Giáo án đạo đức 2 chân trời sáng tạo cả năm-bộ 2

Giáo án đạo đức 2 chân trời sáng tạo cả năm-bộ 2

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án đạo đức 2 chân trời sáng tạo cả năm-bộ 2

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 1

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐAO ĐỨC

CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN (THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT)

TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

2. Năng lực

  • Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

  • Năng lực đặc thù:

- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

- Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

( 5 phút)

  • Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  • Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm.
  • Cách thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận, quan sát bức tranh phần Khởi động sgk trang 6 và trả lời câu hỏi: Em hãy thuật lại tình huống đã xay ra trong bức tranh bằng việc trả lời 2 câu hỏi sau:

+ Vì sao Na và bố bị lỡ chuyến xe?

+ Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na? Em có đồng tình với việc làm đó không, vì sao ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời):

- GV đặt vấn đề: Thời gian rất quý giá. Vậy chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thể hiện việc mình biết quý trọng thời gian? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 1: Quý trọng thời gian.

- HS lắng nghe và thực hiện.

+ Hai bố con Na chuẩn bị ra bến xe về quê. Gần đến giờ xe chạy mà Na vẫn mải chơi, chưa chuẩn bị xong đồ đạc. Khi hai bố con đến bến xe thì xe đã chạy và phải đợi một tiếng nữa mới có chuyến tiếp theo. Bố Na rất tiếc vì không kịp ra xe đúng giờ. Còn Na thì ngạc nhiên vì mình chỉ muộn một chút mà đã bị lỡ xe.

+ Em không đồng tình với việc làm của Na vì nó thể hiện sự không biết quý trọng thời gian.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian ( 15 phút)

  • Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS bước đầu tìm hiểu, phân biệt được những biểu hiện biết quý trọng thời gian hoặc không biết quý trọng thời gian.
  • Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm.
  • Cách thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, quan sát tranh sgk trang 7 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Các bạn trong tranh đã nói gì? Làm gì?

Câu 2: Lời nói, việc làm đó cho biết các bạn đã sử dụng thời gian như thế nào?

Câu 3: Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết quý trọng thời gian?

Tình huống ở bức tranh 3, GV đưa ra các gợi ý cho HS thảo luận:

+ Theo em, việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem tỉ vị có phải là biểu hiện của việc biết quý

trọng thời gian không? Vì sao?

+ Hậu quả của việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem tỉ vi là gì?

+ Việc làm của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến bạn và mẹ bạn?, v.v.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- GV đưa ra nhận xét:

+ Ở bức tranh 3, việc bạn vừa gập quần áo, vừa xem ti vi không phải là biểu hiện của việc biết quý trọng thời gian, việc làm của bạn sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bạn.

+ Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần có kĩ năng sử dụng thời hợp lí (nên kết hợp công việc nào với công việc nào cho phù hợp; kết hợp như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo hiệu quả của công việc chính).

1. Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian?

- Tranh 1: Bạn nữ đang ngồi đọc sách ở gốc đa. Một bạn rủ ra chơi cùng nhưng bạn nữ muốn tranh thủ thời gian luyện đọc rồi mới ra chơi với bạn.

- Tranh 2: Bạn nam đang nhìn vào thời gian biểu; bóng nói cho thấy bạn đã chuẩn bị xong bài vở và sẽ đi học võ theo thời gian biểu.

- Tranh 3: Bạn nam ngồi vừa ngồi gấp quần áo vừa xem tỉ vi. Do không tập trung làm việc nên đã đến giờ sang thăm bà mà bạn vẫn chưa gấp xong quần áo.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự quý trọng thời gian ( 10 phút)

  • Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu hiểu thêm một số việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian; hiểu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian.
  • Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm.
  • Cách thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS một số biểu hiện chính của việc quý trọng thời gian: dành thời gian cho học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp các công việc một cách hợp lí,...

- GV yêu cầu HS: Hãy nêu một số việc làm cụ thể thể hiện sự quý trọng thời gian.

- GV tổ chức trò chơi cho HS trong lớp: Em hãy lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày câu trả lời

- Các HS khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Nêu thêm những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian.

- HS lập thời gian biểu của mình cho ngày nghỉ theo một số gợi ý:

+ Không sử dụng toàn bộ ngày nghỉ để ngủ, chơi, xem ti vi.

+ Dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,...

+ Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,...

Hoạt động 3: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian? ( 5 phút)

  • Mục tiêu: Thông qua hoạt động, giúp HS nêu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian.
  • Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm.
  • Cách thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đưa ra các câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

- Thời gian trôi đi có quay trở lại được không?

- Thời gian trong một ngày có phải là vô hạn không?

- Lãng phí thời gian có thể dẫn đến điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét.

- GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu:

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ quả lắc

Tích tắc đêm ngày

Không ngừng phút giây.

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ luôn nhắc:

Học, chơi, ăn, ngủ

Có giờ có giấc.

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ luôn nhắc

Từng phút từng giờ

Quý hơn vàng bạc.

3. Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian?

Vì thời gian một đi không trở lại nên chúng ta cần quý trọng thời gian.

Vì một ngày chỉ có 24 giờ, mà công việc của mỗi người trong một ngày rất nhiều nên chúng ta cần quý trọng thời gian.

Lãng phí thời gian có thể dẫn đến việc chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn; không có thời gian để làm những việc hữu ích khác,...

- HS thực hiện.

  • RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

….…………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 1

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐAO ĐỨC

CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN (THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT)

TIẾT 2

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

2. Năng lực

  • Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

  • Năng lực đặc thù:

- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

- Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 15 phút)
  • Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được hành động thể hiện việc sử dụng thời gian hợp lí; lựa chọn được cách ứng xử phù hợp thể hiện việc biết quý trọng thời gian; luyện tập cách xử lý tình huống liên quan đến việc quý trọng thời gian.
  • Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm.
  • Cách thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận về các bức tranh:

Nhóm 1:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk trang 8 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Bạn Cốm đã làm gì và nói gì với mẹ?

Câu 2: Lời nói, việc làm của bạn Cốm có phải là biểu hiện biết quý trọng thời gian không? Vì sao?

Câu 3: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm của bạn Cốm?

Câu 4: Em thấy mình có thể học tập cách sử dụng thời gian như bạn Cốm không?

Nhóm 2:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk trang 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy đưa ra lời khuyên thích hợp cho bạn Bin.

- GV khuyến khích HS liên hệ bản thân, trả lời câu hỏi: Em hãy kể lại một số việc làm cho thấy bản thân đã biết sắp xếp công việc, sử dụng thời gian hợp lí.

Nhóm 3:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk trang 9 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tin đang làm gì? Chú của Tin đề nghị điều gì?

Câu 2: Nếu là Tin em sẽ nói với chú như thế nào và sẽ làm gì trong tình huống đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận

- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

a. Nhận xét về lời nói, việc làm của Cốm

- Cốm luôn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để tập đàn. Vì thế, việc học đàn của bạn có nhiều tiến bộ, được mẹ khen.

- Bạn đã biết sử dụng thời gian cho những việc có ích một cách hợp lí. Em nên học tập bạn Cốm.

b. Em sẽ khuyên Bin điều gì trong tình huống sau

- Bin đã làm thiệp sinh nhật trước (dù việc này chưa gấp), do vậy không kịp làm bài tập (là việc quan trọng hơn).

- Bin chưa biết sắp xếp công việc và sử dụng thời gian hợp lí.

- Bin nên vẽ xong tranh dự thi trước để kịp nộp cho thầy; việc làm thiệp sinh nhật tặng Cốm nên thực hiện sau khi vẽ tranh dự thi hoặc làm vào hôm sau.

- HS thực hiện trả lời theo yêu cầu của GV.

c. Sắm vai Tin xử lí tình huống

Câu 1: Tin đang phải xếp song giá sách. Chú của Tin đề nghị đưa Tin đi xem xiếc.

Câu 2: Nếu là Tin em sẽ nói với chú: “Chú đợi cháu xếp xong giá sách đã nhé, rồi hai chú cháu mình đi xem xiếc ạ”.

- HS lắng nghe.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 15 phút)
  • Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng thời gian hợp lí; HS lập được thời gian biểu cho học tập, sinh hoạt hàng ngày; thực hiện được sử dụng thời gian hợp lí theo thời gian biểu đã lập.
  • Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm.
  • Cách thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc theo 4 nhóm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ với các bạn về những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian. Theo em, các bạn nên làm gì để khắc phục thiếu sót đó.

- GV yêu cầu HS quan sát bảng thời gian biểu của Tin sgk trang 9 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Đọc thời gian biểu của Tin, em thấy thời gian biểu gồm những nội dung gì?

Câu 2: Em hãy cho biết thời gian biểu là gì? Em sẽ xây dựng thời gian biểu như thế nào?

- GV yêu cầu HS thực hành lập thời gian biểu trên lớp

- GV gợi ý cho HS: Khi có những thay đổi (ví dụ: không học đàn, chuyển sang học bơi; thay đổi chỗ ở xa/gần trường học hơn; thêm/bớt hoạt động,...), HS cần biết xác định tính chất của những thay đổi đó (quan trọng/không quan trọng; ưu tiên/không ưu tiên; nhất thời/lâu dài,...) để có những điều chỉnh thích hợp.

- GV yêu cầu HS trả lời: Em hãy sưu tầm, chia sẻ với bạn bè những bài thơ, câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ,... nói về thời gian, ích lợi của việc biết quý trọng thời gian, tác hại của việc lãng phí thời gian.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận

- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

a. Chia sẻ với các bạn về những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian

- HS thảo luận nhóm và đưa ra những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian. Việc làm đó có thể trong học tập, làm việc nhà, tham gia các hoạt động du lịch, tình nguyện,...

b. Lập thời gian biểu trong ngày của em

Câu 1: Thời gian biểu của Tin gồm thời gian và những hoạt động trong ngày của Tin.

Câu 2:

- Thời gian biểu là bảng kê trình tự thời gian và những việc làm ứng với thời gian đó. Thời gian biểu giúp chúng ta quản lí thời gian, thực hiện sinh hoạt, học tập có kế hoạch, nề nếp.

- Để lập được thời gian biểu cho một ngày/tuần, trước hết em cần liệt kê tất cả những việc làm cần thiết trong ngày/tuần; sau đó:

1) Đánh số các việc làm theo thứ tự ưu tiên: việc quan trọng làm trước, việc chưa quan trọng làm sau.

2) Xác định thời gian để thực hiện từng việc làm.

3) Lập thời gian biểu.

4) Thực hiện theo thời gian biểu.

5) Điều chỉnh thời gian biểu nếu cần thiết.

- HS có thể sử dụng mẫu gợi ý như trong sgk để lập thời gian biểu.

c,d. Thực hiện những việc làm theo thời gian biểu và điều chỉnh khi cần thiết; nhắc nhở bạn và người thân thực hiện những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian.

- Sưu tầm, chia sẻ với bạn bè những bài thơ, câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ,... nói về thời gian, ích lợi của việc biết quý trọng thời gian, tác hại của việc lãng phí thời gian:

+ Thời gian là vàng bạc,...

+ Thời gian thấm thoát thoi đưa/Nó đi đi mãi không chờ đợi ai/Việc nay chớ để ngày mai/Không nên trì hoãn kéo dài thời gian

  1. CỦNG CỐ- DẶN DÒ ( 5 PHÚT)

- GV hỏi lại kiến thức bài hôm nay.

Nhắc HS cần phải biết quý trọng thời gian.

- Dặn dò cho tiết học sau.

- HS lắng nghe và thực hiện.

  • RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

….…………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

CHỦ ĐỀ: NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI

Bài 2. NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng

Sau bài học, HS:

  • Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi;
  • Nêu được vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi;
  • Đồng tình với việc biết nhận lỗi, sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi;
  • Thực hiện được và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện việc biết nhận lỗi, sửa lỗi trong học tập, sinh hoạt.

2. Năng lực

  • Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của biết nhận lỗi, sửa lỗi; lựa chọn và thực hiện được những hành động, lời nói thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi.
  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi sau khi mắc lỗi.
  • Năng lực phát triển bản thân: Nêu hoặc thể hiện bằng ngôn ngữ, hành động để tỏ thái độ đồng tình với việc biết nhận lỗi, sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi.

3. Phẩm chất

- Trung thực: Biết nhận lỗi và sửa lỗi trong học tập, sinh hoạt.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về đức tính trung thực.

2.Học sinh: SGK Đạo đức 2, Vở bài tập Đạo đức 2 (nếu có).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp, gợi mở đóng vai, thuyết trình…

2.Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp…

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5ph

10ph

10ph

15ph

5ph

1. Khởi động

* Hoạt động: Kể lại một lần em mắc lỗi

- Mục tiêu: Thu hút sự chú ý của HS vào bài học mới.

- Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đặt câu hỏi cho lớp trả lời:

+ Khung cảnh trong tranh là ở đâu?

+ Từ thông tin trên bảng, đây là tiết gì?

+ Bạn nam đã nói gì?

+ Nếu em là bạn nữ trong tranh, em sẽ nói gì và nói như thế nào?

- Sau đó yêu cầu 1 - 2 HS mô tả lại bối cảnh của hoạt động.

- Tiếp đó, GV yêu cầu 1 - 2 HS kể lại một lần đã mắc lỗi theo gợi ý:

+ Em đã làm gì mắc lỗi? Xảy ra khi nào? Ở đâu?

+ Cảm nhận của em khi đó ra sao?

- GV nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt vào nội dung chính của bài học.

- GV ghi bảng nội dung bài.

2. Kiến tạo tri thức mới

* Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết nhận lỗi và sửa lỗi?

- Mục tiêu: HS Nêu được một số biểu hiện của biết nhận lỗi, biết sửa lỗi;

- Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Trong hoạt động này có bao nhiêu tranh?

+ Bao nhiêu câu chuyện?

- GV gọi vài HS trả lời, sau đó nhận xét.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận theo gợi ý:

+ Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì?

+ Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết nhận lỗi, sửa lỗi?,...

- Quy định thời gian thảo luận nhóm.

- GV gọi vài nhóm trình bày.

- GV cùng cả lớp phân tích tranh 3:

+ Nội dung câu chuyện này thế nào?

+ Theo em, vì sao bạn nữ không trả lại chiếc vòng ngay cho Na?

+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nữ?

+ Nét mặt tươi cười của Na khi nhận lại chiếc vòng gợi cho em điều gì?, vv.

- GV khái quát: Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta không nhận ra được ngay lỗi của mình nhưng quan trọng nhất là cuối cùng, chúng ta biết nhận lỗi và sửa lỗi; khi đó mọi người sẽ thông cảm, tha thứ và yêu quý chúng ta.

* Hoạt động 2: Nêu thêm một số việc làm thể hiện biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- Mục tiêu: HS nêu thêm được một số việc làm thể hiện biết nhận lỗi, biết sửa lỗi;

- Tổ chức thực hiện:

- GV nhắc lại những tình huống vừa khám phá ở hoạt động 1 để HS hiểu rõ: đó chính là những biểu hiện của biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- GV cho HS đọc yêu cầu của hoạt động.

- GV cho HS làm việc theo cặp và trao đổi ý kiến về những biểu hiện khác của biết nhận lỗi và sửa lỗi.

Gợi ý:

+ Khi vô ý làm bạn đau.

+ Khi quên không làm bài tập.

+ Khi lỡ tay làm hỏng đồ dùng gia đình,...

- Quy định thời gian để HS thảo luận.

- GV gọi vài HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, chốt ý.

* Hoạt động 3: Vì sao chúng ta cần biết nhận lỗi và sửa lỗi?

- Mục tiêu: HS chia sẻ một số tác động tích cực của biết nhận lỗi đối với bản thân và những người xung quanh và tác hại khi không biết nhận lỗi, sửa lỗi;

- Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS đọc yêu cầu.

- GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận theo nhóm.

+ Biết nhận lỗi và sửa lỗi có tác động tích cực thế nào đối với bản thân và những người xung quanh?

+ Không biết nhận lỗi và sửa lỗi có tác hại thế nào đối với bản thân và những người xung quanh?

+ Hậu quả của việc chỉ biết nhận lỗi mà không biết sửa lỗi là gì?,v.v.

- GV cho HS làm việc theo nhóm và trao đổi lí do tại sao cần biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- Quy định thời gian để HS thảo luận.

- GV gọi 2 - 3 nhóm chia sẻ trước lớp về những biểu hiện mà nhóm đã xác định; đồng thời tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét về những biểu hiện đó.

- GV chốt lại: Trong sinh hoạt, học tập, mỗi chúng ta đều có thể có lỗi hoặc mắc sai lầm. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết nhận lỗi, xin lỗi và có hành động thiết thực để khắc phục lỗi thì mọi người sẽ thông cảm, tha thứ cho chúng ta và bản thân chúng ta sẽ mau tiến bộ.

3. Củng cố - dặn dò

- GV hỏi

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

+ Qua bài học hôm nay, chúng ta biết được những gì?

+ GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị cho tiết học tiếp tuần sau.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

+ Khung cảnh trong tranh đang diễn ra trong lớp học.

+ Từ thông tin trên bảng cho thấy đây là tiết Sinh hoạt lớp.

+ Bạn nam xin lỗi vì đã đi học muộn và hứa sẽ cố gắng đi đúng giờ.

- 2 HS kể lại nội dung bức tranh. (tiết sinh hoạt lớp; HS tự quản).

- Vài HS kể lại những lần đã mắc lỗi.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS đọc lại tựa bài.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Trong hoạt động này có 6 bức tranh tương ứng với 4 câu chuyện.

+ Tranh 1: Bạn nữ làm gãy thỏi son của mẹ, bạn đã biết nhận lỗi, xin lỗi mẹ và hứa không tái phạm.

Tranh 2: Bạn nam giẫm phải chân bạn khác nhưng không xin lỗi mà còn tỏ ra khó chịu khi bạn kêu đau. Tranh 3: Bạn nữ nhặt được chiếc vòng của Na nhưng hôm sau mới trả lại cho Na.

Tranh 4: Bạn nam không chào ông bà khi đi học về, bạn biết lỗi và hứa khắc phục.

- Vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe.

- Vài HS đọc to yêu cầu của hoạt động.

- HS làm việc theo cặp.

- HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.

- HS đọc câu hỏi.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS làm việc nhóm, thảo luận.

- Vài nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS nghe.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:……………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn:…./…./20…

Ngày dạy:…./…./20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần……….

CHỦ ĐỀ: NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI

Bài 2. NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI

(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng

Sau bài học, HS:

  • Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi;
  • Nêu được vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi;
  • Đồng tình với việc biết nhận lỗi, sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi;
  • Thực hiện được và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện việc biết nhận lỗi, sửa lỗi trong học tập, sinh hoạt.

2. Năng lực

  • Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của biết nhận lỗi, sửa lỗi; lựa chọn và thực hiện được những hành động, lời nói thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi.
  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi sau khi mắc lỗi.
  • Năng lực phát triển bản thân: Nêu hoặc thể hiện bằng ngôn ngữ, hành động để tỏ thái độ đồng tình với việc biết nhận lỗi, sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi.

3. Phẩm chất

- Trung thực: Biết nhận lỗi và sửa lỗi trong học tập, sinh hoạt.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

  1. Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về đức tính trung thực.
  2. Học sinh: SGK Đạo đức 2, Vở bài tập Đạo đức 2 (nếu có).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp, gợi mở đóng vai, thuyết trình…

2.Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp…

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5ph

15ph

15ph

5ph

1. Khởi động

  • GV chia lớp làm 2 nhóm lớn: 1 nhóm nêu các hành động sai, mắc lỗi, và nhóm kia đưa ra lời xin lỗi, nhận lỗi, khắc phục lỗi.
  • GV nhận xét.

- GV giới thiệu tiếp bài hôm nay học, ghi bảng.

2. Luyện tập

* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến của em về việc làm của Na.

- Mục tiêu: HS nhận xét, bày tỏ ý kiến của mình trong tình huống và đưa ra quyết định đồng tình hay không đồng tình cho phù hợp.

- Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS quan sát tranh; sau đó, yêu cầu 1 - 2 HS mô tả lại tình huống bằng cách đặt câu hỏi: Câu hỏi gợi ý:

+ Chuyện gì đã xảy ra?

+ Na đã xử lí việc đó như thế nào?

+ Thái độ, lời nói, việc làm của Na cho thấy Na là người thế nào?

+ Em đồng tình và không đồng tình với việc làm nào của Na? Vì sao?, vv.

  • GV nhận xét, dẫn sang hoạt động 2.

* Hoạt động 2: Nhận xét về lời nói, việc làm của Tin và Bin. Nếu là Tin và Bin, em sẽ làm gì?

  • GV yêu cầu HS làm việc với bạn cùng bàn, quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Chuyện gì đã xảy ra?

+ Tin đã mắc lỗi gì? Khi đó Bin có biết lỗi của Tin không?

+ Tin và Bin đã trả lời cô giáo như thế nào?

+ Khi trả lời cô giáo như thế, lỗi của Tin là gì và lỗi của Bin là gì?

+ Em có đồng tình với việc làm, lời nói của Tin và Bin không? Vì sao?

+ Nếu là Tin hoặc Bin, em sẽ làm gì?, vv

- GV gọi vài HS trả lời, sau đó nhận xét, chốt ý.

- Dẫn sang hoạt động 3.

* Hoạt động 3: Sắm vai các bạn trong tranh và xử lý tình huống.

- Mục tiêu: HS sắm vai thực hiện xử lý các tình huống biết nhận lỗi và sửa lỗi..

- Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết:

+ Có bao nhiêu tình huống xảy ra?

+ Tình huống 1 là gì? Tình huống 2 là gì?

  • GV gọi vài HS trả lời, sau đó nhận xét.
  • GV chia lớp làm 2 nhóm lớn: nhóm A đóng vai ở tình huống 1 và nhóm B đóng vai ở tình huống 2.
  • Nhóm A: Tình huống 1: Bạn nữ đang đi xe đạp, bạn nam đá bóng trúng bạn nữ làm bạn nữ ngã xe, bị đau.
  • GV đặt câu hỏi gợi ý cho nhóm A:

+ Trong tình huống này, bạn nam nên có thái độ, lời nói, việc làm như thế nào?

+ Nếu bạn nam biết/không biết nhận lỗi và sửa lỗi, bạn nữ nên có thái độ, lời nói, việc làm như thế nào?

  • Nhóm B: Tình huống 2: Bạn nữ nhận nhầm cây bút của bạn nam là của mình nhưng đến khi về nhà, bạn nữ mới biết điều đó.
  • GV đặt câu hỏi gợi ý cho nhóm B:

+ Trong tình huống này, bạn nữ nên có thái độ, lời nói, việc làm như thế nào?

+ Nếu bạn nam biết/không tha thứ, bạn nữ nên có thái độ, lời nói, việc làm như thế nào?

- GV quy định thời gian cho các nhóm.

- GV động viên, khích lệ các nhóm đưa ra những lời nói, việc làm cụ thể, sinh động không chỉ thể hiện việc biết nhận lỗi, xin lỗi với bạn mà còn thể hiện cả việc biết tha lỗi cho bạn; biết giải quyết, xử lý các tình huống, vấn đề cá nhân của mình một cách chủ động.

- GV gọi vài cặp bên nhóm A và vài cặp bên nhóm B lên đóng vai trước lớp.

- GV nhận xét.

3. Vận dụng

* Hoạt động 1: Tập nói lời xin lỗi. - Mục tiêu: HS thể hiện bằng hành động cụ thể qua tập nói lời xin lỗi bạn..

- Tổ chức thực hiện:

  • GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4: 2 bạn tập nói lời xin lỗi với nhau, 2 bạn quan sát, nhận xét, góp ý; sau đó đổi vai: 2 bạn đã tập nói lời xin lỗi sẽ quan sát, nhận xét, góp ý, 2 bạn đã quan sát, nhận xét, góp ý sẽ tập nói lời xin lỗi.
  • GV gọi vài nhóm thực hành trước lớp.
  • GV nhận xét, tuyên dương.
  • GV đưa ra thêm một số tình huống khác để HS xử lý.

- GV nhận xét.

* Hoạt động 2: Chia sẻ về những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết nhận lỗi và sửa lỗi. Kết hợp

* Hoạt động 3: Nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện việc biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- Mục tiêu: HS chia sẻ được với bạn về những việc làm đã biết hoặc chưa biết nhận lỗi và sửa lỗi của bản thân và có ý thức nhắc các bạn cùng thực hiện.

- Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4: một bạn chia sẻ việc làm thể hiện bản thân đã biết hoặc chưa biết nhận lỗi và sửa lỗi, 3 bạn nhận xét, góp ý; sau đó lần lượt các bạn trong nhóm chia sẻ.
  • GV quy định thời gian thảo luận.
  • GV gọi vài HS trao đổi trước lớp.
  • GV động viên, khuyến khích HS phân tích tác hại của việc chưa biết nhận lỗi và sửa lỗi, đồng thời đưa ra những nhận xét, góp ý.

3.Củng cố - dặn dò

- Mục tiêu: HS ôn lại được những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh việc làm của bản thân để thực hiện việc biết nhận lỗi, sửa lỗi trong học tập, sinh hoạt.

- Tổ chức thực hiện:

  • GV cho cả lớp đọc bài thơ và yêu cầu các em về nhà học thuộc bài thơ:

Dũng cảm nhận lỗi

Xin lỗi chân thành

Sửa lỗi của mình

Mọi người yêu quý.

- HS thực hành theo nhóm.

  • HS nhắc lại tựa bài.

  • HS trả lời câu hỏi:

Tranh 1: Na vô ý làm rách vở của em; Na xin lỗi và hứa bọc lại vở cho em. Tranh 2: Na bọc lại vở cho em, hai chị em cùng vui vẻ.

  • HS nhận xét, bổ sung.
  • HS làm việc theo cặp, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Tranh 1:Tin bước vội, vô tình làm vỡ chậu cây cảnh; Bin đi sau nhìn thấy rõ việc đó. Tranh 2: Khi Cô giáo hỏi, Tin không nhận lỗi, Bin cũng không giúp Tin nhận lỗi.

  • HS trả lời câu hỏi trước lớp.

  • HS chú ý lắng nghe.

  • HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Có 2 tình huống.

+ Tình huống 1: Bạn nữ đang đi xe đạp, bạn nam đá bóng trúng bạn nữ làm bạn nữ ngã xe, bị đau.

+ Tình huống 2: Bạn nữ nhận nhầm cây bút của bạn nam là của mình nhưng đến

  • Vài HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
  • HS đóng vai theo cặp, làm việc theo nhiệm vụ của nhóm được phân công.
  • HS ở nhóm A trả lời câu hỏi gợi ý.
  • HS ở nhóm B trả lời câu hỏi gợi ý.

  • HS thực hành đóng vai.

  • HS thực hành đóng vai trước lớp, cả lớp quan sát, nhận xét.

  • HS làm việc theo nhóm: 2 bạn tập nói lời xin lỗi với nhau, 2 bạn quan sát, nhận xét, góp ý.
  • Vài nhóm thực hành trước lớp, cả lớp quan sát, nhận xét.
  • HS xử lý tình huống của GV đưa ra.
  • HS nhận xét.

  • HS làm việc theo nhóm

  • HS trao đổi trước lớp.
  • HS chú ý lắng nghe.
  • Cả lớp đọc thơ.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:……………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Thứ…………..ngày………..tháng…………năm…………

Đạo đức

CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

BÀI 3: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân;

- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân;

- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng có nhân;

- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

_Về năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân; nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.

+ Nâng lực giải quyết vấn đề và sóng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống bảo quản đồ dùng cá nhân đúng cách.

+ Nâng lực điều chỉnh hành W:Thực hiện được những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân tùy theo tính chất, công dụng của đồ dùng đó.

+ Nâng lực phát triển bản thân: Đông tình với thái độ, hành vi biết bảo quản đồ dùng cá nhân; không đồng tình với thái độ, hành vi không biết bảo quản đổ dùng cá nhân.

_ Về phẩm chất:

+ Trách nhiệm: thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

I.Khởi động:

Hoạt động 1 : Kể cảu chuyện Nhà thiết kế thời trang theo tranh và trả lời câu hỏi

Mục tiêu:tạo cảm xúc, kích hoạt kinh nghiệm của HS.

_GV cho HS quan sát các tranh; xác định nội dung từng tranh; liên kết các tranh thành một câu chuyện hoàn chỉnh; cho 1 - 2 HS kể lại câu chuyện đó bằng ngôn ngữ của minh (chú ý các bóng nói để nội dung câu chuyện được thể hiện chính xác hơn).

_ Qua các hoạt động quan sát, xác định nội dung tranh và kể chuyện theo tranh của HS, GV đặt những câu hỏi gợi mở để dẫn dắt HS chú ý đến những chi tiết: Điều gì đó xảy ra với chiếc khăn của Na? Chiếc khăn đó như thế nào? Sau khi làm váy cho búp bê, Na có còn khăn để quàng nữa không?

Hoạt động 2: Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na.

Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền của HS, giúp HS bước vào bài học mới một cách tự tin, thoải mái hơn

+Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na? (Thảo luận nhóm đôi)

_ GV động viên, khuyến khích để HS được tự do phát biểu cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá cá nhân về việc làm của bạn Na và kết nối một cách khéo léo, tự nhiên với bài học mới

_( hoặc GV cũng có thể ngay ở phẩn Khởi động, tích hợp với kĩ năng xử lí tình huống bằng cách đặt thêm những câu hỏi mới như: Để làm váy cho bủp bê, Na nên lấy vởi ở đâu? Nếu chiếc khăn quàng đã cũ, không dùng nữa, Na có thể cắt ra làm váy cho búp bê được không?, v.v.

_Như vậy, phẩn Khởi động đồng thời sẽ tạo cảm xúc, kích hoạt kinh nghiệm, kiến thức nền của HS, giúp HS bước vào bài học mới một cách tự tin, thoải mái hơn.)

- HSNhận xét, GV nhận xét,tuyên dương HS.

2. Kiến tạo tri thức mới:

Hoạt động 1 : Bạn nào trong tranh biết bảo quản đồ dùng cá nhân?

Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc biết/không biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

Tổ chức thực hiện: Thảo luận nhóm 4

Tranh 1 : Bạn nữ đang dùng bút vẽ lên cặp sách, làm cặp sách lem luốc.

Tranh 2: Bạn nữ đang cẩn thận xếp sách vở vào giá sách.

Tranh 3: Bạn nam làm gãy rời đồ chơi.

Tranh 4: Bạn nam đang bọc bìa cho sách vở của mình.

Tranh 5: Bạn nữ đang treo mũ bảo hiểm lên giá.

_ GV dẫn dắt đến kết luận: Trong nhiều trường hợp, việc tựtrang trí cho đồ dùng có nhân vừa để đổ dùng thêm đẹp, vừa thể hiện được nâng khiếu, sở thích bản thân nhưng trong trường hợp này, việc làm củo bạn nữ là không thích hợp: trong trí cặp sách bằng bút dạ vừa không đẹp, vừa rất dễ bị loang, khiến cho cặp sách của mình trở nên lem luốc.

  • Thư giãn 1 phút

Hoạt động 2: Nêu thêm một sô' việc cẩn làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.

Mục tiêu: HS nêu được những việc cẩn làm để bảo quản đổ dùng cá nhân. Thảo luận nhóm 3

_ Mỗi nhóm đều có nhiệm vụ thảo luận để đề xuất, chia sẻ những việc cần làm nhằm bảo quản đổ dùng cá nhân một cách hiệu quả.

_HS nhận xét, GV sẽ tổng hợp và dẫn dắt để HS biết rằng:

+ Việc bảo quản đồ dùng cá nhân trước hết phải bắt đầu tùy ý thức của mỗi người.

+Mỗi đồ dùng khác nhau sẽ có những cách thức bảo quản khác nhau.

  • GV hỏi thêm : Vì sao cần bảo quản đồ dùng cá nhân

( hình thức cá nhân)

GV cần gợi mở, dẫn dắt để HS biết liên hệ với thực tế bản thân, gia đình; từ đó hình thành những nhận thức mới mang tính khái quát hơn:

  • Biết bảo quản thì đổ dùng cá nhân mới bền, đẹp và sử dụng được lâu dài.
  • Biết bảo quản thì đồ dùng cá nhân mới phục vụ hiệu quả cho việc sinh hoạt, học tập của mình.
  • Bảo quản đồ dùng cá nhân chính là thực hành tiết kiệm; thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ; thể hiện trách nhiệm của em đối với bản thân và gia đình.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS nêu.

- HS quan sát tranh, thực hiện kể câu theo gợi ý của GV.

_ HS trả lời: Na cắt chiếc khăn để làm váy cho búp bê.

+ đẹp và rất mới………..

+ Đại diện nhóm trình bày: Na không biết trân trọng món quà mẹ tặng; Na rất thích trở thành nhà thiết kế thời trang; Na chỉ biết quan tâm đến đồ chơi mà không chú ý đến đồ dùng; Na chưa biết bảo quản đồ dùng cá nhân, v.v.

- HS thảo luận nhóm 4 giải quyết tình huống

_ Đại diện các nhóm trình bày

+ HS có thể dễ dàng thống nhất: đổng tình với việc làm của các bạn ở tranh 2,4 và 5 vì các bạn đã biết bảo quản sách vở, đổ dùng cá nhân; không đổng tình với việc làm của bạn ở tranh 1 và 3 vì chưa biết giữ gìn cặp sách, đổ chơi. Tuy nhiên, ở tranh 1, HS có thể sẽ có những ý kiến khác nhau: a) Không đồng tình vì bạn vẽ lên cặp sách là chưa biết bảo quản đồ dùng cá nhân; b) Đồng tình vì bạn vẽ lên cặp sách là để chiếc cặp được đẹp hơn, v.v

_ HS thảo luận

_ Đại diện nhóm trình bày

_ HS nhắc lại 10 HS

_ HS trả lời: vì đồ dùng cá nhân của em rất khó tìm mua; rất đắt tiền; rất cần thiết,..

_ 15 hs nhắc lại

Thứ…………..ngày………..tháng…………năm…………

Đạo đức

CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

BÀI 3: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN ( Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân;

- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân;

- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng có nhân;

- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

_Về năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân; nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.

+ Nâng lực giải quyết vấn đề và sóng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống bảo quản đồ dùng cá nhân đúng cách.

+ Nâng lực điều chỉnh hành W:Thực hiện được những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân tùy theo tính chất, công dụng của đồ dùng đó.

+ Nâng lực phát triển bản thân: Đông tình với thái độ, hành vi biết bảo quản đồ dùng cá nhân; không đồng tình với thái độ, hành vi không biết bảo quản đổ dùng cá nhân.

_ Về phẩm chất:

+ Trách nhiệm:thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

I.Khởi động:

Hoạt động 1 : HS hát bài hát Sách bút thân yêu ơi (Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo)

Mục tiêu:tạo cảm xúc, kích hoạt kinh nghiệm của HS.

GV nêu một số câu hỏi để vừa kết nối với nội dung đã học ở tuần trước, vừa tạo bước chuyển tiếp sang những nội dung mới của bài học.

II. Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét về việc làm của cốm. Nếu là cốm, em sẽ làm gì?

Mục tiêu: HS biết nhận xét, bày tỏ thái độ trước việc không biết bảo quản đổ dùng cá nhân.

SGK giới thiệu tình huống học tập qua tranh: Bố tặng cho bạn Cốm con gấu bông mới; bạn Cốm lập tức vứt chiếc ô tô nhựa cũ đi và chỉ chơi với con gấu bông mới mà thôi.

_ GV gợi ý:

Bạn Cốm đã không biết giữ gìn đồ chơi của mình, nếu hôm khác cần chơi ô tô sẽ không có ô tô nữa. Tuy nhiên, ở ý thứ hai của câu hỏi: Nếu là Cốm, em sẽ làm gì?,

_ HS nhận xét, GV nhận xét

Hoạt động 2: Em đồng tình hay không ?Vì sao?

Mục tiêu: HS biết đồng tình với việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân; không đồng tình với việc không biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

Tổ chức thực hiện: Thảo luận nhóm 4

Tranh 1: Bạn nam cất giữ cẩn thận quẩn áo ấm khi mùa đông hết, dù có thể mùa đông năm sau, bạn không còn mặc vừa những quẩn áo này nữa.

Tranh 2: Bạn nam đang xé vở lấy giấy gấp đồ chơi.

Tranh 3: Bạn nam đang lau chùi chiếc xe đạp của mình.

_ HS nhận xét, GV nhận xét

GV có thể mở rộng nội dung dạy học bằng những câu hỏi mới như: Sang năm, nếu quần áo ấm của em không dùng nữa, em sẽ làm gì với số quần áo đó? Em có bao giờ xé vở lấy giấy gấp đồ chơi như bạn ở tranh 2 không?, v.v.

  • THƯ GIÃN 1 PHÚT

Hoạt động 3: sắm vai Tin xử lí tình huống.

Mục tiêu: HS biết cách xử lí trước một số tình huống thể hiện chưa biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

Tổ chức thực hiện:

Tinh huống HS cần sắm vai là: Giày mới của Tin bị lấm bẩn, anh trai khuyên Tin nên vứt đi nhưng Tin lúng túng chưa tìm được cách giải quyết.

_ HS nhận xét, GV nhận xét

_ GV hướng dẫn cho cả lớp một số cách làm sạch giày, dép đơn giản và yêu cầu HS vận dụng trong sinh hoạt hằng ngày

III. Vận dụng

Hoạt động 1:Tập bọc sách vở.

Mục tiêu: HS biết cách bọc và giữ gìn sách vở sạch đẹp.

Tổ chức thực hiện:

GV có thể tổ chức thành một cuộc thi: HS nào làm nhanh, đúng và có sản phẩm đẹp nhất sẽ được khen thưởng.

_ HS nhận xét, GV nhận xét

Hoạt động 2: Chia sẻ những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.

Mục tiêu: Khuyến khích HS nâng cao ý thức bảo quản đồ dùng cá nhân.

Tổ chức thực hiện:

_ GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp; tổ chức cho HS chia sẻ với nhau trong nhóm đôi; hoặc cho HS nghe bạn chia sẻ cách bạn bảo quản đồ dùng cá nhân và đưa ra nhận xét.

_ HS nhận xét, GV nhận xét

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

_ Cuối giờ học, GV cho cả lớp cùng đọc bài thơ:

Luôn nâng niu bảo quản Mọi đồ dùng cá nhân Bên nhau ta gán bó Như những người bạn thân.

_Nhắc nhở HS luôn có ý thức bảo quản đồ dùng cá nhân

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS trả lời.

_ HS trả lời:

(không vứt bỏ đổ chơi cũ khi có đổ chơi mới; tặng đổ chơi cũ cho bạn khác; cùng chơi cả đổ chơi cũ và đổ chơi mới; cất đồ chơi cũ vào hộp để khi khác lấy ra chơi,...).

_ Đại diện các nhóm trình bày

_ HS trả lời

HS trả lời:

_ đem giày đi giặt; chùi giày bằng khân hoặc giấy ẩm; nhờ bố mẹ giúp đỡ; biết rút kinh nghiệm để lần sau không làm bổn giày khi đi đường, V.V.

_ HS thực hiện

_ HS trả lời

_ HS trả lời

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

BÀI 3: BẢI QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN (2 TIẾT)

(tiết 1, sách học sinh, trang 14)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Nhắc nhở bạn bè , người thân bảo quản đồ dùng cá nhân

2. Kĩ năng:

- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được việc làm của các bạn về việc giữ gìn và bảo quản đồ dùng gia đình.

- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân; Bước đầu nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.

3. Phẩm chất:

+ Trách nhiệm: thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); tranh, ảnh phóng to các hoạt động trong SGK/14,15,16,17.

2. Học sinh: SGK Đạo đức2,

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Khởi động

Hoạt động 1: Nghe-hát bài Dọn dẹp đồ chơi

  • Mục tiêu: Thu hút sự chú ý của HS vào bài học mới.
  • Tổ chức thực hiện:

GV cho cả lớp hát bài Dọn dẹp đồ chơi

-GV có thể cho HS nghe bài hát này hoặc xem clip nói về việc thu dọn đồ chơi, đồ dùng cá nhân.

  1. Sau khi hát, xem clip hoặc xxem câu chuyện của Na. GV hỏi HS: Điều gì đã xảy ra khi các bạn không biết thu xếp đồ chơi gọn gàng?
  2. GV nhận xét và giới thiệu vào chủ đề bài học: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân qua bài BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN.

-Học sinh nghe và hát theo bài hát dọn dẹp đồ chơi

-Học sinh trả lời câu hỏi:

+Điều gì xảy ra khi các bạn không sắp xếp đồ chơi gọn gàng?

-Ghi tựa bài vào vở.

Hoạt động 2: Câu chuyện Nhà thiết kế thời trang.

  • Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền của HS, giúp HS bước vào bài học mới một cách tự tin, thoải mái hơn.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV yêu cầu HS quan sát về câu chuyện của Na và cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:

+ Điều gì đã xảy ra với chiếc khăn của Na?

+Chiếc khân đó như thế nào?

+Sau khi làm váy cho búp bê, Na có còn khăn để quàng nữa không?

  1. GV gọi HS: Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na.

Gợi ý:

Tùy từng suy nghĩ của bản thân mà HS có thể nêu khác nhau: Na không biết trân trọng món quà mẹ tặng; Na rất thích trở thành nhà thiết kế thời trang; Na chỉ biết quan tâm đến đồ chơi mà không chú ý đến đồ dùng; Na chưa biết bảo quản đồ dùng cá nhân,

  1. GV hỏi một số HS:Theo em, muốn làm váy cho búp bê Na có thể sử dụng vải ở đâu?
  2. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

-Học sinh quan sát tranh trang 14/SGK, trả lời câu hỏi:

+ Na cắt chiếc khăn để làm váy cho búp bê

+đẹp và rất mới

+Không còn khăn để quàng.

-HS trả lời theo cảm nhận cá nhân.

-HS suy nghĩ và có thể trả lời: xin vải của mẹ, lấy quần áo cũ,….

Kiến tạo tri thức mới

Hoạt động 3: Những việc làm biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc biết/không biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

HS biết nêu thêm những việc làm thể hiện bảo quản đồ dùng trong gia đình và lợi ích của những việc làm đó.

  1. Tổ chức thực hiện:
  2. GV yêu cầu HS quan sát tranh ở SGK/15 và giơ thẻ lựa chọn việc làm thể hiện biết/không biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
  3. GV tiến hành cho HS đưa ra ý kiến qua cách giơ thẻ .
  4. GV cho HS tổng kết lại để phân loại tranh thành 2 nhóm BIẾT và KHÔNG BIẾT bảo quản đồ dùng cá nhân.

Gợi ý:

Tranh 2,4,5 thuộc nhóm BIẾT bảo quản đồ dùng cá nhân.

Tranh 1,3 thuộc nhóm KHÔNG BIẾT bảo quản đồ dùng cá nhân.

  1. GV hỏi HS: Hãy thảo luận nhóm đôi và nêu thêm một số việc làm thể hiện BIẾT bảo quản đồ dùng cá nhân.
  2. GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận câu hỏi: Vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân?
  3. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

+Biết bảo quản thì đổ dùng cá nhân mới bển, đẹp và sử dụng được lâu dài.

+Biết bảo quản thì đồ dùng cá nhân mới phục vụ hiệu quả cho việc sinh hoạt, học tập của mình.

+Bảo quản đồ dùng cá nhân chính là thực hành tiết kiệm; thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ; thể hiện trách nhiệm của em đối với bản thân và gia đình.

-HS quan sát tranh và sử dụng thẻ đúng/sai để đưa ra đáp án.

HS chia nhóm tranh và nêu tranh đó là việc làm gì.

Tranh 1 : Bạn nữ đang dùng bút vẽ lên cặp sách, làm cặp sách lem luốc.

Tranh 2: Bạn nữ đang cẩn thận xếp sách vở vào giá sách.

Tranh 3: Bạn nam làm gãy rời đồ chơi.

Tranh 4: Bạn nam đang bọc bìa cho sách vở của mình.

Tranh 5: Bạn nữ đang treo mũ bảo hiểm lên giá.

-HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ và nêu.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

BÀI 3: BẢI QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN (2 TIẾT)

(tiết 1, sách học sinh, trang 14)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Nhắc nhở bạn bè , người thân bảo quản đồ dùng cá nhân

2. Kĩ năng:

- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được việc làm của các bạn về việc giữ gìn và bảo quản đồ dùng gia đình.

- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân; Bước đầu nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.

3. Phẩm chất:

+ Trách nhiệm: thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); tranh, ảnh phóng to các hoạt động trong SGK/14,15,16,17.

2. Học sinh: SGK Đạo đức2,

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét việc làm của Cốm? Nếu là Cốm em sẽ làm gì?

  • Mục tiêu: HS biết nhận xét, bày tỏ thái độ trước việc không biết bảo quản đổ dùng cá nhân.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV giới thiệu tình huống học tập qua tranh: Bố tặng cho bạn Cốm con gấu bông mới; bạn Cốm lập tức vứt chiếc ô tô nhựa cũ đi và chỉ chơi với con gấu bông mới mà thôi.
  2. GV cho HS suy nghĩ về việc làm của Cốm? Nếu là Cốm em sẽ làm gì?

GV gợi mở, hướng HS trả lời những việc làm phù hợp với việc bảo quản đồ dùng cá nhân.

  1. GV mời một số HS nhận xét, góp ý và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

HS theo dõi tình huống cảu Cốm và nêu nhận xét.

+Bạn Cốm đã không biết giữ gìn đồ chơi của mình, nếu hôm khác cần chơi ô tô sẽ không có ô tô nữa.

+Mỗi HS sẽ có cách xử lý khác nhau (không vứt bỏ đổ chơi cũ khi có đổ chơi mới; tặng đổ chơi cũ cho bạn khác; cùng chơi cả đổ chơi cũ và đổ chơi mới; cất đồ chơi cũ vào hộp để khi khác lấy ra chơi,...).

Hoạt động 2: Thể hiện ý kiến

  • Mục tiêu: HS biết đồng tình với việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân; không đồng tình với việc không biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV giới thiệu các tranh và cho HS đưa ra ý kiến bằng thẻ cảm xúc (đồng ý và không đồng ý)
  2. GV cho HS đưa ra ý kiến và giải đáp ở mỗi hình Vì sao em chọn như vậy.

+ Tranh 1: Bạn nam cất giữ cẩn thận quẩn áo ấm khi mùa đông hết, dù có thể mùa đông năm sau, bạn không còn mặc vừa những quẩn áo này nữa.

Tranh 2: Bạn nam đang xé vở lấy giấy gấp đồ chơi.

Tranh 3: Bạn nam đang lau chùi chiếc xe đạp của mình.

Sau khi HS tỏ thái độ đồng tình với việc làm của bạn ở tranh 1, tranh 3 và không đồng tình với việc làm của bạn ở tranh 2, GV có thể mở rộng hướng HS tới việc làm đúng ở tranh 2.

  1. GV tổng kết hoạt động và chuyển sang hoạt động sau.

HS sử dụng thẻ và nêu ý kiến.

Hoạt động 3: Sắm vai

  • Mục tiêu: HS biết cách xử lí trước một số tình huống thể hiện chưa biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV nêu tình huống: Giày mới của Tin bị lấm bẩn, anh trai khuyên Tin nên vứt đi nhưng Tin lúng túng chưa tìm được cách giải quyết.
  2. GV cho HS thảo luận nhóm 4 và tìm cách giải quyết, sau đó tiến hành sắm vai trước lớp. GV lưu ý HS nên sử dụng lời thoại và cử chỉ để minh họa cho cách giải quyết của mình.
  3. GV cho HS các nhóm nhận xét và đóng góp ý kiến.
  4. GV tổng kết hoạt động và hướng dẫn HS một số cách làm sạch giày, dép đơn giản.

-HS quan sát tình huống, thảo luận nhóm và đưa ra cách giải quyết.(Gợi ý: đem giày đi giặt; chùi giày bằng khân hoặc giấy ẩm; nhờ bố mẹ giúp đỡ; biết rút kinh nghiệm để lần sau không làm bổn giày khi đi đường, V.V.).

-HS nhận xét và đóng góp ý kiến.

Vận dụng

Hoạt động 4: Tập bọc sách vở.

  • Mục tiêu: HS biết cách bọc và giữ gìn sách vở sạch đẹp. Biết chia sẻ với bạn bè và khuyên mọi người giữ gìn đồ dùng cá nhân.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV thực hiện mẫu cho HS cách bọc sách vở. Sau đó chia nhóm cho HS cùng nhau thực hiện. GV sẽ quan sát và hướng dẫn thêm nếu nhóm, bạn nào làm chưa tốt.
  2. GV cho HS chia sẻ với bạn trong nhóm những việc làm mình đã làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
  3. GV cho HS chia sẻ trước lớp những việc tốt mình đã làm.
  4. GV nhận xét, khen ngợi và nhắc nhở các em học sinh nhớ bảo quản đồ dùng cá nhân thật tốt và nhắc nhở mọi người cùng bảo quản đồ dùng cá nhân.

-HS chia nhóm thực hiện bọc sách vở.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Đạo đức

BÀI 4: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

* Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tựchủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đổ dùng gia đình; nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống bảo quản đồ dùng gia đình đúng cách.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc để bảo quản đồ dùng gia đình, nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình.

+Nhận thức chuẩn mực hành vi:Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình; nêu được lí do vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình

+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác:Nhận xét được việc làm của các bạn về việc giữ gìn và bảo quản đồ dùng gia đình.

* Về phẩm chất:

+ Trách nhiệm:Thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đổ dùng gia đình; nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đổ dùng gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, hình ảnh, clip.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  • Hoạt động 1: Khởi động:
  • Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh tham gia học tập và kết nối vào bài học.

- Gv cho HS quan sát tranh và xác định nội dung tranh và liên kết thành câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình.

- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về việc làm của bạn Na.

- GV nhận xét, gợi mở cho HS nêu được lý do về việc làm của Na là có hậu quả gì?

- Gv nhận xét và giới thiệu bài mới: “ Bảo quản đồ dùng gia đình”

  • Hoạt động 2: Kiến tạo tri thức mới
  • Mục tiêu: Nêu được một số biểu hiện của việc biết/ không biết bảo quản đồ dùng gia đình và biết vì sao phải bảo quản đồ dùng trong gia đình.
  • Tìm hiểu cách bào quản đồ dùng gia đình và ý nghĩa của việc làm đó

- Gv cho HS quan sát 4 bức tranh và TLN , mỗi nhóm 1 bức tranh, nêu nội dung tranh và đánh giá về việc làm của bạn trong tranh.

- GV yêu cầu HS chia sẽ :

+ Các em sẽ khuyên bạn như thế nào?

+ Ở nhà, các em có đùa nghịch như vậy không?

- Gv nhận xét và kết luận

  • Nêu các việc có thể làm để bảo quản đồ dùng gia đình

- GV yêu cầu HS chia sẽ với bạn những đề xuất, việc làm vừa sức, an toàn nhằm bảo quản đồ dùng gia đình hiệu quả.

- GV nhận xét. Kết luận:

+Việc bảo quản đồ dùng gia đình bắt đàu từ ý thức của mỗi thành viên, trong đó có bản thân các em.

+Cần tìm hiểu tính chất, đặc điểm của mỗi đồ dùng để có cách bảo quản phù hợp.

  • Vì sao cần bảo quản đồ dùng gia đình?

- GV đặt câu hỏi: Nêu tác hại của việc không biết bảo quản đồ dùng gia đình?

- GV cho HS xem một số hình ảnh về tác hại của việc không biết bảo quản đồ dùng gia đình.

+ Vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình

+ Biết bảo quản đồ dùng sẽ rèn luyện cho em đức tính gì?

- Gv nhận xét, KL:

  • Biết bảo quản thì đồ dùng mới bền đẹp và sử dụng lâu dài, phục vụ hiệu quả cho việc sinh hoạt của người thân
  • Bảo quản gia đình chính là thực hành tiết kiệm, thể hiện trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình và cộng đồng
  • Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp

- GV yêu cầu HS về sưu tầm những mẹo hay bảo quản đồ dùng gia đình

- Nhớ lại những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng gia đình. ( có thể là đồ dung điện, đồ bằng gỗ, bằng kim loại, đồ bằng nhựa,..)

- HS quan sat tranh theo nhóm đôi, liên kết 2 bức tranh thành 1 câu chuyện bằng lời của mình, sau đó đại diện nhóm kể lại cho cả lớp cùng nghe

- HS phát biểu

Mở tủ lạnh làm mát là chưa đúng ( hư tủ lạnh, lãng phí điện,…)

- HS nêu cách xử lý cho tình huống trên.

- HS TLN 4

- Đại diện nhóm lên trình bày bức tranh của nhóm mình.

+Tranh 1: Bạn nữ đùa nghịch làm đứt rèm cửa.

+Tranh 2: Bạn nam dùng cọ mềm làm sạch khe của bàn máy tính

+Tranh 3: Hai chị em nhảy nhót trên ghế nệm.

+ Tranh 4: Bạn nam phụ bố lau chùi quạt điện

- Các nhóm khác nhận xét và đưa ra cách xử lý cho từng tình huống trong tranh 1 và 3

- HS TLN đôi chia sẽ với nhau

- Cả lớp chia thành hai đôi thi kể về những việc làm bảo quản đồ dùng gia đình.

- HS TL cá nhân( hư hỏng, biến dạng, sử dụng không lâu, tốn tiền sửa,…)

- Lớp nhận xét, bổ sung

- HS lần lượt nêu suy nghĩ của mình vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình?

  • Bảo quản đồ dùng gia đình giúp đồ dùng luôn sách sẽ, bền đẹp, sử dụng được lâu dài… Qua đó giúp em rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống

Đạo đức

BÀI 8: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK, sưu tầm mẹo hay

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  • Hoạt động 1: Khởi động

- GV tổ chức cho HS giải câu đố:

“Có chân mà chẳng biết đi

Quanh năm suốt tháng ở lì một nơi

Để người nằm ngủ thảnh thơi

Còn mình đứng, đó suốt đời lặng im.”

- GV yêu cầu HS nêu cách bảo quản chiếc giường ngủ.

GV nhận xét- Giới thiệu bài mới: “ Bảo quản đồ dùng gia đình( tiết 2)

  • Hoạt động 2: Kiến tạo tri thức mới
  • Mục tiêu: HS biết nhận xét,bày tỏ thái độ trước việc biết/ không biết bảo quản đồ dùng gia đình;

Thực hiện được những việc để bảo quản đồ dùng gia đình, nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình.

Luyện tập:

  • Bày tỏ ý kiến.

- GV cho HS quan sát tranh 1 và 2

- GV tổ chức cho HS nêu nhận xét của mình về bức tranh và liên hệ bản thân theo gợi ý:

Tranh 1:

+ Bạn biết giúp bố mẹ chưa?

+ Bạn giúp bố mẹ bằng việc làm có vừa sức hay không?

+ Việc làm đó giúp cho bình hoa như thế nào?

Tranh 2:

+ Bạn biết bảo quản đồ dùng chưa?

+ Làm như thế thì bức tường sẽ như thế nào?

­+ Cha mẹ bạn sẽ phải làm gì để bức tường trở lại như cũ?

+ Em sẽ khuyên bạn nam như thế nào?

+ Liên hệ bản thân HS : Ở nhà có bao giờ em vẽ lên tường chưa? Em làm gì để bức tường luôn sạch đẹp.

- GV nhận xét.

  • Việc làm của bạn nhỏ trong tranh thẻ hiện điều gì?

- GV cho HS quan sát 3 bức tranh. Yêu cầu HS TLN 4 kể lại tình huống của từng tranh và nêu nhận xét của mình về việc làm đó

- GV nhận xét, kết luận: Biết được lợi ích, đồng tình với việc bảo quản đồ dùng gia đình; không đồng tình với việc chưa biết bảo quản đồ dùng gia đình, rút kinh nghiệm của cho bản thân.

  • Sắm vai và xử lý tình huống:

- GV giới thiệu bức tranh

- GV HD HS TLN 2 sắm vai 2 nhân vật Tin và anh trai, bạn Tin sẽ phải nói gì và tỏ thái độ và làm những hành động như thế nào với việc nah trai rủ cùng nhau khám phá nồi cơm điện.

- GV nhận xét.

  • Hoạt động 3: Vận dụng
  • Mục tiêu: Biết chia sẽ và học hỏi kinh nghiệm bảo quản đồ dùng gia đình.

- GV tổ chức cho HS TLN đôi chia sẽ với bạn về những việc e đã bảo quản đồ dùng gia đình.

- GV mời HS chia sẽ cho cả lớp nghe những mẹo hay bảo quản đồ dùng gia đình mà e đã làm hoặc của mẹ, bà,..đã làm mà em thấy. ( GV giải thích thêm cho các bạn khác hiểu vè tính khoa học của những mẹo hay đó)

- GV giáo dục HS biết nhắc nhở mọi người cùng chung tay bảo quản đồ dùng gia đình

Hoạt động nối tiếp:

- GV cho HS đọc bào thơ

- Bài thơ như một thông điệp nhắc nhở chúng ta vận dụng thông điệp vào cuộc sống.

- HS thi đua giải câu đố ( chiếc giường ngủ)

- HS lần lượt nêu cách bảo qản

- Lớp nhận xét.

- HS nêu nội dung 2 bức tranh

Tranh 1: Bạn nhỏ dùng khăn lau bụi cho bình hoa

Tranh 2: Bạn nam dùng bút vẽ lên tường ở phòng ngủ.

- HS lần lượt nêu nhận xét của mình với các gợi ý của GV

- Lớp nhận xét câu trả lời của bạn.

- HS TLN 4, sau đó đại diện lên trình bày phần trả lời của mình

Tranh 1: Bạn nữ tắt đèn khi rời khỏi phòng ( biết tiết kiệm điện, bảo quản đèn,..)

Tranh 2: Hai bạn nhảy nhót trên giường( chưa biết bảo quản, giữ gìn giường ngủ)

Tranh 3: Hai bạn lấy dụng cụ nhà bếp làm đồ chơi.( chưa biết bảo quản đồ dùng nhà bếp)

- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn

- HS nêu nội dung tranh

- Anh trai rủ bạn Tin cũng mở nồi cơm điện ra xem, bạn Tin ngạc nhiên và bối rối.

- HS TLN đôi, sau đó lên sắm vai cho cả lớp cùng xem

- Các nhóm nhận xét cách xử lý tình huống của bạn Tin, bổ sung những cách xử lý khác.

- HS chia sẽ trong nhóm

- HS chia sẽ trước lớp cho cả lớp cùng nghe.

- HS chia sẽ những mẹo đã sưu tầm ở nhà

- HS lần lượt đọc bài thơ.

- Lắng nghe.

Ngày soạn: ................. Ngày dạy: ....................

Tuần Môn: Đạo đức

Bài 5: KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)

1. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học “kính trọng thầy giáo, cô giáo”, học sinh có:

1.1. Phẩm chất chủ yếu

Nhân ái: Chủ động thực hiện những việc làm thể hiện sự yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.

1.2. Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác: HS biết cách sử dụng lời nói, hành động để thể hiện sự sự yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.

1.3. Năng lực đặc thù

Năng lực điều chỉnh hành vi:

- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được lí do vì sao phải kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số việc của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được một số thái độ, hành vi thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo.

- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Bước đầu biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo .

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

2.1. Chuẩn bị của giáo viên

- SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về lòng nhân ái thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.

- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi…(tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).

- Bài hát thầy cô cho em mùa xuân.

2.2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK Đạo đức 2, Vở bài tập Đạo đức 2.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

TIẾT 1

1. Khởi động

1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.

1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh hòa nhịp thoải mái theo bài hát, quan sát và trả lời câu hỏi của GV.

1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá

- Tất cả HS thực hiện các động tác đơn giản theo giai điệu bài hát.

- HS trả lời thành câu hoàn chỉnh.

1.4. Cách thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV mở video bài hát có lồng ghép một số clip do CMHS quay các em.

- GV hỏi:

+ Các con vừa quan sát thấy các bạn nào trên màn hình?

+ Các bạn làm gì vậy?

+ Bài hát đã thể hiện tình cảm của ai?

+ Các bạn ấy đã thể hiện tình cảm với thầy cô như thế nào?

+ Vì sao các bạn ấy thể hiện tình cảm đó? +Bài hát khuyên chúng ta điều gì?

- GV nhận xét các câu trả lời, qua đó dẫn đắt để giới thiệu bài vào bài học.

- HS nghe, hát theo và thực hiện một số động tác đơn giản theo bài Thầy cô cho em mùa xuân; đồng thời quan sát màn hình.

- HS trả lời.

2. Khám phá 1 (hoạt động cá nhân )

2.1. Mục tiêu: HS nêu được những việc làm của thầy cô thể hiện sự dạy dỗ, yêu thương HS.

2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS.

2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá

HS đặt câu hỏi về nội dung tranh, trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh, trả lời được những biểu hiện thể hiện tình yêu thương, Tình cảm thầy cô dành cho HS là sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ, lo lắng, giúp đỡ,... thường thể hiện qua những việc làm nhỏ, quen thuộc.

(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)

2.4. Cách thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Thầy giáo, cô giáo trong tranh đang làm gì? Việc làm đó thê hiện điều gì?

- GV cho HS quan sát từng bức tranh và nêu tình cảm của thầy, cô giáo dành cho HS được thể hiện qua những việc làm nào. Ví dụ:

Tranh 1: Cô giáo dạy HS những điểu hay, lẽ phải.

Tranh 2: Cô giáo đắp chăn cho HS bán trú khi các em ngủ trưa vì sợ các em bị lạnh.

Tranh 3:Thầỵ giáo cùng HS chăm sóc vườn rau và hướng dẫn HS cách tưới rau.

Tranh 4:Thầy giáo đến nhà thăm HS để hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình HS.

.

- GV đặt câu hỏi, đồng thời, khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.

Tùy câu trả lời của HS, GV động viên, khích lệ, khen ngợi và từ đó dẫn dắt HS tiếp cận nội dung chính của bài: kính trọng thầy giáo cô giáo.

- HS cùng quan sát các bức tranh.

- HS trả lời câu hỏi đối với nội dung từng bức tranh.

HS nhận xét nhau; có thể đặt câu hỏi cho bạn.

3. Khám phá 2 (hoạt động thảo luận nhóm)

3.1. Mục tiêu

- Nhận biết được sự cần thiết quan tâm, chăm sóc, tình cảm thầy cô dành cho HS là sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ, lo lắng, giúp đỡ.

- Nhận biết được những lời nói, việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo cô giáo.

- HS nêu được những việc làm của các bạn trong tranh thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

3.2. Dự kiến sản phẩm học tập

- Câu hỏi, câu trả lời của học sinh.

- Lời nói phù hợp khi sắm vai trình bày trước lớp về tình huống mà GV yêu cầu.

3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá

HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh/hoặc đặt được câu hỏi phù hợp nội dung tranh. HS sắm vai, có lời nói, cử chỉ phù hợp vai của mình.

(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)

3.4. Cách thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

a. Bạn nào trong tranh đã thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?

GV gợi ý thêm các câu hỏi:

  • GV có thể cho HS làm việc theo nhóm đôi. Các nhóm quan sát từng bức tranh và nêu lời nói, việc làm của các bạn trong tranh. Ví dụ:

Tranh 1: Lễ phép chào hỏi thầy cô.

Tranh 2: Nói chuyện riêng khi thầy giáo đang giảng bài.

Tranh 3: Quan tâm khi cô giáo bị bệnh.

Tranh 4: Tặng cô giáo bức tranh tự vẽ để chúc mừng cô.

  • HS tiếp tục làm việc theo nhóm đôi, cho biết những tranh nào thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo.

Tùy tình hình học sinh, GV động viên, khích lệ HS và dẫn dắt để HS nói được ý: cho biết những tranh nào thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo.

Tùy tình hình thực tế HS trả lời, GV dẫn đắt để kết Các bạn trong tranh 1,3,4 thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

- Thảo luận nhóm đôi:

+ HS quan sát tất cả bức tranh, phát biểu suy nghĩ về các bức tranh đó cho nhau nghe.

+ Đại diện các nhóm phát biểu.

HS nhận xét lẫn nhau.

(HS có thể chưa đọc được chữ, nhưng qua việc quan sát nét mặt của các búc tranh để có thể nhận xét được là bạn người thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo).

  • Các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
  • HS kết luận: Các bạn trong tranh 1,3,4 thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

b. Nêu thêm những việc cẩn làm thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.?

  • GV cho cá nhân HS nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Các HS khác bổ sung ý kiến.
  • GV nên giảng giải cho HS hiểu cần thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo qua những việc làm hằng ngày và đó cũng là thể hiện tình cảm yêu thương, biết ơn thầy, cô giáo.

GV lưu ý HS thể hiện lòng kính trọng thầy, cô giáo không phải qua những bông hoa, quà hay lời chúc mừng trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,... mà quan trọng chính là qua những lời nói, hành động hằng ngày.

GV nhận xét và dẫn dắt để HS tiếp cận được ý khái quát: Trong lớp, các em thể hiện lòng kính trọng thầy, cô giáo không phải qua những bông hoa, quà hay lời chúc mừng trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,... mà quan trọng chính là qua những lời nói, hành động hằng ngày.

Mỗi thành viên lần lượt nêu về nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Các HS khác bổ sung ý kiến cho cả lớp cùng nghe.

HS nhận xét lẫn nhau.

4. Chia sẻ (hoạt động cá nhân)

4.1. Mục tiêu: HS biết đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS.

4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá

HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh. Kể được những việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)

4.4. Cách thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

a. Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

GV nêu thêm câu hỏi để phát triển toàn diện nhận thức của HS:

- Em đã kính trọng thầy giáo, cô giáo chưa?

- Em sẽ khuyên bạn thế nào khi bạn chưa kính trọng thày giáo cô giáo?

- Em sẽ làm gì đẻ thể hiện sự kính trọng thầy giáo cô giáo? v.v…

GV chuẩn bị các phương án đối thoại sao cho vừa tôn trọng suy nghĩ của các em, vừa đảm bảo định hướng giáo dục của bài học.

HS quan sát từng bức tranh, nêu ý kiến của mình.

HS phát biểu theo suy nghĩ, hiểu biết của các em.

b. Kể thêm một số việc làm thể hiện sự sự kính trọng thầy giáo, cô giáo .

Động viên, khuyến khích càng nhiều HS phát biểu càng tốt; lưu ý khích lệ những HS còn nhút nhát…

HS kể những việc làm cụ thể mà em đã làm ở nhà.

c. Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

Tùy những nội dung mà HS nêu, GV có cách chốt ý cho phù hợp.

HS tự phát biểu theo suy nghĩ của mình.

HS nhận xét lẫn nhau.

* Hoạt động nối tiếp: Giao việc cho HS về nhà thực hiện để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được lí do vì sao phải kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số việc của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.… Thực hiện và ghi nhớ để tiết học sau kể cho cô và các bạn nghe.

Điều chỉnh, bổ sung

...............................................................................................................................

…………………………………………………………………….....................

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ................. Ngày dạy: ....................

Tuần Môn: Đạo đức

Bài 2: KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2)

1. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học “kính trọng thầy giáo, cô giáo”, học sinh có:

1.1. Phẩm chất chủ yếu

Lòng nhân ái: Yêu thương, kính trọng thầy giáo, cô giáo.

1.2. Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác: HS biết cách sử dụng lời nói, hành động để thể hiện sự kính trọng thầy giáo , cô giáo.

1.3. Năng lực đặc thù

Năng lực điều chỉnh hành vi:

- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Học sinh nêu được những biểu hiện của sự kính tọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được lí do vì sao phải kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số việc của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được một số thái độ, hành vi thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo.

- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những lời nói, thực hiện được những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Bước đầu biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

2.1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bài hát: Vòng tay yêu thương.

- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện kính trọng thầy giáo, cô giáo, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.

- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi…(tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).

2.2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách học sinh, vở BT đạo đức.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

TIẾT 2.

5. Luyện tập (nhóm; cá nhân)

5.1. Mục tiêu

HS biết cách sử dụng lời nói, hành động phù hợp các tình huống trong tranh để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

5.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

5.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS nêu được việc làm các bạn trong tranh cho phù hợp.

5.4. Cách thực hiện 

(Áp dụng kỹ thuật DH “mảnh ghép”)

a.Nhận xét vể lời nói, việc làm của các bạn trong tranh.

  • HS làm việc nhóm, nêu nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh.

Ví dụ: Lời nói, việc làm của các bạn trong tranh 2, 3, 4 đã thể hiện sự lễ phép, kính trọng thầy, cô giáo. Riêng với bạn nữ trong tranh 1 (nhờ thầy giáo treo giúp tranh), lời nói thể hiện sự lễ phép nhưng hành động dùng một tay đưa tranh cho thầy giáo là chưa lễ phép.

Trong quá trình các nhóm trình bày, GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho các bạn. GV gợi mở thêm bằng những câu hỏi như: Ngoài ý kiến của nhóm bạn …, các con có ý kiến gì khác nữa không? Con thích ý kiến của nhóm nào nhất, vì sao?

  • Sau đó, GV nhận xét và dẫn dắt để HS tiếp cận được ý khái quát: HS phải lễ phép, kính trọng tất cả các thầy, cô giáo dù có thầy cô không trực tiếp dạy mình. GV có thể giải thích thêm ý nghĩa của câu "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy", giúp HS hiểu rõ hơn.

Vòng 1: Chia nhóm 4 HS. Nhiệm vụ mỗi nhóm là quan sát, thảo luận 1 bức tranh.

Vòng 2: Hình thành nhóm mới (4 HS/nhóm, sao cho mỗi nhóm đều có 1 HS từ mỗi nhiệm vụ khác nhau ở vòng 1). Mỗi thành viên lần lượt nêu về nội dung của bức tranh mình đã được thảo luận ở vòng 1 cho cả nhóm cùng nghe. Khuyến khích HS đặt câu hỏi trong nhóm để phân tích sâu hơn về nội dung tranh.

Đại diện các nhóm trình bày.

HS nhận xét lẫn nhau.

b. sắm vai các bạn nhỏ trong tranh và xử lí tình huống.

- Tùy tình hình lớp, GV có thể đưa thêm 1 số tình huống khác. Tuy nhiên, chỉ yêu cầu đơn giản về lời nói, động tác, thái độ cần thể hiện trong mỗi tình huống; mỗi tình huống chỉ yêu cầu 2, 3 HS tham gia.

  • HS làm việc theo nhóm. Dựa vào tranh vẽ, các nhóm tự xây dựng tình huống, câu thoại và tập sắm vai.

GV GV cần chú ý giúp HS hiểu sự kính trọng thầy, cô giáo phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, đơn giản mỗi ngày. đánh giá, biểu dương, rút kinh nghiệm.

- HS xung phong sắm vai trình bày trước lớp về các tình huống như SGK.

  • Các nhóm trình diễn, cả lớp nhận xét.

HS nhận xét các bạn, có thể nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi liên quan đến các tình huống mà các bạn vừa sắm vai.

6. Vận dụng

6.1. Mục tiêu

HS tập vận dụng vào các tình huống thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo.

HS chia sẻ được những việc em đã làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

6.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS/câu hỏi của HS.

6.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS thực hiện được lời nói, động tác, cử chỉ, nét mặt, v.v.. thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

6.4. Cách thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

a. Thực hiện việc làm thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

Tranh 1: Lễ phép chào hỏi thầy cô.

Tranh 2: tích cực phát biểu, chăm chỉ học hành.

Tranh 3: Quan tâm thăm hỏi khi cô giáo bị bệnh.

Tranh 4: Tặng cô giáo bức tranh tự vẽ để chúc mừng cô, Làm thiệp, viết thư, viết lời chúc thầy cô.

- GV có thể cho HS viết lời cảm ơn thầy cô đã dạy mình trong năm học lớp 1 vào tờ giấy. HS có thể trang trí theo sáng tạo riêng của mình và gửi tặng thầy, cô giáo cũ sau tiết học.

- HS kể một lời nói/việc làm cụ thể mà con đã thực hiện kính trọng thầy giáo, cô giáo. Khi kể, HS cần dùng từ ngữ, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ… biểu cảm phù hợp.

Cả lớp cùng lắng nghe và nhận xét.

b. Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

  • HS làm việc theo nhóm đôi, chia sẻ với bạn những việc mình đã làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

-Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.

  • GV cần lưu ý các nhóm trình bày sau chỉ nêu những ý mới để tránh tình trạng các nhóm bắt chước nhau, làm mất thời gian của tiết học.

GV nhận xét khen ngợi, lưu ý thêm nếu có những HS thể hiện từ ngữ/nét mặt/cử chỉ… chưa phù hợp.

-Các nhóm chia sẻ về việc làm của mình thể hiện kính trọng thầy, cô giáo.

-Cả lớp cùng lắng nghe và nhận xét.

c. Hoạt động củng cố, dặn dò

Giúp HS ôn lại những kiến thức đã học, nhắc nhở HS thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

+ GV có thể cho HS họcthuộc Ghi nhớ bằng cách đọc tiếp sức (mỗi HS đọc mộttiếng, cứ tiếp tục đọc nhiều lẩn như thế). GV xoá dần các chữ trong câu ghi nhớ trong lúc HS đọc, sau đó xoá hết cả câu.

-GVcăn dặn HS luôn thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo qua những lời nói, việc làm hằng ngày.

+ HS nào thuộc sẽ đọc cả câu ghi nhớ cho cả lớp nghe.

7. Kết luận: HS luôn thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo qua những lời nói, việc làm hằng ngày, những lời nói và việc làm cụ thể hàng ngày.

HS đọc thuộc lòng câu tục ngữ:

Điều chỉnh, bổ sung

...............................................................................................................................

……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

Chủ đề: Kính Trọg Thầy Giáo, Cô Giáo Và Yêu Quý Bạn Bè

BÀI 5: Kính Trọg Thầy Giáo, Cô Giáo

(Tiết 1, sách học sinh, trang 25)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

  • Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầ giáo, cô giáo;
  • Thực hiện được những việc làm cụ thể để thể hiện sự kính trọng thây giáo, cô giáo.

2. Kĩ năng:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; lựa chọn và thực hiện được những hành động, lời nói thể hiện sự kính trọng thẩỵ giáo, cô giáo.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

+ Năng lực điều chỉnh hành: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

+ Năng lực phát triển bán thân Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; không đồng tình với thái độ, hành vi không kính trọng thầy giáo, cô giáo.

3. Phẩm chất:

+ Nhân ái: Chủ động thực hiện những việc làm thể hiện sự yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  1. 1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); nhạc và lời bài hát Bông hồng tặng cô ; video clip về lòng nhân ái thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

2. Học sinh: SGK Đạo đứtr, Vở bài tập Đạo đức 2 (nếu có).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Khởi động

Hoạt động 1: Hát bài hát Bông hồng tặng cô.

  • Mục tiêu: Thu hút sự chú ý của HS vào bài học mới.
  • Tổ chức thực hiện:

GV cho cả lớp hát bài Bông hồng tặng cô (nhạc và lời: Trấn Quang Huy)

-Nếu HS không biết bài hát này, GV có thể bật bài hát cho HS nghe để các em hiểu nội dung bài hát hoặc có thể sử dụng một bài hát khác nói về kính trọng thầy giáo, cô giáo.

1.Sau khi hát (hoặc nghe bài hát), GV hỏi HS: - Bài hát đã thể hiện tình cảm của ai? Các bạn ấy đã thể hiện tình cảm với thầy cô như thế nào?

-Vì sao các bạn ấy thể hiện tình cảm đó? Bài hát khuyên chúng ta điều gì?

  1. GV nhận xét và giới thiệu vào chủ đề bài học: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những việc các em cân làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo như bạn nhỏ trong bài hát nhé!

-Học sinh múa hát bài” Bông hồng tặng cô

-Học sinh trả lời câu hỏi:

+- Bài hát đã thể hiện tình cảm của ai? Các bạn ấy đã thể hiện tình cảm với thầy cô như thế nào?

-Vì sao các bạn ấy thể hiện tình cảm đó? Bài hát khuyên chúng ta điều gì?

-Ghi tựa bài vào vở.

Kiến tạo tri thức mới

Hoạt động 2: Nêu cảm nhận của em.

  • Mục tiêu: HS nêu được cảm nhận về việc làm của các bạn trong tranh.
  • Tổ chức thực hiện:

GV cho HS quan sát từng bức tranh và nêu tình cảm của thầy, cô giáo dành cho HS được thể hiện qua những việc làm nào. Ví dụ:

  1. GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, lần lượt mô tả việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
  2. GV gọi một số HS nêu việc làm của các

bạn nhỏ trong tranh trước lớp.

Gợi ý:

Tranh 1: Cô giáo dạy HS những điểu hay, lẽ phải.

Tranh 2: Cô giáo đắp chăn cho HS bán trú khi các em ngủ trưa vì sợ các em bị lạnh.

Tranh 3:Thầỵ giáo cùng HS chăm sóc vườn rau và hướng dẫn HS cách tưới rau.

Tranh 4:Thầy giáo đến nhà thăm HS để hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình HS.

GV cần lưu ý HS: Tình cảm thầy cô dành cho HS là sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ, lo lắng, giúp đỡ,... thường thể hiện qua những việc làm nhỏ, quen thuộc nên đôi khi HS không nhận ra được.

GV có thể cho HS kể thêm những điều thầy cô đã làm cho mình.

Hoạt động 2: Bạn nào trong tranh đã thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?

Mục tiêu: HS nêu được những việc làm của các bạn trong tranh thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo

Tổ chức thực hiện:

  • GV có thể cho HS làm việc theo nhóm đôi. Các nhóm quan sát từng bức tranh và nêu lời nói, việc làm của các bạn trong tranh. Ví dụ:

Tranh 1: Lễ phép chào hỏi thầy cô.

Tranh 2: Nói chuyện riêng khi thầy giáo đang giảng bài.

Tranh 3: Quan tâm khi cô giáo bị bệnh.

Tranh 4: Tặng cô giáo bức tranh tự vẽ để chúc mừng cô.

  • HS tiếp tục làm việc theo nhóm đôi, cho biết những tranh nào thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo.
  • Các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
  • HS kết luận: Các bạn trong tranh 1,3,4 thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

Hoạt động 3: Nêu thêm những việc cẩn làm thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

Mục tiêu: HS nêu thêm được những việc cần làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo mà em hay bạn bè đã làm.

Tổ chức thực hiện:

  • GV nên giảng giải cho HS hiểu cần thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo qua những việc làm hằng ngày và đó cũng là thể hiện tình cảm yêu thương, biết ơn thầy, cô giáo.

GV lưu ý HS thể hiện lòng kính trọng thầy, cô giáo không phải qua những bông hoa, quà hay lời chúc mừng trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,... mà quan trọng chính là qua những lời nói, hành động hằng ngày.

  1. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

-Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi:

Tranh 1: Cô giáo dạy HS những điểu hay, lẽ phải.

Tranh 2: Cô giáo đắp chăn cho HS bán trú khi các em ngủ trưa vì sợ các em bị lạnh.

Tranh 3:Thầỵ giáo cùng HS chăm sóc vườn rau và hướng dẫn HS cách tưới rau.

Tranh 4:Thầy giáo đến nhà thăm HS để hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình HS.

Tranh 1: Lễ phép chào hỏi thầy cô.

Tranh 2: Nói chuyện riêng khi thầy giáo đang giảng bài.

Tranh 3: Quan tâm khi cô giáo bị bệnh.

Tranh 4: Tặng cô giáo bức tranh tự vẽ để chúc mừng cô.

HS nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Các HS khác bổ sung ý kiến.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

Chủ đề: Kính Trọg Thầy Giáo, Cô Giáo Và Yêu Quý Bạn Bè

BÀI 5: Kính Trọg Thầy Giáo, Cô Giáo

(Tiết 2, sách học sinh, trang 26)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

  • Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầ giáo, cô giáo;
  • Thực hiện được những việc làm cụ thể để thể hiện sự kính trọng thây giáo, cô giáo.

2. Kĩ năng:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; lựa chọn và thực hiện được những hành động, lời nói thể hiện sự kính trọng thẩỵ giáo, cô giáo.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

+ Năng lực điều chỉnh hành: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

+ Năng lực phát triển bán thân Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; không đồng tình với thái độ, hành vi không kính trọng thầy giáo, cô giáo.

3. Phẩm chất:

+ Nhân ái: Chủ động thực hiện những việc làm thể hiện sự yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  1. 1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); nhạc và lời bài hát Bông hồng tặng cô ; video clip về lòng nhân ái thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

2. Học sinh: SGK Đạo đứtr, Vở bài tập Đạo đức 2 (nếu có).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét vể lời nói, việc làm của các bạn trong tranh.

Mục tiêu: HS nêu được nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh, thể hiện được sự đổng tình với việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

Tổ chức thực hiện:

  • HS làm việc cá nhân, nêu nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh.

Ví dụ: Lời nói, việc làm của các bạn trong tranh 2, 3, 4 đã thể hiện sự lễ phép, kính trọng thầy, cô giáo. Riêng với bạn nữ trong tranh 1 (nhờ thầy giáo treo giúp tranh), lời nói thể hiện sự lễ phép nhưng hành động dùng một tay đưa tranh cho thầy giáo là chưa lễ phép.

  • GV lưu ý HS phải lễ phép, kính trọng tất cả các thầy, cô giáo dù có thầy cô không trực tiếp dạy mình.GV có thể giải thích thêm ý nghĩa của câu "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy", giúp HS hiểu rõ hơn.

Hoạt động 2: sắm vai các bạn nhỏ trong tranh và xử lí tình huống.

Mục tiêu: HS tìm hiểu tranh, biết tự xây dựng tình huống, câu thoại và tập sắm vai.

Tổ chức thực hiện:

  • HS làm việc theo nhóm. Dựa vào tranh vẽ, các nhóm tự xây dựng tình huống, câu thoại và tập sắm vai.
  • Các nhóm trình diễn, cả lớp nhận xét.

Lưu ý: ở phần luyện tập này, GV cần chú ý giúp HS hiểu sự kính trọng thầy, cô giáo phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, đơn giản mỗi ngày.

GV mời một số HS nhận xét, góp ý và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

Vận dụng

Hoạt động 1:Thực hiện việc làm thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

Mục tiêu: HS tập vận dụng vào các tình huống thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo.

Tổ chức thực hiện:

GV cho HS xem từng tranh, nêu nội dung gợi ý từng tranh

Tranh 1: Lế phép chào hỏi thầy cô

Tranh 2: Tích cực phát biểu, chăm chỉ học hành

Tranh 3: Quan tâm, thăm hỏi thầy cô.

Tranh 4: Làm thiệp, viết thư, viết lời chúc thầy cô.

- GV có thể cho HS viết lời cảm ơn thầy cô đã dạy mình trong năm học lớp 1 vào tờ giấy. HS có thể trang trí theo sáng tạo riêng của mình và gửi tặng thầy, cô giáo cũ sau tiết học.

Hoạt động 2: Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

Mục tiêu: HS chia sẻ được những việc em đã làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

Tổ chức thực hiện:

  • HS làm việc theo nhóm đôi, chia sẻ với bạn những việc mình đã làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

-Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.

  • GV cần lưu ý các nhóm trình bày sau chỉ nêu những ý mới để tránh tình trạng các nhóm bắt chước nhau, làm mất thời gian của tiết học.

Hoạt động 3: Nhắc nhở bạn thực hiện những việc làm thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

Mục tiêu: HS biết nhắc nhở bạn cùng thực hiện những việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động này hướng đến việc HS biết thực hiện bài đạo đức đã học, đổng thời biết quan tâm nhắc nhở bạn cùng thể hiện sự kính trọng thẩỵ, cô giáo.

Lưu ý: ở phần Vận dụng này, GV có thể nhận xét, đánh giá HS về những việc các em đã làm thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo và khả năng tự viết được lời cảm ơn chân thành gửi đến thầy, cô giáo cũ của mình.

Hoạt động củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Giúp HS ôn lại những kiến thức đã học, nhắc nhở HS thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

Tổ chức thực hiện:

- GV nhắc lại một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo và những việc làm cụ thể của HS thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

-Tổ chức cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK Đạo đức2, trang 26. GV có thể cho HS làm việc theo nhóm, điền chữ thích hợp vào ô trống:

ơn

...

dỗ

Trò

mới

hôm

nay

Gặp

vòng

tay

Cúi

đầu

chào

lễ

phép.

+ Chữ thích hợp để điền là "thầy cô"ở cả 2 dòng có dấu ...

+ Nhóm hoàn thành trước và đúng được biểu dương trước lớp.

+ GV có thể cho HS họcthuộc Ghi nhớ bằng cách đọc tiếp sức (mỗi HS đọc mộttiếng, cứ tiếp tục đọc nhiều lẩn như thế). GV xoá dần các chữ trong câu ghi nhớ trong lúc HS đọc, sau đó xoá hết cả câu.

+ HS nào thuộc sẽ đọc cả câu ghi nhớ cho cả lớp nghe.

-GV căn dặn HS luôn thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo qua những lời nói, việc làm hằng ngày.

  • HS làm việc cá nhân, nêu nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh.

Ví dụ: Lời nói, việc làm của các bạn trong tranh 2, 3, 4 đã thể hiện sự lễ phép, kính trọng thầy, cô giáo. Riêng với bạn nữ trong tranh 1 (nhờ thầy giáo treo giúp tranh), lời nói thể hiện sự lễ phép nhưng hành động dùng một tay đưa tranh cho thầy giáo là chưa lễ phép.

  • HS làm việc theo nhóm. Dựa vào tranh vẽ, các nhóm tự xây dựng tình huống, câu thoại và tập sắm vai.
  • Các nhóm trình diễn, cả lớp nhận xét.

HS xem từng tranh, nêu nội dung gợi ý từng tranh

Tranh 1: Lế phép chào hỏi thầy cô

Tranh 2: Tích cực phát biểu, chăm chỉ học hành

Tranh 3: Quan tâm, thăm hỏi thầy cô.

Tranh 4: Làm thiệp, viết thư, viết lời chúc thầy cô.

  • HS làm việc theo nhóm đôi, chia sẻ với bạn những việc mình đã làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

-Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.

HS biết thực hiện bài đạo đức đã học, đổng thời biết quan tâm nhắc nhở bạn cùng thể hiện sự kính trọng thẩỵ, cô giáo.

HS ôn lại những kiến thức đã học và thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Đạo đức

BÀI 6: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học, HS:

  • Nêu được một số biểu hiện của yêu quý bạn bè;
  • Thực hiện được lời nói và việc làm thể hiện sự yêu quý bạn bè.

* Năng lực, phẩm chất

+ Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của sự yêu quý bạn bè; lựa chọn và thực hiện được những hành động và lời nói thể hiện sự yêu quý bạn bè.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống; thực hiện các lời nói, việc làm cẩn thiết để thể hiện sự yêu quý bạn bè.

+ Năng lực điều chỉnh hành ví: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự yêu quý bạn bè.

+ Năng lực phát triển bản thân.-Đổng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự yêu quý bạn bè; không đổng tình với thái độ, hành vi không yêu quý bạn bè.

+ Nhân ái: Chủ động thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện sự yêu quý bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  1. Giáo viên: SGKĐợo đức 2, tranh ảnh, bộ tranh, video clip về lòng nhân ái thể hiện sự yêu quý bạn bè.
  2. Học sinh: SGK Đạo đức 2, Vở bài tậpĐạo đức 2 (nếu có), bút viết bảng, giấy A3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp

2. Bài mới

a. Khởi động

Hoạt động 1: Kể về một người bạn mà em yêu quý.

Mục tiêu: HS nêu được về một người bạn mình yêu quý với cảm xúc chân thật.

  • GV cho hs chơi: Trò chơi Kết thành nhóm bạn.

Cách chơi:

+ Quản trò nói: "Kết bạn, kết bạn!".

+ Cả lớp sẽ cùng hỏi:"Nhóm mấy? Nhóm mấy?". cả lớp sẽ làm theo. Ai không thực hiện được theo yêu cầu của quản trò là thua.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi Nếu không có bạn bè thì em cảm thấy thê nào?

Mục tiêu: HS nhận biết được cảm xúc của mình khi không có bạn cùng học, cùng chơi.

Tổ chức thực hiện:

GVhỏi HS: Nếu không có bạn bè thì em cảm thấy thê'nào?

-Từ ý kiến của HS, GV dẫn dắt HS vào bài học.

b. Khám phá

Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi Các bạn trong tranh đã thể hiện sự yêu quý bạn bè như thế nào?

Mục tiêu: HS nhận biết được những lời nói, hành động thể hiện sự yêu quý bạn bè.

Tổ chức thực hiện:

-GV cho HS quan sát từng bức tranh và nêu việc làm của các bạn trong tranh.

GV chốt: Những sự quan tâm, chia sẻ đó chính là những biểu hiện cụ thể của sự yêu quý bạn bè.

Hoạt động 2: Nêu thêm những việc làm thể hiện sự yêu quý bạn bè.

Mục tiêu: HS nêu thêm được những lời nói, hành động thể hiện sự yêu quý bạn bè mà bản thân đã làm hay nhận thấy từ người khác.

Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS nêu thêm những việc làm thể hiện sự yêu quý bạn bè.

Gv nhận xét

c. Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét về lời nói, việc làm của Na.

Mục tiêu: HS biết nhận xét về lời nói, việc làm thể hiện sựỵêu quý bạn bè.

Tổ chức thực hiện:

-GV cho hs quan sát tranh và hỏi. Trong tranh vẽ gì? Em có nhận xét gì về hành động của bạn trong tranh

Gv nhận xét và chốt

Hoạt động 2: Em đổng tình tranh? Vì sao?

Mục tiêu: HS bày tỏ được sự đổng tình hay không đổng tình và nêu được lí do rõ ràng, cụ thể.

Tổ chức thực hiện:

  • GV có thể cho HS làm việc theo nhóm 4 . Các nhóm quan sát tranh và nêu tình huống trong tranh và đưa ra ý kiến đồng tình hay không đổng tình và nêu rõ vì sao.
  • GV chốt: Yêu quý bạn bè là phải biết khuyên nhủ khi bạn mắc lỗi và phải luôn tôn trọng, lịch sựvới bạn bè.

d. Vận dụng

Hoạt động 1: Thực hiện lời nói, việc làm thể hiện tình cảm yêu quý bạn bè.

Mục tiêu: HS thực hiện được những lời nói, hành động phù hợp, thể hiện sự yêu quý bạn bè.

Tổ chức thực hiện:

GV cần cho HS sắm vai

+ Tranh 1:Tặng quà cho bạn.

+ Tranh 2: Giữ lời hứa, cảm ơn khi bạn giúp đỡ.

+ Tranh 3: Cùng nhau vui chơi.

+ Tranh 4: Cùng nhau học tập.

GV nhận xét, đánh giá

Hoạt động 2: Chia sẻ về các việc khác em đã làm thể hiện sự yêu quý bạn bè.

Mục tiêu: HS chia sẻ chân thật các việc em đã làm thể hiện sự yêu quý bạn bè.

Tổ chức thực hiện:

  • HS chia sẻ với lớp những lời nói, việc làm mà em đã thực hiện thể hiện sự yêu quý bạn bè.
  • Gv nhận xét

3. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Giúp HS ôn lại những kiến thức đã học, nhắc nhở HS thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự ỵêu quý bạn bè.

Tổ chức thực hiện:

  • GV nhắc lại một số biểu hiện của sự yêu quý bạn bè.

-Cho cả lớp đọc 2 câu thơ trong phần Ghi nhớ,

Bạn bè đoàn kết, thương yêu

Buồn vui chia sẻ sớm chiều có nhau.

GV hỏi: Những từ ngữ nào trong bài thơ thể hiện sự yêu quý bạn bè?

Hs chơi

(Rất buồn vì không có người cùng chơi, cùng học; Không có người chia sẻ buồn vui;...)

Tranh 1: Các bạn cùng chơi oẳn tù tì với bạn ngồi trên xe lăn.

Tranh 2: Các bạn quan tâm đến một bạn đá bóng bị ngã.

Tranh 3: Một HS hướng dẫn bạn cùng bàn cách cắt hình ngôi sao bằng giấy màu.

Tranh 4: Một HS báo cho cô giáo biết bạn Mai bị mệt.

  • Hs thảo luận nêu theo nhóm 4 và tổng hợp các ý kiến hay vào tờ giấy A3 và trang trí đẹp, treo ở lớp để HS ghi nhớ và thực hiện theo sau bài học này.

Hs trả lời

Ví dụ: Na đã không bao che cho Cốm mà còn thẳng thắn khuyên Cốm phải nói thật với thầy là chưa vẽ xong.

Đại diện các nhóm trình bày.

Tranh 1: Hai bạn nam đi xe đạp vào vũng nước, làm nước văng vào bạn nữ. Bạn nam ngồi sau còn trêu bạn nữ khi thấy cảnh như thế. Không đồng tình vì hai bạn nam làm nước văng ướt bạn nữ mà không biết xin lỗi, lại còn trêu bạn nữ.

Tranh 2: Một nhóm bạn nữ đang choi nhảy dây. Một bạn nữ đến xin choi chung. Các bạn đang choi đã vui vẻ đồng ý. Đồng tình vì các bạn đã biết hoà đổng vui choi cùng nhau.

Nhóm khác nhận xét

Hs thực hành theo nhóm 2 sắm vai 1 trong 4 tranh

2,3 nhóm trình bày

NHóm khác nhận xét bổ sung

3-5 hs chia sẻ

(đoàn kết, thương yêu, buồn vui chia sẻ).

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN: ĐẠO ĐỨC – LỚP 2

CHỦ ĐỀ: Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè

BÀI 7: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn bè;

- Thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

2. Năng lực chung:

- NL tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của sự quan tâm, giúp đỡ bạn; lựa chọn và thực hiện được những hành động và lời nói thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.

3. Năng lực đặc thù:

- NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Có kiến thức cần thiết, phù hợp để duy trì mối quan hệ hòa hợp với bạn bè; Nêu được một số biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn bè; Nêu được vì sao phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè; Nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

- NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được một số thái độ, hành vi thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

- NL điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè; Bước đầu biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

4. Tích hợp:

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: SGK Đạo Đức 2, màn hình - máy chiếu (nếu có), bộ tranh, video clip về lòng nhân ái.

2. Học sinh: SGK Đạo Đức 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

Các hoạt động

Hoạt động giáo viên

Mong đợi của học sinh

I. Khởi động (5 phút):

HĐ 1: Nghe và cùng hát bài hát Tình bạn.

Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế hứng thú cho HS vào bài học mới.

* Phương pháp:

Quan sát, vấn đáp, cá nhân.

* Hình thức: cá nhân, lớp

HĐ 2: Xem hình và trả lời câu hỏi

* Mục tiêu: Chuẩn bị tâm thế cho HS khám phá nội dung bài học.

* Phương pháp: Quan sát, vấn đáp

* Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp

- Hát và vỗ tay theo nhạc bài “Tình bạn”

- GV có thể dùng máy phát nhạc để HS nghe, hát theo và vỗ tay theo lời bài hát.

- GV nhận xét.

-> Để có 1 tình bạn đẹp chúng ta cần phải thể hiện tình cảm, quan tâm, chia sẻ như thế nào tới bạn bè thì hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu vào bài học ” Quan tâm, giúp đỡ bạn”.

- GV tổ chức nhóm 2, hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK/trang 31 và trả lời câu hỏi:

1/ + Tranh vẽ gì?

+ Các bạn đã làm gì khi Thỏ bị ốm?

+ Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn dành cho Thỏ.

+ Việc làm của các bạn thể hiện điều gì?

- Mời HS trình bày

- > GV nhận xét

- GV xây dựng thành 1 câu chuyện nhỏ, kể cho HS nghe.

- Mời 1 -2 HS kể lại

- GV nhận xét

Kết luận: Những việc làm trên của các bạn đã thể hiện biết quan tâm, giúp đỡ,chăm sóc,... khi bạn mình bị bệnh hay gặp khó khăn.

HS hát và vỗ tay theo bài hát

- HS quan sát tranh và trả lời

A picture containing indoor, bedroom

Description automatically generated

- HS trình bày – nhận xét

- HS lắng nghe

- HS kể – nhận xét

II. Kiến tạo tri thức mới:

(10 phút):

HĐ 1: Lời nói, việc làm nào của các bạn trong tranh thê hiện sựquan tâm, giúp đỡ bạn? ( 5’)

Mục tiêu: Giúp HS bước đầu tìm hiểu, phân biệt được những biểu hiện biết/ không biết quan tâm, giúp đỡ bạn.

* Phương pháp: Quan sát, vấn đáp

* Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp

HĐ 2: Nêu thêm những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn. ( 3’)

* Mục tiêu: Giúp HS biết thêm cách thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.

* Phương pháp: Quan sát, vấn đáp

* Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp

- GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận nội dung tranh qua những dẫn dắt, gợi mở:

+ Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì?

+ Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết quan tâm, giúp đỡ bạn?

- GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh.

- GV có thể cho các nhóm lên đóng vai dựng lại tình huống theo mỗi tranh

+Tranh 4, sau khi các nhóm đã xác định: Cốm đã biết quan tâm đến bạn khi thấy bạn mệt mỏi, GV đặt thêm câu hỏi mở rộng:

- Theo em, để giúp đỡ Na, Cốm sẽ làm gì tiếp theo? (hỏi thăm Na; báo cho thầy, cô giáo; đưa Na xuống phòng y tế của trường,...).

- Nếu gặp tình huống này, em sẽ xử lí như thế nào?, v.v.

- GV nhận xét – chốt bài:

Kết luận: Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn, chúng ta nên chia sẻ, hỏi thăm và giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, không nên thờ ơ với bạn.

- GV tổ chức nhóm đôi suy nghĩ, trao đổi, thảo luận về những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn mà các em đã gặp, đã biết, đã thực hiện theo gợi ý:

+ Khi thấy bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt, bị mệt, không làm được bài, thiếu đồ dùng học tập,...

+ Khi thấy bạn bị té ngã, chưa hiểu bài. Nếu là em thì em sẽ làm gì?

- Mời HS cùng chia sẻ

- GV nhận xét – chốt bài:

- HS thực hiện

A picture containing text

Description automatically generated

- Đại diện nhóm trình bày – nhận xét

- HS trả lời

- HS thực hiện

- HS nêu – nhận xét

  1. Luyện tập: (12 phút):

HĐ 1: Nhận xét về lời nói, việc làm. (5’)

* Mục tiêu: HS không đồng tình với lời nói, việc làm thể hiện không quan tâm/ quan tâm, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn;

* Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp.

* Hình thức: cá

nhân, nhóm, lớp

HĐ 2: Sắm vai xử lí tình huống. (7’)

* Mục tiêu: HS biết cách xử lí tình huống thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.

* Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp.

* Hình thức: cá

nhân, nhóm, lớp

- GV giới thiệu tình huống trong SGK:

*Tình huống 1: Na vì một tay bị đau, cặp sách lại nặng nên nhờ Tin mang giúp cặp sách lên cầu thang, nhưng Tin đã từ chối giúp Na vì vội đi đá bóng.

* Tình huống 2: Nhân sinh nhật của Na, Cốm tặng Na món quà nhỏ cùng lời chúc tốt đẹp.

- GV tổ chức nhóm 3 thảo luận 2 tình huống trên theo câu hỏi gợi ý:

+ Tình huống 1: Nhận xét về lời nói, việc làm của bạn Tin. Nếu là Tin, em sẽ làm gì? Vì sao? .

+ Tình huống 2: Nhận xét về lời nói, việc làm của Cốm.

- GV mời các nhóm trình bày

-> Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét

Kết luận: Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn được biểu hiện thông qua lời nói và hành động, việc làm của mỗi người.

- GV giới thiệu tình huống trong SGK:

*Tình huống 1: Na mới chuyển đến học cùng lớp cốm; cô giáo giới thiệu Na với cả lớp và xếp Na ngồi cùng bàn với Cốm. Nếu là Cốm, em sẽ ứng xử như thế nào?

* Tình huống 2: Tin bị 2 bạn lớp trên trêu chọc, bắt nạt; chứng kiến sự việc đó, Bin sẽ làm gì?

- GV tổ chức nhóm 4 đóng vai xử lí 2 tình huống trên.

- GV mời các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống.

- GV nhận xét – Chốt bài.

- HS lắng nghe

- HS Thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày

- HS nhận xét – bổ sung

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS thực hiện

- HS các nhóm trình bày – bổ sung.

  1. Vận dụng: (7 phút)

HĐ 1: Chia sẻ với các bạn vế việc em đã làm để quan tâm, giúp đỡ bạn. (2’)

Mục tiêu: HS cùng nhau chia sẻ, vận dụng những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.

* Phương pháp: Vấn đáp.

* Hình thức: cá

nhân, lớp

HĐ 2: Tham gia làm Cây tình bạn của lớp. (5’)

Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

- GV giao việc cho HS: Chia sẻ những việc làm vừa sức để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn của mình.

- GV nhận xét - chốt

- GV phát cho mỗi nhóm một cành cây khô được cắm trong xô nhựa.

- Yêu cầu HS vẽ, cắt hình trái cây, lá cây, bông hoa trên giấy thủ công, sau đó viết chữ có nội dung là những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè, dùng dây treo hoặc dán những trái cây, lá cây, bông hoa đã có chữ lên cành cây khô.

- GV mời các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và có thể bình chọn Cây tình bạn đẹp nhất.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

    • HS lắng nghe.
    • HS nêu – nhận xét

- HS lắng nghe hướng dẫn

- HS thực hiện

- HS trình bày

V. Hoạt động củng cố, dặn dò: (1 phút)

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học.

- Nhắc nhở HS luôn quan tâm, giúp đỡ bạn trong học tập và sinh hoạt.

- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị nội dung; tiết học tuần sau.

- HS lắng nghe

Rút kinh nghiệm:

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN: ĐẠO ĐỨC – LỚP 2

BÀI 8: CHIA SẺ YÊU THƯƠNG

( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 35 - 37)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Năng lực đặc thù:

1.1. Năng lực đặc thù:

a. Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số đối tượng cần giúp đỡ trong xã hội; Nêu được những việc làm giúp đỡ người khác; Nhận biết được sự cần thiết của việc cần giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn trong xã hội.

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Tự đánh giá được những điều đã học và làm được liên quan đến việc giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được các hoạt động và sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai.

b. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:

– Tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp với lứa tuổi, thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; Tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

1.2. Năng lực chung:

Giao tiếp và hợp tác

- Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.

2. Phẩm chất:

Nhân ái: Biết giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn trong xã hội.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Hình ảnh, video, giáo án điện tử, bảng kế hoạch giúp đỡ bạn.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở bài tập, thông ti về học sinh có hoàn cảnh khó khăn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

TG

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

3’

1. Hoạt động Khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp – hình thức: hỏi đáp

Bước 1: Nghe và cùng hát bài Bầu và bí

-GV cho HS nghe bài hát: Bầu và bí, nhạc và lời: Phạm Tuyên.

- GV cho Hs vỗ tay và cùng hát lại bài hát Bầu và bí.

Bước 2: Trả lời câu hỏi

- Bài hát nhắc đến câu ca dao nào ?

- Hai câu ca dao trên muốn nói đến điều gì?

- Bài hát khuyên chúng ta điều gì?

- Học sinh lắng nghe, cảm nhận bài hát.

- HS hát, vỗ tay theo nhạc.

- Bài hát nhắc đến hai câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khóc giống nhưng chung một giàn.

- Hai câu ca dao trên nói về tình cảm yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hằng ngày.

- Bài hát khuyên chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ với những người có hoàn cảnh khó khăn sống xung quanh chúng ta.

10’

2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới

5’

Hoạt động 1: Nhận biết những hoàn cảnh khó khăn

a. Mục tiêu: HS nhận ra và nêu được khó khăn của các bạn trong tranh.

b. Phương pháp – hình thức: Vấn đáp, thảo luận nhóm.

- Gv yêu cầu: HS quan sát các tranh trong SGK Đạo đức 2, trang 36.

- GV tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm 4.

- GV yêu cầu: Quan sát nội dung các tranh và nêu lên những khó khăn của các bạn trong từng tranh.

- GV quan sát hỗ trợ.

- GV nhận xét hoạt động thực hành của học sinh.

GV chốt: Các em quan sát tốt và nêu rất chính xác những khó khăn mà các bạn nhỏ gặp phải trong từng tranh vẽ.

-HS quan sát 4 tranh trong SGK, trang 36

- HS thực hành theo nhóm 4, nêu kết quả thảo luận.

- HS trình bày nội dung tranh: Tranh 1: Một bạn nữ đang nằm trong bệnh viện, đầu không còn tóc, có lẽ vì mắc bệnh hiểm nghèo.

Tranh 2: Hai chị em bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, nhà cửa bị ngập nên phải ngồi trú trên nóc nhà.

Tranh 3: Một bạn nhỏ bị khuyết tật nên phải ngồi xe lăn.

Tranh 4: Hai bạn nhỏ ở miền núi đang trên đường đến trường, trời rất lạnh nên các bạn phải co ro vì không có áo ấm mặc.

2’

Hoạt động 2: Cảm nhận về những hoàn cảnh khó khăn

a. Mục tiêu: HS chia sẻ được cảm nhận của các em về hoàn cảnh khó khăn của các bạn HS cùng độ tuổi.

b. Phương pháp – hình thức: Vấn đáp, thảo luận nhóm.

-GV: Theo các em, các bạn trong 4 tranh có độ tuổi là bao nhiêu?

GV- Các em nắm được nội dung 4 tranh, nêu đúng đươc những khó khăn các bạn gặp phải. Em hãy nêu cảm nhận của chính em về hoàn cảnh khó khăn của các bạn.

- Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm 4, giáo viên quan sát hỗ trợ.

- Giáo viên nhận xét hoạt động thực hành của học sinh.

GV chốt: Tất cả các em đều có tấm lòng thật đáng quý. Các em cảm nhận được nỗi buồn cũng như những mất mát mà các bạn cùng trang lứa phải gánh chịu khi thiên tai lũ lụt xảy ra, khi những cơn bệnh hiểm nghèo không ai mong muốn,..

- Các bạn trong tranh còn nhỏ, khoảng 7, 8 tuổi bằng độ tuổi hiện nay của các em.

-HS thảo luận nêu trong nhóm.

-HS nêu cảm nhận hoàn cảnh khó khăn của các bạn theo ý riêng của mình.

- HS lắng nghe và bổ sung ý kiến cá nhân.

3’

Hoạt động 3: Liên hệ bản thân trả lời câu hỏi Em có thể làm gì để chia sẻ với các bạn gặp khó khăn.

a. Mục tiêu: HS bước đầu biết đồng cảm và chia sẻ yêu thương với các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Phương pháp – hình thức: Trò chơi: Phóng viên, vấn đáp.

-GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi với bạn bằng trò chơi: Tôi là phóng viên.

- Giáo viên nhận xét hoạt động thực hành của học sinh.

GV chốt: Các em nêu rất đầy đủ các việc mà em có thể làm để chia sẻ với các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn.

GV kết luận: Các em thấy không xung quanh chúng ta có rất nhiều bạn nhỏ đang gặp khó khăn. Có những bạn sống trong cảnh nghèo khó, có những bạn không may bị mắc bệnh hiểm nghèo, bị khuyết tật, có những bạn sống ở vùng thường xuyên bị thiên tai. Là những người may mắn hơn, chúng ta cần biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ các bạn để các bạn ấy có thể vượt qua được khó khăn.

-HS phỏng vấn các bạn:

Bạn chia sẻ với bạn có hoàn cảnh khó khăn đó bằng cách nào?

+ Mình có thể chia sẻ tặng sách, vở, đồ dùng học tập cho các bạn.

+ Mình có thể chia sẻ tặng áo ấm cho các bạn.

+Mình có thể gửi thức ăn cho các bạn.

+ Mình có thể viết thư chia sẻ những khó khăn mà các bạn gặp phải.

+ Mình có thể viết thư chia sẻ, động viên các bạn vượt qua những khó khăn đang gặp phải.

+ Mình có thể chia sẻ với các bạn những câu thơ, những bài hát để các bạn vơi đi nỗi buồn, có động lực vượt qua số phận.

10’

3. Hoạt động luyện tập

5’

Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào của các bạn trong tranh? Vì sao?

a. Mục tiêu: HS đồng tình với việc giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, không đổng tình với việc không giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Phương pháp – hình thức: Vấn đáp, thảo luận nhóm.

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 37

- GV đưa câu hỏi thảo luận:

+ Tranh vẽ gì?

+ Các bạn trong tranh đang làm gì với những bạn gặp khó khăn?

+ Em có đồng tình hay không đồng tình với những việc các bạn đang làm? Vì sao?

-GV yêu cầu các nhóm trình bày, bổ sung.

- GV ghi nhanh các ý kiến của HS

- Giáo viên nhận xét hoạt động thực hành của học sinh.

GV chốt: Trong 4 tranh trên:

- Đồng tình với việc làm của các bạn trong tranh 1,2,3

- Không đồng tình với việc làm của bạn trong tranh 4

Hoàn cảnh của bạn trong tranh 4 thật đáng thương, bạn bị khiếm khuyết về mắt, bạn không nhìn thấy mọi vật xung quanh mình. Các em cần đồng cảm, giúp đỡ bạn nhiều hơn.

-HS quan sát 4 tranh trang 37

-HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi của GV.

Tranh 1: Các bạn nhỏ nuôi heo đất để giúp bạn vượt khó. Đây là việc làm rất có ý nghĩa để giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn có tiền mua quẩn áo, sách vở, đồ dùng cẩn thiết,... Tranh 2: Các bạn đang quyên góp áo trắng trắng tặng bạn. Đây là việc làm rất tốt vì giúp nhiều bạn nhỏ ở những vùng khó khăn về mùa đông có thêm áo ấm để mặc.

Tranh 3: Bạn nhỏ đang viết thư thăm hỏi các bạn ở vùng lũ. Đây là việc làm góp phần động viên tinh thần các bạn nhỏ, giúp các bạn khắc phục hậu quả thiên tai để có thể tiếp tục đến trường học tập.

Tranh 4: Một bạn nhỏ đang chế giễu bạn bị khiếm thị. Đây là hành vi xấu vì có thể làm cho bạn mình bị tổn thương.

5’

Hoạt động 2: Kể thêm một số việc có thể làm để có thể giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh không may mắn.

a. Mục tiêu: HS biết thêm cách giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh không may mắn.

b. Phương pháp – hình thức: Vấn đáp, nêu gương

-GV: Cô thấy các em nêu đúng các việc mà các bạn trong tranh đã làm. Em hãy kể thêm một số việc có thể làm để giúp đỡ các bạn có hoàn cản không may mắn.

GV tuyên dương các bạn nêu đúng các việc có thể làm giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

HS kể thêm một số việc có thể làm để có thể giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh không may mắn.

+ Mình đóng góp vở trắng giúp các bạn đến trường.

+ Mình có thể vận động các bạn quyên góp đồ dùng học tập, vật chất nhờ nhà trường gửi đến các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

+ Mình có thể giúp đỡ trực tiếp cho người có hoàn cảnh khó khăn như: nhặt rác, xin ăn.

+ Mình có thể động viên, thăm hỏi các bạn bằng những lá thư.

+ Mình có thể giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn ngay trong lớp, trong trường, bên cạnh nhà mình....

10’

3. Hoạt động vận dụng

5’

Hoạt động 1: Liên hệ bản thân: Em đã và sẽ làm gì để chia sẻ yêu thương với các bạn?

a. Mục tiêu: HS tự liên hệ những việc cụ thể mình đã và sẽ làm để chia sẻ yêu thương, giúp đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn.

b. Phương pháp – hình thức: Vấn đáp, nêu gương

- GV đưa ra các bạn có hoàn cảnh khó khăn đang học một buổi trong trường.

+ Ba bạn bị bệnh hiểm nghèo cần nhiều tiền chữa bệnh, bạn vừa đi học vừa bán vé số phụ mẹ tiền thuốc chữa bệnh cho ba.

+ Bạn không còn ba và mẹ phải sống cùng với bà ngoại già buôn bán hàng rong kiếm sống qua ngày.

+ Ba bạn buôn bán rau, mẹ bỏ bạn đi lúc bạn còn nhỏ, gia cảnh khó khăn.

+ Bạn bị ngọng do tật lưỡi từ nhỏ, nên kĩ năng nói và viết của bạn kém. Bạn hay bị các bạn trong lớp chê cười.

GV tổ chức cho các em thảo luận theo nhóm 4, trả lời câu hỏi:

- Em đã và sẽ làm gì để giúp đỡ các hoàn cảnh không may mắn đó?

- GV quan sát hỗ trợ.

- GVnhận xét hoạt động thực hành của học sinh.

- GV tuyên dương các nhóm có cách làm tốt.

GV cho các em xem thêm một số hình ảnh các bạn ở vùng sâu, vùng xa, các bạn nghèo không đủ cơm ăn phải nhặt thức ăn thừa ăn qua ngày,…

- Giáo viên chốt: Cô đồng ý với các việc các bạn sẽ làm để giúp đỡ các bạn đồng trang lứa gặp hoàn cảnh khó khăn.

HS lắng nghe:

HS thảo luận nhóm 4, trình bày ý kiến trước lớp.

-Trường hợp 1,2,3:

Mình sẽ giúp bạn sách vở, đồ dùng học tập, quần áo đồng phục để bạn đến trường. Mình an ủi bạn, nhờ ba mẹ hoặc người thân mua ủng hộ vé số giúp bạn. Nhờ ba mẹ vận động thêm các mạnh thường quân giúp đỡ tiền để vượt khó khăn.

-Trường hợp 4: Mình sẽ giải thích cho các bạn hiểu nỗi buồn mà bạn phải gánh chịu. Mình an ủi, chia sẻ với bạn. Mình cùng ôn bài, giúp bạn viết chính tả…

HS xem

5’

Hoạt động 2: Tham gia các hoạt động gảy quỹ của trường, lớp (quyên góp, làm kê hoạch nhỏ, nuôi lợn đất,...) để giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn.

a. Mục tiêu: HS sẵn sàng tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Phương pháp – hình thức: Vấn đáp, thực hành, nêu gương.

-GV: Trong năm vừa qua, các em đã tham gia các phong trào nào để giúp đỡ các bạn khó khăn hơn mình?

- GV: Em nêu ý nghĩa của từng phong trào đó.

- GV cho HS thực hành cách vận động, cách đóng góp giúp đỡ các bạn có khó khăn.

- Giáo viên nhận xét hoạt động thực hành của học sinh.

- GV tuyên dương những bạn tham gia tích cực, hiểu ý nghĩa.

- Em nghĩ những việc làm đó của em mang lại lợi ích gì cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn?

-Sau khi thực hiện việc làm đó em cảm thấy thế nào?

GV chốt: Xung quanh ta còn nhiều mảnh đời khốn khó, nhiều hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cơ cực, màn tời chiếu đất. Các em cần sẻ chia, giúp đỡ họ với tinh thần “tương thân tương ái”,“ lá lành đùm lá rách.”

HS nêu:

- Phong trào quỹ xã hội nhân đạo.

- Phong trào ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt.

- Phong trào giúp bạn vui Tết.

- Phong trào nuôi heo đất.

HS nêu và bổ sung ý kiến lẫn nhau.

- HS nêu ý nghĩa.

- HS thực hành cách vận động để giúp đỡ của các bạn trong lớp.

+ Cho các bạn xem hình ảnh các bạn nhỏ miền Trung sống trong cảnh màn trời chiếu đất, cây cối, nhà cửa ngập úng.

+ Cho xem hình ảnh các bạn miền núi, miền sông nước với quần áo rách tươm, cũ kĩ đến trường.

- HS thực hành cách đóng góp của các bạn trong lớp.

+ HS chuẩn bị cái thùng có khe để các bạn bỏ tiền vào.

+ HS nhận quà vật phẩm từ bạn.

-HS lắng nghe

-Giúp các bạn có thêm điều kiện đến trường học tập, vui chơi cùng bạn. Bạn tự tin hơn trong học tập.

HS: Vui vẻ, tự hào vì mình đã đóng góp 1 phần công sức nhỏ dành cho người có hoàn cảnh khó khăn.

2’

3. Củng cố, dặn dò

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, liên hệ và điều chỉnh được việc làm của bản thân để chia sẻ yêu thương với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Phương pháp – hình thức: vấn đáp, thực hành, nêu gương

-GV nêu câu hỏi cho HS chia sẻ:

+ Vì sao cần chia sẻ, yêu thương với các bạn có hoàn cảnh khó khăn?

+ Nêu điều mà em dự định sẽ làm sau bài học này để chia sẻ yêu thương với các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

GV nhận xét, tuyên dương

GV tổ chức cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK Đạo đức 2, trang 37:

Đôi bàn tay nhỏ bé

Biết đồng cảm, yêu thương

Biết sẻ chia, nhịn nhường

Cho người cần giúp đỡ.

GV dặn dò:

+ Luôn luôn quan tâm, chia sẻ với những khó khăn của người khác, đặc biệt là các bạn cùng lứa tuổi.

+ Nhắc nhở các bạn trong lớp cùng quan tâm, chia sẻ yêu thương với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

-HS lắng nghe, tự tìm hiêu câu hỏi của GV

HS nêu cá nhân

+ Để giúp các bạn có điều kiện đến trường học tập cùng bạn.

+ Không chọc ghẹo, chế giễu các bạn khiếm khuyết, học kém hơn mình.

+ Thường xuyên chia sẻ. an ủi bạn có hoàn cảnh khó khăn.

+ Chân thành giúp đỡ các bạn khó khăn hơn mình.

+ Giúp đỡ các bạn học chậm, các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp…

HS đọc ghi nhớ bằng cách vỗ tay theo nhịp 3/2

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

Chủ đề: THỂ HIỆN CẢM XÚC BẢN THÂN

BÀI 5: NHỮNG SẮC MÀU CẢM XÚC

(Tiết 1, sách học sinh, trang 38, 39)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

  • Phán biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phấn khởi,...), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, sợ hãi, tự ti, thất vọng,...);
  • Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung guơnh.

2. Kĩ năng:

- Náng lực điều chỉnh hành vi: Bước đầu biết điều chỉnh và thể hiện được cảm xúc phù hợp trong các tình huống khác nhau; phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phấn khởi,...), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, sợ hãi, tựti, thất vọng,...); nhận biết được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với hành vi đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệrm thể hiện qua việc chủ động thực hiện những việc làm để làm chủ cảm xúc của bản thân.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  1. Giáo viên: Các tranh ảnh phóng to trong SGK Đợo đức 2, trang 38 - 41, Bảng phụ/ phiếu phân loại Cảm xúc tích cực và Cảm xúc tiêu cực, trò chơi Bánh xe cảm xúc; bộ tranh về kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân.
  2. Học sinh: SGK Đạo đức 2, mảnh giấy nhỏ để viết lời yêu thương/lời động viên.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Khởi động

Hoạt động 1: Các bạn trong tranh đang cảm thây thê nào?

Mục tiêu: HS nêu được cảm nhận về việc làm của các bạn trong tranh.

Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 và 2 phần Khởi động trong SGK Đạo đức 2, trang 38. HS làm việc theo nhóm đôi, lần lượt mô tả cảm xúc của các bạn trong các bức tranh.
  • GV gọi một số HS nêu việc làm của các bạn nhỏ trong tranh trước lớp.

Gợ/ ý:

+ Tranh 1: Bạn nhỏ đang sợ hãi khi thấy con chó hung dữ sủa.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ đang vui mừng, hạnh phúc vì nhận được cúp, những người xung quanh vui vẻ chúc mừng bạn nhỏ.

Hoạt động 2: Kê một tình huống tương tự mà em đã gặp.

Mục tiêu: HS nêu được cảm xúc bản thân từng trải qua.

Tổ chức thực hiện:

  • GV hỏi HS: Các em đã bao giờ gặp tình huống tương tự hay chưa? Khi đó, em cảm thấy thế nào? GV yêu cẩu HS tiếp tục hoạt động theo nhóm đôi, kể với bạn về một lần mình đã gặp tình huống tương tự.
  • GV gọi một số HS kể lại trước lớp.
  • GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

HS làm việc theo nhóm đôi, lần lượt mô tả cảm xúc của các bạn trong các bức tranh.

HS nêu việc làm của các bạn nhỏ trong tranh trước lớp.

+ Tranh 1: Bạn nhỏ đang sợ hãi khi thấy con chó hung dữ sủa.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ đang vui mừng, hạnh phúc vì nhận được cúp, những người xung quanh vui vẻ chúc mừng bạn nhỏ.

HS tiếp tục hoạt động theo nhóm đôi, kể với bạn về một lần mình đã gặp tình huống tương tự. HS kể lại trước lớp.

Kiến tạo tri thức mới

Hoạt động 1: Các bạn trong tranh đang có cảm xúc gì? Cảm xúc nào tích cực, cảm xúc nào tiêu cực?

Mục tiêu: HS nêu được tên các loại cảm xúc khác nhau.

  • Tổ chức thực hiện:

GV gọi 1 HS đọc ỵêu cầu của nhiệm vụ1 phần Kiến tạo tri thức mới trong SGK Đạo đức2, trang 38 cho cả lớp nghe và kiểm tra xem HS đã hiểu nhiệm vụ chưa.

  • GV chia lớp thành các nhóm 4, mỗi nhóm thảo luận về nội dung của 4 bức tranh và nêu tên cảm xúc trên gương mặt của các bạn trong tranh.

Gợi ý:

+ Tranh 1: Bạn nam (bạn Tin) có vẻ mặt đang buồn vì bị ốm.

+ Tranh 2: Bạn nữ (bạn Na) đang tức giận, cau có với em trai.

+ Tranh 3: Bạn nữ (bạn Cốm) đang vui mừng vì được nhận quà sinh nhật từ hai bạn khác. nhóm lần lượt nêu tên cảm xúc trên gương mặt của các bạn trong tranh.

+ Tranh 4: Bạn nam (bạn Bin) đang hụt hẫng, nuối tiếc vì đá bóng hụt khung thành.

+ Tranh 5: Một bạn nữ đang vui mừng vì niềm vui bất ngờ khi tranh của bạn đạt giải ba.

  • GV gọi đại diện các nhóm trình bày
  • GV gọi tiếp một số HS nêu thêm một số cảm xúc khác mà các em biết.

GV tổng kết các loại cảm xúc khác nhau: Như vậy, các em có thể thấy mỗi bạn nhỏ trong tranh có một cảm xúc khác nhau ở những tình huống khác nhau. Các em cũng sẽ có những cảm xúc như vui vẻ, buồn bã, xấu hổ, ngạc nhiên hay tức giận,... tuỳ tình huống, hoàn cảnh khác nhau. Các cảm xúc này còn được chia thành hai nhóm là cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. GV tiếp tục cho lớp hoạt động theo nhóm 4, yêu cầu các nhóm xếp các loại cảm xúc vừa được nhận diện thành hai nhóm "Cảm xúc tích cực", "Cảm xúc tiêu cực" và điền vào bảng phụ/phiếu. GV có thể tham khảo mẫu bảng sau:

Cảm xúc tích cực

Cảm xúc tiêu cực

  • GV gọi đại diện 2-3 nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý (nếu có).
  • GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

Hoạt động 2: Cảm xúc tích cực, tiêu cực ảnh hưởng như thê nào tới em và những người xung quanh?

Mục tiêu: HS nêu được những việc làm của các bạn trong tranh thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo

Tổ chức thực hiện: HS nêu được cảm nhận khi mọi người xung quanh có những cảm xúc khác nhau và nhận diện được cảm xúc của mọi người khi mình có cảm xúc nào đó.

  • GV chia lớp thành các nhóm đôi, cử 1 HS làm quản trò. GV tổ chức trò choi Bánh xe cảm xúc cho HS trong lớp. Luật chơi như sau:
  • Lượt 1:

+ Quản trò quay bánh xe. Mũi tên dừng lại ở khuôn mặt cảm xúc nào thì lần lượt các HS trong mỗi nhóm sẽ chia sẻ với bạn trong nhóm cảm nhận của mình khi thấy người khác có cảm xúc tương ứng với khuôn mặt cảm xúc ở chỗ mũi tên trên bánh xe.

Ví dụ: Mũi tên dừng ở khuôn mặt cảm xúc "xấu hổ": Khi người khác cảm thấy xấu hổ thì em cảm thấy buồn cười...

Mũi tên dừng ở khuôn mặt cảm xúc "ngạc nhiên": Khi người khác thấy ngạc nhiên thì em thấy bình thường hoặc ngạc nhiên...

+ Quản trò có thể cho các nhóm chơi 2-3 vòng quay bánh xe.

+ GV gọi 1 - 2 nhóm lên chơi trước lớp. Trong quá trình chơi, GV có thể đặt thêm câu hỏi Vì sao em có cảm xúc như vậy? cho HS.

  • Lượt 2:

+ Quản trò quay bánh xe. Mũi tên dừng lại ở khuôn mặt cảm xúc nào thì lần lượt các HS trong mỗi nhóm sẽ chia sẻ với bạn trong nhóm cảm nhận của mọi người xung quanh khi mình có cảm xúc tương ứng với khuôn mặt cảm xúc ở chỗ mũi tên trên bánh xe.

Ví dụ: Mũi tên dừng ở khuôn mặt cảm xúc "vui vẻ": Khi em thấy vui vẻ, mọi người cũng sẽ vui vẻ.

Mũi tên dừng ở khuôn mặt cảm xúc"tức giận": Khi em thấy tức giận, mọi người có thể sẽ tức giận hoặc buồn.

+ Quản trò có thể cho các nhóm chơi 2-3 vòng quay bánh xe.

+ GV gọi 1 - 2 nhóm lên chơi trước lớp và chia sẻ với cả lớp.

-GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Vì sao em cân thể hiện cảm xúc phù hợp với những tình huống cụ thể?

  • GV cho HS làm việc theo nhóm 4. Sau thời gian thảo luận nhóm, GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
  • GV tổng kết hoạt động.
  • HS thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm thảo luận về nội dung của 4 bức tranh và nêu tên cảm xúc trên gương mặt của các bạn trong tranh.

+ Tranh 1: Bạn nam (bạn Tin) có vẻ mặt đang buồn vì bị ốm.

+ Tranh 2: Bạn nữ (bạn Na) đang tức giận, cau có với em trai.

+ Tranh 3: Bạn nữ (bạn Cốm) đang vui mừng vì được nhận quà sinh nhật từ hai bạn khác. nhóm lần lượt nêu tên cảm xúc trên gương mặt của các bạn trong tranh.

+ Tranh 4: Bạn nam (bạn Bin) đang hụt hẫng, nuối tiếc vì đá bóng hụt khung thành.

+ Tranh 5: Một bạn nữ đang vui mừng vì niềm vui bất ngờ khi tranh của bạn đạt giải ba

  • Đại diện các nhóm trình bày
  • HS nêu thêm một số cảm xúc khác mà các em biết.

HS nêu được cảm nhận khi mọi người xung quanh có những cảm xúc khác nhau và nhận diện được cảm xúc của mọi người khi mình có cảm xúc nào đó.

HS tham gia trò chơi theo nhóm đôi.

HS làm việc theo nhóm 4

Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

Chủ đề: THỂ HIỆN CẢM XÚC BẢN THÂN

BÀI 5: NHỮNG SẮC MÀU CẢM XÚC

(Tiết 2, sách học sinh, trang 40, 41)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

  • Phán biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phấn khởi,...), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, sợ hãi, tự ti, thất vọng,...);
  • Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung guơnh.

2. Kĩ năng:

- Náng lực điều chỉnh hành vi: Bước đầu biết điều chỉnh và thể hiện được cảm xúc phù hợp trong các tình huống khác nhau; phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phấn khởi,...), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, sợ hãi, tựti, thất vọng,...); nhận biết được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với hành vi đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệrm thể hiện qua việc chủ động thực hiện những việc làm để làm chủ cảm xúc của bản thân.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  1. Giáo viên: Các tranh ảnh phóng to trong SGK Đợo đức 2, trang 38 - 41, Bảng phụ/ phiếu phân loại Cảm xúc tích cực và Cảm xúc tiêu cực, trò chơi Bánh xe cảm xúc; bộ tranh về kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân.
  2. Học sinh: SGK Đạo đức 2, mảnh giấy nhỏ để viết lời yêu thương/lời động viên.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Luyện tập

Hoạt động 1: : Nêu cảm xúc của các bạn trong tranh..

Mục tiêu: HS nhận diện và gọi tên được một số cảm xúc trong các hoàn cảnh cụ thể..

Tổ chức thực hiện:

GV ỵêu cẩu HS hoạt động theo nhóm đôi, quan sát tranh 1,2,3 trong SGK Đạo đức2, trang 40 và gọi tên cảm xúc theo gợi ý:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Em hãy gọi tên các cảm xúc được các bạn thể hiện trong tranh.

  • GV gọi 1 - 2 HS nêu tên cảm xúc trong mỗi tranh và gọi các HS khác góp ý, bổ sung (nếu có). GV nhận xét phẩn trả lời của HS.

Gợi ý:

Tranh 1: Bức tranh tả cảnh Na thấy con sâu/giun, vẻ mặt của Na rất sợ hãi. Bin nhìn thấy vậy, cười hả hê và trêu Na: "Hê hê! Sợ rồi kìa!". Tin thì động viên/trấn an Na và nói: "Cậu đừng sợ! Tớ sê vứt nó vào sọt rác."

+ Na sợ hãi, Bin thích thú vì trêu đùa Na, còn Tin bình tĩnh động viên Na.

Tranh 2: Bức tranh tả cảnhTin đang được nhận quà/phần thưởng từcôgiáo. cốm vui vẻ chúc mừng Tin, Bin thì tức giận/hậm hực vì Tin được nhận quà.

+ Bin tức giận/hậm hực với Tin là không nên, nếu Tin biết Bin thể hiện cảm xúc/thái độ như vậy, Tin sẽ rất buồn. Cốm vui mừng với Tin sẽ giúp Tin cảm thấy hạnh phúc hơn.

Tranh 3: Bức tranh tả cảnh Na đang vui vẻ xin tham gia chơi cùng các bạn, còn cốm lo lắng, băn khoăn không biết các bạn có cho mình chơi cùng không.

+ Na thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện; cóm thể hiện cảm xúc lo lắng, băn khoăn.

  • GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

Hoạt động 2: Nhận xét về ảnh hưởng của những cảm xúc đó với những người xung quanh.

Mục tiêu: HS nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực với những người xung quanh.

Tổ chức thực hiện:

- GV mời HS trình bày thêm ý kiến cá nhân về ảnh hưởng của những cảm xúc được gọi tên ở hoạt động 1 đến những người xung quanh. Các HS khác nghe và góp ý, bổ sung. Sau đó GV tổng kết ý kiến.

Hoạt động 3: sắm vai thê hiện cảm xúc trong tình huống sau.

Mục tiêu: HS xử lí được tình huống liên quan đến việc thể hiện cảm xúc.

Tổ chức thực hiện:

  • GV chia lớp thành các nhóm đôi.
  • GV nêu tình huống, ỵêu cầu các nhóm quan sát tình huống, thảo luận và đưa ra cách thể hiện cảm xúc ở mỗi tình huống.
  • GV gọi 2 - 3 nhóm nêu hoặc sắm vai cách xử lí tình huống, các nhóm khác bổ sung, góp ý.

Lưu ý: GV khuyến khích HS đưa ra nhiều cách xử lí sáng tạo và chú ý thể hiện cảm xúc một cách rõ nét để các bạn có thể quan sát được.

  • GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

Vận dụng

Hoạt động 1: Nói hoặc viết lời yêu thương với người thân

Hoạt động 2: Nói hoặc viết lời động viên khi bạn bè, người thân có chuyện buồn hoặc thất vọng.

Mục tiêu: Cả 2 hoạt động đều nhằm giúp HS nói hoặc viết được lời thể hiện cảm xúc yêu thương với người thân hoặc động viên bạn bè, người thân khi họ có chuyện buồn/ thất vọng.

Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cẩu HS hoạt động cá nhân, mỗi HS chuẩn bị một mảnh giấy nhỏ, HS có thể trang trí theo ý thích và viết lời yêu thương/động viên theo gợi ý:

+ Em sẽ viết cho ai?

+ Người mà em sẽ viết cho đang gặp chuyện vui hay buồn?

+ Em sẽ viết lời yêu thương hoặc động viên người đó như thế nào?

  • GV gọi 4 - 5 HS chia sẻ trước lớp về nội dung HS đã viết trên giấy. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

Hoạt động 3: Tham gia các hoạt động đê nuôi dưỡng cảm xúc tích cực (nghe nhạc, chơi thể thao,...)

Mục tiêu: Giúp HS nuôi dưỡng cảm xúc tích cực.

Tổ chức thực hiện:

  • GV khuyến khích HS đọc sách, nghe nhạc, tập thể dục thể thao; gợi ý, hướng dẫn HS đăng ký tham gia các câu lạc bộ năng khiếu, sở thích như đàn, hát, vẽ, bơi lội, câu lông, bóng bàn, bóng đá,... trong trường, giúp HS nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực.

Hoạt động củng cố, dặn dò

Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh cách thể hiện cảm xúc trong những hoàn cảnh cụ thể.

Tổ chức thực hiện:

  • GV nêu các câu hỏi cho HS chia sẻ:

+ Em hãy nêu tên các cảm xúc mà mình đỡ tìm hiểu trong bài học.

+ Vì sao chúng ta cẩn thể hiện cảm xúc phù hợp với những tình huống cụ thể?

-GV đọc nội dung các câu thơ trong mục Ghi nhớ cho cả lớp nghe và cho cả lớp đọc đổng thanh.

  • GV dặn dò HS về nhà tiếp tục rèn luyện, thể hiện cảm xúc phù hợp với các tình huống cụ thể.

HS hoạt động theo nhóm đôi, quan sát tranh 1,2,3 trong SGK Đạo đức2, trang 40 và gọi tên cảm xúc theo gợi ý:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Em hãy gọi tên các cảm xúc được các bạn thể hiện trong tranh.

HS nêu tên cảm xúc trong mỗi tranh và gọi các HS khác góp ý, bổ sung (nếu có).

HS trình bày thêm ý kiến cá nhân về ảnh hưởng của những cảm xúc được gọi tên ở hoạt động 1 đến những người xung quanh. Các HS khác nghe và góp ý, bổ sung.

HS làm việc theo nhóm đôi

HS đưa ra nhiều cách xử lí sáng tạo và chú ý thể hiện cảm xúc một cách rõ nét để các bạn có thể quan sát được.

  • HS hoạt động cá nhân, mỗi HS chuẩn bị một mảnh giấy nhỏ, HS có thể trang trí theo ý thích và viết lời yêu thương/động viên theo gợi ý:

+ Em sẽ viết cho ai?

+ Người mà em sẽ viết cho đang gặp chuyện vui hay buồn?

+ Em sẽ viết lời yêu thương hoặc động viên người đó như thế nào?

HS chia sẻ trước lớp về nội dung HS đã viết trên giấy.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Đạo đức

BÀI 10: KIỀM CHẾ CẢM XÚC TIÊU CỰC (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nêu được cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

- Thực hiện được việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực phù hợp.

2.Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được cảm xúc tiêu cực của bản thân, lựa chọn và thực hiện được những việc làm để làm chủ cảm xúc tiêu cực.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống; thực hiện các việc làm cần thiết để làm chủ được cảm xúc tiêu cực.

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Có kế hoạch để kiềm chế những cảm xúc tiêu cực.

+ Năng lực phát triển bản thân: Nêu được các bước làm chủ cảm xúc tiêu cực.

3. Phẩm chất:

+ Trách nhiệm: Chủ động thực hiện những việc làm để làm chủ cảm xúc tiêu cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK, kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, hộp bìa hoặc lọ nhựa,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: Kể lại một tình huống khiến em tức giận.

Mục tiêu: HS chia sẻ được trải nghiệm của bản thân về một lần có cảm xúc tiêu cực, từ đó tự nhận thấy cẩn phải làm chủ được các cảm xúc tiêu cực.

Tổ chức thực hiện:

  • GV cho HS quan sát tranh trong SGK Đạo đức2, trang 42 và trả lời câu hỏi:
  • GV nhận xét câu trả lời của HS và tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi để chia sẻ kỉ niệm của cá nhân về một lần có cảm xúc tiêu cực theo gợi ý trong SGK:

+ Kể lại một tình huống khiến em tức giận.

+ Khi đó em đã có lời nói, hành động như thế nào?

+ Nêu cảm nghĩ của em về lời nói, hành động của em lúc đó.

-GV mời một số HS chia sẻ về tình huống của mình trước lớp.

  • GV tổng kết và dẫn dắt sang hoạt động sau: Làm chủ được cảm xúc giúp chúng ta thấy thoải mái và bình tĩnh để ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Vậy, cần làm gì và làm như thế nào để làm chủ cảm xúc? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay nhé!

2. Kiến tạo kiến thức mới:

Hoạt động 1: Nêu hoặc thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể (vẻ mặt, hơi thở, suy nghĩ, cử chỉ) khi em buồn chán, sợ hãi, thất vọng, tự ti, tức giận.

Mục tiêu: HS nêu được một số biểu

hiện của những cảm xúc tiêu cực.

Tổ chức thực hiện:

  • GV tổ chức cho HS xem video
  • GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: Yêu cầu các em thể hiện các cảm xúc bằng vẻ mặt, hơi thở, cử chỉ,...
  • Tổ chức cho HS thể hiện theo nhóm
  • Nhận xét.

  • GV tổng kết và chuyển tiếp sang
  • hoạt động sau.

THƯ GIAN

Hoạt động 2: Nêu những cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực của các bạn trong tranh.

Mục tiêu: HS nêu được cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

Tổ chức thực hiện:

  • GV tổ chức cho HS quan sát các tranh và trao đổi theo nhóm đôi .

-GV mời đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

-HS làm việc cá nhân:

+ Quan sát tranh.

+ Trả lời câu hỏi:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Cảm xúc của các bạn trong tranh như thế nào? Vì sao em biết?

- HS thảo luận theo cặp.

- 2-3 HS đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét.

-HS cùng xem video

- Làm việc theo nhóm: Mỗi nhóm được nhận một bộ thẻ gồm có 5 cảm xúc như trong SGK. Các thẻ cảm xúc được úp xuống bàn. Mỗi HS chọn cho mình một thẻ cảm xúc và lần lượt thể hiện để các bạn trong nhóm cùng đoán.

- HS cùng nhau thi đua thể hiện

-HS thảo luận nhóm đôi:

+Khi tức giận, buồn bực, em làm thế nào để giải toả câm xúc?

(hít thở thật sâu, nghe nhạc, trò chuyện với người khác, chơi thể thao, chơi chung cùng nhóm bạn, viết nhật kí).

Đạo đức

BÀI 10: KIỀM CHẾ CẢM XÚC TIÊU CỰC (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức, kĩ năng:

- Nêu được cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

- Thực hiện được việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực phù hợp.

2.Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được cảm xúc tiêu cực của bản thân, lựa chọn và thực hiện được những việc làm để làm chủ cảm xúc tiêu cực.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống; thực hiện các việc làm cần thiết để làm chủ được cảm xúc tiêu cực.

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Có kế hoạch để kiềm chế những cảm xúc tiêu cực.

+ Năng lực phát triển bản thân: Nêu được các bước làm chủ cảm xúc tiêu cực.

3. Phẩm chất:

+ Trách nhiệm: Chủ động thực hiện những việc làm để làm chủ cảm xúc tiêu cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK, kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, hộp bìa hoặc lọ nhựa,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Luyện tập

Hoạt động 1 : Em chọn hành động

nào? Vì sao?

Mục tiêu: HS lựa chọn được cách ứng xử phù hợp khi có cảm xúc tiêu cực; tập kiềm chế cảm xúc tiêu cực qua việc sắm vai xử lí tình huống.

Tổ chức thực hiện:

  • GV tổ chức cho HS quan sát tranh

-GV lưu ý HS quan sát nét mặt, cử chỉ, hành động của các bạn trong tranh khi đối diện với các cảm xúc tiêu cực.

-Nhận xét

Hoạt động 2: sắm vai xử lí tình huống.

Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù

hợp với tình huống.

Tổ chức thực hiện:

  • GV tổ chức cho HS thảo luận theo tình huống và sắm vai xử lý tình huống
  • GV lưu ý HS sử dụng các cách giải toả cảm xúc đã học.
  • GV nhận xét, tổng kết hoạt động và dẫn dắt sang hoạt động sau.
  • THƯ GIÃN

2.Vận dụng

Hoạt động 1 : Chia sẻ cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực của em.

Mục tiêu: HS thực hiện được những việc làm để kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

Tổ chức thực hiện:

- GV đưa ra các tình huống và giao nhiệm vụ cho các nhóm ( Mỗi nhóm 1 tình huống):

+ Tinh huống 1: Em buồn vì không đạt được kết quả học tập như mong muốn.

+ Tinh huống 2: Em lo sợ một điều gì đó.

+ Tinh huống 3: Em thất vọng với chính mình.

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận bằng nhiều cách khác nhau: nhóm đóng vai, nhóm đưa ra ý kiến,...

- GV nhận xét và đưa ra những lưu ý cho HS trong từng tình huống về cách làm chủ cảm xúc.

Hoạt động 2: Làm hộp niềm vui.

Mục tiêu: HS làm được hộp niềm vui để lưu giữ những kỉ niệm, những việc làm tốt và để giải toả các cảm xúc tiêu cực.

Tổ chức thực hiện:

-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (giấy, kéo, hồ/keo dán, hộp bìa/lọ nhựa,...).

- GV cho xem video: Hướng dẫn làm hộp.

GV Hộp niềm vui dùng để lưu giữ những kỉ niệm, những điều làm em thấy vui vẻ. Khi gặp những cảm xúc tiêu cực, em có thể xem lại những điều làm mình thấy vui để giải toả cảm xúc tiêu cực,...

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

-HS quan sát tranh và thảo luận

+ Các nhân vật trong tranh đã làm gì?

+ Em sẽ chọn cách ứng xử nào? Vì sao?

- HS trình bày ý kiến về các tình huống ứng xử phù hợp trước lớp.

+Tình huống 1: Khi tức giận với bạn, em chọn cách không tranh cãi, tạm bỏ đi chỗ khác, vì cãi vã tiếp sẽ làm em và bạn bực mình hơn, giận nhau hơn.Tạm bỏ đi chỗ khác sẽ giúp em và bạn cùng bình tĩnh lại.

+Tình huống 2: Khi gặp chuyện buồn, em chọn cách nói chuyện với bạn vì điều đó làm em cảm thấy được chia sẻ và tâm trạng nhẹ nhàng hơn.

-HS thảo luận theo nhóm 6 HS:

+ Chuyện gì xảy ra với Na? Na cảm thấy như thế nào?

+ Nếu là các bạn của Na, em sẽ làm gì? Nếu là Na em sẽ làm gì?

-HS phân vai xử lý tình huống trước lớp

-HS nhận xét về phần sắm vai của nhóm bạn: về cách ứng xử, cử chỉ, nét mặt, lời nói.

-HS làm việc theo nhóm:

+ Khi tình huống đó xảy ra, em sẽ cảm thây thế nào?

+ Em sẽ làm gì để giải toả các cảm xúc tiêu cực?

* Tinh huống 1: Em buồn vì không đạt được kết quả học tập như mong muốn.

Nên để bản thân được buồn và tìm sự yên tĩnh để suy nghĩ xem vì sao kết quả học tập của mình chưa tốt, nên tìm sự hỗ trợ từ ai. Sau đó, chia sẻ với người thân, người mình tin tưởng để có được lời khuyên và sự giúp đỡ tốt nhất.

*Tinh huống 2: Em lo sợ một điều gì đó.

Nên hít thở sâu để bình tĩnh lại và suy nghĩ xem điều gì làm mình lo sợ. Sau đó, chia sẻ với người thân, người mình tin tưởng để có được lời khuyên và sự giúp đỡ tốt nhất. Lựa chọn một việc làm mà mình yêu thích để giảm căng thẳng, lo sợ.

* Tinh huống 3: Em thất vọng với chính mình.

Nên để cảm giác đó diễn ra một chút và suy nghĩ xem điều gì khiến mình thấy thất vọng về bản thân. Từ đó có thể tìm đến người thân, người mình tin tưởng để chia sẻ hoặc tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao theo sở thích, năng khiếu để tìm được sựthoải mái, tự tin về bản thân.

- GV tổ chức cho HS làm hộp niềm vui và quan sát, hỗ trợ HS nếu cần.

- GV mời một số HS lên giới thiệu vể hộp niềm vui của mình và yêu cẩu cả lớp về nhà hoàn thiện hộp niềm vui để sử dụng sau tiết học này.

Rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Đạo đức

BÀI 11: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở NHÀ, Ở TRƯỜNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Kể được một số tình huống cần sự hỗ trợ và nêu được vì sao cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.

- Biết được một cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở nhà, ở trường.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân

- Hình thành kĩ năng tự bảo vệ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Nêu ý nghĩa của việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Tổ chức cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK/trang 46 và trả lời các câu hỏi:

+ Nội dung từng tranh vẽ gì? Gặp tình huống như Na hoặc Bin, em cảm thấy thế nào?

+ Nếu em là Na và Bin em sẽ làm gì khi đó?

- GV NX, KL dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống hằng ngày ở nhà hoặc ở trường, đôi lúc chúng ta sẽ gặp phải những khó khàn, nguy hiểm mà tự chúng ta không thể giải quyết được. Khi đó, chúng ta cân tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác.

2.2. Khám phá:

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tìm kiêm sự hỗ trợ khi ở nhà, ởtrường.

- GV tổ chức HS quan sát tranh trang 47,48 trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh đã gặp những khó khăn gì?

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. GV đưa ra đáp án.

- GV tổ chức cho cả lớp trao đổi:

  • Kể thêm những tình huống cần sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.
  • Vi sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường?

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tìm kiếm sự hô trợ khi gặp khó khản ở nhà, ởtrường.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trang 49 SGK, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Hai bạn nhỏ trong tranh gặp phải khó khăn gì khi ở trường, ở nhà? Các bạn ấy đã từng bước giải quyết khó khăn ấy như thế nào?

- Tổ chức cho các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Khi gặp khó khăn, các em có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè khi ở trường hoặc của cha mẹ, người thân khi ở nhà bằng cách gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại. Sau khi được hỗ trợ, các em cân chân thành cảm ơn người đã giúp đỡ mình vượt qua khó khăn.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS nêu.

- HS quan sát, suy nghĩ, trả lời. Các bạn khác NX, bổ sung câu trả lời cho bạn

- HS quan sát tranh, đọc tình huống, thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi

- HS Kể thêm những tình huống cần sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường và vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi

Đạo đức

BÀI 11: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở NHÀ, Ở TRƯỜNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng: HS

- Nêu được cách xử lí tình huống liên quan đến việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.

- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường và nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiều và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp

- Hình thành kĩ năng tự bảo vệ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

2.2. Luyện tập:

*Hoạt động 1: Lựa chọn cách xử lí tình huống.

- GV tổ chức cho HS xem 2 tranh về 2 cách xử lí tình huống ở phẩn Khởi động, SGK/trang 46 và lựa chọn cách xử lí phù hợp.

- GV có thể hỏi thêm: Với tình huống trên, em còn có thể có cách xử lí nào khác?

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

*Hoạt động 2: Xử Lý tình huống

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1 và 2 trong SGK trang 50 và thực hiện yêu cẩu xử lý tình huống và đóng vai.

+ Từng bạn đang gặp phải khó khăn gì? Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì?

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận tranh xử lý tình huống và sắm vai

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Các bạn trong tình huống đã biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường kịp thời: giữ thái độ bình tĩnh, tìm đúng người có thể hỗ trợ, nói rõ sự việc,…. Biết tìm kiếm sự hỗ trợ sẽ giúp chúng ta giải quyết được những khó khăn.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

- HS nêu lựa chọn của mình và giải thích lí do vì sao em lựa chọn cách đó mà không chọn cách còn lại.

- HS nêu ý kiến của mình dựa vào kinh nghiệm, điều kiện sống. Mọi ý kiến hợp lí đều được khuyến khích và ghi nhận

- HS quan sát thảo luận tranh xử lý tình huống và đóng vai theo nhóm (GV đã yêu cầu)

Đạo đức

BÀI 11: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở NHÀ, Ở TRƯỜNG (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở nhà, ở trường.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS biết và ghi nhớ được các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp và một số số điện thoại quan trọng của người thân để có thể gọi khi cần sự trợ giúp.

- HS có ý thức nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.

- Hình thành kĩ năng tự bảo vệ

- Biết nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Nêu những cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà mà em biết?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

2.2. Vận dụng:

* Hoạt động 1: Chia sẻ cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn nhà, ở trường.

- GV có thể cho HS chia sẻ cách tìm kiếm sự hỗ trợ theo trải nghiệm cá nhân hoặc chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một bảng ghi sẵn 2 cột "Ở nhà" và "Ở trường".

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp và tổng kết hoạt động.

* Hoạt động 2: Nhắc nhở các bạn và người thân tìm kiêm sự hỗ trợ khi cần thiết.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4, yêu cẩu mỗi nhóm bốc thăm chọn một trong số các tình huống do GV đưa ra.

- GV mời một vài nhóm thực hành sắm vai trước lớp. Cả nhóm khác nhận xét, góp ý cách xử lí tình huống của nhóm bạn.

* Hoạt động 3: Lập danh sách các sô điện thoại.

- GV giới thiệu cho HS về các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp bằng nhiều hình thức trực quan (treo bảng phụ, xem tranh, xem clip,...). Sau đó, mỗi HS tự ghi nhớ và lập một danh sách bao gồm:

  • Các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp.
  • Số điện thoại quan trọng khác: số điện thoại của người thân trong gia đình (bố mẹ, anh, chị, người nuôi dưỡng,...), số điện thoại của thầy, cô giáo.

- GV tổ chức cho HS trưng bày kết quả lập danh sách và dặn dò HS cẩn ghi nhớ các số điện thoại này, có thể dán ở góc học tập hoặc trên hộp bút, ba lô,... để phòng khi cẩn thiết.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

3. Củng cố, dặn dò

- GV nêu câu hỏi cho HS chia sẻ:

  • Vì sao cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường?
  • Nêu điều mà em cân thay đổi để tìm kiếm sự hỗ trợ khi ờ nhà, ở trường.

- GV tổ chức cho cả lớp đọc phẩn Ghi nhớ trong SGK Đạo đức2, trang 51.

- 2-3 HS nêu.

- HS hội ý trong nhóm và ghi cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường vào bảng trong thời gian 5 phút. Đội nào ghi được nhiều cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường nhất sẽ là đội chiến thắng.

- Các nhóm thảo luận cách xử lí và sắm vai thực hành nhắc nhở bạn hoặc người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.

- HS tự lập danh sách và trang trí trong khoảng 3 phút.

- HS đọc ghi nhớ

Ngày soạn: ................. Ngày dạy: ....................

Tuần 12 Môn: Đạo đức

Bài : TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 1)

1. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học “Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng”, học sinh có:

1.1. Phẩm chất chủ yếu

Yêu nước, nhân ái: Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết; nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết; thực hiện những việc làm để phòng tránh bị lạc nơi công cộng.

1.2. Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.

1.3. Năng lực đặc thù

Năng lực điều chỉnh hành vi:

- Năng lực điều chỉnh hành vi :Tìm kiếm được sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cắn thiết; bước đẩu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết.

-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống; thực hiện các việc làm cẩn thiết để tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

2.1. Chuẩn bị của giáo viên

-SGKĐạo đức 2, bộ tranh về kĩ năng tự bảo vệ.

- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.

- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi…(tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).

2.2. Chuẩn bị của học sinh

-SGK Đạo đức2, kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, miếng nhựa đeo thẻ hoặc dây đeo,...

- Cha mẹ học sinh hỗ trợ gửi clip quay hoạt động thường ngày của học sinh.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Khởi động

Hoạt động: Chia sẻ cảm nhận.

Mục tiêu: HS chia sẻ được cảm nhận của bản thân khi gặp khó khăn, nguy hiểm ở nơi công cộng (lạc đường, lạc người thân...).

Tổ chức thực hiện:

  • GV cho HS quan sát tranh trong SGK Đạo đức2, trang 52 và trao đổi theo nhóm đôi:
  • Chuyện gì xảy ro với bạn nhỏ? (Hoặc: Bạn nhỏ trong bức tranh đang gặp chuyện gì?)
  • Nếu là bạn nhỏ trong tình huống trên, em cảm thấy thế nào? Em sẽ làm gì?
  • GV cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung, chia sẻ thêm ý kiến của nhóm mình.
  • GV tổ chức cho HS chia sẻ thêm (nếu có): Các em đã khi nào đi chơi với người thân vò bị lạc chưa? Khi đó em cảm thấy thế nào? Em đõ làm gì?
  • GV cho HS tiếp tục trao đổi: Khi gặp những khó khân, rác rối ở nơi công cộng, em cần làm gì? (Tìm kiếm sự giúp đỡ).
  • GV nhận xét các câu trả lời, qua đó dẫn đắt để giới thiệu bài vào bài học.
  • GV tổng kết và dẫn dắt sang hoạt động sau: Khi đi học, đi chơi và tham gia các hoạt động ở nơi công cộng, đôi khi chúng ta có thể gặp phải những rắc rối, nguy hiểm không mong muốn. Lúc đó, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? Chúng tơ cùng tìm hiểu trong buổi học hôm nay nhé!

HS quan sát tranh.

HS trao đổi nhóm đôi cùng nhau.

Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

HS trình bày thảo luận của nhóm.

HS trình bày ý kiến riêng của mình.

HS lắng nghe cô giảng.

Hoạt động 1 : Tim hiểu về những tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ nơi công cộng.

2.1. Mục tiêu: Nêu được những tình huống cẩn tìm kiếm sự hỗ trợ nơi công cộng và giải thích được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ nơi công cộng khi cẩn thiết.

Tổ chức thực hiện: ^

  1. GV chia lớp thành các nhóm 4, quan sát 4 tranh trong SGK Đọo đức 2, trang 53 và thảo luận các câu hỏi sau:
  • Bức tranh vẽ gì? (Các nhân vật trong tranh làm gì? Nói gì?)
  • Các bạn trong tranh đã gặp những khó khăn gì?
  1. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.

Gợi ý:

-Tranh 1: Một bạn nhỏ đang bị đuối nước, Bin ở trên bờ gọi người lớn đến giúp.

-Tranh 2: Một nhóm HS đi cắm trại trong rừng, một bạn trai đang đau vì bị ong đốt. Na thấy bạn như vậy thì rất hốt hoảng.

-Tranh 3: Cốm đang ở khu vui chơi và em thấy lo lắng khi có người lạ theo dõi em.

-Tranh 4:Tin đang bị kẹt ở trong thang máy.

  1. GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi: Kể thêm một số tình huống em cần sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.

Gợi ý: Khi tập xe đạp bị ngã; bị mất đồ dùng; bị thương khi vui chơi,...

  1. GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi với câu hỏi:

- Vì sao em cân đến sự hỗ trợ đó?

Lưu ý: Trong trường hợp HS không trả lời được câu hỏi, GV có thể điều chỉnh hoặc sử dụng câu hỏi khác thay thế. Ví dụ: Điều gì có thể xảy ra với em nếu không có sự hỗ trợ?

1. GV mời một số HS trình bày ý kiến của mình, những HS khác bổ sung, góp ý.

2. GV tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

HS thảo luận nhóm 4

- HS cùng quan sát các bức tranh.

- HS trả lời câu hỏi đối với nội dung từng bức tranh.

-HS nhận xét nhau; có thể đặt câu hỏi cho bạn.

HS kể thêm một số tình huống cần sự hổ trợ khi ở nơi công cộng.

HS thảo luận nhóm đôi tìm ra câu trả lời.

HS trình bày ý kiến của mình.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng.

Mục tiêu: HS xác định được cách tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết.

Tổ chức thực hiện:

  1. GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4, quan sát tranh 1,2 và 3 trong SGK Đạo đức2, trang 54 và trả lời các câu hỏi sau:
  • Bạn nhỏ trong tranh gặp phải chuyện gì?
  • Bọn nhỏ đõ làm gì?
  1. GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV cũng có thể yêu cầu mỗi nhóm trả lời một tranh.

Gợi ý:

Bạn nhỏ bị lạc với bố khi đi tham quan ở khu di tích lịch sử.

-Tranh 1: Bạn nhỏ nhận ra mình đã bị lạc với bố. Bạn nhỏ cố gắng tìm kiếm bố nhưng không thấy.

  • Tranh 2: Bạn nhỏ quyết định tìm bác bảo vệ nhờ giúp đỡ. Bạn nhỏ nói với bác bảo vệ và cho bác số điện thoại để bác tìm giúp bố mình. ,

-Tranh 3: Bạn nhỏ gặp được bố và hai bố con cùng cảm ơn bác bảo vệ.

Lưu ý: Nếu có điều kiện, GV có thể chuẩn bị các bộ thẻ (mỗi bộ gồm 3 thẻ tương ứng với 3 tranh trong SGK) và tổ chức cho các nhóm thi ghép tranh để xác định cách tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn nhỏ trong tình huống. Sau đó, tiếp tục cho các nhóm trình bày về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.

  1. GV tổ chức cho HS đóng vai: Qua tìm hiểu việc làm của bạn nhỏ trong tình huống trên, em thấy mình cân làm gì khi phải tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng?
  2. GV tổng kết câu trả lời của HS và đưa ra các bước tìm kiếm sự hỗ trợ khi cẩn thiết:
  • Bước 1: Xác định vấn đề mình gặp phải là gì? Mình có giải quyết được vấn đề này hay không?
  • Bước 2: Xác định người có thể giúp đỡ giải quyết vấn đề và nói lời đề nghị để được giúp đỡ.
  • Bước 3:Thể hiện lòng biết ơn người đã giúp đỡ (cảm ơn người đã giúp đỡ).

GV lưu ý HS về cách thể hiện sự biết ơn đối với người đã giúp đỡ mình qua lời nói kết hợp với nét mặt, cử chỉ.

  1. GV mời một số HS nhắc lại và dẫn dắt chuyển tiếp sang hoạt động sau.

- Thảo luận nhóm 4:

+ HS quan sát cả 3 bức tranh, phát biểu suy nghĩ về 3 bức tranh đó cho nhau nghe.

+ Đại diện các nhóm phát biểu.

HS nhận xét lẫn nhau.

(HS có thể chưa đọc được chữ, nhưng qua việc quan sát nét mặt của Thảo ở hình 1 Bạn nhỏ nhận ra mình đã bị lạc với bố. Bạn nhỏ cố gắng tìm kiếm bố nhưng không thấy.).

Cho 2 cặp HS sắm vai bố và bạn nhỏ và bác bảo vệ, trình bày trước lớp, với tình huống gợi ý của GV: Trong tình huống này, em sẽ nói với bác bảo vệ như thế nào?

Hoạt động 3. Chia sẻ (hoạt động cá nhân)

Mục tiêu: HS biết thêm cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.

a. Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào, vì sao?

GV nêu thêm câu hỏi để phát triển toàn diện nhận thức của HS:

- Vì sao em không đồng tình với việc làm của bạn?

- Em sẽ khuyên bạn thế nào trong tình huống này?

- Em sẽ làm gì trong tình huống đó? v.v…

GV chuẩn bị các phương án đối thoại sao cho vừa tôn trọng suy nghĩ của các em, vừa đảm bảo định hướng giáo dục của bài học.

HS quan sát từng bức tranh, nêu ý kiến của mình.

HS phát biểu theo suy nghĩ, hiểu biết của các em.

b. Kể thêm một số việc làm thể hiện tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.

Động viên, khuyến khích càng nhiều HS phát biểu càng tốt; lưu ý khích lệ những HS còn nhút nhát…

HS kể những việc làm cụ thể mà em đã làm ở nhà.

c. Vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.

Tùy những nội dung mà HS nêu, GV có cách chốt ý cho phù hợp.

* Hoạt động nối tiếp: Giao việc cho HS về nhà thực hiện để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Về nhà, các con hãy tìm thêm một số tình huống và cach xử lý tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.Thực hiện và ghi nhớ để tiết học sau kể cho cô và các bạn nghe.

HS tự phát biểu theo suy nghĩ của mình.

HS nhận xét lẫn nhau.

Điều chỉnh, bổ sung

...............................................................................................................................

…………………………………………………………………….....................

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ................. Ngày dạy: ....................

Tuần 12 Môn: Đạo đức

Bài : TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2)

1. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học “Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng”, học sinh có:

1.1. Phẩm chất chủ yếu

Yêu nước, nhân ái: Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết; nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết; thực hiện những việc làm để phòng tránh bị lạc nơi công cộng.

1.2. Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.

1.3. Năng lực đặc thù

Năng lực điều chỉnh hành vi:

- Năng lực điều chỉnh hành vi :Tìm kiếm được sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cắn thiết; bước đẩu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết.

-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống; thực hiện các việc làm cẩn thiết để tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

2.1. Chuẩn bị của giáo viên

-SGKĐạo đức 2, bộ tranh về kĩ năng tự bảo vệ.

- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.

- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi…(tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).

2.2. Chuẩn bị của học sinh

-SGK Đạo đức2, kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, miếng nhựa đeo thẻ hoặc dây đeo,...

- Cha mẹ học sinh hỗ trợ gửi clip quay hoạt động thường ngày của học sinh.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1 : Nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh.

Mục tiêu: HS thể hiện được thái độ phù hợp khi đề nghị được hỗ trợ.

Tổ chức thực hiện:

  1. GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi và nhận xét vể việc làm của các bạn trong tranh theo gợi ý:
  • Các nhân vật trong tranh đã nói gì? Làm gì?
  • Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của cóc bạn?

GV chú ý HS quan sát nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói của các bạn trong tranh khi tìm kiếm sự hỗ trợ.

Gợi ý:

-Tranh 1: Mẹ của bạn trai người dân tộc thiểu số bị mệt khi đang đi chợ. Bạn lo lắng và nhờ những người lớn xung quanh giúp đỡ.

-Tranh 2: Một bạn nhỏ đang bị người lạ nhận làm con và kéo đi. Bạn nhỏ la lên nhờ người xung quanh giúp đỡ. ;-'.i on.

  1. GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Với từng tranh, GV khai thác thêm:
  • Nếu em là bọn nhỏ người dân tộc thiểu số, em sẽ làm gì? Vì sao?
  • Nếu là bạn nom bị kéo đi, em sẽ làm gì? Vì sao?
  1. GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi và đưa ra cách xử lí tình huống. GV khuyến khích HS thể hiện xử lí tình huống bằng nhiều cách khác nhau.

HS chia sẻ về ý kiến về cách xử lí của bạn và đưa ra cách xử lí tình huống của bản thân.

  1. GV tổ chức cho HS chia sẻ về một lần em đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác khi ở nơi công cộng. Từ đó, để HS rút ra bài học: Nếu gặp phải tình huống đó một lần nữa, em sẽ làm như thế nào? Em sẽ điều chỉnh điều gì?

GV nhận xét, tổng kết hoạt động và dẫn dắt sang hoạt động sau.

Hoạt động 2: sắm vai xử lí tình huống.

Mục tiêu: HS thực hành sắm vai tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cẩn thiết.

Tổ chức thực hiện:

  1. GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. Mỗi nhóm bốc thăm để lựa chọn một tình huống ở phẩn Kiến tạo tri thức mới và thảo luận để phân vai, đưa ra cách xử lí tình huống.

GV cần chú ý HS khi phân vai trong tình huống bị kẹt trong thang máy: một bạn đóng vai Tin, một bạn đóng vai người hổ trợ trao đổi với Tin qua chuông báo khẩn cấp.

  1. GV tổ chức cho các nhóm thể hiện phẩn sắm vai xử lí tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét hoặc hỏi để làm rõ thêm về cách xử lí tình huống của nhóm bạn và chia sẻ cách xử lí của nhóm mình.

GV nhận xét và đưa ra những lưu ý cho HS trong từng tình huống về cách thể hiện thái độ khi nhờ giúp đỡ và sau khi được giúp đỡ.

GV tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

- Tùy tình hình lớp, GV có thể đưa thêm 1 số tình huống khác. Tuy nhiên, chỉ yêu cầu đơn giản về lời nói, động tác, thái độ cần thể hiện trong mỗi tình huống; mỗi tình huống chỉ yêu cầu 2, 3 HS tham gia.

GV đánh giá, biểu dương, rút kinh nghiệm.

Hoạt động 3. Chia sẻ (hoạt động cá nhân)

Mục tiêu: HS biết thêm cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.

a. Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào, vì sao?

GV nêu thêm câu hỏi để phát triển toàn diện nhận thức của HS:

- Vì sao em không đồng tình với việc làm của bạn?

- Em sẽ khuyên bạn thế nào trong tình huống này?

- Em sẽ làm gì trong tình huống đó? v.v…

GV chuẩn bị các phương án đối thoại sao cho vừa tôn trọng suy nghĩ của các em, vừa đảm bảo định hướng giáo dục của bài học.

b. Kể thêm một số việc làm thể hiện tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.

Động viên, khuyến khích càng nhiều HS phát biểu càng tốt; lưu ý khích lệ những HS còn nhút nhát…

c. Vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.

Tùy những nội dung mà HS nêu, GV có cách chốt ý cho phù hợp.

Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: HS ôn lại được những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh được việc làm của bản thân để tìm kiếm được sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết.

Tổ chức thực hiện:

  1. GV nêu các câu hỏi cho HS chia sẻ:
  • Em đã học được gì qua bài đạo đức này?
  • Em sẽ thoy đổi điều gì để có thể thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cân thiết?
  • Nếu được là đại sứ an toàn, em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho các bạn khi cân tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng?
  1. GV tổ chức cho HS cùng đọc Ghi nhớ, SGK Đạo đức2, trang 55 tổng kết các kĩ năng cẩn thiết để tìm kiếm sự hỗ trợ nơi công cộng:

Mỗi khi gặp việc chẳng lành Em phải bình tĩnh nghĩ nhanh trong đầu

* Hoạt động nối tiếp: Giao việc cho HS về nhà thực hiện để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Về nhà, các con hãy tìm thêm một số tình huống và cach xử lý tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.Thực hiện và ghi nhớ để tiết học sau kể cho cô và các bạn nghe.

HS thảo luận nhóm nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh.

HS quan sát nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói của các bạn trong tranh khi tìm kiếm sự hỗ trợ.

HS trả lời thảo luận của nhóm mình.Các nhóm khác bổ sung.

HS thảo luận nhóm và đưa ra cách xử lí tình huống.

HS chia sẻ về ý kiến của mình.

HS làm việc theo nhóm 4. Mỗi nhóm bốc thăm để lựa chọn một tình huống

- HS xung phong sắm vai trình bày trước lớp về 2 tình huống như SGK.

HS nhận xét các bạn, có thể nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi liên quan đến các tình huống mà các bạn vừa sắm vai.

HS tham gia.

Cả lớp cùng lắng nghe và nhận xét.

HS phát biểu theo suy nghĩ, hiểu biết của các em.

HS tự phát biểu theo suy nghĩ của mình.

HS phát biểu ý kiến.

HS nêu ý kiến.

HS lắng nghe cô giảng.

HS chia sẻ

HS cùng đọc Ghi nhớ, SGK Đạo đức2, trang 55 tổng kết các kĩ năng cẩn thiết để tìm kiếm sự hỗ trợ nơi công cộng:

Mỗi khi gặp việc chẳng lành Em phải bình tĩnh nghĩ nhanh trong đầu

Điều chỉnh, bổ sung

...............................................................................................................................

……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

Chủ để: QUÊ HƯƠNG EM

Bài 13. EM YÊU QUÊ HƯƠNG (3 tiết)

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

Với bài này, HS:

  • Nêu được địa chỉ của quê hương em;
  • Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.
  • Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; kính trọng, biết ơn người có công với quê hương.

2. Kĩ năng:

+ Năng lực tự chủ và tự học:Tự xác định và chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của bản thân.

+ Năng lực giao tiếp: Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu và thực hiện được những việc làm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế-xã hội: Quan sát, tìm hiểu về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương; tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ vẻ cảnh đẹp của quê hương.

3. Phẩm chất:

+ Yêu nước: Chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp của quê hương.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về quê hương em.
  3. Học sinh: SGK Đạo đức 2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hổ dán,...

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Khởi động

Hoạt động: Chia sẻ cảm nhận.

Mục tiêu: HS chia sẻ được cảm nhận về tình yêu quê hương qua bài hát.

Tổ chức thực hiện:

  1. GV cho cả lớp nghe, cùng hát và vận động theo nhạc của bài Em yêu quê hương (dân ca Nùng, đặt lời: Hoàng Anh).

Lưu ý: GV có thể thay bằng bài hát khác hoặc hoạt động khởi động khác.

  1. HS trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Quê hương của bạn nhỏ trong bài hát có gì đẹp?

+ Nêu cảm nhận của em vể tình yêu quê hương của bạn nhỏ trong bài hát.

  1. GV sơ kết và dẫn dắt vào chủ đề bài học: Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp của chúng ta. Vậy em sẽ làm gì và làm như thế nào để thể hiện tình yêu với guê hương? Chúng ta cùng khám phá qua bài học ngày hôm nay: Em yêu quê hương.

-Học sinh múa hát bài “Em yêu quê hương”

-Học sinh trả lời câu hỏi:

+ Quê hương của bạn nhỏ trong bài hát có gì đẹp?

+ Nêu cảm nhận của em vể tình yêu guê hương của bạn nhỏ trong bài hát.

-Ghi tựa bài vào vở.

Kiến tạo tri thức mới

Hoạt động 1: Giới thiệu với bạn về quê hương em và nêu cảm nhận của em về quê hương.

Mục tiêu: HS nêu được địa chỉ của quê hương, chia sẻ được những điều ấn tượng về quê hương và thể hiện tình yêu với quê hương.

Tổ chức thực hiện:

  1. GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, sử dụng tranh/ảnh/thông tin để giới thiệu về quê hương mình theo gợi ý:
  • Quê em ở đâu? (nêu địa chỉ cụ thể)
  • Vẻ đẹp của cảnh vật, con người guê hương em.
  • Cảm nhận của em về cảnh vật thiên nhiên, con người của quê hương.
  1. GV tổ chức cho HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về quê hương mình với các bạn.
  2. GV nhận xét và kết luận, chuyển tiếp sang hoạt động sau: Mỗi vùng guê có một nét đẹp khác nhau. Chúng ta gắn bó với quê hương mình, yêu quê mình từ những điều giản dị đó. Để cho quê hương luôn đẹp, luôn là nơi chúng ta hướng về, mỗi người cần có những việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu với quê hương.

Hoạt động 2: Nêu việc làm thể hiện tình yêu quê hương của các bạn trong tranh.

Mục tiêu: HS nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương, nêu được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.

Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS và yêu cầu thảo luận:

  • Các nhân vật trong tranh làm gì? Nói gì?
  • Các bạn nhỏ trong tranh thể hiện tình yêu với quê hương như thế nào?

GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. Mỗi nhóm báo cáo về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các bạn khác có thể nhận xét, bổ sung.

Gợi ý:

  • Tranh 1: Bố Bin thông báo cho hai chị em là chủ nhật cả nhà sẽ về quê. Hai chị em Tin rất vui mừng. Điều đó thể hiện hai chị em rất thích về thăm quê và những người thân ở quê.
  • Tranh 2: Hai mẹ con Tin về thăm quê ở vùng biển đảo. Tin thấy đảo quê mình thật đẹp. Điều đó cho thấy Tin yêu cảnh đẹp của quê mình.

-Tranh 3: Na vui mừng khoe với bạn bài báo viết về nghệ nhân gốm ở quê mình. Điều này cho thấy Na yêu quý và tự hào về con người quê mình.

-Tranh 4: Hai bạn đang trao đổi với nhau về những sản vật của quê hương mình. Hai bạn yêu và tự hào về sản vật của địa phương.

Hoạt động 3: Kê thêm những việc làm thê hiện tình yêu quê hương.

Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.

Tổ chức thực hiện:

GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và kể thêm những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.

Sau khi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV tổng kết hoạt động và kết nối, chuyển tiếp sang hoạt động sau.

HS làm việc theo nhóm đôi, sử dụng tranh/ảnh/thông tin để giới thiệu về quê hương mình theo gợi ý:

  • Quê em ở đâu? (nêu địa chỉ cụ thể)
  • Vẻ đẹp của cảnh vật, con người guê hương em.
  • Cảm nhận của em về cảnh vật thiên nhiên, con người của quê hương.
  • HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về quê hương mình với các bạn.

HS thảo luận nhóm 4-6

  • Các nhân vật trong tranh làm gì? Nói gì?
  • Các bạn nhỏ trong tranh thể hiện tình yêu với quê hương như thế nào?

HS báo cáo kết quả thảo luận. Mỗi nhóm báo cáo về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các bạn khác có thể nhận xét, bổ sung.

HS thảo luận nhóm 4 và kể thêm những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.

Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

Chủ để: QUÊ HƯƠNG EM

Bài 13. EM YÊU QUÊ HƯƠNG (3 tiết)

(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

Với bài này, HS:

  • Nêu được địa chỉ của quê hương em;
  • Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.
  • Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; kính trọng, biết ơn người có công với quê hương.

2. Kĩ năng:

+ Năng lực tự chủ và tự học:Tự xác định và chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của bản thân.

+ Năng lực giao tiếp: Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu và thực hiện được những việc làm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế-xã hội: Quan sát, tìm hiểu về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương; tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ vẻ cảnh đẹp của quê hương.

3. Phẩm chất:

+ Yêu nước: Chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp của quê hương.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về quê hương em.
  3. Học sinh: SGK Đạo đức 2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hổ dán,...

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh.

Mục tiêu: HS thể hiện sự đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu quê hương, lựa chọn được những hành vi, việc làm thể hiện tình yêu với quê hương.

Tổ chức thực hiện:

  1. GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 - 6 HS, thảo luận và đưa ra nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh. GV chú ý HS quan sát cả hành động và thái độ của từng bạn. Câu hỏi gợi ý:
  • Các nhân vật trong trơnh đã nói gì, làm gì?
  • Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh ?
  • Em đổng tình hay không đồng tình với những việc làm đó? Vì sao?

-Tranh 1: Bạn nhỏ biếu ông bà quà Tết, nét mặt bạn nhỏ vui vẻ, tràn đầỵỵêu thương. Em đổng tình với việc làm bạn nhỏ vì bạn thể hiện sự lẻ phép, kính trọng ông bà.

Tranh 2: Bạn nữ đang giới thiệu với bạn nam về lễ hội đua thuyền ở quê mình. Em đổng tình với việc làm của bạn vì điểu đó thể hiện sự tự hào của bạn về truyền thống quê hương.

Tranh 3: Các bạn nhỏ cùng cô giáo đến viếng nghĩa trang liệt sĩ. Em đồng tình với việc làm của các bạn vì điểu này thể hiện sự biết ơn với những người có công với đất nước

  • Tranh 4: Bin đang xin phép mẹ sẽ dùng tiền tiết kiệm để ủng hộ người dân vùng quê bị bão lũ. Em đồng tình với việc làm của Bin vì điều này thể hiện sựỵêu quý, biết chia sẻ với những người dân của quê hương.
  • Tranh 5: Tin mời các bạn ăn bánh của bà làm. Tin rất vui vì được bà làm cho món bánh đặc sản - niềm tự hào về ẩm thực của quê mình. Em đồng tình với lời nói, việc làm của Tin vì Tin đã thể hiện tình yêu thương với người bà của mình và niềm tự hào về quê hương mình.
  1. GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và khai thác thêm từng tình huống để HS học cách thể hiện thái độ, biểu cảm phù hợp với từng tình huống.

Các nhóm có thể báo cáo kết quả theo các hình thức khác nhau: trả lời miệng, sắm vai,... Các nhóm khác góp ý, đưa ra cách giải quyết khác (nếu có).

Lưu ý: Nếu chọn hình thức sắm vai, GV cần nêu ra các tiêu chí nhận xét (về lời nói, việc làm, thái độ) để HS có căn cứ nhận xét các bạn.

Hoạt động 2: Đưa ra lời khuyên cho bạn trong tranh.

Mục tiêu: HS không đồng tình với lời nói, việc làm không thể hiện tình yêu quê hương.

Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát và đưa ra lời khuyên cho bạn nhỏ trong tranh.

  • GV cho HS chia sẻ ý kiến của mình.
  • GV nhận xét và tổng kết hoạt động, nhắc HS SƯU tẩm bài thơ, bài hát, vẽ tranh,...về chủ đề quê hương để chuẩn bị cho hoạt động ở tiết sau.

HS làm việc theo nhóm 4 - 6 HS, thảo luận và đưa ra nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh.

-Tranh 1: Bạn nhỏ biếu ông bà quà Tết, nét mặt bạn nhỏ vui vẻ, tràn đầỵỵêu thương. Em đổng tình với việc làm bạn nhỏ vì bạn thể hiện sự lẻ phép, kính trọng ông bà.

Tranh 2: Bạn nữ đang giới thiệu với bạn nam về lễ hội đua thuyền ở quê mình. Em đổng tình với việc làm của bạn vì điểu đó thể hiện sự tự hào của bạn về truyền thống quê hương.

Tranh 3: Các bạn nhỏ cùng cô giáo đến viếng nghĩa trang liệt sĩ. Em đồng tình với việc làm của các bạn vì điểu này thể hiện sự biết ơn với những người có công với đất nước

  • Tranh 4: Bin đang xin phép mẹ sẽ dùng tiền tiết kiệm để ủng hộ người dân vùng quê bị bão lũ. Em đồng tình với việc làm của Bin vì điều này thể hiện sựỵêu quý, biết chia sẻ với những người dân của quê hương.
  • Tranh 5: Tin mời các bạn ăn bánh của bà làm. Tin rất vui vì được bà làm cho món bánh đặc sản - niềm tự hào về ẩm thực của quê mình. Em đồng tình với lời nói, việc làm của Tin vì Tin đã thể hiện tình yêu thương với người bà của mình và niềm tự hào về quê hương mình.

Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và khai thác thêm từng tình huống để HS học cách thể hiện thái độ, biểu cảm phù hợp với từng tình huống.

HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát và đưa ra lời khuyên cho bạn nhỏ trong tranh.

HS chia sẻ ý kiến của mình.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

Chủ để: QUÊ HƯƠNG EM

Bài 13. EM YÊU QUÊ HƯƠNG (3 tiết)

(Tiết 3)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

Với bài này, HS:

  • Nêu được địa chỉ của quê hương em;
  • Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.
  • Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; kính trọng, biết ơn người có công với quê hương.

2. Kĩ năng:

+ Năng lực tự chủ và tự học:Tự xác định và chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của bản thân.

+ Năng lực giao tiếp: Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu và thực hiện được những việc làm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế-xã hội: Quan sát, tìm hiểu về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương; tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ vẻ cảnh đẹp của quê hương.

3. Phẩm chất:

+ Yêu nước: Chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp của quê hương.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về quê hương em.
  3. Học sinh: SGK Đạo đức 2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hổ dán,...

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Vẽ, hát, đọc thơ giới thiệu về vẻ đẹp quê hương.

Mục tiêu: HS nêu được vẻ đẹp quê hương mình qua bức tranh, bài hát hay bài thơ.

Tổ chức thực hiện:

  1. GV cho HS phân nhóm theo các hoạt động đã đăng kí: vẽ tranh, hát, đọc thơ và chuẩn bị trình bày kết quả hoạt động.

Ví dụ: Nhóm tranh trình bày vào bảng nhóm; nhóm hát, đọc thơ sắp xếp thứtựtrình bày.

Chúý: GV có thể chọn một trong ba loại hình để tổ chức hoạt động cho HS, không nhất thiết phải tổ chức cả ba loại hình.

  1. GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả hoạt động.
  2. HS chia sẻ cảm nhận khi xem tranh, nghe các bài hát, bài thơ vể quê hương.

HS phân nhóm theo các hoạt động đã đăng kí: vẽ tranh, hát, đọc thơ và chuẩn bị trình bày kết quả hoạt động.

Hoạt động 2: Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm đê thê hiện tình yêu với quê hương.

Mục tiêu: HS thực hiện được việc một số việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; chăm sóc, kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương.

Tổ chức thực hiện:

  • GV tổ chức cho HS chơi trò chơi để chia sẻ với các bạn trong lớp về kết quả thực hiện những việc làm thể hiện tình yêu quê hương qua một tuần rèn luyện ở nhà.

Luật chơi: Cả lớp sẽ cùng hát và chuyền hoa theo giai điệu bài hát. GV hát cùng. Khi GV dừng hát, hoa ở tay ai thì HS đó sẽ chia sẻ về việc mình đã làm trong tuần, cảm nhận khi thực hiện việc làm đó, cảm nhận của người thân khi mình thực hiện việc làm đó. Sau khi chia sẻ xong, cả lớp tiếp tục hát, trò chơi lại tiếp tục.

Lưu ý: Những nơi có điều kiện, GV có thể bật nhạc và dừng nhạc để làm hiệu lệnh chuyền hoa.

  • GV tổng kết lại những hoạt động HS đã làm để thể hiện tình yêu với quê hương và tổ chức cho HS chia sẻ về những việc mình sẽ làm để thể hiện tình yêu quê hương.

HS chơi trò chơi để chia sẻ với các bạn trong lớp về kết quả thực hiện những việc làm thể hiện tình yêu quê hương qua một tuần rèn luyện ở nhà.

Hoạt động củng cố, dặn dò

Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh việc làm của bản thân để thể hiện tình yêu với quê hương.

Tổ chức thực hiện:

  1. GV tổ chức cho HS đọc bài thơ trong phần Ghi nhớ, SGK Đạo đức 2, trang 59 và đưa ra các câu hỏi để HS trao đổi:
  • Bài thơ muốn nói với em điều gì?
  • Em sẽ thay đổi điều gì để thực hiện tốt hơn những việc làm thể hiện tình yêu quê hương?
  1. GV mời một số HS trả lời và đưa ra nhận xét, tổng kết.
  2. GV dặn dò HS về nhà:

-Tiếp tục thực hiện những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.

  • Nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.

HS đọc bài thơ trong phần Ghi nhớ, SGK Đạo đức 2, trang 59 và đưa ra các câu hỏi để HS trao đổi:

  • Bài thơ muốn nói với em điều gì?
  • Em sẽ thay đổi điều gì để thực hiện tốt hơn những việc làm thể hiện tình yêu quê hương?

HS trả lời và đưa ra nhận xét, tổng kết.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 14: GIỮ GÌN CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG

(tiết 1, sách học sinh, trang 60-61)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

  • Nêu được những việc làm giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên ở quê hương;
  • Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để châm sóc, bảo vệ vẻ đẹp của quê hương.

2. Kĩ năng:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự xác định và chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của bản thân.

+ Năng lực giao tiếp:Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu và thực hiện được những việc làm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Quan sát, tìm hiểu về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương; tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ vẻ cảnh đẹp của quê hương.

3. Phẩm chất: Yêu nước.

+ Yêu nước: Chủ động tham gia những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp của quê hương

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về quê hương, phiếu học tập

2. Học sinh: SGK Đạo đức2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hồ dán,...

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:

Hoạt động: Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn trong tranh.

  • Mục tiêu: HS chia sẻ được cảm nhận vể những hành động chưa biết gìn giữ, bảo vệ cảnh đẹp quê hương, qua đó xác định được cần phải giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh trong SGK Đợođức2, trang 60 và trả lời câu hỏi:
  • Các bạn trong tranh đang làm gì?

-Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn.

  1. Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung, chia sẻ thêm ý kiến của nhóm mình.
  2. GV cho HS trao đổi thêm:
  • Nếu được đưa ra lời khuyên cho các bạn trong tranh, em sẽ nói gì?
  1. GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt, chuyển tiếp hoạt động: Giữ gìn cảnh đẹp của quê hương chính là nét đẹp vân minh, thể hiện tình yêu với quê hương. Vậy, cần phải làm gì để giữ gìn cảnh đẹp quê hương, chúng ta cùng tìm hiểu ở hoạt động sau.

- HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh trong SGK Đạo đức 2, trang 60 và trả lời câu hỏi:

  • Các bạn trong tranh đang làm gì?

-Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn.

-Học sinh đưa ra lời khuyên cho các bạn trong tranh.

Kiến tạo tri thức mới

*

Hoạt động 1 : Việc làm nào của các bạn trong tranh thể hiện ý thức giữ gìn vẻ đẹp của quê hương?

  • Mục tiêu: HS nêu được một số việc làm giữ gìn/không giữ gìn vẻ đẹp của quê hương.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS và yêu cầu thảo luận:
  • Các nhân vật trong tranh làm gì? Nói gì? •
  • Việc làm nào góp phân giữ gìn cảnh
  • đẹp thiên nhiên của quê hương?
  1. Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận. Mỗi nhóm báo cáo về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các bạn khác có thể nhận xét, bổ sung.

Gợi ý:

-Tranh 1 : Một nhóm các bạn nhỏ (cả nam và nữ) đang quét vôi vào gốc cây, trong khi người lớn đang tỉa cành. Việc làm này giúp cảnh quan đẹp hơn.

-Tranh 2: Bạn nam đi tham quan trong động, vừa khắc lên vách đá vừa nói:"Khắc tên mình lên đây cho mọi người biết". Bạn nam đã làm xấu, làm mất đi vẻ đẹp của hang động.

-Tranh 3: Bạn nam đang đổ xô nước đầy rác xuống sông ngay trước nhà. Việc làm này đã làm ô nhiễm dòng sông.

-Tranh 4: Hai bạn nhỏ đang đứng trước cánh đổng hoa. Bạn nữ muốn đi vào giữa cánh đồng để chụp ảnh nhưng bạn nam ngăn lại.

GV tổ chức cho HS trao đổi thêm ở tranh 4: Vì sao bạn nam lại ngân bạn nữ không vào giữa cánh đồng chụp ảnh?

-Từ câu trả lời của HS, GV tiếp tục cho HS trao đổi:

  • Vì sao chúng ta cân giữ gìn cảnh đẹp của quê hương? (Việc giữ gìn cảnh đẹp quê hương sẽ giúp giữ môi trường trong lành, cảnh quan đẹp hơn, giúp mọi người thấy gắn bó, yêu quê hương mình hơn.)
  • Lưu ý: GV có thể chuyển các câu hỏi thành phiếu học tập để HS làm việc cá nhân, hoặc làm việc nhóm để mỗi em tự phân loại các tranh trong sách thành nhóm việc làm giữ gìn hoặc chưa giữ gìn cảnh đẹp quê hương. Từ đó, GV có thể tổ chức chơi tiếp sức để sắp xếp các tranh vào nhóm tương ứng và cho cá nhân/nhóm giải thích sự về sự sắp xếp của mình

-Học sinh tạo thành nhóm 4 - 6 HS và yêu cầu thảo luận:

  • Các nhân vật trong tranh làm gì? Nói gì? •
  • Việc làm nào góp phân giữ gìn cảnh
  • đẹp thiên nhiên của quê hương?

-Đại diện các nhóm trình bày.

-Nhóm khác bổ sung:

-Vì đi vào cánh đồng sẽ làm hỏng hết hoa.

  • Việc giữ gìn cảnh đẹp quê hương sẽ giúp giữ môi trường trong lành, cảnh quan đẹp hơn, giúp mọi người thấy gắn bó, yêu quê hương mình hơn.

Hoạt động 2: Nêu thêm những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp quê hương.

  • Mục tiêu: HS nêu được những việc cẩn làm để chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp quê hương.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm, sử dụng thông tin đã chuẩn bị trong phiếu học tập để nêu những việc cần làm để chăm sóc, giữ gìn vẻ đẹp quê hương (chăm sóc cảnh quan; không đổ rác thải bừa bãi; không hái hoa, bẻ cành, làm hỏng cảnh quan tự nhiên; nhắc nhở bạn bè, người thân cùng tham gia giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên,...)

-GV có thể cho HS sử dụng tranh/ảnh/thông tin đã sưu tầm để chia sẻ với bạn về cảnh đẹp.

-HS trao đổi theo nhóm, sử dụng thông tin đã chuẩn bị trong phiếu học tập để nêu những việc cần làm để chăm sóc, giữ gìn vẻ đẹp quê hương (chăm sóc cảnh quan; không đổ rác thải bừa bãi; không hái hoa, bẻ cành, làm hỏng cảnh quan tự nhiên; nhắc nhở bạn bè, người thân cùng tham gia giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên,...)

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 14: GIỮ GÌN CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG

(tiết 2, sách học sinh, trang 62-63)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

  • Nêu được những việc làm giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên ở quê hương;
  • Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để châm sóc, bảo vệ vẻ đẹp của quê hương.

2. Kĩ năng:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự xác định và chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của bản thân.

+ Năng lực giao tiếp:Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu và thực hiện được những việc làm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Quan sát, tìm hiểu về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương; tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ vẻ cảnh đẹp của quê hương.

3. Phẩm chất: Yêu nước.

+ Yêu nước: Chủ động tham gia những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp của quê hương

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về quê hương, phiếu học tập

2. Học sinh: SGK Đạo đức2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hồ dán,...

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Luyện tập

Hoạt động 1 : Chia sẻ ý kiên của em về việc làm của các bạn trong tranh.

  • Mục tiêu:
  • HS thể hiện sự không đồng tình với thái độ, hành vi không bảo vệ,giữgìn cảnh đẹp của quê hương.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GVtổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 - 6 HS, thảo luận và đưa ra nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh. GV lưu ý HS quan sát cả hành động và thái độ của từng bạn. Câu hỏi gợi ý:
  • Các nhân vật trong tranh đang làm gì?
  • Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn trong tranh?
  • Em đồng tình hay không đồng tình với những việc làm đó? Vì sao?

Gợi ý:

  • Tranh 1 : Một nhóm bạn đang ăn uống và xả rác bừa bãi ở thảm cỏ rất đẹp. Lúc đó, Na và chị Na đi ngang qua nhìn thấy, hai chị em rất ngạc nhiên và khó chịu khi chứng kiến hành động đó.

+ Không đồng tình với việc các bạn xả rác, làm bẩn, làm xấu cảnh đẹp. Đồng tình với thái độ của Na và chị Na vì hai chị em đã thể hiện thái độ đúng trước những việc làm thiếu ý thức giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên.

-Tranh 2: Bạn nam đang khắc lên tường của một di tích lịch sử.

+ Không đồng tình với bạn nam vì làm như vậy là không tôn trọng di tích lịch sử, không giữ gìn cảnh đẹp của quê hương.

-HS làm việc theo nhóm 4 - 6 thảo luận và đưa ra nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh. GV lưu ý HS quan sát cả hành động và thái độ của từng bạn.

-Đại diện các nhóm trình bày.

Hoạt động 2: Nếu là Bin, em sẽ làm gì?

  • Mục tiêu: HS thể hiện sự không đồng tình với việc xả rác xuống môi trường nước.
  • Tổ chức thực hiện: fT ; r f i S} * t . f
  • GV tố chức cho HS quan sát tranh: Hai anh em Bin đứng trên boong tàu. Anh Bin bảo Bin vứt rác xuống biển.

HS dễ dàng bày tỏ sự không đồng tình với anh của Bin vì làm như vậy là không giữ gìn cảnh đẹp tự nhiên của biển, góp phẩn huỷ hoại môi trường biển. Tuy nhiên, với câu hỏi Nếu là Bin, em sẽ làm gì, HS cần đưa ra được câu trả lời cho thấy rõ phản ứng của Bin: không đồng ý với việc làm của anh trai và khuyên anh không nên xả rác bừa bãi nhưvậy để bảo vệ môi trường biển.

-Học sinh quan sát tranh bài tập 2/62 trả lời câu hỏi:

+Nếu là Bin, em sẽ làm gì ?

+Tình huống trong tranh: - Anh ơi, vứt ở đâu ạ ? – Vứt ,uôn xuống nước đi.

-Học sinhthảo luận để trả lời câu hỏi trên.

-Học sinh khác nhận xét, bổ sung:

Hoạt động 3: Em hãy đưa ra lời khuyên cho Cốm.

  • Mục tiêu: Không đồng tình với thái độ, hành vi không bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp của quê hương.
  • Tổ chức thực hiện:

-Tình huống được bức tranh thể hiện là Cốm và chị đang chơi ở sân đình. Xung quanh có nhiều luống hoa đẹp. Cốm thấy vậy rủ chị ra hái hoa về tặng mẹ và tiện tay vứt luôn vỏ hộp sữa ra sân đình.

Với tình huống này, GV có thể tổ chức cho HS sắm vai để thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với việc làm của Cốm. Đáp án được lựa chọn ở đây là không đồng tình; đồng thời bạn đóng vai chị Cốm cần đưa ra được lời khuyên cho Cốm khi chứng kiến Cốm chưa biết giữ gìn cảnh quan của quê mình.

Lưu ý: Nếu chọn hình thức sắm vai, GV cẩn nêu ra các tiêu chí nhận xét (về lời nói, việc làm, thái độ) để HS có căn cứ nhận xét các bạn.

-Học sinh thảo luận, đưa ra lời khuyên cho Cốm.

-Học sinh phân vai, diễn lại tình huống trong tranh.

-Học sinh nhận xét, bổ sung.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 14: GIỮ GÌN CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG

(tiết 3, sách học sinh, trang 63)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

  • Nêu được những việc làm giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên ở quê hương;
  • Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để châm sóc, bảo vệ vẻ đẹp của quê hương.

2. Kĩ năng:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự xác định và chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của bản thân.

+ Năng lực giao tiếp:Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu và thực hiện được những việc làm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Quan sát, tìm hiểu về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương; tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ vẻ cảnh đẹp của quê hương.

3. Phẩm chất: Yêu nước.

+ Yêu nước: Chủ động tham gia những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp của quê hương

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về quê hương, phiếu học tập

2. Học sinh: SGK Đạo đức2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hồ dán,...

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Vận dụng

Hoạt động 1 : Chia sẻ việc em đã và sẽ làm để góp phẩn giữ gìn vẻ đẹp quê hương.

  • Mục tiêu: Biết chia sẻ cùng bạn bè những việc làm góp phần giữ gìn vẻ đẹp quê hương.
  • Tổ chức thực hiện:

-GV tổ chức cho học sinh chia sẻ trước lớp về những việc mình đã và sẻ làm để góp phần giữ gìn vẻ đẹp của quê hương.

-GV lắng nghe học sinh trình bày, tổng kết.

-Học sinh trình bày trước lớp những việc làm góp phần giữ gìn vẻ đẹp quê hương.

Hoạt động 2: Nhắc nhở bạn cùng thực hiện những việc làm cần thiết, phù hợp để giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

  • Mục tiêu: HS thực hiện được những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc, bảo vệ vẻ cảnh đẹp của quê hương.
  • Tổ chức thực hiện:
  • GV tổ chức cho HS chơi chuyền bóng/chuỵền hoa hoặc chơi trò chơi tạo hình để chia sẻ về những việc mình đã và sẽ làm nhằm góp phần giữ gìn vẻ đẹp quê hương.

Lưu ý: Với trò chơi tạo hình, GV có thể tổ chức cho HS tạo hình việc làm giữgìn cảnh đẹp quê hương để các bạn khác đoán.

  • GV tổng kết lại những hoạt động HS đã và sẽ làm để góp phần giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
  • GV tổ chức cho HS viết/nói thông điệp để tuyênftruyền bạn bè cùng thực hiện những việc làm cắn thiết, phù hợp để giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
  • GV tổng kết hoạt động.

- HS chơi chuyền bóng/chuỵền hoa hoặc chơi trò chơi tạo hình để chia sẻ về những việc mình đã và sẽ làm nhằm góp phần giữ gìn vẻ đẹp quê hương.

-HS viết/nói thông điệp để tuyênftruyền bạn bè cùng thực hiện những việc làm cắn thiết, phù hợp để giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

Hoạt động củng cố, dặn dò

  • Mục tiêu: Giúp HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh việc làm của bản thân để giữ gìn cảnh đẹp của quê hương.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV tổ chức cho HS đọc bài thơ trong phần Ghi nhớ, SGK Đạo đức 2, trang 63 và đưa ra các câu hỏi để HS trao đổi:
  • Bài thơ khuyên em điều gì?
  • Em sẽ thay đổi điều gì để thực hiện tốt việc giữ gìn cảnh đẹp quê hương?
  1. GV mời một số HS trả lời và đưa ra nhận xét, tổng kết.
  2. GV dặn dò HS về nhà:

-Tiếp tục thực hiện những việc làm giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

  • Nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

-HS đọc bài thơ trong phần Ghi nhớ, SGK Đạo đức 2, trang 63 trả lời các câu hỏi:

“Tự hào vẻ đẹp quê hương

Danh lam, thắng cảnh môi trườn thiên nhiên

Xả rác, vẽ bần chẳng nên

Chung tay gìn giữ vững bề mai sau.”

-Bài thơ khuyên em điều gì?

-Em sẽ thay đổi điều gì để thực hiện tốt việc giữ gìn cảnh đẹp quê hương ?

-Học sinh trình bày trước lớp, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG

BÀI 15: THỰC HIỆN QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG

(tiết 1, sách học sinh, trang 64)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

-Nêu được một số quy định cân tuân thủ ở nơi công cộng;

-Nêu được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng;

-Đồng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng

-Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng.

2. Kĩ năng:

+ Nhận biết chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức, nêu được một số quy định cẩn tuân thủ ở nơi công cộng; nhận biết được sự cẩn thiết phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

+Đánh giá hành vi của bản thân và người khác thể hiện được thái độ đồng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng.

+Điều chỉnh hành vi.Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng; nhắc nhở bạn bè cùng tuân thủ các quy định nơi công cộng.

3. Phẩm chất:

+Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm của bản thân khi thực hiện các quy định nơi công cộng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); nhạc và lời bài hát Em đi chơi thuyền; Tranh ảnh phóng to trong SGK Đạo đức 2, trang 65: 5 tranh; trang 66: 4 tranh; trang 67: tranh 1, 2 và 3; bộ tranh, video clip về tuân thủ quy định nơi công cộng.

2. Học sinh: SGK Đạo đức2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hồ dán,...

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Khởi động

Hoạt động 1: Hát bài hát Em đi chơi thuyền.

  • Mục tiêu: Thu hút sự chú ý của HS vào bài học mới.
  • Tổ chức thực hiện:

GV cho cả lớp hát bài Em đi chơi thuyền (nhạc và lời: Trần Kiết Tường)

-Nếu HS không biết bài hát này, GV có thể bật bài hát cho HS nghe để các em hiểu nội dung bài hát hoặc có thể sử dụng một bài hát khác nói về các quy định nơi công cộng.

  1. Sau khi hát (hoặc nghe bài hát), GV hỏi HS: Bạn nhỏ trong bài hát đã được dặn như thế nào khi đi chơi thuyền?
  2. GV nhận xét và giới thiệu vào chủ đề bài học: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những việc các em cân tuân thủ và thực hiện khi ở nơi công cộng như bạn nhỏ trong bài hát nhé!

-Học sinh múa hát bài” Em đi chơi thuyền

-Học sinh trả lời câu hỏi:

+Bạn nhỏ trong bài hát đã được dặn như thế nào khi đi chơi thuyền?

-Ghi tựa bài vào vở.

Hoạt động 2: Nêu cảm nhận của em.

  • Mục tiêu: HS nêu được cảm nhận về việc làm của các bạn trong tranh.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK Đợo đức 2, trang 64. GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, lần lượt mô tả việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
  2. GV gọi một số HS nêu việc làm của các

bạn nhỏ trong tranh trước lớp.

Gợi ý:

  • Bức tranh tả các bạn nhỏ đang đi chơi công viên, đối chiếu với bảng "Quy định khi vui chơi trong công viên" ở góc bên phải, phía dưới tranh sẽ thấy có bạn tuân thủ, có bạn chưa tuân thủ quỵ định này. Cụ thể, bạn Bin đang trèo lên tượng ngựa. Một bạn nữ đang cổ vũ Bin. Bạn Cốm đang hái hoa cùng một bạn nữ khác. Bạn Tin đang đá bóng cùng hai bạn khác. Bạn Na đang bỏ rác vào thùng,...
  1. GV hỏi một số HS: Em có cảm nhận như thế nào với những việc làm của cóc bạn trong tranh?
  2. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

-Học sinh quan sát tranh trang 64/SGK, trả lời câu hỏi:

+Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn trong tranh.

+HS đọc quy định khi vui chơi trong công viên:

1.Giữ gìn công viên sạch đẹp.

2.Không giẫm lên cỏ, ngăt hoa, bẻ cành.

3.Không bôi bẩn hoặc leo trèo lên tượng đài và các công trình kiến trúc trong công viên.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG

BÀI 15: THỰC HIỆN QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG

(tiết 2, sách học sinh, trang 65, 66)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

-Nêu được một số quy định cân tuân thủ ở nơi công cộng;

-Nêu được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng;

-Đồng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng

-Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng.

2. Kĩ năng:

+ Nhận biết chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức, nêu được một số quy định cẩn tuân thủ ở nơi công cộng; nhận biết được sự cẩn thiết phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

+Đánh giá hành vi của bản thân và người khác thể hiện được thái độ đồng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng.

+Điều chỉnh hành vi.Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng; nhắc nhở bạn bè cùng tuân thủ các quy định nơi công cộng.

3. Phẩm chất:

+Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm của bản thân khi thực hiện các quy định nơi công cộng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); nhạc và lời bài hát Em đi chơi thuyền; Tranh ảnh phóng to trong SGK Đạo đức 2, trang 65: 5 tranh; trang 66: 4 tranh; trang 67: tranh 1, 2 và 3; bộ tranh, video clip về tuân thủ quy định nơi công cộng.

2. Học sinh: SGK Đạo đức2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hồ dán,...

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến tạo tri thức mới

Hoạt động: Tìm hiểu các việc làm tuân thủ quy định nơi công cộng.

  • Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để tuân thủ quỵ định nơi công cộng và các quỵ định cần tuân thủ ở nơi công cộng.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của nhiệm vụ 1 trong SGK, trang 65 cho cả lớp nghe và GV kiểm tra xem HS đã hiểu nhiệm vụ chưa.
  2. GV chia lớp thành các nhóm 4, mỗi nhóm sẽ cùng thảo luận về nội dung của 5 bức tranh trang 65, nêu việc làm của các bạn trong tranh và nêu những quỵ định cần tuân thủ được thể hiện trong tranh.

Gợi ý:

-Tranh 1: Các bạn nhỏ và người lớn đang xếp hàng mua vé vào vườn bách thú. Quy định: Mua vé phải xếp hàng.

Tranh 2: Các bạn nhỏ đang tắm và đùa nghịch dưới hổ.Trên bờ có biển báo"Hồ chứa nước: Cấm câu; Cấm tắm; Cấm chăn thả". Quỵ định: Cấm câu; Cấm tắm; Cấm chăn thả ở hồ chứa nước.

-Tranh 3: Hai bạn nhỏ đang cười đùa to tiếng trên xe buýt, ông cụ ngồi phía trước nét mặt nhăn nhó. Quy định: Không gây mất trật tự nơi công cộng/trên xe buýt.

-Tranh 4: Một bạn nam đang sờ tay vào chiếc bình cổ, phía dưới có biển: "Không chạm vào hiện vật". Quỵ định trong bảo tàng: Không chạm vào hiện vật.

-Tranh 5: Hai bạn nam đang đi tham quan và không vứt rác bừa bãi dù chưa tìm thấy thùng rác. Quy định: Không vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng.

  1. GV gọi đại diện các nhóm lần lượt nêu việc làm của các bạn trong tranh và các quy định cẩn tuân thủ ở nơi công cộng.
  2. GV nhận xét: Như vậy, trong tranh, có một số bạn đã thực hiện quy định nơi công cộng. Nhưng có một số bạn khác lại vi phạm quy đinh nơi công cộng. Các bạn đõ thực hiện quy định nơi công cộng như thế nào?
  3. GV yêu cẩu HS hoạt động theo nhóm đôi, xác định viêc làm nào tuân thủ quy định

nơi công cộng, việc làm nào vi phạm quỵ định nơi công cộng. (*

-Tranh 1, tranh 5: Tuân thủ quỵ định nơi công cộng.

-Tranh 2,3,4: Vi phạm quy định nơi công cộng.

  1. GV nhận xét và yêu cẩu HS tiếp tục hoạt động theo nhóm đôi, kể thêm những quy định khác cẩn tuân thủ ở nơi công cộng mà các em biết.
  2. GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp về các quy định cẩn tuân thủ ở nơi công cộng. Ví dụ: Không nhổ bã kẹo cao su ra đường; không hái hoa, bẻ cành cây trong công viên; nhường ghế trên xe buýt cho người già,...
  3. GV yêu cầu HS đọc yêu cầu 4 trong SGK, trang 65: Vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng?
  4. GV gọi một số HS trả lời trước lớp. Có thể gợi ý để HS hoạt động theo nhóm đôi trước khi trình bày trước lớp nếu HS gặp khó khăn trong việc nêu lí do phải tuân thủ quy định nơi công cộng: Nêu ích lợi của việc tuân thủ quy định nơi công cộng; Điều gì sẽ xảy ra nếu các bạn vi phạm quy định nơi công cộng?Nêu tác hợi của việc không tuân thủ quy định nơi công cộng.
  5. GV mời một số HS nhận xét, góp ý và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

1.Quan sát tranh ở phần khởi động và nêu các quy định cần tuân thủ.

2.Kể thêm những quy định cần tuân thủ ở nơi công cộng mà em biết.

3.Nêu việc làm của các bạn trong tranh và cho biết: các bạn đã tuân thủ quy định nơi công cộng như thế nào?

-Học sinh trình bày:

+Tranh 1: HS xếp hàng tại quầy mua vé vào tham quan vườn bách thú.

+Tranh 2:Học sinh tắm, đùa nghịch dưới hồ chứa nước.

+Tranh 3:Hai bạn đang cười đùa trên xe buýt.

+Tranh 4:Bạn nam đang sờ vào chiếc bình cỗ.

+Tranh 5:Hai bạn nam đang đi tham quan, tay cầm rác chưa biết vứt vào đâu.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG

BÀI 15: THỰC HIỆN QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG

(tiết 3, sách học sinh, trang 66-67)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

-Nêu được một số quy định cân tuân thủ ở nơi công cộng;

-Nêu được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng;

-Đồng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng

-Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng.

2. Kĩ năng:

+ Nhận biết chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức, nêu được một số quy định cần tuân thủ ở nơi công cộng; nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

+Đánh giá hành vi của bản thân và người khác thể hiện được thái độ đổng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng.

+Điều chỉnh hành vi:Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng; nhắc nhở bạn bè cùng tuân thủ các quy định nơi công cộng.

3. Phẩm chất:

+Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm của bản thân khi thực hiện các quy định nơi công cộng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); nhạc và lời bài hát Em đi chơi thuyền; Tranh ảnh phóng to trong SGK Đạo đức 2, trang 65: 5 tranh; trang 66: 4 tranh; trang 67: tranh 1, 2 và 3; bộ tranh, video clip về tuân thủ quy định nơi công cộng.

2. Học sinh: SGK Đạo đức 2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hồ dán,...

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Luyện tập

Hoạt động 1: Lựa chọn của em.

  • Mục tiêu: HS nhận xét được hành động của các nhân vật trong tình huống và đưa ra lời khuyên phù hợp.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi, quan sát tranh và nhận xét về hành động của các bạn trong 2 tranh đầu ở trang 66 SGK Đạo đức2 theo gợi ý:
  • Các bức tranh vẽ gì?
  • Em nhận xét gì về việc làm của Tin và Na ? Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của Tin và Na? Vì sao?

-Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn.

  1. GV gọi 1 - 2 HS mỗi tranh, gọi HS khác góp ý, bổ sung (nếu có). GV nhận xét phần trả lời của HS.

Gợi ý:

-Tranh 1 : Tin và mẹ đi tàu du lịch. Mẹ bảoTin mặc áo phao nhưng Tin không mặc và trả lời là vướng lắm.

+ Không đổng tình với việc làm của Tin vì Tin không thực hiện quỵ định phải mặc áo phao khi đi tàu biển.

+ Tin nên mặc áo phao để tuân thủ quy định nhằm đảm bảo an toàn tính mạng khi đi tàu, thuyền.

-Tranh 2: Na đang chơi xích đu trong khu vui chơi. Na vừa đu vừa nhổ bã kẹo cao su xuống đất.

+ Không đồng tình với việc làm của Na vì Na đã làm bẩn khu vui chơi.

+ Na nên bỏ bã kẹo cao su vào thùng rác ở góc khu vui chơi.

  1. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

1.Chia sẻ việc làm của em về việc làm của Tin. Nếu là Tin, em sẽ làm gì ?

2.Nhận xét về việc làm của Na, em sẽ làm gì?

-Cá nhân học sinh tham gia trả lời.

-Học sinh khác nhân xét, bổ sung.

Tranh 1

Tranh 2

Hoạt động 2: xử lí tình huống.

  • Mục tiêu: HS xử lí được tình huống liên quan đến việc thực hiện quỵ định nơi công cộng.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.
  2. GV yêu cầu các nhóm quan sát tình huống 1 (bạn nam đang đùa nghịch với các nút bấm trong thang máy), thảo luận, nêu tác hại việc bạn nam đang làm và đưa ra cách ứng xử phù hợp (khuyên can, ngăn chặn).
  3. GV gọi 2 - 3 nhóm nêu hoặc sắm vai cách xử lí tình huống, các nhóm khác bổ sung, góp ý.

Lưu ý: GV khuyến khích HS đưa ra nhiều cách xử lí sáng tạo và chú ý phân tích ích lợi của từng phương án cho HS hiểu rỗ.

  1. GV thực hiện tương tự đối với tình huống 2 (các bạn nhỏ sẽ làm gì khi có người già bước vào trạm xe buýt).
  2. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

-Học sinh chia sẻ nhóm 4, xử lí tình huống sau:

+Tình huống 1: (bạn nam đang đùa nghịch với các nút bấm trong thang máy)

+Tình huống 2: (các bạn nhỏ sẽ làm gì khi có người già bước vào trạm xe buýt).

-Đại diện các nhóm trình bày.

-Nhóm khác bổ sung

Hoạt động 3: sắm vai tuyên truyền các quy định nơi công cộng.

Mục tiêu: HS sắm vai thực hiện được những việc làm tuyên truyền các quỵ định nơi công cộng.

Tổ chức thực hiện:

  1. GVchia lớp thành các nhóm 4, mỗi nhóm sẽ cùng thảo luận về nội dung của 3 bức tranh trong SGK, trang 67 và nêu việc làm của các bạn trong tranh.

Gợi ý:

-Tranh 1: Các bạn nhỏ đang phát tờ rơi về việc tuân thủ quy định nơi công cộng.

-Tranh 2: Một bạn nữ đang giải thích cho các em nhỏ những lưu ý khi đi bộ qua đường.

-Tranh 3: Các bạn nhỏ đang diễn hoạt cảnh/sắm vai tình huống bơi dưới hồ, một bạn khác nhắc nhở.

  1. GV gọi đại diện các nhóm lần lượt nêu việc làm của các bạn trong tranh mà các bạn vừa trao đổi.
  2. GV nhận xét: Như vậy, chúng ta thấy các bạn nhỏ trong tranh đã thực hiện một số việc làm để tham gia tuyên truyền các quy định nơi công cộng như phát tờ rơi, giải thích về các quy đinh nơi công cộng, xử lí các tình huống tuân thủ quy định nơi công cộng.
  3. GV tiếp tục cho HS hoạt động theo nhóm 4, mỗi nhóm lựa chọn một hoạt động các em thích nhất để sắm vai tuyên truyền các quy định nơi công cộng.
  4. GV gọi một số nhóm diễn hoạt cảnh trước lớp, gọi các nhóm có cùng lựa chọn nhận xét, góp ý và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

-Sắm vai xử lí tình huống trang 67/SGK.

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn: ..../…/ 20… Ngày dạy: .... /…/ 20…

Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần …..

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG

BÀI 15: THỰC HIỆN QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG

(tiết 4, sách học sinh, trang 67)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

-Nêu được một số quy định cân tuân thủ ở nơi công cộng;

-Nêu được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng;

-Đồng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng

-Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng.

2. Kĩ năng:

+ Nhận biết chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức, nêu được một số quy định cẩn tuân thủ ở nơi công cộng; nhận biết được sự cẩn thiết phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

+Đánh giá hành vi của bản thân và người khácĩhể hiện được thái độ đổng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng.

+Điều chỉnh hành vi:Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng; nhắc nhở bạn bè cùng tuân thủ các quy định nơi công cộng.

3. Phẩm chất:

+Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm của bản thân khi thực hiện các quy định nơi công cộng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); nhạc và lời bài hát Em đi chơi thuyền; Tranh ảnh phóng to trong SGK Đạo đức 2, trang 65: 5 tranh; trang 66: 4 tranh; trang 67: tranh 1, 2 và 3; bộ tranh, video clip về tuân thủ quy định nơi công cộng.

2. Học sinh: SGK Đạo đức2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hồ dán,...

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Vận dụng

Hoạt động 1: Kể lại câu chuyện về việc vi phạm quy định nơi công cộng mà em chứng kiên.

  • Mục tiêu: HS kể lại được một việc người khác vi phạm quy định nơi công cộng và nêu được cảm nhận của bản thân về việc vi phạm đó.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV yêu cầu HS đọc yêu cầu 1 trong phần Vận dụng ở SGK, trang 67 và yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi, kể lại một lần em chứng kiến người khác vi phạm quỵ định nơi công cộng và trả lời các câu hỏi sau:
  • Người đó đã vi phạm cụ thể quy định gì, ở đâu?
  • Tác hại của việc vi phạm đó là gì?
  • Cảm nhận của em khi đó như thế nào?
  • Nếu gặp lại tình huống tương tự, em sẽ làm gì?, v.v.
  1. GV gọi một số HS chia sẻ và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
  2. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

-Học sinh quan sát SGK trang 67

+Kể lại 1 lần em chứng kiến người khác quy định nơi công cộng. Nêu cảm nhận của em khi đó.

-Học sinh thảo luận cùng bạn bên cạnh, chia sẻ trước lớp.

-Học sinh khác, nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 2: Chia sẻ với các bạn về việc em thực hiện các quy định nơi công cộng

  • Mục tiêu: HS chia sẻ được với bạn về những việc làm của bản thân khi thực hiện các quy định nơi công cộng và có ý thức nhắc các bạn cùng thực hiện những quỵ định nơi công cộng.

Tổ chức thực hiện:

  1. GV yêu cẩu HS hoạt động theo nhóm đôi, chia sẻ với bạn về những việc em đã làm để thực hiện các quy định nơi công cộng hoặc nhắc nhở các bạn cùng thực hiện những quy định nơi công cộng theo gợi ý:
  • Em đã thực hiện việc làm nào, ở đâu?
  • Em cảm thấy như thế nào khi thực hiện các việc làm đó?
  1. GV gọi 4 - 5 HS chia sẻ trước lớp về những việc làm tuân thủ quy định nơi công cộng.
  2. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

-Học sinh chia sẻ với bạn về việc em thực hiện các quy định nơi công cộng.

-Học sinh thảo luận cùng bạn bên cạnh, chia sẻ trước lớp.

-Học sinh khác, nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3: Nhắc nhở bạn cùng thực hiện những quy định nơi công cộng.

  • Mục tiêu: HS chia sẻ được với bạn về những việc làm của bản thân khi thực hiện các quỵ định nơi công cộng và có ý thức nhắc các bạn cùng thực hiện những quỵ định nơi công cộng.

Tổ chức thực hiện:

  1. GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi, chia sẻ với bạn về những việc em đã làm để thực hiện các quy định nơi công cộng hoặc nhắc nhở các bạn cùng thực hiện những quy định nơi công cộng theo gợi ý:
  • Em đã thực hiện việc làm nào, ở đâu?
  • Em cảm thấy như thế nào khi thực hiện các việc làm đó?
  1. GV gọi 4 - 5 HS chia sẻ trước lớp về những việc làm tuân thủ quy định nơi công cộng.
  2. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

-HS hoạt động theo nhóm đôi, chia sẻ với bạn về những việc em đã làm để thực hiện các quy định nơi công cộng hoặc nhắc nhở các bạn cùng thực hiện những quy định nơi công cộng.

- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.

-Học sinh khác, nhận xét, bổ sung.

Hoạt động củng cố, dặn dò '

  • Mục tiêu: HS ôn lại được những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh việc làm của bản thân để thực hiện các quy định nơi công cộng.
  • Tổ chức thực hiện:
  1. GV nêu các câu hỏi cho HS chia sẻ:
  • Em hãy nêu cóc việc làm thể hiện sự tuân thủ quy định nơi công cộng.
  • Vì sao chúng ta cần phải tuân thủ quy định nơi công cộng?
  1. GV đọc nội dung phần Ghi nhớ, SGK Đạo đức2, trang 67 cho cả lớp nghe và cho cả lớp đọc đồng thanh bài thơ để ghi nhớ nội dung của bài học.
  2. GV dặn dò HS về nhà tiếp tục rèn luyện, thực hiện các quy định nơi công cộng.

-Học sinh trả lời câu hỏi

-Học thuộc ghi nhớ:

“Quy định công cộng đặt ra

Nhắc nhau tuân thủ cùng là thực thi

Lời nói hay những hành vi

Trái với quy định chẳng khi nào làm?”

RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..