câu 8: Cho các phản ứng sau: (a) 4HCl + MnO2 → MnCl2+ Cl2 + 2H2O. (b) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. (c) 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2+ 7H2O. (d) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. (e) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2+ 8H2O. (g) 8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Thành phần % về khối lượng của Mg, Fe và nồng độ mol/l của dung dịch HCl ban đầu lần lượt là A. 46,15%; 53,85%; 1,5M. B. 11,39%; 88,61%; 1,5M. C. 53,85%; 46,15%; 1,0M. D. 46,15%; 53,85%; 1,0M. Câu 10: Hòa tan hết một lượng kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl 14,6% vừa đủ, thu được một dung dịch muối có nồng độ 18,19%. Kim loại đã dùng là A. Fe. B. Zn. C. Mg. D. Ba. |
TÊN BÀI DẠY :CHỦ ĐỀ HALOZEN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 60: Bài thực hành số 2: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO
I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực quan sát và kỹ thuật thực hành thí nghiệm, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm.
2. Kiến thức cụ thể
Học sinh biết được mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Điều chế khí clo và thử tính tẩy màu của clo ẩm.
- Điều chế dung dịch HCl và thử tính chất của dung dịch HCl
- Phân biệt được các dung dịch HCl, HNO3, NaCl
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác và kỹ năng tiến hành thí nghiệm.
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy tất cả các khả năng tư duy của học sinh
4. Năng lực :
+ Năng lực quan sát và kỹ thuật thực hành thí nghiệm . + Năng lực hoạt động nhóm của HS
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu,…), SGK; các thí nghiệm.
3. Giáo viên (GV): Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất theo vở thực hành, kiểm tra trước độ kín của các nút cao su và ống dẫn khí
4. Học sinh (HS):
- Học bài cũ (ôn tập các kiến thức liên quan đến các thí nghiệm trong tiết thực hành).
- Xem trước các thí nghiệm, dự đoán hiện tượng, viết các phương trình phản ứng có thể có
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Tái hiện quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm, cách sử dụng một số dụng cụ liên quan đến bài thực hành
- Huy động các kiến thức đã học về khí clo và hợp chất của clo để làm nền tảng cho việc chứng minh các tính chất ấy.
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1. - GV chia lớp thành 4 nhóm, các dụng cụ thí nghiệm và hóa chất được giao đầy đủ về cho từng nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thực hiện phiếu học tập số 1 - Các nhóm thảo luận, thống nhất ghi lại nội dung trả lời vào bảng phụ . HĐ chung cả lớp: GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức. + Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ - GV chuyển giao dụng cụ hóa chất thí nghiệm cho 4 nhóm (Mỗi nhóm có 1 khay dụng cụ gồm: 1 ống hút, 1 kẹp gỗ, 1giá gỗ,1 đèn cồn, 1 bộ dụng cụ điều chế clo, 6 ống nghiệm, 1 chổi quét rửa ống nghiệm, 1 cốc đựng nước nhỏ; một khay hóa chất gồm: H2SO4 đậm đặc, HCl đặc, KMnO4 dung dịch NaOH, dung dịch sau : NaCl, HCl, HNO3) | - Qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm + Hệ thống điều chế khí clo phải kín. Chuẩn bị một cốc đựng dung dịch NaOH để loại Cl2, HCl dư (mở nút cao su, úp ngược ống nghiệm đựng khí vào dung dịch NaOH) + Chú ý khi đun nóng: đun nhẹ, nếu sủi bọt mạnh thì tạm ngừng đun + Cẩn thận khi sử dụng axit (H2SO4 đặc, HCl đặc) - Cách sử dụng đèn cồn, kẹp gỗ, ống hút, cốc thủy tinh lớn. *Đánh giá + Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm,GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của clo ẩm
* Mục tiêu:
- Điều chế được khí clo
- Chứng minh được tính tẩy màu của clo ẩm
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- HĐ nhóm: - GV lắp mẫu bộ thí nghiệm, HS quan sát, sau đó các nhóm tự lắp. - GV yêu cầu các nhóm nêu cách tiến hành thí nghiệm 1 - GV giới thiệu hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm điều chế khí clo và chứng minh tính tẩy màu của clo. - GV lưu ý: Khí clo sinh ra độc nên làm thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất, dùng bông tẩm dd NaOH loãng đặt trên miệng ống thí nghiệm,nhỏ cồn xung quanh bàn làm thí nghiệm, kiểm tra nút đậy ống nghiệm cho kín, cẩn thận tránh đổ vỡ, khử độc dụng cụ sau thí nghiệm bằng nước vôi - GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích, viết PTPƯ.. - HĐ chung cả lớp: GV mời 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. | - Nguyên tắc điều chế + Cho axit HCl đặc phản ứng với chất oxi hoá mạnh (MnO2, KMnO4....) - Cách tiến hành thí nghiệm + Dùng KMnO4 khoảng 2 hạt ngô cho vào ống nghiệm và bóp nhẹ bóp cao su cho 3-4 giọt axit HCl đặc nhỏ vào. + Quan sát màu khí clo tạo thành và màu của mẩu quỳ ẩm trước và sau khi làm thí nghiệm.🡪 khí clo chiếm dần thể tích ống nghiệm, quỳ ẩm mất màu + Sau khi làm thí nghiệm thì úp ống nghiệm vào cốc đựng dung dịch NaOH - Hiện tượng: + Có khí màu vàng lục bay ra. + Giấy màu ẩm bị mất màu. - PTPƯ. a) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2 MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O b) Cl2 + H2O HCl + HclO * Đánh giá: + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Thí nghiệm 2: Điều chế khí HCl
Mục tiêu:
- Điều chế được khí HCl.
- Giải thích được tại sao khi mở nắp lọ đựng HCl thì có khói bốc mạnh?
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
+ HĐ nhóm: GV tổ chức hoạt động nhóm để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1, tập trung vào việc điều chế khí HCl. Đồng thời, yêu cầu các nhóm thử tính chất của nó. - GV yêu cầu các nhóm nêu cách tiến hành thí nghiệm 2 - GV giới thiệu hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm 2. Chú ý: + Dùng NaCl rắn, H2SO4 đặc + Hiđroclorua độc, khử độc bằng bông tẩm dd NaOH đặt trên + HĐ chung cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả và phản biện cho nhau. GV chốt lại kiến thức. + GV mời HS viết PTHH minh họa | - Các bước tiến hành thí nghiệm + Kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm. + Cho vào ống nghiệm khoảng 2g NaCl và 3ml dung dịch H2SO4 đặc. + Dẫn khí bay ra từ ống nghiệm vào ống nghiệm khác chứa 3ml nước cất . + Đun nhẹ ống nghiệm bằng đèn cồn. + Quan sát hiện tượng. + Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm quan sát hiện tượng. -Hiện tượng: + Có khí bay lên ở ống nghiệm. + Giấy quỳ tím đổi thành màu đỏ - PTPƯ: NaCl(rắn) + H2SO4đ → NaHSO4 + HCl ↑ *Đánh giá: +Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. +Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch
*Mục tiêu: Nắm được phương pháp nhận biết dung dịch NaCl, HCl, HNO3
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 2. - HĐ chung cả lớp: - GV mời 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. - GV hướng dẫn: + Đánh số thứ tự ống nghiệm, trích mẫu thử + Phân loại hợp chất bằng quỳ tím + Nhận ion clorua (Cl -) bằng dd AgNO3 - GV mời 3 nhóm báo cáo cách thực hiện,các nhóm khác tham gia phản biện - GV tóm tắt cách thực hiện, yêu cầu các nhóm nhận biết các chất theo sơ đồ tóm tắt. | - PTHH : AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 AgCl: kết tủa trắng * Đánh giá + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Viết tường trình
*Mục tiêu: Học sinh trình bày được các bước tiến hành thí nghiệm
- HS mô tả được hiện tượng, kết quả quan sát
- HS giải thích được nguyên nhân .
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : HS báo cáo kết quả, mục đích buổi thực hành qua bản tường trình Phương thức tổ chức hoạt động. - Các nhóm vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ thí nghiệm, khu vực thực hành - HS viết bản tường trình để báo cáo kết quả thực hành . | Sản phẩm dự kiến của HS : các bản tường trình đầy đủ các mục theo yêu cầu Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua viết bản tường trình |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- HS vận dụng những vấn đề rút ra từ thí nghiệm thực hành để giải quyết các bài tập liên quan.
- Giáo dục và rèn luyện học sinh mối quan hệ lý thuyết và thực tiễn .
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi nhanh do giáo viên đặt ra + Vòng 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 3 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi điểm cho 2 nhóm ở vòng 1. Câu 1: Khí clo sinh ra độc nên khi làm thí nghiệm cần chú ý điều gì? Câu 2: Khử độc Hiđroclorua bằng cách nào? Câu 3: Vì sao sử dụng AgNO3 để nhận biết dung dịch HCl ? + Vòng 2: Trên cơ sở 2 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 3. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải. - HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 2 HS) lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm. - GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề. | Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập. + GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động. + GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. + GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học. + Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Thông qua các câu hỏi bài tập về nhà nhằm mục đích:
- Giúp cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập nâng cao và mở rộng kiến thức cho học sinh.
- Khuyến khích, động viên học sinh tham gia để chia sẻ kết quả học tập qua đó học sinh khá, giỏi có điều kiện giúp đỡ học sinh yếu kém.
* Lồng ghép GDMT: Có ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- GV thiết kế bảng tường trình và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch). - GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu | Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch). *Đánh giá: GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo. |
V. PHỤ LỤC
*MẪU TƯỜNG TRÌNH Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nhóm: . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . BẢNG TƯỜNG TRÌNH Bài thực hành số 2: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO | ||||
STT | Tên thí nghiêm | Cách tiến hành | Hiện tượng | Giải thích (Viết PTHH nếu có) |
1 | Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của clo ẩm | |||
2 | Thí nghiệm 2: Điều chế khí HCl | |||
3 | Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Nêu một số nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?
Câu 2: Nhắc lại cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm liên quan đến bài thực hành?
Câu 3: Nêu nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm?Trong thí nghiệm 1,hoá chất cầndùng là gì?
Câu 4: Clo ẩm có khả năng tẩy màu, vì sao?
Câu 5: Nguyên tắc điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm? Để nhận biết gốc clorua, người ta làm dùng thuốc thử gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bằng phương pháp hóa học hãy vẽ sơ đồ nhận biết các dung dịch sau : NaCl, HCl, HNO3. Viết phương trình hóa học minh họa nếu có.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Số oxi hóa của clo trong các chất: HCl, KClO3, HClO, HClO2, HClO4 lần lượt là A. -1, +5, +1, -3, -7. B. -1, +5, -1, +3, +7. C. -1, +2, +3, +5, +7. D. -1, +5, +1, +3, +7. Câu 2: Để diệt chuột ở ngoài đồng, người ta có thể cho khí clo qua những ống mềm vào hang chuột. Hai tính chất nào của clo cho phép sử dụng clo như vậy? A. Clo có tính khử mạnh. B. Clo có tính oxihóa mạnh. C. Clo có mùi thối và nặng hơn không khí. D. Clo độc và nặng hơn không khí. Câu 3: Cho một ít bột CuO vào dung dịch HCl, hiện tượng quan sát được là gì? A. Đồng (II) oxit tan, dd có màu xanh. B. Không có hiện tượng gì. C. Đồng (II) oxit tan có khí thoát ra. D. Đồng (II) oxit chuyển thành màu đỏ. Câu 4: Nước Javen được điều chế bằng cách nào sau đây? A. Cho clo tác dụng với dung dịch NaOH loãng nguội.B. Cho clo tác dụng với nước. C. Cho clo tác dụng với dung dịch Ca(OH)2. D. Cho clo tác dụng với dung dịch KOH. Câu 5: Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl, toàn bộ khí sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch kiềm loãng tạo ra dung dịch X. Trong dung dịch X có những muối nào sau đây? A. NaCl, NaClO3. B. NaCl, NaClO. C. KCl, KClO3. D. NaCl, NaClO4. |
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 46, 47, 48: LUYỆN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ
I – Mục tiêu đề kiểm tra:
1. Kiến thức:
. Cấu tạo nguyên tử và phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của các đơn chất halogen
. Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và phương pháp điều chế của clo
. Cấu tạo nguyên tử và phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế hidro clorua, axit clohidric và muối clorua
. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo
. Giải câu hỏi trắc nghiệm khách quan
. Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
2. Phẩm chất
a/ Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề.
b/ Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học.
3 .Năng lực: Làm bài tập tính toán.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: đề kiểm tra và đáp án. 4 đề trắc nghiệm và tự luận khác nhau. (kèm theo)
2. Chuẩn bị của học sinh: nội dung kiến thức chuyên đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: điểm danh hs trong lớp.
2. Ma trận đề, đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm (kèm theo)
VI. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
LỚP | GIỎI | KHÁ | TRUNG BÌNH | YẾU | KÉM | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
10A5 | ||||||||||
10A7 | ||||||||||
10A9 |
Ngày …. tháng …. năm ….
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Ngày soạn:
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Giới thiệu chung chủ đề:
Chuyên đề nhóm oxi gồm hai vấn đề chính là đơn chất và hợp chất của oxi, lưu huỳnh với nội dung chủ yếu sau: cấu tạo, tính chất vật lí; tính chất hóa học; ứng dụng, điều chế của oxi, ozon, lưu huỳnh, H2S, SO2, SO3, H2SO4 đặc và loãng.
Ở đây chuyên đề nhóm oxi được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho HS theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Thời lượng dự kiến thực hiện chuyên đề: 11 tiết ( tiết 49 – 59)
TIẾT 49, 50, 51: Nội dung 1: ĐƠN CHẤT OXI, LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu KHTN, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp trực quan và đàm thoại.
2. Kiến thức cụ thể
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Nắm được các nội dung sau của oxi và lưu huỳnh : vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử; tính chất vật lí và tính chất hóa học; ứng dụng, điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp; khai thác lưu huỳnh;
- So sánh 2 dạng thù hình của oxi, sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ; so sánh và giải thích tính oxi hóa 2 dạng thù hình của oxi và ozon, của oxi và lưu huỳnh;
- Dạng bài tập: tính % của chất khí oxi và ozon.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát, tìm tòi để tìm hiểu về tính chất vật lí và hóa học của oxi, ozon, lưu huỳnh. Viết được phương trình hóa học chứng minh được tính chất của oxi, ozon và lưu huỳnh.
- Giáo dục thức bảo vệ môi trường thông qua kiến thức về thủng tầng ozon, hiện tượng núi lửa.
- Liên hệ các kiến thức về thực tế cuộc sống như sử dụng oxi trong hô hấp người bệnh, quang hợp cây xanh thải oxi ra môi trường,….
3. Phẩm chất
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác.
- Nhận thức được vai trò của oxi và lưu huỳnh trong đời sống con người.
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy tất cả các khả năng tư duy của học sinh
4. năng lực
+ Năng lực hợp tác;
+ Năng lực làm việc tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức;
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
4. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Nội dung hoạt động: Gồm 1 trò chơi ô chữ liên nhằm kiểm tra bài cũ với từ chìa khóa liên quan đến bài học và nhắc lại các kiến thức đã biết về oxi. (phiếu học tập số 1) - Phương thức tổ chức HĐ nhóm - Gv tổ chức cho học sinh hoạt động để giải đáp trò chơi ô chữ. - Gv tổ chức cho HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1 (đã giao từ tiết trước) sau đó GV tổ chức cho HS hoạt động chung bằng cách mời 1 số HS báo cáo, các nhóm còn lại góp ý, bổ sung. Vì là hoạt động tạo tình huống học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê các vấn đề học sinh đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết trong hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động luyện tập. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ + Dựa vào bài khái quát nhóm oxi đã học, HS có thể trả lời được trò chơi ô chữ, nếu HS không trả lời được GV có thể gợi ý HS xem lại bài khái quát nhóm oxi. + Dựa vào các kiến thức đã học ở lớp 8 và hiểu biết của bản thân, HS có thể trả lời được phiếu học tập số 1. Nếu HS không trả lời được, GV gợi ý HS xem lại sách giáo khoa hóa học lớp 8 đã học. Dựa vào kiến thức chương bảng tuần hoàn và kiên kết hóa học đã học ở kì 1. ★ Trò chơi ô chữ: Gồm 5 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc (gồm 6 chữ cái được ghép từ những chữ cái màu đỏ trong các từ hàng ngang) - Hàng ngang số 1: (3 chữ cái) Số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là … Trả lời: sáu - Hàng ngang số 2: (5 chữ cái) Tên của một nguyên tố thuộc nhóm VIA? Trả lời: selen - Hàng ngang số 3: (7 chữ cái) Từ oxi đến telu, tính oxi hóa của các nguyên tố thay đổi như thế nào? Trả lời: giảm dần - Hàng ngang số 4: (3 chữ cái) Đây là nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất Trả lời: oxi - Hàng ngang số 5: (3 chữ cái) Nguyên tử nguyên tố nào có cấu hình electron là [Ne]3s2 3p4 Trả lời: lưu huỳnh Từ chìa khóa: Sự sống | - Sản phẩm: HS hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo. |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng của oxi.
* Mục tiêu:
- Nêu được cấu tạo phân tử , tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng của oxi.
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh, vận dụng kiến thức bài học vào thực tế và ngược lại.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- GV cho HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa kết hợp với quan sát thực tế để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 1. (quan sát bình đựng khí oxi, ngửi mùi, …) - Gv cho HS hoạt động nhóm để trao đổi, chia sẻ với nhau trong kết quả hoạt động cá nhân. - Hoạt động chung bằng cách mời 1 số nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. (nên mời các nhóm có kết quả khác nhau lên trình bày để kết quả thảo luận được phong phú đa, dạng) - GV tích hợp thêm giáo dục môi trường cho HS, nâng cao ý thức trồng và bảo vệ rừng, chăm sóc cây xanh (bằng các tranh ảnh trực quan). - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ + Học sinh có thể gặp khó khăn khi viết công thức electron, công thức cấu tạo của phân tử oxi. Khi đó, Gv có thể gợi ý HS viết theo quy tắc bát tử (dựa vào chương liên kết hóa học). + Học sinh có thể gặp khó khăn khi nêu tính chất vật lí của oxi. Gv có thể gợi ý HS dựa vào thực tế, trong không khí oxi chiếm khoảng 20 % về thể tích. Ngoài ra GV để sẵn 1 bình đựng oxi cho các nhóm quan sát trạng thái, màu sắc, mở nắp rồi phẩy nhẹ cho khí oxi gần tới mũi rồi ngửi mùi. + Hs có thể gặp khó khăn khi xác định trạng thái tự nhiên của oxi. Gv có thể gợi ý HS dựa vào kiến thức thực tế và kiến thức liên môn sinh học để trả lời. Từ đó tích hợp giáo dục môi trường,nêu tác hại của ô nhiễm không khí, các biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường. | - Sản phẩm: Học sinh hoàn thành đầy đủ các nội dung trong phiếu học tập số 1. 1. Vị trí và cấu tạo ★ Nguyên tử oxi: - Vị trí: ô 8, chu kì 2, nhóm VIA - Cấu hình electron: 1s22s22p4(có 6 electron ở lớp ngoài cùng và 2 electron độc thân) ★ Phân tử O2: CT electron: CTCT: O = O (liên kết cộng hóa trị không phân cực) 2. Tính chất vật lí - Chất khí không màu, không mùi, không vị. - Nặng hơn không khí (), ít tan trong nước. - Hóa lỏng ở - 1830 C. (oxi lỏng có màu xanh nhạt) 3. Trạng thái tự nhiên - Oxi là thành phần của không khí (chiếm khoảng 1/5 về thể tích, phần còn lại chủ yếu là khí nitơ, ngoài ra còn 1 số khí khác như CO2, hơi nước, Ne, Ag, khói bụi,… nhưng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ,khoảng 1%). - Trong tự nhiên, oxi là sản phẩm quá trình quang hợp của cây xanh. 4. Ứng dụng của oxi - Cần thiết cho sự hô hấp của con người và động vật. (Mỗi người mỗi ngày cần 20 – 30 m3 không khí để thở). - Cần thiết cho đời sống và sản xuất: luyện thép, công nghiệp hóa chất, hàn cắt kim loại, y khoa, … (hằng nam, các nước trên thế giới sản xuất hàng chục triệu tấn oxi để đáp ứng nhu cầu cho các ngành công nghiệp). + Thông qua quan sát + Thông qua báo cáo nhóm, ý kiến đóng góp. |
Vấn đề 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi.
* Mục tiêu:
- Nêu được tính chất hóa học của oxi.
- Rèn kĩ năng tiến hành thí nghiệm, kĩ năng viết PTHH minh họa tính chất, xác định số oxi hóa và cân bằng phản ứng oxi hóa – khử.
- Giải thích được vì sao tính chất hóa học của oxi chỉ có tính oxi hóa.
- Rèn năng lực thực hành, tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- GV cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2. Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu khi cho oxi tác dụng với Fe, Mg, C, S và với C2H5OH . Quan sát, nhận xét viết PTHH, xác định số oxi hóa và vai trò của oxi trong mỗi phản ứng. - Hoạt động chung bằng cách cử đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. (mỗi nhóm trình bày kết quả của mỗi thí nghiệm) - Gv dẫn dắt học sinh thảo luận để HS đi đến kết luận oxi là phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh, giải thích nguyên nhân oxi chỉ có tính oxi hóa của oxi. Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất. - Gv tổng hợp ý kiến, chỉnh hóa kiến thức. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ + Học sinh có thể gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác thí nghiệm, Gv sẽ hướng dẫn cách tiến hành từng thí nghiệm cụ thể: * Thí nghiệm sắt tác dụng với Oxi: lấy sợi dây phanh xe cuộn thành hình lò xo. Cắm một đầu sợi dây vào một miếng gỗ hay miếng bìa, đầu kia kẹp chặt một mẫu than gỗ nhỏ. Đốt cho mẫu than nóng đỏ rồi đưa vào bình oxi. ……………….Mg * Thí nghiệm C tác dụng với Oxi: cho một mẫu than vào muỗng đốt hóa chất, đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho nóng đỏ rồi đưa vào bình đựng oxi. …………..S * Thí nghiệm C2H5OH tác dụng với Oxi: cho vào chén sứ một ít cồn rồi đốt. + Học sinh có thể gặp khó khăn khi nhận xét hiện tượng. GV có thể gợi ý HS chú ý màu của ngọn lửa trước và sau khi đưa vào bình oxi, mức độ cháy mãnh liệt hay êm dịu, … + Học sinh có thể gặp khó khăn khi xác định số oxi hóa và rút ra nhận xét. Gv gợi ý HS xem lại kiến thức đã học ở kì 1 trong bài phản ứng oxi hóa – khử. + Học sinh có thể gặp khó khăn khi giải thích tính oxi hóa mạnh của oxi. GV có thể gợi ý HS dựa vào cấu hình electron, dựa vào độ âm điện, đặc điểm cấu tạo phân tử. Lưu ý các mức oxi hóa của oxi. | - Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập số 2 + Kết luận và giảithích được tính oxi hóa mạnh của oxi. ⮱Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, chỉ có tính oxi hóa mạnh. + Tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, Ag)🡢 oxit kim loại + Tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ halogen)🡢 oxit phi kim + Tác dụng với hợp chất (có tính khử)🡢 hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực. ⮱ Trong hợp chất, oxi thường có mức oxi hóa là - 2 (trừ hợp chất với flo OF2, peoxit H2O2, Na2O2, …) - Đánh giá kết quả: + Thông qua quan sát: trong quá trình HS tiến hành thí nghiệm, GV cần chú ý quan sát kĩ để kịp thời nhắc nhở, chỉnh sửa thao tác thí nghiệm. +Thông qua hoạt động nhóm, kết quả báo cáo, góp ý bổ sung Gv hướng dẫn HS chốt kiến thức. |
Vấn đề 3. Tìm hiểu phương pháp điều chế oxi.
* Mục tiêu:
- Biết được phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Rèn kĩ năng tiến hành thí nghiệm (điều chế oxi), kĩ năng viết PTHH điều chế.
- Giải thích được vì sao thu khí oxi bằng cách đẩy nước.
- Rèn năng lực thực hành, tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- GV cho HS nghiên cứu sách giáo khoa kết hợp với hoạt động hoạt động để rút ra nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Hoạt động chung bằng cách gọi HS lên trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung. - Gv hướng dẫn để HS tiến hành thí nghiệm điều chế oxi từ KMnO4 - Gv dẫn dắt để HS giải thích vì sao thu khí oxi bằng cách đẩy nước. - Gv giới thiệu sơ đồ điều chế oxi từ không khí và từ nước. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ + Học sinh có thể gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác thí nghiệm, Gv sẽ hướng dẫn một số thao tác cần chú ý như hơ nóng bình cầu, cách thu khí. + Học sinh có thể gặp khó khăn khi giải thích cách thu khí oxi đảy nước, Gv có thể gợi ý HS dựa vào tính tan và tỉ khối hơi của nước so với không khí. | - Sản phẩm: Điều chế 1. Trong phòng thí nghiệm: - Phân hủy các hợp chất giàu oxi nhưng kém bền với nhiệt như KMnO4, KClO3, H2O2,… 2KMnO4K2MnO4+MnO2 +O2 2H2O2 2H2O + O2. 2. Trong công nghiệp: a) Từ không khí: chưng cất phân đoạn không khí lỏng. b) Từ nước: điện phân 2H2O 2H2 ↑ + O2↑ |
Vấn đề 4. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của ozon và ozon trong tự nhiên
* Mục tiêu:
- Nêu được tính chất hóa học của ozon và cấu tạo của nó.
- Kĩ năng viết PTHH minh họa tính chất, xác định số oxi hóa và cân bằng phản ứng oxi hóa – khử.
- So sánh tính chất của oxi với ozon.
- Rèn năng lực thực hành, tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- GV cho HS nghiên cứu sách giáo khoa kết hợp với rút ra tính chất hóa học của ozon, so sánh với oxi. - Hoạt động chung bằng cách gọi HS lên trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung. - Gv dẫn dắt để HS chứng minh được tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi. o - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ - 1 + Học sinh có thể gặp khó khăn khi viết phương trình phản ứng của ozon. | - Sản phẩm: B. OZON: là một dạng hình tù của oxi. I. Tính chất: - Khí O3 màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng. O3 tan trong nước nhiều hơn oxi. - Có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn oxi. Ví dụ: +1 - 2 o Ag + O3 🠒 Ag2O + O2 o - 2 o KI + O3 🠒 KOH + I2 + O2 🢚 Nhận biết ozon. II. Ozon trong tự nhiên - Hình thành 3O2 2 O3 🢚 Ozon hấp thụ được tia tử ngoại - Tập trung nhiều ở lớp khí quyển cao, cách mặt đất 20 - 30 km. |
Vấn đề 5. Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh.
* Mục tiêu:
- HS biết được cấu tạo nguyên tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh.
- Năng lực làm việc độc lập
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Cho HS đọc sách giáo khoa. - Giáo viên: Hệ thống câu hỏi. 1. Viết cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh. Xác định vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố? 2.Lưu huỳnh có mấy dạng thù hình? Cho biết tính chất vật lí của hai dạng thù hình của lưu huỳnh? - GV: nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời. - HS: Hoàn thành. - GV: Cho HS quan sát bột lưu huỳnh và nêu câu hỏi - HS: Hoàn thành. - GV nhận xét, bổ sung. | HS biết và hiểu được cấu tạo; tính chất vật lí của lưu huỳnh. I.Vị trí, cấu hình electron nguyên tử: Số thứ tự của lưu huỳnh: 16 Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4 =>Lưu huỳnh ở chu kì 3, nhóm VIA II.Tính chất vật lí: - Lưu huỳnh tà phương (Sα) và Lưu huỳnh đơn tà (Sβ) - Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng. |
Vấn đề 6. Nghiên cứu tính chất hóa học của lưu huỳnh.
* Mục tiêu:
- HS hiểu được tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Năng lực làm việc nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực quan sát hiện tượng và thực hành thí nghiệm hóa học.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | |
Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. Cho HS đọc sách và dựa vào nội dụng kiến thức cũ hoàn thành nội dung phiếu học tập số 3. - GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành câu hỏi số 1 và 2. - HS: Thảo luận theo nhóm và đại diện nhóm lên bảng trình bày. - GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV: rút ra kết luận. | HS biết và hiểu được tính chất hóa học của lưu huỳnh. Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của lưu huỳnh. Tính chất hóa học: : Tính oxi hóa 1.Tính oxi hóa: a. Tác dụng với hiđro: b. Tác dụng với kim loại: (trừ Ag,Au,Pt) Hg0 + S0→Hg+2S- 2 (xảy ra ở đk thường, dùng để thu hồi thủy ngân rơi vãi) 2.Tính khử: a. Tác dụng với O2: b. Tác dụng với F2: |
Vấn đề 7. Tìm hiểu ứng dụng và phương pháp điều chế lưu huỳnh
* Mục tiêu:
- HS biết được ứng dụng và phương pháp điều chế lưu huỳnh.
- Năng lực làm việc độc lập
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân. Hệ thống câu hỏi. 1. Cho biết ứng dụng của lưu huỳnh? 2. Trình bày trạng thái tự nhiên và phương pháp sản xuất lưu huỳnh? - HS: Xem trước kiến thức. trả lời các câu hỏi của GV. - GV nhận xét, kết luận. - GV giới thiệu về quá trình khai thác S. | HS biết được ứng dụng và điều chế lưu huỳnh. 1. Ứng dụng của lưu huỳnh: 2. Trạng thái tự nhiên: - Tự do - Hợp chất: Ví dụ: CaSO4.2H2O, FeS 3. Sản xuất lưu huỳnh: Khai thác mỏ lưu huỳnh bằng phương pháp vật lí. |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học đặc biệt là tính oxi hóa mạnh của oxi, ozon và phương pháp điều chế.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học,sử dụng ngônngữ hóahọc, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 4. Phương thức tổ chức HĐ: - Gv hệ thống kiến thức bài bằng sơ đồ tư duy, nhấn mạnh trọng tâm của bài. - Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc. | - Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức đã học trong bài, kĩ năng hoạt động nhóm để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho HS. GV chủ động khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung HĐ: Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet…và cho biết “vai trò quan trọng của oxi đối với sự sống, các biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm”. Phương thức tổ chức HĐ: GV chia lớp thành 4 nhóm, phân bố đều các HS khá, giỏi, đam mê nghiên cứu làm nồng cốt cho mỗi nhóm. GV hướng dẫn các nhóm chọn nhóm trưởng và nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên. GV hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo qua internet, thư viện, góc học tập của lớp… | Bài trình bày powerpoint của nhóm HS. Tiêu chí sản phẩm: - Về hình thức: + Font chữ, nền, hình ảnh, video phải rõ nét, hài hòa với nhau. + Thời gian trình chiếu và báo cáo: khoảng 5 phút - Về nội dung: + Nêu được các ứng dụng quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của oxi. + Khuyến kích các nhóm đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả oxi, giảm thiểu ô nhiễm không khí. - GV xem trước sản phẩm của 4 nhóm và chọn 2 nhóm báo cáo vào đầu giờ của buổi học kế tiếp. - Các nhóm còn lại theo dõi và đặt câu hỏi cho bất kỳ thành viên nào của nhóm báo cáo. - GV nhận xét sản phẩm và phần trao đổi giữa các nhóm, kịp thời động viên, khích lệ HS |
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhận biết.
Câu 1: Các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh là
A. - 2; 0; +4; +6. B. 0; +2; +4;+6. C. - 2; +4: +6. D. 0; +4; +6.
Câu 2: Một trong những tính chất của lưu huỳnh đơn chất là
A. Chất rắn màu vàng. B. Nhẹ hơn không khí.
C. Không tác dụng với oxi. D. Tan nhiều trong nước.
Câu 3: Người ta phải bơm, sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh.Trong bể cá, người ta lắp thêm máy sục khí là để
A. Cung cấp thêm nitơ cho cá. B. Cung cấp thêm oxi cho cá.
C. Cung cấp thêm cacbon đioxit. D. Chỉ để làm đẹp.
Câu 4: Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
A. các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên. B. sự thay đổi của khí hậu.
C. chất thải CFC. D. chất thải CO2.
Câu 5: Không khí sạch là không khí có thành phần: nitơ và oxi lần lượt là (đơn vị: %)
A. 78, 21. B. 79, 20. C. 78, 20. D. 79, 19.
Câu 6: Trong các cách sau đây cách nào thường được dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Điện phân nước.
C. Điện phân dung dịch NaOH. D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2
Mức độ thông hiểu.
Câu 7: Ozon là chất khí cần thiết trên thượng tầng khí quyển vì
A. Nó hấp thụ các bức xạ tử ngoại (tia cực tím).
B. Nó làm cho trái đất ấm hơn.
C. Nó ngăn ngừa khí oxi thoát khỏi Trái Đất.
D. Nó phản ứng với tia gamma từ ngoài không gian để tạo khí.
Câu 8: Chọn câu sai khi nói về ứng dụng của ozon
A. Một lượng nhỏ ozon (10- 6% về thể tích) trong không khí làm cho không khí trong lành hơn.
B. Không khí chứa lượng lớn ozon có lợi cho sức khoẻ.
C. Dùng ozon để tẩy trắng các loại bột, dầu ăn và nhiều chất khác.
D. Dùng ozon để tẩy trùng nước ăn, khử mùi, chữa sâu răng.
Câu 9: Không khí sau cơn mưa giông thường trong lành, ngoài việc mưa làm sạch bụi thì mưa giông còn tạo ra một lượng nhỏ khí nào sau đây?
A. O3. B. O2. C. N2. D. He.
Câu 10: Nhờ bảo quản bằng ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn, vì vậy bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày?
A. Do ozon là một khí độc.
B. Do ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi.
C. Do ozon có tính chất oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.
D. Do ozon có tính tẩy màu.
Câu 11: Khí N2 bị lẫn tạp chất là khí oxi. Chọn cách nào sau đây để loại bỏ oxi để thu được N2 tinh khiết?
A. Cho hỗn hợp đi qua kiềm. B. Cho hỗn hợp đi qua phot pho.
C. Cho hỗn hợp đi qua H2SO4 đặc. D. Cho hỗn hợp đi qua CuO, đun nóng.
Câu 12: Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng thuốc thử là
A. Nước. B. Dung dịch KI và hồ tinh bột.
C. Dung dịch CuSO4. D. Dung dịch H2SO4.
Câu 13: Người ta điều chế oxi trong công nghiệp bằng cách nén và làm lạnh không khí ở nhiệt độ thấp hơn – 1830C, lúc này oxi tồn tại ở thể lỏng và sẽ dễ dàng tách rời với nitơ ở thể khí.
Đến thế kỉ 20, người ta sử dụng một quy trình khác để sản xuất oxi. Khi đun nóng bari oxit (BaO) đến 5400C, nó sẽ tác dụng dễ dàng với oxy tạo thành bari peoxit (BaO2) trong không khí nitơ không tác dụng với BaO ở bất kỳ nhiệt độ nào. Khi nung đến 9200C, bari peoxit sẽ nhiệt phân thành khí oxi và bari oxit (sẽ tái chế)
Lựa chọn nào sau đây là nguồn để điều chế oxy theo quy trình trên?
A. Không khí. B. Oxy lỏng. B. Bari peoxit. D. Bari oxit tái chế.
Câu 14: Hãy giải thích vì sao:
a) Trong hợp chất cộng hoá trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi có số oxi hoá là –2.
b) Trong hợp chất cộng hoá trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, các nguyên tố nhóm oxi (S, Se, Te) có số oxi hoá là +4 và cực đại là +6.
Câu 15: Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH thấp dưới 5, 6. Đây là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất do con người sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như: than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu khác. Việc đốt cháy các loại nhiên liệu hóa thạch là một nguyên nhân chính gây ra mưa axit. Chuỗi mô tả sự hình thành mưa axit là
A. S + O2 SO2 + O2 SO3 + H2O → H2SO4. B. S + O2 SO2 + H2O → H2SO3.
C. C + O2 CO2 + H2O → H2CO3. D. P + O2 P2O5 + H2O → H3PO4
Mức độ vận dụng.
Câu 16: Trong các nhận định sau, nhận định nào là không đúng khi nói về khí oxi?
A. Oxi thể hiện tính khử khi phản ứng với F2 tạo OF2.
B. Oxi tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp.
C. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa khử.
D. Oxi là phi kim hoạt động.
Câu 17: Trộn 11,7 gam Kali với một lượng dư phi kim ở nhóm VIA. Đun nóng hỗn hợp trong bình kín không có oxi thu được 16,5 g muối. Tên phi kim đó là
A. Lưu huỳnh. B. Oxi. C. Selen. D. Telu.
Câu 18: Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?.
HD: Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi.
Hg + S HgS
Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.
Câu 19: Cho 12 gam Mg tác dụng hoàn với 16 gam O2. Hỏi sau phản ứng thu được bao nhiêu gam oxit?. A. 10 g. B. 15 g. C. 20 g. D. 25 g.
Câu 20: Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy phần trăm KMnO4 đã bị nhiệt phân là.
A. 25%. B. 30%. C. 40%. D. 50%.
Câu 21: Dẫn 2,24 lit (đkc) hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 gam chất rắn màu tím đen. Thành phần % thể tích của O3 trong X là.
A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. 45%.
Câu 22: Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với H2 là 18. Thành phần phần trăm theo thể tích của oxi và ozon trong hỗn hợp khí lần lượt là
A. 80% và 20%. B. 75% và 25%. C. 25% và 75%. D. 60% và 40%.
Câu 23: Để điều chế khí oxi người ta có thể dùng KClO3 theo phương trình phản ứng:
2KClO3 2KCl + 3O2
Vậy, khi dùng 24,5g KClO3 để điều chế khí oxi thì thể tích khí thu được (đktc) là
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít. D. 8,96 lít.
Mức độ vận dụng cao.
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(1): Khi thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí, ta phải đặt miệng bình úp xuống
(2): Các phản ứng hóa học có lưu huỳnh tham gia đều phải đun nóng
(3): Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi vì ozon dễ bị phân hủy sinh ra oxi nguyên tử
(4): Ozon dễ tan trong nước hơn so với oxi do phân tử ozon kém phân cực hơn oxi
(5): Oxi phản ứng với hầu hết các phi kim, trừ nhóm halogen
Số phát biểu đúng là.
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 25: Trộn 22,4 gam bột Fe với 9,6 gam bột S rồi nung trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn X. Hoà tan X bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là.
A. 8,96. B. 11,20. C. 13,44. D. 15,68.
Câu 26: Sắp xếp tính oxi hóa của oxi, ozon và lưu huỳnh theo thứ tự tăng dần. Viết phương trình hóa học của các phản ứng để chứng minh.
HD. Tính oxi hóa của S < O2 < O3
Chứng minh: O3 + 2Ag → Ag2O + O2; S và O2 không phản ứng.
2O2 + 3Fe → Fe3O4 (đun nóng)
S + Fe → FeS (đun nóng).
Câu 27: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 cần bao nhiêu mol X?.
A. 1,2 mol. B. 1,5 mol. C. 1,6 mol. D. 1,75 mol.
Câu 28: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp cùng số mol Cu và Al thu được 13,1 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là.
A. 7,4 gam. B. 8,7 gam. C. 9,1 gam. D. 10 gam.
Câu 29: Nung m gam hhX gồm Fe và S trong bình kín không chứa oxi. Đem chất rắn thu được tác dụng với dd HCl dư thu được 3,8 gam chất rắn A, ddB và 4,48 lít khí Y. Y tác dụng với dd Cu(NO3)2 dư thu được 9,6 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng là
A. 50%. B. 30%. C. 45,7%. D. 54,3%.
Câu 30: 11,2 lit (đkc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng hết với 16,98 gam hỗn hợp B gồm magiê và nhôm tạo ra 42,34 gam hỗn hợp clorua và oxit của 2 kim loại. Tính thành phần phần trăm về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A? thành phần phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp B?.
Câu 31: So sánh thể tích khí oxi thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) khi phân huỷ hoàn toàn KMnO4, KClO3, H2O2 trong các trường hợp sau)
a) Lấy cùng khối lượng các chất đem phân huỷ.
b) Lấy cùng lượng các chất đem phân huỷ
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc đoạn thông tin sau kết hợp với các kiến thức đã học trong môn Hóa học lớp 8, kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, hãy trả lời các câu hỏi bên dưới:
Theo khám phá thế giới về giới hạn sinh tồn của con người, con người có thể nhịn ăn 3 tuần, nhịn uống 3 ngày và nhịn thở 3 phút. Vì vậy hô hấp là nhu cầu không thể thiếu của con người để duy trì sự sống. Mọi tế bào trong cơ thể đều cần cung cấp đủ oxi. Nếu không có oxi thì tốc độ chuyển hóa tế bào giảm xuống và một số tế bào bắt đầu chết sau khoảng 30 giây nếu không được cung cấp đủ oxi.
Hiện nay, người ta có thể sử dụng bình thở oxi trong y học và đời sống để cung cấp oxi cho người không có khả năng tự hô hấp hoặc làm việc trong môi trường thiếu oxi không khí, có khói, khí độc, khí gas, …
Câu 1: - Đơn chất nào được đề cập trong đoạn thông tin trên?…………………………
+ Đơn chất đó được tạo nên từ nguyên tố nào?….…...
+ Cho biết số hiệu nguyên tử, vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn?………..
+ Mô tả sự hình thành liên kết trong đơn chất đó (công thức electron, công thức cấu tạo)…………………….
Câu 2: Nêu 1 số tính chất vật lí của đơn chất đó?
(trạng thái tồn tại, màu sắc, mùi vị, tính tan, …)
…………………………………
Câu 3: Trong thực tế đơn chất đó có ở đâu, hình thành như thế nào? ……………………………………
Câu 4: Nêu 1 số ứng dụng trong thực tế của đơn chất đó trong đời sống và sản xuất?……………………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Tiến hành thí nghiệm, quan sát và hoàn thành bảng sau: | |||
Thí nghiệm | Hiện tượng và PT phản ứng | Sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố oxi | Nhận xét |
O2 tác dụng với sắt | Hiện tượng:. . . . . . . . . . . . . . . . Fe + O2 . . . . . . | . . . . . . . . . . . . | Oxi thể hiện tính . . . . . . Khi tác dụng với kim loại |
O2 tác dụng với magie | Hiện tượng: . . . . . . . . . . . . . . . . . Mg + O2 . . . . . . . . . . . . | . . . . . . . . . . . . | |
O2 tác dụng với cacbon | Hiện tượng: . . . . . . . . . . . . . . . . . C + O2 . . . . . . . . . . . . | . . . . . . . . . . . . | Oxi thể hiện tính . . . . . . Khi tác dụng với phi kim |
O2 tác dụng với lưu huỳnh | Hiện tượng: . . . . . . . . . . . . . . . . . S + O2 . . . . . . . . . . . . | . . . . . . . . . . . . | |
O2 tác dụng với hợp chất (C2H5OH) | Hiện tượng: . . . . . . . . . . . . . . . . . C2H5OH + O2 | . . . . . . . . . . . . | Oxi thể hiện tính . . . . . . Khi tác dụng với hợp chất |
Kết luận: Trong các phản ứng trên, oxi có tính …… |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Tính chất hóa học của S
Câu 1: Xác định số oxi hóa có thể có của S trong các chất sau: H2S, S, SO2, H2SO4
Câu 2: Dự đoán tính chất hóa học của S.
Câu 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
- Tác dụng với kim loại . . . . . . . . . . . . Hg + S →. . . . . . . . . . . . - Tác dụng với oxi . . . . . . . . . . . .
- Tác dụng với hidro . . . . . . . . . . . .
- Tác dụng với halogen (F2, Cl2) . . . . . . . . . . . .
Xác định số oxi hóa của S và cho biết vai trò của S trong các phản ứng trên?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Mức độ nhận biết. Câu 1: Điều nào sau đây không đúng khi nói về oxi? A. Oxi là phi kim hoạt dộng, có tính oxi hóa mạnh. B. Oxi là chất khí, không màu, không mùi, hơi nặng hơn không khí. C. Liên kết trong phân tử oxi là liên kết cộng hóa trị không phân cực. D. Trong hợp chất, oxi luôn có số oxi hóa - 2. Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn bản sau: Oxi trong không khí là sản phẩm của quá trình …(1). Cây xanh là nhà máy sản xuất cacbohiđrat và oxi từ cacbon đioxit và nước dưới tác dụng của …(2)… mặt trời. Nhờ sự quang hợp của cây xanh mà lượng khí oxi trong không khí hầu như …(3). A. (1) quang hợp, (2) ánh sáng, (3) không đổi. B. (1) hô hấp, (2) ánh sáng, (3) không đổi. C. (1) quang hợp, (2) nhiệt, (3) thay đổi. D. (1) hô hấp, (2) năng lượng, (3) thay đổi. Câu 3: Dãy gồm các chất đều tác dụng với oxi là A. H2, Fe, Cl2. B. Mg, C, Al. C. CO, Au, S. D. Na, H2S, Pt. Câu 4: Trong phòng thí nghiệm khí oxi có thể được điều chế bằng cách nhiệt phân muối KClO3 có MnO2 làm xúc tác và có thể được thu bằng cách đẩy nước hay đẩy không khí Trong các hình vẽ cho ở trên, hình vẽ mô tả điều chế và thu khí oxi đúng cách là A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 1 và 3. D. 3 và 4. Các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh là A. - 2; 0; +4; +6. B. 0; +2; +4;+6. C. - 2; +4: +6. D. 0; +4; +6. Câu 5: Người ta phải bơm, sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh.Trong bể cá, người ta lắp thêm máy sục khí là để A. Cung cấp thêm nitơ cho cá. B. Cung cấp thêm oxi cho cá. C. Cung cấp thêm cacbonđi oxit. D. Chỉ để làm đẹp. Câu 6: Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do A. các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên. B. sự thay đổi của khí hậu. C. chất thải CFC. D. chất thải CO2. Câu 7: Không khí sạch là không khí có thành phần: nitơ và oxi lần lượt là (đơn vị: %) A. 78, 21. B. 79, 20. C. 78, 20. D. 79, 19. Câu 8: Trong các cách sau đây cách nào thường được dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Điện phân nước. C. Điện phân dung dịch NaOH. D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2 Mức độ thông hiểu. Câu 9: Ozon là chất khí cần thiết trên thượng tầng khí quyển vì A. Nó hấp thụ các bức xạ tử ngoại (tia cực tím). B. Nó làm cho trái đất ấm hơn. C. Nó ngăn ngừa khí oxi thoát khỏi Trái Đất. D. Nó phản ứng với tia gamma từ ngoài không gian để tạo khí. Câu 10: Chọn câu sai khi nói về ứng dụng của ozon A. Một lượng nhỏ ozon (10- 6% về thể tích) trong không khí làm cho không khí trong lành hơn. B. Không khí chứa lượng lớn ozon có lợi cho sức khoẻ. C. Dùng ozon để tẩy trắng các loại bột, dầu ăn và nhiều chất khác. D. Dùng ozon để tẩy trùng nước ăn, khử mùi, chữa sâu răng. Câu 11: Không khí sau cơn mưa giông thường trong lành, ngoài việc mưa làm sạch bụi thì mưa giông còn tạo ra một lượng nhỏ khí nào sau đây? A. O3. B. O2. C. N2. D. He. Câu 12: Nhờ bảo quản bằng ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn, vì vậy bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày? A. Do ozon là một khí độc. B. Do ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi. C. Do ozon có tính chất oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi. D. Do ozon có tính tẩy màu. Câu 13: Khí N2 bị lẫn tạp chất là khí oxi. Chọn cách nào sau đây để loại bỏ oxi để thu được N2 tinh khiết? A. Cho hỗn hợp đi qua kiềm. B. Cho hỗn hợp đi qua phot pho. C. Cho hỗn hợp đi qua H2SO4 đặc. D. Cho hỗn hợp đi qua CuO, đun nóng. Câu 14: Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng thuốc thử là A. Nước. B. Dung dịch KI và hồ tinh bột. C. Dung dịch CuSO4. D. Dung dịch H2SO4. Câu 15: Người ta điều chế oxi trong công nghiệp bằng cách nén và làm lạnh không khí ở nhiệt độ thấp hơn – 1830C, lúc này oxi tồn tại ở thể lỏng và sẽ dễ dàng tách rời với nitơ ở thể khí. Đến thế kỉ 20, người ta sử dụng một quy trình khác để sản xuất oxi. Khi đun nóng bari oxit (BaO) đến 5400C, nó sẽ tác dụng dễ dàng với oxy tạo thành bari peoxit (BaO2) trong không khí nitơ không tác dụng với BaO ở bất kỳ nhiệt độ nào. Khi nung đến 9200C, bari peoxit sẽ nhiệt phân thành khí oxi và bari oxit (sẽ tái chế) Lựa chọn nào sau đây là nguồn để điều chế oxy theo quy trình trên? A. Không khí. B. Oxy lỏng. B. Bari peoxit. D. Bari oxit tái chế. Câu 16: Hãy giải thích vì sao: a) Trong hợp chất cộng hoá trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi có số oxi hoá là –2. b) Trong hợp chất cộng hoá trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, các nguyên tố nhóm oxi (S, Se, Te) có số oxi hoá là +4 và cực đại là +6. Câu 17: Nếu lấy cùng số mol các chất đem phân hủy để điều chế oxi theo các phản ứng sau: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 +O2 2KClO3 2KCl +3O2. 2H2O2 2H2O + O2. 2KNO3 2KNO2 +O2 Chất nhiệt phân cho lượng oxi nhiều nhất là A. KMnO4. B. KClO3. C. H2O2. D. KNO3 Mức độ vận dụng Câu 18: Oxi hóa hoàn toàn 7,2 g hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn bằng oxi dư được 12,8 g hỗn hợp oxit Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được lượng muối khan là A. 50,8 g. B. 20,8 g. C. 30,8 g. D. 40,8 g. Câu 19: Trộn 11,7 gam Kali với một lượng dư phi kim ở nhóm VIA. Đun nóng hỗn hợp trong bình kín không có oxi thu được 16,5 g muối. Tên phi kim đó là A. Lưu huỳnh. B. Oxi. C. Selen. D. Telu. Câu 20: Cho 12 gam Mg tác dụng hoàn với 16 gam O2. Hỏi sau phản ứng thu được bao nhiêu gam oxit?. A. 10 g. B. 15 g. C. 20 g. D. 25 g. Câu 21: Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy phần trăm KMnO4 đã bị nhiệt phân là. A. 25%. B. 30%. C. 40%. D. 50%. Câu 22: Dẫn 2,24 lit (đkc) hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 gam chất rắn màu tím đen. Thành phần % thể tích của O3 trong X là. A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. 45%. Câu 23: Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với H2 là 18. Thành phần phần trăm theo thể tích của oxi và ozon trong hỗn hợp khí lần lượt là A. 80% và 20%. B. 75% và 25%. C. 25% và 75%. D. 60% và 40%. Câu 24: Để điều chế khí oxi người ta có thể dùng KClO3 theo phương trình phản ứng: 2KClO3 2KCl + 3O2 Vậy, khi dùng 24,5g KClO3 để điều chế khí oxi thì thể tích khí thu được (đktc) là A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít. D. 8,96 lít. Mức độ vận dụng cao. Câu 25: Cho các phát biểu sau: (1): Khi thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí, ta phải đặt miệng bình úp xuống (2): Các phản ứng hóa học có lưu huỳnh tham gia đều phải đun nóng (3): Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi vì ozon dễ bị phân hủy sinh ra oxi nguyên tử (4): Ozon dễ tan trong nước hơn so với oxi do phân tử ozon kém phân cực hơn oxi (5): Oxi phản ứng với hầu hết các phi kim, trừ nhóm halogen Số phát biểu đúng là. A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 26: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 cần bao nhiêu mol X?. A. 1,2 mol. B. 1,5 mol. C. 1,6 mol. D. 1,75 mol. Câu 27: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp cùng số mol Cu và Al thu được 13,1 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là. A. 7,4 gam. B. 8,7 gam. C. 9,1 gam. D. 10 gam. Câu 28: 11,2 lit (đkc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng hết với 16,98 gam hỗn hợp B gồm magiê và nhôm tạo ra 42,34 gam hỗn hợp clorua và oxit của 2 kim loại. Tính thành phần phần trăm về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A? thành phần phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp B? |
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
TIẾT 52, 53, 54, 55, 56: Nội dung 2: HỢP CHẤT CỦA OXI VÀ LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu KHTN, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp trực quan và đàm thoại.
2. Kiến thức cụ thể
Học sinh nắm được các nội dung sau:
+ Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S.
+ Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3.
+ Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của SO3.
+ Cấu tạo và tính chất vật lý của H2SO4.
+ Tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng và đặc.
+ Cách pha loãng H2SO4 đặc.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát, tìm tòi,… để tìm hiểu về tính chất vật lí và hóa học của H2S, SO2, SO3., H2SO4, muối sunfat.
- Giải thích được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử).
- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S, SO2,SO3, axit H2SO4 loãng và đặc.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3, axit H2SO4 loãng và đặc.
- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.
- Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các axit khác.
- Tính % thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.
3 . Phẩm chất
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Nhận thức được vai trò quan trọng của SO2, SO3, có ý thức vận dụng kiến thức đã học về oxi, ozon vào thực tiễn cuộc sống.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực
+ Năng lực hợp tác; + Năng lực làm việc tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề; + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức; + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên (GV)
- Làm các video thí nghiệm, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
4. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Nội dung 2.1: HIDROSUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức đã được học tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu về tính chất hóa học của H2S, SO2 dựa vào số oxi hóa.
- Biết được nguồn gốc khí SO2, SO3 và tác hại của chúng.
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
HĐ nhóm: Sử dụng bảng phụ để hoàn thành dung trong phiếu học tập số 1. - GV chia lớp thành 2 nhóm - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành thí nghiệm, quan sát và thống nhất để viết các PTHH, …. vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ. HĐ chung cả lớp: - GV chiếu 1 số hình ảnh về sự phân hủy protein trên màn hình máy chiếu và thuyết trình: protein là thành phần chính của trứng, khi trứng bị thối thì protein trong trứng sẽ bị phân hủy. Tương tự với các động vật khác và kể cả con người khi bị chết protein trong cơ thể sẽ bị phân hủy, khi protein bị phân hủy bốc ra 1 mùi rất khó chịu ( mùi trứng thối) đó chính là mùi của khí hidrosunfua có công thức hóa học là H2S – là một hợp chất của S mà chúng ta sẽ cùng nghiêm cứu trong bài ngày hôm nay. HĐ chung Tìm hiểu nguồn gốc sinh ra SO2, tác hại của SO2 và ứng dụng của SO2? - GV chiếu hình ảnh liên quan. - HS quan sát và thuyết trình nguồn gốc sinh ra SO2, tác hại của SO2 và ứng dụng của SO2? - Hoặc GV hỏi HS về nguồn gốc sinh ra SO2, tác hại của SO2 và ứng dụng của SO2 và giới thiệu hình ảnh để khắc sâu. | SO2 được dùng sản xuất H2SO4, làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy, chống nấm mốc lương thực, thực phẩm. + Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm làm thí nghiệm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Vấn đề 1: Tính chất vật lí của H2S
* Mục tiêu: Biết đựơc tính chất vật lý của H2S.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu sách giáo khoa và kiến thức đã học để trả lời các đặc điểm về tính chất vật lí của H2S như: Trạng thái? Màu sắc? Mùi đặc trưng? Tỷ khối so với KK? Tính tan trong nước? - Hoạt động cả lớp: GV yêu cầu một HS trong lớp bất kỳ trả lời kết quả, các hs khác góp ý, bổ sung. - GV bổ sung, làm rõ hơn tính độc của H2S: gây nhiễm đường hô hấp, nếu tiếp xúc nhiều loại khí này sẽ làm hệ thần kinh mệt mỏi giảm khả năng phản xạ, kém trí nhớ...và còn có khả năng làm chết người nếu tiếp xúc lượng khí lớn. - GV dẫn ví dụ: tháng 11/1950, ở Mexico, một nhà máy ở Pozarica đã thải ra một lượng khí H2S lớn, chỉ trong vòng 30 phút chất khí đó đã cùng với sương mù của thành phố đã làm chết 22 người và khiến 320 người bị nhiễm độc.Do đó khi tiếp xúc với H2S từ các nguồn phác thải trong tự nhiên các em cần có thái độ nghiêm túc, thận trọng, có đủ các biện pháp phòng độc... | I. Hiđro sunfua H2S 1. Tính chất vật lí: - Chất khí, có mùi trứng thối đặc trưng - Rất độc và ít tan trong nước - Nặng hơn KK ( d = 34/29≈1.17) + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Vấn đề 2: Cấu tạo phân tử và tính chất hoá học H2S
* Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo phân tử H2S
- Biết được tính chất hoá học của H2S và tính khử là tính chất chủ yếu
- giải được bài tập H2S tác dụng với dd kiềm
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- HĐ nhóm: GV cho HS quan sát mô hình cấu tạo rỗng của phân tử H2S, sau đó yêu cầu trả lời các câu hỏi 1,2 trong phiếu số 2. Phiếu học tập số 2 1. Nhìn vào CTPT của hidrosunfua hãy cho biết trong H2S chứa loại liên kết nào?Mô tả sự hình thành liên kết đó? 2. Dựa vào CTCT của H2S và số oxi hóa của S trong H2S em hãy nêu dự đoán của mình về tính chất hóa học của H2S? 3. Xác định tỉ lệ số mol giữa NaOH với H2S trong 2 pư sau: NaOH + H2S NaHS + H2O 2NaOH + H2S Na2S + H2O 4. Quan sát 2 thí nghiệm (do GV chiếu) và cho biết hiện tượng, viết PTHH, vai trò của H2S trong từng pư? - TN1: Cho H2S tác dụng với dd CuSO4. - TN2: Đốt cháy khí H2S trong oxi KK. + HS hoạt động theo nhóm đã phân chia và trình bày vào bảng phụ. - HĐ chung cả lớp: GV mời các nhóm báo cáo kết quả( mỗi nhóm một nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung. + GV bổ sung, chốt lại kiến thức: + Khi khí H2S tan trong nước tạo thành dung dịch H2S có tính axit gọi là axit sunfuhidric. + Do độ âm điện của S và H chênh lệch nhau không nhiều nên cặp e chung giữa S và H không bị lệch quá nhiều về phía S, do đó khả năng tách H khỏi H2S chỉ theo từng nấc và cũng không quá dễ dàng nên dung dịch H2S chỉ thể hiện tính axit yếu. GV hướng dẫn HS viết phương trình phân li 2 nấc của dd H2S và cách đọc tên 2 anion tạo thành. - HĐ cá nhân: + GV đặt câu hỏi: Khi cho dd H2S tác dụng với dd NaOH có khả năng tạo thành muối nào?yêu cầu HS làm câu hỏi số 3 trong phiếu số 2. + GV chiếu movie thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát và làm câu hỏi 4 trong phiếu số 2. + GV đặt câu hỏi: Tại sao dd H2S để lâu trong KK dần trở nên có vẩn đục màu vàng? | 2. Tính chất hóa học: * Cấu tạo phân tử: a.Tính axit yếu: H2S (khí) H2S(dungdich) (Khí hidrosunfua) (axit sunfuhidric) H2S H+ + HS- (Anion hidrosunfua) HS- H+ + S2- ( Anion sunfua) * Xét pư: H2S + dd NaOH: Có thể tạo được 2 loại muối: H2S + NaOH NaHS + H2O (1 : 1) H2S + 2NaOH Na2S + H2O (1 : 2) Đặt T = T≤ 1 Pư tạo muối NaHS (pt1) 1<T<2 Pư tạo 2 muối NaHS và Na2S(pt1,2) T≥2 Pư tạo muối Na2S (pt2) b. Tính khử mạnh. * Thí nghiệm: Đốt cháy khí H2S trong oxi không khí - Khi đốt khí H2S trong đk dư oxi, H2S cháy cho ngọn lửa màu xanh mờ do tạo khí SO2. 2H2S + 3O2(dư) 2SO2 + 2H2O. - Khi đốt khí H2S trong đk thiếu oxi, H2S cháy tạo tinh thể màu vàng đó là S. H2S + O2(thiếu) S + H2O. * H2S + 4Br2 + 4H2O 8HBr + H2SO4. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Vấn đề 3: Trạng thái tự nhiên và điều chế H2S
* Mục tiêu:
- Biết trạng thái tự nhiên của H2S, và cách điều chế
- Biết được PTHH điều chế H2S.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
HĐ nhóm: GV cho HS hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu số 3. 1. Cho biết trong tự nhiên H2S tồn tại ở đâu? 2. Vì sao trong tự nhiên có nhiều nguồn phóng thải ra khí H2S nhưng lại không có sự tích tụ khí đó trong không khí? 3. Cần làm gì góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do H2S? - HĐ cá nhân: GV cho HS nghiên cứu SGK và rút ra phương pháp điều chế khí H2S trong phòng thí nghiệm. - HĐ chung cả lớp: GV mời các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, các nhóm còn lại bổ sung, nhận xét. | 3. Trạng thái tự nhiên và điều chế a. Trạng thái tự nhiên - Trong TN: H2S có trong một số nước suối, khí núi lửa, bốc ra từ xác chết của người và động vật... b. Điều chế FeS + 2HCl FeCl2 + H2S + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Vấn đề 4: Tính chất vật lí của SO2
* Mục tiêu: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của SO2
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
HS thaỏ luận nhóm và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 4 CTPT:………… M:…………… Tên: …………………… Từ thành phần nguyên tố và số oxi hóa của lưu huỳnh dự đoán tính chất của lưu huỳnh đioxit .................................................................................................................................... Tính chất vật lí: .................................................................................................................................... | +CTPT:SO2 , M=64, Tên: Khí sunfurơ, lưu huỳnh IV oxit.... + Tính chất vật lí: - Khí không màu, mùi hắc, rất độc. - Nặng hơn 2 lần KK và tan nhiều trong nước. + Nguyên tố S trong SO2 có số oxi hóa trung gian (+4) ( tính khử ) ( tính oxi hoá ) ⭢ SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa - SO2 là oxit của O và S ⭢ SO2 là oxit axit + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Vấn đề 5: Điều chế và tính chất hoá học của SO2
* Mục tiêu:
- Hiểu được tính chất hoá học của SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử).
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của SO2,
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của SO2,
Vấn đề 6: Lưu huỳnh trioxit
* Mục tiêu: Biết được tính chất vật lý, cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của lưu huỳnh trioxit.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Thảo luận nhóm tìm hiểu sgk để rút ra tính chất vật lí của SO3. Thảo luận nhóm trả lời phiếu học tập số 9 - Dựa vào cấu tạo và số oxi hóa của SO3 cho biết SO3 có tính chất hóa học gì ? Viết 3 pthh minh họa tính chất hóa học của SO3? - Nêu ứng dụng và viết phương trình phản ứng điều chế SO3? | Tính chất vật lí 3. Tính chất hóa học SO3 là một oxit axit. - Tác dụng với H2O: SO3 + H2O H2SO4 - Tác dụng với bazơ và oxit bazơ: SO3 + CaO CaSO4 SO3 + Ca(OH)2 CaSO4 + H2O SO3 có tính oxy hóa khi tác dụng chất khử 4. Ứng dụng và điều chế: 2SO2 + O2 2SO3 |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của H2S, SO2,SO3 trong thực tiễn.
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 10 (phụ lục). + Vòng 1: GV chia lớp thành 4 nhóm lớn để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi điểm cho 4 nhóm ở vòng 1. 1. Người ta thường dùng hóa chất nào để phân biệt H2S và SO2? 2. Một mẫu khí thải ra được cho qua dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do khí thải có ? 3. Dẫn khí H2S vào dd SO2 có hiện tượng gì? 4. Số phản ứng oxi hóa khử khi dẫn khí SO2 vào các dung dịch: BaCl2, Brom, H2S, NaOH + Vòng 2: Trên cơ sở 4 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 4. Từ câu 1 – câu 12: 4 nhóm thảo luận ghi đáp án lên bảng phụ. Từ câu 13 – câu 16: mỗi nhóm một câu và trình bày cách làm lên bảng phụ. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải. - HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 1 HS) lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm. - GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề. | Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 10. + GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động. + GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. + GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học. + Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế
- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch). - GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những hiện tượng thực tế về H2S, SO2, SO3 hiện nay. Tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao. - Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau: 1. Thành phần chính của khí do núi lửa phun ra? 2. Khi đánh ban trị cảm dùng trứng gà và đồng tiền bạc ? 3. Nước khi mới hút trong lòng đất có mùi của khí gì? Tác dụng của suối nước nóng? 4. Ứng dụng của SO2 trong tẩy trắng giấy? 5. Mỗi chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn không khí của chính chúng ta? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về vấn đề trên - GV giao việc và hướng dẫn HS tìm hiểu qua tài liệu, mạng internet,…để giải quyết các công việc được giao (câu hỏi số 1,2). - GV chiếu đoạn phim. Yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét về hiện trạng tầng ozon. Tiếp tục hoàn thiện câu hỏi số 3. - Hướng dẫn bài mới: Tùy vào chuyên đề/bài học tiếp theo mà GV xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung hoạt động. | Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch). - GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo. - Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS. |
Nội dung 2.2: AXIT SUNFRIC – MUỐI SUNFAT
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức đã được học của HS về axit ở lớp 9, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu về tính chất hóa học của axit sunfuric loãngvà đặc thôngqua việc làm thí nghiệm.
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 11. - GV chia lớp thành 4 nhóm, các dụng cụ thí nghiệm và hóa chất được giao đầy đủ về cho từng nhóm. - GV giới thiệu hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành các thí nghiệm . (Nếu HS chưa rõ cách tiến hành thí nghiệm, GV nhắc lại một lần nữa để các nhóm đều nắm được). Phiếu học tập số 11 Với những dụng cụ và hóa chất đã có sẵn, hãy làm các TN sau: TN1:Nhỏ từ từ 1ml axit H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa 3ml nước cất. TN2:Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng vào giấy quỳ tím. TN3:Cho viên Zn vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch H2SO4 loãng TN4:Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng , đun nóng. TN5:Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 đặc , đun nóng, thêm cánh hoa hồng vào ống nghiệm và có nút bông tẩm dung dịch NaOH trên miệng ống nghiệm. TN6: Rót 3ml dung dịch H2SO4 đặc vào cốc đựng đường saccarozơ TN7:Nhỏ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng và ống nghiệm chứa muối Na2SO4, Quan sát hiện tượng xảy ra, viết các PTHH, xác định vai trò của axit trong từng phản ứng. Từ đó nêu tính chất hóa học của axit loãng và đặc, giải thích tại sao axit lại có tính chất hoá học đó. - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành thí nghiệm, quan sát và thống nhất để ghi lại hiện tượng xảy ra, viết các PTHH, …. vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ. HĐ chung cả lớp: - GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức. | + Hiện tượng: TN 1:Quá trình hòa tan axit tỏa nhiệt. TN 2: - Quỳ tím hóa đỏ. Vậy axit sunfuric là axít mạnh, làm quỳ tím hóa đỏ. TN 3:- Khí thoát ra mạnh Zn + H2SO4ZnSO4 + H2 - Axỉt sunfric loãng tác dụng với kim loại mạnh tạo muối và H2 TN4: Không có hiện tượng. Vậy Axỉt sunfric loãng không tác dụng với kim loại yếu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học. TN5: - Có khí thoát ra làm nhạt màu cách hoa hồng. - Dung dịch chuyển thành màu xanh (màu của muối Cu2+) Cu+2H2SO4đặc→CuSO4+SO2+2H2O Do khí SO2 có tính tẩy màu làm mất màu cánh hoa hồng. TN6: - Axít chiếm nước của đường khiến đường hóa than C12H22O11→ 12C+11H2O - Do C tác dụng với axit H2SO4đặc tạo khí làm cho khối than đen phồng tăng thể tích. C+2H2SO4đặc→CO2+SO2+2H2O axit H2SO4đặc oxi hoa nhiều phi kim (C,S,P……) TN7: - Có kết tủa màu trắng tạo thành H2SO4 + BaCl2→BaSO4 +2HCl Nhận biết gốc sunfát ta dung dịch chứa ion Ba2+. => + Axit sunfuric loãng là một axit mạnh, có đầy đủ tính chất chung của axit. + Axit sunfuric đặc nóng có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh. * Dự kiến một số khó khăn của HS, nhận xét: - HS không giải thích được tại sao axit H2SO4đặc có tính oxi hóa mạnh - HS phát triển được kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát, nêu được các hiện tượng và giải thích được một số hiện tượng đó. - Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được tính oxi hóa mạnh của axit H2SO4đặc và không nêu nguyên nhân gay ra tính oxi hóa của axit loãng. + Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm làm thí nghiệm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Vấn đề 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của axit sunfuric
* Mục tiêu:
- Nêu được tính chất vật lý của axit sunfuric
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- HĐ nhóm: - Cho học sinh quan sát bình đựng axit H2SO4 đặc và yêu cầu học sinh nêu những tính chất vật lí quan sát được để hoàn thành Phiếu học tập số 12. - Hướng dẫn học sinh các thao tác pha loãng axit sunfuric đặc: + Sử dụng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm. + Nhỏ tư từ dung dịch H2SO4đặc vào ống nghiệm sao cho axit chảy từ từ theo thành ống nghiệm xuống. + Chạm đầu ngón tay vào đáy ống nghiệm nhận biết sự thay đổi nhiệt độ. Phiếu học tập số 12 1/ Nêu tính chất vật lí của axit sunfuric. - Trạng thái: ................................................................................. - Màu sắc: ..................................................................................... - Tính tan: ....................................................................................... 2/ Trình bày cách pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc. 3/ Giải thích hiện tượng thí nghiệm pha loãng axit sunfuric đặc. 4/ Nêu tác hại của việc khi pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc không đúng cách và khi tiếp xúc da với axit sunfuric đặc. - HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. | I: Tính chất vật lí: Thí nghiệm: ống nghiệm nóng lên, quá trình hòa tan axit H2SO4 đặc tỏa nhiệt. * Khi pha loãng axit H2SO4 đặc, người ta phải rót từ từ axit vào nước và không được làm ngược lại. Giải thích: H2SO4đ giống như dầu, nặng hơn nước, nếu cho nước vào axit, nước sẽ nổi lên mặt axit sẽ tỏa một lượng nhiệt lớn, khi này nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe kéo theo axit bay ra ngoài gây nguy hiểm. Ngược lại khi cho axit vào nước thì axit sẽ dần chìm xuống nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch như vậy khi có phản ứng xảy ra thì lượng nhiệt sẽ được phân bố trong dung dịch + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Vấn đề 2 : Tính chất hóa học của dung dịch axit sunfuric loãng
* Mục tiêu:
- Viết được công thức cấu tạo của axit sunfuric.
- Nêu được tính chất hóa học đặc trưng của axit sunfuric loãng.
- Giải thích được tính oxi hóa của axit sunfuric loãng.
- Viết được các phương trình phản ứng thể tính chất hóa học của axit sunfủic loãng.
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
+ HĐ nhóm: GV tổ chức hoạt động nhóm để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1, giải thích tính axit và tính oxi hóa của axit sunfric loãng. GV hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm : TN2:Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng vào giấy quỳ tím. TN3:Cho viên Zn vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch H2SO4 loãng TN4:Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng , đun nóng. + HĐ chung cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và phản biện cho nhau. GV chốt lại kiến thức. (sản phẩm của nhóm ở HĐ 1 vẫn được lưu giữ trên bảng) + Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV có thể gợi ý cho HS dựa vào cấu tạo phân tử và mức oxi hóa của lưu huỳnh trong H2SO4 từ đó rút ra tính chất hóa học của axit. + GV mời HS viết một số PTHH minh họa tính axit của axit sunfuric loãng. | + HĐ nhóm: GV tổ chức hoạt động nhóm để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1, giải thích tính axit và tính oxi hóa của axit sunfric loãng. GV hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm : TN2:Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng vào giấy quỳ tím. TN3:Cho viên Zn vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch H2SO4 loãng TN4:Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng , đun nóng. + HĐ chung cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và phản biện cho nhau. GV chốt lại kiến thức. (sản phẩm của nhóm ở HĐ 1 vẫn được lưu giữ trên bảng) + Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV có thể gợi ý cho HS dựa vào cấu tạo phân tử và mức oxi hóa của lưu huỳnh trong H2SO4 từ đó rút ra tính chất hóa học của axit. + GV mời HS viết một số PTHH minh họa tính axit của axit sunfuric loãng. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Vấn đề 3: Tính chất của axit sunfuric đặc
* Mục tiêu:
- Nêu được tính chất hóa học đặc trưng của axit sunfủic đậm đặc.
- So sánh được tính chất hóa học của axit sunfuric loãng axit H2SO4 đặc.
- Hoàn thành được phản ứng khi cho các đơn chất và hợp chất phản ứng với axit H2SO4 đặc.
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 3. - GV hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm: TN5: Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 đặc , đun nóng, thêm cánh hoa hồng vào ống nghiệm và có nút bông tẩm dung dịch NaOH trên miệng ống nghiệm. TN6: Cho lá Fe vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 đặc trong trường hợp không đun nóng và đun nóng. - GV: Dẫn nhập về nguyên nhân oxi hóa mạnh của axit H2SO4 đậm đặc dựa vào mức oxy hóa của lưu huỳnh. Sau đó yêu cầu HS tham khảo SGK để thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 13. Phiếu học tập số 13 Hoàn thành các yêu cầu sau: 1. Giải thích và nêu tính chất hóa học đặc trưng của axit H2SO4 đặc 2. So sánh tính chất hóa học của H2SO4 loãng với H2SO4 đặc, giải thích và viết một số PTHH minh họa. 3. Hoàn thành phản ứng khí cho H2SO4 đặc phản ứng với các phi kim ( C,S,P) và các hợp chất có tính khử H2S, FeO, KBr, HI Fe3O4, … 4. Giải thích nguyên nhân tinh axit và tính oxi hóa của axit H2SO4 loãng và tinh oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc viết phương trình minh họa, ghi rõ mức oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất. 5. Viết 4 phản ứng trong đó H2SO4 đặc thể hiện tính axit, so sánh sản phẩm tạo thành khi thay H2SO4 đặc bằng H2SO4 loãng. - HĐ chung cả lớp: GV mời 5 nhóm báo cáo tương ứng với 5 yêu cầu trong PHT, các nhóm khác tham gia phản biện. GV chốt lại kiến thức. | b. Tính chất của axit sunfuric đặc: * Tinh oxi hóa mạnh: - phản ứng với kim loại: +6 0 +2 +4 2H2SO4đ,n + Cu 🡪 CuSO4 + SO2 + 2H2O +6 0 +3 +4 6H2SO4đ,n + 2Fe 🡪 Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Chú ý: Al,Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội. Tác dụng với kim loại ( trừ Au, Pt): M+H2SO4→M2(SO4)n + {SO2, S, H2S } + H2O ( n là hóa trị cao nhất của kim loại) - Tác dụng với phi kim có tính khử: 2H2SO4đ,n + C 🡪 CO2 + 2SO2 + 2H2O - Tác dụng với hợp chất có tính khử 4H2SO4đ,n + 2FeO 🡪 Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O *Kết luận: Axit H2SO4đặc có tính oxi hóa mạnh do S trong gốc SO42- của axit H2SO4 đặc có số oxi hóa cao nhất +6 nên có xu hướng giảm về các số oxi hóa thấp hơn khi tác dụng với chất có tính khử. ⮱Tinh axit: Khi tác dụng với các chất không có tính khử Vd: 3H2SO4 + Fe2O3 🡪 Fe2(SO4)3 + 3H2O + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Vấn đề 4: Tính háo nước của axit sunfuric đậm đặc
* Mục tiêu:
- Học sinh nắm được tác hại của viêc khi tiếp xúc với axit sunfric đậm đặc.
- Úng dụng của tính hóa nước của axit sunfric đậm đặc.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
+ HĐ nhóm: GV hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm : Nhỏ dung dịch axit H2SO4 đặc vào cốc đựng đường saccarozơ hoặc cho HS xem video thí nghiệm. + HĐ chung cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và phản biện cho nhau. GV chốt lại kiến thức + GV mời HS viết PTHH minh họa tính háo nước của axit H2SO4 đặc | - Tính háo nước: Một phần C tác dụng với axit H2SO4 đặc:
- Do C tác dụng với axit H2SO4đặc tạo khí làm cho khối than đen phồng tăng thể tích. Lưu ý : axit H2SO4 đặc dùng để khô khí ẩm trừ các khí có tính khử và tính bazơ (NH3, H2S,...) + Da thịt tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng, vì vậy khi sử dụng axit sunfuric đặc phải hết sức thận trọng. →KL: Axit H2SO4 đặc nóng ngoài tính axit mạnh còn có tính oxi hóa và tính háo nước. |
Vấn đề 5: Ứng dụng và sản xuất axit sunfuric
* Mục tiêu:
- Nêu được ứng dụng của axit H2SO4
- Hiểu được phương pháp điều chế axit H2SO4.
- Các giai đoạn điều chế axit H2SO4
- Viết được phản ứng điều chế axit sunfuric.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
+ Cho HS quan sát hình ảnh “ những ứng dụng của axit sunfuric”. Yêu cầu HS nêu những ứng dụng quan trọng? (trình chiếu) + GV mời học sinh trả lời câu hỏi: 1/ trong ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, axit sunfuric là chất được sản xuất với khối lượng lớn nhất. 2/ nêu những ứng dụng quan trọng của của axit H2SO4 . - GV cho HS xem hình ảnh “ các công đoạn sản xuất axit sunfuric”. Yêu cầu HS trả lời: + trong công nghiệp, người ta sản xuất axit sunfuric bằng phương pháp nào? + phương pháp này có bao nhiêu công đoạn chính? Là những công đoạn gì? + với công đoạn sản xuất SO2 người ta đi từ nguyên liệu ban đầu là gì? - GV: yêu cầu 2 HS lên bảng hoàn thành 2 phản ứng điều chế SO2 từ lưu huỳnh và quặng pirit? - GV dựa vào hình ảnh, diễn giải công đoạn thứ 3 gồm 2 giai đoạn: + giai đoạn 1: hấp thụ + giai đoạn 2: pha loãng oleum | *Ứng dụng Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu,chất giặt rử tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu, phẩm nhuộm, dược phẩm, chế biến dầu mỏ.... *Điều chế: Sản xuất axit sunfuric: bằng phương pháp tiếp xúc Gồm 3 công đoạn chính: - sản xuất SO2: - sản xuất SO3 : - hấp thụ SO3 bằng H2SO4 : gồm 2 giai đoạn: + giai đoạn 1: hấp thụ
oleum + giai đoạn 2: pha loãng oleum + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh |
Vấn đề 6: Muối sunfat
* Mục tiêu:
- Phân loại muối suafat.
- Tính tan của muối sunfát.
- Nhận biết được gốc sunfat.
- Viết phương trình phản ứng muối sunfat với những hợp chất khác.
- Nêu được ứng dụng cúa một số muối sunfat quan trọng
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
+ Cho học sinh quan sát các lọ muối sunfat và rút ra có mấy loại muối sunfat? Kể tên? Cho vd? + Cho học sinh nêu tính tan của muối sunfat theo sách giáo khoa. + HĐ nhóm: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm: Nhỏ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng và ống nghiệm chứa dung dịch muối Na2SO4. - Yêu cầu mỗi nhóm trình bày hiện tượng và nêu cách nhận biết ion sunfat. - GV: yêu cầu HS lên bảng hoàn thành phản ứng nhận biết. | MUỐI SUNFAT. NHẬN BIẾT ION SUNFAT 1.Muối sunfat a.Phân loại: có 2 loại muối sunfat: - Muối trung hòa (muối sunfat) chứa ion SO42- - Muối axit (muối hiđrosunfat) chứa ion hiđrosunfat HSO4- . b.Tính tan - Phần lớn muối sunfat đều tan trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4 không tan. 2.Nhận biết ion sunfat: dùng muối Ba2+
Trắng + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của axit sunfuric trong thực tiễn.
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 14 (phụ lục). + Vòng 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi điểm cho 2 nhóm ở vòng 1. Câu 1: Người ta dùng hóa chất nào để phân biệt ion sunfat? Câu 2: Những hợp chất nào phản ứng với axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc cho cùng sản phẩm? Câu 3: Vì sao da thịt tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng ? Câu 4: Giải thích nguyên nhân tính oxi hóa của axit H2SO4 đặc. Câu 5: Nêu 3 chất gồm đơn chất và hợp chất phản ứng được với axit H2SO4 đặc mà không phản ứng với axit H2SO4 loãng. + Vòng 2: Trên cơ sở 2 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 4. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải. - HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 2 HS) lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm. - GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề. | Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập sô 14 (phụ lục). + GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động. + GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. + GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học. + Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế
- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch). - GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những hiện tượng thực tế về oxi – ozon hiện nay. Tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao. - Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau: 1. Em hãy tìm hiểu thêm các ứng dụng của axit sunfủic và muối sunfat trong thực tế? 2. Axit sunfuric tinh khiết có được tìm thấy trên trái đất không? Ngoài ra axit sunfủic được tạo thành từ hiện tượng nào trong tự nhiên? 3. Axít sulfuric ở ngoài Trái Đất và được hình thành như thế nào?4. Cách sử lí các đám cháy gần nơi có axit sunfuric thông thường được dập bằng các loại bình bột hay các chất chất khô . Ở những chỗ bắt buộc phải dùng nước thì mục tiêu là phải đổ nước thật nhiều và thật nhanh. Những người chữa cháy phải mặc quần áo chống bắn tóe khi làm việc với axít sulfuric. - GV giao việc và hướng dẫn HS tìm hiểu qua tài liệu, mạng internet,…để giải quyết các công việc được giao (câu hỏi số 1,2 3,4). - Hướng dẫn bài mới: Tùy vào chuyên đề/bài học tiếp theo mà GV xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung hoạt động. | Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch). - GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo. - Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS. |
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HIDROSUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT
Mức độ nhận biết.
Câu 1: Hợp chất H2S có tính axit trong phản ứng nào?
A. H2S + NaOH. C. H2S + SO2. B. H2S + O2. D. H2S + Br2 + H2O.
Câu 2: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì?
A. Chuyển thành màu nâu đỏ. B. Bị vẩn đục, màu vàng.
C. Vẫn trong suốt không màu. D. Xuất hiện chất rắn màu đen.
Câu 3: Chất nào dưới đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit?
A. Cacbon đioxit. B. lưu huỳnh đioxit. C. Ozon. D. CFC.
Câu 4: Hợp chất nào sau đây vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử?
A. SO3. B. Fe2O3. C. CO2. D. SO2.
Câu 5: Phát biểu nào sai?
A. Ở điều kiện thường, SO3 là chất lỏng không màu. B. SO3 tan vô hạn trong nước.
C. SO3 không tan trong H2SO4. D. Hơi SO3 nặng hơn không khí.
Câu 6: Theo số oxi hóa của lưu huỳnh trong hợp chất H2S thì tính chất của H2S là
A. tính oxi hóa mạnh. B. tính khử mạnh. C. tính axit yếu. D. tính khử yếu.
Câu 7: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì?
A. Chuyển thành màu nâu đỏ. B. Bị vẩn đục, màu vàng.
C. Vẫn trong suốt không màu. D. Xuất hiện chất rắn màu đen.
Câu 8: Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl, khí tạo thành là
A. H2. B. Cl2. C. H2S. D. SO2.
Câu 9: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong hợp chất SO2 là
A. - 2. B. +4. C. +6. D. +2.
Câu 10: Phát biểu nào sai?
A. Ở điều kiện thường, SO3 là chất lỏng không màu. B. SO3 tan vô hạn trong nước.
C. SO3 không tan trong H2SO4. D. Hơi SO3 nặng hơn không khí.
Câu 11: Khí sunfurơ là chất có
A. tính khử mạnh. B. tính oxi hoá mạnh.
C. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. tính oxihóa yếu.
Câu 12: Trong các oxit sau oxit nào không có tính khử?
A. CO. B. SO2. C. SO3. D. FeO.
Câu 13: Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự tạo thành mưa axit?
A. Cacbon đioxit. B. Lưu huỳnh đioxit. C. Ozon. D. Lưu huỳnh trioxit.
Mức độ thông hiểu.
Câu 14: Khi đốt cháy khí hidrosunfua trong điều kiện dư oxi thì sản phẩm thu được gồm các chất nào?
A. H2O và SO2. B. H2O và SO3. C. H2O và S. D. H2S và SO2.
Câu 15: Cho phương trình hóa học của pư: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. Vai trò các chất tham gia pư này là
A. SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử. B. SO2 là chất khử, H2S là chất oxi hóa.
C. SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. D. H2S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
Câu 16: Chất nào sau đây không oxi hóa được SO2?
A. H2S. B. Dung dịch KMnO4. C. Nước brom. D. Dung dịch K2Cr2O7.
Câu 17: Cho PTHH: SO2 + KMnO4 +H2O🡪K2SO4 + MnSO4 +H2SO4 Sau khi cân bằng hệ số của chất oxi hoá và chất khử là
A. 5 và 2. B. 2 và 5. C. 2 và 2. D. 5 và 5.
Câu 18: Cho khí SO2 vào các dd: KMnO4, Ba(OH)2, Br2, H2SO4. Số dung dịch mà trong đó chất tan phản ứng được với SO2?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 19: Khi lưu huỳnh trioxit tan trong dung dịch H2SO4 tạo sản phẩm có công thức nào sau đây?
A. H2SO4 đặc. B. H2O và SO2. C. H2SO4. nSO2. D. H2SO4. nSO3.
Câu 20: Trong hợp chất H2S, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa - 2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. H2S chỉ có tính oxi hóa. B. H2S chỉ có tính khử.
C. H2S vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. H2S không có tính khử hay tính oxi hóa.
Câu 21: Cặp chất khí nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp?
A. H2S và HCl. B. H2S và Br2. C. O2 và Cl2. D. Cl2 và Br2.
Câu 22: Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong oxi cho ngọn lửa có màu
A. vàng nhạt. B. vàng đậm. C. xanh đậm. D. xanh nhạt.
Câu 23: Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây là sai
A. H2S + O2→ SO2 + H2O. B. H2S + Cl2 + H2 O → H2SO4 + HCl.
C. H2S + NaCl → Na2S + HCl. D. H2S + KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + S + H2O.
Câu 24: Cho phương trình hóa học của pư: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. Vai trò các chất tham gia pư này là
A. SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử. B. SO2 là chất khử, H2S là chất oxi hóa.
C. SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. D. H2S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
Câu 25: Chất nào sau đây không oxi hóa được SO2?
A. H2S. B. Dung dịch KMnO4. C. Nước brom. D. Dung dịch K2Cr2O7.
Câu 26: Cho khí SO2 vào các dd: KMnO4, Ba(OH)2, Br2, H2SO4. Số dung dịch mà trong đó chất tan phản ứng được với SO2?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4
Mức độ vận dụng.
Câu 27: Có thể thu được khí H2S khi cho chất nào sau đây tác dụng với axit HCl: Na2S, FeS, CuS, ZnS, CdS?
A. Na2S, FeS, CuS. B. FeS, CuS, ZnS. C. Na2S, FeS, ZnS. D. FeS, CuS, CdS.
Câu 28: Dẫn khí H2S đi vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 nhận thấy màu tím của dung dịch bị nhạt dần và có kết tủa vàng xuất hiện. Phản ứng nào sau đây thể hiện kết quả của pư trên?
A. 2KMnO4 + 5H2S + 3 H2SO4 2MnSO4 + 5S + K2SO4 + 8H2O.
B. 6KMnO4 + 5H2S + 3 H2SO4 6MnSO4 + 5SO2 + 3K2SO4 + 8H2O.
C. 2KMnO4 + 3H2S + H2SO4 2MnO2 + 2KOH + 3S + K2SO4 + 3H2O.
D. 6KMnO4 + 5H2S + 3 H2SO4 2MnSO4 + 5SO2 + 6KOH + 3H2O.
Câu 29: Sục từ từ 2,24 lit SO2 (đkc) vào 100 ml dung dịch NaOH 3M. Các chất có trong dung dịch sau phản ứng?
A. Na2SO3, NaOH, H2O. B. NaHSO3,H2O. C. Na2SO3, H2O. D. Na2SO3, NaHSO3, H2O.
Câu 30: Hấp thụ hoàn toàn 6,4 gam SO2 vào dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 11,5 gam muối. Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A. 150ml. B. 250 ml. C. 200ml. D. 275 ml.
Câu 31: Cho PTHH: SO2 + KMnO4 +H2O🡪K2SO4 + MnSO4 +H2SO4 Sau khi cân bằng hệ số của chất oxi hoá và chất khử là
A. 5 và 2. B. 2 và 5. C. 2 và 2. D. 5 và 5.
Câu 32: Cho 8,8 gam FeS vào dung dịch chứa 8,8 gam HCl cho đến khi phản ứng hoàn toàn, số gam khí hidrosunfua thu được là
A. 1,6. B. 2,5. C. 3,4. D. 4,3.
Câu 33: Cho V lit SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Br2 dư. Thêm tiếp vào dung dịch sau phản ứng BaCl2 dư thu được 2,33 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,112. B. 1,12. C. 0,224. D. 2,24.
Câu 34: Hấp thụ hoàn toàn 6,4 gam SO2 vào dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 11,5 gam muối. Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A. 150ml. B. 250 ml. C. 200ml. D. 275 ml.
Câu 35: Cho các phản ứng sau: a. FeS2 + O2 →X + Y b. X + H2S →Z + H2O c. Z + T →FeS d. FeS + HCl → M + H2S e. M + NaOH - > Fe(OH)2 + N. Các chất được ký hiệu bằng chữ cái X, Y, Z, T, M, N có thể là
| X | Y | Z | T | M | N |
A | SO2 | Fe2O3 | S | Fe | FeCl2 | NaCl |
B | SO3 | Fe2O3 | SO2 | Fe | FeCl3 | NaCl |
C | H2S | Fe2O3 | SO2 | FeO | FeCl2 | NaCl |
D | SO2 | Fe3O4 | S | Fe | FeCl3 | NaCl |
Mức độ vận dụng cao.
Câu 36: Hấp thụ 3,36 lít SO2 (đktc) vào 0,5 lít hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là
A. 9,5gam. B. 13,5 gam. C. 12,6 gam. D. 18,3 gam.
Câu 37: Hoà tan V lít SO2 trong H2O. Cho nước brôm vào dung dịch cho đến khi xuất hiện màu nước brom, sau đó cho thêm dung dịch BaCl2 cho đến dư lọc và làm khô kết tủa thì thu được 1,165gam chất rắn. V có giá trị là
A. 0,112. B. 0,224. C. 0,336. D. 0,448.
Câu 38: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S thì bị hoá đen.
Phát biểu nào sau đây về tính chất của các chất phản ứng là đúng:
A. Ag là chất oxi hoá, H2S là chất khử. B. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hoá.
C. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hoá. D. H2S là chất oxi hoá, Ag là chất khử.
Câu 39: Nung 11,2 gam Fe và 26 gam Zn với một lượng S dư. Sản phẩm của phản ứng cho tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch CuSO4 10% (d = 1,2 gam/ml). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích tối thiểu của dung dịch CuSO4 cần để hấp thụ hết khí sinh ra là
A. 700 ml. B. 800 ml. C. 600 ml. D. 500 ml.
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dd chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dd Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dd NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,2. B. 12,6. C. 18,0. D. 24,0.
AXIT SUNFRIC – MUỐI SUNFAT
Mức độ nhận biết.
Câu 41: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4. B. CH4 và NH3. C. SO2 và NO2. D. CO và CO2.
Câu 42: Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là
A. Rót nhanh axit vào nước và khuấy đều. B. Rót nhanh nước vào axit và khuấy đều.
C. Rót từ từ nước vào axit và khuấy đều. D. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều.
Câu 43: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
Câu 44: Trong các chất sau: H2SO4 đặc, P2O5, CaO chất thường được dùng để làm khô khí H2S là
A. H2SO4đặc. B. P2O5. C. CaO. D. P2O5 hoặc CaO.
Câu 45: Kim loại bị thụ động với axit H2SO4 đặc nguội là
A. Cu; Al; Mg. B. Al; Fe; Cr. C. Cu; Fe; Cr. D. Zn; Cr; Ag.
Câu 46: Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có tính oxi hoá:
A. O3, H2SO4 đậm đặc, F2. B. O2, Cl2, H2S. C. H2SO4, Br2, HCl. D. O3, H3PO4, F2.
Câu 47: Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.
A. Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2. B. CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl.
C. Mg, ZnO, Ba(OH)2,CaCO3. D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4.
Câu 48: Khí sau đây có thể được làm khô bằng H2SO4 đặc
A. HBr. B. NH3. C. HI. D. CO2.
Mức độ thông hiểu.
Câu 49: Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí A; nếu dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được khí. B. Dẫn khí B vào khí A thu được rắn. C. Các chất A, B, C lần lượt là
A. H2, H2S, S. B. H2S, SO2, S. C. H2, SO2, S. D. O2, SO2, SO3.
Câu 50: Tính chất đặc biệt của dung dịch H2SO4 đặc, nóng là tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây mà dung dịch H2SO4 loãng không tác dụng được?
A. BaCl2, NaOH, Zn. B. NH3, MgO, Ba(OH)2.
C. Fe, Al, Ni. D. Cu, S, C12H22O11 (đường saccarozơ).
Câu 51: Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng cho đến khi Fe không còn tan được nữa. Sản phẩm thu được trong dung dịch sau phản ứng là
A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO4 và Fe. D. FeSO4 và Fe2(SO4)3.
Câu 52: Cho lần lượt các chất sau: FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là. A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
Câu 53: Cho các chất: Cu, CuO, BaSO4, Mg, KOH, C, Na2CO3. Số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 54: Cho lưu huỳnh lần lượt phản ứng với mỗi chất sau (trong điều kiện thích hợp): H2, O2, H2SO4 đặc nóng, Al, Fe, F2. Có bao nhiêu phản ứng chứng minh được tính khử của lưu huỳnh?
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 55: Cho các câu sau: (1) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3. (2) Phân tử SO2 có cấu tạo thẳng. (3) SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. (4) Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit. (5) Khí SO2 có màu vàng lục và rất độc. Các câu đúng là
A. (2), (5). B. (1), (2), (3), (5). C. (1), (3), (4), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 56: Câu nào diễn tả không đúng về tính chất hoá học của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
B. Hiđôsunfua vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
C. Lưu huỳnh đi oxít vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
D. Axít sunfuric vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
Câu 57: Cho từng chất C, Fe, BaCl2,, Fe3O4, FeCO3, FeS, H2S, HI, AgNO3, HCl, Na2SO3, FeSO4 lần lượt tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:.
A. 7. B. 6. C. 9. D. 8.
Câu 58: Cho các chất tham gia phản ứng: (1) S + F2 ⎯→ (2)SO2 + H2S ⎯→ (3) SO2 + O2 ⎯→ (4) S + H2SO4 (đặc, nóng) ⎯→ (5) H2S + Cl2 (dư) + H2O ⎯→ (6), SO2 + + Br2 + H2O ⎯→ Số phản ứng tạo ra sản phẩm mà lưu huỳnh có số oxi hoá +6 là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Mức độ vận dụng.
Câu 59: Cho 5,4g kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc. Tìm kim loại R?.
A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Cu.
Câu 60: Cho 11,2 g sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì số mol e nhường của Fe cho axit là
A. 0,6. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,8.
Câu 61: Hòa tan 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,24 lít khí X ( sản phẩm khử duy nhất đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định X?.
A. SO2. B. H2. C. H2S. D. SO3.
Câu 62: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là.
A. 15,6g và 5,3g. B. 18g và 6,3g. C. 15,6g và 6,3g. D. 18g và 7,1 g.
Câu 63: Hoà tan 3,38g oleum X vào nước người ta phải dùng 800ml dung dịch KOH 0,1 M để trung hoà dung dịch X. Công thức phân tử Oleum X là công thức nào sau đây:
A. H2SO4.3SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.4SO3. D. H2SO4.nSO3.
Câu 64: Cho 2,52g một kim loại tác dụng với dụng dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là
A. Mg. B. Fe. C. Cr. D. Mn.
Câu 65: Cho 6,4g Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc dư. Thể tích khí thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 1,12 lít. D. 2,24 lít.
Câu 66: Cho 20,95 gam hỗn hợp Zn và Fe tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X và 7,84 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
A. 45,55 gam. B. 54,55 gam. C. 27,275 gam. D. 55,54 gam.
Câu 67: Xét phản ứng: a FeS2 + b H2SO4(đ, nóng) → c Fe2(SO4)3 + d SO2 + e H2O. Trong đó a, b, c, d, e là các hệ số (nguyên, tối giản) trong phương trình hoá học đã cân bằng. Hệ số d là
A. 11. B. 4. C. 15. D. 7.
Câu 68: Cho phản ứng sau: Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 tạo muối lần lượt là
A. 3, 6. B. 6, 6. C. 6, 3. D. 3, 3.
Câu 69: Cho sắt phản ứng vừa hết với H2SO4 thu được khí A và 8,28 gam muối. Tính số gam Fe đã phản ứng, biết rằng số mol Fe bằng 37,5 % số mol H2SO4 đã phản ứng là
A. 5,52 g. B. 2,52 g. C. 1,92 g. D. 19,2 g.
Câu 70: Chia 2,29 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Zn, Mg, Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng giải phóng 1,456 lít H2(đktc), phần 2 oxi hoá hoàn toàn thu được tối đa m gam hỗn hợp 3 oxit. Giá trị của m là
A. 2,75. B. 2,85. C. 2,185. D. 2,15.
Câu 71: Hoà tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng 20% (vừa đủ). Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam. Nồng độ % của MgSO4 có trong dung dịch sau phản ứng là
A. 19,76%. B. 11,36%. C. 15,74%. D. 9,84%.
Câu 72: Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2SO4 (đặc, nóng) ⎯⎯→ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là.
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 73: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B được 55,2 gam muối khan. Nếu cho dung dịch B tác dụng với Cl2 vừa đủ thì được 58,75 gam muối. Giá trị của m là
A. 39,2 gam. B. 46,4 gam. C. 23,2 gam. D. 15,2 gam.
Câu 74: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hoá trị (I) và muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 31 gam. B. 15 gam. C. 26 gam. D. 30 gam.
Mức độ vận dụng cao.
Câu 75: Hòa tan hết 36,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), sau phản ứng thu được 25,76 lit H2 (đktc). Mặt khác nếu cho hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 27,44 lít SO2 là sản phẩm khử duy nhát (đktc). Phần trăm theo khối lượng của Fe có trong hỗn hợp X là
A. 17,04 %. B. 24,06 %. C. 23,14 %. D. 36,24 %.
Câu 76: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS vào H2SO4 đặc, nóng dư thu được khí G. Hấp thụ G bằng một lượng vừa đủ dd KMnO4 0,005M thu được V lít dd Y không màu. Giá trị của V là
A. 2,85 lít. B. 5,7 lít. C. 2,28 lít. D. 5,8 lít.
Câu 77: Đem nung hỗn hợp G, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp H, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng ddH2SO4 đậm đặc thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x là
A. 0,6 mol. B. 0,4 mol. C. 0,5 mol. D. 0,7 mol.
Câu 78: Cho 6,76 gam Oleum H2SO4.nSO3 vào nước thành 200ml dung dịch. Lấy 10 ml dung dịch này trung hoà vừa đủ với 16 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Giá trị của n là.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 79: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 0,1 gam H2. Hoà tan hết 3,04 gam hỗn hợp X bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được đktc là
A. 0,224 lít. B. 0,336 lít. C. 0,448 lít. D. 0,896 lít.
Câu 80: Đốt cháy hoàn toàn 18 gam FeS2 và cho toàn bộ lượng SO2 vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,125M. Khối lượng muối tạo thành là.
A. 57,40 gam. B. 56,35 gam. C. 59,17 gam. D. 58,35 gam.
Câu 81: Hoà tan hoàn toàn 15,9 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Mg và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 10,08 lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 59,1 gam. B. 71,7 gam. C. 17,7 gam. D. 53,1 gam.
Câu 82: Đốt cháy 2,24 gam bột sắt trong oxi thu được 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 448 ml. B. 224 ml. C. 336 ml. D. 112 ml.
Câu 83: Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch H2SO4 1M. Tính thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng.
A. 0,5 lít. B. 0,7 lít. C. 0,12 lít. D. 1 lít.
Câu 84: Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hoá hoàn toàn 28,6 gam A bằng oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp oxit B. Hoà tan hết B trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được hỗn hợp muối khan là
A. 124,6 gam. B. 49,8 gam. C. 74,7 gam. D. 100,8 gam.
Câu 85: Trộn 60 gam bột Fe với 30 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng dung dịch axit HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V có giá trị là
A. 11,2 lít. B. 21 lít. C. 33 lít. D. 49 lít.
VI. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - Hoàn thành chuỗi phản ứng: S- 2 S0 S+4 S+6 - Dựa vào số oxi hóa dự đoán tính chất của H2S, SO2 |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Cho biết trong tự nhiên H2S tồn tại ở đâu?
2. Vì sao trong tự nhiên có nhiều nguồn phóng thải ra khí H2S nhưng lại không có sự tích tụ khí đó trong không khí?
3. Cần làm gì góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do H2S?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Hoàn thành các PTHH điều chế SO2. Xác định phản ứng điều chế trong phòng thí nghiệm? Để SO2 không bị thoát ra ngoài ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào?
1) Na2SO3 + H2SO4 →
2) S+ O2 →
3) FeS2 + O2 →
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
Hoàn thành các PTHH? Xác định số oxi hóa các nguyên tố? Kết luận SO2 có tính chất gì?.
1) SO2 + H2S
2) SO2 + Mg
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Nhìn vào CTPT của hidrosunfua hãy cho biết trong H2S chứa loại liên kết nào?Mô tả sự hình thành liên kết đó?
2. Dựa vào CTCT của H2S và số oxi hóa của S trong H2S em hãy nêu dự đoán của mình về tính chất hóa học của H2S?
3. Xác định tỉ lệ số mol giữa NaOH với H2S trong 2 pư sau:
NaOH + H2S NaHS + H2O
2NaOH + H2S Na2S + H2O
4. Quan sát 2 thí nghiệm (do GV chiếu) và cho biết hiện tượng, viết PTHH, vai trò của H2S trong từng pư?
- TN1: Cho H2S tác dụng với dd CuSO4.
- TN2: Đốt cháy khí H2S trong oxi KK.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
CTPT: . . . . . . . . . . . . . .
M: . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tên: . . . . . . . . . . . . . . . .
Từ thành phần nguyên tố và số oxi hóa của lưu huỳnh dự đoán tính chất của lưu huỳnh đioxit
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tính chất vật lí: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Hoàn thành các PTHH. Cách xác định muối tạo thành khi cho SO2 tác dụng với dung dịch NaOH? Kết luận SO2 có tính chất gì?
1) SO2 + H2O→
2) SO2 + NaOH→
3) SO2 + 2 NaOH →
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
Hoàn thành các PTHH. Nêu hiện tượng phản ứng ? Xác định số oxi hóa các nguyên tố ? Kết luận SO2 có tính chất gì?.
1) SO2 + Br2 + H2O →
2) SO2 + KMnO4 + H2O →
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9
- Dựa vào cấu tạo và số oxi hóa của SO3 cho biết SO3 có tính chất hóa học gì ? Viết 3 pthh minh họa tính chất hóa học của SO3?
- Nêu ứng dụng và viết phương trình phản ứng điều chế SO3?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 10 1. Câu hỏi mức độ nhận biết. Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là của khí hiđrosunfua? A. Khí hiđrosunfua có mùi trứng thối, rất độc. B. Khí hiđrosunfua tan rất ít trong nước. C. Khí hiđrosunfua hơi nặng hơn không khí. D. Khí hiđrosunfua khi tan trong nước tạo ra dd axit mạnh làm quỳ tím hóa đỏ. Câu 2: S có số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 16. Công thức hợp chất khí với H là A. HS. B. H6S. C. H2S. D. H4S. Câu 3: Phát biểu nào đúng? A. Khí hidrosunfua khi tan trong nước tạo dung dịch có tính axit mạnh. B. Khí hidrosunfua khi tan trong nước tạo dung dịch có tính axit yếu (yếu hơn axit cacbonic). C. Hidrosunfua vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. D. Dung dịch axit sunfuhidric có khả năng tác dụng với Ag giải phóng H2. Câu 4: Hiđro sunfua có tính chất hóa học đặc trưng là A. tính oxi hóa. B. không có tính oxi hóa, không có tính khử. C. tính khử. D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Câu 5: Cho phản ứng: H2S + 4Cl2 + 4H2O H2 SO4 + 8HCl. Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng? A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá. C. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử. D. Cl2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử. Câu 6: H2S phản ứng được với những chất trong dãy nào sau đây? A. KOH, O2, Cu(NO3)2. B. ddKMnO4, O2, S. C. NaOH, Fe, Ag. D. ddBr2, KOH, Cu. Câu 7: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thường dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm? A. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2. B. S + O2 → SO2. C. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O. D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O. Câu 8: Phản ứng nào thể hiện tính khử của SO2? A. SO2 + H2O → H2SO3. B. SO2 + 2Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. C. SO2 + NaOH → NaHSO3. D. SO2 + CaO → CaSO3. Câu 9: Phản ứng nào thể hiện tính oxi hoá của SO2? A. SO2 + H2O → H2SO3. B. SO2 + 2Cl2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl. C. SO2 + Ba(OH)2→ BaSO3 + H2O. D. SO2 + H2S → 3S + 2H2O. Câu 10: Ứng dụng nào sau đây không phải của SO2? A. Sản xuất nước uống có gas. B. Tẩy trắng giấy. C. Chống nấm mốc cho lương thực. D. Sản xuất H2SO4. 2. Câu hỏi mức độ thông hiểu. Câu 11: Phản ứng nào không xảy ra? A. SO2 + dung dịch NaOH. B. SO2 + dung dịch nước clo. C. SO2 + dung dịch H2S. D. SO2 + dung dịch NaCl. Câu 12: Nhận xét nào sai? A. SO2 làm đỏ quỳ ẩm. B. SO2 làm mất màu nước brom. C. SO2 là chất khí, màu vàng. D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng. 3. Câu hỏi mức độ vận dụng. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là A. 6g. B. 1,2g. C. 12g. D. 60g. Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành là A. 27,6 g. B. 6,3g. C. 15,6g. D. 21,9 g. Câu 15: Sục 4,48 lit khí H2S(đktc) vào 300 ml dung dịch KOH 1M. Khối lượng muối thu đựơc là A. 7.2 g. B. 18,2 g. C. 11,0 g. D. 14,2 g. Câu 16: Cho hỗn hợp Fe và FeS hòa tan vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít hôn hợp khí (đktc). Dẫn hỗn hợp này qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 47,8 gam kết tủa đen. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe và FeS trong hỗn hợp ban đầu là A. 25,20 và 74,80. B. 74,80 và 25,20. C. 24,14 và 75,86. D. 75,86 và 24,14. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 11
Với những dụng cụ và hóa chất đã có sẵn, hãy làm các TN sau:
TN1:Nhỏ từ từ 1ml axit H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa 3ml nước cất.
TN2:Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng vào giấy quỳ tím.
TN3:Cho viên Zn vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch H2SO4 loãng
TN4:Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng , đun nóng.
TN5:Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 đặc , đun nóng, thêm cánh hoa hồng vào ống nghiệm và có nút bông tẩm dung dịch NaOH trên miệng ống nghiệm.
TN6: Rót 3ml dung dịch H2SO4 đặc vào cốc đựng đường saccarozơ
TN7: Nhỏ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng và ống nghiệm chứa muối Na2SO4
Quan sát hiện tượng xảy ra, viết các PTHH, xác định vai trò của axit trong từng phản ứng. Từ đó nêu tính chất hóa học của axit loãng và đặc, giải thích tại sao axit lại có tính chất hoá học đó.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 12
1/ Nêu tính chất vật lí của axit sunfuric.
- Trạng thái: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Màu sắc: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Tính tan: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2/ Trình bày cách pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc.
3/ Giải thích hiện tượng thí nghiệm pha loãng axit sunfuric đặc.
4/ Nêu tác hại của việc khi pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc không đúng cách và khi tiếp xúc da với axit sunfuric đặc.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 13
Hoàn thành các yêu cầu sau:
1/ Giải thích và nêu tính chất hóa học đặc trưng của axit H2SO4 đặc
2/ So sánh tính chất hóa học của H2SO4 loãng với H2SO4 đặc, giải thích và viết một số PTHH minh họa.
3/ Hoàn thành phản ứng khí cho H2SO4 đặc phản ứng với các phi kim ( C,S,P) và các hợp chất có tính khử H2S, FeO, KBr, HI Fe3O4, …
4/ Giải thích nguyên nhân tinh axit và tính oxi hóa của axit H2SO4 loãng và tinh oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc viết phương trình minh họa, ghi rõ mức oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất.
5/ Viết 4 phản ứng trong đó H2SO4 đặc thể hiện tính axit, so sánh sản phẩm tạo thành khi thay H2SO4 đặc bằng H2SO4 loãng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 14 Câu 1: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng? A. Al. B. Mg. C. Na. D. Cu. Câu 2: Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng? A. Al, Mg, Cu. B. Fe, Mg, Ag. C. Al, Fe, Mg. D. Ag, Au, Cu. Câu 3: Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội? A. Al, Fe, Au, Mg. B. Zn, Pt, Au, Mg. C. Al, Fe, Zn, Mg. D. Al, Fe, Au, Cr. Câu 4: Cho phương trình hóa học: aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + e H2O Tỉ lệ a:b là. A. 1:1. B. 2:3. C. 1:3. D. 1:2. Câu 5: Phương trình hóa học nào sau đây sai? A. Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 +SO2 + 2H2O. B. Fe + S → FeS. C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2. D. 2Fe + 3H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2. Câu 6: Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau: a.H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O b.H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O c.4H2SO4 +2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O d.6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?. A. (a). B. (c). C. (b). D. (d). Câu 7: Cho các chất: KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất đã cho, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là. A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đăc, nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là. A. Fe, Fe2O3. B. Fe, FeO. C. Fe3O4, Fe2O3. D. FeO, Fe3O4. Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là A. 50,91%. B. 76,36%. C. 25,45%. D. 12,73%. Câu 10: Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 thu được (đktc) là A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít. Câu 11: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng (dư),thu được 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nguội), thu được 6,72 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là A. 23,0. B. 21,0. C. 24,6. D. 30,2. Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng 1lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là. A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25. Câu 13: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là. A. 97,80 gam. B. 101,48 gam. C. 88,20 gam. D. 101,68 gam. Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng cô cạn dung dịch hỗn hợp muối sunfat khan thu được có khối lượng là. A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam |
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 57: Bài thực hành số 4: TÍNH CHẤT CỦA OXI – LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực quan sát và kỹ thuật thực hành thí nghiệm, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm.
2. Kiến thức cụ thể
Học sinh biết được mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện thí nghiệm về:
- Tính oxi hóa của oxi.
- Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh.
- Tính khử của lưu huỳnh.
- Tính oxi hóa của lưu huỳnh.
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Phẩm chất
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác và kỹ năng tiến hành thí nghiệm.
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy tất cả các khả năng tư duy của học sinh
4. Năng lực :
+ Năng lực quan sát và kỹ thuật thực hành thí nghiệm . + Năng lực hoạt động nhóm của HS
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu,…), SGK; các thí nghiệm.
3. Giáo viên (GV)
- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn thủy tinh, giá để ống nghiệm, đũa thủy tinh, ống nhỏ giọt, nút cao su có lỗ, muỗng đốt hóa chất.
- Hóa chất: đoạn dây thép, bột lưu huỳnh, bình oxi điều chế sẵn, than gỗ (mẫu nhỏ), bột sắt.
4. Học sinh (HS): xem lại phản ứng oxi hóa – khử, lí thuyết phần oxi, lưu huỳnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Thí nghiệm thực hành là hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thành kiến thức nhằm minh họa, ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hóa học nên việc ý thức chấp hành nội quy phòng thực hành là vô cùng cần thiết . Mặt khác kết quả thực hành hóa học phụ thuộc chủ yếu vào sự chuẩn bị của giáo viên. Hoạt động này nhằm kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và những yêu cầu đặt ra cho HS khi thực hành.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : HS nghiên cứu trước SGK để biết các công việc cần làm Phương thức hoạt động : - Kiểm tra sĩ số, phân nhóm thực hành - GV nhắc nhở về nội quy phòng thí nghiệm, nêu mục tiêu của bài thực hành thí nghiệm. - HS nghiên cứu trước trong SGK trả lời các bước tiến trình thí nghiệm. - GV lưu ý một số vấn đề trước khi tiến hành thực hành. | Dự kiến sản phẩm của HS: Học sinh nêu được nội dung tiết thực hành, các thao tác cần chú ý ( lắp ráp dụng cụ, sử dụng dung cụ, hóa chất ..) * Đánh giá kết quả hoạt động GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trả lời, bố trí HS trong nhóm khi thực hành, vở ghi chép |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của oxi.
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về tính oxi hóa của oxi.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập , củng cố kiến thức Phương thức tiến hành :Thực hiện như hướng dẫn trong SGK - Đốt nóng một đoạn dây thép xoắn(có gắn mẫu than ở đầu để làm mồi) trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng khí O2. Quan sát hiện tượng. * Dự kiến khó khăn của HS : Cần làm sạch và uốn sợi dây thép thành hình xoắn lò xo để tăng diện tiếp xúc, phản ứng xảy ra nhanh hơn. Mẫu than gỗ có tác dụng làm mồi vì khi cháy than, tạo ra nhiệt lượng đủ lớn để phản ứng giữa Fe và O2 xảy ra(có thể thay mẫu than bằng đoạn que diêm). Để an toàn cần cho vào dưới đáy bình thủy tinh một ít cát sạch để tránh vỡ lọ thủy tinh. | Dự kiến sản phẩm của HS : Học sinh quan sát được hiện tượng: mẫu than cháy hồng khi đưa vào lọ chứa Oxi, dây thép cháy trong Oxi sáng chói, nhiều hạt nhỏ sáng bắn tóe như pháo hoa. Học sinh viết được phản ứng của O2 với Fe 3Fe + 2O2 → Fe3O4 (Màu đen) Học sinh xác định số 0xi hóa của oxi trong phản ứng để chứng minh tính oxi hóa của oxi. Fe3O4 = FeO. Fe2O3 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra , đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành, ghi chép vào vở . |
Thí nghiệm 2: Sự biến đổi trạng thái của S
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về sự biến đổi trang thái của lưu huỳnh khi nhiệt độ thay đổi.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập, củng cố kiến thức Phương thức tiến hành :Thực hiện như hướng dẫn SGK Đun nóng Lưu huỳnh khoảng bằng 2 hạt ngô liên tục trong ống nghiệm (hoặc cốc sứ) trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng. Lưu ý : Cần hướng ống nghiệm về phía không có người và tránh hít phải hơi Lưu huỳnh độc. | Dự kiến sản phẩm của HS Lưu huỳnh rắn màu vàng → chất lỏng màu vàng linh động → quánh nhớt màu nâu đỏ → Lưu huỳnh màu da cam.. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra , đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành, ghi chép vào vở . |
Thí nghiệm 3: Tính khử của S
*Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về tính khử của lưu huỳnh.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập , củng cố kiến thức Phương thức tiến hành :Thực hiện như hướng dẫn trong SGK Cho một lượng Lưu huỳnh bằng hạt ngô vào muỗng lấy hóa chất hoặc dùng đũa thủy tinh hơ nóng, nhúng đầu đũa vào bột Lưu huỳnh. Đốt cháy Lưu hùynh trên ngọn lửa đèn cồn. Mở nắp lọ thủy tinh đựng đầy khó O2 , cho nhanh chóng(hoặc đũa thủy tinh) có Lưu huỳnh đang cháy vào lọ. Quan sát hiện tượng. Lưu ý Khí SO2 mùi hắc khó thở là khí độc nên phải cẩn thận khi làm thí nghiệm , nên sau khi đốt xong cần đậy nắp lọ ngay, tránh hít phải khí này | Dự kiến sản phẩm của HS : Lưu hùynh cháy trong lọ chứa O2 mãnh liệt hơn nhiều khi cháy trong không khí : Phản ứng : S + O2 SO2 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra , đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành, ghi chép vào vở. |
Thí nghiệm 4: Tính oxi hóa của S
*Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về tính oxi hóa của lưu huỳnh.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập , củng cố kiến thức Phương thức tiến hành :Thực hiện như hướng dẫn SGK - Cho vào ống nghiệm khô một lượng hỗn hợp Fe và S khỏang bằng 2 hạt ngô. Kẹp chắt ống nghiệm trên giá thí nghiệm. Đun nóng ống nghiệm bằng đèn cồn. Quan sát hiện tượng Lưu ý: Bột Fe phải bảo quản trong lọ kín(tốt nhất là bột sắt mới điều chế), khô. Hỗn hợp bột Fe và S được tạo theo tỷ lệ 7:4 về khối lượng và phải dùng ống nghiệm thủy tinh trung tính, khô. | Dự kiến sản phẩm của HS : Phản ứng xảy ra mãnh liệt , tỏa nhiệt nhiệt, làm đỏ rực hỗn hợp. Phản ứng giữa Fe và S Fe + S FeS Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra , đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành , ghi chép vào vở . |
Viết tường trình
*Mục tiêu: Học sinh trình bày được các bước tiến hành thí nghiệm
- HS mô tả được hiện tượng, kết quả quan sát
- HS giải thích được nguyên nhân .
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : HS báo cáo kết quả, mục đích buổi thực hành qua bản tường trình Phương thức tổ chức hoạt động. - Các nhóm vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ thí nghiệm, khu vực thực hành - HS viết bản tường trình để báo cáo kết quả thực hành . | Sản phẩm dự kiến của HS : các bản tường trình đầy đủ các mục theo yêu cầu Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua viết bản tường trình |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- HS vận dụng những vấn đề rút ra từ thí nghiệm thực hành để giải quyết các bài tập liên quan.
- Giáo dục và rèn luyện học sinh mối quan hệ lý thuyết và thực tiễn .
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động: Thông qua các bài tập liên quan đến nội dung thực hành để ôn tập củng cố kiến thức. Phương thức hoạt động : - GV cho HS giải thêm một số bài tập - HS thảo luận nhóm và ghi vào vở học BÀI TẬP LUYỆN TẬP Câu 1: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh. Câu 2: Lưu huỳnh sôi ở 4500C, ở nhiệt độ nào lưu huỳnh tồn tại dưới dạng phân tử đơn nguyên tử? A. ≥ 4500C B. ≥ 14000C. C. ≥ 17000C D. ở nhiệt độ phòng | Sản phẩm dự kiến của HS: Các nhóm báo cáo kết quả và ghi vào vở Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động: .GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua kết quả báo cáo. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Thông qua các câu hỏi bài tập về nhà nhằm mục đích:
- Giúp cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập nâng cao và mở rộng kiến thức cho học sinh.
- Khuyến khích, động viên học sinh tham gia để chia sẻ kết quả học tập qua đó học sinh khá, giỏi có điều kiện giúp đỡ học sinh yếu kém.
* Lồng ghép GDMT: Có ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Phương thức tổ chức hoạt động Giao bài tập cho cá nhân hoặc nhóm thực hiện các bài tập câu hỏi về nhà. Học sinh đọc sách giáo khoa, liên hệ thực tế cuộc sống, tìm kiếm tư liệu trên mạng internet để trả lời các bài tập câu hỏi được giao. Giáo viên có thể mời học sinh lên trình bày kết quả trong các tiết học tiếp theo. Học sinh góp ý bổ sung, giáo viên hoàn thiện câu trả lời. + Kĩ thuật hoạt động: Sử dụng câu hỏi gắn liền với cuộc sống. - Hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.. | - Sản phẩm : Phần trả lời các bài tập, các tư liệu tìm kiếm trên Internet . - Kiểm tra, đánh giá: HS báo cáo vào đầu giờ buổi học sau. |
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ
Câu 1: Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Điện phân nước.
C. Điện phân dung dịch NaOH. D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2.
Câu 2: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hoá học của lưu huỳnh ?
A. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá.
B. Lưu huỳnh chỉ có tính khử.
C. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
D. Lưu huỳnh không có tính oxi hoá. Và không có tính khử.
Câu 3: Chỉ ra câu trả lời không đúng về khả năng phản ứng của S:
A. S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
B. Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.
C. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.
D. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá.
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 58: Bài thực hành số 5:
TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực quan sát và kỹ thuật thực hành thí nghiệm, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm.
2. Kiến thức cụ thể
Học sinh biết được mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện thí nghiệm về:
- Tính khử của hiđro sunfua.
- Tính khử và tính oxi hóa của lưu huỳnh đioxit.
- Tính oxi hoá của axit sunfuric đặc.
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác và kỹ năng tiến hành thí nghiệm.
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy tất cả các khả năng tư duy của học sinh.
4. Năng lực
+ Năng lực quan sát và kỹ thuật thực hành thí nghiệm . + Năng lực hoạt động nhóm của HS
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu,…), SGK; các thí nghiệm.
3. Giáo viên (GV)
- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn thủy tinh, giá để ống nghiệm, đũa thủy tinh, ống nhỏ giọt, nút cao su có lỗ, muỗng đốt hóa chất.
- Hóa chất: Nước cất, H2SO4 đặc, dd HCl, dd Br2, muối FeS, đồng phoi bào, dd Na2SO3.
4. Học sinh (HS): Xem tính chất các hợp chất của lưu huỳnh, đọc trước thí nghiệm ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Thí nghiệm thực hành là hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thành kiến thức nhằm minh họa, ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hóa học nên việc ý thức chấp hành nội quy phòng thực hành là vô cùng cần thiết . Mặt khác kết quả thực hành hóa học phụ thuộc chủ yếu vào sự chuẩn bị của giáo viên. Hoạt động này nhằm kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và những yêu cầu đặt ra cho HS khi thực hành.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : HS nghiên cứu trước SGK để biết các công việc cần làm Phương thức hoạt động : - Kiểm tra sĩ số, phân nhóm thực hành - GV nhắc nhở về nội quy phòng thí nghiệm, nêu mục tiêu của bài thực hành thí nghiệm. - HS nghiên cứu trước trong SGK trả lời các bước tiến trình thí nghiệm. - GV lưu ý một số vấn đề trước khi tiến hành thực hành. | Dự kiến sản phẩm của HS: Học sinh nêu được nội dung tiết thực hành, các thao tác cần chú ý ( lắp ráp dụng cụ, sử dụng dung cụ, hóa chất ..) * Đánh giá kết quả hoạt động GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trả lời, bố trí HS trong nhóm khi thực hành, vở ghi chép |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính chất của H2S
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về về tính chất của H2S.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập , củng cố kiến thức Phương thức tiến hành : Thực hiện như hướng dẫn trong SGK Dùng một ống nghiệm có chứa FeS lên giá đỡ, dùng ống nhỏ giọt chứa sẵn dd HCl gắn vào nút cao su có dây dẫn khí, đậy kín ống nghiệm. Nhỏ dd HCl vào ống nghiệm, quan sát hiện tượng. | Dự kiến sản phẩm của HS : Có khí thoát ra có mùi trứng thối, Khi đốt khí ta thấy ngọn lửa có màu xanh nhạt . FeS + 2HClFeCl2 + H2S H2S + O2 SO2 + H2O *Dự kiến khó khăn của HS : Cẩn thận khi tiếp các chất độc và dễ gây nguy hiểm, tuyệt đối an toàn trong thí nghiệm. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra , đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành, ghi chép vào vở . |
Thí nghiệm 2: Tính khử của SO2
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về tính khử của SO2.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập , củng cố kiến thức Phương thức tiến hành :Thực hiện như hướng dẫn trong SGK Dẫn khí SO2 vào dung dịch Br2. Quan sát hiện tượng. Hoặc có thể dùng dung dịch thuốc tím làm chất oxihóa cho phản ứng oxi hóa SO2. Lưu ý : Cần thực hiện thí nghiệm như sau: Nối nhánh của ống nghiệm có nhánh với ống dẫn thủy tinh thẳng bằng ống dẫn cao su dài 3- 5cm. Nhúng đầu ống dẫn thủy tinh vào ống dẫn khác chứa dung dịch Brom loãng (có thể dùng dung dịch KMnO4 loãng), Để ống nghiệm lên giá đỡ ống nghiệm, hoặc kẹp trên giá thí nghiệm. | Dự kiến sản phẩm của HS dung dịch Br2 từ từ mất màu nâu đỏ nhạt dần Phản ứng điều chế SO2. Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra , đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành, ghi chép vào vở . |
Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của SO2
*Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về tính oxi hóa của SO2
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập, củng cố kiến thức Phương thức tiến hành : Thực hiện như hướng dẫn trong SGK Dẫn khí SO2 ở trên vào dung dịch H2S. Quan sát các hiện tượng
| Dự kiến sản phẩm của HS Dung dịch trong ống nghiệm H2S vẫn đục màu vàng. Phản ứng: SO2 + 2H2S 3S + 2H2O - H2S : là chất khử - SO2: là chất oxihóa Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra , đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành , ghi chép vào vở . |
Thí nghiệm 4: Tính oxi hóa của H2SO4 đặc
*Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về tính oxi hóa của lưu huỳnh.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập, củng cố kiến thức Phương thức tiến hành : Thực hiện như hướng dẫn trong SGK Nhỏ vài giọt axit Sunfuric đặc vào ống nghiệm (hết sức cẩn trọng). Cho một vài lá đồng nhỏ vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng. | Dự kiến sản phẩm của HS Học sinh nhận thấy được hiện tượng: - Lá đồng nhỏ bị tan. - Khí mùi hắc thoát ra. - Dung dịch có màu xanh. - Giấy quỳ chuyển dần sang màu đỏ. Phản ứng: Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O - Chất khử : Cu - Chất Oxi hóa: H2SO4 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra , đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành , ghi chép vào vở . |
Viết tường trình
*Mục tiêu: Học sinh trình bày được các bước tiến hành thí nghiệm
- HS mô tả được hiện tượng, kết quả quan sát
- HS giải thích được nguyên nhân .
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : HS báo cáo kết quả, mục đích buổi thực hành qua bản tường trình Phương thức tổ chức hoạt động. - Các nhóm vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ thí nghiệm, khu vực thực hành - HS viết bản tường trình để báo cáo kết quả thực hành . | Sản phẩm dự kiến của HS : các bản tường trình đầy đủ các mục theo yêu cầu Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua viết bản tường trình |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- HS vận dụng những vấn đề rút ra từ thí nghiệm thực hành để giải quyết các bài tập liên quan.
- Giáo dục và rèn luyện học sinh mối quan hệ lý thuyết và thực tiễn .
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động: Thông qua các bài tập liên quan đến nội dung thực hành để ôn tập củng cố kiến thức. Phương thức hoạt động : - GV cho HS giải thêm một số bài tập - HS thảo luận nhóm và ghi vào vở học BÀI TẬP LUYỆN TẬP Hòan thành sơ đồ phản ứng: FeS H2S SO2 S SO2 H2SO4 SO2 | Sản phẩm dự kiến của HS: Các nhóm báo cáo kết quả và ghi vào vở Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động: .GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua kết quả báo cáo. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Thông qua các câu hỏi bài tập về nhà nhằm mục đích:
- Giúp cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập nâng cao và mở rộng kiến thức cho học sinh.
- Khuyến khích, động viên học sinh tham gia để chia sẻ kết quả học tập qua đó học sinh khá, giỏi có điều kiện giúp đỡ học sinh yếu kém.
* Lồng ghép GDMT: Có ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Phương thức tổ chức hoạt động Giao bài tập cho cá nhân hoặc nhóm học sinh thực hiện các bài tập câu hỏi về nhà. Học sinh đọc sách giáo khoa, liên hệ thực tế cuộc sống, tìm kiếm tư liệu trên mạng internet để trả lời các bài tập câu hỏi được giao. Giáo viên có thể mời một số học sinh lên trình bày kết quả trong các tiết học tiếp theo. Học sinh góp ý bổ sung, giáo viên hoàn thiện câu trả lời. + Kĩ thuật hoạt động Sử dụng câu hỏi gắn liền với cuộc sống. - Hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.. | - Sản phẩm : Phần trả lời các bài tập, các tư liệu tìm kiếm trên Internet . - Kiểm tra, đánh giá: HS báo cáo vào đầu giờ buổi học sau. |
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ
Câu 1: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng:
A. xuất hiện chất rắn màu đen. B. Chuyển sang màu nâu đỏ.
C. vẫn trong suốt, không màu. D. Bị vẫn đục, màu vàng.
Câu 2: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. không có hiện tượng gì xảy ra. B. Dung dịch chuyển sang màu nâu đen.
C. có bọt khí bay lên. D. Dung dịch bị vẫn đục màu vàng.
Câu 3: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia các phản ứng sau:
SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 (1)
2H2S + SO2 3S + 2H2O (2).
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?
A. phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
B. phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
C. phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
D. phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử.
Câu 4: Trong các câu sau đây câu nào không đúng:
A. dung dịch H2SO4 loãng là một axit mạnh.
B. Đơn chất lưu huỳnh chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hoá học.
C. SO2 vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
D. Ion S2- chỉ thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hoá
Tiết : KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
I – Mục tiêu đề kiểm tra:
1. Kiến thức:
. Cấu tạo nguyên tử và phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của các đơn chất halogen
. Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và phương pháp điều chế của clo
. Cấu tạo nguyên tử và phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế hidro clorua, axit clohidric và muối clorua
. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo.
. Giải câu hỏi trắc nghiệm khách quan
. Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
2. Phẩm chất:
a/ Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề.
b/ Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học.
3 . Năng lực : Làm bài tập tính toán.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: đề kiểm tra và đáp án. 4 đề trắc nghiệm và tự luận khác nhau. (kèm theo)
2. Chuẩn bị của học sinh: nội dung kiến thức chuyên đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: điểm danh hs trong lớp.
2. Ma trận đề, đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm (kèm theo)
VI. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
LỚP | GIỎI | KHÁ | TRUNG BÌNH | YẾU | KÉM | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
10A5 | ||||||||||
10A7 | ||||||||||
10A9 |
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Giới thiệu chung chủ đề:
Chuyên đề tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học gồm các 2 phần chính bao gồm các nội dung chủ yếu sau: tốc độ phản ứng hóa học (biểu thức liên hệ giữa tốc độ và nồng độ chất phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng); cân bằng hóa học (khái niệm và ví dụ: phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch, cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng hoá học, nội dung nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê)
Ở đây chuyên đề tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho HS theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Thời lượng dự kiến thực hiện chuyên đề: 7 tiết (tiết 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67)
TIẾT 61, 62: Nội dung 1: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu KHTN, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp trực quan và đàm thoại.
2. Kiến thức cụ thể
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Biết : Định nghĩa tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình.
- Hiểu: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và chất xúc tác.
quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét.
Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi. Sử dụng chất xúc tác để làm tăng tốc độ phản ứng.
3. Phẩm chất
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác.
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy tất cả các khả năng tư duy của học sinh
4.Năng lực
+ Năng lực hợp tác;
+ Năng lực làm việc tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức;
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
4. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu về khái niệm tốc độ phản ứng thông qua việc làm thí nghiệm.
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1. - GV chia lớp thành 4 nhóm, các dụng cụ thí nghiệm và hóa chất được giao đầy đủ về cho từng nhóm. - GV giới thiệu hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành các thí nghiệm BaCl2 tác dụng với H2SO4 và Na2S2O3 tác dụng với H2SO4 (Nếu HS chưa rõ cách tiến hành thí nghiệm, GV nhắc lại một lần nữa để các nhóm đều nắm được). Để đánh giá mức độ nhanh chậm của hai phản ứng. Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành thí nghiệm, quan sát và thống nhất để ghi lại hiện tượng xảy ra, viết các PTHH, …. vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ. | Kết quả - Hiện tượng: TN1: Xuất hiện ngay kết tủa trắng. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl (1) TN2: Một lát sau mới thấy màu trắng đục của S xuất hiện. Na2S2O3 + H2SO4 → S↓ + SO2 + Na2SO4 + H2O (2) ⇒ Phản ứng (1) xảy ra nhanh hơn phản ứng (2). Đánh giá + Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm làm thí nghiệm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Vấn đề 1: Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học
* Mục tiêu: Nêu định nghĩa tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Từ 2 thí nghiệm của phiếu học tập số 1 để cho HS hình thành khái niệm tốc độ phản ứng: cho dd axit sunfuaric vào 2 cốc đựng dd : 1) BaCl2 2) Na2S2O3 Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét. HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. * Tốc độ trung bình của phản ứng - HS: theo chất A thì: ở t0, CA = C0 ; ở t1, CA = C1 thì C0 > C1. Theo chất B: ở t0, CB = CB0; ở t1, CB = CB1, thì C0 > C1. ⇒ Công tính tốc độ trung bình theo chất A và chất B. => tốc độ trung bình giảm dần theo thời gian. - HS: viết CT tính tốc độ phản ứng trung bình theo hướng dẫn của HS. Yêu cầu hs làm phiếu học tập số 2. HĐ chung cả lớp: GV mời 2 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. | Kết quả 1. Thí nghiệm a. Thí nghiệm. b. Nhận xét: TN1: Xuất hiện ngay kết tủa trắng. BaCl2 + H2SO4→ BaSO4↓+ 2HCl TN2: Một lát sau mới thấy màu trắng đục của S xuất hiện. Na2S2O3 + H2SO4 → S↓ + SO2 + Na2SO4 + H2O ⇒ (1) xảy ra nhanh hơn (2) c. Kết luận: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của phản ứng hoá học người ta đưa ra khái niệm tốc độ phản ứng. Vậy: Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. Tốc độ trung bình của phản ứng Xét phản ứng: A → B Tại t0 : C0 CB0 Tại t1 : C1 CB1 - Tốc độ trung bình tính theo A (C0 > C1) là:
* Phản ứng tổng quát: aA + bB→ cC + dD - Đơn vị: mol/l.thời gian Ví dụ: Cho pư N2O5 🡪 N2O4 + 1/2 O2 T0 :0 2,3 mol/lit T1 :184s 2,08 mol/lit Hãy tính tốc độ phản ứng theo N2O5 ? 🢣Vtb (N2O5 ) = - (2,08-2,33)/184= 1,36.10-3 (Mol/lit.s) Đánh giá:Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Vấn đề 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
* Mục tiêu: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và chất xúc tác.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
1. Ảnh hưởng của nồng độ Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 3 HĐ chung cả lớp: GV mời 2 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. 2/ Ảnh hưởng của áp suất Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 4 HĐ chung cả lớp: GV mời 2 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. 3/Ảnh hưởng của nhiệt độ thí nghiệm: + Ống 1: 2 ml dd Na2S2O3 0,1M đun nóng + Ống 2: 2 ml dd Na2S2O3 0,1M Nhỏ đồng thời vào 2 ống 2ml dd H2SO4 0,1M, lắc nhẹ. GV: Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm và cho biết: - Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trước ? - Nhiệt độ phản ứng trong ống nghiệm nào cao hơn? - Từ đây có thể kết luận được gì về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng? GV: Vì sao nhiệt độ lại ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? 4/Ảnh hưởng của diện tích bề mặt: Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 5 HĐ chung cả lớp: GV mời 2 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. GV:Hãy lấy ví dụ minh họa trong thực tế về ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng hóa học? 5/Ảnh hưởng của chất xúc tác: GV: Làm thí nghiệm: + Ống 1: 2 ml dd H2O2 + Ống 2: 2 ml dd H2O2 + một ít bột MnO2 GV: Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi - Ống nghiệm nào bọt khí thoát ra mạnh hơn? - Vai trò của MnO2 trong phản ứng này là gì? - MnO2 có bị mất đi sau phản ứng hay không? GV:Chất xúc tác là gì? Và ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? | Kết quả a/Thí nghiệm: b.Nhận xét: S xuất hiện trong cốc (1) sớm hơn, nghĩa là tốc độ phản ứng trong cốc (1) lớn hơn. c. Kết luận: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. 2/ Ảnh hưởng của áp suất - Ở áp suất của HI là 2 atm thì V = 4,88.10-8 mol/(l.s) ჻ Kết luận : Khi tăng áp suất thì nồng độ sẽ tăng nên tốc độ phản ứng tăng. V~P Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với áp suất ჻Giải thích : Khi áp suất tăng => thể tích khí bị giảm => nồng độ tăng => tần số va chạm giữa các nguyên tử tăng => tốc độ phản ứng tăng. 3/Ảnh hưởng của nhiệt độ - Ống nghiệm 1 xuất hiện kết tủa trước - Nhiệt độ ống 1 cao hơn. - Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng. - Vì khi đun nóng sẽ cung cấp năng lượng cho phản ứng xảy ra nhanh hơn. - Khi tăng nhiệt độ, đồng nghĩa với việc ta cung cấp cho hệ một năng lượng khiến cho tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, các phân tử chuyển động hỗn loạn hơn. Khi đó tần số va chạm của các phân tử tăng lên, sự va chạm có hiệu quả tăng nên tốc độ phản ứng tăng. Ví dụ: Sắt để lâu trong không khí ở nhiệt độ thường phản ứng với oxi không khí chậm hơn so với đốt cháy sắt trong oxi. 4/Ảnh hưởng của diện tích bề mặt: Hiện tượng: sủi bọt khí - Fe + H2SO4⭢ FeSO4 + H2⭡ - Khí ở ống 2 thoát ra nhanh hơn ống 1 - Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. *Vậy chất rắn có kích thước hạt nhỏ thì tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng sẽ lớn hơn so với chất rắn có kích thước hạt lớn hơn, nên phản ứng xảy ra nhanh hơn. Ví dụ:Người ta thường đập vụn quặng trước khi đốt quặng trong các lò nấu quặng sắt. Hoặc các chất đốt rắn như than, củi có kích thước nhỏ sẽ cháy nhanh hơn. 5/Ảnh hưởng của chất xúc tác: Nhận xét: - Ống 2 bọt khí thoát ra mạnh hơn. - Vai trò MnO2là giúp bọt khí thoát ra mạnh hơn. - Lượng MnO2 không bị mất sau phản ứng. Vậy:Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau phản ứng. Các yếu khác ảnh hưởng: môi trường, tốc độ khuấy trộn, tác dụng các tia bức xạ,... Đánh giá + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Vấn đề 3: Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng
* Mục tiêu: Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm và cho biết người ta đã sử dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng. - Tại sao trời nắng nóng thức ăn dễ thiu hơn so với khi nhiệt độ mát mẻ? Vậy cách bảo quản thực phẩm là như thế nào? - Tại sao khi ủ rượu người ta phải cho men? - Tại sao viên than tổ ong lại có nhiều lỗ? - Tại sao khí nhóm bếp than ban đầu người ta phải quạt? | - Nhiệt độ cao làm tăng khả năng phân hủy thức ăn. Ta nên bảo quản nơi thoáng mát hoặc tủ lạnh. - Men là chất xúc tác sinh học giúp quá trình lên men rượu xảy ra nhanh hơn. - Tăng khả năng tiếp xúc với oxi không khí. - Tăng nồng độ oxi để than cháy nhanh hơn Đánh giá + GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động. + GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. + GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học. + Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn. |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 6. - Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 6. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. - GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc. | - Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập. - Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 6, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Nội dung HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau: 1. Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào đã học ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng? a) Sự cháy diễn ra mạnh hơn khi đưa than đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxi. b) Khi cần ủ bếp than, người ta đạy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại. c) Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn, …) để ủ rượu. d) Tạo những lỗ rỗng trong viên than tổ ong. e) Nung hỗn hợp đá vôi, đất sét và thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng. f) Dùng phương pháp ngược dòng trong sản xuất axit sunfuric. 2. Để dập tắt một đám cháy thông thường, nhỏ, mới bùng phát người ta có thể dùng biện pháp nào trong số các biện pháp sau: – Dùng chăn ướt trùm lên đám cháy. – Dùng nước để dập tắt đám cháy. – Dùng cát để dập tắt đám cháy. Hãy chọn biện pháp đúng và giải thích sự lựa chọn đó. 3. Vì sao không nên để than đá hay giẻ lau máy đã qua sử dụng thành một đống lớn? 4. Gần đây các nhà thám hiểm Nam Cực, các nhà khoa học đã tìm thấy những đồ hộp do các đoàn thám hiểm trước để lại. Mặc dù đã qua hàng trăm năm, nhưng các thức ăn trong những đồ hộp đó vẫn trong tình trạng tốt, có thể ăn được. Hãy giải thích và liên hệ với việc bảo quản thực phẩm bằng cách ướp đá. 5. Trong phòng thí nghiệm, để tăng tốc độ của một số phản ứng hóa học, ngoài các biện pháp như tăng nồng độ, nhiệt độ, người ta còn dùng máy khuấy. Tác dụng của máy khuấy là gì? | - Sản phẩm HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS * Đánh giá kết quả HĐGV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS. |
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhận biết
Câu 1: Tốc độ phản ứng là
A. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. độ biến thiên nồng độ của một (trong các) chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
D. độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Câu 2: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nhiệt độ, áp suất. B. Tăng diện tích. C. Nồng độ. D. Xúc tác.
Câu 3: Cho phản ứng: Zn(r) + 2HCl (dd) → ZnCl2(dd) + H2(k).Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ
A. giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng. B. giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm.
C. tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng. D. tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm.
Câu 4: Cho các yếu tố sau: (a)Nồng độ chất; (b) Áp suất; (c ).Xúc tác; (d)Nhiệt độ; ( e)Diện tích tiếp xúc. Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là
A. a, b, c, d. B. b, c, d, e. C. a, c, e. D. a, b, c, d, e.
Câu 5: Ở cùng một nhiệt độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất?
A. Fe + dd HCl 0,1M. B. Fe + dd HCl 0,2M. C. Fe + dd HCl 1M. D. Fe + dd HCl 2M.
Câu 6: Ở cùng một nồng độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra chậm nhất?
A. Al + dd NaOH ở 25oC. B. Al + dd NaOH ở 30oC.
C. Al + dd NaOH ở 40oC. D. Al + dd NaOH ở 50oC.
Câu 7: Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25o). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi?
A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột. B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
C. Thực hiện phản ứng ở 50oC. D. Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu.
Câu 8: Tăng nhiệt độ của một hệ phản ứng sẽ dẩn đến sự va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng. Tính chất của sự va chạm đó là
A. thoạt đầu tăng, sau đó giảm dần. B. chỉ có giảm dần.
C. thoạt đầu giảm, sau đó tăng dần. D. chỉ có tăng dần.
Mức độ thông hiểu
Câu 9: Cho phản ứng: CaCO3(r) ⇄CaO(r)+CO2(K); ∆H>0. Biện pháp không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi là
A. đập nhỏ đá vôi với kích thước thích hợp. B. duy trì nhiệt độ phản ứng thích hợp.
C. tăng nhiệt độ phản ứng càng cao càng tốt. D. thổi không khí nén vào lò nung vôi.
Câu 10: Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm:
- Nhóm thứ nhất: Cân miếng kẽm 1g và thả vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M.
- Nhóm thứ hai: Cân 1g bột kẽm và thả vào cốc đựng 300ml dung dịch axit HCl 2M
Kết quả cho thấy bọt khí thóat ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do(:)
A. nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn. B. diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn.
C. nồng độ kẽm bột lớn hơn. D. nhóm thứ hai dùng thể tích nhiều hơn.
Câu 11: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024 mol/l. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022 mol/l. Tốc độ phản ứng trong trường hợp này là
A. 0,0003 mol/l.s. B. 0,00025 mol/l.s. C. 0,00015 mol/l.s. D. 0,0002 mol/l.s.
Câu 12: Khi ninh (hầm) thịt cá, yếu tố làm cho chúng chậm chín là
A. dùng nồi áp suất. B. chặt nhỏ thịt cá. C. cho thêm muối vào. D. chặt to thịt cá.
Câu 13: Trong công nghiệp người ta điều chế NH3 theo phương trình hoá học: . Khi tăng nồng độ H2 lên hai lần (giữ nguyên nồng độ của N2 và nhiệt độ phản ứng) thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?
A. 2 lần. B. 4 lần. C. 8 lần. D. 16 lần.
Câu 14: Trong các phản ứng sau đây, nếu lượng Fe trong các cặp đều được lấy bằng nhau thì cặp nào có tốc độ phản ứng lớn nhất?.
A. Fe + dd HCl 0,1M. B. Fe + dd HCl 0,2M.
C. Fe + dd HCl 0,3M. D. Fe + dd HCl 20% (d=1,2g/ml)
Hướng dẫn: đáp án D.
Giả sử v = 100 ml 🡪 trong dd HCl 20% M
Mức độ vận dụng
Câu 15: Khi nhiệt độ tăng thêm 100c, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 2 lần. Tốc độ phản ứng đó sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ 250c lên 750?
A. 32 lần. B. 4 lần. C. 8 lần. D. 16 lần.
Hướng dẫn: =v1. 25 =32 v1. đáp án A.
Câu 16: Khi nhiệt độ tăng thêm 10 oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 30oC) tăng lên 81 lần thì cần thực hiện ở nhiệt độ là
A. 40oC. B. 50oC. C. 60oC. D. 70oC.
Hướng dẫn: = 81v1 = 34v1 => .
Câu 17: Khi nhiệt độ tăng thêm 100c, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 4 lần. Tốc độ phản ứng đó sẽ giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 70 oC xuống 40 lần?
A. 32 lần. B. 64 lần. C. 8 lần. D. 16 lần.
Hướng dẫn: = 43v1 = v1.64 đáp án B.
Câu 18: Khi nhiệt độ tăng thêm 50oC thì tốc độ phản ứng hoá học tăng lên 1024 lần. Giá trị hệ số nhiệt của tốc độ phản ứng là
A. 2. B. 2,5. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn: = 1024v1 = V1.45 đáp án D
Mức độ vận dụng cao
Câu 19: Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
A. 2,5.10-4 mol/(l.s). B. 5,0.10-4 mol/(l.s). C. 1,0.10-3 mol/(l.s). D. 5,0.10-5 mol/(l.s).
Hướng dẫn:
nO2 = 1,5.10-3 mol
nH2O2 = 3.10-3 mol
= 5.10-4 mol/(l.s).
Câu 20: Để hoà tan một tấm Zn trong dd HCl ở 200c thì cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan hết trong dd HCl nói trên ở 400c trong 3 phút. Hỏi để hoà tan hết Tấm Zn đó trong dd HCl trên ở 550c thì cần bao nhiêu thời gian?
A. 60 s. B. 34,64 s. C. 20 s. D. 40 s.
Hướng dẫn: Khi nhiệt độ tăng 40 – 20 = 200c thì thời gian phản ứng giảm 27:3 = 9 lần. Vậy tốc độ phản ứng tăng 9 lần. => khi tăng 100c thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần.
Khi tăng thêm 550c thì tốc độ phản ứng tăng . Vậy thời gian để hoà tan tấm Zn đó ở 550c là: = 34,64 s
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
TN1: BaCl2 + H2SO4 →
TN2: Na2S2O3 + H2SO4→
Nêu hiện tượng xảy ra, viết các PTHH và so sánh hai phản ứng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Cho phản ứng
N2O5 🡪 N2O4 + 1/2 O2
T0 :0 2,3 mol/lit
T1 :184s 2,08 mol/lit
Hãy tính tốc độ phản ứng theo N2O5 ?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
- Thực hiện phản ứng (2)của phiếu học tập số với nồng độ khác nhau:
- Cốc (1): 25ml dd Na2S2O3 0,1M
- Cốc (2): 10ml dd Na2S2O3 0,1M + 15ml nước cất để pha loãng dung dịch.
- Đổ đồng thời vào mỗi cốc 25ml dung dịch H2SO40,1M, dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ trong cả 2 cốc.
+ Nhận xét:
+ Giải thích:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
- Xét phản ứng thực hiện trong bình kín
2HI(k) → H2(k) + I2(k)
- Ở áp suất của HI là 1 atm thì V = 1,22.10-8 mol/(l.s)
- Khi áp suất của HI là 2atm thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Thực hiện các thí nghiệm sau:
Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dd H2SO4 0,1M.
+ Ống 1: Đinh sắt.
+ Ống 2: Bột sắt.
Hãy quan sát và cho biết
- Hiện tượng xảy ra ở 2 ống nghiệm?
- Viết phương trình phản ứng xảy ra?
- Nhận xét lượng khí H2 sinh ra ở hai ống nghiệm?
- Kết luận về sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Câu 1: Một phản ứng hóa học xảy ra theo phương trình sau: A + B C. Nồng độ ban đầu của A là 0,80 mol/l, của B là 1,0 mol/l. Sau 20 phút thì nồng độ của A giảm xuống còn 0,78 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo A là: A. 1,76.10-5 mol/l.s. B. 1,67.10-4 mol/l.s. C. 1,67.10-5 mol/l.s. D. 1,67.10-4 mol/l.s. Câu 2: Thực nghiệm cho thấy tốc độ của phản ứng hóa học: A(k) + 2B(k) 🡒 C(k) + D(k) được tính theo biểu thức: v = k.[A].[B]2, trong đó k là hằng số tốc độ, [A] và [B] là các nồng độ của chất A và B tính theo mol/l. Khi nồng độ chất B tăng 3 lần và nồng độ chất A không đổi thì tốc độ của phản ứng trên tăng bao nhiêu lần: A. 3 lần. B. 6 lần. C. 9 lần. D. 11 lần. Câu 3: Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: (1) Tốc độ cháy của lưu huỳnh tăng lên khi đưa lưu huỳnh đang cháy trong không khí vào bình chứa khí oxi nguyên chất Đáp án: Tăng nồng độ Oxi (2) Trong công nghiệp người ta giảm thể tích khí N2 và thêm khí H2 để làm tăng tốc độ tạo thành NH3 Đáp án: Tăng áp suất chung,Tăng nồng độ H2 |
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 63: Bài thực hành số 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực quan sát và kỹ thuật thực hành thí nghiệm, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm.
2. Kiến thức cụ thể
Học sinh biết được mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
- Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác và kỹ năng tiến hành thí nghiệm.
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy tất cả các khả năng tư duy của học sinh
4. Năng lực
+ Năng lực quan sát và kỹ thuật thực hành thí nghiệm . + Năng lực hoạt động nhóm của HS
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu,…), SGK; các thí nghiệm.
3. Giáo viên (GV)
- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, ống nhỏ giọt, kẹp đốt hoá chất, phểu thuỷ tinh, thìa xúc hoá chất, giá ống nghiệm, đèn cồn, lọ 100ml (mỗi loại 1 cái /nhóm )
- Hóa chất: Dung dịch HCl 18% và 6% ; Zn ; H2SO4 15%.
4. Học sinh (HS): ôn tập kiến thức cũ, chuẩn bị bài thực hành.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Thí nghiệm thực hành là hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thành kiến thức nhằm minh họa, ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hóa học nên việc ý thức chấp hành nội quy phòng thực hành là vô cùng cần thiết . Mặt khác kết quả thực hành hóa học phụ thuộc chủ yếu vào sự chuẩn bị của giáo viên. Hoạt động này nhằm kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và những yêu cầu đặt ra cho HS khi thực hành.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : HS nghiên cứu trước SGK để biết các công việc cần làm Phương thức hoạt động : - Kiểm tra sĩ số, phân nhóm thực hành - GV nhắc nhở về nội quy phòng thí nghiệm, nêu mục tiêu của bài thực hành thí nghiệm. - HS nghiên cứu trước trong SGK trả lời các bước tiến trình thí nghiệm. - GV lưu ý một số vấn đề trước khi tiến hành thực hành. | Dự kiến sản phẩm của HS: Học sinh nêu được nội dung tiết thực hành, các thao tác cần chú ý ( lắp ráp dụng cụ, sử dụng dung cụ, hóa chất ..) * Đánh giá kết quả hoạt động GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trả lời, bố trí HS trong nhóm khi thực hành, vở ghi chép |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về phản ứng giũa ancol với Na .
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập, củng cố kiến thức Phương thức tiến hành: Thực hiện như hướng dẫn trong SGK - Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm và rút ra kết luận. - Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. Dự kiến khó khăn của HS : Bước dầu HS khó so sánh với + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút. + Thả chất rắn vào chất lỏng trong ống nghiệm. | Dự kiến sản phẩm của HS : + HS lấy 2 ống nghiệm ống 1: 3ml dung dịch HCl 18% ống 2: 3ml dung dịch HCl 6% Cho vào đồng thời mỗi ống 1 hạt Zn có kích thước giống nhau + HS quan sát hiện tượng : Bọt khí H2 thoát ra ở ống 1 nhanh hơn ống 2. * Giải thích: - Vì hai dung dịch HCl có nồng độ khác nhau cùng tác dụng với 2 viên kẽm có kích thước giống nhau, khi tăng nồng độ chất phản ứng ⇒ tốc độ phản ứng * GV kiểm tra , đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành , ghi chép vào vở . |
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, tăng nhiệt độ chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động: thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập, củng cố kiến thức Phương thức tiến hành: Thực hiện như hướng dẫn trong SGK - Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm và rút ra kết luận. - Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. Dự kiến khó khăn của HS: HS không biết cách đun nóng ống nghiệm. | Dự kiến sản phẩm của HS : + HS lấy 2 ống nghiệm ống 1: 3ml dung dịch H2SO4 15% ống 2: 3ml dung dịch H2SO4 15% Đun dung dịch trong ống 1 gần sôi .Cho vào đồng thời mỗi ống 1 hạt Zn có kích thước giống nhau . + HS quan sát hiện tượng : Bọt khí H2 thoát ra ở ống 1 sớm hơn( nhanh hơn ) ống 2 * Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành, ghi chép vào vở. |
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng
*Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về diện tích bề mặt ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, tăng diện tích tiếp xúc chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : thông qua thí nghiệm thực hành HS ôn tập, củng cố kiến thức Phương thức tiến hành: Thực hiện như hướng dẫn trong SGK * Dự kiến khó khăn của HS: GV hướng dẫn hs phải chọn 2 mẩu Zn khối lượng bằng nhau nhưng kích thước khác nhau, thả đồng thời vào 2 ống nghiệm để quan sát rõ hiện tượng. | Dự kiến sản phẩm của HS : + HS : chuẩn bị 2 mẩu Zn khối lượng bằng nhau nhưng kích thước khác nhau . 2 ống nghiệm : ống 1 chứa 3ml ddịch H2SO4 15% Ống 2 chứa 3ml ddịch H2SO4 15% Cho vào ống 2 hạt lớn, ống 1 hạt nhỏ + HS quan sát hiện tượng : Bọt khí H2 thoát ra ở ống 2 sớm hơn( nhanh hơn ) ống 1. *Đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS trong nhóm khi thực hành, ghi chép vào vở . |
Viết tường trình
*Mục tiêu: Học sinh trình bày được các bước tiến hành thí nghiệm
- HS mô tả được hiện tượng, kết quả quan sát
- HS giải thích được nguyên nhân .
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động : HS báo cáo kết quả, mục đích buổi thực hành qua bản tường trình Phương thức tổ chức hoạt động. - Các nhóm vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ thí nghiệm, khu vực thực hành - HS viết bản tường trình để báo cáo kết quả thực hành . | Sản phẩm dự kiến của HS : các bản tường trình đầy đủ các mục theo yêu cầu Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động . GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua viết bản tường trình |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- HS vận dụng những vấn đề rút ra từ thí nghiệm thực hành để giải quyết các bài tập liên quan.
- Giáo dục và rèn luyện học sinh mối quan hệ lý thuyết và thực tiễn .
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Nội dung hoạt động: Thông qua các bài tập liên quan đến nội dung thực hành để ôn tập củng cố kiến thức. Phương thức hoạt động : - GV cho HS giải thêm một số bài tập - HS thảo luận nhóm và ghi vào vở học BÀI TẬP LUYỆN TẬP Câu 1. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau A. Nhiệt độ . B. Nồng độ, áp suất. C. chất xúc tác, diện tích bề mặt . D. cả A, B và C. Câu 2. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ? A. Nhiệt độ, áp suất. B. tăng diện tích. C. Nồng độ. D. xúc tác. Câu 3. Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25o). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ? A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột. B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. C. Thực hiện phản ứng ở 50oC. D. Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu . | Sản phẩm dự kiến của HS: Các nhóm báo cáo kết quả và ghi vào vở Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động: .GV kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua kết quả báo cáo. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Thông qua các câu hỏi bài tập về nhà nhằm mục đích:
- Giúp cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập nâng cao và mở rộng kiến thức cho học sinh.
- Khuyến khích, động viên học sinh tham gia để chia sẻ kết quả học tập qua đó học sinh khá, giỏi có điều kiện giúp đỡ học sinh yếu kém.
* Lồng ghép GDMT: Có ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Phương thức tổ chức hoạt động Giao bài tập cho cá nhân hoặc nhóm học sinh thực hiện các bài tập câu hỏi về nhà. Học sinh đọc sách giáo khoa, liên hệ thực tế cuộc sống, tìm kiếm tư liệu trên mạng internet để trả lời các bài tập câu hỏi được giao. Giáo viên có thể mời một số học sinh lên trình bày kết quả trong các tiết học tiếp theo. Học sinh góp ý bổ sung, giáo viên hoàn thiện câu trả lời. + Kĩ thuật hoạt động Sử dụng câu hỏi gắn liền với cuộc sống. - Hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.. | - Sản phẩm : Phần trả lời các bài tập, các tư liệu tìm kiếm trên Internet . - Kiểm tra, đánh giá: HS báo cáo vào đầu giờ buổi học sau. |
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ
Câu 4: Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta làm gì cho chúng nhanh chín ?
A. Dùng nồi áp suất
B. Chặt nhỏ thịt cá.
C. Cho thêm muối vào.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 5: Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm: nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch axit clohidric:
Nhóm thứ nhất : Cân miếng kẽm 1g và thả vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M.
Nhóm thứ hai : Cân 1g bột kẽm và thả vào cốc đựng 300ml dung dịch axit HCl 2M
Kết quả cho thấy bọt khí thóat ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do:
A. Nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.
B. Diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn.
C. Nồng độ kẽm bột lớn hơn.
D. Cả ba nguyên nhân đều sai.
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
TIẾT 64, 65, 66: Nội dung 2: CÂN BẰNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu KHTN, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp trực quan và đàm thoại.
2. Kiến thức cụ thể
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
* Nêu được:
- Khái niệm phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và nêu ví dụ.
- Khái niệm về cân bằng hoá học và nêu ví dụ.
- Định nghĩa về sự chuyển dịch cân bằng hoá học và nêu ví dụ.
- Nội dung nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê và cụ thể hoá trong mỗi trường hợp cụ thể.
* Hiểu được:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học và nội dung nguyên lý chuyển dịch cân bằng hóa học Lơ Sa-tơ-li-ê.
- Ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong kĩ thuật và đời sống.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hoá học.
Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể. Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học, từ đó đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong từng trường hợp cụ thể.
3. Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng các kiến thức để lí giải những biện pháp, qui trình kĩ thuật trong sản xuất và hiện tượng thực tiễn trong đời sống.
- Có lòng tin vào khoa học và con người có thể điều khiển các quá trình hóa học.
- Tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức.
- Cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chất.
4. Năng lực : + Năng lực thực hành hoá học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống: vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể.
+ Năng lực tư duy logic.
+ Năng lực phân tích, so sánh.
+ Năng lực thu thập, xử lý thông tin, từ đó tổng kết kiến thức.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
4. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức đã được học tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu về phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch.
- Rèn năng lực quan sát năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
HĐ chung của cả lớp: Hoàn thành phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu cả lớp hoàn thành phiếu học tập số 1. - GV chiếu video thí nghiệm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Kể tên một số phản ứng thuận nghịch (xảy ra theo hai chiều ngược nhau)? 2. Cho phản ứng sau: 2NO2 (k) ⮀ N2O4 (k) (màu nâu đỏ) (không màu) Quan sát video thí nghiệm và trả lời các câu hỏi: - So sánh màu giữa các ống nghiệm. - Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. - GV mời một vài HS báo cáo kết quả, các bạn khác góp ý, bổ sung. Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức. | 1. Phản ứng thuận nghịch Cl2 + H2O ⮀ HCl + HClO Br2 + H2O ⮀ HBr + HBrO I2 + H2 ⮀ 2HI 2SO2 + O2 ⮀ 2SO3 2. Quan sát video: - Hiện tượng: + Nếu đun nóng hỗn hợp khí, màu nâu đỏ sẽ đậm lên. + Nếu làm lạnh hỗn hợp khí, màu nâu đỏ sẽ nhạt đi. - Nhiệt độ tăng: số phân tử NO2 tăng lên làm màu nâu đỏ đậm lên. Ngược lại, nhiệt độ giảm, số phân tử N2O4 tăng lên, màu nâu đỏ nhạt dần. - HS không giải thích được tại sao khi nhiệt độ tăng thì số phân tử NO2 nhiều hơn khiến màu sắc đậm hơn lúc đun nóng hoặc có thể giải thích được một phần (do có sự chuyển dịch làm nồng độ các chất thay đổi). - HS phát triển được kỹ năng quan sát, nêu được các hiện tượng và giải thích được một số hiện tượng đó. - Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được sự thay đổi chiều phản ứng khi tăng giảm nhiệt độ. + Qua quan sát: GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. |
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Vấn đề 1: Tìm hiểu phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học
* Mục tiêu: - Nêu được khái niệm phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cho ví dụ.
- Nêu được khái niệm về cân bằng hoá học.
- Rèn năng lực tái hiện kiến thức, so sánh, phân tích, tổng hợp, tư duy logic.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- HĐ theo cặp: Hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: a. Mở nắp lọ đựng oxi già. Nêu hiện tượng. Viết PTHH. b. Có thể điều chế được H2O2 bằng cách cho O2 phản ứng với H2O được không? Câu 2: Viết PTHH xảy ra khi hòa tan Cl2 vào nước? Câu 3: Xét phản ứng H2 + I2 ⮀ 2HI - Tốc độ của phản ứng: H2 + I2 → 2HI và tốc độ của phản ứng: 2HI → H2 + I2 thay đổi như thế nào theo thời gian? - Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng các phản ứng trên theo thời gian. Nhận xét. - Tại thời điểm tốc độ phản ứng của hai phản ứng bằng nhau thì nồng độ của các chất thay đổi như thế nào ? - HĐ chung cả lớp: GV mời 3 HS lần lượt báo cáo kết quả từng câu trong PHT, các HS khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. | I. PHẢN ỨNG MỘT CHIỀU, PHẢN ỨNG THUẬN NGHỊCH VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC 1. Phản ứng một chiều - Là phản ứng chỉ xảy ra theo 1 chiều từ trái sang phải - Vd: H2O2 → H2O + O2 S + O2 → SO2 2. Phản ứng thuận nghịch - Là những phản ứng trong cùng điều kiện xảy ra theo 2 chiều trái ngược nhau. - Vd : Cl2 + H2O ⮀ HCl + HClO (1) Phản ứng thuận (2) Phản ứng nghịch. 3. Cân bằng hóa học - Định nghĩa: CBHH là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. - CBHH là một cân bằng động. - Ở trạng thái cân bằng, trong hệ luôn luôn có mặt chất phản ứng và các chất sản phẩm. - Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch aA + bB → cC + dD K = [C]c[D]d/[A]a[B]b Hằng số cân bằng chỉ phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Vấn đề 2: Tìm hiểu về sự chuyển dịch cân bằng và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
* Mục tiêu:
- Nêu định nghĩa về sự chuyển dịch cân bằng.
- Hiểu được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê, yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
- Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể.
- Rèn năng lực phân tích, tổng hợp, tư duy logic, năng lực thực hành hóa học.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | ||||||||||||||||||||
- Đặt vấn đề: Trong video thí nghiệm về cân bằng khí giữa NO2 và N2O4, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi màu → Hình thành định nghĩa về sự chuyển dịch cân bằng hóa học. - Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 3. Nhóm 1: Ảnh hưởng của nồng độ Nhóm 2: Ảnh hưởng của áp suất Nhóm 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhóm 4: Vai trò của chất xúc tác - HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. + Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV có thể gợi ý cho HS. | II. SỰ DỊCH CHUYỂN CÂN BẰNG HÓA HỌC 1. Thí nghiệm 2. Định nghĩa Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động từ các yếu tố bên ngoài lên cân bằng. III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG HÓA HỌC * Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó. 1. Ảnh hưởng của nồng độ VD: C (r) +CO2 (k) ⮀ 2CO (k) + Tăng [CO2] → CBCD theo làm giảm [CO2]: Chiều thuận + Giảm [CO2] → CBCD theo làm tăng [CO2]: Chiều nghịch 2. Ảnh hưởng của áp suất VD: N2O4 (k) ⮀ 2 NO2 (k) + Tăng p → CBCD theo làm giảm p, tức giảm số mol khí: Chiều nghịch + Giảm p → CBCD theo làm tăng p, tức tăng số mol khí: Chiều thuận. Lưu ý: TH áp suất không ảnh hưởng đến hệ cân bằng: + Hệ không có chất khí. + Số mol khí ở cả 2 vế là như nhau. 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ VD: N2O4 (k) ⮀ 2NO2 (k) ∆H > 0 + Tăng t0 → CBCD theo làm giảm t0, tức chiều thu nhiệt: Chiều thuận + Giảm t0 → CBCD theo làm tăng t0, tức chiều tỏa nhiệt: Chiều nghịch. 4. Vai trò của chất xúc tác - Không biến đổi nồng độ các chất. - Tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau. → Không làm biến đổi hằng số cân bằng. → Không làm chuyển dịch cân bằng.
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệuquả tham gia vào hoạtđộng của HS + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Vấn đề 3: Tìm hiểu ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong sản xuất hóa học
* Mục tiêu:
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học để đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể.
- Rèn năng lực phân tích, tổng hợp, tư duy logic, năng lực thực hành hóa học.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 4. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đóng vai trò là nhà tổng hợp vô cơ, hãy thiết kế cho phản ứng tổng hợp SO3 và NH3 sao cho hiệu suất cao nhất theo hai cân bằng sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⮀ 2SO3 (k) ∆H = -198 kJ N2 (k) + 3H2 (k) ⮀ 2NH3 (k) ∆H = -92 kJ - HĐ chung cả lớp: GV mời 2 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung về tổng hợp SO3 hoặc NH3), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. - Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV có thể gợi ý cho HS. + Phân tích các đặc điểm của phản ứng. + Áp dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học. | IV. Ý NGHĨA TRONG SẢN XUẤT HÓA HỌC * Thay đổi các yếu tố nồng độ, áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác → Tăng tốc độ phản ứng. Tăng hiệu suất phản ứng. - Trong quá trình sản xuất axit sunfuric, để thu được nhiều SO3, phải + Dùng chất xúc tác. + Tăng nồng độ O2 (lấy lượng dư không khí). + Nhiệt độ: 450 – 500oC. - Để tăng hiệu suất tổng hợp NH3 trong công nghiệp, các điều kiện áp dụng là: + Dùng chất xúc tác. + Áp suất cao. + Nhiệt độ: 450 – 500oC. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về nguyên lí chuyển dịch cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Hoạt động theo cặp: GV yêu cầu hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 5. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải. - HĐ chung cả lớp: GV mời 5 HS bất kì lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm. - GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề. | Kết quả trả lời các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập. + GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động. + GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. + GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học. + Ghi điểm cho các nhóm hoạt động tốt. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch). - GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những hiện tượng thực tế trong đời sống và sản xuất có ứng dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng hóa học. Mặt khác, tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao. - Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/ tình huống sau bằng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: 1. Sản xuất vôi trong công nghiêp và thủ công đều dựa trên phản ứng hóa học: CaCO3 (r) ⮀ CaO (r) + CO2 (k) Hãy phân tích các đặc điểm của phản ứng hóa học nung vôi. Từ những đặc điểm đó, hãy cho biết những biện pháp kĩ thuật nào được sử dụng để nâng cao hiệu suất của quá trình nung vôi. 2. Photgen được dùng để làm chất clo hóa rất tốt trong phản ứng tổng hợp hữu cơ, được điều chế theo phương trình: CO (k) + Cl2 (k) ⮀ COCl2 (k); ∆H= -111,3 kJ Magie được điều chế theo phương trình MgO (r) + C (r) ⮀ Mg (r) + CO (k); ∆H = 491kJ Cần tác động như thế nào vào nhiệt độ và áp suất riêng phần của khí để mỗi phản ứng trên thu được nhiều sản phẩm hơn? Tại sao phải tác động như vây? 3. Tìm hiểu mối liên quan của cuộc sống ở độ cao và qui trình sản sinh ra hemoglobin? 4. Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2 mm. Lớp men này là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng: 5Ca2+ + 3PO43- + OH- ⮀ Ca5(PO4)3OH Dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê, hãy đưa ra các biện pháp phòng ngừa sâu răng. Tại sao người ăn trầu thường có hàm răng rất chắc? 5. Câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì? - GV giao việc và hướng dẫn HS tìm hiểu qua tài liệu, mạng internet,… để giải quyết các công việc được giao. - Hướng dẫn bài mới: Tùy vào chuyên đề/bài học tiếp theo mà GV xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung hoạt động. | Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch). - GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo. - Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS. |
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhận biết
Câu 1: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì:
A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận.
B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.
C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau.
D. Không làm tăng tốc độ của phan ứng thuận và nghịch.
Câu 2: Sự chuyển dịch cân bằng là:
A. Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận.
B. Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch.
C. Chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.
D. Phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và nghịch.
Câu 3: Nhận định nào dưới đây không đúng về thời điểm xác lập cân bằng hoá học?
A. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
B. Số mol các chất tham gia phản ứng không đổi.
C. Số mol các chất sản phẩm không đổi.
D. Phản ứng thuận và nghịch điều dừng lại.
Câu 4: Một cân bằng hoá học đạt được khi:
A. Nhiệt độ phản ứng không đổi.
B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
C. Nồng độ chất phản ứng bằng nồng độ của sản phẩm.
D. Không có phản ứng xảy ra nữa dù có thêm tác động của các yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, nồng độ, áp suất.
Câu 5: Định nghĩa nào sau đây là đúng
A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
B. Chất xúc tác là chất làm giảm tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
C. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
D. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao không nhiều trong phản ứng.
Câu 6: Hằng số cân bằng của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ các chất p/ư. D. Áp suất
Mức độ thông hiểu
Câu 7: Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) < 0
Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải:
A. Giảm nhiệt độ và áp suất. C. Tăng nhiệt độ và áp suất.
B. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. D. Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất.
Câu 8: Cho phản ứng sau ở trang thái cân bằng: H2 (k) + F2 (k) 2HF (k) < 0
Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học?
A. Thay đổi áp suất. C. Thay đổi nhiệt độ.
B. Thay đổi nồng độ khí H2 hoặc F2. D. Thay đổi nồng độ khí HF.
Câu 9: Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng: 4 NH3 (k) + 3 O2 (k) 2 N2 (k) + 6 H2O(h) <0
Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi:
A. Tăng nhiệt độ. B. Thêm chất xúc tác. C. Tăng áp suất. D. Loại bỏ hơi nước.
Câu 10: Cho phản ứng: 2 NaHCO3 (r) Na2CO3 (r) + CO2(k) + H2O (k) = 129kJ
Phản ứng xảy ra theo chiều nghịch khi:
A. Giảm nhiệt độ. B. Tăng nhiệt độ. C. Giảm áp suất. D. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
Câu 11: Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) + Q
Yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hoá học trên?
A. Áp suất. B. Nhiệt độ. C. Nồng độ. D. Tất cả đều đúng.
Câu 12: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) < 0
Những thay đổi nào sau đây làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận?
A. Giảm áp suất. B. Tăng nhiệt độ.
C. Tăng nồng độ các chất N2 và H2. D. Tăng nồng độ NH3.
Câu 13: Cho các phản ứng sau:
1. H2(k) + I2(r) 2 HI(k), >0 2. 2NO(k) + O2(k) 2 NO2 (k), <0
3. CO(k) + Cl2(k) COCl2(k), <0 4. CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k), >0
Khi tăng nhiệt độ hoặc áp suất các cân bằng nào trên đây đều chuyển dịch theo chiều thuận?
A. 1,2. B. 1,3,4. C. 2,4. D. tất cả đều sai.
Câu 14: Phản ứng phân huỷ hidro peoxit có xúc tác được biểu diễn: 2 H2O2 2 H2O + O2. Những yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là:
A. Nồng độ H2O2. B. Nồng độ của H2O. C. Nhiệt độ. D. Chất xuc tác MnO2.
Câu 15: Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng: H2(k) + Cl2(k) 2HCl, <0
Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng
A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ H2. D. Nồng độ Cl2.
Câu 16: Cho phản ứng: A (k) + B (k) C (k) + D (k) ở trạng thái cân bằng.
Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, nguyên nhân nào sau đây làm nồng độ khí D tăng?
A. Sự tăng nồng độ khí C. B. Sự giảm nồng độ khí A.
C. Sự giảm nồng độ khí B. D. Sự giảm nồng độ khí C.
Câu 17: Cho phản ứng thuận nghịch: 2 HgO(r) 2 Hg(l) + O2(k), >0
Để thu được lượng oxi lớn nhất cần phải:
A. Cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, áp suất cao.
B. Cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, áp suất thấp.
C. Cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp.
D. Cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, áp suất cao.
Câu 18: Sự tăng áp suất có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng hoá học của phản ứng:
H2(k) + Br2(k) 2HBr(k)
A. Cân bằng chuyển dịch sang chiều nghịch. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
C. Phản ứng trở thành một chiều. D. Cân bằng không thay đổi.
Câu 19: Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ dịch chuyển về bên phải nếu tăng áp suất:
A. 2H2(k) + O2(k) 2H2O(k). B. 2SO3(k) 2SO2(k) + O2(k).
C. 2NO(k) N2(k) + O2(k). D. 2CO2(k) 2CO(k) + O2(k).
Câu 20: Khi tăng áp suất, phản ứng nào không ảnh hưởng tới cân bằng:
A. N2 + 3H2 → 2NH3. B. 2CO + O2 → 2CO2. C. H2 + Cl2 → 2HCl. D. 2SO2 + O2 → 2SO3
Mức độ vận dụng
Câu 21: Cho phản ứng thuận nghịch: 4HCl + O2 (k) 2H2O + 2Cl2
Tác động nào sẽ ảnh hướng tới sự tăng nồng độ clo (phản ứng theo chiều thuận).
A. Tăng nồng độ O2. B. Giảm áp suất chung.
C. Tăng nhiệt độ bình phản ứng. D. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 22: Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2(k) 2NH3 (k) + Q; DH = -92kJ (phản ứng toả nhiệt)
Khi tăng áp suất thì cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều:
A. Nghịch. B. Thuận. C. Không chuyển dịch. D.Không xác định được
Câu 23: Phản ứng tổng hợp amoniac là: N2 (k) + 3H2(k) 2NH3 (k) + Q; DH = -92kJ
Yếu tố không giúp tăng hiệu suất tổng hợp amoniac là:
A. Lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng. C. Tăng áp suất.
B. Bổ sung thêm khí nitơ vào hỗn hợp phản ứng. D. Tăng nhiệt độ.
Câu 24: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng: H2 (k) + Cl2 (k) 2HCl (k) + nhiệt (ΔH < 0)
Cân bằng sẽ chuyển dịch về bên trái, khi tăng:
A. Nhiệt độ. B. áp suất. C. Nồng độ khí H2. D. Nồng độ khí Cl2.
Câu 25: Có sự cân bằng trạng thái vật lí ở áp suất 1 atm: H2O (r) H2O (l). Ở nhiệt độ nào xảy ra sự cân bằng trạng thái?
A. -100C. B. 00C. C. 200C. D. 1000C.
Câu 26: Cho phản ứng: N2 + 3H2 2NH3 + Q hay H < 0 ( phản ứng toả nhiệt ). Khi giảm thể tích của hệ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nào?
A. Chiều thuận. B. Không thay đổi. C. Chiều nghịch. D. Không xác định được.
Câu 27: Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 2NH3 (k); ΔH= -92J
Sẽ thu được nhiều khí NH3 nếu:
A. Giảm nhiệt độ và áp suất. B. Tăng nhiệt độ và áp suất.
C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. D. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Câu 28: Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: 2 SO2 + O2 🡪 2 SO3 (k) < 0
Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:
A. Giảm nồng độ của SO2. C. Tăng nồng độ của O2.
B. Tăng nhiệt độ lên rất cao. D. Giảm nhiệt độ xuống rất thấp.
Câu 29: Phản ứng sản suất vôi: CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k) ΔH > 0
Biện pháp kỹ thuật tác động vào quá trình sản xuất để tăng hiệu suất phản ứng là:
A. Giảm nhiệt độ. B. Tăng áp suất.
C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất khí CO2. D. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất khí CO2.
Câu 30: Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: 2 SO2 + O2 2SO3 (k) < 0. Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:
A. Giảm nồng độ của SO2. B. Tăng nồng độ của O2.
C. Tăng nhiệt độ lên rất cao. D. Giảm nhiệt độ xuống rất thấp
Câu 31: Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) < 0
Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải:
A. Giảm nhiệt độ và áp suất. B. Tăng nhiệt độ và áp suất.
C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. D. Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất.
Câu 32: Cho phản ứng sau ở trang thái cân bằng:
H2 (k) + F2 (k) 2HF (k) < 0. Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học?
A. Thay đổi áp suất. B. Thay đổi nhiệt độ.
C. Thay đổi nồng độ khí H2 hoặc F2. D. Thay đổi nồng độ khí HF.
Câu 33: Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: H2 (k) + I2 (k) 2HI (k)
Biểu thức của hằng số cân bằng của phản ứng trên là:
A. KC = . B. KC = . C. KC = . D. KC =
Mức độ vận dụng cao
Câu 34: Trộn 2 mol khí NO và một lượng chưa xác định khí O2 vào trong một bình kín có dung tích 1 lít ở 40oC. Biết: 2 NO(k) + O2 (k) 2NO2 (k)
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, ta được hỗn hợp khí có 0,00156 mol O2 và 0,5 mol NO2. Hằng số cân bằng K lúc này có giá trị là:
A. 4,42. B. 40,1. C. 71,2. D. 214
Câu 35: Cho phản ứng: 2 SO2(k) + O2(k) 2SO3 (k)
Số mol ban đầu của SO2 và O2 lần lượt là 2 mol và 1 mol. Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng (ở một nhiệt độ nhất định), trong hỗn hợp có 1,75 mol SO2. Vậy số mol O2 ở trạng thái cân bằng là:
A. 0 mol. B. 0,125 mol. C. 0,25 mol. D. 0,875 mol
Câu 36: Khi phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) đạt đến trạng thái cân bằng thì hỗn hợp khí thu được có thành phần: 1,5 mol NH3, 2 mol N2 và 3 mol H2. Vậy số mol ban đầu của H2 là:
A. 3 mol. B. 4 mol. C. 5,25 mol. D. 4,5 mol.
Câu 37: Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng: 4 NH3 (k) + 3 O2 (k) 2 N2 (k) + 6 H2O(h) <0
Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi:
A. Tăng nhiệt độ. B. Thêm chất xúc tác. C. Tăng áp suất. D. Loại bỏ hơi nước.
Câu 38: Cho phản ứng: 2 CO CO2 + C
Nồng độ của cacbon oxit tăng lên bao nhiêu lần để cho tốc độ phản ứng tăng lên 8 lần?
A. 2. B. 2. C. 4. D. 8
Câu 39: Cho phản ứng:: 2 SO2 + O2 2SO3
Vận tốc phản ứng thay đổi bao nhiêu lần nếu thể tích hỗn hợp giảm đi 3 lần?
A. 3. B. 6. C. 9. D. 27.
Câu 40: Cho phản ứng: A + 2B C
Nồng độ ban đầu của A là 0,8 mol/l, của B là 1 mol/l
Sau 10 phút, nồng độ của B còn 0,6 mol/l. Vậy nồng độ của A còn lại là:
A. 0,4. B. 0,2. C. 0,6. D. 0,8.
Câu 41: Cho phản ứng A + B = C
Nồng độ ban đầu của A là 0,1 mol/l, của B là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B chỉ còn 20% nồng độ ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng là:
A. 0,16 mol/l.phút. B. 0,016 mol/l.phút. C. 1,6 mol/l.phút. D. 0,106 mol/l.phút
Câu 42: Cho phản ứng: 2 SO2 + O2 2SO3
Tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần khi:
A. Tăng nồng độ SO2 lên 2 lần. B. Tăng nồng độ SO2 lên 4 lần.
C. Tăng nồng độ O2 lên 2 lần. D. Tăng đồng thời nồng độ SO2 và O2 lên 2 lần
Câu 43: Cho phản ứng: 2 NaHCO3 (r) Na2CO3 (r) + CO2(k) + H2O (k) = 129kJ
Phản ứng xảy ra theo chiều nghịch khi:
A. Giảm nhiệt độ. B. Tăng nhiệt độ. C. Giảm áp suất.D. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất
Câu 45: Cho phản ứng: H2 + I2 2HI
Ở toC, hằng số cân bằng của phản ứng bằng 40.
Nếu nồng độ ban đầu của H2 và I2 đều bằng 0,01 mol/l thì % của chúng đã chuyển thành HI là:
A. 76%. B. 46%. C. 24%. D. 14,6%.
Câu 44: Cho phương trình phản ứng: 2SO2 + O2 2SO3 + Q; ΔH < 0
Để tạo ra nhiều SO3 thì điều kiện nào không phù hợp?
A. Tăng nhiệt độ. B. Tăng áp suất bình thường.
C. Lấy bớt SO3 ra. D. Tăng nồng độ O2.
Câu 45: Cho cân bằng hoá học: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ΔH < 0
Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch theo chiều thuận nếu:
A. Tăng nhiệt độ. B. Giảm áp suất của hệ.
C. Giảm nồng độ của SO2. D. Tăng nồng độ của SO2.
Câu 46: Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k)
Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận
A. tăng lên 8 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 6 lần. D. tăng lên 2 lần.
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Kể tên một số phản ứng thuận nghịch (xảy ra theo hai chiều ngược nhau)?
2. Cho phản ứng sau: 2NO2 (k) ⮀ N2O4 (k)
(màu nâu đỏ) (không màu)
Quan sát video thí nghiệm và trả lời các câu hỏi:
- So sánh màu giữa các ống nghiệm.
- Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1:
a. Mở nắp lọ đựng oxi già. Nêu hiện tượng. Viết PTHH.
b. Có thể điều chế được H2O2 bằng cách cho O2 phản ứng với H2O được không?
Câu 2: Viết PTHH xảy ra khi hòa tan Cl2 vào nước?
Câu 3: Xét phản ứng H2 + I2 ⮀ 2HI
- Tốc độ của phản ứng: H2 + I2 → 2HI và tốc độ của phản ứng: 2HI → H2 + I2 thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng các phản ứng trên theo thời gian. Nhận xét.
- Tại thời điểm tốc độ phảnứng của hai phản ứng bằng nhau thì nồng độ của các chất thay đổi như thế nào ?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở) 1. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê Một phản ứng . . . . . . . . đang ở trạng thái. . . . . . . . khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi . . . . . . . . , . . . . . . . . , . . . . . . . . thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm . . . . . . . . tác động bên ngoài đó. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học a. Ảnh hưởng của nồng độ (Nhóm 1) Nghiên cứu cân bằng trong bình kín, ở nhiệt độ cao không đổi C (r) + CO2 (k) ⮀ 2CO (k) + Thêm hoặc bớt lượng khí CO2 vào hệ: Tăng [CO2] → CBCD theo làm . . . . . . . . [CO2]: Chiều . . . . . . . . Giảm [CO2] → CBCD theo làm . . . . . . . . [CO2]: Chiều . . . . . . . . Giải thích: Khi tăng [CO2] → vt ... vn, nhưng ở TTCB vt = vn nên CO2 thêm vào sẽ . . . . . . . . hay CBCD theo chiều làm . . . . . . . . [CO2]: Chiều. . . . . . . . + Thêm lượng C (rắn) vào hệ → CB . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b. Ảnh hưởng của áp suất (Nhóm 2) Nghiên cứu cân bằng sau trong xi lanh kín có pít tông, ở nhiệt độ thường và không đổi N2O4 (k) ⮀ 2NO2 (k) (không màu) (màu nâu đỏ) Nhiệm vụ: Quan sát hình 7.6 trang 159 SGK và đọc các thông tin mục 2 trang 159. HS được kiểm nghiệm thông qua thí nghiệm và mô phỏng thí nghiệm. + Đẩy pít tông vào → . . . . . . . . p → màu nâu đỏ . . . . . . . dần → số mol khí NO2 . . . . . . ., số mol khí N2O4 . . . . . . . → CBCD theo làm . . . . . . . p, tức . . . . . . . số mol khí: Chiều . . . . . . . . + Kéo từ từ pít tông ra → . . . . . . . p → màu nâu đỏ . . . . . . . dần → CBCD theo làm . . . . . . . p, tức . . . . . . . số mol khí: Chiều . . . . . . . Lưu ý: Khi hệ cân bằng có số mol khí ở hai vế của phương trình hóa học bằng nhau hoặc không có chất khí, tức ∆n = . . . . . . . thì . . . . . . . . VD: Xét hệ cân bằng CO (k) + H2O (k) ⮀ CO2 (k) + H2 (k) ∆H < 0 c. Ảnh hưởng của nhiệt độ (Nhóm 3) N2O4 (k) ⮀ 2 NO2 (k) ∆H > 0 (chiều thuận: thu nhiệt) (không màu) (màu nâu đỏ) Nhiệm vụ: Quan sát hình 7.5 trang 158 SGK và đọc các thông tin mục 3 trang 161. HS được kiểm nghiệm thông qua thí nghiệm. | |||||
Cách tiến hành | Hiện tượng | Kết luận | |||
- Một ống để đối chứng. - Ngâm một ống vào cốc nước đá khoảng 40s, so sánh màu nâu đỏ với ống đối chứng. - Đun nóng một ống khoảng 30s, so sánh màu nâu đỏ với ống đối chứng. | - . . . . . . . . . . . . . . . - . . . . . . . . . . . . . . . | . . . . . . . nhiệt độ, CBCD theo chiều làm . . . . . . . lượng NO2 → Chiều . . . . . . . → Chiều phản ứng . . . . nhiệt (∆H .... 0) | |||
d. Vai trò của chất xúc tác (Nhóm 4) Trả lời các câu hỏi sau: - Chất xúc tác có vai trò gì đối với tốc độ phản ứng? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Xét hệ cân bằng có vt = vn, chất xúc tác có vai trò gì, thay đổi chiều chuyển dịch cân bằng như thế nào? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KẾT LUẬN | |||||
Nồng độ | Tăng | Cân bằng chuyển dịch theo chiều | ........... nồng độ | ||
Giảm | ........... nồng độ | ||||
Áp suất | Tăng | ........... số mol khí | |||
Giảm | ........... số mol khí | ||||
Nhiệt độ | Tăng | ........... nhiệt | |||
Giảm | ........... nhiệt | ||||
Chất xúc tác | . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Đóng vai trò là nhà tổng hợp vô cơ, hãy thiết kế cho phản ứng tổng hợp SO3 và NH3 sao cho hiệu suất cao nhất theo hai cân bằng sau:
2SO2 (k) + O2 (k) ⮀ 2SO3 (k) ∆H = -198 kJ
N2 (k) + 3H2 (k) ⮀ 2NH3 (k) ∆H = -92 kJ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu 1: Cân bằng hóa học là một trạng thái của phản ứng thuận nghịch mà: A. Tốc độ phản ứng thuận bằng hai lần tốc độ phản ứng nghịch. B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. C. Tốc độ phản ứng thuận bằng nửa tốc độ phản ứng nghịch. D. Tốc độ phản ứng thuận bằng k lần tốc độ phản ứng nghịch. Câu 2: Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do: A. không cần có tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng. B. tác động từ các yếu tố bên ngoài lên cân bằng. C. tác động từ các yếu tố bên trong lên cân bằng. D. CBHH tác động lên các yếu tố bên ngoài. Câu 3: Cho cân bằng sau: N2 (k) + O2 (k) ⮀ 2NO (k); ∆H > 0. Cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng: A. Nhiệt độ và nồng độ. B. Áp suất và nồng độ. C. Nhiệt độ và chất xúc tác. D. Chất xúc tác và nhiệt độ. Câu 4: Cho phản ứng N2 (k) + 3H2 (k) ⮀ 2NH3 (k). Khi cân bằng được thiết lập thì [N2] = 0,65M; [H2] = 1,05M; [NH3] = 0,3M. Nồng độ ban đầu của H2 là: A. 1,05M. B. 1,5M. C. 0,95M. D. 0,4M. Câu 5: Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín: CO (k) + H2O (k) ⮀ CO2 (k) + H2 (k) ∆H > 0 Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào khi thực hiện một trong các biến đổi sau? a. Tăng nhiệt độ của phản ứng. b. Thêm lượng khí CO2 vào. c. Thêm lượng khí CO vào. Tăng áp suất chung của hệ. |
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết)
Họ và tên giáo viên………………………
Tiết 61, 62, 63: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Ôn tập và kiểm tra các nội dung: halogen, oxi-lưu huỳnh, axit sunfuric, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng….
- Giải nhanh và chính xác các bài tập trắc nghiệm
- Giải các BT tự luận
2. Phẩm chất:
- Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học.
3. Năng lực
+ Luyện cách giải bài tập trắc nghiệm , tự luận
II. KIẾN THỨC CẦN NẮM: Ôn tập theo đề cương
Hoạt động 1: HALOGEN VÀ HỢP CHẤT
Hoạt động 2: NHÓM OXI
Hoạt động 3: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: đề kiểm tra và đáp án. 4 đề trắc nghiệm và tự luận khác nhau. (kèm theo)
2. Chuẩn bị của học sinh: nội dung kiến thức chuyên đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: điểm danh hs trong lớp.
2. Ma trận đề, đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm (kèm theo)
VI. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
LỚP | GIỎI | KHÁ | TRUNG BÌNH | YẾU | KÉM | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
10A7 | ||||||||||
10A9 |
Ngày …. tháng …. năm ….
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN