Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 9: nuôi dưỡng tâm hồn

Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 9: nuôi dưỡng tâm hồn

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 9: nuôi dưỡng tâm hồn

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn: ……………… Ngày dạy:…………….

TUẦN …..

Bài 9 NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN

(12 tiết)

Lẵng quả thông

Con muốn làm một cái cây

Và tôi nhớ khói

Cô bé bán diêm

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Tri thức ngữ văn:một số yếu tố truyện ( chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, tình cảm , cảm xúc của người viết).

- Đời sống tâm hồn của con người được thể hiện qua các văn bản.

- Cấu trúc câu.

- Tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện ( chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, tình cảm , cảm xúc của người viết).

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật (hình dáng, trang phục, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật); những điểm giống và khác nhau giữa các nhân vật chính qua các văn bản khác nhau.

- Nhận biết được cấu trúc câu, hiểu được tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản.

- Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân.

- Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

3. Về phẩm chất:

- Yêu con người, yêu cái đẹp; lòng biết ơn; trân trọng, yêu quý những món quà tinh thần, những kỉ niệm....

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (8 phút)

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khám phá tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

GV : - Thuyết trình giải thích khái niệm “tâm hồn”

-Yêu cầu HS thảo luận chia sẻ theo cặp; hoàn thành phiếu học tập số 1

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS thảo luận, chia sẻ theo cặp

? Nếu để lựa chọn hình ảnh đại diện cho thế giới tâm hồn của con người thì em sẽ chọn hình ảnh nào? Và màu sắc chủ đạo của hình ảnh đó? Vì sao em lựa chọn như vậy?

- Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK và hoàn thành phiếu học tập.

? Dựa vào tri thức đọc hiểu ở bài “Những trải nghiệm trong đời và Điểm tựa tinh thần”, em hãy nối cột A với B để thể hiện rõ thế nào là :

(1) Chi tiết tiêu biểu?

(2) Đề tài?

(3) Cốt truyện?

(4)Nhân vật?

(5) Chủ đề?

(6) Tình cảm, cảm xúc của người viết (tác giả)?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS - Thảo luận theo cặp .

- Đọc phần tri thức Ngữ văn.

-Hoàn thành phiếu học tập

GV: - Theo dõi, hỗ trợ HS.

B3: Báo cáo thảo luận

GV: - Yêu cầu đại diện của nhóm chia sẻ, hoàn thành phiếu học tập.

HS: - Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc

- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết :

Văn bản 1 LẴNG QUẢ THÔNG

Pao-tốp-xơ-ki

Thời gian thực hiện: tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

-Những nét tiêu biểu về nhà văn Pao-tốp-xơ-ki.

- Đặc điểm nhân vật Đa-ni thể hiện qua hình dáng, trang phục, hành động, suy nghĩ,...

- Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Đa-ni.

- Giá trị, ý nghĩa món quà tinh thần đối với đời sống tâm hồn con người.

- Một số yếu tố truyện: chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật; tình cảm, cảm xúc của tác giả.

2. Năng lực

- Đọc diễn cảm một văn bản văn xuôi giàu chất thơ với giọng điệu phù hợp

- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm

- Hiểu được những chi tiết tiêu biểu.

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của nhân vật

- Hiểu được giá trị lớn lao của vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.

3. Phẩm chất:

- Yêu con người, yêu cái đẹp

- Yêu mến giá trị tinh thần những món quà tinh thần vun đắp, nuôi dưỡng tâm hồn.

- Lòng biết ơn với những người đưa đến những món quà ý nghĩa vun đắp vẻ đẹp tâm hồn cho chúng ta.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- SGK, SGV.

- Tranh ảnh về nhà văn và tác phẩm “Lẵng quả thông”.

- Kế hoạch dạy học

- Máy chiếu, bảng nhóm, giấy, phiếu học tập,....

III. Tiến trình dạy – học

1. HĐ1: Hoạt động xác định vấn đề (3 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học

b. Nội dung: GV yêu cầu trả lời câu hỏi trong mục “Chuẩn bị đọc” (sgk, tr62).

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ :

GV đặt “Chiếc hộp bí mật” lên và yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục” Chuẩn bị đọc” (sgk, tr 62)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

1.HS HĐ cá nhân: trả lời câu hỏi vào giấy.

Bước 3. Báo cáo kết quả

- HS bỏ giấy đã ghi câu trả lời của mình vào “Chiếc hộp bí mật”

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Giáo viên chia sẻ trải nghiệm của bản thân khi nhận món quà đặc biệt khiến mình nhớ mãi và dẫn vào bài mới.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới.

I. Tác giả (3 phút)

a) Mục tiêu: Nắm được một vài nét cơ bản về tác giả Pao-tốp-xơ-ki và tác phẩm “Lẵng quả thông”

b) Nội dung: - HS đọc, quan sát và tìm thông tin và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1. Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-GV yêu cầu HS đọc sgk, tr65 và trả lời câu hỏi.

? Nêu một vài nét cơ bản về tác giả Pao-tốp-xơ-ki?

B2. Thực hiện nhiệm vụ

-HS HĐ cá nhân.

- HS đọc sgk, tr65 (phần tác giả)

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

-HS trả lời câu hỏi.

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức lên màn hình, HS ghi bài.

-Pao-tốp-xơ-ki là nhà văn sinhh tại Mát-xcơ-va (Nga).

-Truyện của ông luôn đánh thức trong ta những rung động tinh tế về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và tâm hôn con người Nga.

II. Trải nghiệm cùng văn bản (12 phút)

a) Mục tiêu: Giúp HS

-Nhận biết được chủ đề văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.

b.Nội dung:

HS đọc văn bản sgk

c.Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS

Phần đọc văn bản của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc, cách ngắt nhịp, cách đọc tên nhân vật, địa danh và yêu cầu HS đọc phân vai. Trước khi đọc yêu cầu HS nêu cách đọc, giọng đọc của vai mà mình đảm nhiệm.

- GV yêu cầu HS sau khi đọc xong văn bản ,hãy tự hình dung câu trả lời của bản thân về các câu hỏi “dự đoán”và “suy luận”

-GV đọc mẫu.

-HS đọc phân vai đoạn còn lại.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

HS: - Đọc văn bản

-HS HĐ phối hợp giữa các cá nhân.

GV: - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

Bước 3. Báo cáo kết quả

HS: trình bày câu trả lời của mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần)

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét về thái độ, cách đọc của HS chuyển dẫn mục sau.

  • HS phân vai đọc văn bản

III. Suy ngẫm và phản hồi (40 phút)

1.Những sự việc chính (5 phút)

a) Mục tiêu: Giúp HS

-Xác định được 3 sự việc chính.

b) Nội dung: - GV cho HS HĐ cá nhân.

  • HS làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS HĐ cá nhân trả lời câu hỏi 1/sgk/67

?Liệt kê những sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni?

B2. Thực hiện nhiệm vụ:

-GV yêu cầu HS HĐ cá nhân trả lời câu hỏi

-HS HĐ cá nhân trả lời câu hỏi số 1/sgk/67.

B3. Báo cáo kết quả:

-HS trình bày câu trả lời của mình.

B4. Đánh giá, nhận xét kết quả:

GV nhận xét câu trả lời của HS và chuyển dẫn mục tiếp theo.

-Đa-ni chuẩn bị đi nghe hòa nhạc

- Đa-ni bất ngờ đón món quà âm nhạc-“món quà đặc biệt”

- Những cảm xúc, suy nghĩ của Đa-ni sau khi nhận món quà bất ngờ.

2. Nhân vật Đa-ni (25 phút)

a) Mục tiêu: Giúp HS

-Tìm được những chi tiết miêu tả về ngoại hình, trang phục, hành động, lời nói, suy nghĩ cảm xúc... của Đa-ni.

-Nhận xét được về đặc điểm nổi bật của nhân vật.

- Nhận xét tình cảm của tác giả được thể hiện gián tiếp qua ngôn ngữ của người kể chuyên.

b) Nội dung: - GV sử dụng phiếu học tập số 2 cho HS thảo luận trả lời câu hỏi 2, 3/sgk/ 67.

  • HS làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời nhóm của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

-Chia lớp thành 8 nhóm; mỗi nhóm 4-6 HS

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.

- 2 nhóm tìm chi tiết miêu tả ngoại hình của Đa-ni. Nhận xét về nhân vật

- 2 nhóm tìm chi tiết miêu tả hành động, cảm xúc của Đa-ni khi nghe bản nhạc. Nhận xét về nhân vật.

- 2 nhóm tìm chi tiết miêu tả hành động ý nghĩ của Đa-ni sau khi nghe bản nhạc. Nhận xét về nhân vật.

- 2 nhóm tìm từ ngữ thể hiện tình cảm của tác dành cho nhân vật Đa-ni

=> Sau thời gian thảo luận nhóm, mỗi nhóm chỉ giữ lại thư ký, các học sinh còn lại chia đều các nhóm khác. Các nhóm mới nghe thư ký nhóm cũ trình bày nội dung trong phiếu học tập và cùng góp ý, bổ sung ý kiến vào phiếu học tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS HĐ thảo luận nhóm, lắng nghe thư kỹ nhóm cũ trình bày, góp ý, bổ sung hoàn thành phiếu học tập.

-GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu cần).

B3: Báo các, thảo luận.

GV: - Yêu cầu đại diện của nhóm lên trình bày

HS: -Đại diện HS trình bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung

B4: Kết luận, nhận định

-Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn .

* Ngoại hình của Đa-ni

-Mặc chiếc áo dài nhung đen, loại nhung tuyết rất mịn.

- Nước da mai mái nghiêm nghị trên gương mặt; đôi bím tóc dài lấp lánh vàng mười.

=> Đa-ni là một cô gái xinh đẹp

* Hành động, cảm xúc của Đa-ni khi nghe bản nhạc

- Hành động, cử chỉ: Giật mình, ngước mắt lên, nghe gọi tên mình; hít một hơi dài; nước mắt trào dâng; cúi xuống và giấu mặt trong đôi bàn tay; khẽ giật mình (khi nghe tiếng tù và)

- Cảm xúc: Cảm thấy bất ngờ; xốn xang kì lạ; thấy tức ngực, một cơn giông đang cuồn cuồn trong lòng nàng; cảm thấy có một luồng không khí do âm nhạc dấy lên

  • Đa-ni là một cô gái có tâm hồn mơ mộng, tinh tế, giàu trí tưởng tượng, giàu cảm xúc: Nàng tưởng tượng về hình ảnh quê hương với những khu rừng, tiếng tù và, tiếng sóng...

*Hành động, ý nghĩ của Đa-ni sau khi nghe bản nhạc

- Hành động: Đa-ni khóc, không giấu diếm giọt lệ biết ơn; đứng lên và đi nhanh về phía công viên, đi trên những đường phố, đi ra bờ biển; nắm chặt hai tay; cười, mở to mắt nhìn những ngọn đèn trên những con tàu biển.

- Ý nghĩ: Cảm thấy biết ơn; bản nhạc đang kêu gọi; cảm thấy hạnh phúc vô cùng; cuộc sống thật đẹp, thật “tuyệt mĩ”.

=> Đa-ni là một cô gái hiểu biết, luôn biết ơn, trân trọng giá trị món quà mình được đón nhận

*Tình cảm của tác giả đối với nhân vật Đa-ni:

- Tác giả yêu mến, cảm phục, cảm xúc trào dâng trước vẻ đẹp tâm hồn của Đa-ni.

3. Đề tài, chủ đề (10 phút)

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được đề tài, chủ đề của văn bản

b) Nội dung:

- GV cho HS thảo luận, chia sẻ theo cặp (chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh).

- HS chia sẻ hoàn thành nhiệm vụ học tập.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

-GV yêu cầu HS chia sẻ theo cặp.

? Đề tài của văn bản “ Lẵng quả thông” ?

? Nêu chủ đề văn bản bằng cách hoàn thành câu văn : “ Thông qua câu chuyện này, tác giả muốn ..................”.

B2. Thực hiện nhiệm vụ:

-HS chia sẻ theo cặp.

- GV quan sát, hỗ trợ.

B3. Báo cáo kết quả

-Đại diện HS trình bày câu trả lời , các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

B4. Đánh giá, nhận xét:

-GV nhận xét HĐ và câu trả lời của HS.

*Đề tài: “Lẵng quả thông” miêu tả về cuộc gặp gỡ giữa E-đơ-va Gờ-ric và cô bé Đa-ni.

* Chủ đề: Thông qua câu chuyện về món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc tặng Đa-ni, tác giả muốn khẳng định giá trị, sự kì diệu và ý nghĩa của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn con người.”

IV.Tổng kết (7 phút)

a) Mục tiêu:

-Chỉ ra được biện pháp nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của văn bản

b) Nội dung:

GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS

HS thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm của nhóm, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Câu trả lời của hoạt động nhóm của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

-Phát phiếu học tập

-Giao nhiệm vụ HĐ nhóm:

?Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

?Nội dung chính của văn bản?

? Ý nghĩa của văn bản?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: - Suy nghĩ cá nhân

GV: Định hướng HS khái quát nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa.

B3: Báo cáo kết quả

-HS trình bày câu trả lời; nhận xét, bổ sung...

GV: Yêu cầu HS trả lời

B4: Kết luận, nhận định

-Nhận xét kết quả làm việc HS.

-Chốt, chuyển dẫn hoạt động.

III.Tổng kết

1.Nghệ thuật

- Miêu tả, miêu tả tâm lí nhân vật

- Kết hợp sử dụng biện pháp nhân hóa

- Ngôn ngữ miêu tả chính xác, giàu cảm xúc

2. Nội dung:

- Đa-ni nhận món quà âm nhạc- món quà bất ngờ- món quà tinh thần giàu ý nghĩa. 3. Ý nghĩa:

- Phải biết yêu quý, trân trọng những món quà tinh thần

- Biết nhận và cho đúng ý nghĩa

3.Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)

a) Mục tiêu:

-Vận dụng những hiểu biết về văn bản để làm bài tập

- Nêu lên được ý nghĩa của món quà âm nhạc- món quà tinh thần.

b)Nội dung: GV yêu cầu HS HĐ cá nhân hoàn thành bài tập

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS viết ra giấy.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

-Giao yêu cầu HS HĐ cá nhân trả lời câu hỏi 6/sgk/67

=> Đây là câu hỏi mở nên GV cho HS HĐ cá nhân để các em nêu lên được những chính kiến của bản thân

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: - Suy nghĩ cá nhân

GV yêu cầu 2-4 HS trả lời câu hỏi

B3: Báo cáo kết quả

-HS trình bày câu trả lời; nhận xét, bổ sung...

B4: Kết luận, nhận định

-Nhận xét câu trả lời của HS.

-Chốt, chuyển dẫn hoạt động.

*Âm nhạc- món quà tinh thần :

-Đánh thức trong tâm hồn Đa-ni về những hình ảnh đẹp đẽ của quê hương nàng.

-Cảm nhận được tình yêu, lòng nhân hậu của nhạc sĩ giành cho cô.

-Lòng biết ơn

-Củng cố niềm tin về lời hứa.

-Tình yêu cuộc đời. Sống có ý nghĩa hơn

=> Món quà tinh thần đã giúp tâm hồn của Đa-ni trở nên phong phú và sâu sắc hơn; trái tim giàu cảm xúc hơn.

4.Hoạt động vận dụng (13 phút)

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn

b) Nội dung: HĐ cá nhân, HĐ nhóm

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV mở chiếc hộp bí mật đã đựng tờ giấy chia sẻ của cá nhân HS ở tiết trước. Yêu cầu HS nhận lại tờ giấy của mình và thực hiện nhiệm vụ:

- HS chia sẻ điều mà em đã viết ở tiết trước và trả lời câu hỏi 7/sgk/67

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân, sau đó làm việc nhóm.

GV quan sát, theo dõi

B3: Báo cáo, thảo luận

-Đại diện HS trình bày câu trả lời

B4: Kết luận, nhận định

-Nhận xét câu trả lời của HS và chốt

-Hướng dẫn học và làm bài ở nhà; chuẩn bị văn bản 2 “Con muốn làm một cái cây”

*Cách cho (tặng) một món quà:

- Đặt cả tấm lòng và tình cảm hoặc những lời chúc tốt đẹp cho người nhận

- Hiểu rằng giá trị món quà nhiều khi không cần là vật chất mà là một niềm vui, sự yêu thương...

- Cách tặng quà quan trọng hơn món quà

* Cách nhận một món quà:

- Trân trọng tấm lòng người cho (tặng).

- Nhận món quà với lòng biết ơn

- Giữ gìn, nâng niu hoặc có hành động làm tăng lên ý nghĩa, giá trị của món quà.

PHIẾU HỌC TẬP SỬ DỤNG TRONG BÀI

Phiếu học tập số 1:

? Dựa vào tri thức đọc hiểu ở bài “Những trải nghiệm trong đời và Điểm tựa tinh thần”, em hãy nối cột A với B sao cho đúng nhất.

Cột A

Cột B

Đáp án

1.Đề tài

a) là một hệ thống các tình tiết, sự kiện, biến cố phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các nhân vật, các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tự tưởng tác phẩm

2.Chủ đề

b)là chi tiết đặc sắc, tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

3.Cốt truyện

c) là hiện tượng đời sống được nhà văn miêu tả, kể, thể hiện qua văn bản.

4.Nhân vật

d) là con người (có thể là con vật, cây cối...) cụ thể được miêu tả, kể trong tác phẩm văn học; có thể có tên riêng cũng có thể không có tên riêng.

5.Chi tiết tiêu biểu

e) là những thái độ thể hiện rung cảm, cảm xúc đối với nhân vật, vấn đề, sự việc, hiện tượng....

6.Tình cảm của tác giả

f) là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản; thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

Đáp án : 1-c; 2-f; 3-a; 4-d; 5- b; 6-e

Phiếu học tập số 2

Chi tiết miêu tả

Nhận xét

Ngoại hình

Hành động, cảm xúc của Đa-ni khi nghe bản nhạc

Hành động

Cảm xúc

Hành động, ý nghĩ của Đa-ni sau khi nghe bản nhạc

Hành động

Ý nghĩ

Từ ngữ thể hiện tình cảm tác giả đối với nhân vật Đa-ni

BÀI HỌC: NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN

Đọc hiểu văn bản 2: Con muốn làm một cái cây

Thời lượng: 2 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1.Kiến thức:

Nhận biết được một số yếu tố của truyện.

2.Năng lực:

-Nhận biết được đề tài, chủ đề văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.

-Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thông qua: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ, cảm xúc.

-Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản “Lẵng quả thông” và “Con muốn làm một cái cây”

3.Phẩm chất:

Biết yêu con người, yêu cái đẹp.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, bảng, phấn

2. Học liệu: Văn bản 2: Con muốn làm một cái cây.

PHIẾU HỌC TẬP

Nhân vật

Chi tiết miêu tả

Nhận xét về nhân vật

Ông nội

Bum

SƠ ĐỒ VENN : So sánh điểm giống và khác nhau giữa Đa-ni và Bum

BUM

ĐANNI

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ: (5p)

a.Mục tiêu:

-Gợi nhắc cho học sinh hồi ức đẹp về khoảng thời gian hạnh phúc, ấm áp bên người thân.

-Tạo tâm thế cho học sinh tiếp nhận văn bản.

b.Nội dung:

Hs tham gia hoạt động để gợi nhớ kí ức đẹp về người thân.

c.Sản phẩm: Phần chia sẻ của HS với các bạn, với cả lớp

d.Tổ chức hoạt động:

Giao nhiệm vụ học tập:

Yêu cầu HS mang đến lớp một kỉ vật của người thân mà em lưu giữ hoặc một bức ảnh chụp/bức tranh vẽ về kỉ vật đó và chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu 2 HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình trước lớp. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, nêu cảm nhận của mình về phần chia sẻ của bạn.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV hướng dẫn HS chốt định hướng: những kỉ vật, những kí ức đẹp bên người thân có ý nghĩa vô cùng quý giá, sẽ là hành trang theo mỗi chúng ta suốt đời, nó là liều thuốc tinh thần xoa dịu tâm hồn lúc ta buồn đau→Đến với bài học hôm nay, chúng ta sẽ càng cảm nhận rõ hơn về giá trị của những kỉ vật đó.

2.  Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

I.Tìm hiểu chung: (12P)

1.Tác giả

a.Mục tiêu:

Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Võ Thu Hương .

b.Nội dung:

GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi

HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời.

c.Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

d.Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

HS làm việc cá nhân

Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

?Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Võ Thu Hương?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS trả lời câu hỏi của GV

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV nhận xét, chốt kiến thức

Nhà văn Võ Thu Hương

Nhà văn Võ Thu Hương sinh năm 1983, quê quán Nghệ An, hiện nay đang sống tại TP.HCM. Cô tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Báo chí trường Đại học KHXH & NV TP.HCM, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Cô là tác giả của nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi.

Một số tác phẩm của cô:

- Nụ cười Chim Sắt (truyện kí, NXB Kim Đồng)
– Những đóa hoa mặt trời (tập truyện, NXB Kim Đồng)
– Quà của Thần Núi (tập truyện, NXB Tổng Hợp)

– Qua một khúc sông (tập truyện ngắn,– NXB Hội Nhà văn)

2.Tác phẩm

a.Mục tiêu:

Cho HS trải nghiệm để nhận biết được chủ đề văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.

Giúp HS nêu được những nét chính về tác phẩm : thể loại, bố cục

b.Nội dung:

GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi

HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời.

c.Sản phẩm:

Phần đọc văn bản của HS

Câu trả lời của HS ở phần suy luận và liên hệ.

d.Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

-GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu phần đầu của câu chuyện (lí do vì sao ông nội trồng cây ổi)

Cách đọc: Khi đọc, cần chú ý đọc chậm rãi, diễn cảm, thể hiện cảm xúc, sau mỗi phần cần dừng lại 1,2 phút để suy ngẫm và nhớ lại các chi tiết chính trong phần truyện vừa đọc.

- HS  đọc hai phần còn lại (kí ức về cây ổi của Bum, ước mơ làm một cây ổi của Bum khi ông nội mất và đi xa căn nhà cũ). Đến đoạn có câu hỏi Suy luận và Liên hệ GV cho các em dừng lại 1,2 phút để thực hiện yêu cầu của SGK.

-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

?Xác định thể loại và bố cục của văn bản?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi Suy luận và Liên hệ.

Trả lời câu hỏi của GV

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV mời 2 HS đọc văn bản

GV mời 4 HS trả lời các câu hỏi Suy luận và Liên hệ

GV mời 2 HS trả lời câu hỏi xác định thể loại và bố cục VB.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV hướng dẫn các HS khác nhận xét phần đọc và trả lời các câu hỏi suy luận và liên hệ của các bạn theo kĩ thuật 3-2-1

GV chốt kiến thức.

2.1.Trải nghiệm cùng văn bản:

2.2.Thể loại

Truyện ngắn

2.3.Bố cục:

3 phần

-Từ đầu…thiên đường→ Lí do vì sao ông nội trồng cây ổi.

-Từ “Phụ công chăm bẵm…hiền lành”

→ Kí ức về cây ổi của Bum.

Còn lại: Ước mơ làm một cây ổi của Bum khi ông nội mất và đi xa căn nhà cũ

.II.Đọc-hiểu văn bản:

1.Nhân vật: (28P)

a.Mục tiêu:

-Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thông qua: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ, cảm xúc.

b. Nội dung:

GV thiết kế PHT giúp HS nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật (Câu hỏi 2 SGK) (18p)

HS trả lời câu hỏi 3 SGK để hiểu rõ hơn về nhân vật (10p)

c. Sản phẩm:

Phiếu học tập của HS, phần trả lời của HS

d.Tổ chức hoạt động:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS chuẩn bị câu hỏi SGK, PHT để HS có sự chuẩn bị để tham gia tốt hoạt động học tập.

Câu hỏi 2

GV tổ chức thảo luận nhóm (4,5 HS) vì đây là câu hỏi khó, đòi hỏi HS liệt kê chi tiết về hai nhân vật ông nội, Bum và rút ra nhận xét về hai nhân vật đó.

- GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.(4 nhóm thảo luận nhận xét về nhân vật ông nội, 4 nhóm thảo luận, nhận xét về nhân vật Bum) Sau thời gian thảo luận, mỗi nhóm chỉ giữ lại thành viên thư kí, các HS còn lại chia đều sang các nhóm khác. Các nhóm mới được nghe thư kí nhóm cũ trình bày nội dung trong phiếu học tập và cùng góp ý, bổ sung ý kiến vào tờ phiếu đó. Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép.

GV thiết kế phiếu học tập để giúp các nhóm có định hướng dễ dàng hơn trong việc liệt kê chi tiết và rút ra nhận xét về nhân vật.

Nhân vật

Chi tiết miêu tả

Nhận xét về nhân vật

Ông nội

Bum

Câu hỏi 3

Tổ chức hoạt động Nếu em là Bum… HS vẽ vào tờ giấy ghi chú một mặt cười (😊) hoặc một mặt buồn (☹). Mặt cười thể hiện Bum là chú bé hạnh phúc, mặt buồn thể hiện Bum là chú bé không hạnh phúc.

HS đi tìm những bạn trong lớp có cùng ý kiến với mình và lập thành hai nhóm: Bum mặt cườiBum mặt buồn. Mỗi nhóm có phần chia sẻ ý kiến ngắn với nhau và đại diện các nhóm trình bày trước lớp lí do vì sao Bum hạnh phúc hoặc không hạnh phúc.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Học sinh điền thông tin trả lời vào phiếu học tập, thành lập nhóm mới, chia sẻ góp ý, bổ sung thông tin để hoàn thiện phiếu học tập.

HS tham gia hoạt động hoàn thành câu hỏi 3.

Báo cáo kết quả thực hiện nhệm vụ học tập

GV mời 1,2 nhóm thuyết trình câu hỏi 2

GV mời 1,2 HS đại diện cho 2 nhóm (Bum mặt buồn và Bum mặt cười) đưa ra lập luận cho câu hỏi 3

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm nhận xét phần thuyết trình của các nhóm bạn theo kĩ thuật 3-2-1 cho câu hỏi 2. GV chốt, định hướng.

GV mời HS nhận xét phần lập luận của 2 HS đại diện cho câu hỏi 3, GV chốt.

Nhân vật

Chi tiết miêu tả

Nhận xét về nhân vật

Ông nội

-Một cây ổi có vẻ lạc lõng nhưng không làm mất duyên con đường vì phía trước ông trồng cây bằng lăng, phía sau mới trồng cây ổi

-Ông muốn trồng ổi vì muốn đứa nhỏ trong bụng mẹ sau khi chào đời có nơi leo trèo như ba nó.

-Ông cố ý bấm cho cây tỏa ra nhiều cành cao thấp vững chãi.

– Yêu thương cháu, luôn dành cho cháu những sự chăm sóc, quan tâm.

– Hiểu đặc điểm, tâm lí, sở thích của những chú bé trai để đem đến những “món quà đặc biệt” của tuổi ấu thơ: trông cây ổi để bố, rồi Bum leo trèo, chơi đùa với bạn.

Bum

-Kể cho bạn bè nghe về nguyên nhân ra đời của cây ổi, khoe chuyện bắt sâu cho cây lúc hai, ba tuổi.

-Thảo ăn với bạn bè.

-Xin bố ghé thăm cây ổi, gặp lại đám bạn.

-Ước muốn làm một cây ổi trong vườn cũ, luôn bên đám bạn leo trèo trong mùa ổi chín và thấy ông cười hiền lành bên gốc ổi

-Cười toe toét, mắt rưng rưng khi nghe bố mẹ bàn nhau trồng một cây ổi và kế hoạch mời đám bạn cũ đến nhà và hái ổi.

– Hồn nhiên, tinh nghịch, yêu thương bạn bè.

– Yêu thương ông nội, luôn hãnh diện, tự hào và nhớ đến “món quà đặc biệt” của tuổi thơ mà ông nội dành tặng mình.

– Tâm hồn nhạy cảm, cảm nhận được nỗi buồn, sự cô đơn trong lòng mình khi xa cây ổi, xa căn nhà thơ ấu, xa bạn bè.

Bum mặt cười

Bum mặt buồn

– Bum có một tuổi ấu thơ vui vẻ, hồn nhiên, được đùa nghịch với các bạn

– Bum có ông nội thương cháu, yêu cháu, hiểu cháu đã trồng cả một cây ổi cho chú bé leo trèo

– Bum có bố mẹ thương con, hiểu con nên khi biết con buồn, đã cố gắng trồng lại cây ổi và rủ bạn bè cũ về nhà chơi với Bum, dù gia đình chuyển chỗ ở.

– Bum mất ông nội, người bạn yêu thương và luôn bên cạnh Bum thời ấu thơ.

– Bum xa bạn bè cũ, xa cây ổi thân thiết thời thơ ấu nên có cảm giác lạc lõng, cô đơn sau khi gia đình chuyển nhà.

– Bố mẹ bận bịu làm ăn, ít có thời gian để quan tâm đến Bum, nhất là quan tâm đến những nỗi buồn, sự cô đơn bên trong tâm hồn con.

HẾT TIẾT 1

…………………………………………….

2.Đề tài (15p)

a.Mục tiêu:

Giúp HS nhận biết được đề tài, chủ đề văn bản.

b. Nội dung:

GV tổ chức cho HS tìm hiểu, trả lời câu hỏi 4 (10P) và 1 (5p) SGK để rút ra đề tài của văn bản.

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

d.Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

Câu hỏi 4

GV tổ chức thảo luận nhóm đôi (theo kĩ thuật nghĩ – viết – bắt cặp – chia sẻ)

Sau khi HS chia sẻ xong, GV mời đại diện một số cặp lên trình bày nội dung với cả lớp.

Câu hỏi 1

GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân xác định đề tài truyện Con muốn làm một cái cây vào giấy ghi chú. Sau khi viết xong, HS đổi bài cho bạn bên cạnh và chấm, sửa cho nhau dựa trên phần chốt của GV.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của GV

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-GV mời đại diện 1,2 cặp lên trình bày câu hỏi 4

-GV mời 1,2 HS trả lời câu hỏi 1

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-GV mời các cặp khác nhận xét phần trình bày của các cặp HS trả lời cho câu hỏi 4.

-GV nhận xét, định hướng trả lời câu hỏi 1.

Ý nghĩa của cây ổi xuất hiện từ đầu đến cuối văn bản.

–  Về ý nghĩa nội dung:

· Cây ổi là quà tặng đặc biệt với sự chăm chút và tình yêu mà ông nội dành cho Bum

· Cây ổi là nơi gắn kết bạn bè, với những trò leo trèo nghịch ngợm của các chú bé.

· Cây ổi là niềm vui của thời thơ ấu hồn nhiên, được lớn lên trong yêu thương và được làm bạn với thiên nhiên.

– Về ý nghĩa nghệ thuật

· Cây ổi là hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối truyện ngắn, kết nối thời thơ ấu của ba Bum, của Bum, kết nối quá khứ (cây ổi ông trồng) - hiện tại (cây ổi trong bài văn viết về mơ ước của Bum) – tương lai (dự định trồng lại cây ổi của ba mẹ)

Đề tài truyện ngắn Con muốn làm một cái cây:

– Kỉ niệm thời thơ ấu gắn với thiên nhiên.

– Tình cảm ông cháu.

– Sự cô đơn của đứa trẻ khi xa rời không gian sống quen thuộc.

3 Ý nghĩa của truyện:(5P)

a.Mục tiêu:

- HS nêu được thông điệp, ý nghĩa của truyện.

- Hs chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.

b. Nội dung:

HS tìm hiểu câu hỏi 5 và câu hỏi mở rộng: “Qua đó, em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với trẻ thơ?” để rút ra thông điệp và tình cảm tác giả thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

d.Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

Câu hỏi 5: (kết hợp với câu hỏi MR của GV)

GV tổ chức thảo luận nhóm đôi (theo kĩ thuật nghĩ – viết – bắt cặp – chia sẻ)

Sau khi HS chia sẻ xong, GV mời đại diện một số cặp lên trình bày nội dung với cả lớp.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của GV

Báo cáo kết quả thực hiện nhệm vụ học tập

GV mời đại diện 1,2 cặp lên trình bày câu hỏi 5

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV mời các cặp khác nhận xét phần trình bày của các cặp HS trả lời cho câu hỏi 5 và GV chốt.

Thông điệp của tác giả:

– Trẻ em cần được lớn lên trong yêu thương, chăm sóc và sự kết nối với bạn bè, thiên nhiên.

– Trẻ em cần được thấu hiểu, lắng nghe, nhất là thấu hiểu những cảm xúc bên trong (như cô đơn, buồn bã,…)

– Trẻ em cần được lớn lên với một thơ ấu đầy ắp niềm vui, được chơi đùa, nghịch ngợm đúng với lứa tuổi.

*Tình cảm của tác giả: Yêu mến, quan tâm đến thế giới tâm hồn, tình cảm của trẻ thơ.

III.Tổng kết: (3p)

a.Mục tiêu:

Giúp HS nêu được những nét chính về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm .

b.Nội dung:

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật

HS tìm thông tin để trả lời.

c.Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

d.Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

HS làm việc cá nhân

Yêu cầu HS tìm hiểu VB và trả lời câu hỏi

?Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS trả lời câu hỏi của GV

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV nhận xét, chốt kiến thức

1.Nội dung:

Truyện Con muốn làm một cái cây kể về kỉ niệm thời thơ ấu gắn bó với thiên nhiên, với người ông nhân hậu và ước mơ được sống trong một không gian quen thuộc của đứa trẻ.

2.Nghệ thuật:

-Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, mộc mạc

-Xây dựng nhân vật sinh động, gần gũi

-Nghệ thuật miêu tả sinh động, chân thật

3. Hoạt động 3   LUYỆN TẬP: (12P)

a.Mục tiêu:

HS chỉ ra được được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản “Lẵng quả thông” và “Con muốn làm một cái cây”.

b. Nội dung:

Hs thực hiện làm sơ đồ Venn để nhận biết và phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản “Lẵng quả thông” và “Con muốn làm một cái cây”.

c. Sản phẩm:

Sơ đồ phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật của HS.

d.Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

Câu hỏi 6

GV tổ chức thảo luận nhóm, hoàn thành sơ đồ Venn so sánh nhân vật Đa-ni và Bum.

Các nhóm sau khi hoàn thành sơ đồ sẽ trao đổi kết quả cho nhau, mỗi nhóm có thêm thời gian 2 đến 3 phút góp ý, bổ sung kết quả thảo luận của nhóm bạn bằng mực đỏ.

GV mời đại diện 1 đến 2 nhóm lên trình bày và nhận xét, chốt kiến thức.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS tham gia thảo luận nhóm để rút ra điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV mời 1,2 nhóm thuyết trình câu hỏi 6

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV mời đại diện các nhóm nhận xét phần thuyết trình của các nhóm bạn theo kĩ thuật 3-2-1 cho câu hỏi 6

GV chốt, khái quát lại về điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật.

Sơ đồ venn so sánh điểm giống và khác nhau giữa Đa-ni và Bum

Đa-ni Bum

Cô gái ở lứa tuổi trưởng thành, lãng mạn, tinh tế, có đời sống nội tâm sâu sắc, phong phú.

Cô gái yêu đời và biết ơn những điều tốt đẹp mà mình đón nhận từ cuộc đời.

Chú bé có nhiều nỗi buồn, sự cô đơn khi bị xa cách với bạn bè cũ, không gian cũ gắn với tuổi thơ

Trong sáng, hồn nhiên, tâm hồn phong phú, yêu thương

4.Hoạt động 4: VẬN DỤNG (10P)

a.Mục tiêu:

HS vận dụng bài học vào cuộc sống tạo sự kết nối giữa bài học và cuộc sống.

b.Nội dung

HS trả lời câu hỏi 7 để thể hiện cách ứng xử/hành động của bản thân, kết nối bài học với cuộc sống.

c.Sản phẩm

Phần chia sẻ của HS (HS chia sẻ tự do theo kĩ thuật Think-write-pair-share)

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

Câu hỏi: Em đã bao giờ làm việc gì đem lại niềm vui cho người khác hay chưa? Lúc đó em có cảm nhận thế nào? Hãy chia sẻ với bạn về việc làm đó và cảm xúc của em khi đem lại niềm vui cho người khác.

HS tự do chia sẻ theo những trải nghiệm và suy nghĩ của các em.

HS chia sẻ theo cặp, sau đó đại diện một cặp chia sẻ với lớp.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS chia sẻ theo cặp, sau đó GV mời 1,2 HS trình bày trước lớp.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ, viết, bắt cặp, chia sẻ trải nghiệm.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

-Cho các HS khác bổ sung cảm xúc của bản thân khi đem lại niềm vui cho người khác.

-GV ghi nhận phần chia sẻ của HS, chốt.

-HS tự do chia sẻ trải nghiệm

-Cảm nhận”

+Thấy vui, hạnh phúc

+Thấy mình sống có ích, có ý nghĩa

KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

VĂN BẢN: VÀ TÔI NHỚ KHÓI

I. Mục tiêu dạy học:

1. Kiến thức:

- Nêu được nội dung, ý nghĩa của tản văn Và tôi nhớ khói.

2. Năng lực:

- HS nhận biết được ý nghĩa, giá trị của những kỉ niệm trong quá khứ đối với mỗi con người.

3. Phẩm chất:

Biết yêu thương, trân trọng những kỉ niệm trong quá khứ, những điều giản dị trong cuộc sống.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1.Thiết bị dạy học: máy chiếu, phiếu học tập, bảng, phấn…

2. Học liệu: Văn bản đọc kết nối: Và tôi nhớ khói.

PHT

Khói được miêu tả bằng các giác quan

Dẫn chứng

Nhận xét về hình ảnh khói

Ý nghĩa của quê hương với tác giả

Thị giác

Thính giác

Khứu giác

Cảm giác

III. Tiến trình dạy học:

1.Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (5 PHÚT)

a.Mục tiêu:

- Giới thiệu bài học, dẫn học sinh đến với trải nghiệm về thiên nhiên và con người ở 1 vùng đất của quê hương.

- Tạo tâm thế cho học sinh

b. Nội dung:

Thông qua hoạt động trải nghiệm xem tranh về thiên nhiên và con người ở Hà Giang. Sau đó, học sinh chia sẻ cảm xúc về đất và người Hà Giang.

c. Sản phẩm: Phần chia sẻ cảm xúc của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ học tập:

- GV phát giấy note cho học sinh và yêu cầu ghi lại các từ khóa về đất và người Hà Giang; cảm xúc của học sinh khi xem ảnh.

- Giáo viên chiếu ảnh.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS ghi lại các từ khóa biểu thị cảm xúc của mình về đất và người Hà Giang.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày cảm xúc của mình. Các học sinh chia sẻ những cảm xúc/ cảm nhận khác của mình (không giống với các bạn đã chia sẻ).

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Giáo viên ghi nhận những cảm xúc/ cảm nhận của học sinh, giới thiệu bài học.

Nội dung định hướng của giáo viên: Mỗi nơi chúng ta sống, mỗi vùng đất chúng ta qua đều để lại cho chúng ta một cái kí ức nào đó. Đó có thể là đặc điểm nổi bật về con người, về thiên nhiên như “đá” đã thấm vào tâm hồn mỗi con người Hà Giang nói riêng, mỗi người đã từng đến đây nói chung. Và hôm nay chúng ta đến với hình ảnh “khói” một đặc trưng của con người làng quê Việt Nam xưa.

2.Hoạt động2: Hình thành kiến thức

I.Tìm hiểu chung (20p)

1.Tác giả

a.Mục tiêu:

Giúp HS nêu được những nét chính về tác giả Đỗ Bích Thúy

b.Nội dung:

GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi

HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời.

c.Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

d.Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

HS làm việc cá nhân

Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

?Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Đỗ Bích Thúy?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS trả lời câu hỏi của GV

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV nhận xét, chốt kiến thức

Nhà văn Đỗ Bích Thúy

Đỗ Bích Thúy sinh ra tại Tỉnh Hà Giang vào năm 1975. Đỗ Bích Thúy là thành viên Hội nhà văn Việt Nam-một nhà văn có nhiều tác phẩm được công chúng yêu thích. Chị là tác giả của tiểu thuyết "Chúa đất", "Người yêu ơi"(tiểu thuyết), “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”(tập truyện ngắn), “Tôi đã trở về trên núi cao” (tản văn). Chị còn viết kịch bản phim "Chuyện tình bên đồng hoa tam giác mạch" được chuyển thể từ truyện "Lặng yên dưới vực sâu”.

2.Tác phẩm

a.Mục tiêu:

- Hs đọc diễn cảm được văn bản

-Giúp HS nêu được những nét chính về tác phẩm : xuất xứ, phương thức biểu đạt

b.Nội dung:

GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi

HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời.

c.Sản phẩm:

Phần đọc văn bản của HS

Câu trả lời của HS ở phần suy luận và liên hệ.

d.Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

-GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu phần đầu của văn bản.

-GV chia lớp thành các nhóm 3: mỗi thành viên của 1 nhóm đọc 1 đoạn trong văn bản.

Cách đọc: Khi đọc, cần chú ý đọc chậm rãi, diễn cảm, thể hiện cảm xúc.

-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Nêu xuất xứ và phương thức biểu đạt của văn bản?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi của GV

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV mời 3 HS đọc văn bản.

GV mời 2 HS trả lời câu hỏi về xuất xứ và phương thức biểu đạt của văn bản.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

-Bình chọn nhóm đọc hay nhất.

-Tiêu chí: giọng đọc to, rõ, diễn cảm, biểu lộ cảm xúc, tương tác với người nghe.

GV chốt kiến thức.

2.1.Trải nghiệm cùng văn bản:

2.2. Xuất xứ: Trích từ tập tản văn “Tôi đã trở về trên núi cao”.

2.3.PTBĐ chính:

Tự sự (+miêu tả, biểu cảm)

.II.Đọc-hiểu văn bản:

2.2.1. Ký ức của nhân vật “tôi” về ngọn khói bếp.(20 p)

a. Mục tiêu:

Hs chỉ ra được kí ức của nhân vật “tôi” về ngọn khói bếp gắn liền với mùi hương, bữa cơm, cuộc sống sinh hoạt, niềm vui – nỗi buồn của con người.

b. Nội dung:

- HS thảo luận nhóm để tìm ra những giác quan được người viết sử dụng để miêu tả khói và ý nghĩa của quê hương đối với tác giả.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

-Chia nhóm: “Chim tìm tổ mới”. Mỗi nhóm 04 thành viên. Trong đó, mỗi nhóm không quá 01 thành viên cũ.

-Phát phiếu học tập:

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS hoàn thành phiếu học tập

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gọi các nhóm trình bày quay vòng, mỗi nhóm trình bày 1 ý. Nhóm sau không được trình bày ý kiến trùng với nhóm trước đã nêu.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV đánh giá phần báo cáo của HS, chốt một số nội dung cơ bản

Khói được miêu tả bằng các giác quan

Dẫn chứng

Nhận xét về hình ảnh khói

Ý nghĩa của quê hương với tác giả

Thị giác

-Vấn vít bay lên

-Màu xanh

-Quẩn mãi

-Vương vít mãi ở ngọn cây hồng, nằm sát mái nhà bị gió thổi cho loãng đi, tan đi

Hình ảnh ngọn khói đẹp, được quan sát, miêu tả tỉ mỉ, cảm nhận bằng nhiều giác quan

Hình ảnh ngọn khói quê nhà đã trở thành một nỗi nhớ, một phần gắn bó máu thịt với tác giả

→Tình yêu và sự gắn bó với quê hương

Thính giác

Gọi người nào chưa về thì nhớ về trước khi bóng tối sập xuống

Khứu giác

-Mùi của hạt ngô, mùi của gộc gỗ củi dẻ, mùi của tinh dầu vỏ cam, nùi của vỏ cây sẹ, mùi của lông chú mèo tam thể bị lửa bén…

Cảm giác

Nhẹ bẫng như tơ, quẩn trên mái lá

HẾT TIẾT 1

…………………………………………………

2.2.2. Đời sống tâm hồn của nhân vật “tôi”. (10P)

a. Mục tiêu:

Hs nêu được các từ khóa về đời sống tâm hồn của nhân vật “tôi” và phân tích được các từ khóa đó.

b. Nội dung:

- HS thảo luận cặp để cùng nhau rút ra những nhận xét về đời sống tâm hồn của nhân vật “tôi” thông qua nỗi nhớ khói.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

-Giáo viên chia cặp: bắt cặp ngẫu nhiên

-Hs thảo luận để trả lời câu hỏi: Qua nỗi nhớ về khói, có thể thấy nhân vật “tôi” là người có đời sống tâm hồn như thế nào?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gọi ngẫu nhiên các cặp đôi trình bày

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-GV nhận xét câu trả lời của học sinh

Đời sống tâ hồn của nhân vật tôi

- Phong phú (lưu giữ những kí ức sống động về khói từ mùi vị, hình ảnh, âm thanh, màu sắc,…

- Tinh tế, nhạy cảm (cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn của khói gắn liền với niềm vui – nỗi buồn của con người).

-  Nhiều yêu thương(dành cho gia đình, tuổi thơ, con người, thiên nhiên và khói).

2.2.3. Ý nghĩa của văn bản: (10P)

a. Mục tiêu:

Hs trình bày được ý nghĩa của kỉ niệm đẹp trong quá khứ đối với việc nuôi dưỡng tâm hồn của con người.

b. Nội dung:

- HS thảo luận nhóm nhỏ theo kĩ thuật khăn trải bàn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

Tham khảo web:

https://suckhoedoisong.vn/nhung-loi-ich-khong-ngo-cua-hoai-niem-n117528.html

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

-Giáo viên chia cặp: bắt cặp ngẫu nhiên nhóm 4 người.

-Hs thảo luận để trả lời câu hỏi: kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa gì trong việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

-Mỗi thành viên nêu ý kiến ở 1 ô riêng

-Nhóm tổng hợp lại thành các ý chính vào ô ở giữa

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gọi các nhóm trình bày quay vòng, mỗi nhóm trình bày 1 ý, ý của nhóm sau không trùng với ý của nhóm trước.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Dựa trên câu trả lời của học sinh, GV chốt, bổ sung kiến thức.

Ý nghĩa của kỉ niệm đẹp trong quá khứ

-Kỉ niệm đẹp giúp khích lệ tinh thần, giúp ta tự tin, sống lạc quan

-Nỗi nhớ mang lại ý nghĩa, giúp ta sống tốt, biết trân trọng hiện tại

-Nỗi nhớ giúp kết nối mọi người, gắn kết với người mình yêu thương.

═˃Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa quan trọng trong việc nuôi dưỡng, làm đẹp cho tâm hồn con người, giúp tâm hồn ta phong phú hơn.

III.Tổng kết: (5p)

a.Mục tiêu:

Giúp HS nêu được những nét chính về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm .

b.Nội dung:

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật

HS tìm thông tin để trả lời.

c.Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

d.Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

HS làm việc cá nhân

Yêu cầu HS tìm hiểu VB và trả lời câu hỏi

?Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS trả lời câu hỏi của GV

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV nhận xét, chốt kiến thức

1. Nội dung

Và tôi nhớ khói là những hồi ức của tác giả về làn khói với căn bếp, cánh đồng, người dân quê. Điều này thể hiện tình yêu quê hương với một tâm hồn nhạy cảm.

2. Nghệ thuật

- Kể kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Biện pháp tu từ so sánh, liệt kê,...

3. Hoạt động 3: Luyện tập (5P)

a.Mục tiêu:

-Hs hiểu nội dung tản văn Và tôi nhớ khói

-Kết nối với văn bản Lẵng quả thông, Con muốn làm một cái cây để hiểu hơn về chủ điểm Nuôi dưỡng tâm hồn.

b.Nội dung:

HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

c.Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

d.Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm, hs trả lời cá nhân

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV chốt đáp án.

1.Tản văn “Và tôi nhớ khói” viết về nội dung nào sau đây?

A.Kỉ niệm tuổi thơ

B.Nỗi nhớ tha thiết dành cho mẹ.

C.Tình cảm với quê hương qua cảm nhận về khói.

D.Nhớ một bữa cơm chiều ấm áp bên gia đình.

(Đáp án C)

2. Hình ảnh ngọn khói quê được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào sau đây?

A. Thính giác, khứu giác, xúc giác, thị giác.

B.Thị giác, khứu giác, xúc giác, cảm giác.

C.Vị giác, cảm giác, thị giác, khứu giác.

D.Thị giác, khứu giác, thính giác, cảm giác.

(Đáp án D)

3. Thái độ tình cảm của người viết thể hiện qua văn bản?

A.Tình yêu quê hương, gắn bó với vẻ đẹp bình dị.

B.Yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên của quê nhà.

C.Nhớ tha thiết kỉ niệm tuổi thơ.

D.Tình yêu tha thiết dành cho gia đình

(Đáp án A)

4. Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?

A. Nuôi dưỡng, làm tâm hồn ta phong phú.

B.Nhắc cho ta nhớ về khoảng thời gian tươi đẹp.

C. Giúp ta sống lạc quan, trân trọng biện tại, gắn kết ta với người thân.

D. Cả A và C đều đúng.

(Đáp án D)

4. Vận dụng (15P)

a. Mục tiêu:

- Học sinh viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 10-15 dòng) nêu cảm xúc của mình về một hình ảnh gắn bó với tuổi thơ của em.

b. Nội dung: Cảm xúc về một hình ảnh gắn bó với tuổi thơ

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập:

- GV phát giấy cho học sinh.

-Hs làm việc cá nhân viết lại ý nghĩa về một kỉ niệm đẹp của bản thân.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

-   GV bật nhạc không lời.

-   Mỗi HS viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 10-15 dòng) nêu cảm xúc của mình về một hình ảnh gắn bó với tuổi thơ của em.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS chia sẻ bài viết của mình.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV ghi nhận kết quả của học sinh

Có thể gợi ý một số hình ảnh:

-Dòng sông

-Bãi biển

-Cánh đồng

-Cánh diều

-Khu vườn

-Công viên

-Khu vui chơi…

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI HỌC: NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN

Thực hành Tiếng Việt

Thời lượng: 02 tiết

  1. MỤC TIÊU DẠY HỌC
    1. Kiến thức:

- Tác dụng của lựa chọn cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản.

- Câu có nhiều vị ngữ.

- Từ ngữ nhân hoá và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá.

2. Năng lực:

- Nhận biết được tác dụng của lựa chọn cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản.

- Nhận biết được tác dụng của việc sử dụng nhiều vị ngữ trong câu.

- Xác định được biện pháp nhân hoá và phân tích tác dụng.

3. Phẩm chất: (?)

- Yêu thương, tôn trọng

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
    1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, micro, bảng, phấn, phiếu bài tập.
    2. Học liệu: Phần Thực hành Tiếng Việt (Thuộc chủ đề “Nuôi dưỡng tâm hồn”)

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi, dẫn vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh ghép từ đã cho thành câu có nghĩa.

c. Sản phẩm: Bảng làm việc nhóm

d. Tổ chức hoạt động

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV chiếu những từ sau lên màn hình: “Sao/ nó/ bảo/ không/ đến”. Sau đó yêu cầu học sinh ghép những từ trên thành câu trong thời gian 3 phút. Học sinh có thể thêm các dấu câu phù hợp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS cùng suy nghĩ, ghi đáp án ra bảng nhóm trong 2 phút (Kích cỡ bằng tờ A3)

B3: Báo cáo, thảo luận

Học sinh đếm tổng số câu, đọc đáp án của một vài nhóm. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.

B4: Kết luận, nhận định (GV)GV lắng nghe những đáp án của các nhóm, khen và thưởng sao (hoặc điểm) cho nhóm có nhiều kết quả nhất. GV cho học sinh xem tổng số câu có thể ghép được từ những từ bên trên.

=> GV chốt: Khi thay đổi vị trí của các từ trong câu thì nghĩa của câu thay đổi, thái độ nói cũng thay đổi. Vậy nếu thay đổi vị trí của cả cụm từ trong câu thì nghĩa của câu sẽ như thế nào? Chúng ta sẽ cùng khám phá trong bài học hôm nay!

  • Nó bảo sao không đến?
  • Sao không bảo nó đến?
  • Bảo sao nó không đến!
  • Đến sao nó không bảo?
  • Không bảo nó đến sao? …

2.Hoạt động 2: HÌNH THÀNH TRI THỨC TIẾNG VIỆT ( 5 PHÚT)

a. Mục tiêu:

- HS hiểu được cấu trúc câu là gì.

- HS hiểu được cách lựa chọn và tác dụng của cấu trúc câu

- HS vận dụng kiến thức đã học để viết lại câu theo yêu cầu.

b. Nội dung:

GV hướng dẫn HS phân tích VD trong sgk để nhận thấy việc lựa chọn cấu trúc câu khác nhau sẽ mang lại ý nghĩa khác nhau.

GV yêu cầu hs viết 1 câu có nhiều vị ngữ và nêu tác dụng của những vị ngữ ấy

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm trên bảng của HS.

d. Tổ chức hoạt động

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-GV hướng dẫn hs phân tích vd trong sgk

  • GV lấy thêm vd ngoài chiếu vd lên và yêu cầu học sinh phân biệt ý nghĩa của 2 câu sau:

Chiếc xe này đẹp nhưng đắt

Chiếc xe này đắt nhưng đẹp

  • Hỏi: Ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

Một vài HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung (nếu có).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV định hướng cho hs theo tri thức tiếng việt trong sgk /60

  • Lựa chọn cấu trúc câu: câu tiếng Việt có cấu trúc tương đối ổn định. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng chúng ta có thể thay đổi cấu trúc câu để đáp ứng mụ đích giao tiếp.
  • Cách lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng:

+ Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến

+ Viết câu có nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng cụ thể, sinh động hơn

    1. Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN HỌC CÂU 1 + 3 (10 phút)

a. Mục tiêu:

- HS hiểu được khi thay đổi cấu trúc câu thì nghĩa của câu sẽ thay đổi.

- HS vận dụng kiến thức đã học để viết lại câu theo yêu cầu.

b. Nội dung:

GV hướng dẫn HS phân tích C-V của câu hỏi (1) trong SGK, từ đó giúp HS nhận diện sự thay đổi về nội dung khi đảo vị trí của các thành phần trong câu.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm trên bảng của HS.

d. Tổ chức hoạt động

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

  • GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi (1) đồng thời chiếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” và câu “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” lên bảng.

Hỏi: Ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

  • Thực hành phần hiểu qua câu hỏi (3) theo cặp. Gọi một vài học sinh đọc phần làm của mình.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

Một vài HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung (nếu có).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

HS có thể làm được câu hỏi (3) và chỉ ra được ý nghĩa của câu đã thay đổi như thế nào.

Khi được viết lại như vậy ý nghĩa của câu sẽ mất đi dụng ý nhấn mạnh việc cây ổi không bói quả đã phụ công chăm sóc, mong ngóng của ông.

4. Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN HỌC CÂU 2 + 4 (10 phút)

a. Mục tiêu:

- HS hiểu được việc đặt câu có nhiều vị ngữ sẽ giúp mở rộng nội dung kể tả.

- Xác định được câu văn có nhiều vị ngữ.

- Viết được câu văn có nhiều vị ngữ.

b. Nội dung:

Qua việc phân tích mẫu, học sinh thực hành với bài tập (2) và viết câu theo yêu cầu của bài tập (4)

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.

d. Tổ chức hoạt động

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV yêu cầu HS phân tích C-V trong câu

“Cây ổi/ cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ

CN VN1 VN2

công sức chăm bẵm, chờ mong của ông”

VN3 VN4

và hỏi nếu chỉ giữ V1 và bỏ những vị ngữ còn lại thì có ảnh hưởng gì đến cấu trúc câu không? Câu có nhiều vị ngữ vậy có tác dụng gì?

(*) Với bài tập (2), yêu cầu mang tính thử thách (không bắt buộc) sẽ là: “Hãy viết thêm vị ngữ cho câu “Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.”

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm bài tập (2) theo nhóm 4 người (3 phút)

HS làm cá nhân bài tập (4) và chia sẻ với bạn bên cạnh.

B3: Báo cáo, thảo luận

Ở câu hỏi (2) đại diện các nhóm trình bày trước lớp ý kiến.

Ở câu hỏi (4), đại diện HS trong lớp đọc câu của mình.

GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Gv nhận xét và chốt

  • câu văn sử dụng cấu trúc nhiều thành phần vị ngữ là “Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.”

Tác dụng là giúp người đọc hình dung rõ hơn về quá trình phát triển của những quả ổi.

  • Câu có nhiều vị ngữ liên tiếp có mục đích mở rộng nội dung kể, tả.

5. Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN HỌC CÂU 5 (10 phút)

a. Mục tiêu:

- HS liệt kê được những từ ngữ có sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá trong câu.

- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá.

b. Nội dung:

GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập (5) và làm bài tập ứng dụng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.

d. Tổ chức hoạt động

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

  • GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, gạch chân những từ ngữ nhân hoá trong bài tập (5) và nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá.
  • Yêu cầu HS làm bài tập ứng dụng: Tìm từ ngữ nhân hoá và nêu tác dụng của chúng. Sau khi làm chia sẻ đáp án và đối chiếu kết quả với bạn bên cạnh.

+ Ngọn khói ấy cũng gọi đám trẻ trâu mải chơi hơn cả trâu, lang thang trên rừng vội vã về nhà. (Và tôi nhớ khói)

+ “Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”

(Chuyện cổ nước mình)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm bài tập (5) theo cặp (3 phút)

HS làm bài tập ứng dụng (3 phút)

B3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện HS trả lời trước lớp.

GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Gv nhận xét, bổ sung

- HS tìm được các từ nhân hoá: khói vui, ngọn lửa nhảy nhót, reo vui phần phật.

- Tác dụng: Giúp hình ảnh khói trở nên sinh động, có cảm xúc đồng điệu với tâm trạng của con người. Khói trở thành một thành viên trong gia đình, gắn bó, chia sẻ niềm vui.

6. Hoạt động 6: TỔNG KẾT (3 phút)

a. Mục tiêu: HS ghi nhớ những nội dung chính trong tiết học.

b. Nội dung: GV cho HS tổng kết ngắn sau buổi học.

c. Sản phẩm: Phiếu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV yêu cầu HS viết vào phiếu theo kĩ thuật 3-2-1 trong đó:

3: 3 từ khoá kiến thức trong tiết học

2: 2 bài học con học được

1: 1 câu hỏi/ thắc mắc cần được giải đáp

B2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh ghi câu trả lời vào phiếu học tập

B3: Báo cáo, thảo luận

Một vài HS chia sẻ trước lớp.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Gv nhận xét và chốt

7. Hoạt động 7: HƯỚNG DẪN VIẾT NGẮN (2 phút)

  1. Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu của đề bài.
  2. Nội dung: HS trả lời những câu hỏi gợi ý của GV để tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV chiếu đề bài lên và đưa câu hỏi:

  • Yêu cầu nội dung của đoạn văn là gì?
  • Yêu cầu hình thức của đoạn văn là gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh trả lời câu hỏi

B3: Báo cáo, thảo luận

Một vài HS chia sẻ trước lớp.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Gv nhận xét và chốt

- Yêu cầu nội dung: Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình:

+ Dạng bài: Kể lại kỉ niệm (trải nghiệm của bản thân)

+ Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.

+ Người thân trong gia đình: Bố mẹ, ông bà, anh chị em,…

- Yêu cầu hình thức:

+ Đoạn văn 150-200 chữ

+ Ít nhất 1 câu có nhiều vị ngữ

+ Ít nhất 1 câu có biện pháp nghệ thuật nhân hoá

+ Gạch chân (hoặc dùng bút đánh dấu) để xác định những câu chứa yêu cầu của đề bài.

Ngày soạn:

Văn bản 4: Đọc mở rộng theo thể loại

CÔ BÉ BÁN DIÊM

An-đéc-xen

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Một số yếu tố truyện: chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật; tình cảm, cảm xúc của tác giả

2. Năng lực

-Nhận biết, hiểu được một số yếu tố truyện: chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật; tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện một cách sinh động qua các tác phẩm khác nhau.

-Vun đắp phát triển thể chất và tâm hồn đối với bản thân và mọi người xung quanh.

-Năng tự đọc hiểu văn bản và đọc hiểu một truyện ngắn.

3. Phẩm chất

- Yêu thương, thấu hiểu và đồng cảm với người khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, cá nhân.

III. Tiến trình dạy – học

1. HĐ1: Hoạt động xác định vấn đề (3 phút)

a. Mục tiêu: Định hướng chú ý cho học sinh. HS kết nối các kiến thức đã học vào nội dung của bài học.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS HĐ cá nhân trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

Sản phẩm dự kiến:

- Cả hai văn bản đã thể hiện một số yếu tố truyện: đề tài, nhân vật, sự việc, chi tiết tiêu biểu, tình cảm của tác giả.

-Chủ đề lớn: Đời sống tâm hồn của con người.

d. Tổ chức thực hiện:

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

-HS HĐ cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi

?Văn bản “Lẵng quả thông” và “Con muốn làm cái cây” đã thể hiện rõ một số yếu tố truyện. Vậy đó là những yếu tố nào?

? Chủ đề lớn mà cả hai văn bản hướng đến đó là gì?

B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, lắng nghe, nhận xét

B3. Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi của GV.

B4. Kết luận, nhận định:

-Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức.

2.HĐ 2. Hình thành kiến thức

I. Các yếu tố truyện của “Cô bé bán diêm” (20 phút)

a) Mục tiêu: HS nắm vững các yếu tố truyện

b) Nội dung: GV kiểm tra việc tự học ở nhà của HS và cho HS tham gia trò chơi “ RUNG CHUÔNG VÀNG” để nắm vững các yếu tố truyện.

c) Sản phẩm: HS tham gia trò chơi vui, bổ ích

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1. Chuyển giao nhiệm vụ :

-GV kiểm tra việc tự học ở nhà của HS

- Yêu cầu HS tham gia trò chơi Rung chuông vàng”

-Một HS làm MC điều khiển chương trình trò chơi

- HS nắm luật chơi

B2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tham gia trò chơi.

- GV hỗ trợ HS (nếu cần)

B3. Báo cáo kết quả: HS trả lời đáp án lên bảng nhóm ( bảng nhỏ cá nhân)

B4. Kết luận, nhận định:

-Nhận xét việc tự học ở nhà và hoạt động trò chơi của HS.

-Chốt, dẫn chuyển vào mục tiếp theo

*HS tham gia trò chơi “ RUNG CHUÔNG VÀNG” đê nắm vững các yếu tố truyện của “Cô bé bán diêm”

II.Bài học kinh nghiệm khi đọc truyện ngắn (15 phút)

a) Mục tiêu: Giúp HS kết nối các kiến thức đã học

b) Nội dung: - GV sử dụng KT “khăn trải bàn” cho HS thảo luận.

  • HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, nhóm của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1.Chuyển giao nhiệm vụ

-Tổ chức hoạt động bằng kỹ thuật “Khăn trải bàn” . Chia lớp thành 8 nhóm; mỗi nhóm 4-6 HS

?Từ việc đọc các văn bản , em rút ra được bài học kinh nghiệm nào khi đọc truyện ngắn?

B2. Thực hiện nhiệm vụ

HS: - Làm việc cá nhân 3 phút, ghi kết quả ra ô cá nhân

-Thảo luận nhóm 7 phút, thống nhất ý kiến ghi ra ô giữa.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu cần).

B3. Báo các, thảo luận.

GV: - Yêu cầu đại diện của nhóm lên trình bày

HS: -Đại diện HS trình bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung

B4. Kết luận, nhận định

-Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS. Chốt kiến thức.

* Bài học kinh nghiệm khi đọc truyện ngắn:

- Xác định đề tài

- Nhân vật

- Sự việc chính, chi tiết tiêu biểu

- Chủ đề

- Tình cảm, cảm xúc của người viết

3.HĐ 3 Hoạt động luyện tập (3 phút)

a) Mục tiêu:

-Vận dụng những hiểu biết về văn bản để làm bài tập

b)Nội dung: HS HĐ cá nhân

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS HĐ cá nhân trả lời câu hỏi

?Em đã bao giờ đọc một truyện ngắn nào chưa? Khi đọc em có suy nghĩ gì?

B2. Thực hiện nhiệm vụ:

-HS HĐ cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi GV đưa ra.

B3. Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi

B4. Kết luận, nhận định

Nhận xét HĐ, câu trả lời của HS và chuyển dẫn HĐ tiếp theo

4.HĐ 4. Hoạt động vận dụng (4 phút)

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn

b) Nội dung: HĐ cá nhân

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS chép bài tập về nhà

? Viết đoạn văn ngắn ( 3 đến 5 câu)

? Sau khi viết xong em hãy cho biết đoạn văn em viết về đề tài gì? Chỉ ra từ ngữ thể hiện tình cảm của em đối với đối tượng em lựa chọn để viết?

B2. Thực hiện nhiệm vụ :

HS Ghi câu hỏi về nhà làm.

B3. Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi

B4. Kết luận, nhận định:

HS hoàn thành và nộp vào đầu giờ tiết học hôm sau.

GV nhắc nhờ HS chuẩn bị tiết tiếp theo.

Câu hỏi RUNG CHUÔNG VÀNG ( đáp án là chữ cái in đậm)

Câu 1. “Cô bé bán diêm” (CBBD) là truyện ngắn của ai?

A An-đéc-xen B Pus-kin C Pau-tôp-xki D Go-rơ-ki

Câu 2 . Cô bé bán diêm thương nhớ và mong gặp người thân nào ?

A Cha B Mẹ C Ông D

Câu 3. Nhân vật chính của truyện “Cô bé bán diêm” là ?

A Cha B Mẹ C Cô bé bán diêm D Bà

Câu 4. Đề tài truyện “Cô bé bán diêm”

A Viết về một cô bé đi bán diêm trong đêm.

B Viết về cô bé bán diêm và sự ra đi của cô ấy.

C Viết về sự ra đi của cô bé bán diêm.

D Viết về những mộng tưởng của cô bé bán diêm

Câu 5. Truyện “Cô bé bán diêm” có mấy sự việc chính ?

A Một B Hai C Ba D Bốn

Câu 6. Chi tiết tiêu biểu nhất truyện “Cô bé bán diêm” là ?

A Cô bé đi bán diêm B Cô bé gặp lại bà

C Cha cô bé không thương cô bé D Cô bé quẹt diêm và mộng tưởng

Câu 7. Thông điệp tác giả gửi gắm qua truyện “Cô bé bán diêm” là gì?

A Đêm lạnh và trẻ em không nên ra ngoài

B Ngoài kia còn đó bao nhiêu trẻ lang thang đang rất cần chúng ta dang rộng đôi tay yêu thương, chăm sóc và bảo vệ.

C Tình yêu thương lớn lao của cô bé bán diêm dành cho bà .

D Sự thờ ơ của người cha đối với cô bé bán diêm.

Câu 8. “Cô bé bán diêm” là truyện ngắn mang đậm tính chất truyện cổ tích

A Đúng B Sai

Câu 9. Truyện “Cô bé bán diêm” xuất bản đầu tiên vào năm nào?

A 1841 B 1845 C 1843 D 1844

Câu 10. HS quan sát hình ảnh và cho biết hình ảnh gợi em nhớ đến chi tiết nào trong truyện “ Cô bé bán diêm”?

Đáp án: Cô bé quẹt diêm và mộng tưởng gặp bà.

( Lưu ý câu 10 là câu chốt trò chơi nên câu trả lời của HS phải đúng y câu chữ trong đáp án đưa ra).

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI HỌC: NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN

PHẦN VIẾT

Thời lượng: 2 tiết

  1. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Kiến thức

Biết cách viết bài văn đảm bảo các bước: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa; rút kinh nghiệm sau khi viết.

Viết được bài văn để kể lại kỉ niệm đáng nhớ đối với bản thân.

2. Năng lực

- Thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của trải nghiệm.

- Hợp tác khi trao đổi, thảo luận

- Tạo lập văn bản (viết bài văn)

3. Phẩm chất

- Nhân ái, trân trọng trải nghiệm của bản thân.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
    1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập, bảng, phấn
    2. Học liệu: Văn bản đọc: “Trải nghiệm về một chuyến đi” SGK /76

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (7p)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh trước khi viết bài

b. Nội dung: Xem clip và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chiếu clip sau và cho HS xem (dừng lại ở phút 3:08) và yêu cầu trả lời câu hỏi sau khi xem clip: Cô ca sĩ trong bài hát đã thấy những gì mới lạ trong những chuyến đi của mình?

https://www.youtube.com/watch?v=46EjkkDo00g

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS nghe bài hát và thảo luận theo cặp, note nhanh những chi tiết phục vụ cho câu trả lời.

?

B3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện một vài nhóm trả lời trước lớp

B4: Kết luận, nhận định

GV chốt: Qua những chuyến đi, cô gái đã có được những trải nghiệm thú vị về thiên nhiên và con người, tập quán. Ngày hôm nay chúng ta cũng sẽ được chia sẻ những trải nghiệm của mình qua bài viết: Kể về trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

“Kìa trông ra đằng xa xa
Ba bốn anh đang dắt trâu ra đồng
Kìa trông theo
thuyền lênh đênh
Tôm cá tươi, bác ngư dân cười vui.


Kìa cô
em miền trung du trên núi cao
Đôi má hây hồng đào

Kìa sông sâu rừng hoang vu mang nét riêng
Không nơi đâu sánh bằng ôi Việt Nam

2. Hoạt động 2. TÌM HIỂU TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI (5 phút)

a. Mục tiêu: Nhấn mạnh tác dụng của việc luyện tập kiểu bài

b. Nội dung: Nhắc lại kiến thức đã học về kiểu bài.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV nêu câu hỏi: “Tại sao chúng ta cần thực hành thêm 1 lần nữa kiểu bài kể về trải nghiệm của bản thân sau khi đã học trong bài số 4 học kỳ I?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS tự do phát biểu ý kiến

B3: Báo cáo, thảo luận

HS trả lời trước lớp

B4: Kết luận, nhận định (GV)

  • GV chốt: Việc lặp đi lặp lại nhiều lần một kiến thức quan trọng sẽ giúp nâng cao kĩ năng viết.

3. Hoạt động 3. PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN (13 phút)

a. Mục tiêu:

- HS nhắc lại kiến thức về kiểu bài đã học ở kỳ I

- Xác định được những yêu cầu cầu có trong bài viết trải nghiệm.

b. Nội dung:

HS làm việc theo nhóm với kĩ thuật khăn trải bàn, 4 HS 1 nhóm.

c. Sản phẩm: Phần trình bày của các nhóm.

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

  • Học sinh đọc phần Trải nghiệm một chuyến đi trong sách giáo khoa trước lớp
  • Trả lời 05 câu hỏi bằng cách thảo luận và điền vào bảng làm việc nhóm.

-

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm nhóm trong thời gian 7 phút

B3: Báo cáo thảo luận

Đại diện các nhóm trả lời trước lớp, mỗi nhóm 1 câu

B4: Kết luận, nhận định

GV:

- Nhận xét

+ Câu trả lời của HS

+ Thái độ làm việc của HS khi làm việc nhóm

+ Sản phẩm của các nhóm

- Chốt kiến thức và kết nối với mục sau

Bài mẫu:

C1: Ngôi kể: ngôi thứ nhất (xưng “tôi”)

C2: Trải nghiệm về một chuyến đi

Trình tự:

- Các sự việc:

+ Sự việc 1: Cảm nhận chung về bản Cát Cát

+ Sự việc 2: Những trải nghiệm về cảnh vật, nét sinh hoạt của

+ Sự việc 3: Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật sau những trải nghiệm.

C3:

-Mọi thứ thật lạ lẫm, thú vị

-Tôi thật sự thích thú…v.v

C4: Thêm yêu quê hương, đất nước

4. Hoạt động 4. VIẾT THEO QUI TRÌNH (60 phút)

a. Mục tiêu:

- HS xác định được đề tài sẽ viết.

- HS xác định được bố cục và những chi tiết trong bài viết

- HS viết được bài văn

- HS đánh giá bài làm của mình

b. Nội dung:

HS làm việc cá nhân, viết ra giấy note đề tài của mình.

c. Sản phẩm: Đề tài cho bài viết.

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV tạo hình ảnh “Lẵng đề tài” trên bảng, trên đó có ghi 1 vài ví dụ về đề tài và phát cho HS những giấy note.

? Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý cho đề tài mà em lựa chọn?

? Sửa lại bài sau khi đã viết xong?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

- Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện phiếu tìm ý.

HS:

- Tìm ý bằng việc hoàn thiện phiếu.

- Lập dàn ý ra giấy và viết và viết bài theo dàn ý.

- Sửa lại bài sau khi viết.

B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm.

HS:

- Đọc sản phẩm của mình.

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.

1. Trước khi viết

a) Lựa chọn đề tài

b) Tìm ý

Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào?

Những ai có liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói gì và làm gì?

Điều gì xảy ra? Theo thứ tự thế nào?

Vì sao truyện lại xảy ra như vậy?

Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

c) Lập dàn ý

- Mở bài: giới thiệu câu chuyện.

- Thân bài: kể diễn biến câu chuyện.

+ Thời gian

+ Không gian

+ Những nhân vật có liên quan

+ Kể lại các sự việc

- Kết bài: kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.

2. Viết bài

- Kể theo dàn ý

- Nhất quán về ngôi kể

- Sử dụng những

3. Chỉnh sửa bài viết

- Đọc và sửa lại bài viết theo.

5. Hoạt động 5. TỔNG KẾT (5 phút)

a. Mục tiêu: HS hiểu được tác dụng của việc viết bài trải nghiệm

b. Nội dung: Nêu những tác dụng của việc viết bài trải nghiệm

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV hỏi: Những ai đang làm công việc chia sẻ những trải nghiệm của bản thân? Họ có được điều gì sau khi làm việc đó? Hãy kể tên 1 vài người mà con biết.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời

B3: Báo cáo thảo luận

-HS trả lời.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Gv chốt: Việc viết blog, quay clip, chia sẻ hình ảnh hay những câu chuyện, những trải nghiệm của bản thân hiện rất phổ biến. Rất nhiều người đã có thể truyền cảm hứng, trở nên nổi tiếng và kiếm tiền từ việc này. (Một số hình ảnh gợi ý HS tìm hiểu)

-Sống với đam mê

-Làm giàu thêm vốn hiểu biết

-Nuôi dưỡng tâm hồn, khiến bản thân yêu cuộc sống, con người…

NÓI VÀ NGHE

KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ ĐỐI VỚI BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- HS nói được về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

- Câu chuyện đảm bảo các phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc.

2. Về năng lực

- Giải quyết được vấn đề, phản biện, giao tiếp và hợp tác...

- Trình bày được những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Nhận ra sự khác nhau giữa hai hình thức tạo lập văn bản nói và viết

3. Về phẩm chất

- Tự tin, tự giác và tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề (7 phút)

a.Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. - HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b.Nội dung:

- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi:

- Nêu nhận xét của em về bài nói của bạn trong video : ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, hình ảnh,…?

- HS thấy được sự khác nhau giữa hai hình thức tạo lập văn bản nói và viết.

- HS biết được ưu và nhược điểm khi thực hiện bài nói.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, nhận xét, đánh giá của HS

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv cho HS xem video.

- HS trả lời câu hỏi sau khi xem xong video.

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS: + Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

+ Đọc lại bài viết đã chuẩn bị tiết trước.

+Trao đổi nhóm và thống nhất nội dung bài nói.

- GV: + Hướng dẫn HS xem video

B3: Báo cáo thảo luận

- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi, đánh giá, nhận xét.

- HS: Trả lời câu hỏi của GV

HS, nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chốt kiến thức, dẫn dắt vào hoạt động học

- Nêu mục tiêu bài học

Hoạt động 2: Thực hiện nói và nghe (30 phút)

a.Mục tiêu: Giúp HS

- Nhận biết được các mục đích và yêu cầu của bài nói.

- Thấy được ưu, nhược điểm qua bài nói của bản thân và các bạn.

- Rút ra bài học về những trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống.

b. Nội dung:

- Gv sử dụng KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm trình bày sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức, câu trả lời và hoàn thành bài nói.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS luyện nói theo cặp, nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói ( ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, hình ảnh, bảng biểu,..)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV theo dõi và hỗ trợ HS định hướng cho bài nói.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả hoạt động;

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức thông qua bảng kiểm.

BẢNG KIỂM

NỘI DUNG KIỂM TRA

Đạt/ chưa đạt

Câu chuyện có đủ ba phần: Giới thiệu, nội dung và kết thúc.

Câu chuyện kể về trải nghiệm của người nói.

Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật, không gian và thời gian xảy ra.

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.

Các sự việc được kể theo trình tự hợp lí.

Kết hợp kể với miêu tả và biểu cảm.

Trình bày suy nghĩ, bài học rút ra từ câu chuyện.

Giọng kể to, rõ, mạch lạc, thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung câu chuyện.

Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi kể, nét mặt, cử chỉ hợp lí.

Sử dụng hình ảnh, âm nhạc, đoạn phim, đồ vật,… khi kể.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gọi một số HS trình bày trước lớp;

- GV hướng dẫn các HS còn lại đánh giá bài nói/phần trình bày của bạn theo bảng kiểm đánh giá;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Một số HS nói trước lớp;

- Các HS còn lại lắng nghe và điền vào bảng kiểm.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, góp ý cho bài nói của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức .

1. Chuẩn bị nói :

2/ Trình bày và đánh giá bài nói:

Hoạt động 3: VẬN DỤNG (8 phút)

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để nói và nghe.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS ghi lại những điều em đã học được qua tiết học.

-GV cho HS nghe video âm thanh– GV thuyết trình

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập:

- Nội dung trình bày của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS làm việc cá nhân

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả .

- HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

GV: Cuộc sống thực chất là một cuộc trải nghiệm,  chúng ta học được cách chấp nhận, tha thứ và bao dung. Trải nghiệm là điều làm nên con người thật sự của chúng ta. Trải nghiệm để chứng tỏ giá trị bản thân và giúp bạn nhận ra giá trị mà mình đang sở hữu. Người trải nghiệm nhiều bao giờ cũng có cái nhìn về cuộc sống thông thoáng, bao dung hơn. Họ nhìn ra được những vấn đề thật sự cần thiết, để rồi tập trung vào đó, không phí công sức, phí thời gian vào những việc vô bổ. Họ có xu hướng trân quý cuộc sống hơn và dễ dàng hòa nhập với mọi hoàn cảnh. Hãy đi để trải nghiệm, đi để nhận ra bản thân mình dù gặp nhiều rắc rối nhưng vẫn còn hạnh phúc và may mắn hơn bao nhiêu người khác. Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra những điều thiếu sót của bản thân. Đừng ngại va chạm và giấu mình, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những vui buồn, thất bại, thành công trong đời, bạn mới lớn dần lên, tâm trí rộng mở, tiếp thu nhiều kiến thức hơn nữa. Tiếp thu kinh nghiệm và vận dụng chúng để giúp bạn trở nên thông minh và sáng suốt. Chỉ qua những trải nghiệm ta mới định nghĩa được bản thân một cách chính xác, sâu sắc, càng thêm tin yêu vào cuộc sống……

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (ÔN TẬP)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- HS nhận biết được các nội dung chính đã được học của các văn bản: Lẵng quả thông, Con muốn làm một cái cây, Và tôi nhớ khói.

- Vai trò của việc nuôi dưỡng một đời sống tâm hồn đối với mỗi chúng ta.

2. Về năng lực

- Giải quyết được vấn đề, giao tiếp và hợp tác...

- Trình bày được những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Hiểu được ý nghĩ của việc nuôi dưỡng tâm hồn đối với bản thân.

3. Về phẩm chất

- Biết yêu thương, lòng biết ơn với cuộc sống.

- Hợp tác, chia sẻ, tự giác và tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề. (5 phút)

a.Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. - HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b.Nội dung:

- GV cho HS chơi trò chơi “ Nhìn tranh bắt chữ” và yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.

- HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv cho HS xem tranh, yêu cầu HS quan sát và đặt câu hỏi:

Em hãy quan sát tranh và cho biết tên tác phẩm tương ứng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ làm việc cá nhân;

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS: + Quan sát tranh, nghe câu hỏi và trả lời.

- GV: + Hướng dẫn HS quan sát tranh

B3: Báo cáo kết quả

- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi của cá nhân, đánh giá, nhận xét.

- HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi của GV

HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chốt kiến thức, dẫn dắt vào hoạt động học

- Nêu mục tiêu bài học

Hoạt động 2: Luyện tập (30 phút )

a.Mục tiêu: Giúp HS

- HS biết vận dụng những kiến thức đã học, trải nghiệm của bản thân để làm bài tập.

b. Nội dung:

- Gv sử dụng KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm trình bày sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm lại kiến thức đã học, trả lời câu hỏi và hoàn thành bảng tóm tắt, phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.

1. Em đọc ba văn bản Lẵng quả thông, Con muốn làm một cái cây, Và tôi nhớ khói. Hãy điền thông tin vào bảng sau:

2. Ghi vào sổ tay những điều em làm mỗi ngày để nuôi dưỡng tâm hồn với những cảm xúc tích cực.

3. Nuôi dưỡng một đời sống tâm hồn phong phú sẽ mang đến cho chúng ta điều gì?

Ghi lại câu trả lời của em:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ làm việc cá nhân, làm việc nhóm.

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS: + Hoàn thành và chia sẽ bài tập đã chuẩn bị ở nhà.

- GV: + Hướng dẫn hỗ trợ HS hoàn thành bài.

B3: Báo cáo kết quả

- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi của cá nhân, nhóm đánh giá, nhận xét.

- HS: Báo cáo kết quả bửng tóm tắt và phiếu học tập

HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

1/ NỘI DUNG CHÍNH CÁC VĂN BẢN ĐÃ HỌC:

Văn bản

Nội dung chính

Lẵng quả thông

Qua câu chuyện về cách tặng quà và món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng cô bé Đa-ni Pơ-đơ-xơn, tác giả khẳng định giá trị và ý nghĩa của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn của con người.

Con muốn làm một cái cây

-Kỉ niệm thời thơ ấu gắn với thiên nhiên.

-Tình cảm của ông cháu.

-Sự cô đơn của đứa trẻ khi xa rời không gian sống quen thuộc.

Và tôi nhớ khói.

Qua nỗi nhớ về khói, có thể thấy “tôi” là người có đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế, nhạy cảm và nhiều yêu thương.

2/ HS trình bày những việc làm và cảm nhận cá nhân.

3/ Ý nghĩa của việc nuôi dưỡng tâm hồn giúp ta có được:

  • Cuộc sống phong phú
  • Giàu cảm xúc.
  • Có tình yêu và lòng biết ơn cuộc sống.
  • Sống có ý nghĩa hơn.
  • Có những điểm tựa tinh thần sau những biến cố cuộc sống.
  • ……

Hoạt động 3: Vận dụng (10 phút)

a.Mục tiêu: Giúp HS

- Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

- Biết được những tình huống góp phần nuôi dưỡng tâm hồn ở mỗi người.

b. Nội dung:

- GV cho HS xem video “ Câu chuyện cuộc sống”

- HS làm việc cá nhân

- HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện em cảm nhận được giá trị gì trong cuộc sống?

c. Sản phẩm học tập:

- Cảm nhận của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS xem video

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- Một hoặc hai HS nêu cảm nhận trước lớp;

- Các HS còn lại lắng nghe và nhận xét.

Bước 3: Báo cáo kết quả .

Cảm nhận của HS sau khi xem video

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV gọi HS khác nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

GV: Tâm hồn của mỗi người được chăm sóc và nuôi dưỡng mỗi ngày bằng những việc làm có ý nghĩa. Hàng ngày xung quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp, chỉ cần tỉnh táo nhận ra và chọn lựa, chúng ta không thiếu những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Nhưng cuộc đời cũng không ít những cạm bẫy, chỉ cần thiếu một chút hiểu biết, chúng ta có thể phải trả giá bằng chính cả cuộc đời. Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau. Chúng ta có thể cảm nhận được niềm vui nhẹ nhàng đến từ tâm hồn nếu chúng được nuôi dưỡng bằng sự yêu thương, sẻ chia, lòng vị tha. Bạn muốn có một tâm hồn tươi đẹp hay phiền muộn, điều đó tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính mình chứ không là ai khác. Muốn có được một cuộc sống tươi vui, hạnh phúc, chúng ta cần phải ý thức được điều này và bắt tay vào việc chăm sóc, gieo trồng những hạt giống tốt lành.