Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 10: mẹ thiên nhiên

Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 10: mẹ thiên nhiên

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 10: mẹ thiên nhiên

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 10: MẸ THIÊN NHIÊN

(14 tiết)

I. MỤC TIÊU (Ngọc Phan)

1. Kiến thức

  • Tri thức ngữ văn (văn bản thông tin, sa-pô, nhan đề, đề mục, ...)
  • Thuyết minh tường thuật lại một sự kiện
  • Dấu chấm phẩy
  • Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu, sơ đồ) được sử dụng trong văn bản

2. Năng lực

  • Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
  • Nhận biết được tác dụng của một số yếu tố, chi tiết trong văn bản thông tin; cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả; tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong văn bản.
  • Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản; chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân.
  • Nhận biết dấu chấm phẩy; các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và công dụng của chúng.
  • Bước đầu viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện; tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.

3. Phẩm chất

  • Yêu quý, trân trọng thiên nhiên, tạo vật và sự sống của muôn loài.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • SGK, SGV
  • Một số video, tranh ảnh liên quan đến bài học
  • Máy chiếu, máy tính
  • Giấy A4, A3, A0 hoặc bảng phụ cho HS làm việc nhóm
  • Phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

CÁC HOẠT ĐỘNG CHƯA CÓ THỜI GIAN TỔ CHỨC

  1. Mục tiêu: Giúp Hs
  • Kết nối kiến thức từ nội dung thực tế cuộc sống vào bài học
  • Khám phá những tri thức ngữ văn
  • Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên
  1. Nội dung
  • GV hướng dẫn HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.
  • HS quan sát, lắng nghe video, suy nghĩ và trả lời cá nhân.
  • Đường dẫn đến video:Gửi Mẹ Thiên Nhiên
  1. Sản phẩm:
  • HS trình bày được nội dung của video: Vai trò của Thiên Nhiên đối với cuộc sống và hậu quả con người phải đối mặt khi thiếu ý thức bảo vệ thiên nhiên.
  • Cảm xúc cá nhân: định hướng mở.
  • Tri thức ngữ văn: nhân vật, lời kể, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
  1. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

  • Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe và đặt câu hỏi:
  • Cho biết nội dung của video.
  • Bài hát và phần nội dung minh họa gợi cho em cảm xúc gì?
  • Tôn trọng và giữ gìn thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS:

  • Quan sát video, xem video, lắng nghe lời bài hát và suy nghĩ cá nhân.

GV:

  • Hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe lời bài hát và trả lời câu hỏi.

HS:

  • Trả lời câu hỏi của GV.
  • HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

  • Nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc.
  • Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.

Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(Thực hành TV có thể gộp với văn bản đọc hoặc có thể tách riêng thành tiết T.Việt sau khi đọc xong 3 văn bản, đối với các văn bản đọc thêm thì ta cho vào mục luyện tập hoặc vận dụng)

VĂN BẢN 1 (Trịnh Hiền)

LỄ CÚNG THẦN LÚA CỦA NGƯỜI CHƠ-RO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.

- Nhận biết và hiểu được tác dụng của một số yếu tố trong VB thông tin như nhan đề, sa – pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong VB.

- Vai trò của cây lúa đối với đời sống của người dân Việt Nam.

- Hiểu thêm về những nét văn hoá, phong tục tập quán đặc sắc của dân tộc ta.

- Tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn văn trong văn bản.

2. Năng lực

- Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả.

- Nhận biết được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu, …)

3. Phẩm chất

- Hiểu được vai trò, mối quan hệ mật thiết và ý nghĩa cây lúa đối với cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Từ đó, các em hiểu được giá trị và biết trân quý hạt lúa.

- Biết yêu quý, trân trọng thiên nhiên, tạo vật và sự sống muôn loài.

- Luôn tự hào, giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2,3,4

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Biểu tượng/ ý nghĩa cây nêu

Hình thù của cây nêu

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

Phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 ( Nhóm 1)

Các hoạt động chuẩn bị buổi lễ cúng Thần Lúa

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

( Nhóm 2)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Các hoạt động trước buổi lễ cúng Thần Lúa

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

Nhóm 3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Các hoạt động trong buổi lễ cúng Thần Lúa

  • Thời gian:
  • Vật tế:
  • Người cúng:
  • Nhạc cụ:
  • Không khí:

Nhóm 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Các hoạt động sau khi buổi lễ cúng Thần Lúa xong

Phiếu học tập số 6 ( Thảo luận theo cặp)

PHIẾU HỌC TẬP( Thảo luận theo cặp)

Xác định câu nào là câu tường thuật sự kiện, câu nào là câu miêu tả, câu nào thể hiện cảm xúc của người viết trong đoạn văn bằng cách điền vào bảng sau:

“ Khi cúng xong, mọi người trở lên sàn nhà chính để dự tiệc. Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác. Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa,..Thật tưng bừng, náo nhiệt!

Tường thuật sự kiện

Miêu tả sự kiện

Cảm xúc của người viết

- Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0, video

2. Chuẩn bị của HS

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: GV dẫn vào bài mới, HS sử dụng SGK, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV. GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề/ xem video và nêu nhận xét/ tổ chức cuộc thi đố vui, xem tranh, …

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, thái độ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Các em có bạn nào đã từng được đi thăm cánh đồng lúa chưa? Được ngắm nhìn cánh đồng lúa em cảm thấy nó như thế nào?

GV cho HS trao đổi theo cặp về 2 câu hỏi:

? Theo em, cây lúa có vai trò như thế nào đối với đời sống của người Việt Nam?

? Hãy chia sẻ với các bạn một lễ hội vê cây lúa mà em biết

GV: Cho HS xem tranh 1 số lễ hội về cây lúa và giới thiệu sơ lược.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp, trao đổi

- HS quan sát suy nghĩ trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mời 1 HS đại diện trình bày câu trả lời

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, đẫn dắt vô bài mới

GV chuyển ý dẫn dắt sang phần Trải nghiệm cùng văn bản: “Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

"Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn"

Trong tiết học ngày hôm nay, cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu một lễ hội rất đặc sắc của người Chơ-Ro qua văn bản: “ Lễ cúng thần lúa của người Chơ – Ro”.

HS thảo luận trả lời câu hỏi:

*Cây lúa có vai trò rất mật thiết trong đời sống của con người Việt Nam.

-Là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống mọi người mà còn là nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình.

- Là nét văn hoá đặc sắc và cũng là linh hồn của người VN.

*Một số lễ hội về cây lúa mà em biết.

  1. Lễ rước Thần Lúa ở hội Trò Trám (huyện Lâm Thao, Phú Thọ)
  2. Lễ hội Trò Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao vào sáng ngày 12 tháng giêng có tục rước lúa thần.
  3. Lễ cơm mới (xế xự hú) người Hà Nhì ở Lai Châu.
  4. Nghi lễ cấy lúa trong Lễ hội Trồng Lúa Otaue vào ngày 14 tháng Sáu tại Đền thờ Sumiyoshi Taisha  ở Osaka, Nhật Bản,…

- HS theo dõi tranh ảnh và nêu cảm nhận.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách đọc văn bản.

b. Nội dung: Gv hướng dẫn HS cách đọc.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn học sinh đọc

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV

+ Hướng dẫn cách đọc thầm, đọc to, đọc diễn cảm

+ GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc văn bản, tìm hiểu trong SGK

- Làm việc cá nhân 2 phút, nhận xét góp ý để hoàn thiện phần đọc.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV sửa lại cách đọc cho HS ( nếu HS đọc chưa đúng).

- Nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm của HS

- Chốt kiến thức và chuyển ý sang mục sau.

HS biết cách đọc thầm, trả lời được các câu hỏi dự đoán, suy luận.

- HS biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp với văn bản.

Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi

a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm văn bản thông tin, Sa-pô, nhan đề, đề mục, thuyết minh thuật lại một sự kiện, phương thức biểu đạt, bố cục.

b. Nội dung: Gv tổ chức cho hs thảo luận theo hình thức, tìm hiểu khái niệm, phương thức biểu đạt, bố cục vb.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ, PHT, sản phẩm trên giấy A0

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Gv tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 bạn 1 nhóm.

+ GV hướng dẫn HS chú ý về các câu hỏi dự đoán, suy luận.

- Hướng dẫn hs giải nghĩa từ khái niệm bằng trò chơi "Hái hoa dân chủ". Mỗi cánh hoa là một từ khóa cần làm sáng tỏ. Giải nghĩa được từ sẽ được cộng điểm. Sau đó, cho HS xác định nhan đề, sa-pô, đề mục của văn bản và lí giải mục đích của chúng.

? Phương thức biểu đạt được tác giả sử dụng trong văn bản là gì?

? Văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Khái niệm

a. Thể loại văn bản thông tin: Là văn bản có mục đích chuyền tải thông tin một cách tin cậy, xác thực.

b. Sa-pô: là đoạn văn ngắn nằm ngày dưới nhan đề văn bản nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và tạo ra sự lôi cuốn đối với người đọc.

c. Nhan đề: là tên của văn bản thể hiện nội dung chính của văn bản.

d. Đề mục: là tên của một chương, mục, hoặc một phần của văn bản. Đề mục giúp cho bố cục văn bản mạch lạc và dễ tiếp nhận. Dưới mỗi đề mục là một hoặc một vài đoạn văn tạo thành bộ phận của toàn văn bản.

e. Thuyết minh thuật lại một sự kiện: thuộc thể loại văn bản thông tin. Mục đích của kiểu văn bản này là giới thiệu, thuyết minh về sự kiện, giúp người đọc hình dung quá trình diễn biến của sự kiện và các thông tin liên quan.

2. Phương thức biểu đạt: Kết hợp tường thuật với miêu tả, biểu cảm, kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

3. Bố cục: 3 phần

Phần 1: Từ “ Lễ cúng Thần Lúa….nhà nhà được no đủ”

  • Giới thiệu chung về Lễ cúng Thần Lúa

Phần 2: “Tiếp theo …Thật tưng bừng, náo nhiệt!”

  • Diễn biến của buổi lễ

Phần 3: còn lại

  • Cảm nghĩ của người viết về buổi lễ.

Hoạt động 3: Suy ngẫm và phản hồi

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

  1. Mục tiêu:

- Nhận biết được thông tin trong đoạn văn.

- Hiểu được yêu cầu tác dụng của việc sử dụng thông tin trong văn bản.

b. Nội dung: Gv tổ chức cho hs thảo luận theo hình thức, suy ngẫm từ tác phẩm.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ, PHT, sản phẩm trên bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

NV1: Tìm hiểu văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV:

? Văn bản đang nhắc đến sự kiện nào? Được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?

? Ý nghĩa của sự kiện ấy là gì? Từ đó, em hiểu được mong muốn, khát vọng gì của người Chơ – Ro.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi,

- Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức dẫn vào mục sau.

GV dẫn: Buổi lễ đặc sắc của người Chơ – Ro được diễn ra cụ thể như nào, có những nét độc đáo gì? Cô và các em sẽ cùng chuyển sang 2. Diễn biến của buổi lễ.

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

  1. Giới thiệu chung về lễ hội
  • Sự kiện: Lễ cúng Thần Lúa ( Lễ Sa-Yang-Va) của người Chơ- Ro
  • Thời gian: Tổ chức hằng năm ( từ ngày 15 – 30/03 AL)
  • Địa điểm: Đồng Nai
  • Ý nghĩa: để tạ ơn thần linh, cầu xin mưa thuận gió hoà, được mùa.
  • Khát vọng ấm no, hạnh phúc của người Chơ – Ro.
  1. Diễn biến của buổi lễ cúng
  1. Mục tiêu:

- Nhận biết và nắm được các trình tự, diễn biến các hoạt động của buổi lễ ( theo thời gian).

- Xác định được phương thức biểu đạt trong từng câu, từng đoạn văn.

- Hiểu được nét văn hoá đặc sắc của người Chơ – Ro thông qua văn bản

b. Nội dung: Gv tổ chức cho hs thảo luận theo hình thức, suy ngẫm từ tác phẩm.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ, PHT, sản phẩm trên bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc đoạn 1 được đánh dấu trong SGK. Nhắc HS chú ý vào câu hỏi trong SGK gạch chân và theo dõi.

GV chiếu hoặc cho xem tranh cây nêu và phát phiếu học tập cho HS làm theo nhóm.

? Cây nêu biểu tượng cho điều gì?

TL: Cây nêu biểu tượng thể hiện mối giao hoà giữa con người và thần linh, thể hiện ước vọng về cuộc sống ổn định, phồn vinh.

? Cây nêu trong lễ cúng Thần Lúa được làm bằng vật liệu gì và có hình thù như thế nào?

- Làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa

- Ngọn cây nêu có hình bông lúa lớn, phía trên gắn lông chim chèo bẻo ( sự sung túc của gia chủ)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

GV: dẫn dắt sang phần: Lễ cúng Thần Lúa.

? Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ – ro gồm những hoạt động nào? Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự nào?

TL: gồm 2 hoạt động: Chuấn bị và cúng lễ.

Các hoạt động được liệt kê theo trình tự thời gian ( Trước – Trong – Sau khi cúng lễ)

GV: Để tìm hiểu rõ hơn về diễn biến buổi cúng lễ cô sẽ chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận. GV phát phiếu học tập số 2, 3, 4, 5.

Nhóm 1: Để làm lễ cúng Thần Lúa người dân đã chuẩn bị những gì?

Nhóm 2: Liệt kê các hoạt động trước khi cúng lễ

Nhóm 3. Liệt kê các hoạt động trong khi cúng lễ

Nhóm 4: Liệt kê các hoạt động sau khi cúng lễ xong.

? Qua đó, em có nhận xét gì lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc văn bản, tìm hiểu trong SGK

- Làm việc nhóm 2 phút

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đại diện nhóm trình bày sản phẩm

- GV gọi đại diện các nhóm, nhận xét, bổ sung ( nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm của HS

- Chốt kiến thức và chuyển ý sang mục sau: Quả thật, đây là một buổi lễ rất trang nghiêm, náo nhiệt ấm áp về tình thần là dịp con cháu trở về hội tụ quây quần bên nhau vừa là dịp thể hiện khát vọng chính đáng của người dân lao động. Qua buổi lễ, tác giả đã có những nhận xét, đánh giá như thế nào về lễ cúng này cô trò chúng ta cùng chuyển sang phần 3. Cảm nghĩ của tác giả về lễ cúng Thần Lúa.

  1. Diễn biến của buổi lễ cúng
  2. Chuẩn bị
  • Cây nêu
  • Người phụ nữ đi rước hồn lúa
  1. Lễ cúng Thần Lúa
  • Trước khi cúng lễ
  • Người phụ nữ lớn tuổi mang gùi ra rấy lúa vái thần linh rồi cắt bụi lúa đem về để bàn thờ.
  • Trong khi cúng lễ
  • Thời gian: vào buổi trưa.
  • Lễ vật: gà, heo, rượu cần, lúa, hoa quả, bánh giày, mè đen, bánh tét.
  • Người cúng: già làng hoặc chủ nhà.
  • Nhạc cụ: nhạc đệm, cồng chiêng, đàn tre, kèn môi, kèn lúa,..
  • Không khí: thiêng liêng, gắn bó giữa thần linh và con người.
  • Sau khi cúng xong
  • Mọi người lên sàn dự tiệc
  • Người phụ nữ lớn tuổi nhất uống ly rượu đầu tiên.
  • Vừa uống vừa nhảy múa tưng bừng náo nhiệt.
  • Lễ cúng trang nghiêm, thiêng liêng, vui vẻ, ấm áp.
  1. Cảm nghĩ của tác giả về buổi lễ
  1. Mục tiêu:

- Nhận biết phần kết bài trong một văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện

- Nhận diện được những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết.

- HS biết cách viết phần kết bài trong văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.

b. Nội dung: Gv tổ chức cho hs thảo luận theo hình thức, suy ngẫm từ tác phẩm.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ, PHT, sản phẩm trên bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV

? Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết/ tác giả về buổi lễ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc văn bản, tìm hiểu trong SGK

- Làm việc cá nhân 1 phút

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV sửa lại cách đọc cho HS ( nếu HS đọc chưa đúng).

- Nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm của HS

- Chốt kiến thức và chuyển ý sang mục sau.

  1. Cảm nghĩ của tác giả về buổi lễ
  • Là 1 nét văn hoá sinh hoạt độc đáo.
  • Cảm thấy gắn bó với thiên nhiên, biết ơn thiên nhiên.

III. TỔNG KẾT

  1. NGHỆ THUẬT
  1. Mục tiêu:

- Nhận biết và nắm được các cách trình bày theo trình tự thời gian.

- Xác định được phương thức biểu đạt

- Hiểu được ý nghĩa của các thông tin sự kiện, ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong văn bản.

- Hiểu được mối quan hệ giữa cây lúa, thiên nhiên với con người.

- Biết yêu mến, quý trọng thiên nhiên, bảo tồn, giữ gìn phát huy nét văn hoá độc đáo của dân tộc.

b. Nội dung: Gv tổ chức cho hs thảo luận theo hình thức, suy ngẫm từ tác phẩm.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ, PHT, sản phẩm trên bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV:

- GV: Văn bản được trình bày theo trình tự nào?

?Theo em, văn bản này có phải là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện không? Hãy lí giải ( nếu có)

? Sử dụng những phương thức biểu đạt nào mà em đã được học?

? Em có nhận xét gì về những thông tin mà tác giả giới thiệu trong văn bản.

? Việc sử dụng hình ảnh ( phi ngôn ngữ) trong bài có tác dụng gì?

GV: Cho HS thảo luận nhóm theo cặp ( câu hỏi 3 SGK/84)

Phát phiếu học tập số 6.

  1. Ý nghĩa văn bản

? Văn bản muốn giới thiệu đến người đọc nội dung gì? Qua đó, em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

Là một HS, em sẽ làm gì? ( Giữ gìn, phát huy văn hoá đặc sắc của dân tộc, yêu mến trân trọng và bảo vệ thiên nhiên….)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc văn bản, tìm hiểu trong SGK

- Làm việc cá nhân và thảo luận theo cặp 2 phút, nhận xét góp ý để hoàn thiện câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV sửa lại cách đọc cho HS ( nếu HS đọc chưa đúng).

- Nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm của HS

- Chốt kiến thức và chuyển ý sang mục sau.

III. TỔNG KẾT

  1. Nghệ thuật
  • Trình bày theo trình tự thời gian cụ thể, chi tiết.
  • Kết hợp tường thuật với miêu tả, biểu cảm, tự sự, kết hợp với ngôn ngữ và hình ảnh.
  • Thông tin về sự kiện đảm bảo chính xác tin cậy.
  1. Ý nghĩa văn bản
  • Văn bản giới thiệu một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo người Chơ- Ro, góp phần làm phong phú di sản văn hoá dân tộc.
  • Cho thấy được tầm quan trọng, sự gắn bó giữa thiên nhiên và còn người. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn của con người đến thần lúa và khát vọng mong muốn được có một vụ mùa bội thu, ấm no hạnh phúc chính đáng của con người.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Em hãy tóm tắt lại nội dung văn bản mà em và các bạn vừa được trải nghiệm và nêu cảm nghĩ của em về buổi lễ cúng Thần Lúa này.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ hoàn thiện phiếu học tập

- Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Gv thu phiếu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS trình bày trước lớp

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tế

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời

c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Viết đoạn văn từ 5-7 câu thuyết minh một buổi lễ mà em đã được xem/ chứng kiến.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thực hiện nhiệm vụ

- HS viết đoạn văn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Hs đọc đoạn văn

- Hs khác lắng nghe nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

- GV có thể viết mẫu 1 đoạn vô phần này.

Văn bản 2: Cô Bích Hạnh

Văn bản

THIÊN NHIÊN-MẸ CỦA MUÔN LOÀI

(Trịnh Xuân Thuận)

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU: (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Tri thức ngữ văn: đọc hiểu văn bản, văn bản thông tin, sa-pô, nhan đề, đề mục

- Tri thức địa lý

- Hiểu biết thế nào về Trái Đất và thiên nhiên được thể hiện qua văn bản đọc.

2. Về năng lực:

- Nhận thức tầm quan trọng của thiên nhiên.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thành Trái đất.

- Nhận biết được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu )

3. Về phẩm chất:

- Tình yêu thiên nhiên.

- Ý thức bảo vệ môi trường

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khám phá tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.

HS quan sát, lắng nghe video “Rừng” suy nghĩ cá nhân và trả lời.

https://www.youtube.com/watch?v=G3jsoFaytqg

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

- Nội dung của video nói, hát về bảo vệ rừng và tình yêu thiên nhiên

- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).

- Tri thức ngữ văn đọc hiểu.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe &đặt câu hỏi:

? Cho biết nội dung của video? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì?

Nếu không chiếu được thì cho HS xem tranh cảnh thiên nhiên, cảnh môi trường bị tàn phá.

- Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK.

- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ:

? Hãy kể tên một số văn bản mà em đã đọc về Trái đất và thiên nhiên?

? Nếu muốn tóm tắt lại nội dung văn bản, em sẽ dựa vào những sự kiện nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS
- Quan sát video, lắng nghe lời bài hát và suy nghĩ cá nhân.

- Đọc phần tri thức Ngữ văn.

- Thảo luận nhóm:

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe bài hát (hoặc xem tranh ảnh)

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc

- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

ĐỌC VĂN BẢN

2.1 Đọc văn bản

Văn bản

THIÊN NHIÊN-MẸ CỦA MUÔN LOÀI

(Trịnh Xuân Thuận)

1.1 Về kiến thức:

- Những nét tiêu biểu về văn bản thông tin.

- Kiến thức địa lý được thể hiện trong văn bản “Thiên nhiên-Mẹ của muôn loài”.

1.2 Về năng lực:

- Phân tích được đặc điểm của thiên nhiên và Trái đất.

- Rút ra bài học về bảo vệ môi trường.

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật văn bản.

1.3 Về phẩm chất:

- Yêu thiên nhiên.

- Ý thức bảo vệ môi trường.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Tranh ảnh về “Trái đất-Mẹ của muôn loài”

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

+ Phiếu học tập số 1

Làm việc nhóm

Tái hiện lại hình ảnh Trái đất qua hình ảnh và ngôn ngữ trong 5 phút.

Hình ảnh Trái đất hành tinh xanh

  • Mặt trời
  • Cung cấp ánh sáng,nhiệt dộ,năng lượng..
  • Duy trì sự sống trên hành tinh.
  • Trái đất hành tinh sống động
  • Những thay đổi của TĐ qua thời gian khiến cho các sinh vật thích nghi.
  • Thúc dẩy sự phát triển và tiến hóa của muôn loài

+ Phiếu học tập số 2: Sự tiến hóa của sự sống trên Trái đất theo thời gian

Mốc thời gian

Các chi tiết

Cách nay 140 triệu năm

Cách nay 140 triệu năm

Vô số các loài tảo, bọt biển,rêu…

Cảnh tượng đa sắc của hoa…

Những con khủng long khổng lồ…

Cách nay 140 triệu năm

Cách nay khoảng 6 triệu năm

Tiền thân của loài người xuất hiện

Cách nay 140 triệu năm

Cách nay khoảng 30.000 đến 40.000 năm

Người tinh khôn đầu tiên mới xuất hiện

+ Phiếu học tập số: Rút ra thông điệp của văn bản

“Thiên nhiên-Mẹ của muôn loài”

Nội dung

Trái Đất là Mẹ nuôi dưỡng muôn loài

Ý nghĩa

Con người cần có trách nhiệm bảo vệ Trái Đất

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1 HĐ 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
  2. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Em đã bao giờ xem một bộ phim hay đọc 1 văn bản về Trái Đất chưa? Khi đọc, xem, em có những suy nghĩ gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

3.2 HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

3.2.1 Đọc – hiểu văn bản

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những hiểu biết về Trái Đất và thiên nhiên.

b) Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

? Nêu những hiểu biết của em về trái đất

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.

HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Trịnh Xuân Thuận

- Sinh năm 1948

- GS ngành Vật lí thiên văn

- Các tác phẩm đều viết bằng tiếng Pháp.

- Các tác phẩm chính: “Giai điệu bí ẩn”, “Hỗn độn và hài hòa”, …

2. Tác phẩm

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, bố cục…)

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

? Hình thức kiểu văn bản?

? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập& sản phẩm học tập của HS.

- Cung cấp thêm thông tin về tác phẩm, chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

* Thể loại: Văn bản thông tin có văn phong khoa học.

* Bố cục:

- Văn bản chia làm 3 phần:

+ P1: Từ đầu … “con người: Giới thiệu về Trái đất.

+ P2: Nếu có thể… “nhanh chóng”: Quá trình hình thành phát triển sự sống trên Trái đất.

+ P3: Phần còn lại: Những thay đổi của Trái đất ảnh hưởng đến môi trường sống

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Giới thiệu về Trái đất

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được những chi tiết nói về trái đất.

- Đánh giá

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

* Vòng chuyên sâu (7 phút)

- Chia lớp ra làm 3 nhóm hoặc 6 nhóm:

- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3… (nếu 3 nhóm) hoặc 1,2,3,4,5,6 (nếu 6 nhóm)...

- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:

+ Nhóm 1,2: Tác giả đã lựa chọn những những yếu tố nào để giới thiệu về Trái đất?

+ Nhóm 3,4: Tìm những chi tiết nói đến vai trò quan trọng của Trái đất?Quá trình hình thành phát triển sự sống trên Trái đất.

+ Nhóm 5,6: Tìm những chi tiết nói lên suy nghĩ của em về bảo vệ hành tinh xanh? Những thay đổi của Trái đất ảnh hưởng đến môi trường sống

B2: Thực hiện nhiệm vụ

* Vòng chuyên sâu

HS:

- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.

-Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm kháctheo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức& chuyển dẫn sang mục 2

Yếu tố giới thiệu TĐ

Quá trình hình thành phát triển sự sống

Vai trò quan trọng của TĐ

Sự thay đổi của TĐ ảnh hưởng đến môi trường sống

Một hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Qua các mốc thời gian…

Đánh thức và nuôi dưỡng sự sống

-Bên trong: xem SGK

Bên ngoài

=>

  1. Quá trình hình thành phát triển sự sống trên Trái đất.

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nhậnbiết số liệu thể hiện nội dung văn bản.

- Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung bài học.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 2& giao nhiệm vụ:

1. Tìm những chi tiết thể hiện?

2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi?

3. Em có nhận xét gì về?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- 2 phút làm việc cá nhân

- 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.

GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 2

- Tháo gỡ KK ở câu hỏi (2) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Tác giả đã sử dụng biện pháp

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.

a. Cách nay 140 triệu năm

Có vô số các loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu, bọ, tôm, cua, nhìn hoa bướm, nghe thấy tiếng chim, ong hay các loài khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử.

b. Cách nay khoảng 6 triệu năm

Tiền nhân của loài người xuất hiện.

c. Cách nay khoảng 30,000 dến 40,000 năm

Người tinh khôn đầu tiên xuất hiện.

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nhận biết số liệu thể hiện nội dung văn bản.

- Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung bài học.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động

nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện:

3. Những thay đổi của Trái đất ảnh hưởng đến môi trường sống

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:

? Tìm những chi tiết thể hiện sự thay đổi của Trái Đất?

? Trái đất đã cho chúng ta những gi?

? Chúng ta cần hành động như thế nào để bày tỏ lòng biết ơn đối với Mẹ của muôn loài?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)

- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá.

- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

HS:

- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

*Thay đổi của Trái Đất

- Bên trong: địa chất, núi lửa…

- Bên ngoài: thiên thạch…

*Trái Đất đã cho chúng ta:

- Những cánh rừng..

- Những cánh đồng cỏ..

- Những dòng sông…

*Hành động của chúng ta để bày tỏ lòng biết ơn đối với Mẹ của muôn loài

- Giữ gìn cây xanh

- Sử dụng chất liệu từ thiên nhiên

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn

- Giao nhiệm vụ nhóm:

? Nội dung chính của văn bản.

? Ý nghĩa của văn bản.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
  • Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗtrợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

III. Tổng kết

1. Nội dung:

- Trái Đất được mệnh danh là hành tinh xanh bởi được chủ yếu bao bọc bởi rừng, cây xanh hay nói cách khác chính là thiên nhiên chiếm hơn nửa trái đất của chúng ta.

2. Ý nghĩa

- Trái Đất là Mẹ nuôi dưỡng muôn loài, vì thế chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ Trái Đất cũng là bảo vệ sự sống của muôn loài trong đó có con người.

3. HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập .

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HScho Hs lựa chọn 1 trong ba bài:

Bài tập 1: Đóng vai Trái Đất

Bài tập 2: Tìm ví dụ hành động biết ơn Mẹ thiên nhiên.

Bài tập 3: Hội thi vẽ tranh bảo vệ môi trường

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

- Hỗ trợ HS liệt kê các số liệu, chi tiết.

- Hướng dẫn tìm kiếm văn bản thông tin bổ ích, lý thú để tham khảo.

? Từ văn bản em rút ra bài học gì cho bản thân trong việc bảo vệ môi trường?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài mới.

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM (Ngọc Phan)

HAI CÂY PHONG

(Trích “Người thầy đầu tiên”)

- Ai-tơ-ma-tốp -

1. MỤC TIÊU

1.1 Về kiến thức

  • Những nét tiêu biểu về tác giả Ai-ma-tốp và truyện “Người thầy đầu tiên”.
  • Ngôi kể thứ nhất được dẫn dắt qua hai mạch kể chuyện.
  • Cách kể lại một sự việc giàu hình ảnh và cảm xúc khi kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm
  • Ý nghĩa hình ảnh hai cây phong: biểu tượng cho tình thầy trò, tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương.
  • Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương và lòng biết ơn đối với thầy Đuy-sen.

1.2 Về năng lực

  • Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu một văn bản văn chương.
  • Xác định được hai mạch kể lồng ghép trong truyện và hiệu quả của chúng.
  • Nhận diện, phân tích được những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
  • Liên hệ, kết nối với hai văn bản trước đó để hiểu hơn về chủ điểm Mẹ Thiên Nhiên.

1.3 Về phẩm chất

  • Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên và lòng yêu quê hương, đất nước.
  • Tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
  • Bồi dưỡng lòng biết ơn.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • SGK, SGV
  • Một số tranh ảnh liên quan đến bài học
  • Máy chiếu, máy tính
  • Giấy A4 hoặc bảng phụ cho HS làm việc nhóm
  • Phiếu học tập:
  • Phiếu học tập số 1 (Tìm hiểu mạch kể chuyện)

Mạch kể 1

Mạch kể 2

Đại từ xưng hô

Nội dung mạch kể

Tác dụng của việc đan xen hai mạch kể

  • Phiếu học tập số 2 (Tìm hiểu về những chi tiết miêu tả hai cây phong)

Hai cây phong

Qua cái nhìn của họa sĩ

Trong kí ức tuổi thơ

Vị trí

Hình ảnh

Âm thanh

Hoạt động

NT được sử dụng

  • Phiếu học tập số 3

Ý nghĩa của hai cây phong

Đối với tác giả

Đối với quê hương

Đối với câu chuyện về thầy Đuy-sen

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: Giúp Hs
  • Kết nối kiến thức từ nội dung thực tế cuộc sống vào bài học
  • Khám phá những tri thức ngữ văn
  • Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương
  1. Nội dung
  • GV hướng dẫn HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.
  • HS quan sát, lắng nghe video, suy nghĩ và trả lời cá nhân.
  • Đường dẫn đến video: Cảnh núi đồi thảo nguyên
  1. Sản phẩm:
  • HS trình bày được nội dung của video: Cảnh đẹp thiên nhiên vùng núi đồi thảo nguyên (cụ thể là Bản làng Tây Bắc - Việt Nam)
  • Học sinh liên hệ cảnh đẹp và biểu tượng của quê hương mình.
  • Cảm xúc cá nhân: định hướng mở.
  1. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

  • Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe và đặt câu hỏi:
  • Cho biết nội dung của video.
  • Em có nhận xét gì về những hình ảnh thiên nhiên trong video ?
  • Giới thiệu một và cảnh đẹp hoặc biểu tượng đặc sắc của quê hương em?
  • Cảm xúc của em đối với những cảnh đẹp hoặc biểu tượng đó.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS:

  • Quan sát video, xem video, và suy nghĩ cá nhân.

GV:

  • Hướng dẫn HS quan sát video, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

HS:

  • Trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

  • Nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc.
  • Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

I. TÌM HIỂU CHUNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Trình bày được những nét khái quát về nhà văn Ai-ma-tốp và tác phẩm “Người thầy đầu tiên” cũng như văn bản “Hai cây phong”.

- Nhận diện được những yếu tố cơ bản của thể loại truyện: nhân vật, ngôi kể, bố cục, đại từ xưng hô.

b) Nội dung

- GV cho HS xem video, hướng dẫn HS đọc SGK và đặt câu hỏi.

- Hs xem video, đọc SGK và tìm thông tin để trả lời các câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn HS xem video:

Người thầy đầu tiên - Tchinguiz Aitmatov

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:

+ “Hai cây phong” được trích từ tác phẩm nào?

+ Cho biết tên tác giả của tác phẩm đó?

+ Văn bản “Hai cây phong” thuộc thể loại gì?

+ Chia bố cục và nêu nội dung chính của văn bản?

- Tìm chi tiết (phát hiện chi tiết) qua video và trong SGK

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV:

- Hướng dẫn học sinh xem video, đọc SGK và tìm thông tin.

HS:

  • Quan sát video, xem video, và suy nghĩ cá nhân.
  • Trả lời câu hỏi của GV.

B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)

GV:

- Yêu cầu HS trả lời

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Chuyển dẫn sang mục sau.

1. Tác giả

- Ai-ma-tốp là nhà văn lớn của Cư-rơ-gư-xtan (thuộc Liên Xô trước đây).

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Văn bản “Hai cây phong” trích phần đầu của tác phẩm “Người thầy đầu tiên”.

- Thể loại: Truyện vừa

- Bố cục: Hai phần

  • Phần 1: Từ đầu đến “chiếc gương thần xanh”.
  • Phần 2: Phần còn lại.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Xác định được hai mạch kể lồng ghép trong truyện và hiệu quả của chúng.

- Nhận diện, phân tích và biết cách kể lại một sự việc giàu hình ảnh và cảm xúc khi kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm

- Hiểu được ý nghĩa hình ảnh hai cây phong: biểu tượng cho tình thầy trò, tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương.

- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương và lòng biết ơn đối với thầy Đuy-sen.

- Liên hệ, kết nối với hai văn bản trước đó để hiểu hơn về chủ điểm Mẹ Thiên Nhiên.

- Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

b) Nội dung:

- GV cho HS thảo luận nhóm.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

(sản phẩm dự kiến)

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và giao nhiệm vụ:

1. Nhận diện hai mạch kể có trong văn bản qua cách tác giả sử dụng đại từ xưng hô.

2. Nhận xét sự độc đáo và tính hiệu quả của việc đan xen hai mạch kể này.

3. Trong cái nhìn của nhân vật tôi hai cây phong hiện lên như thế nào (vị trí, hình dáng, âm thanh,…)?

4. Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong có tâm hồn riêng, tiếng nói riêng (những chi tiết miêu tả hai cây phong được tác giả cảm nhận bằng tâm hồn).

5. Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với nhân vật tôi?

6. Theo em, thiên nhiên có vai trò gì đối với cuộc sống mỗi chúng ta.

B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)

HS:

- Đọc văn bản

- Tìm chi tiết (phát hiện chi tiết).

- Hoạt động nhóm

+ 2 phút làm việc cá nhân

+ 5 phút thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập

  • Phiếu học tập 01 (Tìm hiểu mạch kể chuyện)

Mạch kể 1

Mạch kể 2

Đại từ xưng hô

Nội dung mạch kể

Tác dụng của việc đan xen hai mạch kể

  • Phiếu học tập 02 (Tìm hiểu về những chi tiết miêu tả hai cây phong)

Hai cây phong

Qua cái nhìn của họa sĩ

Trong kí ức tuổi thơ

Vị trí

Hình ảnh

Âm thanh

Hoạt động

NT được sử dụng

  • Phiếu học tập 03 (Tìm hiểu ý nghĩa của hai cây phong)

Ý nghĩa của hai cây phong

Đối với tác giả

Đối với quê hương

Đối với câu chuyện về thầy Đuy-sen

GV:

- Hướng dẫn, theo dõi và quan sát HS đọc diễn cảm văn bản.

- Phát phiếu học tập, hướng dẫn HS thảo luận nhóm.

- Quan sát, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn…

B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm.

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá, góp ý cho nhóm bạn

HS:

- Trả lời câu hỏi

- Báo cáo sản phẩm nhóm

- Theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS

- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục tổng kết.

1.Hai mạch kể lồng ghép trong văn bản.

Mạch kể 1

Mạch kể 2

Đại từ xưng hô

Người kể giới thiệu mình là hoạ sĩ- xưng “tôi”.

người kể chuyện vẫn là “tôi” nhưng lại nhân danh cả bọn con trai ngày trước.

Nội dung mạch kể

Kể lại hình ảnh hai cây phong và cho thấy tình cảm mà người họa sĩ dành cho chúng. (hiện tại)

Kể lại những kỉ niệm của bọn con trai ngày trước gắn liền với hình ảnh hai cây phong. (quá khứ)

Tác dụng của việc đan xen hai mạch kể

Hai mạch kể bổ sung cho nhau diễn tả những tình cảm, những kỉ niệm nhất là thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên tươi đẹp.

2. Hình ảnh hai cây phong:

Hai cây phong

Qua cái nhìn của họa sĩ

Trong kí ức tuổi thơ

Vị trí

Gữa ngọn đồi phía trên làng.

Hình ảnh

Hai cây phong như những ngọn hải đăng đặt trên núi.

Hai cây phong khổng lồ.

- Cành cao ngất, ngang tầm chim bay.

Âm thanh

+ Chan chứa những lời ca êm dịu, không ngớt những tiếng rì rào theo nhiều cung bậc.

- Tiếng lá xào xạc dịu hiền.

Hoạt động

Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành

- Nghiêng ngả đung đưa chào mời

NT được sử dụng

So sánh, nhân hóa, dùng các từ láy tượng hình.

Dùng nhiều từ láy, phép nhân hoá… , miêu tả sống động.

Hai cây phong trong cái nhìn của họa sĩ: Chỉ bằng một đôi ba nét phác thảo của một nghệ sĩ, hình ảnh hai cây phong hiện lên với đường nét, màu sắc pha lẫn âm thanh thật tuyệt diệu, có tâm hồn, rất gắn bó con người.

Hai cây phong trong kí ức tuổi thơ: Đó là những bức tranh thiên nhiên rộng lớn, huyền ảo, đầy đường nét, mầu sắc làm tăng chất bí ẩn, quyến rũ của những miền đất lạ, khơi gợi ước mơ khao khát trong tâm hồn trẻ thơ.

3. Ý nghĩa của hai cây phong:

Ý nghĩa của hai cây phong

Đối với tác giả

Đối với quê hương

Đối với câu chuyện về thầy Đuy-sen

- Gắn bó với kỉ niệm tuổi thơ của tuổi học trò. Khơi gợi bao ước mơ khát vọng của tuổi thơ.

- Hai cây phong là biểu tượng của quê hương, gắn với tình yêu quê hương da diết.

- Là nhân chứng cho câu chuyện cảm động về thầy Đuy-sen.

III. TỔNG KẾT

a) Mục tiêu:

- Khái quát nội dung và rút kinh nghiệm cho quá trình đọc – hiểu văn bản tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Liên hệ, kết nối với hai văn bản trước đó để hiểu hơn về chủ điểm Mẹ Thiên Nhiên.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Hướng dẫn HS:

- Liên hệ, kết nối với hai văn bản trước đó để hiểu hơn về chủ điểm Mẹ Thiên Nhiên.

- Nhận diện, phân tích được những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.

- Rút kinh nghiệm cho việc đọc hiểu một văn bản văn chương.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV:

- Hướng dẫn học sinh liên hệ phần tổng kết của hai văn bản trước đó và xem lại quá trình đọc – hiểu văn bản “Hai cây phong”.

- Đặt câu hỏi:

+ Em có thay đổi gì về nhận thức và tình cảm sau khi học chủ điểm Mẹ Thiên Nhiên?

+ Nhắc lại tiến trình đọc của văn bản tự sự.

+ Khi đọc văn bản văn chương cần lưu ý những gì?

HS:

  • Liên hệ, kết nối với hai văn bản trước để tìm thông tin.
  • Xem lại nội dung và tiến trình đọc, suy ngẫm văn bản.
  • Trả lời câu hỏi của GV.

B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)

GV:

- Yêu cầu HS trả lời

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Chuyển dẫn sang mục sau.

III. Tổng kết:

1. Về chủ điểm Mẹ Thiên Nhiên

  • Yêu quý, trân trọng thiên nhiên, tạo vật và sự sống của muôn loài.
  • Tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

2. Về cách đọc:

- Nắm được tiến trình đọc một văn bản tự sự.

- Khi đọc cần lưu ý đến ngôi kể, mạch kể và các yếu tố biểu cảm, miêu tả có trong bài.

HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS, HS chọn 1 trong 2 bài tập sau:

Bài tập 1: Đóng vai nhân vật người họa sĩ, kể lại câu chuyện.

Bài tập 2: Qua lăng kính của người họa sĩ, hãy miêu tả lại hình ảnh hai cây phong.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS chọn 01 trong 02 bài tập đã giao và thực hiện:

  • Liệt kê các sự việc, đóng vai nhân vật xưng “tôi” và “chúng tôi”. (bài tập 1)
  • Liệt kê những chi tiết miêu tả hai cây phong. (bài tập 2)

HS:

  • Liệt kê các sự việc trong câu chuyện và kể lại câu chuyện. (bài tập 1)
  • Liệt kê những chi tiết miêu tả hai cây phong và miêu tả lại hình ảnh của chúng. (bài tập 2)

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

HĐ 4: Củng cố, mở rộng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

  • Tìm một câu chuyện miêu tả về một loài cây gắn bó với quê hương. Chỉ ra những yếu tố tự sự được sử dụng trong câu chuyện đó.
  • Nộp sản phẩm tại trang Google Classroom của lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn.

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng quy định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI (Mỹ Hương)

NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA TUỔI TRẺ

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nội dung văn bản Ngày Môi trường thế giới.

- Thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.

- Ý nghĩa của hành động bảo vệ môi trường.

- Các đặc điểm của văn bản thông tin được thể hiện trong văn bản Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ (Nhan đề, Sa-pô, đề mục, hình ảnh, chữ in đậm, số thứ tự).

2. Năng lực:

- Giúp học sinh có năng lực đọc hiểu văn bản thông tin.

- Rèn kĩ năng nhận diện các đặc điểm của văn bản thông tin.

3. Phẩm chất: Yêu quý, giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.

B.THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập, tranh ảnh.

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Mở đầu (10 phút)

  • GV giới thiệu và cho HS xem đoạn phim về vấn đề ô nhiễm môi trường. Đặt vấn đề:
  • Đoạn phim đề cập đến nội dung https://www.youtube.com/watch?v=AyMDpxw4S8w
  • Suy nghĩ của em về thiên nhiên, môi trường sau khi xem qua đoạn phim trên.
  • Đọc văn bản bản Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. (35 phút)

HOẠT ĐỘNG GIỮA

GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

  1. Hướng dẫn HS nhận diện: nhan đề, sa-pô, đề mục, hình ảnh, chữ in đậm, số thứ tự trong văn bản.

Thảo luận nhóm

Câu hỏi thảo luận:

Qua văn bản Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, em hãy chỉ ra các yếu tố: nhan đề, sa-pô, đề mục, hình ảnh, chữ in đậm, số thứ tự có trong văn bản.

  • HS thực hiện thảo luận (10 phút)
  • Sau đó hoàn thành bảng biểu, trình bày và ghi nhận đóng góp ý kiến từ nhóm bạn.
  • Giáo viên chốt ý, nhận xét.

Nhan đề

Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ

Sa-pô

Ngày Môi trường…. hướng đến lối sống xanh.

Đề mục

  1. Ngày Môi trường thế giới.
  2. Những tiếng kêu cứu từ môi trường.
  3. Hành động vì một hành tinh xanh

Hình ảnh

Khí thải tuôn ra từ nhà máy thép (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chữ in đậm

  1. Ngày Môi trường thế giới.
  2. Những tiếng kêu cứu từ môi trường.
  3. Hành động vì một hành tinh xanh

Số thứ tự

1 đến 3

  1. Hướng dẫn HS nhận biết tác dụng của các yếu tố trong văn bản thông tin.

Câu hỏi thảo luận: Em hãy cho biết tác dụng của các yếu tố của văn bản thông tin.

HS thực hiện thảo luận khăn trải bàn (15 phút)

  • Sau đó HS đi tham quan sản phẩm của nhóm bạn và thực hiện trao đổi thông tin, ghi nhận ưu điểm, hạn chế giữa các nhóm cùng chung văn bản. (thời gian: 5 phút).
  • Trình bày ý kiến, nhận xét nhóm

Yếu tố

Tác dụng

Nhan đề

Thể hiện nội dung chính của văn bản

Sa-pô

Giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và tạo sự lôi cuốn đối với người đọc.

Đề mục

Tạo sự mạch lạc, dễ tiếp nhận.

Hình ảnh

Giúp dễ hình dung nội dung văn bản.

Chữ in đậm

Nhận biết thông tin trọng tâm

Số thứ tự

Nhận biết trình tự thông tin

  1. Định hướng suy nghĩ hành động

Từ thông tin của văn bản bản Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, em hãy chỉ ra những hành động thiết thực thể hiện tình yêu của bản thân đối với môi trường.

Trao đổi với bạn ngồi cạnh: 5 phút.

Hành động:

  • Yêu quý giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.
  • Trồng cây gây rừng
  • Không vứt rác bừa bãi
  • Hạn chế sử dụng rác thải nhựa
  • Lên án, tố cáo hành động phá hoại thiên nhiên: chặt phá cây rừng, đánh bắt trái phép

….

Phiếu học tập

Nhận diện các yếu tố trong văn bản thông thông và cho biết tác dụng

Yếu tố

Phạm vi

Tác dụng

Nhan đề

Sa-pô

Đề mục

Hình ảnh

Chữ in đậm

Số thứ tự

Hành động cần làm:

  • ……………………………………………………………………………………………………
  • ……………………………………………………………………………………………………
  • ……………………………………………………………………………………………………
  • ……………………………………………………………………………………………………

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nhận biết được đặc điểm và chức năng của dấu chấm phẩy.
  • Biết cách sử dụng dấu chấm phẩm để nối các về trong đoạn.
  • Nhận biết vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu…)
  1. Kĩ năng

Có kĩ năng viết câu, đoạn có sử dụng dấu chấm phẩy.

  1. Phẩm chất

Có ý thức khi sử dụng dấu chấm phẩy phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • SGK, SGV.
  • Máy chiếu, máy tính
  • Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
  • Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a). Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú học tập cho HS

b) Nội dung: GV phát phiếu học tập , HS trả lời trên phiếu học tập

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS trên phiếu học tập

Dựa vào các ví dụ sau, em hãy cho biết có bao nhiêu phương tiên để ngắt các vế (bộ phận) trong 1 câu?

Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: ký kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường: trồng cây xanh; triễn lãm tranh, ảnh về bảo vệ môi trường, thi tìm hiểu môi trường; khuyến khích tái chế rác thải.

(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ)

  • Dấu phẩy
  • Dấu chấm phẩy

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH TRI THỨC TIẾNG VIỆT

a) Mục tiêu: Giúp HS

  • Nhận biết được đặc điểm và chức năng của dấu chấm phẩy.
  • Nhận biết vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu…)

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành 4 nhóm

Nhóm 1-2

Xác định và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các trường hợp sau

Ví dụ 1:

Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

(Thép Mới)

Ví dụ 2:

Các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác như nam ai, nam bình, nam xuân; những điệu lí thể hiện nỗi mong chờ hoài vọng, như lí hoài xuân, lí hoài nam,...

(Hà Minh Ánh)

Nhóm 3-4

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin là gì và cho biết tác dụng.

Tác dụng của dấu chấm phẩm

VD 1:

Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

VD 2

Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:

  • Số liệu
  • Hình ảnh

Tác dụng

  • Hình ảnh: Giúp người đọc tiếp thu văn bản tốt hơn
  • Số liệu: Bổ sung thông tin để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản thông tin

3. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

HOẠT ĐỘNG GIỮA THẦY VÀ TRÒ

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

  1. Hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức về dấu chấm phẩm

Câu hỏi điền khuyết:

Dấu chấm phẩy có công dụng như thế nào?

a. Đánh dấu ranh giới giữa các…………có cấu tạo phức tạp.

b. Đánh dấu ranh giới giữa các …………….phức tạp.

  1. Hướng dẫn thực hành bài tập

Sử dụng phương pháp vấn đáp

GV treo bảng phụ đoạn văn 1/ 113 SGK

  • Nhận diện dấu chấm phẩy trong đoạn văn
  • Nêu công dụng

Công dụng của dấu chấm phẩy

a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

b. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn 1: Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

  1. Hướng dẫn HS làm bài tập 2

Có thể thay dấu phẩy trong đoạn văn dưới đây thành dấu chấm phẩy được hay không? Vì sao?

Thảo luận nhóm

GV gọi 1 nhóm trình bày ý kiến.

Các nhóm còn lại bổ sung.

  • Không cần thiết thay dấu phẩy thành dấu chấm phẩy.
  • Lý do:

Đoạn văn sử dụng phép liệt kê không có nhiều cấp bậc.

  1. Hướng dẫn HS làm bài tập 3

HS xác định các yếu tố phi ngôn ngữ trong 2 văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro và Trái Đất – Mẹ của muôn loài.

Thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn, xác định các yếu tố phi ngôn ngữ và tác dụng trong 2 văn bản trên là gì?

Các nhóm trao đổi kết quả với nhau.

Yếu tố phi ngôn ngữ trong 2 văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro và Trái Đất – Mẹ của muôn loài gồm:

VB1

VB 2

Hình ảnh

Nghi thức cúng Thần Lúa

Không sử dụng hình ảnh

Số liệu

Không sử dụng số liệu

140 triêu năm

6 triệu năm

30.000 đến 40.000 năm

Tác dụng:

  • Hình ảnh: Giúp người đọc tiếp thu văn bản tốt hơn
  • Số liệu: Bổ sung thông tin để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về dấu chấm phẩy, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: HS làm ra vở

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • Trình bày kiến thực đã học về dấu chấm phẩy bằng sơ đồ tư duy.
  • Ngoài văn bản viết, yếu tố phi ngôn ngữ được thể hiện như thể nào khi giao tiếp bằng lời nói

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh về nhà làm bài

- Giáo viên kiểm tra vào giờ sau

- Dự kiến sản phẩm: bài làm của hs

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS nộp bài cho GV

- GV chấm vở của học sinh

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

VIẾT NGẮN – Phan Ngọc

  1. Mục tiêu: Học sinh sáng tạo, vận dụng kiến thức, kĩ năng từ việc đọc và thực hành Tiếng Việt để hoàn thiện một đoạn văn ngắn có nội dung về chủ đề bài học.
  2. Nội dung: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) giới thiệu về một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích, trong đó có sử dụng dấu chấm phẩy.
  3. Sản phẩm: Đoạn văn đã hoàn thiện của học sinh.
  4. Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV:

  • Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) giới thiệu về một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích, trong đó có sử dụng dấu chấm phẩy.
  • Học sinh có thể minh họa cho bài viết sinh động hơn.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và chọn đề tài cho bài viết của mình; phát phiếu tiêu chí cho HS.

HS: xác định nhiệm vụ; tìm hiểu tiêu chí đánh giá và thực hiện nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: hướng dẫn HS trao đổi sản phẩm và đánh giá sản phẩm của bạn theo phiếu tiêu chí đánh giá.

HS:

  • Trao đổi sản phẩm và tiến hành đánh giá sản phẩm của bạn.
  • Nộp lại sản phẩm và phiếu đánh giá cho GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV:

- Nhận xét phần đánh giá của HS và công bố kết quả.

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

  • Tiêu chí đánh giá viết đoạn

Tiêu chí đánh giá

Phần đánh giá

Chưa đạt

Đạt

Tốt

Nội dung

Đề tài

Giới thiệu về một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích,

Phương thức biểu đạt

Lời văn thuyết minh.

Bố cục

Đoạn văn trình bày đúng bố cục: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn

Diễn đạt

Phần diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ.

Đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy khi liệt kê những cảnh đẹp của thiên nhiên

Hình thức

Trình bày

Đúng hình thức một đoạn văn: Đầu đoạn lùi đầu dòng.

Minh họa

Phần minh họa sinh động, đúng chủ đề.

Chính tả

Không mắc lỗi chính tả. Không gạch xóa.

TỔNG

Ngày soạn: ……………… Ngày dạy:…………….

TUẦN …….

B. VIẾT

VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- HS biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện đảm bảo theo đúng các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài, xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

- HS có thêm được những hiểu biết trong cuộc sống về con người, quê hương, đất nước.

2. Về năng lực:

- Bắt đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.

3. Về phẩm chất:

- Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, máy chiếu, máy tính.

- Phiếu tìm ý tưởng giao nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà cho HS cách 1 tuần trước khi học.

- Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.

- Phiếu học tập.

- Video giới thiệu về một lễ hội truyền thống của dân tộc.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Họ và tên HS: …………………………………………..

Nhiệm vụ: Dựa vào văn bản “Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro”, em hãy hoàn thành theo hiểu biết của mình bằng cách trả lời vào cột bên phải các câu hỏi ở cột bên trái.

Đặc điểm/ yêu cầu của kiểu bài

“Lễ cúng thần lúa của người

Chơ-ro”

1. Giới thiệu được sự kiện, thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện

……………………………………………………………………………..

2. Thuật lại đủ các hoạt động chính của sự kiện theo một trình tự hợp lí.

……………………………………………………………………………..

3. Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy trong khi thuật lại sự kiện

…………………………………………………………………………….

4. Đưa ra được nhận xét, đánh giá, hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện.

……………………………………………………………………………….

\\\

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

GIỚI THIỆU KIỂU BÀI

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung:

- HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

- Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Sử dụng phiếu học tập số 1. (phát cho HS và chiếu lên màn hình)

GV: Giới thiệu nội dung phiếu học tập là đặc điểm của kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện.

- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1.

? Văn bản “Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro” đã giới thiệu được sự kiện, thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện nào?

? Văn bản đã thuật lại đủ các hoạt động chính của sự kiện theo trình tự nào?

? Văn bản có sử dụng thông tin chính xác, tin cậy trong khi thuật lại sự kiện không?

? Văn bản có đưa ra được nhận xét, đánh giá, hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện không?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Quan sát và nhớ lại kiến thức ở văn bản “Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro” suy nghĩ cá nhân và hoàn thành phiếu học tập.

GV: Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.

- HS trả lời, nhận xét bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV kết nối dẫn dắt HS chuyển qua mục tìm hiểu các yêu cầu đối với kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện: Cuộc sống quanh ta hằng ngày diễn ra biết bao sự kiện đáng quan tâm. Nhưng vì nhiều lí do, rất nhiều sự kiện chúng ta không được tham gia hoặc chứng kiến. Kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện sẽ giúp người viết chia sẻ với người đọc các thông tin và diễn biến của sự kiện mà mình tham gia hoặc chứng kiến.)

* Văn bản: “Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro”

- Sự kiện: Lễ cúng Thần Lúa ( Lễ Sa-Yang-Va) của người Chơ- Ro.

- Thời gian: Tổ chức hằng năm (từ ngày 15 – 30/03 AL).

- Địa điểm: Đồng Nai.

- Lễ cúng: Chuẩn bị: cây nêu, người phụ nữ rước hồn lúa. Trước khi cúng lễ: Người phụ nữ lớn tuổi mang gùi ra rẫy lúa vái thần linh rồi cắt bụi lúa đem về để bàn thờ. Trong khi cúng lễ: Vào buổi trưa, bày gà, heo, rượu cần, lúa, hoa quả, bánh giầy, bánh tét, …già làng hoặc chủ nhà sẽ đọc lời khấn cầu mong sức khỏe, mùa màng tươi tốt, … trong không khí có nhạc đệm, cồng chiêng. Sau khi cúng xong, mọi người dự tiệc trên nhà sàn ăn uống vui vẻ.

- Văn bản có nêu thời gian, địa điểm cụ thể, lễ cúng góp phần làm phong phú di sản văn hóa của dân tộc ta.

- Cảm nhận của người viết: Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là một nét văn hoá sinh hoạt độc đáo; cảm thấy gắn bó với thiên nhiên, biết ơn thiên nhiên.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU VỀ ĐẶC ĐIỂM

KIỂU BÀI THUYẾT MINH THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN

a) Mục tiêu:

- HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện.

- Biết được kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện.

b) Nội dung:

- GV chia nhóm lớp.

- Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập.

- HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

- Phiếu học tập sau khi HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm bàn để cùng trả lời câu hỏi.

? Theo em, một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện cần đáp ứng những yêu cầu gì?

*Gợi mở:

? Từ nội dung vừa tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là thuyết minh thuật lại một sự kiện?

? Đặc điểm/ yêu cầu của kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện?

? Bố cục của kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện gồm mấy phần? Em hãy nêu nhiệm vụ cụ thể của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi, thảo luận nhóm bàn để trả lời câu hỏi và rút ra nội dung bài học.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trao đổi ý kiến với bạn cùng bàn.

HS:

- Trao đổi, thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét các câu trả lời của HS và rút ra nội dung kiến thức của bài học.

- GV kết nối, dẫn dắt HS chuyển qua nội dung đọc và phân tích một bài viết tham khảo thuật lại sự kiện Hội khỏe Phù Đổng của trường em.

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KIỂU BÀI THUYẾT MINH THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN

1. Thế nào là thuyết minh thuật lại một sự kiện?

- Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong thực tế nhằm giúp người đọc, người nghe nắm được diễn biến của sự kiện và những thông tin liên quan đến sự kiện ấy.

2. Đặc điểm của kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện

- Giới thiệu được sự kiện, thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện.

- Thuật lại đủ các hoạt động chính của sự kiện theo một trình tự hợp lí.

- Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy trong khi thuật lại sự kiện.

- Đưa ra nhận xét, đánh giá hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện.

3. Bố cục của kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện

- Mở bài: Giới thiệu sự kiện cần thuyết minh.

- Thân bài: Thuyết minh thuật lại sự kiện theo một trình tự hợp lí.

- Kết bài: Phát biểu cảm nhận hoặc đánh giá về sự kiện.

ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO

“Thuyết minh thuật lại sự kiện Hội khỏe Phù Đổng của trường em”

a) Mục tiêu:

- Đọc bài viết tham khảo thuật lại sự kiện Hội khỏe Phù Đổng của trường em.

- Hiểu được đặc điểm của kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện.

- Chỉ ra được các phần của bài văn (mở bài, thân bài, kết bài).

- Từ bài viết tham khảo, nắm được cách viết bài văn và có cho mình ý tưởng để viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

b) Nội dung:

- HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi.

- Thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra.

c) Sản phẩm: - HS tiếp thu kiến thức, câu trả lời và sản phẩm nhóm của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV:

- Gọi 1 HS đọc văn bản.

? Văn bản thuật lại sự kiện gì?

- GV chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ cho nhóm.

- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm.

Nhóm 1: Các thông tin về tên sự kiện, thời gian và địa điểm được giới thiệu như thế nào trong bài viết?

Nhóm 2: Người viết đã thuật lại những hoạt động nào của sự kiện? Nhận xét về cách sắp xếp các hoạt động của sự kiện.

Nhóm 3: Khi thuật lại sự kiện, người viết đã đưa ra những thông tin cụ thể nào?

Nhóm 4: Người viết nêu cảm nhận hoặc nhận xét, đánh giá gì về sự kiện?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc SGK và trả lời câu hỏi theo nhóm trong 5 phút để hoàn thiện nhiệm vụ mà GV giao.

GV:

- Hướng dẫn HS trả lời.

- Quan sát, theo dõi, giúp đỡ HS khi thảo luận.

B3: Báo cáo thảo luận

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm báo cáo sp của nhóm, những HS còn lại lắng nghe của nhóm bạn, theo dõi nhóm bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần).

GV: Hướng dẫn, uốn nắn HS trong quá trình trình bày.

B4: Kết luận, nhận định

GV: Nhận xét

+ Câu trả lời của HS

+ Sản phẩm câu trả lời và thái độ làm việc của HS khi làm việc nhóm.

- Củng cố lại kiến thức đã học về đặc điểm của kiểu bài thuyết minh thuật lại sự kiện và kết nối, dẫn dắt với mục sau: thực hành viết một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện theo các bước cụ thể.

II. PHÂN TÍCH BÀI MẪU

*Văn bản: Thuyết minh thuật lại sự kiện Hội khỏe Phù Đổng của trường em

*Mở bài:

- Sự kiện: Hội khỏe Phù Đổng.

- Thời gian: Ngày 29/11/2020

- Địa điểm: Trường em (THCS… TP…)

*Thân bài:

- Các sự kiện: 8h sáng buổi lễ bắt đầu, sau phần nghi thức và lời khai mạc thầy Hiệu trưởng là lễ rước đuốc thắp lửa truyền thống. Bài “Hành khúc Hội khỏe Phù Đổng” vang lên cuộc diễu hành của học sinh bắt đầu. Tiếp đó là chương trình đồng diễn, thể dục nhịp điệu, … Đến 10h30 phút lễ khai mạc kết thúc, các vận động viên bắt đầu thi đấu.

- Số liệu: Học sinh khối 9, 8, 7, 6; 10 Huy chương (3 Huy chương vàng, 4 Huy chương bạc, 3 Huy chương đồng)

*Kết bài:

- Cảm nhận, đánh giá của người viết: Hội khỏe Phù Đổng trường em thật vui vẻ, tưng bừng; buổi lễ mãi in sâu trong tâm trí em.

PHIẾU HỌC TẬP SÔ 2 (PHIẾU TÌM Ý TƯỞNG)

Họ và tên HS: …………………………………………

Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội)

Gợi ý: Hãy viết theo hiểu biết của em bằng cách trả lời vào cột bên phải các câu hỏi ở cột bên trái.

Đó là sự kiện (lễ hội) gì? Xảy ra ở đâu, thời gian nào và bao lâu?

………………………………………………………………

Trình tự và diễn biến của các sự việc cụ thể trong sự kiện (lễ hội)?

………………………………………………………………

Những hình ảnh, chi tiết nào về sự kiện (lễ hội) mà em còn nhớ?

………………………………………………………………

Qui mô của sự kiện (lễ hội) như thế nào?

………………………………………………………………

Ý nghĩa của sự kiện (lễ hội) đối với mọi người và với em ra sao?

………………………………………………………………

\\\

THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được cách viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện theo các bước.

- Lựa chọn sự kiện để viết, tìm ý, lập dàn ý.

- Tập trung vào các hoạt động của sự kiện.

- Sử dụng được kiểu văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.

b) Nội dung:

- GV sử dụng kĩ thuật công não để hỏi HS về việc lựa chọn sự kiện.

- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và bài viết thực hành thuyết minh thuật lại một sự kiện.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Đề bài: Viết bài văn (khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội) mà em từng tham dự hoặc chứng kiến.

? Kể tên những sự kiện, lễ hội mà em biết?

? Em đã từng tham gia hoặc chứng kiến sự kiện, lễ hội nào chưa?

- GV chiếu cho hs xem video clip giới thiệu về lễ hội Đền Hùng. (https://youtu.be/GRZeTLpMaM8)

- GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng cho bài viết của mình qua phiếu học tập tìm ý tưởng. (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2, đã giao trước đó 1 tuần)

(*Gợi ý lựa chọn sự kiện:

+ Sự kiện mà em tham gia hoặc chứng kiến

+ Sự kiện mà em yêu thích, có hứng thú thuật lại.

+ Sự kiện thuận lợi cho em trong việc quan sát thực tế tìm kiếm tư liệu, thông tin để chuẩn bị cho bài viết.

+ Ví dụ: Lễ khai giảng hoặc lễ tổng kết năm học, lễ chào cờ hoặc sinh hoạt đầu tuần, Hội khỏe Phù Đổng.)

- GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

- Hướng dẫn HS xác định đề tài, mục đích, thu thập tự liệu.

(? Em nên lựa chọn sự kiện (lễ hội) nào?

? Em có đủ thông tin về sự kiện (lễ hội) đó không?

? Nếu không đủ, em có thể tìm thông tin từ đâu?

? Sự kiện (lễ hội) nào khiến tôi hứng thú nhất?

? Em viết nhằm mục đích gì?

? Người đọc văn bản thuyết minh này có thể là ai? Họ muốn biết gì về vấn đề này?)

- Yêu cầu một vài HS trình bày những gì đã viết hoặc đang cân nhắc.

HS:

- Đọc những gợi ý trong SGK và lựa chọn đề tài.

- Trả lời câu hỏi.

- Tìm ý bằng việc hoàn thành phiếu bài tập.

- Trình bày ý tưởng sắp viết hoặc đang còn cân nhắc.

- GV: hướng dẫn mỗi HS dựa vào kết quả tìm thông tin đã chuẩn bị, các ý tưởng sắp xếp thể hiện những ý tưởng thành dàn bài (có thể dùng sơ đồ tư duy, sơ đồ chuỗi, 5W1H, để phát họa dàn ý …)

- Chia sẻ bài làm của mình và để góp ý cho nhau.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu các yêu cầu đối với kiểu bài và nhìn vào bảng kiểm trong SGK để viết bài.

- Viết bài theo ý tưởng, dàn ý đã xây dựng.

- GV quan sát và giúp đỡ HS trong quá trình viết.

- Tùy vào thời gian, HS có thể làm trên lớp hoặc hoàn chỉnh xong bài khi về nhà.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Tổ chức cho 2 HS trao đổi bài, dùng bảng kiểm để góp ý cho nhau.

HS:

- Đọc sản phẩm của mình, của bạn trao đổi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).

- Trình bày những gì đã làm được từ bài viết của bản thân và những gì đã học hỏi được từ bạn về cách thuật lại một sự kiện.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả bài viết của HS.

- Hướng dẫn HS dùng Bảng kiểm bài viết thuật lại một sự kiện (lễ hội) để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết của bản thân (tùy thời gian có thể thực hiện trên lớp hoặc ở nhà).

- Nộp bài cho GV xem và sửa chữa, nhận xét. (nếu cần)

* Chuyển ý dẫn sang mục sau.

III. LUYỆN VIẾT

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Xác định đề tài: Lựa chọn sự kiện

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Mở bài: giới thiệu sự kiện được thuật lại. (sự kiện gì, diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào, …)

Thân bài: Thuật lại các hoạt động trong sự kiện theo diễn tiến thời gian

+ Quang cảnh, không khí nơi sự kiện diễn ra.

+ Sự việc, hoạt động mở đầu.

+ Các sự việc, hoạt động tiếp theo.

+ Sự việc, hoạt động cuối cùng.

Kết bài: Đưa ra lời nhận xét, đánh giá hoặc nêu cảm nhận chung về sự việc.

Bước 3: Viết bài

- Dựa vào dàn ý, viết thành một bài văn hoàn chỉnh.

- Đảm bảo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh về một sự kiện.

Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ

- Đọc lại bản thảo của cá nhân, tự kiểm tra, điều chỉnh nội dung cấu trúc của bài.

- Rút kinh nghiệm cho bài viết sau.

- Chia sẻ bài cùng các bạn.

BẢNG KIỂM BÀI VIẾT THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN (LỄ HỘI)

Các phần của bài viết

Nội dung kiểm tra

Đạt/Chưa đạt

Mở bài

Giới thiệu rõ ràng về đề tài, không gian, thời gian diễn ra lễ hội

Thân bài

Tái hiện được khung cảnh, không khí chung từ cái nhìn bao quát nơi diễn ra lễ hội.

Thuật lại các hoạt động theo diễn biến thời gian của lễ hội

Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy.

Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm phù hợp.

Kết bài

Nêu ra được nhận xét, đánh giá hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện.

TRẢ BÀI

Mục tiêu: Giúp HS

- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn.

Nội dung:

- GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn.

- HS đọc bài viết, làm việc nhóm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ

- HS làm viện theo nhóm

B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

- HS nhận xét bài viết.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Bài viết đã được sửa của HS

HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập: Thuật lại một sự kiện hoặc một lễ hội ở địa phương em.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS liệt kê các sự việc trong lễ hội đó.

- GV hướng dẫn HS: liệt kê các sự việc, hoạt động của sự kiện (lễ hội).

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập 1: Hãy thuyết minh thuật lại lễ khai giảng năm lớp 6 của em.

Bài tập 2: Em hãy làm 1 video clip thuyết minh thuật lại một sự kiện hoặc lễ hội mà em yêu thích đảm bảo đầy đủ yêu cầu đặc điểm của kiểu bài. (thực hiện ở nhà nộp cho gv qua nhóm zalo)

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 và 2.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống nhóm grup zalo, mail, …

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

C. NÓI VÀ NGHE

TÓM TẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY CỦA NGƯỜI KHÁC

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Biết cách tóm tắt được nội dung trình bày của người khác đảm bảo được nội dung sự việc, câu chuyện, …

2. Về năng lực:

- Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.

3. Về phẩm chất:

- Nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng người khác trong giao tiếp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí hoạt động nói.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề:

a) Mục tiêu:

- HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học.

b) Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền thông tin”.

- HS thực hiện yêu cầu lần lượt truyền nội dung thông tin đọc (nghe) được đến thành viên của tổ.

c) Sản phẩm:

- HS thực hiện nhiệm vụ nghe và truyền thông tin.

- Thông tin được viết ra bảng phụ của thành viên cuối cùng trong tổ (nhóm).

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Trò chơi “Truyền thông tin”

* Thời gian 5 phút.

- Cách chơi:

+ GV phát cho thành viên số 1 của mỗi tổ một nội dung thông tin.

+ Yêu cầu thành viên số 1 sẽ nói lại nội dung đó cho thành viên số 2, thành viên số 2 truyền nội dung đã nghe được cho thành viên số 3, …tương tự cho đến thành viên cuối cùng ghi lại nội dung thông tin đã nghe được ra bảng phụ.

+ Khi kết thúc, các tổ sẽ dán nội dung lúc đầu với nội dung nghe được của thành viên cuối cùng và đối chiếu. Tổ nào có nội dung ghi lại tốt nhất sẽ chiến thắng.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ cá nhân/nhóm theo luật của trò chơi.

B3: Báo cáo, thảo luận

- Sản phẩm bảng phụ của mỗi nhóm để so sánh, nhận xét.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, tuyên dương những tổ có khả năng nghe và ghi chép thông tin tốt nhất. Từ đó GV dẫn dắt kết nối vào bài học: Khi tham dự cuộc họp, thảo luận, thuyết trình, … việc ghi tóm tắt nội dung trình bày của người khác là rất quan trọng. Tóm tắt nội dung trình bày của người khác là lắng nghe và ghi chép những nội dung cơ bản, cốt lõi mà người nói đã trình bày nhằm mục đích trao đổi, thảo luận hoặc làm tư liệu tham khảo.

- Bảng kết quả của các tổ.

PHIẾU HỌC TẬP TỔ 1

Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng nghìn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập", tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời. Bản tuyên ngôn khẳng định: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

PHIẾU HỌC TẬP TỔ 2

Việt Nam phát hiện ca bệnh COVID-19 đầu tiên vào ngày 23/1/2020. Ngày 23/01/2020 (29 Tết), Bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận 2 bệnh nhân COVID-19 đầu tiên là hai cha con người Vũ Hán, Trung Quốc (đây cũng là nơi xuất phát các ca bệnh đầu tiên trên thế giới). Kể từ đó đánh dấu cuộc chiến chống COVID-19 chính thức bắt đầu ở Việt Nam.

PHIẾU HỌC TẬP TỔ 3

Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín” ở Bình Dương với chủ đề “Giao lưu cùng phát triển” diễn ra vào ngày 8/6/2013 – 12/6/2013. Ngoài trưng bày các loại trái cây đặc trưng của Lái Thiêu và một số tỉnh, thành trong vùng Đông-Tây Nam Bộ, lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động như: Hội thi tạo hình nghệ thuật từ trái cây, gian hàng sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao, khu trưng bày sản phẩm làng nghề và các khu ẩm thực đặc trưng với các món ăn được chế biến từ trái cây, …

PHIẾU HỌC TẬP TỔ 4

Lễ hội Đền Hùng diễn ra từ ngày 01đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ là nơi hàng năm thường diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng đã có công dựng nước. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh giầy để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

TRƯỚC KHI NÓI

a) Mục tiêu:

- HS xác định được mục đích nói và người nghe

- Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói

b) Nội dung:

- GV hỏi và nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- HS trả lời câu hỏi của GV và nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Cách 1:

- HS xem clip thuyết trình hoặc chính GV thuyết trình, hoặc mời một Hs thuyết trình theo chủ đề đã chuẩn bị.

- HS lắng nghe và thực hành ghi tóm tắt.

- Mời một số HS trình bày bản ghi chép, từ đó rút ra bàn học kinh nghiệm.

Cách 2:

- Cho 2 HS lần lượt đóng vai người thuyết trình và người ghi chép.

- Sau đó, mời một vài HS thực hiện trên lớp để cả lớp cùng quan sát và rút kinh nghiệm.

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Ôn lại Bài 6: Cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác.

? Mục đích nói của bài nói là gì?

? Những người nghe là ai?

- GV chiếu cho HS xem Video thuyết trình về bảo vệ môi trường. (https://youtu.be/9GUXB8WLL68)

- GV yêu cầu HS lắng nghe, quan sát, theo dõi nội dung thuyết trình.

+ Em hãy lắng nghe và ghi lại tóm tắt nội dung trên vào vở.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát video, lắng nghe và thực hành ghi chép tóm tắt.

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS đọc lại bài tóm tắt của mình

- Trao đổi cùng bạn để hoàn chỉnh bài tóm tắt. (nếu cần)

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét về thái độ theo dõi bài học và ghi chép của HS.

1. Hoạt động nghe

- Xác định mục đích nói và người nghe .

Bước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt

Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa

TRÌNH BÀY BÀI NÓI

a) Mục tiêu:

- Rèn kĩ năng tóm tắt và trình bày lại nội dung của người khác cho HS.

- Rèn kĩ năng nghe và nói trước đám đông.

b) Nội dung: - HS ghi chép và nói tóm tắt nội dung mình nghe được từ video.

c) Sản phẩm: Sản phẩm ghi chép và nói của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV & HS

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu trình bày bài tóm tắt của mình theo nội dung đã nghe và ghi chép được.

- Trình chiếu phiếu đánh giá theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại bài ghi chép của mình và trình bày, chia sẻ nội dung mình ghi chép tóm tắt cùng các bạn.

- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí.

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS lần lượt trình bày bài nói của mình.

- GV hướng dẫn HS nói.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.

2. Hoạt động nói (tóm tắt)

- HS nói trước lớp

- Yêu cầu nói:

+ Tóm tắt đầy đủ nội dung bài nghe.

+ Nói to, rõ ràng, có điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt… phù hợp.

- Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

- Nhận xét của HS.

TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.

c) Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS.

Câu trả lời, bài nói, nội dung nhận xét của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV & HS

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí.

- Yêu cầu HS đánh giá

+ Rút kinh nghiệm về việc lắng nghe và ghi chép tóm tắt

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lần lượt trình bày nội dung bản ghi chép của mình (3-5 HS).

GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí.

HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy.

B3: Thảo luận, báo cáo

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau.

- Trao đổi cùng bạn để rút kinh nghiệm.

GV: Nhận xét khả năng nghe và ghi chép nội dung của HS. Lưu ý một số kinh nghiệm khi nghe và ghi chép:

+ Khi nghe: Cần tập trung lắng nghe, chú ý quan sát ghi chép tóm tắt nội dung đã nghe bằng các gạch đầu dòng, theo dàn ý, sơ đồ tư duy, sơ đồ xương cá, …

+ Khi trình bày tóm tắt: cần tóm tắt ngắn gọn những nội dung chính.

- GV nhận xét, tuyên dương khen thưởng và kết nối, dẫn dắt sang mục sau.

- Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

- Nhận xét của HS

HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập tình huống: Hai học sinh lần lượt đóng vai người thuyết trình và người ghi chép. Mời một vài cặp lên lớp thực hiện để cả lớp quan sát, rút kinh nghiệm.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS chuẩn bị nội dung thuyết trình.

- GV hướng dẫn HS: lần lượt thực hiện nói và ghi chép theo cặp.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm tóm tắt của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét khả năng nói và ghi tóm tắt của mỗi cặp. Tuyên dương, thưởng điểm.

HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Viết một nội dụng thuyết minh về “Điều kì diệu của thiên nhiên” sau đó tự tập trình bày nói trước gương rồi rút kinh nghiệm.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS lựa chọn nội dung viết bài thuyết minh theo nội dung đề yêu cầu. Có thể quay lại clip thực hiện nói ở nhà của cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- HS chia sẻ clip thực hiện của mình.

B4: Kết luận, nhận định: (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không thực hiện bài làm (nếu có)

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm/Tên:………………….

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1. Nghe và tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.

Nghe và tóm tắt nội dung còn sơ sài, chưa tóm tắt được nội dung người khác trình bày.

Nghe và tóm tắt đủ dung trình bày để người nghe hiểu được nội dung sự việc.

Nghe và tóm tắt tốt nội dung trình bày của người khác một cách rõ ràng.

2. Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng…

Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.

Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng.

3. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.

Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.

4. Mở đầu và kết thúc hợp lí

Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói.

Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói.

Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn, thu hút.

TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm

PHẦN ÔN TẬP (Mỹ Hương)

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ MẸ THIÊN NHIÊN

Thời gian thực hiện: 1 tiết

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức các văn bản thông tin về chủ đề Mẹ thiên nhiên (Sa-pô, nhan đề, đề mục).

- Hiểu được thông điệp về giá trị của thiên nhiên đối với con người.

- Củng cố kiến thức của văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

2. Năng lực:

- Giúp học sinh có năng lực tóm tắt văn bản thông tin.

- Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

3. Phẩm chất: Yêu quý, giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.

B.THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập, tranh ảnh.

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Mở đầu (2p)

Quan sát những bức tranh sau:

GV: Hình ảnh trên gợi em liên tưởng đến bài học nào? Thuộc nhóm chủ đề gì?

2. Củng cố kiến thức

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

  1. Hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung chính của 02 văn bản.

Chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện tóm tắt văn bản bằng sơ đồ tư duy

Nhóm 1-2: Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ – ro

Nhóm 3-4: Trái đất – Mẹ của muôn loài

Thời gian thực hiện thiết kế sơ đồ tư duy: 15 phút.

Sau đó HS đi tham quan sản phẩm của nhóm bạn và thực hiện trao đổi thông tin, ghi nhận ưu điểm, hạn chế giữa các nhóm cùng chung văn bản. (thời gian: 4 phút).

Trình bày ý kiến, nhận xét nhóm (về nội dung, tính khoa học, tính thẩm mĩ của sơ đồ tư duy). (Thời gian: 4 phút).

GV nhận xét, cho điểm.

Học sinh ghi vào tập

Tóm tắt văn bản:

Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ – ro

  • Thời gian: Từ 15 đến 30/3 âm lịch
  • Cách thức:
  • Làm cây niêu
  • Phụ nữ lớn tuổi đi rước hồn lúa
  • Lễ vật: Heo, gà, bánh, bông lúa, rượu cần nhà làm.
  • Già làng khấn nguyện trên nền nhạc cồng chiêng.
  • Mở tiệc tại nhà sàn chính, người phụ nữ lớn tuổi nhất sẽ uống ly rượu đầu tiên và mời khách theo thứ bậc.
  • Ý nghĩa
  • Thể hiện sự gắn bó, ân tình giữa con người và thiên nhiên.
  • Góp phần làm phong phú nền văn hóa của dân tộc.

Văn bản 2: Trái đất – Mẹ của muôn loài

  • Giới thiệu về Trái Đất
  • Là hành tinh duy nhất có sự sống của Hệ Mặt Trời.
  • Những hoạt động địa chấn của TĐ tạo ra sự sống.
  • ¾ bề mặt là nước.
  • Quá trình hình thành và phát triển của trái đất
  • 140 triệu năm trước: Sự phát triển của thực vật, động vật
  • 6 triệu năm trước: Xuất hiện loài người
  • 30.000-40.000 năm trước: Xuất hiện người tinh khôn
  • Sự ảnh hưởng của trái đất với môi trường

Giúp sinh vật tiến hóa hoặc biến mất.

  • Ý nghĩa

Mẹ thiên nhiên nuôi dưỡng muôn loài.

  1. Hướng dẫn học sinh nhận biết những nội dung cần lưu ý khi viết văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

04 nhóm thực hiện bằng kĩ thuật Khăn trải bàn. (6 phút)

GV gọi 01 nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, góp ý. (4 phút)

GV chốt, nhận xét, cho điểm

Những nội dung cần lưu ý khi viết văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

  • Giới thiệu được sự kiện, thời gian, địa điểm.
  • Thuật lại hoạt động chính theo trình tự hợp lý.
  • Thông tin, dữ liệu chính xác
  • Nhận xét, đánh giá, cảm nhận
  1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn những báu vật mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người.
  • GV cho HS xem đoạn phim hoạt hình về vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. (4 phút)
  • HS xem và nêu cảm nhận. (3 phút)
  1. Tổng kết (3 phút)
  • GV tổng kết điểm số của mỗi nhóm, nêu nhận xét tổng thể.
  • Cả lớp hát bài: Trái đất này là của chúng mình.
  • Học sinh nêu cảm nhận về vai trò của thiên nhiên đối với con người, từ đó đưa ra hành động thiết thực đối với thiên nhiên.

Vai trò của thiên nhiên:

  • Mang đến sự sống cho người.
  • Bảo vệ con người

Hành động:

  • Yêu quý giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.
  • Trồng cây gây rừng
  • Hạn chế sử dụng rác thải nhựa
  • Lên án, tố cáo hành động phá hoại thiên nhiên.