Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 1: hòa nhập vào môi trường mới

Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 1: hòa nhập vào môi trường mới

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 1: hòa nhập vào môi trường mới

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn: ……………… Người soạn: Phan Thị Thùy Dung

Ngày dạy:……………. Trường THCS Bình An -TP Dĩ An – Bình Dương

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI MỞ ĐẦU: HÒA NHẬP VÀO MÔI TRƯỜNG MỚI

NÓI VÀ NGHE: CHIA SẺ CẢM NGHĨ VỀ MÔI TRƯỜNG THCS

ĐỌC: KHÁM PHÁ MỘT CHẶNG HÀNH TRÌNH

Thời lượng: 1 tiết

  1. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Kiến thức:

HS nắm được các nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6, một số phương pháp học tập, các trục kĩ năng

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

b. Năng lực đặc thù

- Nhận biết được một số nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6

- Biết được một số phương pháp học tập môn Ngữ văn

- Nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của bản thân

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm với việc học tập của bản thân

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
    1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng, phấn, phiếu học tập
    2. Học liệu: Văn bản đọc: Khám phá một chặng hành trình

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. NÓI VÀ NGHE: CHIA SẺ CẢM NGHĨ VỀ MÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
    1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe yêu cầu thảo luận cặp đôi, suy nghĩ hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV phát phiếu học tập số 1, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Hãy chia sẻ những ấn tượng đầu tiên của em về ngôi trường THCS theo sơ đồ sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Những ấn tượng đầu tiên

TRƯỜNG HỌC

V

V

V

B1: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ về câu hỏi chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc của bản thân, điền vào phiếu học tập

B2: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Học sinh trình bày trước lớp ý kiến của mình. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.

B3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét ý kiến của học sinh, đưa ra một số gợi ý cho phiếu học tập số 1

- Các hình ảnh: Cổng trường (tên trường, đặc điểm), sân trường (cột cờ, cây cối), lớp học (phương tiện học tập, cách trang trí), con người (thầy cô, bạn bè), phòng chức năng (phòng thí nghiệm, lab, thư viện)

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Sau khi hoàn thành phiếu học tập số 1, chắc hẵn các em đã có những hình dung cụ thể hơn về ngôi trường mới của chúng ta, và đó cũng chính là những gợi ý để chúng ta bước vào bài học hôm nay một cách thuận lợi hơn.

2. Hoạt động 2: Khám phá kiến thức

1. Quy trình chuẩn bị và trình bày bài nói

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được quy trình chuẩn bị và trình bày bài nói

b. Nội dung: HS lắng nghe, suy nghĩ cá nhân, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi, hs suy nghĩ trả lời

? Theo em chúng ta cần làm gì trước khi chia sẻ ý kiến với người khác

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gợi ý có nên chia sẻ tất cả những điều mà chúng ta nghĩ không?

- HS suy nghĩ cá nhân, xác định yêu cầu của GV

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Một học sinh trình bày trước lớp ý kiến của mình. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét ý kiến của học sinh, đưa ra định hướng quy trình

- Bước 1: Chuẩn bị

+ Liệt kê những điều định nói

+ Sắp xếp các ý theo trình tự hoặc theo nhóm.

- Bước 2: Chia sẻ ý kiến với người khác

+ Chia sẻ theo những gì đã chuẩn bị ở bước 1.

    1. Thực hành nói và nghe

a. Mục tiêu:

Giúp học sinh nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của cá nhân, từ đó nhận ra những thuận lợi, thử thách để lên kế hoạch học tập phù hợp, tự tin trình bày trước đám đông

b. Nội dung:

HS thảo luận nhóm đôi (nghĩ- viết- bắt cặp – chia sẻ) viết cảm nghĩ của em về môi trường học tập mới theo phiếu học tập gợi ý của giáo viên, sau đó chia sẻ cảm nghĩ của mình với bạn cùng bàn

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trong phiếu học tập số 2.

d. Tổ chức thực hiện

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

- Phát phiếu học tập số 2,

- HS thảo luận nhóm đôi (nghĩ- viết- bắt cặp – chia sẻ)

Một số phương diện gợi ý

Cảm nghĩ của em

Cảm xúc của em khi bước vào trường THCS

  • Học tập
  • Kỉ luật
  • Phong trào
  • Cơ sở vật chất
  • Cách cử xử của bạn bè
  • Thái độ của thầy cô

Thuận lợi ở môi trường mới

Khó khăn ở môi trường mới

Nguyện vọng

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS suy nghĩ viết vào phiếu học tập, bắt cặp chia sẻ với bạn cùng bàn

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

2 HS trình bày trước lớp ý kiến của mình. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét ý kiến của học sinh, đưa ra định hướng quy trình

Một số phương diện gợi ý

Cảm nghĩ của em

Cảm xúc của em khi bước vào trường THCS

  • Học tập
  • Kỉ luật
  • Phong trào
  • Cơ sở vật chất
  • Cách cử xử của bạn bè
  • Thái độ của thầy cô

- Háo hức

- Nôn nao, lo lắng

- Tự tin, tự hào

Thuận lợi ở môi trường mới

- Học tập linh hoạt

- Phong trào hoạt động phong phú

- Cơ sở vật chất khang trang

- Thầy cô tận tình, chu đáo, bạn bè hòa đồng

Khó khăn ở môi trường mới

- Chưa thích nghi với phương pháp học tập mới

- Chưa mạnh dạn tham gia phong trào

- Chưa có cơ hội khám phá hết các phòng học

- Chưa làm quen với các bạn

Nguyện vọng

- Học được nhiều điều mới

-Phát triển kĩ năng

- Hòa đồng với bạn bè

  1. ĐỌC VĂN BẢN: KHÁM PHÁ MỘT CHẶNG HÀNH TRÌNH
  2. Hoạt động 1. Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Kích hoạt tâm thế của học sinh, kết nối với nội dung bài học

b. Nội dung:

GV sử dụng kĩ thuật KWL cho học sinh chia sẻ về SGK Ngữ văn 6

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

GV đặt câu hỏi

? Em đã biết gì về SGK Ngữ văn 6

? Em mong đợi học được những gì trong SGK Ngữ văn 6

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ, ghi vào giấy ghi chú, sau đó bắt cặp với bạn bên cạnh để trao đổi thông tin.

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

2 HS trình bày trước lớp ý kiến của mình. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn học sinh chốt định hướng:Cuốn SGK Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) đúng như tên gọi của nó sẽ mang đến cho các em một hành trình đầy ắp những điều mới lạ hấp dẫn, giúp các em hiểu thêm về xã hội, thiên nhiên và về chính bản thân mình, khơi gợi các em niềm say mê khám phá thế giới và theo đuổi những ý tưởng mới mẻ, giúp các em phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe, bồi dưỡng các phẩm chất cần thiết thông qua các bài học, và để hiểu rõ hơn về điều đó cô mời các em chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay “Khám phá một chặng hành trình”

Hoạt động 2. Khám phá kiến thức

a. Mục tiêu: HS nêu được những ấn tượng chung về văn bản, nhận biết được các thông tin chính mà văn bản đề cập đến, nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của bản thân, nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với bản thân

b. Nội dung: HS đọc văn bản, suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi, hoàn thành các phiếu học tập giáo viên đưa ra.

c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu học sinh đọc bài

- GV đặt câu hỏi

? Em hãy tóm tắt nội dung của văn bản “Khám phá một chặng hành trình”

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Phần 2. Giới thiệu SGK Ngữ văn 6 CTST

Phần 3. Lời chúc, lời chào, kí tên

Phần 1. Lời chào

10 chủ điểm của bài học

Vai trò của SGK

Gợi ý phương pháp học tập môn Ngữ văn

1 HS trình bày trước lớp ý kiến của mình, các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét câu trả lời của học, và chốt định hướng

1. Tóm tắt văn bản

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu lên màn hình phiếu học tập số 2, chuẩn bị 3 phiếu lớn dán lên bảng

- GV chia lớp thành 3 nhóm, tổ chức trò chơi tiếp sức cho học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ cá nhân, lên đánh dấu x vào phiếu học tập thể hiện mạch kết nối của các chủ điểm tiếp sức cho nhóm của mình.

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Lần lượt các em sinh trong nhóm lên đánh dấu vào phiếu học tập để hoàn thành trò chơi

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét phần trò chơi của học sinh thông qua phiếu học tập

2. Mạch kết nối chủ điểm

Các . phương

diện

Chủ

điểm

Mạch kết nối

Em với thiên nhiên

Em với xã hội

Em với chính mình

Lắng nghe lịch sử nước mình

x

x

Miền cổ tích

x

x

Vẻ đẹp quê hương

x

x

Những trải nghiệm trong đời

x

Trò chuyện cùng thiên nhiên

x

x

Điểm tựa tinh thần

x

x

Gia đình yêu thương

x

x

Những góc nhìn cuộc sống

x

x

Nuôi dưỡng tâm hồn

x

x

Mẹ thiên nhiên

x

x

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

3. Trục kĩ năng Đọc- Viết- Nói và nghe

- Gv phát phiếu học tập

- GV yêu cầu đọc thật kĩ văn bản tìm ra mục đích của các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe để hoàn thành phiếu học tập

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Một HS đúng lên trình bày phiếu học tập của mình

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần kết quả phiếu học tập của các em đưa ra những định hướng

Kĩ năng

Mục đích

Đọc

Văn bản văn học

- Nhận ra cái hay cái đẹp của tác phẩm

- Phát triển kĩ năng đọc văn bản theo đặc điểm thể loại

Văn bản thông tin

- Hiểu những vấn đề thực tế đang xảy ra trong cuộc sống

Văn bản nghị luận

- Hiểu những ý kiến khác nhau trước một hiện tượng đời sống

Viết- Nói và nghe

- Phát triển kĩ năng

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc bản thân, biết lắng nghe và thấu hiểu mọi người

Nhận xét

- Phát triển phẩm chất năng lực cho HS

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu đọc SGK và đặt câu hỏi

? SGK Ngữ văn gợi ý cho các em những phương pháp học tập nào?

? Trong các phương pháp đó em hứng thú với phương pháp nào? Vì sao?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Gọi 3 hs đứng lên trả lời câu hỏi

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV định hướng cho hs, chiếu cho các em xem một số sản phẩm học tập môn Ngữ văn như sổ tay Ngữ văn, tranh ảnh về bài học, thẻ thông tin…

4. Phương pháp học tập

- Sử dụng sổ tay văn học

- Sưu tầm video tranh ảnh, bài hát về bài học

- Tạo nhóm thảo luận

- Làm thẻ thông tin

- Thực hiện sản phẩm sáng tạo

- Câu lạc bộ đọc sách

Hoạt động 3. Luyện tập

a. Mục tiêu: HS hình dung được những nội dung bài học thông qua các chủ điểm

b. Nội dung: Đọc quan sát các chủ điểm, dự đoán những nội dung liên quan đến các chủ điểm bài học

c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

- Chiếu các chủ điểm bài học, yêu cầu HS dự đoán những nội dung liên quan đến các chủ điểm bài học.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

1 HS đứng dậy trình bày, các bạn khác nhận xét bổ sung

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét câu trả lời của HS đưa ra những định hướng

Chủ điểm

Dự đoán nội dung

Lắng nghe lịch sử nước mình

Lịch sử đất nước, con người

Miền cổ tích

Xã hội, cổ xưa

Vẻ đẹp quê hương

Quê hương, đất nước

Những trải nghiệm trong đời

Kinh nghiệm của mỗi người

Trò chuyện cùng thiên nhiên

Thiên nhiên, con người

Điểm tựa tinh thần

Xã hội, con người

Gia đình yêu thương

Tình cảm gia đình

Những góc nhìn cuộc sống

Xã hội, con người

Nuôi dưỡng tâm hồn

Con người

Mẹ thiên nhiên

Thiên nhiên

Hoạt động 4. Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, biết ứng dụng sơ đồ tư duy trong việc tóm tắt nội dung bài học.

b) Nội dung: HS xem lại nội dung bài học và thực hiện yêu cầu của GV

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d)Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Hãy hệ thống lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác định nhiệm vụ.

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập, suy nghĩ và hệ thống lại kiến thức bài học

B3: : Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Một hs báo cáo kết quả học tập

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Nhận xét sản phẩm của hs

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho

Chủ điểm

& mạch kết nối chủ điểm

KHÁM PHÁ MỘT CHẶNG HÀNH TRÌNH

Chọn lựa phương pháp học tập phù hợp

Vai trò của trục kĩ năng Đọc- Viết- Nói và nghe

Ngày soạn: ……………… Người soạn: Phan Thị Thùy Dung

Ngày dạy:……………. Trường THCS Bình An -TP Dĩ An – Bình Dương

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

VIẾT: LẬP KẾ HOẠCH CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH

Thời lượng: 1 tiết

  1. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Kiến thức:

Xây dựng được kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ đọc sách

2. Năng lực:

2.1 Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp

2.2 Năng lực đặc thù

- Xác định được vai trò của từng thành viên trong câu lạc bộ, cách sinh hoạt, nguyên tắc sinh hoạt của câu lạc bộ

- Thực hiện được các mẫu đọc sách

- Đánh giá hiệu quả làm việc của các thành viên

3. Phẩm chất:

- Tích cực, chủ động trách nhiệm, thiện chí giao lưu chia sẻ.

- Biết xúc động trước những hình ảnh đẹp, nhân vật hay trong một cuốn sách

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng, phấn, phiếu học tập
    2. Học liệu: Viết: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Tổ chức hoạt động để kích hoạt kiến thức nền của HS về vai trò của việc lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách, những thông tin cơ bản về kế hoạch câu lạc bộ đọc sách

b. Nội dung: HS xem video ngắn về lợi ích của việc đọc sách, trả lời câu hỏi của GV, sau đó GV giải thích ngắn gọn cho HS biết thế nào là câu lạc bộ đọc sách

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

- Chiếu cho HS xem video lợi ích của việc đọc sách và đặt câu hỏi

? Liệt kê những lợi ích của việc đọc sách

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS xem video và trả lời câu hỏi

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Học sinh trình bày trước lớp ý kiến của mình. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét ý kiến của học sinh, đưa ra một số định hướng dẫn dắt

- Sách là kho tàng tri thức của con người, cung cấp cho chúng ta không chỉ kiến thức, mà còn các bài học cuộc sống, kinh nghiệm sống, đồng thời cũng là phương tiện giải trí khá hiệu quả. Vì vậy việc thành lập một câu lạc bộ đọc sách sẽ giúp các em bổ trợ kiến thức trong các môn học, rèn luyện kĩ năng sống cần thiết và kết nối chia sẻ đam mê văn hóa đọc.

- Câu lạc bộ sách là một nhóm đọc, thường bao gồm một số người đọc và trao đổi về sách theo chủ đề hoặc danh sách đọc đã được thống nhất. Các câu lạc bộ sách thường chọn một cuốn sách cụ thể để đọc và thảo luận cùng một lúc.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

Quy trình lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách

a. Mục tiêu: HS nắm được quy trình xây dựng kế hoạch câu lạc bộ đọc sách, biết lập kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ đọc sách, xác định được vai trò của từng thành viên trong câu lạc bộ, cách sinh hoạt, nguyên tắc sinh hoạt của câu lạc bộ

b. Nội dung: HS đọc và quan sát các mẫu phiếu học tập trong SGK chia lớp thành 3 nhóm thảo luận quy trình viết kế hoạch câu lạc bộ đọc sách

c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS đọc kĩ các mẫu phiếu trong SGK và đặt câu hỏi

? Theo em để xây dựng một kế hoạch câu lạc bộ đọc sách có mấy giai đoạn?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

1 HS trình bày trước lớp ý kiến của mình, các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của học, và chốt định hướng

1. Quy trình lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ

GIAI ĐOẠN TIẾN HÀNH

GIAI ĐOẠN KẾT THÚC

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS đọc và quan sát các mẫu phiếu trong SGK trang 13, 14

- GV đặt câu hỏi

? Quan sát các mẫu phiếu học tập trong SGK theo em mỗi giai đoạn chúng ta cần thống nhất những nội dung nào

- N1: Tìm những nội dung cần thống nhất ở giai đoạn chuẩn bị

- N2: Tìm những nội dung cần thống nhất ở giai đoạn tiến hành

- N3: Tìm những nội dung cần thống nhất ở giai đoạn kết thúc

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gợi ý các mẫu phiếu học tập cho từng giai đoạn (mẫu 1, 2 dùng cho giai đoạn chuẩn bị, mẫu 3, 4 dùng cho giai đoạn tiến hành, phần thông báo kế hoạch hoạt động buổi sinh hoạt tiếp theo là giai đoạn kết thúc)

- Các HS nhóm thảo luận, ghi ra giấy câu trả lời

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

3 HS Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét chốt định hướng và lưu ý

- Vai trò, nhiệm vụ của mỗi thành viên sẽ thay đổi lần lượt qua các buổi sinh hoạt

- Khi thảo luận nhóm cần chú ý: Tôn trọng quyền riêng tư của các thành viên, không chia sẻ bài viết của nhóm ra ngoài khi chưa có sự đồng ý.

- Hướng dẫn học sinh tham khảo các mẫu phiếu đọc sách trang 15, 16

a) Giai đoạn chuẩn bị

- Các em cần thống nhất với cả nhóm 3 nội dung như sau:

+ Thống nhất phạm vi nội dung bàn luận, bao gồm: Tên sách, tác giả, số chương/ phần sẽ đọc

+ Phân công vai trò cho các bạn trong nhóm

+ Phân công nhiệm vụ, bao gồm: Người điều phối, người khai thác nội dung, người phụ trách kĩ thuật.

b) Giai đoạn tiến hành

- Cần thống nhất 2 nội dung sau:

+ Các hoạt động sẽ tiến hành

+ Trình tự và thời gian tổ chức từng hoạt động

c) Giai đoạn kết thúc

- Cần thống nhất 4 nội dung sau:

+ Thống nhất về cuốn sách cả nhóm sẽ đọc trong buổi tiếp theo

+ Phân công các thành viên chuẩn bị các hoạt động ở nhà: Người tìm từ hay, người liên hệ với cuốn sách khác, người lập hồ sơ nhân vật, người vẽ hình ảnh

+ Nhận xét ưu điểm và hạn chế của buổi sinh hoạt trước

+ Thống nhất thời gian hình thức, địa điểm tổ chức

Hoạt động 3. Luyện tập

  1. Thực hành viết

a. Mục tiêu: HS biết lập kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ đọc sách, xác định được vai trò của từng thành viên trong câu lạc bộ, cách sinh hoạt, nguyên tắc sinh hoạt của câu lạc bộ

b. Nội dung: Chuẩn bị phiếu học tập theo mẫu SGK, chia nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh, HS viết kế hoạch câu lạc bộ đọc sách theo quy trình đã hướng dẫn

c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

Chuẩn bị phiếu học tập theo mẫu SGK, chia nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh

Đưa ra yêu cầu: Em hãy viết kế hoạch hoạt động cho câu lạc bộ đọc sách thảo luận về một cuốn sách hay một tác phẩm em yêu thích

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thảo luận nhóm, thống nhất nội dung, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Các nhóm nộp lại các phiếu học tập, sản phẩm của nhóm mình

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét đánh giá các sản phẩm của các nhóm, nhận xét ưu và nhược điểm của mỗi nhóm

Hoạt động 4. Vận dụng

a) Mục tiêu: Cũng cố kiến thức, biết ứng dụng sơ đồ trong việc tóm tắt nội dung bài học.

b) Nội dung: HS xem lại nội dung bài học và thực hiện yêu cầu của GV

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Hãy hệ thống lại nội dung bài học bằng sơ đồ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập, suy nghĩ và hệ thống lại kiến thức bài học

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Một hs báo cáo kết quả học tập

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Nhận xét sản phẩm của hs,

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học tiếp theo

Quy trình ba giai đoạn

LẬP KẾ HOẠCH CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH

Thảo luận nhóm

Mẫu phiếu đọc sách

NHÓM SOẠN BÀI 1

Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình

Phạm Thị Kim Huê

Trường THCS Phú Mỹ, Quận Bình Thạnh, TP HCM

Lê Thị Hải Xuân

Trường THCS Thanh Châu, TP Phủ Lý, Hà Nam

Trần Thị Ngọc Ánh

Trường THCS Đinh Xá, TP Phủ Lý, Hà Nam

Trần Thị Hường

Trường THCS Lê Lợi, TP Hồ Chí Minh

Vũ Thị Huyền

Trường THCS Gò Vấp, quận Gò Vấp, TP HCM

BÀI 1

LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH

(14 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Tri thức ngữ văn (truyện dân gian, cốt truyện, sự kiện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, yếu tố kì ảo).

- Tái hiện lịch sử đất được thể hiện qua 4 văn bản đọc.

- Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), nghĩa của từ ngữ.

- Thành ngữ, nghĩa của một số thành ngữ.

2. Về năng lực

- Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, yếu tố kì ảo).

- Nhận biết và phân tích được nhân vật qua các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm và tình cảm cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.

- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản. Nhận biết được nghĩa một số thành ngữ thông dụng trong văn bản.

- Tóm tắt được nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ.

- Biết thảo luận nhóm nhỏ về một số vấn đề cần có giải pháp thống nhất.

3. Về phẩm chất

- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước, trân trọng các giá trị văn hóa của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

- Sơ đồ, bảng biểu

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khám phá tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

GV yêu cầu HS nghe đoạn nhạc, trả lời câu hỏi của GV.

HS nghe đoạn nhạc “Rạng rỡ Việt Nam” suy nghĩ cá nhân và trả lời.

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

- Nội dung của đoạn bài hát: hát về lịch sử Việt Nam.

- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở)

- Tri thức ngữ văn (truyện dân gian, cốt truyện, sự kiện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, yếu tố kì ảo).

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

1. Bật một đoạn nhạc, yêu cầu HS lắng nghe & đặt câu hỏi:

? Cho biết nội dung của đoạn bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì? Các em có thể lắng nghe lịch sử từ đâu?

2. Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK.

3. Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ:

? Hãy kể tên một số truyền thuyết mà em đã đọc? Em thích nhất truyền thuyết nào?

? Ai là người kể trong truyện này? Người kể ấy xuất hiện ở ngôi thứ mấy?

? Nếu muốn tóm tắt lại nội dung câu chuyện, em sẽ dựa vào những sự kiện nào? Sự việc đó được sắp xếp như thế nào? Sự việc đó thường có đặc điểm gì?

? Nhân vật chính trong truyện là ai? Nêu 1 vài chi tiết giúp em hiểu đặc điểm của nhân vật đó?

? Giới thiệu ngắn gọn một truyện truyền thuyết và chỉ ra những “dấu hiệu” của truyền thuyết trong tác phẩm đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

1. HS quan sát lắng nghe lời bài hát và suy nghĩ cá nhân.

GV hướng dẫn HS lắng nghe bài hát.

2. HS đọc phần tri thức Ngữ văn

3. HS làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Báo cáo sản phẩm nhóm, theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc

- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.

Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy

THÁNH GIÓNG

1. MỤC TIÊU

1.1 Về kiến thức

- Người kể chuyện ở ngôi thứ ba.

- Những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo…

1.2 Về năng lực

- Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết như cốt truyện, nhân vật, lời của người kể chuyện, lời của nhân vật.

- Nhận biết được nhân vật các chi tiết tiêu biểu thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.

- Rút ra bài học về chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

1.3 Về phẩm chất

- Yêu nước, tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Vi deo, tranh ảnh về văn bản Thánh Gióng

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.

Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-GV: Chiếu video về Hội Gióng (Sóc Sơn)

? Hãy cho biết lễ hội trên là tưởng nhớ vị anh hùng nào của dân tộc?

? Theo em, người anh hùng là người như thế nào? Người đó có những phẩm chất và thành tích gì khiến em ngưỡng mộ?

? Em đã biết tên người anh hùng nào trong lịch sử? Hãy kể tên 1 vài vị anh hùng?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi video, suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy

    1. Đọc – hiểu văn bản

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản, Tóm tắt văn bản, bố cục văn bản.

- Hiểu được thể loại truyền thuyết.

b) Nội dung

- HS trả lời các câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:

? Thánh Gióng thuộc thể loại truyện gì?

? Nhắc lại khái niệm? Truyền thuyết thường có yếu tố gì? Qua truyền thuyết nhân dân ta muốn thể hiện thái độ gì?

? Xác định nhân vật chính của truyện?

B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)

HS:

- Đọc văn bản

- Tìm chi tiết (phát hiện chi tiết)..

- Hoạt động nhóm

+ 2 phút làm việc cá nhân

+ 5 phút thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập

GV:

- Theo dõi, quan sát HS hoạt động…

- Hướng dẫn HS….

- Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn…

B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm…

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá…

HS:

- Trả lời câu hỏi

- Báo cáo sản phẩm nhóm

- Theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS

- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.

- Truyền thuyết thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương thời kì giữ nước.

- Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đó.

2. Đọc, giải thích từ khó, tóm tắt, bố cục

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được những nét chung của văn bản (Tóm tắt, ngôi kể, bố cục…)

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV: Chiếu ví deo

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

? Đọc và đánh số thứ tự vào từng ô trước các chi tiết dưới đây theo đúng trình tự xuất hiện trong truyện Thánh Gióng?

? Ai là nhân vật chính? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai?

? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2p, nhóm 5p

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

a) Đọc, tìm hiểu chú thích và tóm tắt

- HS đọc đúng.

Đọc và đánh số thứ tự vào từng ô trước các chi tiết dưới đây theo đúng trình tự xuất hiện trong truyện Thánh Gióng:

(4) Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước

(1) Hai vợ chồng ông lão ao ước có một đứa con.

(2) Bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử.

(6) Gióng lớn nhanh như thổi, bà con làng xóm phải góp gạo nuôi.

(3) Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói.

(4) Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước.

(5) Nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc.

(8) Gióng cùng ngựa sắt lên núi Sóc Sơn và bay lên trời.

(7) Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan.

(9) Vua nhớ công ơn, lập đền thờ.

b. Tìm hiểu chung

  • Nhân vật chính: Gióng.
  • Ngôi kể: ngôi thứ ba
  • PTBĐ: tự sự

Bố cục: 4 phần

P1: từ đầu… nằm đấy

=>Sự ra đời của Gióng

P2: Tiếp… cứu nước

=>Sự trưởng thành của Gióng

P3: Tiếp… lên trời

=>Gióng đánh tan giặc và bay về trời

P4: Còn lại

=>Những vết tích còn lại của Gióng.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Sự ra đời của Gióng

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường sự ra đời của Gióng.

b) Nội dung

- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:

? Tìm và liệt kê các chi tiết kì ảo về sự ra đời của Gióng ? Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của Gióng dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- 2 phút làm việc cá nhân

- 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.

GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 2

- Tháo gỡ KK ở câu hỏi (2) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Dự kiến sự việc sắp xảy ra qua các chi tiết kì lạ đó? M có nhận xét gì về sự ra đời của Gióng?).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.

Sự ra đời của Gióng

Chi tiết kì lạ

- Người mẹ ướm chân mình vào vết chân lạ và thụ thai.

  • Mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé.
  • Lên ba: không biết nói, biết cười, chẳng biết đi

Dự đoán sự việc sắp xảy ra

Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường

  • Sự ra đời kì lạ

2. Sự trưởng thành của Gióng

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường sự trưởng thành của Gióng.

b) Nội dung

- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

* Vòng chuyên sâu (3 phút)

- Chia lớp ra làm 3 nhóm hoặc 6 nhóm:

- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3… (nếu 3 nhóm) hoặc 1,2,3,4,5,6 (nếu 6 nhóm)...

- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:

? Tìm và liệt kê những chi tiết kì lạ về sự trưởng thành của Gióng?

* Vòng mảnh ghép (5 phút)

- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới:

1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?

2. Chi tiết kì ảo đó có ý nghĩa gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

* Vòng chuyên sâu

HS:

- Làm việc cá nhân 1 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.

- Thảo luận nhóm 2 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

* Vòng mảnh ghép (5 phút)

HS:

- 2 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép.

- 3 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2

Sự trưởng thành của Gióng

Chi tiết kì lạ

- Tiếng nói đầu tiên:

+ Mẹ ra mời sứ giả vào đây

+ Đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc

- Gióng lớn nhanh như thổi:

+ Cơm ăn mấy cũng không biết no

+ Áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ

+ Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng

  • Tiếng nói đầu tiên của Gióng là đòi đi đánh giặc:

+ Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước

+ Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng khác thường thần kì

=>Gióng là hình ảnh của nhân dân, lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi đất nước gặp nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước.

- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: để chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ về tinh thần và vũ khí đấu tranh.

- Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng:

+ Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng bằng cái bình thường, giản dị.

+ Đồng thời còn nói lên truyền thống yêu nước tinh thần đoàn kết của dân tộc thuở xưa.

+ Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của cả làng, của nhân dân.

=>Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân.

3. Gióng đánh tan giặc và bay về trời

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được những hình ảnh, chi tiết kì lạ Gióng đánh tan giặc và bay về trời.

b) Nội dung

- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 4 & giao nhiệm vụ:

? Tìm và liệt kê các chi tiết kì ảo về Gióng đánh tan giặc và bay về trời ? Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý nghĩa gì? Chi tiết kì ảo đó có ý nghĩa gì?

? Theo một số bạn truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”. Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- 2 phút làm việc cá nhân

- 3 phút thảo luận nhóm bàn và hoàn thành phiếu học tập.

GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 4

- Tháo gỡ KK ở câu hỏi (4) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Hình ảnh “Roi sắt gãy, nhổ tre đánh giặc” có ý nghĩa gì? Những dấu tích Gióng để lại cho đến ngày nay có ý nghĩa gì?).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.

Gióng đánh thắng giặc và bay về trời

Chi tiết kì lạ

- Gióng vươn vai thành tráng sĩ

- Mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun ra lửa.

- Đánh hết lớp này đến lớp khác.

- Roi sắt gãy nhổ tre đánh giặc.

- Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.

Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý nghĩa gì

Thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.

Ý nghĩa

  • Roi sắt gãy, nhổ tre đánh giặc:

+ Sự sáng tạo, nhanh tcủa Gióng.

+ Quyết tâm giết giặc đến cùng.

  • Giặc tan Gióng bay về trời:

+ Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng.

+ Gióng là biểu tượng của người dân Văn Lang.

- Em không đồng ý với ý kiến trên, vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Đó là những di sản mà Gióng thể lại cho dân tộc ta đến ngày nay. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn của nhân dân ta về một người anh hùng cứu nước giúp dân.

4. Những vết tích còn lại của Gióng

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được những dấu tích của Gióng để lại

- Hiểu được bài học của ngững dấu tích ấy.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động cá nhân cho HS.

- HS làm việc cá nhân, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 5

- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:

? Liệt kê những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng?

? Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?

?Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)

- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá.

- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

HS:

- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

- GV: Chiếu vie deo, liên hệ mở rộng KT

- Dấu tích còn để lại sau khi Gióng đánh giặc:

+ Tre đằng ngà vì ngựa phun bị cháy ngả màu vàng

+ Vết chân ngựa thành những hồ ao liên tiếp

+ Khi ngựa hét lửa, lửa cháy một làng

-> làng cháy

- Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân. Đồng thời cũng giải thích được các sự kiện, địa điểm lịch sử ( đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, làng Cháy).

- Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

III. Tổng kết

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Khái quát nội dung của bài

- Khái quát ý nghĩa của bài.

- Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung bài học.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn

- Giao nhiệm vụ nhóm:

? Nội dung chính của văn bản “Thánh Gióng”?

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Ý nghĩa của văn bản?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.

Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Nội dung:

-Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta.

2. Nghệ thuật

- Chi tiết tượng tượng kì ảo.

- Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường).

3. Ý nghĩa:

- Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.

2. Viết kết nối với đọc

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Hs viết được đoạn văn kể chuyện bằng lời của nhân vật trong truyện.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Lời kể là lời của nhân vật.

b) Nội dung: Hs viết đoạn văn

c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) kể lại một sự việc trong văn bản “Thánh Gióng” bằng lời của một nhân vật do em tự chọn.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn

B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).

3. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Đóng vai nhân vật Thánh Gióng, kể lại câu chuyện.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS: liệt kê các sự việc, đóng vai nhân vật xưng “tôi”.

HS liệt kê các sự việc trong câu chuyện và kể lại câu chuyện.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

4. Hoạt động 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Hãy tìm ví dụ về một truyện đồng thoại và chỉ ra các yếu tố của truyện đồng thoại trong văn bản đó?

- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho .

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

1. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, nhân vật, sự kiện trong tác phẩm.

- Bước đầu hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm

- Nắm được sơ lược vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong tác phẩm.

2. Về năng lực

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Sự tích Hồ Gươm.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

3. Về phẩm chất

- Yêu quý tự hào về những địa danh, di tích lịch sử và truyền thống dân tộc: lòng yêu nước, yêu hoà bình, tinh thần chống xâm lược.

- Ý thức trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ những danh thắng, di tích đó và phát huy truyền thống dân tộc.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo án ; Tranh ảnh về Hồ Gươm

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm; Phiếu học tập.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b) Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh và nêu cảm nhận.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS chơi trò chơi “Nhìn hình đoán địa danh”:

Đền Ngọc Sơn

Câu Thê Húc

Tháp Rùa

Hồ Gươm

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV chiếu đoạn tư liệu và đặt câu hỏi.

- HS suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS báo cáo.

- HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát câu trả lời.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

+ HS tự đánh giá

+ Hs đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

=> GV dẫn dắt:

HĐ 2: Tiến trình tiết dạy

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. TÌM HIỂU CHUNG

a)Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được thể loại, PTBĐ, tóm tắt các sự việc, sắp xếp phân bố cục.

- Hiểu được diễn biến của câu chuyện

b) Nội dung: Hướng dẫn HS tìm hiểu:

c) Sản phẩm: Các sản phẩm của nhóm HS, cá nhân HS theo từng hoạt động

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1 Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập:

Phiếu học tập số 1

Yêu cầu

Sản phẩm

1. Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết về người anh hùng.

B. Truyền thuyết về thời kì dựng nước.

C. Truyền thuyết về địa danh.

.......................

.....................................................................

.......................

2. Nêu hiểu biết của nhóm về thể loại đó?

.......................

3. Văn bản này là một văn bản truyện vậy PTBĐ chính của nó là gì? Ngôi kể của truyện là ngôi thứ mấy?

..............................................

4. Đặt câu chứa nội dung của những bức tranh sau:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.......................

5. Hãy sắp xếp các sự việc trên theo đúng trình tự của truyện? Đâu là sự việc chính, đâu là sự việc phụ?

.....................................................................

6. Dựa vào việc sắp xếp sự việc hãy phân chia bố cục của truyện?

.......................

- HS: Tiếp nhận

B2 Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát, hỗ trợ.

B3 Báo cáo, thảo luận kết quả

- Nhóm HS cử đại diên lên bảng trình bày sản phẩm của nhóm

- GV và HS nhóm khác nghe đại diện nhóm trình bày.

B4 Kết luận, nhận định ( GV)

+ HS tự đánh giá

+ HS đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

-> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide.

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại

- Truyện “Sự tích HG” thuộc thể loại truyền thuyết địa danh: Loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh.

2. Đọc- kể tóm tắt

- Ngôi kể: ngôi thứ ba (Người kể giấu mình, gọi tên nhân vật).

- PTBĐ: Tự sự.

3. Bố cục: 2 phần

- P1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.

- P2: Còn lại: Long Quân đòi lại gươm thần.

- Dự kiến sản phẩm:

Yêu cầu

Sản phẩm

1. Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết về người anh hùng.

B. Truyền thuyết về thời kì dựng nước.

C. Truyền thuyết về địa danh.

C. Truyền thuyết về địa danh.

2. Nêu hiểu biết của nhóm về thể loại đó?

- Truyện Sự tích HG thuộc thể loại truyền thuyết địa danh: Loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh.

3. Văn bản này là một văn bản truyện vậy PTBĐ chính của nó là gì? Ngôi kể của truyện là ngôi thứ mấy?

- PTBĐ: Tự sự.

- Ngôi kể: Ngôi thứ ba.

4. Đặt câu chứa nội dung của những bức tranh sau:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1. Lê Thận đi đánh cá, ba lần kéo lưới đều thấy lưỡi gươm, bèn mang về nhà.

2. Lê Lợi đến nhà Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng, cầm lên xem.

3. Lê Lợi thua trận, chạy vào rừng, tình cờ bắt được chuôi gươm.

4. Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần; Vua trả gươm.

5. Lê Lợi gặp lại Thận, kể lại truyện, hai người gươm tra vào lưỡi vừa như in. Lê Thận cùng tướng lĩnh nguyện một lòng phò Lê Lợi cứu nước

6. Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại.

7. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.

8. Giặc Minh đô hộ.

9. Từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

5. Hãy sắp xếp các sự việc trên theo đúng trình tự của truyện? Đâu là sự việc chính, đâu là sự việc phụ?

- Sắp xếp theo thứ tự các sự việc: 8-6-1-2-3-5-7-4-9.

- Sự việc chính:

+ Long Quân cho mượn gươm.

+ Rùa Vàng đòi gươm.

- Sự việc phụ: 8-6-1-2-3-5-7-4-9.

6. Dựa vào việc sắp xếp sự việc hãy phân chia bố cục của truyện?

- P1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.

- P2: Còn lại: Long Quân đòi lại gươm thần.

  1. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Long Quân cho mượn gươm

a)Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được: Bối cảnh Long Quân cho mượn gươm cho mượn gươm thần đánh giặc.

- Hiểu được ý nghĩa của sự việc, chi tiết gươm thần tỏa sáng

b) Nội dung: Hướng dẫn HS tìm hiểu:

c) Sản phẩm: Các sản phẩm của nhóm HS, cá nhân HS theo từng hoạt động

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

HDHS đọc -hiểu phần 1: Long Quân cho mượn gươm

B1Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Yêu cầu HS làm việc nhóm trả lời 3 câu hỏi:

1. Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần trong bối cảnh nào?

2. Cách cho mượn gươm có gì đặc biệt? Ý nghĩa?

3. So sánh thế lực của nghĩa quân trước và sau khi có gươm?

- HS: Tiếp nhận

B2Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động nhóm và hoàn thành các câu hỏi

- GV quan sát, hỗ trợ.

B3Báo cáo kết quả

- Nhóm HS cử đại diên lên bảng trình bày sản phẩm của nhóm

- GV và HS nhóm khác nghe đại diện nhóm trình bày.

B4 Kết luận, nhận định ( GV)

+ HS tự đánh giá

+ HS đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

-> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide.

II. Đọc – Hiểu văn bản

1. Long Quân cho mượn gươm

a/ Bối cảnh cho mượn gươm

- Thời gian: Thế kỉ XV, đất nước ta bị giặc Minh đô hộ

- Nhân dân khổ cực lầm than

- Nghĩa quân Lam Sơn còn yếu nên nhiều lần bị thua

b/ Cách cho mượn gươm

- Lê Thận 3 lần đều kéo lưới được 1 lưỡi gươm (Dưới nước)

- Lê Lợi chạy giặc bắt được chuôi gươm (Trên rừng)

🡪 Nhận gươm không dễ dàng, có thử thách.

🡪 Kết hợp miền ngược với miền xuôi mới tạo ra sức mạnh.

- Gươm có chữ “Thuận thiên” 🡪 Cuộc khởi nghĩa chính nghĩa; hợp ý trời, lòng dân; được thần linh ủng hộ.

c/ Gươm thần tỏa sáng

- Nghĩa quân trước khi có gươm:

+ Non yếu

+ Trốn tránh

+ Ăn uống khổ sở

🡪 Bị động và yếu thế

- Nghĩa quân sau khi có gươm:

+ Nhuệ khí tăng tiến

+ Xông xáo tìm địch

+ Đầy đủ, chiếm được các kho lương của địch

🡪 Chủ động và lớn mạnh

🡺 Ca ngợi sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước; ý chí chiến đấu của nghĩa quân, của khối đại đoàn kết toàn dân.

2. Long Quân đòi lại gươm

a)Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được: Bối cảnh trả gươm, quá trình trả gươm

- Học sinh hiểu được ý nghĩa của sự việc ý nghĩa của chi tiết kì ảo

b) Nội dung: Hướng dẫn HS tìm hiểu:

c) Sản phẩm: Các sản phẩm của nhóm HS, cá nhân HS theo từng hoạt động

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

HDHS đọc -hiểu phần 2: Long Quân đòi lại gươm

B1Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập trong 5 phút:

(GV lưu ý in phiếu cho HS: mặt trước là câu hỏi, mặt sau là dòng kẻ để cho HS viết câu trả lời)

- HS: Tiếp nhận

B2 Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát, hỗ trợ.

B3 Báo cáo kết quả

- Nhóm HS cử đại diên lên bảng trình bày sản phẩm của nhóm

- GV và HS nhóm khác nghe đại diện nhóm trình bày.

B4 Kết luận, nhận định

+ HS tự đánh giá

+ HS đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

-> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide.

=> GDĐĐ: Yêu hòa bình, quyết tâm chống xâm lăng, niềm kiêu hãnh về một đất nước nghìn năm văn hiến.

2. Long Quân đòi lại gươm

a/ Bối cảnh trả gươm

- Chiến tranh kết thúc, đất nước hoà bình.

- Lê Lợi lên làm vua, dời đô về Thăng Long

b/ Quá trình trả gươm

- Rùa Vàng đến xin lại gươm thần

- Nhà vua không hề đắn đo mà sẵn sàng trao trả gươm

🡪 Thể hiện ước vọng hòa bình của dân tộc ta.

🡪 Lời nhắc nhở, cảnh báo đối với những kẻ thù còn đang lăm le xâm lược nước ta

(GV lưu ý bổ sung: Hình ảnh của rùa vàng: Truyền thuyết An Dương Vương 🡪 Hình ảnh rùa vàng là sử giả của Long Quân, tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân.)

c/ Kết thúc truyện

- Ánh sáng le lói phản lại trên mặt hồ

🡪 Ánh hào quang, niềm tự hào về chiến công oanh liệt trong sự nghiệp đánh giặc cứu nước.

🡪 Cảnh đẹp, kì ảo và thiêng liêng.

- Hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

🡪 Ý nghĩa tượng trưng cho hồn thiêng của sông núi, tổ tiên, sức mạnh của chính nghĩa, của nhân dân.

* Ý nghĩa nhan đề

  • Nhan đề “Sự tích Hồ Gươm” gắn với việc trả gươm của Lê Lợi
  • Tên truyện và cách kể, giải thích về sự tích đổi tên Tả Vọng thành hồ Gươm rất sâu sắc, thể hiện sự tự hào truyền thống, lịch sử dân tộc

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

HDHS đọc -hiểu phần 3: Chi tiết thực và kì ảo

B1 Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức trò chơi “Ai thông minh hơn học sinh lớp 6”

+ Bộ câu hỏi:

Câu 1: Đâu là những chi tiết tưởng tượng, kì ảo có trong truyện?

a. Lưới đánh cá b. Gươm thần c. Rùa Vàng

d. Lê Lợi e. Lê Thận f. Long Quân

d. Giặc Minh

Câu 2: Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết?

Câu 3: Nội dung của truyện đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử có thật nào?

- HS: Tiếp nhận

B2 Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát, hỗ trợ.

B3 Báo cáo kết quả

- Nhóm HS cử đại diên lên bảng trình bày sản phẩm của nhóm

- GV và HS nhóm khác nghe đại diện nhóm trình bày.

B4 Kết luận, nhận định ( GV)

+ HS tự đánh giá

+ HS đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

-> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide.

=> GDQP: Các địa danh của Việt Nam luôn gắn với các sự tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược (Ải Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...).

3. Chi tiết thực và kì ảo

* Chi tiết tưởng tượng, kì ảo

- Những chi tiết tưởng tượng, kì ảo có trong truyện là: Gươm thần, Rùa Vàng, Long Quân.

=> Thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.

* Sự thật lịch sử

- Nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử được đề cập đến: Lê Lợi, cuộc kháng chiến chống quân Minh, Hồ Gươm...

=> Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới.

- Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: Những chi tiết tưởng tượng, kì ảo có trong truyện là: Gươm thần, Rùa Vàng, Long Quân.

Câu 2: Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và sức mạnh phi thường: Lê Thận đi đánh cá, cả ba lần thả lưới đều vớt được lưỡi gươm. Khi Lê Lợi đến nhà của Lê Thận thì thanh gươm bỗng sáng rực và trên gươm có hai chữ “Thuận Thiên”. Khi bị giặc đuổi, đi qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa thì đó là cái chươm nạm ngọc và tra vào lưỡi gươm thì vừa như in. Từ khi có thanh gươm, nghĩa quân dành được nhiều thắng lợi.

=> Thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.

Câu 3: Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử: Lê Lợi, cuộc kháng chiến chống quân Minh, Hồ Gươm...

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

HDHS đọc -hiểu phần 2: Long Quân cho mượn gươm

B1 Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập:

- HS: Tiếp nhận

B2Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động cá nhân và hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát, hỗ trợ.

B3 Báo cáo kết quả

- Nhóm HS lên bảng trình bày sản phẩm.

- GV và HS khác nghe đại diện nhóm trình bày.

B4 Kết luận, nhận định ( GV)

+ HS tự đánh giá

+ HS đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

-> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Xây dựng chi tiết kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho truyện.

- Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động.

2. Nội dung

- Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.

- Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang.

3. Ý nghĩa:

- Truyện khẳng định ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.

2.1Viết kết nối với đọc

a) Mục tiêu:Giúp HS

- Hs viết được đoạn văn kể chuyện bằng lời của nhân vật trong truyện.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Lời kể là lời của nhân vật.

b) Nội dung: Hs viết đoạn văn

c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyểngiaonhiệmvụ (GV):

Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) kể lại một sự việc trong truyện “ Sự tích Hồ Gươm” bằng lời của một nhân vật do em tự chọn.

B2: Thựchiệnnhiệmvụ: HS viết đoạn văn

B3: Báocáo, thảoluận: HS đọc đoạn văn

B4: Kếtluận, nhậnđịnh:GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).

2.2 Thực hành Tiếng Việt

Từ đơn và từ phức

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Trình bày được thế nào là từ đơn, từ phức.

- Phân biệt được từ ghép và từ láy.

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp & đặt câu hỏi:

? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?

- Giao nhiệm vụ:

? Hãy kẻ bảng và điền các từ in đậm trong đoạn văn vào ô phù hợp?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc phần nhận biết từ đơn và từ phức T27.

- Kẻ bảng điền từ và hoàn thiện bảng.

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình.

- Chuyển dẫn sang câu hỏi 2.

a) Khái niệm từ đơn và từ phức (SGK)

b) Luyện tập

Bài tập 1

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

vùng, dậy, một, cái, bỗng, biến, thành, một, mình, cao, hơn, trượng, bước, lên, vỗ, vào, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy, lên, mình, ngựa

Chú bé, tráng sĩ, oai phong, vang dội, áo giáp

- lẫm liệt

Bài tập 2

Từ ghép: giã thóc, giần sàng, bắt đầu, dự thi, nồi cơm, cán cung, dây lưng

Từ láy:nho nhỏ, khéo léo

Bài tập 3: Tạo các từ ghép

a. con ngựa, ngựa đực

b. ngựa sắt, sắ thép

c. kìthi, thiđua

d. áo quần, áo giáp, áo dài

Bài tập 4: Tạo các từ láy

a. nho nhỏ, nhỏ nhắn

b. khoẻ khoắn

c. óng ánh (từ láy đặc biệt, vì cùng vắng khuyết phụ âm đầu).

d. dẻo dai

Nghĩa của thành ngữ

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu và phân biệt được nghĩa các thành ngữ. Từ đó thấy được sáng tạo trong việc sử dụng các thành ngữ.

- Đặt câu với từ cho sẵn.

b) Nội dung:

- GV chia nhóm cặp đôi

- HS làm việc cá nhân 2’, thảo luận 3’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà học sinh hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

Bài 5

Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì chỉ giúp người đọc hình dung được mức độ tham gia hoạt động (ngay lập tức tham gia) của người dự thi, không hình dung được động tác của người dự thi ( nhanh nhẹn và

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

Bài 6

Nếu dùng từ “khéo” thay cho từ “khéo léo” trong câu văn trên thì độ “khéo” sẽ giảm xuống vì từ láy “khéo léo” giúp ta hình dung được sự việc một cách rõ ràng hơn, cho thấy kinh nghiệm và tài năng của các đội thi khi treo những niêu cơm để dự thi.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

Bài 7:

Tìm và ghép thành ngữ (cột A) với nghĩa của thành ngữ (cột B) trong bảng dưới đây sao cho phù hợp

  1. Thành ngữ
  1. Nghĩa thành ngữ

1.Chết như rạ

a.Nhận xét ai làm gì rất nhanh.

2.Mẹ tròn con vuông

b.Lòng oán giận và hận thù với ai đó rất sâu nặng.

3.Cầu được ước thấy

c.Chết rất nhiều

4.Oán nặng thù sâu

d.Điều mong ước trở thành hiện thực.

5.Nhanh như cắt

đ.Việc sinh nở thuận lợi tốt đẹp.

e.Chỉ những người có hiểu biết hạn hẹp nhưng lại cho mình thông minh, tài giỏi.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

Bài 9

a. nước chảy đá mòn, nước mặn đồng chua

b. nằm gai nếm mật, mật ngọt chết ruồi

c. ngựa quen đường cũ, ngựa non háu đá

d. nhạt như nước ốc

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau

Viết ngắn

Đoạn văn tham khảo

 Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đã có bao kẻ thù nhăm nhe xâm chiếm bờ cõi. Chúng áp bức đô hộ, khiến cuộc sống của nhân dân ta lầm than khổ cực. Thế nhưng, dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Những người anh hùng như Thánh Gióng luôn sẵn sàng ra trận để chiến đấu chống lại kẻ thù. Những người chủ tướng như Lê Lợi dù trải qua nhiều thất bại nhưng vẫn quyết tâm, giữ vững ý chí chiến đấu vì độc lập của dân tộc. Không những vậy,  cha ông ta đã nằm gai nếm mật, vượt qua mọi gian khổ, cùng nhau đoàn kết, kiên cường chống lại kẻ thù. Điều đó được chứng minh qua chiều dài lịch sử dân tộc, là công sức của cả dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng để người anh hùng đủ sức ra trận hay dân quân cùng vượt qua mọi thất bại, cùng chung sức chung lòng chống lại giặc Minh tàn ác. Những vất vả, hi sinh xương máu của thế hệ cha anh để đến ngày nay đất nước ta được độc lập, non sông gấm vóc khiến chúng ta càng thêm trân trọng và tự hào. Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay cần ra sức học tập và phấn đấu để xứng đáng với bề dày truyền thống lịch sử hơn bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam.

Thành ngữ: nằm gai nếm mật.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoànchơi trò chơi “Theo bước hành quân” và “Em tập diễn kịch”.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: Trò chơi “Theo bước hành quân”

B1 Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Theo bước hành quân” bằng cách trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn vật gì?

A. Thanh gươm thần.

B. Chiếc nỏ thần.

C. Bản đồ chỉ dẫn vào doanh trại quân giặc.

D. Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Câu 2: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện:

A. Lê Lợi là người "nhà Trời" được cử xuống giúp dân ta đánh giặc.

B. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa

C. Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần.

Câu 3: Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được lưỡi gươm đầu tiên?

A. Lê Lợi. B. Lê Lai. C. Nguyễn Trãi. D. Lê Thận.

Câu 4: Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như thế nào?

A. Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

B. Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang.

C. Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng.

D. Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật.

Câu 5: Khẳng định truyện Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết vì:

A. Câu chuyện kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa.

B. Câu chuyện kể về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử.

C. Câu chuyện ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh.

D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng, hư cấu vô cùng phong phú của tác giả dân gian

- HS: Tiếp nhận

B2 Thực hiện nhiệm vụ:

- GV đọc và chiếu câu hỏi (điều hành trò chơi)

- HS tham gia cá nhân trả lời câu hỏi

B3Báo cáo kết quả

- HS trình bày cá nhân.

- GV nghe Hs trình bày.

B4 Kết luận, nhận định ( GV)

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Trò chơi “Em tập diễn kịch”

B1 Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS diễn kịch: Đóng vai Lê Lợi kể lại truyện “Sự tích HG”.

- HS: Tiếp nhận

B2Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc qua lại truyền thuyết, ghi nhớ sự việc, dự kiến những điều cần kể.

- GV quan sát, hỗ trợ.

B3Báo cáo kết quả

- HS trình bày cá nhân.

- GV nghe Hs trình bày.

B4 Kết luận, nhận định ( GV)

Đối tượng đánh giá

Nội dung đánh giá

+ HS tự đánh giá

+ HS đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

Nội dung

Đã làm

Chưa làm

1. Đã đóng vài Lê Lợi kể lại truyện bằng ngôi thứ nhất xưng tôi.

2. Kế đúng trình tự các sự viêc theo các sự việc trong văn bản.

3. Đã có các câu miêu tả sự vật, sự việc trong khi kể.

4. Đã có những từ ngữ, câu văn bộc lộ cảm xúc của Lê Lợi về sự vật, hiện tượng.

5. Cách kể lưu loát, giọng nói, tác phong phù hợp với địa vị của nhân vật mình đóng vai.

6. Có sự sáng tạo

7. Đưa được ra bài học/ý nghĩa của truyện.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi cảm nhận và lan toả cảm hứng.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và hình ảnh Poster/ Video/ Bài rap/ … quảng bá di tích lịch sử/ thắng cảnh của Việt Nam của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS:

1. Từ chi tiết Lê Lợi trả gươm trong truyện, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn hòa bình trong giai đoạn hiện nay?

2. Thiết kế Poster/ Video/ Bài rap/ … quảng bá di tích lịch sử/ thắng cảnh của Việt Nam

- HS: Tiếp nhận

B2 Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ 1 tại lớp, nhiệm vụ 2 tại nhà.

- GV quan sát, hỗ trợ.

B3 Báo cáo kết quả

- HS trình bày cá nhân.

- GV nghe Hs trình bày.

B4 Kết luận, nhận định ( GV)

+ HS tự đánh giá

+ Hs đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

* Hướng dẫn về nhà

- Học bài cũ:

- Chuẩn bị bài mới:

+ Trả lời theo câu hỏi SGK.

+ Xem lại khái niệm văn tự sự, miêu tả đã học ở tiểu học.

+ Tra từ điển nghĩa của các từ: mẹ, cha, cao thượng, giếng, rung rinh, hèn nhát.

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

Văn bản

HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN

1. MỤC TIÊU

1.1 Về kiến thức:

- Kiểu văn bản thuyết minh.

- Vẻ đẹp của con người Việt Nam.

- Ý nghĩa văn hóa, giải trí qua hội thi.

1.2 Về năng lực:

- Xác định được thể loại, bố cục của văn bản “Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân”.

- Nhận biết được một số đặc điểm của văn bản thuyết minh qua văn bản “Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân”.

- Rút ra ý nghĩa của văn bản.

1.3 Về phẩm chất:

- Yêu nước, có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Phiếu học tập, máy chiếu, máy chiếu H

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* HĐ 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: Giúp HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
  2. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Kể tên một số các lễ hội truyền thống của quê hương em ? Nêu cảm nghĩ của em khi tham gia lễ hội?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

A. Đọc – hiểu văn bản

I. TÌM HIỂU CHUNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, phương thức biểu đạt)

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

GV nêu câu hỏi

? “ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” thuộc kiểu văn bản nào? Em đã biết gì về kiểu văn bản đó chưa?

? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- HS đọc văn bản

- Tìm hiểu

- Làm việc cá nhân

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS làm việc

B3: Báo cáo, thảo luận ( trong buổi ôn tập)

HS: Trình bày ý kiến của mình. HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

1) Đọc và tìm hiểu chú thích

HS đọc đúng

2) Tìm hiểu chung

a) Thể loại

Thuyết minh

b) Bố cục: 3 phần

- Từ đầu cho đến trong làng: Giới thiệu về Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân.

- Tiếp đến lao động mệt nhọc: Những nét tiêu biểu của hội thổi cơm thi.

- Còn lại: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân mang giá trị văn hóa lịch sử.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Giới thiệu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được mục đích và nguồn gốc của sự kiện

b) Nội dung:

- GV đặt câu hỏi cho HS

- HS làm việc cặp đôi nhân.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV phát phiếu học tập số 1

? Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cặp đôi - Thảo luận 3 phút và ghi kết quả vào phiếu học tập.

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

HS:

- 1 phút đầu: Làm việc cá nhân

- 2 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một cặp lên trình bày.

- Lấy bài của 1 cặp chiếu qua máy chiếu H

HS:

- Đại diện 1 cặp lên bày sản phẩm.

- Các cặp khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho cặp bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng cặp , chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong trao đổi, thảo luận theo cặp.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2

a) Nguồn gốc: được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

b) Mục đích: góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại hôm nay.

  1. Những nét tiêu biểu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tường thuật diễn biến về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

- Hiểu về vẻ đẹp của con người VN.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớn.

- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:

1. Tìm các chi tiết phù hợp với mỗi công đoạn và điền vào bảng sau:

STT

Các công đoạn

Quy định ( luật lệ cuộc thi)

1

Lấy lửa, chuyển lửa, nhóm lửa

Chế biến gạo

3

Đun nấu làm chín cơm

4

Thời gian

5

Chất lượng

2. Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và hình ảnh người dự thi, em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- 2 phút làm việc cá nhân

- 5 phút thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

GV: quan sát , theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện 1 nhóm HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.

- Tường thuật diễn biến của hội thi

STT

Các công đoạn

Quy định ( luật lệ cuộc thi)

1

Lấy lửa Chuyển lửa

Nhóm lửa

- trên ngọn cây chuối.

- châm que diêm vào hương cháy thành ngọn lửa.

- châm lửa và đốt vào những ngọn đuốc.

2

Chế biến gạo

xay, giã, giần, sàng từ lúa thành gạo trắng.

3

Đun nấu làm chín cơm

nồi cơm được treo dưới những cành cong, tay cầm cần, tay cầm đuốc.

4

Thời gian

trong khoảng một giờ rưỡi

5

Chất lượng

gạo trắng, cơm dẻo, không cháy.

- Hội thi: có ý nghĩa văn hóa, giải trí, rèn luyện sức khỏe cho con người.

- Vẻ đẹp của con gười VN: khỏe mạnh, khéo léo, sáng tạo; đoàn kết, phối hợp trong nhóm; ứng biến nhanh, ý thức cộng đồng.

  1. Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân mang giá trị văn hóa lịch sử.

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Hiểu được ý nghĩa văn hóa lịch sử của hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm bàn.

- Phát phiếu học tập số 3 & giao nhiệm vụ:

? Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử, văn hóa dân tộc?

? Liên hệ với văn bản Thánh Gióng và Sự tích Hồ Gươm.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- 2 phút làm việc cá nhân

- 3 phút thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

GV: quan sát , theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện 1 nhóm HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.

- Giúp hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ, nhằm tôn vinh những nét đẹp của văn hóa dân tộc, của nghề trồng lúa nước.

- Hai văn bản Thánh Gióng và Sự tích Hồ Gươm cho thấy nhân dân ta luôn đoàn kết đấu tranh, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Điều đó đã trở thành truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay.

III. Tổng kết

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn

- Phát phiếu học tập số 4

- Giao nhiệm vụ nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
  • Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Nghệ thuật

- Văn thuyết minh, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động..

2. Nội dung

Tường thuật diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân đồng thời ca ngợi vẻ đẹp con người Việt Nam, nhằm tôn vinh những nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.

B. Viết kết nối với đọc

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Hs viết được đoạn văn nêu suy nghĩ của mình khi được tham gia những lễ hội truyền thống của quê hương.

b) Nội dung: Hs viết đoạn văn

c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

Em đã được tham gia nhiều lễ hội truyền thống của quê hương. Hãy viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) nêu những suy nghĩ của mình về các lễ hội truyền thống đó.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn (GV quan sát, giúp đỡ HS)

B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn (GV chiếu bài của HS trên máy chiếu H)

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI

Văn bản

BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY

1. MỤC TIÊU

1.1 Về kiến thức:

Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét văn hóa của người Việt.

1.2 Về năng lực:

- Xác định được thể loại, ngôi kể trong văn bản “Bánh chưng bánh giầy”.

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

1.3 Về phẩm chất:

- Yêu nước, có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Phiếu học tập.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Hình thành kiến thức mới

I. TÌM HIỂU CHUNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, phương thức biểu đạt)

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

GV nêu câu hỏi

? “ Bánh chưng bánh giầy” thuộc thể loại truyện nào?

? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó?

? Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- HS tự đọc tại nhà

- Tìm hiểu

- Làm việc cá nhân tại nhà

B3: Báo cáo, thảo luận ( trong buổi ôn tập)

HS: Trình bày ý kiến của mình. HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

1) Đọc và tìm hiểu chú thích

2) Tìm hiểu chung

a) Thể loại

Truyền thuyết

b) Ngôi kể

Thứ ba

c) Phương thức biểu đạt

Tự sự

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nhận biết đặc điểm cốt truyện và đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện “ Bánh chưng, bánh giầy”

b) Nội dung:

- GV sử dụng bảng kiểm giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà

- HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ:

? Tìm một số chi tiết điền vào cột “ Chi tiết biểu hiện” của bảng kiểm sau:

Bảng kiểm 1

Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy.

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của NV mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của NV.

c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến “ ngày nay”.

Bảng kiểm 2

? Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy.

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,…

b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng

c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân tại nhà

B3: Báo cáo, thảo luận ( trong buổi ôn tập)

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- HS trình bày sản phẩm.

- Các HS khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) .

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng HS, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của HS.

- Chốt kiến thức.

- Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy.

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của NV mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

- Lang Liêu làm ra bánh trưng (nguyên liệu lấy từ nông sản do nhân dân làm ra) được Vua cha lựa chọn dâng lên lễ Tiên Vương.

b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của NV.

- Lang Liêu nằm mộng được thần mách bảo những nguyên liệu làm bánh.

c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến “ ngày nay”.

- Hàng năm, cứ vào dịp tết Nguyên đán nhân dân ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

- Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy.

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,…

- Lang Liêu mồ côi mẹ, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, rất mực hiếu thảo.

b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng

- Lang Liêu làm ra bánh trưng (nguyên liệu lấy từ nông sản do nhân dân làm ra) được Vua cha lựa chọn dâng lên lễ Tiên Vương.

c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

- Hàng năm, cứ vào dịp tết Nguyên đán nhân dân ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy để tưởng nhớ tổ tiên và người đã sáng tạo ra 2 thứ bánh này.

  1. VIẾT

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỘT VĂN BẢN BẰNG SƠ ĐỒ

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức:

- Tóm lược đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.

- Biết các từ khoá, cụm từ.

- Nắm nội dung bao quát của văn bản.

  1. Về năng lực:

- Biết tóm lược đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.

- Sử dụng các từ khoá, cụm từ.

- Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.

- Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.

- Biết kết hợp hài hoà, hợp lí giữa các từ khoá với hình vẽ, mũi tên, các kí hiệu,…

  1. Về phẩm chất:

- Yêu nước, trân trọng cội nguồn.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của GV:

- SGK, SGV

- Máy chiếu, máy tính, bảng tương tác.

- Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài tóm tắt, bài trình bày của HS.

- Phiếu học tập 1.

PHIẾU TÌM Ý

Họ và tên HS:……………………………………………………

Nhiệm vụ: Tìm ý cho đề bài: Tóm tắt văn bản “Sự tích Hồ Gươm” bằng sơ đồ.

Văn bản đó tên là gì?

….…………………………………

Nhân vật chính là ai? Ngoài ra còn có những nhân vật nào khác nữa?

….……………………………………

….……………………………………

Nhân vật chính đã thực hiện những sự việc nào? Trình bày theo lần lượt theo trình tự thời gian.

….………………………………….

….…………………………………

….…………………………………

Có thể đảo trình tự các sự việc hay không?

….……………………………………

….…………………………………….

Truyện kết thúc ra sao?

….……………………………………

Cảm xúc của em khi đọc câu chuyện này?

….…………………………………

Phiếu học tập 2:

Tóm tắt văn bản “Sự tích Hồ Gươm” bằng sơ đồ.

Nội dung chính: ……………………………………………………………………………………………………………….

….………………………………………………………………………………………………………………………

Sự việc 1:…………………………………………………………………………………………………………..

Sự việc 2:…………………………………………………………………………………………………………..

Sự việc 3:…………………………………………………………………………………………………………..

Sự việc 4:…………………………………………………………………………………………………………..

Sự việc 5:…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

2. Chuẩn bị của HS: Đọc và chuẩn bị theo yêu cầu trong SGK. Đọc lại các truyền thuyết đã học và ghi nhớ nội dung chính.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

GIỚI THIỆU KIỂU BÀI

  1. Mục tiêu:

- Biết được kiểu bài tóm tắt bằng sơ đồ.

- Biết cách tìm từ khó, từ ngữ chọn lọc

  1. Nội dung:

- HS trả lời câu hỏi của GV.

  1. Sản phẩm học tập: HS biết được kiểu đề và yêu cầu trên đề.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV hỏi:

? Quan sát đề và tìm yêu cầu của đề

? Hãy tìm từ khoá, cụm từ chọn lọc có trong đề?

? Trong một văn bản có nhiều nhân vật, sự việc; vai trò của những nhân vật và sự việc ấy có giống nhau không?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS:

- Quan sát đề và tìm yêu cầu của đề.

- Tìm từ khoá, cụm từ chọn lọc.

- Xác định vai trò của nhân vật, sự việc trong văn bản

GV:

- Dự kiến khó khăn HS gặp: Không xác định yêu cầu, nhân vật, sự việc chính - phụ.

- Tháo gỡ bằng cách đặt thêm câu hỏi phụ:

? Đề bài đó yêu cầu ta làm gì? Nhân vật nào được nhắc đến và thực hiện nhiều hành động nhất?

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định 1 -2 HS trả lời câu hỏi

- HS trả lời

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS

- Kết nối với mục: “ Tóm tắt văn bản Thánh Gióng bằng sơ đồ”

  1. Tìm hiểu chung:

Đề bài: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ.

- Tóm tắt, nội dung chính, bằng sơ đồ

- Nhân vật chính - sự việc chính

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

TÓM TẮT VĂN BẢN “THÁNH GIÓNG” BẰNG SƠ ĐỒ

  1. Mục tiêu:

- HS biết được yêu cầu đối với kiểu bài tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ.

- Biết tìm từ khoá, cụm từ chọn lọc.

- Biết nhận biết nhân vật chính, sự việc chính.

- Biết trình bày sáng rõ, gọn và có tính thẩm mĩ.

  1. Nội dung:

- GV chia nhóm lớp

- Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS biết được những yêu cầu của bài tóm tắt bằng sơ đồ.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ

  1. Xác định từ khoá, cụm từ chọn lọc
  2. Xác định sự việc khởi đầu, sự việc kết thúc
  3. Những sự việc còn lại có nhiệm vụ gì trong văn bản?
  4. Có thể đảo trật tự 5 sự việc này được không?
  5. Truyện “Thánh Gióng” được kể theo trình tự nào? ( Thời gian, không gian)
  6. Lựa chọn đáp án Có hoặc Không cho 2 câu hỏi SGK/ 34 ( đủ 7 ý)

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS:

- Đọc SGK và trả lời câu hỏi

- Làm việc cá nhân 3’

- Làm việc nhóm 4’ để hoàn thiện nhiệm vụ mà GV giao.

GV:

- Hướng dẫn HS trả lời

- Quan sát, theo dõi HS thảo luận.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV

- Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm, những HS còn lại quan sát sản phẩm của nhóm bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần)

GV: Hướng dẫn HS trình bày sản phẩm nhóm.

B4: Kết luận, nhận định

GV

- Nhận xét:

+ Câu trả lời của HS

+ Thái độ làm việc của HS khi tự làm việc cá nhân, làm việc nhóm.

+ Sản phẩm của nhóm

- Chốt kiến thức và kết nối với mục sau.

  1. Tìm hiểu bài tóm tắt mẫu:

Bài mẫu: Tóm tắt văn bản Thánh Gióng bằng sơ đồ.

- Từ khoá, cụm từ chọn lọc: Thánh Gióng, đánh giặc Ân.

- Sự việc khởi đầu: Sự việc 1.

- Sự việc kết thúc: Sự việc 5.

- Sự việc 2,3,4: Phát triển câu chuyện.

- Không thể đảo trật tự giữa các sự việc.

HĐ 3: Luyện tập

TÓM TẮT VĂN BẢN “SỰ TÍCH HỒ GƯƠM” BẰNG SƠ ĐỒ

  1. Mục tiêu:

- Biết tóm tắt bằng sơ đồ một văn bản

- Biết nhận diện và sử dụng được từ khoá, cụm từ chọn lọc

- Phân biệt nhân vật, sự việc chính - phụ

- Trình bày ngắn, rõ, có tính thẩm mĩ

  1. Nội dung:

- GV sử dụng kĩ thuật công não để hỏi HS về câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm”

- HS đọc nhanh, nhớ và trả lời câu hỏi của GV

  1. Sản phẩm học tập: HS tóm tắt được văn bản “Sự tích Hồ Gươm”bằng sơ đồ.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Truyện kể về ai? Gắn với sự việc gì?

? Xác định sự việc khởi đầu, sự việc kết thúc?

? Xác định các sự việc phát triển ( Sắp xếp theo trình tự thời gian)

? Viết tóm tắt bằng sơ đồ ( GV phát phiếu học tập 2)

? Đọc, sửa lại bài tóm tắt của mình.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS:

- Đọc lướt nhanh SGK (STHG), gợi ý SGK/35

- Hoàn thiện phiếu học tập

- Đọc, sửa lại sau khi viết.

GV:

-Hướng dẫn HS đọc, tìm từ khoá (nhân vật chính, sự việc chính)

- Hướng dẫn HS sắp xếp trình tự các sự việc và hoàn thiện phiếu học tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu HS trình bày sản phẩm.

HS:

- Đọc sản phẩm của mình.

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.

B4: Kết luận, nhận định

GV

- Nhận xét: thái độ học tập và sản phẩm của HS.

- Chốt kiến thức và kết nối với mục sau.

  1. Luyện tập

Đề bài: Tóm tắt văn bản “ Sự tích Hồ Gươm” bằng sơ đồ.

  1. Trước khi viết:
  2. Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt
  3. Xác định từ khoá, cụm từ chọn lọc, nhân vật - sự việc chính.
  4. Sắp xếp đúng trình tự thời gian các sự việc.
  5. Viết tóm tắt bằng sơ đồ
  6. Viết theo sơ đồ đã hình dung.
  7. Đảm bảo trật tự sự việc.
  8. Liên kết bằng từ khoá.
  9. Chỉnh sửa sơ đồ tóm tắt.

Đọc và sửa lại theo nhận xét của bạn và GV.

HĐ 4: Vận dụng

VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Giúp HS

- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài tóm tắt bằng sơ đồ.

- Chỉnh sửa bài tóm tắt cho mình và cho bạn.

  1. Nội dung:

- GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm, nhận xét bài của mình và của bạn.

- HS đọc bài viết, làm việc nhóm.

  1. Sản phẩm học tập: Bài tóm tắt hoàn thiện của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trả bài cho HS, yêu cầu HS đọc và nhận xét.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ.

- HS làm việc theo nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV : yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

- HS nhận xét bài của bạn.

B4: Kết luận, nhận định

GV

- Nhận xét: Chốt lại những ưu điểm và tồn tại của các bài tóm tắt.

- Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết.

Bài đã sửa chữa của HS

C. NÓI VÀ NGHE

THẢO LUẬN NHÓM NHỎ VỀ MỘT VẤN ĐỀ

CẦN CÓ GIẢI PHÁP THỐNG NHẤT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Ngôi kể và người kể chuyện

- Trải nghiệm của bản thân về thói quen tốt trong cuộc sống

2. Về năng lực:

- Biết kể, nói ở ngôi thứ nhất.

- Nói được về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân (cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách).

- Biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng của kiểu bài nói về thói quen tốt của bản thân.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, trân trọng những giá trị, vai trò của sách với bản thân và yêu cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm:……….

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1. Chọn được câu chuyện hay, có ý nghĩa

Chưa có chuyện để kể.

Có chuyện để kể nhưng chưa hay.

Câu chuyện hay và ấn tượng.

2. Nội dung câu chuyện phong phú, hấp dẫn

ND sơ sài, chưa có đủ chi tiết để người nghe hiểu câu chuyện.

Có đủ chi tiết để hiểu người nghe hiểu được nội dung câu chuyện.

Nội dung câu chuyện phong phú và hấp dẫn.

3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng…

Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.

Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng.

4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.

Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.

5. Mở đầu và kết thúc hợp lí

Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói.

Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói.

Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn.

TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát video và giao nhiệm vụ cho HS.

- HS quan sát video, lắng nghe những trải nghiệm của bạn, từ đó đóng góp ý kiến hoàn thiện bài.

c) Sản phẩm:

- HS xác định được nội dung của tiết học là nói về một trải nghiệm của bản thân

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video và giao nhiệm vụ cho HS:

? Nội dung của đoạn video? Nhân vật trong đoạn video đang làm gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, lắng nghe đoạn video và suy nghĩ cá nhân

- GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung vào video (nếu có).

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

Thành lập nhóm và phân công công việc

Mục tiêu:

- HS xác định được mục đích nói và người nghe

- Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói

Nội dung:

- GV hỏi và nhận xét câu trả lời của HS

- HS trả lời câu hỏi của GV

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Mục đích nói của bài nói là gì?

? Những người nghe là ai?

? GV chia nhóm lớp hoạt động thảo luận?( Em cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS của lớp phân theo nhóm bầu ra nhóm trưởng.

- Dự kiến KK: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm làm việc, thảo luận ra kết quả chung và ghi lại vào phiếu học tập của nhóm.

? Nhóm em sẽ nói về nội dung gì?

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS trình bày kết quả đã thảo luận của nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét phần trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn.

1. Chuẩn bị nội dung

- Xác định đề tài, mục đích

nói và người nghe (SGK).

- Tìm ý và lập dàn ý

- Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng.

2. Tập luyện

- HS nói một mình trước gương.

- HS nói tập nói trước nhóm/tổ.

TRÌNH BÀY NÓI

Mục tiêu:

- Luyện kĩ năng nói cho HS

- Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.

Nội dung: GV yêu cầu :

- HS nói theo dàn ý có sẵn ở tiết HĐ viết & nhận xét HĐ nói của bạn.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS nói theo dàn ý của HĐ viết

- Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại dàn ý của HĐ viết

- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS nói (4 - 5 phút).

- GV hướng dẫn HS nói, trình bày trước cả lớp.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.

- HS nói trước lớp

- Yêu cầu nói:

+ Nói đúng mục đích (ý kiến của bản thân về vấn đề được nói đến).

+ Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí.

+ Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

+ Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt… phù hợp.

TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI

Mục tiêu: Giúp HS

- Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

Nội dung:

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí.

- Yêu cầu HS đánh giá

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí.

HS ghi nhận xét, trao đổi, thảo luận, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy.

B3: Thảo luận, báo cáo

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau.

- Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

- Nhận xét của HS

HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.

Bài tập 1: Em hãy nêu ý kiến làm thế nào để học môn Ngữ văn có hiệu quả.

Bài tập 2: Đóng vai nhân vật Thánh Gióng, kể lại câu chuyện.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS liệt kê một số việc giúp học tốt môn Ngữ văn như (luyện đọc nhiều, tập trung và dành thời gian đọc lại, tập trung nghe và tránh làm việc riêng và ghi chép bài đầy đủ, gạch dưới ý chính và sử dụng sơ đồ tư duy...)

- HS liệt kê các sự việc trong câu chuyện và kể lại câu chuyện.

- GV hướng dẫn HS: liệt kê các sự việc, đóng vai nhân vật xưng “tôi”.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: Củng cố, mở rộng

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập 1: Em hãy tìm ví dụ về một truyện thuộc thể loại truyền thuyết và chỉ ra các yếu tố tưởng tượng kì ảo trong văn bản đó?

Bài tập 2: Hãy kể thêm về một trải nghiệm của bản thân về phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

D. ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập để khắc sâu kiến thức

b) Nội dung:

- GV giao bài tập cho HS.

- HS hoạt động cá nhân, nhóm để hoàn thành bài tập.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của các bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm để làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập cho HS)

* Dựa vào bảng trong SGK em hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản (làm vào phiếu học tập)

Phiếu học tập số 1

Văn bản

Nội dung chính

Thánh Gióng

a. Một hôm, bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử. Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói cười. 

b. Vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, tốt bụng và ao ước có một đứa con.

c. Vua nhớ công ơn, cho lập đền thờ.

d. Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước, nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc. Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan.Gióng lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

Sự tích Hồ Gươm

a. Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.

b. Lê Lợi thua trận, chạy vào rừng, tình cờ bắt được chuôi gươm.

c. Lê Lợi đến nhà Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng, cầm lên xem.

d. Lê Thận đi đánh cá, ba lần kéo lưới đều thấy lưỡi gươm, bèn mang về nhà.

e. Lê Lợi gặp lại Thận, kể lại truyện, hai người đem gươm ra tra vào nhau vừa như in. Lê Thận cùng tướng lĩnh nguyện một lòng phò Lê Lợi cứu nước. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.

f. Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần.

g. Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Bánh chưng,

bánh giầy

a. Các hoàng tử đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh dâng vua.

b. Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng.

c. Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi cho người con nào tài giỏi.

d. Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.

  • Dựa vào nội dung đã học các em hãy xếp các vị trí thứ tự của các văn bản vào bảng sau:

* Liệt kê một số sự việc, chi tiết, mà em cho là đặc sắc nhất, đáng nhớ nhất trong ba văn bản đã nêu, hãy nêu lý do tại sao em lựa chọn.

Sự kiện, chi tiết đặc sắc, đáng nhớ.

Nội dung

Thánh Gióng

Sự tích

Hồ Gươm

Bánh chưng bánh giầy

Sự kiện, chi tiết

- Gióng cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đi đánh giặc.

- Cả dân làng góp gạo nuôi Gióng

- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ.

- Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc

- Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.

- Khi tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa như in.

- Chi tiết Rùa Vàng đòi gươm

- Chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng, lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương

Lý do lựa chọn

Những chi tiết trên thể hiện được ý nghĩa, nội dung, chủ đề của truyện: Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

- Chi tiết tra chuôi gươm vào lưỡi gươm cho thấy đó là sự thống nhất sức mạnh, ý chí của cả dân tộc, cuộc chiến đấu này là thuận theo ý trời.

- Chi tiết Rùa Vàng đòi gươm mang nhiều ý nghĩa: giải thích tên gọi Hồ Gươm, đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn và tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.

Chi tiết tưởng tượng này có ý nghĩa đề cao lao động, đề cao trí thông minh sáng tạo của con người.

Học sinh có thể tùy ý đưa ra lý do lựa chọn các chi tiêu tiêu biểu

Phiếu học tập số 2

Em hãy ghi một số chi tiết em cho là tiêu biểu vào phiếu học tập sau và nêu lý do tại sao em chọn chi tiết đó.

Nội dung

Thánh Gióng

Sự tích

Hồ Gươm

Bánh chưng bánh giầy

Sự kiện, chi tiết

Lý do lựa chọn

Bài tập 1: Khi đọc một văn bản truyền thuyết cần lưu ý đến những đặc điểm nào của thể loại này?(HS thảo luận theo cặp đôi)

Dự kiến sản phẩm

* Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

* Nhân vật trong truyện là con người, loài vật, đồ vật được nhân hoá. Nhân vật thường có các đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng; thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng, được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

* Cốt truyện là chuỗi các sự việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có liên quan chặt chẽ với nhau. Truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, thường sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh của nhân vật.

* Truyện thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật  lịch sử.

Bài tập 2: Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ tư duy em cần lưu ý những gì?

* Bước 1: Cần đọc kĩ văn bản cần tóm tắt, xác định văn bản gồm mấy phần hoặc mấy đoạn, mối quan hệ giữa các phần đó. Tìm từ khoá và ý chính của từng phần hoặc đoạn. Từ đó xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ.

* Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ, dựa trên số phần hoặc số đoạn, xác định số ô hoặc số bộ phận cần có trong sơ đồ. Chọn cách thể hiện sơ đồ tốt nhất

* Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ đã vẽ, xem các ý chính của văn bản đã đủ và rõ chưa, cách thể hiện về các phần, đoạn, ý chính và quan hệ giữa chúng đã phù hợp chưa.

Bài tập 3: Bài học giúp em hiểu điều gì về lịch sử nước mình?

Bài học giúp em hiểu thêm những về lịch sử của dân tộc Việt Nam, là một dân tộc có truyền thống đấu tranh anh hùng, dù phải đối mặt với nhiều kẻ thù nhưng các thế hệ vẫn giữ vững chủ quyền dân tộc. Đó còn là tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng tạo thành sức mạnh vô cùng to lớn của nhân dân ta. Không những vậy, nước ta còn có nhiều truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc, có ý nghĩa sâu sắc và được truyền đời qua nhiều thế hệ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1, 2 & 3

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

Hoạt động 4: Củng cố, mở rộng

a) Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức nội dung của bài học

- Mở rộng thêm bằng cách đọc thêm 1 số văn bản khác

b) Nội dung:

- GV ra bài tập

- HS làm bài tập trong SGK

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Viết một kỉ niệm của bản thân và kể lại trước lớp. Trong đó có sử dụng từ láy, hãy gạch chân câu văn có sử dụng từ láy và nêu tác dụng.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc để xác định yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS cách làm.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS chữa bài tập bằng cách trình bày sản phẩm của mình.

- HS lên bảng chữa bài hoặc đứng tại chỗ để trình bày, chụp lại bài và gửi lên zalo. HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu cần)…

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.