Đề thi hk2 vật lí 6 năm học 2020-2021 trường thcs thượng hóa có đáp án

Đề thi hk2 vật lí 6 năm học 2020-2021 trường thcs thượng hóa có đáp án

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi hk2 vật lí 6 năm học 2020-2021 trường thcs thượng hóa có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TRƯỜNG THCS THƯỢNG HÓA

TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021

MÔN: VẬT LÍ 6

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Em hãy khoanh tròn trước chữ cái của câu trả lời em cho là đúng

Câu 1: Sự nóng chảy là quá trình:

A. Chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. B. Chuyển từ thể lỏng sang thế khí.

C. Chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. D. Chuyển từ thể rắn sang thể khí.

Câu 2: Trong thời gian nóng chảy và đông đặc nhiệt độ của đá lạnh:

A.Không tăng B. Không giảm

C. Chỉ tăng khi nóng chảy D. Không thay đổi.

Câu 3: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách nào sau đây là đúng?

A. Rắn, khí, lỏng. B. Rắn, lỏng, khí.

C. Khí, rắn, lỏng. D. Lỏng, khí, rắn.

Câu 4: Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng

A. Các chất nở ra khi nóng lên.

B. Các rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Câu 5: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để 1 khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa 2 thanh ray?

A. Vì không thể hàn 2 thanh ray được.

B. Để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.

C. Khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra.

D. Chiều dài thanh ray không đủ.

Câu 6: Trong các so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng

  1. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
  2. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
  3. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
  4. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

Câu 7: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi

A Nước trong cốc càng nhiều. B Nước trong cốc càng ít.

C Nước trong cốc càng nóng. D Nước trong cốc càng lạnh.

Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ ?

  1. Sương đọng trên lá cây. B. Sự tạo thành sương mù.

C. Sự tạo thành hơi nước D. Sự tạo thành mây.

Câu 9: Người ta dùng cách nào sau đây để mở nút thủy tinh của một chai thủy tinh bị kẹt?

A. Hơ nóng nút chai. B. Hơ nóng đáy chai

C.Hơ nóng thân chai. D. Hơ nóng cổ chai.

Câu 10: Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau là bảng khô vì :

A. Sơn trên bảng hút nước C. Nước trên bảng bay hơi vào không khí

B. Nước trên bảng chảy xuống đất D. Gỗ làm bảng hút nước

Câu 11: Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để

A. Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây

B. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây

C. Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn

D. Đỡ tốn diện tích đất trồng

Câu 12: Vì sao trên núi cao ta không thể luộc được quả trứng chín?

  1. Trên cao gió nhiều, nước mau nguội nên trứng không chín được.
  2. Trên cao gió nhiều, sức nóng của lửa không đủ để làm nước nóng lên, nên trứng không chín.
  3. Lên cao, áp suất không khí giảm nên nhiệt độ sôi của nước giảm, do đó trứng không chín.
  4. Đáp án A và C đúng.

II Tự luận: ( 7,0 điểm)

Câu 13: (1,5 điểm)

a. Nêu công dụng của nhiệt kế? Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

b. Tại sao nhiệt kế y tế lại có một chỗ thắt ở gần bầu thủy ngân?

Câu 14: (1,5 điểm)

a. So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí.

b. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra?

Câu 15: (3,0 điểm)

a. Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Cho ví dụ minh họa.Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b. T¹i sao khi bá hoa qu¶, thùc phÈm vµo tñ l¹nh ng­ưêi ta thư­êng gãi kÝn chóng l¹i.

Câu16: (1,0 điểm) Trong hơi thở của con người luôn có hơi nước. Tại sao ta chỉ thấy hơi thở của người vào những ngày thời tiết rất lạnh?

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐÁP ÁN

C

D

B

D

C

D

C

D

D

C

C

C

PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)

CÂU

ĐÁP ÁN

BIỂU ĐIỂM

13

(1,5 điểm)

a. Công dụng của nhiệt kế: Dùng để đo nhiệt độ.

Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

b. Ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà chúng ta có thể đọc được nhiệt độ cơ thể.

0,25 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

14

(1,5 điểm)

a. Giống nhau: Các chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Khác nhau:

- Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.

- Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau.

- Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất.

b. Nút bình thủy bật ra do không khí lọt vào, bình nóng lên nở ra gây ra một lực làm nút bình bật ra .

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

15 (3,0 điểm)

a. - Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

- Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

- Lấy đúng ví dụ cho từng khái niệm.

- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Nhiệt độ.

+ Gió.

+ Diện tích mặt thoáng

b. - Tủ lạnh có nhiệt độ thấp, phần lớn hơi nước đều ngưng tụ, vì thế độ ẩm trong tủ lạnh thấp.

- Khi ta bỏ rau quả vào tủ, nếu không gói kín chúng lại thì rau quả bị bay hơi nước dẫn đến héo úa. Mặt khác hơi từ thực phẩm sẽ làm cho tủ lạnh có mùi hôi.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,75 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

16 (1,0 điểm)

Khi ta thở, chất khí từ phổi ra ngoài trời, hơi nước trong khí thở ra, gặp lạnh mới ngưng tụ lại thành những hạt rất nhỏ và ta có thể nhìn thấy được.

Ngày trời nóng thì hơi nước trong khí chúng ta thở ra không ngưng tụ nên không thấy được.

0,5 điểm

0,5 điểm