Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP
MÔN SINH HỌC 12 GIỮA HỌC KỲ II
Câu 1: Thế nào là cơ quan tương đồng?
A. Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể
B. Các cơ quan có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. Là những cơ quan nằm trên cơ thể có kiểu cấu tạo giống nhau
D. Cả A và B
Câu 2: Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự từ trong ra ngoài như thế nào?
A. Xương cánh tay 🡪xương cẳng tay 🡪xương cổ tay
B. Xương cẳng tay 🡪 xương cánh tay 🡪xương cổ tay
C. Các xương cổ tay 🡪xương cánh tay 🡪xương cẳng tay
D. Xương cổ tay 🡪 xương trụ 🡪 xương quay
Câu 3: Tại sao các xương chi của các loài động vật lại khác nhau về chi tiết, hình dạng bên ngoài?
A. Do chúng thuộc các lớp động vật khác nhau
B. Do chúng sống trong môi trường sống khác nhau
C. Do chúng thực hiện những chức năng khác nhau
D. Do sự tác động của các môi trường sống khác nhau
Câu 4: Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh điều gì?
A. Chúng có quan hệ họ hàng; B. Chúng có nguồn gốc chung
C. Phản ánh sự tiến hóa; D. Chúng thuộc cùng một loài
Câu 5: Thế nào là cơ quan tương tự?
A. Là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau.
B. Là những cơ quan có cùng nguồn gốc, cùng đảm nhiệm một chức năng
C. Là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau và đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau
D. Là những cơ quan có cấu tạo và chức năng tương tự
Câu 6: Tại sao cánh chim và cánh dơi lại có hình dạng ngoài giống nhau?
A. Vì chúng đều là biến dạng của chi trước; B. Vì cùng thực hiện một chức năng bay
C. Vì cùng thuộc lớp Chim; D. Cả A và B
Câu 7: Thế nào là cơ quan thoái hóa?
A. Là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành
B. là những cơ quan bị mất dần trong quá trình sống
C. Là những di tích còn lưu lại trên cơ thể các loài
D. Cả B và C
Câu 8: Tại sao các cơ quan thoái hóa lại phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành?
A. Do điều kiện sống thay đổi, cơ quan đó không còn được sử dụng;
B. Do các cơ quan mất dần chức năng ban đầu;
C. Do cơ thể chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng.
D. Cả A và B
Câu 9: Cá voi thuộc lớp động vật nào?
A. Lớp Cá; B. Lớp Bò sát; C. Lớp Thú; D. Lớp Lưỡng cư.
Câu 10: Đặc điểm thoái hóa các cơ quan vận động trên cạn của cá voi thể hiện ở:
A. Chi sau đã bị tiêu giảm;
B. Chỉ còn di tích của đai hông;
C. Xương đùi và xương chày hoàn toàn không dính với cột sống;
D. Cả A, B và C
Câu 11: Đặc điểm nào chứng tỏ thực vật và động vật vốn có nguồn gốc lưỡng tính, về sau mới phân hóa thành đơn tính?
A. Ở các loài động vật có vú, trên cơ thể hầu hết các con đực đều có di tích các tuyến sữa không hoạt động.
B. Ở thực vật, một số loài trong hoa đực vẫn còn di tích của nhụy ( hoa đực cây đu đủ, cây ngô)
C. Trong quá trình phát triển phôi, ở các loài đều có đặc điểm chung, về sau mới phân hóa dần.
D. Cả A và B
Câu 12: Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. Cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 13: Trong các giai đoạn phát triển đầu tiên ở phôi của các động vật có xương sống thuộc các lớp khác nhau có những điểm nào giống nhau?
A. Giống nhau về hình dạng chung;
B. Giống nhau ở quá trình phát sinh các cơ quan
C. Giống nhau ở các đặc điểm chung của các lớp;
D. Cả A và B
Câu 14: Sự giống nhau càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của các phôi chứng tỏ điều gì?
A. Quan hệ họ hàng càng gần;
B. Quan hệ họ hàng xa;
C. Không có quan hệ họ hàng;
D. Có quá trình phát sinh và phát triển tương tự
Câu 15: Dựa vào sự giống nhau trong phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau có thể:
A. Phân loại được các loài khác nhau
B. Biết quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau
C. Xác định nguồn gốc chung giữa các loài
D. Nắm được các quy luật phát sinh của sinh vật
Câu 16: Dựa trên cơ sở nào để xác định quan hệ họ hàng của các nhóm loài khác nhau?
A. Giai đoạn đầu phát triển của phôi
B. Các giai đoạn phát triển hậu phôi
C. Các giai đoạn phát triển phôi
D. Đặc điểm hình thái giống nhau giữa các loài
Câu 17: Theo Đác Uyn cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. Các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể.
C. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Câu 18: Học thuyết tế bào đã gợi ra ý tưởng gì về nguồn gốc sinh giới?
A. Mọi sinh vật đều có cấu tạo từ tế bào
B. Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể sinh vật
C. Mọi sinh vật trên Trái Đất đều có cùng nguồn gốc
D. Tế bào nhân thực tiến hóa hơn tế bào nhân sơ
Câu 19: Người có quan hệ họ hàng gần nhất với loài vượn người nào?
A. Tinh tinh; B. Gôrila; C. Đười ươi; D. Khỉ đột
Câu 20: Bằng chứng sinh học phân tử cho thấy sự thống nhất của các loài về:
A. Cấu tạo và chức năng của ADN; B. Cấu tạo và chức năng của protein;
C. Mã di truyền; D. Cả A, B và C
Câu 21: Đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống là:
A. Đại phân tử hữu cơ; B. Tế bào;
C. Cơ quan; D. Hệ cơ quan
Câu 22: Tại sao giữa tế bào động vật và tế bào thực vật lại có sự khác nhau?
A. Do các tế bào có trình độ tổ chức khác nhau;
B. Do thực hiện các chức năng khác nhau
C. Do tiến hóa theo các hướng khác nhau ;
D. Cả A, B và C
Câu 23: Vật chất chủ yếu của sự sống là:
A. Axit nucleic (ADN và ARN); B. Prôtêin;
C. Cacbohiđrat; D. Cả A và B
Câu 24: Nguồn gốc thống nhất của sinh giới được thể hiện ở:
A. Cấu tạo và chức năng của ADN ở các loài
B. Các mã di truyền ở các loài
C. Cấu tạo và chức năng của prôtêin ở các loài
D. Cả A, B và C.
Câu 25: Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là
A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định.
Câu 26: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể.
Câu 27: Hạn chế chủ yếu trong học thuyết Đac uyn là chưa
A. Hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. Giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
C. Đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
D. Làm rõ tổ chức của loài sinh học.
Câu 28: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình:
A. Vừa đào thải những biến dị có hại, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật
B. Đào thải những biến dị có hại cho sinh vật
C. Tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật
D. Chọn lọc và giữ lại những dạng phát triển nhất
Câu 29: Đacuyn giải thích như thế nào về sự đa dạng của sinh giới?
A. Do con người cải biến sinh vật theo nhu cầu và thị hiếu phức tạp làm cho sinh vật đa dạng hơn nhiều
B. Do chọn lọc tự nhiên thông qua biến dị và di truyền
C. Các loại biến dị xuất hiện ngày càng nhiều do sự tác động của sinh vật
D. Sự phát triển của sinh vật theo thời gian, các đột biến lặn có cơ hội biểu hiện làm xuất hiện dạng mới
Câu 30: Nội dung của chọn lọc nhân tạo là gì?
A. Đào thải những biến dị bất lợi cho con người;
B. Tích lũy những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người;
C. Chăm sóc, nuôi dưỡng để tạo giống mới;
D. Cả A và B
Câu 31: Đặc điểm của hệ động thực vật ở đảo là bằng chứng về:
A. Quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên và cách li sinh thái
B. Quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của chọn lọc nhân tạo
C. Quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa, trong đó chủ yếu là chọn lọc tự nhiên và cách li địa lí ;
D. Quá trình phát sinh và phát triển của sinh vật trong các điều kiện nhất định
Câu 32: Theo Đacuyn, các nhân tố tiến hóa là:
A. Biến dị, di truyền ; B. Chọn lọc tự nhiên ;
C. Phân li tính trạng ; D. Cả A, B và C
Câu 33: Theo quan điểm hiện đại, những biến dị di truyền là:
A. Biến dị tổ hợp ; B. Đột biến ; C. Thường biến ; D. Cả A và B
Câu 34: Theo Đacuyn, quá trình hình thành đặc điểm thích nghi diễn ra là do:
A. Đào thải các biến dị bất lợi cho sinh vật (là mặt chủ yếu)
B. Tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
C. Sinh vật tự biến đổi trong quá trình phát triển cá thể để tồn tại và phát triển;
D. Cả A và B
Câu 35: Theo Đacuyn, con đường hình thành loài mới là:
A. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
B. Loài mới hình thành theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung
C. Loài mới hình thành do tác động thường xuyên của ngoại cảnh luôn thay đổi;
D. Cả A và B
Câu 36: Theo Đacuyn, chiều hướng tiến hóa của sinh giới là gì?
A. Ngày càng đa dạng, phong phú;
B. Tổ chức ngày càng cao;
C. Thích nghi ngày càng hợp lí;
D. Cả A, B và C
Câu 37: Theo Đacuyn, các loài có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Các loài được tiến hóa từ các nguồn gốc khác nhau
B. Các loài là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung
C. Các loài được sinh ra cùng một lúc do sự sắp đặt của tự nhiên
D. Các loài được sinh ra từ 1 trong 3 nguồn gốc khác nhau
Câu 38: Động lực nào thúc đẩy chọn lọc nhân tạo?
A. Đấu tranh sinh tồn.
B. Nhu cầu về kinh tế của con người;
C. Thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người;
D. Nhu cầu về kinh tế và thị hiếu của con người
Câu 39: Đóng góp lớn nhất trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là gì?
A. Giải thích được nguồn gốc của sinh giới
B. Phát hiện được vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong quá trình tiến hóa
C. Giải thích được sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
D. Nêu được nguyên nhân và cơ chế của sự hình thành loài mới
Câu 40: Những hạn chế của học thuyết Đacuyn là gì?
A. Cho rằng tất cả các loài trong sinh giới đều có chung nguồn gốc
B. Chưa giải thích được nguyên nhân và cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi
C. Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị
D. Cả A và B
Câu 41: Kết quả chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là gì?
A. Hình thành những quần thể có nhiều cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống mới
B. Làm vật nuôi, cây trồng ngày càng đa dạng
C. Hình thành loài mới
D. Tạo ra sự đa dạng, phong phú của sinh vật
Câu 42: Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là:
A. Đấu tranh sinh tồn; B. Nhu cầu kinh tế, thị hiếu của con người ;
C. Quá trình phát sinh biến dị, di truyền; D. Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên
Câu 43: Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có lợi được giữ lại mà nhiều khi các alen trung tính, hoặc có hại ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì trong quần thể bởi
A. Quá trình giao phối. B. Di nhập gen.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 44: Trong tiến hoá, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì
A. Tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
B. Diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
C. Đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
D. Nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
Câu 45: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá là
A. Quá trình chọn lọc tự nhiên; B. Quá trình đột biến.
C. Quá trình giao phối. D. Các cơ chế cách li.
Câu 46: Điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến theo hướng khác nhau là sự cách li;
A. địa lí. B. sinh thái. C. sinh sản. D. di truyền.
Câu 47: Các nhân tố tiến hóa cơ bản theo quan niệm hiện đại là:
A. Các đột biến, di – nhập gen;
B. Giao phối, chọn lọc tự nhiên;
C. Biến động di truyền, cơ chế cách li;
D. Cả A và B
Câu 48: Các nhân tố chủ yếu hình thành đặc điểm thích nghi theo quan niệm hiện đại là:
A. Đột biến; B. Giao phối;
C. Chọn lọc tự nhiên; D. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên
Câu 49: Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hy vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì
A. quần thể giao phối đa hình về kiểu gen.
B. thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao.
C. ở sinh vật có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới.
D. khi đó quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một hướng.
Câu 50: Phát biểu nào sau đây là không đúng về thuyết tiến hóa hiện đại?
A. Các thành tựu của Sinh học phân tử đã tạo điều kiện bổ sung thuyết tiến hóa tổng hợp
B. Thuyết tiến hóa tổng hợp ra đời đã làm sáng tỏ học thuyết tiến hóa
C. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới
D. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp và trong một thời gian lịch sử rất dài.
Câu 51: Theo quan niệm hiện đại, tiến hóa lớn là quá trình:
A. Hình thành các nhóm phân loại trên loài
B. Diễn ra trên một qui mô rộng lớn trong một thời gian rất dài;
C. Chỉ nghiên cứu gián tiếp, qua các tài liệu cổ sinh vật học, giải phẫu so sánh, địa lí sinh vật học,…
D. Cả A, B và C
Câu 52: Thế nào là tiến hóa nhỏ?
A. Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể đưa đến sự hình thành loài mới
B. Là quá trình tiến hóa diễn ra trong phạm vi của loài
C. Là quá trình hình thành các đơn vị trên loài
D. Là quá trình biến đổi diễn ra trong thời gian dài.
Câu 53: Đặc điểm nào là đúng khi nói về quy mô và thời gian diễn ra tiến hóa lớn:
A. Diễn ra trong phạm vi loài
B. Diễn ra ở những đơn vị trên loài, quy mô rộng lớn
C. Thời gian địa chất rất lâu dài
D. Cả B và C
Câu 54: Đặc điểm nào là đúng khi nói về quy mô và thời gian diễn ra tiến hóa nhỏ:
A. Diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp (trong phạm vi loài)
B. Thời gian lịch sử tương đối ngắn
C. Diễn ra trong phạm vi rất hẹp (trong một quần thể)
D. Cả A và B
Câu 55: Theo Di truyền học hiện đại nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là đột biến
A. chọn lọc tự nhiên. B. giao phối và chọn lọc tự nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên, cách ly. D. chọn lọc tự nhiên, cách ly và phân ly tính trạng.
Câu 56: Phát biểu không đúng về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi theo thuyết tiến hoá hiện đại là
A. quá trình đột biến làm cho một gen biến đổi thành nhiều alen, đột biến phát sinh vô hướng, không tương ứng với ngoại cảnh. B. quá trình giao phối tạo ra những tổ hợp alen mới, trong đó có những tổ hợp có tiềm năng thích nghi với những điều kiện mới. C. quá trình chọn lọc tự nhiên đào thải các kiểu gen bất lợi, tăng tần số tương đối của các alen và các tổ hợp gen thích nghi. D. các cơ chế cách ly đã củng cố các đặc điểm mới được hình thành vốn có lợi trở thành các đặc điểm thích nghi.
Câu 57: Thuốc trừ sâu bị giảm dần đối với ruồi, muỗi là vì:
A. Thức ăn của ruồi muỗi ngày càng nhiều và phong phú hơn
B. Do tiếp xúc nhiều với thuốc nên có hiện tượng nhờn thuốc
C. Do có những đột biến chống chịu được thuốc di truyền qua các thế hệ
D. Do ruồi muỗi biểu hiện những gen kháng thuốc đã có sẵn
Câu 58: Quá trình tiến hóa nhỏ chịu tác động của các nhân tố tiến hóa nào?
1. Đột biến; 2. Di – nhập gen; 3. Thường biến; 4. Giao phối không ngẫu nhiên; 5. Giao phối ngẫu nhiên; 6. Chọn lọc tự nhiên; 7. Chọn lọc nhân tạo; 8. Các yếu tố ngẫu nhiên
Phương án đúng là:
A. 1,3,4,5,7,8 ; B. 2,4,5,6,7 ; C. 1,2,4, 6,8 ; D. 1,2,5,6,8
Câu 59: Nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa là:
A. Biến dị tổ hợp ; B. Đột biến ; C. Thường biến ; D. Cả A và B
Câu 60: Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chính của quá trình tiến hóa vì:
A. Các đột biến gen thường ở trạng thái lặn
B. Các đột biến gen ít gây ra hậu quả nghiêm trọng
C. Các đột biến gen di truyền được cho các thế hệ sau
D. Cả A, B và C
Câu 61: Tần số đột biến trung bình của từng gen là:
A. Từ 10-2 🡪 10-4 ; B. Từ 10-4‑🡪10-6 ; C. Từ 10-6 🡪10-4 ; D. Từ 10-6 🡪10-2
Câu 62: Ý nghĩa của đột biến là gì?
A. Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, trong đó nguồn nguyên liệu chủ yếu là đột biến gen.
B. Tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoa
C. Là nhân tố làm thay đổi vốn gen của quần thể
D. Tạo ra các kiểu gen khác nhau trong đó có những kiểu gen có lợi
Câu 63: Di-nhập gen là gì?
A. Là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác
B. Là những biến đổi của gen được lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
C. Là sự trao đổi gen giữa cơ thể này với cơ thể khác qua giao phối
D. Là sự kết hợp gen giữa giao tử đực và giao tử cái (trong sinh sản hữu tính)
Câu 64: Phát biểu nào sau đây là không đúng về di-nhập gen?
A. Các cá thể nhập cư làm thay đổi tần số tương đối các alen hoặc làm phong phú vốn gen của quần thể nhận
B. Tần số tương đối của các alen thay đổi không phụ thuộc vào số cá thể ra hoặc vào quần thể
C. Di-nhập gen ở thực vật được thực hiện thông qua sự phát tán các bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
D. Di-nhập gen là nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen và vốn gen của quần thể
Câu 65: Di-nhập gen ở động vật được thực hiện thông qua các quá trình nào?
A. Qua sự di cư của các cá thể; B. Do sự di chuyển của các cá thể trong các quần thể khác nhau rồi giao phối với nhau và lan truyền gen trong quần thể đó
C. Do giao phối ngẫu nhiên; D. Cả A và B
Câu 66: Các hình thức giao phối gồm:
A. Giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối);
B. Giao phối không ngẫu nhiên;
C. Giao phối có điều kiện;
D. Cả A và B
Câu 67: Ý nghĩa của ngẫu phối trong quần thể là gì?
A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể;
B. Tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình;
C. Hình thành nên vô số biến dị tổ hợp;
D. Cả A, B và C
Câu 68: Ngẫu phối có vai trò như thế nào đối với tiến hóa?
A. Làm đột biến phát tán trong quần thể; B. Trung hòa tính có hại của đột biến;
C. Tạo ra các biến dị tổ hợp vô cùng phong phú trong đó có những tổ hợp gen thích nghi; D. Cả A, B và C
Câu 69: Các hình thức giao phối không ngẫu nhiên gồm:
A. Giao phối có lựa chọn;
B. Tự phối hoặc tự thụ phấn;
C. Giao phối gần (giao phối cận huyết);
D. Cả A, B và C
Câu 70: Các nòi, các loài phân biệt nhau thường bằng:
A. Các đột biến NST;
B. Các đột biến gen lặn;
C. Sự tích lũy nhiều đột biến nhỏ;
D. Một số đột biến lớn
Câu 71: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá là
A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến.
C. quá trình giao phối. D. các cơ chế cách li.
Câu 72: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là gì?
A. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định
B. Quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa
C. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
D. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất
Câu 73: Trong một quần thể động vật, tần số alen lặn ban đầu là 0,1% , không có di-nhập gen và chọn lọc. Tần số alen trội là bao nhiêu? (Cho biết gen này có 2 alen)
A. 50%; B. 90%; C. 99%; D. 10%;
Câu 74: Tại sao không nên lạm dụng thuốc kháng sinh (nhất là peenicilin) để điều trị các bệnh nhẹ?
A. Con người sẽ quen thuốc làm giảm hiệu quả của các lần điều trị sau
B. Vi sinh vật đề kháng được thuốc có cơ hội tồn tại;
C. Con người dùng nhiều thuốc kháng sinh cũng giảm sút sức khỏe;
D. Cả A, B và C
Câu 75: Đột biến NST nhanh chóng dẫn đến hình thành loài mới là đột biến
A. đa bội, chuyển đoạn NST, đảo đoạn NST.
B. Đảo đoạn NST, chuyển đoạn NST.
C. đảo đoạn NST, lặp đoạn NST.
D. đa bội, chuyển đoạn NST.
Câu 76: Tại sao các alen trội bị tác động của chọn lọc nhanh hơn các alen lặn?
A. Alen trội ở thể đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện thành kiểu hình
B. Chọn lọc tác động vào kiểu gen hay alen thông qua tác động vào kiểu hình, làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể;
C. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các alen trội có lợi được tăng lên trong quần thể;
D. Cả A và B
Câu 77: Quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì
A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
B. rất dễ xảy ra hiện tượng du nhập gen.
C. giữa các đảo có sự cách li địa lý tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
D. chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 78: Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở
A. thực vật và động vật. B. thực vật và động vật ít di động.
C. chỉ có ở thực vật bậc cao. D. chỉ có ở động vật bậc cao.
Câu 79: Hình thành loài bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở
A. thực vật và động vật ít di động xa. B. động vật bậc cao và vi sinh vật.
C. vi sinh vật và thực vật. D. thực vật và động vật bậc cao.
Câu 80: Thế nào là biến động di truyền?
A. Hiện tượng tần số tương đối của các alen trong một quần thể có thể ngẫu nhiên thay đổi đột ngột do một nguyên nhân nào đó. B. Hiện tượng tần số tương đối của các alen trong một quần thể liên tục thay đổi trong một thời gian nhất định; C. Hiện tượng tần số tương đối của các alen trong mỗi kiểu gen biến đổi theo một hướng xác định; D. Cả A, B và C
Câu 81: Nguyên nhân nào dẫn đến biến động di truyền?
A. Do sự xuất hiện những vật cản địa lí (núi cao, sông rộng,...) chia cắt khu phân bố thành những phần nhỏ
B. Do sự phát tán hay di truyền của một nhóm cá thể đi lập quần thể mới đã tạo ra tần số tương đối của các alen khác với quần thể gốc
C. Hiện tượng biến động di truyền thường xảy ra trong những quần thể có số lượng cá thể ít ( dưới 500 cá thể );
D. Cả A và B
Câu 82: Các dạng cách li gồm:
A. Cách li sinh thái; B. Cách li không gian;
C. Cách li sinh sản và cách li địa lí; D. Cả A và C
Câu 83: Nguyên nhân dẫn đến cách li sinh sản là:
A. Do tập tính hoạt động sinh dục khác nhau;
B. Do đặc điểm của cơ quan sinh sản khác nhau;
C. Do có sự chênh lệch về mùa sinh sản;
D. Cả A và B
Câu 84: Đặc điểm của bướm sâu đo bạch dương ( Biston betularia ) là gì?
A. Có màu trắng đốm đen;
B. Hoạt động về đêm;
C. Ban ngày đậu yên trên thân cây bạch dương màu trắng;
D. Cả A, B và C
Câu 85: Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc là
A. tiêu chuẩn hoá sinh. B. tiêu chuẩn sinh lí.
C. tiêu chuẩn sinh thái. D. tiêu chuẩn di truyền.
Câu 86: Loài sinh học là gì?
A. Loài sinh học là một đơn vị sinh sản
B. Loài sinh học là một đơn vị sinh sản, là một đơn vị tổ chức tự nhiên, một thể thống nhất về sinh thái và di truyền
C. Loài sinh học là những cá thể có quan hệ gần gũi về nguồn gốc
D. Loài sinh học là tập hợp các quần thể có thể giao phối với nhau sinh ra con hữu thụ
Câu 87: Cách li sinh sản gồm:
1. Cách li trước hợp tử; 2. Cách li trong hợp tử; 3. Cách li sau hợp tử; Phương án đúng là:
A. 1,2 ; B. 1,2,3 ; C. 2,3 ; D. 1,3
Câu 88: Loài thân thuộc là:
A. Những cá thể cùng loài có đặc điểm hình thái giống nhau
B. Những loài có quan hệ gần gũi về nguồn gốc
C. Những loài thân thuộc cùng sống trong một khu phân bố
D. Những loài khác nhau nhưng giống hệt nhau về hình thái
Câu 89: Tiêu chuẩn nào giúp phân biệt hai loài thân thuộc?
1. Tiêu chuẩn hình thái; 2. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái; 3. Tiêu chuẩn giải phẫu – hình thái; 4. Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hóa; 5. Tiêu chuẩn lịch sử - địa lí; 6. Tiêu chuẩn cách li sinh sản
Phương án đúng là:
A. 1,2,4,6 ; B. 1,2,3,4 ; C. 2,3,4,5 ; D. 1,3,4,6
Câu 90: Các cơ chế cách li giữa các quần thể trong loài gồm:
A. Cách li địa lí ; B. Cách li sinh sản ; C. Cách li hình thái ; D. Cả A và B
Câu 91: Các hình thức cách li trước hợp tử?
A. Cách li sinh thái (không giao phối được do chênh lệch mùa sinh sản)
B. Cách li tập tính (không giao phối được do khác nhau về tập tính sinh dục)
C. Cách li cơ học (không giao phối được do không tương hợp cơ quan giao cấu)
D. Cả A, B và C
Câu 92: Sự cách li quan trọng nhất để phân biệt 2 loài là:
A. Cách li sinh thái ; B. Cách li địa lí ;
C. Cách li sinh lí – sinh hóa ; D. Cách li sinh sản
Câu 93: Nguyên nhân nào gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí?
A. Sự chọn lọc những kiểu gen thích nghi; B. Sự cách li địa lí;
C. Sự cách li sinh thái; D. Sự di nhập gen
Câu 94: Giai đoạn đầu tiên của sự hình thành loài khác khu?
A. Cách li sau hợp tử; B. Di – nhập gen; C. Cách li địa lí; D. Cách li sinh sản
Câu 95: Chiều hướng tiến hoá của sinh giới là
A. Ngày càng đa dạng, phong phú.
B. Tổ chức ngày càng cao.
C. Thích nghi ngày càng hợp lý.
D. Cả A, B và C.
Câu 96: Dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh học là
A. Phân hoá ngày càng đa dạng.
B. Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp.
C. Thích nghi ngày càng hợp lý.
D. Phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện.
Câu 97: Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì
A. Nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.
B. Tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại.
C. Cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm.
D. Nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.
Câu 98: Cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng vì:
A. Cơ thể lai xa có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài ;
B. Bộ NST của bố và mẹ trong con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước và cấu trúc…
C. Cấu tạo cơ quan sinh sản không tương đồng với các cá thể cùng loài ;
D. Tập tính sinh sản khác với các cá thể cùng loài
Câu 99: Tiến hoá nhỏ là quá trình
A. Hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. Biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 100: Tiến hoá lớn là quá trình
A. Hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Hình thành loài mới.
C. Biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 101: Trong các phát biểu sau, phát biểu không đúng về tiến hoá nhỏ là
A. Tiến hoá nhỏ là hệ quả của tiến hoá lớn.
B. Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp.
C. Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
D. Tiến hoá nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Câu 102: Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
A. đột biến. B. quá trình đột biến.
C. giao phối. D. quá trình giao phối.
Câu 103: Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra
A. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.
D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.
Câu 104: Theo quan niệm hiện đại thực chất của quá trình chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá
A. Khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài.
B. Giữa các cá thể trong loài.
C. Giữa các cá thể trong loài.
D. Khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong loài.
Câu 105: Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là:
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể.
Câu 106: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại:
A. đồng hợp. B. alen lặn. C. alen trội. D. alen thể dị hợp.
Câu 107: Theo quan niệm hiện đại kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên là
A. Sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn.
B. Sự sống sót của những cá thể thích nghi hơn.
C. Hình thành nên loài mới.
D. Sự phát triển ưu thế của những kiểu hình thích nghi hơn.
Câu 108: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là
A. cá thể. B. quần thể. C. nòi. D. loài.
Câu 109: Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì quần thể
A. là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, đa hình về kiểu gen và kiểu hình, cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
B. là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
C. có cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
D. là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, là hệ gen kín, không trao đổi gen với các loài khác.
Câu 110: Cá thể không thể là đơn vị tiến hoá vì
A. mỗi cá thể chỉ có một kiểu gen, khi kiểu gen đó bị biến đổi, cá thể có thể bị chết hoặc mất khả năng sinh sản, đời sống cá thể có giới hạn, còn quần thể thì tồn tại lâu dài.
B. đời sống cá thể có giới hạn, còn quần thể thì tồn tại lâu dài;
C. Cá thể có thể không xảy ra đột biến nên không tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
D. Cá thể không đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 111: Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A. đột biến. B. giao phối. C. chọn lọc tự nhiên. D. các cơ chế cách ly.
Câu 112: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là
A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau.
B. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể.
Câu 113: Điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên (CLTN) là đúng hơn cả?
A. CLTN tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
B. CLTN trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. CLTN làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.
D. CLTN sàng lọc những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.
Câu 114: Ở sinh vật lưỡng bội các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì
A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp.
B. các alen lặn tần số đáng kể.
C. các alen lặn ít ở trạng thái dị hợp.
D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 115: Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. đột biến.
B. di nhập gen.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 116: Những nguyên tố hoá học có phổ biến trong các cơ thể sống là:
A. C, H, O, N B. C, H, Mg, Na C. Na, K, P, S D. P, S, O, N
Câu 117: Những hợp chất hữu cơ được xem là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:
A. Enzim, hoocmon B. Gluxit, lipit, ADN và ARN
C. Prôtêin, gluxit, lipit D. Axit nuclêic và prôtêin
Câu 118: Vai trò của axit nuclêic là:
A. Tham gia cấu tạo chất nguyên sinh ;
B. Tham gia cấu tạo hoocmon
C. Sinh sản và di truyền;
D. Tất cả đều đúng
Câu 119: Điều không đúng khi nói về prôtêin và axit nuclêic là:
A. Đại phân tử hữu cơ
B. Hợp chất không chứa cacbon;
C. Là vật chất chủ yếu của sự sống
D. Đa phân tử
Câu 120: Vật thể sống có vai trò nào sau đây?
A. Có khả năng tự đổi mới
B. Tự sao chép, tự điều chỉnh;
C. Tích luỹ thông tin di truyền;
D. Tất cả các đặc điểm trên
Câu 121: Hợp chất hữu cơ chỉ có ba nguyên tố C, H, O là:
A. Cacbua hiđro B. Saccarit C. Axit amin D. Axit nuclêic
Câu 122: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên quả đất qua các giai đoạn tiến hoá lần lượt là:
A. Hoá học và tiền sinh học B. Tiền sinh học và hoá học;
C. Hoá học, tiền sinh học và sinh học; D. Sinh học, hóa học và tiền sinh học
Câu 123: Các hợp chất cao phân tử hoà tan trong nước tạo thành các dung dịch keo được gọi là:
A. Côaxecva B. Hợp chất hữu cơ cao phân tử
C. Prôtêin D. Axit nuclêic
Câu 124: Quá trình phát triển từ những sinh vật đầu tiên của quả đất đến tạo ra sinh giới ngày nay được gọi là giai đoạn tiến hoá nào sau đây?
A. Tiến hoá hoá học
B. Tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hóa tiền sinh học và tiến hoá sinh học;
D. Tiến hóa sinh học
Câu 125: Chất nào sau đây không có trong thành phần khí quyển nguyên thủy?
A. CH4. B. O2. C. NH3. D. C2N2.
Câu 126: Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có:
A. Mêtan (CH4) và amôniac (NH3). B. Oxy(O2)và nitơ (N2).
C. Xianôgen (NH3)
D. Hơi nước (H2O)
Câu 127: : Coaxecva là:
A. Các hợp chất có 3 nguyên tố C, H, O như saccarit lipit.
B. Các hợp chất có 2 nguyên tố C và H (cacbua hiđrô)
C. Các hợp chất hữu cơ phân tử hoà tan trong nước dưới dạng những dung dịch keo.
D. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ lại thành những giọt rất nhỏ.
Câu 128: Hai mặt biểu hiện trái ngược nhưng thống nhất của quá trình trao đổi chất là:
A. Đồng hoá và dị hoá
B. Cảm ứng và sinh sản
C. Vận động và dinh dưỡng
D. Sinh sản và phát triển
Câu 129: Khả năng tự điều chỉnh của vật thể sống là:
A. Tự biến đổi thành phần cấu tạo của cơ thể sống.
B. Tự duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất.
C. Sinh sản ra các vật thể giống nó.
D. Khả năng ổn định cơ chế sinh sản.
Câu 130: S.Milơ đã tiến hành thí nghiệm vào năm 1953 nhằm chứng minh quá trình nào sau đây?
A. Tiến hoá hoá học
B. Tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hoá sinh học
D. Quá trình tạo cơ thể sống đầu tiên
Câu 131: Chất hữu cơ nào sau đây được hình thành đầu tiên trong quá trình phát sinh sự sống trên quả đất?
A. Prôtêin và axit nuclêic B. Saccarit và lipit
C. Prôtêin, saccarit và lipit D. Cacbua hiđro
Câu 132: Các hợp chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trên quả đất lần lượt theo sơ đồ nào sau đây?
A. CH -> CHON -> CHO;
B. CH -> CHO -> CHON;
C. CHON -> CHO -> CH;
D. CHON -> CH -> CHO
Câu 133: Giai đoạn tiến hoá hoá học từ những chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản và phức tạp là nhờ:
A. Sự xuất hiện của cơ chế tự sao chép;
B. Tác động của các enzim và nhiệt độ
C. Tác động của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại...);
D. Do các cơn mưa kéo dài hàng nghìn năm
Câu 134: Hiện nay sự sống trên quả đất đang xảy ra quá trình tiến hoá nào sau đây?
A. Tiến hoá tiền sinh học. B. Tiến hoá sinh học.
C. Tiến hoá hoá học. D. Tiến hoá hoá học và tiến hoá sinh học
Câu 135: Mầm mống những cơ thể đầu tiên được hình thành trong giai đoạn:
A. Tiến hoá hoá học.
B. Tiến hoá lí học.
C. Tiến hóa tiền sinh học.
D. Tiến hoá sinh học.
Câu 136: Ngày nay không còn khả năng sự sống tiếp tục hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hoá học nữa vì:
A. Thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết. B. Chất hữu cơ hiện nay trong thiên nhiên chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong các cơ thể sống.
C. Nếu chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống sẽ bị vi khuẩn phân huûy D. A, B, C đều đúng.
Câu 137: Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá được gọi là:
A. Sinh vật cổ. B. Sinh vật nguyên thủy.
C. Cổ sinh vật học. D. Hoá thạch.
Câu 138: Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và những hoá thạch điển hình, người ta chia lịch sử sự sống đã trải qua:
A. Sáu đại. B. Năm đại. C. Bốn đại. D. Ba đại.
Câu 139: Đại xuất hiện sớm nhất của quả đất là:
A. Đại Thái cổ B. Đại Nguyên sinh C. Đại Trung sinh D. Đại Cổ sinh
Câu 140: Đại xuất hiện sau nhất của quả đất là:
A. Đại Trung sinh B. Đại Tân sinh C. Đại Cổ sinh; D. Đại Nguyên sinh
Câu 141: Ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh vật hoá thạch là:
A. Suy đoán lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng.
B. Suy được tuổi của lớp đất chứa chúng.
C. Tài liệu nghiên cứu lịch sử vỏ quả đất.
D. A, B và C đều đúng.
Câu 142: Thứ tự nào dưới đây của các đại là hợp lý:
A. Cổ sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh
B. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh
C. Cổ sinh, Nguyên sinh, Thái cổ, Trung sinh, Tân sinh
D. Nguyên sinh, Thái cổ, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh
Câu 143: Tên của các kỉ được đặt dựa vào:
A. Đặc điểm của di tích hoá thạch
B. Tên của loại đá điển hình cho lớp đất thuộc kỷ đó
C. Tên của địa phương ở đó lần đầu tiên ngưòi ta đã nghiên cứu lớp đất thuộc kỷ đó
D. B và C đều đúng
Câu 144: Hoá thạch chủ đạo của kỉ Campri là:
A. Tôm ba lá B. Bò cạp tôm C. Cá giáp D. Cá không hàm
Câu 145: Sự kiện sau đây xảy ra ở kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh là:
A. Xuất hiện vi khuẩn lam.
B. Tôm ba lá phát triển.
C. Xuất hiện cá giáp là đại diện đầu tiên của động vật có xương sống.
D. Động vật lên ở cạn hàng loạt.
Câu 146: Sự kiện nào sau đây xảy ra ở kỉ Than đá của đại Cổ sinh?
A. Dương xỉ có hạt xuất hiện
B. Xuất hiện cá vây chân
C. Lưỡng cư đầu cứng xuất hiện
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 147: Dạng sinh vật nào sau đây xuất hiện vào kỉ Than đá của Đại cổ sinh?
A. Sâu bọ bay; B. Dương xỉ có hạt
C. Bò sát D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 148: Sự kiện xảy ra ở kỉ Pecmi thuộc Đại cổ sinh?
A. Quyết khổng lồ bị tiêu diệt ;
B. Cây hạt trần xuất hiện;
C. Xuất hiện bò sát răng thú;
D. Cả 3 sự kiện trên
Câu 149: Trong đại Trung sinh, bò sát khổng lồ phát triển mạnh ở giai đoạn nào sau đây?
A. Kỉ Tam điệp và kỉ Phấn trắng;
B. Kỉ Tam điệp;
C. Kỉ Tam điệp và kỉ Giura;
D. Kỉ Giura và kỉ Phấn trắng
Câu 150: Đặc điểm địa chất, khí hậu có ở kỉ Thứ 4 của đại Tân sinh là:
A. Khí hậu ấm áp và kéo dài suốt kỉ; B. Các khu rừng mở rộng và khí hậu mát mẻ
C. Có nhiều băng hà; D. Vỏ quả đất biến động dữ dội
Câu 151: Hiện tượng có ở kỉ Tam điệp trong đại Trung sinh là:
A. Quyết thực vật và lưỡng cư bị tiêu diệt dần;
B. Cá xương phát triển, cá sụn thu hẹp
C. Thằn lằn, rùa, cá sấu xuất hiện
D. Tất cả các hiện tượng trên
Câu 152: Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào:
A. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá
B. Các hóa thạch
C. Sự phân bố đa dạng của các loài động thực vật ngày nay
D. Sự có mặt của loài người và ngành thực vật hạt kín
Câu 153: Việc phân định các mốc thời gian trong lịch sử quả đất căn cứ vào:
A. Sự dịch chuyển của các đại lục
B. Xác định tuổi của các lớp đất và hoá thạch
C. Những biến đổi lớn về địa chất và các khí hậu và các hoá thạch điển hình
D. Độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ
Câu 154: Động vật đa bào bắt đầu chiếm ưu thế so với động vật đơn bào xảy ra ở đại nào sau đây?
A. Đại Thái cổ. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh.
Câu 155: Thành phần khí quyển biến đổi dẫn đến hình thành sinh quyển xảy ra ở giai đoạn nào sau đây?
A. Đại Nguyên sinh.
B. Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh.
C. Kỉ Cambri của đại Cổ sinh.
D. Kỉ Xilua của đại Cổ sinh.
Câu 156: Ở kỉ Cambri của đại Cổ sinh có đặc điểm nào sau đây giống với đại Thái cổ và đại Nguyên sinh?
A. Vỏ quả đất đã ổn định. B. Bắt đầu hình thành sinh quyển.
C. Sự sống ở nước. D. Động vật đa bào chiếm ưu thế.
Câu 157: Thực vật ở cạn đầu tiên là quyết trân xuất hiện ở:
A. Kỉ Cambri thuộc đại Cổ sinh.
B. Kỉ Xilua thuộc đại Cổ sinh.
C. Đại Nguyên sinh.
D. Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh.
Câu 158: Động vật lên ở cạn đầu tiên là:
A. Cá giáp. B. Cá vây chân. C. Cá không hàm. D. Nhện.
Câu 159: Sự kiện nào sau đây không phải xảy ra ở kỉ Xilua của đại Cổ sinh?
A. Cây quyết trần xuất hiện. B. Hình thành lớp ôzôn.
C. Động vật có xương sống đầu tiên lên cạn. D. Xuất hiện dương xỉ có hạt.
Câu 160: Lưỡng cư đầu cứng xuất hiện vào giai đoạn nào sau đây của đại Cổ sinh?
A. Đầu kỉ Đêvôn. B. Cuối kỉ Đêvôn. C. Đầu kỉ Xilua. D. Cuối lỉ Xilua.
Câu 161: Sự kiện xảy ra ở kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh?
A. Quyết khổng lồ bị tiêu diệt.
B. Cây hạt trần xuất hiện.
C. Xuất hiện bò sát răng thú.
D. Cả 3 sự kiện trên.
Câu 162: Cây hạt trần phát triển mạnh ở giai đoạn nào sau đây?
A. Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh.
B. Kỉ Pecmi của đại Cổ sinh.
C. Kỉ Xilua của đại Cổ sinh.
D. Kỉ Đêvôn của đại Cổ sinh
Câu 163: Những đại diện đầu tiên của lớp chim xuất hiện ở:
A. Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh.
B. Kỉ Giura của đại Trung sinh.
C. Kỉ Cambri của đại Cổ sinh.
D. Kỉ Xilua của đại Cổ sinh.
Câu 164: Thú ăn thịt hiện nay là một nhánh phát triển từ:
A. Thú ăn sâu bọ. B. Thú mỏ vịt.
C. Bò sát răng thú. D. Lưỡng cư đầu cứng.
Câu 165: Cây hạt trần và bò sát phát triển cực thịnh ở giai đoạn nào sau đây?
A. Đại Cổ sinh. B. Đại trung sinh. C. Đại Tân sinh. D. Đại Nguyên sinh.
Câu 166: Nhóm thú được xem là cổ sơ nhất là:
A. Thú ăn thịt. B. Thú gặm nhấm. C. Thú ăn hoa quả. D. Thú có túi.
Câu 167: Những đại diện đầu tiên của chim cổ có mang nhiều đặc điểm của :
A. Bò sát. B. Sâu bọ.
C. Ếch nhái. D. Động vật có xương thuûy sinh
Câu 168: Sinh vật nào sau đây vừa sống được ở nước, vừa sống được ở cạn?
A. Cá vây chân. B. Cá phổi.
C. Lưỡng cư đầu cứng. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 169: Dương xỉ, thạch tùng, mộc tặc xuất hiện ở giai đoạn:
A. Kỉ Đêvôn thuộc đại Cổ sinh. B. Kỉ Xilua thuộc đại Cổ sinh
C. Kỉ Giura thuộc đại Trung sinh. D. Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh.
Câu 170: Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào được xem là bước quan trọng nhất trong quá trình tiến hoá?
A. Sự phát sinh loài người.
B. Sự xuất hiện và phát triển của các cây hạt kín.
C. Sự chuyển đời sống của sinh vật từ nước lên cạn.
D. Sự phát triển của bò sát khổng lồ.
Câu 171: Lí do của sự phát triển ưu thế tuyệt đối của bò sát khổng lồ trong kỉ Giura thuộc đại Trung sinh là:
A. Cây có hạt đa dạng tạo thức ăn phong phú. B. Do lưỡng cư bị tiêu diệt.
C. Do khí hậu lạnh đột ngột. D. Do rừng bị thu hẹp.
Câu 172: Sự sống di cư từ dưới nước lên ở cạn vào:
A. Kỉ Cambri. B. Kỉ Đêvôn. C. Kỉ Than đá. D. Kỉ Silua.
Câu 173: Đại diện đầu tiên của động vật có xương sống là:
A. Cá giáp. B. Ốc anh vũ. C. Tôm ba lá. D. Cá chân khớp và da gai.
Câu 174: Đại diện đầu tiên của động vật có xương sống xuất hiện ở giai đoạn:
A. Kỉ Campri. B. Kỉ Xilua. C. Kỉ Đêvôn. D. Kỉ Than đá.
Câu 175: Thực vật di cư lên cạn hàng loạt ở giai đoạn:
A. Kỉ Cambri. B. Kỉ Xilua. C. Kỉ Đêvôn. D. Kỉ Than đá.
Câu 176: Sự sống ở dưới nước có điểu kiện di cư lên cạn là nhờ:
A. Hoạt động quang hợp của thực vật có diệp lục tạo ra oxi phân tử.
B. Hình thành lớp ôzôn làm màn chắn tia tử ngoại.
C. Xuất hiện lưỡng cư đầu cứng vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn.
D. A và B đúng.
Câu 177: Trong kỉ Pecmơ quyết khổng lồ bị tiêu diệt vì:
A. Bị cây hạt trần cạnh tranh.
B. Sự phát triển nhanh chóng bò sát ăn cỏ.
C. Biến động địa chất, khí hậu khô và lạnh hơn, một số vùng khô rõ rệt.
D. Sự xuất hiện của bò sát răng thú.
Câu 178: Cây hạt kín xuất hiện vào kỉ:
A. Tam điệp. B. Giura. C. Cambri. D. Phấn trắng.
Câu 179: Các dạng vượn người đã bắt đầu xuất hiện ở:
A. Kỉ Phấn trắng. B. Kỉ Thứ tư. C. Kỉ Pecmơ. D. Kỉ Thứ ba.
Câu 180: Lí do khiến bò sát khổng lồ bị tuyệt diệt ở kỉ Thứ ba là:
A. Khí hậu lạnh đột ngột làm thức ăn khan hiếm. B. Bị sát hại bởi thú ăn thịt.
C. Bị sát hại bởi tổ tiên loài người
D. Cây hạt trần phát triển không cung cấp đủ thức ăn cho bò sát khổng lồ.
---------------------------------------------
ĐÁP ÁN
1 | D | 21 | B | 41 | A | 61 | C | 81 | D | 101 | A | 121 | B | 141 | D | 161 | A |
2 | A | 22 | C | 42 | A | 62 | A | 82 | D | 102 | A | 122 | C | 142 | B | 162 | A |
3 | C | 23 | D | 43 | D | 63 | A | 83 | D | 103 | A | 123 | A | 143 | D | 163 | A |
4 | B | 24 | D | 44 | D | 64 | B | 84 | D | 104 | D | 124 | D | 144 | A | 164 | A |
5 | A | 25 | A | 45 | A | 65 | D | 85 | A | 105 | B | 125 | B | 145 | D | 165 | B |
6 | D | 26 | A | 46 | A | 66 | D | 86 | D | 106 | C | 126 | B | 146 | D | 166 | D |
7 | A | 27 | A | 47 | D | 67 | D | 87 | D | 107 | A | 127 | D | 147 | C | 167 | A |
8 | D | 28 | A | 48 | D | 68 | D | 88 | B | 108 | B | 128 | A | 148 | A | 168 | A |
9 | C | 29 | B | 49 | A | 69 | D | 89 | A | 109 | A | 129 | B | 149 | C | 169 | A |
10 | C | 30 | D | 50 | D | 70 | C | 90 | D | 110 | A | 130 | A | 150 | C | 170 | C |
11 | D | 31 | C | 51 | D | 71 | A | 91 | D | 111 | A | 131 | D | 151 | A | 171 | A |
12 | B | 32 | D | 52 | A | 72 | C | 92 | B | 112 | B | 132 | B | 152 | A | 172 | D |
13 | D | 33 | D | 53 | D | 73 | C | 93 | A | 113 | D | 133 | C | 153 | C | 173 | A |
14 | A | 34 | D | 54 | D | 74 | B | 94 | C | 114 | D | 134 | B | 154 | A | 174 | A |
15 | B | 35 | D | 55 | B | 75 | A | 95 | D | 115 | C | 135 | A | 155 | A | 175 | A |
16 | C | 36 | D | 56 | D | 76 | D | 96 | C | 116 | A | 136 | D | 156 | A | 176 | A |
17 | A | 37 | B | 57 | C | 77 | C | 97 | B | 117 | D | 137 | D | 157 | B | 177 | A |
18 | C | 38 | D | 58 | C | 78 | A | 98 | B | 118 | C | 138 | B | 158 | D | 178 | D |
19 | A | 39 | B | 59 | B | 79 | A | 99 | B | 119 | B | 139 | A | 159 | A | 179 | D |
20 | D | 40 | C | 60 | D | 80 | A | 100 | A | 120 | D | 140 | B | 160 | A | 180 | A |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới