Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lịch sử địa lí 7 kntt

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lịch sử địa lí 7 kntt

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lịch sử địa lí 7 kntt

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÀ XUẤT BẢN giáo dục việt nam

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA môn

LỊCH SỬ, VÀ địa lí 7 hiiiiiiiiib^^^^&lớp^

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

GỂ& n® JjED fill]®® UỖDẽẼÕegãoẽ

QUY ƯỚC VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁCH

CBQLGD: cán bộ quản lí giáo dục

CNTT: công nghệ thông tin

CTGDPT: Chương trình giáo dục phổ thông

ĐGĐK: đánh giá định kì

ĐGTX: đánh giá thường xuyên

GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo

GV: giáo viên

HS: học sinh

NXBGDVN: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

SGK: sách giáo khoa

SGV: sách giáo viên

n BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

2 KẼĨNÓirRIĨHứC

vỉl cuộc S0MG

MỤC LỤC

Trang

Phần một. HƯỚNG DẪN CHUNG 5

1. Giới thiệu sách giáo khoa 5

2. Phân tích cấu trúc sách và cấu trúc bài học 9

3. Một số phương pháp dạy học Lịch sử - Địa lí nhằm phát triển năng lực học sinh 13

4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 22

5. Hướng dẫn sử dụng nguồn tài nguyên sách và các học liệu điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 30

Phần hai. GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI 36

1. Hướng dẫn dạy học dạng bài 36

2. Hướng dẫn dạy học theo chủ đề 37

Phần ba. CÁC NỘI DUNG KHÁC 70

1. Hướng dẫn sử dụng sách giáo viên 70

2. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo 71

KETNÒIĨRIĨHứC 3

vđl CUỘC SđN6

S0 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

I KẾT Nil TRI THỨC B

VƠI CUỘCSỮH6

PHẦN MỘT

HƯỚNG DẪN CHUNG

GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA

1.1. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí 7

• Việc biên soạn SGK môn Lịch sử và Địa lí 7 nhằm thực hiện cụ thể hoá những nội dung và yêu cầu cần đạt của CTGDPT môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở (THCS) nói chung và Chương trình Lịch sử và Địa lí lớp 7 nói riêng, trong đó có yêu cầu quan trọng đối với việc hình thành, phát triển cho HS các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử, địa lí tạo tiền đề để HS tiếp tục học lên cấp Trung học phổ thông (THPT), học nghề hoặc tham gia đời sống lao động, trở thành những công dân có ích.

• SGK Lịch sử và Địa lí 7 được biên soạn tuân thủ các quan điểm chung về biên soạn SGK, đồng thời cũng đảm bảo những yêu cầu đặc thù riêng, đó là:

• Bảo đảm tính kế thừa, phát huy các ưu điểm của SGK hiện hành ở nước ta, tiếp thu kinh nghiệm viết SGK của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

• SGK không chỉ là tài liệu cung cấp tri thức mà phải là một hệ thống các kế hoạch học tập giúp HS tích cực và chủ động tiếp thu kiến thức, góp phần hình thành và phát triển những năng lực cốt lõi, tạo điều kiện để HS tự học và giúp GV tổ chức tốt các hoạt động học tập của HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử - địa lí.

• Bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực của HS thông qua các nội dung lịch sử - địa lí theo yêu cầu cần đạt của Chương trình, chú trọng luyện tập và thực hành, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống.

• Quan điểm về lựa chọn kiến thức và tinh giản nội dung:

• Ở lớp 7, HS tiếp xúc với bộ môn Lịch sử và Địa lí với tư cách là các môn khoa học. Vì vậy, việc lựa chọn kiến thức phải vừa đảm bảo tính khoa học, vừa phù hợp với trình độ, năng lực nhận thức và hấp dẫn HS, trong đó ưu tiên lựa chọn những kiến thức:

• Phù hợp với nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình.

• Cơ bản nhất, có tính điển hình cao.

• Phù hợp với khả năng tiếp thu và sự quan tâm, hấp dẫn HS.

• Có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển năng lực của HS.

• Nội dung các kiến thức đã được lựa chọn được trình bày một cách tinh giản theo các quan điểm sau:

KETNÒIĨRIĨHứC 5

vđl CUỘC SđN6

• Tập trung vào nội dung cơ bản.

• Cô đọng, lược bỏ những chi tiết phức tạp, những chi tiết không thực sự cần thiết cho việc hình thành kiến thức cơ bản; đơn giản hoá nội dung phù hợp với trình độ tiếp thu của HS lớp 7.

• Trực quan hoá thông qua hình ảnh, sơ đồ, lược đồ, trục thời gian, mô hình,...

• Không mở rộng phạm vi nội dung kiến thức ra ngoài những quy định của Chương trình.

1.2. Những điểm mới cơ bản của sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 7

a) Phần Lịch sử và Chủ đề chung

- Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của Chương trình, nội dung thông tin được cung cấp rất ngắn gọn, cơ bản, phần còn lại là cung cấp tư liệu (bằng chữ viết, lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh, mô hình, biểu đồ, bảng số liệu,.). Sau đó thường có các câu hỏi/bài tập mà dựa vào đó GV có thể tổ chức các hoạt động tự nhận thức cho HS. Các em sẽ được bộc lộ quan điểm, hiểu biết của mình về lịch sử, biết phân biệt đúng, sai, biết nhận xét, đánh giá,... chủ động hơn trong việc tự rút ra kiến thức, tự thực hành và vận dụng kiến thức hoặc liên hệ với cuộc sống, chứ không chỉ học thuộc hoặc bị động lĩnh hội những kiến thức có tính bắt buộc từ SGK hay GV cung cấp như trước đây. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử độc lập và năng lực nhận thức khoa học ở HS.

Trong Chiếu dời đô có đoạn:

1. "... thành Đại La... ở giữa khu vực trời đất. được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh.

Xem khắp nước Việt, đó là thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đồ kinh sư mãi muôn đời".

(Theo Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr.241)

Tư liệu lịch sử

- Khi biên soạn về một sự kiện, tiến trình lịch sử, các tác giả không chú trọng trình bày về diễn biến với những mốc thời gian chi tiết, mà nếu có thì được thiết kế rất ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động dưới dạng đồ hoạ. Các mốc thời gian thể hiện tiến trình lịch sử chủ yếu được thể hiện trên trục thời gian, gắn với hình ảnh tiêu biểu, dễ ghi nhớ (nếu có).

- Hoạt động luyện tập, vận dụng - kết nối kiến thức với cuộc sống rất được chú trọng, được thể hiện cả trong nội dung bài học và đặc biệt là trong các câu hỏi, bài tập luyện tập và vận dụng cuối mỗi bài.

KẼTNÍITm THtìC
VÔI cuocSÕNG

- Như trên đã nói, khi trình bày nội dung, các tác giả SGK không cung cấp các kiến thức một cách chi tiết mà chỉ đề cập những nội dung rất cơ bản, súc tích, ngắn gọn. Sau mỗi đơn vị kiến thức thường có các trích đoạn tư liệu hoặc tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ,... kèm theo. Dựa vào đó, GV có thể hướng dẫn HS hoạt động nhận thức để tìm hiểu, khai thác rút ra các kiến thức cơ bản, trọng tâm, đồng thời rèn luyện các kĩ năng môn học có trong bài. Cuối mỗi bài là các câu hỏi, bài tập cũng được biên soạn theo các mức độ khác nhau: ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, vận dụng/kết nối. Các câu hỏi, bài tập luyện tập kiến thức, kĩ năng nhằm giúp HS biết trình bày, giải thích các hiện tượng, vấn đề lịch sử hay địa lí, biết suy luận, đánh giá, tranh luận đúng sai,. về một vấn đề nào đó trong bài. Các yêu cầu vận dụng nhằm giúp HS biết liên hệ giữa các nội dung, vấn đề lịch sử vừa được học để bước đầu lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống hiện nay.

b) Phần Địa lí

- Những điểm mới của Chương trình phân môn Địa lí so với Chương trình môn Địa lí trước kia.

CT Địa lí lớp 7 hiện hành

CT Địa lí lớp 7 (2018)

Thời lượng

70 tiết

49 tiết

Nội dung

1. Thành phần nhân văn của môi trường.

2. Các môi trường địa lí và hoạt động kinh tế của con người.

3. Thiên nhiên và con người ở các châu lục:

- Vị trí địa lí, giới hạn

- Đặc điểm tự nhiên

- Đặc điểm dân cư, xã hội

- Đặc điểm kinh tế

- Các khu vực

(Chương châu Á học ở lớp 8)

Địa lí các châu lục:

- Vị trí địa lí, phạm vi

- Đặc điểm tự nhiên

- Đặc điểm dân cư, xã hội

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.

- SGK phần Địa lí lớp 7 mới không đề cập đến nội dung về kinh tế, chỉ có nội dung về tự nhiên và dân cư, xã hội của các châu lục.

- SGK phần Địa lí lớp 7 mới bao gồm một số nội dung mà trước đây chưa được đề cập đến trong SGK hiện hành, điều này thể hiện tính cập nhật, hiện đại của Chương trình

o M BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 8 KẼĨNDirRITHứC

vđl CUỘC SỬUG

cũng như SGK mới. Đơn cử một số nội dung như: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các châu lục, vấn đề di cư ở châu Âu, các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á, vấn đề di sản lịch sử ở châu Phi, các hệ quả địa lí - lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ, về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu,...

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI

HỌC

2.1. Cấu trúc sách

- Theo CTGDPT năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 gồm ba phần: phần Lịch sử, phần Địa lí và phần Chủ đề chung. Trong đó: Phần Lịch sử bao gồm mạch nội dung kiến thức được sắp xếp theo trình tự: lịch sử thế giới (Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI), Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại, khu vực Đông Nam Á (Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI) đến lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Tuân thủ quan điểm biên soạn là học lịch sử thế giới và khu vực để hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc nên nội dung lịch sử Việt Nam được dành thời lượng nhiều hơn.

Phần Địa lí bao gồm những kiến thức về tự nhiên, dân cư - xã hội, phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên. Nội dung lí thuyết và thực hành được thiết kế lồng ghép, có thể là những bài thực hành riêng, cũng có thể là những nội dung thực hành trong các bài học.

Phần Chủ đề chung là một điểm mới nổi bật trong CTGDPT mới môn Lịch sử và Địa lí, được bắt đầu từ lớp 7 với hai chủ đề: Các cuộc đại phát kiến địa lí; Đô thị: Lịch sử và hiện tại. Việc xây dựng chủ đề chung, tích hợp lịch sử - địa lí dựa trên những nội dung gần nhau, giao nhau, tạo ra không gian môn học, ở đó HS có thể vận dụng các khái niệm cơ bản của lịch sử và địa lí, tìm hiểu thêm các tư liệu lịch sử và địa lí dưới sự hướng dẫn của GV, rèn luyện tư duy lịch sử và tư duy địa lí.

- Theo đó, SGK Lịch sử và Địa lí 7 cũng được cấu trúc bám sát theo quy định trong Chương trình môn học. Ngoài các phần chung như: Lời nói đầu, Mục lục, Hướng dẫn sử dụng sách, Bảng tra cứu thuật ngữ, Bảng phiên âm (tên riêng, địa danh nước ngoài), sách gồm ba phần: phần Lịch sử, phần Địa lí và phần Chủ đề chung. Trong đó, phần Lịch sử gồm 7 chương, phần Địa lí gồm 5 chương và 2 Chủ đề chung. Trong mỗi chương gồm các bài (gồm 18 bài Lịch sử, 19 bài Địa lí và 2 Chủ đề chung). Mỗi bài học có từ 3 đến 5 mục nhỏ (1, 2,.) tuỳ thuộc vào thời lượng một hoặc nhiều tiết học (bám sát theo yêu cầu cần đạt của Chương trình).

KETNÒIĨRIĨHứC 9

vđl CUỘC SđN6

Tuy nhiên, trong SGK không quy định số tiết cụ thể cho mỗi bài đó. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự sáng tạo và chủ động của cơ sở giáo dục và GV. Tuỳ theo điều kiện cụ thể ở từng địa phương và khả năng của GV mà có thể tăng hoặc giảm thời lượng cho từng nội dung cụ thể, hoặc có thể thay đổi thứ tự dạy nội dung nào trước, nội dung nào sau trong một số chương nhất định,... miễn là cuối cùng giúp HS đạt được yêu cầu cần đạt của chương và trong mỗi nội dung cụ thể.

- Trang mở đầu mỗi chương được xem là điểm mới nổi bật trong cấu trúc cuốn sách, bao gồm nội dung giới thiệu khái quát chương và các nội dung cốt lõi mà HS sẽ được tìm hiểu. Cùng với đó là những hình ảnh tiêu biểu có tính gợi mở, thu hút sự chú ý, kích thích nhận thức HS.

TAY AU TƯ THE KI V

ĐẾN NỬA ĐẦU

THÊ KỈ XVI

Sự kiện kinh thành Rô-ma bị thất thủ vào, năm 476 được coi là mốc đánh dấu sự sụp đổ của đế quốc La Mã. Trên phần lãnh thổ đó, nhiều quốc gia mới ra đời, đặt nền tảng cho sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu. Những lâu đài kiên cố mọc lên, rồi đến các thành thị cùng với tầng lớp thị dân xuất hiện, ánh sáng của thời kì Văn hoá Phục hưng xua đi bóng tối của “đêm trường trung cổ”, những khám phá hàng hải mở ra chân trời tri thức mới cho con người,... đó là những biến đổi chính của lịch sử Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Trong chương này, em sẽ tìm hiểu về:

Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.

‘Rào đất cướp

Thê' kỉ XI: Các thành thị xuất hiện

Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.

Phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo.

J í 1492,

C.Cô-lôm-bô tìm
ra châu lục mới

10 KETNÕÌTRITHửC

VÚICUÕCSÍNG

2.2. Cấu trúc bài học

- Cấu trúc mỗi bài học mới được thiết kế thống nhất, với hệ thống các kiến thức, kĩ năng bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình môn học, là định hướng về kiến thức và kĩ năng, năng lực để GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS thông qua hệ thống các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp.

- Kết cấu mỗi bài học gồm:

+ Mục tiêu: nhằm định hướng đầu ra về kiến thức, kĩ năng mà các em cần đạt được sau khi học xong bài đó.

► Học xong bài này, em sẽ:

UKể lại được những sự kiện chủ ỵếu vê' quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tâỵ Âu.

Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo.

• Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.

+ Hoạt động mở đầu: Đây là hoạt động trước khi bắt đầu tìm hiểu kiến thức mới, có thể là những câu hỏi gợi lại kiến thức đã học có liên quan tới kiến thức mới hoặc là những tình huống, hay gợi ý,... nhằm kích thích sự chú ý và tạo sự hứng thú nhận thức cho HS.

Tuy nhiên, nội dung cụ thể của hoạt động mở đầu trong SGK chỉ là gợi ý, GV có thể sáng tạo nhiều hình thức khác, giúp hoạt động này đa dạng và phong phú hơn.

Nền vãn hoá của Ấn Độ được ví như một dòng sông dài bắt nguồn từ dãy núi Hi-ma-lay-a, vượt qua những dải rừng, vùng đất hoang vu, làng xóm và thành phố, tiếp nhận thêm nhiều chi lưu,... Do vậy, trong dòng chảy văn hoá Ấn Độ có sự thống nhất trong đa dạng, có cả sự tiếp nối lẫn sự thay đỗi. Từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX, lịch sử Ấn Độ trải qua nhiều vương triều, đã hoà nhập nhiều yếu tố văn hoá từ các nguồn gốc khác nhau, nhưng không đứt đoạn và vẫn giữ được bản sắc Ấn Độ. Em biết gì về đất nước Ấn Độ thời phong kiến? Hãy chia sẻ một vài thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ thời kì này mà em biết.

KÍT NỐI TRI THỨC
vổl cuộcSĨNG

+ Hoạt động tìm hiểu, hình thành kiến thức mới:

Phần này bao gồm nhiều mục nhỏ, được phân chia thành hai phần: nội dung chính và nội dung bổ trợ, mở rộng.

• Nội dung chính: là những nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học, bao gồm kênh chữ (thông tin bài học, tư liệu), kênh hình (tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ,...) và hệ thống câu hỏi hoặc bài tập, là chất liệu để tổ chức các hoạt động học tập cho HS.

o Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Trên cơ sở các vương quốc phong kiến đã được hình thành ở giai đoạn trước, từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kĩ XIlt3 các vương quốc này tiếp tục phát triển.

Trên lưu vực sông l-ra-oa-đi, Vương quốc Pa-gan đã mạnh lên và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trinh hình thành, phát triền cùa Vương quốc Mi-an-ma. ở lưu vực sông Chao Phray-a là sự hiện diện của Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a. Trên bán đảo Đông Dương, ngoài Đại Việt và Chăm-pa, Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me trở nên cường thịnh. Sri Vi-giay-a trở thành một quốc gia hùng mạnh trên đảo Xu-ma-tra.

Hình 1. Toàn cânh đô thị cỗ Pa-gan (thuộc Mi-an-ma ngày nay)

Riêng đối với phần Lịch sử và phần Chủ đề chung, bên cạnh những đoạn nội dung có tính giới thiệu, dẫn dắt, khái quát là những tư liệu (tư liệu gốc hoặc tư liệu phái sinh, hoặc được cung cấp bởi chính tác giả viết SGK), kèm theo là các yêu cầu, câu hỏi khai thác tư liệu. Đây là một điểm mới nổi bật của SGK Lịch sử và Địa lí 7, là cơ sở để tổ chức các hoạt động tự nhận thức nội dung cốt lõi của bài học cho HS, giúp hình thành năng lực cốt lõi của môn học (năng lực tìm hiểu lịch sử).

1. Thành thịA-ten có nhiều mỏ sắt, mỏ bạc, có những cảng rộng và sâu, thuận lợi cho sự phát triển của công thương nghiệp và giao thương hàng hải. Cảng Pi-rê ỞA-ten là trung tâm thương mại lớn nhất của thế giới cổ đại. Thuyền bè và lái buôn từ khắp các nơi đến cập bén ở đây rất đông. Hàng hoá trao đổi rất phong phú, trong đó quan trọng nhất là nô lệ.

(Theo Chiêm Tế, Lịch sử thề giới cổ đại, Tập 2,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, tr.34, 68).

• Nội dung bổ trợ, mở rộng bao gồm: Em có biết, Kết nối với địa lí/văn học/nghệ thuật/với ngày nay,... Đây là những nội dung kiến thức mở rộng, nâng cao, hoặc có tính tích hợp, liên môn với kiến thức các môn học khác nhằm làm rõ hơn nội dung chính,...

Kết nối vói văn học

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được viết bằng chữ Hán, khẳng định nền độc lập, chủ quyền lãnh thồ và văn hoá Đại Việt; vạch trần tội ác quân Minh; mô tả quá trình chiến đấu gian khổ và những chiến thắng oanh liệt, tinh thần nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn. Đây được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Đại Việt đầu thế kỉ XV.

Em có biết?

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, Chăm-pa là điểm dừng chân của thương nhân và các nhà hàng hải, thám hiểm nổi tiếng thế giới như Mác-cô Pô-lô,... Trong các tập du kí đề lại, Chăm-pa được mô tả là một vương quốc xinh đẹp và giàu có.

+ Hoạt động luyện tập và vận dụng:

Cuối các mục và cuối mỗi bài là hệ thống các câu hỏi nhằm hình thành kiến thức và kĩ năng mới, cũng như luyện tập - vận dụng những kiến thức và kĩ năng vừa được hình thành, theo các mức độ nhận thức từ dễ đến khó: biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Các dạng câu hỏi, bài tập này được đặt ở cuối mục, hoặc cuối mỗi bài tương ứng. Đây là chất liệu để GV tổ chức hoạt động để củng cố, phát triển kiến thức, kĩ năng đã được hình thành cho HS.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Lịch sử - Địa lí cần được thể hiện ở mức độ phù hợp với các hoạt động học tập được gợi ý ở SGK. Những gợi ý sau đây chỉ mang tính chất tham khảo, GV hoàn toàn chủ động trong việc chọn những phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với cách dạy học của mình, phù hợp với điều kiện của lớp học, trường học, đối tượng HS, cũng như môi trường xung quanh,... đảm bảo để các em được tham gia học tập một cách tích cực và có thể đạt được các mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực môn học một cách hiệu quả nhất.

3.1. Phần Lịch sử

Với yêu cầu đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS, làm cho HS yêu thích hơn đối với môn học này thìkhi dạy học, GV cần tuân theo định hướng chung về phương pháp tổ chức dạy học phân môn Lịch sử. Đó là:

- Đề cao vai trò chủ thể học tập của HS, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp học tập, năng lực tự học để HS có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn văn hoá cần thiết cho bản thân.

- Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể. Phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS với việc tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến đề cao vai trò chủ thể học tập của HS (thảo luận, tranh luận, đóng vai, lập sơ đồ tư duy,...). Đa dạng hoá và sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học ở bảo tàng, trải nghiệm ở di tích lịch sử,... Chú trọng các phương pháp dạy học có tính đặc trưng của môn học Lịch sử đó là quan sát, tưởng tượng, so sánh, đối chiếu, liên hệ với ngày nay,...

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị dạy học như: mô hình hiện vật, tranh ảnh lịch sử, lược đồ, sơ đồ, các bảng thống kê, so sánh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử, phim, video clip về lịch sử,...; các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; phần mềm dạy học,... nhằm minh hoạ bài giảng của GV và hỗ trợ các hoạt động học tập của HS.

Sau đây là gợi ý về một số phương pháp dạy học nhằm hình thành, phát triển năng lực lịch sử:

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề: Dạy học nêu vấn đề không phải là phương pháp riêng biệt mà là một sự tổng hợp của nhiều phương pháp. Dạy học nêu vấn đề giúp phát huy tư duy độc lập của HS, trong đó GV phải tạo tình huống có vấn đề, nêu vấn đề ra và tổ chức, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, tìm tòi của HS để giải quyết.

Đặc điểm của phương pháp này là:

- Nghiên cứu tài liệu, HS phải tự giải quyết một phần, một số vấn đề cần sự hướng dẫn của GV.

- Thực hành dưới hình thức lời giảng nêu vấn đề, bài tập nhận thức.

- Mục đích là phát triển năng lực tư duy của HS.

Cấu trúc gồm ba phần:

- Đặt mục đích học tập trước khi HS nghiên cứu bài mới.

- Tổ chức cho HS giải quyết vấn đề được thực hiện từ đề xuất, lập kế hoạch, đến thực hiện giải quyết vấn đề.

- Kết luận, tiến hành thảo luận kết quả, đánh giá, khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, phát biểu kết luận, đề xuất vấn đề mới.

Khi giới thiệu bài, GV cần tạo tình huống có vấn đề. Đó là tình huống, là điều kiện sư phạm để HS thấy sự cần thiết phải suy nghĩ để tìm ra cái mới, cái chưa biết.

- Vận dụng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan

Trong dạy học lịch sử, đồ dùng trực quan được chia thành ba nhóm chính:

+ Nhóm đồ dùng trực quan hiện vật (di tích lịch sử, di vật khảo cổ, hiện vật còn lưu lại qua các thời kì lịch sử).

+ Nhóm đồ dùng trực quan tạo hình (mô hình, sa bàn, các loại phục chế khác; hình vẽ, tranh ảnh, phim tư liệu lấy chủ đề lịch sử).

+ Nhóm đồ dùng trực quan quy ước (bản đồ, lược đồ lịch sử, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu,...).

Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp cho HS được quan sát trực tiếp sự vật, hình ảnh thực của sự vật, hình ảnh trừu tượng hoá của sự vật nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm và cảm xúc, thẩm mĩ, tạo hứng thú cho HS, là cầu nối giữa quá khứ - hiện tại.

Phương pháp này có tác dụng góp phần tạo biểu tượng lịch sử, có thể là nguồn cung cấp tri thức mới, hỗ trợ tốt cho tường thuật, khắc sâu vào trí nhớ của HS, từ đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, quan điểm thẩm mĩ.

Khi sử dụng phương pháp này, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để chọn đồ dùng trực quan thích hợp.

+ Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng đồ dùng trực quan.

+ Phát huy tính tích cực của HS khi dùng đồ dùng trực quan.

+ Kết hợp lời nói và trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành của HS.

+ Tuỳ theo yêu cầu của bài học, loại hình đồ dùng trực quan mà có cách sử dụng khác nhau.

- Phương pháp thảo luận, tranh luận

Phương pháp thảo luận, tranh luận được xem là một trong những phương pháp ưu thế trong phát triển năng lực HS, nhất là phát triển tư duy phản biện. Với mục tiêu phát triển tư duy phản biện cho HS, đổi mới cách học lịch sử, khiến HS thích thú và gần gũi hơn với môn học này thì GV cần sử dụng một cách hiệu quả phương pháp thảo luận, tranh luận.

Phương pháp này có tác dụng giúp HS trao đổi kiến thức lịch sử một cách chủ động, hiệu quả và chính xác; trang bị cho HS những kĩ năng cơ bản của tư duy để đưa ra những phán đoán thuyết phục; giúp hình thành những công dân có trách nhiệm xã hội trên nền tảng nhận thức khoa học.

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là:

+ GV đưa ra, gợi mở cho HS suy nghĩ, đánh giá về một vấn đề nhất định theo những hướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, sau đó dựa trên những tìm hiểu của các em, GV tổ chức cho các em trao đổi, bàn bạc về vấn đề đó.

+ HS sẽ đưa ra và bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời thuyết phục đối phương theo ý kiến đó bằng những lập luận, lí lẽ, bằng chứng xác thực nhằm làm rõ những khía cạnh khác nhau của vấn đề và làm giàu sự hiểu biết của cá nhân theo yêu cầu của mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.

Khi sử dụng phương pháp này, GV cần lưu ý:

+ Tổ chức thảo luận để phát triển kĩ năng phân tích, đánh giá cho HS trên cơ sở hệ thống câu hỏi của tư duy phản biện kết hợp với thảo luận nhóm (chọn vấn đề thảo luận, chia nhóm để thảo luận, tiến hành thảo luận và đánh giá, tổng kết).

+ Tổ chức tranh luận để phát triển tư duy phản biện với nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên ở trường phổ thông, GV nên chọn tranh luận theo nhóm là chủ yếu (lựa chọn chủ đề tranh luận, chuẩn bị tư liệu và kế hoạch tranh luận, tổ chức tranh luận) kiểm tra và đánh giá kết quả bài học theo hoạt động tranh luận.

+ Vận dụng phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai là một trong những phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy cao độ tính tự giác, độc lập và sáng tạo của người học.

+ Hình thức đóng vai gồm: đóng vai nhân vật lịch sử và đóng vai tình huống.

+ Đóng vai nhân vật lịch sử tức là HS thể hiện tính cách, con người, hành động của nhân vật lịch sử cụ thể. Ví dụ, khi dạy bài “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên”, GV tổ chức cho cả lớp chia nhóm đóng vai nhân vật Trần Quốc Tuấn và chuẩn bị cho trận đánh lớn trên sông Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba.

+ Đóng vai tình huống là hình thức HS đóng vai trong những tình huống nhất định. Dựa trên những thông tin, dữ liệu cho sẵn, các em hoá thân vào một nhân vật trong quá khứ để tìm hiểu, giới thiệu về lịch sử đã xảy ra. Ví dụ: “Em hãy tưởng tượng mình là một binh sĩ trong đội quân của Lý Thường Kiệt kể lại trân đánh trên sông Như Nguyệt”.

+ Vận dụng phương pháp dạy học dự án để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Dạy học dự án là một hình thức dạy học, HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thực tiễn. HS thực hiện nhiệm vụ với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra, điều chỉnh để đưa ra một sản phẩm sau buổi trải nghiệm sáng tạo.

Quy trình:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề và xác định mục đích của dự án khi tiến hành trải nghiệm. Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện về thời gian, yêu cầu sản phẩm, phân công nhiệm vụ,...

Bước 3: Thực hiện dự án, HS triển khai làm việc độc lập.

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Bước 4: Công bố sản phẩm và đánh giá dự án.

Ví dụ: Dự án: “Thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng”, “Văn minh Đại Việt thời Lý - Trần”,...

Phương pháp sử dụng di sản trong dạy học lịch sử

+ Các di sản thường sử dụng trong dạy học môn Lịch sử như là: Di sản văn hoá vật thể (di tích lịch sử - văn hoá, hiện vật, cổ vật, bảo vật quốc gia); Di sản văn hoá phi vật thể (tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian).

+ GV cần tạo điều kiện cho HS tích cực tham gia các hoạt động học tập trực tiếp trải nghiệm với di sản.

Lưu ý, sử dụng di sản trong dạy học lịch sử cần có sự kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học tích cực khác như đồ dùng trực quan (hình ảnh, sơ đồ,... của di sản), dạy học nêu vấn đề, dạy học theo dự án,.

+ Về hình thức tổ chức, dạy học sử dụng di sản có các hình thức:

• Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học ở trường phổ thông.

• Tiến hành bài học tại nơi có di sản.

• Tổ chức tham quan, học tập tại nơi có di sản.

• Tổ chức các hoạt động ngoại khoá - trải nghiệm di sản.

Phương pháp sử dụng tư liệu theo hướng phát triển năng lực HS

+ Sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trọng, góp phần khắc phục được hiện tượng “hiện đại hoá lịch sử”, tránh việc xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử. Sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu nội dung bài học là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình biên soạn nội dung phân môn Lịch sử trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 của bộ SGK “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Việc sử dụng tư liệu trong quá trình học tập lịch sử không chỉ giúp HS hiểu sâu hơn nội dung bài học, tránh “hiện đại hoá lịch sử” mà còn trực tiếp góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, cũng như tạo cho HS thói quen “nói có sách, mách có chứng” khi tìm hiểu, nhận thức và vận dụng lịch sử.

+ Tư liệu có thể sử dụng trong tất cả các khâu trong dạy học lịch sử từ nghiên cứu kiến thức mới, ôn tập, củng cố, giao bài tập về nhà đến kiểm tra đánh giá. Việc phân tích một tư liệu lịch sử để hình thành kiến thức mới có thể khai thác ở nhiều khía cạnh: về nội dung của tư liệu (ra đời từ khi nào, của ai, nội dung phản ánh những gì, phản ánh đúng hay chưa?.) và cả về hình thức (tư liệu thuộc loại nào - vật chất hay chữ viết, giá trị thẩm mĩ (vật đó đẹp hay không đẹp?.), kĩ thuật (đã có giấy viết chưa, trình độ khắc chữ trên đá hay trên các vật liệu khác?.). Từ đó GV có thể dẫn dắt HS trở về với bài giảng, hiểu sâu và cụ thể hơn nội dung của bài giảng,...

Việc phân chia thành các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trên chỉ mang tính tương đối, trong thực tế, khi tổ chức một hoạt động dạy học, GV thường sử dụng đan xen, tích hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Ví dụ, với hoạt động hình thành kiến thức mới, khi tổ chức dạy học GV không chỉ yêu cầu HS quan sát mà vừa quan sát, vừa thảo luận hay trả lời câu hỏi. Hơn nữa hoạt động đó có thể tiến hành theo nhóm, cá nhân hay cả lớp, có thể tiến hành trong lớp hay ở di tích, bảo tàng,...

3.2. Phần Địa lí

3.2.1. Định hướng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Luật Giáo dục, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

a) Về phương pháp dạy học

Tích cực hoá hoạt động học tập của HS, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập. Do đó, GV phải là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học tập tự giác, chủ động và sáng tạo của HS. GV cần tạo điều kiện để HS trở thành chủ thể nhận thức, HS cần phải thực sự hoạt động để đạt được không chỉ kiến thức, kĩ năng của môn học, mà quan trọng hơn là tiếp thu được cách học, rèn luyện thói quen và khả năng tự học.

Các hoạt động học tập bao gồm: hoạt động mở đầu, hoạt động khám phá kiến thức mới, hoạt động luyện tập và hoạt động vận dụng được thực hiện với sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học.

b) Về hình thức tổ chức dạy học

Các hoạt động dạy học nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết, thực hành trên lớp; tham quan, khảo sát thực địa, thực hiện các dự án học tập ngoài nhà trường,...

Tùy theo mục tiêu, nội dung học tập, HS được tổ chức làm việc độc lập (cá nhân), làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi HS được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

3.2.2. Một số giải pháp

a) Đổi mới trong việc lập kế hoạch bài học

Để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong hoạt động học tập, việc lập kế hoạch bài học hiện nay không đơn thuần chỉ là việc tóm tắt những nội dung chính của SGK, mà giáo án phải là một bản thiết kế các hoạt động của GV và HS trên lớp.

b) Đổi mới trong tổ chức dạy học trên lớp

Dạy học trên lớp được tiến hành thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS:

- Tổ chức và hướng dẫn HS hoạt động với các thiết bị dạy học (TBDH) Địa lí

Do đặc trưng về nội dung, phương pháp nghiên cứu và PPDH Địa lí, nên việc tổ chức và hướng dẫn hoạt động học tập của HS trước hết là hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ các TBDH như bản đồ, tranh ảnh địa lí, phim video,... Các TBDH này cũng chính là những nguồn kiến thức địa lí.

Từ đó, HS vừa có kiến thức, vừa được rèn luyện các kĩ năng và phương pháp học tập địa lí; đồng thời cũng hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu địa lí (sử dụng các công cụ của địa lí học).

- Tổ chức, hướng dẫn HS thu thập, xử lí thông tin trong SGK

SGK Địa lí 7 được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình huống, các thông tin đã được lựa chọn kĩ để GV có thể tổ chức, hướng dẫn HS thu thập và xử lí thông tin. + Thu thập thông tin: Hoạt động thu thập thông tin của HS được tiến hành qua việc quan sát lược đồ, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hình vẽ,... (kênh hình) và qua bài viết (kênh chữ) trong SGK.

+ Xử lí thông tin: Thông qua các câu hỏi, bài tập trong mỗi bài, GV hướng dẫn HS căn cứ vào các thông tin đã thu thập được để rút ra những kết luận cần thiết về các biểu tượng, khái niệm, các mối quan hệ địa lí.

Thông qua hoạt động thu thập và xử lí thông tin, HS sẽ có được phương pháp học tập, biết cách thu thập và xử lí thông tin từ các nguồn tài liệu địa lí khác. Từ đó hình thành năng lực tự học.

- Tổ chức hoạt động của HS theo những hình thức học tập khác nhau

Để có thể tích cực hoá hoạt động học tập của HS thì ngoài hình thức tổ chức học tập theo lớp như hiện nay, nên tổ chức cho HS học tập cá nhân và học tập theo nhóm. + Hình thức học tập cá nhân: Hình thức học tập cá nhân tạo điều kiện cho mỗi HS trong lớp được suy nghĩ, được tự làm việc một cách tích cực để khai thác và lĩnh hội kiến thức mới. Đồng thời, hình thức này cũng tạo điều kiện để HS bộc lộ năng lực tự học của mỗi người.

+ Hình thức học tập theo nhóm: Trong nhóm nhỏ, mỗi cá nhân đều phải nỗ lực, bởi mỗi cá nhân được phân công một phần công việc và toàn nhóm phải phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung. Do đó, hình thức này không chỉ phát huy cao độ suy nghĩ của mỗi cá nhân, mà còn tạo điều kiện để HS được nói, được trao đổi nhiều hơn, hình thành nên mối quan hệ giao tiếp trò - trò. Thông qua sự hợp tác tìm tòi, thảo luận, tranh luận trong nhóm, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới,hứng thú và tự tin trong học tập. Hình thức học tập theo nhóm còn tạo điều kiện rèn luyện cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác.

c) Phối hợp sử dụng các PPDH truyền thống với việc tăng cường sử dụng các PPDH và các kĩ thuật dạy học (KTDH) tích cực

- PPDH truyền thống

+ Phương pháp giảng dạy dùng lời (thuyết trình, giảng giải, đàm thoại).

+ Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (bản đồ, tranh ảnh địa lí, biểu đồ, mô hình,...).

Các PPDH này luôn là các phương pháp quan trọng, chúng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Vì vậy, để đạt được mục tiêu của chương trình mới, cần cải tiến các PPDH truyền thống nhằm khai thác những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của chúng.

Ví dụ trước khi thuyết trình về đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ, GV có thể nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ như: Vì sao Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng? Câu hỏi này HS sẽ không trả lời được, song việc đặt câu hỏi trước khi thuyết trình sẽ thu hút sự tập trung của HS vào vấn đề GV sẽ thuyết trình. Như vậy PP thuyết trình truyền thống đã được cải tiến thành PP thuyết trình nêu vấn đề.

- Một số PPDH tích cực

Ngoài các PPDH truyền thống, cần tăng cường sử dụng một số PPDH có nhiều khả năng hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình (CT) mới. Đó là:

+ Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ)

Bản chất của PPDH GQVĐ là đặt ra cho HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự học và có mong muốn giải quyết vấn đề.

Vấn đề là câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn hoặc những tri thức, kĩ năng sẵn có chưa đủ để giải quyết, mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua.

Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ kiến thức - kĩ năng để giải quyết.

Trong dạy học GQVĐ, GV đưa HS vào tình huống có vấn đề rồi giúp HS giải quyết vấn đề đặt ra. Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS vừa lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng vừa nắm được phương pháp nhận thức, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo.

Đặc biệt PPDH GQVĐ có nhiều khả năng hình thành và phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Ví dụ: Khi dạy mục khí hậu châu Âu

GV có thể nêu vấn đề: Vì sao Tây Âu có khí hậu ôn đới hải dương, mùa đông tương đối ấm, mùa hạ mát, có mưa quanh năm và lượng mưa lớn?

Tình huống có vấn đề : HS phải trả lời được câu hỏi GV nêu ra, nhưng chưa đủ kiến thức để đưa ra câu trả lời.

GV giúp HS giải quyết vấn đề: quan sát bản đồ Tự nhiên châu Âu và dựa vào kiến thức đã học, cho biết ven biển Tây Âu có dòng biển nào chảy qua? Dòng biển đó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Tây Âu? Tây Âu nằm trong khu vực hoạt động của loại gió thổi thường xuyên nào?

Vấn đề đã được giải quyết: Tây Âu nằm ven Đại Tây Dương, đồng thời ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới thổi từ đại dương vào, vì vậy Tây Âu có khí hậu ôn đới hải dương, mùa đông tương đối ấm, mùa hạ mát, có mưa quanh năm và lượng mưa lớn.

+ Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ

Bản chất của PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức cho HS học tập theo các nhóm nhỏ để giải quyết các vấn đề/thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến nội dung bài học.

PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ có nhiều ưu điểm nổi bật đến mức phương pháp này đã trở thành đặc trưng căn bản của dạy học hiện đại. Thực tế dạy học ở các nước phát triển đã chứng tỏ rằng hoạt động nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ làm tăng đáng kể chất lượng của giờ học.

Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ là PPDH có nhiều khả năng hình thành, phát triển ở HS năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Dạy học dự án (DHDA)

Dạy học dự án là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.

DHDA có khả năng hình thành và phát triển ở HS nhiều năng lực như: năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực nhận thức khoa học địa lí; tìm hiểu địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế. - Một số kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả của các PPDH

Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những động tác, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.

Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập, có tới hàng ngàn các KTDH khác nhau. Hiện nay người ta đặc biệt chú trọng các KTDH tích cực như:

• Kĩ thuật động não (công não): Là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. HS được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng.

• Kĩ thuật phòng tranh: Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. Sau khi GV nêu câu hỏi/vấn đề, mỗi thành viên/cặp đôi/nhóm phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên giấy và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. GV cho HS cả lớp đi xem “triển lãm” và yêu cầu HS có ý kiến bình luận hoặc bổ sung sau khi xem.

• Kĩ thuật khăn trải bàn: HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người, mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn như một chiếc khăn trải bàn. Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm. Mỗi HS sẽ viết ý kiến của mình vào một phần xung quanh, sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần giữa của giấy A0.

• Sơ đồ tư duy: Là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/nhóm về một chủ đề.

Cách tiến hành:

• Viết tên chủ đề/ý tưởng chính ở trung tâm.

• Từ chủ đề/ý tưởng chính ở trung tâm vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng ở trung tâm nói trên.

• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó.

Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Theo định hướng đánh giá được chỉ ra trong CTGDPT tổng thể cũng như trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí, việc đánh giá kết quả giáo dục cần bảo đảm các yêu cầu sau:

Về mục tiêu đánh giá: cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình môn học và sự tiến bộ của HS để từ đó GV điều chỉnh hoạt động dạy học của mình đồng thời hướng dẫn, khuyến khích, tạo động cơ, hứng thú học tập của HS.

Về căn cứ đánh giá: là yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù Lịch sử và Địa lí được quy định trong Chương trình.

- Về hình thức đánh giá: theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 - 8 - 2020 về việc sửa đổi quy chế đánh giá, xếp loại HS trung học, bắt đầu từ năm học 2020 - 2021, việc kiểm tra, đánh giá sẽ được kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số, tức là kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì.

4.1. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên) để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Quan điểm này thể hiện rõ trong việc xem mỗi hoạt động đánh giá như là học tập (Assessment as learning) và đánh giá là vì học tập của HS (Assessment for learning). Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập (đánh giá định kì) cũng sẽ được thực hiện tại một thời điểm cuối quá trình giáo dục để xác nhận những gì HS đạt được so với chuẩn đầu ra.

- Đánh giá năng lực: là quá trình trong đó người đánh giá tương tác với HS để thu thập các minh chứng về năng lực, sử dụng các chuẩn đánh giá đã có để đưa ra kết luận về mức độ đạt hay không đạt về năng lực nào đó của HS.

Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kĩ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Tuy nhiên, đánh giá năng lực có những điểm khác biệt cơ bản so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Có thể phân biệt sự khác biệt đó dựa theo bảng dưới đây:

Tiêu chí so sánh

Đánh giá năng lực

Đánh giá kiến thức, kĩ năng

1. Mục đích đánh giá trọng tâm

- Đánh giá khả năng người học vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học được vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống;

- Vì sự tiến bộ của người học so với chính mình.

- Xác định việc đạt được kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục;

- Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau.

2. Ngữ cảnh đánh giá

Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của người học.

Gắn với nội dung học tập (những kiế'n thức, kĩ năng, thái độ) học được trong nhà trường.

3. Nội dung đánh giá

- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân người học trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện);

- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học.

- Những kiế'n thức, kĩ năng, thái độ ở một môn học cụ thể’;

- Quy chuẩ’n theo việc người đó có đạt hay không một nội dung đã được học.

4. Công cụ đánh giá

Nhiệm vụ, bài tập gắn với tình huống, bối cảnh thực tiễn.

Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực tiễn.

5. Thời điểm đánh giá

Đánh giá ở mọi thời điể’m của quá trình dạy học, chú trọng đế'n đánh giá trong khi học.

Thường diễn ra ở những thời điể’m nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy.

6. Kết quả đánh giá

- Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành;

- Thực hiện được nhiệm vụ càng khó và phức tạp hơn thì sẽ được coi là có năng lực cao hơn.

- Năng lực của người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành;

- Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kĩ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn.

Dựa vào bảng trên, ta thấy, điểm khác biệt giữa đánh giá năng lực so với đánh giá kiến thức, kĩ năng là ở chỗ đánh giá kiến thức, kĩ năng là đánh giá xem xét việc đạt kiến thức kĩ năng của HS theo mục tiêu của chương trình giáo dục, gắn với nội dung được học trong nhà trường và kết quả đánh giá phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành về đơn vị kiến thức, kĩ năng. Còn đánh giá năng lực là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong thực tiễn cuộc sống của HS và kết quả đánh giá HS phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ và bài tập đã hoàn thành theo các mức độ khác nhau. Thang đo trong đánh giá năng lực được xác định theo các mức độ phát triển năng lực của HS, chứ không phải có đạt hay không một nội dung đã được học.

Các yêu cầu khi đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS: - Đánh giá được tích hợp vào trong quá trình dạy học, giáo dục, tức là chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học, giáo dục sang việc tíchhợp đánh giá vào quá trình dạy học, giáo dục, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục hiệu quả nhằm liên tục thu được những thông tin phản hồi cho GV và HS, giúp cho GV có những quyết định phù hợp trong các thời điểm dạy học và giáo dục, giúp HS tích cực hơn trong học tập và trong tham gia các hoạt động giáo dục.

- Chú trọng đánh giá quá trình và sự tiến bộ của HS, hay nói cách khác là chuyển dần trọng tâm từ việc đánh giá kết quả cuối cùng sang đánh giá cả quá trình đảm bảo cho việc đánh giá toàn diện hơn, đầy đủ hơn nội dung môn học và hoạt động giáo dục, giúp HS có nhiều cơ hội để thể hiện mình và giảm bớt sức ép từ việc kiểm tra đánh giá. Từ đó có động lực để tiến bộ hơn trong học tập và giáo dục.

- Chuyển từ đánh giá kĩ năng đơn lẻ sang đánh giá kĩ năng có tính phức hợp. Nghĩa là không chỉ đánh giá các kĩ năng, các sự kiện riêng lẻ mà còn là đánh giá các kĩ năng tổng hợp, không chỉ là đánh giá khả năng nhớ và hiểu mà còn là đánh giá khả năng hiểu sâu, khả năng lập luận, khả năng vận dụng, nhấn mạnh đến kĩ năng tư duy, làm việc nhóm. Đánh giá cần dựa trên nhiều thông tin đa dạng, HS tự đánh giá và đánh giá từ các chủ thể khác nhau.

- Chuyển từ đánh giá một chiều (GV đánh giá), sang đánh giá đa chiều (GV đánh giá kết hợp với HS tự đánh giá, HS đánh giá chéo và tổ chức kiểm định, nhà trường, phụ huynh và cộng đồng đánh giá). Nhờ vậy mà kết quả đánh giá sẽ toàn diện và khách quan hơn, đồng thời còn tạo cơ sở để hình thành cho HS năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh nhằm thực hiện triết lí coi đánh giá là một hoạt động học tập.

- Kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số, chú trọng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo định hướng phẩm chất, năng lực.

4.2. Một số hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực

Hình thức: Gồm hai hình thức là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Đánh giá thường xuyên:

ĐGTX hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập. ĐGTX chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá trình dạy học một môn học nào đó (đánh giá đầu năm/đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc quá trình dạy

học môn học này (đánh giá tổng kết). ĐGTX được xem là đánh giá về quá trình học tập hoặc về sự tiến bộ của người học.

+ ĐGTX tập trung vào những nội dung chính sau đây:

• Theo dõi sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện được giao.

• Sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của HS khi thực hiện các hoạt động học tập cá nhân.

• Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm.

+ Phương pháp và công cụ đánh giá:

Phương pháp kiểm tra, ĐGTX có thể là kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập.

Công cụ có thể dùng là phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm tra, thẻ kiểm tra/ phiếu kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí, phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi vấn đáp,... được GV tự biên soạn hoặc tham khảo từ các tài liệu hướng dẫn. GV có thể thiết kế các công cụ từ các tài liệu tham khảo cho phù hợp vời từng tình huống, bối cảnh đánh giá dạy học, đánh giá giáo dục (mang tính chủ quan của từng GV). Công cụ sử dụng trong ĐGTX có thể được điều chỉnh để đáp ứng mục tiêu thu thập những thông tin hữu ích điển hình ở từng HS, do vậy không nhất thiết dẫn tới việc cho điểm. + Khi tiến hành đánh giá thường xuyên, người đánh giá cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

• Cần xác định rõ mục tiêu để từ đó xác định được phương pháp hay kĩ thuật sử dụng trong ĐGTX.

• Các nhiệm vụ ĐGTX được đề ra nhằm mục đích hỗ trợ, nâng cao hoạt động học tập. ĐGTX nhấn mạnh đến tự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bài học và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn nữa.

• Việc nhận xét trong ĐGTX tập trung cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho hành động tiếp theo (ngay trước mắt HS phải làm gì và làm bằng cách nào?).

• Không so sánh HS này với HS khác, hạn chế những lời nhận xét tiêu cực, trước sự chứng kiến của các bạn học, để tránh làm thương tổn HS.

• Mọi HS đều có thể thành công, GV không chỉ đánh giá kiến thức, kĩ năng,... mà phải chú trọng đến đánh giá các năng lực, phẩm chất (tự quản, tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề,... tự tin, trách nhiệm, đoàn kết yêu thương) trên nền cảm xúc/niềm tin tích cực,... để tạo dựng niềm tin, nuôi dưỡng hứng thú học tập.

26 I KỄI HÍI TRI IHứe

VỈICUỘCSCNG

• ĐGTX phải thúc đẩy hoạt động học tập, tức là giảm thiểu sự trừng phạt/đe doạ/chê bai HS, đồng thời tăng sự khen ngợi, động viên.

+ Trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí, ĐGTX thường được thực hiện trên lớp học và thực hiện bằng một số phương pháp, kĩ thuật sau:

• Quan sát trên lớp để thu thập thông tin về HS thông qua tri giác trực tiếp và ghi chép trung thực những hoạt động, hành vi, phản ứng, thái độ, sắc thái tình cảm,... trong các tình huống cụ thể. Bằng quan sát, GV đánh giá được các thao tác, hành vi, các phản ứng, kĩ năng thực hành, kĩ năng giải quyết vấn đề,. từ đó nhận xét kết quả học tập của HS. Khi quan sát GV chú ý sử dụng phiếu để ghi lại nội dung quan sát. Phiếu nên thiết kế dưới dạng bảng kiểm tra để dễ sử dụng. Mỗi lần quan sát chỉ nên tập trung vào một vài nội dung nhất định (ví dụ vào tính tự chủ trong hoạt động cá nhân ở tình huống thực tế, khả năng hợp tác trong hoạt động nhóm,.) và vào một số ít HS (2 - 3 HS). GV cũng cần chú ý vị trí quan sát để thu được thông tin chính xác.

• Hỏi vấn đáp (phỏng vấn, đàm thoại, kiểm tra miệng) nhằm thu thập thông tin về việc học tập từ đầu cho đến cuối giờ học. Mỗi câu hỏi có một chức năng nhất định như kiểm tra lại kiến thức đã học, phát hiện ra vấn đề mới, kết luận rút ra từ bài học, thu hút HS vào bài học,. Khi HS trả lời cũng chính là lúc các em được rèn luyện và phát triển năng lực ngôn ngữ và giao tiếp. Các câu hỏi GV đưa ra cần rõ ràng, dễ hiểu.

• Nghiên cứu sản phẩm của HS: Đó là các bài tập về nhà, bài tập ở lớp, bản kế hoạch làm việc, vở ghi bài, báo cáo thực hành, báo cáo thực địa, các dự án học tập, hồ sơ học tập, bài kiểm tra trên giấy,. hoặc phần trình bày miệng kết quả làm việc của HS.

• Tự đánh giá: Đó là nét riêng của hình thức đánh giá quá trình. Ở đây, HS được tự liên hệ kết quả của nhiệm vụ mà các em thực hiện với mục tiêu đặt ra từ đầu, qua đó HS sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ cá nhân, biết cách nhìn lại quá trình học tập và tự phát hiện những điểm cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. GV cần tạo cơ hội để HS tham gia vào quá trình thiết lập những mục tiêu học tập của bản thân, từ đó các em có thể phản ánh lại quá trình học tập của mình.

• Đánh giá đồng đẳng: là quá trình các HS/nhóm HS đánh giá công việc, kết quả làm việc lẫn nhau. HS đánh giá lẫn nhau theo tiêu chí định sẵn. GV có vai trò hướng dẫn, huấn luyện việc đánh giá đồng đẳng và coi như một phần của hoạt động học.

Đánh giá đồng đẳng không chỉ cung cấp thông tin về kết quả học tập mà còn phản ánh được phẩm chất của HS như tính trung thực, linh hoạt, trí tưởng tượng, sự đồng cảm, tinh thần trách nhiệm,. của HS. Cách đánh giá này còn giúp người đánh giá và người được đánh giá phát triển các năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.

Để ĐGTX, việc đầu tiên GV cần làm là xây dựng được hệ thống nhiệm vụ có mức độ yêu cầu khác nhau. Có thể thực hiện đánh giá theo các bước sau:

Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện hành động thể hiện các năng lực, kĩ năng cần đánh giá. Muốn vậy, GV cần:

• Thiết kế công cụ để đánh giá trước, trong và sau khi thực hiện quá trình dạy học. (VD: Phiếu khảo sát năng lực, phẩm chất của HS trước khi học tập; đề kiểm tra cuối chương của chương trình môn học nhằm đo lường việc đạt chuẩn đầu ra của môn học. Chú trọng kĩ thuật thiết kế câu hỏi tự luận, câu hỏi mở và hướng dẫn chấm điểm).

• Xây dựng các bài tập, nhiệm vụ và tiêu chí cho các đánh giá như: báo cáo khoa học, báo cáo thực hành, biểu đồ, biểu bảng theo chủ đề, băng ghi hoạt động ngoại khoá,...; các dự án, nhiệm vụ học tập; phóng sự phỏng vấn, xemina, sinh hoạt câu lạc bộ, thảo luận nhóm, diễn đàn khoa học,...

• Thiết lập mẫu biểu quan sát trên lớp với kĩ thuật lựa chọn những hoạt động, kĩ năng, những cá nhân hoặc nhóm cần phải quan sát ở một giờ học cụ thể.

• Thiết lập mẫu tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, bản tường trình sự kiện, nhật kí học tập,...

Bước 2. Thu thập các minh chứng về năng lực cần đánh giá. Tuỳ theo các năng lực khác nhau mà sẽ sử dụng các công cụ khác nhau để thu thập minh chứng về các năng lực này. Đó có thể là phiếu học tập, hồ sơ dự án, sản phẩm dự án hoặc thông qua quan sát trực tiếp,...

Bước 3. Đánh giá thông qua so sánh các minh chứng thu được với các tiêu chí chất lượng của hành vi đã mô tả trong cấu trúc năng lực. Ví dụ quen thuộc nhất của việc này là đối chiếu bài làm của HS với đáp án của GV. Với các hoạt động phức tạp hơn như thuyết trình, báo cáo trải nghiệm,... cần sử dụng bảng đánh giá theo tiêu chí (Rubric) để hỗ trợ quá trình so sánh này nhằm đảm bảo tính khách quan trong đánh giá.

Đánh giá định kì

ĐGĐK là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt được quy định trong CTGDPT và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS.

Mục đích chính của ĐGĐK là thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quả này để xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.

Nội dung ĐGĐK tập trung vào việc đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kì/cuối kì).

Thời điểm ĐGĐK thường được tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập (giữa kì/cuối kì). Người thực hiện ĐGĐK có thể là GV đánh giá, nhà trường đánh giá hoặc tổ chức kiểm định các cấp đánh giá.

28 I KỄI HÍI TRI IHứe

VỈICUỘCSCNG

Phương pháp ĐGĐK có thể là kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính; thực hành; vấn đáp, đánh giá thông qua sản phẩm học tập và thông qua hồ sơ học tập.

Công cụ ĐGĐK có thể là các câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu,...

Khi tiến hành ĐGĐK đảm bảo các yêu cầu sau:

• Đa dạng hoá trong sử dụng các phương pháp và công cụ đánh giá.

• Chú trọng sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá được những biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi, kết quả sản phẩm học tập của HS gắn với các chủ đề học tập và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.

• Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá trên máy tính để nâng cao năng lực tự học cho HS.

ĐGĐK thông thường được thực hiện dưới các dạng kiểm tra viết. Xét theo dạng thức của bài kiểm tra có hai loại là kiểm tra viết dạng tự luận và kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan.

+ Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận

Là phương pháp GV thiết kế câu hỏi, bài tập, HS xây dựng câu trả lời hoặc làm bài tập trên bài kiểm tra viết. Một bài kiểm tra tự luận thường có ít câu hỏi, mỗi câu hỏi phải viết nhiều câu để trả lời và cần phải có nhiều thời gian để trả lời mỗi câu, nó cho phép một sự tự do tương đối nào đó để trả lời các vấn đề đặt ra.

Câu tự luận thể hiện ở hai dạng:

Thứ nhất là câu có sự trả lời mở rộng, là loại câu có phạm vi rộng và khái quát. HS tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức.

Thứ hai là câu tự luận trả lời có giới hạn, các câu hỏi được diễn đạt chi tiết, phạm vi câu hỏi được nêu rõ để người trả lời biết được độ dài ước chừng của câu trả lời. Bài kiểm tra với loại câu này thường có nhiều câu hỏi hơn bài tự luận với câu tự luận có sự trả lời mở rộng. Nó đề cập tới những vấn đề cụ thể, nội dung hẹp hơn nên đỡ mơ hồ hơn đối với người trả lời; do đó việc chấm điểm dễ hơn và có độ tin cậy cao hơn. + Phương pháp kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan

Một bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu thường được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản hay một từ, một cụm từ. Câu trắc nghiệm khách quan bao gồm các loại sau:

Loại câu nhiều lựa chọn: Là loại câu thông dụng nhất, còn gọi là câu đa phương án, gồm hai phần là phần câu dẫn và phần lựa chọn.

Loại câu đúng - sai: Thường bao gồm một câu phát biểu để phán đoán và đi đến quyết định là đúng hay sai.

KẾT Nffl TRI THŨC I 29

vđl cuộc SđNG

Ví dụ:

Điền chữ “Đ” vào ô trống nếu câu đó là đúng hoặc chữ “S” nếu câu đó là sai.

a) Trồng rừng và bảo vệ rừng ở châu Âu vừa giảm khí thải CO2 vào khí quyển, vừa bảo vệ đa dạng sinh học và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

b) Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải từ sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường chỉ có tác dụng bảo vệ môi trường nước.

c) Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là giao thông vận tải đường bộ.

Loại câu điền vào chỗ trống: Loại câu này đòi hỏi trả lời bằng một hay một cụm từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ.

Ví dụ: Chọn các cụm từ cho trước trong ngoặc (nước từ nhiều nguồn, kênh đào, phong phú, dồi dào, chế độ nước) và điền vào các chỗ chấm dưới đây cho phù hợp.

Sông ngòi ở châu Âu có lượng nước , chế độ nước rất

và đa dạng do được cung cấp : mưa, tuyết tan, băng hà núi

cao,... Hệ thống ở châu Âu rất phát triển, nhờ đó việc giao thông

đường sông thuận lợi.

Loại câu ghép đôi: Loại câu này thường bao gồm hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp. Hai dãy thông tin này có số câu không bằng nhau, một dãy là danh mục gồm các tên hay thuật ngữ và một dãy là danh mục gồm các định nghĩa, đặc điểm,... Nhiệm vụ của người làm bài là ghép chúng lại một cách thích hợp.

Để đánh giá kết quả học tập của HS, cần kết hợp cả hai hình thức, đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên) và đánh giá kết quả (đánh giá định kì). Trong mỗi hình thức đánh giá lại phải biết kết hợp nhiều loại câu hỏi, bài tập,... khác nhau để quá trình và kết quả đánh giá được toàn diện, phong phú và chính xác.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN SÁCH VÀ CÁC HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Trong bối cảnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục được Đảng và Nhà nước định hướng và chỉ đạo xuyên suốt tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8 khoá XI, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

30 I KỄI HÍI TRI IHứC

vtfl CUỘCS0MG

trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”, NXBGDVN đã khẩn trương triển khai việc ứng dụng CNTT trong công tác tập huấn GV sử dụng các bộ SGK của NXBGDVN, cũng như phát triển các công cụ và học liệu điện tử giúp khai thác tối ưu giá trị của các bộ SGK.

Cụ thể hơn, kể từ năm 2019, NXBGDVN giới thiệu hai nền tảng sau: Thứ nhất, nền tảng sách điện tử - Hành trang số cho phép người dùng truy cập phiên bản số hoá của SGK mới và các học liệu điện tử bám sát Chương trình, SGK mới, qua đó giúp phong phú hoá tài liệu dạy và học, đồng thời khuyến khích người dùng ứng dụng các công cụ CNTT trong quá trình tiếp cận chương trình mới. Song hành cùng Hành trang số, nền tảng tập huấn GV trực tuyến - Tập huấn hỗ trợ GV toàn quốc trong việc tiếp cận các tài liệu bồi dưỡng, bổ trợ và hướng dẫn giảng dạy Chương trình, SGK mới xuyên suốt trong năm học. Các tài liệu chính thống được NXBGDVN cung cấp tới các cấp quản lí giáo dục và GV sử dụng bộ SGK.

NXBGDVN cam kết thực hiện việc hỗ trợ GV, cán bộ quản lí trong việc sử dụng nguồn tài nguyên sách và học liệu điện tử sử dụng hai nền tảng Hành trang số Tập huấn như sau:

- Tiếp tục cập nhật nguồn tài nguyên sách dồi dào

Trong năm 2022, NXBGDVN tiếp tục thường xuyên cập nhật thông tin, cung cấp kho tài nguyên bao gồm: học liệu điện tử hỗ trợ việc dạy và học, công cụ hỗ trợ giảng dạy và tự luyện tập, tài liệu bồi dưỡng GV,... xuyên suốt trong năm. Tiến độ cập nhật kho tài nguyên sẽ đồng hành với tiến trình thay SGK theo CTGDPT 2018. Dự kiến khối lượng học liệu điện tử được đăng tải trên Hành trang số trong năm 2022 khoảng hơn 10 000 học liệu, bao gồm lớp 1, lớp 2, lớp 3 và lớp 6, 7 và lớp 10 theo CT 2018. Ngoài ra, tài nguyên tập huấn GV trực tuyến và các thông tin giới thiệu về bộ SGK sẽ được đăng tải nhanh chóng và kịp thời từ giai đoạn đầu năm 2021.

- Đảm bảo cách thức tiếp cận nguồn tài nguyên sách dễ dàng, có tính ứng dụng cao Đối với nền tảng sách điện tử Hành trang số, việc tiếp cận học liệu điện tử theo sách được thực hiện qua hai bước sau: (1) Người dùng cào tem phủ nhũ phía sau bìa sách để nhận mã sách điện tử; (2) Người dùng đăng nhập trên nền tảng Hành trang số và nhập mã sách điện tử đối với cuốn sách mình muốn mở học liệu điện tử. Sau khi hệ thống xác nhận mã sách chính xác, người dùng được mở toàn bộ học liệu điện tử đi kèm cuốn sách.

Đối với nền tảng Tập huấn GV trực tuyến, các tài liệu bồi dưỡng được đăng tải rộng rãi và được truy cập vào bất kì thời điểm nào trong năm. Người dùng có thể sử dụng tính năng “Trải nghiệm ngay” để tiếp cận tài liệu mà không cần đăng nhập. Các tài liệu có thể xem trực tiếp trên nền tảng hoặc tải về máy phục vụ mục đích học tập.

- Hỗ trợ thường xuyên trong năm học

Nhằm hỗ trợ tối đa các cán bộ quản lí, GV và HS trên cả nước sử dụng hiệu quả hai nền tảng Hành trang số Tập huấn trong dạy và học, cũng như cung cấp thông tin về các nguồn tài nguyên sách được đăng tải, NXBGDVN đã và đang triển khai Đường dây hỗ trợ - 19004 (hoạt động 08:00-17:00 và từ thứ Hai đến thứ Sáu). Các câu hỏi liên quan tới hai nền tảng trên có thể gửi về địa chỉ email: [email protected][email protected] để được giải đáp.

Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn sử dụng cũng được đăng tải trên hai nền tảng và chia sẻ rộng rãi, người dùng có thể trực tiếp tra cứu và tìm hiểu.

5.1. Giới thiệu về Hành trang số

Hành trang số là nền tảng sách điện tử của NXBGDVN, được truy cập tại tên miền hanhtrangso.nxbgd.vn. Hành trang số cung cấp phiên bản số hoá của SGK theo CTGDPT 2018 và cung cấp các học liệu điện tử hỗ trợ nội dung SGK và các công cụ hỗ trợ việc giảng dạy, học tập của GV và HS. Hành trang số bao gồm ba tính năng chính: Sách điện tử; Luyện tập; Thư viện.

- Tính năng Sách điện tử cung cấp trải nghiệm đọc và tương tác phiên bản số hoá của SGK theo CT mới. Trong đó, Hành trang số tôn trọng trải nghiệm đọc sách truyền thống với giao diện lật trang mềm mại, mục lục dễ tra cứu, đồng thời cung cấp các công cụ như: phóng to, thu nhỏ, đính kèm trực tiếp các học liệu bổ trợ lên trang sách điện tử, luyện tập trực quan các bài tập trong sách đi kèm kiểm tra đánh giá,... Người dùng truy cập SGK mọi lúc mọi nơi, sử dụng đa dạng thiết bị điện thoại, máy tính bảng hay laptop, phục vụ đồng thời việc giảng dạy trên lớp và việc tự học tại nhà.

- Tính năng Luyện tập cung cấp trải nghiệm làm bài tập phiên bản số hoá đối với các bài tập trong SGK và SBT của NXBGDVN. Tính năng mang tới giao diện tối giản, thân thiện cùng các công cụ hỗ trợ việc tự luyện tập của người dùng như: Kiểm tra kết quả, Gợi ý - Hướng dẫn bài tập, Bàn phím ảo, Tích hợp kết quả luyện tập với Biểu đồ đánh giá năng lực cá nhân. Bên cạnh hệ thống bài tập sắp xếp theo danh mục SGK, sách bổ trợ, Hành trang số đồng thời cung cấp hệ thống bài tập tự kiểm tra, đánh giá

bám sát SGK theo CT GDPT 2018, giúp người dùng trải nghiệm thêm kho bài tập bổ trợ kiến thức trên lớp.

- Tính năng 'Thư viện cung cấp hệ thống kho học liệu điện tử bổ trợ CT, SGK mới. Tại đây, người dùng tiếp cận trực quan học liệu điện tử dưới ba định dạng chính: video, gif/hình ảnh, âm thanh. Các học liệu điện tử được sắp xếp khoa học theo mục lục của SGK và bám sát hình ảnh, CT, qua đó giúp sinh động và phong phú hoá bài học. Hành trang số đồng thời cung cấp hệ thống bài giảng tham khảo, gồm hai nội dung: Bài giảng dạng PowerPoint với các tương tác tham khảo được thiết kế sẵn, song hành cùng Kịch bản dạy học tham khảo. Qua đó, Hành trang số mong muốn hỗ trợ GV trong việc thiết kế bài giảng sử dụng học liệu điện tử.

5.2. Giới thiệu về Tập huấn

Tập huấn là nền tảng tập huấn GV trực tuyến của NXBGDVN, được truy cập tại tên miền: taphuan.nxbgd.vn. Tập huấn cung cấp tài liệu bồi dưỡng GV với đa dạng nội dung và định dạng, nhằm hỗ trợ GV toàn quốc trong việc tiếp cận tài liệu bồi dưỡng, hỗ trợ hướng dẫn giảng dạy SGK theo CTGDPT 2018 vào bất kì thời điểm nào trong năm học.

Việc cấp tài khoản trên Tập huấn được triển khai có hệ thống, cấp trên thiết lập cho cấp dưới trực thuộc: sở giáo dục và đào tạo cấp tài khoản cho các phòng giáo dục và đào tạo; phòng giáo dục và đào tạo cấp tài khoản cho nhà trường, nhà trường cấp tài khoản cho GV. Việc cấp tài khoản có hệ thống đảm bảo GV được định danh, nhờ vậy các cấp quản lí có thể nắm bắt, đánh giá, quản trị hiệu quả triển khai tập huấn tại địa phương.

- Đối với tài khoản GV: Tính năng “Tập huấn” cung cấp các khoá tập huấn đối với các môn học của các bộ SGK. Các khoá tập huấn đăng tải những tài liệu bồi dưỡng do NXBGDVN biên soạn dưới đa dạng các định dạng: PowerPoint, PDF/Word, video,... và được phân loại theo các nhóm nội dung: tài liệu bồi dưỡng, bài giảng tập huấn, tiết học minh hoạ, video tập huấn trực tuyến, video hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học,... hỗ trợ thầy, cô giáo truy cập bất kì thời điểm trong năm học. Mỗi khoá tập huấn đăng tải bài kiểm tra, đánh giá tương ứng, sau khi kết thúc khoá tập huấn, GV thực hiện bài kiểm tra và hệ thống sẽ thực hiện việc chấm điểm tự động.

- Đối với tài khoản cấp quản lí giáo dục (sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường): Tính năng “Tài liệu bổ sung” cho phép các cơ quan quản lí giáo dục

đăng tải các tài liệu bồi dưỡng bổ trợ của địa phương, qua đó các cấp dưới trực thuộc sẽ tiếp cận được nguồn tài nguyên này. Tính năng Thống kê cung cấp số liệu thống kê về thông tin định danh và kết quả tập huấn của GV trực thuộc, trong đó các số liệu được hệ thống thể hiện trực quan qua bảng biểu, biểu đồ và có thể trích xuất định dạng excel phục vụ công tác báo cáo của cấp quản lí giáo dục.

5.3. Giới thiệu về nguồn tài nguyên học liệu điện tử

Nhằm phục vụ công tác tập huấn GV, NXBGDVN đã đăng tải các tài liệu bồi dưỡng của các bộ SGK các lớp với đa dạng định dạng và nội dung như: video tiết học minh hoạ; tài liệu bồi dưỡng (PDF, PowerPoint, Word); hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học; bài kiểm tra, đánh giá; video lớp học trực tuyến;... Các tài liệu được phân tách theo từng môn học, đảm bảo dễ tiếp cận và sử dụng tại bất kì thời điểm nào trong năm học. Khoản 2 Điều 2 'Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT quy định: “Học liệu điện tử là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: sách giáo trình, SGK, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra, đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo,... Học liệu điện tử được phân làm hai loại: (1) Tương tác một chiều: học liệu được số hoá dưới các định dạng như video, audio, hình ảnh,... hình thức tương tác chủ yếu giữa người học và hệ thống là một chiều; (2) Tương tác hai chiều: người học có thể tương tác hai chiều hoặc nhiều chiều với hệ thống, giảng viên và người học khác để thu được lượng kiến thức, kinh nghiệm tối đa. Các sản phẩm có thể kể đến như các sách điện tử tương tác, trò chơi giáo dục, lớp học ảo,...”

Các học liệu điện tử đều bám sát hình ảnh và nội dung của bộ sách, tuân thủ triết lí của mỗi bộ sách, tham vấn sách GV, được tác giả hướng dẫn và thẩm định.

Các thầy, cô giáo có thể linh động sử dụng các nguồn tài nguyên do NXBGDVN cung cấp như sau:

- Đối với kho học liệu điện tử được đính kèm trên trang sách điện tử và được tổng hợp tại tính năng “Thư viện”, các thầy, cô giáo có thể tải về hoặc sử dụng trực tiếp nguồn học liệu dồi dào và bổ ích này đối với việc: biên soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng điện tử; sử dụng làm tư liệu giảng dạy trực tiếp trên lớp cho tiết HS động, thú vị và hiệu quả; chia sẻ hoặc tải về thiết bị cá nhân. Qua đó, việc nguồn tài nguyên sẽ hỗ trợ trong việc mang đến hình ảnh sinh động, trực quan, thu hút sự chú ý của HS, nâng cao chất lượng bài giảng.

34 I KỂĨHỠI TRI THỨC

vđl cuộc StíHG

- Đối với kho bài tập tương tác từ SGK, sách bổ trợ, Hành trang số cũng cung cấp bài tập tự kiểm tra, đánh giá tại tính năng “Luyện tập”. Với nguồn bài tập phong phú này, GV có thể triển khai nhiều hoạt động giảng dạy: mở trực tiếp bài tập trên nền tảng, hướng dẫn HS làm bài, tương tác, từ đó tổ chức các hoạt động nhóm, tạo không khí học tập trong lớp; giao bài tập về nhà để HS tự thực hành, ôn tập hoặc sử dụng để kiểm tra bài cũ trước khi bắt đầu tiết học; tham khảo các dạng bài tập để đưa vào bài kiểm tra, đánh giá trên lớp.

- Đối với hệ thống bài giảng điện tử dạng PowerPoint song hành là kịch bản dạy học được cung cấp tại tính năng “Thư viện”, các thầy, cô giáo có thể tải trực tiếp về thiết bị cá nhân để trình chiếu giảng dạy trên lớp hoặc tham khảo, tự chỉnh sửa, sáng tạo bổ sung thêm đảm bảo phù hợp với phương pháp giảng dạy của cá nhân. Bài giảng điện tử đã được Hành trang số xây dựng hình ảnh và nội dung bám sát SGV và SGK.

- Ngoài ra các thầy, cô giáo cũng được khuyến nghị sử dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ trên nền tảng Hành trang số kết hợp cùng máy trình chiếu, trong đó bao gồm các công cụ như: luyện tập trực quan các bài tập đi kèm chấm điểm tự động; đọc sách điện tử; xem trực tiếp các học liệu bổ trợ được đính kèm trên trang sách điện tử,... Như vậy, các thầy, cô giáo có thể truy cập SGK mọi lúc, mọi nơi với đa dạng các thiết bị: điện thoại, máy tính bàn, laptop, máy tính bảng; sử dụng trình chiếu trực tiếp trên lớp học; chủ động sử dụng nghiên cứu tại nhà, hỗ trợ cho quá trình biên soạn giáo án.

GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT số dạng bài

PHẦN HAI

HƯỚNG DẪN DẠY HỌC DẠNG BÀI

Như đã đề cập ở phần một: Hướng dẫn chung của tài liệu, phần Lịch sử được cấu trúc thành 7 chương (18 bài học); phần Địa lí được cấu trúc thành 5 chương (19 bài học); Phần Chủ đề chung gồm 2 chủ đề: Các cuộc đại phát kiến địa líĐịa lí: Lịch sử và hiện tại. Các bài học được cấu trúc theo 4 hoạt động, như quy định trong Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT ban hành ngày 22 - 12 - 2017, gồm: 1. Mở đầu; 2. Hình thành kiến thức mới; 3. Luyện tập; 4. Vận dụng. Ranh giới phân chia các tiết học trong một bài học không cứng nhắc, GV có thể tuỳ theo tình hình thực tế của lớp học và điều kiện của nhà trường mà linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp.

Khi tổ chức dạy học, GV lưu ý đến những vấn đề sau:

- Trong mỗi chương của phần Lịch sử đều có trang mở đầu chương được biên soạn với dụng ý giới thiệu một cách khái quát nhất những nội dung cốt lõi của chương. Hình ảnh đi kèm cũng mang tính gợi vấn đề. GV có thể hướng dẫn HS đọc nhanh nội dung đoạn kênh chữ và quan sát kênh hình; có thể hỏi HS để có được những thông tin ban đầu: Em có ấn tượng, cảm nhận ra sao khi quan sát kênh hình? Kênh hình có gợi cho em suy nghĩ hay nhận xét gì không?... Trên cơ sở định hướng của GV, HS có thể ghi nhanh ra giấy nháp/giấy nhớ những câu hỏi/vấn đề mà các em muốn được khám phá hay giải đáp khi tìm hiểu về nội dung của chương. Tinh thần chung khi khai thác trang này là nhằm tạo sự “tò mò” khoa học, sự hứng khởi, tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá để chiếm lĩnh tri thức của HS. Các vấn đề được nêu ra chỉ nên mang tính gợi mở, nêu vấn đề, GV không nên khai thác quá sâu, quá chi tiết để tránh trùng lặp trong quá trình dạy học các nội dung cụ thể của chương, cũng như phải dành quá nhiều thời gian cho phần này.

- Trong mỗi bài học, đều có hình ảnh vừa là để minh hoạ cho kênh chữ vừa để HS khai thác, do đó, GV cần tìm hiểu thêm về nội dung, xuất xứ, địa điểm của hình ảnh đó để cung cấp cho HS. Trong hoạt động hình thành kiến thức mới, thông tin nội dung bổ trợ, mở rộng (Kết nối với ngày nay/với địa lí/với văn hoá/với văn học và Em có biết) GV nên khai thác để bổ sung, hỗ trợ, giải thích, mở rộng cho nội dung chính (kênh chữ, tư liệu, hình ảnh,...).

- Cuối mỗi mục trong bài học là các câu hỏi nhằm hình thành kiến thức mới cho HS,

36 I KỄI HÍI TRI IHứC

vtfl CUỘCS0MG

GV có thể sử dụng đan xen trong từng mục để tổ chức hoạt động, sau đó GV chốt lại kiến thức để HS nắm được nội dung yêu cầu của chương trình.

- Câu hỏi bài tập mang tính luyện tập ở cuối bài học nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ năng gắn với kiến thức vừa học.

- Câu hỏi mang tính vận dụng ở cuối bài học nhằm sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn.

HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

2.1. Phần Lịch sử

Chương 1. Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đâu thế kỉ XVI

Tên bài

Yêu cầu cần đạt

Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

- Kể’ lại được những sự kiện chủ yế'u về quá trình hình thành xã hội phong kiế'n ở Tây Âu.

- Trình bày được đặc điể’m của lãnh địa phong kiế'n và quan hệ xã hội của chế' độ phong kiế'n Tây Âu.

- Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo.

- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.

Bài 2. Các cuộc phát kiế'n địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

- Sử dụng lược đồ hoặc bản đồ, giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.

- Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

- Trình bày được sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.

- Xác định được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu.

Bài 3. Phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo

- Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.

- Trình bày được những thành tựu tiêu biể’u của phong trào Văn hoá Phục hưng.

- Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.

- Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo.

- Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.

- Với bài 1, yêu cầu cần đạt là HS phải kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu, nhưng ở mục 1 không có nhiều mốc thời gian về quá trình hình thành xã hội phong kiến, vì vậy GV cần giúp HS kết nối với các mốc

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7 910 „

thời gian của giai đoạn trước đó, khi đế quốc chiếm hữu nô lệ La Mã khủng hoảng và sụp đổ. Quá trình hình thành xã hội/chế độ phong kiến hay còn gọi là quá trình “phong kiến hoá” là một khái niệm tương đối khó, GV cần giúp HS hiểu được bản chất của nó chính là quá trình hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến: lãnh chúa phong kiến và nông nô (ở phương Đông gọi là địa chủ phong kiến và tá điền), đồng thời hình thành mối quan hệ bóc lột bằng tô, thuế giữa lãnh chúa phong kiến với nông nô. GV cần giúp HS khai thác thông tin trong Hình 2. Sơ đồ về sự hình thành các giai cấp chính trong xã hội phong kiến ở Vương quốc Phơ-răng, qua đó HS thấy được giai cấp lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những giai cấp/tầng lớp nào trong xã hội, mối quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến và nông nô được thể hiện như thế nào. Đây là nội dung rất quan trọng của bài 1.

Ở mục 2, GV cần làm nổi bật được hai ý quan trọng: (1). Khái niệm “lãnh địa phong kiến” và đặc điểm của lãnh địa phong kiến; (2). Quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu. GV lưu ý hình 3 chỉ là tranh minh hoạ về khu đất của lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu để HS hình dung ra cấu trúc bên trong khu đất ở của lãnh chúa và hệ thống phòng ngự, bảo vệ xung quanh, chứ không phải là tranh minh hoạ về lãnh địa phong kiến. Thực tế, lãnh địa phong kiến là một khu đất vô cùng rộng lớn, bao gồm khu đất ở của lãnh chúa, nhà ở và đất đai canh tác của nông nô, ao hồ, sông đầm và cả những khoảng rừng rộng lớn nằm lân cận thuộc sở hữu của lãnh chúa. GV khai thác thông tin trong SGK và tài liệu tham khảo trong SGV để miêu tả đời sống của lãnh chúa và nông nô trong các lãnh địa, từ đó HS rút ra được quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu.

Ở mục 3, GV cần mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo. Mục này chỉ cần nhắc lại về sự ra đời của Thiên Chúa giáo vào khoảng đầu Công nguyên để thấy được Thiên Chúa giáo ban đầu là tôn giáo của những người nghèo khổ nhưng dần dần bị giai cấp thống trị lợi dụng, được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã. Đến thời phong kiến, Thiên Chúa giáo phát triển mạnh mẽ, Giáo hội Thiên Chúa có thế lực rất lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng.

Ở mục 4, GV lưu ý chỉ phân tích về sự xuất hiện và vai trò của thành thị trung đại. Phần hoạt động kinh tế trong các thành thị sẽ được làm rõ hơn ở chủ đề chung 2. Để phân tích được vai trò của các thành thị trung đại thì GV cần đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến Tây Âu thời sơ kì, trạng thái kinh tế tương đối biệt lập, khép kín của các lãnh địa phong kiến (nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc). Xã hội phong kiến Tây Âu thời sơ kì với nền kinh tế lãnh địa khép kín, được C. Mác ví như những “bao tải khoai tây”, nếu cởi nút bao tải đó thì mỗi củ khoai sẽ lăn về một hướng khác nhau. Đó là nền tảng cho chế độ phong kiến phân quyền. Nhưng khi thành thị ra đời đã xoá dần tính chất tự nhiên đó, thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, tạo điều kiện cho chế độ phong kiến tập quyền hình thành, khi nhu cầu thống nhất và mở rộng thị trường được đặt ra ngày càng cấp thiết hơn.

- Với bài 2, GV cần lưu ý chỉ giới thiệu những nét chính về hành trình của một số cuộc

38 I KỄI HÍI TRI IHứe

VỈICUỘCSCNG

phát kiến địa lí lớn trên thế giới và nêu những hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đó, tránh trùng lặp với những nội dung sẽ được nói đến trong chủ đề chung 1. GV hướng dẫn HS kết hợp thông tin trong SGK để trình bày về một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên lược đồ 1.

Trong phần hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, GV cần hướng dẫn HS phân tích được những tác động quan trọng của phát kiến địa lí đến sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nền thương mại thế giới và sự giao lưu văn hoá giữa các châu lục; nhưng đồng thời cũng chỉ ra được hậu quả mà các cuộc phát kiến địa lí để lại cho những lịch sử nhân loại.

Ở mục 2, GV cần làm rõ được sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu. Cũng như với nội dung quá trình “phong kiến hoá” ở bài 1, đây là nội dung tương đối khó. GV cần giúp HS khai thác kênh hình và tư liệu trong bài để nắm được bản chất của việc hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới trong lòng chế độ phong kiến chính là việc làm xuất hiện hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản: đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, cùng với đó là mối quan hệ bóc lột của tư sản đối với vô sản. Như vậy, GV giúp HS làm rõ được các cách thức tạo ra vốn và nhân công - hai yếu tố không thể thiếu cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành, được tập trung trong tay quý tộc và thương nhân một cách nhanh chóng bằng nhiều cách: buôn bán nô lệ, rào đất cướp ruộng, tăng thuế, bóc lột, vơ vét tài nguyên của thuộc địa,... Dù là phương pháp tích luỹ nào, thì mục đích cũng để tập trung nhiều nhất, nhanh nhất số lượng vốn - hay còn gọi là tư bản (gồm tiền, vàng, đất đai,.) vào trong tay một số ít người, số này trở thành những ông chủ tư bản, kinh doanh theo phương thức mới: thuê nhân công, trả lương, thu lợi nhuận. Đa số những người bị mất ruộng đất, mất tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt sẽ phải làm thuê cho các ông chủ tư bản và họ trở thành những người vô sản. Sự xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản là những biến đổi mạnh mẽ nhất trong xã hội Tây Âu vào cuối thời trung đại.

- Với bài 3, yêu cầu cần đạt là HS giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI, tuy nhiên nội dung này cũng đã được đề cập đến trong bài 2, vì vậy ở mục 1, GV chỉ nên giới thiệu khái quát lại để làm cơ sở cho HS nắm được nội dung ở mục 2.

Ở mục 2, HS cần trình bày được những thành tựu tiêu biểu và đánh giá được ý nghĩa, tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu. GV cần giúp HS hiểu được bản chất của phong trào Văn hoá Phục hưng là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến trên lĩnh vực văn hoá. Giai cấp tư sản trưởng thành từ tầng lớp thị dân, do thực lực kinh tế ngày càng mạnh nên đòi hỏi phải có nền văn hoá tiên tiến, phủ nhận nền văn hoá lạc hậu, lỗi thời của giai cấp phong kiến đè nặng lên tư tưởng của họ. Đây cũng là cuộc đấu tranh bước đầu của giai cấp tư sản, chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội sau này.

Ở mục 3, HS cần nêu và giải thích được nguyên nhân, khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu. Cũng tương tự như mục 2, GV cần giúp HS hiểu bản chất của phong trào Cải cách tôn giáo chính là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp tư sản, chống lại hệ tư tưởng lỗi thời, lạc hậu của giai cấp phong kiến. Việc cải cách chưa triệt để, chỉ như hành động “cắt may” lại chiếc áo vốn quá thùng thình cho phù hợp với vóc người của giai cấp tư sản, như đánh giá của Ph. Ăng-ghen là một hạn chế mang tính chất thời đại của phong trào Cải cách tôn giáo. Tuy nhiên, xét ở thời điểm đó, cũng như phong trào Văn hoá Phục hưng, khi giai cấp tư sản còn đang trong quá trình chuẩn bị lực lượng và tiềm lực thì những cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng là những sự chuẩn bị cần thiết, quan trọng để tiến hành những cuộc cách mạng xã hội triệt để hơn trong giai đoạn sau này: Cách mạng tư sản.

Chương 2. Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại

Tên bài

Yêu cầu cần đạt

Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế' kỉ XIX

- Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh).

- Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

- Mô tả được sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh.

- Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, Sử học, kiến trúc,...).

Bài 5. Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

- Nêu được nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ.

- Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gúp-ta, Đê-li và Mô-gôn.

- Giới thiệu và nhận xét được về một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.

- Với bài 4, GV cần khái quát sơ lược về tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thời cổ đại (trải qua các triều đại Hạ - Thương - Chu) sang đến đầu thời phong kiến (thời Tần - Hán - Tuỳ) mà các em đã được biết đến ở chương trình lớp 6. Từ đó các em sẽ có kiến thức liền mạch để học giai đoạn tiếp theo trong lịch sử Trung Quốc: từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

Bài này trình bày sự phát triển của xã hội phong kiến Trung Quốc từ thời Đường đến thời Thanh. Với thời lượng khoảng ba tiết dạy học, GV cần giúp HS biết được các triều đại kế tiếp nhau từ nhà Đường đến nhà Thanh, quan trọng là khắc sâu những kiến thức cơ bản nhất về sự thịnh vượng của nhà Đường, về sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh và sự phát triển của văn hoá Trung Quốc thời phong kiến.

n »0 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Ở mục 1, tiến trình lịch sử Trung Quốc được đề cập rất đơn giản (tên gọi, năm tồn tại) theo thứ tự từ nhà Đường đến nhà Thanh. HS không cần nhớ nhiều sự kiện/nhân vật lịch sử mà chỉ cần hiểu được quy luật chung của phong kiến Trung Quốc là sự thay thế triều đại này bằng triều đại khác. GV chỉ cần cho HS đọc SGK, sử dụng phương pháp biên niên để trình bày tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc qua các triều đại. Từ đó, HS biết cách xây dựng được trục thời gian từ nhà Đường đến nhà Thanh (có thể trục thời gian theo mẫu khác SGK), bổ sung một số sự kiện về các triều đại để HS hiểu rõ hơn.

Ở mục 2, nhà Đường là thời kì phát triển thịnh vượng nhất của xã hội phong kiến Trung Quốc nên GV cần lí giải, tập trung nói rõ chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Đường. Những chính sách này các triều đại trước và sau hầu như không làm được như nhà Đường. GV có thể kể thêm một số câu chuyện về Đường Thái Tông và chính sách cai trị đất nước của ông để HS có thể có đánh giá đúng về nhà vua và triều đại này. GV liên hệ mở rộng để giới thiệu về “con đường tơ lụa” phát triển mạnh dưới thời nhà Đường, giúp kết nối các tuyến đường giao thương Đông - Tây thời kì trung đại. Đế quốc Đại Đường cũng là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại vào thời trung đại.

Ở mục 3, kinh tế thời Minh - Thanh tiếp tục phát triển đều trên các mặt. Nhưng tập trung cơ bản vào thủ công nghiệp và thương nghiệp. GV chủ yếu nêu sự xuất hiện những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bằng những sự kiện cụ thể được nêu trong SGK.

Ở mục 4, GV cần nhấn mạnh những thành tựu văn hoá Trung Quốc đạt được trong thời kì này nhờ những nền tảng được tạo ra từ thời cổ đại. Đồng thời, GV tổ chức các hoạt động để giúp HS nhận xét được những thành tựu văn hoá Trung Quốc, có thể đề cập đến sự ảnh hưởng đối với văn hoá Việt Nam (tư tưởng, Nho giáo, văn học,...). - Với bài 5, GV cần chú ý ở yêu cầu cần đạt: “Nêu được nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ”. Tuy nhiên, nội dung này HS đã được học ở chương trình lớp 6 nên đến bài này GV có thể yêu cầu HS đọc SGK và nhắc lại những đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ và GV có thể hỏi lại: Điều kiện tự nhiên đó có ảnh hưởng gì đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ?

Nội dung trọng tâm bài này ở mục 1, GV cần giúp HS làm rõ được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ trải qua các triều đại Gúp-ta, Đê-li, Mô-gôn. Trong đó, GV sử dụng thêm tư liệu để minh hoạ, làm rõ thêm thời kì hoàng kim của Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta. Đây là lần đầu tiên phần lớn lãnh thổ được thống nhất, quan hệ thương mại mở rộng với nhiều nước ở Đông Nam Á, Tây Á. Phật giáo phát triển hưng thịnh trong thời kì Gúp-ta, trở thành quốc giáo và lan toả mạnh ra bên ngoài Ấn Độ.

Ở mục 1b và 1c, GV lưu ý Đê-li và Mô-gôn là hai vương triều Hồi giáo cai trị ở Ấn Độ nhưng trong chính sách cai trị của hai vương triều này có sự khác biệt nhất định. Vương triều Hồi giáo Đê-li không làm dịu đi được sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo

qua các chính sách phân biệt đối xử của mình, vì vậy mâu thuẫn dân tộc càng bị khoét sâu thêm, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh chống lại triều đình. Rút kinh nghiệm từ Vương triều Hồi giáo Đê-li, các ông vua của Vương triều Mô-gôn đã thi hành chính sách hoà hợp dân tộc, thể hiện đặc biệt qua cải cách của vua A-cơ-ba. Nhờ vậy, dưới thời kì vua A-cơ-ba cầm quyền, Ấn Độ đạt đến sự thịnh trị mới. Nhưng những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc vốn ăn sâu, bám rễ vào xã hội Ấn Độ không dễ xoá mờ đi được. Cuối Vương triều Mô-gôn, sự chia rẽ giai cấp, dân tộc đã trở thành nguyên nhân làm chế độ phong kiến suy yếu và hệ quả là Ấn Độ rơi vào tay của chủ nghĩa thực dân Anh. GV có thể khai thác sâu hơn bằng việc so sánh, liên hệ giữa hai vương triều Hồi giáo này để HS rút ra nhận xét.

Ở mục 2, GV cũng cần liên hệ mở rộng với thời kì cổ đại để HS thấy được dòng chảy của văn hoá Ấn Độ là liên tục, xuyên suốt từ thời cổ đại đến thời phong kiến. Thời kì phong kiến là thời kì nở rộ của các thành tựu văn hoá Ấn Độ, lan toả và ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài, thông qua con đường truyền giáo và buôn bán của các thương nhân.

Chương 3. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đâu thế kỉ XVI

Tên bài

Yêu cầu cần đạt

Bài 6. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI)

- Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

- Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Bài 7. Vương quôc Lào

- Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào. - Nhận biết và đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.

- Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Lào.

Bài 8. Vương quôc Cam-pu-chia

- Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia.

- Nhận biết và đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co.

- Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Cam-pu-chia.

- Với bài 6, GV có thể gợi cho HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6 về các vương quốc phong kiến Đông Nam Á được hình thành và phát triển từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X trên nền tảng của các quốc gia sơ kì. Đến giai đoạn này, có một số vương quốc tiếp tục là sự kế thừa sự phát triển đó, một số vương quốc của một số tộc người ở nơi khác di cư đến mới được thành lập, cũng có vương quốc là sự thống nhất của nhiều vươngquốc nhỏ hơn,... Đến thời kì này, bộ máy nhà nước được hoàn thiện hơn, luật pháp, quân đội được tổ chức quy củ hơn, quyền lực của nhà vua cũng được tăng cường hơn. + Trên cơ sở nền tảng kinh tế của các vương quốc phong kiến hình thành và phát triển trong ba thế kỉ đầu tiên, các vương quốc phong kiến Đông Nam Á thời kì này tiếp tục phát triển thịnh đạt về kinh tế, bộ máy nhà nước hoàn chỉnh hơn về tổ chức và luật pháp,. Bên cạnh đó, đây là giai đoạn văn hoá Đông Nam Á đạt đến đỉnh cao với nhiều thành tựu có giá trị được bảo tồn đến ngày nay.

+ GV tổ chức cho HS quan sát lược đồ hình 2 kể tên các vương quốc phong kiến Đông Nam Á được hình thành và phát triển từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI; có thể liên hệ với các quốc gia Đông Nam Á hiện đại.

+ Khi hướng dẫn HS học về tình hình kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á, GV cho HS khai thác tư liệu về Vương quốc Ma-lắc-ca - một vương quốc được hình thành vào khoảng thế kỉ XV và hưng thịnh trong nhiều thế kỉ. Với tư liệu này, HS có thể nhận biết được sự giàu có về sản vật, phong phú về hàng hoá ở một vương quốc phong kiến Đông Nam Á.

- Với bài 7, GV cần nhấn mạnh: Lịch sử phát triển của Vương quốc Lào tương đối đơn giản. Chủ nhân cổ nhất của nước Lào là người Khạ, sau này gọi là người Lào Thơng. Họ là chủ nhân của các nền văn hoá đồ đá, đồ đồng và đồ sắt có từ hàng nghìn năm trước. Đến thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đây, được gọi là người Lào Lùm. Cuộc thiên di này mang tính chất hoà hợp, không xảy ra xung đột. Sự liên kết của các bộ tộc Lào là nhân tố chủ yếu dẫn tới sự thành lập nước Lan Xang. Thời thịnh vượng của nước Lan Xang là thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVIII, nhất là dưới triều vua Xu-li-nha Vông-xa. Thời kì này, quân dân Lào đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Miến Điện. Từ nửa sau thế kỉ XVIII, Lan Xang suy yếu dần và trở thành một tỉnh của Xiêm cho đến khi Pháp xâm lược và biến Lào thành thuộc địa.

+ GV cần sưu tầm thêm tài liệu về văn học, nghệ thuật trong từng giai đoạn lịch sử của mỗi nước để minh hoạ, làm cho bài giảng đỡ “khô khan” và khắc sâu thêm về thành tựu văn hoá của Vương quốc Lào.

+ Khi hướng dẫn HS đánh giá về sự phát triển của Vương quốc Lan Xang, GV cho HS đọc thông tin trong mục và khai thác tư liệu mà Nguyễn Trãi và Lê Quý Đôn mô tả về nguồn sản vật phong phú của Vương quốc Lào thời Lan Xang và mối quan hệ buôn bán giữa Đại Việt và Lan Xang, được trích trong Đất nước Lào: Lịch sử và văn hoá để HS thảo luận nhóm, tìm những từ/cụm từ trong tư liệu thể hiện tình hình kinh tế của Vương quốc Lan Xang (có tê, voi, sáp trắng, vải bông, chiêng đồng, thóc gạo, gà, trâu,...). Từ đó, rút ra nhận xét và đánh giá.

- Với bài 8, GV cần nhấn mạnh: Cam-pu-chia là một trong những nước có lịch sử lâu đời và khá phong phú. Tuy nhiên, đối với HS lớp 7, khi tổ chức hoạt động dạy học, GV chỉ cần hướng dẫn HS tìm hiểu một số sự kiện quan trọng trong tiến trình phát triển của Cam-pu-chia.

+ Thời tiền sử, tức là thời kì đồ đá, trên đất Cam-pu-chia ngày nay đã có một bộ phận cư dân cổ Đông Nam Á (gọi là người Môn cổ) sinh sống. Cư dân này đã xây dựng nên Vương quốc Phù Nam, tồn tại từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.

+ Người Khơ-me là một bộ phận của cư dân cổ Đông Nam Á, nhưng ban đầu họ không sống trên đất Cam-pu-chia ngày nay, mà ở phía bắc, vùng Nam cao nguyên Cò Rạt, sau mới di cư dần về phía nam. Đến thế kỉ VI, khi Vương quốc Phù Nam suy yếu và tan rã, người Khơ-me mới bắt đầu xây dựng vương quốc riêng của mình mà người Trung Hoa gọi là nước Chân Lạp. Trong quá trình hình thành nhà nước, người Khơ-me có thuận lợi là đã sớm tiếp thu và chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ. Thông qua Vương quốc Phù Nam, người Khơ-me đã tiếp thu Bà La Môn giáo và Phật giáo, chịu ảnh hưởng của văn học, nghệ thuật (nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc) của Ấn Độ. Lúc đầu, người Khơ-me cũng sử dụng chữ Phạn là chữ viết của người Ấn Độ; sau đó, trên cơ sở chữ Phạn, đến thế kỉ VII người Khơ-me mới sáng tạo nên chữ viết riêng của mình - chữ Khơ-me cổ. Những ảnh hưởng văn hoá đó của Ấn Độ đã đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước của người Khơ-me.

+ Vương quốc Chân Lạp, hay có thể gọi là giai đoạn Chân Lạp trong lịch sử Cam-pu-chia, tồn tại đến cuối thế kỉ VIII (năm 774) thì bị người Gia-va đến xâm chiếm và thống trị cho tới năm 802.

+ Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX (năm 802) đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co. Sở dĩ gọi như vậy vì kinh đô của vương quốc là Ăng-co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay. Ở đây, người Khơ-me đã xây dựng nên nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng, điển hình là khu đền tháp Ăng-co Vát, Ăng-co Thom (Ăng-co Vát là một khu đền có năm ngôi tháp cao, được chạm khắc rất công phu, đỉnh cao nhất tới 63 m, xung quanh là một hệ thống hào nước có chiều rộng 200 m, chu vi 5,5 km. Hai bên bờ được lát cầu đá với 18 bậc cao. Những lối đi rộng có lát đá, hai bên có hình tượng điêu khắc, chạm trổ tinh vi, dẫn tới những cung điện, đền, tháp tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm và hùng vĩ). Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hoá Đông Nam Á và thế giới.

+ Đầu thế kỉ XV, Cam-pu-chia bắt đầu bước vào thời kì suy thoái. Năm 1432, kinh đô chuyển về vùng Phnôm Pênh ngày nay. Thời kì Ăng-co chấm dứt. Từ đó trở đi, Cam-pu-chia bắt đầu suy sụp; đến năm 1863, Nô-rô-đôm chính thức thừa nhận sự bảo hộ của người Pháp. Lịch sử Vương quốc Cam-pu-chia đã bước sang một trang khác.

Khi tổ chức dạy học, GV có thể cho HS quan sát hình ảnh Biển Hồ, hồ Ba-ray và giới thiệu thêm thông tin, cũng như cho HS chỉ trên lược đồ thời kì mà Vương quốc Cam-pu-chia phát triển đến đỉnh cao: mở rộng sang vùng hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan ngày nay), trung lưu sông Mê Công (Lào ngày nay), Chăm-pa,...

n »0 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Chương 4. Đất nước dưới thời các vương triều Ngô - Đinh - Tiền Lê (939 - 1009)

Tên bài

Yêu cầu cần đạt

Bài 9. Đất nước buổi đầu độc lập (939 - 967)

- Nêu được những nét chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hoá dưới thời Ngô.

- Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh.

Bài 10. Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 -1009)

- Giới thiệu được những nét chính về tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê.

- Mô tả được cuộc kháng chiên chống Tống của Lê Hoàn năm 981.

- Nhận biêt được đời sống xã hội, văn hoá thời Đinh - Tiền Lê.

- Bài 9 là bài học đầu tiên nối tiếp phần lịch sử Việt Nam đã học ở lớp 6, cụ thể là bài “Bước ngoặt lịch sử thế kỉ X”. Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập bằng việc định đô, xây dựng cung điện, tổ chức bộ máy nhà nước theo cách riêng của mình.

+ Với câu hỏi: Quyết định bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào?, GV có thể đặt câu hỏi để kiểm tra lại kiến thức cũ của HS: Tiết độ sứ là chức quan gì? Trong lịch sử, những nhân vật nào đã từng xưng là tiết độ sứ? (Tiết độ sứ là chức quan cai quản một đơn vị hành chính lớn gồm nhiều châu, quận ở vùng biên giới Trung Quốc thời Đường (gọi là phiên trấn). Vào nửa sau thế kỉ IX, chức quan đô hộ An Nam đô hộ phủ được đổi thành tiết độ sứ. Trong Chương trình môn Lịch sử đã học ở lớp 6, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ đã xưng tiết độ sứ).

+ GV có thê hướng dân HS đọc đoạn tư liệu 1 để nêu được vai trò, công lao của Ngô Quyền trong buổi đầu dựng nước: giành lại độc lập dân tộc, tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

+ Với ý kiến: “Ngô Quyền quyết định về đóng đô ở Cổ Loa là để tiếp nối truyền thống cha ông”, GV định hướng để HS trả lời được: Cổ Loa vốn là kinh đô của nước Âu Lạc (khoảng năm 208 TCN), sau khi Thục Phán An Dương Vương lên làm vua. Khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán (938), xưng vương, lại một lần nữa quyết định về đóng đô ở Cổ Loa. Vùng đất này lại khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước trong buổi đầu phục hưng độc lập sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc.

+ Tuy nhiên triều đại nhà Ngô không tồn tại được lâu do mâu thuẫn nội bộ đã dẫn đến tình trạng cát cứ của 12 sứ quân. GV cần phân tích cho HS thấy rõ đặc điểm này để các em biết rằng đất nước ta ít khi được thanh bình.

+ Việc Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước là do tài năng của ông, song cũng do được nhân dân ủng hộ, đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử lúc đó là ổn định, củng cố và xây dựng đất nước.

- Với bài 10, sau khi chấm dứt tình trạng cát cứ của sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (968), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (Đại là lớn, Cồ cũng có ý nghĩa là lớn, ý nói là “nước Việt lớn”), chọn Hoa Lư làm kinh đô và lấy niên hiệu là Thái Bình. Nhà Đinh thành lập và tồn tại được 13 năm (968 - 980), truyền được hai đời vua. Nhà Đinh đã có ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ.

+ Với câu hỏi: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì? GV cho HS thảo luận để rèn luyện khả năng tư duy lịch sử. Sau đó, GV phân tích để HS hiểu rõ: Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế (Hoàng đế) là tước hiệu của vua nước lớn mạnh, có nhiều nước thần phục; vương là tước hiệu của vua nước nhỏ), đặt niên hiệu riêng (Thái Bình), đặt tên nước (Đại Cồ Việt), định đất đóng đô (Hoa Lư) và phong vương cho các hoàng tử nhằm khẳng định người Việt có giang sơn, bờ cõi riêng; nước Đại Cồ Việt độc lập và ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải là nước phụ thuộc.

+ GV hướng dẫn HS so sánh tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê với thời Ngô: Tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê là sự hoàn thiện thêm về tổ chức bộ máy cai trị ở trung ương (vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại gồm ba ban) và ở địa phương (cả nước chia làm 10 đạo).

+ Cuối thời Đinh, nội bộ ngày càng mâu thuẫn, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua. Ông tiếp tục hoàn thiện bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương nhằm xây dựng, củng cố nền độc lập, tự chủ của đất nước.

+ Khi quân Tống kéo vào xâm lược nước ta, Lê Hoàn đã tổ chức cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. Sau đó ông vẫn đặt lại quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống.

Chương 5. Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ (1009 - 1407)

Tên bài

Yêu cầu cần đạt

Bài 11. Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

- Trình bày được sự thành lập nhà Lý.

- Đánh giá được ý nghĩa của sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.

- Mô tả được những nét chính về chính trị, kinh tê, xã hội, văn hoá, tôn giáo thời Lý.

- Giới thiệu được những thành tựu tiêu biể’u về văn hoá, giáo dục.

Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

- Đánh giá được những nét độc đáo của cuộc kháng chiên chông Tông (trong kế hoạch đánh giặc, tổ chức cuộc chiến đấ'u, cách kết thúc cuộc chiến).

- Đánh giá được vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiên chông Tông (1075 - 1077).

Bài 13. Đại Việt thời Trân (1226 - 1400)

- Mô tả được sự thành lập nhà Trân.

- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tê, xã hội, văn hoá, tôn giáo thời Trân.

- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá của Đại Việt dưới thời Trân.

Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- Lập được lược đồ diễn biế'n chính của ba lần kháng chiế'n chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiế'n chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kế't và quyế't tâm chống giặc ngoại xâm của quân và dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông,...

Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 - 1407)

- Trình bày được sự ra đời của nhà Hồ.

- Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu và tác động của những cải cách của Hồ Quý Ly và nêu được tác động của những cải cách ấy đối với xã hội thời nhà Hồ.

- Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ và giải thích được nguyên nhân thất bại.

- Với bài 11, khi hướng dẫn HS tìm hiểu về sự thành lập nhà Lý và sự kiện Lý Công Uẩn dời đô ra Đại La, GV chú ý khai thác về con người Lý Công Uẩn cũng như tầm nhìn sáng suốt của ông khi quyết định dời đô từ mảnh đất Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Hà Nội), kết hợp khai thác tư liệu 1 để rút ra những từ/cụm từ miêu tả về thành Đại La: ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí giữa nam bắc đông tây, tiện hình thế nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng phẳng, đất cao, sáng sủa, muôn vật phồn thịnh, phong phú, thắng địa, tụ hội trọng hội, kinh sư muôn đời,... Từ đó, chứng tỏ đây là vùng đất có địa thế rất thuận lợi để xây dựng đất nước lâu dài.

+ Xung quanh sự kiện Lý Công Uẩn dời đô ra Đại La và thời nhà Lý có rất nhiều câu chuyện lịch sử rất hay và ý nghĩa, GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu để từ đó hình thành kĩ năng và năng lực lịch sử như: tìm hiểu, phản biện dựa trên những thông tin khách quan thay vì lời dẫn của tác giả SGK.

+ Khi phân tích về chính sách đối ngoại của nhà Lý, GV cần nắm vững: Vị trí nước ta với Chăm-pa và Chân Lạp, đặc biệt với nhà Tống - nước láng giềng nằm tiếp giáp với nước ta, nước lớn hùng mạnh hơn ta, lại đã từng đô hộ thống trị nước ta hàng nghìn năm,... Do đó, quan hệ giữa nước ta với Trung Quốc là mối quan hệ có ý nghĩa sống còn. Vì thế ngay từ khi mới giành lại được quyền độc lập, Ngô Quyền (sau đó là triều Đinh - Tiền Lê) đã hết sức chú trọng giữ mối bang giao hoà hiếu với Trung Quốc. Nhà Lý tiếp thu truyền thống đó và cũng tiến hành những công việc nhằm giữ mối hoà hiếu

lâu dài. Nhưng để duy trì mối bang giao với các nước láng giềng, nhà Lý đã thực hiện một nguyên tắc không thể nhân nhượng, đó là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nếu nguyên tắc này bị vi phạm, nhà Lý sẽ sai sứ sang kiên quyết đòi lại, thậm chí cử quân đánh trả. Cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075 - 1077 (sẽ học ở những tiết sau); cuộc đánh trả quân Chăm-pa năm 1068 (năm 1068, để chuẩn bị xâm lược Đại Việt, nhà Tống đã xúi giục Chăm-pa đánh Đại Việt hòng làm suy yếu lực lượng của Đại Việt. Nhà Lý đã chủ động đánh bại cuộc tiến công đó của Chăm-pa, ổn định biên giới phía nam) đã thể hiện ý chí đó của nhà Lý.

+ Khi hướng dẫn HS tìm hiểu và giới thiệu về những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục,... GV khuyến khích HS giới thiệu bằng các cách khác nhau (theo ý tưởng của từng cá nhân, từng nhóm). Từ đó, HS có thể tự do sáng tạo và yêu thích hơn đối với môn học Lịch sử, tuy nhiên GV cần có sự định hướng rõ ràng và đánh giá bài giới thiệu của HS một cách khách quan.

+ GV hướng dẫn HS biết liên hệ, so sánh để rút ra được: Việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và mở khoa thi, đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt đã chứng tỏ ý thức đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, thể hiện truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Từ đó góp phần quan trọng để giữ gìn và củng cố độc lập cho quốc gia, xây dựng văn hoá dân tộc.

• Với bài 12, yêu cầu cần đạt được trong bài học này đó là: Để đánh giá được những nét độc đáo và vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống, khi tổ chức hoạt động dạy học GV vẫn phải tổ chức cho HS tìm hiểu những nét chính trong diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống để từ đó rút ra điểm độc đáo của cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của vị tướng tài ba này. Tuy nhiên, GV không tổ chức nên yêu cầu HS phải ghi nhớ sự kiện lịch sử. Bài học này có nội dung phù hợp để GV tổ chức và sử dụng phương pháp học qua lược đồ.

+ GV hướng dẫn HS thông qua thông tin của cả bài học, khai thác tư liệu để chỉ ra những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống. Sự độc đáo đó cũng gắn với vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống:

• 'Thực hiện chiến thuật “tiến công trước để tự vệ”: chủ động tiến công địch, đẩy chúng vào thế bị động.

• Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

• Tiêu diệt thuỷ quân của địch, không cho thuỷ quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân bộ.

• Sử dụng chiến thuật đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang, đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần Nam quốc sơn hà.

• Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

• Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, đề nghị “giảng hoà” để giữ quan hệ bang giao với nước lớn và cũng hạn chế tổn thất của quân ta.

.o BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG+ Với kĩ năng rèn luyện cho HS liên hệ với thực tế để tìm hiểu và rút ra bài học phù hợp cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay, GV cần khuyến khích, động viên và định hướng cho HS về những bài học như: đường lối và phương pháp đấu tranh (kháng chiến toàn dân, đánh địch trên nhiều phương diện, bằng nhiều hình thức, trong chỉ đạo kháng chiến, đảm bảo cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược,...).

• Với bài 13, khi sử dụng phần mở đầu trong SGK để khởi động bài học, GV lưu ý đây là một câu hỏi khó, HS khó có thể trả lời đúng do đó GV khuyến khích và dẫn dắt các em vào bài học mới và câu hỏi này sẽ được trả lời đầy đủ sau khi học xong bài học này.

+ GV cần lưu ý những nội dung sau:

• Những lí do dẫn đến sự sụp đổ của nhà Lý vào đầu thế kỉ XIII: sự ăn chơi xa hoa, bất lực, không chăm lo đến đời sống nhân dân của vua quan nhà Lý, làm cho nhân dân đói khổ, bất mãn và nổi dậy khởi nghĩa. Các thế lực phong kiến ở các địa phương đánh giết lẫn nhau càng làm cho triều đình nhà Lý thêm suy yếu, xã hội rối loạn. Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần thành lập, thay nhà Lý quản lí đất nước là việc làm cần thiết để ổn định tình hình chính trị, xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân, xây dựng và bảo vệ đất nước.

• Nhà Trần xây dựng chính quyền mới dựa theo cơ cấu bộ máy nhà nước thời Lý nhưng có một số điểm khác và mới làm cho nhà nước quân chủ trung ương tập quyền thời Trần được hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Lý. GV cần chỉ ra những điểm khác và mới để HS thấy được, đó là: Ở triều đình có thêm chức danh Thái thượng hoàng (vua cha) cùng với vua con cai quản đất nước trong thời gian đầu khi vua con mới lên ngôi; bộ máy hành chính ở triều đình và các địa phương được tổ chức quy củ và đầy đủ hơn, có thêm nhiều cơ quan quản lí nhà nước về các mặt,... Điều đó chứng tỏ năng lực quản lí đất nước của nhà Trần được nâng cao.

• Ở thời Trần, về sinh hoạt văn hoá có những điểm khác thời Lý như Phật giáo tuy vẫn thịnh hành nhưng không phát triển bằng thời Lý, trong khi đó các tín ngưỡng cổ truyền, Nho giáo lại phát triển hơn thời Lý (sở dĩ Nho giáo ngày càng được thịnh hành ở thời Trần là do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. Việc quan tâm đến chế độ học tập, thi cử để đào tạo, tuyển dụng quan lại với nội dung học tập Nho học ngày càng trở nên cần thiết đối với chế độ phong kiến Việt Nam).

• Hình thức sinh hoạt văn hoá trong nhân dân cũng rất phong phú, đa dạng với tập quán sống giản dị, yêu quê hương đất nước tha thiết và trọng nhân nghĩa. Văn học thời Trần đã phát triển mạnh mẽ mang đậm bản sắc dân tộc và chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc (GV có thể lấy dẫn chứng qua một vài bài thơ của Trần Quang Khải, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu để minh hoạ).

• Giáo dục và khoa học - kĩ thuật thời Trần đã phát triển hơn thời Lý, đạt được nhiều thành tựu còn có giá trị đến ngày nay.

+ Về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: Dưới thời Trần, nhiều công trình nghệ thuật mới có giá trị đã ra đời.

+ GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tư liệu để hình thành kĩ năng và năng lực lịch sử như: tìm hiểu, phản biện dựa trên những thông tin khách quan thay vì lời dẫn của tác giả SGK.

+ Khi hướng dẫn HS tìm hiểu và giới thiệu những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục,... GV khuyến khích HS giới thiệu bằng các cách khác nhau (theo ý tưởng của từng cá nhân, từng nhóm). GV cần có sự định hướng rõ ràng và đánh giá bài giới thiệu của HS một cách khách quan.

+ Với bài 14, GV cần lưu ý những nội dung sau:

+ Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ là nhằm chiếm đóng, thiết lập ách đô hộ của đế chế Mông Cổ đối với Đại Việt, dùng Đại Việt làm bàn đạp tấn công lên phía nam Trung Quốc, phối hợp với các cánh quân của chúng từ phía bắc xuống, để tiêu diệt Nam Tống, thôn tính toàn bộ Trung Quốc.

+ GV cần giúp HS nhận thức được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của nhà Trần. Đó là việc thực hiện chủ trương: tránh thế giặc mạnh khi chúng kéo đến xâm lược, cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng, thực hiện “vườn không nhà trống”, sơ tán nhân dân khỏi kinh thành để dồn quân giặc vào thế bị động khó khăn, thiếu lương thảo nuôi quân, tạo thời cơ để tiến công tiêu diệt quân xâm lược.

+ Trong cuộc kháng chiến năm 1285, GV cần định hướng để HS nhận thức được rằng, khác với lần xâm lược Đại Việt năm 1258, trong lần xâm lược này, quân Mông Cổ đã thôn tính và thống trị toàn bộ Trung Quốc, thiết lập đế chế Nguyên rất hùng mạnh, quyết tâm thôn tính bằng được Đại Việt để rửa nhục cho thất bại trong cuộc xâm lược trước và thiết lập cầu nối xâm lược các nước khác ở phía nam Trung Quốc. Điều đó được thể hiện ở việc nhà Nguyên đã huy động một lực lượng tham chiến rất đông (50 vạn), có nhiều danh tướng, phối hợp lực lượng từ Trung Quốc đánh xuống, từ Chăm-pa đánh lên để tiêu diệt quân đội nhà Trần. Âm mưu đó là rất thâm độc. Do đó cuộc kháng chiến năm 1285 của quân dân Đại Việt gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm hơn. + GV cần tập trung vào sự kiện chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 và làm rõ hai điểm: Thứ nhất, việc bố trí trận địa bãi cọc ở Bạch Đằng thể hiện mưu lược trong kế hoạch đánh giặc của nhà Trần bấy giờ là khai thác, biết lợi dụng địa hình, địa vật hiểm yếu, bố trí trận địa bãi cọc và phục kích, kết hợp với quy luật lên xuống của thuỷ triều để tiêu diệt địch. Thứ hai, ý nghĩa lịch sử to lớn của chiến thắng Bạch Đằng là tiêu diệt được ý đồ xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Sau lần thất bại này, quân Nguyên đã phải từ bỏ hoàn toàn tham vọng thôn tính Đại Việt.

+ Khi giảng về phần ý nghĩa lịch sử, GV nên nhắc lại sức mạnh của đế chế Mông - Nguyên khi xâm lược Đại Việt và tình hình nước ta lúc bấy giờ (số lượng quân lính, dân số của Đại Việt). Điều này giúp HS thấy được tương quan lực lượng giữa ta và quân xâm lược rất chênh lệch, do vậy cuộc kháng chiến của nhân dân ta gặp rất nhiều khó khăn, nhưng kết quả ta đã thắng lợi. Điều đó càng thể hiện rõ ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống xâm lược.

+ GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của các tư liệu trong bài học để hình thành kĩ năng và năng lực lịch sử như: tìm hiểu, phản biện dựa trên những thông tin khách quan thay vì lời dẫn của tác giả SGK.

+ GV tổ chức cho HS rút ra được bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay để rèn luyện kĩ năng vận dụng. Hướng dẫn HS tìm hiểu, liên hệ theo cách riêng trên cơ sở định hướng về nội dung: kiên quyết giữ vững nền độc lập dân tộc, bờ cõi của đất nước; củng cố khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ đất nước,...

- Với bài 15, GV cần lưu ý những nội dung sau:

+ GV cần nhấn mạnh đến bối cảnh lịch sử cụ thể dẫn đến sự thành lập nhà Hồ.

+ GV cần phân tích sâu những tác động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ. Từ đó, hướng dẫn HS đánh giá những điểm tích cực và hạn chế của cuộc cải cách này.

+ Khi phân tích về nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ, GV cho HS khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục để trả lời câu hỏi: Vì sao cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại nhanh chóng? GV cần định hướng để HS nhận thức được sự sai lầm của nhà Hồ trong việc tiến hành cuộc kháng chiến chống Minh hay chính là nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến: trước hết là do không đoàn kết được nhân dân, sau đó là do nhà Hồ quá chú trọng vào việc xây dựng các phòng tuyến quân sự và dựa vào lực lượng quân đội chính quy nên tự “giam mình” trong thế trận phòng ngự bị động.

- Từ đó, cho HS liên hệ để rút ra bài học kinh nghiệm lớn nhất trong đấu tranh chống ngoại xâm, cũng như trong xây dựng và bảo vệ đất nước ở Việt Nam, đó là phải dựa vào sức dân. Phải huy động được tinh thần đoàn kết toàn dân mới có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Như Bác Hồ từng nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

- GV cần bám sát yêu cầu cần đạt trong Chương trình, dựa vào nội dung biên soạn trong SGK để tổ chức các hoạt động dạy học nhằm hình thành những kiến thức cơ bản, cũng như phát triển năng lực và bồi dưỡng phẩm chất cho HS.

Chương 6. Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418 - 1527)

Tên bài

Yêu cầu cần đạt

Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1527)

- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,...

Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

- Mô tả được sự thành lập nhà Lê sơ.

- Nhận biêt được tình hình kinh tê - xã hội thời Lê sơ.

- Giới thiệu được sự phát triển văn hoá, giáo dục và một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ.

+ Với bài 16, GV cần giúp HS nhận thức được quá trình phát triển lực lượng từ nhỏ yếu đến lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn, từ đó, hướng dẫn HS đánh giá được tính đúng đắn về đường lối chiến lược và sách lược của Bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa cũng như tài năng của các tướng lĩnh cầm quân đánh giặc trực tiếp.

+ Khi tổ chức dạy học mục 1, GV kết hợp cho HS khai thác trục thời gian ở trang mở đầu chương để HS hiểu được những sự kiện chính và tiêu biểu từ khi quân Minh đặt ách cai trị (1407), trải qua các chiến thắng tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn đến khi Vương triều Lê sơ được thành lập (1428).

+ Với những câu hỏi khó như: Tại sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch đánh chiếm Nghệ An. Kế hoạch đó đem lại kết quả như thế nào?, GV giới thiệu qua về kế sách của Nguyễn Chích là tiến đánh Nghệ An rồi từ đó tiến ra giải phóng Tây Đô (Thanh Hoá) và Đông Quan (Hà Nội), sau đó tổ chức cho HS khai thác tư liệu 2 để trả lời (tiến quân đánh chiếm Nghệ An thì địch yếu, ta mạnh, có hậu phương vững chắc là vùng đồng bằng rộng lớn, nhiều lúa gạo).

+ Khi tổ chức dạy học mục 2, phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, GV cho HS đọc thông tin trong mục và khai thác dẫn chứng từ các tư liệu để HS rèn luyện khả năng phân tích, suy luận, đánh giá: do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại nền độc lập cho đất nước. Dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn, nhân dân ta đã đóng góp của cải, lương thực, vũ khí,. và trải qua nhiều gian khổ, hi sinh để giành thắng lợi cuối cùng. Đường lối đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là những lãnh tụ xuất sắc như Lê Lợi và Nguyễn Trãi cùng những vị tướng tài như Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Nguyễn Biểu,... (vai trò lãnh đạo tối cao của Lê Lợi, vai trò quân sư và đấu tranh ngoại giao của Nguyễn Trãi,...).

+ Từ việc phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, GV tổ chức cho HS rút ra được bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đó là:

• Phải dựa vào sức dân.

• Phải huy động được tinh thần đoàn kết toàn dân mới có thể đánh thắng được kẻ thù xâm lược, như Bác Hồ từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”.

- Với bài 17, GV cần nhấn mạnh đến bối cảnh lịch sử cụ thể dẫn đến sự thành lập Vương triều Lê sơ. Có thể so sánh với bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của nhà Trần hoặc nhà Hồ trước đó.

+ GV cần phân tích sâu những thành tựu chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật,. của thời Lê sơ. Từ đó, hướng dẫn HS đánh giá sự phát triển đỉnh cao của vương triều này trong thời kì quân chủ Việt Nam.

+ Với những câu hỏi khai thác tư liệu để từ đó HS rèn luyện khả năng tư duy, suy luận dựa trên dẫn chứng cụ thể như: Tư liệu 1 thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê sơ như thế nào?, GV cho HS thảo luận để tìm những từ/cụm từ thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dưới thời Lê sơ: một thước núi, một tấc sông... lẽ nào lại nên vứt bỏ?; phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần;... nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di. Sau đó, GV nhận xét và định hướng nhận thức của HS đến kiến thức cần đạt: Nhà Lê sơ luôn cương quyết giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt. Từ đó, cho HS liên hệ giữa chủ trương của các vua thời Lê sơ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ có giá trị đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ngày nay: Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta sẽ quyết tâm giữ gìn từng tấc đất của tổ tiên ta để lại. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh con đường ngoại giao, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải quốc gia dựa trên các công ước và luật quốc tế. Đồng thời, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta cùng đồng lòng, thống nhất, sẵn sàng chiến đấu hi sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cũng như từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

+ Tư liệu 2 cũng là một dẫn chứng hay để GV tổ chức cho HS khai thác cho chính sách giáo dục thời Lê sơ, đó là: Nhà Lê sơ quan tâm, chú ý đến việc học tập và thi cử để tuyển chọn quan lại, chủ trương coi trọng người hiền tài trong xây dựng và quản lí đất nước.

+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu về một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sỹ Liên, Lương Thế Vinh,... và nêu được những đóng góp của họ.

Chương 7. Vùng đất phía Nam Việt Nam từ đâu thế kỉ X đến đâu thế kỉ XVI

Tên bài

Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Yêu cầu cần đạt

- Nêu được những diễn biến cơ bản về chính trị của Vương quốc Chăm-pa, vùng đấ't Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

- Trình bày được những nét chính về kinh tế, văn hoá của Vương quốc Chăm-pa, vùng đấ't Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

- Nội dung Chương 7 chỉ biên soạn thành một bài học, dự kiến dạy trong ba tiết. Trong thực tế, khi tổ chức dạy học, GV có thể linh hoạt điều chỉnh thời lượng dạy học trong từng nội dung tuỳ theo cách tiếp cận của mình và phù hợp với đối tượng HS từng vùng, miền.

- Về Vương quốc Chăm-pa: GV chú ý đây là giai đoạn nằm trong thời kì hưng thịnh và phát triển của Vương quốc Chăm-pa kéo dài gần năm thế kỉ (từ năm 850 - 1353). Thời kì đầu cũng là thời kì vàng son của kinh đô In-đra-pu-ra (khoảng năm 850 - 982) với 12 triều vua. Tiếp đến là thời kì Vi-giay-a (thế kỉ X - XV) thống nhất và phát triển thịnh đạt của Chăm-pa với 16 triều vua. Ngoài những thông tin cơ bản nhất diễn biến chính trị của Vương quốc Chăm-pa trong giai đoạn này, GV chú ý nhấn mạnh những thành tựu và di sản văn hoá mà cư dân Chăm-pa để lại. Đây là một trong những nét đặc sắc, góp phần tạo nên tính đa dạng trong thống nhất của lịch sử, văn hoá Việt Nam.

- Về vùng đất Nam Bộ: Khi tổ chức hoạt động dạy học, GV phải luôn nhận thức đúng đắn: Nam Bộ là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ thể hiện rõ những luận cứ khoa học, phù hợp thông lệ quốc tế, chứng minh quá trình thụ đắc lãnh thổ của dân tộc ta. Để hiểu rõ về vấn đề chủ quyền vùng đất Nam Bộ, cần hiểu rõ về ba thời kì lịch sử lớn của vùng đất này: vùng đất Nam Bộ dưới thời Vương quốc Phù Nam (đã tìm hiểu ở lớp 6); vùng đất Nam Bộ dưới thời Chân Lạp (thời kì mà chúng ta tìm hiểu trong bài học này); vùng đất Nam Bộ của Việt Nam từ thời các chúa Nguyễn đến nay.

- GV phải nắm chắc những kiến thức lịch sử về vùng đất Nam Bộ dưới thời Chân Lạp: + Chân Lạp phát triển thành một vương quốc độc lập vào thế kỉ VI và sau đó đánh chiếm một phần lãnh thổ của đế chế Phù Nam vào đầu thế kỉ VII. Như vậy, từ một vùng đất thuộc Phù Nam, sau năm 627, vùng đất Nam Bộ bị phụ thuộc vào Chân Lạp và được gọi là Thuỷ Chân Lạp để phân biệt với vùng đất Lục Chân Lạp - vùng đất gốc của nước Chân Lạp.

+ Trên thực tế, việc cai quản vùng Thuỷ Chân Lạp gặp nhiều khó khăn. Trước hết, với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, với dân số ít, người Khơ-me khi đó không có khả năng tổ chức khai thác vùng đồng bằng rộng lớn mới được phù sa các con sông bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy. Trong khi đó, việc khai khẩn đất đai trên vùng đất gốc - Lục Chân Lạp đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực.

+ Vào nửa sau thế kỉ VIII, quân đội nước Sri Vi-giay-a của người Gia-va liên tục tấn công và chiếm Thuỷ Chân Lạp. Cả Vương quốc Chân Lạp gần như bị lệ thuộc vào Sri Vi-giay-a. Cục diện này mãi đến năm 802 mới kết thúc.

+ Một trở ngại nữa trong việc cai quản và khai phá vùng Thuỷ Chân Lạp là tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp với Chăm-pa. Chân Lạp chỉ dồn sức phát triển ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Công và mở rộng ảnh hưởng sang phía tây. Từ thế kỉ IX đến cuối thế kỉ XI, Chân Lạp cường thịnh, mở rộng lãnh thổ tận Nam Lào. Trong khi đó, dấu ấn Chân Lạp trên vùng đất phía Nam không nhiều và ảnh hưởng của văn minh Ăng-co ở vùng này cũng không đậm nét.

+ Cho đến thế kỉ XIII, cư dân ở vùng đất Nam Bộ còn thưa thớt. Bắt đầu từ cuối thế kỉ XIV, nước Chân Lạp phải đối phó với sự bành trướng của các vương triều Xiêm từ phía tây, đặc biệt là từ sau khi Vương triều A-út-thay-a hình thành vào giữa thế kỉ XIV. Trong suốt 78 năm (từ 1353 đến 1431), A-út-thay-a liên tiếp tiến công Chân Lạp.

+ Sang thế kỉ XVI, do sự can thiệp của nước Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc. Chân Lạp bước vào thời kì suy vong.

+ Trong thực tế, Vương quốc Chân Lạp hầu như không có khả năng kiểm soát, quản lí vùng đất còn ngập nước ở phía nam, vốn là địa phận của Vương quốc Phù Nam. Trong bối cảnh đó, nhiều cư dân Việt từ đất Thuận Quảng đã vào vùng Mô Xoài, Đồng Nai (miền Đông Nam Bộ) khai khẩn đất hoang, lập làng sinh sống.

- Ngoài những thông tin cơ bản nhât về diễn biến chính trị của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI như trên đã đề cập, GV chú ý nhấn mạnh những thành tựu và di sản văn hoá của cư dân Nam Bộ thời kì này để lại. Đó là những nét đặc săc, góp phân tạo nên tính đa dạng trong thông nhât của lịch sử, văn hoá Việt Nam.

2.2. Phần Địa lí

a) Phân phối chương trình phân môn Địa lí

Nội dung SGK phần Địa lí lớp 7 cụ thể như sau:

Chương

Bài

Trong đó

Lí thuyết

Thực hành

1. Châu Âu

Bài 1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu

4

Bài 2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu

2

Bài 3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu

2

Bài 4. Liên minh châu Âu

1

KẾT Kffl TRITHtfC I 55

vđl cuộc SđNG —- —-

2. Châu Á

Bài 5. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á

4

Bài 6. Đặc điể’m dân cư, xã hội châu Á

3

Bài 7. Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á

5

Bài 8. Thực hành: Tìm hiể’u về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á

2

3. Châu Phi

Bài 9. Vị trí địa lí, đặc điể’m tự nhiên châu Phi

3

Bài 10. Dân cư, xã hội châu Phi

1

Bài 11. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

2

Bài 12. Thực hành: Tìm hiể’u khái quát Cộng hoà

Nam Phi

1

4. Châu Mỹ

Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiế'n ra châu Mỹ

1

Bài 14. Đặc điể’m tự nhiên Bắc Mỹ

2

Bài 15. Đặc điể’m dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

3

Bài 16. Đặc điể’m tự nhiên Trung và Nam Mỹ

2

Bài 17. Đặc điể’m dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

2

5. Châu Đại Dương và châu Nam Cực

Bài 18. Châu Đại Dương

3

Bài 19. Châu Nam Cực

1

Tổng số

41

3

b) Hướng dẫn dạy các bài lí thuyết

Trong mỗi bài lí thuyết thường có bốn phần: mở bài, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Tương ứng với mỗi phần là một hoạt động học tập, các hoạt động này nối tiếp nhau một cách lôgic. Vì vậy, khi dạy các bài lí thuyết, GV cần hướng dẫn HS tiến hành lần lượt các hoạt động, thông qua các hoạt động này mà HS vừa lĩnh hội được kiến thức, vừa rèn luyện được kĩ năng.

- Hoạt động mở đầu/khởi động: Mục tiêu của HĐ này nhằm tạo điều kiện để HS chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm của các em về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, đồng thời cũng tạo tâm thế cho HS tiếp thu bài học mới.

Với HĐ này, GV nên tổ chức cho HS hoạt động cả lớp và kĩ thuật dạy học (KTDH)

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNGthường được sử dụng là kĩ thuật động não (công não) để có thể huy động được nhiều ý kiến của HS.

Cách tiến hành: GV đưa ra câu hỏi, một vấn đề hoặc một số hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học và yêu cầu HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời. GV nên động viên, khuyến khích để HS đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau. GV ghi tóm tắt các câu trả lời của HS lên bảng và kết nối những kiến thức HS đã có trong khi dạy bài mới.

GV có thể sử dụng phần mở bài trong SGK hoặc có cách mở bài khác, song các câu hỏi hoặc vấn đề nêu ra cho HS suy nghĩ cần phải gần gũi với nội dung bài học.

- Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Việc hình thành kiến thức mới cho HS thông qua các hoạt động học tập của HS. GV tổ chức cho HS khai thác kiến thức từ kênh chữ và kênh hình, tùy thuộc vào nội dung cần tìm hiểu khó hay dễ, đơn giản hay phức tạp mà GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, cặp đôi hay theo nhóm nhỏ.

Căn cứ vào các câu hỏi trong mỗi phần, GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc. Với những nội dung phức tạp, GV cần gợi ý để HS có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Các bước thường tiến hành khi hình thành kiến thức mới:

+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân/cặp đôi/nhóm và giao nhiệm vụ cho HS như đọc thông tin, quan sát hình và trả lời các câu hỏi hay hoàn thành phiếu học tập,...

+ HS làm việc cá nhân/cặp đôi/nhóm.

+ HS trình bày kết quả làm việc.

+ GV tóm tắt và nhận xét sản phẩm học tập của HS. Sau đó GV chuẩn xác và chốt kiến thức.

GV nên tham khảo thêm thông tin ở mục tư liệu tham khảo để khắc sâu, mở rộng kiến thức cho HS hoặc làm phong phú thêm nội dung bài dạy.

- Luyện tập: Phần này bản chất là củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho HS, HS cần phải trả lời các câu hỏi, hoàn thành bài tập ngay trên lớp, qua đó GV cũng biết được mức độ nắm vững kiến thức và kĩ năng của HS sau bài học.

Với những câu hỏi, bài tập khó, GV có thể cho HS làm việc theo cặp hay nhóm. Trong khi HS làm việc, GV cần quan sát để kịp thời giúp đỡ HS khi có vướng mắc.

Sau khi HS làm việc, GV yêu cầu HS/cặp hoặc đại diện các nhóm báo cáo.

GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.

Nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động luyện tập, GV có thể căn cứ vào các câu hỏi lí thuyết trong SGK và chuyển các câu tự luận thành các câu trắc nghiệm khách quan hoặc các trò chơi, song cần đảm bảo nội dung của phần luyện tập.

- Vận dụng: Hoạt động này GV giao cho HS làm việc tại nhà. Căn cứ vào yêu cầu vận dụng cụ thể, GV có thể cho HS hoạt động cá nhân, theo cặp hay nhóm cho phù hợp.

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7 910 „

KE-INÓnRIĨHứC 5 7

VỚI cuộc StìNG

GV nên gợi ý cho HS các nguồn để thu thập thông tin, nội dung báo cáo (bài viết, hình ảnh,...). Sau đó, GV tổ chức cho HS báo cáo vào các giờ học tiếp theo. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của HS.

c) Hướng dẫn dạy các bài thực hành

Các bài thực hành trong SGK phần Địa lí đều là những bài yêu cầu HS thu thập thông tin và viết báo cáo. Vì vậy, để có sản phẩm báo cáo trong giờ thực hành, GV cần cho HS chuẩn bị và hoàn thành nội dung thực hành trước ở nhà.

Tuỳ nội dung thực hành cụ thể, GV cho HS tìm hiểu cá nhân/cặp/nhóm và lựa chọn nội dung tìm hiểu. Tuy vậy, các nội dung thực hành cần được thực hiện hết bởi các cá nhân/cặp/nhóm, không bỏ qua nội dung nào.

GV gợi ý HS các bước tiến hành:

- Thu thập thông tin: thông tin thu thập bao gồm các bài viết, hình ảnh, số liệu, biểu đồ,...

- Lựa chọn các thông tin phù hợp với yêu cầu của báo cáo trong số thông tin đã thu thập được.

- Tổng hợp và sắp xếp các thông tin theo yêu cầu của báo cáo.

- Viết báo cáo.

d) Ví dụ minh hoạ

Ví dụ về một kế hoạch bài học:

Bài 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức, kĩ năng

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

- Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu; đặc điểm phân hoá khí hậu; xác định được trên bản đồ các sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuýp, Von-ga); các đới thiên nhiên ở châu Âu.

2. Về năng lực

- Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian (xác định vị trí, phạm vi, sự phân bố), giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên; phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các đối tượng tự nhiên.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video).

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống.

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

3. Về phẩm chất

4. Yêu thiên nhiên; có ý thức bảo vệ tự nhiên.

5. Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu từ nhiều nguồn để mở rộng hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ bán cầu Đông.

- Bản đồ tự nhiên châu Âu.

- Lược đồ/bản đồ khí hậu châu Âu.

- Tranh ảnh, video về thiên nhiên châu Âu.

- Phiếu học tập.

III. GỢI Ý CÁCH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Mở đầu

a) Mục tiêu

Mục tiêu của hoạt động này một mặt định hướng HS vào nội dung bài học mới, mặt khác giúp GV biết được những thông tin HS đã có về thiên nhiên châu Âu, để có thể liên hệ và lưu ý khi dạy bài mới.

b) Nội dung

Châu Âu là nơi được biết đến có thiên nhiên phong phú, đa dạng. Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học và hiểu biết của bản thân, em hãy kể một số thông tin mà em biết về châu Âu

c) Sản phẩm học tập

Đây là câu hỏi mở, HS có thể có những thông tin khác nhau, GV cần động viên để HS nêu được nhiều ý kiến.

d) Hướng dẫn thực hiện

GV cho HS nêu ý kiến cá nhân, GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng, sau đó tóm tắt câu trả lời của GV dẫn dắt vào bài học.

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước

a) Mục tiêu

Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu.

b) Nội dung

Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, hãy:

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

- Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Âu.

c) Sản phẩm học tập

- Châu Âu nằm ở phía tây lục địa Á - Âu, ngăn cách với châu Âu bởi dãy núi U-ran.

- Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm ở đới ôn hoà của bán cầu Bắc.

- Châu Âu có ba mặt giáp biển và đại dương; đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh.

- Châu Âu có diện tích trên 10 triệu km2.

d) Hướng dẫn thực hiện

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục và sử dụng lược đồ hình 1 để trả lời các câu hỏi trong mục.

- HS thực hiện nhiệm vụ, sau đó báo cáo kết quả làm việc. GV yêu cầu HS sử dụng bản đồ Bán cầu Đông/bản đồ Tự nhiên châu Âu khi trình bày.

- GV nhận xét sản phẩm học tập của HS, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2.2. Đặc điểm tự nhiên châu Âu

Mục 2 a) Địa hình

a) Mục tiêu

Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu.

b) Nội dung

Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, hãy:

- Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu.

- Xác định vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Âu.

c) Sản phẩm học tập

+ Châu Âu có hai khu vực địa hình chính: đồng bằng và miền núi.

+ Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục. Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau.

+ Khu vực miền núi gồm núi già và núi trẻ. Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục, phần lớn là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp. Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam, phần lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2 000 m.

+ HS xác định được trên bản đồ một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Âu:

+ Một số dãy núi: Xcan-đi-na-vi, U-ran, An-pơ, Các-pát, Ban-căng,...

+ Một số đồng bằng: Bắc Âu, Đông Âu, Hạ lưu sông Đa-nuýp, Trung lưu sông Đa-nuýp,...

d) Hướng dẫn thực hiện

- GV cho HS làm việc cặp đôi

+ HS làm việc cá nhân (5 phút)

+ Thảo luận theo cặp (5 - 7 phút)

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, cho biết:

+ Châu Âu có các khu vực địa hình chính nào? Phân bố ở đâu?

+ Đặc điểm chính của mỗi khu vực địa hình?

- Thảo luận cả lớp: GV chỉ định một vài cặp đôi trình bày, kết hợp sử dụng bản đồ treo tường để trình bày đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu và xác định vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Âu

- GV nhận xét sản phẩm học tập của học sinh và chốt kiến thức. GV có thể sử dụng các hình ảnh trong SGK, cung cấp thêm hình ảnh, video về các khu vực địa hình ở châu Âu để HS có biểu tượng rõ nét hơn về các khu vực địa hình. GV cần làm rõ thêm:

+ Đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía bắc và phía đông của châu lục; bề mặt đồng bằng không đồng nhất bởi có nơi được hình thành do băng hà bào mòn, có nơi được hình thành do phù sa của biển, sông bồi tụ.

+ Địa hình núi già phân bố chủ yếu ở phía bắc và trung tâm châu lục, ngoài ra còn ở đảo Anh và Ailen, bán đảo I-bê-rích.

- Để mở rộng về đặc điểm địa hình khu vực đồng bằng, GV yêu cầu HS đọc phần “Em có biết”.

Mục 2 b) Khí hậu

a) Mục tiêu

Phân tích được đặc điểm phân hoá khí hậu ở châu Âu.

b) Nội dung

Dựa vào thông tin trong mục b và hình 3, hãy trình bày đặc điểm phân hoá khí hậu ở châu Âu.

c) Sản phẩm học tập

Khí hậu châu Âu có sự phân hoá từ bắc xuống nam và từ tây sang đông:

- Đới khí hậu cực và cận cực: quanh năm giá lạnh, lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm.

- Đới khí hậu ôn đới phân hoá thành các kiểu khí hậu khác nhau:

+ Khí hậu ôn đới hải dương: ôn hoà, mùa đông ấm, mùa hạ mát; mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm từ 800 - 1 000 mm trở lên.

+ Khí hậu ôn đới lục địa: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ nóng và ẩm; lượng mưa nhỏ (trung bình trên dưới 500 mm/năm), mưa chủ yếu vào mùa hạ.

- Khí hậu cận nhiệt địa trung hải: mùa hạ khô và nóng, mùa đông ấm và mưa nhiều hơn. Lượng mưa trung bình năm từ 500 - 700 mm.

d) Hướng dẫn thực hiện

- GV cho HS làm việc cặp đôi

+ HS làm việc cá nhân (5 phút)

+ Thảo luận theo cặp (5-7 phút)

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, kết hợp với quan sát hình 3 để nêu được sự phân hoá khí hậu ở châu Âu.

- GV gợi ý:

+ Từ bắc xuống nam có các đới, kiểu khí hậu nào? Từ tây sang đông có các kiểu khí hậu nào?

+ Đặc điểm của mỗi đới, mỗi kiểu khí hậu?

+ Nhận xét chung về sự phân hóa khí hậu ở châu Âu.

- Thảo luận cả lớp: GV chỉ định một vài cặp đôi trình bày kết quả làm việc, yêu cầu HS xác định vị trí, phạm vi từng đới, từng kiểu khí hậu ở châu Âu trên lược đồ hoặc bản đồ “Các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu” treo tường.

- GV tóm tắt, nhận xét kết quả học tập của HS. GV chuẩn hoá kiến thức và làm rõ thêm: + Khí hậu châu Âu có sự phân hoá đa dạng từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.

+ Từ bắc xuống nam có các đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới và kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

+ Từ tây sang đông có các kiểu khí hậu: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa. Khu vực Tây Âu do chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng biển nóng Bắc Đại Tây dương và gió Tây ôn đới từ biển vào, vì thế khí hậu điều hoà, mùa đông tương đối ấm, mùa hạ mát; mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm từ 800 - 1 000 mm trở lên. Vào sâu trong lục địa (khu vực Trung Âu và Đông Âu) có khí hậu ôn đới lục địa: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ nóng và ẩm, lượng mưa nhỏ (khoảng 500 mm/năm), mưa chủ yếu vào mùa hạ.

Mục 2 c) Sông ngòi

a) Mục tiêu

- Nêu được đặc điểm sông ngòi ở châu Âu.

- Xác định được trên bản đồ các sông lớn ở châu Âu.

b) Nội dung

- Đặc điểm sông ngòi châu Âu.

- Xác định các sông: Von-ga, Đa-nuýp, Rai-nơ trên bản đồ hình 1.

c) Sản phẩm học tập

HS nêu được đặc điểm sông ngòi ở châu Âu và xác định được trên bản đồ các sông: Rai-nơ, Đa-nuýp, Von-ga.

d) Hướng dẫn thực hiện

- HS làm việc cá nhân (5 phút).

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và quan sát bản đồ hình 1 để thực hiện nhiệm vụ. GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở: Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước của sông ngòi châu Âu? Kể tên một số sông lớn ở châu Âu?

- GV yêu cầu HS xác định trên bản đồ Tự nhiên châu Âu các sông lớn: Von-ga, Đa-nuýp và Rai-nơ.

- GV nhận xét sản phẩm học tập của học sinh và chốt kiến thức. GV có thể cung cấp thêm thông tin:

+ Sông ngòi ở châu Âu rất phát triển và phân bố đều trên toàn lãnh thổ, tạo thành một mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào và chế độ nước phong phú.

+ Đa số các sông ở châu Âu đều ngắn, các sông lớn là: Von-ga, Đa-nuýp và Rai-nơ.

+ Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng trong một thời gian dài trong mùa đông, nhất là khu vực các cửa sông.

+ Hệ thống kênh đào ở châu Âu rất phát triển.

- GV yêu cầu HS đọc phần “Em có biết” để có thêm thông tin về các sông lớn ở châu Âu.

Mục 2 d) Các đới thiên nhiên

a) Mục tiêu

Phân tích được đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Âu.

b) Nội dung

Đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục d, hoàn thành nội dung phiếu học tập (theo mẫu ở dưới).

PHIẾU HỌC TẬP

Đới thiên nhiên

Phân bố

Đặc điểm khí hậu

Thực vật và đất

Động vật

c) Sản phẩm học tập

PHIẾU HỌC TẬP

Đới thiên nhiên

Phân bố

Đặc điểm khí hậu

Thực vật và đất

Động vật

Đới lạnh

Các đảo, quần đảo ở Bắc Băng Dương và một dải hẹp ở Bắc Âu

Quanh năm lạnh giá.

Chủ yếu là rêu, địa y, cây bụi. Mặt đất bị tuyết bao phủ quanh năm.

Một số loài chịu được lạnh.

Đới ôn hoà

Bắc Âu

Khí hậu lạnh và ẩm ướt.

Chủ yế'u là rừng lá kim. Nhóm đất điển hình là đất pốt dôn.

Đa dạng về số loài và số lượng cá thể’ trong mỗi loài. Có các loài thú lớn: gấu nâu, chồn, linh miêu, chó sói, sơn dương,... cùng nhiều loài bò sát và các loài chim.

Tây Âu và Trung Âu

- Tây Âu có khí hậu ôn hoà, mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều.

- Trung Âu: mùa đông lạnh, mùa hạ nóng; lượng mưa ít.

Tây Âu có rừng lá rộng. Trung Âu có rừng hỗn hợp. Nhóm đất điể’n hình là đất rừng nâu xám.

Đông Nam Âu

Khí hậu mang tính chất lục địa, mưa ít.

Chủ yế'u là thảo nguyên ôn đới. Đất điể’n hình là đất đen thảo nguyên.

Nam Âu

Khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

Rừng và cây bụi lá cứng phát triể’n.

64 I KỂĨHỠI TRI THỨC

vđl CUỘC SỬHG

d) Hướng dẫn thực hiện

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm.

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm (thực hiện nhiệm vụ ở mục b).

- HS làm việc cá nhân (5 - 7 phút), sau đó thảo luận nhóm (10 phút).

- Thảo luận cả lớp: GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, HS phải sử dụng bản đồ trong khi trình bày (Xác định vị trí các đới tự nhiên trên bản đồ Tự nhiên châu Âu).

- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. GV trình chiếu video/tranh ảnh về các đới thiên nhiên cho HS xem, sau đó bổ sung và chốt kiến thức (như mục c).

3. Luyện tập

a) Mục tiêu

- Củng cố cho HS về đặc điểm khí hậu của châu Âu.

- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.

b) Nội dung

Xác định mỗi biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây thuộc kiểu khí hậu nào ở châu Âu. Giải thích vì sao.

c) Sản phẩm học tập

- Biểu đồ của Gla-xgâu thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương, vì mùa đông tương đối ấm, mùa hạ mát, chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất ít (khoảng 11oC); có mưa quanh năm và lượng mưa trung bình năm trên 1 000 mm.

- Biểu đồ của Rô-ma thuộc kiểu khí hậu địa trung hải, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trên 25oC) và ít mưa, mùa đông mát dịu và mưa nhiều; lượng mưa trung bình năm trên 700 mm.

- Biểu đồ của Ô-đét-xa thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục đia, vì có mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất lớn (trên 25oC); mưa chủ yếu vào mùa hạ, lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm.

d) Hướng dẫn thực hiện

- GV cho HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ ở mục b.

- GV yêu cầu một vài HS hoặc nhóm trình bày kết quả làm việc, các HS khác lắng nghe và bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức (như mục c).

4. Vận dụng

a) Mục tiêu

- Tìm kiếm thông tin để mở rộng kiến thức về tự nhiên châu Âu.

- Rèn luyện năng lực tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề,...

b) Nội dung

Sưu tầm những hình ảnh đẹp về thiên nhiên châu Âu (núi, sông, hồ, 1'ừng,...) và viết bài (khoảng 15 dòng) giới thiệu về những cảnh đẹp đó.

c) Sản phẩm học tập

Hình ảnh và bài viết giới thiệu về thiên nhiên châu Âu qua các hình ảnh đã sưu tầm được.

d) Hướng dẫn thực hiện

GV cho HS làm việc ở nhà, HS có thể làm việc cá nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm. GV sẽ tổ chức cho HS trình bày sản phẩm vào đầu giờ học sau và nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.

2.3. Phần Chủ đề chung

Tên chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Chủ đề chung 1.

Các cuộc đại phát kiến địa lí

- Giải thích được nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí.

- Mô tả được các cuộc đại phát kiến địa lí: C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ (1492 - 1502), cuộc thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng vòng quanh Trái Đất (1519 - 1522).

- Phân tích được tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử.

Chủ đề chung 2.

Đô thị: Lịch sử và hiện tại

- Phân tích được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một đô thị cổ đại và trung đại (qua một số trường hợp cụ thể’). - Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại; vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại.

66 I KỂĨHỠI TRI THỨC

vđl CUỘC SỬHG

- Chủ đề chung là một điểm mới trong CTGDPT năm 2018, khi triển khai chủ đề gắn với từng phân môn với mức độ kiến thức lịch sử, địa lí khác nhau. Cấu trúc và hình thức biên soạn phần Chủ đề chung về cơ bản là tuân thủ theo phần Lịch sử và Địa lí, chính vì vậy phương pháp tổ chức hoạt động học tập cũng không có điểm gì khác. Nhưng khi tổ chức dạy học, GV đề cập kĩ hơn về nội dung cũng như mở rộng, bổ sung thêm những kiến thức liên quan đến chủ đề.

- Nội dung chủ đề chung 1 có ý nghĩa hết sức to lớn về lịch sử giao thương trên thế giới, trong đó nổi bật là cuộc thám hiểm của C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ (1492 - 1502), cuộc thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng vòng quanh Trái Đất (1519 - 1522). Hai cuộc đại phát kiến địa lí này đã mở đầu cho thời kì thực dân hoá các vùng đất mới, đánh dấu thời kì phát triển mới của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng đánh dấu thời kì đầu của toàn cầu hoá.

Vì nội dung phát kiến địa lí ở Bài 2 (phần Lịch sử) đã đề cập đến mục tiêu là sử dụng lược đồ hoặc bản đồ giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới, vì thế trong chủ đề này, GV chỉ tập trung mô tả hành trình, phân tích nguyên nhân và tác động của hai cuộc đại phát kiến của C. Cô-lôm-bô và Ph. Ma-gien-lăng đối với lịch sử và văn minh nhân loại một cách chi tiết hơn.

Khi hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân, GV định hướng để HS phân tích những nguyên nhân sau: xuất phát từ mâu thuẫn của sự phát triển kinh tế hàng hoá với sự đáp ứng không đủ về nguyên liệu và thị trường khi các con đường buôn bán trên bộ truyền thống đều đã bị bế tắc vào thời điểm đó. Trong khi ấy, khao khát đến được thế giới phương Đông - một xứ sở huyền diệu, giàu có với đầy ắp hương liệu, gia vị, vàng bạc và các xa xỉ phẩm luôn thôi thúc các nhà hàng hải, những vị quý tộc và các nhà buôn phương Tây dũng cảm giong buồm, tìm ra những con đường hàng hải mới. Nhờ có các cuộc phát kiến địa lí, con người đã có hiểu biết đầy đủ hơn về hình dạng của Trái Đất, các đại dương, các dòng hải lưu, hướng gió,...; các kĩ thuật hàng hải tiến bộ: sử dụng la bàn nam châm, vẽ bản đồ, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu có buồm nhiều lớp,.

Về hành trình của các cuộc đại phát kiến, GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và chỉ trên lược đồ hướng đi của các đoàn thám hiểm, những kết quả đạt được và ý nghĩa của các phát hiện địa lí vĩ đại đó: phát hiện châu lục mới, đại dương mới, những eo biển mới, chứng minh trên thực tiễn thuyết Trái Đất dạng cẩu,... GV sử dụng thêm tư liệu để khắc hoạ về những tấm gương quả cảm, vượt khó khăn thử thách của các thuỷ thủ và những người chỉ huy gan dạ như C. Cô-lôm-bô, Ph. Ma-gien-lăng,. từ đó rèn luyện cho các em phẩm chất chăm chỉ, cần cù, vượt mọi khó khăn để đạt được kết quả tốt đẹp.

Về tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí, GV có thể gợi cho HS nhớ lại kiến thức đã học ở Bài 2 về những hệ quả đã được học, từ đó phân tích sâu hơn tác động về kinh tế,

văn hoá của các phát kiến này đối với lịch sử nhân loại. GV cũng cần hướng HS đến cách nhìn nhận, đánh giá sự việc nhiều chiều, khách quan, tránh quan điểm phiến diện, phủ nhận khi xem xét một sự việc, hiện tượng lịch sử. Đó là phẩm chất, thế giới quan quan trọng cần hình thành ở HS.

- Với chủ đề chung 2, GV cần hướng dẫn HS phân tích rõ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và lịch sử đến sự hình thành và phát triển của các đô thị cổ đại và trung đại, các đô thị có mối quan hệ như thế nào với các nền văn minh cổ đại, vai trò của giới thương nhân đối với sự phát triển của đô thị ở châu Âu trung đại ra sao. Từ chủ đề này, HS liên hệ với vai trò của các đô thị lớn đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của các quốc gia hiện nay, vai trò của tầng lớp thương nhân trong việc tạo ra những giá trị kinh tế, văn hoá cho đất nước, cho xã hội. Các kiến thức trong bài đòi hỏi GV có sự tổng hợp, khái quát hoá từ phần kiến thức ở chương trình Lịch sử lớp 6 (Chương 2. Xã hội cổ đại).

Ở mục 1, GV hướng dẫn HS khai thác thông tin, tư liệu trong SGK, kết hợp lược đồ về các nền văn minh cổ đại để HS phân tích được điều kiện địa lí tác động rất lớn đến sự hình thành các nền văn minh cổ đại và sự xuất hiện của các thành thị cổ đại.

Ví dụ, ở phương Đông, các khu định cư đầu tiên thường được hình thành sớm ở những vùng đất bồi tụ ven các con sông lớn, đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới, địa hình bằng phẳng, do vậy, các cư dân đã sinh sống ngày càng đông đúc hơn, hình thành xóm làng, xây dựng quốc gia. Và cũng vì lí do địa bàn cư trú thuận lợi như vậy, nên những vùng đất này thường bị các nhóm người, tộc người bên ngoài “nhòm ngó”, tấn công và xâm lược, vì vậy cư dân ở đây đã xây dựng nên các thành trì để ngăn chặn. Do đó, các thành thị ở phương Đông ngay từ thời cổ đại đã mang tính chất “thành” - phòng thủ rõ nét hơn. Trong khi đó, ở phương Tây, các hải cảng là nơi buôn bán tấp nập khiến cho những nhóm cư dân có xu hướng định cư ở các vùng ven biển, thuận lợi cho hoạt động buôn bán hàng hoá. Nền tảng để phát triển kinh tế nông nghiệp trồng cây lương thực không thuận lợi như ở phương Đông, nhưng các cư dân Hy Lạp, La Mã lại sớm biết khai thác các mỏ khoáng sản phong phú để phát triển hoạt động thủ công nghiệp, từ đó đẩy mạnh hơn thương mại đường biển phát đạt. Như vậy, điều kiện địa lí khiến cho các thành thị ở phương Đông và phương Tây được hình thành trong những khoảng thời gian và ở những không gian khác nhau.

Ở mục 2, GV liên hệ với những kiến thức đã được học ở Bài 1 (phần Lịch sử), nhưng ở chủ đề chung này, GV cần giúp HS phân tích được các điều kiện lịch sử đưa đến sự ra đời của các đô thị châu Âu thời trung đại. Các thành thị chỉ xuất hiện khi nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hoá tăng mạnh, nghĩa là khi sản xuất nông nghiệp tiến bộ, năng suất và sản lượng tăng, khiến cho một bộ phận nông nô có thể tách rời với việc sản xuất nông nghiệp để tập trung vào sản xuất thủ công nghiệp, rồi mang các sản phẩm 30 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

làm ra để trao đổi lấy lương thực. Từ đó, chính những nông nô này có nhu cầu và có thể dùng tiền để chuộc thân phận tự do, hoặc họ bỏ trốn khỏi các lãnh địa (dù việc này ở thời trung đại không hề dễ dàng). Họ tìm đến các nơi thuận lợi cho việc sản xuất, buôn bán của mình, nhóm họp nhau lại, dần hình thành các thành thị trung đại. Ngoài ra, GV có thể mở rộng thêm, lúc bấy giờ có một điều kiện quan trọng, khiến cho việc dùng tiền chuộc tự do của nông nô dễ được chấp nhận, đó là vì các lãnh chúa cần tiền để mua các mặt hàng xa xỉ từ phương Đông (qua các thương nhân Ả Rập, Do Thái,...).

Trong mục 2b, để làm rõ vai trò của thương nhân với sự phát triển của các đô thị châu Âu thời trung đại, GV hướng dẫn HS phân tích các hoạt động kinh tế quan trọng của thành thị trung đại, đặc biệt là hoạt động buôn bán: thành lập thương hội, tổ chức hội chợ. GV sử dụng thêm tư liệu để mô tả những khó khăn, vất vả của tầng lớp thương nhân khi buôn bán trong những điều kiện rất hạn chế của các lãnh địa thời sơ kì trung đại (đường sá, thuế phí, sự cướp bóc, sách nhiễu của lãnh chúa,...). Từ đó, HS sẽ hiểu được công việc của những người buôn bán không bao giờ là dễ dàng, họ cũng phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để có được lợi nhuận, vì vậy những đóng góp cho nền kinh tế của giới thương nhân luôn cần được xã hội trân trọng và ghi nhận. Đặc biệt, thương nhân là bộ phận quan trọng trong tầng lớp thị dân, khi họ được đi khắp nơi, họ có đầu óc thích khám phá, khát vọng làm giàu, lòng ham hiểu biết,... Chính tầng lớp thị dân là tiền thân của giai cấp tư sản hình thành càng ngày càng đông đảo hơn khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, họ đòi hỏi phải xây dựng nền văn hoá mới, thúc đẩy văn hoá Tây Âu nở rộ và sán lạn hơn vào thời kì hậu kì trung đại, đưa đến sự xuất hiện của phong trào Văn hoá Phục hưng.

GV có thể liên hệ với những câu chuyện truyền cảm hứng của những CEO các tập đoàn lớn hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam (CEO của Áp-pồ, A-ma-dôn, A-li-ba-ba, Vin gờ-rúp,.) để HS thêm trân trọng những đóng góp của giới thương nhân đối với sự tiến bộ của xã hội.

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7 AO

PHẦN BA

CÁC NỘI DUNG KHÁC

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN

1.1. Cấu trúc

SGV được biên soạn gồm ba phần: phần Lịch sử, phần Địa lí và phần Chủ đề chung. Mỗi phần lại chia ra hai phần: Phần một. Hướng dẫn chung và Phần hai. Hướng dẫn dạy học các bài cụ thể.

Phần một đề cập các nội dung như: I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt; II. Giới thiệu SGK Lịch sử và Địa lí 7; III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; IV. Đánh giá kết quả học tập. Phần hai là hướng dẫn dạy học các bài học cụ thể được sắp xếp theo đúng trình tự trong SGK.

1.2. Sử dụng sách giáo viên hiệu quả

Hoạt động mở đầu là hoạt động có tính chất khởi động của bài học, có vai trò tạo tâm thế, hứng thú cho HS bước vào bài học. Ngoài ra, hoạt động này cũng có tác dụng kết nối các tri thức, kinh nghiệm đã có của HS với bài học mới. Ở hoạt động này, GV có thể sử dụng phần mở đầu gợi ý trong SGK, SGV cũng có thể tự tạo ra tình huống mở đầu phù hợp với tình hình thực tế của lớp học.

Hoạt động hình thành kiến thức mới là hoạt động xây dựng kiến thức mới, HS được trải nghiệm, tương tác để khám phá ra kiến thức của bài học.

Hoạt động luyện tập là hoạt động giúp HS thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ năng gắn với kiến thức vừa học.

Hoạt động vận dụng là hoạt động yêu cầu HS sử dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, tình huống trong thực tiễn.

Tuy nhiên, cũng rất khó phân chia rạch ròi các bước nêu trên cũng như khó xác định hoạt động học tập nào chỉ thuộc một trong bốn bước đó. Trong dạy học, GV cần linh hoạt vận dụng để tổ chức hoạt động học tập, đảm bảo HS được trải nghiệm, tương tác một cách hiệu quả.

Mỗi bài học trong sách gồm nhiều tiết. Việc phân chia các tiết trong một bài học theo SGV chỉ mang tính chất tương đối. GV cần tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của trường, lớp, HS cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất của địa phương để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Những gợi ý cách thức tổ chức hoạt động dạy - học chủ yếu trong SGV chỉ là gợi ý cho GV có cơ sở, kênh tham khảo về cách thức tổ chức hoạt động dạy - học. GV cóthể linh hoạt thay đổi các cách thức, phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với điều kiện dạy - học ở địa phương, của lớp học.

Trong SGV cũng có hệ thống các tư liệu tham khảo, cung cấp thêm thông tin giúp GV có thêm thông tin, mở rộng kiến thức cho HS.

GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH BỔ TRỢ, SÁCH THAM KHẢO

2.1. Cấu trúc sách bổ trợ, sách tham khảo

Để giúp GV và HS có thêm tài liệu học tập và ôn luyện, rèn luyện các kĩ năng, kiến thức môn Lịch sử và Địa lí qua từng bài học, từng tuần, chúng tôi biên soạn sách bổ trợ và tham khảo: Bài tập Lịch sử và Địa lí 7.

Bài tập trong các cuốn sách này nhằm giúp HS lớp 7 thực hiện các hoạt động học tập độc lập và đa dạng, rèn luyện cho HS các kĩ năng học tập, thực hành, củng cố và khắc sâu kiến thức đồng thời hình thành và phát triển năng lực môn học.

Về nội dung, các cuốn sách này được biên soạn theo nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 7 của Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 - 12 - 2018. Về cấu trúc, các cuốn sách trên được biên soạn theo thứ tự từng bài học. Về hình thức, bài tập trong các cuốn sách gồm câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.

2.2. Hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo hỗ trợ trong dạy học

Sách bổ trợ và tham khảo môn Lịch sử và Địa lí hỗ trợ GV và HS trong việc dạy, học môn Lịch sử và Địa lí . Với bộ sách này, HS sẽ được luyện tập những kiến thức cơ bản của bài học, được tư duy ở mức độ rộng hơn, đặc biệt được vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế. Với GV, thay vì phải tra cứu tài liệu để mở rộng kiến thức cho HS, GV có thể sử dụng các bài tập có sẵn trong bộ sách để rèn luyện kiến thức, kĩ năng và phát triển năng lực cho HS.

Bộ tài liệu còn tạo điều kiện cho phụ huynh giúp con em mình củng cố những kiến thức cốt lõi làm hành trang cho cuộc sống của các em ở hiện tại cũng như tương lai.

Khi dạy học SGK Lịch sử và Địa lí, GV có thể sử dụng bộ thiết bị dạy học theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 7 tại Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT ngày 5 - 4 - 2019.

Tóm lại, sách bổ trợ và các tài liệu tham khảo có tác dụng hỗ trợ GV và HS trong việc dạy, học môn Lịch sử và Địa lí, giúp củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ năng học tập cũng như phát triển năng lực môn học.

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI

Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH

Chịu trách nhiệm nội dung:

Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI

Biên tập nội dung: ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG - TRƯƠNG THỊ THU HIỀN

Thiết kế sách: NGUYỄN THANH THUÝ

Trình bày bìa: PHẠM VIỆT QUANG

Sửa bản in: NGUYỄN DUY LONG

Chế bản: CTCP DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI

- Sách điện tử: hanhtrangso.nxbgd.vn

- Tập huấn online: taphuan.nxbgd.vn

Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

TÀI LIÊU BÓI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỎ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA

MÔN Lịch sùvà địa lí lóp 7

(BỘ SÁCH: KẾT Nốl TRI THỨC VỚI cuộc SỐNG)

Mã số’:

In bản (QĐ ), khổ 19 x 26,5cm.

Đơn vị in Địa chỉ:

Cơ sở in Địa chỉ:

SốĐKXB: /CXBIPH/ /GD

Số’ QĐXB: / QĐ-GD ngày ... tháng ... năm 20....

In xong và nộp lưu chiểu tháng năm 20

Mã số ISBN:

72 I KỄI HÍI TRI IHứC

vtfl CUỘCS0MG