Các kiến thức cần nhớ về thấu kính lý 11

Các kiến thức cần nhớ về thấu kính lý 11

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Các kiến thức cần nhớ về thấu kính lý 11

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KIẾN THỨC CẦN NHỚ VỀ THẤU KÍNH

VẬT LÍ 11

1. Thấu kính

Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu.

Có 2 loại:

- Thấu kính rìa (mép) mỏng.

- Thấu kính rìa (mép) dày.

STUDY TIP

Trong không khí, thấu kính mép mỏng là thấu kính hội tụ, thấu kính mép dày là thấu kính phân kỳ.

2. Đường đi của tia sáng qua thấu kính

- Tia sáng qua quang tâm O thì không đổi phương.

- Tia sáng song song với trục chính cho tia ló (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm ảnh chính.

- Tia sáng (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm vật chính cho tia ló song song trục chính.

3. Tiêu cự, Mặt phẳng tiêu diện

Tiêu cự

Quy ước: Thấu kính hội tụ thì , thấu kính phân kỳ thì .

Mặt phẳng tiêu diện:

+ Các tiêu điểm vật phụ ở trên mặt phẳng tiêu diện vật vuông góc với trục chính tại F.

+ Các tiêu điểm ảnh phụ ở trên mặt phẳng tiêu diện ảnh vuông góc với trục chính tại .

4. Các công thức về thấu kính

a. Tiêu cự - Độ tụ

Tiêu cự là trị số đại số f của khoảng cách từ quang tâm O đến các tiêu điểm chính với quy ước:

STUDY TIP

với thấu kính hội tụ.

với thấu kính phân kì.

Độ tụ là khả năng hội tụ hay phân kì chùm tia sáng của thấu kính. Độ tụ D xác định bởi công thức

Độ tụ

(f : mét (m); D : điốp (dp))

( : mặt lồi/ : mặt lõm/ : mặt phẳng) / f : mét (m); D : điốp (dp))

b. Công thức thấu kính

Công thức về vị trí ảnh – vật

Quy ước: vật thật, ảo

với quy ước:

c. Công thức về hệ số phóng đại ảnh

Hệ số phóng đại ảnh

hoặc

STUDY TIP

: ảnh, vật cùng chiều; : ảnh, vật ngược chiều

: ảnh cao hơn vật, : ảnh thấp hơn vật

d. Hệ quả

Công thức khoảng cách vật và ảnh: .

trong đó: Nếu vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì

Nếu vật ảo qua thấu kính cho ảnh ảo thì

Trường hợp khác thì thường chia thành hai trường hợp.

Tỉ lệ về diện tích của vật và ảnh:

Điều kiện để vật thật qua thấu kính cho ảnh thật là:

Vật AB đặt cách màn một khoảng L, có hai vị trí của thấu kính cách nhau l sao cho AB qua thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn thì tiêu cự thấu kính tính theo công thức:

Nếu có các thấu kính ghép sát nhau thì công thức tính độ tụ tương đương là:

5. Khái niệm về vật và ảnh

* Vật: Là giao của chùm tia tới, chiếu tới dụng cụ

Vật thật: chùm tới là chùm phân kì

Vật ảo: chùm tới là chùm hội tụ

* Ảnh: Là giao của chùm tia ló khỏi dụng cụ

Ảnh thật: chùm ló là chùm hội tụ

Ảnh ảo: chùm ló là chùm phân kì

6. Tính chất ảnh của một vật qua thấu kính (chỉ xét vật thật)

Với thấu kính hội tụ:

Nếu cho ảnh thật:

- Ảnh thật ngược chiều vật (hứng được trên màn)

- Ảnh thật: + nhỏ hơn vật nếu

+ lớn hơn vật nếu

+ bằng vật nếu

Nếu cho ảnh ảo: ảnh ảo luôn cùng chiều vật và lớn hơn vật.

Với thấu kính phân kì:

Ảnh luôn là ảnh ảo, cùng chiều vật và nhỏ hơn vật.

7. Cách vẽ đường đi của tia sáng

* Sử dụng các tia đặc biệt sau:

- Tia tới đi song song với trục chính thì tia ló (hoặc đường kéo dài tia ló) sẽ đi qua tiêu điểm ảnh chính.

- Tia tới (hoặc đường kéo dài tia tới) đi qua tiêu điểm vật chính thì tia ló sẽ song song với trục chính.

Tải tài liệu này file docx word pdf