Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
TUẦN 34
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH
Bài 29: BÁC SĨ Y-ÉC-XANH (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Bác sĩ Y- éc- xanh”.
- Biết đọc lời đối thoại của các nhân vật phù hợp với ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Biết thêm một số thông tin về bác sĩ Y-éc-xanh (quốc tịch, nghề nghiệp, nơi làm việc, phẩm chất tốt đẹp,...)
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện dựa vào nội dung và tranh minh họa câu chuyện: Vì trách nhiệm, bổn phận với ngôi nhà chung Trái Đất, bác sĩ Y-éc-xanh đã phải xa gia đình, Tổ quốc của mình đến giúp đỡ nhân dân Việt Nam.
- Nói và nghe về người nổi tiếng.
- Hình thành ý thức về bổn phận, trách nhiệm của người công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung Trái Đất.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có ý thức cống hiến, biết yêu thương đồng loại
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý những người làm nghề y qua câu chuyện.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc thầm đoạn 1 và trả lời những điều mọi người cần làm cho Trái Đất? Đó là những điều gì? + Câu 2: Đọc đoạn 2 và trả lời chúng ta cần phải làm gì để cứu sinh vật biển? - GV cho HS nghe bài hát: “Tấm lòng người thầy thuốc” - GV yêu cầu HS giới thiệu với bạn về người làm nghề y mà em biết. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi + Trả lời: Có ba điều cần làm cho Trái Đất: không vứt rác bừa bãi, không dùng túi ni lông, không lãng phí thức ăn. + Trả lời theo cách hiểu riêng của bản thân: không vứt túi ni lông xuống biển.... - HS lắng nghe. - Một số HS nêu về người làm nghề y mà em đã biết. - HS chú ý |
2. Khám phá. - Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Bác sĩ Y- éc- xanh”. - Biết đọc lời đối thoại của các nhân vật phù hợp với ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Biết thêm một số thông tin về bác sĩ Y-éc-xanh (quốc tịch, nghề nghiệp, nơi làm việc, phẩm chất tốt đẹp,...) - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện dựa vào nội dung và tranh minh họa câu chuyện: Vì trách nhiệm, bổn phận với ngôi nhà chung Trái Đất, bác sĩ Y-éc-xanh đã phải xa gia đình, Tổ quốc của mình đến giúp đỡ nhân dân Việt Nam. - Nói và nghe về người nổi tiếng. - Hình thành ý thức về bổn phận, trách nhiệm của người công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung Trái Đất. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. + Lời bà khách thể hiện thái độ kính trọng + Lời Y-éc-xanh chậm rãi như kiên quyết, giàu nhiệt huyết. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến những bệnh nhiệt đới. + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến làm bà chú ý. + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến không có tổ quốc + Đoạn 4: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (Y-éc-xanh, sờn, ủi, đỡ, lẫn..) - Luyện đọc câu dài: + Bà khách/ ao ước gặp bác sĩ Y-éc-xanh/phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch,/ phần vì tò mò. // Bà muốn biết điều gì /khiến ông ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này /để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.// + Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ/ không là ủi,/ trông ông /như một khách đi tàu/ ngồi toa hạng ba.// - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Đọc đoạn 1 và cho biết Y-éc-xanh là ai. Vì sao bà khách ao ước gặp ông? + Câu 2: Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà khách? + Câu 3: Câu nói nào của Y-éc-xanh cho thấy ông là người rất yêu nước Pháp, Tổ quốc của ông? + Câu 4: Câu nói: “Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau.” Cho thấy Y-éc-xanh là người như thế nào? + Câu 5: Em hãy nói 1-2 câu thể hiện lòng biết ơn với bác sĩ Y-éc-xanh. - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV Chốt: Bài văn cho biết vì trách nhiệm, bổn phận với ngôi nhà chung Trái Đất, bác sĩ Y-éc-xanh đã phải xa gia đình, Tổ quốc của mình đến giúp đỡ nhân dân Việt Nam. 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. | - HS lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu dài. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS lắng nghe - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Y-éc-xanh là người đã tìm ra vi trùng dịch hạch. Bà khách ao ước gặp ông phần vì ngưỡng mộ, phần vì tò mò muốn biêt điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới. + Y-éc-xanh khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà khách, ông mặc bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông giống một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. + Tôi là người Pháp mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có tổ quốc. + HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình: Cho thấy Y-éc-xanh là người rất có ý thức về trách nhiệm và bổn phận của mỗi người trong ngôi nhà Trái Đất. + HS tự nêu câu theo ý kiến riêng: - Thưa bác sĩ!Chúng cháu rất cảm ơn bác đã đến giúp đỡ nhân dân Việt Nam. - Thưa bác sĩ! Chúng cháu vô cùng biết ơn bác. - HS nêu theo hiểu biết của mình. -2-3 HS nhắc lại - HS lắng nghe - HS đọc |
3. Nói và nghe: Người nổi tiếng - Mục tiêu: + Nói và nghe về người nổi tiếng. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
3.1. Hoạt động 3: Em biết những người nổi tiếng nào? Nói điều em biết về một trong những người đó? - GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung. - GV hướng dẫn mẫu bằng cách nói về An-đéc-xen - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về người nổi tiếng và những điều em biết về họ. - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nận xét, tuyên dương. 3.2. Hoạt động 4: Nêu cảm nghĩ của em về một người nổi tiếng - GV gọi HS đọc yêu cầu trước lớp. - GV hướng dẫn nêu bằng các câu hỏi gợi ý: + Tên người đó là ai? + Người đó ở nước nào? + Thành tích nổi bật của người đó là gì? + Em có cảm nhận gì về người nổi tiếng đó? - GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý và cảm nghĩ về những người nổi tiếng. - Mời các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. | - 1 HS đọc to chủ đề: Người nổi tiếng + Yêu cầu: Em biết những người nổi tiếng nào? Nói điều em biết về một trong những người đó? - HS lắng nghe - HS sinh hoạt nhóm và trao đổi với bạn về người nổi tiếng và những điều em biết về họ. - HS kể về về người nổi tiếng và những điều mình biết về họ. - HS chú ý - 1 HS đọc yêu cầu: Nêu cảm nghĩ của em về một người nổi tiếng - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi - HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video giới thiệu về một người nổi tiếng và công việc của họ. + GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video nói đến người nổi tiếng nào? + Việc làm của họ là gì? Có ích cho xã hội không? - Nhắc nhở các em cố gắng chăm ngoan học tập thật tốt để sau này trở thành người có ích cho xã hội. - Nhận xét, tuyên dương | - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
Nghe – Viết: BÁC SĨ Y-ÉC-XANH (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Bác sĩ Y-éc-xanh” trong khoảng 15 phút.
- Biết cách trình bày đoạn văn, biết viết hoa chữ cái đầu tên bài học và đầu các câu văn.
- Làm đúng các bài tập chính tả viết hoa tên riêng nước ngoài.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1,2: Xem tranh đoán tên người nổi tiếng - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi - HS trả lời - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Viết đúng chính tả bài thơ em yêu mùa hè trong khoảng 15 phút. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân) - GV giới thiệu nội dung: Đoạn văn nói về lí do bác sĩ Y-éc-xanh chọn Việt Nam làm nơi sinh sống và lam việc. Qua đó thấy được tình cảm của Bác sĩ Y-éc-xanh dành cho ngôi nhà chung Trái Đất. - GV đọc toàn đoạn văn. - Mời 2 HS đọc đoạn văn. - GV hướng dẫn lại cách viết đoạn văn: + Viết hoa tên bài và các chữ đầu câu. + Giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy. + Viết dấu gạch ngang trước lời thoại của nhân vật. + Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: Trái Đất, Nha Trang, ... - GV đọc từng câu của đoạn văn cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi. - GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau. - GV nhận xét chung. 2.2. Hoạt động 2: Tìm tên người nước ngoài viết đúng và chép vào vở (làm việc nhóm 2). - GV mời HS nêu yêu cầu. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát các tên trong SGK, đọc và tìm tên người nước ngoài. - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. 2.3. Hoạt động 3: Tìm tên riêng địa lí nước ngoài (làm việc nhóm 4) - GV mời HS nêu yêu cầu. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm tên riêng địa lí nước ngoài. - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. 2.4. Hoạt động 4: Nêu cách sửa những tên riêng viết sai ở bài tập 2 và 3 (làm việc nhóm đôi) - GV mời HS nêu yêu cầu. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nêu cách sửa những tên riêng viết sai ở bài tập 2 và 3. - GV hướng dẫn HS nhìn vào các tên riêng viết đúng ở bài tập 2 và 3 làm mẫu để sửa lại những tên riêng đã viết sai. - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. | - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc. - HS lắng nghe. - HS viết bài. - HS nghe, dò bài. - HS đổi vở dò bài cho nhau. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu. - Kết quả: Ê-li-át, Oan Đi-xni, An-đéc-xen, Si-skin - Các nhóm nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày: Ô-lim-pi-a, Pháp, Hàn Quốc, Đan Mạch - HS lắng nghe - 1 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - HS chú ý lắng nghe - Đại diện các nhóm trình bày: Y-éc-xanh, Cô-li-a, Xơ-un, Hy Lạp - HS lắng nghe |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV gợi ý cho HS cách thực hiện ở nhà. - Hướng dẫn HS sưu tầm và đọc sách báo viết về người nổi tiếng trên thế giới. - Yêu cầu HS ghi nhớ những thông tin về người nổi tiếng. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. | - HS lắng nghe để lựa chọn. - Lên kế hoạch tìm hiểu, sưu tầm và đọc sách báo viết về người nổi tiếng trên thế giới. - Ghi nhớ những thông tin đã đọc và tìm hiểu được về người nổi tiếng đó. - HS chú ý lắng nghe. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... |
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH
Bài 30: MỘT MÁI NHÀ CHUNG (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Một mái nhà chung”.
- Ngữ điệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động.
- Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, đoạn thơ.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Hiểu nội dung bài: Mọi vật đều có mái nhà riêng nhưng đều sống chung dưới bầu trời. Vì thế hãy bảo vệ và giữ gìn mái nhà chung đó.
- Ôn lại chữ viếu hoa M,N,V kiểu 2 qua viết ứng dụng.
- Hình thành và phát triển năng lực văn học (có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); có tình yêu với thiên nhiên đất nước.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc đoạn 1 bài “Bác sĩ Y-éc-xanh” và trả lời câu hỏi : Y-éc-xanh là ai?Vì sao bà khách ao ước gặp ông? + GV nhận xét, tuyên dương. + Câu 2: Đọc đoạn 4 bài “Bác sĩ Y-éc-xanh” và nêu nội dung bài. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi. + Đọc và trả lời câu hỏi: Y-éc-xanh là người đã tìm ra vi trùng dịch hạch. Bà khách ao ước gặp ông phần vì ngưỡng mộ, phần vì tò mò muốn biêt điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới. + Đọc và trả lời câu hỏi: Bài văn cho biết vì trách nhiệm, bổn phận với ngôi nhà chung Trái Đất, bác sĩ Y-éc-xanh đã phải xa gia đình, Tổ quốc của mình đến giúp đỡ nhân dân Việt Nam. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Một mái nhà chung”. - Ngữ điệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động. - Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, đoạn thơ. - Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ. - Hiểu nội dung bài: Mọi vật đều có mái nhà riêng nhưng đều sống chung dưới bầu trời. Vì thế hãy bảo vệ và giữ gìn mái nhà chung đó. - Ôn lại chữ viếu hoa M,N,V kiểu 2 qua viết ứng dụng. - Hình thành và phát triển năng lực văn học (có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); có tình yêu với thiên nhiên đất nước. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV giới thiệu bài đọc qua tranh minh họa: Tranh vẽ bầu trời cao xanh, ôm lấy vạn vật, từ con người đến cỏ cây, muôn loài. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. Giọng đọc thể hiện được cảm xúc tươi vui trước hình ảnh thiên nhiên. - GV dừng ở khổ thơ thứ hai và hỏi: Còn mái nhà của em có đặc điểm gì? - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, chú ý đọc đúng, rõ ràng các câu thơ. Giữa các khổ thơ, nghỉ hơi dài hơn. Giọng đọc cố gắng thể hiện thiên nhiên sinh động. - GV chia khổ thơ: (4 khổ) + Khổ 1: Từ đầu đến xanh rập rình. + Khổ 2: Tiếp theo cho đến Tròn vo bên mình. + Khổ 3: Tiếp theo cho đến Hoa giấy lợp hồng. + Khổ 4: Tiếp theo cho đến Xanh đến vô cùng. + Khổ 5: Tiếp theo cho đến Bảy sắc cầu vồng. + Khổ 6: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - Luyện đọc từ khó: dím, rập rình,… - Luyện đọc ngắt nhịp thơ: - GV giải thích thêm một số từ khó hiểu. - Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Bài thơ nhắc đến mái nhà riêng của những con vật nào? + Câu 2: Ghép tư ngữ ở A với từ ngữ ở B để nói đúng đặc điểm ngôi nhà của từng con vật? - GV hỏi thêm: Vì sao chúng lại được gọi là ngôi nhà của mỗi con vật? Điều gì xảy ra nếu các con vật đó không còn nơi để ở? + Câu 3: Giới thiệu về mái nhà riêng của các bạn nhỏ trong bài thơ. + Câu 4: Mái nhà chung của muôn loài là gì? - GV hỏi thêm: Tìm từ ngữ miêu tả bầu trời xanh – mái nhà chung của muôn vật trong bài thơ Một mái nhà chung? Vì sao bầu trời là mái nhà chung? + Câu 5: Em muốn nói điều gì với những người bạn cùng chung sống dưới mái nhà chung? - GV mời HS nêu nội dung bài thơ. - GV chốt: Mọi vật đều có mái nhà riêng nhưng đều sống chung dưới bầu trời. Vì thế hãy bảo vệ và giữ gìn mái nhà chung đó. 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng (làm việc cá nhân, nhóm 2). - GV cho HS chọn 4 khổ thơ mình thích và đọc một lượt. - GV cho HS luyện đọc theo cặp. - GV cho HS luyện đọc nối tiếp. - GV mời một số học sinh thi đọc thuộc lòng trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. | - HS lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - HS trả lời theo suy nghĩ riêng. - HS lắng nghe - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu thơ. - HS chú ý. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - 1 HS đọc toàn bài. - HS chú ý lắng nghe. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Mái nhà riêng của chim, cá, dím. ốc. + Mái nhà của chim – lợp nghìn lá biết. Mái nhà của cá- sóng xanh rập rình. Mái nhà của dím- sâu trong lòng đất. Mái nhà của ốc – tròn vo bên mình. + Vì đó là nơi ở của các con vật. + Các con vật sẽ gặp nguy hiểm. + Mái nhà của mỗi bạn nhỏ trong bài thơ rất khác nhau. Có mái nhà rợp bóng cây xanh mát của giàn gấc lúc lỉu quả chín đỏ. Có mái nhà được tô điểm bởi sắc hoa giấy rực rỡ. + Mái nhà chung của muôn loài là bầu trời xanh, xanh đến vô cùng. - HS trả lời: Các từ ngữ: xanh, xanh đến vô cùng, rực rỡ, bảy sắc cầu vồng. - Vì từ con người đến muôn vật đều sống chung dưới một bầu trời. Bầu trời ôm ấp, che chở, cung cấp không khí cho con người,loài vật và cây cối. + HS nêu theo suy nghĩ riêng: Hãy chung tay bảo vệ bầu trời vì bầu trời là mái nhà chung che chở và bảo vệ muôn loài. - HS nêu theo hiểu biết của mình. - 2-3 HS nhắc lại nội dung bài thơ. - HS chọn 4 khổ thơ và đọc lần lượt. - HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc nối tiếp. - Một số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp. |
3. Luyện viết. - Mục tiêu: + Ôn lại chữ viếu hoa M,N,V kiểu 2 qua viết ứng dụng. + Viết đúng chữ viết hoa M,N,V kiểu 2 cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa M,N,V kiểu 2. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
3.1. Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2) - GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa M,N,V kiểu 2 - GV viết mẫu lên bảng. - GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp). - Nhận xét, sửa sai. - GV cho HS viết vào vở. - GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương. 3.2. Hoạt động 5: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2). a. Viết tên riêng. - GV mời HS đọc tên riêng. - GV giới thiệu: Việt Nam là đất nước hình chữ chữ S, thuộc khu vực Đông Nam Á... - GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. b. Viết câu. - GV yêu cầu HS đọc câu. - GV giới thiệu câu ứng dụng: câu ca dao là bài ca chứa chan tình cảm, tình yêu của người miền Nam kính dâng lên Bác. Qua câu ca dao này chúng ta thấy hình ảnh Bác càng cao đẹp hơn, gần gũi hơn. Bác muôn đời là hoa sen đẹp nhất, là những gì cao quý nhất, sáng ngời nhất của nước Việt Nam. - GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: T,M, V, N, B, H. Lưu ý cách viết thơ lục bát. - GV cho HS viết vào vở. - GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn. - GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương. | - HS quan sát video. - HS quan sát. - HS viết bảng con. - HS viết vào vở chữ hoa M,N,V kiểu 2. - HS đọc tên riêng: Việt Nam. - HS lắng nghe. - HS viết tên riêng Việt Nam vào vở. - 1 HS đọc yêu câu: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe - HS viết câu thơ vào vở. - HS nhận xét chéo nhau. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh đẹp một số nơi ở Việt Nam. + GV nêu câu hỏi em thấy có những cảnh đẹp nào mà em thích ở Việt Nam? - GV hỏi: Em cần làm gì để bảo vệ những cảnh đẹp đó? - Hướng dẫn các em có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tuyên truyền với mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường. - Nhận xét, tuyên dương | - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS chú ý lắng nghe và thực hiện. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
---------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Mở rộng vốn từ về Trái Đất. Biết dựa vào tranh và mẫu gợi ý để tạo câu kể, câu hỏi. Biết dựa vào nội dung và hình thức của câu để phân biệt kiểu câu phân loại theo mục đích nói, để chuyển câu đã cho thành câu cảm hoặc câu khiến.
- Nói được nội dung tranh về Trái Đất. Viết được đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất.
- Hình thành và phát triển năng lực văn học (có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); có tình yêu với thiên nhiên đất nước.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua quan sát và tìm hiểu các hình ảnh trong bài.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc 2 khổ thơ đầu bài “Một mái nhà chung” trả lời câu hỏi: Bài thơ nhắc đến những mái nhà riêng của những con vật nào? + Câu 2: Đọc khổ thơ 4,5 bài “Một mái nhà chung” trả lời câu hỏi: Mái nhà chung của muôn loài là gì? - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia chơi. - 1 HS đọc bài và trả lời: + Bài thơ nhắc đến mái nhà của chim, cá, ốc, dím. + Mái nhà chung của muôn loài là bầu trời xanh, xanh đến vô cùng. - HS lắng nghe |
2. Khám phá. - Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ về Trái Đất. Biết dựa vào tranh và mẫu gợi ý để tạo câu kể, câu hỏi. Biết dựa vào nội dung và hình thức của câu để phân biệt kiểu câu phân loại theo mục đích nói, để chuyển câu đã cho thành câu cảm hoặc câu khiến. - Hình thành và phát triển năng lực văn học (có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); có tình yêu với thiên nhiên đất nước. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu (làm việc cá nhân, nhóm) Bài 1: Xếp những từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. (Làm việc nhóm 2) - GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc. - Mời đại diện nhóm trình bày. - Mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chốt đáp án: Bài 2: Cùng bạn hỏi- đáp về nội dung tranh. Viết vào vở câu hỏi, câu trả lời của em và bạn. (làm việc nhóm) - GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2. - GV mời HS làm mẫu trước lớp: + Cô công nhân đang làm gì? + Cô ấy đang phát cỏ. - GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ, hỏi đáp về những vật được vẽ trong tranh... - Mời HS thực hành hỏi đáp theo câu đã đặt. - Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. - GV nói thêm: Vừa rồi cả lớp đã nói cho nhau nghe về nội dung bức tranh. Những điều các em vừa trao đổi cho thấy đây là bức tranh rất đẹp, nội dung tranh vẽ về khung cảnh thiên nhiên xanh tươi và những việc làm của con người góp phần bảo vệ khung cảnh thiên nhiên ấy. Bài 3: Chuyển câu kể thành câu cảm hoặc câu khiến. (làm việc nhóm)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3. - GV làm mẫu. - GV gợi ý: câu cảm thường dùng những từ ôi, chao ôi, trời ơi đúng ở đầu câu; thế, quá, lắm đúng ở cuối câu; dấu chấm than khi kết thúc câu để bộc lộ cảm xúc. - GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 4, chuyển các câu kể a,b,c, d thành câu cảm hoặc câu khiến. - GV mời các nhóm trình bày kết quả. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV hỏi thêm: Vì sao em cho đó là câu cảm / câu khiến? - GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án | - 1 HS đọc yêu cầu bài 1 - HS làm việc theo nhóm 2. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - HS quan sát, bổ sung. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS làm mẫu trước lớp - HS thảo luận vfa thực hành hỏi – đáp. - Một số HS trình bày kết quả. - HS nhận xét bạn. - HS lắng nghe - HS đọc yêu cầu bài tập 3. - HS quan sát. - HS chú ý. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét chéo nhau. - HS trả lời theo ý kiến cá nhân. - HS chú ý lắng nghe. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
TẬP LÀM VĂN (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nói được nội dung tranh về Trái Đất. Viết được đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất.
- Đọc mở rộng bài văn, bài thơ viết về hành tinh xanh (vẻ đẹp của bầu trời, Trái Đất, trách nhiệm bảo vệ giữ gìn hành tinh xnah, sống nhân ái, hòa thuận,...)
- Hình thành và phát triển năng lực văn học (có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); có tình yêu với thiên nhiên đất nước.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua quan sát và tìm hiểu các hình ảnh trong bài.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Em hãy đặt một câu khiến để nói về trách nhiệm phải bảo vệ môi trường. + Câu 2: Em hãy đặt 1 câu cảm khi thấy một cảnh đẹp của đất nước. - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia chơi. - HS đặt câu hỏi theo yêu cầu. - HS lắng nghe |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Nói được nội dung tranh về Trái Đất. Viết được đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất. + Đọc mở rộng bài văn, bài thơ viết về hành tinh xanh (vẻ đẹp của bầu trời, Trái Đất, trách nhiệm bảo vệ giữ gìn hành tinh xnah, sống nhân ái, hòa thuận,...) + Hình thành và phát triển năng lực văn học (có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); có tình yêu với thiên nhiên đất nước. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 2: Luyện viết đoạn. Bài tập 1. Sưu tầm và chia sẻ với bạn tranh ảnh về Trái Đất. (làm việc chung cả lớp) - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về nhà chuẩn bị bức tranh, ảnh về Trái Đất ở bài học trước. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2. Từng HS nói với bạn về nội dung tranh dựa theo gợi ý. - GV gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV yêu cầu HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương và chốt đáp án. Bài tập 2: Viết đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất. (làm việc cá nhân) - GV mời HS đọc yêu cầu bài 2 và gợi ý. - GV giải đáp cho HS những thắc mắc hoặc điều chưa hiểu. - GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ và viết đoạn văn theo gợi ý vào vở. - GV yêu cầu HS trình bày đoạn văn trước lớp. - GV mời HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. Bài tập 3: Trao đổi bài làm với bạn để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay. (Làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu bài 3. - GV mời HS đọc cho các bạn nghe đoạn văn vừa viết, góp ý cho nhau về nội dung, hình thức trình bày; sửa lỗi dùng từ ngữ, lỗi viết hoa, lỗi chính tả,... - GV yêu cầu các nhóm trình bày đọc đoạn văn đã viết. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, đanh giá. - GV và cả lớp bình chọn các đoạn văn hay. GV ghi nhận, khen ngợi những đoạn văn rõ ràng về nội dung, sử dụng từ ngữ hay, viết câu chuẩn, trình bày đẹp, .... - GV yêu cầu HS tiếp tục chỉnh sửa đoạn văn theo góp ý của GV và cả lớp. | - HS đọc yêu cầu bài tập 1. - HS suy nghĩ và trả lời. - HS trình bày kết quả - HS nhận xét trình bày của bạn. - HS đọc yêu cầu bài 2. - HS suy nghĩ và viết đoạn văn vào vở. - HS trình bày kết quả. - HS nhận xét bạn trình bày. - HS đọc yêu cầu bài 3. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, điều chỉnh. |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
Bài tập 1: Tìm đọc sách báo viết về hành tinh xanh của chúng ta. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về nhà chuẩn bị sách báo viết về hành tinh xanh ở nhà. - GV cho HS đọc bài mở rộng “Ếch nhỏ và đầm lầy” trong SGK. - GV trao đổi những thông tin về bài đọc: + Tên bài đọc là gì? + Tác giả của bài đọc là ai? + Nội dung bài đọc viết về điều gì? - GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ,...viết về hành tinh xanh của chúng ta. Bài tập 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu - GV hướng dẫn HS viết những thông tin cơ bản vào phiếu đọc sách theo mẫu. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. | - HS đọc bài mở rộng. - HS trả lời. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện. - HS quan sát và thực hiện theo mẫu. - HS lắng nghe. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
-------------------------------------------------------------------