Giáo án tự chọn ngữ văn 12 cả năm

Giáo án tự chọn ngữ văn 12 cả năm

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tự chọn ngữ văn 12 cả năm

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn: 1/9/2016

Ngày dạy:

Tiết 1. Tiếng Việt.

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS

1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về tu từ ngữ âm , cú pháp. Một số biện pháp tu từ ( so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp…) và các kiểu câu thường gặp (đơn, đặc biệt, cảm thán…).

2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng nhận biết các biện pháp tu từ và các kiểu câu.

3. Tư duy, thái độ: Tình yêu tiếng Việt.

B. PHƯƠNG TIỆN:

GV: Đọc SGK, tài liệu, soạn giáo án.

HS: Ôn tập các biện pháp tu từ đã học và các kiểu câu trong văn bản.

C. PHƯƠNG PHÁP

HS làm bài tập, thảo luận, trình bày trước lớp, GV tổng kết, chốt lại những kiến thức và kĩ năng cơ bản.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định tổ chức.

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2.Kiểm tra bài cũ: Không

3.Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó (từ, câu, văn bản) trong một ngôn ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định với người đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ…

So với cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ đúng sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

- GV cho HS nêu khái niệm các phép tu từ từ vựng và lấy được các VD.

GV chia nhóm cho HS thảo luận theo từng dạng bài tập.

Bài tập 1.

Nhận xét về nhịp điệu và âm hưởng của những câu văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc miêu tả nét hùng vĩ của dòng sông Đà?

“Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá , đá xô sóng........bụng thuyền ra.”

(Nguyễn Tuân,Người lái đò sông Đà)

Bài tập 2.

Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp vần trong các từ láy ở 2 câu thơ sau:

“Đoạn trường thay lúc phân kì!

Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh.”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Bài tập 3.

Xác định phép lặp cú pháp( phối hợp với phép đối) và phân tích tác dụng của nó trong đoạn thơ sau:

“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều).

Bài tập 4.

Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong những câu sau:

a)Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.

(Anh Đức, Hòn Đất).

b)Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy...)

(Phan TT Nhàn, Hương thầm).

Bài 5.

Tìm và phân tích các hoán dụ trong các ví dụ sau:

a. Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

(Ca dao)

b. Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân (Nguyễn Du)

c. Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá... (Chế Lan Viên)

I. Củng cố lí thuyết

Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm - nói tránh….

II. Bài tập

1.Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu.

-Nhịp điệu dồn dập phối hợp với phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp:

(...)Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió...

-Dùng từ gùn ghè vừa có âm thanh cụ thể, vừa tạo hình ảnh hung dữ của 1 con mãnh thú.

-Dùng 1 số từ có tính hình tượng và biểu cảm rõ rệt: cuồn cuộn, đòi nợ xuýt.

2. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh.

Trong 2 câu thơ TK, tác giả dùng 2 từ láy: khấp khểnh, gập ghềnh.

-Ở mỗi từ láy, có điệp âm đầu(kh-kh, g-gh) và chuyển đổi vần( ấp-ênh).

-Hai từ láy điệp vần ấp-ênh.

Tác dụng: tạo ra hình ảnh con đường mấp mô, vó ngựa và bánh xe luôn ở trạng thái chuyển động khó khăn, xóc nảy, trục trặc.Đồng thời cũng gián tiếp bộc lộ tâm trạng đau khổ, bất an của nàng Kiều lúc phải li biệt gia đình để bán mình cho Mã Giám sinh.

3. Phép lặp cú pháp.

Trong đoạn thơ có 2 lần dùng phép lặp cú pháp(phối hợp với phép đối):

-Vẻ non xa/ tấm trăng gần. cả 2 đều là 2 cụm danh từ có kết cấu cú pháp giống nhau: Danh từ chỉ đơn vị( vẻ ,tấm), danh từ chỉ vật thể( non, trăng), tính từ( xa, gần).

-Cát vàng cồn nọ/ bụi hồng dặm kia. Cả 2 đều là kết cấu chủ - vị:

C: các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và tính từ chỉ màu(cát vàng, bụi hồng).

V: các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và đại từ chỉ định( cồn nọ, dặm kia).

Tác dụng chung của phép lặp cú pháp trong đoạn thơ này: khắc hoạ khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên bên ngoài( có sự gần gũi, tình cảm của vạn vật,có cả sự ồn ào sôi động của cuộc sống) để đối lập với cái cô đơn nhỏ bé của nàng Kiều trong lầu Ngưng Bích.

4. Phép chêm xen.

a)Có 2 lần dùng phép chêm xen( bắt đầu bằng từ nơi).

Tác dụng: Ghi chú 2 thông tin quan trọng về “cái chốn này”. Đó là nơi chị Sứ đã sinh ra và cũng là nơi nuôi dưỡng chị lớn lên và trưởng thành.

b)Phần chêm xen đặt trong ngoặc đơn.

Tác dụng: thể hiện 1 cách kín đáo, tế nhị lời nói thầm kín của cô gái với chàng trai- hương thầm cuả chùm hoa là cách bộc lộ tình yêu của cô gái.

Bài 5.

a. “ áo rách” là hoán dụ lấy quần áo (áo rách) để thay cho con người (người nghèo khổ).

“áo gấm” cũng là hoán dụ lấy quần áo (áo gấm) để thay cho con người( người giàu sang, quyền quí).

b. “ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùa hạ).

Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùa thu).

- Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.

c. “Viên gạch hồng” là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểu trưng cho nghị lực thép, ý chí thép của con người. (Bác Hồ vĩ đại).

- “ Băng giá” là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) để gọi thay cho mùa (mùa đông)

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố:

- Củng cố những nội dung đã học trong bài.

5. Dặn dò:

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt.

Ngày soạn: 6/9/2016

Ngày dạy:

Tiết 2. Tiếng Việt.

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

1. Kiến thức: Hiểu được sự trong sáng của tiếng Việt: phát âm, dùng từ ,viết câu phải theo chuẩn qui tắc và có tính chuẩn mực chung.

2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong sáng.

3. Tư duy, thái độ: Giáo dục HS có ý thức trau dồi tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng trong sáng, tránh được các lỗi khi phát âm,viết chữ.

B. Phương tiện

- GV: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1, Chuẩn KTKN Ngữ văn 12.

- HS: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1, vở ghi.

C. Phương pháp

Từ ngữ liệu thực tế, GV hướng dẫn cho HS xác định nội dung sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện của sự trong sáng. GV hướng dẫn HS làm bài tập.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Sự trong sáng là một phẩm chất của tiếng Việt. Phẩm chất đó được biểu hiện ở những phương diện chủ yếu như : tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt ; sự không lai căng, pha tạp và tính lịch sự, văn hóa trong lời nói,…Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng là một yêu cầu tất yếu đối với người Việt hiện nay.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn cho HS xác định nội dung sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện của sự trong sáng.

GV đưa ra bài tập.

1.Chỉ rõ lỗi và nêu cách sửa đối với các câu sau đây:

-Sinh đẹp,lãng mạng,trung thuỷ,xương núi, mảnh thảnh,dáng dóc,chí thức, xuy nghĩ,xâu thẳm.

-Nguyệt trông giống 1 cô gái hài hoà.

-Trải qua nhiều năm tháng mà Nguyệt vẫn không phai mờ.

2.Chỉ những từ dùng sai và sửa lại cho đúng.

-Xã em có 10 người được bầu là bà mẹ Việt Nam anh hùng .

-Chiều qua lớp em họp để phong mức kỉ luật cho các bạn vừa dính líu vào vụ ẩu đả trước cổng trường.

-Một thuyền đánh cá đã vớt lên từ đáy biển nhiều kỉ vật thời chiến tranh.

3.Chỉ ra những trường hợp lạm dụng tiếng nước ngoài và hiện tượng trùng nghĩa trong các câu sau:

-Nhiều fan hâm mộ đã ra sân bay đón đội tuyển bóng đá Việt nam thắng lợi trở về.

-Liên hoan fetival nghệ thuật Tây nguyên được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột.

-Cô ta ăn mặc rất mốt thời trang.

4.Chỉ ra câu sai và sửa lỗi.

-Chính anh mà không phải tôi đã nói như thế.

-Chúng ta càng đoàn kết thì phong trào thi đua học tốt mỗi ngày 1 phát triển.

-Được thầy cô khen khiến nó sung sướng đỏ bừng mặt.

GV yêu cầu HS nhắc lại các biểu hiện của việc làm cho tiếng Việt trong sáng.

I.Ôn tập lí thuyết

1.Tính chuẩn mực và tính qui tắc chung.

2.Không lạm dụng, lai căng tiếng nước ngoài.

3.Sự văn hoá, lịch sự của lời nói.

II.Bài tập.

Bài tập 1:

Sửa lỗi.

-Xinh đẹp, lãng mạn,chung thuỷ,sương núi, mảnh khảnh,thoăn thoắt,xung phong,dáng vóc,trí thức,suy nghĩ, sâu thẳm.

-Nguyệt trông giống 1 cô gái hiền hoà.

-Trải qua ......vẫn không thay đổi.

Bài tập 2:

-Trong các câu trên các từ dùng sai là:Bầu, phong, kỉ vật.

-Sửa :

+Xã em....được phong là bà...anh hùng.

+Chiều qua lớp em họp để đề nghị mức kỉ luật.....trường.

+Một thuyền đánh cá...nhiều di vật thời chiến tranh.

Bài tập 3:

-Cả 3 câu đều lạm dụng tiếng nước ngoài và trùng nghĩa.

+fan( người hâm mộ): vừa lạm dụng tíêng nước ngoài vừa trùng nghĩa.

+fetival(liên hoan,lễ hội).

+mốt hàm chứa nghĩa thời trang.

Bài tập 4:

C1: Sai quan hệ từ-> sửa: thay “mà” bằng “chứ”.

C2: Sai cặp từ có tác dụng nối càng...càng->sửa: thay:” mỗi ngày 1” bằng “càng”.

C3: Không đúng cấu trúc câu cầu khiến-> sửa: bỏ từ “được” ở đầu câu.

HS thảo luận và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4.Củng cố.

- Hệ thống lại kiến thức đã ôn tập trong giờ .

5. Dặn dò

- Xem lại những bài làm văn của anh/chị và chữa những lỗi diễn đạt chưa trong sáng.

- Chuẩn bị bài về tác gia Hồ Chí Minh.

Ngày soạn: 15/9/2016

Ngày dạy:

Tiết 3. Văn học . TÁC GIA HỒ CHÍ MINH

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: HS nắm lại một cách cụ thể, chi tiết hơn, hiểu sâu hơn về một tác gia văn học: Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp, cách đọc hiểu văn học sử.

3. Thái độ: Hiểu và trân trọng những giá trị văn học của Hồ Chí Minh.

B. PHƯƠNG TIỆN

GV: Đọc tài liệu, SGK, soạn bài...

HS: Ôn lại phần tác giả Hồ Chí Minh.

C. PHƯƠNG PHÁP

GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận, GV nhấn mạnh, khắc sâu những ý chính.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt, những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, người mở đường cho văn học cách mạng. Sự nghiệp văn học của Người rất đặc sắc về nội dung tư tưởng, phong phú đa dạng về thể loại và phong cách sáng tác. Để thấy rõ hơn những điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.

GV: Vì sao văn chương phải mang tính chiến đấu? Nó được thể hiện như thế nào trong công việc sáng tác của Bác?

GV: Vì sao văn chương phải có tính chân thực và tính dân tộc?

GV: Những lời phát biểu nào của Người thể hiện được quan niệm này của Bác?

GV: Người còn nhắc nhở giới văn nghệ sĩ điều gì để thể hiện được tính dân tộc trong tác phẩm văn chương?

GV: Tại sao văn chương phải có tính mục đích?

GV: Tính mục đích đó được thể hiện như thế nào trong quan niệm sáng tác của Bác?

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu di sản văn học của Bác.

GV: Nêu những tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của Bác?

GV: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm ấy?

GV: Nêu tên những tác phẩm tiêu biểu của Bác?

GV: Nội dung của những tác phẩm này nêu lên điều gì?

. GV: Qua một số bài thơ đã học, em hiểu được những gì về Bác?

GV: Nêu một số ví dụ tiêu biểu.

GV: Nhận xét về cách viết của Bác trong các bài thơ?

GV: Những bài thơ này được Bác viết nhằm những mục đích gì?

GV: Nêu tên một số tác phẩm tiêu biểu của Bác?

GV: Qua một số bài thỏà em biết, em nhận ra được điều gì trong tâm hồn Bác?

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về phong cách nghệ thuật thơ văn của Bác.

GV: Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh nhìn chung được thể hiện như thế nào ở mỗi thể loại?

+ GV: Em có nhận xét gì về cách viết văn chính luận của Bác?

+ GV: Những tác phẩm truyện và kí thể hiện phong cách viết gì của Bác?

+ GV: Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền được Bác viết bằng hình thức như thế nào?

1 . Quan điểm sáng tác:

a. Tính chiến đấu trong văn học:

- HCM coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.

- Quan điểm này thể hiện trong 2 câu thơ:

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong

(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”).

- Về sau trong Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951, Người lại khẳng định:

Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

b. Tính chân thực và tính dân tộc trong văn học:

- Tính chân thực được coi là thước đo giá trị văn chương nghệ thuật. - Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” những đề tài hiện thực phong phú của cách mạng.

- Người nhắc nhở giới nghệ sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo, “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”.

c. Khi cầm bút, Người luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

- Người luôn đặt câu hỏi:

+ “Viết cho ai?” (Đối tượng),

+ “Viết để làm gì?” (Mục đích),

+ Quyết định: “Viết cái gì?” (Nội dung).

+ “Viết thế nào?” (Hình thức).

2. Di sản văn học:

a. Văn chính luận:

- Các tác phẩm tiêu biểu:

+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925.

. Nội dung: Lên án tội ác của thực dân

Pháp và chính sách tàn bạo của Chính phủ Pháp đối với các nước thuộc địa

. Nghệ thuật: lay động tình cảm người đọc bằng những sự việc chân thật và ngòi bút châm biếm sắc sảo, giàu chất trí tuệ.

+ Tuyên ngôn Độc lập (1945).

🡪 Giá trị: Một văn kiện có ý nghĩa lích sử trọng đại và là một áng văn chính luận mẫu mực

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946); Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966): Được viết trong những giờ phút đặc biệt của dân tộc, văn phong hùng hồn, tha thiết làm rung động trái tim những người yêu nước

b. Truyện và kí:

- Các tác phẩm tiêu biểu:

+ Pa-ri (1922),

+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922),

+ Con người biết mùi hun khói (1922),

c. Thơ ca:

* Nhật kí trong tù:

- Thời điểm sáng tác: mùa thu 1942 đến mùa thu 1943.

- Nội dung:

+ Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân Đảng- một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc.

+ Tập thơ thể hiện bức chân dung tinh thần tự hoạ của Hồ Chớ Minh:

- Nghệ thuật:

Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh tế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng thơ luôn vận động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.

* Những bài thơ làm ở Việt Bắc: (từ 1941- 1945.

- Viết với mục đích tuyên truyền: Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ ... .

- Viết theo cảm hứng nghệ thuật: Pắc Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pắc Bó, Đăng sơn, Đối nguyệt, Nguyên tiêu, Thu dạ, Báo tiệp, Cảnh khuya...

🡪 Tâm hồn trĩu nặng nỗi nước nhà mà phong thái vẫn ung dung, tự tại.

3. Phong cách nghệ thuật

- Hồ Chí Minh có một phong cách độc đáo, phong phú,đa dạng:

- Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lô gic, lí lẽ sắc bén, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp, giọng điệu.

- Truyện và kí: Hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng thâm thúy, sâu cay.

- Thơ ca:

+ Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền: Lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại, vừa dễ nhớ vừa dễ thuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe.

+ Những bài thơ viết theo cảm hứng nghệ thuật: Hàm súc, có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giàu chất trữ tình và tính chiến đấu.

- Hồ Chí Minh có phong cách độc đáo, phong phú, đa dạng mà thống nhất.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố:

- Nắm vững kiến thức về quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật, di sản văn học của Bác.

5. Dặn dò:

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Luyện đề nghị luận văn học.

-----------

Ngày soạn: 20/9/2016

Ngày dạy:

Tiết 4-5. LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Hiểu rõ hơn về nghệ thuật lập luận trong hai văn bản. Biết cách lập luận trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, lập luận trong văn nghị luận.

3. Thái độ: Có ý thức lập luận trong quá trình tạo lập văn bản.

B. PHƯƠNG TIỆN:

1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.

2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại hai văn bản, phát hiện phân tích cách lập luận của 2 tác giả.

C. PHƯƠNG PHÁP:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

TIẾT 4.

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Đối với các văn bản nghị luận, để thu hút và thuyết phục người đọc, người nghe, văn bản đó phải có được nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lôgic. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nghệ thuật lập luận trong hai văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” (Hồ Chí Minh) và “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng).

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 4

HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

GV: Yêu cầu HS phân tích cách lập luận trong phần mở đầu?

GV gợi ý phân tích: Phần mở đầu đã nêu lên được vấn đề gì? Tác giả đã trích dẫn gì? Ý nghĩa của việc trích dẫn?

GV: Nhận xét chung về cách lập luận của phần mở đầu.

GV tiếp tục yêu cầu HS phân tích nghệ thuật LL ở phần GQVĐ?

GV gợi ý phân tích: Phần GQVĐ có mấy luận điểm chính? Tác giả đã triển khai LĐ đó như thế nào? Tác giả sử dụng biện pháp NT nào? Tác dụng?

GV: LĐ2, tác giả đã triển khai như thế nào? Tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào để làm sáng tỏ LĐ?

GV: Nhận xét về nghệ thuật ll ở LĐ2 ?

GV: Ở phần cuối, tác giả đã khẳng định điều gi? Thái độ, tình cảm của người viết?

GV: Nhận xét chung về nghệ thuật LL của bản Tuyên ngôn Độc lập?

Hết tiết 4 chuyển sang tiết 5.

Lớp

Tiết 5

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

GV: Ở phần ĐVĐ, tác giả đã nêu lên vấn đề gì?

GV: Theo em lúc này là lúc nào?

GV: Không những nêu mà tác giả còn lí giải vấn đề như thế nào?

GV: Nhận xét cách ĐVĐ của tác giả trong bài viết này?

GV: Phần GQVĐ của bài viết có mấy LĐ?

GV: Tác giả đã dùng lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ LĐ?

GV: Ở LĐ2, tác giả đã triển khai các luận cứ như thế nào?

GV: Tác giả đã chứng minh cho LĐ3 như thế nào?

GV: Ở phần KTVĐ, tác giả đã nêu lên những nội dung gì?

GV: Yêu cầu đánh giá chung về nghệ thuật LL trong văn bản?

A. VĂN BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

I. Phần đặt vấn đề:

- Nêu vấn đề: độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

- Trích dẫn nguyên văn 2 bản tuyên ngôn:

+ Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ.

+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của nước Pháp.

→ Đó là những chân lí, lẽ phải lớn của nhân loại về vấn đề độc lập tự do.

→ Cách lập luận rất khôn khéo, quyết liệt, dùng chiêu "lấy gậy ông đập lưng ông".

+ Đặt 3 cuộc cách mạng, 3 nền độc lập, 3 TNĐL ngang hàng nhau, thể hiện một niềm tự hào dân tộc mạnh mẽ.

+ Người còn mở rộng, suy rộng ra "tất cả các dân tộc trên thế giới .... tự do": đó chính là sự sáng tạo và đóng góp to lớn cho CM thế giới: từ quyền cơ bản của con người, Người đã nâng lên thành quyền dân tộc.

* Đoạn mở đầu hết sức súc tích, ngắn gọn: gồm 2 câu trích, một lời bình, một câu kết thúc chặt chẽ, lô gic sâu sắc làm nổi bật được vấn đề cơ bản, cốt yếu: độc lập tự do trên cơ sở pháp lí.

II. Phần giải quyết vấn đề:

* Luận điểm 1: Tố cáo tội ác của giặc Pháp - cơ sở thực tế.

- Về kinh tế.

- Về chính trị.

- Trong 5 năm:

+ Bán nước ta hai lần cho Nhật.

+ Quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.

+ Sát hại số đông tù chính trị ở Yên Bái, Cao Bằng.

- Biện pháp NT: liệt kê, đối lập, tương phản, lặp, tu từ ẩn dụ... làm sáng tỏ tội ác của giặc.

→ Bằng dẫn chứng hết thuyết phục, LL chặt chẽ, lô gic, lí lẽ sắc bén, Người đã vạch trần bản chất hèn hạ, đê tiện, tội ác tày trời của bon TDP.

* Luận điểm 2: Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta - cở sở chính nghĩa.

- Thời gian đấu tranh: hơn 80 năm, dân tộc đã kiên trì đấu tranh chống Pháp, Nhật.

- Khoan hồng nhân đạo với kẻ thù xâm lược.

- Giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp; đánh đổ mọi xiềng xích nô lệ.

- Khẳng định: Thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp; xóa bỏ mọi hiệp ước mà Pháp đã kí về VN.

- Người còn kêu gọi cộng đồng quốc tế thừa nhận quyền ĐLTD của dân tộc VN.

→ Tác giả đã dùng những bằng chứng hết sức thuyết phục, lời lẽ sắc bén đập tan luận điệu xâm lược của kẻ thù và KĐ nền ĐLTD của dân tộc VN.

III. Phần kết thúc vấn đề:

- Khẳng định quyền ĐLTD của dân tộc VN một cách chắc chắn: " Nước.... tự do, độc lập".

- Bày tỏ ý chí, nguyện vọng và quyết tâm giữ vững nền ĐLTD ấy " Toàn thể...tự do ấy".

IV. Nhận xét chung:
- Lập luận chặt chẽ, lô gic.

- Lí lẽ sắc bén, đanh thép.

- Dẫn chứng đầy sức thuyết phục.

- Ngôn ngữ hùng hồn, giọng văn đầy cảm xúc, đa thanh điệu.

B. Văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng)

I. Phần đặt vấn đề:

- Nêu vấn đề: Nguyễn Đinh Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc cần được nghiên cứu đề cao hơn nữa, nhất là trong lúc này.

* Lúc này là lúc kỉ niệm 75 năm ngày mất của Đồ Chiểu, là lúc phong trào yêu nước đang diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.

- Lí giải vấn đề:

+ Mọi người chỉ biết đến tác phẩm Lục Vân Tiên và hiểu khá thiên lệch về nội dung và về văn.

+ Có rất ít người biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.

=> Tóm lại cách đặt vấn đề rất độc đáo, đặc sắc: tác giả nêu và lí giải vấn đề, từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm, nêu lên được tính cấp thiết, quan trọng của vấn đề.

II. Phần giải quyết vấn đề:

1. Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước

- Con người: Yêu nước, căm thù giặc cao độ, tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù.

- Quan niệm thơ văn:

+ Dùng văn chương để chống lại kẻ thù xâm lược.

+ Ca ngợi chính nghĩa.

+ Ca ngợi đạo đức đáng quý ở đời.

→ Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, chí căm thù giặc.

2. Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.

- Phản ánh phong trào kháng Pháp bền bỉ, oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.

- Văn tế: Ngợi ca những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, trọn nghĩa với dân; ca ngợi tinh thần chiến đấu quả cảm của những người nghĩa sĩ: So sánh với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

- Thơ ca: Là những đóa hoa, những hòn ngọc.

3. Luận điểm 3: Lục Vân Tiên-tác phẩm lớn nhất của Đồ Chiểu.

- Nội dung: Ngợi ca đạo đức, chính nghĩa; đôi chỗ luân lí không còn phù hợp.

- Nghệ thuật: Áng văn hay, đôi chỗ lời văn chưa hay lắm?

→ Cách đánh giá khách quan, trung thực, thể hiện sự mới mẻ, đúng đắn.

III. Phần kết thúc vấn đề:

- Khẳng định lại vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

- Bày tỏ thái độ thành kính, ngưỡng vọng với người con vinh quang của dân tộc.

IV. Đánh giá chung:

- Cách nêu vấn đề độc đáo, mới mẻ.

- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.

- LĐ và cách LL sáng sủa, có tính thuyết phục cao.

- Ngôn ngữ hùng hồn, giàu màu sắc biểu cảm.

HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

4. Củng cố:

- HS nắm được cách lập luận của 2 tác giả trong 2 văn bản, vận dụng cách viết đó vào việc tạo lập văn bản của mình.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài : Tác gia Tố Hữu.

----------

Ngày soạn: 28/9/2016

Ngày dạy:

Tiết 6. Văn học. TÁC GIA TỐ HỮU

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- HS nắm được những nét cơ bản về con đường thơ, phong cách thơ của Tố Hữu.

2. Kĩ năng:

- Khái quát, phân tích, tổng hợp; kĩ năng tìm hiểu về văn học sử liên quan đến tác gia văn học.

3. Thái độ:

- HS thêm yêu quý thơ Tố Hữu.

B. PHƯƠNG TIỆN

GV: Đọc SGK, tài liệu, soạn giáo án.

HS: Đọc trước bài tác gia Tố Hữu, soạn bài theo hướng dẫn của GV.

C. PHƯƠNG PHÁP

GV nêu câu hỏi, HS thảo luận và trả lời; GV nhấn mạnh, khắc sâu những ý chính.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Tố Hữu là nhà thơ lớn, cách chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Trong tác phẩm “Một nhành xuân”, ông tâm sự:

“Vâng, xin kể cùng Xuân đồng chí

Chuyện riêng chung, một cuộc đời bình dị”

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về “cuộc đời bình dị” của nhà thơ ấy.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về tiểu sử tác giả.

- GV: Giới thiệu những nét chính về đường đời của Tố Hữu?

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Đường cách mạng, đường thơ Tố Hữu

- GV: Giới thiệu những nét chính về đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu? Nhận xét?

- GV: Trình bày nội dung chính (Ba phần) của tập thơ Từ ấy ?

GV: Trình bày nội dung chính của tập thơ Việt Bắc?

- GV: Trình bày nội dung chính của tập thơ Gió lộng?

GV: Trình bày nội dung chính của 2 tập thơ “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977)?

GV: Trình bày nội dung chính của hai tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999)?

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

GV: Tại sao nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị?

GV: Lí giải các luận điểm

GV: Tại sao nói thơ Hữu đậm đà tính dân tộc?

I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ:

- Tố Hữu (1920 - 2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành.

- Quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế: nghèo mà nên thơ, văn hóa phong phú đa dạng.

- Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, yêu tha thiết văn học dân gian.

🡪 Chính gia đình và quê hương đã góp phần hình thành hồn thơ Tố Hữu.

- Năm 1937, ông được kết nạp Đảng và từ đó dâng đời mình cho CM.

- Năm 1939, bị bắt và bị giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên.

- Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục, ra Thanh Hoá, tiếp tục hoạt động

- Cách mạng tháng Tám: lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.:

- Từ đó Tố Hữu liên tục giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

- Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.

II. CON ĐƯỜNG THƠ CỦA TỐ HỮU:

1. Từ ấy (1937-1946):

- “Từ ấy” gồm 3 phần :

a. Máu lửa (1937 - 1939):

- Sáng tác trong thời kì Mặt trận dân chủ.

- Nội dung:

+ Cảm thông với thân phận những người nghèo khổ

+ Khơi dậy ở họ lòng căm thù, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.

b. Xiềng xích (1939-1942):

- Sáng tác trong các nhà lao ở Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Nội dung:

+ Tâm tư của một người chiến sĩ trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khát khao tự do và hành động.

+ Ý chí kiên cường đấu tranh của người chiến sĩ CM ngay trong nhà tù thực dân.

c. Giải phóng (1942 - 1946):

- Sáng tác từ khi vượt ngục cho đến thời kì giải

phóng dân tộc

- Nội dung:

+ Ngợi ca thắng lợi của CM, và độc lập tự do của đất nước .

+ Khẳng định niềm tin vào chế độ mới

🡪 Những bài thơ tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Bà má Hậu Giang,…

2. Việt Bắc (1947 - 1954):

- Nội dung:

+ Là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh hùng.

+ Ca ngợi những con người kháng chiến: Đảng và Bác Hồ, anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc…

+ Nhiều tình cảm sâu đậm được thể hiện: tình quân dân, miền xuôi và miền ngược, tình yêu đất nước, tình cảm quốc tế vô sản,….

- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của VH kháng chiến chống Pháp.

- Tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Phá đường,….

3. Gió lộng (1955 - 1961): .

- Nội dung:

+ Niềm tin vào cuộc sống mới XHCN

+ Tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam và quốc tế vô sản.

- Niềm vui ấy đem đến cho tập thơ cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi đậm nét.

- Tác phẩm tiêu biểu : Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng,…

4. “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977):

- Nội dung:

+ Ra trận: bản hùng ca về miền Nam, những hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc (anh giải phóng quân, người thợ điện, em thơ hoá anh hùng, anh công nhân, cô dân quân…)

+ Máu và hoa:

- Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ

- Niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của

- Niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của quê hương, con người Việt Nam.

- Cổ vũ, ca ngợi chiến đấu, mang đậm tính thời sự.

- Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca Xuân 68, Kính gởi cụ Nguyễn Du, Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm,…

5. “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999):

- Giọng thơ trầm lắng, đượm chất suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và con người.

- Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi hồn người.

III. PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU:

1. Về nội dung: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị: .

+ Tình cảm lớn: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình cảm kính yêu lãnh tụ (Sáng tháng năm), tình cảm đồng bào đồng chí, tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).

+ Niềm vui lớn: niềm vui trước nhưữg chiến thắng của dân tộc (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta)

- Trong việc miêu tả đời sống: Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi :

+ Luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân:

o Công cuộc xây dựng đất nước (Bài ca mùa xuân 1961)

o Cả nước ra trận đánh Mĩ (Chào xuân 67)

+ Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự - đời tư.

- Giọng thơ mang chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành:

2. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc:

- Về thể thơ: đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc:

+ Lục bát ca dao và lục bát cổ điển

+ Thể thất ngôn dạt dào âm hưởng, nghĩa tình của hồn thơ dân tộc

- Về ngôn ngữ:

+ Thường sử dụng những từ ngữ, những cách nói quen thuộc với dân tộc.

+ Phát huy cao độ tính nhạc, sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ...

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố: HS nắm vững về con đường thơ, phong cách thơ của nhà thơ Tố Hữu.

5. Dặn dò:

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài : Ôn tập nghị luận xã hội.

Ngày soạn: 4/10/2016

Ngày dạy:

Tiết 7-8. Làm văn. ÔN TẬP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Nắm vững hơn các thao tác lập luận, cách làm bài nghị luận xã hội: Tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài, sửa chữa bài... Nắm đặc điểm nội dung, hình thức của bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng: Phân tích đề, lập dàn ý, và viết bài văn nghị luận xã hội.

3. Thái độ: Có ý thức hơn đối các vấn đề xã hội xung quanh mình.

B. PHƯƠNG TIỆN:

1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.

2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại các thao tác lập luận, cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống..

C. PHƯƠNG PHÁP

Nêu vấn đề, phát vấn, thảo luận.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

Lớp

Tiết 7

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về nghệ thuật lập luận trong Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11, chúng ta đã được học về thể văn nghị luận. Trong chương trình lớp 12, chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện về thể văn này với các đề tài của nghị luận xã hội, qua các đề văn cụ thể.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 7

HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

* GV hướng dẫn HS tìm hiểu về những đặc điểm cơ bản của bài văn nghị luận xã hội.

GV: Em hãy chỉ ra những đặc điểm cơ bản của bài văn nghị luận?

GV: Gợi ý HS phát biểu về các yếu tố: vấn đề bàn bạc, luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

* GV hướng dẫn HS ôn tập lại các thao tác lập luận:

GV: Thế nào là thao tác ll giải thích: Nêu cách giải thích?

GV: Thế nào là thao tác ll phân tích? Nêu cách phân tích?

GV: Thế nào là thao tác ll chứng minh? Nêu cách chứng minh?

GV: Thế nào là thao tác ll so sánh? Nêu cách giải thích?

GV: Thế nào là thao tác ll bình luận? Nêu cách bình luận?

GV: Thế nào là thao tác ll bác bỏ? Nêu cách bác bỏ?

* Hướng dẫn HS nắm kĩ năng cơ bản của bài văn nghị luận XH

GV: Theo em cần nắm vững những kĩ năng nào trong quá trình làm bài văn nghị luận XH

?

Hết tiết 7 chuyển sang tiết 8

Lớp

Tiết 8

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

GV: Nêu cách tìm hiểu đề bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

GV: Lưu ý một số kĩ năng tìm hiểu đề.

GV: Cách lập dàn ý của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

GV: Lưu ý HS một số nội dung cơ bản của dàn ý bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

GV: Lưu ý cách viết bài và sửa chữa lại bài:

GV: Tổng kết lại kiến thức về bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

GV: Cho HS thực hành.

GV: Ra đề

HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

GV yêu cầu HS tìm hiểu đề tìm hiểu các yêu cầu của đề ra?

GV: Từ vấn đề, tìm ý cho bài viết.

GV: Yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài?

GV: Gọi 1 - 2 HS trình bày dàn ý

GV: Gọi HS nhận xét.

GV: Tổng hợp hướng dẫn HS lập dàn ý.






GV: Yêu cầu HS trình bày lại cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

GV: Lưu ý các nội dung cơ bản

GV hướng dẫn HS luyện tập.

? Giải thích môi trường sống là gì ?

Môi trường sạch đẹp là gì ?

? Thực trạng môi trường đang bị ô nhiễm như thế nào ?

? Hậu quả của ô nhiễm môi trường ?

? Nêu các giải pháp bảo vệ môi trường sống ? Đối với xã hội ? Đối với từng cá nhân ?

I. Đặc điểm cơ bản của bài văn nghị luận xã hội:

- Vấn đề bàn bạc: Những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội như: đạo đức, nhân cách, phẩm chất, lố sống, môi trường, dịch bệnh....

- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết, là linh hồn của bài viết.

- Luận cứ: Lí lẽ và dẫn chứng. Luận cứ phải xác thực, đúng đắn, tiêu biểu.

- Lập luận: Là cách tổ chức, sắp xếp, trình bày các luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng, chặt chẽ, lô gic.

II. Các thao tác lập luận:

1. Thao tác lập luận giải thích:

- Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

- Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2. Thao tác lập luận phân tích:

-Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

3. Thao tác lập luận chứng minh:

- Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

- Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.

4. Thao tác lập luận so sánh:

- Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

- Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

5. Thao tác lập luận bình luận:

- Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .

- Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.

6. Thao tác lập luận bác bỏ:

- Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .

- Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.

III. Các kĩ năng:

- Kĩ năng phân tích đề,lập dàn ý.

- Kĩ năng vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận.

- Kĩ năng vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt.

IV. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

1. Tìm hiểu đề, tìm ý:

- Đọc kĩ đề ra, gạch chân những từ quan trọng.

- Nội dung tư tưởng nêu trong bài thường được đúc kết trong một danh ngôn, tục ngữ... do đó phải tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh để xác định vấn đề bàn bạc.

- Xác định chính xác những yêu cầu của đề: vấn đề bàn bạc, giới hạn về TTLL, dẫn chứng...

- Đặt ra hệ thống câu hỏi tìm ý.

2. Lập dàn ý:

A. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tư tưởng đạo lí cần bàn luận.

- Nêu vấn đề ( luận đề ) bàn bạc.
B. Thân bài:

- Giải thích tư tưởng, đạo lí: nghĩa đen- nghĩa bóng; nghĩa gần-nghĩa xa; nghĩa rộng-nghĩa hẹp.

- Phân tích, chứng minh các mặt, các khía cạnh của vấn đề. Bài viêt

- Bàn bạc sâu rộng về vấn đề.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề.

- Bài học nhận thức và hành động.

3. Viết bài:

- Diễn đạt ý mạch lạc, rõ ràng, chuẩn xác.

- Trình bày sạch, đẹp, tránh sửa chữa trong bài viết.

4. Sửa bài:

- Dành 5 phút để sửa chữa lại bài.

* Bài tập thực hành:

Đề: Nhà văn Nga Lép Tôn - xtoi nói: " Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".

Anh/chị hãy viết bài bàn về vấn đề trên.

* Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:

- Vấn đề bàn bạc: Vai trò của lí tưởng đối với mọi người trong cuộc sống.

- Các ý:

+ Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có cuộc sống.

+ Nâng vai trò của lí tưởng lên tầm cao của cuộc sống.

+ Mối liên hệ giữa lí tưởng với ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống.

- Giới hạn: + TTLL: Giải thích, chứng minh, bình luận.

+ Tư liệu: Từ thực tế đời sống.

* Bước 2: Lập dàn ý:

A. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về vấn đề.

- Nêu vấn đề bàn bạc: Vai trồ của lí tưởng đối với mọi người.

B. Thân bài:

- Giải thích lí tưởng.

- Lí tưởng và ý nghĩa cuộc sống.

- Lí tưởng tốt đẹp có vai trò chỉ đường.

- Lí tưởng riêng của mỗi người.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: Vai trò của lí tưởng đối với mọi người.

- Bài học nhận thức và hành động.

* Bước 3: Viết bài

* Bước 4: sửa chữa lại bài.

V. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:

+ Mở bài:

- Dẫn dắt

- Nêu hiện tượng

- Chuyển ý

+ Thân bài

- Giải thích tóm tắt

- Đánh giá (đ/s)

- Nguyên nhân

- Giải pháp

+ Kết bài

- Tóm lược

- Nâng cao

Đề bài.
Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về vấn đề:
Làm thế nào để giữ môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích 
Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất.
Môi trường sạch đẹp là môi trường không bị ô nhiễm, , vẻ mĩ quan cao và có sự hài hòa…
2. Phân tích – Chứng minh: Môi trường sống sạch đẹp đang bị thu hẹp, nguyên nhân và hậu quả:
Thực trạng và nguyên nhân
- Hiện nay chúng ta phải đối mặt với tình trạng nguồn nước, không khí đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng vì sự vô trách nhiệm của con người.
- Rừng trên thế giới và ở nước ta đã bị khai thác, đốt phá quá mức, đang bị hủy hoại nghiêm trọng.
- Rác thải và xử lí nước thải ở mức báo động cao về độ an toàn vệ sinh, v.v...
+ Hậu quả:
- Môi trường bị ô nhiễm, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của con người. Bệnh dịch dễ phát sinh, hiện tượng căng thẳng mỏi mệt do môi trường gia tăng.
-  Môi trường ô nhiễm làm xấu tổng thể mĩ quan, làm suy giảm sự phát triển kinh tế - xã hội…
3. Giải pháp bảo vệ môi trường sống sạch đẹp.
* Đối với xã hội
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên phải hợp lí. Không làm ô nhiểm các nguồn nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển bảo vệ trái đất.
- Cần có phương án bảo vệ các loài thú, đặc biệt là các loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Tích cực tu bổ làm phong phú thêm thiên nhiên (trồng cây, gây rừng)
- Khi xây dựng nhà ở, nhà máy, cơ sở sản xuất cần tôn trọng và thực hiện đúng các yêu cầu đối với việc bảo vệ môi trường và xử lí tích cực nguồn khói thải, nước thải, chất thải công nghiệp.
    * Đối với cá nhân:
- Cần có những hành động thiết thực làm cho môi trường sống ngày càng sạch đẹp.
-  Mỗi học sinh phải luôn ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi ra sân trường và lớp học, thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây xanh do nhà trường và địa phương tổ chức.

HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

4. Củng cố: GV yêu cầu HS nắm vững cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài : Luyện đề nghị luận văn học.

Ngày soạn: 12/10/2016

Ngày dạy:

Tiết 9-10. LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa và nắm chắc hơn những bài thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trong chương trình Ngữ văn 12.

2. Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá thơ.

3. Tư duy, thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

B . PHƯƠNG TIỆN:

- GV: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.

- HS: Ôn tập lại các bài thơ đã học, nắm nội dung, nghệ thuật.

C. PHƯƠNG PHÁP:

GV nêu vấn đề, HS thảo luận, trả lời. GV khắc sâu những ý chính.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

Lớp

Tiết 9

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Trong thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp, hình tượng người lính và đất nước là hình tượng trung tâm, để lại cảm xúc sâu đậm cho người đọc nhiều thế hệ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vẻ đẹp của người lính và đất nước trong thơ ca thời kì này.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 9

HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

* GV hướng dẫn HS ôn lại những đặc điểm cơ bản của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp.

GV: Nêu những nội dung cơ bản của thơ ca thời kháng chiến chống Pháp?

GV: Đặc điểm nghệ thuật của thơ ca thời chống Pháp?

GV yêu cầu HS nêu những thành tựu cơ bản của thơ ca kháng chiến chống Pháp? Yêu cầu HS đọc thuộc lòng những bài thơ đã học?

* GV hướng dẫn HS ôn lại những tác phẩm đã học.

GV: Yêu cầu HS nhắc lại những nét cơ bản về tác giả QD?

GV: Nhấn mạnh một số điểm.

GV: Yêu cầu HS trình bày lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

GV: Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

GV: Cho HS làm các bài tập

GV: Xác định yêu cầu của BT1?

GV: Yêu cầu HS cảm nhận về đoạn thơ?

HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của mình.

HS: Trình bày

GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn chỉnh bài viết ở nhà.

- Hết tiết 9, sang tiết 10-

Lớp

Tiết 10

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

GV: Yêu cầu HS trình bày lại hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

GV: Nêu đặc điểm cơ bản của bài thơ?

HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

GV: Cho HS làm BT1.

GV yêu cầu HS phân tích tâm trạng kẻ ở-người đi trong 20 câu đầu của bài thơ.

HS: Làm bài.

HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của mình.

HS: Trình bày

GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn chỉnh bài viết ở nhà.

I. Đặc điểm thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp:

1. Về nội dung:

- Viết về cuộc kháng chiến chống Pháp với những cảm hứng chính:

+ Tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc.

+ Ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

+ Hình ảnh quê hương và những con người kháng chiến, từ anh vệ quốc quân, bà mẹ chiến sĩ, chị phụ nữ nông thôn đến em bé liên lạc được thể hiện chân thực gợi cảm.

2. Về nghệ thuật:

- Một số nhà thơ có ý thức đổi mới thơ ca với những xu hướng khác nhau.

- Tố Hữu được xem là ngọn cờ đầu của nền thơ, đại diện cho xu hướng đại chúng hóa, hướng về dân tộc, khai thác những thể thơ truyền thống.

- Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho hướng tìm tòi, cách tân thơ ca, đưa ra một kiểu thơ hướng nội, không vần hoặc ít vần.

- Quang Dũng lại tiêu biểu cho hướng khai thác cảm hứng lãng mạn, anh hùng.

3. Thành tựu:

- Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp đạt được những thành tựu xuất sắc.

- Tiêu biểu như: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh; Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm; Tây Tiến của Quang Dũng; Nhớ của Hồng Nguyên; Đất nước của Nguyễn Đình Thi; Đồng chí của Chính Hữu; đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

II. Những tác phẩm cụ thể:

1. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

a. Vài nét về tác giả:

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài.

- Thơ Quang Dũng phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.

b. Về bài thơ:

* Hoàn cảnh sáng tác:

­- Năm 1947, QD gia nhập đoàn quân Tây Tiến.

- Năm 1948, rời xa đơn vị, ngồi ở Phù Lưu Chanh, nhớ về đơn vị cũ, QD đã viết bài thơ Nhớ Tây Tiến về sau đổi thành Tây Tiến.

* Đặc điểm:

- Nội dung: Bao trùm bài thơ là một nỗi nhớ. Theo dõi mạch cảm xúc, có thể thấy hồi ức được mở đầu là những cuộc hành quân gian khổ mà hào hùng, tiếp đến là những kỉ niệm về con người miền Tây nồng ấm về thiên nhiên miền Tây thơ hùng vĩ mà thơ mộng trữ tình. Nhưng hằn sâu trong tâm trí của tác giả vẫn là hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trẻ trung, ngang tàng, đa cảm và hào hoa... Phần kết có thể coi là khúc vĩ thanh vừa nhắc nhở lời hẹn ước của ngày xưa vừa nhắc nhở một đoạn đời không quên của những con người trẻ tuổi và cả dân tộc.

- Nghệ thuật: Bài thơ có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tinh tế hai bút pháp hiện thực và lãng mạn. Trong đó, bút pháp lãng mạn có phần nổi trội.

* Bài tập:

* Bài tập 1: Cảm nhận về đoạn thơ thứ hai của bài thơ.

Gợi ý:

* Tình quân dân thắm thiết, đậm đà: 4 câu đầu của đoạn thơ.

- Dùng động từ mạnh: bừng lên, khèn lên, về, xây...

- Sử dụng hô ngữ: Kìa em biểu lộ thái độ ngạc nhiên, hào hứng trước cái lạ của xứ lạ: trang phục lạ, vũ điệu lạ.

- Hình ảnh hội đuốc hoa vừa tả thực vừa mang ý nghĩa hàm ẩn về nghi thức lễ cưới hỏi, đêm tân hôn.

- Âm thanh: nhạc, khèn vang vọng, tha thiết, đầm ấm tình quân dân.

* Vẻ đẹp của con người và núi rừng miền Tây.

- Ngôn ngữ thơ hàm súc cô đọng: Ba chữ Chiều sương ấy đã gói gọn cả thời gian, không gian và ấn tượng.

- Hồn lau: tả dáng lau qua màn sương, đồng thời đem lại linh hồn cho cây cỏ -> đó cũng là sự gắn bó thân thiết của nhà thơ với vùng đất thân thương

- Dáng người trên độc mộc: dáng vẻ uyển chuyển thướt tha trên con thuyền vững chãi thấp thoáng trong sương càng thêm đẹp đẽ bởi sự làm duyên của cánh hoa đong đưa theo dòng nước lũ.

-> Bút pháp mờ nhòa với những nét vẽ cách điệu đã tạo nên bức tranh đậm đà chất hội họa hòa với chất thị vi trữ tình lôi cuốn người đọc.

2. Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

* Hoàn cảnh sáng tác:

- Việt Bắc là căn cứ địa CM Việt Nam trong suốt thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được ký kết 10/1954, các cơ quan của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.

- Trong cuộc chia tay đầy lưu luyến, nhân sự kiện có tính chất thời sự đó, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc in trong tập thơ cùng tên.

* Đặc điểm bài thơ:

* Nội dung: Gồm 2 phần

- Phần đầu: Tái hiện kỷ niệm CM và kháng chiến.

- Phần sau: Gợi viễn cảnh hòa bình tươi sáng và, niềm tin vào tương lai tươi sáng, biết ơn Đảng và Bác.

* Nghệ thuật: Đậm đà tính dân tộc: kết cấu đậm chất ca dao, sử dụng linh loạt đại từ mình-ta; giọng thơ ngọt ngào, tha thiết...

* Bài tập:

* Bài tập 1: Tâm trạng nhân vật trữ tình trong buổi chia tay:

- Sử dụng hình thức đối đáp : mình - ta -> giọng thơ ngọt ngào, da diết, âm hưởng ca dao làm cho lời thơ thêm truyền cảm.

- Lời người Việt Bắc:

+ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng: quãng thời gian gắn bó thiết tha

+ Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn: nhắn nhủ người về xuôi cần phải ghi nhớ nghĩa tình của nhân dân.

-> Hình thức câu thơ chủ yếu là câu hỏi tu từ, từ ngữ biểu cảm, cách xưng hô thân mật, gần gũi, âm điệu lời thơ tha thiết, ngọt ngào.

-> Đó chính là tình cảm thiết tha của người VB với người cán bộ về xuôi.

- Lời người CM về xuôi:

+ Tiếng ai tha thiết ...: người Việt Bắc nói thiết tha, người về xuôi nghe tha thiết -> sự hô ứng về tình cảm cho thấy mối gắn bó máu thịt giữa nhân dân với CM.

+ Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi: từ láy quen thuộc, gợi cảm.

+ Áo chàm: hoán dụ, thể hiện hình ảnh thân thương, gần gũi.

+ Cầm tay: cử chỉ bình dị, chân thành

-> Sự gắn bó, niềm lưu luyến của người cán bộ về xuôi được thể hiện bằng ngôn ngữ giản dị, miêu tả giàu cảm xúc.

- Lời nhắn nhủ của Việt Bắc:

+ Điệp ngữ: "Mình đi có nhớ ... mình về có nhớ ..." nhắc nhở người đi những kỷ niệm không thể nào quên.

+ Những kỷ niệm: mưa nguồn suối lũ, miếng cơm chấm muối, rừng núi nhớ ai, ... hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son ... biện pháp tiểu đối, liệt kê, hình ảnh hoán dụ, tương phản, đậm đà tính dân tộc đã thể hiện được những kỷ niệm của một thời gian khổ, hy sinh nhưng ngời sáng tấm lòng yêu nước, thắm đượm tình đồng chí, nghĩa đồng bào.

* Cuộc chia tay bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình: Người Việt Bắc và người về xuôi, trong tình cảm bịn rịn, lưu luyến. Đó cũng là sự gắn bó máu thịt giữa CM và nhân dân Việt Bắc.

HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

4. Củng cố

- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong hình tượng người lính Tây Tiến.

- Bản hùng ca và bản tình ca về đất nước và cách mạng trong “Việt Bắc”.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Viết đoạn văn nghị luận văn học theo hướng mở.

Ngày soạn: 6/11/2016

Ngày dạy:

Tiết 11-12. Làm văn.

VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC THEO CẤU TRÚC MỞ

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững những kiến thức về cách làm bài văn nghị luận văn học: nghị luân về một bài thơ, đoạn thơ; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

2. Kĩ năng: Phát hiện, khái quát tổng hợp, đánh giá.

3. Tư duy, thái độ: Ý thức làm bài tốt hơn.

B. PHƯƠNG TIỆN:

1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.

2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại các bài thơ đã học, nắm nội dung, nghệ thuật.

C. PHƯƠNG PHÁP

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp

Lớp

Tiết 11

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ:

- Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

- Tại sao nói “Việt Bắc” là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em củng cố những kiến thức về nghị luận văn học đồng thời rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học theo cấu trúc mở.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 11

HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

* GV hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết về văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:

GV: Nêu cách tìm hiểu đề?

GV: Nêu cách lập dàn ý? Những yêu cầu ở phần dàn ý?

GV: Yêu cầu từng phần cụ thể đối với dàn ý?

* GV cho HS thực hành một đề cụ thể:

GV: Cung cấp cho HS đề bài:

Đề 1: Phân tích những cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

...................

Đất Nước có từ ngày đó.

GV yêu cầu HS đọc và xác định rõ yêu cầu của đề, xác định nội dung bàn bạc?

GV: Sau khi HS đã xác định được yêu cầu của đề, GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài.

HS: Trao đổi, bàn bạc, lập dàn ý cho đề bài.

GV: Gọi 1-2 HS trình bày dàn ý của mình.

GV: Gọi HS khác nhận xét.

GV: Nhận xét, bổ sung.

GV: Gợi ý dàn ý chung cho HS.

GV: Cho HS viết một số đoạn.

Hết tiết 11, chuyển sang tiết 12

Lớp

Tiết 12

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

* GV hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết về văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:

GV: Nêu cách tìm hiểu đề?

GV: Nêu cách lập dàn ý? Những yêu cầu ở phần dàn ý?

GV: Yêu cầu từng phần cụ thể đối với dàn ý?

* GV cho HS thực hành một đề cụ thể:

Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

GV yêu cầu HS đọc và xác định rõ yêu cầu của đề, xác định nội dung bàn bạc.

GV: Sau khi HS đã xác định được yêu cầu của đề, GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài

HS: Trao đổi, bàn bạc, lập dàn ý cho đề bài.

GV: Gọi 1-2 HS trình bày dàn ý của mình.

GV: Gọi HS khác nhận xét.

GV: Nhận xét, bổ sung.

GV: Gợi ý dàn ý chung cho HS.

GV: Cho HS viết đoạn mở đầu và ý 1 của phần thân bài.

A. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

I. Kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý:

1- Tìm hiểu đề: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, đoạn thơ, vị trí đoạn trích, cảm hứng chủ đạo, những đặc sắc về nghệ thuật và tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ.

2- Lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ, tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề…

+ Thân bài: đi vào khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.

Để khai thác các giá trị ấy cần đi vào tìm hiểu các từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ của bài thơ, đoạn thơ. Từ đấy rút ra ý nghĩa tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ. Tránh lối diễn xuôi bài thơ, đoạn thơ.

+ Kết bài: đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

II. Đề bài và yêu cầu cụ thể:

* Mở bài: đây là đoạn thơ đầu trong đoạn trích “Đất nước” trích trong ”Trường ca mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, thể hiện cảm nhận độc đáo của tác giả về đất nước.

* Thân bài:

- ”Đất Nước” là một khái niệm rất trừu tượng, nên tác giả cảm nhận bằng những gì rất cụ thể, gần gũi, trong cuộc sống của mỗi gia đình, từ ”câu chuyện mẹ kể”, ”cái kèo, cái cột”, hạt gạo, miếng trầu..

- Đoạn trích ”Đất nước” thể hiện cảm nhận về đất nước ở ba phương diện: văn hoá, thời gian - lịch sử, không gian - địa lí, nhưng đoạn thơ này chủ yếu thể hiện ở phương diện văn hoá.

+ Trong những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết mà ”ngày xửa, ngày xưa” mẹ thường hay kể.

+ Phong tục tập quán ”miếng trầu bà ăn”, ”tóc mẹ thì bới sau đầu”.

+ Giá trị tinh thần truyền thống:

. Truyền thống đánh giặc giữ nước ”Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.

. Tình nghĩa thuỷ chung ”cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.

. Cần cù lam lũ trong lao động ”hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng”.

- Về hình thức nghệ thuật, cần khai thác một số khía cạnh như: thể thơ tự do, nhịp điệu ”hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng”, hình ảnh thơ chọn lọc, giàu sức biểu cảm.

* Kết bài:

+ Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận độc đáo của tác giả về đất nước (khác với các tác giả khác khi viết về cùng đề tài).

+ Giúp độc giả cảm nhận đất nước là những gì thân thiết gần gũi và rất đỗi thiêng liêng.

B. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

I. Kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý:

1- Tìm hiểu đề :

+ Nội dung của kiểu bài này thường là một ý kiến, một nhận định bàn về văn học : giai đoạn văn học; tác giả, tác phẩm văn học; phong cách nghệ thuật; lý luận văn học…

+ Phải biết ý kiến đó của ai, nói hay viết ở đâu, trong hoàn cảnh nào, mục đích…

+ Thông thường, muốn giải quyết được vấn đề nêu ra, cần giải thích các từ ngữ khó, hàm súc, các khía cạnh của ý kiến đó.

+ Căn cứ vào thực tế văn học để phân tích, xem xét, đánh giá ý kiến đó, nêu ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đó đối với văn học, đời sống. (Trong chương trình THPT, kiểu bài này thường nghị luận về một ý kiến đúng bàn về văn học).

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu ý kiến bàn về văn học của ai, viết nói trong hoàn cảnh nào, hướng giải quyết.

b. Thân bài:

- Giải thích để hiểu ý kiến.

- Đánh giá ý kiến; phê phán biểu hiện chưa đúng, sai.

- Ý nghĩa, tác dụng của ý kiến.

- Minh họa

c. Kết bài: Tổng hợp, khái quát về ý kiến.

II. Thực hành .

a. Mở bài:

- Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.

- Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa ngày 10/12/1951, Hồ Chí Minh viết: “Văn hóa…mặt trận ấy”

- Hướng giải quyết:

b. Thân bài:

- Văn hóa nghệ thuật bao gồm nhiều lĩnh vực: hội họa, âm nhạc, điêu khắc, sáng tác văn chương…

- Gọi văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận vì nó rất quyết liệt, một mất một còn.

- Chiến sĩ: vì phải chiến đấu với kẻ thù của giai cấp, của dân tộc trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

+ Đây là ý kiến đúng vì xưa nay, trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, giai cấp nào cũng sử dụng văn hóa, nghệ thuật để chống lại giai cấp đối kháng của mình. Cho nên, câu nói của Hồ Chí Minh phù hợp với nhiệm vụ của văn hóa, nghệ thuật lúc bấy giờ, hiện nay và vẫn có ý nghĩa lâu dài.

Coi văn hóa nghệ thuật là một mặt trận vì tầm quan trọng của nó cũng không thua kém mặt trận quân sự, ngoại giao, kinh tế… và cuộc chiến đấu trên mặt trận này cũng rất quyết liệt. Mặt khác, câu nói có tác động cảnh tỉnh những ai lơ là, coi nhẹ văn hóa, nghệ thuật.

+ Lời dặn của Hồ Chí Minh có tác dụng nâng cao tinh thần cảnh giác, ý chí chiến đấu cho những người làm văn hóa, nghệ thuật; dùng ngòi bút của mình phụng sự kháng chiến. Có những nhà thơ, nhà văn đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ..

+ Đảng tin tưởng và giao nhiệm vụ đánh địch trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật cho văn nghệ sĩ.

c. Kết bài:

- Khẳng định sự đúng đắn của câu nói đó.

- Tác dụng và ý nghĩa lâu dài của vấn đề.

HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

4. Củng cố: GV lưu ý nội dung bài học: nắm cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

5. Dặn dò:

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập về luật thơ.

Ngày soạn: 10/11/2016

Ngày dạy:

Tiết 13. Tiếng Việt. LUYỆN TẬP VỀ LUẬT THƠ

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức : Giúp HS:Hiểu luật thơ của một số thể thơ truyên thống: lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn Đường luật.Qua các bài tập, hiểu thêm về một số đổi mới trong các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng.

2. Kĩ năng : Làm thơ

3. Tư duy, thái độ : Yêu thích thơ

B. Phương tiện :

+ GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học

+ HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

C. Phương pháp:

- Hướng dẫn HS quan sát vần, nhịp, phép hài thanh qua các ví dụ đã nêu trong SGK. Có thể dùng phát vấn, đối thoại để tiết học thêm sinh động.

- Bài tập có thể hướng dẫn ngay tại lớp, không cần yêu cầu HS làm trước ở nhà.

D.Tiến trình tổ chức:

1. Ổn định tổ chức:

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày khái niệm luật thơ, vai trò của luật thơ?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu , dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp , hài thanh…để thể hiện tâm tư tình cảm mà người viết muốn bày tỏ . Và một câu thơ hay, bài thơ hay được đánh giá tổng thể nhưng tuyệt đối phải hay về luật . Và thơ Đường chính vì vậy mà mãi đến ngàn năm sau vẫn được người đời ca ngời vì luật thơ Đường rất nghiêm và rất chuẩn mực , đây là hiện tượng đáng quý của văn học TQ nói riêng và văn học nghệ thuật toàn thế giới nói chung. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững hơn về luật thơ.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

GV gọi HS nhắc lại kiến thức lí thuyết về luật thơ đã học: lục bát, song thất lục bát, đường luật.

Gv chia nhóm cho HS thảo luận .Cử đại diện trả lời theo yêu cầu của bài tập.

1.Bài tập 1.

Phát hiện những câu thơ sau có gì biến đổi so với luật thơ em đã học?

  1. Bắt phong trần, phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

  1. Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.

c)Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặ trời chẳng thấy người thương.

2.Bài tập 2.

Xác định nhịp, vần và sự phối hợp bằng -trắc trong những câu thơ sau đây?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

(Nguyễn Du-Truyện Kiều)

3.Bài tập 3.

Hãy chuyển câu hát xẩm sau đây thành câu thơ lục bát nguyên mẫu:

Nước trong xanh lơ lửng cái con cá vàng,

Cây ngô cành bích, con chim phượng hoàng nó đậu cao.

4.Bài tập 4.

Xác định nhịp, vần và sợ phối hợp bằng- trắc trong những câu thơ sau :

Bác mẹ già phơ phơ đầu bạc,

Con chàng còn trứng nước thơ ngây.

Có hay chàng ở đâu đây,

Thiếp xin chắp cánh mà bay theo chàng.

(Ca dao)

HS làm bài tập , cử HS chữa bài ,GV nhận xét, kết luận.

I.Ôn tập lí thuyết.

II.Luyện tập.

1.Bài tập 1

a)Câu thơ ngắt nhịp: 3/3 trong khi đó luật thơ lục bát là ngắt nhịp 2/2/2.

b)Câu thơ vừa ngắt nhịp 3/3 vừa có sự thay đổi về cách phối thanh (với-mình-ta) trái với cách phối thanh của thơ lục bát.

c)Câu thơ có sự thay đổi về cách hiệp vần so với thơ lục bát truyền thống(ơi-trời)

2.Bài tập 2.

Đoạn thơ phản ánh đúng luật thơ của thể thơ lục bát.

-Về nhịp: nhịp đôi.

-Về vần: tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát, tiếng cuối câu bát vần với tiếng cuối câu lục tiếp theo sau (dàu-màu,xanh-duềnh, duềnh-quanh).Câu bát có 2 vần: vần lưng ở tiếng thứ 6 và vần chân ở tiếng thứ 8.

-Về phối hợp bằng -trắc: tiếng thứ 2,6,8 là thanh bằng(trông-dàu-mây-màu-xanh-trông-duềnh...), còn các tiếng ở vị trí lẻ có thanh tuỳ thích.

3.Bài tập 3

Nước xanh lơ lửng cá vàng

Cây ngô cành bích, phượng hoàng đậu cao.

4.Bài tập 4.

Đây là bài thơ thuộc thể song thất lục bát.

-Về nhịp: Hai câu thất ngắt nhịp lẻ-chẵn(3/4 hoặc3/2/2), hai câu lục bát ngắt nhịp đôi.

-Về vần:tiếng cuối mang thanh trắc của dòng thất trên hiệp vần với tiếng thứ 5 cũng thanh trắc của dòng thất dưới; tiếng cuối mang thanh bằng của dòng thất dưới hiệp vần với tiếng cuối mang thanh bằng của dòng lục; sau đó lại hiệp vần theo qui định của thơ lục bát.

-Về phối hợp bằng -trắc: Ở dòng thất trên, tiếng thứ 5 mang thanh bằng và tiếng thứ 7 mang thanh trắc; ở dòng thất dưới, cách bố trí thanh điêụ ngược lại; hai dòng lục bát trong thể thơ này tuân theo những qui định của thơ lục bát.

3/3/2

HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

4.Củng cố

-Hệ thống lại kiến thức lí thuyết về luật thơ.

5. Dặn dò

-Ra bài tập về nhà: Xác định luật thơ của bài thơ Bạn đến chơi nhà.

- Chuẩn bị bài : Bài tập về tu từ ngữ âm, cú pháp.

Ngày soạn: 19/11/2016

Ngày dạy:

Tiết 14. Tiếng Việt. BÀI TẬP VỀ TU TỪ NGỮ ÂM, CÚ PHÁP

A. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức : Qua bài học giúp HS:Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ ngữ âm (tạo nhịp điệu, âm hưởng, điệp âm, điệp vần, điệp thanh): đặc điểm và tác dụng của chúng.

Cảm nhận và phân tích các phép tu từ trong văn bản, bước đầu biết sử dụng các phép tu từ.

2. Kĩ năng : Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hiệu quả biểu đạt của một số câu/ đoạn văn, thơ có sự phối hợp ngữ âm.

3. Tư duy, thái độ : Phân tích, đối chiếu sự phối hợp âm thanh, nhịp điệu, âm hưởng của một số câu/ đoạn thơ, văn.

B. Phương tiện :

+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học

+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

C. Phương pháp:

* Tuỳ đối tượng HS mỗi lớp, GV chọn một trong những hình thức sau:

- Cá nhân Hs làm bài tập, Gv yêu cầu trình bày trước lớp.

- Thảo luận ở tổ, nhóm, sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.

- Thi giải bài tập giữa các tổ, nhóm.

* Sau mỗi bài tập, GV tổng kết, chốt lại những kiến thức và kĩ năng cơ bản.

D. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Bài học sẽ giúp cho HS rèn luyện kĩ năng về việc tích hợp kiến thức đọc văn, phân tích thơ ca . Rèn luyện về kiến thức tiếp nhận thơ ca dựa vào : nhịp điệu và âm hưởng thơ ca, giúp hiểu cách gieo vần , hài thanh, sự đăng đối , sắc thái thơ ca nói chung. Chúng ta sẽ chia nhóm thảo luận và cùng giải bài tập.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

GV chia nhóm cho HS thảo luận theo từng dạng bài tập.

Bài 1.

Nhận xét về nhịp điệu và âm hưởng của những câu văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc miêu tả nét hùng vĩ của dòng sông Đà?

“Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá , đá xô sóng........bụng thuyền ra.”

(Nguyễn Tuân,Người lái đò sông Đà)

Gọi HS chữa bài tập ,GV nhận xét ,kết luận.

Bài 2.

Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp vần trong các từ láy ở 2 câu thơ sau:

“Đoạn trường thay lúc phân kì!

Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh.”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Bài 3.

Xác định phép lặp cú pháp( phối hợp với phép đối) và phân tích tác dụng của nó trong đoạn thơ sau:

“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Bài 3.

Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong những câu sau:

a)Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.

(Anh Đức, Hòn Đất).

b)Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy...)

(Phan TT Nhàn, Hương Thầm).

HS chữa bài theo yêu cầu của bài tập.

GV hướng dẫn ,nhận xét , kết luận.

I.Bài tập về tu từ ,ngữ âm.

1.Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu.

-Nhịp điệu dồn dập phối hợp với phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp:

(...)Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió...

-Dùng từ gùn ghè vừa có âm thanh cụ thể, vừa tạo hình ảnh hung dữ của 1 con mãnh thú.

-Dùng 1 số từ có tính hình tượng và biểu cảm rõ rệt: cuồn cuộn, đòi nợ xuýt.

2.Điệp âm, điệp vần, điệp thanh.

Trong 2 câu thơ TK, tác giả dùng 2 từ láy: khấp khểnh, gập ghềnh.

-Ở mỗi từ láy, có điệp âm đầu(kh-kh, g-gh) và chuyển đổi vần( ấp-ênh).

-Hai từ láy điệp vần ấp-ênh.

Tác dụng: tạo ra hình ảnh con đường mấp mô, vó ngựa và bánh xe luôn ở trạng thái chuyển động khó khăn, xóc nảy, trục trặc.Đồng thời cũng gián tiếp bộc lộ tâm trạng đau khổ, bất an của nàng Kiều lúc phải li biệt gia đình để bán mình cho Mã Giám sinh.

II.Bài tập về phép tu từ cú pháp.

1.Phép lặp cú pháp.

Trong đoạn thơ có 2 lần dùng phép lặp cú pháp(phối hợp với phép đối):

-Vẻ non xa/ tấm trăng gần. cả 2 đều là 2 cụm danh từ có kết cấu cú pháp giống nhau: Danh từ chỉ đơn vị( vẻ ,tấm), danh từ chỉ vật thể( non, trăng), tính từ( xa, gần).

-Cát vàng cồn nọ/ bụi hồng dặm kia. Cả 2 đều là kết cấu chủ - vị:

C: các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và tính từ chỉ màu(cát vàng, bụi hồng).

V: các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và đại từ chỉ định( cồn nọ, dặm kia).

Tác dụng chung của phép lặp cú pháp trong đoạn thơ này: khắc hoạ khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên bên ngoài( có sự gần gũi, tình cảm của vạn vật,có cả sự ồn ào sôi động của cuộc sống) để đối lập với cái cô đơn nhỏ bé của nàng Kiều trong lầu Ngưng Bích.

2.Phép chêm xen

a) Có 2 lần dùng phép chêm xen( bắt đầu bằng từ nơi).

Tác dụng: Ghi chú 2 thông tin quan trọng về “cái chốn này”. Đó là nơi chị Sứ đã sinh ra và cũng là nơi nuôi dưỡng chị lớn lên và trưởng thành.

b)Phần chêm xen đặt trong ngoặc đơn.

Tác dụng: thể hiện 1 cách kín đáo, tế nhị lời nói thầm kín của cô gái với chàng trai- hương thầm cuả chùm hoa là cách bộc lộ tình yêu của cô gái.

HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

4. Củng cố.

-Củng cố lại kiến thức về tu từ ngữ âm và tu từ cú pháp.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài : Ôn tập các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.

Ngày soạn: 26/11/2016

Ngày dạy:

Tiết 15. Làm văn. ÔN TẬP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức : Qua bài học giúp HS:Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng : Biết cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một đoạn văn, bài văn nghị luận.

3. Tư duy, thái độ : Tư duy tổng hợp.

B. Phương tiện

+ GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học.

+ HS : đọc kĩ SGK, vở ghi, vở soạn.

C. Phương pháp

- GV nhắc HS ôn tập các bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận;Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận trong SGK Ngữ văn 8. Trên lớp GV kiểm tra những điều HS đã biết bằng các hình thức như: kiểm tra, nhận diện phương thức biểu đạt trong các đoạn trích, thảo luận, tranh luận,...

- GV nên cho HS đi từ những điều đã biết về vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để suy ra cách thức vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Trong bài văn nghị luận, việc kết hợp các phương thức biểu đạt, tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự hấp dẫn, sinh động cho bài văn nghị luận. Để sử dụng tốt các phương thức biểu đạt trong bài văn, chúng ta cùng đi vào luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV yêu cầu HS nhắc lại các phương thức biểu đạt và biểu cảm đã học.

1.Bài tập 1

Chỉ ra sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong đoạn văn nghị luận sau đây:

“Nhà thi sĩ ấy là 1 chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao lưu luyến mọi người....khi đã nghe tiếng đàn si mê của Xuân Diệu.”

(Thế lữ, Lời tựa tập Thơ thơ.)

2.Bài tập 2.(Bài tập 2-SGK cơ bản trang 81).

Trong số các văn bản dưới đây ,văn bản nào là 1 bài văn nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau?

HS đọc đoạn văn rồi trả lời câu hỏi.

GVnhận xét, bổ sung, kết luận vấn đề.

HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm chữa bài.

-N1: câu a.

-N2 : câu b

-N3: câu c

GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

3.Bài tập 3.

Viết 1 bài nghị luận ngắn, đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.

GV gợi ý cho HSvề nhà viết bài số 3 thành bài hoàn chỉnh.

Bài tập 1

Đoạn văn của Thế Lữ kết hợp phương thức nghị luận với 2 phương thức chủ yếu sau:

-Miêu tả: “Nhà thi sĩ ấy là 1 chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người, và miệng cười mở rộng như 1 tấm lòng sẵn sàng ân ái.”

-Biểu cảm: “Loài người hãy hiểu con người ấy!(...) Là 1 người sinh ra để sống, Xuân Diệu rất sợ chết, sợ im lặng và bóng tối, hai hình ảnh của hư vô. Mục đích của đời người có phải là hạnh phúc đâu! Mục đích chính là sự sống. Mà còn gì làm sự sống đầy đủ hơn là Xuân và Tình.”

Bài tập 2

a)Trong văn bản này tác giả có sử dụng phương thức biểu đạt tự sự để kể về việc ông đi xem vở cậu Va-ni-a của Sê-khốp và ý định viết thư cho tác giả. M. Go-rơ-ki cũng không quên đánh giá và bàn luận cùng Sê-khốp về vở kịch, về tài năng vĩ đại của tác giả cũng như về việc nên có quan niệm và thái độ như thế nào đối với con người. Những khi ấy , phương thức biểu đạt được ông vận dụng là nghị luận.

Nhưng không vì thế mà chúng ta có thể coi bức thư của Go-rơ-ki là 1 văn bản tự sự hay nghị luận. Vì các phương thức tự sự hay nghị luận, ở đây, chỉ phục vụ cho việc biểu lộ những ý nghĩ và cảm xúc còn đang nóng hổi, bột phát mãnh liệt, không thể nào kìm nén, mà ông muốn gửi trọn cho 1 nhà văn mà ông kính phục. Như vậy, phương thức biểu đạt chính ở văn bản này không phải là nghị luận.

b)Cũng như văn bản a . Tác giả đã vận dụng rất nhiều các phương thức biểu đạt và biểu cảm. Nhưng sự vận dụng các phương thức ấy , xét ra, cũng chỉ nhằm giúp Nam Cao khắc hoạ rõ thêm tính cách của 1 nhân vật trong 1 câu chuyện cụ thể. Mục đích chính của van bản vẫn là kể chuyện. Và phương thức biểu đạt chính của nó, vì thế , cũng không phải là nghị luận mà là tự sự.

c)Đây là 1 vbnl có kết hợp vận dụng các phương thức biểu đạt khác như tự sự hay miêu tả. Bởi mục đích chính của người viết là bàn về sự cần thiết phải chú trọng đến vấn đề tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nếu muốn phát triển kinh tế. Những câu chuyện và hình ảnh kể trên có tác dụng rất lớn trong việc làm cho bài viết cụ thể, sinh động và lí thú, nhưng vai trò của chúng, chung qui lại ,cũng chỉ làm cho các luận điểm trong bài càng có sức thuyết phục hơn.

Bài tập 3

HS về nhà viết bài số 3 thành bài hoàn chỉnh.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Yêu cầu khi kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.

5. Dặn dò

- Nhắc nhở HS làm bài tập về nhà đầy đủ.

- Chuẩn bị bài: Một số kiến thức cơ bản về lí luận văn học..

Ngày soạn: 27/11/2016

Ngày dạy:

Tiết 16-17.

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức : Qua bài học giúp HS: Nắm được khái niệm quá trình văn học, bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học tiêu biểu. Hiểu được khái niệm phong cách văn học, Làm rõ quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của toàn bộ đời sống văn học qua các thời kì lịch sử.

Hoạt động nổi bật của quá trình văn học là trào lưu văn học.Thành tựu chính của quá trình văn học kết tinh ở các phong cách văn học độc đáo.

2. Kĩ năng : Biết nhận diện những biểu hiện của phong cách văn học.

3. Tư duy, thái độ : Tư duy khái quát, tổng hợp.

B. Phương tiện

+ GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học.

+ HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK, vở ghi.

C. Phương pháp

- Nêu vấn đề, đàm thoại với HS.

- Chú ý tính ứng dụng của kiến thức đã học: nhận biết sáng tác của một tác giả cụ thể thuộc trào lưu văn học nào đó, ý nghĩa của sáng tác ấy trong quá trình văn học dân tộc, phân tích những biểu hiện phong cách ở một trường hợp nhất định.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

Lớp

Tiết 16

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức XH đặc thù luôn vận động biến chuyển. Diễn tiến của VH như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành tồn tại, thay đổi có mối quan hệ chặt chẽ với thời kỳ lịch sử. Quá trình VH là diễn biến hình thành tồn tại, phát triển, thay đổi của VH qua các thời kỳ lịch sử. Mỗi tác giả có cách diễn đạt khác nhau tạo ra sự phong phú và đa dạng cho văn học.Và bài học hôm nay sẽ giúp các em thấy rõ hơn.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

TIẾT 16

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV gọi HS nhắc lại khái nịêm phong cách văn học.

?Những điều cần lưu ý khi nghiên cứu phong cách của 1 nhà văn là gì?

HS thảo luận rồi trả lời.

GV nêu đề bài

1.Chỉ ra nét đặc thù trong p/c thơ Xuân Diệu và Huy Cận qua các bài Vội VàngTràng Giang?

HSthảo luận theo nhóm.

-N1: P/c Xuân Diệu.

-N2: P/c Huy Cận.

Cử đại diện nhóm phát biểu. Gv nhận xét, kết luận.

HS viết thành đoạn văn, trình bày trước lớp.

GV nhận xét, sửa chữa.

Hết tiết 16, chuyển sang tiết 17.

Lớp

Tiết 17

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2.Chỉ ra những đặc điểm thuộc phong cách thời đại bao trùm văn học cách mạng Việt Nam từ sau 1945.

HSthảo luận theo nhóm.

Cử đại diện nhóm phát biểu. Gv nhận xét, kết luận.

HS viết thành đoạn văn, trình bày trước lớp.

GV nhận xét, sửa chữa.

3.Chỉ ra p/c Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng qua

‘Hai đứa trẻ” và “Hạnh phúc của 1 tang gia.”

HSthảo luận theo nhóm.

-N1: P/c Thạch Lam.

-N2: P/c Vũ Trọng Phụng.

Cử đại diện nhóm phát biểu. Gv nhận xét, kết luận.

HS viết thành đoạn văn, trình bày trước lớp.

GV nhận xét, sửa chữa.

I. Ôn tập khái niệm phong cách văn học.

Phong cách văn học dùng để chỉ phong cách của 1 tác giả sáng tạo văn học. Đó là những nét riêng biệt, độc đáo của 1 tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống. Những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố của nội dung và hình thức của tác phẩm.Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của 1 người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả 1 cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo.

II. Những điều cần lưu ý khi phát hiện và nghiên cứu phong cách nghệ thuật của 1 nhà văn

Để phát hiện p/c của nhà văn ta cần chú ý:

-Cái nhìn , cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật của 1 nhà văn đối với cuộc đời.

-Giọng điệu riêng gắn liền với cảm hứng sáng tác của nhà văn.

-Nét riêng trong sự lựa chọn, sử lí đề tài , xác định chủ đề, xác định đối tượng miêu tả.

-Tính thống nhất ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật của nhà văn.

III. Luyện tập.

Câu 1.

Xuân Diệu và Huy Cận là 2 p/c thơ độc đáo. Qua 2 bài thơ Vội Vàng và tràng Giang có thể thấy:

-Xuân Diệu nhìn cuộc đời bằng 1 cái nhìn trẻ trung. Giọng điệu thơ sôi nổi, phấn chấn có khả năng khuấy động lòng ham sống và ứng xử chủ động trước thời gian . Hình tượng thơ tươi tắn, được xây dựng bằng những hình ảnh đậm tính cảm giác và những kết hợp từ lạ, đầy vẻ hồn nhiên và táo bạo.

-Huy Cận sống trong niềm khắc khoải trước cái vô tận của không gian vũ trụ và trong nỗi sầu dằng dặc trước tình trạng thiếu vắng những liên hệ trong cuộc đời. Giọng thơ ảo não, hình tượng thơ muốn bay hết sắc màu để nhuốm 1 sắc thái vĩnh viễn rất đặc biệt. Tất cả được thể hiện trong ngôn ngữ thơ phảng phất điệu ngâm và giàu màu sắc tượng trưng.

Câu 2.

-Có cái nhìn đầy lạc quan, tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của đất nước, của dân tộc, vào sức mạnh và khả năng cách mạng của quần chúng nhân dân.

-Nhiệt tình ca ngợi những phẩm chất cao quí của dân tộc ngời chói trong thử thách khốc liệt, thường lấy những sự kiện lớn có tính chất toàn dân và những nhân vật anh hùng làm đối tượng miêu tả chính.

-Thích xây dựng những hình tượng kì vĩ, đậm màu sắc lí tưởng, có sức vẫy gọi, cổ động mạnh mẽ.

- Ngôn ngữ trong sáng, giàu tính đại chúng, chú trọng tính truyền cảm trực tiếp...

Câu 3.

a)Thạch Lam có phong cách nghiêng về phía trữ tình, đi sâu miêu tả những trạng thái tâm hồn, những cảm

giác tinh tế của nhân vật.

-Cốt truyện đơn giản, hầu như không có gì, dành chỗ cho sự lan toả của những nỗi niềm, những khám phá về chất thơ của đời sống.

b)Vũ trọng Phụng hết sức nhạy cảm với những sự giả dối bao trùm đời sống xã hội và đã vạch ra chân tướng của các sự kiện, các hạng người 1 cách sắc sảo.

-Ngôn ngữ tác phẩm đậm đà chất tiểu thuyết, có tính đa thanh, phản ánh được cái phức tạp của những quan hệ và sự đối chọi cuả các loại ý thức trong cuộc đời.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Hiểu sâu hơn về phong cách văn học, phân biệt các khái niệm trong phong cách học.

5. Dặn dò

- Học bài cũ .

- Chuẩn bị bài: Đọc hiểu văn bản văn học.

Ngày soạn: 3/12/2016

Ngày dạy:

Tiết 18. Đọc văn. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu rõ hơn những đặc trưng cơ bản của thể loại kí văn học: tùy bút và bút kí. Nắm vững hơn hai bài kí Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

2. Kĩ năng: Biết cách đọc hiểu thể loại tùy bút và bút kí.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

B. PHƯƠNG TIỆN

GV: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.

HS: Ôn tập lại hai bài kí đã học đã học: bút kí Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

C. PHƯƠNG PHÁP

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ

- Thế nào là phong cách nghệ thuật ? Lấy dẫn chứng minh họa.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về nét đặc sắc trong văn phong của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường ở thể loại tùy bút và bút kí qua việc đọc hiểu hai tác phẩm Người lái đò Sông Đà Ai đã đặt tên cho dòng sông ?

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

GV hướng dẫn HS nắm những nét đặc trưng cơ bản của thể loại kí.

GV: Em hiểu như thế nào là kí? Kí văn học?

GV phân loại các loại kí?

GV cho HS nắm những đặc trưng của thể loại kí?

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn HS nắm những tác phẩm cụ thể.

*Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn văn sau:

“Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ....để lại trên thượng nguồn Tây Bắc...”

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

*Bài kí sử dụng thành công thủ pháp so sánh để khắc hoạ vẻ đẹp của sông Hương. Hãy phân tích 1 số ví dụ để minh hoạ?

GV gợi ý để HS phát hiện ra 1 số hình ảnh so sánh trong bài kí, phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.

? Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào? Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả?

? Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ chất tài hoa của tác giả như thế nào? Hiệu quả thẩm mỹ của lối viết đó?

? Khi chảy vào thành phố, sông Hương có nét đặc trưng gì?

Chữ tài và chữ tâm của Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện trong tác phẩm?

I. Đặc trưng cơ bản của thể loại kí:

1. Khái niệm:

- Kí là loại hình văn học văn học trung gian, nằm giữa báo chí văn học.

2. Phân loại kí:

- Kí tự sự: kí sự, phóng sự, hồi kí, truyện kí..

- Kí trữ tình: Nhật kí, tùy bút, bút kí.

3. Đặc trưng:

- Kí là một biến thể của thể loại tự sự về cơ bản thuộc về tự sự, xét về cội nguồn. Nó thiên về trần thuật người thật việc thật với những đặc điểm về nhân vật, kết cấu, cốt truyện...

II. Một số tác phẩm cụ thể

1. Tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân:

Đây là 1 đoạn văn tiêu biểu cho phong cách tuỳ bút NT. Nhà văn chủ yếu khai thác chất trữ tình, thơ mộng của sông Đà ở đoạn hạ lưu.

-Về nội dung: đoạn văn miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn của sông đà.

-Về nghệ thuật:

+Cách cảm nhận, miêu tả và liên tưởng tài hoa, phóng túng.

+Những phép so sánh độc đáo: bờ sông hoang dại như 1 bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như 1 nỗi niềm cổ tích tuổi xưa...

+Kết hợp miêu tả và bộc lộ cảm nhận chủ quan: thuyền tôi trôi trên sông đà; chao ôi thấy thèm được giật mình...

+Vận dụng thơ để làm nổi bật vẻ đẹp lãng mạn, tình tứ của sông Đà “dải sông đà bọt nước lênh bênh- bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của 1 người tình nhân chưa quen biết...

+Ngôn từ chọn lọc, tinh tế: con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương...

+Giọng văn vừa phóng túng, tự nhiên, vừa mềm mại, nhuần nhuyễn.

2. Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

HPNT đã sử dụng rất thành công phép so sánh liên tưởng để khắc hoạ vẻ đẹp của dòng sông Hương.

-Ngay ở đoạn đầu, tác giả đã phát hiện dòng sông với 2 vẻ đẹp đối lập. Khi thì “sông Hương đã sống 1 nữa đời mình như 1 cô gái di gan phóng khoáng và man dại”.Khi lại mang vẻ đẹp duyên dáng “sông Hương nhanh chóng mang 1 sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa cuả 1 vùng văn hoá xứ sở”. Gắn với mỗi địa hình, dóng sông mang những tính cách khác nhau. Đó vừa là 1 sự thật mà theo tác giả có thể “lí giải về mặt khoa học”, đồng thời chính là sự phát hiện của tác giả về vẻ đẹp sông Hương. Sông Hương vừa là bản trường ca của rừng già với dòng chảy mãnh liệt, cuộn xoáy, rầm rộ lại vừa dịu dàng say đắm , nên hoạ nên thơ...

-Ở những đoạn chảy êm đềm, tác giả liên tưởng sông Hương như “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hoá đầy hoa daị”với những

“khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”.Bằng cái nhìn lãng mạn và phóng túng, HPNT đã phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn, quyến rũ và đầy nữ tính của sông Hương. Dòng sông mang bao nết đẹp của văn hoá xứ Huế.

-Nét độc đáovà tài hoa trong so sánh liên tưởng của tác giả còn thể hiện ở sự quan sát sông Hương từ tầm xa “sông Hương uốn 1 cánh cung rất nhẹ sang cồn hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như 1 tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Dáng hình của sông Hương được liên tưởng với tiếng vâng e lệ, dịu dàng của những cô gái Huế-đó chính là 1 phát hiện vừa bất ngờ, vừa tinh tế về dòng sông trữ tình này...

->Tóm lại:Bằng cảm nhận tài hoa, bằng sự liên tưởng phóng túng, độc đáo và trên hết là tình yêu đối với dòng sông quê hương, HPNT đã cảm nhận và phát hiện vẻ đẹp đầy nữ tính, mộng mơ của sông Hương. Những phép so sánh vừa tự nhiên vừa bất ngờ ấy không chỉ giúp tác giả khắc hoạ thành công vẻ đẹp của sông Hương mà còn để lại những câu văn thực sự tài hoa.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố: GV lưu ý HS nắm vững cách đọc hiểu thể loại kí, nội dung, nghệ thuật của cả hai bài kí.

5. Dặn dò:

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập về phong cách ngôn ngữ khoa học.

Ngày soạn: 8/12/2016

Ngày dạy:

Tiết 19. Tiếng Việt. LUYỆN TẬP VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp HS: Nắm được khái niệm:ngôn ngữ khoa học (phạm vi sử dụng, các loại văn bản) và phong cách ngôn ngữ khoa học (các đặc trưng để nhận diện và phân biệt trong sử dụng ngôn ngữ).

2.Kĩ năng

- Có kĩ năng lĩnh hội, phân tích và tạo lập các văn bản khoa học (thuộc các ngành khoa học trong chương trìnhTHPT).Trình bày, trao đổi về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học.

3. Tư duy, thái độ

- Phân tích đối chiếu các ngữ liệu để tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ khoa học, các loại văn bản khoa học.

B. Phương tiện

+ GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV.

+ HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK, vở ghi.

C.Phương pháp

- Làm bài tập thực hành.

- Liên hệ với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để thấy được sự đối lập với 3 đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.

D.Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ

- So sánh vẻ đẹp Sông Đà và vẻ đẹp sông Hương trong hai tác phẩm Người lái đò Sông Đà Ai đã đặt tên cho dòng sông?

3. Bài mới

Hoạt động 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Trong cuộc sống thường ngày, ta được tiếp xúc và sử dụng nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau. Trong số đó có phong cách ngôn ngữ khoa học. Hãy cùng thực hành về phong cách ngôn ngữ khoa học trong bài học hôm nay.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức lí thuyết đã học về những đặc trưng của p/c ngôn ngữ khoa học?

Bài tập 1(Sách bài tập nâng cao-89)

Đoạn trích sau đây có thuộc p/c khoa học không?Vì sao?

“Tên riêng khác với tên chung

Một cái tên chung đưa trí óc ta không phải đến với 1 cá thể...tính chất”.

HS thảo luận rồi cử đại diện chữa bài tập.

GV nhận xét, bổ sung,kết luận.

Bài tập 2

Hãy phân tích và nhận xét về kết cấu câu văn sau đây trong 1 VB khoa học?

“Mặc dù cho đến nay loài người chưa vượt ra khỏi hệ mặt trời và mới chỉ khẳng định ở thời điểm hiện tại trong hệ mặt trời chỉ 3 hành tinh có sự sống, trong đó sự sống trên mặt đất đạt trình độ cao nhất nhưng chúng ta có căn cứ để tin rằng sự sống trong vũ trụ là phổ biến, và đến ngày nào đó thì việc tiếp nhận tín hiệu ngoài quả đất, đón tiếp khách từ vũ trụ sẽ không còn là mơ ước mà là hiện thực.”

Bài tập 3

HS trả lời câu hỏi của bài tập 3.GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

* Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

I. Ôn tập lí thuyết

Đặc trưng của p/c khoa học:

-Tính khái quát trừu tượng.

-Tính lí trí lô gích.

-Tính khái quát phi cá thể.

II.Luyện tập

Bài tập 1.

Đoạn trích trên nằm trong 1 VB viết theo p/c ngôn ngữ khoa học.Vì:

+Mang những đặc điểm chung của p/c ngôn ngữ khoa học(Tính khái quát trừu tượng, tính lí trí lô gích, tính khách quan phi cá thể)

+Được diễn đạt theo cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong p/c ngôn ngữ khoa học.

+Sử dụng nhiều thuật ngữ của ngành ngôn ngữ khoa học: tên riêng, tên chung, ngữ pháp học, từ loại, danh từ riêng ,danh từ chung,động từ...

+Sử dụng kiểu câu có từ: “là”,kiểu câu phức có quan hệ từ “nếu...thì”

+Không sử dụng các biện pháp tu từ.

Bài tập 2

+Đây là 1 câu văn dài trong VB khoa học(kiểu câu tường cú).Câu văn gồm nhiều bộ phận, nhiều thành phần ngữ pháp ở các tầng bậc khác nhau, tạo nên 1 cấu trúc phức tạp.Nhưng nhờ các quan hệ từ, các dấu câu và do được tổ chức mạch lạc nên câu văn biểu hiện sáng rõ tư tưởng khoa học.Chính kết cấu phức tạp của câu văn cũng phù hợp với sự biểu hiện những mối quan hệ trừu tượng,đa diện của nội dung.Đó là 1 đặc điểm của ngôn ngữ khoa học.

a.Cấp độ 1:Câu văn được phân tích thành 2 vế có quan hệ nhượng bộ-tăng tiến phối hợp với quan hệ đối lập(vế1:mặc dù...cao nhất; vế 2: nhưng...hiện thực).

b.Cấp độ 2: Tách trong mỗi vế các thành phần ngữ pháp thấp hơn.

+Vế1:-trạng ngữ:cho đến nay.

-chủ ngữ: loài người.

-vị ngữ : chưa vượt ra...sự sống.

-phần chú thích: trong đó...cao nhất.

+Vế 2:-chủ ngữ: chúng ta.

-Vị ngữ : có căn cứ để tin rằng....hiện thực(trong vị ngữ có phần phụ: sự sống...hiện thực bổ sung ý nghĩa cho động từ tin rằng).

Bài tập 3(SGK-76)

-Đoạn văn dùng nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá...

-Tính lí trí, lô gích của đoạn văn thể hiện rõ nhất ở phần lập luận: Câu đầu nêu luận điểm khái quát; các câu sau nêu luận cứ.Luận cứ đều là các cứ liệu thực tế. Đoạn văn có lập luận và kết cấu diễn dịch.

“ Nhà di truyền học lấy một tế bào của các sợi tóc tìm thấy trên thi thể nạn nhân từ nước bọt dính trên mẩu thuốc lá. Ông đặt chúng vào một sản phẩm dùng phá hủy mọi thứ xung quanh DNA của tế bào.Sau đó, ông tiến hành động tác tương tự với một số tế bào máu của nghi phạm.Tiếp đến, DNA được chuẩn bị đặc biệt để tiến hành phân tích.Sau đó, ông đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền dòng điện qua keo. Một vài tiếng sau, sản phẩm cho ra nhìn giống như mã vạch sọc ( giống như trên các sản phẩm chúng ta mua) có thể nhìn thấy dưới một bóng đèn đặc biệt. Mã vạch sọc DNA của nghi phạm sẽ đem ra so sánh với mã vạch của sợi tóc tìm thấy trên người của nạn nhân”.

( Nguồn : Le Ligueur, 27 tháng 5 năm 1998)

(Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học).

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Khái niệm ngôn ngữ khoa học. Các loại văn bản khoa học.

- Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học .

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Soạn bài tiếp theo: Ôn tập Tiếng Việt.

Ngày soạn: 5/1/2017

Ngày dạy:

Tiết 20. Tiếng Việt . ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cũng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong hoạt động giao tiếp.

2. Kĩ năng: Xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh nhất định.

3. Tư duy, thái độ: Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân.

B. Phương tiện

  • GV: SGK, SGV , Thiết kế bài học.
  • HS: SGK, Vở soạn.

C. Phương pháp

Gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận ; hướng dẫn làm bài tập thực hành.

D.Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ

- Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV yêu cầu HS nhắc lại lí thuyết về nhân vật giao tiếp.

GV hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm. Cử đại diện nhóm phát biểu . GV nhận xét ,bổ sung và kết luận.

Bài tập 1

Trong 2 ví dụ sau, tụi bay có sắc thái tu từ không giống nhau. Vận dụng kiến thức về nhân vật giao tiếp để giải thích sự khác biệt đó.

-“Tội nghiệp tụi bay, nhưng tại ba má tụi bay hết đó”.Bà cụ nấc lên thành tiếng. (Thềm hoang-Nhật Tiến)

- Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó!

Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!”

(Bà má Hậu Giang-Tố Hữu)

Bài tập 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới.

Rồi đến 1 hôm, quản ngục mở khoá cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn:-Đối với những người như ngài , phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là 1 người có nghĩa khí, tôi muốn châm trước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền luỵ riêng cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài có cần gì thêm nữa xin cho biết.Tôi sẽ cố gắng chu tất.

Ông đã trả lời quản ngục:

-Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có 1 điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.

(Chữ người tử tù-Nguyễn Tuân)

a) Nêu dẫn chứng cho thấy cách nói năng của viên quản ngục với Huấn Cao và Huấn Cao với viên quản ngục là bất thường xét về vị thế quản ngục - tù nhân.

b) Tại sao có hiện tượng bất thường ấy?

Bài tập 3.(SGK)

Phân tích lời các nhân vật để thấy được vị thế, quan hệ xã hội và tính cách của mỗi nhân vật.

Chia nhóm hs làm bài tập

1.Ôn tập lí thuyết.

-Các vai trong giao tiếp: người nói - người nghe luân phiên vai.

-Muốn đạt hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp cần tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp cho phù hợp.

2.Luyện tập.

Bài tập 1

-Ở ví dụ 1: Tụi bay là lời của bà cụ với đám con cháu, rõ ràng có sắc thái thân mật.

-Ở ví dụ 2: Lời của bà má trong cơn uất giận với bọn giặc, tất nhiên có sắc thái khinh rẻ.

Bài tập 2

-Cách nói năng của quản ngục thì khiêm nhường, cung kính: giữ kín cho, xin cho biết,sẽ cố gắng chu tất; xưng tôi, gọi ngài. Cách nói năng của Huấn Cao thì ngạo nghễ: nhà ngươi đừng đặt chân vào đây; xưng ta, gọi ngươi.

-Xét theo quan hệ vị thế thông thường, cách nói năng phài đảo ngược: quản ngục thì ngạo nghễ, xấc xược; tù nhân thì cung kính, sợ sệt. Có sự bất thường này là vì Huấn Cao muốn tỏ rõ mình là người không khuất phục trước cường quyền, trong khi thực ra quản ngục là người “biệt nhỡn liên tài”; Huấn Cao sau này thay đổi hẳn thái độ: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Bài tập 3

Đoạn trích có 2 nhân vật và câu chuyện của họ diễn ra trong bối cảnh quân nổi loạn đang kéo đến rất gần để tìm cách giếtVũ Như Tô và các cung nữ trong đó có Đan Thiềm:

+Vũ Như Tô là 1 người nghệ sĩ có tài kiến trúc đang chỉ đạo việc thi công xây dựng cửu trùng đài. Lời nói của nhân vật VNT trong đoạn trích thể hiện ông là người có khí phách, dũng cảm và tin vào công lí( có lí gì họ giết tôi...ai), là người tình nghĩa, không vì mình mà bỏ rơi người thân trong hoạn nạn(Vậy tôi....chịu).

+ Đan Thiềm là 1 cung nữ bị thất sủng, có vị thế thấp hẳn so với VNT. Nhưng lời nói của nàng trong đoạn trích cho thấy nàng là 1 người khiêm nhường và rất quý trọng tài năng( đừng để phí tài trời...mới được). Đồng thời cho thấy nàng là người thông minh, có hiểu biết và độ lượng (Dân chúng...thượng sách)

HS trình bày bài tập.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Vai trò của nhân vật giao tiếp.

- Quan hệ xã hội và những đặc điểm của nhân vật giao tiếp chi phối lời nói.

- Chiến lược giao tiếp phù hợp.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Luyện đề nghị luận văn học.

Ngày soạn: 14/1/2017

Ngày dạy:

Tiết 21-22. LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu rõ hơn những giá trị hiện thực và nhân đạo hai truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài và Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

2. Kĩ năng: Biết cách phân tích tác phẩm tự sự.

3. Thái độ: Có ý thức cao trong việc học tập văn xuôi thời kỳ chống Pháp.

B. PHƯƠNG TIỆN

GV: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.

HS: Ôn tập lại hai truyện ngắn đã học: Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài; Vợ nhặt của Kim Lân.

C. PHƯƠNG PHÁP

Gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận ; hướng dẫn HS phát hiện vấn đề.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

Lớp

Tiết 21

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ

- Tóm tắt truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) .

- Tóm tắt truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) .

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn học Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, văn học tiếp nối những truyền thống tốt đẹp này, đồng thời có những biểu hiện mới mẻ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó trong bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 21

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về giá trị hiên thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học.

GV: Thế nào là giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học?

GV: Thế nào là giá trị nhân đạo?

GV hướng dẫn HS tìm hiểu những biểu hiện về giá trị hiện thực và nhân đạo qua hai tác phẩm.

GV: Những biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài?

GV: Những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài?

HS chọn một khía cạnh trong giá trị hiện thực hoặc giá trị nhân đạo của tác phẩm, viết thành đoạn văn phân tích, đọc trước lớp.

GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

Hết tiết 21, chuyển sang tiết 22

Lớp

Tiết 22

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

GV: Theo em, truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thể hiện những giá trị hiện thực nào?

GV: Em có nhận xét gì về nạn đói đó?

GV: Những biểu hiện về giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân?

HS chọn một khía cạnh trong giá trị hiện thực hoặc giá trị nhân đạo của tác phẩm, viết thành đoạn văn phân tích, đọc trước lớp.

GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

I. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

1. Giá trị hiện thực

- Là bức tranh hiện thực cuộc sống mà nhà văn phản ánh vào trong tác phẩm văn học.

2. Giá trị nhân đạo

- Đó là lòng thương yêu con người, đấu tranh bảo vệ những giá trị phẩm chất của con người.

- Bênh vực những người tốt bị xã hội chà đạp.

- Giá trị nhân đạo bắt nguồn từ lòng thương người của người cầm bút.

II. Biểu hiện

1. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ

a. Giá trị hiện thực

- Phản ánh chân thực nỗi thống khổ của người dân miền núi dưới chế độ xã hội thực dân phong kiến:

+ Nghèo đói:

Bố mẹ Mị cưới nhau phải vay nợ nhà thống lí Pá tra bằng cách vay nặng lãi.

A Phủ đánh con quan không có tiền phải ở trừ nợ.

+ Bi bóc lột, hành hạ:

Mị bị bắt cóc làm con dâu gạt nợ, bị hành hạ, đánh đập, bị cướp đi nhan sắc, tuổi trẻ, sức lao động.

A Phủ bị đánh đập, là một kẻ nô lệ không công.

- Bản chất của bọn vua chúa vùng cao: giàu có nhưng keo kiệt, độc ác, trọng của khinh người.

+ Làm giàu bằng cách cho vay nặng lãi, bóc lột sức lao động của con người.

+ Cấu kết với bọn thực dân để làm giàu.

+ Bắt người về làm nô lệ, đánh đập, chửi bới, hành hạ con người.

- Phản ánh các tập tục miền núi:

+ Tục cướp dâu

+ Lễ tết,...

b. Giá trị nhân đạo

- Phản ánh hiện thực nói trên là nhà văn đã phản ánh tất cả sự thương yêu đồng cảm với nỗi khổ đau của đồng bào trước cách mạng.

- Tố cáo tội ác của bọn phong kiến địa chủ miền núi, nhà văn đã đem đến cho người đọc một thái độ căm hờn mãnh liệt và cũng từ đó mà nung nấu ý thức cách mạng cho họ.

- Nhà văn đã phát hiện và ngợi ca sức sống tiềm tàng cũng như khả năng cách mạng to lớn của đồng bào miền núi đặc biệt là nhân vật Mị và nhân vật A Phủ.

2. Tác phẩm Vợ nhặt

a. Giá trị hiện thực

- Phản ánh hiện thực nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945 ở Việt Nam:

+ Người chết như ngả rạ, ngày nào cũng thấy ba, bốn cái thây nằm còng queo bên đường, mùi ẩm thối bốc lên nồng nặc.

+ Người sống dật dờ đi lại như nghững bóng ma.

+ Cái đói tràn khắp mọi nơi.

+ Đói mà bỗng nhiên Tràng có vợ.

+ Cái đói mà người ta cũng không nghĩ đến tên tuổi của con người; con người bất chấp mọi cái để có được miếng ăn, trở nên đanh đá, chỏng lỏn, thiếu sĩ diện.

+ Cái đói len lỏi vào đêm tân hôn của Vợ chồng Tràng.

+ Cái đói biểu hiện trong bữa cơm của mẹ con bà cụ Tứ: giữa cái mẹt rách, độc một đĩa rau chuối thái rối, một niêu cháo lỏng bỏng, nồi chè khoán đắng nghét làm mất đi niềm vui ở mọi người.

- Phản ánh chân thực về tình người và những khă năng của con người trong nạn đói.

🡢 Cái đói khủng khiếp đã kéo con người đến bờ vực của cái chết, thần chết đang đến gõ cửa tùng nhà, truy bức tùng số phận và điểm mặt gọi tên từng người.

b. Giá trị nhân đạo

- Kim Lân dành tình cảm yêu thương cho người nông dân đồng thời dành cho họ một thái độ nâng niu trân trọng: Khát vọng sống, niềm lạc quan yêu đời.

- Khám phá và ngợi ca những phẩm chất tinh thần của người nông dân:

+ Tấm lòng đồng cảm yêu thương của những con người cùng cảnh ngộ: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ.

+ Khát vọng về một mái ấm gia đình nho nhỏ: niềm vui, niềm hạnh phúc và những thay đổi của các nhân vật trong tác phẩm.

+ Niềm lạc quan vui sống và luôn hướng về ngày mai: niềm hi vọng của bà cụ Tứ về ngày mai, hướng cho con một tương lai tốt đẹp đặc biệt hình ảnh lá cờ đỏ cuối tác phẩm.

- Phê phán chế độ thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân vào một cuộc sống bi thảm.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

GV nhấn mạnh những nội dung cơ bản của bài học: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của cả hai

tác phẩm.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài : Luyện đề nghị luận văn học.

Ngày soạn : 20/1/2017

Ngày dạy:

Tiết 23-24. LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu thêm về hai nhân vật A Phủ và Tràng, đặc biệt là những vẻ đẹp tâm hồn của họ.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật.

3. Tư duy, thái độ

- Giáo dục tình yêu cuộc sống, lòng thương yêu con người.

B. PHƯƠNG TIỆN

GV: SGK, GA

HS: Ôn lại 2 truyện ngắn.

C. PHƯƠNG PHÁP

Gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận ; hướng dẫn HS phát hiện vấn đề.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

Lớp

Tiết 23

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).

- Trình bày giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Trong tác phẩm văn học, nhà văn luôn xây dựng nhân vật với dụng ý gửi gắm những thông điệp nghệ thuật nhất định. Do vậy, nhân vật văn học thường mang tính điển hình cao. Bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hình tượng nhân vật A Phủ (trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và nhân vật Tràng (trong truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân) để thấy được tính điển hình của từng nhân vật.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 23

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật A Phủ.

GV: A Phủ sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh như thế nào?

GV: Nguyên nhân nào khiến A Phủ phải ở trừ nợ cho nhà thống lí?

GV: A Phủ bị xử phạt như thế nào?

GV: Tính cách và những vẻ đẹp tâm hồn của A Phủ?

GV gợi ý HS làm bài tập

a. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích được giá trị tư tưởng của một tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai) và giá trị nhân đạo trong văn học, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: 

--- Hết tiết 23, chuyển sang tiết 24---

Lớp

Tiết 24

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Tràng.

GV: Tràng có hoàn cảnh như thế nào?

GV: Những vẻ đẹp về phẩm chất của Tràng?

GV hướng dẫn HS phát hiện và phân tích ý nghĩa của tình huống trong truyện “Vợ nhặt”, từ đó chỉ ra giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm ?

Bối cảnh xây dựng tình huống truyện ?

Tình huống độc đáo của truyện ?

Phản ứng của mọi người trước việc anh Tràng lấy vợ ?

Giá trị hiện thực của tác phẩm biểu hiện qua những khía cạnh nào ?

Giá trị nhân đạo của tác phẩm biểu hiện qua những khía cạnh nào ?

Đề 1. Phân tích nhân vật A Phủ

a. Bi kịch cuộc đời

- Xuất thân trong một gia đình nghèo thuộc Háng bla.

- Cha mẹ, anh em bị chết trong dịch đậu mùa, A Phủ sống nương nhờ vào mọi người.

- Đói - người ta bắt A Phủ để đổi thóc, gạo. A Phủ bỏ trốn đến Hồng Ngài 🡢 không nhà cửa, không người thân thích, không nơi nương tựa.

- A Phủ cùng đám trai làng đi chơi xuân, đánh nhau với A Sử 🡢 bị bắt về nhà thống lí.

- Bị xử phạt:

+ Bị quỳ trong góc nhà. Pá Tra mời người đến xử kiện đông.

+ Xong một đợt hút thuốc phiện - A Phủ lại bị đánh

+ A Phủ phải chịu chi phí buổi xử kiện, tổng tiền phạt 100 lạng bạc trắng

🡢 A Phủ ở trừ nợ.

- Khi làm mất bò: bị trói đứng mấy ngày liền, không ăn uống 🡢 Mị giải thoát.

b. Vẻ đẹp tâm hồn, tính cách

- Lúc còn nhỏ: gan lì, đã có ý thức phản kháng, thích tự do: bỏ trốn khi mọi người có ý định bắt đổi thóc gạo.

- Lớn lên:

+ Chăm chỉ làm việc, hiền lành: con gái ước có A Phủ như có con trâu, con ngựa tốt trong nhà.

+ Ở nhà thống lí Pá Tra chăm chỉ làm việc mà không nghĩ đến việc bỏ trốn.

- Ý thức phản kháng, khả năng cách mạng: cùng Mị thoát khỏi nhà thống lí Pá Tra giải thoát kiếp nô lê, và tìm đến Phiềng Sa tham gia cách mạng.

🡢 Bi kịch và vẻ đẹp của A Phủ là bi kịch và vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam dưới chế độ xã hội cũ.

Đề 2: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. 

  • Nêu được vấn đề cần nghị luận.
  • Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi (tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra).
  • Bênh vực và cảm thông sâu sắc với những con người có số phận bất hạnh như Mị, A Phủ.
  • Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo miền núi trong xã hội cũ.
  • Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức và vạch ra con đường giải phóng cho họ.
  • Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Đề 3. Phân tích nhân vật Tràng

a. Hoàn cảnh

- Nhà nghèo, cha, em đều chết trong nạn đói

- Hai mẹ con sống trong một túp lều dẹo dọ trên mảnh vườn nham nhở những búi cỏ dại.

- Mẹ già cả, điếc lác; cuộc sống của hai mẹ con chỉ trông chờ vào việc kéo xe của Tràng.

- Bản thân: xấu trai, ngây ngô, thô kệch, trẻ con thích trêu chọc.

b. Vẻ đẹp tâm hồn

- Hiền lành dễ gần: trẻ con thích chọc Tràng.

- Hieu thảo: biết chăm chỉ làm việc để nuôi mẹ.

- Nhân hậu, giàu lòng thương người:

+ Tràng bỏ tiền mua cho thị bốn bát bánh đúc trong nạn đói: cứu thị thoát khỏi cái chết

🡢 Hành động cao thượng, đáng quý.

- Khao khát tình yêu, hạnh phúc gia đình:

+ Chấp nhận thị là vợ, đưa thị về nhà.

+ Những thay đổi trong tâm trạng: buồn vui lẫn lộn, không tin vào sự thật.

+ Cảm nhận được sự tươi mới trong cuộc sống.

+ Anh thấy mình đã trưởng thành, đã nên người và ý thức được trách nhiệm của mình với gia đình, vợ con sau này.

- Tiềm ẩn khả năng cách mạng:

+ Hối hận vì không tham gia vào đám đông đi phá kho thóc Nhật.

+ Hình ảnh đám đông người và hình ảnh lá cờ cứ ám ảnh Tràng mãi.

Đề 4: Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân, từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

1. Bối cảnh xây dựng tình huống truyện.

-Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết.

-Cái chết hiện hình trong tác phẩm tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương. Những người sống luôn bị cái chết đe dọa.

2.Trong bối cảnh ấy, Tràng, nhân vật chính của tác phẩm “nhặt” được vợ. Đó là một tình huống độc đáo.

Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ “ế” vợ.

- Ngoại hình xấu, thô.

- Tính tình có phần không bình thường.

- Ăn nói cộc cằn, thô lỗ.

- Nhà nghèo, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già.

- Nạn đói đe dọa, cái chết đeo bám.

- Tràng lấy vợ là lấy cho mình thêm một tai họa (theo logic tự nhiên).

- Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ.

- Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên.

- Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên.

- Bản thân Tràng có vợ rồi vẫn còn “ngờ ngợ”.

Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí.

- Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì “người ta” không thèm lấy một người như Tràng.

- Tràng lấy vợ theo kiểu “nhặt” được.

3.Giá trị hiện thực:

* Tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói.

-Cái đói dồn đuổi con người.

-Cái đói bóp méo cả nhân cách.

-Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp.

* Vợ nhặt có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phát xít.

4.Giá trị nhân đạo.

Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật.

-Tràng rất trân trọng người “vợ nhặt” của mình.

-Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người “vợ nhặt”.

-Tình yêu thương con của bà cụ Tứ.

- Con người luôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai

+ Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống.

+ Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp.

+ Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố: Vẻ đẹp của nhân vật A Phủ và nhân vật Tràng trong hai tác phẩm Vợ chồng A PhủVợ nhặt.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài : Luyện đề nghị luận văn học.

Ngày soạn: 1/2/2017

Ngày dạy:

Tiết 25-26. LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Tnú, Chiến, Việt là những nhân vật tiêu biểu trong phong trào yêu nước, chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật.

3. Tư duy, thái độ

- Giáo dục tình yêu cuộc sống, lòng thương yêu con người.

B. PHƯƠNG TIỆN

GV: SGK, GA

HS: SGK, vở soạn, ôn lại 2 tác phẩm.

C. PHƯƠNG PHÁP

Gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận ; hướng dẫn HS phát hiện vấn đề.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

Lớp

Tiết 25

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ: Những vẻ đẹp từ hai nhân vật A Phủ và Tràng?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Thời đại nào văn học đó. Thời đại chống Mĩ anh hùng đã sản sinh ra những con người anh hùng và một nền văn học mang đậm hơi thở của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu vẻ đẹp của con người Việt Nam thời chống Mĩ qua các nhân vật Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành), Chiến và Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi).

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 25

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Tnú.

GV: Khi còn nhỏ Tnú là một cậu bé như thế nào?

GV: Những biểu hiện về tính cách, phẩm chất của Tnú khi trưởng thành?

GV: Đôi bàn tay của Tnú được tác giả miêu tả như thế nào?

GV: Hình tượng Tnú cho ta thấy điều gì?

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của truyện ngắn “Rừng xà nu” ?

--- Hết tiết 25, chuyển sang tiết 26---

Lớp

Tiết 26

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Việt và Chiến.

GV: Điểm giống nhau giữa hai chị em Việt, Chiến?

GV: Ngoài những điểm giống nhau đó, ở hai chi em có những điểm nào khác nhau?

GV: Hình tượng Chiến và Việt cho ta thấy điều gì?

GV hướng dẫn HS tìm hiểu chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai truyện ngắn “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình”.

Thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học?

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện như thế nào trong hai truyện ngắn?

Vì sao nói cả hai tác giả đều là những nhà văn - chiến sĩ ?

Trình bày hoàn cảnh sáng tác của hai truyện ngắn ?

GV yêu cầu HS chứng minh :

+ Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc.

+ Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc.

+ Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Đề 1. Phân tích hình tượng nhân vật Tnú

a. Khi còn nhỏ:

- Hoàn cảnh: bố mẹ mất sớm, được sự che chở của dân làng Xô man.

- Tính cách: gan góc, có phần lì lợm:

+ Canh bộ đội ngoài rừng.

+ Đập đá vào đầu khi học chữ thua Mai.

+ Chỉ tay vào bụng nói ''cộng sản đây này''

- Phẩm chất:

+ Giàu lòng yêu thương, sống gần gũi

+ Lòng tự trọng cao

+ Ý thức cách mạng sớm:

Quyết tâm học chữ để làm cách mạng.

Canh bộ đội ngoài rùng,...

b. Tnú khi trưởng thành:

- Lấy Mai làm vợ và hết lòng thương yêu vợ con

- Trở thành cán bộ giỏi

- Anh dũng, gan góc.

- Chịu nhiều đau khổ, mất mát: vợ và con bị giặc sát hại, bản thân bị giặc đốt 10 đầu ngón tay.

c. Đôi bàn tay của Tnú:

- Bàn tay trung thực, nghĩa tình.

- Bàn tay của lòng căm thù giặc

- Bàn tay bất hạnh, chịu nhiều thương tích.

🡢 Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của đồng bào Tây Nguyên:

- Bi kịch của Tnú cũng là bi kịch của dân làng Xôman

- Cuộc đời bi tráng của Tnú chứng minh cho chân lí: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.

- Con đường đấu tranh của Tnú từ tự phát đến tự giác cũng là con đường đấu tranh đến với cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.

🡢 Vẻ đẹp và sức mạnh của Tnú là sự kết tinh vẻ đẹp và sức mạnh của con người Tây Nguyên nói riêng và nhân dân Việt nam nói chung trong thời đại đấu tranh cách mạng.

Đề 2. Biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Đề tài: Viết về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ; số phận và con đường giải phóng của dân làng Xôman) không chỉ là vấn đề sinh tử của một ngôi làng ở Tây Nguyên mà còn là của cả dân tộc Việt Nam.
+ Hệ thống nhân vật mà điển hình là Cụ Mết, Tnú, Dít: đều là những cá nhân anh hùng kết tinh cao độ vẻ đẹp và phẩm chất của cả cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, thậm chí của con người Việt Nam trong chiến đấu (yêu nước, căm thủ giặc sâu sắc, gan dạ, dũng cảm, kiên cường, trung thành với cách mạng…
+ Không gian nghệ thuật: rộng lớn.
+ Cách kể chuyện: Chuyện được kể bên bếp lửa qua lời kể của một già làng, đông đảo dân làng từ già đến trẻ đều đang quây quần bên bếp lửa để lắng nghe, không khí rất trang nghiêm
+ Xây dựng thành công những hình tượng nghệ thuật độc đáo – hình tượng cây xà nu, rừng xà nu không chỉ thể hiện tư tưởng chủ đề, đem lại chất sử thi mà còn tạo nên giá trị lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.
+ Giọng điệu: ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng; ngôn ngữ trang trọng, hào hùng.

Đề 3. Phân tích hình tượng Chiến và Việt

a. Giống nhau:

- Thương ba má, thương chị em

- Yêu nước, căm thù giặc, quyết tâm vào bộ đội bằng được để đánh giặc trả thù cho ba má.

- Nghe lời má

- Khi ở chiến trường cả hai chị em đều ghi được nhiều chiến công.

b. Khác nhau:

* Chiến:

- Ba má mất sớm, một mình gánh vác việc nhà, chăm sóc các em.

- Vóc dáng, tính cách, phẩm chất, hành động giống má: hai bàn tay vo sạm, đỏ màu cháy nắng, thân hình to và chắc nịch.

- Biết lo toan, tháo vát và đảm đang: bàn bạc sắp xếp việc nhà trước khi tòng quân.

- Sắp xếp việc nhà chu đáo, trọn vẹn trước sau.

- Hoàn cảnh đã tạo ở Chiến một bản lĩnh, già dặn, chu đáo trước tuổi.

* Việt:

- Hồn nhiên, vô tư khá trẻ con:

+ Làm gì cũng đem theo một chiếc ná thun.

+ Luôn tranh giành với chị từ việc bắt ếch, bắn tàu, tòng quân.

+ Bị thương ở chiến trường một mình không sợ chết, không sợ giặc mà chỉ sợ ma.

- Gan góc, bất khuất, kiên cường: khi ở chiến trường tham gia chiến đấu dũng cảm, dù bị thương nặng nhưng trong tư thế chiến đấu.

🡢 Chiến và Việt đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của tầng lớp thanh niên Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Đề 4. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai truyện ngắn “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình”.

1. Thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học?

Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc.

2. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện như thế nào trong hai truyện ngắn?

a. Về tác giả: Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mĩ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa 🡪 Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu.

b. Về hoàn cảnh sáng tác: Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” (1965), “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà.

c. Về hình tượng nhân vật của hai truyện ngắn:

🞠 Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trước tiên thể hiện ở những nhân vật mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược:

🞠 Chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn thể hiện ở sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu ác liệt:

3. Về chất sử thi trong hai truyện ngắn: Góp phần thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Nghệ thuật sử thi đòi hỏi tác phẩm tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước; phản ánh được chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng

- Đề tài: cuộc chiến đấu của dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược.

- Chủ đề: ngợi ca phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

- Nhân vật chính: Là những con người tiêu biểu cho cộng đồng về lí tưởng và phẩm chất, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu hi sinh.

- Giọng văn: ngợi ca, thấm đẫm cảm hứng lãng mạn cách mạng.

🡪 Hai truyện ngắn là hai bản anh hùng ca thời đại đánh Mĩ.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố: Hình tượng nhân vật Tnú và chị em Việt, Chiến là những hình ảnh tiêu biểu của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Luyện đề nghị luận văn học.

Ngày soạn: 22/2/2017

Ngày dạy:

Tiết 27-28. LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu rõ hơn về cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

- Nắm được sự thể hiện của cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong hai tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) và “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi).

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm tự sư.

3. Tư duy, thái độ

- Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước.

B. PHƯƠNG TIỆN

GV: SGK, GA

HS: SGK, vở soạn, ôn lại 2 tác phẩm.

C. PHƯƠNG PHÁP

Gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận ; hướng dẫn HS phát hiện vấn đề.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

Lớp

Tiết 27

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích vẻ đẹp nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành).

- Phân tích vẻ đẹp nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”

(Nguyễn Trung Thành ?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, làm cho văn học mang đậm hơi thở của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu điểm đặc sắc này trong hai tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 27

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn HS ôn lại những kiến thức về KHST và CHLM.

GV cho HS nhắc lại đặc trưng của sử thi.

GV: Thế nào là khuynh hướng sử thi? Khuynh hướng sử thi được thể hiện như thế nào trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975?

GV: Cảm hứng lãng mạn được thể hiện như thế nào trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975?

Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi có sự kết hợp như thế nào trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975?

GV hướng dẫn HS tìm hiểu về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong hai tác phẩm.

GV cho HS trao đổi bàn bạc, phát hiện, phân tích những biểu hiện của Khuynh hướng sử thi trong Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành?

--- Hết tiết 27, chuyển sang tiết 28---

Lớp

Tiết 28

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

GV cho HS trao đổi bàn bạc, phát hiện, phân tích những biểu hiện của Khuynh hướng sử thi trong Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi?

GV cho HS trao đổi bàn bạc, phát hiện, phân tích những biểu hiện cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành?

GV: Cảm hứng lãng mạn trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi?

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai hình tượng nhân vật Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi) và Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) qua ngòi bút của mỗi nhà văn.

GV yêu cầu HS thảo luận, lập dàn ý, sau đó trình bày.

GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

I. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975

1. Khuynh hướng sử thi

+ Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc

+ Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống lớn lên hàng đầu

+ Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.

2. Cảm hứng lãng mạn

+ Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới,

+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM

+ Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

3. Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn:

+ Làm cho văn học thấm nhuần tinh thần lạc quan,

+ Đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.

II. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong hai tác phẩm Rừng xà nu Những đứa con trong gia đình

1. Khuynh hướng sử thi

a. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

- Chủ đề: là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với cách mạng miền Nam lúc đó, phải dùng bạo lực cách mạng để trấn áp bạo lực phản cách mạng: dân làng Xô man đã nổi dậy trong đêm Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay,...

- Cuộc đời bi tráng của Tnú (nhân vật chính) chứng minh cho chân lí: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.

- Bức tranh được miêu tả tạo nên bối cảnh hùng vĩ, hoành tráng cho câu chuyện: rừng xà nu bạt ngàn được miêu tả từ đầu văn bản cho đến cuối văn bản và làm phông nền cho con người xuất hiện.

- Phản ánh được những hi sinh mất mát, tinh thần đoàn kết, truyền thống cách mạng của dân làng Xô man, của nhân dân Tây Nguyên và đó cũng là những mất mát, tinh thần chung của dân tộc Việt Nam trong chống Mĩ.

- Cụ Mết đóng vai trò như một già làng và có vai trò rất quan trọng đối với dân làng. Khuynh hướng sử thi cũng thể hiện rất rõ trong đêm cụ Mết kể chuyện Tnú, kể chuyện dân làng Xô man đánh giặc cho mọi người nghe.

- Giọng kể, ngôn ngữ, hình ảnh trang trọng, giàu âm hưởng có sức ngân vang.

b. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

- Phản ánh cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Nam Bộ.

- Những hi sinh mất mát của gia đình Chiến cũng chính là những hi sinh mất mát của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

- Truyền thống gia đình Chiến, Việt chính là truyền thống trọng tình nghĩa, yêu thương con người, lòng căm thù giặc của nhân dân Nam Bộ. Truyền thống đó con thể hiện rõ trong cuốn sổ gia đình.

- Chiến, Việt kết tinh vẻ đẹp của tầng lớp thanh niên Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

- Không gian gia đình nhưng đó cũng là không gian rộng lớn của Nam Bộ.

- Thời gian: quá khứ, hiện tại đan xen.

2. Cảm hứng lãng mạn

a. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

- Phản ánh một cách chân thực những hi sinh, mất mát, đau thương của dân làng Xô man (Tây Nguyên) trong cuộc kháng chiến chống Mĩ:

+ Anh Xút bị treo cổ ở cây vả.

+ Bà Nhan bị chặt đầu.

+ Mẹ con Mai bị bọn thằng Dục bắt và dùng roi sắt tra tấn dã man 🡢 mẹ con Mai chết.

+ Tnú bị bọn chúng tẫm nhựa xà nu vào 10 đầu ngón tay đốt - hai bàn tay Tnú không còn ngón nào.

🡢 Tnú không vợ, con, người thương tích.

🡲 Tnú nói riêng và dân làng Xô man (Tây Nguyên) nói chung không hề khuất phục, mất mát, đau thương không có nghĩa lí gì, họ đương đầu với những mất mát, đau thương đó, anh dũng, kiên cường hơn và tin tưởng vào tương lai tốt đẹp.

b. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

- Nhân dân Nam Bộ chịu nhiều mất mát trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cụ thể gia đình Chiến:

+ Ông nội bị sát hại.

+ Ba bị giặc giết bêu đầu khắp nơi.

+ Má chết vì bom giặc.

🡲 Nhà chỉ còn ba chị em, nhưng chị em Chiến biết đùm bọc thương yêu nhau. Hoàn cảnh đó giúp Chiến và Việt ý thức sâu sắc hơn vai trò, trách nhiệm của mình và họ tự giác xông pha trận mạc, nối tiếp truyền thống tốt đẹp của gia đình, của quê hương.

HS thảo luận, lập dàn ý và trình bày.

1 . Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm.

2. Cảm nhận về vẻ đẹp của hai hình tượng nhân vật

a. Nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi

b. Nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

3 . Những nét tương đồng và khác biệt

  1. Nét tương đồng

b . Nét khác biệt

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố: Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn qua hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài : Luyện đề nghị luận văn học.

Ngày soạn: 8/3/2017

Ngày dạy:

Tiết 29-30. LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu rõ hơn về tình huống truyện.

- Phân tích được tình huống truyện trong hai truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân) và “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu).

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự.

3. Tư duy, thái độ

- Có ý thức cao trong việc tạo lập văn bản.

B. PHƯƠNG TIỆN

GV : SGK, GA

HS: SGK, vở soạn, vở ghi.

C. PHƯƠNG PHÁP

Gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận ; hướng dẫn HS phát hiện vấn đề.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

Lớp

Tiết 29

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ

- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong truyện ngắn Rừng xà nu?

- Khuynh hướng sử thi trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Tình huống truyện như một thứ nước rửa ảnh mà qua đó ta thấy nổi lên hình sắc, tính cách, số phận nhân vật. Hãy cùng tìm hiểu tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 29

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tình huống truyện .

GV: Thế nào là tình huống truyện? Chỉ ra những tình huống truyện mà các em đã được học?

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống truyện trong hai truyện ngắn.

GV: Nhắc lại tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt?

GV: Việc xây dựng tình huống truyện đó, Kim Lân muốn thể hiện điều gì?

--- Hết tiết 29, chuyển sang tiết 30---

Lớp

Tiết 30

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

GV: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng một tình huống truyện như thế nào?

GV: Tình huống truyện đó có ý nghĩa gì?

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

GV hướng dẫn HS lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên.

HS làm việc nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Các HS khác bổ sung.

GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

GV yêu cầu HS chọn một luận điểm trong dàn ý, viết thành đoạn văn, đọc trước lớp.

Các HS khác nhận xét.

GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

I. Tình huống truyện

- Tình huống truyện là những sự kiện, biến cố xảy ra một cách đột ngột, bất ngờ khiến cho người đọc, người nghe khó hiểu, khó giải thích.

- Là vấn đề đặt ra trong tác phẩm mà nội dung của tác phẩm xoay quanh vấn đề đó và nó chi phối nội dung của tác phẩm.

II. Tình huống truyện trong hai truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

1. Tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân)

a. Tình huống truyện:

Nạn đói năm 1945 trong lúc mọi người chỉ nghĩ đến việc duy trì sự sống, bản thân Tràng nhà nghèo, xấu trai, ế vợ,...bỗng nhiên Tràng lại nhặt được vợ.

b. Ý nghĩa:

- Tăng tính hấp dẫn cho tác phẩm, gây sự tò mò, chú ý cho người đọc.

- Gây sự ngạc nhiên cho tất cả mọi người:

+ Mọi người trong xóm ngụ cư xì xào, bàn tán, họ thắc mắc đặt ra nhiều câu hỏi khi thấy Tràng đưa một người đàn bà lạ về nhà: Ai thế nhỉ, hay là...

+ Bà cụ Tứ là mẹ nhưng bà cũng rất ngạc nhiên trước sự việc xảy ra bất ngờ như thế.

+ Tràng là người trong cuộc nhưng chính bản thân anh vẫn chưa thể tin rằng mình đã có vợ.

- Tình huống đó giúp các nhân vật có điều kiện bộc lộ hết tính cách: nhân hậu, thương người, khao khát tình yêu thương, hạnh phúc và có niềm tin vào cuộc sống.

- Hạnh phúc, tình yêu có sức mạnh kì diệu: ba con người đã biết nương tựa vào nhau trong nạn đói để cùng vượt qua và điều đó đã làm thay đổi hẳn ở các nhân vật.

- Nổi bật được hiện thực nạn đói năm 1945: nạn đói đã làm cho số phận con người trở nên rẻ rúng.

- Góp phần tố cáo tội ác của giặc đã gây ra nạn đói đó.

3. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

a. Tình huống truyện: Xây dựng hai phát hiện của Phùng:

- Phát hiện thứ nhất: Chiếc thuyền ngoài xa:

+ Một cảnh đắt trời cho, một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ.

+ Bức tranh đơn giản: một chiếc thuyền lưới vó, mấy bóng người ngồi yên in vào màu trắng sữa của sương và màu hồng hồng của mặt trời buổi sớm ....

🡢 Vẻ đẹp toàn bích, toát lên cái mĩ, cái thiện

🡢 Phát hiện thứ nhất là nghệ thuật.

- Phát hiện thứ hai: chiếc thuyền đã tiến vào bờ của một gia đình làng chài.

+ Xuất hiện một người đàn bà ngoài 40 tuổi xấu xí, mặt rỗ, một người đàn ông thô kệch, dữ dằn...

+ Người đàn ông rút thắt lung quất tới tấp vào người đàn bà nhưng người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu không chống trả, chạy trốn,...

+ Con trai can ngăn nhưng bà vẫn ngăn cản con

+ Phùng và Đẩu mời người đàn bà về tòa án huyện để giúp bà thoát khỏi người đàn ông vũ phu kia nhưng bà không chịu vì tình thương con, thương chồng.

🡢 Phát hiện thứ hai là hiện thực quái đản của cuộc sống.

b. Ý nghĩa:

- Người đàn bà kia đằng sau vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch là một tấm lòng, một phẩm chất cao đẹp, bà chỉ biết nhẫn nhục, cam chịu để sống cho chồng, cho con mà không nghĩ đến mình.

- Phát hiện thứ nhất là nghệ thuật, phát hiện thứ hai là hiện thực cuộc đời. Do vậy nghệ thuật phải bắt rễ từ hiện thực cuộc sống và nghệ thuật chân chính là phải đi ra từ cuộc đời và phục vụ cuộc đời.

- Vấn đề tác giả đặt ra: chúng ta phải có cái nhìn toàn diện, đa chiều, đừng vội nhìn vẻ bề ngoài mà vội đánh giá, kết luận một đối tượng nào đó.

Mở bài : Vài nét về tác giả, tác phẩm

Giới thiệu các ý kiến trong đề bài

Thân bài :

a. Giải thích các ý kiến

– Ý kiến thứ nhất: cho rằng nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng.

Ý kiến trên có lẽ đã căn cứ vào một thực tế của truyện là người phụ nữ trong truyện đã theo không nhân vật Tràng chỉ sau hai lần gặp, nghe ba câu nói đùa, ăn bốn bát bánh đúc…

– Ý kiến thứ hai: khẳng định nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá. Có lẽ người bảo vệ ý kiến này đã nghiêng về góc độ nhìn nhân vật như là một nạn nhân của nạn đói, cảm thông tình thế đặc biệt của nhân vật và có cái nhìn yêu thương, trân trọng đối với những biểu hiện đáng quý của người vợ nhặt.

b. Bình luận về các ý kiến

– Bị nạn đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm nên trở nên liều lĩnh, trơ trẽn, chấp nhận theo không người đàn ông.

– Trong bi thảm, người vợ nhặt vẫn có biểu hiện ý tứ, mực thước, có ý thức giữ gìn phẩm giá.

– Trong bi thảm, nhân vật người vợ nhặt vẫn âm thầm nuôi dưỡng niềm khát khao cuộc sống gia đình, niềm mỏi mong chính đáng về cuộc sống ngày mai.

c. Đánh giá :

– Cả hai ý kiến đều có cơ sở dù cách đánh giá về nhân vật có sự trái ngược nhau.

Ý kiến thứ nhất thiên về hiện tượng, về biểu hiện của nhân vật. Ý kiến thứ hai vẫn có cơ sở từ biểu hiện và hành động nhân vật nhưng đã có sự lưu ý về bản chất nhân vật.

Tuy nhiên, cần đặt nhân vật trong hoàn cảnh sống (nạn đói khủng khiếp) và trong suốt chiều dài tác phẩm : ý kiến thứ 2 chân thực và xác đáng hơn.

Kết bài : Đánh giá chung về hai ý kiến, về nhân vật thị và tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố:

- Tình huống truyện, ý nghĩa tình huống truyện trong hai tác phẩm Vợ nhặt Chiếc thuyền ngoài xa.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Luyện đề nghị luận văn học.

Ngày soạn: 10/3/2017

Ngày dạy:

Tiết 31-32. LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu thêm về nhân vật thị (Vợ nhặt) và người đàn bà (Chiếc thuyền ngoài xa), cô Hiền (Một người Hà Nội) từ đó khát quát được hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước và sau Cách mạng.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.

3. Tư duy, thái độ

- Biết yêu thương, trân trọng những người phụ nữ.

B. PHƯƠNG TIỆN

1. Chuẩn bị của GV:

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo, soạn giáo án.

2. Chuẩn bị của HS:

- SGK, tài liệu tham khảo, ôn lại ba tác phẩm, soạn bài theo hướng dẫn.

C. PHƯƠNG PHÁP

Gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận ; hướng dẫn HS phát hiện vấn đề.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

Lớp

Tiết 31

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu và cho biết ý nghĩa tình huống truyện đó?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Trong văn học truyền thống, hình tượng người phụ nữ hiện lên với hai điểm nổi bật: hình tượng

người phụ nữ - hiện thân của cái đẹp; hình tượng người phụ nữ - hiện thân của số phận bi thương.

Hãy cùng tìm hiểu xem trong hai truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) và Chiếc thuyền ngoài xa

(Nguyễn Minh Châu), người phụ nữ hiện lên với những vẻ đẹp nào.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 31

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn HS ôn tập lại nhân vật thị (Vợ nhặt)

GV: Thị xuất hiện trong tác phẩm như thế nào? Em có nhận xét chung gì về nhân vật đó?

GV: Từ khi chấp nhận là vợ của Tràng, thị có thay đổi gì không? Những phẩm chất đáng quý ở người phụ nữ này?

GV yêu cầu HS chọn một luận điểm trong dàn ý, viết thành đoạn văn, đọc trước lớp.

Các HS khác nhận xét.

GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

GV hướng dẫn HS ôn lại nhân vật người đàn bà (Chiếc thuyền ngoài xa)

GV: Người đàn bà xuất hiện trong tác phẩm như thế nào?

GV: Khi bị chồng đánh, thái độ của bà như thế nào?

GV: Tại sao bà cam chịu như thế?

GV: Tình thương của bà dành cho con như thế nào?

GV: Tại sao bà nhất định không bỏ chồng mà kiên quyết gắn bó với người đàn ông vũ phu kia?

GV: Từ hai nhân vật đã tìm hiểu, em nhận biết được gì về người phụ nữ Việt Nam?

--- Hết tiết 31, chuyển sang tiết 32---

Lớp

Tiết 32

Sĩ số

HS vắng

12A3

12A4

12A5

GV hướng dẫn HS ôn lại nhân vật bà Hiền (Một người Hà Nội)

Phân tích nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải và giải thích tại sao Nguyễn Khải gọi đó là “hạt bụi vàng”?

? Những nét đẹp trong suy nghĩ của bà Hiền.

? Những nét đẹp trong cách ứng xử của bà Hiền.

Tại sao Nguyễn Khải gọi bà là “hạt bụi vàng”?

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

GV hướng dẫn HS lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên.

HS làm việc nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Các HS khác bổ sung.

GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

? Chỉ ra vẻ đẹp khuất lấp ở nhân vật người vợ nhặt ?

? Chỉ ra vẻ đẹp khuất lấp ở nhân vật người đàn bà hàng chài ?

? Chỉ ra nét tương đồng giữa hai người phụ nữ này ?

? Chỉ ra sự khác biệt giữa hai người phụ nữ này ?

? Lí giải nguyên nhân của sự khác biệt đó ?

GV yêu cầu HS chọn một luận điểm trong dàn ý, viết thành đoạn văn, đọc trước lớp.

Các HS khác nhận xét.

GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

1. Nhân vật thị

a. Xuất hiện:

- Không rõ quê quán, gốc tích.

- Không tên - chỉ gọi là ''thị''

- Áo quần rách tả tơi như tổ đỉa

- Người gầy xọp, khuôn mặt lưỡi cày chỉ thấy hai con mắt

- Ngồi vêu ra đường để chầu chực cái ăn

- Có phần đanh đá, thiếu sĩ diện:

+ Những lời nói qua lại với Tràng.

+ Ăn một chặp bốn bát bánh đúc không nói, ăn xong dùng đũa quệt ngang miệng.

🡢 Cái đói đã làm cho thị mất hết nữ tính, tiếng gọi của bản năng sinh tồn khiến thị bất chấp tất cả. Thực chất thị đáng thương hơn là trách.

b. Phẩm chất, nhân cách:

- Nhận ra hành động cao thượng của Tràng - thị chấp nhận theo anh về làm vợ mà không quan tâm đến hoàn cảnh gia đình.

- Là người có ý tứ: dọc đường về thị thẹn, chân nọ díu vào chân kia khi thấy mọi người trong xóm ngụ cư nhìn mình.

- Chấp nhận hoàn cảnh gia đình Tràng và sẵn sàng chào bà cụ Tứ bằng u.

- Đảm đang, khao khát và có ý thức vun vén hạnh phúc gia đình:

+ Sáng ra: dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, nói năng có đầu có cuối với chồng và mẹ chồng.

+ Dịu dàng, hiền hậu

🡢 Hạnh phúc và tình yêu đã giúp thị trở lại với chính mình. Thị ý thức được tình yêu và hạnh phúc, biết chăm lo, vun vén hạnh phúc gia đình.

🡢 Bi kịch, nỗi khổ của thị cũng chính là nỗi khổ chung cho những người phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

2. Nhân vật người đàn bà (Chiếc thuyền ngoài xa)

a. Xuất hiện:

- Xấu xí, mặt rỗ.

- Bị một người đàn ông ruồng bỏ khi có thai với hắn 🡢 được người đàn ông bây giờ cứu vớt.

b. Bề ngoài nhẫn nhục, cam chịu:

- Khi bị chồng đánh không hề kêu lên một tiếng, không hề chống trả, không tìm cách chạy trốn.

- Chỉ biết khóc.

- Con trai muốn cứu bà cũng can ngăn con.

- Quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy.

c. Vẻ đẹp tâm hồn:

* Vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng:

+ Cam chịu, nhẫn nhục hi sinh cho con cái.

+ Bà nghĩ sống cho con chứ không phải sống cho mình.

+ Vui khi thấy con được ăn no.

+ Sợ con chứng kiến nên xin chồng đưa lên bờ mà đánh.

* Vẻ đẹp của nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt:

- Ở tào án: van lạy xin tòa đừng bắt bà bỏ chồng.

- Kể lại tình duyên, hoàn cảnh cuộc đời: con đông, nghèo túng quanh năm 🡢 làm thay đổi bản chất của chồng bà.

- Gia đình bà cũng có những giây phút hạnh phúc, vui vẻ.

- Bà tâm sự thật: cuộc sống trên thuyền cần có một người đàn ông để chèo chống để nuôi con.

🡢 Nhận thấy chồng bà là ân nhân cứu vớt cuộc đời bà và là nạn nhân của cuộc sống khắc nghiệt trên biển 🡢 cảm thông sâu sắc với chồng vì thế tự nguyện trở thành nơi để chồng trút giận.

🡢 Đằng sau bề ngoài xấu xí, đằng sau sự cam chịu, nhẫn nhục chính là vẻ đẹp đáng quý của tâm hồn. Đó là người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, thủy chung, giàu đức hi sinh.

🡲 Từ hai nhân vật thị và người đàn bà hàng chài chúng ta hiểu thêm về người phụ nữ Việt Nam: dù hòan cảnh có trớ trêu, khắc nghiệt thì họ vẫn vượt qua và sống tốt bằng những phẩm chất tốt đẹp của mình bởi họ không chỉ sống cho bản thân mà sống vì biết bao nhiêu người xung quanh họ nữa.

3. Nhân vật bà Hiền (Một người Hà Nội)

1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

2. Những nét đẹp ở nhân vật bà Hiền: đẹp trong suy nghĩ, đẹp trong ứng xử.

- Đẹp trong suy nghĩ:

a. Không thuộc kiểu người xuất chúng, bà Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng rất đậm cốt cách, phẩm chất người Hà Nội.

b. Trong công việc gia đình, nuôi dạy con cái cũng như trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước cái chuẩn trong suy nghĩ của bà Hiền là phải có văn hoá, có “lòng tự trọng”. (Chứng minh: việc hôn nhân, sinh con, quản lí gia đình, dạy con cái không sống tuỳ tiện, buông tuồng, đồng ý cho con đi chiến đấu vì “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”).

c. Bà Hiền luôn tin vào vẻ đẹp trường tồn, bất biến trong lối sống, cốt cách và bản sắc văn hoá Hà Nội: “Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi”.

- Những nét đẹp trong cách ứng xử của bà Hiền:

a. Bà Hiền ứng xử có bản lĩnh trước những thay đổi diễn ra trong xã hội, luôn luôn dám là mình, thẳng thắn, chân thành đồng thời cũng khéo léo, thông minh.

b. Bà Hiền luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sống Hà Nội, biểu lộ phong thái lịch lãm, sang trọng, tài hoa của người Hà thành. (Cách trang trí phòng khách, những bữa ăn của gia đình bà đều toát lên vẻ cổ kính, quý phái và óc thẩm mĩ tinh tế của chủ nhân...)

- Bà Hiền xứng đáng được gọi là “một hạt bụi vàng” của đất Kinh kì.

MỞ BÀI

Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm :

THÂN BÀI

1. Nhân vật người vợ nhặt :

– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu :

+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng là một lòng ham sống mãnh liệt. (dẫn chứng)

+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người hiểu biết, ý tứ.(dẫn chứng)

+ Bên trong vẻ chao chát, cong cớn, chỏng lỏn lại là một người phụ nữ hiều hậu, đúng mực, biết lo toan. (dẫn chứng)

2. Nhân vật người đàn bà hàng chài

– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu.

+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. (dẫn chứng)

+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi. (dẫn chứng)

+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời. (dẫn chứng)

3. So sánh :

– Tương đồng : Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khất lấp. Cả hai đều khắc họa bằng những chi tiết chân thực…

– Khác biệt : Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở nhân vật người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình…

4. Lí giải sự khác biệt :

+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao (cảm hứng nhân đạo), trong khi đó người đàn bà hàng chài lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự – đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại).

+ Sự khác biệt giữa con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng phức tạp (Chiếc thuyền ngoài xa).

KẾT BÀI

– Khái quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu và nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Vẻ đẹp của nhân vật thị (Vợ nhặt) và người đàn bà (Chiếc thuyền ngoài xa), bà Hiền (Một người Hà Nội).

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Ôn tập những nội dung đã học, chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm học.

Ngày soạn: 22/4/2015

Ngày dạy:

Tiết 33. Làm văn. THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức : Giúp HS:Củng cố kĩ năng tự phát hiện và chữa những lỗi thường gặp khi lập luận.

2. Kĩ năng : Nâng cao kĩ năng tạo các đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

3. Tư duy, thái độ : Có ý thức thận trọng để tránh những lỗi về lập luận trong các bài viết.

B. Phương tiện

+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học

+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

C. Phương pháp

- Thảo luận theo nhóm để phát hiện lỗi.

- Phát huy khả năng làm việc độc lập của từng cá nhân, kết hợp với khả năng hợp tác, giao tiếp của các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm.

- Thảo luận để tổng hợp các ý kiến về cách sửa lỗi, nhằm giúp HS tự lựa chọn và điều chỉnh cách sửa lỗi sao cho hiệu quả nhất.

- Hướng dẫn HS đối chiếu, so sánh để tìm ra những phương án, những kết luận xác đáng nhất.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A4

12A5

12A6

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Trong thùc tÕ thêi l­îng dµnh riªnh cho ph©n m«n tËp lµm v¨n trong nhµ tr­êng lµ rÊt Ýt song ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc m«n v¨n cña häc sinh chñ yÕu th«ng qua c¸c bµi v¨n nghÞ luËn. Bµi lµm v¨n v« cïng quan träng trong nhµ tr­êng còng nh­ trong cuéc sèng sau nµy. §Ó viÕt tèt c¸c bµi lµm v¨n tr­íc hÕt ph¶i cã kiÕn thøc (V× kh«ng cã kiÕn thøc bµi lµm sÏ ®¬n ®iÖu, nghÌo nµn, sai lÖch…). Bªn c¹nh yªu cÇu vÒ kiÕn thøc cßn cã yªu cÇu vÒ kÜ n¨ng. Bµi häc h«m nay gióp chóng ta n©ng cao kü n¨ng viÕt v¨n b»ng c¸ch söa c¸c lçi th­êng gÆp trong c¸ch lËp luËn.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Ho¹t ®éng 3. Hoạt động thực hành

GV cho häc sinh «n l¹i kiÕn thøc cò:

- Ph¸t vÊn: Tõ kiÕn thøc ®· häc ë líp 10 cho biÕt:

+ LËp luËn trong v¨n nghÞ luËn lµ g×?

+ ThÕ nµo lµ luËn ®iÓm, luËn cø.

GV h­íng dÉn häc sinh ch÷a lçi lËp luËn trong v¨n nghÞ luËn.

? Lçi thuéc luËn ®iÓm hay luËn cø ?

Ph©n tÝch ?

Yªu cÇu: viÕt l¹i luËn ®iÓm.

Lçi thuéc luËn ®iÓm hay luËn cø ?

Ph©n tÝch ?

LC ®· x¸c ®¸ng, phï hîp víi b¶n chÊt vÊn ®Ò ch­a ?

? Bµi häc gióp Ých g× cho c¸c em trong viÕt v¨n?

I- ¤n l¹i kh¸i niÖm cña lËp luËn

1.- LËp luËn trong v¨n nghÞ luËn:

- LËp luËn: Lµ ®­a ra nh÷ng lÝ lÏ, dÉn chøng nh»m dÉn d¾t ng­êi nghe ( ®äc ) ®Õn mét kÕt luËn nµo ®ã mµ ng­êi nãi ( viÕt ) muèn ®¹t tíi.

2.- LuËn ®iÓm: Lµ ý kiÕn thÓ hiÖn n quan ®iÓm, t­ t­ëng cña bµi v¨n nghÞ luËn.

3.- LuËn cø: Lµ lÝ lÏ, dÉn chøng ®Ó chøng minh cho luËn ®iÓm.

II.- Ch÷a lçi lËp luËn trong v¨n nghÞ luËn

a. Trong bµi th¬ “ViÖt B¾c”, thÓ th¬ lôc b¸t ®· ph¸t huy ®­­îc thÕ m¹nh râ rÖt. TÝnh d©n téc cña bµi “ViÖt B¾c” tr­íc hÕt biÓu hiÖn ë thÓ th¬. Nh÷ng c©u th¬ lôc b¸t uyÓn chuyÓn, nhÞp nhµng, c©n ®èi phï hîp víi giäng t©m t×nh ngät ngµo, da diÕt. TÝnh d©n téc ë “ViÖt B¾c” cßn biÓu hiÖn ë ®Ò tµi, c¶m høng chñ ®¹o: bµi th¬ ®Ò cËp ®Õn vÊn ®Ò träng ®¹i cña d©n téc, béc lé niÒm tù hµo, niÒm vui chiÕn th¾ng cña c¶ d©n téc sau chÝn n¨m kh¸ng chiÕn tr­êng k×. §ång thêi nh÷ng h×nh ¶nh, chÊt liÖu ®­­îc sö dông trong bµi th¬ còng mang ®Ëm nÐt truyÒn thèng, gÇn gòi víi c¸ch c¶m, c¸ch nghÜ cña d©n téc:ChiÕu Nga S¬n, g¹ch B¸t Trµng – V¶i t¬ Nam §Þnh, lôa hµng Hµ §«ng…”

Lçi:

  • LuËn ®iÓm ch­­a phï hîp víi luËn cø.

Söa: Trong bµi th¬ “ViÖt B¾c”, tÝnh d©n téc lµ mét trong nh÷ng nÐt nghÖ thuËt ®éc ®¸o. ..

b. Tõ chç lµ con quû d÷ cña lµng Vò §¹i, ChÝ PhÌo ®· khao kh¸t ®­­îc trë l¹i lµm ng­­êi. ChÝnh b¸t ch¸o hµnh cña ThÞ Në ®· ®¸nh thøc nh÷ng ­íc m¬ t­­ëng ®· chÕt trong h¾n. H¾n kh«ng thÌm r­­îu n÷a mµ thÌm ®­îc lµm ng­­êi l­­¬ng thiÖn. Nh­­ng råi c¸i ­­íc m¬ nhá bÐ Êy còng kh«ng thÓ thùc hiÖn ®­­îc. V× rèt cuéc, ®Õn mét ng­­êi xÊu xÝ dë h¬i nh­­ ThÞ Në còng kh«ng chÊp nhËn h¾n n÷a.

Lçi:

- LuËn cø cã chç ch­­a x¸c ®¸ng, ch­­a phï hîp víi b¶n chÊt vÊn ®Ò.

- Nguyªn nh©n v× ng­­êi viÕt ch­­a hiÓu ®óng b¶n chÊt bi kÞch bÞ cù tuyÖt lµm ng­­êi cña ChÝ PhÌo.

Söa:

Tõ chç lµ con quû d÷ cu¶ lµng Vò §¹i, ChÝ PhÌo ®· khao kh¸t ®­­îc trë l¹i lµm ng­­êi. ChÝnh b¸t ch¸o hµnh cña ThÞ Në ®· ®¸nh thøc nh÷ng ­­íc m¬ t­­ëng ®· chÕt trong h¾n. H¾n kh«ng thÌm r­­îu n÷a mµ thÌm ®­­îc lµm ng­­êi l­­¬ng thiÖn. Nh­­ng råi c¸i –­íc m¬ nhá bÐ Êy còng kh«ng thÓ thùc hiÖn ®­­îc. V× nh÷ng ®Þnh kiÕn cña x· héi. §¹i diÖn lµ bµ c« ThÞ Në, Bµ ®· cÊm c« ch¸u g¸i cña bµ kh«ng ®­­îc lÊy ChÝ PhÌo. Nh­­ng ®ã chØ lµ nguyªn nh©n gi¸n tiÕp, nguyªn nh©n trùc tiÕp chÝnh lµ giai cÊp phong kiÕn thèng trÞ ®· kh«ng cho ChÝ PhÌo ®­îc sèng cuéc ®êi cña mét con ng­­êi.

III. KẾT LUẬN

  • C¸c lçi th­­êng gÆp ë luËn ®iÓm:

+ LuËn ®iÓm ch­­a phï hîp víi luËn cø.(Néi dung nªu ra ch­­a phï hîp víi lÝ lÏ vµ dÉn chøng).

+ Kh«ng nªu ®­­îc luËn ®iÓm cÇn tr×nh bµy.

+ LuËn ®iÓm chång chÐo.

  • C¸c lçi th­­êng gÆp ë luËn cø:

+ LuËn cø ch­­a ®ñ lµm râ cho luËn ®iÓm.

+ LuËn cø lan man xa rêi vÊn ®Ò.

+ LuËn cø thiÕu logic, kh«ng x©u chuçi víi nhau, ch­­a triÓn khai ®óng luËn ®iÓm.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Phát hiện những lỗi sai và thực hành sửa lỗi; rút kinh nghiệm cho việc viết văn của bản thân.

5. Dặn dò

- Chuẩn bị : Hoạt động ngoại khóa Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).

Ngày soạn : 22/4/2015

Ngày dạy:

Tiết 34. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (Lưu Quang Vũ)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh: Phải sống nhờ, sống vay mượn, trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và bị tha hóa bởi sự lấn át của thể xác phàm tục..

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.

- Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc ở: sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu; sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống; sự phê phán mạnh mẽ và chất trữ tình đằm thắm.

2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng cơ bản của bộ môn văn như: khả năng cảm nhận , phân tích tác phẩm, kĩ năng diễn xuất trước đám đông, kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Tư duy, thái độ: Có niềm hứng thú và yêu thích đối với bộ môn văn, qua đó hình thành thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện.

- Sống là chính mình, bảo vệ những phẩm chất cao quí và khát vọng hoàn thiện nhân cách để có một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người.

B. CHUẨN BỊ

HS chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm chọn một cảnh trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) để diễn xuất tại lớp.

C. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

I.Ổn định tổ chức

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A4

12A5

12A6

II. Tiến hành

Hoạt động 1.

GV nêu một đoạn văn đọc – hiểu và trả lời các câu hỏi. HS chia làm 3 đội. Đội nào trả lời trước và đúng sẽ chiến thắng.

HỒN TRƯƠNG BA: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng, ở bên trong ta vẫn là Trương Ba nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…

XÁC HÀNG THỊT: Nực cười thật! Khi đằng ấy phải sống nhờ tớ, chiều theo những đòi hỏi của tớ, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!

HỒN TRƯƠNG BA: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!

XÁC HÀNG THỊT: (lắc đầu) Cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tớ được đâu! Đằng ấy có nhớ hôm đằng ấy tát thằng con tóe máu mồm máu mũi không? Chính nhờ bàn tay giết lợn này, cơn giận của đằng ấy lại có thêm sức mạnh của tớ… Ha ha!

HỒN TRƯƠNG BA: Ta cần gì cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.

XÁC HÀNG THỊT: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối nhớ mắt tôi, ông nghe bằng tai tôi, ngửi bằng mũi tôi. Khi muốn hành hạ ông, người ta đấm vào mặt tôi, đét vào mông tôi… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác… Mỗi bữa tôi đòi tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!

HỒN TRƯƠNG BA: Nhưng… nhưng…

(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ)

Trả lời các câu hỏi sau :

1. Nêu những ý chính của văn bản?

2. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì ?

3. Xác định giọng đối thoại của mỗi nhân vật Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt ? Qua giọng đó, nêu tâm trạng của mỗi nhân vật ?

4. Nhận xét độ dài, ngắn của câu văn trong lời thoại giữa hai nhân vật? Hiệu quả nghệ thuật của độ dài, ngắn lời thoại đó là gì?

5. Tác giả muốn phê phán điều gì qua câu nói: Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác…

6. Từ văn bản, viết đoạn văn về ý nghĩa ẩn dụ giữa Hồn và Xác của con người?

Trả lời :

Câu 1: Những ý chính của văn bản: Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt:

- Hồn khẳng định vẫn có đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn nhưng cuối cùng đã đuối lí trước lời lẽ của xác.

- Xác chế giễu, cười nhạo, mỉa mai, khẳng định sự lệ thuộc của hồn vào xác.

Câu 2 : Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 3 : Giọng đối thoại của mỗi nhân vật :

-Hồn Trương Ba: ban đầu là giọng phủ định mạnh mẽ ( Không !) nhưng càng về cuối chuyển sang giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.

- Xác hàng thịt : giọng hả hê, khoái chí lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc kèm theo tiếng cười đắc thắng ( Haha)

Qua giọng đó, tâm trạng của nhân vật Hồn Trương Ba càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng; Xác hàng thịt tỏ vẻ thắng thế vì đã buộc những điều mà Hồn không thể không chấp nhận.

4. Độ dài, ngắn của câu văn trong lời thoại giữa hai nhân vật:

- Trong 7 lượt thoại, nhân vật Hồn Trương Ba nói 4 lần nhưng đa số là câu ngắn; nhân vật Xác hàng thịt nói 3 lần , tuôn ra những lời thoại dài.

Hiệu quả nghệ thuật của độ dài, ngắn lời thoại: Xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba. Xác hàng thịt muốn khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mình. Còn hồn Trương Ba lại phủ nhận vai trò của thể xác mà khẳng định sự thanh sạch của tâm hồn, khác xa với những thú tục thấp hèn khác. Xây dựng cuộc đối thoại này, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ tỏ rõ có một cái nhìn rất biện chứng về một vấn đề: một mặt hết sức ủng hộ khát vọng sống thanh cao của con người, mặt khác vạch rõ khía cạnh siêu hình của thái độ coi thường vật chất và những lạc thú trần tục.

5. Qua câu nói, tác giả muốn phê phán sự tha hoá, thoái hoá trong mỗi con người, thái độ thiếu quan tâm đến cuộc sống vật chất tầm thường, chính đáng của con người cũng là để nhằm khẳng định một quan niệm về bản lĩnh hài hoà, về nhu cầu chính đáng của con người trong cuộc sống bình thường.

6. Đoạn văn về ý nghĩa ẩn dụ giữa Hồn và Xác của con người: cần đảm bảo các ý: con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

Hoạt động 2. Diễn kịch

GV phân công diễn kịch theo nhóm :

  • Nhóm 1. Diễn cảnh cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.
  • Nhóm 2. Diễn cảnh cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân.
  • Nhóm 3. Diễn cảnh cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích.

Sau khi các nhóm diễn xong, GV yêu cầu HS phía dưới đánh giá, nhận xét. GV tổng hợp ý kiến và nhận xét chung.

III. Kết thúc

  • GV ổn định lại lớp học.
  • Nhấn mạnh ý nghĩa nhân văn sâu sắc của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).

Ngày soạn :24/4/2015

Ngày dạy :

Tiết 35. ÔN TẬP CHUNG : CÁC DẠNG NGHỊ LUẬN, CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ, KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức

- Hệ thống hóa những kiến thức đã học về văn nghị luận, về phong cách ngôn ngữ.

2.Kĩ năng

- Nâng cao thêm kĩ năng lĩnh hội và tạo lập văn bản, nhận diện và phân tích từng phong cách khi cần thiết.

3. Tư duy, thái độ

- Tình yêu văn học. Tư duy khái quát, tổng hợp.

B. Phương tiện thực hiện

- GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Giáo án.

- HS : SGK, vở soạn, vở ghi.

C. Phương pháp

- Trao đổi thảo luận.

- Luyện tập thực hành để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

Lớp

Sĩ số

HS vắng

12A4

12A5

12A6

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Bài ôn tập chung hôm nay sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức đã học về văn nghị luận và cách làm bài văn nghị luận; những kiến thức cơ bản về phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT.

- Văn nghị luận là một loại văn phổ biến sử dụng trong nhà trường hiện nay. Văn nghị luận có tính khoa học, và đòi hỏi tư duy cao nhất nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học của học sinh mà vẫn đánh giá được ở học sinh khả năng diễn đạt và cảm thụ. Dưới đây là những kiến thức cần thiết cho học sinh về kiểu bài văn nghị luận phổ biến trong nhà trường: nghị luận văn học và nghị luận xã hội nhằm nâng cao kỹ năng viết văn của bản thân.

- Các phong cách ngôn ngữ : PCNN sinh hoạt, PCNN nghệ thuật (lớp 10), PCNN chính luận, PCNN báo chí (lớp 11), PCNN khoa học, PCNN hành chính (lớp 12).

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

? Kể tên các dạng bài nghị luận đã học?

? Trình bày cách làm bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí ?

? Trình bày cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống ?

? Cách làm bài nghị luận một ý kiến bàn về văn học ?

? Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ?

? Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi?

I,Các loại nghị luận và các dạng bài nghị luận :

1, Nghị luận xã hội :

a) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí :

- Nội dung cần có :

+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

+ Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.

+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.

- Cách viết cần đạt :

+ Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài.

+ Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc.

+ Có thể sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mức.

b) Nghị luận về một hiện tượng đời sống :

- Nội dung cần có :

+ Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại, chỉ ra nguyên nhân.

+ Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

- Cách diễn đạt :

+ Như bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về bố cục, lập luận, cách diễn đạt.

+ Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần nêu ngắn gọn, rõ ràng để làm nổi bật vấn đề.

2, Nghị luận văn học

a. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề.

- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.

- Giới hạn phạm vi tư liệu.

• Thân bài:

- Giải thích, làm rõ vấn đề.

- Bàn bạc, khẳng định vấn đề.

- Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.

• Kết bài:

+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.

+ Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.

b. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Cách lập dàn ý

Đảm bảo bố cục: 3 phần

- Mở bài: Giới thiệu khái quát đoạn thơ, bài thơ và vấn đề cần nghị luận.

- Thân bài: Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

- Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ, bài thơ.

3. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Cách lập dàn ý

Đảm bảo bố cục 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.

- Thân bài: Mỗi ý kiến nhận xét về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hay tác phẩm triển khai thành một luận điểm. Trong từng luận điểm sử dụng các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) làm sáng tỏ.

- Kết bài: Đánh giá về ý nghĩa, vị trí, vai trò của tác phẩm trong sự nghiệp tác giả, trong giai đoạn văn học, đối với thời đại; vị trí, ý nghĩa của đoạn trich trong toàn tác phẩm, hoặc của vấn đề nghị luận.

Tªn c¸c phong c¸ch ng«n ng÷ vµ ®Æc tr­ng c¬ b¶n cña tõng phong c¸ch

PCNN

sinh ho¹t

PCNN

nghÖ thuËt

PCNN

b¸o chÝ

PCNN

chÝnh luËn

PCNN

khoa häc

PCNN

hµnh chÝnh

§Æc tr­ng c¬ b¶n

- TÝnh cô thÓ

-TÝnh c¶m xóc.

- TÝnh c¸ thÓ

-TÝnh h×nh t­îng.

-TÝnh truyÒn c¶m.

-TÝnh c¸ thÓ hãa.

-TÝnh th«ng tin thêi sù.

-TÝnh ng¾n gän.

-TÝnh sinh ®éng, hÊp dÉn.

- TÝnh c«ng khai vÒ quan ®iÓm chÝnh trÞ.

- TÝnh chÆt chÏ trong diÔn ®¹t vµ suy luËn.

- TÝnh truyÒn c¶m, thuyÕt phôc.

-TÝnh trõu t­îng, kh¸i qu¸t.

-TÝnh lÝ trÝ, l«gÝc.

-TÝnh phi c¸ thÓ.

-TÝnh khu«n mÉu.

-TÝnh minh x¸c.

-TÝnh c«ng vô.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Các dạng bài văn nghị luận đã học và cách làm bài.

- Đặc trưng cơ bản của các phong cách ngôn ngữ .

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp.

Ngày soạn : 24/4/2015

Ngày dạy :

Tiết 36. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CUỐI NĂM

  1. MỤC TIÊU

Thu thập thông tin để đánh giá năng lực của HS trong chương trình học cả năm môn Ngữ văn 12 theo ba nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

Trọng tâm là đánh giá mức độ đạt được về kiến thức và kĩ năng của HS ở các nội dung:

  • Nhận biết được nội dung, hình thức của văn bản văn học.
  • Tạo lập được bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
  1. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

Hình thức tự luận.

Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 45 phút rồi thu bài.

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng số

I. Đọc hiểu

Nêu nội dung chính của văn bản.

Hiểu tác dụng của hình thức nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

1,0

10%

2

3,0

30%

3

4,0

40%

II. Làm văn

Vận dụng kiến thức xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

6,0

60%

1

6,0

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

1

1,0

10%

2

3,0

30%

1

6,0

60%

4

10,0

100%

D. ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu I (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chổng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời.

Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được".

( Trích Một người Hà Nội - Nguyễn Khải)

1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai ?

2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

3. Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.

Câu II (6,0 điểm)

Tuyên dương 16 thanh niên tham gia cứu nạn tại Lào Cai

Ngày 6/9/2014, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên TP Hà Nội đã gặp mặt, tuyên dương 16 thanh niên, sinh viên tham gia đã cứu nạn trong vụ tai nạn xe khách xảy ra ngày 1/9/2014 tại xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

16 thanh niên, sinh viên được tuyên dương là thành viên của nhóm du lịch mạo hiểm Phong Vân đang trên đường từ Hà Nội lên Sa Pa du lịch.

Trực tiếp chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc là chiếc xe khách lao xuống vực khiến 12 người tử nạn và 41 người khác bị thương, cả nhóm đã kịp thời thông báo tới các đơn vị chức năng tham gia ứng cứu và dùng đèn pin, điện thoại soi đường, mò mẫm xuống vực sâu gần 200 mét để cấp cứu, hỗ trợ các nạn nhân trên chuyến xe gặp nạn…

(Theo cand.com.vn)

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra từ thông tin trên (bài viết khoảng 600 từ)

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng

- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.

- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của bà Hiền ( nhân vật) và tác giả ( xưng hô tôi).(1,0 điểm)

Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : kể về hình ảnh cây si ở Hà Nội bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh. (1,0 điểm)

Câu 3. Hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. (2,0 điểm)

- Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến.

-  Cây si hồi sinh: lại sống, lại trổ ra lá non gợi niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội.

- Câu chuyện bà Hiền kể về cây si cổ thụ vừa là lời cảnh báo về sự mất mát gia tài văn hóa, lại vừa như khẳng định niềm tin vào sự sáng suốt của lương tri con người.

II. Làm văn (6,0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống qua một bản tin. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được những ý chính sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu tóm tắt nội dung bản tin. Khẳng định đây là hiện tượng tốt, cần học tập và nêu gương.(1,0đ)

-Phân tích

+ Tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn. 16 thanh niên, sinh viên trên đã có mặt kịp thời, vượt qua nỗi sợ hãi, tìm mọi cách để cứu người bị nạn. (1,0đ)

+ Hành động này thể hiện tinh thần nhân ái cao cả, một lối sống đẹp của tuổi trẻ hiện nay.(1,0đ)

-Bình luận

+ Việc cứu người bị tai nạn giao thông của nhóm thanh niên, sinh viên là một hành động có ý nghĩa tích cực, phát huy truyền thống thương người của dân tộc, biết lựa chọn đúng đắn mối quan hệ giữa quyền lợi cá nhân ( đi du lịch) với việc tham gia cứu hộ, cứu nạn, không hề tính toán thiệt hơn; bộc lộ trí thông minh, sáng tạo của tuổi trẻ, có kĩ năng sống khi xử lí hiệu quả tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Đó là kết quá của quá trình được giáo dục từ gia đình, nhà trường và ý thức tu dưỡng rèn luyện nhân cách của bản thân.(1,0đ)

- Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm của một bộ phân thanh niên hiện nay. Hậu quả: bị xã hội lên án, bạn bè xa lánh, xuống dốc đạo đức, vi phạm pháp luật…(1,0đ)

- Đề xuất phương hướng hành động: học tập và rèn luyện đạo đức, có kĩ năng sống để xử lí tình huống thực tế… (1,0đ)