Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 32

Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 32

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 32

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 32

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH

Bài 26: NGỌN LỬA Ô-LIM-PÍCH ( (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ văn bản “Ngọn lửa Ô-lim-pích”.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được những thông tin về Đại hội thể thao Ô-lim-pích (thời gian, địa điểm tổ chức, các môn thể thao trong Đại hội,...) và ý nghĩa của ngọn lửa Ô-lim-pích.

- Hiểu nội dung bài: Thể thao có khả năng kết nối con người trên thế giới với nhau, đem lại không khí hoà bình, hữu nghị trên thế giới,...

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu thể thao, và ý thức rèn luyện thể thao để phát triển toàn diện bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Tạo ra quan hệ hoà bình, hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

–Tranh minh hoạ về giải đấu vật trong thể thao,...

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” để khởi động bài học tìm hiểu một số môn thể thao.

+ Câu 1: Hình quả bóng và cục đá

+ Câu 2: Hình cây cầu và chiếc lông chim

+ Câu 2: Hình quả bóng và cái bàn

- GV tổ chức trò chơi “Ai thông minh” để tìm hiểu bài học

+ Câu 1: Em biết cờ của những nước nào trong bức tranh?

+ Câu 2: Vì sao trong hình thi đấu thể thao này có cờ của nhiều nước?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: Môn bóng đá

+ Trả lời: Môn cầu lông

+ Trả lời: Môn bóng bàn

+ Trả lời: Nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a,

Mi-an-ma.

+ Trả lời: Hình thi đấu thể thao này có cờ của nhiều nước vì đây là giải đấu thể thao quốc tế, có nhiều nước tham gia,...).

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ văn bản “Ngọn lửa Ô-lim-pích”.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được những thông tin về Đại hội thể thao Ô-lim-pích (thời gian, địa điểm tổ chức, các môn thể thao trong Đại hội,...) và ý nghĩa của ngọn lửa Ô-lim-pích.

- Hiểu nội dung bài: Thể thao có khả năng kết nối con người trên thế giới với nhau, đem lại không khí hoà bình, hữu nghị trên thế giới,...

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến nước Hy Lạp cổ.

+ Đoạn 2:Tiếp theo đến người tứ xứ.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: trai tráng, đoạt, trưng, xung, sáng, hữu,…

- Luyện đọc câu dài: Trai tráng/ từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp/ đổ về thành phố Ô-lim-pi-a/ thi chạy,/ nhảy,/ bắn cung,/ đua ngựa,/ ném đĩa,/ ném lao,/ đấu vật,...//;

Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng/ và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu/tượng trưng cho vinh quang,/ chiến thắng.//;

Ngọn lửa/ mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới/ được thắp sáng trong giờ khai mạc,/ báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài/ theo tinh thần hoà bình và hữu nghị//.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ và ở đâu?

+ Câu 2: Những môn thể thao nào được thi đấu trong đại hội?

+ Câu 3: Khung cảnh thành phố trong những ngày diễn ra lễ hội như thế nào?

+ Câu 4: Em hãy giới thiệu về ngọn lửa Ô-lim-pích.

+ Câu 5: Theo em, vì sao nói Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Bài văn cho biết thể thao có khả năng kết nối con người trên thế giới với nhau, đem lại không khí hoà bình, hữu nghị trên thế giới,...

2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ gần 3 000 năm trước ở Hy Lạp cổ.

+ Những môn thể thao được thi đấu trong đại hội là chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,..

+ Khung cảnh thành phố trong những ngày diễn ra lễ hội rất tưng bừng, náo nhiệt nhưng cũng rất yên bình vì mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng.

+ Ngọn lửa Ô-lim-pích mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hoà bình và hữu nghị.

+ Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp vì đại hội đã đem đến cho thành phố không khí tưng bừng, náo nhiệt.

-Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp vì thông qua các môn thể thao lễ hội đã đem đến không khí hoà bình, hữu nghị cho các quốc gia trên thế giới./...

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

-2-3 HS nhắc lại

-HS đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm theo.

3. Nói và nghe: ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU

- Mục tiêu:

+ ............

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

Nghe – Viết: NGỌN LỬA Ô-LIM-PÍCH ( (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết đúng chính tả một đoạn trong bài Ngọn lửa Ô-lim-pích theo hình thức nghe – viết;

- Biết cách trình bày đoạn văn, biết viết hoa chữ cái đầu tên bài đọc và đầu các câu văn.

- Làm đúng các bài tập chính tả viết hoa tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu thể thao, và ý thức rèn luyện thể thao để phát triển toàn diện bản thân.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Em thông thái” để khởi động bài học.

+ Câu 1: Hình ảnh vận động viên bơi lội. Câu hỏi gợi ý: Đây là vận động viên nào?

+ Câu 2: : Hình ảnh vận động viên bóng đá. Câu hỏi gợi ý: Đây là cầu thủ nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: Vận động viên bơi lội Nguyễn Huy Hoàng.

+ Trả lời: Cầu thủ Nguyễn Quang Hải.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Viết đúng chính tả bài đọc Ngọn lửa ô-lim-pích trong khoảng 15 phút.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)

- GV giới thiệu nội dung: Bài văn cho biết thể thao có khả năng kết nối con người trên thế giới với nhau, đem lại không khí hoà bình, hữu nghị trên thế giới,....

- GV đọc toàn bài văn.

- Mời 4 HS đọc nối tiếp bài văn.

- GV hướng dẫn cách viết bài văn:

+ Viết hoa chữ cái đầu câu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm và viết hoa chữ viết tên riêng.

+Chữ dễ viết sai chính tả: Bảy, Hy Lạp, Ô-lim-pích, Ô-lim-pi-a.

- GV đọc từng câu cho HS viết. Câu dài cần đọc theo từng cụm từ (Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích/ đã có từ gần 3 000 năm trước/ ở nước Hy Lạp cổ.// Đại hội được tổ chức bốn năm một lần,/ vào tháng Bảy,/ thường kéo dài năm, sáu ngày.// Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp/ đổ về thành phố Ô-lim-pi-a/ thi chạy,/ nhảy,/ bắn cung,/đua ngựa,/ ném đĩa,/ ném lao,/ đấu vật,...//).

- GV đọc lại bài văn cho HS soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.

- GV nhận xét chung.

2.2. Hoạt động 2: Kể và viết tên vận động viên ở Việt Nam hoặc trên thế giới mà em biết. (làm việc nhóm 2).

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau kể tên vận động viên ở Việt Nam hoặc trên thế giới; sau đó nhóm tổng hợp kết quả.

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

- GV yêu cầu viết vào vở. Lưu ý HS cách viết hoa tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài.

2.3. Hoạt động 3: Tìm tên riêng nước ngoài viết đúng và chép vào vở. (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm thêm tìm từ viết đúng tên riêng nước ngoài và chép vào vở.

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 4 HS đọc nối tiếp nhau.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài.

- HS nghe, dò bài.

- HS đổi vở dò bài cho nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.

- Kết quả: + Vận động viên Việt Nam: Ánh Viên (vận động viên bơi lội), Quang Hải, Văn Lâm, Tiến Linh, Công Phượng, Văn Hậu (cầu thủ bóng đá),...

+Vận động viên nước ngoài: Phe-đơ-rơ (vận động viên quần vợt), Rô-nan-đô, Méc-xi (cầu thủ bóng đá),.

- Các nhóm nhận xét.

- HS viết vào vở.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm trình bày Những từ viết đúng tên riêng nước ngoài: Vích-to Huy-gô, Oan-tơ, Liu-xi-a, Pu-skin.

3. Vận dụng. Nói với bạn về một vận động viên em yêu thích.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV gợi ý cho HS nhớ lại một vận động viên mà em đã biết (tên, quê quán, giải thưởng,...).

- Hướng dẫn HS kể lại cho bạn nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS lắng nghe để lựa chọn.

- Lên kế hoạch trao đổi với bạn.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH

Bài 02: RÔ-BỐT Ở QUANH TA (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS Đọc đúng, rõ ràng VB thông tin Rô-bốt ở quanh ta.

- Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu được những thông tin quan trọng được nêu trong VB: sự xuất hiện lần đầu tiên của rô-bốt, vai trò của rô-bốt trong cuộc sống, tương lai của rô-bốt,...

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý đồ chơi.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đọc đoạn 1 bài “Ngọn lửa ô-lim-pích” và trả lời câu hỏi : Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ và ở đâu?

+ GV nhận xét, tuyên dương.

+ Câu 2: Đọc đoạn 4 bài “Ngọn lửa ô-lim-pích” và nêu nội dung bài.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: + Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ gần 3 000 năm trước ở Hy Lạp cổ.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: Bài văn cho biết thể thao có khả năng kết nối con người trên thế giới với nhau, đem lại không khí hoà bình, hữu nghị trên thế giới,...

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- HS Đọc đúng, rõ ràng VB thông tin Rô-bốt ở quanh ta.

- Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu được những thông tin quan trọng được nêu trong VB: sự xuất hiện lần đầu tiên của rô-bốt, vai trò của rô-bốt trong cuộc sống, tương lai của rô-bốt,...

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ hơi dài.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (2 đoạn)

+ Đoạn 1: từ đầu đến khám phá đại dương (Sự ra đời và khả năng của rô-bốt).

+ Đoạn 2: phần còn lại (Dự báo về sự phát triển của rô-bốt trong tương lai).

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn

- Luyện đọc từ khó: rô-bốt, kịch viễn tưởng, nguy hiểm, di chuyển, quét nhà,...).

- Luyện đọc ngắt giọng ở những câu dài:

Rồi/ người ta bắt đầu nghiên cứu,/ chế tạo rô-bốt thật,/ thường có hình dạng như người,/ làm việc chẳng biết mệt mỏi,/ chẳng sợ hiểm nguy.

- GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. Gv giải thích thêm.

- Luyện đọc toàn bài: GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên khi nào?

+ Câu 2: Sự xuất hiện của rô-bốt trong vở kịch đem đến những thay đổi gì trong suy nghĩ và hành động của con người?

+ Câu 3: Bài đọc cho biết rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng làm những việc gì?

+ Câu 4: Theo em, vì sao không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống?

+ Câu 5: Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình?

- GV mời HS nêu nội dung bài đọc.

- GV chốt: Việc trình bày về một con rô-bốt theo mong muốn cho thấy các em rất sáng tạo. Trong tương lai, mong muốn ấy rất có khả năng sẽ trở thành hiện thực. Có bạn thích rô-bốt hình một chú mèo/ rô-bốt hình khủng long, siêu nhân,... Có bạn thích rô-bốt biết quét nhà/ biết đánh răng cho người khác/ biết giải đáp thắc mắc/ biết dạy tiếng Anh...).

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (làm việc cá nhân, nhóm 2).

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS đọc giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1920.

+ Sự xuất hiện của rô-bốt khiến con người nghĩ tới việc giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt; bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật, thường có hình dạng như người, làm việc chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ hiểm nguy.

+ Di chuyển vật nặng, chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương,... đều là những công việc vất vả, nguy hiểm đến tính mạng của con người. Giờ đây, rô-bốt đã thay con người thực hiện những công việc đó. Rô-bốt ban đầu chỉ là sự tưởng tượng, sẽ có trong tương lai xa xôi. Tuy nhiên nhờ sự sáng tạo của con người, rô-bốt đã xuất hiện trong đời sống của chúng ta.).

+ Không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống vì cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ con người có thể chế tạo nhiều loại rô-bốt khác nhau. Rô-bốt có khả năng thay thế con người trong mọi việc, nhất là những việc thường ngày.)

+ HS trả lời theo ý thích.

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

- 2-3 HS nhắc lại.

- HS luyện đọc theo cặp.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH

Bài 02: RÔ-BỐT Ở QUANH TA (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn chữ viết hoa A, Ă, Â, Q kiểu 2 thông qua viết ứng dụng (viết tên riêng Hội An và câu ứng dụng: Ai về phố cổ Hội An/ Thêm yêu, thêm nhớ Quảng Nam quê mình.).

- Viết được bản tin ngắn theo mẫu.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Ôn lại được các kiểu chữ hoa

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia viết trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý đồ chơi.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh hát bài “Tập thể dục buổi sáng” để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia hát

- HS lắng nghe.

3. Luyện viết.

- Mục tiêu:

+ Ôn chữ viết hoa A, Ă, Â, Q kiểu 2 thông qua viết ứng dụng (viết tên riêng Hội An và câu ứng dụng: Ai về phố cổ Hội An/ Thêm yêu, thêm nhớ Quảng Nam quê mình.).

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2)

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa A, Ă, Â, Q kiểu 2

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp).

- Nhận xét, sửa sai.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương.

3.2. Hoạt động 5: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

a. Viết tên riêng.

- GV mời HS đọc tên riêng: Hội An

- GV giới thiệu: Hội An là thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Nơi đây giữ được những con đường, ngôi nhà, đình chùa,... rất cổ; có nhiều món ăn truyền thống đặc sắc... Vì thế, người ta còn gọi Hội An là phố cổ Hội An.

- GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

b. Viết câu.

- GV yêu cầu HS đọc câu.

Ai về phố cổ Hội An

Thêm yêu, thêm nhớ Quảng Nam quê mình.

(Việt Dũng)

- GV giới thiệu câu ứng dụng: Câu ca dao giới thiệu về phố cổ Hội An ở Quảng Nam.

- GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: A (kiểu 2), H, T, Q (kiểu 2), N. Lưu ý cách viết thơ lục bát.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn.

- GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát video.

- HS quan sát.

- HS viết bảng con.

- HS viết vào vở chữ hoa A, Ă, Â, Q kiểu 2

- HS đọc tên riêng: Hội An

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng Hội An vào vở.

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS viết câu thơ vào vở.

- HS nhận xét chéo nhau.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video cảnh đẹp của Hội An.

+ GV nêu câu hỏi em thấy Hội An là nơi như thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T3,4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hiểu công dụng và biết sử dụng dấu hai chấm.

- Biết đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

- Hình thành và phát triển tình cảm yêu quê hương.

- Đọc mở rộng theo yêu cầu.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua quan sát và tìm hiểu các hình ảnh trong bài.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức hát bài “ Bayby Share” khởi động bài học.

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia hát

-HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Hiểu công dụng và biết sử dụng dấu hai chấm.

- Biết đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

- Hình thành và phát triển tình cảm yêu quê hương.

- Đọc mở rộng theo yêu cầu.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu.

Bài 1: Trong những câu thơ, câu văn dưới đây, dấu hai chấm dùng để làm gì?

- GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- GV yêu cầu HS đọc kĩ các câu thơ ở bài tập a; các câu văn ở bài tập b; bài tập c.

- Gv hướng dẫn: Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần giải thích, báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần liệt kê.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc:

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt đáp án:

Dấu hai chấm trong các câu thơ ở bài tập a dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần giải thích. Dấu hai chấm trong các câu văn ở bài tập b và c dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần liệt kê).

Bài 2: Chọn dấu hai chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông trong đoạn văn. Vì sao em chọn dấu câu đó? (làm việc cá nhân)

- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- GV giao nhiệm vụ cho HS : Bộ phận nào trong câu giải thích rõ sở thích đặc biệt của Mèo Mun? Mèo mẹ mua những loại cá nào? Bộ phận nào của câu có ý nghĩa liệt kê các loại cá đó? Chỉ ra bộ phận câu giải thích một việc quen thuộc của Mèo Mun. Trước những bộ phận câu trên, cần đặt dấu hai chấm hay dấu phẩy? Những từ nào cùng chỉ đặc điểm của món cá mà Mèo Mun khen?

- Mời HS làm bài vào vở.

- Mời HS khác nhận xét.

-GV chốt đáp án: Chọn dấu phẩy thay cho ô vuông trong câu Cá giòn, thơm và ngọt quá!. (Vì giòn và thơm cùng chỉ đặc điểm của món cá.) Chọn dấu hai chấm để thay cho ô vuông trong các câu còn lại. Vì đằng sau ô vuông là những bộ phận câu có ý nghĩa giải thích, liệt kê.

Đoạn văn hoàn thiện:

Mèo Mun có sở thích đặc biệt: ăn cá. Thế là mèo mẹ mua về cho Mun ít cá tươi: 1 con rô, 2 con diếc,... Mẹ nướng cá lên. Mun vui lắm. Vừa ăn, chú vừa luôn miệng khen: “Cá giòn, thơm và ngọt quá!”. Và chú cũng không quên một việc quen thuộc: nói lời cảm ơn mẹ.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

Bài 3: Nói tiếp để hoàn thành các câu đã cho. (làm việc nhóm)

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 4, ghép các từ ngữ để tạo thành câu: khuyến khích HS sáng tạo, nói theo nhiều cách khác nhau, tránh trùng lặp.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án

a.Rô-bốt được tạo ra để làm thay con người trong nhiều việc nguy hiểm.

b.Trai tráng khắp Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a để thi đấu thể thao.

c.Chúng ta cần học ngoại ngữ để có thể giao tiếp với bạn bè quốc tế

Bài 4: Cùng bạn đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?. (làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 4.

- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 4, Mỗi nhóm, tìm được ít nhất 2 cặp “câu hỏi – câu trả lời”.

Ví dụ:

–Chúng ta đọc sách để làm gì?

–Chúng ta đọc sách để mở rộng hiểu biết.

–Chúng ta đội mũ bảo hiểm để làm gì?

–Chúng ta đội mũ bảo hiểm để bảo vệ vùng đầu...

– GV mời 2 – 3 nhóm trình bày dưới hình thức đóng vai hỏi – đáp (kết hợp với cử chỉ, điệu bộ phù hợp.)

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án

2.2. Hoạt động : LUYỆN VIẾT ĐOẠN

a. Nhận biết các cách viết bản tin. (làm việc chung cả lớp)

Bài tập 1: Đọc bản tin và tìm thông tin ứng với các mục nêu trong bài.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- GV yêu cầu làm việc nhóm đôi, thống nhất nội dung trả lời về thông tin ứng với các mục nêu trong SHS

- GV yêu cầu đại diện 2 – 3 nhóm trình bày.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương và chốt đáp án.

1.Tên bản tin: Bản tin Giờ Trái Đất năm 2021

2.Hoạt động được thông báo trong bản tin: thực hiện Giờ Trái Đất.

3.Địa điểm và thời gian của hoạt động: Tại Việt Nam, từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, ngày 27 tháng 3 năm 2021.

4.Nội dung của hoạt động: các thiết bị điện đều được tắt trong Giờ Trái Đất.

b. Thực hành viết bản tin. (làm việc cá nhân)

Bài tập 2: Viết một bản tin về hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường.

- GV mời HS đọc yêu cầu bài 2.

- GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ và viết bản tin vào vở.

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả.

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

Bài tập 3: Trao đổi bản tin em viết với bạn, bổ sung ý (nếu cần). (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi bạn trong nhóm đọc bản tin mình viết, các thành viên trong nhóm nghe và góp ý sửa lỗi.

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1

- HS làm việc theo nhóm 2.

- HS lắng nghe.

- Đại diện nhóm trình bày:

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- HS suy nghĩ

- Một số HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét bạn.

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm nhận xét cho nhau.

- Theo dõi bổ sung.

- HS đọc yêu cầu bài tập 4.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm nhận xét cho nhau.

- HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- HS suy nghĩ và trả lời.

- HS nhận xét trình bày của bạn.

- HS đọc yêu cầu bài 2.

- HS thực hành viết bản tin vào vở.

- HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét bạn trình bày.

- HS đọc yêu cầu bài 3.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, điều chỉnh.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs đọc bài mở rộng “Rô-bốt đang đến gần cuộc sống.” trong SGK.

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ về đồ vật thông minh giúp con người trong công việc.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS đọc bài mở rộng.

- HS trả lời theo ý thích của mình.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------