Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 3: vẻ đẹp quê hương

Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 3: vẻ đẹp quê hương

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 3: vẻ đẹp quê hương

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI 3

VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

(16 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Tri thức ngữ văn (thơ lục bát, cách viết thơ lục bát, đề tài và cảm xúc về thơ lục bát).

- Vẻ đẹp quê hương qua thơ lục bát.

2. Năng lực:

- Nhận biết được các đặc điểm của thơ lục bát; tình cảm, cảm xúc của người viết hiện qua ngôn ngữ VB; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ.

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra

- Lựa chọn được từ ngữ phù hợp với việc thể hiện ý nghĩa của văn bản.

- Bước đầu biết làm bài thơ lục bát; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát; trình bày được cảm xúc về một bài thơ lục bát.

-Yêu vẻ đẹp quê hương.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái, tự hào, trân quý những hình ảnh, truyền thống tốt đẹp của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số tranh ảnh liên quan đến bài học.

- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu VB đọc hoặc VB mẫu khi dạy viết.

- Giấy A1 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.

- Phiếu học tập: GV có thể chuyển một số câu hỏi sau khi đọc trong SHS thành phiếu

học tập.

- Mô hình thể thơ lục bát.

- Bảng điểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề .

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khám phá tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

GV yêu cầu HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi của GV.

HS quan sát, suy nghĩ cá nhân và trả lời.

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

- Nội dung của bài : Đặc điểm của thơ lục bát .

- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).

- Tri thức ngữ văn (truyện và truyện đồng thoại; cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện; lời người kể chuyện và lời nhân vật; từ đơn và từ phức).

- Tri thức ngữ văn (thơ lục bát, cách viết thơ lục bát, đề tài và cảm xúc về thơ lục bát) .

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chiếu câu hỏi, yêu cầu HS quan sát, & trả lời câu hỏi:

1) Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng?

a.1 dòng 6 tiếng , 1 dòng 8 tiếng luân phiên.

b.1 dòng 5 tiếng , 1 dòng 7 tiếng luân phiên.

c.1 dòng 4 tiếng , 1 dòng 6 tiếng luân phiên.

d.1 dòng 6 tiếng , 1 dòng 7 tiếng luân phiên.

2) Tiếng bằng là tiếng :

a. Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu là B.

b. Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu là T.

c. Có thanh huyền và thanh ngang( không dấu ), kí hiệu B.

d. Có thanh huyền và thanh ngang( không dấu ), kí hiệu T.

3) Tiếng trắc là tiếng :

a. Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu là B.

b.Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu là T.

c. Có thanh huyền và thanh ngang( không dấu ), kí hiệu B.

d. Có thanh huyền và thanh ngang( không dấu ), kí hiệu T.

4) Ý kiến nào sau đây đúng với thể thơ lục bát :

a.Tiếng thứ 6 của câu 6 hiệp vần với tiếng thứ 6 câu 8.

b.Tiếng thứ 8 của câu 8 hiệp vần với tiếng thứ 6 câu tiếp theo.

c.Cả hai

5) Luật bằng, trắc trongthơ lục bát là:

a. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật ( B, T, B, B).

b. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật ( B, T, B, T).

c. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật ( T, T, B, B).

d. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật ( B, B, T, T).

6) Cách ngắt nhịp phổbiến trong thơ lục bát là:

a. Chủ yếu là nhịp chẵn: nhịp 2/2/2, 2/4, 4/2, 2/2/2/2, 4/4, 2/4/2.

b. Chủ yếu là nhíp lẻ 3/3, 3/1/2/2.

c.Cả hai đáp án trên đều đúng.

d.Cả hai đáp án trên đều sai.

- Yêu cầu Hs đọc và thảo luận trong nhóm.

- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ:

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

Gv hướng dẫn học sinh quan sát và đọc câu hỏi.

Hs theo dõi và chọn câu trả lời đúng.( hoạt động nhóm).

Gv theo dõi , hỗ trợ Hs trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm.

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc.

- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.

Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(Thực hành TV có thể gộp với văn bản đọc hoặc có thể tách riêng thành tiết T.Việt sau khi đọc xong 3 văn bản, đối với các văn bản đọc thêm thì ta cho vào mục luyện tập hoặc vận dụng)

VĂN BẢN 1: NHỮNG CÂU HÁT DÂN GIAN VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

( 2 tiết )

1. Mục tiêu (văn bản 1)

1.1. Kiến thức

Giúp HS:

- Nhận biết được số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần nhịp của thơ lục bát.

- Khám phá tri thức Ngữ văn.

1.2. Năng lực

Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

1.3. Phẩm chất

Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân .

2. Thiết bị dạy học và học liệu (văn bản 1)

- SGV, SGK

- Một số tranh ảnh liên quan đến bài học

- Máy chiếu

- Giấy A1 để học sinh trình bày kết quả làm việc nhóm.

- Phiếu học tập

- Bảng kiểm, đánh giá thái độ làm việc nhóm.

3. Tiến trình dạy học (văn bản 1)

HĐ 1. Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học: “Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương ”.
  2. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Em đã bao giờ đi tham quan những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam chưa? Khi đi tham quan những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đó em có những cảm xúc và suy nghĩ gì?

-GV có thể tổ chức nhanh trò chơi “Khám phá vẻ đẹp quê hương”

-GV chiếu hình ảnh cảnh đẹp quê hương lên màn hình.

Sau trò chơi GV hỏi HS: Em có cảm nhận như thế nào về những cảnh đẹp của quê hương?

Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” khiến em nghĩ đến điều gì?

-Tổ chức cho HS trao đổi nhanh

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân, cá nhân lần lượt trình bày theo hiểu biết riêng

HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiên thức mới

🡪Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” gợi ra cho em là những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên mọi miền đất nước từ thành thị đến thôn quê, từ miền núi đến đồng bằng

HĐ 2. Hình thành kiến thức mới

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

1.Bài ca dao 1:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV hướng dẫn HS tìm hiểu từng bài ca dao, khái quát thành những vấn đề lớn của bài học như nội dung, hình thức của các bài ca dao, đặc điểm thơ lục bát.

B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)

- Đọc bài ca dao

GV hướng dẫn HS đọc: hướng dẫn cách ngắt nhịp, diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp quê hương.

GV đọc mẫu.

Gọi HS đọc văn bản.

Trong quá trình HS đọc văn bản, GV cần nhắc HS chú ý đến hệ thống câu hỏi được trình bày cùng với văn bản

- Tìm chi tiết (phát hiện chi tiết)..

GV cho HS xem 1 số hình ảnh về 36 phố phường của Hà Nội xưa.

Phố Hàng Tre Phố Hàng Mắm Phố Hàng Than

Qua bài ca dao này, hình ảnh thành Thăng Long hiện lên trong tâm trí em như thế nào?

🡪Là nơi đông đúc, nhộn nhịp với 36 phố phường buôn bán tấp nập với những tên phố hiện lên cũng đầy ấn tượng và có nét đặc trưng riêng cho từng con phố.

HS trả lời (HS nêu những gì mình tưởng tượng)

Những từ ngữ, hình ảnh nào của dòng ca dao giúp em có được những tưởng tượng đó?

GV hướng dẫn HS nhận ra 2 đặc điểm nổi bật của bài ca dao 1 “mắc cửi” và “bàn cờ” .

🡪Tác giả dân gian miêu tả đường phố Thăng Long dọc ngang, ken dày như các sợi chỉ được mắc trên khung cửi dệt vải, như các ô trên bàn cờ.

Những câu thơ nào cho các em biết được những địa danh phố phường của Hà Nội xưa? Qua đó thể hiện điều gì?

5 câu ca dao tiếp theo gợi hinh ảnh phố phường Hà Nội như thế nào?

B3: Báo cáo, thảo luận:

HS:Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Câu hỏi thảo luận: Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao số 1 có điểm gì đặc biệt? Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện sắc thái cảm xúc gì của tác giả về đất Long Thành?

🡪Hình ảnh kinh thành Thăng Long hiện lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện niềm tự hào về sự đông đúc, nhộn nhịp của phố phường Hà Nội và thể hiện tình cảm lưu luyến của tác giả khi phải xa Long Thành.

GV giải thích thêm: Ngoài cảnh đẹp, Hà Nội còn có nhiều đặc sản.

GV giới thiệu thêm một số đặc sản Hà Nội

Cốm Bánh Trưng Tranh Khúc Gốm Bát Tràng Lụa Hà Đông

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

2.Bài ca dao 2:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài ca dao, khái quát thành những vấn đề lớn của bài học như nội dung, hình thức của các bài ca dao, đặc điểm thơ lục bát.

Dẫn vào bài ca dao 2

B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)

- Đọc bài ca dao

GV hướng dẫn HS đọc: hướng dẫn cách ngắt nhịp, diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp quê hương.

GV đọc mẫu.

Gọi HS đọc văn bản.

Trong quá trình HS đọc văn bản, GV cần nhắc HS chú ý đến hệ thống câu hỏi được trình bày cùng với văn bản

- Tìm chi tiết (phát hiện chi tiết)..

GV yêu cầu học sinh nhận biết và phân tích.

Bài ca dao 2 giới thiệu vẻ đẹp gì của quê hương?

🡪Bài ca dao số 2 đã giới thiệu về một vẻ đẹp khác của quê hương

Hình thức thể hiện bài ca dao có gì độc đáo?

Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện như thế nào qua bài ca dao này?

B3: Báo cáo, thảo luận:

HS:Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

 3.Bài ca dao 3:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài ca dao, khái quát thành những vấn đề lớn của bài học như nội dung, hình thức của các bài ca dao, đặc điểm thơ lục bát.

B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)

- Đọc bài ca dao

GV hướng dẫn HS đọc: hướng dẫn cách ngắt nhịp, diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp quê hương.

GV đọc mẫu.

Gọi HS đọc văn bản.

Trong quá trình HS đọc văn bản, GV cần nhắc HS chú ý đến hệ thống câu hỏi được trình bày cùng với văn bản

- Tìm chi tiết (phát hiện chi tiết)..

GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh:

-Trận chiến đấu trên sông Bạch Đằng.

- Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh.

Gv giải thích thêm.

Qua bài ca dao thể hiện điều gì?

Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3?

GV chiếu tranh cho HS xem và giải thích thêm

Núi Vọng Phu Đầm Thị Nại

Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

Nêu tác dụng của Phép điệp từ.

B3: Báo cáo, thảo luận:

HS:Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác (chia nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày và đánh giá lẫn nhau)

4. Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV rút ra kết luận

🡪Thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao số 3:

  • Số dòng thơ: 4 dòng (2 dòng lục có sáu tiếng, 2 dòng bát có 8 tiếng)
  • Vần trong các dòng thơ: tiếng thứ 6 của câu lục hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát: phu-cù, xanh-anh-canh)
  • Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4

GV nêu thêm một số câu thơ lục bát khác để học sinh nắm vững kiến thức

4.Bài ca dao 4:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài ca dao, khái quát thành những vấn đề lớn của bài học như nội dung, hình thức của các bài ca dao, đặc điểm thơ lục bát.

B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)

- Đọc các ca dao

GV hướng dẫn HS đọc: hướng dẫn cách ngắt nhịp, diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp quê hương.

GV đọc mẫu.

Gọi HS đọc văn bản.

Trong quá trình HS đọc văn bản, GV cần nhắc HS chú ý đến hệ thống câu hỏi được trình bày cùng với văn bản

- Tìm chi tiết (phát hiện chi tiết)..

Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện đặc điểm gì của vùng Tháp Mười?

Từ đó, cho biết tình cảm của tác giả đối với vùng đất

này.

6. Những vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao trên là gì?

Qua đó, tác giả dân gian thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước?

Dựa vào đâu, em nhận định như vậy?

🡪Dựa vào những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật được các tác giả dân gian thể hiện qua từng bài ca dao.

B3: Báo cáo, thảo luận:

HS:Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

7. Điền vào bảng sau ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy.

GV chia nhóm thảo luận

Khái quát vẻ đẹp, cảnh vật, con người, truyền thống được thể hiện qua 4 bài ca dao.

HS nhận biết được tình cảm yêu thương, tự hào về quê hương, chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ để chứng minh ý kiến của mình.

Bài ca dao

Từ ngữ, hình ảnh độc đáo

Giải thích

1

Phồn hoa thứ nhất Long Thành/ Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Câu thơ gợi lên hình ảnh kinh thành Thăng Long đông đúc, nhộn nhịp, đường xá.

2

Sâu nhất là sông Bạch Đằng/ Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Thể hiện được vẻ đẹp và lòng tự hào về lịch sử quê hương.

3

Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh

Điệp từ “có” thể hiện lòng tự hào về những cảnh đẹp quê hương gắn liền với lịch sử.

4

tôm sẵn bắt, trời sẵn ăn

Hình ảnh thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên ban tặng người dân Tháp Mười.

 Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?
🡪 GV cho HS tự do trình bày ý kiến của bản thân và phải giải thích được lí do thích bài nào.

HS có thể trả lời:

   Em thích nhất là bài ca dao số 1, bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp phồn hoa đô thị của phố phường Hà Nội xưa. Đó chính là niềm tự hào về mảnh đất kinh thành, nơi hội tụ tinh hoa của đất nước.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS

- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS

- Chốt kiến thức.

I.Giới thiệu:

II.Tìm hiểu văn bản

1.Bài ca dao 1:

-13 câu đầu: Niềm tự hào về 36 phố phường của Hà Nội xưa

-5 câu tiếp theo:

+Phồn hoa, phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

🡪sự đông đúc,nhộn nhịp của phố phường Hà Nội

+Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

🡪Tình cảm lưu luyến khi phải xa Long Thành

2.Bài ca dao 2:

-Giới thiệu về một vẻ đẹp khác của quê hương: Vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc

-Hình thức: Lời hỏi-đáp của chàng trai và cô gái.

🡪 Đó là vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc (ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh). 

=> Niềm tự hào và tình yêu với quê hương đất nước.

3.Bài ca dao 3:

- Gợi lên vẻ đẹp của vùng đất Bình Định:

+ Vẻ đẹp thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh anh hùng (chiến công của nghĩa quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại),

+ Lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu),

+ Những món ăn dân dã đặc trưng nơi đây.

- Phép điệp từ “có” trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

🡪 Nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể hiện lòng tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương.

4.Bài ca dao 4:

-“Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” 🡪Những hình ảnh thể hiện sự trù phú về sản vật mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng 

=> Thể hiện niềm tự hào về sự giàu có của thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười.

III. Tổng kết:

Qua bốn bài ca dao, đã thể hiện được vẻ đẹp của quê hương qua vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của vùng đất.

=> Qua đó tác giả thể hiện tình cảm, sự tự hào về quê hương, đất nước.

HĐ 3. Luyện tập

a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc đọc mở rộng theo thể loại.

- Nhận biết được thanh điệu, vần, nhịp trong thơ lục bát.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS sưu tầm một số bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương khác, HS trình bày cách gieo vần, nội dung bài ca dao em vừa tìm

c) Sản phẩm: một số bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương khác học sinh sưu tầm

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu sưu tầm, chuẩn bị ở nhà

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS: lần lượt trình bày sản phẩm sưu tầm của mình

HS đọc thầm theo sự hướng dẫn của GV.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS đọc trước lớp.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá bài sưu tầm của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài sưu của HS bằng điểm số hoặc phần thưởng động viên.

4. HĐ 4: Củng cố, mở rộng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

-GV yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của em về vẻ đẹp quê hương em.

- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và viết đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của em về vẻ đẹp quê hương em.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. Đọc văn bản

Văn bản (2)

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA

NGUYỄN ĐÌNH THI

1. MỤC TIÊU

1.1 Về kiến thức:

- Những nét tiêu biểu về nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

- Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và vẻ đẹp của con người Việt Nam …

- Đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện trong văn bản “Việt Nam quê hương ta”.

1.2 Về năng lực:

- Nhận biết được các đặc điểm của thể thơ lục bát: số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp của thơ lục bát.

- Phân tích được những nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Rút ra bài học về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

1.3 Về phẩm chất:

- Tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, ý chí bảo vệ Tổ quốc .

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy tính.

- Tranh ảnh về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và bài thơ “Việt Nam quê hương ta”.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

+ Phiếu số 1:

Tiếng

Dòng

1

2

3

4

5

6

7

8

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

+ Phiếu số 2

Xác định

Tác dụng

Những hình ảnh tiêu biểu

Màu sắc

Biện pháp tu từ

+ Phiếu học tập số 3

Vẻ đẹp của con người Việt Nam

Từ ngữ, hình ảnh thể hiện

Biện pháp nghệ thuật

Vẻ đẹp thứ nhất

Vẻ đẹp thứ hai

Vẻ đẹp thứ ba

Vẻ đẹp thứ tư

+ Phiếu học tập số 4

Làm việc nhóm

Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước.

Từ ngữ, hình ảnh

Tình cảm của tác giả

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
  2. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

  • Em sẽ chọn cảnh đẹp Hồ Gươm. Vì hình ảnh Hồ Gươm nằm giữa thủ đô Hà Nội với làn nước xanh biếc, gắn với câu chuyện kể về truyền thuyết đầy ý nghĩa  lịch sử.

Hoặc: em chọn hình ảnh vịnh Hạ Long vì đây là vùng biển tuyệt đẹp, được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS.

GV cho HS quan sát video “Hãy đến với con người Việt Nam” (sáng tác: Xuân Nghĩa)

? Cho biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì?

GV dẫn vào bài mới.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Đọc – hiểu văn bản

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và bài thơ “Việt Nam quê hương ta”.

b) Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Đình Thi?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.

HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003)

- Sinh ở Luông- phơ- ra- bang (Lào).

- Quê gốc: Hà Nội

- Ông là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, sáng tác kịch, âm nhạc.

- Chủ đề quan trọng của ông là ca ngợi quê hương.

2. Tác phẩm

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Đọc và tìm hiểu chú thích

- Biết được PTBĐ chính của bài thơ

- Nhận diện được thể thơ.

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

1. Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?

2. Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

1. Tám dòng thơ này đã gợi cho em hình dung đến phong cảnh đất nước hữu tình có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, những dãy núi bồng bềnh trong mây.

Đất nước Việt Nam còn có những những người dân bao đời nay cần cù, chịu khó, vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng, Họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh.

2. Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.

b) Tìm hiểu chung

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV hỏi, HS trả lời

Xác định và chỉ ra PTBĐ chính và thể thơ trong bài thơ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi

- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình.

- Chuyển dẫn sang nhiệm vụ tiếp theo.

Trò chơi “ Em tập làm thủ môn”

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn HS cách tham gia trò chơi.

- Chia lớp ra làm 6 nhóm:

- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4,5,6.

- Trò chơi có 6 vòng tương ứng 6 câu hỏi nhắc lại kiến thức bài cũ. Một câu hỏi sẽ có 4 đáp án. Khi giáo viên đọc câu hỏi xong, nhạc sẽ vang lên để tính giờ (15giây). Khi nhạc kết thúc, mỗi nhóm sẽ giơ lên đáp án của nhóm mình. Nếu đội nào có đáp án đúng sẽ được nhận 1 quả bóng. Kết thúc trò chơi nhóm nào có số bóng nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

- Hệ thống câu hỏi:

  1. Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng?
  2. Tiếng bằng là tiếng có dấu thanh gì?
  3. Tiếng trắc là tiếng có dấu thanh gì?
  4. Ý kiến nào sau đây đúng với thể thơ lục bát?
  5. Luật bằng trắc trong thơ lục bát?
  6. Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc câu hỏi

- Hội ý cùng nhóm để đưa ra câu trả lời.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày đáp án của nhóm mình.

GV:

- Nhận xét đáp án của các nhóm.

- Nhắc lại kiến thức để HS khắc ghi thêm kiến thức bài học.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

- HS đọc đúng.

b) Tìm hiểu chung

- PTBĐ chính: Biểu cảm.

- Thể thơ: Lục bát.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Cách gieo vần, ngắt nhịp ở 4 câu thơ đầu

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được những cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.

- Đánh giá chung về thể thơ lục bát.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia lớp ra làm 6 nhóm:

- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4,5,6

- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:

Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu bằng cách điền vào mô hình trong phiếu học tập số 1.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.

- Thảo luận nhóm 3 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2

  • Cách gieo vần: ơi-trời; hơn-rờn-sơn
  • Cách ngắt nhịp:

+ Câu 1 và câu 3: 2/2/2

+ Câu 2 và câu 4: 4/4

Lưu ý: Để nhấn mạnh ý, đôi khi câu thơ sẽ ngắt nhịp lẻ.

  1. Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được chi tiết miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam.

- Tìm được chi tiết miêu tả vẻ đẹp con người Việt Nam.

- Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung bài học.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:

Xác định

Tác dụng

Những hình ảnh tiêu biểu

Màu sắc

Biện pháp nghệ thuật

1. Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh, màu sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương ?

2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi tái hiện hình ảnh của cảnh sắc quê hương?

3. Em có nhận xét gì về cảnh sắc quê hương?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)

- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 2

- Tháo gỡ KK ở câu hỏi (2) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ “biển lúa” nhằm tác dụng gì?).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.

  1. Vẻ đẹp thiên nhiên

- Hình ảnh: 

+ "biển lúa"

+ "cánh cò".

+ "mây mờ".

+ "núi Trường Sơn".

+ "hoa thơm quả ngọt".

-> Gần gũi

- Màu sắc: 

+ Màu xanh của lúa, núi non, nền trời.

+ Màu trắng cánh cò, mây.

+ Màu của hoa thơm quả ngọt.

-> Tưoi sáng, rực rỡ

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Ẩn dụ: Biển lúa

+ So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

  • Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, mênh mông, khoáng đạt. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 3 & đặt câu hỏi:

Vẻ đẹp con người VN

Từ ngữ, hình ảnh

BPNT

Vẻ đẹp 1

Vẻ đẹp 2

Vẻ đẹp 3

Vẻ đẹp 4

1. Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.

2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi tái hiện hình ảnh của con người Việt Nam?

3. Em có nhận xét gì về con người Việt Nam?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong bài thơ.

HS:

- Đọc SGK và tìm chi tiết thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam để hoàn thiện phiếu học tập.

- Suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).

HS :

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.

  1. Vẻ đẹp con người Việt Nam

- Chịu thương chịu khó:

+ “Mặt người vất vả in sâu”

+ "chịu nhiều thương đau".

+ "áo nâu nhuộm bùn." → Chăm chỉ, chân chất. → Màu sắc quen thuộc người nông dân Việt Nam.

+ "nuôi những anh hùng".

→ Chăm chỉ phục vụ chiến đấu và cuộc sống.

- Bất khuất anh hùng:

+ "Chìm trong máu lửa vùng đứng lên". → Biện pháp nói quá. → Không khuất phục trước khó khăn. 

+ "Đạp quân thù xuống đất đen". → Căm thù quân giặc.

- Hiền lành, ân tình, thủy chung:

+ Hiền lành: "hiền như xưa" → Người dân Việt Nam luôn hiền lành, chỉ khi đấu tranh mới kiên cường, bất khuất. 

+ Yêu nước → Đấu tranh vì dân tộc, đuổi quân xâm lược.

+ Chung thủy: "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung.".

- Tài năng:

+ "Trăm nghề trăm vùng".

+ "Dệt thơ trên tre".

→ Nghệ thuật: So sánh "Tay người như có phép tiên".

  • Con người Việt Nam nổi bật với vẻ đẹp giản dị, chịu thương, chịu khó cùng những phẩm chất tốt đẹp kiên cường, bất khuất, thủy chung và tài năng khéo léo.
  1. Tình cảm của tác giả

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Hiểu được tình cảm của tác giả

- Bồi dưỡng tình cảm, thái độ đối với quê hương

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm theo KT khăn phủ bàn.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 4

Làm việc nhóm

Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước.

Tình cảm của tác giả

Từ ngữ, hình ảnh

- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:

? Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)

- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá.

- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

HS:

- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

+Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn,

+ Quê hương biết mấy thân yêu

  • Ca ngơi, tự hào về đất nước, quê hương

+Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương

+Mặt người vất vả in sâu

  • Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân.
  • Tình  cảm yêu mến, quý trọng với đất nước, dân tộc.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia lớp thành 6 nhóm.

- Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt đặc trưng nghệ thuật và giá trị nội dung của bài thơ.

- Thời gian: 15 phút

- Gv hướng dẫn cách vẽ và giới thiệu 1 số dạng sơ đồ tư duy để HS tham khảo.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Làm việc nhóm 15’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành sơ đồ tư duy).

GV hướng theo dõi, quan sát HS vẽ, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người Việt Nam.

2. Nghệ thuật

Thể thơ lục bát kết hợp những biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nói quá.

Đọc kết nối chủ điểm

VỀ BÀI CA DAO “ĐỨNG BÊN NI ĐỒNG NGÓ BÊN TÊ ĐỒNG”

Bùi Mạnh Nhị

1. MỤC TIÊU

- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu nội dung bài thơ

- Liên hệ, kết nối với VB “ Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương”, “Việt Nam quê hương ta” để hiểu hơn về chủ điểm Vẻ đẹp quê hương

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

+ Phiếu số 1:

Hình thức

Từ ngữ, hình ảnh

Biện pháp tu từ

Tác dụng

+ Phiếu số 2

Hai câu cuối tả ai

Biện pháp tu từ

Tác dụng

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
  2. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? GV cho HS quan sát bức ảnh về những cánh đồng lúa quê hương để HS chia sẻ cảm nhận của mình về bức ảnh.

? Khuyến khích HS đọc vài câu ca dao, bài thơ, bài hát về cánh đồng lúa.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS.

GV dẫn vào bài mới.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Đọc – hiểu văn bản

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả Bùi Mạnh Nhị

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về tác giả Bùi Mạnh Nhị và văn bản về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng..." 

b) Nội dung:

- GV cung cấp thông tin để HS đọc văn bản và đặt câu hỏi .

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà (Giao nhiệm vụ từ tiết trước).

? Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả Bùi Mạnh Nhị?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.

HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Bùi Mạnh Nhị (1955)

- Quê quán: Xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

- Danh hiệu giải thưởng, huân huy chương: 

+ Nhà giáo Ưu tú
+ Huân chương Lao động hạng Nhất.

2. Tác phẩm

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Đọc và tìm hiểu chú thích

- Biết được PTBĐ chính và xuất xứ của văn bản

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

? Xác định và chỉ ra PTBĐ chính và thể thơ trong bài thơ?

? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

- HS đọc đúng.

b) Tìm hiểu chung

- PTBĐ chính: Nghị luận.

- Xuất xứ: Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.

- Bố cục:

+ P1: Từ đầu …đầy sức sống

  • Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

+ P2: Trên cái nền…thầm kín và hồn nhiên?”

  • Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

+ P3: Phần còn lại

  • Vấn đề bài thơ là lời của ai?

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được những điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

- Đánh giá hiệu quả nghệ thuật.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm theo KT khăn phủ bàn.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:

Hình thức

Từ ngữ, hình ảnh

Biện pháp tu từ

Tác dụng

? Số tiếng trong bài có gì khác thường?

? Tìm và chỉ ra nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ?

? Từ hình thức nghệ thuật đặc biệt đó, hãy cho biết các câu thơ gợi ra điều gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)

- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.

- Những dòng thơ khác với dòng thơ bình thường, được kéo dài tới 12 tiếng.

- Hai dòng thơ dùng nhiều biện pháp tu từ:

+ Phép đối xứng (Đứng bên ni đồng - Đứng bên tê đồng; Mênh mông bát ngát - Bát ngát mênh mông).

+ Điệp từ, điệp ngữ: Đứng bên, ni đồng, tê đông, mênh mông, bát ngát.

- Những từ ngữ chỉ hình ảnh địa điểm hồn nhiên, mộc mạc đầy tính địa phương: ni, tê.

→ Gợi sự mênh mông, to lớn, tươi đẹp của cảnh; sự thay đổi vị trí góc nhìn của con người.

  1. Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được chi tiết miêu tả vẻ đẹp của cô gái và cánh đồng lúa.

- Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung bài học.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:

Hai câu cuối tả ai

Biện pháp tu từ

Tác dụng

? Hai câu cuối tả ai? Tác dụng?

? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào để tả? Tác dụng?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân tại nhà và dự kiến kết quả làm việc của bản thân vào giấy note.

- Thảo luận nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV: Giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà vào cuối tiết hôm trước để HS chuẩn bị.

Dự kiến KK: câu hỏi số 2

- Tháo gỡ KK ở câu hỏi (2) bằng cách đặt câu hỏi phụ (? Giải thích cách hiểu của em về: “lúa đòng đòng”, Phất phơ, Ngọn nắng hồng ban mai ?).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.

- 2 câu đầu miêu tả thiên nhiên, sang đến 2 dòng cuối con người

-> làm cho cảnh có hồn hơn. 

- Biện pháp so sánh: Cô gái >< “Chẽn lúa đòng đòng”, “Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

  • Sự trẻ trung, duyên dáng, tràn đầy sức sống.
  • Biện pháp đối lập: Cánh đồng mênh mông >< Cô gái nhỏ bé, mảnh mai.
  • Người con gái mảnh mai đó đã làm ra sự mênh mông của cánh đồng. Hai hình ảnh – cánh đồng và cô gái đã hợp thành bức tranh đồng quê đầy tươi sáng, sinh động.
  1. Vấn đề bài thơ là lời của ai?

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được lời bài thơ là của ai? Việc đó thể hiện điều gì?

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc nội dung bài thơ SGK;

- HS làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân tại nhà và dự kiến kết quả làm việc của bản thân vào giấy note.

GV:Giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà vào cuối tiết hôm trước để HS chuẩn bị.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định một vài HS chia sẻ vài tập đã chuẩn bị ở nhà trước lớp.

- Các HS quan sát, lắng nghe. Nhận xét và bổ sung cho bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

- Bài có thể là lời của cô gái. → Lời tự khen thầm kín và hồn nhiên.

- Bài có thể là lời của chàng trai làng nào đó. → Ẩn sau tình cảm với cánh đồng quê hương là tình cảm lứa đôi kín đáo, tế nhị.

  1. Tình cảm của tác giả

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Hiểu được tình cảm của tác giả

- Bồi dưỡng tình cảm, thái độ đối với quê hương

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc nội dung văn bản SGK;

- HS làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân tại nhà và dự kiến kết quả làm việc của bản thân vào giấy note.

GV:Giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà vào cuối tiết hôm trước để HS chuẩn bị.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định một vài HS chia sẻ vài tập đã chuẩn bị ở nhà trước lớp.

- Các HS quan sát, lắng nghe. Nhận xét và bổ sung cho bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

- Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương (ví dụ như chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống…).

- Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ (bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát)…

Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc đọc mở rộng theo thể loại.

- Nhận biết được thanh điệu, vần, nhịp trong thơ lục bát.

b) Nội dung: HS thực hành đọc cá nhân văn bản “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.

c) Sản phẩm: Đọc diễn cảm, đúng nhịp điệu thể hiện được tình cảm của người viết thông qua ngôn từ, hình ảnh.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu HS đọc thầm tại chỗ (3’)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS: cách đọc và giọng đọc. GV đọc mẫu.

HS đọc thầm theo sự hướng dẫn của GV.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS đọc trước lớp.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá bài đọc của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc phần thưởng động viên.

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

Trong bài thơ có nhắc đến cụm từ thân em Em hãy tìm một vài câu ca dao cũng bắt đầu bằng từ thân em?

- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có)).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau.

2.3 Thực hành Tiếng Việt

1. MỤC TIÊU

1. Kiếnthức: - Kiến thức về từ láy, nghĩa của từ, biện pháp tu từ.

- Cách sử dụng từ láy, nghĩa của từ, biện pháp tu từ trong câu.

2. Năng lực:

Giúp học sinh:

- Nhận biết các loại từ láy, nghĩa của từ, biện pháp tu từ.

-Nhận biết cách sử dụng từ láy, nghĩa của từ, biện pháp tu từ trong câu.

3. Phẩm chất:

Yêu mến và trân trọng vẻ đẹp và sự phong phú, linh hoạt, uyển chuyển trong cách đặt câu

của Tiếng Việt.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • Máy tính, máy chiếu, SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
  • Phiếu học tập.
  • Bảng kiểm.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

1. Mục tiêu: -Tạo tâm thế hứng khởi cho HS.

-HS xác định được mục tiêu của bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ” thời gian 3 phút., GV đặt câu hỏi.

3. Sản phẩm: Ý kiến phản hồi của HS dưới sự dẫn dắt của GV

4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Giáo viên chuẩn bị nhiều thẻ từ khóa bày ra. Học sinh chia làm nhiều đội. Giáo viên đọc câu hỏi và phát hiệu lệnh. Đại diện các đội chạy lên cướp từ khóa là đáp án của câu hỏi. Sau một số câu hỏi nhất định đội nào có nhiều thẻ đáp án nhất thì đội đó thắng.

  • Em hãy điền vào chỗ trống: “Trẻ em như ……………../Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.
  • Em hãy tìm 1 từ láy để miêu tả hình dáng con đường trong bức tranh?
  • Em hãy cho biết từ ngữ nào xuất hiện nhiều nhất trong đoạn văn:

“Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay. Các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sao trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quê hương! Quê hương ơi!!! Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương.”

?Nêu yêu cầu cần đạt của bài học.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: - Đọc và thực hiên yêu cầu.

  • GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:-Trình bày kết quả làm việc.

- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.HS nêu lại yêu cầu cần đạt của tiết học.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

  1. TRI THỨC TIẾNG VIÊT

Từ láy

a) Mục tiêu: Giúp HS tìm được từ láy.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm và làm việc cá nhân. GV hỏi, HS trả lời

c) Sản phẩm: Sản phẩm của nhóm, câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

?Các từ láy: đăm đăm, mếu máo, lêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống và khác nhau?

?Dựa vào phân tích trên, hãy phân loại từ láy và nêu đặc điểm của từng loại? Lấy VD về mỗi loại từ láy?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:- Đọc phần VD.

  • HS quan sát ví dụ trên máy chiếu. Hòan thành các câu hỏi

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:-Trình bày kết quả làm việc.

- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình.

- Chuyển dẫn sang nội dung mới.

Có 2 loại từ láy:

-Từ láy toàn bộ:các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn

VD: đăm đăm, quanh quanh,…

-Từ láy bộ phận:giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần

VD mếu máo, liêu xiêu…

Nghĩa của từ ngữ

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu và phân biệt được nghĩa của “phồn hoa” & “phồn vinh”, “bút hoa”, “sẵn” trong câu “ Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”. Từ đó thấy được sáng tạo trong việc sử dụng từ.

- Nhận biết, phân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả của việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa trong các văn bản đã học trước đó.

b) Nội dung:

- GV chia nhóm cặp đôi

- HS làm việc cá nhân 2’, thảo luận 3’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà học sinh hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

Gọi HS đọc 1 số VD

(1)Tập quán: thói quen của 1 cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống và được mọi người làm theo

(2)Lẩm liệt: hùng dũng, oai nghiêm

(3)Nao núng: lung lay, không vững lòng tin

  • Các chú thích trên nằm ở văn bản nào? (Tích hợp ngang)
  • Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
  • Bộ phận nào nêu lên nghĩa của từ?
  • Nghĩa của từ ứng với mô hình nào? HS thảo luận

Hình thức

Nội dung

B2. Thực hiện nhiêm vụ:

HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn.

B3. Báo cáo thảo luận:

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

B4. Kết luận, nhận định:

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, quan hệ hoạt động ...) mà từ biểu thị.

VD: Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.

3. Biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.

a) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp so sánh, điệp ngữ

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà HS hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

  • So sánh

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

-Hs theo dõi ví dụ trên máy chiếu.

- Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh?

- Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?

- Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy?

- So sánh như thế nhằm mục đích gì? (Hãy so sánh với câu không dùng phép so sánh)

B2. Thực hiện nhiêm vụ:

Hs thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV theo dõi, quan sát hỗ trợ HS (nếu cần)

B3. Báo cáo thảo luận:

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

B4. Kết luận, nhận định:

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.

  • Điệp ngữ

B1. Chuyển giao nhiệm vụ: Hs theo dõi ví dụ trên máy chiếu.

?Chỉ ra những từ ngữ được lặp lại?

? Qua VD hãy chỉ rõ ra thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ?

B2. Thực hiện nhiêm vụ:

Hs thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV theo dõi, quan sát hỗ trợ HS (nếu cần)

B3. Báo cáo thảo luận:

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

B4. Kết luận, nhận định:

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.

3. HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Bài tập của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bài 1:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

  • “phồn hoa” : cảnh sống giàu có, xa hoa
  • “phồn vinh” : miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng.

= > câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.

b. So sánh: phố – mắc cửi, đường – bàn cơ => Tác dụng: tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.

c. “ngẩn ngơ” : trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.

d. “bút hoa” : tài năng xuất sắc của người làm nên bài thơ

=> sử dụng từ này có ý nghĩa và hay hơn so với từ “bút đây”.

Bài 2

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và tìm câu có biện pháp điệp từ.

GV hướng dẫn HS phát hiện ra câu có biện pháp điệp ngữ và phân tích tác dụng của biện pháp?

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm của mình.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

Bài 2

a. Điệp từ “sẵn” => có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu, nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.

b. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.

Bài 3

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh nhất

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS thể lệ trò chơi:

  • Cả lớp chia thành 2 nhóm.
  • Gv trình chiếu câu hỏi lên bảng.
  • Trong vòng 2p các đội hội nhóm với nhau và tìm câu trả lời.
  • Hết thời gian qui định, các nhóm cử đại diện lên trả lời. Ai trả lời đúng và nhanh nhất giành chiến thắng.
  • HS đọc bài tập và họp nhóm thảo luận.

B3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày sản phẩm của mình.
  • GV theo dõi, ghi nhận kết quả.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

3. Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A

1e – 2g – 3h – 4k – 5i – 6a – 7b – 8c – 9đ – 10d

Bài 4

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp & đặt câu hỏi:

Xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong bài tập 4

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Họp nhóm và hoàn thiện các bài tập được giao.

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình.

4. Các từ láy trong đoạn văn: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến.

=>

  • Nhấn mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao
  • Giúp người đọc hinh dung rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực viết và sử dụng CNTT trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

Viết ngắn

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS: Tìm các hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách báo để làm một tập ảnh để làm một tập ảnh. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.

HS tìm các hình ảnh về quê hương Việt Nam và viết thành đoạn văn.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

Tìm tòi bổ sung

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Hãy tìm thêm ví dụ các bài thơ được sáng tác bằng thể thơ lục bát và chỉ ra các yếu tố của thể thơ trong bài thơ đó?

- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài tiếp theo .

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Tri thức ngữ văn (thể thơ lục bát).

- Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được một số yếu tố của thể thơ lục bát (số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp).

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước, trung thực, khiêm tốn;

- Yêu tiếng nói, văn hoá dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức về thể thơ lục bát vào nội dung bài học.

- Khám phá tri thức Ngữ văn (Thể thơ lục bát)

b) Nội dung:

? Kể tên một số thể thơ mà em biết?

? Trong số các bài thơ được học, đọc, em hãy cho biết bài thơ nào được viết theo thể thơ lục bát?

? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?

- HS quan sát, lắng nghe và trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS

- Xác nhận được thể loại của các bài thơ.

- Tri thức ngữ văn (thể thơ lục bát).

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Kể tên một số thể thơ mà em biết?

? Trong số các bài thơ được học, đọc, em hãy cho biết bài thơ nào được viết theo thể thơ lục bát?

? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe và suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo thảo luận

GV: Chỉ định hai, ba HS trả lời.

HS: Trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định

- Nhận xét câu trả lời của HS, chuyển dẫn vào hoạt động đọc mở rộng theo thể loại.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức về thể thơ lục bát vào nội dung bài học.

- Khám phá tri thức Ngữ văn (Thể thơ lục bát)

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Nguyễn Đức Mậu và bài thơ “Hoa bìm”

Nội dung:

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi

Tổ chức thực hiện

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà (Giao nhiệm vụ từ tiết trước).

? Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả?

? Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Hoa bìm”?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát SGK

B3: Báo cáo, thảo luận

HS trả lời câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và giới thiệu trên màn hình.

1. Tác giả

- Nguyễn Đức Mậu (1948)

- Quê quán: xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định


- Từng giữ chức phó chủ tịch hội đồng Thơ - Hội nhà văn Việt Nam.

2. Tác phẩm

- Thể thơ: Lục bát.

- Xuất xứ: Thơ lục bát, NXB Quân đội nhân dân, 2007.

- PTBĐ chính: Biểu cảm.

II. ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT THỂ HIỆN QUA BÀI THƠ “HOA BÌM”

Tổ chức thực hiện

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc nội dung bài thơ SGK;

- HS làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

? Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên?

? Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ?

? Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân tại nhà và dự kiến kết quả làm việc của bản thân vào giấy note.

GV:Giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà vào cuối tiết hôm trước để HS chuẩn bị.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định một vài HS chia sẻ vài tập đã chuẩn bị ở nhà trước lớp.

- Các HS quan sát, lắng nghe. Nhận xét và bổ sung cho bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét, đánh giá về sản phẩm của HS và hướng dẫn HS chốt kiến thức về thể loại lục bát.

- Chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát:

+ Câu lục: 6 tiếng

+ Câu bát: 8 tiếng.

- Về cách gieo vần:

+ Tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

+ Tiếng thứ tám câu bát vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

2. Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

3. Nghệ thuật: Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy….. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

Hoạt động 3: Luyện tập (NỘI DUNG PHẦN THỰC HÀNH ĐỌC)

a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc đọc mở rộng theo thể loại.

- Nhận biết được thanh điệu, vần, nhịp trong thơ lục bát.

b) Nội dung: HS thực hành đọc cá nhân văn bản “Hoa bìm”.

c) Sản phẩm: Đọc diễn cảm, đúng nhịp điệu thể hiện được tình cảm của người viết thông qua ngôn từ, hình ảnh.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu HS đọc thầm tại chỗ (3’)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS: cách đọc và giọng đọc. GV đọc mẫu.

HS đọc thầm theo sự hướng dẫn của GV.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS đọc trước lớp.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá bài đọc của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc phần thưởng động viên.

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Hãy tìm ví dụ về một số bài thơ lục bát về vẻ đẹp quê hương và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại trong văn bản đó? (HS chỉ cần lựa chọn một văn bản để nêu ra đặc trưng).

- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có)).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau.

VIẾT

  1. LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Tri thức về thơ lục bát.

- Cảm xúc của người viết trước bài thơ.

2. Về năng lực:

- Nhận dạng được một số yếu tố thơ lục bát về số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp thơ.

- Làm được bài thơ lục bát.

3. Về phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trân trọng thành quả của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc, bài trình bày của HS.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

GIỚI THIỆU KIỂU BÀI

Mục tiêu:

- Biết được kiểu bài thơ lục bát.

- Nhận biết được những yếu tố cơ bản trong một bài thơ lục bát.

Nội dung:

- HS trả lời câu hỏi của GV

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV hỏi:

? Trong bốn bài ca dao đã học, em thích bài nào nhất? Vì sao?

? Thể thơ lục bát có những đặc điểm nào về số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp thơ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Quan sát lại bốn vb đã học.

- Suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi

- HS trả lời

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV nhận xét, nhắc lại những đặc điểm cơ bản của thơ lục bát.

- Kết nối với ý thế nào là bài thơ hay trong mục “Tri thức về kiểu bài”.

Vb: Việt Nam quê hương ta.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI THƠ HAY

Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu đối với một bài thơ hay:

- Về nội dung.

- Về hình thức.

Nội dung:

- GV chiếu bài thơ Hoa bìm, yêu cầu HS quan sát.

- GV chia nhóm lớp

- Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập:

Nội dung

Hình thức

  • Ngôn ngữ
  • Các biện pháp tu từ
  • Cách gieo vần
  • Nhịp thơ

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp & giao nhiệm vụ:

? Xác định nội dung bài thơ? (Bài thơ viết về điều gì?)

? Bài thơ thể hiện tình cảm của tg đối với quê hương ntn?

? Từ nội dung bài thơ trên, em hãy nhận xét về cách viết nội dung và hình thức của một bài thơ lục bát hay?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc lại văn bản “Hoa bìm”.

- Làm việc cá nhân 4’.

- Làm việc nhóm 3’, thống nhất ý kiến chung, hoàn thiện phiếu học tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trả lời.

- HS trả lời câu hỏi GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức.

- Kết nối với đề mục sau: Sáng tác một bài thơ lục bát.

- Viết về những kỉ niệm tuổi thơ nơi bến quê.

- Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

- Về nội dung: Một bài thơ lục bát có nội dung hay là nội dung đó thể hiện được một cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị về cuộc sống.

- Về hình thức:

+ Ngôn ngữ: Hàm súc, gợi hình, gợi cảm.

+ Sử dụng hài hoà các BPNT như nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ…tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.

+ Cách gieo vần, nhịp điệu: Theo quy luật của thơ.

2.2 SÁNG TÁC THƠ LỤC BÁT

Mục tiêu: Bước đầu biết cách bài thơ lục bát.

Nội dung:

- HS đọc SGK

- Thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chiếu bài thơ “Chăn trâu đốt lửa” lên bảng, chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể như sau:

1. Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?

2. Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau:

Dòng/tiếng

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

Bát

3. Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?

4. Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?

5. Theo em, nét độc đáo của bài thơ này là gì?

6. Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc SGK và trả lời câu hỏi

- Làm việc cá nhân 2’

- Làm việc nhóm 5’ để hoàn thiện nhiệm vụ chung.

GV:

- Hướng dẫn HS trả lời

- Quan sát, theo dõi HS thảo luận.

B3: Báo cáo thảo luận

HS:

  • Trình bày sp của nhóm
  • Quan sát và bổ sung sp các nhóm.

GV: Hướng dẫn HS trình bày sp.

B4: Kết luận, nhận định

GV:

- Nhận xét

+ Câu trả lời của HS

+ Thái độ làm việc của HS khi làm việc nhóm

+ Sản phẩm của các nhóm

- Chốt kiến thức và kết nối với mục sau.

1. Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: “Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro” khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.

2.Sự hiệp vần: đồng – đông, nhiều – diều – chiều.

Tiếng

Dòng

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

B

B

T

T

B

B

 

 

Bát

T

B

B

T

T

B

B

B

Lục

T

B

T

T

B

B

 

 

Bát

T

B

T

T

T

B

B

B

3. Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: chăn trâu, thả diều, nướng khoai đến những nét tiêu biểu như gió đông hay khoảnh khắc hoàng hôn đến.  Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu, ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.

4. Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông. Tất cả đã hoà quện để cùng diễn tả cảm xúc của tác giả.

5. Bài thơ có nét độc đáo trong nghệ thuật, tác giả sử dụng phép đối giữa ít-nhiều, rạ rơm (hữu hình) với gió đông (vô hình). Đó còn là sự liê tưởng độc đáo: củ khoai nướng bị cháy hồng rực đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian rộng lớn.

6. Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu:

- Số dòng, số tiếng: Bài thơ có các câu lục và câu bát xen kẽ (tạo thành cặp)

- Gieo vần: tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.

- Nhịp thơ: Nhịp chẵn

+ Câu lục: 2/2/2

+ Câu bát: 4/4

  • Từ ngữ: Giản dị, giàu sức gợi cảm kết hợp hài hoà các biện pháp nghệ thuật để thể hiện tình cảm, cảm xúc và ý tưởng của người viết.

2.3 THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

Mục tiêu: Giúp HS

- Biết viết bài theo các bước.

- Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý.

- Tập trung vào những sự việc đã xảy ra.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi và trình bày 1 phút để hướng dẫn HS.

- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

  • Lựa chọn đề tài sáng tác (GV gợi ý có thể là những sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên để lại cho em cảm xúc sâu sắc nhất). Hoặc GV giao đề tài cho HS chuẩn bị ở nhà, đến lớp mời một vài em chia sẻ đề tài mình định viết.

- Từ đề tài trên, GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng cho đề tài mà em lựa chọn bằng cách yêu cầu mỗi HS hoàn thiện phiếu học tập:

1. Sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên để lại cho em cảm xúc sâu sắc nhất là……………………………………….

2. Từ ngữ, hình ảnh nảy sinh trong đầu tôi là……………………………………

3. Tôi viết điều này ra để………………

  • Dựa vào phiếu học tập, HS điền các từ ngữ, hình ảnh, cách gieo vần, các tiếng để viết tối thiểu hai cặp thơ lục bát.

Tiếng/

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

Bát

Lục

Bát

  • Dùng bảng kiểm để HS tự kiểm tra bài thơ của mình, sau đó hai HS sẽ kiểm tra chéo và hoàn thiện bài thơ của mình.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

- Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện phiếu học tập.

HS:

- Đọc những gợi ý trong SGK và lựa chọn đề tài.

- Tìm ý tưởng bằng các hoàn thiện phiếu học tập.

- Dựa vào ý tưởng viết ra nháp đảm bảo đúng luật của thể thơ lục bát.

- Trao đổi với bạn và hoàn thiện sau khi được góp ý.

B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm.

HS:

- Đọc sản phẩm của mình.

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.

1. Lựa chọn đề tài

Viết hai câu thơ lục bát về đề tài quê hương.

2. Tìm ý tưởng

1. Sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên để lại cho em cảm xúc sâu sắc nhất là: Quê hương nơi em sinh ra và lớn lên.

2. Từ ngữ, hình ảnh nảy sinh trong đầu em là hình ảnh về dòng sông, trưa hè, tiếng ve, lời ru của mẹ.

3. Tôi viết điều này ra để bộc lộ tình yêu quê hương, lòng biết ơn mẹ với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, bình yên.

3. Làm thơ lục bát

Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ.

Tiếng/

dòng

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

hương

(bằng: thanh huyền)

một

(trắc: thanh nặng)

ve

(bằng: thanh huyền, vần e)

Bát

ru

(bằng: thanh huyền)

mẹ

(trắc: thanh nặng)

(bằng: thanh huyền, vần e)

ơi

(bằng: thanh huyền, vần ơi)

Lục

sông

(bằng: thanh huyền)

nước

(trắc: thanh sắc)

vơi

(bằng: thanh huyền, vần ơi)

Bát

hương

(bằng: thanh huyền)

một

(trắc: thanh nặng)

trời

(bằng: thanh huyền, vần ơi)

thơ

(bằng: thanh huyền, vần ơ)

4. Chỉnh sửa và chia sẻ

- Đọc diễn cảm bài thơ theo đúng giọng điệu.

- Dùng bảng kiểm để kiểm tra và sửa lại bài thơ đảm bảo đúng luật của thể thơ lục bát.

Phương diện

Nội dung kiểm tra

Đạt/Chưa đạt

Hình thức

Bài thơ gồm các dòng lục (sáu tiếng) và dòng bát (tám tiếng) xen kẽ.

Các dòng thơ chủ yếu được ngắt nhịp chẵn.

Cách hiệp vần: Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó.

Bài thơ sử dụng một số biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ…

Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được chính xác điều người viết muốn nói.

Các hình ảnh sống động, thú vị.

Nội dung

Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy nghĩ, một cách nhìn nào đó về cuộc sống.

3. HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm một bài thơ lục bát.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Bài thơ lục bát của HS.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao đề tài cho HS lựa chọn hoặc GV ấn định đề tài.

Ví dụ: Viết bài thơ lục bát nói về tình cảm gia đình.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS lựa chọn đề tài, tìm ý tưởng và viết thơ dựa vào kiến thức đã học về thể thơ lục bát.

HS thực hiện nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Viết một bài thơ lục bát về một cảnh đẹp của quê hương em.

- Yêu cầu có hình ảnh minh hoạ hoặc thiết kế dưới dạng thiệp, imforgraphic.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu tham khảo trên mạng internet và hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận: GV thống nhất thời gian để HS nộp sản phẩm. (Có thể vào giờ học tuần sau và nhận xét vào tiết trả bài).

B4: Kết luận, nhận định (GV): Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.

  1. VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC

VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Tri thức về đoạn văn.

- Cảm nhận của người viết trước một bài thơ lục bát.

2. Về năng lực: Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

3. Về phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trân trọng thành quả của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

GIỚI THIỆU KIỂU BÀI

Mục tiêu: Nhận dạng được đoạn văn ghi lại cảm xúc trước một bài thơ lục bát.

Nội dung: HS thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ mà GV phân công.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp các câu hỏi:

? Trong bốn bài ca dao đã học ở bài 3, em thích bài nào nhất? Vì sao?

? Nêu ngắn gọn cảm xúc của em về bài ca dao đó?

? Để ghi lại cảm xúc của mình trước một bài thơ hay em sẽ làm như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc thầm lại bốn vb đã học.

- Suy nghĩ cá nhân (2’)

- Chia sẻ với bạn cùng bàn (3’) để thống nhất ý kiến chung. Ghi kết quả thảo luận ra giấy nháp.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định 2 – 4 cặp HS trả lời câu hỏi.

- HS trả lời, nhận xét và bổ sung câu hỏi cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- Giới thiệu về kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nhận trước một bài thơ lục bát.

- HS đưa ra lựa chọn. có thể là văn bản 1, 2 hay 3, 4.

  • Ví dụ văn bản 1: Việt Nam quê hương ta.
  • Cảm xúc của em: Yêu mến, tự hào về đất nước Việt Nam giàu đẹp, anh hùng, đoàn kết.
  • Để ghi lại lại cảm xúc của mình trước một bài thơ hay em sẽ viết thành đoạn văn nói lên cảm nhận của mình về bài thơ đó.
  • GV giới thiệu kiểu bài.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

Mục tiêu: HS biết được:

- Tri thức về đoạn văn.

- Nhận dạng được đoạn văn ghi lại cảm nhận trước một bài thơ lục bát.

Nội dung: HS thảo luận hoàn thiện phiếu học tập.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu nội dung phần Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận trước một bài thơ lục bát ở SGK – Trang 78,

- GV chia 6 nhóm, yêu cầu HS quan sát, hoàn thiện các câu hỏi trong phiếu học tập:

? Dấu hiệu nào để em nhận biết đó là một đoạn văn?

? Về hình thức đoạn văn gồm có mấy câu? Giữa các câu được ngăn cách với nhau ntn?

? Về nội dung đoạn văn đó thể hiện điều gì?

Dấu hiệu nhận biết đoạn văn

Nội dung

Hình thức

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Quan sát nội dung SGK hoặc nội dung trên máy chiếu.

- Suy nghĩ cá nhân (2’)

- Thảo luận để thống nhất ý kiến chung cả nhóm, ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập. (3’)

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định 2-3 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS trình bày, lắng nghe, nhận xét và bổ sung câu hỏi cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- Đánh giá quá trình nhóm làm việc, chốt kiến thức cần nhớ và kết nối với nội dung tiếp theo: Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nhận về một bài thơ lục bát.

Dấu hiệu nhận biết đoạn văn

Hình thức:

  • Gồm nhiều câu văn (từ hai câu văn trở lên)
  • Chữ cái đầu dòng được viết hoa và lùi vào đầu dòng.
  • Các câu văn viết liền nhau, ngăn cách bởi dấu câu và kết thúc câu bằng dấu chấm.

Nội dung: Cảm xúc của nhân vật tôi về bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn.

=> Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

2.2 YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát:

- Về nội dung.

- Về hình thức.

Nội dung: HS trả lời các câu hỏi để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

  • GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát nội dung Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận trước một bài thơ lục bát ở SGK – Trang 78, trả lời các câu hỏi:

? Về hình thức, bài viết đã đảm bảo là một đoạn văn chưa?

? Nội dung của đoạn văn là gì? Đoạn văn có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về thể thơ lục bát không?

? Người viết đã sử dụng ngôi kể thứ mấy để chia sẻ cảm xúc về bài ca dao?

  • GV gọi trực tiếp một vài HS trả lời.
  • GV giữ nguyên 6 nhóm, thảo luận:

? Xác định bố cục của đoạn văn?

? Nội dung câu mở đoạn là gì?

? Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì?

? Nôi dung của câu kết đoạn là gì?

? Từ đó, em rút ra được yêu cầu gì đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Quan sát nội dung SGK hoặc nội dung trên máy chiếu.

- Suy nghĩ cá nhân, trả lời câu hỏi.(2’_

- Tiếp tục thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời và dán vào bảng chung của nhóm. (3’)

GV: Quan sát, hỗ trợ nếu HS gặp khó khăn.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi.

- GV chỉ định 2-3 nhóm HS trình bày.

- HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung câu trả lời cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức.

- Kết nối sang nội dung tiếp theo.

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát: Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc: Xưng tôi.

- Cấu trúc gồm có ba phần:

+ Mở đoạn: "Công cha...công cha nghĩa mẹ" Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: "Với âm hưởng... công ơn trời biển ấy" gồm: Những từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát; Những từ ngữ trong ngoặc kép là những bằng chứng được trích từ bài ca dao để làm rõ cảm xúc của người viết.

+ Kết đoạn: "Những câu ca dao... được trong đời". Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

=> Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát:

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Cấu trúc gồm có ba phần:

Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).

Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

2.3 QUY TRÌNH VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

Mục tiêu: HS viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Nội dung: HS thực hiện cá nhân các yêu cầu GV giao.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

  • GV nêu đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (từ 150 - 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

(Trước khi viết 1 tuần GV nên cho HS chọn bài thơ lục bát mà mình yêu thích hoặc muốn viết về nó.)

- Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý mà em vừa lập?

- Sửa lại bài sau khi đã viết bài xong.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS quy trình viết:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

Xác định đề tài.

Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:

- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?

- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?

Thu thập tư liệu

Trong bước này, em hãy tự hỏi:

- Cần tìm những thông tin nào?

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Em hãy:

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.

- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.

- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.

- Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.

Lập dàn ý.

Hãy sắp xếp những ý đã nêu thành dàn ý của đoạn văn theo mẫu sau:

Mở đoạn: Giới thiệu cảm xúc chung về bài thơ lục bát.

Thân bài: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát,

Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của vài thơ đối với bản thân.

Bước 3: Viết đoạn.

Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Xem lại và chỉnh sửa.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung câu trả lời cho bạn.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS, đánh giá quá trình làm việc.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

* Xác định đề tài:

- Đề bài yêu cầu ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

- Độ dài của đoạn văn từ 150 - 200 chữ.

* Thu thập tư liệu: Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết. Ví dụ bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý:

- Âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.

- Ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.

- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.

* Lập dàn ý:

- Mở đoạn: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả va nêu cảm xúc chung về bài thơ.

- Thân bài: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát kèm theo dẫn chứng trích dẫn từ bài thơ.

- Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của vài thơ đối với bản thân.

Bước 3: Viết đoạn.

Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa đoạn văn của mình dựa vào bảng kiểm dưới đây:

Các phần của đoạn văn

Nội dung kiểm tra

Đạt/ Chưa đạt

Mở đoạn

- Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.

- Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của mình về bài thơ.

- Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm xúc khái quát về bài thơ.

 

Thân đoạn

- Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu.

- Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ.

 

Kết đoạn

- Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.

- Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

 

TRẢ BÀI

Mục tiêu: Giúp HS

- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn.

Nội dung:

- GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn.

- HS đọc bài viết, làm việc nhóm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ

- HS làm viện theo nhóm

B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

- HS nhận xét bài viết.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết.

Bài viết đã được sửa của HS

3. HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc viết một đoạn văn (từ 150-200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Đoạn văn (từ 150-200 chữ) ghi lại cảm xúc của HS về một bài thơ lục bát.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên lựa chọn bài thơ lục bát hoặc cho HS lựa chọn theo sở thích cá nhân.

Ví dụ: Viết đoạn văn (khoảng 250-300 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ lục bát Việt Nam quê hương ta.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV yêu cầu HS nhắc lại các bước viết bài dựa vào kiến thức đã học.

HS thực hiện nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực viết đoạn văn, sử dụng ngôn từ.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát do em sáng tác?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận: GV thống nhất thời gian để HS nộp sản phẩm.

B4: Kết luận, nhận định (GV): Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.

CÁC PHIẾU HỌC TẬP VÀ BẢNG KIỂM SỬ DỤNG

TRONG BÀI

Nội dung

Hình thức

  • Ngôn ngữ
  • Các biện pháp tu từ
  • Cách gieo vần
  • Nhịp thơ

Dấu hiệu nhận biết đoạn văn

Nội dung

Hình thức

Phương diện

Nội dung kiểm tra

Đạt/Chưa đạt

Hình thức

Bài thơ gồm các dòng lục (sáu tiếng) và dòng bát (tám tiếng) xen kẽ.

Các dòng thơ chủ yếu được ngắt nhịp chẵn.

Cách hiệp vần: Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó.

Bài thơ sử dụng một số biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ…

Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được chính xác điều người viết muốn nói.

Các hình ảnh sống động, thú vị.

Nội dung

Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy nghĩ, một cách nhìn nào đó về cuộc sống.

Các phần của đoạn văn

Nội dung kiểm tra

Đạt/ Chưa đạt

Mở đoạn

- Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.

- Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của mình về bài thơ.

- Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm xúc khái quát về bài thơ.

 

Thân đoạn

- Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu.

- Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ.

 

Kết đoạn

- Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.

- Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

 

C. NÓI VÀ NGHE

TRÌNH BÀY CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Tác giả, nội dung của một bài thơ lục bát

- Cảm xúc về một bài thơ lục bát

2. Về năng lực:

- Biết cảm nhận một bài thơ lục bát.

- Trình bày được cảm xúc về một bài thơ lục bát.

- Biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng của kiểu bài trình bày cảm xúc về một bài thơ

3. Về phẩm chất:

-Yêu cuộc sống, yêu thơ văn và trân trọng những vẻ đẹp quê hương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm:……….

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1. Trình bày được cảm xúc về một bài thơ lục bát

Chưa trình bày được cảm xúc về một bài thơ lục bát

Đã trình bày được cảm xúc về một bài thơ lục bát nhưng chưa hay.

Bài trình bày hay và gây ấn tượng đối với người nghe.

2. Nội dung phần trình bày đầy đủ, hấp dẫn, khơi gợi được hứng thú cho người nghe

ND sơ sài, chưa có đủ chi tiết để người nghe hiểu và cảm nhận được bài thơ. Chưa có bằng chứng cụ thể trong bài thơ để làm rõ cảm xúc của người nói.

Có đủ chi tiết để người nghe hiểu và cảm nhận được bài thơ, có sử dụng bằng chứng cụ thể trong bài thơ để thể hiện cảm xúc nhưng chưa được rõ ràng.

Nội dung phần trình bày phong phú, hấp dẫn, sử dụng bằng chứng cụ thể trong bài thơ để làm rõ cảm xúc của người nói, khơi gợi được hứng thú cho người nghe.

3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng…

Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.

Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng.

4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.

Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.

5. Mở đầu và kết thúc hợp lí

Không chào hỏi, giới thiệu và không có lời kết thúc bài nói.

Có chào hỏi, giới thiệu và có lời kết thúc bài nói.

Chào hỏi, giới thiệu và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn.

TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: HS biết cách quan sát, lắng nghe, kết nối tri thức của cuộc sống vào bài học.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát video và giao nhiệm vụ cho HS.

- HS quan sát video, lắng nghe cảm nhận của người nói về tập thơ lục bát của tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành và trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm:

- HS xác định được nội dung của tiết học là cảm nhận về một bài thơ lục bát.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video và giao nhiệm vụ cho HS:

? Nội dung của đoạn video?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận chung về tập thơ lục bát "Giấc mơ Sông Thương" của tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, lắng nghe đoạn video và suy nghĩ cá nhân

- GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung vào video (nếu có).

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài học

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

TRƯỚC KHI NÓI

a) Mục tiêu:

- HS xác định được mục đích nói và người nghe

- Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói

b) Nội dung:

- GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Đề tài của bài nói là gì?

? Những người nghe là ai?

? Mục đích nói của bài nói là gì?

? Em dự định sẽ nói ở đâu và nói trong thời gian bao lâu?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ câu hỏi của GV.

- Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi.

- Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ.

? Em sẽ nói về nội dung gì?

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang phần tiếp theo.

1. Chuẩn bị nội dung

- Đề tài của bài nói: Cảm nhận về một bài thơ lục bát

- Người nghe: Cô giáo và các bạn

- Mục đích nói: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

- Không gian lớp học, thời gian nói: 5 phút

* Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng.

2. Tập luyện

- HS nói một mình trước gương.

- HS nói tập nói trước nhóm/tổ.

TRÌNH BÀY NÓI

a) Mục tiêu:

- Luyện kĩ năng nói cho HS

- Giúp HS nói đúng nội dung giao tiếp, biết một số kĩ năng nói trước đám đông và điều chỉnh những yếu tố phi ngôn ngữ như: cử chỉ, ánh mắt, cách nhấn nhá câu từ sao cho phù hợp với nội dung nói.

b) Nội dung: GV yêu cầu :

- HS nói theo dàn ý có sẵn ở tiết HĐ viết & nhận xét HĐ nói của bạn.

c) Sản phẩm: Sản phẩm nói của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS nói theo dàn ý của HĐ viết

- Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại dàn ý của HĐ viết và liệt kê các ý cần nói bằng cách gạch đầu dòng, ghi lại những cụm từ chính.

- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS nói (4 – 5 phút).

- GV hướng dẫn HS nói

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.

- HS nói trước lớp

- Yêu cầu nói:

+ Nói đúng mục đích (Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát).

+ Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí.

+ Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

+ Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt… phù hợp.

TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.

Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS.

Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí.

- Yêu cầu HS đánh giá

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí.

HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy.

B3: Thảo luận, báo cáo

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và chuyển dẫn sang hoạt động tiếp theo.

- Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

- Nhận xét của HS

HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Đọc lại bài thơ số 2 trong văn bản 1 (SGK trang 64-65), em hãy trình bày ngắn gọn cảm nhận của mình về bài thơ này?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc lại bài thơ, suy nghĩ và gạch những ý chính ra vở

- GV hướng dẫn HS tìm ý:

+ Bài thơ là lời của ai?

+ Nội dung là gì?

+ Em có những cảm nhận như thế nào sau khi đọc hiểu bài thơ?

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập 1: Em hãy sưu tầm thêm những bài thơ lục bát khác viết về quê hương và sau đó trình bày cảm nhận của mình về một bài thơ mà em thích nhất.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập, thực hiện bài tập khi ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV ở buổi học Ngữ văn tiếp theo

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

D. ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Ôn tập lại các kiến thức đã học.

- Nêu ra được bài học và cách ứng xử cá nhân sau khi học xong các văn bản và bài đã học.

2. Về năng lực:

- Biết cách thâu tóm lại kiến thức.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản đã học.

3. Về phẩm chất:

-Yêu cuộc sống, yêu thơ văn, trân trọng những vẻ đẹp quê hương, đất nước và rút ra được những bài học hữu ích cho bản thân trong việc thể hiện tình cảm đối với quê hương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: HS chủ động, hợp tác, biết cảm nhận và thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc một vài bài thơ đã sưu tầm

- HS lắng nghe bạn đọc và cảm nhận, nhận xét.

c) Sản phẩm:

- HS xác định được nội dung của tiết học là ôn tập về các kiến thức đã học trong bài.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu một học sinh đại diện đọc một bài thơ đã sưu tầm mà em thấy tâm đắc nhất và cảm nhận về bài thơ đó (Lấy tinh thần xung phong)

? Mời cả lớp nhận xét, đánh giá và cho bạn điểm

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, lắng nghe bạn trình bày

- GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung (nếu có).

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày, cả lớp nhận xét, đánh giá phần trình bày của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, động viên và kết nối vào bài học

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu:

- HS chủ động, phối hợp tốt với các bạn trong nhóm để chắt lọc những nội dung tâm đắc nhất, mạnh dạn trình bày bài nhóm và phản biện trước lớp.

- Ôn tập lại các kiến thức đã học của bài lớn, chủ động nhận thức được những giá trị to lớn của vẻ đẹp quê hương và thơ ca dân tộc.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, dựa vào những gì đã chuẩn bị ở nhà, cùng thảo luận và thống nhất câu trả lời và trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe bạn đọc và cảm nhận, nhận xét.

c) Sản phẩm:

- Phần trình bày thảo luận nhóm của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm tổ, dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, các nhóm trao đổi, rút ra câu trả lời tâm đắc nhất cho từng câu hỏi, sau đó từng nhóm trình bày phần trả lời của mình.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS:

+ Nhóm 1 thảo luận, thống nhất, chuẩn bị trình bày câu hỏi 1

+ Nhóm 2 thảo luận, thống nhất, chuẩn bị trình bày câu hỏi 2

+ Nhóm 3 thảo luận, thống nhất, chuẩn bị trình bày câu hỏi 3

+ Nhóm 4 thảo luận, thống nhất, chuẩn bị trình bày câu hỏi 4, 5

- GV hướng dẫn và giải đáp khúc mắc cho HS trong quá trình trao đổi, thảo luận (nếu cần)

B3: Thảo luận, báo cáo

- Đại diện các nhóm HS lần lượt lên trình bày

- Các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm bạn

- GV nhắc nhở, động viên những HS chưa tập trung (nếu có).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét phần trình bày của HS và chốt kiến thức

BÀI TẬP 1: Tóm tắt nội dung và xác định thể loại của các văn bản:

Văn bản

Nội dung

Thể loại

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp trù phú, của những địa danh gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng.

Ca dao.

Việt Nam quê hương ta

Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, của những con người lao động cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh bất khuất và lòng chung thuỷ, sự tài hoa của con người Việt Nam.

Thơ lục bát.

BÀI TẬP 2: Những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao:

Sông Tô nước chảy trong ngần

Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa

Thon thon hai mũi chèo hoa

Lướt qua lướt lại như là bướm bay.

Đặc điểm của thể thơ lục bát

Thể hiện trong bài ca dao

Số dòng thơ

4 dòng (2 dòng lục, 2 dòng bát)

Số tiếng trong từng dòng

Mỗi dòng lục có 6 tiếng, mỗi dòng bát có 8 tiếng

Vần trong các dòng thơ

Ngần - gần; xa - hoa - là

Nhịp của từng dòng thơ

Dòng 1: 2/4; Dòng 2: 4/4; Dòng 3: 2/4; Dòng 4: 4/4

Về ngôn ngữ

Từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi, diễn tả cảnh thuyền buồm tấp nận trên dòng sông Tô.

Biện pháp nghệ thuật

+ Nhân hoá (thuyền buồm chạy gần chạy xa)

+ So sánh (Lướt qua lướt lại như là bướm bay)

→ Khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen với con người.

BÀI TẬP 3: Những đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát:

Phương diện

Đặc điểm

Hình thức

- Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu để ngắt đoạn xuống dòng

- Đoạn văn đảm bảo cấu trúc gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

Nội dung

  • Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.

BÀI TẬP 4: Kinh nghiệm khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

- Trước khi viết hoặc nói, phải xác định mục đích là gì, người đọc/người nghe là những ai. Điều đó giúp em định hướng được nội dung bài viết, tăng hiệu quả giao tiếp.

- Thứ hai, cần tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ. Từ đó, phân tích cái hay, cái đẹp của bài và nêu cảm xúc của mình.

BÀI TẬP 5:

Hình ảnh quê hương trong tâm trí em:

- Với mỗi người, hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí khác nhau, Với em, quê hương là chốn bình yên, được tự do vui chơi và nô đùa, được đi thả diều trên triền đê, ăn những trái cây chín mọng trong vườn của ông bà nội thoả thích.

Ý nghĩa của quê hương đối với mỗi chúng ta:

- Quê hương có ý nghĩa quan trọng với mỗi người bởi đó là đó là nơi chôn rau cắt rốn, có tổ tiên, ông bà, họ hàng để nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn của chính mình.

Những việc em có thể làm để quê hương ngày một đẹp hơn:

- Để quê hương ngày càng đẹp hơn, theo em, mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp và xây dựng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: giữ gìn vệ sinh, không đổ rác bừa bãi, trồng thêm cây xanh, tôn tạo các công trình văn hoá như đền chùa, di tích lịch sử… Bên cạnh đó, mỗi người con của quê hương cần phấn đấu học thật giỏi và sau này quay về xây dựng, phát triển kinh tế để quê hương ngày càng giàu đẹp.

HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả “năm nắng mười sương” người trồng
Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta

  1. Em hãy chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong đoạn thơ trên?
  2. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, suy nghĩ để trả lời câu hỏi luyện tập.

- HS suy nghĩ, gạch ý chính ra nháp để chuẩn bị trả lời câu hỏi

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày câu trả lời của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập 1: Từ nội dung của đoạn thơ lục bát:

Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả “năm nắng mười sương” người trồng
Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta

- Em hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận về đoạn thơ trên?

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập, thực hiện bài tập khi ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV ở buổi học Ngữ văn tiếp theo

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:

- HS hệ thống lại được kiến thức đã học trong bài

- HS rút ra được những kinh nghiệm, bài học cho bản thân

b) Nội dung:

- GV ra bài tập

- HS làm bài tập

c) Sản phẩm: Bài nộp của HS

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giao bài tập:

Bài tập 1: Em hãy chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong một bài thơ bất kì mà em đã sưu tầm được?

Bài tập 2: Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của mình về bài thơ lục bát mà em vừa thực hiện nhiệm vụ ở bài tập 1.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập khi ở nhà và nộp sản phẩm vào tuần sau.

- HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2 và làm bài tập khi ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành BT 1 và 2.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng quy định (nếu có).

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức nội dung của bài học

- Mở rộng thêm bằng cách đọc thêm 1 số văn bản khác

b) Nội dung:

- GV trình chiếu PPT trò chơi Giải cứu cá voi

- HS chơi trò chơi, đồng thời củng cố kiến thức đã học

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS để giải cứu cá voi khỏi mắc cạn.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS chơi trò chơi giải cứu cá voi

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV trình chiếu ppt cho học sinh chơi trò chơi

- HS tập trung chú ý.

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS chơi trò chơi bằng cách trả lời các câu hỏi để cứu sống cá voi mắc cạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Khuyến khích, động viên, khen ngợi HS sau khi vừa chơi vừa học mà đã làm được một việc tốt, nêu cao tinh thần yêu thiên nhiên, yêu động vật và đặc biệt là yêu quê hương đất Cảng.

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

PHIẾU HỌC TẬP SỬ DỤNG TRONG BÀI 3

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm:……….

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1. Trình bày được cảm xúc về một bài thơ lục bát

Chưa trình bày được cảm xúc về một bài thơ lục bát

Đã trình bày được cảm xúc về một bài thơ lục bát nhưng chưa hay.

Bài trình bày hay và gây ấn tượng đối với người nghe.

2. Nội dung phần trình bày đầy đủ, hấp dẫn, khơi gợi được hứng thú cho người nghe

ND sơ sài, chưa có đủ chi tiết để người nghe hiểu và cảm nhận được bài thơ. Chưa có bằng chứng cụ thể trong bài thơ để làm rõ cảm xúc của người nói.

Có đủ chi tiết để người nghe hiểu và cảm nhận được bài thơ, có sử dụng bằng chứng cụ thể trong bài thơ để thể hiện cảm xúc nhưng chưa được rõ ràng.

Nội dung phần trình bày phong phú, hấp dẫn, sử dụng bằng chứng cụ thể trong bài thơ để làm rõ cảm xúc của người nói, khơi gợi được hứng thú cho người nghe.

3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng…

Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.

Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng.

4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.

Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.

5. Mở đầu và kết thúc hợp lí

Không chào hỏi, giới thiệu và không có lời kết thúc bài nói.

Có chào hỏi, giới thiệu và có lời kết thúc bài nói.

Chào hỏi, giới thiệu và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn.

TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm