Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tuần 9

Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tuần 9

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tuần 9

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TUẦN 9)

ÔN TẬP TIẾT 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1. Ôn luyện lại các văn bản truyện đã học từ đầu học kì I: đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

2. Ôn luyện viết chữ hoa: viết đúng các chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa cỡ nhỏ, tên người, tên địa danh Việt Nam và câu ứng dụng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + Mẫu chữ viết hoa Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B (cỡ nhỏ).

+ Bản đồ hành chính Việt Nam và tranh ảnh về Nà Mạ, Đồng Tháp Mười (nếu có).

+ Phiếu cho HS bốc thăm đoạn đọc và câu hỏi (nếu có).

- HS: Sách học sinh, vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (2 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát, cả lớp.

B. Hoạt động Khám phá và Luyện tập: (30 phút)

1. Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (10 phút)

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1.

- Nhóm 4 HS bốc thăm, đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

- Yêu cầu một số HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp.

- HS lắng nghe bạn trả lời.

- GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc.

- HS xác định yêu cầu của BT1.

- HS thực hiện yêu cầu.

- Một số HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp.

Chiếc nhãn vở đặc biệt:

Ngắm những quyển vở mặc áo mới, dán chiếc nhãn xinh như một đám mây nhỏ, bạn nhỏ thích quá!

Cậu học sinh mới:

Ngoài giờ học, Lu-I và các bạn thường chơi những ván bi quyết liệt, những “pha" bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê, Lu-i thường rủ Véc-xen, người bạn thân nhất của mình câu cá ở dưới chân cầu.

Gió sông Hương:

Cách tự giới thiệu của bạn Nhã Uyên thật đặc biệt khi Uyên đọc bài thơ về Huế với dòng sông Hương, lớp học hôm ấy như có gió sông Hương thổi tới. Vì Uyên đã mang giọng nói quê hương sâu lắng ra Thủ đô thân thương...

Phần thưởng:

Ngày đầu vào lớp Một, nhìn chiếc khăn quàng đỏ trên vai các anh chị lớp lớn, Nhi thích mê.

2. Hoạt động 2: Ôn luyện viết chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa (cỡ nhỏ).

2. 1. Ôn luyện viết chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa

- GV giới thiệu mẫu chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa cỡ nhỏ, xác định chiều cao, độ rộng các chữ, cấu tạo nét của các chữ cái (theo nhóm chữ).

- GV viết mẫu hoặc quan sát qua phần mềm viết chữ (có thể gọi HS có kĩ thuật viết tốt viết mẫu) và nêu quy trình viết 1 – 2 chữ hoa cỡ nhỏ.

- HS viết chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa cỡ nhỏ vào vở tập viết.

2.2. Ôn luyện viết từ ứng dụng (tên người, tên địa danh)

- Yêu cầu HS trình bày hiểu biết của mình về tên địa danh Nà Mạ.

- GV giới thiệu và yêu cầu HS xác định vị trí của tỉnh Cao Bằng trên bản đồ Việt Nam, vị trí thôn Nà Mạ trên bản đồ hành chính Cao Bằng.

- Yêu cầu HS trình bày hiểu biết về tên riêng Đức Thanh, Thanh Minh.

- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết các tên riêng: Nà Mạ, Thanh Minh, Đức Thanh.

- GV lưu ý HS trước khi viết bài:

+ Khi viết tên riêng cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

+ Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…

+ Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.

+ Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.

- Yêu cầu HS xác định độ cao của các con chữ, vị trí đặt dấu, khoảng cách giữa các tiếng,…

- GV viết từ Nà Mạ, Thanh Minh, Đức Thanh hoặc có thể gọi HS có kĩ thuật viết tốt viết mẫu.

- Yêu cầu HS viết các tên riêng Nà Mạ, Thanh Minh, Đức Thanh vào vở tập viết.

2.3. Luyện viết câu ứng dụng

- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của bài ca dao:

Ai đi Châu Đốc, Nam Vang,

Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen.

Ca dao

- Yêu cầu HS nhận xét câu ứng dụng:

+ Cách trình bày.

+ Viết hoa những chữ nào?

- Yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết.

2.4. Luyện viết thêm

- Yêu cầu HS viết chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa cỡ nhỏ và câu ca dao vào vở tập viết.

- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của các từ Đinh Bộ Lĩnh, Trần Phú, Bình Dương.

- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2.5. Đánh giá bài viết

- Yêu cầu HS tự đánh giá phần viết vủa mình và của bạn.

- GV nhận xét một số bài viết và tổng kết.

- HS quan sát.

- HS quan sát.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Tên một thôn ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, quê hương của anh Kim Đồng và cũng là nơi Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập.

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Đức Thanh: Tên người phụ trách đầu tiên của Đội Nhi đồng Cứu quốc khi mới thành lập, nay là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

- Thanh Minh: Tên thật là Lý Văn Tình, là một trong năm đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS trình bày.

- HS quan sát.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS trả lời: Ca ngợi vẻ đẹp trù phú cảu vùng Đồng Tháp Mười – một vùng đất ngập nước của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là sản vật nơi đây vô cùng phong phú với nhiều tôm và trồng rất nhiều hoa sen, hoa súng,…

- HS trả lời:

+ Dòng thơ thứ nhất thụt đầu dòng 2 ôli, dòng thơ thứ hai thụt đầu dòng 1 ôli.

+ Viết hoa các chữ cái đầu dòng và viết hoa chữ cái đầu các tên riêng: Châu Đốc, Nam Vang, Đồng Tháp.

- HS viết bài.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS trình bày.

+ Đinh Bộ Lĩnh (924 – 979, là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam và đặt tên nước là Đại Cồ Việt)

+ Trần Phú (1904 – 1931, là một nhà cách mạng của Việt Nam, là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam – lúc đó có tên là Đảng Cộng Sản Đông Dương – khi mới 26 tuổi).

+ Bình Dương (tên một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ) và của câu ứng dụng: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- HS thực hiện tự đánh giá.

- HS lắng nghe.

C. Hoạt động củng cố và nối tiếp: (3 phút)

- Nêu lại nội dung bài.

- Nhận xét, đánh giá.

- Học bài, chuẩn bị bài mới.

- Nêu lại nội dung bài học.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TUẦN 9)

ÔN TẬP TIẾT 2

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1. Ôn luyện lại các văn bản thông tin đã học từ đầu học kì I: đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

2. Nghe – viết được bài thơ “Con tàu của em”, ôn luyện cách viết hoa tên người; phân biệt ay/ây hoặc iêc/iêt.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu cho HS bốc thăm đoạn đọc và câu hỏi. Thẻ từ để tổ chức hoạt động chính tả.

- HS: Sách học sinh, vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (2 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát, cả lớp.

B. Hoạt động Khám phá và Luyện tập: (30 phút)

1. Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (10 phút)

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1.

- Nhóm 4 HS bốc thăm, đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

- Yêu cầu một số HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp.

- HS lắng nghe bạn trả lời.

- GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc.

- HS xác định yêu cầu của BT1.

- HS thực hiện yêu cầu.

- Một số HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp.

Lắng nghe những ước mơ:

Chi tiết cho thấy Hà Thu muốn trở thành một cô giáo Mĩ thuật là:

Từ khi còn bé xíu, em đã ước mơ được làm cô giáo. Những lúc rảnh rỗi, em thường vẽ tranh hoặc chơi gấp giấy cùng các bạn. Em mong lớn lên sẽ trở thành giáo viên dạy Mĩ thuật.

Triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy:

Việc Bác Hồ dành phòng khách cho thiếu nhi tổ chức triển lãm cho thấy Bác Hồ là người rất yêu quý thiếu nhi, Bác luôn muốn dành mọi sự quan tâm và giáo dục tốt nhất cho thiếu niên nhi đồng.

Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí:

Số lượng người tham gia ngày hội cho thấy ngày hội rất hấp dẫn, thu hút được đông đảo người tham gia.

Đơn xin vào Đội:

Bạn nhỏ nhận thấy Đội là tổ chức tốt nhất giúp bạn học tập, rèn luyện, trở thành người có ích cho đất nước.

2. Hoạt động 2: Ôn luyện viết chính tả

2. 1. Nghe – viết

- Yêu cầu HS đọc bài thơ “Con tàu của em”, trả lời câu hỏi về nội dung bài viết: Trường, lớp được bạn nhỏ so sánh với những gì?

- Yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/từ ngữ khó đọc, dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Ví dụ: tàu, mỗi, chuyển rung,…

- GV đọc từng dòng và viết bài thơ vào vở chính tả.

- GV đọc lại bài viết, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

- GV nhận xét một số bài viết.

2.2. Ôn luyện cách viết hoa tên riêng

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3.

- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết hoa tên riêng và thực hiện vào vở bài tập.

- Yêu cầu HS trình bày kết quả.

- HS khác nhận xét bài làm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2.3. Phân biệt ay/ ây hoặc iêc/ iêt

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT4, lựa chọn BT phương ngữ cần thực hiện.

- Yêu cầu HS tìm trong nhóm đôi tiếng phù hợp với mỗi ngôi sao và thực hiện BT vào VBT.

- HS chơi trò chơi Tiếp xức để chữa BT.

- Yêu cầu HS giải nghĩa và đặt câu với từ ngữ vừa điền.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét và tổng kết.

- HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi: Trường được bạn nhr so ánh với con tàu, lớp học được so sánh như một toa tàu nhỏ.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS viết bài vào vở chính tả.

- HS thực hiện theo yêu cầu của HS.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: Viết các tên sau vào vở cho đúng.

- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên riêng và thực hiện yêu cầu của GV.

- HS trình bày: Lâm Thanh Yên Đan; Nguyễn Khánh Linh; Lê Đình Huy; Trần Phúc Nguyên.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS xác định yêu cầu BT4.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS tham gia trò chơi.

a.

+ Chiếc máy bay đang lướt nhanh trên những tầng mây xanh.

+ Các thầy cô đều khen bài trình bày của nhóm em.

+ Những chiếc thuyền máy chở đầy hàng hóa đã cập bến.

b.

+ Làm việc nhà xong, em ngồi viết bài.

+ Họ mải miết làm cỏ, bón phân trên cánh đồng lúa xanh biếc.

+ Những tiết mục xiếc và ảo thuật luôn cuốn hút các khán giả nhí.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS nhận xét.

C. Hoạt động củng cố và nối tiếp: (3 phút)

- Nêu lại nội dung bài.

- Nhận xét, đánh giá.

- Học bài, chuẩn bị bài mới.

- Nêu lại nội dung bài học.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TUẦN 9)

ÔN TẬP TIẾT 3

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1. Ôn luyện lại các văn bản thơ đã học từ đầu học kì I: đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.

2. Ôn luyện MRVT Măng non; đặt câu với từ ngữ tìm được về hoạt động của trẻ em.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + Phiếu cho HS bắt thăm đoạn thơ và câu hỏi.

+ Hình ảnh cảu huy hiệu Đội, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, hình ảnh trẻ em, hình ảnh chào cờ.

+ Tranh ảnh các phong trào, các hoạt động, việc làm của thiếu nhi.

- HS: Sách học sinh, vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (2 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát, cả lớp.

B. Hoạt động Khám phá và Luyện tập: (30 phút)

1. Hoạt động 1: Ôn đọc thuộc lòng (10 phút)

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1.

- Nhóm 4 HS thi đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.

- Yêu cầu một số HS đọc bài trước lớp.

- Yêu cầu HS lắng nghe bạn đọc bài và nghe cảm xúc của bạn.

- GV nhận xét phần đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc.

- HS xác định yêu cầu của BT1.

- HS thực hiện yêu cầu.

- Một số HS đọc bài trước lớp.

+ Mùa thu của em: Đọc đoạn thơ, em cảm thấy trong lòng rộn ràng và phấn khởi. Em không chỉ được nhớ về những đêm trăng rằm tháng Tám rước đèn vui vẻ cùng các bạn mà còn nhớ về cảm xúc hân hoan khi em bắt đầu năm học mới.

+ Em vui tới trường: Đọc đoạn thơ, em cảm thấy vui và hạnh phúc. Em vui vì mỗi ngày được đến trường, được nghe thầy cô giảng bài, được học tập và chơi đùa cùng các bạn. Mỗi ngày đến lớp với em sẽ đều là những niềm vui và những tiếng cười.

+ Hai bàn tay em: Đọc đoạn thơ, em lại thêm yêu đôi bàn tay của mình. Đôi bàn tay nhỏ xinh như hoa luôn luôn ở bên cạnh em, giúp em làm mọi việc.

+ Ngày em vào Đội: Đọc đoạn thơ, em cảm thấy vô cùng tự hào và tràn đầy hi vọng. Em tự hào khi được vào Đội từ đó sẽ có thật nhiều điều mới, thật nhiều khát khao mới lại mở ra trước mắt em. Và các em được khoác trên vai mình chiếc khăn quàng đỏ thắm.

2. Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ Măng non

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và quan sát ô chữ và đọc các gợi ý.

- HS thi giải ô chữ trong nhóm hoặc trước lớp, GV có thể tổ chức thành các đội thi.

- Yêu cầu HS tìm hiểu thêm về một số từ ngữ tìm được ở hàng ngang, hàng dọc bằng hình ảnh, vật thật.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS tham gia thi đua.

+ Búp măng

+ Chăm chỉ

+ Nhi đồng

+ Dũng cảm

+ Khiêm tốn

+ Chào cờ

+ Kế hoạch nhỏ

Từ khóa: Măng non

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS nhận xét.

3. Hoạt động 3: Đặt câu về hoạt động của trẻ em

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3.

- Yêu cầu HS đọc lại các từ ngữ tìm được ở BT2 và quan sát hình gợi ý.

- Yêu cầu HS đặt câu trong nhóm đôi và viết vào vở VBT.

- 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét và tổng kết.

- HS xác định yêu cầu cảu bài tập: Đặt câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 2.

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

- HS đặt câu trong nhóm đôi.

- HS chia sẻ trước lớp:

+ Nhi đồng như những búp măng non.

+ Em chăm chỉ học bài và giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

+ Một đội viên cần rèn luyện tinh thần dũng cảm.

+ Đầu tuần, chúng em được tham gia dự lễ chào cờ.

+ Chúng em tham gia phong trào kế hoạch nhỏ.

C. Hoạt động củng cố và nối tiếp: (3 phút)

- Nêu lại nội dung bài.

- Nhận xét, đánh giá.

- Học bài, chuẩn bị bài mới.

- Nêu lại nội dung bài học.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TUẦN 9)

ÔN TẬP TIẾT 4

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1. Ôn luyện lại các văn bản miêu tả đã học từ đầu học kì I: đọc thành tiếng một đoạn trong bài và nói về một hình ảnh đẹp trong bài.

2. Ôn luyện viết đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc.

+ Tranh ảnh, vật thật một số loại đồ chơi trẻ em.

+ Hình ảnh phóng to của sơ đồ tư duy tả đồ chơi.

- HS: Sách học sinh, vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (2 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát, cả lớp.

B. Hoạt động Khám phá và Luyện tập: (30 phút)

1. Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (10 phút)

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1.

- Nhóm 4 HS thi đọc thành tiếng một đoạn trong bài văn em thích và nói về một hình ảnh đẹp trong bài.

- GV đưa ra một số gợi ý:

+ Hình ảnh đẹp trong bài là hình ảnh nào?

+ Vì sao đó lại là hình ảnh đẹp?

+ Em cảm thấy nhưu thế nào trước hình ảnh đó?

- Yêu cầu một số HS đọc bài trước lớp.

- Yêu cầu HS lắng nghe bạn đọc bài.

- GV nhận xét phần đọc và nói về hình ảnh đẹp của HS bằng bông hoa cảm xúc.

- HS xác định yêu cầu của BT1.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS lắng nghe, tham khảo.

- Một số HS đọc bài trước lớp.

Nhớ lại buổi đầu đi học. Hình ảnh đẹp: Hoa và cỏ đứng bên nha hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Thỉnh thoảng, đám hoa cỏ cũng rung nhè nhẹ khi một cơn gió tràn qua. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành. Nhìn sâu dưới chân có thấy được cả những mầm non nhỏ như những chú kiến đang ngơ ngác trước những bước chân học trò tung tăng đùa giỡn.

Hoa cỏ sân trường. Hình ảnh đẹp trong bài văn đó là hình ảnh đám hoa và cỏ trên sân trường đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Hình ảnh thật nhẹ nhàng và thân thương khiến ta cảm thấy như hoa cỏ giống như những người bạn thân thiết của học trò. Em cảm thấy thêm yêu hoa cỏ ở sân trường hơn bao giờ hết, chúng thật dịu dàng và đáng yêu.

Lớp học cuối đông. Hình ảnh các bạn quây quần bên thầy giáo kể về cuộc sống của mình. Tiếng Mông lẫn tiếng Kinh làm cho căn phòng nhỏ thêm rộn ràng. Hình ảnh thật ấm áp và cảm động giữa trời mùa đông lạnh giá. Em cảm thấy trong lòng thật xúc động trước hình ảnh ấy.
Lễ kết nạp đội. Hình ảnh đẹp nhất trong bài văn đó là hình ảnh chiếc khăn quàng đỏ thắm được thầy Tổng phụ trách đặt lên vai các đội viên mới cùng lời căn dặn chan chứa tin yêu. Hình ảnh này thật xúc động, đánh dấu việc các bạn nhỏ chính thức trở thành đội viên. Trong lòng em dâng lên một niềm vui hân hoan và tự hào khi chúng em được tham dự lễ kết nạp Đội.

2. Hoạt động 2: Ôn luyện viết đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và quan sát ô chữ và đọc các gợi ý.

- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ và các hình ảnh hoặc đồ chơi thật để gợi ý.

- GV đưa ra một số gợi ý để HS tham khảo:

+ Món đồ chơi đó là gì?

+ Nó có hình dạng như thế nào? Kích thước ra sao? Có màu sắc gì?

+ Món đồ chơi có đặc điểm gì nổi bật khiến em thích?

+ Cách chơi món đồ chơi đó như thế nào?

+ Tình cảm cảu em dành cho món đồ chơi ấy ra sao?

- Yêu cầu HS chia sẻ nhanh về đồ chơi em thích trong nhóm đôi, góp ý, bổ sung cho nhau.

- Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn vào VBT.

- Gọi 1 – 2 HS chia sẻ bài làm trước lớp.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS xác định yêu cầu của bài tập: Viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) tả một món đồ chơi mà em thích dựa vào gợi ý.

- HS quan sát theo yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe gợi ý.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS làm bài.

- HS trình bày bài làm.

- HS nhận xét.

C. Hoạt động củng cố và nối tiếp: (3 phút)

- Nêu lại nội dung bài.

- Nhận xét, đánh giá.

- Học bài, chuẩn bị bài mới.

- Nêu lại nội dung bài học.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TUẦN 9)

ÔN TẬP TIẾT 5

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1. Đọc trôi chảy bài đọc Cô Hiệu trưởng, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, bước đầu đọc phân biệt được lời người dẫn truyện và lời các nhân vật với giọng phù hợp.

2. Hiểu được nội dung bài đọc: Cô Hiệu trưởng đã giúp đỡ Tre – một HS gặp khó khăn khi nói – trở nên mạnh dạn bằng tình yêu thương và cách giảng dạy phù hợp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Thẻ lựa chọn cho HS tham gia trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.

- HS: Sách học sinh, vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động Khởi động: (2 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát, cả lớp.

B. Hoạt động Khám phá và Luyện tập: (30 phút)

1. Hoạt động 1: Ôn luyện đọc thành tiếng

- Yêu cầu HS đọc tên tựa bài, quan sát tranh, phỏng đoán nội dung bài đọc trong nhóm nhỏ.

- GV giới thiệu bài đọc Cô Hiệu trưởng.

- Gv đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Luyện đọc:

+ Yêu cầu đọc nhóm đôi nối tiếp từng câu.

+ Chia đoạn: 4 đoạn.

+ Luyện đọc câu dài.

+ Luyện đọc từng đoạn.

+ Luyện đọc cả bài.

- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó.

- HS đọc tựa đề bài, quan sát tranh và phỏng đoán nội dung bài đọc.
- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

2. Hoạt động 2: Ôn luyện đọc hiểu

- GV hướng dẫn đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi trong SHS.

- Yêu cầu các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

+ Mỗi sáng, trước khi vào lớp, Tre thích làm gì?

+ Tre gặp khó khăn gì?

+ Tre dùng cách nào để trả lời câu hỏi của cô Hiệu trưởng?

+ Theo em, cô Hiệu trưởng đã làm gì giúp Tre trở nên mạnh dạn?

+ Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao?

- HS rút ra nội dung bài trên cơ sở trả lời các câu hỏi.

- GV nhận xét kết quả và nhận xét bài học.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

- Một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

+ Vừa tới của phòng cô Hiệu trưởng, Tre đã la toáng lên:

- Quê … Tây Nguyên

+ Tre gặp khó khăn khi nói.

+ Tre dùng cách vẽ tranh để trả lời cô Hiệu trưởng.

+ Cô Hiệu trưởng đã khuyến khích, động viên Tre để giúp Tre trở nên mạnh dạn.

+ HS trả lời theo cảm nghĩ:

- Thích nhân vật Tre vì Tre là một cô bé thông minh và đáng yêu.

- Thích cô giáo vì cô luôn diuj dàng, âu yếm, nhẹ nhàng động viên và khích lệ Tre.

- HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân.

- HS lắng nghe.

C. Hoạt động củng cố và nối tiếp: (3 phút)

- Nêu lại nội dung bài.

- Nhận xét, đánh giá.

- Học bài, chuẩn bị bài mới.

- Nêu lại nội dung bài học.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TUẦN 9)

ÔN TẬP TIẾT 6

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1. Ôn luyện nhận diện và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh.

2. Ôn luyện đặt và mở rộng câu về đồ chơi hoặc trò chơi.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Một vài hình ảnh cánh diều.

- HS: Sách học sinh, vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động Khởi động: (2 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát, cả lớp.

B. Hoạt động Khám phá và Luyện tập: (30 phút)

1. Hoạt động 1: Ôn luyện biện pháp tu từ so sánh

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đọc và tìm hình ảnh so sánh có trong các đoạn thơ, đoạn văn.

- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- Mời HS nhận xét kết quả của bạn.

- GV nhận xét và giải thích thêm về các hình ảnh so sánh bằng vật thật, hình ảnh, video; giải thích thêm về tác dụng cảu biện pháp tu từ so sánh ở các đoạn văn, đoạn thơ trên: miêu tả hình dạng của cánh diều, làm cho cánh diều thêm sinh động và cụ thể hơn, giống như một dấu á, như một hạt cau, như cánh bướm đang bay lượn trên bầu trời.

- HS thảo luận trong nhóm nhỏ và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh.

- HS đọc yêu cầu BT: Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh có trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau.
-
Thảo luận nhóm đôi.

- HS trình bày kết quả thảo luận.

a. Hình ảnh so sánh: Cánh diều như dấu á

b. Hình ảnh so sánh: Diều là hạt cau.

c. Hình ảnh so sánh: Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

- HS nhận xét.

- HS quan sát, lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Đặt câu về đồ chơi hoặc trò chơi

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và quan sát các gợi ý.

+ Tên trò chơi đó là gì?

+ Cách chơi trò chơi đó như thế nào?

+ Emc ảm thấy như thế nào khi chơi trò chơi ấy?

- Yêu cầu HS nói miệng trong nhóm nhỏ. Khuyến khích HS nói nối tiếp các câu thành đoạn ngắn.

- 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS thực hiện BT vào VBT.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS xác định yêu cầu BT2: Đặt 2 – 3 câu về một trò chơi em thích theo gợi ý.

- HS thực hiện theo yêu cầu dựa vào gợi ý của GV.

- HS trình bày.

- HS làm bài vào vở.

- HS nhận xét.

3. Hoạt động 3: Mở rộng câu bằng từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu?

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3, đọc các câu cho trước.

- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm, viết các câu được mở rộng bằng từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu? vào VBT.

- 2 – 3 HS chữa bài trước lớp.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- HS xác định yêu cầu BT3: Thay từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu?

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS trình bày kết quả.

a. Giờ ra chơi học sinh ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. (Khi nào?)

b. Các bạn hào hứng chơi nhảy dây ở sân trường. (Ở đâu)

c. Những chú chim ríu rít trên cành cây như muốn trò chuyện cùng chúng em. (Ở đâu)

- HS nhận xét.

C. Hoạt động củng cố và nối tiếp: (3 phút)

- Nêu lại nội dung bài.

- Nhận xét, đánh giá.

- Học bài, chuẩn bị bài mới.

- Nêu lại nội dung bài học.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TUẦN 9)

ÔN TẬP TIẾT 7

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1. Ôn luyện viết đoạn văn ngắn giới thiệu một người bạn của em.

2. Trang trí và trình bày bài viết.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sơ đồ tư duy giới thiệu một người bạn; Một số bài tự giới thiệu đã học.

- HS: Sách học sinh, vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động Khởi động: (2 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát, cả lớp.

B. Hoạt động Khám phá và Luyện tập: (30 phút)

1. Hoạt động 1: Ôn luyện viết đoạn văn ngắn giới thiệu một người bạn của em

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT1 và sơ đồ gợi ý.

+ Tên bạn ấy là gì?

+ Bạn ấy có sở thích gì?

+ Ước mơ của bạn ấy là gì?

- Yêu cầu HS trao đổi đoạn văn tự giới thiệu trong nhóm đôi, đọc lại các bài tự giới thiệu đã học để tìm ý cho đoạn viết.

- HS thực hiện vào VBT.

- 1 – 2 HS đọc đoạn văn trước lớp.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét bài viết, tuyên dương.

- HS xác định yêu cầu và quan sát sơ đồ gợi ý: Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) giới thiệu một người bạn của em dựa vào gợi ý.
-
HS thực hiện yêu cầu.

- HS làm bài vòa VBT.

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

2. Hoạt động 2: Trang trí và trưng bày bài viết

- Yêu cầu HS trang trí và trưng bày bài viết bằng kĩ thuật Phòng tranh

- Mời HS quan sát, đọc và nhận xét bài viết của bạn.

- GV nhận xét, tổng kết và tuyên dương.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS thực hiện yêu cầu.

C. Hoạt động củng cố và nối tiếp: (3 phút)

- Nêu lại nội dung bài.

- Nhận xét, đánh giá.

- Học bài, chuẩn bị bài mới.

- Nêu lại nội dung bài học.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................