Giáo án môn văn lớp 7 cánh diều học kỳ 2

Giáo án môn văn lớp 7 cánh diều học kỳ 2

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án môn văn lớp 7 cánh diều học kỳ 2

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIÁO SOẠN BÀI 6- DỰ ÁN GIÁO ÁN MIỄN PHÍ 2022

BỘ SGK CÁNH DIỀU

BÀI

HỌ VÀ TÊN

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

SĐT

CÔNG VIỆC

Bài 6

1. Phạm Thị Kim Dung

THCS và THPT Tạ Quang Bửu – Hai Bà Trưng - HN

0336032445

2. Nguyễn Thu Thanh

Trường THCS Đa Tốn Gia Lâm Hà Nội

0982470093

3. Phạm Thị Tươi

THCS Hoàng Diệu – Thái Bình

0977948099

4. Hoàng Bích Xuân

Trường THCS Xuân Thu – Sóc Sơn - Hà Nội

0982545142

5. Trần Thị Phương Anh

Đồng Tiến Phổ Yên, Thái Nguyên

0984889160

6. Phạm Thị Lâm

THCS Trới, Hoành Bồ, Hạ Long, Quảng Ninh

0967 678 556

BÀI 6

TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ

Đọc, hiểu văn bản (1)

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

* Năng lực đặc thù

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh, ...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học, ... của truyện ngụ ngôn.

2. Về phẩm chất:

- Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn; khiêm tốn và học hỏi; tự tin, dám chịu trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh minh họa.

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.

b. Nội dung:

GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi để hỏi HS.

HS quan sát hình ảnh và đoán các tên truyện tương ứng với các hình ảnh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và từ khóa truyện ngụ ngôn.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ.

- Quan sát hình ảnh và đoán tên truyện tương ứng với các hình ảnh mà các em vừa quan sát?

Gv trình chiếu hoặc cho học sinh xem các hình ảnh khác nhau.

Thỏ và Rùa (8 chữ cái) Con cáo và chùm nho (15)

Chó Sói và cừu (11) Éch ngồi đáy giếng (15)

Thầy bói xem voi (13) Trí khôn của ta đây (15)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đoán tên truyện.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- HS đoán tên các truyện tương ứng với các hình ảnh.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.

Gv: Em nhận ra đặc điểm chung của những truyện này là gì?

- Đều có hình ảnh có các loài vật

Gv: Mượn hình ảnh loài vật để nói chuyện con người đó chính là đặc điểm nhận diện của thể loại truyện ngụ ngôn. Để hiểu sâu hơn về thể loại này, hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)

I. Tìm hiểu chung

Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại truyện ngụ ngôn.

Nội dung: HS trả lời, hoạt động cá nhân.

- GV sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

- HS dựa vào phần Kiến thức ngữ văn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm.

Sản phẩm:

- Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về truyện ngụ ngôn.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

* Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ: Têu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn trong SGK trang 03 để nêu những hiểu biết về thể loại truyện ngụ ngôn.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc phần Kiến thức ngữ văn trong SGK trang 03 và tái hiện kiến thức trong phần đó.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trình bày cá nhân.

- Các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về thế giới truyện ngụ ngôn.

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

* Bước 4: Kết luận, nhận định

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.

Ngụ: Hàm chứa ý kín đáo

Ngôn: Lời nói.

=> Ngụ ngôn: Nguyên nghĩa là lời nói có ngụ ý, tức lời nói có ý kín đáo để người đọc, người nghe tự suy ra mà hiểu

1. Truyện ngụ ngôn:

- Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.

- Có ngụ ý.

- Mục đích: mượn chuyện loài vật để kín đáo nói chuyện con người -> khuyên nhủ, răn dạy những bài học cho con người trong cuộc sống.

I. TÌM HIỂU CHUNG (…’)

Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh, ...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học, ... của truyện ngụ ngôn.

Nội dung:

GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) GV hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, thể hiện được sự ngông nghênh, kiêu ngạo của ếch, xen chút hài hước; chú ý chỉ dẫn đọc màu vàng bên phải mỗi phần.

- 2 HS đọc

- Nhận xét cách đọc của HS; trả lời hộp chỉ dẫn màu vàng bên phải.

- Tìm hiểu chú thích SGK.

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

* Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ:

+ Nêu những sự kiện chính của truyện.

+ Hãy kể tóm tắt truyện từ 5-7 câu?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận.

- GV quan sát, khích lệ HS.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.

+ HS nhận xét lẫn nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức:

- Ếch sống lâu ngày trong giếng

- Tiếng kêu của nó làm các con vật nhỏ bé hoảng sợ.

- Nó tưởng trời chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

- Trời mưa làm nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài

- Nó nghênh ngang coi thường xung quanh

- Cuối cùng bị con trâu dẫm bẹp.

(2) Nêu bố cục của văn bản? Có thể chia theo cách khác?

- HS phát biểu ý kiến.

- Tổ chức cho HS trao đổi ý kiến, nhận xét, bổ sung?

- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

* Bước 1: Giao nhiệm vụ.

- GV giao nhiệm vụ:

+ Xác định thể loại của truyện?

+ Truyện kể về nhân vật nào?

+ Xác định ngôi kể và thứ tự kể của truyện?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Tổ chức cho HS thảo luận.

+ GV quan sát, khích lệ HS.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.

+ HS nhận xét lẫn nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.

2. Tác phẩm

a) Đọc và tóm tắt

- Đọc

- Tóm tắt

b) Bố cục văn bản:

- Chia 2 phần.

- Phần 1: Từ đầu ... chúa tể -> Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng.

- Phần 2: Còn lại -> Cuộc sống của ếch khi ra khỏi giếng

c) Thể loại, nhân vật , ngôi kể, thứ tự kể

- Thể loại: truyện ngụ ngôn.

- Nhân vật chính: con ếch

- Ngôi kể thứ ba.

- Thứ tự: kể xuôi.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Câu chuyện của ếch

Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh, ...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học, ... của truyện ngụ ngôn.

Nội dung:

GV sử dụng phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tìm hiểu.

HS suy nghĩ và làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập, làm việc nhóm để tìm hiểu văn bản.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Nhóm 1, 2: Hoàn thành phiếu học tập số 1

Hoàn cảnh sống

Hành động

Tính cách

Ếch ở trong giếng

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- H trao đổi phiếu học tập, nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 3: Báo cáo thảo luận

GV yêu cầu một vài HS trình bày phiếu học tập.

HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

* Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS

- Chốt nội dung (sản phẩm).

- Chuyển dẫn sang nội dung sau.

a. Ếch ở trong giếng:

- Hoàn cảnh sống: xung quanh ếch chỉ có vài con cua, ốc, nhái ...

-> Môi trường sống nhỏ bé, hạn hẹp.

- Hành động: Hàng ngày, ếch cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật nhỏ bé hoảng sơ.

- Tính cách: Ếch cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung còn nó thì oai như một vị chúa tể.

-> Tầm nhìn, sự hiểu biết hạn chế và nông cạn.

-> Thái độ chủ quan, kiêu ngạo ...

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Nhóm 3, 4: Hoàn thành phiếu học tập số 2

Hoàn cảnh sống

Hành động

Tính cách

Ếch ra ngoài giếng

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- H trao đổi phiếu học tập, nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu một vài HS trình bày phiếu học tập.

- HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

* Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS

- Chốt nội dung (sản phẩm).

- Chuyển dẫn sang nội dung sau.

b. Ếch ra ngoài giếng:

- Hoàn cảnh sống: ếch ra bên ngoài giếng.

-> Môi trường sống thay đổi, rộng lớn.

- Hành động: Ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.

- Tính cách: Vẫn nghênh ngang, kiêu ngạo.

-> Thái độ vẫn chủ quan ...

? Thái độ sống ấy khiến ếch phải chịu hậu quả gì?

- Nó đi lại nghênh ngang đi lại khắp nơi, chả thèm để ý đến xung quanh và bị trâu giẫm bẹp.

c. Kết quả:

* Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- Kĩ thuật: Khăn phủ bàn.

- Thời gian: 3 phút

? Theo em nguyên nhân nào khiến ếch có kết cục bi thảm như vậy?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. t

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trình bày, nhận xét cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định.

- GV chốt

- Trời mưa to hay con trâu đi qua không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của ếch.

- Nguyên nhân của kết cục bi thảm đó là vì: Rời khỏi môi trường sống quen thuộc nhưng ếch lại không thận trọng. Nó vốn rất kiêu ngạo, nên chủ quan, nghênh ngang, nhâng nháo, chẳng thèm nhìn, chẳng thèm để ý xung quanh. Nghĩa là ếch vẫn cứ coi trời bằng vung như hồi ở trong giếng cạn.

GV: Cái chết của ếch là tất nhiên, khó tránh, không trước thì sau. Đó là kết quả của lối sống kiêu căng, hợm hĩnh nhưng hết sức ngu dốt, ngớ ngẩn. Ếch và những ai có lối sống như ếch thật đáng giận nhưng cũng thật đáng thương.

d. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch:

- Nguyên nhân khách quan: trời mưa to... con trâu đi qua...

- Nguyên nhân chủ quan: kiêu ngạo nên chủ quan.

-> Đó là kết quả của lối sống kiêu căng, hợm hĩnh nhưng hết sức ngu dốt, ngớ ngẩn.

2. Bài học nhận thức

* Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Hình thức: Thảo luận nhóm đôi.

- Thời gian: 2 phút.

? Từ cách sống và cái chết của ếch, em hãy nêu ra những bài học có thể rút ra từ truyện này? Theo em, đâu là bài học chính của câu chuyện?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ, trả lời.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

* Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Những bài học trên có ý nghĩa nhắc nhở và khuyên bảo tất cả mọi người ở mọi lĩnh vực, nghề nghiệp, công việc cô thể ở nhiều hoàn cảnh khác nhau.Ý nghĩa của những bài học mà truyện ngô ngôn này nêu ra là rất rộng.

- Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh.

- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh.

- Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn hay thay đổi vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình, để cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, phải nhìn xa trông rộng.

III. TỔNG KẾT (…’)

Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh, ...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học, ... của truyện ngụ ngôn.

Nội dung:

- GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản…

- HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

* Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm theo bàn.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

? Khái quát nội dung, ý nghĩa văn bản?

? Em thấy con ếch này có gần gũi không? Có mang đặc điểm tính cách giống con người không?

? Truyện kể về con ếch nhưng ở đây có rất nhiều chi tiết ẩn dụ, tượng trưng. Em hãy chỉ ra điều đó?

? Truyện phê phán đối tượng nào và khuyên chúng ta điều gì?

+ Từ đó em rút ra cách để đọc hiểu một văn bản truyện ngụ ngôn, chúng ta cần lưu ý điều gì?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).

GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

* Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide

- Đọc phần Kiến thức ngữ văn để hiểu khái niệm Truyện ngụ ngôn.

- Khi đọc truyện cần chú ý:

+ Truyện kể về nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

+ Bối cảnh của truyện có gì độc đáo?

+ Truyện nêu lên được bài học gì? Bài học ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?

1. Nghệ thuật

- Cách kể chuyện ngắn gọn, tình huống bất ngờ hài hước kín đáo.

- Miêu tả phù hợp với thực tế, xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với đời sống.

- Phép nhân hoá, ẩn dụ tượng trưng; Cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên đặc sắc.

2. Nội dung

* Nội dung: Truyện kể về cuộc sống của một chú ếch kiêu ngạo khi ở trong giếng chỉ coi trời bằng vung, đến khi ra ngoài không thèm để ý xung quanh nên bị con trâu giẫm bẹp.

- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huyênh hoang.

- Khuyên chúng ta cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết. Không được chủ quan, kiêu ngạo.

3. Cách đọc văn bản

3. HĐ 3: Luyện tập (16’)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

D

C

C

D

D

B

A

C

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Câu 1. Thế nào là truyện ngụ ngôn?

A. Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.

B. Là truyện thông qua việc mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

C. Là truyện có ý nghĩa răn dạy con người những đạo lí của cuộc sống.

D. Là truyện chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, li kì, giống như truyện cổ tích.

Câu 2: Mục đích của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Phản ánh cuộc sống.

B. Tố cáo xã hội.

C. Khuyên nhủ, răn dạy con người

D. Gây cười.

Câu 3. Truyện Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết.

B. Thần thoại.

C. Truyện cổ tích.

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 4. Trong truyện Êch ngồi đáy giếng, con ếch sống trong một cái giếng nhỏ, chung quanh nó toàn là những con vật yếu đuối, điều này làm ếch có suy nghĩ thế nào?

A. Ếch tưởng trong thế giới này chỉ có những con vật nhỏ hơn nó.

B. Ếch cho rằng cái giếng là nơi sâu nhất.

C. Ếch tưởng bầu trời nhỏ bé bằng cái vung và nó là một vị chúa tể.

D. Ếch nghĩ nó không có bà con, họ hàng.

Câu 5. Khi nước tràn vào giếng và đưa ếch ra ngoài, thái độ của ếch như thế nào khi nhìn thấy cảnh vật chung quanh?

A. Rất lo lắng và sợ sệt vì mọi thứ quá xa lạ.

B. Đắc ý vì cảnh vật mới không bằng nơi nó sinh sống bấy lâu.

C. Nghênh ngang đi lại khắp nơi, dương dương tự đắc vì nghĩ mình là chúa tể của muôn loài.

D. Cười nhạo báng tất cả mọi thứ ếch gặp trên đường.

Câu 6. Trong truyện, ếch là con vật như thế nào?

A. Có tầm hiểu biết sâu rộng và có vốn sống dồi dào.

B. Có vốn sống bình thường nhưng luôn biết học hỏi.

C. Có tầm hiểu biết sâu rộng nhưng không chịu học hỏi những con vật khác ở chung quanh.

D. Có hiểu biết nông cạn, hời hợt nhưng lại thích huênh hoang.

Câu 7. Hậu quả của thái độ tự cao, tự đại của ếch là gì?

A. Ếch bị các con vật trên bờ cách li và phải trở về giếng cũ.

B. Ếch bị một con voi giẫm chết,

C. Ếch bị con người bắt và ăn thịt.

D. Ếch bị một con trâu đi qua giẫm cho bẹp dí.

Câu 8. Truyện Ếch ngồi đáy giếng phê phán điều gì?

A. Phê phán những kẻ ỷ quyền thế bắt nạt người khác.

B. Phê phán những người hiểu biết nông cạn mà thường tỏ ra huênh hoang, tự cho mình là nhất.

C. Phê phán những người thích khoa trương, cho mình là giàu có.

D. Phê phán những kẻ tham lam, độc ác, thích bòn rút của người khác.

Câu 9. Truyện Ếch ngồi đáy giếng khuyên chúng ta điều gì?

A. Phải biết cố gắng học tập, không ngừng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân, không được chủ quan, kiêu ngạo.

B. Phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

C. Phải biết lượng sức mình, không nên làm những việc vô nghĩa.

D. Phải biết tránh xa những thói hư, tật xấu.

Câu 10. Thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng thường được dùng để chỉ điều gì?

A. Những người quanh năm sống một chỗ, không đi đến nơi nào khác.

B. Những người không có gì nhưng lại thích khoe khoang.

C. Những người có hiểu biết nông cạn nhưng lại luôn cho mình là người hiểu biết.

D. Những người có vốn sống dồi dào nhưng không biết trau dồi bản thân.B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Chiếu bài tập

HS: Đọc yêu cầu của bài và lựa chọn đáp án. Có thể sử dụng thẻ màu hoặc tạo trò chơi trên Kahoot hoặc Quizizz.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án.

- HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng.

https://quizizz.com/admin/quiz/629c7ba7c7baef001d165769

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Thử nêu một số hiện tượng trong đời sống ứng với thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng”?

HS tự bộc lộ.

? Sưu tầm những truyện dân gian mà ếch là nhân vật chính? Qua đó hãy nêu hiểu biết của em về tín ngưỡng của người Việt cổ?

VD: Người lấy ếch, Hoàng tử ếch... -> Tục thờ thần ếch...

? Hãy tìm những câu tục ngữ, thành ngữ khuyên chúng ta không nên kiêu ngạo, chủ quan, phải luôn mở rộng tầm hiểu biết?

VD: + Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

+ Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- H nêu một số hiện tượng trong đời sống ứng với thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng”?

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm hoặc trên Padlet

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng quy định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn…

* Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài “Đẽo cày giữa đường”.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 6:

Đọc – hiểu văn bản (2)

ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG

(Truyện ngụ ngôn)

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động.

b. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và chia sẻ.

c. Sản phẩm: Chia sẻ của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Gọi HS xung phong kể một cầu chuyện ngắn hoặc sự việc để lại bài học sâu sắc về cuộc sống, yêu cẩu HS nói rõ bài học đã rút ra được; có thể mời HS khác rút ra bài học cho bản thân từ cầu chuyện bạn kể.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận:

Gọi 1 -2 hs chia sẻ.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV nhận xét, bổ sung theo định hướng kết nối với VB.

Câu trả lời của
mỗi cá nhân HS
(tuỳ theo hiểu biết và trải nghiệm của
bản thân).

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được tri thức Ngữ văn (đề tài sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời giam của truyện ngụ ngôn).

- Nhận biết được thông điệp, bài học mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Từ thông điệp, tự rút ra bài học, có thể mở rộng những bài học mới, liên hệ đến đời sống của bản thân và các thành ngữ tương ứng.

b. Nội dung:

GV sử dụng KT đọc mẫu, đọc sáng tạo để hướng dẫn HS đọc văn bản; sử dụng KT đặt câu hỏi, khăn phủ bàn để tìm hiểu nội dung văn bản.

HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời những câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, chia sẻ và PHT của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN (15’)

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

1. Đọc – tóm tắt

- Hướng dẫn đọc nhanh.

+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.

+ Thể hiện rõ lời thoại của các nhân vật (nhấn mạnh vào những từ ngữ trong lời các nhân vật và từ ngữ thể hiện thái độ và hành động của nhân vật chính).

- Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).

+ Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.

+ Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.

- Cho HS quan sát tranh, yêu cầu HS sắp xếp theo đúng trình tự diễn ra trong truyện rồi kể tóm tắt.

2. Tìm hiểu chung

GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập số 1 (đã chuẩn bị ở nhà) và cho biết thể loại, ngôi kể, nhân vật , bố cục.

Phiếu học tập số 1

Thể loại

Ngôi kể

Nhân vật chính

Bố cục

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi; quan sát tranh, sắp xếp theo cốt truyện.

2. Trả lời câu hỏi theo PHT.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Kể tóm tắt truyện, trả lời các câu hỏi trong PHT.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

Thể loại

Ngôi kể

Nhân vật chính

Bố cục

truyện ngụ ngôn

ngôi thứ ba

người thợ mộc

3 phần

+ P1 (đoạn 1): Bối cảnh của người thợ mộc

+ P2 (đoạn 2): Công việc đẽo cày của anh thợ mộc

+ P3 (đoạn 3): Kết quả của việc đẽo cày

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái đọc tập và sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Đọc - tóm tắt

- Cách đọc

- Tóm tắt

Truyện kể về một người thợ mộc bỏ hết vốn liếng mua gỗ về đề đẽo cày bán. Khi anh thực hiện công việc có nhiều người góp ý. Mỗi lần nghe người khác góp ý, anh ta lại sửa cái cày của mình. Cuối cùng anh làm những cái cày rất to phải sức voi mới kéo được. Kết cục anh chẳng bán được cái cày nào , vốn liếng cũng hết sạch.

2. Tìm hiểu chung

- Thể loại: truyện ngụ ngôn

- Nhân vật chính: người thợ mộc

- Ngôi kể: ngôi thứ ba

- Bố cục: 3 phần

+ P1 (đoạn 1): Bối cảnh của người thợ mộc

+ P2 (đoạn 2): Công việc đẽo cày của anh thợ mộc

+ P3 (đoạn 3): Kết quả của việc đẽo cày

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI (44’)

1. Câu chuyện đẽo cày của anh thợ mộc (5’)

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về hoàn cảnh của người thợ mộc

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Hãy tóm tắt bối cảnh của truyện “Đẽo cày giữa đường”.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS Đọc thầm đoạn 1 để tìm câu trả lời.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Gọi HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi; HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.

a. Hoàn cảnh của người thợ mộc (5’)

Một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu việc đẽo cày của người thợ mộc

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hỏi: Ở đoạn 2, người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần góp ý? Từ đó em hãy nhận xét về tính cách của nhân vật.

Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm.

Những lần nghe theo

Lời góp ý- Hành động, thái độ

Hành động của người thợ mộc

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Nhận xét về người thợ mộc:

- Chia nhóm 4-6 hs.

- Phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

GV: quan sát, thẽo dõi hs thực hiện nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm cặp đôi khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

Những lần nghe theo

Lời góp ý- Hành động, thái độ

Hành động của người thợ mộc

Lần 1

Phải đẽo cao, to mới dễ cày.

Cho là phải – đẽo

Lần 2

Phải đẽo nhỏ, thấp hơn.

Cho là phải – đẽo

Lần 3

Phải đẽo to gấp đôi, gấp ba cho voi cày.

Liền đẽo ngay

Nhận xét về người thợ mộc:


Không có chính kiến của bản thân mình, luôn bị động, thay đổi theo ý của người khác.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các cặp đôi.

GV nhấn mạnh cho HS phải nắm được trọn vẹn cả ba lần phản ứng trong cầu chuyện (hai lần “cho la phải” rồi đẽo cày theo kích cỡ mới, và một lần ‘liền đẽo ngay” mà không có suy nghĩ, tìm hiểu, cần nhắc). Phản ứng ấy được chính người thợ mộc tự hiểu ra là sai lầm, biết rằng “dễ nghe người là dại” (không có sự suy xét, đánh giá đúng/ sai, không tìm hiểu thực tế mà chỉ nghe và tin một cách mù quáng), để đến nỗi “quá muộn rồi, không sao chữa được nữa”.

GV cẩn hướng dẫn HS chú ý từ ngữ được dùng trong VB để thể hiện mức độ “dại” của người thợ mộc: lần 1 cho là phải - đẽo, lần 2 cho là phải - lại đẽo, lẩn 3 liền đẽo ngay.
– GV liên hệ thực tế, nhấn mạnh cách nhìn
nhận, đánh giá con người trong cuộc sống.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau.

b. Việc đẽo cày của người thợ mộc

- Có rất nhiều người xem anh ta đẽo cày và mỗi người góp một ý khác nhau:

+ Lần 1: Phải đẽo cao, to mới dễ cày.

-> Cho là phải – đẽo

+ Lần 2: Phải đẽo nhỏ, thấp hơn.

-> Cho là phải – đẽo

+ Lần 3: Phải đẽo to gấp đôi, gấp ba cho voi cày.

-> Liền đẽo ngay

- Mỗi người góp một ý, anh thợ mộc đều cho là phải, thấy có lí và làm theo.

=> Anh thợ mộc không có chính kiến của bản thân mình, luôn bị động, thay đổi theo ý của người khác.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu kết quả của việc đẽo cày của người thợ mộc

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hỏi:

+ Kết quả việc đẽo cày của người thợ mộc là gì?

+ Tìm câu hành ngữ liên quan đến câu chuyện đẽo cày này.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: làm việc cá nhân.

GV:

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm cặp đôi khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau.

c. Kết quả của việc đẽo cày

- Anh ta bày đầy hàng ra nhưng không ai mua.

- Tất cả gỗ đẽo đều hỏng hết.

- Vốn liếng đi đời nhà ma.

=> Anh thợ mộc hết vốn liếng, không đạt được kết quả mong muốn.

2. Bài học

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Hỏi: Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS HS hoạt động cặp đôi tìm câu trả lời

GV hướng dẫn HS tìm chi tiết (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS báo cáo, GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

HS: HS chia sẻ kết quả sản phẩm, trao đổi, thảo luận.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

- Gv chốt lại bài học rút ra và ý nghĩa thành ngữ “ Đẽo cày giữa đường”

GV cũng cần giúp HS phân biệt giữa biết lắng nghe góp ý với dễ nghe người là dại (không có sự suy xét, đánh giá đúng/ sai, không tìm hiểu thực tế mà chỉ nghe và tin một cách mù quáng) để HS nhận thức đúng đắn vê' điều này.

- Khi muốn làm gì, cần tìm hiểu rõ về cách làm, xác định mục đích rõ ràng.

- Con người cần biết cố gắng, nỗ lực để thực hiện những điều mình mong muốn.

- Mỗi người cần biết lắng nghe có chọn lọc, có chủ kiến của bản thân, kiên định, không nên cả tin người khác, ai nói gì cũng làm theo.

III. TỔNG KẾT (5’)

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Hỏi: – Nêu nội dung chính và bài học cuộc sống từ vb “Đẽo cày giữa đường”.
– Điều gì đã làm nên sức hấp hẫn của truyện?
B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và ghi câu trả lời ra giấy.

GV theo dõi, quan sát HS làm việc cá nhân, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo kết quả làm việc cá nhân, HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các HS.

B4: Kết luận, nhận định

- Chốt nội dung phần tổng kết lên màn hình, kết nối với những nội dung chính của bài học, nhấn mạnh thể loại , tính cách nhân vật khi đọc truyện; chốt kiến thức toàn bài.

- GV chuyển dẫn sang nội dung sau.

1. Nghệ thuật

- Truyện ngụ ngôn. Kể chuyện ngôi 3.

- Tình tiết có mức độ tăng dần.

- Kết thúc truyện gắn với bài học sâu sắc trong cuộc sống

2. Nội dung

- Câu chuyện kể về người thợ mộc đẽo cày theo ý người khác dẫn đến kết quả mất hết vốn liếng.

- Qua đó, tác giả dân gian nhắn nhủ mỗi người cần có chính kiến, kiên định, biết lắng nghe có chọn lọc, không nên vội vàng nghe theo lời người khác.

3. HĐ 3: Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.

b. Nội dung: HS củng cố kiến thức về đọc hiểu VB truyện; thực hành viết đoạn văn
ngắn từ một nội dung của truyện.

c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

Nhiệm vụ 1. Luyện tập đọc hiểu

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện em sẽ làm gì trước những lời góp ý của mọi người?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận:

Gọi 3- 4 hs chia sẻ.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV nhận xét, bổ sung theo định hướng kết nối với VB.

Câu trả lời của
mỗi cá nhân HS
(tuỳ theo hiểu biết và trải nghiệm của
bản thân).

Nhiệm vụ 2. Viết kết nối với đọc

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có sử dụng thành ngữ Đẽo cày giữa đường

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động cá nhân.

GV gợi ý: HS có thể chọn cách viết 1 đv nghị luận nội dung khuyên nhủ bạn bè cần có chính kiến, biết lắng nghe, chọn lọc lời góp ý, có dẫn câu thành ngữ.

B3: Báo cáo, thảo luận:

Một số HS trình bày đoạn văn trước lớp. Các HS khác căn cứ vào các tiêu chí đánh giá để nhận xét về sản phẩm của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV nhận xét, đánh giá; rút kinh nghiệm cho HS.

Các tiêu chí có thể như sau:

- Nội dung: khuyên nhủ con người biết giữ chính kiến, biết lắng nghe

- Chính tả và diễn đạt: đúng chính tả và không mắc lỗi diễn đạt.

- Dung lượng: khoảng 5 –7 câu.

4. HĐ 4: Hoạt động vận dụng, mở rộng

a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới trong
học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.
c. Sản phẩm: Câu chuyện của hs

d. Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS thực hiện ở nhà:: Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.
B2: HSThực hiện nhiệm vụ ở nhà

– Bài viết của hs.

*******************************

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 6: TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN, LAO ĐỘNG VÀ CON NGƯỜI, XÃ HỘI

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Khái niệm tục ngữ.

- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

- Sưu tầm một số câu tục ngữ về con người, xã hội.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động con người và xã hội vào đời sống.

3.Phẩm chất:

- Yêu quý, trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.

- Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm, bài học hay, phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài

- Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

b. Nội dung: HS tham gia trò chơi đố vui

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhiệm vụ: GV đưa ra trò chơi ô chữ để ôn lại một số câu tục ngữ đã học ở buổi trước về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.

- Phương án thực hiện:

+ Thực hiện trò chơi “Ô chữ bí ẩn”

+ Luật chơi: Mỗi đội có 5 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt chọn câu hỏi theo số mà các con yêu thích

- Thời gian: 2 phút

- Sản phẩm: Các từ ngữ điền vào chỗ chấm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ lập đội chơi

+ chuẩn bị tinh thần thi đấu

+ thực hiện trò chơi theo đúng luật

* Giáo viên:

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi

- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu các đội lần lượt lựa chọn câu hỏi. Hết câu hỏi thì dừng lại.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Học sinh nhớ lại được các câu tục ngữ đã học ở bài trước.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

+ tinh thần, ý thức hoạt động học tập

+ kết quả làm việc

+ bổ sung thêm nội dung (nếu cần)

=> Vào bài: Có thể thấy, kho tàng tục ngữ với số lượng lớn là cả một kho kinh nghiệm mà dân gian xưa đã đúc kết. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu giá trị của tục ngữ. Cụ thể hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.

1. Tấc đất tấc vàng.

2. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

3. Cái răng, cái tóc là góc con người.

4. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

5. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

6. Mưa tháng Ba hoa đất/ Mưa tháng Tư đất.

=> TỤC NGỮ

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Tìm hiểu khái niệm tục ngữ (2 phút)

a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ và nội dung, chủ đề tục ngữ nói chung của văn bản nói riêng.

b. Nội dung: HS trả lời nhanh phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Đọc phần chú thích và điền thông tin còn thiếu vào bảng sau:

Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian

Tác giả:

Hình thức

Nội dung:

Nghệ thuật:

Phạm vi vận dụng:

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Đọc, suy nghĩ, trình bày

- Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày

- Dự kiến sản phẩm:

Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian

Tác giả: dân gian -> mang tính tập thể, dị bản

Hình thức: câu nói

Nội dung: kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động, con người, xã hội.

Nghệ thuật:

- Những câu nói hoàn chỉnh, ngắn gọn.

- Giàu hình ảnh, sử dụng so sánh, ẩn dụ

- Gieo vần

Phạm vi vận dụng: đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình

- Học sinh khác bổ sung

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

- GV bổ sung, nhấn mạnh:

+ Về hình thức: tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững có hình ảnh, nhịp điệu

+ Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân về tự nhiên, lao động, sản xuất, con người, xã hội

Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.Vì thế tục ngữ còn được gọi là túi khôn của nhân dân

- Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, một số câu có cả nghĩa bóng

I. Tìm hiểu chung:

1. Khái niệm:

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:

+ Quy luật của thiên nhiên

+ Kinh nghiệm lao động sản xuất

+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.

2. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục (5 phút)

a. Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, hiểu được ngữ nghĩa cụ thể của mỗi câu tục ngữ và những đề tài cụ thể của tục ngữ.

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Làm việc cá nhân -> Thảo luận nhóm -> thống nhất ý kiến

- Giáo viên: Quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh khi cần thiết

- Dự kiến sản phẩm: 8 câu tục ngữ trong bài chia làm 3 nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm lên trình bày kết quả

- Học sinh nhóm khác bổ sung

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV chốt:

I. TÌM HIỂU CHUNG

+ Câu 1, 3 : Những câu tục ngữ về thiên nhiên.

+ Câu 2, 4: Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.

+ Từ câu 5 đến 8 : Những câu tục ngữ về con người và xã hội.

3. Đọc hiểu văn bản

3.1 Đọc và tìm hiểu những câu tục ngữ về thiên nhiên

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về thiên nhiên đúc kết những kinh nghiệm gì? Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó? Trong thực tế những câu tục ngữ này được áp dụng như thế nào?

Phiếu học tập:

Câu tục ngữ số….

Nội dung

Cơ sở thực tế

Nghệ thuật

Giá trị kinh nghiệm

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Làm việc cá nhân🡪thảo luận nhóm->thống nhất ý kiến

-Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày bằng phiếu học tập

-Học sinh các nhóm khác bổ sung

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- Học sinh nhận xét, đánh giá

-Giáo viên nhận xét đánh giá

🡪Giáo viên chốt kiến thức ghi bảng

GV chốt, chuyển: Hai câu tục ngữ trên đều có điểm chung là đúc kết những kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt của đất nước ta. Ngoài ra nhân dân ta còn đúc kết những kinh nghiệm trong lao động sản xuất.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:

1. Tục ngữ về thiên nhiên:

Câu 1: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”

- Nội dung:

Chân trời xuất hiện những áng mây có màu mỡ gà là trời sắp có bão, cần phải gia cố giữ gìn nhà cửa.

- Cơ sở thực tế:

+ Ráng là màu vàng xuộm của mây do mặt trời chiếu vào.

+ Ráng mỡ gà thường xuất hiện ở phía chân trời trước khi có giông bão

- Nghệ thuật:

+ Lược bỏ 1 số thành phần chính để thành câu rút gọn 🡪 Nhấn mạnh vào nội dung chính để mọi người dễ nhớ

+ Gieo vần lưng: gà – nhà

🡪 Tạo âm điệu dễ nhớ, dễ thuộc

- Giá trị kinh nghiệm: Cần chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu... Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt giảm thiểu thiệt hại.

Câu 3: “Mống đông vồng tây/ Chẳng mưa dây cũng bão giật”

- Nội dung:

Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ, nếu trời có cầu vồng ở phía đông hoặc ở phía tây là sắp có mưa to gió lớn.

- Nghệ thuật:

+ Lược bỏ 1 số thành phần chính để thành câu rút gọn 🡪 Nhấn mạnh vào nội dung chính để mọi người dễ nhớ

+ Gieo vần lưng: đông – vồng

🡪 Tạo âm điệu dễ nhớ, dễ thuộc

- Giá trị kinh nghiệm: Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, lo liệu làm ăn. Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt giảm thiểu thiệt hại.

3.2 Đọc và tìm hiểu những câu tục ngữ về lao động sản xuất

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó?ý nghĩa của mỗi kinh nghiệm.

Phiếu học tập:

Câu tục ngữ số….

Nội dung

Cơ sở thực tế

Nghệ thuật

Giá trị kinh nghiệm

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Làm việc cá nhân🡪thảo luận nhóm->thống nhất ý kiến

-Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày bằng phiếu học tập

-Học sinh các nhóm khác bổ sung

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- Học sinh nhận xét, đánh giá

-Giáo viên nhận xét đánh giá

🡪Giáo viên chốt kiến thức ghi bảng

II. Tìm hiểu chi tiết:

2. Tục ngữ về lao động sản xuất

Câu 2: “Nhất thì, nhì thục”

- Nội dung: Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của việc cày xới đối với nghề trồng trọt

- Cơ sở thực tế:

+ Trồng trọt đúng thời vụ mới tránh được thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh 🡪 Đem lại năng suất, hiệu quả cao

+ Làm đất kĩ, cần cù chăm chỉ cũng không kém phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

- Nghệ thuật:

+ Đưa ra thứ tự lợi ích các các yếu tố

+ Gieo vần “i”

- Giá trị kinh nghiệm:

+ Gieo cấy đúng thời vụ

+ Cải tạo đất sau mỗi thời vụ

Câu 4: Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông

- Nội dung: Muốn bắt tôm phải đi vào chập tối, còn bắt cá thì phải đi từ sáng sớm.

- Nghệ thuật:

+ Gieo vần “ang”

+ Điệp từ “đi”

+ Đối lập: “chạng vạng” >< “rạng đông”

- Kinh nghiệm: Kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt tôm cá. Tôm thường đi kiếm ăn lúc xế chiều còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn rạng sáng.

3.3 Đọc và tìm hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về con người và xã hội

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về con người và xã hội, đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó? ý nghĩa của mỗi kinh nghiệm.

Phiếu học tập:

Câu tục ngữ số….

Nội dung

Cơ sở thực tế

Nghệ thuật

Giá trị kinh nghiệm

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Làm việc cá nhân🡪thảo luận nhóm->thống nhất ý kiến

-Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày bằng phiếu học tập

-Học sinh các nhóm khác bổ sung

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- Học sinh nhận xét, đánh giá

-Giáo viên nhận xét đánh giá

🡪Giáo viên chốt kiến thức ghi bảng

II. Tìm hiểu chi tiết:

3. Tục ngữ về con người và xã hội

Câu 5: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

- Nội dung:

+ Nghĩa đen: Dù đói, rách vẫn phải ăn uống, ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn thơm tho

+ Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch

- Nghệ thuật:

+ Ẩn dụ: sạch; thơm

+ Đối: đói - rách, sạch - thơm

- Giá trị kinh nghiệm:

Khuyên con người phải sống sao cho trọn phẩm giá, nhân cách, phải có lòng tự trọng.

Câu 6: Chết trong hơn sống đục

- Nội dung: Khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống, chết vinh còn hơn sống nhục, sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống, luôn phải sống đúng đắn, đúng chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực và biết cách đối nhân xử thế.

- Nghệ thuật:

+ Ẩn dụ:

  • Nghĩa đen: “Trong” ý chỉ nước sạch, không có tạp chất, bụi bẩn nào trái ngược với “đục” tức là nhiều tạp chất bụi bẩn.
  • Nghĩa bóng:“Trong” biểu tượng cho người lối sống thanh sạch, sống đẹp, sống đúng với các chuẩn mực đạo đức và đúng pháp luật. Trái lại “đục” biểu hiện cho lối sống trái với luân thường đạo lý.

+ Đối: chết>< sống; trong >< đục

- Kinh nghiệm: Khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống, chết vinh còn hơn sống nhục, sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống, luôn phải sống đúng đắn, đúng chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực và biết cách đối nhân xử thế.

Câu 7: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

- Nội dung: Ca ngợi sự kiên trì, quyết tâm thực hiện việc gì đó tới cùng.

- Nghệ thuật:

+ Điệp từ “có”

+ Ẩn dụ: “sắt”, “kim”

“Sắt” là những thử thách, khó khăn trong cuộc sống, “kim” là kết quả, là ước mơ, nguyện vọng của mình, điều mà mình mong muốn đạt tới trong cuộc sống.

- Kinh nghiệm: Khuyên răn chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng nên đặt vào đó sự quyết tâm cũng như lòng kiên trì thì ta mới đạt được thành công như ý nguyện.

=> Cho học sinh xem video câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim

Link video:

https://www.youtube.com/watch?v=4aZ2q0bHS-8

Câu 8: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

- Nội dung: Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, biết ơn người đã giúp mình

- Nghệ thuật: Ẩn dụ: Cây-quả; trồng-ăn

- Trường hợp vận dụng: Thể hiện tình cảm biết ơn với ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người giúp mình, hi sinh vì mình…

4. Tổng kết

a. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ?

- Học sinh lắng nghe yêu cầu

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân

-Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên gọi học sinh trả lời

-Học sinh khác bổ sung

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- Học sinh nhận xét, đánh giá

-Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức ghi bảng

-HS đọc ghi nhớ.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

- Ngắn gọn, có vần nhịp, giàu hình ảnh.

2. Nội dung:

Đúc kết kinh nghiệm quý báu về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.

* Ghi nhớ (sgk)

Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng

a. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm thêm các câu tục ngữ khác. Học sinh vận dụng các câu tục ngữ đã học vào trong giao tiếp hàng ngày

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-GV cho học sinh chơi trò chơi “Giúp học sinh qua sông

-HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS giơ tay tham gia trò chơi, chọn người mà học sinh muốn đưa qua sông.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên gọi học sinh trả lời

- Học sinh khác bổ sung

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- Học sinh nhận xét, đánh giá

Câu 1: Tục ngữ về con người xã hội được hiểu theo những nghĩa nào?

  1. Nghĩa đen
  2. Nghĩa đen + nghĩa bóng
  3. Nghĩa bóng
  4. Tất cả đều sai

Câu 2: Câu tục ngữ nào trong bài nói về lao động sản xuất?

  1. Câu 2
  2. Câu 2 và 4
  3. Câu 1 và 3
  4. Câu 4

Câu 3: Từ ngữ nào trong câu “Cái răng, cái tóc là góc con người” sử dụng hình ảnh hoán dụ?

  1. Cái răng
  2. Cái tóc
  3. Cái răng, cái tóc
  4. Góc

Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”?

  1. Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
  2. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh
  3. Giấy rách phải giữ lấy lề
  4. Áo rách khéo vá hơn lành vụng may

Câu 5: Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” phù hợp với nội dung học tập nào sau đây?

  1. Học nói
  2. Học ăn
  3. Học mở
  4. Học gói

Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng

a. Mục tiêu: Học sinh sưu tầm các câu tục ngữ về lao động sản xuất

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-GV nêu yêu cầu:Em hãy sưu tầm những câu tục ngữ về lao động sản xuất?

- Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài học.

Chuẩn bị bài “ Chương trình địa phương ( Phần văn và tập làm văn)”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS về nhà học bài, sưu tầm

-Dự kiến sản phẩm:

- Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

- Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân

- Tốt lúa,tốt má,tốt mạ, tốt giống

- Một lượt tát , một bát cơm.

-Tháng hai trồng cà tháng ba trồng đỗ.

- Bao giờ đom đóm bay ra/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày vào tiết học sau

- HS về nhà sưu tầm

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

-Giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn các nguồn sưu tầm

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 6:

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động.

b. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và chia sẻ.

c. Sản phẩm: Chia sẻ của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Cho 2 ví dụ sau đây, em hãy nhận xét:

VD1: Thành ngữ “mười bảy bẻ gãy sừng trâu” khẳng định điều gì? Cách nói như trong câu tục ngữ này được gọi là gì?

VD2: “Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình”. Từ “bỏ đi” trong câu này được hiểu là gì? Cách dùng từ “bỏ đi” ở trong câu này được gọi là cách nói gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận:

Gọi 1 -2 hs chia sẻ.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV nhận xét, bổ sung theo định hướng kết nối với bài học.

VD1: Thành ngữ khẳng định sức mạnh phi của thanh niên → Nói quá

VD2: Cụm từ “bỏ đi” biểu thị cái chết của nhân vật đứa con → Nói giảm, nói tránh.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm – nói tránh; vận dụng được những biện pháp này vào đọc, viết, nói và nghe.

b. Nội dung: HS làm các bài tập theo SGK.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, chia sẻ và PHT của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Phát phiếu học tập số 1, học sinh làm việc cặp đôi theo phiếu.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn HS làm bài.

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
1. Đọc bài tập.

2. Trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Báo cáo kết quả

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

Bài 1 (trang 9):

a.

– Nói quá: “chưa nằm đã sáng”, “chưa cười đã tối”.

- Tác dụng: nhấn mạnh đặc điểm về thời gian của ngày và đêm giữa mùa hạ và mùa đông. Tháng 5 ÂL đêm ngắn ngày dài, tháng 10 ÂL đêm dài ngày ngắn.

b.

– Nói quá: “tát biển Đông cũng cạn”.

- Tác dụng: nhấn mạnh sự hoà hợp vợ chồng có thể cùng nhau làm những điều lớn lao, vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại.

c.

– Nói quá: “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

- Tác dụng: nhấn mạnh sự vất vả của người nông dân.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Bài tập 2 (SGK/9): GV tổ chức trò chơi ghép nối “Ai nhanh hơn”

Tìm cách nói quá tương ứng với cách nói thông thường:

* Cách nói quá:

1. Nghìn cân treo sợi tóc

2. Trăm công nghìn việc

3. Hiền như đất

4. Trói gà không chặt

* Cách nói thông thường:

A. Rất hiền lành

B. Yếu quá, không quen lao động chân tay

C. Rất bận

D. Ở tình thế vô cùng nguy hiểm

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn HS làm bài.

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
1. Đọc bài tập.

2. Trả lời câu hỏi theo PHT.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Báo cáo kết quả

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

Bài 2 (trang 9):

1-d

2-c

3-a

4-b

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Bài tập 3 (SGK/10):

HS làm việc theo phiếu học tập số 2, hình thức cặp đôi.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn HS làm bài.

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
1. Đọc bài tập.

2. Trả lời câu hỏi theo PHT.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Báo cáo kết quả

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

Bài 3 (trang 10):

a. Từ “yên nghỉ” chỉ “cái chết”. Cách dùng từ làm giảm bớt sự đau buồn, thương tiếc.

b. Từ “mất, về” chỉ “cái chết”. Cách dùng từ làm giảm bớt sự đau buồn, thương tiếc.

c. Từ “khuất núi” chỉ “cái chết”. Cách dùng từ làm giảm bớt sự đau buồn, thương tiếc.

3. HĐ 3: Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.

b. Nội dung: HS củng cố kiến thức về nói giảm – nói tránh, nói quá

c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Bài tập 4 (SGK/tr.10)

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về một chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm – nói tránh.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận:

Gọi 3- 4 hs chia sẻ.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV nhận xét, bổ sung theo định hướng kết nối với VB.

Đoạn văn của HS.

4. HĐ 4: Hoạt động vận dụng, mở rộng

a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới trong học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Chia sẻ một số tình huống trong cuộc sống hay sử dụng nói quá, nói giảm, nói tránh (có thể diễn thành hoạt cảnh ngắn)

c. Sản phẩm: Câu chuyện của hs

d. Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Giao nhiệm vụ:
Chia sẻ một số tình huống trong cuộc sống hay sử dụng nói quá, nói giảm, nói tránh (có thể diễn thành hoạt cảnh ngắn)
B2: HS Thực hiện nhiệm vụ ở nhà

– Chia sẻ của HS

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

Câu

Biện pháp nói quá

Tác dụng

a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng.

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. (Tục ngữ)

b. Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn. (Tục ngữ)

c. Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. (Ca dao)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Xác định biện pháp tu từ nói giảm – nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm – nói tránh trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

Câu

Biện pháp nói giảm – nói tránh

Tác dụng

A. Có người thợ dựng thành đồng

Đã yên nghỉ tận sông Hồng, em ơi! (Thu Bồn)

B. Ông mất năm nao, ngày độc lập

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao

Bà “về” năm đói, làng treo lưới

Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào… (Tố Hữu)

C. Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi. (Tô Hoài)

********************************

Thực hành đọc hiểu

BỤNG VÀ RĂNG, MIỆNG, TAY, CHÂN

(Truyện ngụ ngôn)

I. Mục tiêu

1. Năng lực

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của truyện ngụ ngôn

2. Về phẩm chất:

Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn; khiêm tốn và ham học hỏi; tự tin, dám chịu trách nhiệm

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập, Rubric.

III.Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động.

b. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để
làm việc cá nhân và chia sẻ.

c. Sản phẩm: Chia sẻ của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Em đã từng ghen tị, so bì với người khác chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện ấy (nếu có)

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận:

Gọi 1 -2 hs chia sẻ.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV nhận xét, bổ sung theo định hướng kết nối với VB.

Câu trả lời của
mỗi cá nhân HS

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được tri thức Ngữ văn (đề tài sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian của truyện ngụ ngôn).

- Nhận biết được thông điệp, bài học mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Từ thông điệp, tự rút ra bài học, có thể mở rộng những bài học mới, liên hệ đến đời sống của bản thân và các thành ngữ tương ứng.

b. Nội dung:

GV sử dụng KT đọc mẫu, đọc sáng tạo để hướng dẫn HS đọc văn bản; sử dụng KT đặt câu hỏi, khăn phủ bàn để tìm hiểu nội dung văn bản.

HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời những câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, chia sẻ và PHT của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

I. Tìm hiểu chung

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

1. Đọc – tóm tắt

- Hướng dẫn đọc nhanh.

- Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).

+ Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.

+ Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.

- Yêu cầu HS sắp xếp theo đúng trình tự diễn ra trong truyện rồi kể tóm tắt.

2. Tìm hiểu chung

GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập số 1 (đã chuẩn bị ở nhà) và cho biết thể loại, ngôi kể, nhân vật , bố cục.

Phiếu học tập số 1

Đề tài, thể loại

Ngôi kể

Nhân vật chính

Bố cục

Phiếu học tập số 2:

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi; sắp xếp theo cốt truyện.

2. Trả lời câu hỏi theo PHT.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Kể tóm tắt truyện, trả lời các câu hỏi trong PHT.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái học tập và sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

I. Tìm hiểu chung

Thể loại

Ngôi kể

Nhân vật chính

Bố cục

truyện ngụ ngôn

ngôi thứ ba

Răng, Miệng, Tay, Chân, Bụng

3 phần

+ P1 (từ đầu ... thấy là.): Hành động của Răng, Miệng, Chân, Tay

+ P2 (tiếp ... phút nào.): Kết quả của hành động

+ P3 (Còn lại): Quyết định của Răng, Miệng, Tay, Chân

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hành động của các nhân vật

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Hoàn thành phiếu học tập số 3

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS Đọc thầm đoạn 1 để tìm câu trả lời.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Gọi HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi; HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.

Hành động

Kết quả

Răng

Miệng

Tay

Chân

II. Tìm hiểu chi tiết

1.Hành động của Răng, Miệng, Tay, Chân và kết quả của hành động

Hành động

Kết quả

Răng không nhai.

Miệng không ăn

Miệng khô, đắng ngắt cả ngày.

Tay không gắp thịt.

Đôi Tay oặt ẹo

Chân

Chân không đi nổi.

=> Các bộ phận quyết định không làm gì nữa.

=> Tất cả các bộ phận cảm thấy rã rời, mệt mỏi, không thể làm gì được.

- Các bộ phận nhận ra vai trò của Bụng: Bụng cũng làm việc để tiêu hóa thức ăn, đem lại năng lượng cho cơ thể.

=> Các bộ phận quyết định: cùng chung sức đoàn kết, ghen tị chỉ làm cơ thể rã rời, không đem lại lợi ích gì.

Nhiệm vụ 2: Bài học được rút ra từ câu chuyện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Theo em có thể rút ra bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Ta, Chân?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ, trao đổi

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Gọi HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi; HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Chốt kiến thức

2. Bài học

- Mỗi người đều có một vai trò, ý nghĩa riêng. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng làm tốt bổn phận, nghĩa vụ của bản thân mình.

- Không nên ganh tị, so bì với người khác.

- Trong một tập thể, cần biết đoàn kết, giúp đỡ người khác để tạo nên sức mạnh, xây dựng tập thể vững mạnh.

3. HĐ 3: Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.

b. Nội dung: HS củng cố kiến thức về đọc hiểu VB truyện; thực hành viết đoạn văn
ngắn từ một nội dung của truyện.

c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

Nhiệm vụ 1. Luyện tập đọc hiểu

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần tri thức ngữ văn để nêu sự giống nhau và khau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn khác đã học?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động theo cặp

B3: Báo cáo, thảo luận:

Gọi 3- 4 hs chia sẻ.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV nhận xét, bổ sung theo định hướng kết nối với VB.

* Giống:

- Mượn chuyện về đồ vật, loài vật, cây cỏ,…để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

* Khác:

- Được kể bằng văn vần.

- Thay vì dùng hình ảnh con vật, câu chuyện lấy nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người để nêu lên bài học về lòng đoàn kết.

4. HĐ 4: Hoạt động vận dụng, mở rộng

a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới trong
học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Liên hệ với truyện ngụ ngôn khác

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Giao nhiệm vụ:
Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê- dốp và nêu nhận xét của em?

B2: HSThực hiện nhiệm vụ ở nhà


Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 6:

Thực hành đọc hiểu

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN, LAO ĐỘNG

VÀ CON NGƯỜI, XÃ HỘI

I. Mục tiêu

1. Năng lực

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của tục ngữ

- Biết vận dụng tục ngữ trong đời sống

2. Về phẩm chất:

Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn; khiêm tốn và ham học hỏi; tự tin, dám chịu trách nhiệm

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập, Rubric.

III.Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động.

b. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và chia sẻ.

c. Sản phẩm: Chia sẻ của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhiệm vụ: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan - Phương án thực hiện:

+ Thực hiện trò chơi “Đố vui”

+ Luật chơi: Mỗi đội có 8 hs tham gia trong vòng 30 giây các đội lần lượt đọc các câu tục ngữ theo hình ảnh gợi ý

- Thời gian: 5 phút

- Sản phẩm: Các câu tục ngữ

2. Thực hiện nhiệm vụ:

* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ lập đội chơi

+ chuẩn bị tinh thần thi đấu

+ thực hiện trò chơi theo đúng luật

* Giáo viên:

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi

- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh

3. Báo cáo kết quả:

- Học sinh mỗi đội thống kê và báo cáo số lượng câu tục ngữ đã đọc được trong thời gian quy định

4. Nhận xét, đánh giá:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

+ tinh thần, ý thức hoạt động học tập

+ kết quả làm việc

+ bổ sung thêm nội dung (nếu cần)

Câu trả lời của
mỗi cá nhân HS

2. HĐ 2: Thực hành đọc hiểu

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của tục ngữ

b. Nội dung:

GV sử dụng KT đọc mẫu, đọc sáng tạo để hướng dẫn HS đọc văn bản; sử dụng KT đặt câu hỏi, khăn phủ bàn để tìm hiểu nội dung văn bản.

HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời những câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, chia sẻ và PHT của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

I.Tìm hiểu chung

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-GV Hướng dẫn HS cách đọc

? Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:Đọc văn bản, trả lời câu hỏi

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái học tập và sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

I. Tìm hiểu chung

- Nhóm tục ngữ về thiên nhiên và lao động

- Nhóm tực ngữ về con người, xã hội

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Chia lớp thành các nhóm nhỏ để tìm hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ, hoàn thành phiếu học tập

(Các nhóm có thể lựa chọn các câu tục ngữ để trình bày )

1.Nêu cách hiểu của em về các câu tục ngữ

Câu tục ngữ

Nghệ thuật

Nội dung

Tục ngữ về TN, LĐ

Tục ngữ về con người, xã hội

2.Những câu tục ngữ có ý nghĩa gì đối với đời sống thực tiễn của con người?

………………………………………

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận theo nhóm, hoàn thiện phiếu học tập

B3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm trả lời câu hỏi; nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét phần trình bày của các nhóm

- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Tục ngữ về thiên nhiên, lao động

Câu tục ngữ

Nghệ thuật

Nội dung

Câu 1

gieo vần lưng

Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng giống màu mỡ gà tức là trời sắp có bão, người dân cần chủ động phòng chống bão, giữ gìn nhà cửa, tài sản.

Câu 4

điệp ngữ, vần lưng

Người đi đánh bắt tôm cá muốn bắt được nhiều tôm thì nên đi vào lúc chập tối; muốn bắt được nhiều cá nên đi câu vào lúc hửng sáng.

Dựa vào nội dung các câu tục ngữ, nhân dân có thể đoán được thời tiết, biết cách lao động, sản xuẩt

2. Tục ngữ về con người, xã hội

Câu tục ngữ

Nghệ thuật

Nội dung

Câu 5

Ẩn dụ, đối

Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lương.

Câu 8

Ẩn dụ

Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người có công xây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình.

Những câu tục ngữ về con người, xã hội là bài học về phẩm chất đạo đức, lối sống để từ đó, con người hoàn thiện bản thân hơn.

3. HĐ 3: Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.

b. Nội dung: HS củng cố kiến thức về đọc hiểu VB truyện; thực hành viết đoạn văn ngắn từ một nội dung của truyện.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Theo em, vì sao nói: Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động theo cặp

B3: Báo cáo, thảo luận:

Gọi 3- 4 hs chia sẻ.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV nhận xét, bổ sung theo định hướng kết nối với VB.

Vì tục ngữ được đúc rút ra từ sự từng trải, những kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống của nhân dân. Trải qua nhiều quá trình, sự lặp đi lặp lại của tự nhiện, xã hội, nhân dân ta đã đúc kết nó thành những kinh nghiệm quý báu không chỉ phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ cho cả xã hội. Vì vậy, tục ngữ chính là kho tàng trí tuệ của nhân dân.

4. HĐ 4: Hoạt động vận dụng, mở rộng

a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới trong
học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Liên hệ với bản thân

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Giao nhiệm vụ:
Nêu một số câu tục ngữ em thấy có ích với cuộc sống của chính mình?

B2: HS Thực hiện nhiệm vụ

Cá nhân HS suy nghĩ và trả lời

B3: Báo cáo, thảo luận:

Gọi 3- 4 hs chia sẻ.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV nhận xét, bổ sung theo định hướng kết nối với VB.


Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Nhận diện được kiểu bài nghị luận phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học.

- Nắm được các bước viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học.

2. Về năng lực:

- Biết viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn

3. Về phẩm chất:

- Biết yêu thích, tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của một tác phẩm văn học

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính,...

2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá…

III.Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu:

Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học

b. Nội dung hoạt động:

HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu: GV yêu cầu HS kể tên một số truyện ngụ ngôn mà em đã học, đã đọc và nêu ấn tượng, cảm nhận riêng của mình về một nhân vật trong truyện ngụ ngôn mà em thích nhất

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ cảm nhận cá nhân

Bước 4: Kết luận, nhận định

🡺GV dẫn dắt vào nội dung tiết học: Khi đọc một tác phẩm truyện nói chung và truyện ngụ ngôn nói riêng, chắc hẳn sẽ có những nhân vật để lại cho em những ấn tượng sâu sắc và muốn viết bài văn chia sẻ ý kiến của mình về đặc điểm của nhân vật ấy. Vậy làm thế nào để phân tích đặc điểm của nhân vật trong một truyện ngụ ngôn? Làm sao để thuyết phục được người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của mình? Phần bài học này sẽ giúp các em giải đáp những câu hỏi ấy.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1: Tìm hiểu các yêu cầu của bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

a. Mục tiêu: HS hiểu yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức đã học, tiến hành trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời nhanh và đúng của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

* Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

HS nhớ lại kiến thức bài 3 ( học kì I), đọc phần Định hướng (sách giáo khoa trang 14) và trả lời các câu hỏi:

+ Thế nào là phân tích đặc điểm nhân vật?

+ Đặc điểm của nhân vật thường được thể hiện qua những phương diện nào?

+ ? Bài phân tích đặc điểm nhân vật thuộc thể loại nào?

+ ? Để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn, em cần chú ý những yêu cầu nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Tổ chức chia sẻ cặp đôi theo câu hỏi (dựa vào phần định hướng trong SGK)

+ GV quan sát, khuyến khích

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Đại diện một số cặp đôi phát biểu.

+ Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần.

Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức

GV chuẩn hoá kiến thức:

I. Tìm hiểu chung về bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn.

1. Phân tích đặc điểm nhân vật là gì?

- Phân tích đặc điểm nhân vật là nêu lên nhận xét về các đặc điểm của nhân vật và làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.

- Đặc điểm của nhân vật thường được thể hiện qua những nét tiêu biểu như: lai lịch, hoàn cảnh, hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ….

2. Yêu cầu đối với kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn:

- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích:

Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là con người, có thể là sự vật hoặc các con vật được nhân hoá, có đặc điểm như con người.

- Nêu nhận xét về đặc điểm nhân vật và phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm ấy thông qua những chi tiết tiêu biểu.

- Bố cục của bài viết cần đảm bảo:

+ Mở bài: Giới thiệu cần phân tích và khái quát đặc điểm nổi bật của nhân vật.

+ Thân bài: Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật thông qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm ( lai lịch, hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, suy nghĩ…)

+ Kết bài: Khái quát lại đặc điểm của nhân vật, nêu ý nghĩa hoặc rút ra bài học sâu sắc.

2.2. Thực hành viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn

a. Mục tiêu:

- Nắm được các bước viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

- Biết viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn

b. Nội dung hoạt động:

- HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK, thực hành theo các bước tạo lập văn bản.

- Thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra.

c. Sản phẩm: Bài viết của HS

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS lập dàn ý, viết bài.

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu HS đọc đề bài và thực hiện các bước tạo lập văn bản:

+ GV hướng dẫn HS chuẩn bị trước khi viết bài

+ GV hướng dẫn HS xác định đặc điểm nhân vật ( theo bảng hướng dẫn)

- GV hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn ý:

+ HS tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi

+ HS lập dàn ý cho bài văn theo bố cục 3 phần: MB – TB – KB

  • Hướng dẫn HS viết thành bài hoàn chỉnh.
  • Hướng dẫn HS dùng bảng kiểm bài văn phân tích đặc điểm nhân vật để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết của bản thân

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Tổ chức trao đổi theo câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ.

+ HS dự kiến sản phẩm

Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận

+ GV quan sát, tổ chức cho 2 HS trao đổi bài, tiếp tục dùng bảng kiểm để góp ý cho nhau và chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết.

  • HS thảo luận, trình bày kinh nghiệm đã học được từ quá trình viết của bản thân và những gì học hỏi được từ bạn.

Bước 4: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung khen ngợi những bài viết sáng tạo, chân thành, có cảm xúc...đảm bảo yêu cầu. Khích lệ HS chưa đạt được yêu cầu nỗ lực hơn.

  • GV rút ra kinh nghiệm viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học

II.Thực hành

Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

1. Bước 1: Chuẩn bị

- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập

- Đọc lại truyện, xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”

(-> Nội dung: Kể về một anh thợ mộc dốc hết vốn mua gỗ về đẽo cày bán. Khi đẽo cày ai khuyên gì anh ta cũng làm theo và kết quả là không có tác dụng gì và vốn liếng đi đời nhà ma)

- Xác định đặc điểm nhân vật mà em định viết ( có thể theo bảng sau:

Nhân vật cần phân tích: ……………….

Truyện: ………………………………

Phương diện

Biểu hiện trong truyện

Hoàn cảnh

Cử chỉ, hành động

Suy nghĩ

….

-> Đặc điểm nhân vật: một người không có chính kiến lập trường riêng; người thiếu kiến thức, thiếu bản lĩnh.

2.Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- HS tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Truyện viết về sự kiện gì, có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính?

+ Nhân vật chính là người như thế nào? (Nêu các đặc điểm của nhân vật và các biểu hiện cụ thể trong tác phẩm).

+ Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật? (Nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm của nhân vật,...).

- Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của bài văn, gồm:

Mở bài: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

Thân bài:

+ Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật người thợ mộc thông qua các chi tiết cụ thể (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, ý nghĩ,...).

+ Nêu nhận xét của em về nhân vật người thợ mộc.

Kết bài: Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc.

3. Bước 3: Viết

Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn

4. Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa bài viết

- Kiểm tra lại xem bài viết đã đầy đủ, chính xác như yêu cầu của để bài hay chưa.

-Tự phát hiện và biết cách sửa các lỗi về viết như:

+Lỗi về ý: thiếu ý (ý sơ sài, chưa nêu hết được những điều cần nói), ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí), lạc ý (nếu các ý không liên quan đến nội dung bài yêu cầu); ý tản mạn (nếu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết),...

+ Lỗi về diễn đạt (dùng từ, viết câu), chính tả,...

Hướng dẫn về nhà

  • Hoàn thiện lại bài viết theo bảng kiểm.
  • Chuẩn bị bài nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn.

______________________________________

NÓI VÀ NGHE: KỂ LẠI MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔN

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- HS nhận biết được yêu cầu, mục đích của bài nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn

2. Về năng lực:

- HS rèn luyện và phát triển kĩ năng nói và nghe về một truyện ngụ ngôn

- Có khả năng nắm bắt được thông tin bài nói của các bạn, có thể đưa ra nhận xét, góp ý cho bạn.

- HS tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp.

3. Phẩm chất

- Tự tin thể hiện bản thân

- Biết lắng nghe

II. Thiết bị và học liệu

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính,...

2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá.

III.Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học

b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mở youtube cho HS nghe kể truyện ngụ ngôn: Hai chú Gấu tham ăn

? Nhận xét về ngôi kể và giọng kể trong đoạn video đã xem.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra nhận xét về ngôi kể, giọng kể.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV dẫn dắt vào nội dung tiết học: Em đã được học, đọc thêm và nghe kể nhiều truyện ngụ ngôn. Giờ học hôm nay sẽ giúp các em biết cách kể lại một truyện ngụ ngôn, biết vận dụng và thưởng thức những cách kể khác nhau để rèn kĩ năng kể chuyện cho mình.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới và thực hành

2.1: Tìm hiểu các yêu cầu của bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn

a. Mục tiêu: HS hiểu được định nghĩa và các yêu cầu chung của bài nói, nghe kể về một truyện ngụ ngôn

b. Nội dung: HS xác định được nội dung của tiết học nói và nghe kể về truyện ngụ ngôn c. Sản phẩm: Sản phẩm bài nói, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

+ Thế nào là viết bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn

+ Theo em, trong bài nói kể về một truyện ngụ ngôn, người nói nên xưng ở ngôi thứ mấy?

+ Bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn cần chú ý những yêu cầu nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Tổ chức chia sẻ cặp đôi theo câu hỏi (dựa vào phần định hướng trong SGK)

+ GV quan sát, khuyến khích

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Đại diện một số cặp đôi phát biểu.

+ Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần.

Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức:

I. Tìm hiểu chung về bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn

1. Khái niệm: Kể lại một truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện đã học hay đã đọc.

Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là truyện Việt Nam hoặc nước ngoài

2. Yêu cầu chung: Để kể lại một truyện ngụ ngôn, cần:

- Lựa chọn truyện ngụ ngôn mà em yêu thích

- Bám sát cốt truyện nhưng kể lại bằng lời của người kể, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình sinh động hơn

- Lập dàn ý cho bài kể

- Khi kể, phải dùng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc; biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ, nhằm giúp cho người nghe tiếp nhận đạt hiệu quả cao nhất; sử dụng những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước.

- Đảm bảo thời gian theo quy định.

2.2: Thực hành nói và nghe

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài, có kĩ năng, tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp;

- HS được rèn kĩ năng đánh giá bài nói, kĩ năng nghe, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân khi khi thực hiện bài nói trước tập thể

b. Nội dung: HS trình bày sản phẩm và nhận xét phần trình bày của bạn.

c. Sản phẩm: Sản phẩm bài viết, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS, phần ý kiến, nhận xét của người nghe.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

?Trước khi nói, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Bài nói nhằm mục đích gì?

- Người nghe là ai?

- Em chọn không gian nào để thực hiện bài nói (trình bày)?

- Em dự định trình bày trong bao nhiêu phút?

? Hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài nói của mình?

- Có thể sử dụng thêm tranh ảnh, đạo cụ…để bài nói thêm sinh động và hấp dẫn hơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ HS xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng”

+ HS tìm ý, lập dàn ý cho bài nói.

+ HS tập trình bày sản phẩm một mình, trước nhóm; các em khác nghe, góp ý bằng phiếu học tập.

+ GV quan sát, khuyến khích

Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.

Em hãy tự tập luyện bằng cách:

- Đứng trước gương để tập kể lại câu chuyện.

- Tự điều chỉnh giọng điệu, ngữ điệu, nét mặt…. cho phù hợp để tạo sức hấp dẫn cho bài nói.

- Em có thể rủ nhóm cùng tập luyện hoặc nhờ bố mẹ quay lại video bài tập luyện của mình để xem lại, tự điều chỉnh hoặc gửi video cho các bạn trong nhóm để cùng góp ý cho nhau.

- Đối chiếu bảng kiểm bài nói để kiểm tra, tự chỉnh sửa phần nói của mình.

II. Thực hành nói và nghe

Đề bài: Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói (trình bày).

- Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng”

- Chuẩn bị các từ, câu dẫn dắt, chào hỏi, kết nối các phần.

- Xác định giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, nét mặt,… cho phù hợp với sự việc, nội dung câu chuyện.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh ảnh, video…và máy chiếu, màn hình ( nếu có)

b. Tìm ý, lập dàn ý

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì? (Truyện kể về sự kiện: ếch ở dưới giếng lâu ngày nên chỉ thấy bầu trời thông qua miện giếng và thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.)

+ Truyện có nhân vật chính nào? (Nhân vật chính: chú ếch)

+ Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao? ( Diễn biến câu chuyện: Mở đầu: giới thiệu chú ếch và hoàn cảnh sống-> phát triển: chú ếch kêu to, ra oai với mọi người và nghĩ mình là nhất. Một hôm ra khỏi giếng vẫn giữ thói hung hang ngang tàng -> kết thúc: bị trâu giẫm bẹp.)

+ Bài học rút ra từ câu chuyện là gì? (Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt)

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

+ Mở đầu

Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. 

+ Nội dung chính

Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng theo một trình tự hợp lí. 

+ Kết thúc

Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật con ếch trong câu chuyện.

Nêu ý nghĩa và bài học cho bản thân từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

c. Luyện tập nói

d. Chỉnh sửa bài nói

* Bảng kiểm bài nói:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

- Gọi một số HS trình bày bài nói trước lớp. Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi và điền vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.

2. Trình bày bài nói.

Khi thực hiện bài kể chuyện cần lưu ý:

- Dựa vào dàn ý để kể lại truyện ngụ ngôn trước tổ, lớp. 

- Bảo đảm nội dung kể, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ sao cho hấp dẫn, lôi cuốn người nghe; sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp. 

- Thực hiện đúng thời gian dự kiến; điều chỉnh giọng nói, cách kể; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe. 

- Có thể trả lời câu hỏi của người nghe trong và sau khi kể.

* Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Gọi một số HS trình bày phần nhận xét đánh giá của mình về bài nói trước lớp của bạn. Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn

-HS tiếp nhận nhiệm vụ.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công

* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

* Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.

3. Trao đổi, thảo luận về bài nói

Người nghe:

- Tóm tắt được nội dung câu chuyện do người khác trình bày. 

- Có thể nêu ý kiến của mình nếu thấy có sự khác biệt. 

- Nhận xét được điểm mạnh và điểm yếu về cách thức trình bày của người nói ( đối chiếu bảng kiểm)

- Đặt câu hỏi về những vấn đề mà bản thân chưa rõ hay muốn rõ hơn.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIÁO SOẠN BÀI 7- DỰ ÁN GIÁO ÁN MIỄN PHÍ 2022

BỘ SGK CÁNH DIỀU

BÀI

HỌ VÀ TÊN

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

SĐT

CÔNG VIỆC

Bài 7

1. Lê Thị Huế

THCS Thanh An, Thanh Hà, Hải Dương

0326937628

2. Nguyễn Thị Lan Anh

THCS Nam Đồng - TP Hải Dương - Hải Dương

0974075015

3. Trần Thị Hân

Trường THCS Đoàn Kết - Thanh Miện - Hải Dương

0352145873

4. Nguyễn Ngân

Phủ Lý, Hà Nan

0964691979

5. Nguyễn Thị Hạnh

Nam Trực, Nam Định

0942878397

6. Vũ Thị Minh Thuận

THCS Kim Đồng-Sa Pa-Lào Cai

0972093816

BÀI 7: THƠ

Đọc – hiểu văn bản (1)

NHỮNG CÁNH BUỒM

-Hoàng Trung Thông-

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].

* Năng lực đặc thù

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Những cánh buồm” [4].

- Nhận biết được nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,...) của bài thơ [5].

- Nhận biết và nêu được tác dụng của một số biện pháp tu từ có trong văn bản; công dụng của dấu chấm lửng; ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. [6].

- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Những cánh buồm” [7].

- Suy ngẫm về ước mơ của bản thân và những việc làm để thực hiện ước mơ [8].

2. Về phẩm chất:

- Nhân ái, biết yêu thương, quan tâm những người trong gia đình; yêu thiên nhiên và biết không ngừng ước mơ cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về nhà thơ Hoàng Trung thông và văn bản “Những cánh buồm”…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

b. Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc - hiểu.

HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học

c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Cả lớp cùng xem video và cho biết cảm nhận của em về câu chuyện này?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát video, lắng nghe và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.

GV hướng dẫn HS theo dõi video.

B3: Báo cáo, thảo luận:

GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (...’)

2.1 Kiến thức ngữ văn

Mục tiêu: [2]; [3]; [5]

Nội dung:

GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trò chơi tiếp sức - chia lớp thành 3 đội (3 nhóm lớn): Thi viết nhanh (điền từ) thiếu vào dấu (…):

- Đặc điểm về từ ngữ và hình ảnh trong thơ:

+ Từ ngữ trong thơ thiên về …, đòi hỏi người đọc phải chủ động … để hiểu hết sự phong phú của ý thơ.

+ Hình ảnh trong thơ là hình ảnh về .... xuất hiện trong thơ, giúp cho việc diễn đạt nội dung thêm …

- Cách hiểu ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh:

Ngữ cảnh của một yếu tô' ngôn ngữ trong câu hoặc văn bản thường được hiểu là:

+ Những … đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó. Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đổng nghĩa với từ

+ Hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (gồm các yếu tố: Chủ thể, đối tượng; mục đích giao tiếp; thời gian, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp). Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với các từ …

- Vai trò của ngữ cảnh:

+ Ngữ cảnh có vai trò … đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS các nhóm theo dõi Kiến thức ngữ văn-SGK để điền từ nhanh (mỗi thành viên chỉ được viết 1 lần).

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện nhóm trình bày sản phẩm. Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét...

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV: - Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm, công bố kết quả.

- Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.

1. Từ ngữ và hình ảnh trong thơ

- Từ ngữ trong thơ thiên về khơi gợi, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng để hiểu hết sự phong phú của ý thơ.

- Hình ảnh trong thơ là hình ảnh về con người, cảnh vật,... xuất hiện trong thơ, giúp cho việc diễn đạt nội dung thêm gợi cảm, sinh động…

2. Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

- Ngữ cảnh của một yếu tô' ngôn ngữ trong câu hoặc văn bản thường được hiểu là:

+ Những từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó. Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đổng nghĩa với từ văn cảnh.

+ Hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (gồm các yếu tố: Chủ thể, đối tượng; mục đích giao tiếp; thời gian, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp). Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với các từ tình huống, bối cảnh.

- Ngữ cảnh có vai trò quan trọng đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ.

2.2 Đọc – hiểu văn bản (…’)

I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (…’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5]

Nội dung:

GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

a. Đọc

- Hướng dẫn: Đọc toàn bài với giọng chậm rãi dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn đạt tình cảm của cha với con.

+ Lời của con: ngây thơ, hồn nhiên

+ Lời của cha: ấm áp, dịu dàng thể hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào về con, về tuổi thơ của mình, về sự tiếp nối cao đẹp của các thế hệ.

- HS đọc đúng, giải thích được một số từ khó.

- Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).

+ Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.

+ Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.

b. Tác giả

- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn HS cách đọc và thực hiện phiếu bài tập.

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần)

HS: 1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.

2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. (MH lớp học đảo ngược)

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau

2. Tác phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:

Đặc điểm

Thể hiện trong văn bản

Những cánh buồm

Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt

- Số dòng:

- Số khổ:

- Vần:

Thơ là tác phẩm trữ tình, thiên về bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ

-Cảm xúc bao trùm của bài:

Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh

- Tính hàm súc

- Hình ảnh thơ

+ Hãy nêu xuất xứ của văn bản?

+ Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

+ Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS: Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS: - Trả lời các câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

PHIẾU HỌC TẬP 1

Đặc điểm

Thể hiện trong văn bản

Những cánh buồm

Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt

- Số dòng: không giới hạn

- Số khổ: không giới hạn

- Vần: không cần có vần liên tục.

Thơ là tác phẩm trữ tình, thiên về bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ

- Cảm xúc bao trùm của bài: Tình cảm yêu thương, thân thiết của hai cha con.

Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh

- Tính hàm súc: bài thơ ngắn gọn nhưng ẩn chứa nhiều cảm xúc.

- Hình ảnh: biển xanh, cát trắng, ánh mai hồng, cánh buồm …

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Tác giả

- Hoàng Trung Thông (1925 - 1993)

- Quê: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An

- Thơ của ông giản dị, cô đọng, chứa đựng cảm xúc trong sáng.

- Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc.

2. Tác phẩm

- Thể thơ: thơ tự do

- Xuất xứ: Bài thơ Những cánh buồm rút ra từ tập thơ cùng tên (1964).

- Phương thức biểu đạt: kết hợp biểu cảm, miêu tả, tự sự.

- Bố cục ( 3 phần)

+ P1: Từ đầu …lòng vui phơi phới.

🡪 Miêu tả hình ảnh của người cha và người con đi dạo trên bãi cát

+ P2: Tiếp theo đến…để con đi

🡪 Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con

+ P3: Còn lại

🡪 Cảm nhận của người cha.

II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB (…’)

1. Hình ảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được những chi tiết giới thiệu về hình ảnh của hai cha con.

- Cảm nhận được nét đẹp trong hình ảnh của hai cha con.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm. HS làm việc theo nhóm 6 HS

- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:

1. Xác định không gian, thời gian được miêu tả.

2. Nhà thơ đã dùng những chi tiết nào để miêu tả cảnh vật, con người? Tác dụng của yếu tố miêu tả trong đoạn là gì?

3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả hình ảnh của hai cha con?

4. Em có cảm nhận gì về tình cảm của hai cha con trong bài thơ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’.

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV: Hỗ trợ HS khi cần thiết.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển sang mục sau.

Không gian

Thời gian

Cảnh vật

Con người

ở bãi cát trên biển

buổi sáng, sau trận mưa đêm

+ ánh mai hồng

+ cát càng mịn

+ biển càng xanh

+ bóng cha dài lênh khênh

+ bóng con tròn chắc nịch

+ cha dắt con đi

+ lòng vui phơi phới

→ Không gian bao la, vô tận

→ Tươi sáng, mát mẻ

→ Khung cảnh trong trẻo, vui tươi, rực rỡ

→ vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc

* Với cách miêu tả và nghệ thuật: Điệp ngữ, đối lập, từ láy giúp người đọc hình dung hình ảnh, tâm trạng của hai cha con trong khung cảnh đẹp đẽ. Từ đó cho thấy tình cảm cha con thật thân thiết, giản dị và thiêng liêng.

PHIẾU HỌC TẬP 2

2. Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong ước của người con (...’)

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được những chi tiết nói về cuộc trò chuyện của hai cha con.

- Cảm nhận được nét đẹp trong hình ảnh của hai cha con.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT động não, chia sẻ nhóm đôi cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho ý kiến của bạn bạn (nếu cần).

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 3.

- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:

+ HS đọc thầm đoạn 1 (Từ Hai cha con…vui phơi phới)

+ Yếu tố tự sự được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ? Tác dụng của các yếu tố tự sự đó?

+ Trong đoạn 2, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ đặc sắc nào? Nêu tác dụng?

+Theo em, hình ảnh cánh buồm trong khổ thơ có ý nghĩa gì?

+ Dấu chấm lửng trong câu “Để con đi…” có tác dụng gì?

+ Theo em, tình cảm hai cha con dành cho nhau được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

Chi tiết

Ý nghĩa, tác dụng

Câu hỏi của con

Câu trả lời của cha

Nghệ thuật đặc sắc

(phép tu từ)

Hình ảnh cánh buồm

Dấu chấm lửng

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS trao đổi nhóm đôi và ghi lại kết quả.

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá.

- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Chi tiết

Ý nghĩa, tác dụng

Câu hỏi của con

Cha ơi!

.. không thấy người ở đó?”

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi…”

→ câu hỏi ngây thơ, hồn nhiên. Người con mong muốn mở rộng kiến thức, được đi nhiều nơi.

Câu trả lời của cha

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.

→ người cha trầm ngâm, mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con.

Nghệ thuật đặc sắc

(phép tu từ)

Ánh nắng chảy đầy vai”

→ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ, giúp người đọc hình dung cụ thể về khung cảnh đẹp đẽ trên biển.

Hình ảnh cánh buồm

→ biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được mở rộng hiểu biết của người con.

Dấu chấm lửng

Để con đi…

→ sự tiếp nối của thế hệ sau

=> Bằng việc kết hợp giữa yếu tố tự sự, phép tu từ ẩn dụ, dấu chấm lửng, hình ảnh biểu tượng đã cho thấy cuộc trò chuyện gần gũi, thân mật của hai cha con; tình cảm yêu thương, trìu mến của người cha dành cho con và khao khát được khám phá những điều chưa biết của người con.

3. Cảm nhận của người cha (…’)

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được những chi tiết nói về suy nghĩ của người cha.

- Cảm nhận được nét đẹp trong sự nối tiếp giữa hai thế hệ.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 3.

- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:

+ Khi nghe câu hỏi của người con, người cha có suy nghĩ gì?

+ Em hiểu như thế nào về câu thơ: Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản.

HS:

- Đọc SGK và tìm chi tiết để hoàn thiện phiếu học tập.

- Suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu HS trả lời và hướng dẫn (nếu cần).

HS :

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.

- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.

- Câu thơ: Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con

Người cha tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu.

=> Sự tiếp nối của thế hệ trẻ thực hiện ước mơ của thế hệ đi trước.

III. TỔNG KẾT (…’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [8]

Nội dung:

- GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản…

- HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn.

- Phát phiếu học tập số 4.

- Giao nhiệm vụ nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.

? Nội dung chính của văn bản “Những cánh buồm” là gì?

? Trong bài thơ, tuy còn nhỏ nhưng cậu bé không ngừng ước mơ được khám phá cuộc sống. Vậy còn các em, các em có ước mơ gì không?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
  • Chia sẻ cặp đôi 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

1. Nghệ thuật

- Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả trong thơ.

- Thể thơ tự do dễ truyền tải nội dung.

- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, cảm xúc.

2. Nội dung

- Tình cảm cha con thân thiết, tràn đầy yêu thương

- Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ. Những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.

3. HĐ 3: Luyện tập (16’)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS suy nghĩ và hoàn thành phiếu bài tập

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm đôi để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS chia sẻ cặp đôi và thực hiện phiếu bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
  • Chia sẻ cặp đôi 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu bài tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Đại diện của 2 cặp đôi lên báo cáo kết quả thảo luận, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV kết luận lại vấn đề, nhận xét thái độ và kết quả làm việc của các nhóm.

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.

b) Nội dung: GV nêu câu hỏi vận dụng và gọi HS chia sẻ cá nhân.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời

+ HS nghe video Cha già rồi đúng không, kết hợp với văn bản vừa học nêu suy nghĩ của em về tình cảm cha - con. Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình dành cho người cha kính yêu?

+ Văn bản Những cánh buồm gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì về ước mơ, khát vọng của con người?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ và chia sẻ

GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

B3: Báo cáo kết quả

HS: Chia sẻ cá nhân.

GV: Yêu cầu HS đứng dậy chia sẻ, HS khác nhận xét, đánh giá.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV kết luận lại vấn đề, nhận xét thái độ học tập của học sinh.

* Hướng dẫn tự học:

- HS đọc lại bài thơ, xem lại nội dung bài học.

- Xem trước bài Mây và Sóng (SGK Ngữ văn 7, tập 2, Tr.23)

- Chuẩn bị bài dựa vào câu hỏi trong Phiếu học tập và SGK.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Chi tiết

Ý nghĩa, tác dụng

Câu hỏi của con

Cha ơi!

.. không thấy người ở đó?”

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi…”

→ câu hỏi ngây thơ, hồn nhiên. Người con mong muốn mở rộng kiến thức, được đi nhiều nơi.

Câu trả lời của cha

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.

→ người cha trầm ngâm, mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con.

Nghệ thuật đặc sắc

(phép tư từ)

Ánh nắng chảy đầy vai”

→ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ, giúp người đọc hình dung cụ thể về khung cảnh đẹp đẽ trên biển.

Hình ảnh cánh buồm

→ biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được mở rộng hiểu biết của người con.

Dấu chấm lửng

Để con đi…

→ sự tiếp nối của thế hệ sau

BÀI 7: VĂN BẢN 2

TIẾT : VĂN BẢN 2. MÂY VÀ SÓNG

(Ra-bin-đra-nát Ta-go)

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhómvà trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

* Năng lực đặc thù

- Cảm nhận tình yêu thương của nhà thơ dành cho trẻ em, tình mẫu tử thiêng liêng

- Nhận biết được đặc điểm một bài thơ văn xuôi: không quy định số lượng tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, cũng như không yêu cầu có vần, nhịp.

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Nhận biết và nêu được tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Viết được đoạn văn cảm nhận về bài thơ hoặc một vấn đề trong bài thơ.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: yêu gia đình, hiểu và trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tranh ảnh về tác giả...

- Máy tính, máy chiếu....

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, hiểu biết để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

C1: Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang rất vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà? Khi ấy em phải làm gì?

(Gv có thể cho học sinh đóng kịch)

C2: Cho học sinh xem video "Thỏ con không vâng lời" và trả lời câu hỏi: Video vừa xem mang đến cho em bài học gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài

- Hs tự bộc lộ trải nghiệm cá nhân

- Hs rút ra được bài học: không tự đi chơi khi chưa có sự đồng ý của người lớn...

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản

b. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn cách đọc (Khuyến khích học sinh đọc trước khi đến lớp)

+ GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

+ GV hướng dẫn HS về chiến lược đọc theo dõi và dự đoán (các hộp chỉ dẫn)

- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Hs làm việc cá nhân, tham gia trò chơi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

1. Đọc

- Hs biết cách đọc thầm, đọc diễn cảm

2. Chú thích

3. Tác giả

- Tên: Rabindranath Tagore

- Năm sinh – năm mất: 1861 – 1941

- Quê quán: Ấn Độ

- Là danh nhân văn hóa, nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. Thơ Tagore chan chứa tình yêu đất nước, con người, cuộc sống,...

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:

- Tình yêu thương của nhà thơ dành cho trẻ em, tình mẫu tử thiêng liêng

- Nhận biết được đặc điểm một bài thơ văn xuôi: không quy định số lượng tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, cũng như không yêu cầu có vần, nhịp.

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ

- Nhận biết và nêu được tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Nhân ái: yêu gia đình, hiểu và trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

b. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu chung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời các câu hỏi:

+ Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em ai đang kể với ai và kể về điều gì?

+ Phương thức biểu đạt của VB là gì? Có sự kết hợp nào ở đây không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

NV2: Tìm hiểu lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi để hoàn thiện PHT số 1: Tìm hiểu về thế giới của người sống "trên mây" và "trong sóng".

PHT số 1

Thế giới "trên mây"

Thế giới "trong sóng"

Nhận xét:

- Em bé đã làm gì trước lời mời gọi của Mây, Sóng? Em nhận thấy được tâm trạng gì ở em bé? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trẻ thơ của nhà thơ Ta-go?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

NV3: Tìm hiểu lời từ chối của em bé

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên tổ chức thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khan phủ bản

+ Chỉ ra câu thơ thể hiện việc em bé từ chối lời mời của những người “trên mây” và “trong sóng”? Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của họ? Qua đó em thấy em bé là người con như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Gv có thể chiếu video Sự tích cây vú sữa để lồng ghép giáo dục học sinh=> Không phải em nhỏ nào cũng có thế chiến thắng cám dỗ. Cần rút ra bài học cho bản thân.

NV4: Tìm hiểu về trò chơi của em bé

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho Hs thảo luận nhóm, chia lớp thành 4 nhóm

+ Nhóm 1,3: Trong bài thơ, em bé đã tổ chức mấy trò chơi? Đó là những trò chơi gì? Ý nghĩa của các trò chơi?

+ Nhóm 2,4: Em cảm nhận được gì về tình cảm em bé dành cho mẹ và mẹ dành cho em bé được thể hiện qua những trò chơi ấy?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm

- Hs báo cáo và nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

NV5: Tìm hiểu về đặc trưng của thơ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: Hoàn thiện PHT số 2 để so sánh bai văn bản

PHT số 2

Khác nhau

Các văn bản thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ vãn 7, tập một

Mây và sóng

Số tiếng trong các dòng

Số dòng trong một bài

Vần

Nhịp

Giống nhau

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

NV5: Hướng dẫn học sinh tổng kết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: Em hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của VB.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

1. Tìm hiểu chung

- Người kể chuyện: em bé kể một câu chuyện tưởng tượng của em với mẹ

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả;

- Thể loại: thơ văn xuôi (thơ tự do);

2. Lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”

- Thế giới của những người sống “trên mây”, “trong sóng”:

+ Thế giới của những người sống “trên mây”: Rực rỡ, lung linh, huyền ảo (ánh sáng mặt trời vàng buổi bình minh, ánh sáng vầng trăng bạc khi đêm về);

+ Thế giới của những người sống “trong sóng”: Vui vẻ và hạnh phúc (chỉ có ca hát và rong chơi khắp chốn từ khi thức dậy cho đến chiều tà).

🡪 Xa xôi, cao rộng, rực rỡ sắc màu, chứa đựng biết bao điều bí ẩn;

- Tâm trạng của em bé

+ "làm thế nào để lên đó được”

+ “làm thế nào để ra ngoài đó được"

-> Tâm trạng háo hức, thích thú, tò mò, muốn khám phá thế giới thần tiên, được vui với những trò thú vị, hấp dẫn

🡪 Tác giả miêu tả tinh tế tâm lí trẻ thơ, nếu để em bé từ chối ngay từ đầu có vẻ không phù hợp với tâm lí trẻ thơ

3. Lời từ chối của em bé

- Lời từ chối của em bé:

+ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?

+ Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?

🡪 Sự mong mỏi, chờ đợi em về nhà của mẹ đã chiến thắng những cuộc phiêu du. Hay nói cách khác, em bé đã hiểu được tấm lòng của mẹ. Vì thế, với em bé, được ở bên mẹ, làm mẹ vui và được mẹ yêu thương, che chở là niềm hạnh phúc không gì sánh được.

4. Trò chơi của em bé

* Trò chơi

- Con là mây, mẹ là trăng, con lấy hai tay trùm lên người mẹ;

- Con là sóng, mẹ là bờ biển, con sẽ lăn, lăn, lăn và vỗ vào gối mẹ.

-> Trò chơi vừa thỏa ước mong làm mây, làm sóng tinh nghịch, bay cao, lan xa phiêu du khắp chốn; lại vừa được quấn quýt bên mẹ - như mây quấn quýt bên vầng trăng, như sóng vui đùa bên bờ biển

* Tình cảm mẹ con

- Tình cảm em bé dành cho mẹ

+ Luôn muốn ở bên mẹ, vui chơi cùng mẹ;

+ Sáng tạo ra những trò chơi thú vị để mẹ có thể chơi cùng;

- Tình cảm mẹ dành cho em bé

+ Mẹ luôn muốn ở bên để chăm sóc, chở che, vỗ về: mẹ mình đang đợi ở nhà, buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà;

+ Mẹ giống như ánh trăng dịu hiền soi sáng từng bước con đi, bờ biển bao dung ôm ấp, vỗ về;

- Không ai biết mẹ con ta ở chốn nào 🡪 Tình mẫu tử hòa quyện, lan tỏa, thâm nhập khắp vũ trụ mênh mông.

🡪 Đặt tình mẫu tử tương quan với thiên nhiên, vũ trụ 🡺 Ca ngợi, tôn vinh tình mẫu tử bao la, thiêng liêng và vĩnh cửu.

5. Đặc trưng của thơ

Khác nhau

văn bản thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ vãn 7, tập một

Mây và sóng

Số tiếng trong các dòng

4 hoặc 5 tiếng

Dài ngắn đan xen

Số dòng trong một bài

Không giới hạn

Không giới hạn

Vần

Vần chân (cuối câu)

Không có vấn

Nhịp

Chủ yếu 3/2

2/2, 2/3

Không có nhịp

Giống nhau

Thể hiện tình cảm, cảm xúc, thế giới nội tâm; ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh; sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ…

=> Mây và sóng khác Chuyện cổ tích về loài người nhưng vẫn được coi là VB thơ vì trừ đặc điểm về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi bài, vần, nhịp…thì VB Mây và sóng còn có đặc điểm khác là ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ thông qua đó thể hiện cảm xúc, thế giới nội tâm (tình yêu của em bé dành cho mẹ; tình cảm yêu mến của nhà thơ với trẻ em, với thiên nhiên của nhà thơ).

 

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Thơ văn xuôi, có lời kể xen đối thoại;

- Sử dụng phép lặp, nhưng có sự biến hóa và phát triển;

- Xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.

2. Nội dung

Bài thơ thể hiện tình yêu thiết tha của em bé đối với mẹ, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Qua đó, ta cũng thấy được tình cảm yêu mến thiết tha với trẻ em của nhà thơ, với thiên nhiên, cuộc đời bình dị.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu

(1) Hoàn thiện phiếu học tập

PHT số 3

Những điều em nhận biết và làm được

Những điều em còn băn khoăn

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, viết

- Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Hs báo báo kết quả

- Hs khác lắng nghe, bổ sung, phản biện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu

- GV yêu cầu HS: Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (5 – 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, viết

- Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Hs báo báo kết quả

- Hs khác lắng nghe, bổ sung, phản biện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

- HS viết đúng hình thức và dung lượng

- Nội dung, đề tài: Cuộc trò chuyện với mây và sóng

Tôi mới có một cuộc gặp gỡ vô cùng thú vị và hấp dẫn. Mây và sóng đã rủ tôi đến một thế giới thần tiên, nơi mà có những vườn hoa đủ màu sắc và rộn rã âm thanh của các loài chim. Họ còn hứa sẽ cho tôi ngồi trên những đám mây bồng bềnh, lướt trên ngọn sóng cao bạc đầu trên đại dương. Tôi thích thú lắm vì có nằm mơ tôi cũng không nghĩ là điều kì diệu ấy lại đến với mình. Tôi đã nghĩ về một chuyến đi, tôi sẽ mượn mẹ chiếc máy ảnh để mang theo. Ồ không, có lần mẹ đã rất lo lắng và khóc khi tôi đi lạc đường. Tôi đã từ chối lời mời gọi của mây và sóng để mẹ buồn lòng vì tôi. Dù quyết định này có hơi chậm trễ nhưng tôi vẫn cảm thấy hãnh diện về chính mình.

Tuần Ngày soạn:

Tiết Ngày dạy:

BÀI 7:

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NGỮ CẢNH VÀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG NGỮ CẢNH; DẤU CHẤM LỬNG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: HS nắm được

- Khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp.

- Vai trò của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ.

- Công dụng của dấu chấm lửng

2. Về năng lực:

- Nhận diện được ngữ cảnh của một số yếu tố ngôn ngữ trong câu hoặc trong văn bản.

- Xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh của câu hoặc trong văn bản

- Rèn kỹ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.

- Xác định được công dụng của dấu chấm lửng trong các trường hợp cụ thể.

- Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm lửng phù hợp khi viết.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Phiếu học tập, bài trình bày của HS, bảng phụ.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

  1. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu truyện cười: “Bò cười không được thịt”

Thời bao cấp đời sống khó khăn, nếu mổ lợn phải nộp thuế sát sinh, nếu mổ trâu bò phải làm đơn xin cấp trên phê duyệt bởi trâu bò là sức kéo của nền nông nghiệp.
         Cuối năm 1970 hợp tác xã nông nghiệp thôn tôi muốn thịt bò để liên hoan tổng kết nên viết đơn xin xã cho giết bò. Xã không giải quyết, ông Chủ tịch đặt bút phê:"Bò cày không được thịt! "

        Thấy bà con xã viên buồn rầu, Ông Chủ nhiệm HTX nông nghiệp quyết định cứ giết thịt bò liên hoan. Xã biết tin lập tức gọi Chủ nhiệm lên kiểm điểm, bà con ở nhà lo lắng. Khi tới Ủy ban Chủ tịch mắng té tát và cho rằng chống lại cấp trên, cho giết bò là phá hoại sản xuất phải kiểm điểm kỷ luật. Lúc này Chủ nhiệm rút tờ đơn ra nói: 

- Xã đã cho chúng tôi thịt bò giờ sao lại bắt kiểm điểm!
     Chủ tịch xã :

        - Tôi đã phê "Bò cày không được thịt! Sao không chấp hành. 
         Chủ nhiệm cãi là :
         - Xã đã phê duyệt đồng ý và chữ ký đây còn gì ! Nói xong đưa tờ đơn cho Chủ tịch. 
         Chủ tịch xem lại đơn thấy lời phê: " Bò cày không được - thịt !" nên cứng họng không bắt được Chủ nhiệm kiểm điểm. 
         Hóa ra Chủ nhiệm đã nhanh trí thêm một dấu "gạch nối" vào lời phê của Chủ tịch trước khi ra xã. Hèn chi vẫn quyết định thịt bò liên hoan tổng kết.
         Một lúc sau thấy Chủ nhiệm về cười tươi roi rói. Hỏi nguyên nhân, ông ta kể lại chuyện đấu lý với Chủ tịch xã ... Bà con được bữa cười cùng với món thịt bò thoải mái. Đúng là : "Bút sa gà chết!"..

? Về hình thức có gì khác nhau trong tờ đơn chủ tịch xã phê duyệt và chủ nhiệm HTX sửa? Nghĩa của câu đã bị thay đổi như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học:

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người, vì vậy để người khác hiểu ta phải dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Tuy nhiên nói sao cho hay, cho đúng để người khác hiểu thì ta cần phải đặt vào ngữ cảnh nhất định. Vậy ngữ cảnh là gì? Ta tìm hiểu bài mới

- Về hình thức giữa tờ đơn chủ tịch xã phê duyệt và chủ nhiệm HTX sửa chỉ thêm một dấu gạch nối.

- Về nghĩa, từ đơn chủ tịch xã phê cấm thịt bò vì bò phải dùng để cày còn tờ đơn chủ nhiệm HTX sửa cho phép thịt bò vì con bò đã không cày được.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu:

- Khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp.

- Vai trò của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ.

- Công dụng của dấu chấm lửng

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng sơ đồ tư duy.

c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Nhiệm vụ 1: Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Cho đoạn thơ sau:

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mơi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tau mẹ mỏi

Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?

? Xác định các yếu tố ngôn ngữ như từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau từ được tin đậm; hoàn cảnh, tình huống giao tiếp.

? Xác định nghĩa của từ ngữ được in đậm trong khổ thơ dưới đây dựa vào các yếu tố trên.

? Những yếu tố ngôn ngữ trên được coi là ngữ cảnh, vậy hãy trình bày khái niệm đầy đủ của ngữ cảnh.

? Từ in đậm trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

? Từ đó em rút ra được vai trò gì của ngữ cảnh đối với xác định nghĩa của từ?

? Ngoài vai trò đó ra, ngữ cảnh còn có các vài trò nào khác khi xác định nghĩa của từ?

? Đọc mục 2, kiến thức Ngữ văn SGK trang 20, 21.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu

- Từng HS chuẩn bị độc lập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày cá nhân

- Dự kiến sản phẩm:

+ HS xác định được các yếu tố ngôn ngữ như từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau từ được tin đậm; hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (các từ ngữ, câu đứng trước hoặc sau: chúng tôi, bảy mươi tuổi mẹ chờ được hái, mình. Hoàn cảnh giao tiếp: lời người con tâm sự, thể hiện tình cảm mình dành cho mẹ)

+ Nghĩa của từ in đậm là: quả: người con; quả con xanh: con còn nhỏ dại, chưa trưởng thành.

+ HS nhắc lại được khái niệm ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ

+ Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.

+ HS rút ra được vai trò của ngữ cảnh.

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy

I. Lý thuyết

1. Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

- Ngữ cảnh của một yếu tố ngôn ngữ trong câu hoặc văn bản thường được hiểu là:

+ Những từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó. Theo nghĩa này, ngữ cảnh đồng nghĩa với văn cảnh.

+ Hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (bao gồm các yếu tố: chủ thế, đối tượng, mục đích giao tiếp; thời gian, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp). Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với các từ tình huống, bối cảnh.

- Vai trò quan trọng của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ thể hiện ở chỗ:

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định nghĩa của thể của các từ đa nghĩa.

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định được nghĩa hàm ẩn của những từ ngữ được sử dụng trong các biện pháp tu từ.

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe hiểu được hàm ý (thái độ, tình cảm) mà người nói thể hiện qua việc lựa chọn các từ xưng hô.

HOÀN CẢNH, TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP

TỪ NGỮ (CÂU) ĐỨNG TRƯỚC (SAU) YẾU TỐ NGÔN NGỮ ĐÓ

KHÁI NIỆM

NGỮ CẢNH

VAI TRÒ

XÁC ĐỊNH HÀM Ý QUA LỰA CHỌN TỪ NGỮ XƯNG HÔ

XÁC ĐỊNH NGHĨA CỤ THỂ CỦA TỪ NGỮ

XÁC ĐỊNH NGHĨA HÀM ẨN CỦA TỪ NGỮ SỬ DỤNG BPTT

Nhiệm vụ 2: Dấu chấm lửng

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Dấu chấm lửng có hình thức khi viết như nào?

? Dấu chấm lửng có các công dụng gì?

? Vẽ sơ đồ tư duy về công dụng của dấu chấm lửng.

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu

- Trình bày sơ đồ tư duy (đã chuẩn bị ở nhà)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời bạn

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

+ HS quan sát sơ đồ về chủ ngữ, mở rộng chủ ngữ

2. Dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng (dấu lửng) là dấu câu gồm ba chấm liền nhau (...) được dùng để:

- Phối hợp với dấu phẩy, tỏ ý còn nhiều nội dung tương tự chưa được liệt kê hết.

- Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng vì lí do gì đó.

- Làm giãn nhịp điệu câu thơ, câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

TỎ Ý CÒN NỘI DUNG CHƯA LIỆT KÊ HẾT

THỂ HIỆN LỜI NÓI BỎ DỞ, NGẬP NGỪNG, NGẮT QUÃNG.

DẤU CHẤM LỬNG (…)

GIÃN NHỊP ĐIỆU CÂU THƠ, VĂN ĐỂ CHUẨN BỊ CHO TỪ NGỮ CÓ NỘI DUNG BẤT NGỜ (HÀI HƯỚC, CHÂM BIẾM)

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK/26

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

  1. Bài 2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trương các dòng thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu

- Từng HS chuẩn bị độc lập.

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày cá nhân

- Dự kiến sản phẩm: HS xác định được BPTT và tác dụng của BPTT đó

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

=> Ghi lên bảng.

Bài 3

  1. Bài 3

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong các câu dưới đây:

a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

b) Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi…

c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để…ngợp.

d) Nhưng…xin lỗi…-Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối- Tôi không thể…!

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trình bày cá nhân

- Dự kiến sản phẩm: HS xác định được công dụng của dấu chấm lửng

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn Bước 3:Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày kết quả của các nhân

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

Bài 2

- Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: "Ánh nắng chảy đầy vai"

- Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ đối với miêu tả sự vật:

+ Khiến ánh nắng hiện lên sống động hơn.

+ Cho ta thấy ánh nắng hiện lên hữu hình, nó như một chất lỏng thành dòng, thành giọt trên vai người cha. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.

Bài 3

a) Nhiều nội dung chưa liệt kê hết

b) Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.

c) Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho 1 từ ngữ có nội dung bất ngờ.

d) Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng/lời nói bỏ dở.

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bài 4

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) giải thích nghĩa của các từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định được nghĩa của mỗi từ đó:

Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và thực hiện yêu cầu

- HS làm việc cá nhân.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả ( đọc đoạn văn)

- GV gọi hs nhận xét bài làm của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

+ GV nhận xét, bổ sung, cho điểm và cho HS tham khảo đoạn văn.

Bài 4

2. Từ l

HS có thể tham khảo đoạn văn sau:

Hai câu thơ trên của nhà thơ Viễn Phương viết nhân dịp ông được ra thăm lăng Bác đã thể hiện được tình cảm yêu thương thành kính của nhà thơ dành cho Bác Hồ kính yêu. Nhà thơ dùng hình ảnh MT ở câu thơ “Ngày ngày MT đi qua trên lăng” để tả thực MT của thiên nhiên vĩnh hằng ngày ngày chiếu ánh sáng vào trong lăng Bác như đang kính cẩn nghiêng mình thành kính trước một con người vĩ đại. Nhưng ở câu thơ “Thấy một MT trong lăng rất đỏ”, nhà thơ đã khéo léo sử dụng BPNT ẩn dụ khi ngầm so sánh Bác với MT. Đúng vậy, nếu MT của thiên nhiên vĩnh hằng soi sáng vạn vật nhân gian thì Bác Hồ đã soi sáng cả một dân tộc lầm than, đem lại cơm no áo ấm cho hàng triệu người dân Việt Nam, đem lại độc lập tự do cho 1 dân tộc chịu xiềng xích thực dân hơn 80 năm. Vậy, Bác chính là ánh thái dương của dân tộc Việt, mà mãi “vĩnh hằng” trong sự biết ơn, trong sâu thẳm con tim của hàng triệu người dân Việt bây giờ và về sau.

* Hướng dẫn học sinh học ở nhà

- Học và nắm chắc ND bài học.

- Hoàn thiện các bài tập.

- Chuẩn bị bài: Thực hành đọc hiểu: Mẹ và quả.

BÀI 7: THƠ

THỰC HÀNH ĐỌC – HIỂU

MẸ VÀ QUẢ

Nguyễn Khoa Điềm

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].

* Năng lực đặc thù

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Mẹ và quả” [4].

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (từ ngữ, hình ảnh thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, các biện pháp tu từ, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của tác giả…) của văn bản “Mẹ và quả” [5].

- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Mẹ và quả” [6].

2. Về phẩm chất:

Có tình yêu thương mẹ, biết ơn ông bà, cha mẹ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và văn bản “Mẹ và quả”.

- Các phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.

b. Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học

c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Quan sát video, lắng nghe và nêu suy nghĩ sau khi nghe ca khúc Gánh mẹ - Quách Beem.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát video, lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của

GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát.

B3: Báo cáo, thảo luận:

GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.

Các em thân mến! Mẹ là người có công sinh thành, dưỡng dục, chở che cho ta suốt cả cuộc đời. Trong trái tim mỗi người, mẹ luôn có một vị trí không thể thay thế. Viết về mẹ, đã có rất nhiều những trang văn, bài thơ đầy xúc cảm. Nhưng có lẽ hay hơn cả là bài thơ “Mẹ và quả” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (…’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5]

Nội dung:

GV sử dụng phiếu học tập để khai thác phần tìm hiểu chung.

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi phiếu học tập đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.

Phiếu học tập số 1

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.

2. Tác phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

a. Đọc

- Hướng dẫn đọc:

+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.

+ Thể hiện rõ giọng điệu: tha thiết, trầm lắng, suy tư.

- Giáo viên đọc mẫu.

- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.

b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:

? Xác định xuất xứ, thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản?

? Văn bản “Mẹ và quả” là lời của ai nói với ai? Về việc gì?

? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn HS cách đọc thực hiện nhiệm vụ.

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.

2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Trả lời các câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Tác giả

- Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 - 4 - 1943

- Quê: Thừa Thiên - Huế

- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước... Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.

- Các tác phẩm nổi tiếng: Người con gái chằm nón bài thơ, Nơi Bác từng qua, Nỗi nhớ, Đất nước…

2. Tác phẩm

a) Đọc và tóm tắt

- Đọc

- Tóm tắt

b) Tìm hiểu chung

- Xuất xứ: Trích Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 2012
- Thể loại: tự do

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả

- Bài thơ là lời của người con (tác giả) nói về công lao, lòng biết ơn và nỗi lo lắng khi nghĩ về mẹ.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Khổ 1, 2: Mẹ và quả

+ Phần 2: Khổ 3: Suy ngẫm và tâm trạng của “tôi”.

Sản phẩm tổng hợp:

II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB

1. Nhan đề của văn bản

Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhan đề và ý nghĩa nhan đề của văn bản.

Nội dung:

GV sử dụng KT tia chớp kết hợp với KT đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhan đề của văn bản.

HS suy nghĩ và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Nhan đề của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc nhan đề văn bản và suy nghĩ cá nhân

GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt các câu hỏi phụ (nếu HS không trả lời được).
? Quả có ý nghĩa như thế nào?

? Từ “mẹ” gợi ra những suy nghĩ và cảm xúc gì?

B3: Báo cáo thảo luận

GV yêu cầu một vài HS trình bày cảm nhận của mình về nhan đề văn bản.

HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS

- Chốt nội dung (sản phẩm).

- Chuyển dẫn sang nội dung sau.

Mẹ: Gợi hình dáng thân thương, người thân yêu nhất trong cuộc đời ta.

Quả: Vừa là quả thực, những lại hoa trái tay mẹ vun trồng vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho những thành quả mẹ gặt hái được từ sự tần tảo, lam lũ, hi sinh.

=> Mẹ và những loài hoa trái mẹ vun trồng, những thành quả cuộc đời mẹ. Trong đó có cả con.

2. Mẹ và quả

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [5]

Nội dung:

GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tìm hiểu về hình ảnh, các biện pháp tu từ, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ đầu.

HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp.

- Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 bằng cách trả lời các câu hỏi.

- Thời gian: 7 phút

Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong việc xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng.

Tháo gỡ: (GV gợi ý HS bằng cách hướng dẫn, chỉ ra các từ khóa cảu các biện pháp tu từ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

- Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình).

- Đọc đoạn thơ.

GV hướng dẫn HS chú ý vào từ ngữ, nhịp điệu, hình ảnh thơ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm.

- HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.

- Khổ thơ thứ nhất:

+ BP So sánh: những mùa quả lặn rồi lại mọc - như khi Mặt Trời, như khi Mặt Trăng

=> Tác dụng: mọc rồi lại lặn như Mặt Trời, Mặt Trăng là quy luật của tự nhiên. Mặt Trăng, Mặt Trời gợi lên hình ảnh của thời gian, gợi lên thời gian tuần hoàn, gợi lên hình ảnh mẹ vẫn bao năm tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.

- Phép điệp: Những mùa quả, mẹ.

+ Nhấn mạnh, làm nổi bật ý.

+ Làm tăng tính tượng hình và giá trị biểu cảm cho lời thơ. Gây ấn tượng, gợi lên sự ân thầm, cần mẫn, tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.

- Khổ thơ thứ hai:

+ “Giọt mồ hôi mặn” là hình ảnh liên tưởng, so sánh độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ về những hi sinh lặng thầm mà lớn lao của mẹ. Từ đó ta thấy được tình cảm sâu nặng của đứa con với công lao suốt đời của người mẹ.

+ Nhân hóa: bí và bầu cũng “lớn”, đối lập: lớn lên, lớn xuống, hoán dụ (tay mẹ).

=> Tác dụng nghệ thuật: “Bí và bầu” là thành quả lao động vun trồng của mẹ còn “Con” là kết quả của sự sinh thành, dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ.

=> Người mẹ hiện lên với hình ảnh lam lũ, tần tảo, vất vả nhưng vẫn lạc quan, giàu đức hi sinh, dành hết yêu thương, ân cần chăm sóc, nuôi nấng các con khôn lớn mỗi ngày. Cảm xúc của nhà thơ dành cho mẹ là cảm xúc yêu thương, kính trọng.

3. Suy tư của người con

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [5]

Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về suy tư của người con ở phần 2.

HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

1. Từ “quả” ở khổ thơ 1 có gì giống và khác nhau về nghĩa với từ “quả” ở khổ 3?

2. Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

3. Người con có tâm trạng và suy tư gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: đọc ngữ liệu trong SGK (đoạn 3), suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau.

* Chữ "quả" mang ý nghĩa tả thực: Dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu "Những mùa quả mẹ tôi hái được"; "Những mùa quả lặn rồi lại mọc".

* Chữ "quả" mang ý nghĩa biểu tượng: Dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối ("Và chúng tôi, một thứ quả trên đời"; "Mình vẫn còn một thứ quả non xanh". => ý nghĩa biểu tượng: chỉ những đứa con lớn lên bằng sự chăm sóc, tình yêu thương của mẹ.

- Các biện pháp tu từ:

+ Hoán dụ: "Bàn tay mẹ" (lấy bộ phận chỉ toàn thể, nói bàn tay mỏi để nói đến sự già yếu của mẹ.

+ Nói giảm nói tránh: Mỏi. Chỉ tuổi già yếu của mẹ

+ Ẩn dụ "một thứ quả non xanh" - chỉ người con, ý nói người con vẫn còn non nớt, chưa trưởng thành, chưa làm được những điều xứng đáng với sự mong đợi của mẹ.

+ Dùng câu hỏi tu từ

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình và biểu cảm cho câu thơ

+ Nhằm bộc lộ nỗi lo lắng đến một ngày mẹ tuổi đã già mà mình vẫn chưa đủ khôn lớn, trưởng thành; vẫn là "một thứ quả non xanh", chưa thể thành "trái chín" mẹ mong; lo lắng khi không còn có mẹ bên cạnh bảo ban, sẻ chia, động viên; sợ mình chưa thể báo đáp công ơn to lớn của mẹ.

+ Qua đó, thể hiện tấm lòng yêu thương và biết ơn mẹ chân thành và vô cùng sâu sắc của con với mẹ.

- Tâm trạng: Hoảng sợ

=> Con yêu thương, biết ơn và lo lắng khi mẹ không còn, mình vẫn chưa trưởng thành, chưa thể báo đáp công ơn của mẹ.

III. TỔNG KẾT

Mục tiêu: [1]; [2]; [6]

Nội dung:

- GV sử dụng KT trình bày một phút để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản…

- HS làm việc cá nhân và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Giao nhiệm vụ cho cá nhân:

? Nêu những nét chính về mặt nghệ thuật của văn bản

? Nội dung chính của văn bản “Mẹ và quả”?

? Qua giờ học, em rút ra bài học gì khi khám phá một tác phẩm thơ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).

GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide

1. Nghệ thuật

- Thể thơ tự do với nhịp thơ, giọng điệu tha thiết, trầm lắng giàu chất suy tư.

- Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, điệp ngữ…

- Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Nội dung

- Hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả, lam lũ, giàu đức hi sinh và tình yêu thương con.

- Tình yêu và lòng biết ơn, nỗi lo lắng của con khi tuổi mẹ xế chiều.

3. Lưu ý cách đọc văn bản thơ

- Chú ý thể thơ, vần, nhịp điệu, âm hưởng của bài thơ.

- Chú ý hình ảnh thơ, các cách sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ để biểu đạt tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

- Từ bài thơ, nhận ra được những suy ngẫm, cảm xúc, tình cảm của bản thân.

3. HĐ 3: Luyện tập (’)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Câu 1: A; Câu 2: D; Câu 3: D; Câu 4: C

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức chơi trò chơi

Câu 1: Văn bản “Mẹ và quả” được sáng tác theo thể loại nào?

A. Tự do B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

C. Lục bát D. Ngũ ngôn

Câu 2: Văn bản “Mẹ và quả” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả B. Nghị luận

C. Tự sự D. Biểu cảm

Câu 3: Câu thơ “Con hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/Mình vẫn còn một thứ quả non xanh” sử dụng những biện pháp tu từ nào?

A. Điệp ngữ và nói giảm nói tránh B. Hoán dụ và ẩn dụ

C. Nhân hóa và ẩn dụ D. Ẩn dụ và nói giảm nói tránh

Câu 4: Qua bài thơ, người mẹ hiện lên là một con người như thế nào?

A. Là một người hiền lành, thật thà.

B. Là một người yêu thương con.

C. Là một người phụ nữ yêu thương con, tần tảo, vất vả, giàu đức hi sinh.

D. Là một người phụ nữ chăm chỉ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Chiếu bài tập

HS: Đọc yêu cầu của bài và lựa chọn đáp án

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án.

- HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng.

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về mẹ sau khi học bài thơ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn bản, nhớ lại hình ảnh của mẹ.

HS đọc lại văn bản, suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm hoặc trên Padlet.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn…

* Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài “Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một đoạn thơ”.

********************************

TIẾT…..:

VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ

  1. Mục tiêu:
  2. Về năng lực:

- HS biết viết đoạn văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu), tìm ý, lập dàn ý, viết, chỉnh sửa đoạn văn đã viết, rút kinh nghiệm cho bản thân.

  • HS viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
  • HS biết giao tiếp, hợp tác, trình bày sản phẩm trước tập thể lớp, biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (ngôn ngữ hình thể).
  1. Phẩm chất
  • Tự tin thể hiện bản thân.
  • Biết lắng nghe, tôn trọng.
  1. Thiết bị và học liệu
  2. Thiết bị: máy tính, máy chiếu,…
  3. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy,…
  4. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

  1. Mục tiêu: kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
  2. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học.
  4. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

  • GV đặt câu hỏi:

Hãy kể tên một số tác phẩm thơ đã học. Em ấn tượng nhất tác phẩm nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc xong tác phẩm thơ đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • HS trả lời câu hỏi
  • HS khác nhận xét đánh giá, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS

- Kết nối vào bài

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới và thực hành

Hoạt động 1: Đọc-phân tích bài viết tham khảo

a. Mục tiêu: HS tham khảo một bài viết cụ thể để rút ra các thao tác cơ bản để thực hiện bài viết của mình, tạo ý tưởng cho việc viết đoạn văn của mỗi HS.

b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi qua việc phân tích, chắt lọc kiến thức SGK.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN THEO BÀN

*Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu 1 HS đọc văn bản tham khảo, thảo luận nhóm.

-GV hướng dẫn HS thảo luận các yêu cầu thể hiện của đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông.

+ Đoạn trích nêu lên cảm xúc của người viết về vấn đề gì?

+ Câu văn giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết ở vị trí nào trong đoạn?

+ Cảm xúc của người viết được thể hiện qua từ ngữ nào?

+ Câu kết đoạn có nội dung là gì?

+ Dựa vào kết quả làm việc nhóm trình bày những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ?

*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Tổ chức trao đổi theo câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ.

+ GV quan sát, khuyến khích, giúp đỡ nếu cần.

*Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận

+HS trả lời câu hỏi

+GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn

*Bước 4: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức, ghi lên bảng.

GV bổ sung thêm:

? Từ phân tích trên, em hiểu thế nào là viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ?

1. Đọc - phân tích bài tham khảo

- Mở đoạn: Câu đầu đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết.

- Thân đoạn:

+ Từ ngữ thể hiện được cảm xúc của người viết: cũng ngỡ như mình đang chìm vào những khát khao của tuổi thơ trong sáng....

+ Người viết đã nêu và đánh giá ý nghĩa của nội dung và nghệ thuật bài thơ.

- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc chung của người viết về bài thơ.

  • Lưu ý: Đọc kĩ để hiểu nội dung và nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Từ đó. Dẫn ra một khố thơ, đoạn thơ hoặc yếu tô nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng, gợi cảm xúc cho em.
  • Khi viết đoạn văn. cần nêu rõ: Yếu tố nào (nội dung, nghệ thuật) của bài thơ đã tạo cho em cảm xúc? Đó là cảm xúc như thế nào? Vì sao em có cảm xúc đó?...
  • Viết đoạn vãn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ là nêu lên những cảm nghĩ của bản thân về bài thơ đó. Đoạn văn có thể nêu những cảm xúc về nội dung một khổ thơ. đoạn thơ hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sắc mà em yêu thích.

Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước

a. Mục tiêu: HS xác định được mục đích viết (ghi lại cảm xúc của em khi đoạc một bài thơ); dự kiến người đọc tiềm năng (thầy, cô, bạn...). Từ đó giúp HS có ý thức bám sát mục đích viết đặt ra từ đầu và đối tượng người đọc mà bài viết hướng đến.

b. Nội dung: chắt lọc kiến thức SGK, câu hỏi trong sách để viết.

c. Sản phẩm: Bài viết của mỗi học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

Hãv viết đoạn văn nêu ìên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: "Những cánh buồm" (Hoàng Trung Thông), 'Mãv và sóng" (Ta-go), “Mẹ và qua" (Nguyên Khoa Điểm).

GV yêu cầu HS suy nghĩ để lựa chọn bài thơ viết của mình bằng kĩ thuật đông não.

GV hướng dẫn HS xác định mục đích viết và người đọc, người nghe.

GV hướng dẫn HS tìm ý, lập dàn ý theo các bước

-Hướng dẫn HS viết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Tổ chức trao đổi theo câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ.

+ HS dự kiến sản phẩm

+ GV quan sát

Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm.

+ GV gọi HS khác nhận xét về bài viết của bạn.

Bước 4: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung khen ngợi những bài viết sáng tạo, chân thành, có cảm xúc...đảm bảo yêu cầu. Khích lệ HS chưa đạt được yêu cầu nỗ lực hơn.

2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

Bước 1: Lựa chọn bài thơ

+ Xác định mục đích viết: ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

+ Đối tượng mà bài viết hướng đến: thầy cô, bạn bè, những ai quan tâm đến cái hay, cái đẹp cuả một bài thơ.

+ Lựa chọn bài thơ

Bước 2: Tìm ý

- Bài thơ viết về điều gì? Em thấy ấn tượng nhất với yếu tố nào trong bài thơ?

- Yếu tố ấy đặc sắc như thế nào (về nội dung hoặc nghệ thuật)?

- Yếu tố ấy đã mang lại cho em những cảm xúc gì? Vì sao?

+ Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn nói ra sao?

- Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của đoạn văn, gồm:

+ Mở đoạn: Giới thiệu tên bài thơ, tác giả, nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.

+ Thân đoạn:

Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần, nhịp, hình ảnh, biện pháp tu từ, tình cảm, cảm xúc, thông điệp của tác giả)....

+ Kết đoạn: Khái quát cảm xúc chung của người viết về bài thơ.

* Bước 3: Viết

Dựa vào dàn ý, viết thành đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố miêu tả và tự sự

Hoạt động 3: Kiểm tra và chỉnh sửa

a. Mục tiêu: HS củng cố lại các các yêu cầu của bài viết, tự sửa lại bài (nếu cần thiết)

b. Nội dung: chắt lọc kiến thức SGK, câu hỏi trong bảng gợi ý của GV.

c. Sản phẩm: Bài viết của mỗi học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV trả bài cho HS, hướng dẫn HS chỉnh sửa lại bài viết theo các yêu cầu đối với bài văn chia sẻ một trải nghiệm.

*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:HS xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

*Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận

*Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.

Chuẩn kiến thức về yêu cầu đối với bài viết

+ HS tự sửa bài viết để hoàn chỉnh theo yêu cầu.

+ tự kiểm tra lại bài viết của mình theo gợi ý của GV ( Theo bảng)

3. Kiểm tra, điều chỉnh bài viết.

- Đọc kĩ bài viết của mình và khoanh tròn những lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có). Sau đó sửa lại các lỗi đó.

- Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp và sửa lại cho đúng (nếu có).

PHIẾU CHỈNH SỬA BÀI VIẾT

Nhiệm vụ: Hãy đọc bài viết của mình và hoàn chỉnh bài viết bằng

cách trả lời các câu hỏi sau:

1. Đoạn văn em viết đã giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết ?

..............................................................................................................................

2. Nội dung đoạn văn em viết đã nêu cảm xúc về ý nghĩa của nội dung, nghệ thuật trong bài thơ chưa? ..............................................................................................................................

3.Em có dùng những từ ngữ thể hiện được cảm xúc của mình về bài thơ chưa?

.............................................................................................................................

4.Có nên bổ sung nội dung cho bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ ý cần bổ

sung.)

.............................................................................................................................

5.Có nên lược bỏ các câu trong bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ câu

hay đoạn cần lược bỏ.)

............................................................................................................................

6.Bài viết có mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt không? (Nếu có, hãy viết rõ

các mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt cần sửa chữa.)

............................................................................................................................

TIẾT…..: Nói và nghe

TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ

  1. Mục tiêu:
  2. Về năng lực
  • HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài nói; tiếp tục rèn luyện và phát triển kĩ năng nói và nghe trao đổi ý kiến về một vấn đề.
  • HS có khả năng nắm bắt được thông tin bài nói của người khác.
  • HS biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
  • HS tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp, biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (ngôn ngữ hình thể).
  1. Phẩm chất
  • Tự tin thể hiện bản thân.
  • Biết lắng nghe, tôn trọng.
  1. Thiết bị và học liệu
  2. Thiết bị: máy tính, máy chiếu,…
  3. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy,…
  4. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

  1. Mục tiêu: kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
  2. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học.
  4. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi:

+ Em có thường xuyên trao đổi, thảo luận cùng các bạn để tìm ra một giải pháp thống nhất về một vấn đề nào đó hay không?

+ Sau khi trao đổi, thảo luận và cùng đi đến giải pháp thống nhất thì tâm trạng của em như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời

Bước 3: Kết luận, nhận định. GV dẫn dắt vào nội dung bài học

Có nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trước vấn đề ấy, các em có thể phát biểu ý kiến, nêu lên những suy nghĩ, nhận xét; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình, sau đó cùng nhau trao đổi để tìm ra phương hướng giải pháp thống nhất. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết cách để trao đổi về một vấn đề. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới và thực hành

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các yêu cầu của bài nói – nghe trao đổi về một vấn đề

  1. Mục tiêu: HS hiểu được định nghĩa và các yêu cầu chung của bài nói – nghe trao đổi về một vấn đề
  2. Nội dung: HS xác định được nội dung của tiết học nói và nghe trao đổi về một vấn đề.
  3. Sản phẩm: Sản phẩm bài nói, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI CHIA SẺ:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

+ Thế nào là trao đổi ý kiến?

+ Theo em, trong bài nói trao đổi về một vấn đề, người nói nên xưng ở ngôi thứ mấy?

+ Bài nói trình trao đổi về một vấn đề cần chú ý những yêu cầu nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Tổ chức chia sẻ cặp đôi trả lời các câu hỏi (dựa vào phần định hướng trong SGK)

+ GV quan sát, khuyến khích

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Đại diện một số cặp đôi phát biểu.

+ Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần.

Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức.

I. Tìm hiểu chung về bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề

1. Định nghĩa: nêu lên cách hiểu, quan điểm của bản thân, đưa ra lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.

2. Yêu cầu chung: Để trao đổi, thảo luận về một vấn đề, các em cần chú ý:

- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ).

- Xác định các nội dung ý kiến cần trao đổi.

- Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó.

- Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân, tôn trọng các ý kiến của người khác với mình.

Hoạt động 2.2: Thực hành nói và nghe

Đề bài: Sau khi học bài thơ "Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào?

TRƯỚC KHI NÓI

a. Mục tiêu: GQVĐ: HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài nói, có kĩ năng, tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp.

b. Nội dung: HS trình bày sản phẩm sau khi đã viết xong.

c. Sản phẩm: Sản phẩm bài viết, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

?Trước khi nói, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Bài nói nhằm mục đích gì?

- Người nghe là ai?

- Em chọn không gian nào để thực hiện bài nói (trình bày)?

- Em dự định trình bày trong bao nhiêu phút?

? Hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài nói của mình?

- Hai ý kiến nêu trong một đề có gì giống và khác nhau?

- Mỗi ý kiến có điểm gì hợp lí và chưa hợp lí?

- Ý kiến của em như thế nào?

- Vì sao em hiểu như thế?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Tổ chức chia sẻ cặp đôi trả lời các câu hỏi

+ HS trình bày sản phẩm trước nhóm, các em khác nghe, góp ý bằng phiếu học tập.

+ GV quan sát, khuyến khích

Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.

Em hãy tự tập luyện bằng cách:

- Đứng trước gương để tập trình bày bài nói.

- Tự điều chỉnh giọng điệu, ngữ điệu, nét mặt…. cho phù hợp để tạo sức hấp dẫn cho bài nói.

- Em có thể rủ nhóm cùng tập luyện hoặc nhờ bố mẹ quay lại video bài tập luyện của mình để xem lại, tự điều chỉnh hoặc gửi video cho các bạn trong nhóm để cùng góp ý cho nhau.

I. Trước khi nói

1. Chuẩn bị nội dung nói

- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

+ Vấn đề cần trao đổi: ý kiến về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông)

+ Người nghe: các bạn trong lớp, cô/thầy giáo.

+ Không gian: lớp học

+ Thời gian: trao đổi, thảo luận trong vòng 5p.

- Bổ sung các từ, câu dẫn dắt, chào hỏi, kết nối các phần.

- Xác định giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, nét mặt,… cho phù hợp với phần trao đổi.

- Bổ sung tranh ảnh, video,.. (nếu cần).

2. Tìm ý, lập dàn ý

2.1. Tìm ý:

- Hai ý kiến nêu trong một vấn đề:

Giống nhau

Khác nhau

Hình ảnh cánh buồm đều là hình ảnh tượng trưng

+ Tượng trưng cho khát vọng vươn xa của con.

+ Tượng trưng cho những ước mơ của người cha chưa đạt được.

  • Những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi tương trưng cho khát khao vươn xa để khám phá của con, hay cũng chính là tượng trưng cho những ước mơ cửa người cha chưa đạt được.
    1. Lập dàn ý:

Mở đầu

Nêu vấn đề cần trao đổi (có hai ý kiến khác nhau về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông)

Nội dung chính

Nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của mình. Có thể phát biểu theo gợi ý sau:

  • Nêu điểm giống và khác nhau của hai ý kiến.
  • Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hợp lí của mỗi ý kiến.
  • Ý kiến của em: có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành cả hai và đưa ra một ý kiến khác.

Kết thúc

Khẳng định lại ý kiến của bản thân và những điểm hợp lí trong hai ý kiến đã nêu.

3. Tự luyện tập và trình bày

+ Để trình bày tốt, em hãy luyện tập trước (trình bày một mình hoặc trước bạn bè, người thân)

+ Cách nói: tự nhiên, gần gũi, chia sẻ, giãi bày.

4.Kiểm tra, chỉnh sửa.

* Bảng tự kiểm tra bài nói:

Nội dung kiểm tra

Đạt/

chưa đạt

- Bài nói có đủ các phần mở đầu, nội dunhg chính và kết thúc.

Giới thiệu được vấn đề cần trao đổi (có hai ý kiến khác nhau về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông).

Em đã nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của mình.

Em đã dùng ngôi thứ nhất để trình bày vấn đề.

Em đã sử dụng giọng điệu, âm lượng, các phương tiện phi ngôn ngữ (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt) hài hoà khi trình bày.

THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE

a. Mục tiêu: GQVĐ: Biết cách, tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp.

b. Nội dung: HS trình bày sản phẩm sau khi đã viết xong.

c. Sản phẩm: Phần trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.

d. Tổ chức thực hiện.

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Gọi một số HS trình bày bài nói trước lớp. Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi và điến vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn

-HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.

Lưu ý:

  • GV có thể cho HS hoạt động theo cặp đôi, cùng xây dựng bài nói và cùng lên trình bày trước lớp (HS tự phân công các phần trong bài nói của cả 2)

II. Thực hành nói và nghe

TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN LỚP VỀ BÀI NÓI

a. Mục tiêu: GQVĐ

- Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài nói.

- Chỉnh sửa bài nói cho mình và cho bạn.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá hoạt động nói dựa trên các tiêu chí.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.

c. Sản phẩm: Phiếu đánh giá bài nói .

d. Tổ chức thực hiện.

* Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đánh giá bài nói của các bạn đã trình bày theo phiếu đánh giá HĐ nói gắn với các tiêu chí.

  • GV đặt thêm câu hỏi:

+ Với người nghe: Em thích nhất điều gì trong phần trình bày của bạn? Nếu muốn thay đổi, em muốn thay đổi điều gì trong phần trình bày của bạn?

+ Với người nói: Em tâm đắc nhất điều gì trong phần trình bày của mình? Em muốn trao đổi, bảo lưu hay tiếp thu những góp ý của các bạn và thầy cô? Nếu được trình bày lại, em muốn thay đổi điều gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công

* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV Gọi một số HS trình bày phần nhận xét đánh giá của mình về bài nói trước lớp của bạn.

- Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn.

* Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.

III. Đánh giá, thảo luận

* Bảng kiểm tra bài nói của bạn: Tham khảo phiếu đánh giá bài nói theo tiêu chí (phía dưới)

* Bảng tự kiểm tra kĩ năng nghe:

Nội dung kiểm tra

Đạt/

chưa đạt

  • Nắm và hiểu được ý chính của bài nói trình bày ý kiến của bạn
  • Đưa ra được những nhận xét được về ưu điểm hay điểm hạn chế của bạn; điều em tâm đắc hay điều em muốn thay đổi trong bài nói của bạn
  • Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, động viên khi nghe bạn trình bày ý kiến.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI NÓI THEO TIÊU CHÍ

NHÓM............................

TIÊU CHÍ

Chưa đạt

(0 điểm)

Đạt

(1 điểm)

Tốt

(2 điểm)

1. Giới thiệu được vấn đề cần trao đổi

Chưa có vấn đề để nói

Có giới thiệu vấn đề nhưng chưa gắn với yêu cầu của bài.

Giới thiệu ngắn gọn được vấn đề cần trao đổi.

2. Nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của mình

Nôi dung sơ sài, chưa nêu và phân tích được ý kiến để người nghe hiểu được nội dung vấn đề

Nêu và phân tích được vấn đề để người nghe hiểu được nội dung vấn đề nhưng chưa hấp dẫn.

Nội dung hấp dẫn, thu hút được người nghe.

3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm, chủ động thuyết trình

Nói nhỏ, khó nghe, nói lặp lại ngập ngừng nhiều lần, phụ thuộc văn bản chuẩn bị sẵn

Nói to, nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng một vài câu, chủ động thuyết trình

Nói to, truyền cảm hầu như không lặp lại hay ngập ngừng; chủ động thuyết trình

4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,..) phù hợp

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe, nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe, biểu cảm phù hợp với nội dung vấn đề

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe, nét mặt sinh động.

5. Mở đầu và kết thúc hợp lí

Không chào hỏi hoặc không có lời kết thúc bài nói.

Chào hỏi và có lời kết thúc bài nói.

Chào hỏi có lời kết thúc bài nói ấn tượng.

Tổng: ................/10 điểm

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP CẢ BÀI HỌC 7

1. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập để khắc sâu kiến thức

2. Nội dung:

- GV giao bài tập cho HS.

- HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.

3. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

4. Tổ chức thực hiện

* Nhiệm vụ 1: Thực hành phần Tự đánh giá: Văn bản “Rồi ngày mai con đi học” (Trang 34/SGK Ngữ văn 7 Cánh diều tập 2).

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

- HS trả lời nhanh các câu hỏi phần Tự đánh giá

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

THẢO LUẬN THEO CẶP:

+ Các cặp thảo luận, trả lời ra phiếu Học tập:

+ +Trả lời câu 1 đến câu 8 bằng cách chọn 1 đáp án:

Câu

Đáp án

1

8

+ Cá nhân tự trả lời

Câu 9: Nêu ngắn gọn nội dung 2 dòng thơ

“Đi như suối chảy về với biển

Chớ quên mạch đá cuội nguồn”

Câu 10: Trình bày suy nghĩ về bài thơ: “Rồi ngày mai con đi” bằng một đoạn văn (5 – 7 dòng).

Bước 3: HS báo cáo sản phẩm, thảo luận.

Bước 4: Đánh giá sản phẩm bằng điểm. GV chốt kiến thức

Tìm hiểu văn bản “Rồi ngày mai con đi học” (Tr 34/SGK)

Câu

Đáp án

1

D

2

D

3

A

4

B

5

C

6

C

7

A

8

C

Câu 9:

Câu 10:

* Nhiệm vụ 2: Viết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập: Viết đoạn văn (5 – 7 dòng) nêu cảm nhận về bài thơ “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm), trong đó có sử dụng dấu chấm lửng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn HS cách làm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Tổ chức báo cáo sản phẩm vào tiết học thêm buổi chiều.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

*Nhiệm vụ 3: Lập bảng thống kê theo mẫu:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu HS hoàn thành bảng sau (về nhà):

Tên văn bản

Đặc sắc nội dung

Đặc sắc nghệ thuật

Mây và song (Ta – go)

Những cánh buồm (Hoang Trung Thông)

Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm)

- HS điền nội dung vào từng cột của phiếu học tập.

- Báo cáo sản phẩm.

- Nhận xét và chuẩn kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG CẢ BÀI HỌC 7

1. Mục tiêu:

HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng vào thực tế.

2. Nội dung:

HS làm việc cá nhân, đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về một vấn đề GV đặt ra.

3. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm học tập nhóm của HS.

4. Tổ chứcthực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập về nhà)

Bài tập 1: Sưu tầm ít nhất 5 câu ca dao tục ngữ, thành ngữ nói về tình cảm cha con cao đẹp, tình mẹ con sâu nặng, xúc động.

Bài tập 2: Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về 1 câu ca doa tục ngữ, hoặc thành ngữ mà em sưu tầm được ở bài tập 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.

- GV khích lệ, giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo sản phẩm và thảo luận vào buổi chiều hoặc tiết học sau.

- HS khác nhận xét, góp ý.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS.

- Cho điểm hoặc phát thưởng.

  1. Sưu tầm thông tin về các tác giả, đặc điểm nội dung và hình thức của các tác phẩm đã học ở Bài 7 từ nhiều nguồn khác nhau (internet, sách, báo,…), bao gồm các bài viết, hình ảnh, video,… từ đó, đánh giá các thông tin đã sưu tầm được (các thông tin đó đã đầy đủ và phù hợp chưa? Các thông tin đó có chính xác không?).
  2. Đọc them một số bài thơ viết về chủ đề tình cảm bố mẹ với con cái và con cái với bố mẹ.
  3. Hệ thống hoá kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy.
  4. Chuẩn bị Bài 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa Ngữ văn 7 Cánh diều, tập 2

- Nội dung công văn 5512/BGD-ĐT.

- Nội dung modul 1, 2, 3 được tập huấn.

- Một số tài liệu, hình ảnh trên mạng internet

RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIÁO SOẠN BÀI 8- DỰ ÁN GIÁO ÁN MIỄN PHÍ 2022

BỘ SGK CÁNH DIỀU

BÀI

HỌ VÀ TÊN

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

SĐT

CÔNG VIỆC

Bài 8

1.Bùi Thị Thu

THCS Phú Cường - Hà Đông - Hà Nội

0967793150

2. Lê Thị Mão

Trường THCS Mậu Lương - Hà Đông - Hà Nội

0384905745

3. Đặng Thi Thu Duyền

THCS Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì

0972191806

4. Ngọc Lan

THCS Khiếu Năng Tĩnh-Ý Yên-Nam Định

0973433408

BÀI 8: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đọc – hiểu văn bản (1)

TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

Hồ Chí Minh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết được đặc điểm của văn nghị luận xã hội; Mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

+ Văn nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.

+ Để khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta là một truyền thống lâu đời, quí báu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triển khai nội dung bằng các lí lẽ và dẫn chứng cụ thể từ các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trước đây đến cuộc chiến chống thực dân Pháp với những biểu hiện yêu nước ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân, mọi vùng miền … Những lí lẽ và dẫn chứng xác đáng ấy đã thuyết phục người đọc, người nghe một cách thấm thía và sâu sắc.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].

* Năng lực đặc thù

- Xác định được vấn đề nghị luận trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”[4].

- Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng của văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” [5].

- Nhận biết được cách trình bày luận điểm luận cứ[6].

- Viết được đoạn văn nghị luận xã hội sau khi đã học xong văn bản [7].

2. Về phẩm chất:

- Bồi đắp tình yêu và niềm tự hào với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhân vật và sự kiện trong lịch sử Việt Nam.

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.

b. Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

HS quan sát hình ảnh sau đó nêu đáp án, sau đó GV kết nối với nội dung bài học

c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Lắng nghe và trả lời các câu đố liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử. Sau đó, sắp xếp và điền tên của các nhân vật theo trật tự thời gian lịch sử vào ô trống

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Khi GV đưa hình ảnh lên màn chiếu, HS suy nghĩ trong 5 giây. HS nào có đáp án nhanh nhất sẽ được quyền trả lời.

- Nếu trả lời sai, thì mất lượt và HS khác được quyền trả lời thay thế.

B3: Báo cáo, thảo luận:

GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV: Như vậy các em vừa được chơi một trò chơi tìm hiểu về lịch sử rất bổ ích. Các em biết là lịch sử của VN ta gắn liền với các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Xuyên suốt chiều dài lịch sử từ thế kì X đến đầu thế kỉ XX, chúng ta đã trải qua vô vàn những khó khăn và gian khổ. Vì sao một đất nước đất không rộng, người không đông như đất nước ta mà luôn luôn chiến thắng tất cả bọn xâm lược, dù chúng mạnh đến đâu và từ đâu tới?

Có thể nói, trong suốt hành trình đó thì điều quan trọng nhất làm nên chiến thắng của cách mạng VN đó chính là tinh thần yêu nước. Tinh thần ấy đến từ những anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi hay Quang Trung nói riêng (vừa nói vừa chiếu ảnh 5 vị) và của toàn dân tộc VN nói chung. Và tinh thần yêu nước, cái lòng tự tôn dân tộc ấy đã được HCM khẳng định trong Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II mà người đọc tại Hội nghị. Nội dung của văn kiện đó cũng chính là nội dung văn bản mà chúng ta học ngày hôm nay. Cụ thế như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nhé!

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)

2.1 Tri thức đọc – hiểu

Mục tiêu: [1] [2]; [3]; [5]

Nội dung:

GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để hoàn thiện phiếu học tập

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu một vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.

1. Văn nghị luận xã hội:

- Khái niệm: Văn nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.

- Đặc điểm của văn nghị luận xã hội:

- Luận điểm: Quan điểm, tư tưởng của người viết.

- Luận cứ: Dẫn chứng và lí lẽ

- Lập luận: Cách dẫn dắt, trình bày … luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.

2. Liên kết và mạch lạc trong văn bản:

- Liên kết là thể hiện mối quan hệ nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

- Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính logic của văn bản. Một văn bản được coi là có tính mạch lạc khi các câu, các đoạn, các phần của văn bản đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

2.2 Đọc – hiểu văn bản (…)

I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (…’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5]

Nội dung:

GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.

Phiếu học tập số 1

Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu một vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau

Là người Việt Nam không ai là không biết chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Cả cuộc đời Người vì nước, vì dân. Không những thế, Người còn là nhà thơ, nhà văn lớn. Người đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Sau này nế có điều kiện các con hay tìm đọc những tác phẩm này.

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác phẩm.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

a. Đọc

- Hướng dẫn đọc nhanh.

+ Ở văn bản này các con đọc với giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện được tình cảm.

- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.

b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:

? Hãy nêu xuất xứ văn bản.

? Dựa vào tri thức Ngữ văn em hãy cho biết văn bản thuộc kiểu văn bản gì? Vì sao? Hãy nêu vấn đề mà người viết bàn luận trong văn bản.

? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.

2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Trả lời các câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Tác giả

- Hồ Chí Minh ( 1890 - 1969)

- Quê ở Nam Đàn - Nghệ An

- Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.

- Là một nhà văn, nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa thế giới

2. Tác phẩm

a. Đọc

b. Tìm hiểu chung

* Xuất xứ:

Văn bản được trích trong Báo Cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam.

* Kiểu văn bản: Nghị luận

* Bố cục: Văn bản chia làm 3 phần.

Sản phẩm tổng hợp:

II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB

1. Nhan đề của văn bản

Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhan đề và ý nghĩa nhan đề của văn bản

Nội dung:

GV sử dụng KT tia chớp kết hợp với KT đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhan đề của văn bản

HS suy nghĩ và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Nhan đề của văn bản có vấn đề nghị luận không?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc nhan đề văn bản và suy nghĩ cá nhân

GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt các câu hỏi phụ (nếu HS không trả lời được).

B3: Báo cáo thảo luận

GV yêu cầu một vài HS trình bày cảm nhận của mình về nhan đề văn bản.

HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS

- Chốt nội dung (sản phẩm).

- Chuyển dẫn sang nội dung sau.

“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

-> Nêu rõ vẫn đề sẽ bàn luận trong văn bản.

1. Nêu vấn đề (20’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [7]

Nội dung:

GV sử dụng KT vấn đáp để gợi tìm

HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Câu nào là câu chủ đề của đoạn?

? Tác giả đã có nhận định, đánh giá như thế nào ở ngay phần đặt vấn đề?

? Ở đây, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của nghệ thuật đó?

Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 3.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

- Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình).

GV hướng dẫn HS chú ý đoạn 1

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm.

- HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.

GV: Nhiều người cho rằng, văn nghị luận dễ khô khan vậy mà khi đọc đoạn văn nghị luận của Bác lại chẳng thấy khô khan chút nào bởi Bác đã sử dụng một cách linh hoạt các nghệ thuật so sánh, liệt kê, các động từ, tính từ mạnh. Chính điều đó đã làm cho văn nghị luân của Bác có giọng điệu truyền cảm, hình ảnh sinh động khiến cho người đọc dễ cảm, dễ nhớ và dễ đi vào lòng người. Bằng lòng tự hào dân tộc và tài năng nghệ thuật, Bác đã ngợi ca truyền thống quý báu của dân tộc đồng thời Người khẳng đinh tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã tạo nên sức mạnh quật khởi vô song để một dân tộc Việt Nam nhỏ bé có thể chiến thắng mọi kẻ thù lớn mạnh..

GV chuyển: Nếu ở phần nêu vấn đề tác giả chủ yếu dùng lí lẽ để giúp ngươi đọc nhận thức một cách nhanh gọn thì sang phần giải quyết vấn đề lại tập trung sử dụng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Đó là những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Cô trò ta cùng sang phần 2

- Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”

- Nghệ thuật:

+ So sánh: Tinh thần yêu nước - làn sóng vô cùng mạnh mẽ.

+ Liệt kê: mạnh mẽ, to lớn, nguy hiểm, khó khăn, bán nước, cướp nước.

+ Các động từ mạnh: Kết thành, lướt qua, nhấn chìm.

+ Các tính từ: Sôi nổi, mạnh mẽ, to lớn, nguy hiểm, khó khăn.

+ Điệp cấu trúc: “nó kết thành”, “nó lướt qua”, “nó nhấn chìm”

- Tác dụng:

Ngợi ca và khẳng định sức mạnh vô cùng mạnh mẽ và quật khởi của nhân dân mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng.

2. Giải quyết vấn đề

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [8]

Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu phần chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta

HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Phiếu học tập số 3

? Tác giả đã triển khai vấn đề trong phần 2 theo trình tự nào?

? Để làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, trong phần 2 tác giả đã đưa ra những lí lẽ và bằng chứng nào? Hãy liệt kê lí lẽ và dẫn chứng theo bảng sau:

Lí lẽ

Dẫn chứng

? Các dẫn chứng tác giả đưa ra được sắp xếp theo trình tự nào?

? Nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả trong phần 2

? Hãy nêu tác dụng của nghệ thuật lập luận đó.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: đọc ngữ liệu trong SGK (đoạn 3), suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.

GV:

- Dự kiến KK: HS khó trả lời câu hỏi số 1

- Tháo gỡ KK: GV nói thêm về các nhân vật lịch sử mà Bác đã dẫn.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau.

Bằng một đoạn văn ngăn, lời văn dạt dào cảm xúc, lí , dẫn chứng điển hình Bác đã thể hiện niềm tự hào và chứng minh cho truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ buổi đầu dựng nước. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở của Bác về thái độ trân trọng lịch sử của cha ông đi trước.

Ngoài việc liệt kê các đối tượng yêu nước, tác giả còn kể đến những biểu hiện yêu nước khác.

- Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày...

- Công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội...

- Phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải...

- Bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội...

- Công nhân, nông dân thi đua tăng gia sản xuất...

- Đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính phủ...

🡪 Đây là các dẫn chứng vừa cụ thể, vừa khái quát vừa chọn lọc, vừa toàn diện đầy sức thuyết phục. Bác đã khẳng định một cách hùng hồn, mạnh mẽ về việc phát huy truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

Lòng yêu nước được thể hiện trên tinh thần đoàn kết toàn dân, không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp, địa bàn cư trú, các giai tầng xã hội.

Đến đây cô lại nhớ tời nhà thơ Chế Lan Viên với những vần thơ dạt dào cảm xúc:

Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông.

- Để phát huy truyền thống yêu nước ấy, Bác đã đề ra nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là gì, cô trò ta cùng sang phần 3

- Triển khai vần đề theo trình tự thời gian rất logic, mạch lạc

Lí lẽ

Dẫn chứng

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung ...

Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước

Từ các cụ già tóc bạc ... chính phủ.

- Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự thời gian; theo lứa tuổi; theo vùng miền …

- Nghệ thuật lập luận: Điệp cấu trúc kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phép liệt kê để vừa bao quát được tất cả mọi tầng lớp vừa thể hiện được sự biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước.

3. Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [8]

Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu phần nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta

HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiên

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Bác đã nhận định như thế nào về tinh thần yêu nước ở đoạn cuối.

? Ở đây Bác đã nêu ra mấy trạng thái tinh thần yêu nước? Em hiểu gì về các trạng thái đó.

? Sau đó Bác đã nêu ra bổn phận và nhiệm vụ của mỗi chúng ta như thế nào?

? Như vậy mục đích Bác viết văn bản này để làm gì? Các dẫn chứng lí lẽ có hướng tới làm sáng tỏ mục đích đó không?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: đọc ngữ liệu trong SGK (đoạn 3), suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.

GV:

- Dự kiến KK: HS khó trả lời câu hỏi số 1

- Tháo gỡ KK:

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau.

GV: Việc đề ra nhiệm vụ, trách nhiệm của Đảng với dân tộc là việc khô khan, lí trí, vậy mà Bác đã nói một cách mền mại, uyển chuyển nên có giá trị thuyết phục cao.

- Tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý.

- Hai trạng thái của tinh thần yêu nước: Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu kín đáo.

- Nhiệm vụ của chúng ta phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

=> Nhiệm vụ chung: Phát huy tinh thần yêu nước.

III. TỔNG KẾT

Mục tiêu: [1]; [2]; [8]

Nội dung:

- GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản…

- HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm theo bàn.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?

? Qua giờ học, em rút ra bài học gì khi khám phá một văn bản nghị luân?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).

GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide

GV: Chúng ta nhận ra phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh trong văn nghị luận vừa rõ ràng, chặt chẽ vừa kết hợp với biểu cảm, bộc lộ cảm xúc để làm sáng tỏ và tự hào về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

1. Nghệ thuật

Phương pháp lập luận chặt chẽ, thuyết phục

- Nêu dẫn chứng toàn diện

- Những câu văn giàu hình ảnh, biểu cảm

2. Nội dung

Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước"

3. Khi viết bài văn nghị luận

- Cần xác lập hệ thống luận điểm luận cứ rõ ràng

- Trình bày luận điểm, luận cứ theo một trình tự mạc lạc, hợp lí để làm sáng tỏ vấn đề.

3. HĐ 3: Luyện tập (16’)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.

c. Sản phẩm: Câu 1: B; Câu 2: B; Câu 3: A; Câu 4: A; 5D; 6D

d. Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Câu 1: Bài văn tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kỳ nào?

A. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

B. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp

C. Thời kỳ đất nước ta xây dựng CNXH ở miền Bắc

D. Những năm đầu thế kỷ XX

Câu 2: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta diễn ra vào thời gian nào?

  1. 1930 – 1945 B. 1946 – 1954 C. 1954 – 1975

Câu 3: Tính "truyền thống" của lòng yêu nước được làm rõ trong văn bản bởi yếu tố nào?

A - Chứng minh theo thời gian xưa - nay

B - Chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước

C - Giải thích bằng lí lẽ

Câu 4: Đoạn văn từ Đồng bào ta ngày nay đến lòng nồng nàn yêu nước đã trình bày dẫn chứng bằng biện pháp nghệ thuật nào là chính?

A - Liệt kê B - Nhân hoá C - Điệp ngữ D - Hoán dụ

Câu 5: Dòng nào phản ánh đúng nhất về văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

A - Bố cục chặt chẽ, lập luận rành mạch

B - Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện,

C - Giọng văn giàu xức cảm

D - Văn bản nghị luận mẫu mực

Câu 6: Văn bản Tinh thần yêu nước của hhân dân ta có sức thuyết phục, làm người đọc xúc động bởi vì sao?

A - Thực tế lòng yêu nước nồng nàn của người Việt Nam được nói đến trong văn bản

B - Do cách trình bày của tác giả

C - Bản thân Bác đã là tấm gương sáng của lòng yêu nước

D - Cả ba ý trên

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Chiếu bài tập

HS: Đọc yêu cầu của bài và lựa chọn đáp án

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án.

- HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng.

4. HĐ 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa).

d. Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Viết một đoạn văn nghị luận về lòng yêu nước của nhân dân ta trong phòng chống đại dich covid.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV gợi ý cho HS khái niệm lòng yêu nước, biểu hiện và vai trò của lòng yêu nước của nhân dân ta trong phòng chống đại dịch covid.

HS suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm vào tiết học sau.

HS nộp sản phẩm cho GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS.

* Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài “Buổi học cuối cùng”

********************************

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 8: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

(NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)

Tiết …: Văn bản 2

ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

Phạm Văn Đồng

HĐ KHỞI ĐẦU

*Mục tiêu:

- Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; học sinh huy động những hiểu biết từ cuộc sống kết nối vào bài học.

*Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

* GV giao nhiệm vụ học tập:

? Trong cuộc sống hàng ngày, em đã gặp người có lối sống giản dị chưa? Hãy giới thiệu về một người có lối sống giản dị mà em biết (Ông bà, bố mẹ, thầy, cô giáo hoặc bạn bè cùng lớp…)

* HS thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ, trả lời.

* Báo cáo, thảo luận

- Học sinh trình bày.

- HS khác nhận xét, tương tác.

* Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu bài học.

Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới, cả cuộc đời Người sống vì Tổ quốc vì nhân dân. Một trong những phẩm chất tốt đẹp và sáng ngời của Bác là đức tính giản dị. Vậy để hiểu hơn về sự giản dị của Bác, mời các em đến với bài văn “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng.

HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

*Mục tiêu:

- Nhận biết được đặc điểm của các văn bản nghị luận xã hội: mục đích, nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

*Tổ chức thực hiện:

HĐ 1: Tìm hiểu chung

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

* GV giao nhiệm vụ học tập 1:

- HS nhắc lại đặc điểm của văn nghị luận xh.

- HS nhóm 1 trình bày về tác giả, tác phẩm.

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- HS thống nhất lại đáp án, trình bày.

* Báo cáo, thảo luận 1:

- HS trình bày.

- HS khác quan sát, tương tác.

* Kết luận, nhận định 1:

GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức. (chiếu pp)

GV sử dụng phương pháp đóng vai

? Giải thích những từ khó trong văn bản.

- Thời gian: 1p

- Các bước thực hiện:

+ HS: 2 HS, 1 HS là Cù Trọng Xoay, 1HS là người trả lời

+ HS sẽ hỏi nhanh, đáp lẹ 4 từ khóa mà người hỏi đưa ra.

+ HS củng cố kiến thức cho bản thân qua pp đóng vai.

(chiếu pp).

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

- Phạm Văn Đồng (1906-2000), quê Quãng Ngãi.

- Nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa lớn. Là cộng sự, là học trò xuất sắc của BH.

2. Tác phẩm

* Xuất xứ.

- Đoạn trích rút từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” bài diễn văn tại Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh CT HCM (19/5/1970)

* Thể loại. Văn nghị luận xã hội.

Vấn đề nghị luận: Lối sống giản dị của BH.

* PTBĐ: Nghị luận (kết hợp giải thích, chứng minh và bình luận)

* Bố cục: 2 phần

+ P1: Phần 1: Giới thiệu vấn đề. Giới thiệu về cuộc đời hoạt động cách mạng và cuộc sống giản dị thanh bạch của Bác Hồ.

+ P2: Phần 2,3,4: Giải quyết vấn đề. Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ.

* Đề tài: Viết về lãnh tụ HCM.

* Chủ đề: Ca ngợi lối sống giản dị, thanh tao của BH.

HĐ 2: Đọc - hiểu văn bản

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

  • Hs quan sát video về cuộc sống hàng ngày của Bác.
  • Kết hợp đọc văn bản em hiểu vấn đề nghị luận và mục đích của bài nghị luận là gì?

* GV giao nhiệm vụ học tập 1:

+ Nhóm 2: Nghiên cứu về cách nêu vấn đề của tác giả?

  • Ở phần nêu vấn đề tác giả đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được khái quát ở câu văn nào?

- Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả? Em học được gì từ cách nêu vấn đề trong bài nghị luận của PVĐ?

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- Học sinh thống nhất đáp án, người trình bày.

* Báo cáo, thảo luận 1:

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS khác quan sát, nhận xét, tương tác.

* Kết luận, nhận định 1:

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. ( Chiếu PP).

II. Đọc, hiểu văn bản

- Vấn đề nghị luận: Lối sống giản dị của BH.

- Mục đích của bài văn: Giáo dục đạo đức cách mạng cho các thế hệ người VN.

1. Nêu vấn đề. (Đoạn 1)

*Đoạn 1 a:

- Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch.

🡪Nghệ thuật lập luận: Nêu vấn đề trực tiếp bằng câu văn gồm 2 vế vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau.

Khẳng định nét nổi bật trong nhân cách vĩ đại của Bác:

+ Là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường.

+ Là người thật bình dị, gần gũi.

* Đoạn 1 b:

Giải thích rõ hơn về luận điểm chính.

  • Nghệ thuật lập luận:

- Mở bài trực tiếp, ngắn gọn, rõ ràng.

- Ngôn ngữ chuẩn mực, biểu cảm.

- Cảm xúc của tác giả: Ngưỡng mộ, trân trọng, tự hào.

* GV giao nhiệm vụ học tập 2:

- Hs nhóm 3 trình bày.

? Ở phần giải quyết vấn đề tác giả triển khai những nội dung gì? Cách triển khai những nội dung ấy có gì đặc sắc?

? Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần 2? Điều gì làm nên sức thuyết phục ở phần này?

? Trong phần 3, cách nghị luận có gì khác? Trong phần 4, để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

- Học sinh thống nhất đáp án, người trình bày

* Báo cáo, thảo luận 2:

- Đại diện nhóm 3 trình bày.

- HS khác quan sát, nhận xét, tương tác.

* Kết luận, nhận định 2:

GV nhận xét và bổ sung kiến thức. (nếu cần)

( Chiếu PP)

GV bình: Để làm rõ sự giản dị về đời sống vật chất càng hòa nhập với đời sống tinh thần phong phú, sôi nổi của Bác.

- GV: (Những nhà tu hành họ rời bỏ cuộc đời bình thường để sống theo những qui định chặt chẽ của một tôn giáo nào đó, những nhà hiền triết là những người có tư tưởng, đức độ và hiểu biết nhưng họ sống xa lánh với xã hội và vui với cuộc sống an toàn của riêng mình. Còn sự giản dị của Bác không phải sống khắc khổ như các nhà tu hành, hiền triết đời xưa, Người sống giản dị về vật chất vì người có đời sống tinh thần phong phú, sôi nổi, Người sống giữa cuộc đời với bao bề bộn, lo toan. Người trải qua cụôc kháng chiến gian khổ ác liệt của quần chúng nhân dân. Chính vì thế Bác là người hiểu hơn ai hết sự khó khăn của đất nước lúc bấy giờ-> Cuộc sống vật chất giản dị càng làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác. Sự giản dị là biểu hiện của đời sống văn minh, lành mạnh mà Bác đã nhiều lần nói đến: “Sáng ra bờ suối…thật là sang” (Tức cảnh Pác Bó)… Một cuộc sống cao đẹp về tinh thần, phong phú về tình cảm, không màng đến vật chất tầm thường và cũng không vì thỏa mãn cá nhân.

GV phát vấn:

? Kết thúc văn bản, có câu: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”. Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết này?

? Qua bài văn em học tập được gì về cách trình bày luận điểm, dẫn chứng, cách lập luận của tác giả?

2. Giải quyết vấn đề.

Đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng chứng minh -> Giải thích, bình luận -> khái quát lại vấn đề 

* Đoạn 2: Sự giản dị của Bác trong cuộc sống.

- Bữa cơm: Chỉ có vài ba món đơn giản, ăn không để rơi vãi một hạt, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.

- Nơi ở: Nhà sàn vẻn vẹn có vài ba phòng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn.

- Việc làm: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ lớn đến nhỏ: cứu nước, cứu dân.

Việc nhỏ: trồng cây,…

- Quan hệ: Viết thư cho một đồng chí.

+ Nói chuyện với các cháu miền Nam.

+ Đi thăm nhà tập thể công nhân, đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.

-> Dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, cụ thể, xác thực, toàn diện, nhận xét, bình luận sâu sắc, lập luận chứng minh kết hợp bình luận, biểu cảm.

=> Giản dị là một trong những phẩm chất thể hiện tư tưởng, tình cảm cao đẹp của Bác.

* Đoạn 3: Nêu lí lẽ, giải thích, bình luận:

Đời sống vật chất giản dị của Bác được kết hợp hài hoà với đời sống tâm hồn vô cùng phong phú, cao thượng.

* Đoạn 4: Giản dị trong lời nói, bài viết

- “Không có gì quí hơn độc lập tự do”.

- “Nước Việt Nam là một…không bao giờ thay đổi”

->Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, lập luận chứng minh kết hợp bình luận, biểu cảm.

=> Dễ hiểu, có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hóa lòng người.

<=> Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân

* TỔNG KẾT:

1. Nghệ thuật:

+ Lập luận chặt chẽ, mạch lạc.

+ Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ, bình luận sâu sắc, giàu sức thuyết phục.

+ Giọng văn sôi nổi, thiết tha.

2. Nội dung:

+ Ca ngợi đức tính giản dị, phẩm chất cao đẹp của chủ tịch HCM.

+ Gợi nhắc bài học về học tập, rèn luyện làm theo tấm gương đạo đức HCM.

Ghi nhớ: SGK

HĐ LUYỆN TẬP

*Mục tiêu:

- Cũng cố kiến thức, làm rõ mối quan hệ của ý kiến, lí lẽ, bằng chứng bằng sơ đồ. Biết ứng dụng sơ đồ trong việc tóm tắt nội dung bài học.

*Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

* GV giao nhiệm vụ học tập:

Bài tập: Hãy vẽ sơ đồ tư duy về trình tự lập luận của văn bản?

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh làm việc cá nhân-> nhóm đôi

* Báo cáo, thảo luận:

- HS trình bày, hs khác tương tác.

* Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức. Chiếu PP

Gợi ý:

Luận điểm chính

Luận cứ

Dẫn chứng

HĐ VẬN DỤNG

*Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

*Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

* GV giao nhiệm vụ học tập:

? Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính ấy?

? Sưu tầm một số tác phẩm ca ngợi phong cách sống giản dị, thanh cao của Bác.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh làm việc cá nhân

* Báo cáo, thảo luận:

- Gửi bài thao hướng dẫn của GV.

* Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, nhắc nhở những hs chưa nộp hoặc nộp chậm.

Gợi ý 1:

- Qua văn bản, em hiểu đức tính giản dị là một trong những đức tính, phẩm chất cao đẹp mà mỗi người cần tạo lập cho mình. Đức tính ấy được biểu hiện ở lối sống đơn giản không xa hoa, không cầu kì; ở nhiều khía cạnh: ăn mặc, nói năng, hành động,...

- Để rèn luyện đức tính ấy em sẽ: 

+ Nói năng nhỏ nhẹ, dễ nghe, dễ hiểu, lễ phép với mọi người

+ Ăn đơn giản, gia đình có gì ăn nấy, không đòi hỏi.

Gợi ý 2:

- Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS

- Các tác phẩm thơ của Tố Hữu, Trần Đăng Khoa…

- Các bài hát ca ngợi BH.

* Hướng dẫn tự học ở nhà

- Đọc lại văn bản và toàn bộ nội dung kiến thức đã học về văn bản.

- Hoàn thành bài tập trong SBT trang.

- Chuẩn bị giờ sau: THTV: Mạch lạc trong văn bản, Liên kết văn bản và cụm động từ.

==========================================

- Trong phần 4, để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục bằng cách nêu ra những câu nói cô đọng, hàm súc về nội dung ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc của Bác. Tiếp đó tác giả đưa ra lời bình luận: Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lời bình luận này của tác giả đã đề cao sức mạnh phi thường của những chân lí mà Bác nêu ra dưới hình thức những câu nói tự nhiên, mộc mạc, giản dị và sâu sắc. Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân. 

- Tác giả muốn khẳng định: sức mạnh phi thường của những chân lí mà Bác nêu ra dưới hình thức những câu nói tự nhiên, mộc mạc, giản dị và sâu sắc. Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân

- Qua văn bản, em hiểu đức tính giản dị là một trong những đức tính, phẩm chất cao đẹp mà mỗi người cần tạo lập cho mình. Đức tính ấy được biểu hiện ở lối sống đơn giản không xa hoa, không cầu kì; ở nhiều khía cạnh: ăn mặc, nói năng, hành động,...

- Để rèn luyện đức tính ấy em sẽ: 

+ Nói năng nhỏ nhẹ, dễ nghe, dễ hiểu, lễ phép với mọi người

+ Ăn đơn giản, gia đình có gì ăn nấy, không đòi hỏi.

DẠY HỌC THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

Liên kết và mạch lạc trong văn bản

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực:

* Năng lực riêng.

- Nhận biết được các khái niệm liên kết và mạch lạc trong văn bản.

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản trong đọc, viết, nói và nghe.

* Năng lực chung:

+ Phát triển năng lực tự học và tự chủ thông qua tìm kiếm tư liệu

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua tìm kiếm thông tin, giải quyết các nhiệm vụ học tập

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua chia sẻ, làm việc nhóm

2. Phẩm chất:

- Trách nhiệm:Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính. Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. Phiếu học tập.

2. Học sinh:

- SGK, giấy a4.

III. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

- Phương pháp: Phát vấn, thảo luận nhóm, dạy học theo dự án…

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ:

a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

  1. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 2 nhóm tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?

Em hãy phát hiện một số lỗi trong đoạn văn sau:

“ (1)Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sống tôi lên mười”. (2) Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường dài và hẹp. (3) Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. (4) Chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.”

“Năm nay tôi bị ở lại lớp.(1) Mẹ đã khóc.(2)”

Nhóm nào phát hiện đúng nhiều lỗi nhất sẽ chiến thắng.

( 2 Bảng phụ ghi các lỗi)

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày trên bảng phụ

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học:

Đó là các lỗi thuộc về tính liên kết và mạch lạc trong văn bản. Trong bài ngày hôm nay, cô sẽ giúp các em tìm hiểu sâu hơn về nội dung kiến thức đó và cụm động từ.

- HS tìm ra một số lỗi về tính liên kết và mạch lạc trong đoạn văn.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

a. Mục tiêu:- Trình bày được thế nào là liên kết và mạch lạc trong văn bản.

- Sử dụng liên kết và mạch lạc trong văn bản khi nói và viết

b. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 2 nhóm.

? Chữa đoạn văn trên cho đúng?

? Muốn người đọc hiểu được thì người nói (viết) cần chú ý điều gì?

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu

- HS làm việc nhóm.

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

- HS đại diện nhóm trình bày

- GV gọi hs nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

GV phát vấn:

? Em hãy tìm điểm giống và khác nhau giữa liên kết và mạch lạc.

? Nêu hiểu biết của em về CĐT? Lấy ví dụ minh hoạ?

GV chốt KT

I. Tri thức Ngữ văn

1. Liên kết và mạch lạc trong văn bản

- Liên kết là sự thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

- Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính lô gich của văn bản. Một vb được coi là có tính mạch lạc khi các phần, các đoạn, các câu của văn bản đều nói về một chủ đề và được sắp sếp theo một trình tự hợp lí.

2. Cụm động từ

- Là loại tổ hợp gồm nhiều từ, trong đó có động từ làm thành tố trung tâm.

- CĐT đầy đủ gồm 3 phần

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:

a. Mục tiêu: HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Chia lớp thành 2 nhóm

Nhóm 1. Bài 1: (sgk/ tr 42)

 Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí.

Nhóm 2. Bài 2: (sgk/ tr 42, 43)

Phân tích tính liên kết của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):

a) Xác định các biện pháp liên kết và những từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn thứ nhất và đoạn văn thứ hai của văn bản.

b) Xác định những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu

- HS làm việc nhóm.

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

- HS đại diện nhóm trình bày

- GV gọi hs nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

=> Ghi lên bảng.

Bài 3: (sgk/ tr43)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó.

a) Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. (Phạm Văn Đồng)

b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. (Phạm Văn Đồng)

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày kết quả của nhóm

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

Bài 1

Tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

- Các câu văn đoạn văn đều xoay quanh chủ đề yêu nước

Câu chủ đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

- Các phần các đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: 

+ Phần mở đầu nêu chủ đề bàn luận: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

+ Phần tiếp theo nêu các khía cạnh, nội dung nhỏ của vấn đề, làm rõ chủ đề chung của văn bản:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

Đồng bào ngày nay cũng rất yêu nước

- Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôi…ai cũng yêu nước ghét giặc….

- Bộ đội bám giặc, hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến;

- Công nhân tăng gia sản xuất…

+ Phần kết thúc vấn đề: Khẳng định truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân, và kêu gọi mọi người hành động, phát huy tinh thần ấy.

Bài 2

a) Các biện pháp liên kết và những từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn thứ nhất và đoạn văn thứ hai của văn bản là:

- Biện pháp lặp từ: tinh thần yêu nước; chúng ta; ta; lòng nồng nàn yêu nước.

- Biện pháp thay thế từ ngữ: lòng nồng nàn yêu nước - đó; yêu nước - ấy, nó

- Biện pháp nối: các từ ngữ nối như từ…đến; tuy…nhưng; những; 

b) Những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản:

- Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

- Tiinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý.

Bài 3:

Thành phần trước

Thành phần trung tâm

Thành phần sau

càng

thấy

Bác quý … vụ.

Chớ

hiểu lầm

Bác sống … ẩn dật

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG:

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Tổ chức thực hiện:

Bài 4: (sgk/ tr43)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó.

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và thực hiện yêu cầu

- HS làm việc cá nhân.

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả ( đọc đoạn văn)

- GV gọi hs nhận xét bài làm của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

+ GV nhận xét, bổ sung, cho điểm và cho HS tham khảo đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một văn bản nghị luận đã học.

Bài 4

2. Từ l

Bác Hồ -hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng; trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội.

- Tính mạch lạc: các câu trong đoạn đều tập trung làm sáng tỏ chủ đề: Sự giản dị của Bác trong cuộc sống và công việc.

- Biện pháp liên kết: phép lặp ( Việt Nam, đức tính), phép thế (Bác Hồ- Người, cha già, Bác; Phạm Văn Đồng –ông; đức tính giản dị- đức tính ấy…) 

* Hướng dẫn học ở nhà:

- Học và nắm chắc ND bài học.

==========================================

BÀI 8: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

DẠY HỌC THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

Liên kết và mạch lạc trong văn bản

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực:

* Năng lực riêng.

- Nhận biết được các khái niệm liên kết và mạch lạc trong văn bản.

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản trong đọc, viết, nói và nghe.

* Năng lực chung:

+ Phát triển năng lực tự học và tự chủ thông qua tìm kiếm tư liệu

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua tìm kiếm thông tin, giải quyết các nhiệm vụ học tập

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua chia sẻ, làm việc nhóm

2. Phẩm chất:

- Trách nhiệm:Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính. Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. Phiếu học tập.

2. Học sinh:

- SGK, giấy a4.

III. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

- Phương pháp: Phát vấn, thảo luận nhóm, dạy học theo dự án…

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ:

a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

  1. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 2 nhóm tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?

Em hãy phát hiện một số lỗi trong đoạn văn sau:

“ (1)Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sống tôi lên mười”. (2) Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường dài và hẹp. (3) Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. (4) Chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.”

“Năm nay tôi bị ở lại lớp.(1) Mẹ đã khóc.(2)”

Nhóm nào phát hiện đúng nhiều lỗi nhất sẽ chiến thắng.

( 2 Bảng phụ ghi các lỗi)

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày trên bảng phụ

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học:

Đó là các lỗi thuộc về tính liên kết và mạch lạc trong văn bản. Trong bài ngày hôm nay, cô sẽ giúp các em tìm hiểu sâu hơn về nội dung kiến thức đó và cụm động từ.

- HS tìm ra một số lỗi về tính liên kết và mạch lạc trong đoạn văn.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

a. Mục tiêu:- Trình bày được thế nào là liên kết và mạch lạc trong văn bản.

- Sử dụng liên kết và mạch lạc trong văn bản khi nói và viết

b. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 2 nhóm.

? Chữa đoạn văn trên cho đúng?

? Muốn người đọc hiểu được thì người nói (viết) cần chú ý điều gì?

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu

- HS làm việc nhóm.

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

- HS đại diện nhóm trình bày

- GV gọi hs nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

GV phát vấn:

? Em hãy tìm điểm giống và khác nhau giữa liên kết và mạch lạc.

? Nêu hiểu biết của em về CĐT? Lấy ví dụ minh hoạ?

GV chốt KT

I. Tri thức Ngữ văn

1. Liên kết và mạch lạc trong văn bản

- Liên kết là sự thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

- Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính lô gich của văn bản. Một vb được coi là có tính mạch lạc khi các phần, các đoạn, các câu của văn bản đều nói về một chủ đề và được sắp sếp theo một trình tự hợp lí.

2. Cụm động từ

- Là loại tổ hợp gồm nhiều từ, trong đó có động từ làm thành tố trung tâm.

- CĐT đầy đủ gồm 3 phần

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:

a. Mục tiêu: HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Chia lớp thành 2 nhóm

Nhóm 1. Bài 1: (sgk/ tr 42)

 Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí.

Nhóm 2. Bài 2: (sgk/ tr 42, 43)

Phân tích tính liên kết của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):

a) Xác định các biện pháp liên kết và những từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn thứ nhất và đoạn văn thứ hai của văn bản.

b) Xác định những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu

- HS làm việc nhóm.

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

- HS đại diện nhóm trình bày

- GV gọi hs nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

=> Ghi lên bảng.

Bài 3: (sgk/ tr43)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó.

a) Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. (Phạm Văn Đồng)

b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. (Phạm Văn Đồng)

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày kết quả của nhóm

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

Bài 1

Tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

- Các câu văn đoạn văn đều xoay quanh chủ đề yêu nước

Câu chủ đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

- Các phần các đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: 

+ Phần mở đầu nêu chủ đề bàn luận: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

+ Phần tiếp theo nêu các khía cạnh, nội dung nhỏ của vấn đề, làm rõ chủ đề chung của văn bản:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

Đồng bào ngày nay cũng rất yêu nước

- Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôi…ai cũng yêu nước ghét giặc….

- Bộ đội bám giặc, hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến;

- Công nhân tăng gia sản xuất…

+ Phần kết thúc vấn đề: Khẳng định truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân, và kêu gọi mọi người hành động, phát huy tinh thần ấy.

Bài 2

a) Các biện pháp liên kết và những từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn thứ nhất và đoạn văn thứ hai của văn bản là:

- Biện pháp lặp từ: tinh thần yêu nước; chúng ta; ta; lòng nồng nàn yêu nước.

- Biện pháp thay thế từ ngữ: lòng nồng nàn yêu nước - đó; yêu nước - ấy, nó

- Biện pháp nối: các từ ngữ nối như từ…đến; tuy…nhưng; những; 

b) Những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản:

- Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

- Tiinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý.

Bài 3:

Thành phần trước

Thành phần trung tâm

Thành phần sau

càng

thấy

Bác quý … vụ.

Chớ

hiểu lầm

Bác sống … ẩn dật

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG:

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Tổ chức thực hiện:

Bài 4: (sgk/ tr43)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó.

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và thực hiện yêu cầu

- HS làm việc cá nhân.

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả ( đọc đoạn văn)

- GV gọi hs nhận xét bài làm của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

+ GV nhận xét, bổ sung, cho điểm và cho HS tham khảo đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một văn bản nghị luận đã học.

Bài 4

2. Từ l

Bác Hồ -hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng; trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội.

- Tính mạch lạc: các câu trong đoạn đều tập trung làm sáng tỏ chủ đề: Sự giản dị của Bác trong cuộc sống và công việc.

- Biện pháp liên kết: phép lặp ( Việt Nam, đức tính), phép thế (Bác Hồ- Người, cha già, Bác; Phạm Văn Đồng –ông; đức tính giản dị- đức tính ấy…) 

* Hướng dẫn học ở nhà:

- Học và nắm chắc ND bài học.

==========================================

BÀI 8: Nghị luận xã hội

Thực hành đọc hiểu

TƯỢNG ĐÀI VĨ ĐẠI NHẤT

Uông Ngọc Dậu

Tượng đài mẹ Thứ - Mẹ Việt Nam anh hùng, Quảng Nam (ảnh Tuổi trẻ Online)

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định được nhiệm vụ và chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm, chủ động hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ

* Năng lực đặc thù

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội.

- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, trong văn bản; chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

- Xác định được mục đích và nội dung chính của bài viết Tượng đài vĩ đại nhất là nêu lên suy nghĩ về sự hi sinh cao cả của biết bao nhiêu đồng chí, đồng bào để có được đất nước hôm nay.

Đọc hình thức: Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống xã hội, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

Liên hệ, so sánh, kết nối: Liên hệ với văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và hiểu biết của em về những tấm gương hi sinh cao cả của những lớp người đi trước để hiểu thêm về văn bản nghị luận này.

2. Về phẩm chất: Tự hào về truyền thống yêu nước; có lối sống giản dị, khiêm nhường và biết ơn những thế hệ đã hi sinh vì Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về nhà báo Uông Ngọc Dậu và văn bản “Tượng đài vĩ đại nhất”.

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (10’)

a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.

b. Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học

c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Quan sát video TƯỢNG ĐÀI BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG : NGUYỄN THỊ THỨ, video của Trần Văn Đây travel . Em hãy nêu cảm nhận ban đầu của em sau khi xem video?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát video, lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của

GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát khung cảnh

B3: Báo cáo, thảo luận:

GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.

Các em thân mến! Đất nước thân yêu của chúng ta đã trải qua nghìn năm Bắc thuộc, 80 năm chịu sự đô hộ của thực dân Pháp, 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, 20 năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Đất nước ta đã có bao nhiêu những người chiến chí đã ngã xuống để bảo vệ đất nước dành độc lập tự do cho dân tộc. Cuộc sống tươi đẹp mà cô và các em đang hưởng thụ đó là máu là nước mắt của bao thế hệ đi trước, mỗi bản thân chúng ta phải sống, học tập và luôn tri ân nhớ về công lao của ông cha ta.

Văn bản “Tượng đài vĩ đại nhất ” của nhà báo Uông Ngọc Dậu hôm nay cô và các em tìm hiểu sẽ cho chúng ta hiểu biết thêm về sự hi sinh cao cả đó.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (…’)

Mục tiêu: - Tìm hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm .

-Nắm được nội dung chính và bố cục của một văn bản nghị luận .

Nội dung:

GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.

Phiếu học tập số 1

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau

2. Tác phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

a. Đọc

- Hướng dẫn đọc.

+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.

+ Thể hiện rõ giọng điệu và ngôi kể thứ nhất (lời kể của cậu bé An).

- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.

b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:

? Văn bản “Tượng đài vĩ đại nhất ” được trích từ đâu?

? Văn bản thuộc thể loại gì?

? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.

2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Trả lời các câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Nhà báo Uông Ngọc Dậu (1957), quê ở Thanh Hóa

b. Sự nghiệp

- Vốn là nhà giáo, cuộc đời đã chọn ông trở thành một nhà báo.

- Nhiều năm làm trưởng đại diện cơ quan Đài tiếng nói Việt Nam tại Tây Nguyên, Uông Ngọc Dậu gắn bó và am hiểu Tây Nguyên như một người được sinh ra từ đó.

- Chuyển ra Hà Nội, ông phụ trách Hệ phát thanh dân tộc. Tiếp tục mở ra biên độ mới, không phải chỉ là Tây Nguyên, mà là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong khắp cả nước.

2. Tác phẩm

a) Đọc và tóm tắt

- Đọc

- Tóm tắt

b) Tìm hiểu chung

- Xuất xứ

- Trích Bình luận 6 giờ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 27/07/2017

- Thể loại: văn bản nghị luận

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

- Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “truyền từ đời này sang đời khác”): Giới thiệu vấn đề - giới thiệu trên khắp đất nước ta nơi đâu cũng có những câu chuyện về những con người hi sinh vì đất nước

- Phần 2 (tiếp theo đến “bình minh”): Giải quyết vấn đề - dẫn chứng về sự hi sinh đó (địa danh, con người).

- Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn đề - Tình cảm của tác giả với tượng đài vĩ đại nhất

Sản phẩm tổng hợp:

II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB (…’)

1. Ý nghĩa nhan đề và sự ra đời của văn bản.

Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý nghĩa nhan đề và sự ra đời của văn bản

Nội dung:

GV sử dụng KT tia chớp kết hợp với KT đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhan đề của văn bản

HS suy nghĩ và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Nhan đề của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

? Tượng đài là gì?

? 27/7 là ngày gì?

? Mục đích của văn bản là gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc nhan đề văn bản và suy nghĩ cá nhân

GV quan sát và hướng dẫn học sinh

B3: Báo cáo thảo luận

GV yêu cầu một vài HS trình bày cảm nhận của mình về nhan đề văn bản.

HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS

GV: Với nhan đề “Tượng đài vĩ đại nhất ” không phải chúng ta vì nhớ ơn mà xây thật nhiều các tượng đài. Mà phải hiểu sự hi sinh của ông cha ta đã trở thành tượng đài vĩ đại nhất, chúng ta sinh ra trong hòa bình nhưng luôn tự nhắc nhở bản thân mình về cội nguồn để từ đó cố gắng hơn nữa học tập tốt, gìn giữ và xây dựng đất nước giàu mạnh hơn.

- Chốt nội dung (sản phẩm).

- Chuyển dẫn sang nội dung sau.

Tượng đài vĩ đại nhất

- Tượng đài -> công trình kiến trúc lớn gồm một hoặc nhiều bức tượng, đặt ở địa điểm thích hợp, dùng làm biểu trưng cho một dân tộc, một địa phương, đánh dấu một sự kiện lịch sử hay tưởng niệm người có công lao lớn.

Tượng đài vĩ đại nhất theo nghĩa bóng muốn nói tới sự hi sinh của các vị anh hùng để dành độc lập cho dân tộc. Sự hi sinh đó được thế hệ trẻ ghi nhớ, tự hào và biết ơn.

- Ngày 27/7: là ngày thương binh liệt sĩ. Văn bản như một lời tri ân của tác giả tới các vị anh hùng đã ngã xuống hi sinh cho tổ quốc.

🡪 Mục đích: nêu lên suy nghĩ về sự hi sinh cao cả của biết bao nhiêu đồng chí, đồng bào để có được đất nước hôm nay.

2. Tìm hiểu nội dung văn bản

Mục tiêu:

- Nhận biết được bố cục của một văn bản nghị luận.

- Vai trò và nhiệm vụ của từng phần trong văn bản

- Xác định được lí lẽ, dẫn chứng, lập lập và nghệ thuật khi viết văn bản nghị luận

Nội dung:

GV sử dụng KT các mảnh ghép

HS: thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm.

Phiếu học tập đã được học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

* Vòng 1. Nhóm chuyên gia

- Chia nhóm lớp.

- Giao nhiệm vụ: các nhóm đọc và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nhóm 1:

Câu 1: Ở phần giới thiệu vấn đề tác giả đã đưa ra ý kiến gì ? Tác giả lập luận như thế nào?

+ Nhóm 2:

Câu 2: Ở phần giải quyết vấn đề, đoạn 2 tác giả đã đưa ra những dẫn chứng lí lẽ gì để thể hiện sự hi sinh của thế hệ đi trước? Các dẫn chứng có hợp lí, liên kết với nhau không? Tác giả đã dùng nghệ thuật gì ?

+ Nhóm 3:

Câu 3. Ở phần giải quyết vấn đề, đoạn 3 tác giả đã đưa ra những dẫn chứng lí lẽ gì để thể hiện sự hi sinh của thế hệ đi trước? Các dẫn chứng có hợp lí, liên kết với nhau không? Tác giả đã dùng nghệ thuật gì ?

+ Nhóm 4:

Câu 4: Ở phần kết thúc vấn đề, tác giả đã gửi đến thông điệp gì?

- Thời gian: 10 phút.

* Vòng 2: nhóm mảnh ghép

- Các nhóm đổi thành viên và thảo luận các câu hỏi ở vòng 1. Hoàn thiện phiếu học tập của mình.

- Thời gian: 10 phút.

Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 2 - Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? .

Tháo gỡ: (GV gợi ý HS bằng cách hướng dẫn các em đọc đoạn văn: “mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông, mỗi tấc đất…..; Trên mọi nẻo đường đất nước, từ Tây Bắc…từ con đường Trường Sơn đến con đường trên Biển Đông...” ;“ có nơi đâu không có dấu tích…có nơi đâu không lưu giữ …..”). những đoạn văn trên sử dụng nghệ thuật gì ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

- Suy nghĩ và thảo luận

GV quan sát và hướng dẫn học sinh

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS bất kì trong nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- trình bày sản phẩm.

- HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ của học sinh khi thảo luận có tích cực không; câu trả lời của HS đã đúng và nêu bật được vấn đề chưa hay còn lan man chưa sâu sắc

- GV nhận xét và mở rộng:

Tại sao , người dân Việt Nam sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn . Vì: chúng ta có truyền thống yêu nước ngàn đời, chúng ta thấu hiểu được giá trị của tự do vì thế người dân VN sẵn sàng đứng lên lật đổ sự thống trị của những kẻ xâm lược.

- Qua văn bản các em hiểu thêm được sự hi sinh mất mát của thế hệ đi trước vì thế càng trân quý nền độc lập ta có trong hiện tại.

a. Phần giới thiệu vấn đề

- Tác giả đưa đến ý kiến rất tự nhiện nhẹ nhàng, ở trên đất nước Việt Nam ở vùng quê nào cũng có những câu chuyện về sự hi sinh.

- Con người Việt Nam đều sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn.

- Sự hi sinh vì nghĩa lớn đã trở thành huyền thoại và được truyền từ đời này sang đời khác.

- Tác giả lập luận rất chặt chẽ khoa học, từ cụ thể đi ra đến khái quát. Khẳng định con người Việt Nam anh dũng, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn.

- Cách giới thiệu vấn đề rõ ràng dễ hiểu.

b. Phần giải quyết vấn đề.

Những dẫn chứng và lí lẽ được tác giả sử dụng:

- Đoạn 2:

*Những tấm gương về sự hi sinh.

+ Trên dải đất hình chữ S …..vì dân tộc.

+ Xương máu anh hùng liệt sĩ ….cây cỏ.

+ Tên tuổi các anh hùng liệt sĩ… hình sông thế núi.

→ Hình hài Tổ quốc… được bồi đắp từ mồ hôi, xương máu, trí tuệ của hàng triệu người con ưu tú….

- Lập luận theo kiểu tổng phân hợp ca ngợi sự hi sinh của các vị anh hùng.

* Địa danh in đậm dấu ấn của sự hi sinh bảo vệ chủ quyền.

- Trên mọi nẻo đường đất nước từ Tây Bắc, Việt Bắc … Tây Nguyên… con đường Trường Sơn … con đường trên Biển Đông và cả con đường trên không,….

→ Dẫn chứng khái quát: nhắc lại những địa danh tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến; khẳng định chủ quyền từ miền núi đến miền biển, từ đất liền đến vùng biển vùng trời. Nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước.

*Hi sinh không chỉ vì nghĩa lớn mà người Việt Nam còn chịu biết bao đau thương mất mát do chiến tranh gây ra sự hi sinh đó là vô bờ bến.

Tác giả đã kể ra hậu quả của chiến tranh để lại “…đã có hàng triệu người con hi sinh, hàng triệu người mang thương tật … hàng triệu thân phận, hàng triệu hoàn cảnh, hàng triệu tâm tư. ”

→ Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê, lặp để có thể thể hiện những hi sinh vô bờ bến của người dân Việt Nam trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc. Mất mát và thương đau nhưng người Việt Nam anh dũng đương đầu với kẻ thù xâm lược hướng tới ước mơ độc lập tự do, dân chủ hòa bình.

Đoạn 3. Cách hi sinh của con người Việt Nam rất đáng tự hào

+ Biết bao nhà yêu nước cách mạng ra pháp trường ….vẫn lạc quan tin vào ngày mai chiến thắng.

+ Hàng vạn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt bớ tù đầy …vẫn một dạ trung kiên.

+ Những chiến sĩ ôm bom ba càng, bom xăng xông lên ngăn xe tăng địch.

+ Những thanh niên xung phong biến mình thành cọc tiêu….

+ Cái chết – sự hi sinh trở thành vũ khí vô hình,

+ Luôn lạc quan hướng về tương lai “Hòn Vọng Phu …luôn quay về hướng đông ….”

→ Tác giả đã liệt kê ra hàng loạt những hành động việc làm tiêu biểu sẵn sàng hi sinh về nghĩa lớn. Trong lịch sử của dân tộc còn nhiều lắm những hành động việc làm vĩ đại mà không thể kể ra hết nhưng tất cả để thể hiện con người Việt Nam kiên cường bất khuất.

c. Kết thúc vấn đề

- Tác giả đã gửi đến thông điệp “Tượng đài vĩ đại nhất là hình hài Tổ quốc, có máu xương, mồ hôi công sức,…ngày một ấm no, hạnh phúc!”

- Không có tượng đài nào có thể tạc hết sự hi sinh của con người Việt Nam.

- Kết thúc vấn đề là sự tri ân tới các vị anh hùng đã hi sinh vì đất nước và là niềm tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc.

III. TỔNG KẾT

Mục tiêu: Khái quát lại kiến thức về nghệ thuật và nội dung mà tác giả thể hiện.

Nội dung:

- GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản…

- HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm theo bàn.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản “Tượng đài vĩ đại nhất ”?

? Qua giờ học, em rút ra bài học gì khi khám phá một tác phẩm nghị luận ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).

GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide

1. Nghệ thuật

- Sử dụng nghệ thuật lặp, liệt kê… để đưa ra các dẫn chứng thuyết phục.

- Dẫn chứng rõ ràng, chân thật.

- Lập luận chặt chẽ, các đoạn liên kết với nhau.

- Văn bản mạch lạc hướng đến mục đích chung nói đến sự tri ân các anh hùng.

2. Nội dung

- Văn bản thể hiện những suy nghĩ về sự hi sinh cao cả của biết bao nhiêu đồng chí, đồng bào để có được đất nước hôm nay.

- Tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc.

* Văn nghị luận: ý kiến nêu lên phải rõ ràng. Dẫn chứng lí lẽ hợp lí, thuyết phục. Lập luận chặt chẽ, liên kết. Văn bản phải mạch lạc rõ ràng. Bố cục rõ ràng, đầy đủ.

3. HĐ 3: Luyện tập (16’)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: em hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện bài học hôm nay

c) Sản phẩm: sơ đồ tư duy của học sinh

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: vẽ sơ đồ tư duy về văn bản hôn nay

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: vẽ sơ đồ

B3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trình bầy bài làm

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét

Dự kiến sản phẩm

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) giải thích vì sao thế hệ trẻ cần phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV gợi ý cho HS nắm rõ cách trình một đoạn văn (hình thức và nội dung)

HS đọc lại văn bản, suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn…

* Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài học tiếp theo.

Ngày soạn:.............

Ngày dạy:..............

BÀI 8: VĂN NGHỊ LUẬN

VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

- HS biết chọn một hiện tượng (vấn đề) để trình bày ý kiến của bản thân bằng một bài viết được thực hiện theo các bước của quy trình viết bài bản.

- Bài viết bảo đảm các đặc trưng của kiểu bài nghị luận, dùng lí lẽ, bằng chứng, có phương thức biểu đạt phù hợp.

2. Về năng lực:

- Nêu được hiện tượng (vấn đề) để bàn luận.

- Người viết có thái độ rõ ràng về hiện tượng.

- Đưa ra lí lẽ và bằng chứng để ý kiến có sức thuyết phục.

- Trình bày được mối quan hệ giữa ý kiến lí lẽ, bằng chứng dưới dạng sơ đồ.

- Nhận ra được ý nghĩa vấn đề đặt ra trong văn bản đối đời xống xã hội và đối với bản thân.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, học hỏi, sáng tạo.

-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Giáo án; Phiếu học tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Học sinh:

- Đọc SGK, lập dàn ý và Tập nói ở nhà theo hướng dẫn của SGK

- Mang theo 1 đồ vật (tranh ảnh / âm nhạc …) minh họa cho phần nói

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b) Nội dung: HS nhớ lại kiến thức về văn nghị luận đã học ở lớp 6

c) Sản phẩm: Phần chia sẻ của HS

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV đặt câu hỏi: Bài văn nghị luận xã hội cần phải có những yếu tố nào?

Application

Description automatically generated

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ cá nhân và trả lời

GV quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày

GV: Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

Text

Description automatically generated with low confidence

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét, đánh giá thái độ làm việc của HS, dẫn vào bài.

HS Nghe, trình bày.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a) Mục tiêu:

- Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- HS hiểu được thế nào là viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống, nêu ra được ví dụ, các yêu cầu đối với kiểu bài văn này.

b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phần trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Tổ chức hoạt động

Dự kiến sản phẩm – Nội dung cần đạt

1. ĐỊNH HƯỚNG

Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc thêm phần Định hướng, trả lời câu hỏi

+ Thế nào là nghị luận về một vấn đề của đời sống?

+ Nêu ít nhất hai ví dụ về vấn đề của đời sống mà chúng ta cần quan tâm?

+ Những lưu ý khi biết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống?

+

- Nghị luận về một vấn đề trong đời sống: Là trình bày ý kiến của mình(tán thành hay phản đối) về vấn đề nào đó trong đời sống bằng cách đưa ra lí lẽ rõ ràng, kết hợp với bằng chứng đa dạng để thuyết phục người đọc, người nghe.

- Vấn đề cần quan tâm như: nghiện game, bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường........

Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát, hỗ trợ.

Báo cáo thảo luận

- Trả lời miệng, cá nhân

- Dự kiến sản phẩm:

Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, nêu ra được ví dụ, các yêu cầu đối với kiểu bài văn này.

b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt

I. Định hướng

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- HS đọc thêm phần Định hướng, trả lời các câu hỏi:

+ Thế nào là bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống?

+ Nêu ví dụ thêm về các hiện tượng đời sống mà chúng ta cần quan tâm.

+ Để trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, các em cần làm gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ cá nhân và trả lời

GV hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày

GV: Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, dẫn vào bài học.

a) Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống là nêu lên những suy nghĩ và đưa ra được lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.

b) Hiện tượng đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định. Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng đời sống cần quan tâm:

- Phải trồng nhiều cây xanh.

- Việc nuôi các con vật trong nhà.

- Việc sử dụng nước ngọt.

- Việc sử dụng bao bì ni lông.

- Hiện tượng học sinh chơi game (Game ở đây hiểu là trò chơi điện tử.)

- Một hiện tượng cần biểu dương trong nhà trường.

c) Để trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, các em cần: nêu ý kiến của minh, giải thích vì sao, đưa ra các lí lẽ và bằng chứng.

3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành

a. Mục tiêu: Nắm được các bước viết bài văn về một hiện tượng đời sống thông qua phần thực hành đề bài: Nhiều người cho rằng nên có vật nuôi trong nhà. Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

b. Nội dung: Thực hiện bài tập thực hành và vận dụng kiến thức lí thuyết theo hướng dẫn. Làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành yêu cầu.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt

  1. Thực hành
  2. Chuẩn bị

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- HS thực hiện ở nhà phần Chuẩn bị bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 1.

- Hoặc GV có thể sử dụng padlet để phân chia nhiệm vụ cho HS chuẩn bị trước ở nhà:

+ Nhóm 1: Thế nào là những vật nuôi? Vật nuôi khác động vật hoang dã như thế nào?

+ Nhóm 2: Vật nuôi có những ưu điểm và hạn chế nào?

+ Nhóm 3: Sưu tầm hình ảnh về các loại vật nuôi.

+ Nhóm 4: Sưu tầm video về các loại vật nuôi.

+ Nhóm 5: Sưu tầm ý kiến của các nhân vật nổi tiếng về lợi ích, ý nghĩa của vật nuôi.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Làm việc cá nhân ở nhà và trả lời

GV hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày

GV: Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức.

- Tìm hiểu về các con vật nuôi.

- Ghi lại những thông tin về vật nuôi: Vật nuôi khác động vật hoang dã như thế nào? Lợi ích của vật nuôi là gì?... (Tham khảo văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?).

- Có thể sử dụng internet đề thu thập thông tin, lấy tư liệu như video, hình ảnh minh hoạ, ý kiến của các nhân vật nổi tiếng,... và ghi lại nguồn dẫn các tư liệu đó.

  1. Tìm ý và lập dàn ý

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Kết hợp với phần chuẩn bị ở mục (1) để trả lời các câu hỏi tìm ý (làm việc cả lớp).

- Dựa vào các ý đã tìm được, HS xây dựng dàn ý cho bài viết (làm việc cá nhân).

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Làm việc cá nhân và trả lời

GV hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày

GV: Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức.

* Tìm ý:

Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi:

+ Hiểu nào là những con vật nuôi?

+ Em biết tên những con vật nuôi nào? Nhà em có vật nuôi không?

+ Vật nuôi có những ưu điểm và hạn chế gì?

+ Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?

* Lập dàn ý:

+ Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận (Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?).

+ Thân bài: Lần lượt trình bày ý kiến của em theo một trình tự nhất định để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài. Tuỳ vào ý kiến (Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?) để trình bày các lí lẽ và bằng chứng. Ví dụ:

-Nên có vật nuôi trong nhà (ý kiến).

-Nêu các lí lẽ để làm rõ vì sao nên có vật nuôi trong nhà (lí lẽ).

-Nêu các bằng chứng cụ thế về lợi ích của vật nuôi (bằng chứng).

Lưu ý: Nếu em cho rằng không nên có vật nuôi trong nhà thì cũng cần nêu lí lẽ và bằng chứng.

+ Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của em; đề xuất các biện pháp bảo vệ và thái độ đối xử vói vật nuôi.

  1. Viết bài

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Dựa vào dàn ý đã lập, HS viết bài (làm việc cá nhân).

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Làm việc cá nhân và trả lời

GV hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày

GV: Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức.

  1. Kiểm tra và chỉnh sửa

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Dựa vào dàn ý đã lập, HS viết bài (làm việc cá nhân).

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Làm việc cá nhân và trả lời

GV hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày

GV: Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức.

- Kiểm tra, nhận biết các lỗi về dàn ý.

- Kiểm tra, nhận biết các lỗi về hình thức (chính tả, ngữ pháp, dùng từ, liên kết đoạn,...). Chỉnh sửa các lỗi đó trong bài viết.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức vào việc giải quyết một bài tập cụ thể.

b. Nội dung: Thực hiện bài tập thực hành và vận dụng kiến thức lí thuyết theo hướng dẫn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- HS làm đề bài: Viết bài văn về một trong các hiện tượng học đường như: hiện tượng HS chơi trò chơi điện tử, hiện tượng HS đam mê thần tượng, hiện tượng HS không chú tâm vào học tập,…

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Làm việc cá nhân và trả lời

GV hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày

GV: Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức.

HS dựa vào kiến thức đã học để lập dàn ý, viết bài.

  • Hướng dẫn về nhà:

GV hướng dẫn HS đọc thêm: các văn bản nghị luận về các vấn đề xã hội + chuẩn bị bài mới Nói và nghe Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống (cho HS tải video lên padlet hoặc flipgrib để HS comment bài viết của các bạn).

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Vật nuôi khác động vật hoang dã như thế nào?

2. Lợi ích của vật nuôi là gì?

Lưu ý: HS có thể sử dụng internet để thu thập thông tin, lấy tư liệu như video, hình ảnh minh hoạ, ý kiến của các nhân vật nổi tiếng,…và ghi lại nguồn dẫn các tư liệu đó.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 8: VĂN NGHỊ LUẬN

NÓI – NGHE: THẢO LUẬN NHÓM

VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- HS nắm vững những yêu cầu khi trình bày ý kiến về một vấn đề bằng ngôn ngữ nói (nêu lên những suy nghĩ, nhận xét, đưa ra lí lẽ và những bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.)

- Củng cố kiến thức về các vấn đề có liên quan đến nội dung nói.

- Biết tìm ý, lập dàn ý, cách trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (hoặc văn học), để thông qua đó tập nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.

- Nắm bắt được những thông tin bài nói của các bạn, có thể đưa ra được những nhận xét, góp ý cho bạn.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: tạo điều kiện để HS thể hiện tư tưởng của mình một cách trung thực nhất, tự nhiên nhất. Tôn trọng những ý kiến, cách nhìn nhận, quan điểm của cá nhân người học về các vấn đề được đặt ra. 

3. Phẩm chất

- Nhân ái: Qua tiết luyện nói và nghe, HS biết đoàn kết, nhận xét đánh giá theo hướng khích lệ, động viên.

- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Trách nhiệm: Trong việc chuẩn bị nội dung tiết nói và nghe một cách tích cực và trách nhiệm với hành vi của bản thân trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Giáo án; Phiếu học tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Học sinh:

- Đọc SGK, lập dàn ý và Tập nói ở nhà theo hướng dẫn của SGK

- Mang theo 1 đồ vật (tranh ảnh / âm nhạc …) minh họa cho phần nói

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b) Nội dung: HS chia sẻ theo kĩ thuật THINK – PAIR – SHARE

c) Sản phẩm: Phần chia sẻ của HS

d) Tổ chức hoạt động:

GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung: Vấn đề được đề cập đến trong cuộc sống khi xem đoạn video qua kĩ thuật THINK – PAIR – SHARE.

+ THINK: Suy nghĩ cá nhân

+ PAIR: Chia sẻ cặp đôi

- SHARE: Chia sẻ suy nghĩ của mình với cả lớp

- GV quan sát, hỗ trợ, nhận xét.

🡺 Giáo viên vào bài: (chiếu slide)

Các em ạ, thế giới của chúng ta có biết bao nhiêu vấn đề cần quan tâm như dân số thế giới gia tăng gần cán mốc 8 tỉ người, môi trường trên Trái Đất đang bị ô nhiêm, dịch bệnh bùng phát ở một số nơi.

Đối với một học sinh, một công dân tương lai của toàn cầu thì vấn đề gì khiến con quan tâm? => Mời một vài học sinh trả lời

Có những vấn đề chúng ta cần thảo luận, cần sự sẻ chia để thấu hiểu và có biện pháp ứng phó thích hợp . Một trong các vấn đề mà chúng ta cần quan tâm là gì. Điều đó sẽ được trả lời trong tiết Nói-nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống. Vậy làm thế nào để trở thành người nói hấp dẫn, người nghe tích cực chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a) Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

b) Nội dung: HS tìm hiểu khái niệm, các yêu cầu khi nói nghe và các bước cụ thể của bài nói nghe: Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương

c) Sản phẩm: Phần trả lời ở sơ đồ Graph của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Tổ chức hoạt động

Dự kiến sản phẩm – Nội dung cần đạt

1. ĐỊNH HƯỚNG

Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc thêm phần Định hướng, hoàn thành phiếu học tập

+ Thảo luận nhóm về một vấn đề là gì?

+ Mục đích của thảo luận nhóm?

+ Lưu ý khi thảo luận nhóm về một vấn để

Timeline

Description automatically generated with low confidence

Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK , thảo luận nhóm cặp và hoàn thiện phiếu học tập

- GV quan sát, hỗ trợ.

Báo cáo thảo luận

- Trả lời miệng, cá nhân

- Dự kiến sản phẩm:

Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

2. THỰC HÀNH TRÌNH BÀY BÀI NÓI

Chuyển giao nhiệm vụ

(1) GV chiếu đề bài: Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị” và hỏi: Nhắc lại các bước chung khi trình bày 1 bài nói – nghe

(2) GV chiếu lại dàn ý mẫu đã phát cho HS từ buổi trước

(3) Yêu cầu HS đọc nhẩm lại dàn ý đã chuẩn bị ở nhà và luyện nói với bạn cùng bàn và chấm điểm cho nhau theo bảng tiêu chí sau:

2. Thực hành

a/ Đề bài: Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị”

b/ Các bước: Chuẩn bị 🡪 Tìm ý và lập dàn ý 🡪 Nói và nghe 🡪 Kiểm tra và chỉnh sửa

Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hỗ trợ.

Báo cáo thảo luận

- Trả lời miệng, cá nhân

- Dự kiến sản phẩm:

(1) Đọc đề và nêu lại các bước: Chuẩn bị 🡪 Tìm ý và lập dàn ý 🡪 Nói và nghe 🡪 Kiểm tra và chỉnh sửa

(2) Đọc lại dàn bài mẫu

(3) Thực hành với bạn cùng bàn và nhận xét theo tiêu chí

Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị”

c) Sản phẩm: Phần nói của HS

d) Tổ chức hoạt động:

Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức phần SHOW AND TELL:

+ Mời 2-3 HS lên bảng nói trước lớp

+ Mỗi bạn sẽ cầm đồ vật / tranh ảnh / mở bài hát/ video liên quan đến bài nói của mình và nói trước lớp

+ HS ở dưới chú ý theo dõi và nhận xét bài bạn theo kĩ thuật 3-2-1: 3 khen – 2 góp ý – 1 thắc mắc

Thực hiện nhiệm vụ

- HS luyện nói và những bạn khác lắng nghe, nhận xét

- GV quan sát, hỗ trợ.

Báo cáo thảo luận

- Người nói: Trình bày cá nhân ; Giải đáp thắc mắc

- Người nghe: Nhận xét dựa vào bảng tiêu chí

- GV nghe HS trình bày.

Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: BTVN Thực hành nói tại nhà: Quay video chia sẻ ý kiến về 1 vấn đề trong đời sống của cá nhân và up lên Facebook / Tiktok …

c) Sản phẩm: Video quay lại phần nói của HS

d) Tổ chức hoạt động:

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quay lại video video chia sẻ ý kiến về 1 vấn đề trong đời sống của cá nhân và up lên Facebook / Tiktok …

Thực hiện nhiệm vụ + Báo cáo thảo luận

- Lên dàn ý, luyện nói và quay lại video

- Up video lên Facebook / Tiktok …

Đánh giá kết quả

- HS nhận xét và bình chọn bài nói hay nhất và truyền cảm hứng nhất

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết:

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 7

Thời gian thực hiện: 2 tiết

----------------

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

a. Đọc hiểu:

- Tổng hợp kiến thức về các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể(Thơ trữ tình;Truyện ngụ ngôn;Tục ngữ;NLXH) đã học trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2.

- Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2.

- Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện (truyện ngụ ngôn), thơ (thơ trữ tình) và văn bản nghị luận (nghị luận xã hội).

b.Viết:

- Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết các kiểu văn bản đó trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2.

- Các bước tiến hành viết một văn bản, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước.

- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật.

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ trữ tình.

- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

c. Tiếng Việt:Hiểu và sử dụng hiệu quả kiến thức Tiếng Việt về:Nói quá;Nói giảm nói tránh;;Nghĩa của từ;Tác dụng của dấu chấm lửng;Liên kết và mạch lạc tròg văn bản.

2. Năng lực:

- Tìm hiểu các thông tin về kiến thức cơ bản và chuẩn bị bài ở nhà.

-Có cảm xúc với cái đẹp của nhận vật, nghệ thuật, nội dung tác phẩm truyện,thơ.

-Đọc diễn cảm tác phẩm thơ,truyện,biết xác định ngôi kể và dùng lời văn của mình để kể lại một truyện ngụ ngôn.

-Lắng nghe và chia sẽ ý kiến liên quan đến bài học.

Có vai trò ,trách nhiệm cao trong hoạt động nhóm ứng với công việc cụ thể .

3. Phẩm chất:

Góp phần giúp HS:

-Biết sống nhân ái, yêu thương gia đình, quí trọng bản thân, yêu cuộc sống,yêu thiên nhiên.

- Có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua môn học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Phương tiện:

- Xây dựng kế hoạch bài học. -Tiêu chí đánh giá hoạt động học tập.

- Phiếu học tập. - Tư liệu, hình ảnh phục vụ học tập.

2. Phương pháp, hình thức dạy học

-Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm, ...

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn tập đọc hiểu văn bản

a.Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể:

- Tổng hợp kiến thức về các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2.

- Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2.

- Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện (truyện ngụ ngôn), thơ (thơ trữ tình) và văn bản nghị luận (nghị luận xã hội).

b. Nội dung: Kiến thức về các kiểu văn bản đã học.

c. Sản phẩm:

-Vở ghi

- Phiếu học tập

d.Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Hoạt động 1: Ôn tập các thể loại văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

*Nhiệm vụ 1:HS làm việc nhóm, lập bảng hệ thống hoá các văn bản đã học.

Thể loại

Tên văn bản

Nội dung chính

*Nhiệm vụ 2: HS làm việc nhóm, lập bảng hệ thống hoá các điểm cần lưu ý khi đọc thể loại

Thể loại

Điều cần lưu ý khi đọc thể loại

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ trong nhóm

- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm và ý tưởng.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV tổng hợp, kết luận

1. Kiến thức văn bản:

a/ Hệ thống hoá văn bản:

Thể loại

Tên văn bản

Nội dung chính

Truyện (truyện ngụ ngôn)

Ếch ngồi đáy giếng

 - Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng phê phán những kẻ thiếu hiểu biết lại huênh hoang, tự đắc. Bài học cho chúng ta phải biết cố gắng trau dồi hiểu biết, khiêm tốn, không được chủ quan kiêu ngạo.

Đẽo cày giữa đường

- Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

Bụng và Răng,Miệng,

Chân,Tay.

(-Theo Ngọc Châu, 200 truyện ngụ ngôn Ê-dốp dịch thành thơ song thất lục bát., NXB Thế giới, Hà Nội, 2019
-Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả)

- Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.

Tục ngữ

Tục ngữ về thiên nhiên,lao động sản xuất Và tục ngữ về con người, xã hội.

- Những câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm quý báu về thiên nhiên,về lao động sản xuất.

-Giá trị con người và những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có về cuộc sống trong sạch, tinh thần học hỏi,lòng nhân ái và lòng biết ơn.

Thơ (thơ trữ tình)

Những cánh buồm (Tác giả:Hoàng Trung Thông)

-Bài thơ nêu lên cảm xúc, ước mơ của hai cha con muốn đi khám phá những vùng đất xa xôi được thể hiện qua cuộc nói chuyện khi cùng nhau đi dạo trên bờ biển.

Mây và sóng (Tác giả:R.Ta-Go )

-Bài thơ “Mây và sóng” không chỉ ngợi ca tình mẫu tử mà còn gợi ra những suy ngẫm mang ý nghĩa triết lí: trong cuộc đời thường có những cám dỗ và quyến rũ, muốn khước từ, chúng ta cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy. Hạnh phúc không phải là điều gì đó xa xôi, bí ẩn mà ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng, con người cần biết sống hòa hợp với thiên nhiên.

Mẹ và quả (Tác giả:Nguyễn Khoa Điềm )

- Bài thơ đã ngợi ca công lao to lớn của mẹ (của thế hệ đi trước với thế hệ sau này) đồng thời còn lay thức tâm hồn của bổn phận làm con cái về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành đối với cha mẹ.

Văn bản nghị luận (nghị luận xã hội)

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Tác giả: Hồ Chí Minh )

-Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc.

Đức tính giản dị của Bác Hồ (Tác giả: Phạm Văn Đồng)

-Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp.

Tượng đài vĩ đại nhất (Tác giả:Uông Ngọc Dậu)

-Tượng đài vĩ đại nhất là hình hài Tổ Quốc – đó là máu xương, mồ hôi công sức, trí tuệ của lớp anh hùng đi trước.

b. Cách đọc thể loại:

Thể loại

Điều cần lưu ý khi đọc thể loại

Truyện ngụ ngôn

- Về cốt truyện: Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của truyện.

-Nhân vật trong truyện và nhân vật chính là ai?

-Bối cnhr của truyện có gì độc đáo?

- Phát hiện bài học cuộc sống mà truyện muốn thể hiện.

-Rút ra bài học cho bản thân từ câu chuyện.

Tục ngữ

-Tìm và giải nghĩa các từ ngữ khó (nghĩa đen, nghĩa bóng) từ đó hiểu nội dung,ý nghĩa chung của câu tục ngữ.

-Nhận biết được những yếu tố hình thức (số lượng chữ, vần, nhịp, biện pháp tu từ…)của tục ngữ và tác dụng của các yếu tố đó.

Thơ (Thơ trữ tình)

-Phải chú ý từ ngữ, hình ảnh ,vần, nhịp, các biện pháp tu từ.

+ vì ngôn ngữ trong thơ thường ngắn gọn, cô đọng, hàm súc,gợi hình ,gợi cảm nên người đọc phải chủ động liên tưởng,tưởng tượng để hiểu hết sự phong phú của ý thơ.

+Hình ảnh trong thơ là hình ảnh con người, cảnh vật…giúp cho việc diễn đạt nội dung thêm gợi hình ,gợi cảm,sinh động.Việc sử dụng các từ ngữ có tính gợi tả, kết hợp cả cách gieo vần, ngắt nhịp và các biện pháp tu từ:Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ…Các hình ảnh trong thơ trở lên sinh động, giàu chát nhạc, chất họa hơn.

Văn bản nghị luận xã hội

-Văn bản viết về vấn đề gì của đời sống xã hội?

- Nhan đề thường cho biết nội dung, đề tài của bài viết.

-Mục đích của văn bản này là để khen(ca ngợi)hay chê(phê phán)về một vấn đề trong đời sống,xã hội.

-Các ý kiến, dẫn chứng,lí lẽ đưa ra phải rõ ràng,thiết thực,có độ tin cậy và có sức thuyết phục người đọc người nghe.

- Vấn đề bài viết nêu lên có liên quan gì đến cuộc sống hiện nay và với bản thân?

Hoạt động 2: Ôn tập kỹ năng viết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

*Nhiệm vụ 1: Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết các kiểu văn bản đó trong  sách Ngữ văn 7(tập 2)

*Nhiệm vụ 2:Nêu các bước tiến hành một văn bản, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước:

Thứ tự các bước

Nhiệm vụ cụ thể

Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2:Tìm ý và lập dàn ý

Bước 3: Viết

Bước 4: Kiểm tra

*Nhiệm vụ 3: Tập viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Chia lớp thành 3 hoặc 6 nhóm, giao nhiệm vụ 1, 2, 3.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm và ý tưởng.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV tổng hợp, kết luận

1.Các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết:

-Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật.

-Viết bài văn kể lại một truyện ngụ ngôn.

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc một bài thơ.

- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

2.Các bước tiến hành viết một văn bản:

Thứ tự các bước

Nhiệm vụ cụ thể

Bước 1: Chuẩn bị

- Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết.

Bước 2:Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết và phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi, sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí.

- Lập dàn bài ( có thể bằng sơ đồ tư duy) đầy đủ 3 bước: Mở bài, thân bài, kết bài.

Bước 3: Viết

-Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

Bước 4: Kiểm tra

Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần sữa chữa gì không.

3.Tập viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Biển Đông đang là một vấn đề nhức nhối hiện hay. Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó.

I. Đặt vấn đề

Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Trước tình hình căng thẳng của biển Đông, "Thanh niên cần làm gì để bảo vệ Tố quốc?", là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ khi đề cập đến thời sự biển Đông.

II. Giải quyết vấn đề

1. Tình hình biến đảo? Nhận thức về tình hình?

Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa...

Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

2. Hành động của thanh niên hiện nay.

Đê bảo vệ chủ quyền biển đảo, thanh niên, học sinh cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biến đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Thanh niên cần hưởng ứng tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đào của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Thanh niên phải là hậu thuẫn, là chỗ dựa tình cảm vững chắc của những người lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo.

Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.

III. Kết luận

Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn "các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước".

2. Viết – Nói và nghe

a.Các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết:

-Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật.

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc một bài thơ.

- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

b.Các bước tiến hành viết một văn bản:

- Chuẩn bị

- Tìm ý và lập dàn ý

- Viết

- Kiểm tra và chỉnh sửa

c. Nội dung rèn nói và nghe:

-Viết bài văn kể lại một truyện ngụ ngôn.

-Trao đổi về một vấn đề

- Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống

Hoạt động 3: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Liệt kê các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong SGK Ngữ văn 6 tập 2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ, xung phong trả lời câu hỏi.

-Nêu khái niệm: Nói quá,nói giảm, nói tránh?Lấy ví dụ.

- Nêu khái niệm:

+Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh?Lấy VD ?(Tham khảo thêm VD bài 7 SGK/21,22)

+Dấu chám lửngLấy VD? ?(Tham khảo thêm VD bài 7 SGK/21,22)

- Nêu khái niệm:Liên kết và mạch lạc trong văn bản? ?(Tham khảo thêm VD bài 8 SGK/36)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Tổ chức cho HS trình bày, thảo luận.

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV tổng hợp, kết luận

3. Kiến thức tiếng Việt

*Bài 6: Nói quá,nói giảm, nói tránh.

-Nói quá(khoa trương):Là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ,tính chất của sự vật,hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng,tăng sức biểu cảm.

VD:Rán sành ra mỡ;Vắt cổ chày ra nước…

-Nói giảm,nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo léo nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn,nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự…

VD:Ông ấy đã mất từ tối hôm qua rồi.

- Bài 7:

+Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh có vai trò:Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định xác định nghĩa cụ thể của các từ đa nghĩa

VD:Nghĩa của từ “chạy”:Tàu chạy;Em bé chạy…

  • +Dấu châm lửng là dấu câu gồm ba dấu chấm liền nhau.Có tác dụng: Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

*Bài 8: Liên kết và mạch lạc trong văn bản

-Liên kết là sự thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu,các đoạn,các phần của văn bản bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp

-Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính loogic của văn bản.Một văn bản được coi là có tính mạch lạc khi các phàn các đọan,các câu của văn bản đều nói về một chủ đề vsf được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.

………………………………………………….HẾT……………………………………….

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIÁO SOẠN BÀI 9- DỰ ÁN GIÁO ÁN MIỄN PHÍ 2022

BỘ SGK CÁNH DIỀU

BÀI

HỌ VÀ TÊN

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

SĐT

CÔNG VIỆC

Bài 9

1. Lê Thị Thoa

Trường THCS Trần Kiệt- TX Đông Hoà- Phú Yên

0966065458

ĐHVB: Cây tre Việt Nam

2. Đặng Vân Anh

Trường THCS Nam Hà-tp Hà Tĩnh-tỉnh Hà Tĩnh

0918048588

THTV:

3. Lê Thị Thanh( Nhóm trưởng)

THCS Mai Xuân Thưởng- Nha Trang-Khánh Hòa

0967998534

ĐHVB: Trưa tha hương

Viết: Biểu cảm về con người và sự vật

4. Vũ Thị Ánh Tuyết

THCS Tô Hiệu- Lê Chân-Hải Phòng

0989400.778

Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề

BÀI 9: TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1

CÂY TRE VIỆT NAM

-Thép Mới-

(Thời lượng 02 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

-Nắm được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản văn bản “Cây tre Việt Nam”, của tuỳ bút và tản văn; kết hợp ôn lại các đặc điểm của tác phẩm kí nói chung như: ngôi kể, tính xác thực của sự việc được kể, hình thức ghi chép,...

-Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trong văn bản “Cây tre Việt Nam”.

- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Cây tre Việt Nam”.

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản,

+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản,

* Năng lực đặc thù:

+ Năng lực đọc - hiểu tác phẩm kí theo đặc điểm thể loại.

+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.

+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Về phẩm chất:

Giáo dục HS biết yêu quý, trân trọng truyền thống, cảnh vật của quê hương; mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước; những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về nhà văn Thép Mới và văn bản “Cây tre Việt Nam”, (nguồn: cùng bạn đọc sách), đoạn video Hồn quê Việt (Cây tre VN) trên Yuotuber, bài hát Lũy tre xanh (Lê Minh trí)

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.HĐ 1: KHỞI ĐỘNG

a.Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.

b.Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học

c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d.Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-Quan sát và lắng nghe đoạn video sau, em hãy ghi nhớ chức năng của thứ cây mà đoạn video nói đến. Qua đó, em hãy nêu cảm xúc của mình khi xem xong đoạn video trên.

GV chiếu đoạn video trích trong video Hồn quê Việt (Cây tre VN) trên Yuotuber.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát video, lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV

GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát

B3: Báo cáo, thảo luận:

GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

-Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản:

Vâng các em ạ, có lẽ bất cứ chúng ta ai ai cũng biết đến cây tre, bởi vì từ cây tre có thể biến thành những vật dụng được làm ra để phục vụ trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất và thậm chí từ xa xưa ông bà ta biết lấy cây tre để làm ra được nhiều loại vũ khí chiến đấu. Và vì thế, cây tre không chỉ gần gũi với con người, là một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam mà còn là nguồn cảm hướng bất tận trong văn học nghệ thuật. Nhà văn Thép Mới đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của cây tre với niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước trong văn bản Cây tre Việt Nam mà hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu.

2. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a.Mục tiêu:

-Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế bước vào tìm hiểu kiến thức.

-Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà,

-Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản,

-Nắm được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản “Cây tre Việt Nam” và của tuỳ bút - tản văn; kết hợp ôn lại các đặc điểm của tác phẩm kí nói chung như: ngôi kể, tinh xác thực của sự việc được kể, hình thức ghi chép,...

b.Nội dung:

GV Sử dụng KT tia chớp, sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm

c. Sản phẩm: PHT của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d.Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

1.Tác giả

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

-Điền những thông tin về tác giả Thép Mới vào phiếu học tập sau.

HS quan sát phiếu học tập số 1 của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

Tác giả: Thép Mới

Quê quán

Sự nghiệp

Các tác phẩm chính

+ Đề tài: ..........................

........................................

+Sáng tác: ......................

........................................

+ Phong cách: ...................

........................................

........................................

........................................

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau:

Ông có tên khai sinh là Hà Văn Lộc quê ở Hà Nội - là nhà báo, nhà văn trưởng thành từ cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim. Ngòi bút Thép Mới nhanh nhạy, sôi nổi, kết hợp được tính chính luận sắc bén và chất trữ tình đậm đà, vừa khắc họa được một số đường nét tính cách cơ bản của nhân vật vừa khái quát được ý nghĩa tiêu biểu, trọng đại của sự kiện và vấn đề. Nghệ thuật văn chương của ông đặc sắc, chi tiết giàu hình ảnh thường kết hợp miêu tả, bình luận, các câu văn thường đậm chất trữ tình.

2. Tác phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

a. Đọc

-Dựa vào phần chuẩn bị, hãy cho biết khi đọc tuỳ bút, các em cần chú ý những gì?

b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi sau vào PHT số 2:

-Nêu xuất xứ của tác phẩm?

-Văn bản thuộc thể loại gì?

- Dựa vào kiến thức Ngữ văn hãy cho biết tùy bút là gì?

-Văn bản “ Cây tre Việt Nam” viết về đối tượng nào?

-Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản.

-Văn bản sử dụng những ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể?

-Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.

Tác phẩm

HCST

Thể loại

Viết về đối tượng

…………..

..................

...................

…………..

..................

...................

..............................................

..............................................

..............................................

PTBĐ

Ngôi kể

…………...

..................

..................

- Ngôi kể: ...................................................

- Người kể: .................................................

=> Tác dụng:

Bố cục

....................................................................

.....................................................................

....................................................................

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

  1. Khi đọc tuỳ bút, các em cần chú ý

+ Đê tài của bài tuỳ bút (Ghi chép về ai. về sự việc gì?).

+ Những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của tác giả.

+ Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tuỳ bút.

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tuỳ bút.

GV: Hướng dẫn đọc: Giọng đọc trầm lắng, suy tư, lúc ngọt ngào dịu dàng, khi khẩn trương sôi nổi, lúc phấn khởi hân hoan, khi thì thủ thỉ tâm tình đầy cảm xúc…

- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.

-Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
- Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.

GV yêu cầu HS trả lời kết quả chuẩn bị của PHT số 2, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

Mỗi người Việt Nam không ai là không biết đến cây tre, bởi cây tre gắn bó lâu đời với dân tộc Việt Nam, hình ảnh cây tre trong bài chính là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, mang những phẩm chất của con người Việt Nam. Những phẩm chất ấy được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của văn bản.

1. Tác giả: Thép Mới ( 1925 - 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội. Ngoài viết báo ông còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.

- Ông là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.

- Ông còn có bút danh khác là Phượng Kim, Hồng Châu.

- Các tác phẩm chính:

+ Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa (bút kí, 1947)

+ Hữu nghị (bút kí, 1955)

+Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin (thuyết minh phim, 1980)

+ Cây tre Việt Nam

2. Tác phẩm:

a. Đọc văn bản

b. Tìm hiểu chung

- Hoàn cảnh ra đời: Viết năm 1955 ( là lời bình cho bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi).

- Thể loại: tùy bút (kí)

+ Khái niệm: Tuỳ bút là thể văn xuôi trữ tình qhi chép lạị một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc. Ngôn ngữ của tuỳ bút rất giàu chất thơ.

- Đối tượng: cây tre Việt Nam

-Phương thúc biểu đạt: thuyết minh, nghị luận, miêu tả, biểu cảm

- Bốc cục: 3 phần

+ P1: Từ đầu … chí khí như người

🡪 Giới thiệu về cây tre Việt Nam

+ P2: tiếp… tre anh hùng chiến đấu

🡪 Sự gắn bó của tre với người Việt Nam

+ P3: phần còn lại

🡪 Tre trường tồn cùng dân tộc Việt Nam

II. ĐỌC - TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. ND 1. Giới thiệu về cây tre Việt Nam

a.Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trong văn bản khi giới thiệu về cây tre Việt Nam.

b. Nội dung:

- Sử dụng KT vấn đáp, chia sẻ nhóm đôi, KT mảnh ghép, bảng kiểm, …

- Suy nghĩ và làm việc cá nhân, nhóm, cặp đôi để trả lời câu hỏi của giáo viên.

c. Sản phẩm: GV gọi một số HS lên bảng /đứng tại chỗ báo cáo sản phẩm học tập.

d.Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân, nhóm cặp đôi

HS đọc thầm lại đoạn đầu của văn bản (Từ đầu đến ..chí khí như người) và cho biết:

HĐ cá nhân

1.Nội dung chính của đoạn 1?

2.Điểm giống nhau giữa các loại tre, nứa, trúc, mai, vầu là gì?

(Điểm giống nhau giữa các loại tre, nứa, trúc, mai, vầu là đều có mầm non mọc thẳng.)

HĐ nhóm cặp đôi

3.Tìm những chi tiết giới thiệu về cây tre trong đoạn đầu của văn bản? Nghệ thuật nào đã được sử dụng để giới thiệu cây tre? Sau đó hoàn thành vào PHT số 3 và bảng kiểm sau.

STT

Chi tiết

Tích

Nghệ thuật

-Cây tre

-Hình dáng:

-Phẩm chất:

B2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS thực hiện cá nhân ở yêu cầu 1,2 (HS trả lời vấn đáp)

GV HDHS thực hiện yêu cầu 3.

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.

Vòng 1

Nhóm 1: Tìm hiểu về tre với cuộc sống thường nhật

Nhóm 2: Tìm hiểu về tre trong kháng chiến chống ngoại xâm

Vòng 2

- Tạo nhóm mới

- Giao nhiệm vụ:

+ Chia sẻ kết quả thảo luận ở Vòng 1

+ Rút ra nhận xét về NT và ND…

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

-GV khích lệ, động viên

B3: Báo cáo, thảo luận

HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm

*Dự kiến sản phẩm:

PHT số 3- Bảng kiểm

STT

Chi tiết

Tích

Nghệ thuật

-Cây tre là bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

- So sánh, nhân hóa, điệp ngữ

🡪 Tre thân thiết, gần gũi, gắn bó với người dân Việt Nam…

-Hình dáng: măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn,

- Liệt kê

- tính từ

🡪 Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị…

-Phẩm chất: ở đâu tre cũng sống tốt, ở đâu tre xanh tốt, cứng cáp, dẻo dai,…thanh cao gairn dị, chí khí như người.

- Điệp ngữ, so sánh

🡪 Sức sống mãnh liệt…

  • Thể hiện tình yêu, sự hiểu biết và gắn bó với loài cây này.

- Cách sử dụng từ ngữ và triển khai ý ở đoạn văn này có gì đặc biệt? Qua cách thể hiện của Thép Mới, em có cảm nhận gì về cây tre Việt Nam?

HS: trả lời cá nhân

B4:GV Kết luận, nhận định:

Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

Có thể nói rằng hiếm có loại cây nào trên đất nước ta lại hội tụ đủ mọi phẩm chất cao quý như cây tre, và cũng không có dân tộc nào trên thế giới tập trung những khí chất độc đáo như dân tộc chúng ta… Vậy cây tre với dân tộc Việt Nam có mối quan hệ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung phần tiếp theo.

1. Giới thiệu về cây tre Việt Nam

Cây tre là người bạn thân của dân tộc Việt Nam; tre mang những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân Việt Nam.

2. ND 2. Sự gắn bó của tre với người Việt Nam

a.Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trong văn bản “Cây tre Việt Nam”.

b. Nội dung:

- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, KT tia chớp kết hợp với KT đặt câu hỏi để tìm hiểu

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp…

c. Sản phẩm:

-Phiếu hoạt động của nhóm, bảng kiểm

- Học sinh đánh giá lẫn nhau

d.Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp

HS đọc lại đoạn đầu của văn bản (Từ Một nhà thơ .. đến … tre anh hùng chiến đấu) và thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Câu kết phần (2) khái quát điều gì?

2. Những câu hoặc đoạn văn nào thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam?

3. Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn này. (Nhạc của trúc... của trúc, của tre.)

4. Nội dung chính của phần (3) là gì?

5. Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn này. (Gậy tre... chiến đấu!)

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, nhóm theo bàn -> thảo luận…

- Giáo viêm: Quan sát trợ giúp HS

B3: Báo cáo, thảo luận

Dự kiến sản phẩm:

STT

CHI TIẾT

TÍCH

1

Câu kết phần (2) khái quát tre gắn bó với toàn bộ cuộc đời con người.

2

-..............................................................

-..............................................................

3

Tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn Nhạc của trúc... của trúc, của tre: gợi hình ảnh cánh diều và âm thanh sáo tre, sáo trúc vang trời.

4.

Nội dung chính của phần (3): Tre gắn bó với con người Việt Nam trong sản xuất, chiến đấu, đời sống, học tập.

5

Biện pháp tu từ trong đoạn Gậy tre... chiến đấu!: điệp từ "tre". Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh tre gắn bó với con người như thế nào; tạo nhịp điệu cho câu văn, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

(Trình trên bảng phụ)

B4: Kết luận, nhận định

*Đánh giá kết quả

HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Gv bình: Trong lịch sử xa xưa tre từng là vũ khí hiệu nghiệm trong tay những anh hùng từng đi vào truyền thuyết chống ngoại xâm của dân tộc: Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc Ân bằng gậy tre,…Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tre vẫn luôn là người bạn đồng hành thuỷ chung của dân tộc. Tre không chỉ gắn bó với con người trong đời sống vật chất, lao động mà tre còn có trong đời sống tinh thần. Tre là phương tiện để con người biểu lộ những dung động cảm xúc bằng âm thanh (tiếng sáo)...

2. Sự gắn bó của tre với người Việt Nam

a) Tre trong sinh hoạt và trong lao động.

b)Tre trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và trong đời sống tinh thần

=> Tre sát cánh cùng dân tộc Việt Nam anh dũng kiên cường, bất khuất trong chiến đấu. “Tre, anh hùng chiến đấu!”.

3. ND 3. Tre trường tồn cùng dân tộc Việt Nam

a.Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của hình ảnh cây tre luôn trường tồn cùng dân tộc Việt Nam

b. Nội dung:

- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…

- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, cả lớp…

c. Sản phẩm: Phiếu hoạt động của cặp đôi

d.Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân, cặp đôi

a. Nội dung chính của phần (4) là gì?

b.Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định điều gì?

c. Em hãy dẫn ra một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam.

d.Từ hình ảnh măng non trên phù hiệu thiếu niên tác giả còn suy nghĩ gì về cây tre trong tương lai?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi

- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS

B3: Báo cáo, thảo luận

*Dự kiến sản phẩm

a

Nội dung chính của phần (4) là vị trí của cây tre trong tương lai khi Việt Nam đi vào công nghiệp hóa.

b

Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định cây tre là hình ảnh trường tồn, tượng trưng cho người hiền, "quân tử", là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

c

  • Những sản phẩm từ mây, tre đan
  •  Các nhà hàng sử dụng tre làm chất liệu
  • Ống hút tre
  •  Than tre

d

Ngày mai sắt thép có thể nhiều hơn tre , tre có thể bớt đi vai trò quan trọng của nó trong đời sống và trong sản xuất…

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

B4: Kết luận, nhận định

HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: ..... Kết  lại bài viết, là hình ảnh tre của hiện tại, khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh "măng mọc" , tiếng sáo diều vi vút,... Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người.

3. Tre trường tồn cùng dân tộc Việt Nam

Tre tượng trưng cho con người Việt Nam cần cù, sáng tạo, anh hùng, bất khuất và tượng trưng cho đất nước Việt Nam -> Tre mãi là người bạn đồng hành chung thuỷ của dân tộc Việt Nam trong hiện tại và trong tương lai.

III. TỔNG KẾT

a.Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.

b. Nội dung:

Hoạt động cá nhân, nhóm lớn

HS thực hiện yêu cầu của GV

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS

d.Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1.Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu tù nổi bật trong bài tuỳ bút Cây tre Việt Nam.

2.Dẫn ra một hoặc hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tuỳ bút rất giàu hình ảnh và câm xúc.

3. Hình ảnh cây tre trong bài tuỳ bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Nội dung của bài tuỳ bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN(2 phút)

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ HS làm việc cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận

*Dự kiến sản phẩm:

1. Nhận biết : Biện pháp tu từ điệp ngữ: thường là "cây tre"/ "tre".

Tác dụng: Nhấn mạnh vào các điệp ngữ, làm hình ảnh tre trở nên nổi bật; tạo nhịp điệu cho câu văn, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

2.

- "Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.".

3

Tích

Hình ảnh cây tre trong bài tuỳ bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam

Nội dung của bài tuỳ bút có ý nghĩa sâu sắc:

thanh cao, giản dị, chí khí, thẳng thắn, bất khuất, chung thủy, can đảm.

Tác giả mượn hình ảnh cây tre để nói đến phẩm chất cao quý của người Việt Nam và khẳng định những phẩm chất đó là trường tồn. Từ đó gián tiếp khẳng định sự trường tồn của đất nước Việt Nam.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GVchốt trên bảng phụ bằng bản đồ tư duy

Bài kí sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết. Hệ thống điệp từ, điệp ngữ, chia làm nhiều câu văn ngắn tạo nên không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, góp phần tạo nên sự thành công cho văn bản còn phải kể đến những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết. Tất cả đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm. Với những chi tiết, hình ảnh được chọn lọc kĩ càng, giọng điệu tha thiết tác giả đã khẳng định sự gắn bó, thủy chung của cây tre với đời sống người dân Việt Nam. Cây tre với những phẩm chất tốt đẹp quý báu chính là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam. 

1. Nghệ thuật:

- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.

- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể mang tính biểu tượng.

- Lựa chọn lời văn giàu nhạc nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.

- Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ,…

2. Nội dung: Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.

3. HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

b) Nội dung: HĐ cá nhân, nhóm lớn, trò chơi tiếp sức “Rung chung vàng”

c) Sản phẩm:Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

I. Bài tập tắc nhiệm :

Câu 1: Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn B. Kí C. Thơ D. Tiểu thuyết

Câu 2: Trong văn bản “Cây tre Việt Nam”, tác giả không miêu tả phẩm chất nào của cây tre?

  1. Vẻ đẹp mềm dẻo, linh hoạt của tre
  2. Vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai
  3. Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với con người.
  4. Vẻ đẹp thẳng thắng, bất khuất

Câu 3: Để nêu lên những phẩm chất của tre, tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì?

  1. Hoán dụ B. Ẩn dụ C. So sánh D. Nhân hóa

Câu 4: Từ nào không thể thay thế cho từ “nhũn nhặn” trong câu: “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”?

  1. Bình thường B. Bình dị

C.Khiêm nhường D. Giản dị

II. Bài tập tự luận:

Câu 1: Bức tranh minh hoạ trong sách giáo khoa giúp em hiểu gì về tre đối với làng quê Việt Nam.

Câu 2: Em hãy kể tên những đồ vật được làm bằng tre.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS Đọc yêu cầu.

+ Suy nghĩ chọn đồng đội cho nhóm để thực hiện trò chơi tiếp sức “Rung chung vàng”.

- GV

- GV khái quát ( có thể chiếu clip, tranh ảnh, bài hát về cây tre....-> nhắc nhở HS lí tưởng sống của bản thân

B3: Báo cáo, thảo luận

B4: Kết luận, nhận định

IV. Luyện tập

I.Bài tập tắc nhiệm:

II. Bài tập tự luận:

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

b) Nội dung: cá nhân

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Tìm thêm những câu chuyện, bài thơ, bài hát, nhân vật nói về cây tre với những phẩm chất tốt đẹp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà thực hiện

B3: Báo cáo, thảo luận

B4: Kết luận, nhận định

Bài 9: TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

TRƯA THA HƯƠNG (Trần Cư)

Môn học: Ngữ văn; Lớp: 7

Thời gian thực hiện:…. tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo.

* Năng lực đặc thù

- Tri thức bước đầu về thể loại tùy bút và tản văn, vận dụng tri thức thể loại vào đọc hiểu văn bản và chỉ ra được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của tùy bút và tản văn.

- Biết trình bày, phát biểu cảm nhận, suy nghĩ của mình về ý nghĩa sâu sắc của điệu hát ru miền Bắc.

- Biết trình bày, phát biểu cảm nhận, suy nghĩ của mình về đặc sắc sử dụng ngôn ngữ trong bài tùy bút Trưa tha hương.

2. Về phẩm chất:

- Nhân ái: Trân trọng vẻ đẹp sâu lắng của tiếng hát ru và cảm nhận được mối liên hệ giữa tiếng hát ru thời thơ ấu với cả quá trình hình thành tâm hồn, nhân cách con người.

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng kiến thức bài học vào ngữ cảnh cụ thể và các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, tranh ảnh về nhà văn Trần Cư và văn bản “Trưa tha hương”,…

Phiếu học tập số 1 (chuẩn bị ở nhà)

Thông tin về tác giả:

- Tên tuổi:

- Quê quán:

- Nghề nghiệp:

Thông tin về tác phẩm:

1. Thể loại:

2. Xuất xứ:

3. Phương thức biểu đạt:

4. Bố cục:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Thực hành đọc hiểu

Văn bản “Trưa tha hương”

Vấn đề đọc hiểu

Nội dung

1. Bài tùy bút Trưa tha hương kể về chuyện gì?

2. Đề tài và bối cảnh (thời gian, địa điểm) xảy ra câu chuyện?

3. Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của “tôi” khi nghe tiếng hát ru.

4. Dẫn ra một hoặc hai câu văn thể hiện rõ đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ già hình ảnh và cảm xúc.

5. Bài tùy bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc?

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt Động 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động. Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

b. Nội dung:

GV cho học sinh lắng nghe video hát ru và đặt câu hỏi

HS trả lời các câu hỏi.

GV kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩn dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Gv chiếu video lời hát ru miền Bắc: youtube.com/watch?v=IGsUFBKVM7M

- Gv đặt câu hỏi: Lời hát ru gợi cho em nhớ đến ai? Em có cảm nhận gì khi nghe lời hát ru đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS xem video và độc lập suy nghĩ, trả lời.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, chia sẻ cảm nhận.

- Gv khen ngợi, khích lệ HS.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Hs khác bổ sung, đánh giá

- Gv nhận xét, đánh giá

- GV Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.

   Trong kho tàng dân ca của người Việt, Hát ru là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, giàu có cả về giá trị lẫn số lượng, phổ biến trong đời sống nhân dân và mang những giá trị nhân văn cao đẹp. Hát ru góp phần hình thành, nuôi dưỡng và phát huy nhân cách, năng khiếu, tâm hồn và thái độ ứng xử của con người. Qua những lời ru êm dịu, tha thiết, những ca từ gần gũi thân thương đã gieo vào tâm thức trẻ thơ những hạt giống tốt lành và đọng lại trong ký ức mỗi người hình ảnh tốt đẹp về lòng nhân ái, đạo lý làm người, tình yêu quê hương, đất nước. Thế nhưng, trong nhịp sống tốc độ và hiện đại thời đô thị hoá, công nghiệp hoá, mấy nơi còn tồn tại cảnh bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em trên cánh võng; mấy ai còn được nghe điệu à ơi quen thuộc. Đôi khi, miên man với vô vàn những điều thoáng qua trí nghĩ, bất chợt bắt gặp lời ru con cất lên từ đâu đó, thấy lòng dịu lại, những hình ảnh ấu thơ thi nhau kéo về. Tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ cùng đến với Trưa tha hương, với những lời ru Bắc bộ theo dòng cảm xúc của nhân vật “tôi”.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

1. Mục tiêu:

– HS nhận biết được đề tài, lời văn và giọng kể của nhân vật, nhận biết được các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, qua đó nắm được đặc trung của thể loại tùy bút.

– Kết nối VB với trải nghiệm cá nhân; bồi đắp cảm xúc thẩm mĩ, tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, sự trân trọng đối với nét đẹp văn hóa mạng đậm hồn người Việt Nam.

2. Nội dung: HS đọc VB, vận dụng “Kiến thức ngữ văn”, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, sản phẩm của nhóm, kết quả trong phiếu học tập.

4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

HOẠT ĐỘNG I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG

a. Mục tiêu: Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản “Trưa tha hương ”.

b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin để tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. Hs trình bày dự án được giao trước đó về tác giả, tác phẩm

c. Sản phẩm: HS báo cáo, thuyết trình một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

* Nhiệm vụ 1: GV hướng dẫn HS đọc và giải thích từ khó

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu một HS tưởng tượng mình là nhân vật “tôi” để đọc lại văn bản; HS khác lắng nghe và chuẩn bị câu hỏi: Em có đồng ý với cách đọc của bạn không? Theo em, cần đọc văn bản này như thế nào?

- Giải thích từ khó phần chú thích

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe bạn đọc và suy nghĩ chuẩn bị nội dung trả lời.

Bước 3: Báo cáo

- HS trả lời cá nhân

- GV gọi HS nhận xét về cách đọc của bạn và có thể chia sẻ thêm cách đọc của bản thân.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét kết quả đọc của HS; GV đọc lại một đoạn trong văn bản, khắc sâu những điều chú ý khi đọc: Đọc chậm rãi, to, rõ ràng tái hiện được các sự kiện trong văn bản. Để người nghe bước đầu biết hiểu được câu chuyện đó.

- GV trình chiếu một số hình ảnh minh họa một số từ khó trong bài.

NV2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ: HS chia sẻ thông tin về nhà thơ tác giả và tác phẩm dựa trên phần đã chuẩn bị (GV kiểm tra trước buổi học).

Phiếu học tập số 1 (chuẩn bị ở nhà)

Thông tin về tác giả:

- Tên tuổi:

- Quê quán:

- Nghề nghiệp:

Thông tin về tác phẩm:

1. Thể loại:

2. Xuất xứ:

3. Phương thức biểu đạt:

4. Bố cục:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS dựa vào thông tin SGK và thu thập thông tin đã chuẩn bị ở nhà để trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS khác lắng nghe ghi chép nhận xét và thắc mắc.

- GV nghe Hs trình bày.

Bước 4: Đánh giá, kết luận

+ HS tự đánh giá

+ Hs đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá và mở rộng -> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide.

ĐÔI NÉT BỔ SUNG VỀ TÁC GIẢ TRẦN CƯ:

- Tên thật là Trần Ngọc Cư, sinh ngày 3-4-1918 tại Hải Phòng, quê gốc là làng Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội). Ông có cả thảy 7 anh chị em nhưng 3 người trong số đó mất sớm. Trần Cư là anh cả, và cũng là người được ăn học đến nơi đến chốn nhất.

- Là tú tài triết học và học cả ngành bưu điện Đông Dương. Ông từng có thời gian sống ở Campuchia.

- Từng dạy văn, viết báo. Trước Cách mạng tháng 8/1945, ông cộng tác lâu dài nhất với tờ báo Tiểu thuyết thứ bảy. Nhiều người cùng thời giờ vẫn còn nhớ những tác phẩm khá chắc tay của ông như Trưa tha hương (17-7-1943), Trên lái thần (12-1944)... Âm hưởng sáng tác của Trần Cư thời kì này có nhiều nét buồn, như tâm trạng chung của cả thế hệ nhà văn mất nước khi đó.

- Từ 1945, ông còn viết phóng sự, xã luận, ghi chép, đưa tin về nhiều mảng của đời sống xã hội. Ông cũng viết rất nhiều bài báo bằng hình thức vè, thơ lục bát quen thuộc trong dân gian, nhằm phổ cập những kinh nghiệm đấu tranh, cách thức sử dụng súng cướp được của địch, phương pháp giữ bí mật cho đồng bào thiểu số.

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:

- Trần Cư tên thật là Trần Ngọc Cư, sinh năm 1918, quê Hải Phòng.

- Là tú tài của ngành triết học, từng dạy văn và viết báo.

- Tác phẩm tiêu biểu: Trưa tha hương (17-7-1943), Trên lái thần (12-1944)...

2. Tác phẩm:

a. Thể loại: tùy bút

b. Xuất xứ

Ra đời 17/07/1943

- Đoạn trích trong SGK trích từ Tổng hợp Văn học Việt Nam, tập 30A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995

c. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả

d. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “màu xanh dịu trên rèm cửa”): Tình huống xảy ra câu chuyện

- Phần 2 (tiếp đến “câu hát ru em”): Nỗi nhớ gia đình của nhân vật “tôi”

- Phần 3 (còn lại): Nỗi nhớ quê hương của nhân vật “tôi”

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

* Nhiệm vụ 1: HD HS thực hành đọc hiểu văn bản tùy bút

a. Mục tiêu:

- Nhận biết, lựa chọn, phân tích các chi tiết tiêu biểu thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của nhân vật “tôi” khi nghe tiếng hát ru.

- Thấy được đặc điểm đặc trưng của tùy bút: tình huống xảy ra câu chuyện, ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc...

b. Nội dung: GV sử dụng PP thảo luận nhóm, KT đặt câu hỏi, HS làm việc các nhân, nhóm để tìm hiểu nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của nhà văn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập đã hoàn thiện của nhóm.

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựa vào kĩ năng đọc hiểu thể loại tùy bút trong những tiết học trước, em sẽ vận dụng vào việc khám phá văn bản Trưa tha hương như thế nào ?

- HS trao đổi, thảo luận, trình bày.

- GV thống nhất, chia nhóm định hướng các nội dung cần đọc hiểu văn bản qua phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP 2

Thực hành đọc hiểu

Văn bản “Trưa tha hương”

Vấn đề đọc hiểu

Nội dung

1. Bài tùy bút Trưa tha hương kể về chuyện gì?

2. Đề tài và bối cảnh (thời gian, địa điểm) xảy ra câu chuyện?

3. Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của “tôi” khi nghe tiếng hát ru.

4. Dẫn ra một hoặc hai câu văn thể hiện rõ đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ già hình ảnh và cảm xúc.

5. Bài tùy bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại toàn bộ kiến thức đã học ở phần tìm hiểu chi tiết sau đó hoạt động nhóm 4, trảo đổi và hoàn thành nội dung PHT.

- GV quan sát và hỗ trợ HS

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày

- Nhóm khác lắng nghe, ghi chép và phản hồi

- GV nghe HS trình bày, hỏi đáp.

* Bước 4: Đánh giá kết luận

+ HS tự đánh giá

+ Hs đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

-> GV chốt kiến thức thông qua PHT/ chiếu slide. Khắc sâu nội dung, liên hệ một số bài học giáo dục cho HS từ nội dung bài trùy bút.

Có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của mẹ? Có lời ru nào ngọt ngào, tha thiết hơn lời mẹ ru con? Quả thật, bao trùm suốt cuộc đời con không lúc nào vắng lời ru của mẹ. Từ khi con sinh ra đời là lúc lời ru ẩn giữa đất trời bay về trú ngụ. Hóa ra lời ru mà tạo hóa ban cho con người là để nâng niu, vỗ về tâm hồn ta. Thế nhưng, không đơn thuần chỉ để hát ru em, ru con ngủ mà nó còn là điệu hồn dân tộc, nó là kí ức tuổi thơ của biết bao con người. Nó nhắc nhớ người ta về cội nguồn dân tộc và nơi chôn rau cắt rốn của mình.

II. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

PHIẾU HỌC TẬP 2

Thực hành đọc hiểu

Văn bản “Trưa tha hương”

Vấn đề đọc hiểu

Nội dung

1. Bài tùy bút Trưa tha hương kể về chuyện gì?

Bài tùy bút Trưa tha hương viết về cảm xúc, tâm trạng nhớ nhà của nhân vật “tôi” khi nghe thấy âm thanh tiếng ru của người xứ Bắc. Qua dòng hồi tưởng, nhân vật nhận ra những hạnh phúc giản dị nơi quê nhà mà bấy lâu nay đã quên mất.

2. Đề tài và bối cảnh (thời gian, địa điểm) xảy ra câu chuyện?

- Đề tài: sự thân thuộc của cố hương.

- Bối cảnh của câu chuyện đặc biệt ở chỗ nó không phải ở Việt Nam mà là ngoại quốc (Campuchia), thời gian là buổi trưa.

3. Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của “tôi” khi nghe tiếng hát ru.

- Tiếng hát ru đã làm nhân vật "tôi' nhớ:

+ Nhớ nhà và những kỉ niệm lúc ở nhà

+ Nhớ quê hương xứ Bắc với những làng tre xanh, những cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng thi vị,…
- Một số câu văn, đoạn văn:

+ "Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ. Và ngạc nhiên sao lại nằm ở đây, ở chốn rừng rú này. Thì ra tôi đã phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi. [...]"

+ "Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam - nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá!"

+ "Tôi bỗng thấy tâm hồn bớt cô đơn hơn một chút. Bởi vì ở chốn xa lạ này, bên vách kia còn có một linh hồn cô đơn, lạnh lùng hơn, nhưng âm thầm, tăm tối hơn, cho nên tha hương hơn nữa..."

+ "Thì ra, cho dù có đi quanh thế giới này đi nữa, trong khi Trái Đất mang ta, ta cũng mang trong lòng cả một thế giới."

4. Dẫn ra một hoặc hai câu văn thể hiện rõ đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ già hình ảnh và cảm xúc.

- Trong đoạn: "Thế rồi tiếng kẽo kẹt nổi lên cùng với tiếng ru em não nề, trong khi mẹ tôi ra sân phơi nốt mấy cái quần áo của người nhà mới giặt. Màu trắng của vải ướt ra ngoài nắng cũng sáng chói lên và hắt vào buồng học của tôi như cái dòng ánh sáng gờn gợn, rung rinh chảy trên mảnh tường xa xôi là bến Chúp này.", ta thấy được đặc điểm của tùy bút. Đặc điểm đó được thể hiện ở đây là ngôn ngữ giàu hình ảnh. Người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp của ánh nắng. Đó là một thứ ánh sáng động, lấp lánh: "rung rinh".

- Trong đoạn: "Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam - nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá!", người đọc có thể thấy được đặc điểm của tùy bút. Đặc điểm đó được thể hiện ở đây là ngôn ngữ giàu cảm xúc.

5. Những biểu hiện trong văn bản thể hiện chất tùy bút?

- Thời gian, địa điểm rõ ràng.

- Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hỉnh ảnh và nhịp điệu thể hiện được cảm xúc và nội tâm của nhân vật “tôi”.

- Chất trữ tình là sự thể hiện trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc chủ quan của người viết trước con người và sự việc được nói tới.

6. Bài tùy bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc?

- Bài tùy bút cho em hiểu điệu hát ru miền Bắc thường là những bài ca dao. Đó là nơi giữ nguyên vẹn tâm hồn người nhà quê Việt Nam.

* Nhiệm vụ 2: HD HS chia sẻ kinh nghiệm đọc hiểu văn bản tùy bút

a. Mục tiêu:

- GV tổ chức cho HS chia sẻ sau khi thực hành đọc hiểu tùy bút.

- HS Khắc sâu kĩ năng đọc hiểu văn bản tùy bút.

b. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, HS làm việc các nhân để đạt được mục tiêu.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS chia sẻ bằng cách trả lời câu hỏi:

H. Em chia sẻ kinh nghiệm đọc hiểu tùy bút sau khi khám phá xong bài học hôm nay ?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân, chuẩn bị nội dung theo câu hỏi.

* Bước 3: Báo cáo kết quả

HS chia sẻ phương pháp đọc hiểu tùy bút; HS khác lắng nghe, có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm của mình.

* Bước 4: Đánh giá kết luận

GV nhận xét về những chia sẻ của HS; tuyên dương; khích lệ và khắc sâu kĩ năng đọc hiểu hồi kí; kết nối phần tiếp theo.

III. KINH NGHIỆM ĐỌC HIỂU TÙY BÚT

+ Đọc lướt văn bản xác định thể loại văn bản, tác giả, nội dung chính.

+ Đọc chi tiết, đánh dấu, ghi chép được các câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả. Qua đó thể hiện rõ đặc điểm về ngôn ngữ đạm chất thơ, giàu hình ảnh và cảm xúc trong văn bản tùy bút.

+ Liên hệ , rút ra được bài học cho bản thân về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản tùy bút gợi ra. Tìm được mối quan hệ của tác phẩm đối với cuộc sống con người.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng PPDH nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi để hướng dẫn HS bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của cá nhân.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS thực hiện trả lời các câu hỏi và bài tập sau:

(1) Tiếng hát ru đã giúp "tôi" nhận ra điều gì?

(2) Trong những câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của “tôi” khi nghe tiếng hát ru, em ấn tượng nhất chi tiết nào ? Tại sao?

- HS: Tiếp nhận

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ.

* Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS trình bày miệng câu trả lời

- HS khác nhận xét, phản biện

- GV nghe HS trình bày, hỏi đáp.

* Bước 4: Đánh giá kết quả

+ HS tự đánh giá

+ Hs đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

-> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide.

Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ nhà “Hình như xa lắm, đã lâu rồi, ở mãi tít phương Bắc, trong gia đình tôi cũng có những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều…”; “Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ”; “tôi” nhận thấy những hạnh phúc giản đơn thường ngày ở gia đình mình khi xưa,… Nhân vật tôi cũng nhớ đến những người thân gắn bó với tuổi thơ, gắn bó cùng quê hương, đó là thầy, là mẹ, là người vú em năm nào. Ở chốn xa lạ, nhân vật “tôi” lại nhớ về quê hương xứ Bắc với những làng tre xanh, những cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng thi vị,…

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:

Vận dụng kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã học vào thực tiễn cuộc sống.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Hãy tưởng tượng mình đang là người con xa quê. Hãy viết và gửi tặng mẹ tấm bưu thiếp bày tỏ nỗi nhớ và tình yêu giành cho mẹ và gia đình.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS thực hiện làm bưu thiếp và viết những lời yêu thương dành tặng mẹ.

HS làm bưu thiếp và viết tặng mẹ suy nghĩ về bài học, suy nghĩ về mẹ hoặc chúc mẹ những điều tốt đẹp,...

B3: Báo cáo kết quả

HS có thể chia sẻ những nội dung các em viết trong bưu thiếp với cô hoặc với các bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Chia sẻ với HS suy nghĩ khi đọc những bưu thiếp của các em.

Bài 9

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TỪ HÁN VIỆT

Môn học: Ngữ văn; Lớp: 7

Thời gian thực hiện:…. tiết

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Vận dụng được những hiểu biết về từ Hán Việt thông dụng vào đọc, viết, nói và nghe.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực sử dụng từ Hán Việt trong nói và viết.

b. Năng lực riêng biệt:

- Kĩ năng nhận biết, hiểu nghĩa từ Hán Việt, phân biệt từ Hán Việt và từ thuần Việt.

- Kĩ năng viết một đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS (khuyến khích hs chuẩn bị bài học trên PowerPoint: sơ đồ tư duy…)

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về từ Hán Việt kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu.

b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “truyền mật thư” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Câu hỏi này nhằm tạo không khí và dẫn dắt hs vào bài học.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Truyền thư mật”

Luật chơi:

Cả lớp cùng hát một bài hát, vừa hát vừa truyền mật thư. Khi hết bài hát, mật thư trong tay bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi trong mật thư

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh chơi trò chơi “Truyền mật thư”.

-Trả lời câu hỏi trong mật thư

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học:

Những kiến thức các bạn vừa nhắc lại trong trò chơi là kiến thức ở phần THTV – Từ mượn, mà các em đã học ở lớp 6. Lên lớp 7 chúng ta sẽ được hiểu cụ thể hơn về vốn từ mượn nhiều nhất của Tiếng Việt đó là từ Hán Việt. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu:

+ Xác định được từ Hán Việt trong ví dụ.

+ Xác định được nghĩa của từ Hán Việt.

- Sử dụng từ Hán Việt trong khi nói và viết

- Định hướng phát triển năng lực sử dụng từ Hán Việt trong viết văn, trong giao tiếp tiếng Việt.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng sơ đồ tư duy.

c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ: Trình bày sản phẩm hoạt động dự án của tổ đã chuẩn bị trước ở nhà.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc phần kiến thức ngữ văn 6 nhắc lại kiến thức về Từ Hán Việt.

- Trình bày sơ đồ tư duy (đã chuẩn bị ở nhà):

+ Tổ 1, 3: Trình bày về khái niệm, công dụng

+ Tổ 2,4: Nêu ví dụ, đặt câu.

Các tổ so sánh, phản biện tại lớp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV lưu ý: Các yếu tố cấu tạo từ Hán Việt thường không có khả năng dùng như một từ đơn để tạo câu như các yếu tố thuần Việt cùng nghĩa.

I. Tri thức tiếng Việt

Từ Hán Việt:

- Là những từ mà tiếng Việt mượn từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc) được đọc theo cách đọc Hán Việt. 

- Sử dụng từ Hán Việt có tác dụng tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính, trang nhã, tránh được cảm giác thô tục, ghê sợ.

- Ví dụ: Văn minh, Đại dương.

- Đặt câu:

+ Cách đối xử với động vật như thế nào được coi là kém văn minh, lạc hậu.

+ Giữa đại dương mênh mông, chiếc thuyền với họ chính là nhà.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

- HS thực hành làm bài tập để hiểu kiến thức về từ Hán Việt.

b. Nội dung: Học sinh làm tập SGK/62, 63.

c. Sản phẩm: Phần bài tập hs đã làm.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập 1.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV phát phiếu bài tập- yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi, làm bài tập vào phiếu bài tập trong 2 phút, sau đó thống nhất và chia sẻ.

Tìm từ Hán Việt trong những câu dưới đây (trích từ tuỳ bút “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.

Câu a, b: Tổ 1,2

a) Tre ấy trông thanh cao, giản dị… như người

b) Dưới bóng tre xanh, …người dân cày…dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.

Câu c, d: Tổ 3,4

c) Tre là cánh tay của người nông dân

d) Tre là thẳng thắn, bất khuất.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs hoạt động cá nhân làm bài tập vào phiếu bài tập trong 2 phút, sau đó đổi bài và chấm chéo, đại diện chia sẻ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm đôi

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: HS làm bài tập 2.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV phát phiếu bài tập, yêu cầu học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh ai giỏi”

Hs hoạt động cá nhân làm bài tập vào phiếu bài tập xung phong chia sẻ.

Bài tập 2:

Phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt đồng âm trong các từ Hán Việt sau:

a, Lệ: luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ/ diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.

b, Thiên: thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ/ thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử/ thiên cư, thiên đô.

c, Trường: trường ca, trường độ, trường kì, trường thành/ chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs hoạt động cá nhân làm bài tập vào phiếu bài tập trong 2 phút, sau đó trình bày.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc cá nhân

- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 3: HS làm bài tập 3.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV phát phiếu bài tập- yêu cầu học sinh hoạt động nhóm bàn với kĩ thuật khăn phủ bàn sau đó thống nhất và chia sẻ.

Bài 3: Chọn các từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho phù hợp:

(Phu nhân, vợ):

- Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và….

- Về nhà, ông lão đem câu chuyện kể cho… nghe.

(Phụ nữ, đàn bà):

- …Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

- Giặc đến nhà, …. cũng đánh.

(Nhi đồng, trẻ em):

- Ngoài sân,… đang vui đùa.

- Các tiết mục của đội văn nghệ … thành phố được cổ vũ nhiệt liệt.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs chia nhóm bàn thảo luận phiếu bài tập

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

II. Luyện tập

1. Bài tập 1

2. Bài tập 2

3. Bài tập 3:

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.

- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài SGK/109 và bài tập mở rộng bằng trò chơi.

c. Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 4: HS làm bài tập mở rộng.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Gv yc hs hoạt động nhóm tham gia trò chơi: “Nhanh như chớp”

*Luật chơi:

  • Mỗi em được phát một tấm thẻ màu đỏ.
  • GV đọc câu hỏi, ai có câu trả lời sẽ giơ thẻ, bạn nào nhanh nhất sẽ được gọi.
  • Người chiến thắng là HS có câu trả lời chính xác, nhanh, rõ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân và hoàn thiện nhiệm vụ

+ Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả.

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc cá nhân

- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:

+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.

  • Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 5: HS làm bài tập 4.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trong 5 phút và trả lời câu hỏi sau:

Viết một đoạn văn (khoảng 5 -7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre sau khi học văn bản Cây tre Việt Nam (Thép Mới), trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ Hán Việt. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

+ Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả.

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả.

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

4. Bài tập 4:

* Hướng dẫn về nhà:

- Tham khảo, tìm hiểu Từ điển Hán Việt

- Tìm hiểu các thành ngữ Hán Việt

- Soạn bài thực hành đọc hiểu: “Trưa tha hương”:

+ Đọc trước tuỳ bút, tìm hiểu thêm về tác giả Trần Cư.

+ Tìm hiểu điệu hát ru miền Bắc, tập hát một bài hát ru.

+ Trả lời các câu hỏi về văn bản.

VIẾT

VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về năng lực:

- Rèn năng lực tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn cho bài văn biểu cảm.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tạo lập văn bản: Biết dùng lời văn của bản thân để biểu cảm.

- Biết thu thập thông tin liên quan đến đề tài: Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét, miêu tả khi viết bài văn biểu cảm.

- Tập trung trọng tâm vào việc biểu cảm về con người và sự việc.

2. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, kiên trì, học hỏi, sáng tạo.

-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

+ Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Họ và tên HS: ………………………….

Nhiệm vụ:

- Em hiểu thế nào là văn biểu cảm

...……………………………………………………………………………………………………………….

- Theo em khi làm bài văn biểu cảm cần đảm bảo những yêu cầu nào về nội dung và hình thức?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

+ Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Họ và tên HS: ………………………….

Nhiệm vụ: Đọc văn bản “Cảm nghĩ về Đại Tựớng Võ Nguyên Giáp” sách giáo khoa trang 67, 68 và thực hiện các nội dung phía dưới:

Đối tượng biểu cảm của văn bản là ai?

…………………………………………………………………………………………

Đối tượng đó được biểu cảm về chân dung, hoạt động hay tâm trạng. Tìm các chi tiết, biểu cảm về nhân vật? Qua đó, nhận xét chung về nhân vật ấy?

………………………………………………………..…………………………………

Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ để biểu cảm về nhân vật của tác giả?

…………………………………………………………………………………………

Trình tự biểu cảm của văn bản?

…………………………………………………………………………………………

Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc?

……………………………………………

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu:

- Biết được kiểu bài: Viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc.

- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học về văn biểu cảm để viết được bài văn.

b) Nội dung: GV phát phiếu học tập số 1, HS trả lời vào phiếu học tập.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu bài tập số 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Làm vào phiếu học tập số 1.

GV: hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV chỉ định 1 - 2 học sinh trình bày nội dung trong phiếu học tập của mình.

- HS trình bày.

- Các bạn còn lại nhận xét về nội dung báo cáo của bạn đã trình bày.

- GV thu lại toàn bộ phiếu học tập (đọc, đánh giá vào phiếu cho học sinh sau).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét câu trả lời của HS, sự nhận xét, bổ sung từ các bạn khác.

- Gv cho HS nghe một bài hát -> HS lắng nghe và trả lời câu hỏi bài hát bộc lộ tình cảm gì? -> GV Kết nối với dạng bài văn biểu cảm về con người và sự vật để giới thiệu dẫn dắt vào bài mới: Khi có nhu cầu muốn biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá về thế giới xung quanh cho người khác cảm nhận được chúng ta thường sử dụng kiểu văn bản biểu cảm. Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm tốt đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác,…).

Tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu và thực hành viết bài văn biểu cảm.

- Văn biểu cảm (văn trữ tình) là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

- Văn biểu cảm gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, những bức thư, …

- Khi làm bài văn biểu cảm cần chú ý:

+ Xác định đúng đối tượng

+ Quan sát lựa chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.

+ Sắp xếp theo trình tự nhất định.

+ Bố cục gồm 3 phần: Mở bài- thân bài- kết bài.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 1: Định hướng

a) Mục tiêu:

HS biết được kiểu bài biểu cảm về con người, sự vật và các yêu cầu đối với kiểu bài văn biểu cảm về con người, sự vật:

- Biết được kiểu bài.

- Học sinh biết quan sát, lựa chọn các chi tiết biểu cảm ấn tượng nhất.

- Biết cách lựa chọn sử dụng từ ngữ biểu cảm.

- Phân biệt được biểu cảm về con người và sự việc.

b) Nội dung: GV phát phiếu học tập số 2, HS trả lời vào phiếu học tập.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu bài tập số 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Họ và tên HS: ………………………….

Nhiệm vụ: Đọc văn bản “Cảm nghĩ về Đại Tựớng Võ Nguyên Giáp” sách giáo khoa trang 67, 68 và thực hiện các nội dung phía dưới:

Đối tượng biểu cảm của văn bản là ai?

Đối tượng đó được biểu cảm về chân dung, hoạt động hay tâm trạng. Tìm các chi tiết, biểu cảm về nhân vật? Qua đó, nhận xét chung về nhân vật ấy?

Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ để biểu cảm về nhân vật của tác giả?

Trình tự biểu cảm của văn bản?

Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Làm vào phiếu học tập số 2.

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV chỉ định 1 - 2 học sinh trình bày nội dung trong phiếu học tập của mình.

- HS trình bày.

- Các bạn còn lại nhận xét về nội dung báo cáo của bạn đã trình bày và bổ sung nội dung còn thiếu (nếu có).

- GV thu lại toàn bộ phiếu học tập (đọc, đánh giá vào phiếu cho học sinh sau).

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.

- Kết nối với đề mục: Thực hành viết bài văn biểu cảm.

I. ĐỊNH HƯỚNG

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Họ và tên HS: ………………………….

Nhiệm vụ: Đọc văn bản “Cảm nghĩ về Đại Tựớng Võ Nguyên Giáp” sách giáo khoa trang 67, 68 và thực hiện các nội dung phía dưới:

Đối tượng biểu cảm của văn bản là ai?

Đối tượng biểu cảm: Đại Tượng Võ Nguyên Giáp

Đối tượng đó được biểu cảm về chân dung, hoạt động hay tâm trạng. Tìm các chi tiết biểu cảm về nhân vật? Qua đó, nhận xét chung về nhân vật ấy?

- Đối tượng đó được biểu cảm về hoạt động.

- Các chi tiết biểu cảm: ông là người có công lao to lớn nhất, đại tướng ra đi để lại nỗi đau xót vô bờ trong lòng mỗi người dân, …

Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ để biểu cảm về nhân vật của tác giả?

- Tập trung biểu cảm qua hành động, trạng thái của nhân vật nên sử dụng nhiều tính từ bộc lộ cảm xúc.

- Biểu cảm trực tiếp xen lẫn biểu cảm gián tiếp, có kết hợp tự sự, miêu tả.

Trình tự biểu cảm của văn bản?

- Mở bài: Giới thiệu đại tướng VNG

- Thân bài: Xuất thân -> hoạt động -> sự ra đi của đại tượng -> hình ảnh đại tướng vẫn còn sống mãi trong trái tim con người VN và thế giới.

- Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của ngườ viết và tất cả mọi người đỗi với đại tướng.

Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc?

Để viết bài văn biểu cảm về một sự việc, cần chú ý:

- Xác định được sự việc cần viết bài văn biểu cảm

- Giới thiệu tóm tắt về sự việc ấy

- Nêu lên tình cảm, cảm xúc và thái độ của em trước sự việc ấy: vui, buồn, căm giận, xót thương, trân trọng, kính phục, ngợi ca, phê phán

- Lập dàn ý cho bài viết

- Viết bài văn theo một dàn ý hợp lí

Nhiệm vụ 2: Thực hành

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết viết bài văn biểu cảm theo các bước.

- Biết lựa chọn một số từ ngữ, chi tiết, hình ảnh; bổ sung các yếu tố tự sự, miêu tả và bài văn biểu cảm.

b) Nội dung:

- GV sử dụng phiếu học tập số 3, yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ trong phiếu.

- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời độc lập vào phiếu được phát.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh.

- Phiếu học tập đã làm của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề.

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý.

- GV yêu cầu HS viết bài từ dàn ý đã làm.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm để thực hiện các yêu cầu.

- Phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS.

- Sửa bài cho học sinh.

Học sinh:

- Thực hiện nhiệm vụ.

- Tìm ý theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Lập dàn ý ra giấy và viết bài theo dàn ý.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV: Yêu cầu HS báo cáo sản phẩm.

- HS:

+ Trình bày sản phẩm của mình.

+ Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.

II. THỰC HÀNH

1. Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà

- Tìm hiểu thêm thông tin về những vẻ đẹp của người phụ nữ trong cuộc sống nói chung và đức hi sinh của người phụ nữ trong chiến tranh nói riêng.

2. Tìm ý và lập dàn ý 

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời những câu hỏi sau:

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:

a. Mở bài:

Nêu ấn tượng chung về hình ảnh người phụ nữ trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương

b. Thân bài:

Lần lượt trình bày nội dung bài viết theo một trật tự nhất định

. Tóm tắt câu chuyện về người phụ nữ chờ chồng hai chục năm trong văn bản 

. Phát biểu cảm xúc, tình cảm, thái độ của em trước tính cách và phẩm chất của người phụ nữ ấy.

. Phát biểu suy nghĩ về sự hi sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc chiến tranh và trách nhiệm của xã hội trong việc ứng xử với những người như dì Bảy.

c. Kết bài:

. Nêu lên suy nghĩ và bài học của cá nhân em về hình ảnh người phụ nữ trong văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà

3. Viết 

- Dựa vào dàn ý đã làm, em hãy viết bài văn biểu cảm theo yêu cầu của bài tập đã nêu ở trên

4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết

- Kiểm tra phát hiện lỗi của dàn ý bài viết; trao đổi nhận xét, sửa chữa

- Đọc và phát hiện các lỗi và sửa lại bài viết theo.

Nhiệm vụ 3: Trả bài

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn.

b) Nội dung:

- GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn.

- HS đọc bài viết, làm việc nhóm.

c) Sản phẩm: Bài của học sinh đã chữa

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ

- HS làm việc theo nhóm

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

- HS nhận xét bài viết.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

III. TRẢ BÀI

3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên giao bài tập cho HS.

Bài tập: Hãy viết bài văn biểu cảm về người thân mà em yêu quý nhất (ông bà, cha mẹ, anh chị em…).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS:

- Dựa vào các bước trong viết bài văn biểu cảm về nhân vật gì Bảy trong bài tản văn “”Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương để thức hiện.

- Chú ý tìm các ý, lập dàn ý cho bài văn.

HS: Tìm các chi tiết về ngoại hình, tính cách,… của một trong các thành viên trong gia đình, lập ý, lập dàn ý và viết bài văn biểu cảm về người thân.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV đánh giá bài làm của HS bằng nhận xét.

Bài 9

NÓI VÀ NGHE

TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ

Môn học: Ngữ văn; Lớp: 7B1

Thời gian thực hiện: … tiết

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- HS phân biệt được văn viết với văn nói chú ý đến các yếu tố phi ngôn ngữ (phong cách, giọng điệu, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…).

- Biết lựa chọn vấn đề cần thảo luận.

- Tìm hiểu thu thập thông tin về vấn đề cần thảo luận.

- Biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng của kiểu bài văn nghị luận.

2. Về năng lực:

- HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài nói; tiếp tục rèn luyện và phát triển kĩ năng nói và nghe trao đổi ý kiến về một vấn đề.

- HS có khả năng nắm bắt được thông tin bài nói của người khác.

- HS biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

- HS tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp, biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (ngôn ngữ hình thể).

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Hợp sức” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV: Tìm những câu ca dao tục ngữ chủ đề tình cảm gia đình. Câu hỏi này nhằm tạo không khí và dẫn dắt hs vào bài học.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Hợp sức”

Luật chơi:

Chia lớp thành hai nhóm. Lấy tinh thần xung phong 2 đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Thi đọc những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tình cảm gia đình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh chơi trò chơi “Hợp sức”.

-Trả lời câu hỏi theo yêu cầu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học:

Những câu ca dao, tục ngữ thành ngữ đã giúp chúng ta gợi nhớ về tình cảm gia đình, tình ruột thịt thân thương. Tình cảm đối với mỗi người thân của chúng ta thật trân quý, chúng ta đôi khi ngại bày tỏ tình cảm, cảm xúc với những người thân nhất của mình. Tình cảm, cảm xúc đối với những người thân được tác giả Huỳnh Như Phương thể hiện qua văn bản “Người ngồi đợi trước hiên nhà”. Bài văn biểu cảm về nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương của chúng ta cần thảo luận, cần sự sẻ chia để thấu hiểu. Vậy làm thế nào để trở thành người nói hấp dẫn, người nghe tích cực chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

b. Nội dung: HS tìm hiểu các yêu cầu khi nói nghe và các bước cụ thể của bài nói nghe: biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương

c. Sản phẩm: Phần trả lời ở sơ đồ Graph của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức hoạt động

Dự kiến sản phẩm – Nội dung cần đạt

1. ĐỊNH HƯỚNG

Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc thêm phần Định hướng, hoàn thành phiếu học tập

+ Thảo luận nhóm trao đổi về một vấn đề là gì?

+ Mục đích của thảo luận nhóm?

+ Lưu ý khi thảo luận nhóm trao đổi về một vấn để

Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK , thảo luận nhóm cặp và hoàn thiện phiếu học tập

- GV quan sát, hỗ trợ.

Báo cáo thảo luận

- Trả lời miệng, cá nhân

- Dự kiến sản phẩm:

Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

2. THỰC HÀNH TRÌNH BÀY BÀI NÓI

Chuyển giao nhiệm vụ

(1) GV chiếu đề bài: Thảo luận nhóm về vấn đề: “Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương” và hỏi: Nhắc lại các bước chung khi trình bày 1 bài nói – nghe

(2) GV chiếu lại dàn ý mẫu đã phát cho HS từ buổi trước

(3) Yêu cầu HS đọc nhẩm lại dàn ý đã chuẩn bị ở nhà và luyện nói với bạn cùng bàn và chấm điểm cho nhau theo bảng tiêu chí sau:

2. Thực hành

a/ Đề bài: Thảo luận nhóm trao đổi về một vấn đề: Biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương

b/ Các bước: Chuẩn bị 🡪 Tìm ý và lập dàn ý 🡪 Nói và nghe 🡪 Kiểm tra và chỉnh sửa

Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hỗ trợ.

Báo cáo thảo luận

- Trả lời miệng, cá nhân

- Dự kiến sản phẩm:

(1) Đọc đề và nêu lại các bước: Chuẩn bị 🡪 Tìm ý và lập dàn ý 🡪 Nói và nghe 🡪 Kiểm tra và chỉnh sửa

(2) Đọc lại dàn bài mẫu

(3) Thực hành với bạn cùng bàn và nhận xét theo tiêu chí

Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: Thảo luận nhóm trao đổi về một vấn đề: “Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương”

c) Sản phẩm: Phần nói của HS và nhận xét của các bạn

d) Tổ chức hoạt động:

Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức phần SHOW AND TELL:

+ Mời 2-3 HS lên bảng nói trước lớp

+ Mỗi bạn sẽ cầm đồ vật / tranh ảnh / mở bài hát/ video liên quan đến bài nói của mình và nói trước lớp

+ HS ở dưới chú ý theo dõi và nhận xét bài bạn theo kĩ thuật 3-2-1: 3 khen – 2 góp ý – 1 thắc mắc

Thực hiện nhiệm vụ

- HS luyện nói và những bạn khác lắng nghe, nhận xét

- GV quan sát, hỗ trợ.

Báo cáo thảo luận

- Người nói: Trình bày cá nhân ; Giải đáp thắc mắc

- Người nghe: Nhận xét dựa vào bảng tiêu chí

- GV nghe HS trình bày.

Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: BTVN Thực hành nói tại nhà: Từ nhận xét, góp ý của cô và các bạn, em hãy quay video bài nói của mình (em có thể chèn nhạc phù hợp, kết hợp hình ảnh…)

c) Sản phẩm: Video quay lại phần nói của HS

d) Tổ chức hoạt động:

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quay lại video: Từ nhận xét, góp ý của cô và các bạn, em hãy quay video bài nói của mình (em có thể chèn nhạc phù hợp, kết hợp hình ảnh…) và up lên Facebook / Tiktok …

Thực hiện nhiệm vụ + Báo cáo thảo luận

- Lên dàn ý, luyện nói và quay lại video

- Up video lên Facebook / Tiktok …

Đánh giá kết quả

- HS nhận xét và bình chọn bài nói hay nhất và truyền cảm hứng nhất

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Table

Description automatically generated

Ngày soạn:

Ngày giảng:

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Đọc – hiểu văn bản (1)

GHE XUỒNG NAM BỘ

(2 tiết)

Minh Nguyen

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hệ thống kiến thức về văn bản thông tin, làm cơ sở để đọc hiểu các văn bản cùng thể loại.

- Nắm được các đặc điểm của phương tiện giao thông đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ.

- Hiểu được ý nghĩa và giá trị của đối tượng được đề cập trong văn bản thông tin.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [2].

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [3].

* Năng lực đặc thù

- Nhận biết được tri thức Ngữ văn (văn bản thông tin: cách triển khai văn bản, bố cục văn bản, đối tượng trong văn bản, người viết chia đối tượng làm mấy loại…) [4].

- Đặc điểm và tác dụng của đối tượng trong văn bản [5].

- Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn [6].

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu trong văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” [7].

- Nhận biết và phân tích được các đặc điểm của phương tiện đi lại ở Nam Bộ trong văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” [8].

- Viết được đoạn văn tóm tắt văn bản vơi yêu cầu khác nhau về độ dài [9].

- Xác định được thuật ngữ trong văn bản thông tin[10].

- Nhận biết tác dụng của việc sử dụng thuật ngữ trong văn bản thông tin[11].

3. Về phẩm chất: Chăm chỉ, nghiêm túc, trung thực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ”.

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động.

b. Nội dung:

GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhìn hình đoán tên các phương tiện giao thông.

HS nhìn hình và trả lời các câu hỏi.

GV kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia lớp ra làm các đội chơi.

- Tổ chức trò chơi.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS lắng nghe âm thanh phương tiện giao thông, quan sát hình ảnh và suy nghĩ cá nhân để dự đoán câu trả lời.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV chỉ định đội chơi trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi của trò chơi.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Chốt đáp án và công bố đội giành chiến thắng.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)

2.1 Đọc – hiểu văn bản (59’)

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN (15’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5]; [6]

Nội dung:

GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để tìm hiểu về tác giả, KT đặt câu hỏi để HS tìm hiểu văn bản.

HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời những câu hỏi của GV.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp đôi (theo bàn).

- Yêu cầu HS mở phiếu học tập GV đã giao về nhà trên nhóm zalo (hoặc Padlet) và đổi phiếu cho bạn cùng nhóm để trao đổi, chia sẻ.

PHIẾU HỌC TẬP

Từ khoá

Biểu hiện

Văn bản thông tin

Cước chú

Tài liệu tham khảo

Thuật ngữ

Phương tiện phi ngôn ngữ

(Phiếu học tập giao về nhà)

? Trình bày những hiểu biết của em về văn bản thông tin?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau

2. Tác phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

a. Đọc

- Hướng dẫn đọc nhanh.

+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.

- Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).

+ Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.

+ Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.

- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.

b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:

? Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?

? Đối tượng nào được giới thiệu trong văn bản?

? Người viết chia đối tượng thành mấy loại? Trong mỗi loại lớn có những loại nhỏ nào?

? Mục đích của văn bản là gì? Các nội dung trình bày trong văn bản đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.

2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Trả lời các câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Tri thức đọc – hiểu

Từ khoá

Biểu hiện

Văn bản thông tin

Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, … Thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng.

Cách triển khai

Phân loại đối tượng

Cước chú

lời giải thích ghi ở chân trang hoặc cuối văn bản về từ ngữ, kí hiệu hoặc xuất xứ của trích dẫn,…trong văn bản (có thể chưa rõ với người đọc)

Tài liệu tham khảo

những tài liệu được người viết (người nói) xem xét, trích dẫn để làm rõ hơn nội dung, đối tượng được đề cập đến trong văn bản, giúp cho thông tin được trình bày trong văn bản thêm phong phú thuyết phục. Tài liệu tham khảo thường được ghi ở cuối bài viết hoặc cuối chương hay cuối sách.

Thuật ngữ

từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được sử dụng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

Phương tiện phi ngôn ngữ

Là tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, kí hiệu,…phối hợp với lời văn (phương tiện ngôn ngữ) để cung cấp thông tin cho người đọc.

2. Tác phẩm

a) Đọc và tóm tắt

- Cách đọc

b) Tìm hiểu chung

- Cách triển khai thông tin: phân loại đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu, giải thích.

- Đối tượng: các loại ghe, xuồng ở Nam Bộ

- Người viết chia đối tượng thành 2 loại lớn là ghe và xuồng.

- Nội dung: sự đa dạng, phong phú và đặc điểm riêng của các loại ghe, xuồng Nam Bộ.

- Mục đích của văn bản: giới thiệu về đặc điểm, giá trị của các loại ghe, xuồng ở Nam Bộ.

-> Triển khai từ khái quái đến cụ thể, chi tiết.

- Bố cục: 4 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “chia thành nhiều loại”

🡪 Sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ

- Phần 2: Tiếp theo đến “trong giới thương hồ”

🡪 Tác giả giới thiệu các loại xuồng và đặc điểm của từng loại

- Phần 3: Tiếp theo đến “Bình Đại (Bến Tre) đóng.

🡪 Tác giả giới thiệu các loại ghe và đặc điểm của từng loại

- Phần 4: Còn lại.

🡪 Giá trị của các loại ghe, xuồng đối với kinh tế và văn hóa của người dân Nam Bộ.

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI (44’)

1. Ghe xuồng ở Nam Bộ (20’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [7]

Nội dung:

GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tìm hiểu về ghe xuồng Nam Bộ ở đoạn 1.

HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp.

- Hỏi: Phần 1 cho thấy bài viết sẽ triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?

- Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 bằng cách trả lời các câu hỏi 1, 2, 3.

- Thời gian: 7 phút

Ghe xuồng ở Nam Bộ

Biểu hiện

Ghe xuồng

Tiêu chí phân loại

Nhận xét

* GV gợi ý bằng cách chiếu đoạn trích trên màn hình, kết họp hình ảnh phương tiện giao thông.

1. Tác giả nhận xét như thế nào về ghe xuồng Nam Bộ?

2. Các tiêu chí phân loại ghe xuồng là gì?

3. Em biết những phương tiện đi lại nào mang tính đặc trưng của người dân ở mỗi vùng miền trên đất nước ta? Trong số đó, em thích phương tiện nào nhất? Vì sao?

Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 2.

Tháo gỡ: (GV gợi ý HS bằng cách hướng dẫn các em đọc câu văn: “Căn cứ vào….nhiều loại”).

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

- Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình).

- Đọc đoạn văn: “Ghe xuồng Nam Bộ… nhiều loại”).

GV hướng dẫn HS chú ý đoạn 1 (đặc biệt là câu văn: “Căn cứ vào….nhiều loại”.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm.

- HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.

Ghe xuồng ở Nam Bộ

Biểu hiện

Ghe xuồng

- Nhiều kiểu loại, nhiều tên gọi khác nhau.

Tiêu chí phân loại

- Đặc điểm sản xuất.

- Chức năng sử dụng.

- Phương thức hoạt động.

-> Sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ.

-> bài viết triển khai ý tưởng và thông tin theo cách thuyết minh. Tác giả căn cứ vào các tiêu chí cụ thể để phân chia ghe xuồng Nam Bộ.

2. Phân loại và đặc điểm của ghe xuồng Nam Bộ (24’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [8]

Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về Phân loại và đặc điểm của ghe xuồng Nam Bộ ở phần 2, 3.

HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

Thao tác 1: Xuồng Nam Bộ

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hỏi: Trong phần 2 có mấy đối tượng được nhắc đến?

- Chia nhóm cặp đôi.

- Phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm

* Xuồng Nam Bộ

Phân loại

Đặc điểm

Nhận xét

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: làm việc cá nhân, làm việc nhóm cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

GV:

- Dự kiến KK: HS khó đưa ra nhận xét về đối tượng.

- Tháo gỡ KK bằng cách đặt câu hỏi phụ (Qua việc tác giả trình bày về sáu đối tượng, em có nhận xét gì về xuồng Nam Bộ).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm cặp đôi khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau.

Thao tác 2: Ghe Nam Bộ

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hỏi: Trong phần 3 giới thiệu về loại phương tiện gì? Chú ý các loại nhỏ trong đó.

- Chia nhóm cặp đôi.

- Phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm

* Ghe Nam Bộ

Phân loại

Đặc điểm

Nhận xét

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: làm việc cá nhân, làm việc nhóm cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

GV:

- Dự kiến KK: HS khó đưa ra nhận xét về nhân vật Mon.

- Tháo gỡ KK bằng cách đặt câu hỏi phụ

? Người viết đã chọn cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể và hiệu quả của cách triển khai ấy.

? Các cước chú (“tam bản”, “chài”) và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích gì? Em thấy có cần chú thích thêm những từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản không?

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm cặp đôi khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau.

* Xuồng Nam Bộ

Xuồng: thuyền nhỏ không có mái che, thường đi kèm theo thuyền lớn hoặc tàu thuỷ.

Phân loại

Đặc điểm

Xuồng ba lá

- Chiều dài trung bình 4m, rộng 1m.

- Làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại

- Dùng sào nạng và bơi chèo để đi lại.

Xuồng tam bản

- Giống như ghe câu, nhưng lớn hơn, có 4 bơi chèo, dùng để chuyên chở nhẹ.

- Có loại thon dài, lại thêm mui ống, dáng đẹp.

- Số lượng tấm ván be không chỉ có 3 mà có thể là 5, 7, hoặc 9 tấm.

Xuồng vỏ gòn

- Kích thước nhỏ, kết cấu đơn giản (giàn đà, cong và ván be), kiểu dáng gọn nhẹ, chủ yếu để đi lại, chuyên chở, trao đổi, buôn bán.

Xuồng độc mộc

- Do người Khơme làm bằng cách chẻ dọc thân cây thốt nốt, khoét rỗng ruột hoặc mua xuồng độc mộc thân gỗ sao, sến ở Campu chia và Lào.

Xuồng máy

- Gắn máy nổ và chân vịt như xuồng máy đuôi tôm là loại phương tiện rất “cơ động”, phổ biến ở vùng sông nước này, nhất là trong giới thương hồ.

🡪 Nghệ thuật: Liệt kê.

🡪 Nội dung: Nhấn mạnh sự đa dạng của xuồng Nam B.

* Ghe Nam Bộ

Ghe dùng để vận chuyển hàng hóa thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài.

Phân loại

Đặc điểm

Ghe bầu

- Là loại ghe lớn nhất, mũi và lái nhọn, bụng phình to, có tải trọng tương đối lớn, chạy buồm (từ 1 đến 3 buồm), lướt sóng tốt và đi nhanh, có nhiều chèo để đi sông và đi biển dài ngày. thường dùng đi đường biển.

Ghe lồng

- Loại ghe lớn, đầu mũi dài, có mui che mưa nắng, lòng ghe được ngăn thành từng khoang nhỏ để chứa các loại hàng hóa khác nhau. Dùng vận chuyển hàng hóa đi dọc bờ biển.

Ghe chài

- Có mui rất kiên cố, gồm nhiều mảnh gỗ ghép lại, có hai tầng.

- Ghe được chia làm hai phần.

- Thường có cả chục người chèo

- Dùng tàu kéo ghe chài, dùng cho người đi buôn bán xa, dài ngày, dùng chở lúa gạo, than củi.

-> to và chở được nhiều nhất

Ghe cào tôm

- Đầu mũi lài và khá phẳng, có bánh lái gặp bên hông, dáng nhỏ.

- Thường dùng cào tôm vào ban đêm.

Ghe ngo

- loại ghe nhiều màu sắc của dân tộc Khơme.

- thường dùng trong bơi đua trong các lễ hội.

- Ghe làm bằng cây sao, dài 10m trở lên; không mui, ở đầu mũi chạm hình rồng, rắn, phụng, lân hoặc voi, sư tử, ó biển.

- Mỗi chiếc có thể chở từ 20 đến 40 tay chèo.

Ghe hầu

- Sang hơn ghe điệu, dành cho cai tổng, tri phủ, tri huyện.

- Ban đêm ghe thắp sáng để báo hiệu cho biết là ghe của quan.

Ngoài ra, ở mỗi địa phương cũng có những loại ghe phù hợp với điều kiện sông nước và nhu cầu sản xuất, đi lại trong vùng.

Ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, Ghe lưới rùng Phước Hải….

🡪 Nghệ thuật: Liệt kê, miêu tả.

🡪 Nội dung: giới thiệu về ghe.

🡪 triển khai thông tin theo cách phân loại.

- Các cước chú (“tam bản”, “chài”) trong văn bản có mục đích giải thích cho từ ngữ trong văn bản có thể chưa rõ cho người đọc.

- Tài liệu tham khảo có mục đích khẳng định các nội dung trong văn bản được tác giả nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ, đồng thời giúp độc giả có thể tìm đọc các tài liệu đó để mở rộng thêm kiến thức.

- Chọn cách thuyết minh, giới thiệu để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản.

+ Giới thiệu cho người đọc hình dung được hình dáng, cách chế tạo các loại ghe, xuồng.

+ Thuyết minh về công dụng và sự hiệu quả của từng loại ghe, xuồng đối với đời sống của nhân dân vùng Nam Bộ.

3. Giá trị của ghe, xuồng Nam Bộ

Mục tiêu: [1]; [2]; [7]; [8]

Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT khăn phủ bàn để tìm hiểu về giá trị của ghe, xuồng Nam Bộ trong cuộc sống của người dân Nam Bộ ngày nay và mai sau.

HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV phát phiếu học tập số 4 (phụ lục đi kèm).

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

? Qua văn bản, em có nhận xét gì về ghe, xuồng nói riêng và các phương tiện đi lại ở Nam Bộ nói chung?

? Tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để nêu một số nét thay đổi về phương tiện đi lại, vận chuyển hiện nay của vùng sông nước Nam Bộ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc vb và tìm chi tiết trong tác phẩm.

GV hướng dẫn HS tìm chi tiết (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS báo cáo, GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

HS:

- Báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.

+ Là công cụ được người dân lao động sáng tạo bằng trí óc thông minh.

+ Là công cụ có công dụng lớn đối với đời sống của bà con nhân dân.

+ Mang theo giá trị văn hóa của vùng, miền.

III. TỔNG KẾT (5’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [8]

Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.

III. TỔNG KẾT

Mục tiêu: [2]; [3]

Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung và những điều rút ra từ văn bản.

HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ”?

? Sau khi học xong văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ”, em học tập được điều gì về cách lựa chọn đối tượng, về triển khai?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và ghi câu trả lời ra giấy.

GV hướng theo dõi, quan sát HS làm việc cá nhân, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo kết quả làm việc cá nhân, HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các HS.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS.

- Chốt nội dung phần tổng kết lên màn hình và chuyển dẫn sang nội dung sau.

1. Nghệ thuật

- Sử dụng ngôn ngữ giản dị.

- Miêu tả đặc sắc đối tượng.

- Liệt kê: nhấn mạnh sự phong phú và đa dạng của đối tượng.

2. Nội dung

- Cung cấp tri thức về phương tiện giáo thông đặc trưng của vùng Nam Bộ.

- Qua đó ca ngợi giá trị của ghe , xuồng trong cuộc sống của người dân vùng sông nước Nam Bộ.

3. Những điều rút ra từ tác phẩm

a) Về cách lựa chọn đối tượng khi thông tin

- Đối tượng đặc trưng của vùng miền, gần gũi với cuộc sống của người dân vùng miền đó.

b) Về cách triển khai

- Triển khai văn bản theo trật tự phân loại đối tượng.

-> Giúp cho bài viết logic, rõ ràng người đọc đễ tiếp cận hơn.

c) Về lựa chọn Cước chú và tài liệu tham khảo

- Lựa chọn những cước chú và tài liệu tham khảo phù hợp.

2.2 Viết kết nối với đọc (10’)

Mục tiêu: [3]; [8]

Nội dung: Hs viết đoạn văn

Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.

Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

Viết đoạn văn (từ 5 – 12 dòng) tóm tắt văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ”.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn, GV theo dõi, hỗ trợ (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn, những HS khác theo dõi, nhận xét…

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).

- Chiếu (đọc) đoạn văn mẫu.

Ghe xuồng là phương tiện đi lại đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Xuồng là thuyền nhỏ không có mái che, thường đi kèm theo thuyền lớn hoặc tàu thuỷ. Các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy… Ghe dùng để vận chuyển hàng hóa thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài. Rất đa dạng với nhiều loại xuồng khác nhau và mục đích sử dụng khác nhau. Ngoài ra, ở mỗi địa phương cũng có những loại ghe phù hợp với điều kiện sông nước và nhu cầu sản xuất, đi lại trong vùng. Ghe xuồng ở Nam Bộ vừa là một loại phương tiện giao thông vô cùng hữu hiệu, vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo. Dù sau này khoa học kĩ thuật phát triển thì ghe, xuồng vẫn giữ vị trí quan trọng ở mảnh đất này.

3. HĐ 3: Luyện tập (16’)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập .

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

- Em biết những phương tiện đi lại nào mang tính đặc trưng của người dân ở mỗi vùng miền trên đất nước ta? Trong số đó, em thích phương tiện nào nhất? Vì sao?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

- Hướng dẫn tìm kiếm truyện đồng thoại và chỉ ra yếu tố đồng thoại trong văn bản.

- Hỗ trợ HS liệt kê các sự việc, đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện

HS:

- Kể tên những phương tiện giao thông mang tính đặc trưng của mỗi vùng miền.

- Nêu phương tiện mà bản thân yêu thích, giải thích vì sao.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài học mà HS rút ra sau khi đọc – hiểu xong văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ”.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Từ bài học, em rút ra cho mình bài học gì về giữ gìn văn hoá địa phương của các vùng miền?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và chiếu một số clip về thái độ của người dân vùng sông nước khi tham gia giao thông.

+ Clip 1: https://www.youtube.com/watch?v=P0whtf0IQ6U Clip về chợ nổi Nam Bộ.

+ Clip 2: https://www.youtube.com/watch?v=GP9qhNefcRw

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và quan sát những bức tranh ảnh/ clip giáo viên trình chiếu.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm (trả lời ngắn nếu còn thời gian, viết đoạn văn rồi đăng lên Padlet hoặc Linoit.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà.

+ Đọc và học kĩ nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ”

+ Giao phiếu học tập và yêu cầu HS đọc lướt, đọc theo thẻ văn bản “Tầm soát phương tiện giao thông”.

********************************

Ngày soạn: 8/06/2022

Ngày giảng:7A

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Tiết:............

Đọc hiểu văn bản

TỔNG KIỂM SOÁT PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Học sinh biết được tình hình giao thông và các vi phạm của người tham gia giao thông ở nước ta trong thời gian gần đây.

- Hiểu nguyên nhân của các vi phạm và bài học rút ra khi tham gia giao thông.

- Biết được cách thể hiện văn bản thông tin dưới dạng đồ họa thông tin: cách trình bày, lựa chọn hình ảnh, sa pô; cách đọc một đồ họa thông tin.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, tự học, hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

* Năng lực đặc thù

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (từ ngữ, nhan đề, bố cục, sa pô, hình ảnh, cách triển khai,..), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ, tình cảm người viết,...) thể hiện qua văn bản

- Phân tích được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản

  1. Về phẩm chất:

- Nhân ái: biết đề cao, trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc; biết ơn, trân quý những người có công với đất nước, dân tộc.

- Chăm học, chăm làm: có ý thức vận dụng bài học rút ra từ văn bản vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước khi hiểu được giá trị văn hóa được gợi lên từ văn bản, bài hát.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, bài báo cáo nhóm của HS....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (7 phút)

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: HS trình bày hiểu biết về một nhạc phẩm quen thuộc, từ đó có tâm thế hào hứng và nhu cầu tìm hiểu văn bản.

b) Nội dung: HS lắng nghe bài hát, trả lời câu hỏi gợi dẫn định hướng nội dung bài học.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem 1 đoạn video và trả lời một số yêu cầu: https://www.youtube.com/watch?v=LjZPrPdyL-0 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? 1. Tập trung xem video và cho cô biết cảm nhận của em lúc này?

? 2. Qua quan sát, em thấy được những phương tiện giao thông nào? Và các vấn đề gì đã xảy ra trong video?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (55’)

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN (7’)

Mục tiêu: Giúp HS nắm được những thông tin chính về văn bản: xuất xứ, đề tài.

Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát SGK và tìm thông tin.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu ở phiếu học tập số 1

Trên lớp: GV cho HS trao đổi kết quả chuẩn bị ở nhà với bạn cùng bàn.

1. Quan sát vào văn bản, các em hình thức trình bày của văn bản có gì đặc biệt?

2. Em hiểu Đồ họa thông tin là gì?

3. Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm?

(xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt chính)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- H: chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu câu hỏi trong phiếu học tập.

- HS trao đổi với các bạn trong nhóm bàn thống nhất ý kiến.

- Trả lời câu hỏi của GV

GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

Hướng theo dõi, quan sát, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

- Học sinh trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

B4: Kết luận, nhận định

1. Văn bản có nhiều hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt, các câu văn cũng rất ngắn gọn.

2. Đồ họa thông tin: Đồ họa thông tin (tiếng Anhinfographic, là từ ghép của Information graphic), là sự kết hợp thông tin ngắn gọn với hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt để có thể truyền đạt thông tin nhanh và rõ ràng hơn.

Mục đích chính của thiết kế Infographic là nhằm trình bày thông tin sao cho trở nên gọn gàng, súc tích, dễ nắm bắt và thu hút được sự quan tâm, chú ý của người đọc, người xem hơn. Chúng ta có thể sử dụng hình thức thiết kế này để chuẩn bị những bản báo cáo, tường trình thông tin hoặc làm những tấm poster, quảng cáo.

+ Giới thiệu một số đồ họa thông tin

3. Tác phẩm:

- Xuất xứ: Cục cảnh sát giao thông, Bộ công an

- Thể loại: văn bản thông tin

- Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Em hãy xác định bố cục của văn bản này?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ:

- 2 phút hoạt động cặp đôi chia sẻ

GV:

- Theo dõi, quan sát HS hoạt động của HS

- Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho HS nếu cần

B3: Báo cáo, thảo luận

- Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm của nhóm cặp đôi

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá cặp đôi bạn

B4: Kết luận, nhận định

- Báo cáo sản phẩm nhóm;

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
1. Đồ họa thông tin:
là sự kết hợp thông tin ngắn gọn với hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt để có thể truyền đạt thông tin nhanh và rõ ràng hơn.

2. Văn bản:

a.Xuất xứ: Cục cảnh sát giao thông, Bộ công an

b. Thể loại: văn bản thông tin

- Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.

c. Bố cục: 2 Phần

Phần 1: Nhan đề

Phần 2: Nội dung văn bản:

- Các trường hợp vi phạm bị xử phạt

- Các lỗi vi phạm phổ biến

II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB (40’)

1. ND 1: Nhan đề

Mục tiêu: Giúp HS nắm được những thông tin chính thể hiện trong nhan đề

Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nhan đề của văn khai thác thông tin và cách trình bày nhan đề của văn bản đồ họa

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Em hiểu kiểm soát là gì?

? Phương tiện giao thông là gì?

? Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại phương tiện nào?

Trò chơi: Ai nhanh hơn

- Luật chơi: Hs nghe đoạn nhạc có nhắc đến các phương tiện giao thông đường bộ (https://www.youtube.com/watch?v=LUzViB8qEWM) 02 học sinh sẽ thi xem ai viết ra được nhiều phương tiện hơn người đó sẽ chiến thắng thời gian viết là 1 phút.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

B3: Báo cáo, thảo luận

- Kiểm soát là quá trình xác định thành quả đạt được trên thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh sự sai lệch để đảm bảo tổ chức đạt được mục tiêu

- Phương tiện giao thông đường bộ là các phương tiện di chuyển, đi lại công khai trên các con đường, phương tiện giao thông đường bộ gồm toàn bộ các phương tiện như ô tô, xe máy, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bở iô tô, máy kéo,… Các loại mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy bao gồm cả xe máy điện và các loại xe tương tự khác.

- Học sinh kể tên một số loại phương tiện giao thông đường bộ.

B4: Kết luận, nhận định

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi:

  1. Nhan đề cung cấp thông tin chính là gì?
  2. Nhan đề văn bản được trình bày như thế nào?
  3. Qua nhan đề của văn bản em hiểu được điều gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Nhan đề cung cấp số lượng xử phạt người điều khiển các phương tiện giao thông vi phạm: 401 000

- Thời gian thống kê số liệu: 15/05 - 14/06

- Nhan đề được in đậm, cỡ chữ to, màu sắc bắt mắt, ngắn gọn, ấn tượng bởi số liệu cụ thể, nêu nội dung chính của toàn bộ văn bản đồ họa.

--> thu hút, tạo chú ý người đọc, người đọc dễ dàng nhận biết nội dung qua nhan đề, thấy được tính nghiêm trọng về việc người vi phạm an toàn giao thông ngày càng nhiều.

II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB

1.Nhan đề:

Với hình thức trình bày ấn tượng, nổi bật, nhan đề của văn bản đã nêu rõ nội dung thông tin văn bản đồ họa thể hiện sự cấp bách và nghiêm trọng của tình hình giao thông hiện nay.

2. ND 2: Nội dung

Mục tiêu: Học sinh nắm được cách khai thác thông tin trong văn bản đồ họa

Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các trường hợp vi phạm và các lỗi vi phạm phổ biến, từ đó nêu nhận xét và bài học của bản thân

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

Nội dung 1: Các trường hợp vi phạm xử phạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Hs quan sát vào đồ họa, và cho biết loại phương tiện nào vi phạm luật giao thông nhiều nhất?

? Vì sao em nhận biết được điều đó?

? Theo em, vì sao phương tiện giao thông đó lại vi phạm nhiều nhất?

? Nhận xét về việc cung cấp số liệu thông tin của người viết trong văn bản?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

B3: Báo cáo, thảo luận

- Phương tiện vi phạm luật giao thông: xe mô tô.

- Em dựa vào số liệu trên biểu đồ: 287 085

- Lí do:

+ Phù hợp kinh tế đa số người dân Việt Nam

+ Lưu động nhanh, dễ di chuyển

+ Phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam

+ Đa số là người trẻ tuổi điều khiển (thiếu ý thức, kiến thức, kĩ năng lái xe)

B4: Kết luận, nhận định

=> Nguyên nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng về người và của, đặc biệt là thế hệ trẻ.

- Phân tích: sự tăng vọt về số lượng xe mô tô, vi phạm phương tiện bị tạm giữ, tước giấy phép lái xe:

Vi phạm nhiều lỗi nhiêm trọng. https://luatvietnam.vn/vi-pham-hanh-chinh/nghi-dinh-100-2019-nd-cp-xu-phat-vi-pham-giao-thong-179619-d1.html

  1. Các trường hợp vi phạm xử phạt:

Với số liệu cụ thể, trình bày bằng biểu đồ rõ ràng, bắt mắt, văn bản đã cho thấy các trường hợp vi phạm giao thông phổ biến hiện nay.

Nội dung 2: Các lỗi vi phạm phổ biến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Quan sát đồ họa, em hãy liệt kê các lỗi vi phạm phổ biến?

? Lỗi nào là phổ biến nhất? Vì sao?

? Qua đó em có nhận xét gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

B3: Báo cáo, thảo luận

- Lỗi phổ biến: Vi phạm về tốc độ, vi phạm về nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh về tín hiệu, tải trọng, vi phạm về giấy phạm giấy phép lái xe.

B4: Kết luận, nhận định

- Lỗi vi phạm giấy phép lái xe là phổ biến nhất vì sao?

Lỗi không mang giấy phép lái xe, không có giấy phép, giấy phép lái xe giả, ..

Lí do:

- Thói quen không mang theo giấy tờ xe.

- Điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi

- Một số người cho rằng việc điều khiển xe chỉ cần kĩ năng nên không cần giấy phép lái xe, không đi xa, tư duy này tồn tại ở những người có tầm hiểu biết hạn hẹp

- Một số người ngại học, làm bằng giả, giấy phép lái xe giả.

3.Các lỗi vi phạm phổ biến:

Bằng cách trình bày cụ thể, rõ ràng, khi điều khiển phương tiện giao thông, người tham gia giao thông vi phạm nhiều lỗi, đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến tai nạn giao thông gia tăng và gây hậu quả nghiêm trọng.

III. TỔNG KẾT (8’)

Mục tiêu: Học sinh nắm được cách khai thác thông tin trong văn bản đồ họa

Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các trường hợp vi phạm và các lỗi vi phạm phổ biến, từ đó nêu nhận xét và bài học của bản thân

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV dùng kĩ thuật trình bày 1 phút, trả lời câu hỏi:

? Qua việc tìm hiểu bài ở phần trên, em khái quát lại những đặc điểm tiêu biểu về hình thức nghệ thuật cũng như nội dung của văn bản.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

+ Ví dụ: hình thức trình bày của văn bản, các câu chữ trong văn bản....

+ Văn bản cung cấp thông tin gì?

B3: Báo cáo, thảo luận

-HS: trả lời câu hỏi

-Nhận xét, bổ sung

B4: Kết luận, nhận định

- GV lắng nghe câu trả lời của HS; nhận xét và rút ra nội dung cần nhớ.

- Kết nối với phần Luyện tập- Vận dụng.

III. TỔNG KẾT Tổng kết

1. Giá trị nội dung

Tổng kiêm soát phương tiện giao thông đã cho thấy tình hình vi phạm an toàn giao thông nghiêm trọng đang xảy ra hiện nay và các lỗi vi phạm phổ biến từ đó cảnh tỉnh người tham gia giao thông nâng cao hiểu biết và ý thức khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông.

2. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp thông tin ngắn gọn, hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt.

3. HĐ 3: Luyện tập (15 phút)

a. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức được tìm hiểu để giải quyết các câu hỏi thực hành.

b. Nội dung:

- HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận liên quan đến nội dung bài học.

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV phát phiếu học tập cho học sinh:

1.Thời gian thống kê số liệu trong văn bản đồ họa là?

A. 15/05 - 16/06/2021

B. 16/06 - 15/05/2020

C. 15/05 - 14/06/2020

D. 15/05 - 14/06/2021

2. Hai trường hợp vi phạm bị xử phạt nhiều nhất là ?

A. Xe mô tô và xe khách

B. Xe mô tô và xe tải

C. Xe con và xe khách

D.Xe khách và xe container

3. Theo số liệu thống kê trong văn bản đồ họa, có bao nhiêu trường hợp xe mô tô vi phạm bị xử phạt?

A. 278058

B. 387085

C. 278085

D. 287085

4. Có bao nhiêu lỗi vi phạm phổ biến

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

5. Sau khi học xong văn bản, em có suy nghĩ gì về các biện pháp cần có để giảm thiểu tai nạn giao thông đặc biệt đối với học sinh?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

B3: Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

B4: Kết luận, nhận định

-Học sinh nhận xét câu trả lời.

- GV Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở, tuyên dương những nhóm, HS có ý thức học tập tốt.

4. HĐ 4: Vận dụng (10 phút)

a. Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học trong văn bản để giải quyết được bài tập thực hành.

b. Nội dung:

- Tạo lập văn bản thông tin về một vấn đề xã hội quan tâm bằng đồ họa thông tin

c. Sản phẩm:

- Văn bản thông tin thuật lại về một vấn đề xã hội quan tâm bằng đồ họa thông tin đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Giao nhiệm vụ cho HS lựa chọn một vấn đề xã hội quan tâm, trình bày sự vấn đề ấy theo đồ họa thông tin.

Chia lớp ra làm 3 nhóm lớn: yêu cầu cùng thảo luận và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Lựa chọn vấn đề xã hội phù hợp

- Xây dựng Sa pô, lựa chọn các sự việc liên quan đến vấn đề xã hội, sưu tầm hình ảnh, sắp xếp hình ảnh và số liệu chính xác, chỉ rõ thời gian, nguồn thông tin...

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày theo chỉ định của giáo viên.

B4: Kết luận, nhận định

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở, tuyên dương những nhóm, HS có ý thức học tập tốt.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ VÀ HỌC BÀI SAU: (3 phút)

- Bài cũ:

+ Nắm được các đơn vị kiến thức về lí thuyết, nội dung và nghệ thuật của văn bản

+ Hoàn thành các bài tập luyện tập và vận dụng

- Bài mới:

+ Soạn bài tiếp theo kế hoạch giáo dục và hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.

Ngày soạn: 14/06/2022

Ngày giảng: 7A

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Tiết:............

Thực hành Tiếng Việt

THUẬT NGỮ

(Thời gian thực hiện: 01 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

Học sinh biết được:

- Khái niệm của thuật ngữ.

- Những đặc điểm của thuật ngữ.

- Ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, tự học, hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

+ Giao tiếp: trình bày, trao đổi về đặc điểm, vai trò, cách sử dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản.

+ Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng thuật ngữ phù hợp với mục đích giao tiếp.

* Năng lực đặc thù

- Nhận biết được thuật ngữ trong văn bản.

- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình giao tiếp, tạo lập văn bản.

  1. Về phẩm chất:

- Chăm học, chăm làm: Có ý thức vận dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản để năng cao hiệu quả giao tiếp

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, bài báo cáo nhóm của HS....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: HS tham gia trò chơi Đối mặt nói ra những từ chuyên môn của một lĩnh vực nào đó tạo tâm thế làm quen với thuật ngữ (khoa học tự nhiên, lịch sử địa lí, ngữ văn)

b) Nội dung: HS tham gia trò chơi, lắng nghe, nhận xét.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV yêu cầu HS tham gia trò chơi đối mặt.

? Nêu những từ ngữ em thường thấy trong các bộ môn ở chương trình học lớp 6. (Mỗi cặp đối mặt nêu từ ngữ chuyên biệt thường thấy ở một môn học)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: Hướng dẫn HS tham gia trò chơi.

- Học sinh theo dõi, tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới ( 15’)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thuật ngữ

a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm thuật ngữ

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia lớp thành 8 nhóm (mỗi dãy bàn 2 nhóm)

- Yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài tập 1: Xếp các thuật ngữ ở cột A vào lĩnh vực khoa học phù hợp ở cột B.

? Dựa và đâu, em có thể nối được như vậy? (Dựa vào những kiến thức đã học về toán học, hóa học, sinh học, vật lí học,…

? Những từ ngữ này thường được dùng trong loại văn bản nào? (Văn bản khoa học, công nghệ)

? Qua bài tập vừa thực hiện, em hiểu thế nào là thuật ngữ? (Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1.

- Xếp thuật ngữ phù hợp với lĩnh vực khoa học.

- Phân tích ý nghĩa của nội dung thuật ngữ biểu thị để xác định khái niệm thuật ngữ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu

- HS đại diện nhóm lên ghi kết quả nối của bài tập 1.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình trình bày sản phẩm (chữa bài tập 1).

- Nhận xét và bổ sung cho bạn/cặp của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình.

- Chuyển dẫn sang Đặc điểm của thuật ngữ.

Bài tập 1

- HS xếp các thuật ngữ ở cột A vào lĩnh vực khoa học phù hợp ở cột B

- Kết quả nối: 1c, 2a, 3e,4b, 5d

- Rút ra:

=> Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.

Đặc điểm của thuật ngữ

a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được các đặc điểm của thuật ngữ

b) Nội dung:

- GV chia nhóm cặp đôi

- HS làm việc cá nhân 2’, thảo luận 3’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà học sinh hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập 2, 3

- Làm bài tập và rút ra nội dung cần ghi nhớ.

? Có thể có cách giải thích khác về nội dung của các thuật ngữ đã cho hay không? Có thể dùng cách hiểu của thuật ngữ này để biểu thị thuật ngữ khác không?

? Qua nghĩa của từng thuật ngữ, em có thấy yếu tố biểu cảm không?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân kết hợp thảo luận nhóm và viết ra giấy kết quả.

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

Bài 2:

  1. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Oxit gồm hai loại chính: oxit axit và oxit bazơ -> Hóa học
  2. Trùng roi là một cơ thể đơn bào có thể tự dưỡng như thực vật nhưng cũng có thể dị dữỡng như động vật. -> Sinh học
  3. Ta gọi tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn, tam giác có một góc tù là tam giác tù. -> Toán học
  4. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song? -> Vật lí học
  5. Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng. -> Ngôn ngữ học

Bài 3:

  1. Chỉ đặc điểm cấu tạo của sự vật: xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản.
  2. Chỉ cách vận hành của sự vật: xuồng độc mộc, xuồng chèo, xuồng máy.
  3. Chỉ công dụng của sự vật: ghe câu, ghe cào tôm.

Đặc điểm của thuật ngữ:

- Thuật ngữ hầu như chỉ có một nghĩa và không mang sắc thái biểu cảm, tức là không biểu thị thái độ, tình cảm của người sử dụng.

- Thuật ngữ cũng có những đặc điểm rất riêng của nó đó là không mang tính hình tượng mà nội dung biểu thị là đặc trưng giải thích của thuật ngữ đó.

3. HĐ 3: Luyện tập ( 15 phút)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập 4 SGK.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm và giao bài tập cho nhóm. (mỗi dãy bàn 2 nhóm)

Bài tập: Viết một đoạn văn (5-7 dòng) giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu em đã học.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hỗ trợ HS liệt kê các từ loại, thành phần câu đã học và viết đoạn văn.

HS: Liệt kê các từ loại, thành phần câu đã học và viết đoạn văn.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

4. HĐ 4: Vận dụng ( 8 phút)

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học liên hệ thuật ngữ ở các bộ môn học khác nhau.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Kết quả liên hệ của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Hãy liệt kê ở mỗi môn học 1 thuật ngữ và giải thích ý nghĩa của thuật ngữ đó.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu từ các bộ môn đã và đang học.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS trình bày kết quả liên hệ của mình.

* HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ VÀ CHUẨN BỊ BÀI SAU ( 2 phút)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Tiết:............

Thực hành đọc hiểu:

PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

VIỆT NAM NGÀY XƯA

(Thời gian thực hiện: …. tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Học sinh biết được các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa. Khám phá thêm các phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số Việt Nam sử dụng trong cuộc sống ngày nay.

- Biết được các dân tộc thiểu số trên đất nước ta.

- Biết cách thể hiện văn bản thông tin dưới dạng một sơ đồ tư duy.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, tự học, hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

* Năng lực đặc thù

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (từ ngữ, bố cục, hình ảnh, cách triển khai,..), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ, tình cảm người viết,...) thể hiện qua văn bản

- Phân tích được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản

  1. Về phẩm chất:

- Nhân ái: biết đề cao, trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc; biết ơn, trân quý những người có công với đất nước, dân tộc.

- Chăm học, chăm làm: có ý thức vận dụng bài học rút ra từ văn bản vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước khi hiểu được giá trị văn hóa được gợi lên từ văn bản, bài hát.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, bài báo cáo nhóm của HS....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: HS kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta kết hợp xem video, từ đó có tâm thế hào hứng và nhu cầu tìm hiểu văn bản.

b) Nội dung: HS lắng nghe, quan sát và trả lời câu hỏi gợi dẫn định hướng nội dung bài học.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem 1 đoạn video: https://youtu.be/J2KqTWzld7g và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Tập trung xem video và cho cô biết suy nghĩ của em lúc này?

? Qua quan sát, em hiểu thêm được gì về các dân tộc thiểu số ở nước ta.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (…’)

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Mục tiêu: Giúp HS nắm được những thông tin chính về văn bản: thể loại, bố cục, các phương tiện vận chuyển của một vài dân tộc thiểu số mà em biết.
Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát SGK và tìm thông tin.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu ở phiếu học tập số 1

Trên lớp: GV cho HS trao đổi kết quả chuẩn bị ở nhà với bạn cùng bàn.

1. Nêu những hiểu biết của em về văn bản?

(thể loại, bố cục)

2. Văn bản triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- H: chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu câu hỏi trong phiếu học tập.

- HS trao đổi với các bạn trong nhóm bàn thống nhất ý kiến.

- Trả lời câu hỏi của GV

GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

Hướng theo dõi, quan sát, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

- Học sinh trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

B4: Kết luận, nhận định

1. Thể loại: văn bản thông tin

2. Bố cục: 2 phần

Phần 1: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc.

Phần 2: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Trình bày các phương tiện vận chuyển của một vài dân tộc thiểu số mà em biết.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ:

2 phút hoạt động cặp đôi chia sẻ

GV:

- Theo dõi, quan sát HS hoạt động của HS

- Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho HS nếu cần

B3: Báo cáo, thảo luận

- Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm của nhóm cặp đôi

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá cặp đôi bạn

B4: Kết luận, nhận định

Báo cáo sản phẩm nhóm.

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
1. Thể loại: văn bản thông tin

2. Bố cục: 2 phần

Phần 1: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc.

Phần 2: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên.

II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN (…’)

1. ND 1: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc.

Mục tiêu: Giúp HS nắm được những thông tin chính thể hiện trong phần 1 của văn bản

Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ văn bản và nắm được các phương tiện vận chuyển, sự phù hợp của các phương tiện vận chuyển gắn với mỗi dân tộc.

Người Sán Dìu Xe quệt trâu Ngựa thồ hàng - Mông

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Phần (1) nhắc đến các phương tiện vận chuyển nào? Mỗi phương tiện gắn với những dân tộc nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

B3: Báo cáo, thảo luận

- Học sinh trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

B4: Kết luận, nhận định

Câu trả lời của học sinh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi:

?Chỉ ra sự phù hợp của các phương tiện vận chuyển đối với đặc điểm của những dân tộc được nhắc đến trong văn bản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Người Mông (H'mông), Hà Nhi, Dao thường cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Do địa hình vùng núi hiểm trở nên đây là cách di chuyển tốt hơn so với những cách khác.

- Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã, hay sông Lam... (người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống...) đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền vận chuyển, lưu thông bằng thuyền trên sông suối lớn. Lí do là bởi ở đây sông, suối là con đường lưu thông chủ yếu.

B4: Kết luận, nhận định

Báo cáo sản phẩm nhóm.

II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc.

- Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã, hay sông Lam... (người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống...): đóng thuyền và sử dụng thuyền vận chuyển, lưu thông bằng thuyền trên sông suối lớn; sử dụng bè, mảng tương đối phổ biến.

- Người Kháng: thuyền độc mộc đuôi én.

- Người Sán Dìu: dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển phân bón ra ruộng nương chở lúa hoa màu, củi về nhà.

- Người Mông (H'mông), Hà Nhi, Dao: cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa.

2. ND 2: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên.

Mục tiêu: Học sinh nắm được cách khai thác thông tin trong văn bản ở phần 2

Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên.

Thuyền độc mộc Tây Nguyên

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Hs đọc thầm nội dung mục 2 trong văn bản và thực hiện yêu cầu.

Người Tây Nguyên sử dụng những phương tiện vận chuyển nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

B3: Báo cáo, thảo luận

Những phương tiện vận chuyển mà người Tây Nguyên sử dụng:

- Dùng sức voi, sức ngựa,…để vận chuyển trên cạn.

- Để lưu thông trên sông, dùng thuyền độc mộc.

B4: Kết luận, nhận định

Câu trả lời của học sinh

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Việc đưa tên các tài liệu tham khảo vào cuối bài viết nhằm mục đích gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

B3: Báo cáo, thảo luận

- Việc đưa tên các tài liệu tham khảo vào cuối bài viết nhằm giúp người đọc có thể tìm đọc thêm các tác phẩm có liên quan.

- Ngoài ra, nó còn góp phần khẳng định tính minh bạch, rõ ràng của một tác phẩm văn học.

B4: Kết luận, nhận định

Báo cáo sản phẩm nhóm

2. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên.

- Dùng sức voi, sức ngựa,…để vận chuyển trên cạn.

- Để lưu thông trên sông, dùng thuyền độc mộc.

III. TỔNG KẾT (…’)

Mục tiêu: Học sinh nắm được cách khai thác các nội dung trong văn bản thông tin

Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa  bằng một sơ đồ tư duy.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho Hs thảo luận nhóm 5 phút, trả lời câu hỏi:

Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa cung cấp những thông tin chính nào? Tóm tắt các thông tin đó bằng một sơ đồ tư duy.
B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

B3: Báo cáo, thảo luận

-HS: các nhóm trình bày sơ đồ

-Nhận xét, bổ sung

B4: Kết luận, nhận định

- GV quan sát phần trình bày sơ đồ của các nhóm HS; nhận xét và đánh giá, tuyên dương

- Chọn sơ đồ đúng, đẹp để chốt nội dung bài (nếu có).

III. TỔNG KẾT

(Sơ đồ tư duy)

3. HĐ 3: Luyện tập (16’)

a. Mục tiêu:

Củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức được tìm hiểu để giải quyết các câu hỏi thực hành.

b. Nội dung:

HS trả lời các câu hỏi tự luận liên quan đến nội dung bài học.

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Việc bài viết Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa sử dụng cước chú và đưa tên các tài liệu tham khảo vào văn bản, trích dẫn các tài liệu đó có tác dụng gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

B3: Báo cáo, thảo luận

Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

B4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét câu trả lời.

- GV Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở, tuyên dương những nhóm, HS có ý thức học tập tốt.

4. HĐ 4: Vận dụng (8 phút )

a. Mục tiêu:

Học sinh vận dụng kiến thức đã học trong văn bản để giải quyết được bài tập thực hành.

b. Nội dung:

HS trả lời các câu hỏi tự luận liên quan đến nội dung bài học.

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Tìm hiểu thêm về các phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sử dụng trong cuộc sống hiện nay. Chỉ ra những sự thay đổi về việc sử dụng các phương tiện vận chuyển ở những dân tộc thiểu số này (nếu có) và lí giải nguyên nhân của sự thay đổi đó.
B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hiện nay, các dân tộc thiểu số đã bắt đầu sử dụng các phương tiện có gắn động cơ như xe máy tự chế, xe thồ, xe kéo hoặc xuồng máy. Những phương tiện này giúp việc vận chuyển diễn ra nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn, góp phần nâng cao hiệu suất lao động.

- Nguyên nhân của việc thay đổi này là do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhân dân ở các vùng sâu vùng xa cũng được hỗ trợ và cập nhật về máy móc kỹ thuật để cải thiện đời sống vật chất, nâng cao cơ sở hạ tầng, dần dần chuyển đổi từ phương tiện vận chuyển thô sơ sang phương tiện gắn máy tiện dụng, nâng cao hiệu suất.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS trình bày theo chỉ định của giáo viên.

B4: Kết luận, nhận định

Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở, tuyên dương những nhóm, HS có ý thức học tập tốt.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ VÀ HỌC BÀI SAU: ( 2 PHÚT)

Ngày soạn: 06/03/2022

Lớp

7A1

7A2

Ngày giảng

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

VIẾT: TÓM TẮT VĂN BẢN THEO YÊU CẦU KHÁC NHAU VỀ ĐỘ DÀI

Thời gian thực hiện: 01 tiết

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

- Nắm được mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài.

  1. Về kĩ năng

*Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

*Năng đặc thù:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

- Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

-Tóm tắt được những văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

- Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Hiểu và tự hào về sự phong phú của tiếng Việt, bồi dưỡng tình yêu với tiếng Việt – ngôn ngữ của dân tộc chúng ta.

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm,...

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

Phiếu học tập số 1

PHIẾU TÌM Ý

- Bố cục của đoạn văn có mấy phần

- Mỗi phần của đoạn văn nêu những nội dung gì?

- Chọn nội dung gì để phù hợp với độ dài của đoạn văn

Phiếu học tập số 2:

PHIẾU LÂP DÀN Ý

Mở đoạn

Nêu nội dung chính của văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa”?

Thân đoạn

Nêu phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở các vùng miền:

+ Miền núi phía Bắc

+ Tây Nguyên

Kết đoạn

Tên tài liệu tham khảo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề ( 4 phút)

a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-GV chiếu hình ảnh của 4 bức tranh sau:

Yêu cầu: ? Em hãy chỉ ra 4 sự việc chính tương ứng với 4 bức tranh và tóm tắt ngắn gọn văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Sản phẩm dự kiến:

*Những sự việc chính:

1. Vợ chồng ông lão đánh cá với cuộc sống nghèo khổ.

2. Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng rồi thả nó về biển, cá vàng hứa sẽ đền ơn ông.

3. Sau khi nghe chuyện, mụ vợ mắng ông lão và đòi cá vàng trả ơn

4. Hai vợ chồng trở lại cuộc sống nghèo khổ với túp lều nát và cái máng lợn sứt mẻ…

* Học sinh tóm tắt ngắn văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng bằng lời văn của mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức, cho điểm học sinh.

Giáo viên giới thiệu dẫn dắt vào bài:

Trong cuôc sống hàng ngày, khi xem một cuốn phim hay, đọc một câu chuyện hấp dẫn mà ta muốn kể lại cho một người khác biết thì ta phải tóm tắt văn bản. Vậy tóm tắt văn bản là gì? Cách tóm tắt như thế nào? Cô và các em cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay.

2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: (24 phút)

a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu kiến thức bài học về tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS

Nội dung cần đạt

Nhiệm vụ 1: Định hướng

a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm, mục đích, các yêu cầu, các thao tác thực hiện của việc tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

b) Nội dung:

- GV hỏi, HS về xác định yêu cầu, nội dung.

- HS trả lời

c) Sản phẩm:Các câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hoạt động chia sẻ

?Dựa vào phần soạn bài và phần tìm hiểu kiến thức ngữ văn trong sgk, em hãy cho biết thế nào là tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài?

? Theo em mục đích của việc tóm tắt văn bản theo yêu cầu về độ dài là gì?

? Khi tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài cần đảm bảo những gì?

? Các thao tác cần để thực hiện tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: chia sẻ theo hiểu biết của bản thân.

GV:

- Dự kiến khó khăn HS gặp: lúng túng khi lí giải, dùng từ diễn đạt chưa thoát ý...

- Giúp đỡ học sinh bằng cách đặt thêm một số câu hỏi phụ gợi ý hoặc khích lệ HS mạnh dạn chia sẻ cảm xúc

Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận

- GV chỉ định 3 - 5 học sinh chia sẻ

- HS trình bày.

- HS bày tỏ suy nghĩ về phần chia sẻ của các bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét phần chia sẻ của HS.

  1. ĐỊNH HƯỚNG
  2. Khái niệm:

-Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài là chuyển nội dung văn bản gốc thành các văn bản tóm tắt có độ dài khác nhau.

2. Mục đích

- Ghi chép làm tài liệu, dẫn chứng, kể người khác nghe.

- Để dễ nhớ, để hiểu, đánh giá nội dung văn bản.

- Bồi dưỡng kĩ năng tìm ý, lập dàn ý của bài thực hành viết văn

3. Yêu cầu

+ Nội dung: Trung thành với văn bản gốc.

+ Hình thức: Đảm bảo về độ dài theo yêu cầu; văn bản/đoạn văn.

4.Các thao tác chính:

- Đọc kĩ văn bản

- Ghi lại các ý chính theo hệ thống ý lớn, ý nhỏ, các bằng chứng, ví dụ minh họa...

- Sắp xếp các ý và lời văn của văn bản tóm tắt

Nhiệm vụ 2:Thực hành

  1. Mục tiêu:

HS Thực hành tóm tắt văn bản theo yêu cầu về độ dài

b) Nội dung:

- HS thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của

giáo viên

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? GV yêu cầu học sinh đọc phần cần chuẩn bị?

? Học sinh thực hiện yêu cầu trong PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: tìm ý

? Hoàn thiện các yêu cầu trong phiếu PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: lập dàn ý

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV:

- Phát phiếu học tập số 1, 2

- Cử 1 học sinh chỉ huy điều khiển hoạt động nhóm

- Phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS.

Học sinh:

- Tìm ý và lập dàn ý theo hệ thống câu hỏi phiếu (Hoàn thiện phiếu học tập số 1,2– làm việc cá nhân)

- Trao đổi bài theo cặp kiểm tra và sửa chữa (làm việc theo cặp).

- Hoạt động viết GV Chia lớp thành 2 nhóm:

NHÓM 1: Thực hiện tạo lập đoạn văn theo dàn ý đã lập chú ý về dung lượng: 5 - 6 dòng

NHÓM 2: Thực hiện tạo lập đoạn văn theo dàn ý đã lập chú ý về dung lượng: 10 - 12 dòng.

Có thể cho 2 học sinh thực hiện ở trên bảng.

Bước 3:Báo cáo kết quả, thảo luận:

- GV:Yêu cầu 3 HS đại diện báo cáo sản phẩm.

- HS: Trình bày sản phẩm của mình.

+ Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bài của bạn và chữa bài cảu mình (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định

-GV chiếu kết quả của phiếu tìm ý, lập dàn ý để học sinh đối chiếu hoàn thiện bài.

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.

  1. Thực hành

Đề bài: Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” theo hai yêu cầu: 5 - 7 dòng và 10 - 12 dòng.

  1. Chuẩn bị

- Đọc lại văn bản

- Xem lại các yêu cầu và thao tác tóm tắt đã được hướng dẫn.

- Dự kiến trình bày văn bản: Đoạn văn/ gạch đầu dòng

  1. Tìm ý và lập dàn ý

*Tìm ý: (trả lời các câu hỏi)

- Bố cục của đoạn văn có mấy phần?

- Mỗi phần của đoạn văn nêu những nội dung gì?

- Cần chọn nội dung gì để phù hợp với độ dài của đoạn văn?

*Lập dàn ý:

- Mở đoạn: Nêu nội dung chính của văn bản

- Thân đoạn: Nêu phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở các vùng miền:

+ Miền núi phía Bắc

+ Tây Nguyên

- Kết đoạn: Tên tài liệu tham khảo.

  1. Viết

- Tạo lập đoạn văn theo dàn ý đã lập chú ý về dung lượng: 5 - 6 dòng hay 10 - 12 dòng.

* Lưu ý:

- Nội dung phải bám sát với nguyên bản

- Hình thức đảm bảo yêu cầu về độ dài.

  1. Kiểm tra và sửa chữa

- Đọc lại

- Đối chiếu các yêu cầu

- Chữa lỗi vê ngữ pháp, diễn đạt, trình bày.

Phiếu học tập số 1

PHIẾU TÌM Ý

?Bố cục của đoạn văn có mấy phần?

-Chia thành 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

?Mỗi phần của đoạn văn nêu những nội dung gì?

- Nội dung của

+ Mở đoạn: khái quát nội dung của văn bản

+ Thân đoạn: Tóm tắt các phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

+ Kết đoạn: Giới thiệu các tài liệu tham khảo.

? Chọn nội dung gì để phù hợp với độ dài của đoạn văn ?

- Tóm tắt nội dung đảm bảo đầy đủ các dân tộc ở mỗi miền và phương tiện di chuyển của họ chú ý về dung lượng đề bài yêu cầu.

Phiếu học tập số 2:

PHIẾU LÂP DÀN Ý

Mở đoạn

Nêu nội dung chính của văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa”?

Văn bản đã cung cấp các thông tin về phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.

Thân đoạn

Nêu phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở các vùng miền:

+ Miền núi phía Bắc

+ Tây Nguyên

-Phương tiện vận chuyển của các các dân tộc miền núi phía Bắc:

+Ban đầu: đi bộ là chính

+ Dân tộc Khang, La Ha, Mảng sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã, sông Lam...di chuyển bằng thuyền.

+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu

+Người Mông, Hà Nhi, Dao cưỡi ngựa

-Phương tiện vận chuyển của các các dân tộc ở Tây Nguyên:

+ Dùng thuyền độc mộc, mảng, bè

+ Người Gia - rai, Ê - đê, Mnông dùng ngựa, voi,...

Kết đoạn

Tên tài liệu tham khảo

Một số tài liệu tham khảo: Tang thương ngẫu lục, Phạm Thận Duật, Văn đài ngoại ngữ, Dư địa chí...

Nhiệm vụ 3:Trả bài

a) Mục tiêu:

- Thấy được ưu điểm và nhược điểm của bài viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu về độ dài

- Chỉnh sửa hoàn thiện bài tóm tắt cho học sinh

b) Nội dung:

- HS thảo luận theo cặp nhận xét bài của mình và bài của bạn.

- HS đọc bài viết, làm việc theo cặp.

c) Sản phẩm: Bài đã sửa của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV- HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :

- yêu cầu HS đọc, nhận xét chữa bài theo cặp

- HS chữa lại bài sau khi đã đọc lại và nhận phiếu góp ý từ bạn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ

- HS làm việc theo cặp và làm việc cá nhân

- Gv thu một vài cặp ngẫu nhiên và chữa

Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận

- GV yêu cầu 3 -5 nhóm báo cáo kết quả thảo luận rút kinh nghiệm của cặp mình với bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

Chiếu một số bài làm tốt của hs để hs trong lớp tham khảo.

- Đoạn văn tóm tắt đã chỉnh sửa của HS đảm bảo yêu cầu của đề bài.

  1. Hoạt động 3 : Luyện tập: ( 10 phút)

a. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể.

b. Nội dung: GV đưa thêm các bài tập để củng cố, khắc sâu thêm kiến thức bài học và hướng dẫn cho HS làm

c. Sản phẩm: Câu trả lời học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :

GV chiếu máy các dạng bài tập

Bài 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành khái niệm sau:

Tóm tắt văn bản theo .........(1) khác nhau về độ dài là .........(1)....... nội dung ..............(2).......... thành các văn bản tóm tắt có ...........(3)......... khác nhau.

Bài 2: Các bước để tóm tắt văn bản theo yêu cầu về độ dài là gì?

  1. Lập dàn ý; tìm ý, chuẩn bị; viết bài; kiểm tra và sửa chữa
  2. Chuẩn bị; lập dàn ý, tìm ý; viết bài; kiểm tra và sửa chữa
  3. Chuẩn bị; tìm ý, lập dàn ý; viết bài; kiểm tra và sửa chữa
  4. Chuẩn bị; tìm ý, lập dàn ý; kiểm tra và sửa chữa và viết bài

Bài 3: Nội dung của văn bản tóm tắt cần phải bám sát với nguyên bản đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Bài 4: Trong các thao tác để thực hiện tóm tắt văn bản theo yêu cầu về độ dài theo em thao tác nào là quan trọng nhất, vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs làm bài cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận

- GV gọi học sinh trả lời các câu hỏi trong bài tập

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

Bài 1: Trả lời

  1. yêu cầu
  2. chuyển
  3. văn bản gốc
  4. độ dài

Bài 2: Trả lời: đáp án C

Bài 3: Trả lời: đáp án A

Bài 4: Học sinh có thể lựa chọn thao tác mà học sinh nhận thấy là quan trọng nhất, chỉ cần đưa ra kiến giải hợp lí và thuyết phục.

Chiếu một số bài làm tốt của hs để hs trong lớp tham khảo.

3. Hoạt động 3 : Vận dụng (5 phút)

a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức được học về tóm tắt văn bản theo yêu cầu về độ dài để tóm tắt các văn bản khác đảm bảo các yêu cầu về hình thức, nội dung

b) Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ (ở nhà)

c) Sản phẩm:Sản phẩm của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Tóm tắt văn bản Ghe xuồng Nam Bộ bằng một đoạn văn từ 8- 10 dòng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV:Hướng dẫn HS xác nhiệm vụ.

HS:Đọc, xác định yêu cầu của bài tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Nộp sản phẩm về GV sau 1 tuần

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Bài làm của HS

*Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau: ( 2 phút)

-Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: tiếp tục hoàn thiện bài tập trong tiết học

-Chuẩn bị bài sau: Soạn bài Viết tường trình theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và phần kiến thức ngữ văn GSK- Trang 76

Ngày soạn: 8/06/2022

Ngày giảng:7A

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Tiết:............

Viết

VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Học sinh nhận biết về đặc điểm, cách làm văn bản tường trình.

- Hệ thống kiến thức về văn bản tường trình

- Mục đích và quy cách làm một văn bản tường trình

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, tự học, hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

* Năng lực đặc thù

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt, năng lực tạo lập văn bản,...

  1. Về phẩm chất:

- HS có ý thức trau dồi kiến thức về tập làm văn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, bài báo cáo nhóm của HS...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi, tạo tình huống có vấn để giúp học sinh  hứng thú với bài học

Nội dung: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, tự kiểm tra, đánh giá.

Sản phẩm:

Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

? Em hãy kể tên các phương thức biểu đạt cũng chính là các kiểu văn bản con đã được học ở trong các lớp học trước?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy nghĩ và phát biểu ý kiến

B3: Báo cáo, thảo luận

- Tự sự

- Miêu tả

- Nghị luận

- Thuyết minh (văn bản thông tin)

B4: Kết luận, nhận định (GV):

-> Giới thiệu bài mới: Ngày hôm nay, cô giới thiệu với các em một kiểu văn bản, hay cũng chính là phương thức biểu đạt mới đó chính là (văn bản) hành chính công vụ. Vậy nó có gì khác với các kiểu văn bản trước chúng ta đã nghiên cứu, thì cô và các em sẽ cùng tìm hiểu thông qua văn bản tường trình chính là 1 loại văn bản nằm trong kiểu văn bản hành chính công vụ.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 ’)

GIỚI THIỆU KIỂU BÀI (15 phút)

Mục tiêu: Tìm hiểu về văn bản tường trình

Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Giáo viên chiếu máy 1 văn bản tường trình và hoàn thành thông tin trong phiếu học tập số 1

=> Hai văn bản trên là hai văn bản tường trình, vậy em rút ra đặc điểm của văn bản tường trình như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, làm việc trong 05 phút

B3: Báo cáo, thảo luận

*Dự kiến sản phẩm:

B4: Kết luận, nhận định

- Khái niệmB4: Kết luận, nhận định

của văn bản tường trình, đặc điểm của kiểu văn bản này.

- Cách viết và quy trình viết bản tường trình.

  1. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản tường trình

1. Khái niệm: Tường trình là loại văn bản trình bày, báo cáo lại đầy đủ, rõ ràng về một vấn đề hoặc sự việc nào đó. Người viết tường là người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

2. Đặc điểm:

THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC (20’)

Mục tiêu: Thực hành tạo lập văn bản tường trình theo định hướng các bước

Nội dung: Học sinh tìm hiểu các bước, nắm được quy trình tạo lập văn bản tường trình.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa em hãy cho biết cách viết văn bản tường trình?

? Để tạo lập được văn bản này ta cần thực hiện quy trình nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh theo dõi thông tin trong sách giáo khoa, khai thác thông tin, phát biểu ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

* Sản phẩm dự kiến:

B4: Kết luận, nhận định

*GV lưu ý hướng dẫn học sinh

3.Cách viết bản tường trình:

4. Quy trình thực hiện:

(Tham khảo hình thức trình bày mẫu trong SGK)

3. HĐ 3: Luyện tập (30 ’)

a. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức được tìm hiểu để giải quyết các câu hỏi thực hành.

b. Nội dung:

- HS trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

BÀI 1:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Bài 1: Lựa chọn loại văn bản hành chính phù hợp với các tình huống sau và giải thích lí do?

a.Lớp em xin phép nhà trường cho xây dựng tủ sách dùng chung.

b.Em mong muốn tham gia CLB Tin học của nhà trường.

c.Lớp em cần trình bày với cô Tổng phụ trách về kết quả hưởng ứng phòng, chống dịch Covid: làm mũ chống giọt bắn, vẽ tranh, phóng sự tuyên truyền,...

d.Cô giáo chủ nhiệm phát hiện em nghịch ngợm làm hỏng nhiệt kế điện tử của lớp, yêu cầu trình bày rõ sự việc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

Gv làm mẫu phần a và chia mỗi tổ làm 1 phần còn lại của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

B4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét bài làm của học sinh, đánh giá, cho điểm.

BÀI 2:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Bài 2: Chỉ ra lỗi sai trong văn bản tường trình dưới đây? Hãy sửa lại?

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Nam, ngày 13 tháng 4 năm 2012

Kính gửi: cô Nguyễn Thị Ngọc, giáo viên dạy môn Hoá lớp 8A, trường THCS Vĩnh Nam.

Thay mặt nhóm thí nghiệm số 4, lớp 8A, trường THCS Vĩnh Nam, em xin trình bày với cô một việc như sau:

Sáng nay, ngày 13 tháng 4 năm 2012, trong khi đang làm thí nghiệm thực hành môn Hoá học, do sơ ý, nhóm em làm đổ một giá đựng dụng cụ thí nghiệm nên đã làm vỡ hai bình tam giác, 3 ống nghiệm. Chúng em đã thu dọn mảnh vỡ và làm sạch những chỗ bẩn. Vậy em viết bản tường trình này để cho cô được biết và bổ sung thêm những dụng cụ đã bị hỏng. Về phần mình, em xin nhận lỗi và bồi thường thiệt hại do em gây ra.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ thực hiện yêu cầu của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

=> Lỗi sai: Thiếu tên văn bản, tên người viết tường trình, kí và họ tên

=> Sửa lỗi sai: Bổ sung những mục còn thiếu

B4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét bài làm của học sinh, đánh giá, cho điểm.

4. HĐ 4: Vận dụng ( 18 phút)

a. Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học trong văn bản để giải quyết được bài tập thực hành.

b. Nội dung:

- Tạo lập văn bản tường trình đảm bảo đúng yêu cầu về thể thức và mục đích phù hợp.

c. Sản phẩm:

- Văn bản tường trình yêu cầu về thể thức và nội dung.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Tạo lập một văn bản tường trình theo đúng thể thức (nộp qua đường link padlet)

- Sưu tầm một số văn bản tường trình

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả học tập.

B4: Kết luận, nhận định

- GV gọi học sinh trong lớp nhận xét bài, GV đánh giá, cho điểm.

* Hướng dẫn tự học ở nhà và chuẩn bị bài sau: ( 2 phút)

1.Bài cũ:

- Học thuộc phần lí thuyết về văn bản tường trình

- Biết cách làm một văn bản tường trình theo đúng thể thức

- Sưu tầm một số văn bản tường trình

2. Bài mới:

- Soạn bài tiếp theo Kế hoạch giáo dục

Ngày soạn:

Ngày giảng:

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Tiết:................

Nói và nghe:

NGHE VÀ TÓM TẮT Ý CHÍNH CỦA BÀI NÓI

(Thời gian thực hiện: 01 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Học sinh biết được tình hình giao thông và các vi phạm của người tham gia giao thông ở nước ta trong thời gian gần đây.

- Hiểu nguyên nhân của các vi phạm và bài học rút ra khi tham gia giao thông.

- Biết được cách thể hiện văn bản thông tin dưới dạng đồ họa thông tin: cách trình bày, lựa chọn hình ảnh, sa pô; cách đọc một đồ họa thông tin.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, tự học, hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

* Năng lực đặc thù

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (từ ngữ, nhan đề, bố cục, , hình ảnh, cách triển khai,..), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ, tình cảm người viết,...) thể hiện qua văn bản

- Phân tích được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản

  1. Về phẩm chất:

- Nhân ái: biết đề cao, trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc

- Chăm học, chăm làm: có ý thức vận dụng bài học rút ra từ văn bản vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước khi hiểu được giá trị văn hóa được gợi lên từ bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói.

PHIẾU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm:…..

Mức độ

Tiêu chí

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1. Nội dung tóm tắt căn cứ vào ý kiến người phát biểu.

Nội dung rời rạc, không đúng với ý kiến người nói.

Nội dung tương đối phù hợp với ý kiến người nói.

Nội dung phù hợp với ý kiến người nói, bám sát sự trình bình của người nói.

2. Tóm lược được các ý chính.

Không tóm lược được ý chính

Có vài ý chính, không lan man.

Đầy đủ ý chính.

3. Trình bày rõ ràng, sạch , đẹp.

Cẩu thả trong trình bày.

Tương đối cẩn thận với việc trình bày.

Trình bày sạch đẹp.

4. Có sự quan sát người trình bày.

Không chú ý.

Về cơ bản có sự quan sát.

Quan sát tốt người trình bày.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động : Xác định vấn đề ( 3 phút)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em đã từng thuyết minh lại nội dung một bài văn hay chưa?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành nói và nghe về chủ đề thuyết trình về nội dung văn bản "Ghe xuồng Nam Bộ"

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới ( 18 phút)

Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe;

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói;

- GV hướng dẫn HS luyện nói (luyện tóm tắt) theo cặp, nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả hoạt động;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- Ghi lên bảng.

1. Chuẩn bị bài nói và các bước tiến hành:

Tình huống: Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản "Ghe xuồng Nam Bộ" đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó.

*Trong vai trò người nói:

+ Thuyết trình về "Ghe xuồng Nam Bộ"

+ Miêu tả về các phương tiện giao thông chủ yếu của người Nam Bộ

+ Nêu lên các chủng loại và kích thước ghe xuồng của người Nam Bộ hiện có

+ Nêu lên công dụng và đặc tính của từng loại ghe xuồng ở Nam Bộ

*Trong vai trò người nghe:

Bước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt.

- Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.

- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày:

+ Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu để ghi tóm tắt.

+ Tóm lược các ý chính dưới dạng từ, cụm từ.

- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa.

- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

Hoạt động 2: Thực hành

a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói, tóm tắt.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp, các HS còn lại thực hiện việc ghi chép: theo dõi, nhận xét, đánh giá điền vào phiếu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

+ Mở đầu. người nói nêu ý gì?

+ Nội dung chính mà người nói nêu lên về ghe xuồng Nam Bộ là gì?

+ Kết thúc, người nói nêu nội dung gì?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

2. Thực hành:

Thuyết trình về nội dung văn bản "Ghe xuồng Nam Bộ"

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm

a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày, phần tóm tắt.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày và phần tóm tắt của bạn theo phiếu đánh giá.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện đánh giá theo phiếu.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV điều phối:

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận;

+ HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

  • Nội dung đạt được:

HS hiểu được bài.

Nhiều em thuyết minh tốt

  • Nội dung còn hạn chế:

Vài bạn còn hiểu mơ hồ

Chưa tập trung vào trọng tâm của bài

3. Hoạt động: LUYỆN TẬP ( 15 phút)

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để luyện nói, luyện tóm tắt nội dung.

b. Nội dung: HS dựa vào góp ý của các bạn và GV, thực hành nói và nghe lại.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu : Chiếu phóng sự ngắn về "Ghe xuồng Nam Bộ" và cho học sinh tóm tắt nội dung bằng sơ đồ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, viết

- Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Hs báo báo kết quả

- Hs khác lắng nghe, bổ sung, phản biện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

4. Hoạt động: VẬN DỤNG ( 8 phút)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu : HS về nhà thuyết minh tiếp về phương tiện giao thông trên bộ trong tương lai”

Làm bài tập trắc nghiệm:

Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8):

Câu 1 . Nội dung chính của văn bản trên là gì?

  1. Giới thiệu một số phương tiện giao thông trong tương lai
  2. Giới thiệu một số phương tiện giao thông tự lài trong tương lai
  3. Giới thiệu một số phương tiện giao thông tự bay trong tương lai
  4. Giới thiệu một số phương tiện giao thông chạy bằng điện trong tương lai

Câu 2. Văn bản sắp xếp thông tin theo trật tự nào?

A. Trật tự thời gian B. Quan hệ nguyên nhân - kết quả

C. Mức độ quan trọng D. Phân loại đối tượng

Câu 3. Các thông tin chính trong văn bản được làm nổi bật bằng cách nào?

A. In đậm B. Phóng to

C. In hoa D. Tô màu

Câu 4. Điểm giống nhau giữa các phương tiện được nói đến trong vãn bân là gì?

A. Đều giúp con người có thể rút ngắn thời gian đi lại một cách tối đa

B. Đều giúp con người tiết kiệm được một khối lượng nhiên liệu lớn

C. Đều giúp con người tránh được các tai nạn giao thông một cách tuyệt đối

D. Đều khắc phục được những hạn chế của những phương tiện ra đời trước đó

Câu 5: Ý tưởng sáng chế các phương tiện nêu trong vãn bân cho thấy điều gì ở con người?

A. Sự chăm chỉ, cân cù B. Sự thông minh, sáng tạo

C. Sự năng động, dũng cảm D. Sự khéo léo, tinh tế

Câu 6. Tác dụng chính của các hình ảnh được đưa vào văn bản là gì?

A. Để trang trí, làm cho hình thức của văn bản đẹp hơn

B. Định hướng cách đọc văn bản cho người đọc

C. Giúp người đọc dễ hình dung ra loại phương tiện đang được giới thiệu

D. Giúp người đọc hình dung ra cách triển khai thông tin của văn bản

Câu 7.Từ nào không được coi là thuật ngữ trong lĩnh vực mà văn bản đề cập đến?

A. Tóc độ B. Thuật toán

C. Siêu tốc D. Phương tiện

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng về ngôn ngữ của văn bản?

A. Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

B. Dùng nhiều biện pháp tu từ

C. Sử dụng thuật ngữ thuộc lĩnh vực mà văn bản đề cập

D. Chủ yếu sử dụng dạng câu trần thuật

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, viết và làm bài tập

- Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Hs báo báo kết quả

- Hs khác lắng nghe, bổ sung, phản biện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

- Gv nhận xét, bổ sung,