Giáo án tiếng việt 3 sách ctst tuần 12

Giáo án tiếng việt 3 sách ctst tuần 12

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt 3 sách ctst tuần 12

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Tiếng Việt

CHỦ ĐIỂM: CÙNG EM SÁNG TẠO

BÀI 1: ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI

ĐỌC: ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI (Tiết 1,2)

Thời gian thực hiện: ngày tháng năm 202

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Yêu nước: Biết ơn những nhà khoa học, thầy cô và những người có công tìm tòi, khám phá

- Trách nhiệm: Mạnh dạn, sáng tạo trong học tập và cuộc sống

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

b. Năng lực đặc thù:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  1. Giáo viên:

- SGV, SGK

- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

- Bảng phụ, tranh ảnh, đồng hồ

2. Học Sinh:

- Sách giáo khoa

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Cùng em sáng tạo từ đó nêu cách nghỉ của em về chủ điểm

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi nói với bạn về hình dáng và lời ích của một chiếc đồng hồ em thích. Phỏng đoán nội dung bài đọc nhờ tên bài và tranh minh họa

- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc Đồng hồ Mật Trời lên bảng (I-sắc Niu-tơn là một trong những người có đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của nền khoa học hiện đại thế giớii. Nhũng phát minh của ông giúp ích rất nhiều cho nhân loại. Bài đọc này cho biết cụ thể hơn về một trong những phát hiện và sáng chế đọc đáo của I – sắc Niu – tơn khi ông còn nhỏ.

- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc Đồng hồ Mặt Trời lên bảng - mời HS nhắc tên bài.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS lắng nghe

- HS đọc tên bài

2. Hình thành kiến thức mới:

2. 1. Đọc

a. Luyện đọc thành tiếng

* Mục tiêu:

- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.

b. Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu, nêu giọng đọc.

- GV tổ chức đọc nối tiếp câu trong nhóm đôi và gạch chận dưới từ khó đọc trong câu – GV QS hỗ trợ.

- Mời HS nêu từ khó đọc trong bài.

- GV hướng dẫn đọc từ khó theo từng đoạn: quy luật, tinh xảo, sáng chế,…

- GV mời HS chia đoạn bài đọc

- GV nhận xét

- Mời học sinh đọc nối tiếp đoạn. GVNX.

- GV nhận xét, khen những HS đọc tốt.

- GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài:

+ Năm hơn mười tuổi,/ trên đường đi học,/Niu-tơn quan sát thấy/ bóng cùa mình rất dài/ cứ chạy ở đằng trước.//; Mỗi lần/ nhìn thấy "đồng hồ Niu – tơn”/ mọi người lại nhớ đến/ cậu bé khéo tay,/ thông minh/ của làng mình.//;...

- Mời HS đọc câu dài.

- GV YC HS luyện đọc trong nhóm và mời nhóm nhận xét theo tiêu chí.

- GV mời 2 nhóm đọc nối tiếp trước lớp.

- GV mời nhóm trưởng nhận xét. Mời cả lớp nhận xét.

- GVNX.

- YCHS đọc toàn bài.

- HS nghe đọc

- HS lắng nghe

- HS thực hiện

- HS nêu: quy luật, tinh xảo, sáng chế,…

- HS đọc từ khó

- HS chia đoạn

- HS đọc, theo dõi bài.

- HS lên ngắt câu.

- HS đọc

- HS đọc trong nhóm

- HS thực hiện

- HSNX.

- HS lắng nghe

- HS đọc và theo dõi bài đọc.

b. Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: bóng, quy luật.

b. Cách tiến hành:
– Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: bóng, quy luật,…

– HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.

1. Lúc nhỏ, Niu-tơn thích làm gì?

2. Nhờ đâu Niu-tơn nghĩ đến việc chế tạo một chiếc đồng hồ?

3. Giới thiệu chiếc đồng hồ do Niu-tơn làm.

4. Khi chế tạo đồng hồ xong, Niu-tơn đã làm gì? Vì sao?

5. Đặt một tên khác cho bài đọc.

– Yêu cầu HS nêu nội dung bài

– HS liên hệ với bản thân:

* GV kết luận- khen ngợi

- HS giải thích từ:

- Bóng: vùng không được ảnh sáng chiểu tới do bị một vật che khuất hoặc hình của vật trên nền

- Quy luật: một hoạt động ổn định, lặp đi lặp lại

- HS thực hiện- trả lời

* Dự đoán:

1. Lúc nhỏ, Niu-tơn thích: tìm tòi, sáng chế, thường xuyên thiết kế và làm ra các đồ chơi tinh xảo

2. Vì cậu cảm thấy mặt trời chuyển động có quy luật. Hằng ngày, cậu "đuổi theo" bóng nắng khắp nơi ghi lại sự thay đổi bóng mình theo từng giờ.

3. Chiếc đồng hồ bóng nắng có hình dáng tròn, mặt đồng hồ có nhiều vạch, ở giữa cắm 1 cái que. Nhờ bóng que đổ xuống các vạch khác nhau mà có thể biết được lúc đó là mấy giờ

4. Khi chế tạo đồng hồ xong, Niu-tơn đã: đặt đồng hồ ở giữa làng để nó báo giờ cho mọi người

5. Đặt một tên khác cho bài đọc

+ Sáng kiến đầu tiên của Niu - Tơn

+ Đông hồ của Niu - Tơn

- HS nêu nội dung bài

ND: Năm hơn mười tuổi, nhờ tìm tòi, sáng chế, Niu – tơn đã chế tạo ra chiếc đồ hồ dựa vào quy luật chuyển động của Mặt Trời.

- HS lắng nghe

c. Luyện đọc lại
*Mục tiêu:
Học sinh đọc ngắt, nghỉ đúng chỗ, biết đọc diễn cảm lời các nhân vật.

* Hình thức: Cá nhân

* Cách tiến hành:
– Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
– GV đọc lại đoạn: Từ những điều quan sát được đến cháu đã tan học

- HD HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Từ những điều quan sát được đến cháu đã tan học

- GVYCHS rút nội dung bài.

- GV mời 1 HS đọc cả bài

- Cả lớp theo dõi.

- HS lắng nghe

– HS luyện đọc và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ “Từ những điều quan sát được đến cháu đã tan học”

- HS nêu

– HS đọc cả bài

d. Luyện tập mở rộng

- HS đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường, ) một bài thơ về nghề nghiệp theo hướng dẫn của GV (HS tìm đọc bài thơ phù hợp với lứa tuổi và có ý nghĩa giáo dục: Bé thành phi công — Vũ Duy Thông. Em làm thợ xây —Hoàng Dân)

- GV cho HS viết vào phiếu đọc sách những điều HS ghi nhớ (tên bài thơ, tên tác giả, tên nghề nghiệp, đặt tên khác cho bài thơ - nếu thấy phù hợp
- HS có thể chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về Phiếu đọc sách, đọc cho bạn nghe 4 -6 dòng thơ mình thích và chia sẻ lí do.

- Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm.

- Gv nhận xét – tuyên dương

- HS xác định yêu cầu

- HS viết vào phiếu đọc sách

- HS chia sẻ

- HS chia sẻ trước lớp

3.Hoạt động nối tiếp:

- Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- HS nêu.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Tiếng Việt

CHỦ ĐIỂM: CÙNG EM SÁNG TẠO

BÀI 1: ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI

ÔN LUYỆN VIẾT CHỮ S, L, T HOA

Thời gian thực hiện: ngày tháng năm 202

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Biết tích cực tham gia các công việc ở nhà và ở trường.

- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.

- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà. Biết quan tâm, chăm sóc ngời nhà.

2. Năng lực:

2.1 Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: tự giác học tập và tham gia các hoạt động.

- Giao tiếp hợp tác: biết hợp tác trong học tập và làm việc nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phản ứng nhanh khi tham gia trò chơi và hoạt động nhóm.

2.2 Năng lực đặc thù:

Viết đúng chữ hoa S,L,T và câu ứng dụng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Mẫu chữ viết hoa S,L,T.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.Khởi động:

- GV cho HS bắt bài hát

- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa S,L,T. và câu ứng dụng.

- GV ghi bảng tên bài

- Hs hát

- HS lắng nghe

2. Hình thành kiến thức mới:

* Viết

2.1. Luyện viết chữ S, L,T hoa

* Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo và cách viết chữ hoa S, L, T.

* Cách tiến hành:

– Cho HS quan sát mẫu chữ S hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ S hoa.

– GV yêu cầu HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ S hoa.

– GV yêu cầu HS viết chữ S hoa vào bảng con.

– HD HS tô và viết chữ S hoa vào VTV.

– Cho HS quan sát mẫu chữ L hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ L hoa và so sánh với chữ hoa S.

– GV yêu cầu HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ L hoa.

- Gọi 1 HS viết chữ hoa L trên bảng lớp

- GV nhận xét

- Cho HS quan sát mẫu chữ T hoa, nhắc chiều cao, độ rộng cấu tạo của chữ hoa T trong mối quan hệ so sánh với chữ S và chữ L hoa

– GV yêu cầu HS viết chữ T hoa vào bảng con.

- Yêu cầu HS viết chữ hoa S, L, T vào VTV

- HS quan sát mẫu

- HS quan sát GV viết mẫu

- HS viết chữ S hoa vào bảng con, VTV

- HS quan sát mẫu và so sánh

- HS quan sát GV viết mẫu

- HS viết

- HS quan sát mẫu

- HS viết chữ L hoa vào bảng con, VTV

2.2. Luyện viết từ ứng dụng

* Mục tiêu: HS hiểu được nghĩa của câu ứng dụng và cách nối nét của các chữ.

* Cách tiến hành:

– HD HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Võ Thị Sáu

– GV nhắc lại quy trình viết chữ V hoa và cách nối từ chữ V hoa sang chữ o, từ chữ T hoa sang h, từ chữ S sang a.
– GV viết chữ .
–HD HS viết chữ và câu ứng dụng “Võ Thị Sáu” vào VTV.

2.3. Luyện viết câu ứng dụng

- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng.

Ai lên Phú Thọ thì lên,

Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương.

Ca dao

- Gọi HS nghĩa của câu ứng dụng

- GV nhận xét

- Cho HS viết câu ứng dụng VTV

– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng

– HS nghe GV nhắc lại quy trình viết

– HS viết vào vở BT

- HS lắng nghe và thực hiện

2.4. Luyện viết thêm
– Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ: Lam Sơn và câu ứng dụng: Từ nhỏ Niu – tơn đã làm được nhiều đồ chơi tinh xảo

– Hd HS viết chữ Lam Sơn, và câu ứng dụng vào VTV.

- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ: Lam Sơn và câu ứng dụng: Từ nhỏ Niu – tơn đã làm được nhiều đồ chơi tinh xảo

- HS viết

2.5. Đánh giá bài viết

– GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

– GV nhận xét một số bài viết.

3. Hoạt động nối tiếp:

Qua bài hôm nay em học thêm kiến thức mới nào?

-Nhận xét chung cả lớp và dặn dò HS chuẩn bị bài học sau

– HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.

- HS lắng nghe và thực hiên

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Tiếng Việt

CHỦ ĐIỂM: CÙNG EM SÁNG TẠO

BÀI 1: ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI

MỞ RỘNG VỐN TỪ: SÁNG TẠO

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Biết tích cực tham gia các công việc ở nhà và ở trường.

- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.

- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà. Biết quan tâm, chăm sóc ngời nhà.

2. Năng lực:

2.1 Năng lực chung

-Tự chủ và tự học: tự giác học tập và tham gia các hoạt động.

-Giao tiếp hợp tác: biết hợp tác trong học tập và làm việc nhóm.

-Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phản ứng nhanh khi tham gia trò chơi và hoạt dộng nhóm.

2.2 Năng lực đặc thù:

- Thông qua việc qua sát tranh, cho biết việc làm trong tranh, dự đoán cảm xúc của
các nhân vật trong tranh.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt
được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện

- Hiểu được nội dung bài: Thái độ trìu mến, thương yêu học sinh và sự chia sẻ của thầy giáo đã động viên An, giúp bạn cố gắng hơn trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

* GV: SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
* HS: SHS, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. KHỞI DỘNG

Mục tiêu: Tạo hứng thú trước khi học cho HS

Cách tiến hành:

- GV cho HS bắt bài hát

- GV giới thiệu bài

- GV ghi bảng tên bài

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

Luyện từ

* Mục tiêu: HS nhận biết được MRVT Sáng tạo

* Cách tiến hành:

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1.
– HS quan sát hình, tìm từ ngữ chỉ hoạt động, chỉ sản phẩm, chỉ đặc điểm chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm nhỏ

– GV nhận xét kết quả.


– HS qua sát nhận xét bạn

- GV nhận xét – chốt

- Hs hát

- HS lắng nghe

- HS xác định yêu cầu

- HS tìm từ ngữ

- Một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp.

Chỉ hoạt động

Chỉ sản phẩm

Chỉ đặc điểm

chế tạo, sáng chế, phát minh, sáng tác, thí nghiệm

bản nhạc, đồng hồ, máy móc, rô-bốt, đèn điện

mới mẻ, độc đáo, tinh xảo, đặc sắc, du dương

- HS lắng nghe

* BT2

* Mục tiêu: HS tìm được các từ ngữ để điền vào các bông hoa
* Cách tiến hành:

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2
– GV hướng dẫn cách tìm từ ngữ (GV gợi ý cho HS)

– HD HS thảo luận trong nhóm nhỏ để tìm từ ngữ để điền vào các bông hoa.
– HS chia sẻ đáp án với bạn trong nhóm nhỏ và trình bày trước lớp.


– HS nghe bạn và GV nhận xét.

- HS xác định yêu cầu của BT 2

- HS tìm từ ngữ theo yêu cầu BT trong nhóm đôi

­- HS trình bày

- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn

- HS trả lời: sáng chế, phát minh, chế tạo, thí nghiệm

* Đặt câu về đặc điểm của một sản phẩm

- Mời HS xác định yêu cầu của BT 3 và quan sát câu mẫu.
- Mời HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.

- GV nhận xét.

- HS xác định yêu cầu của BT

­

- HS trình bày

+ Những chú rô - bốt phục vụ trong nhà hàng đó rất thông minh và độc đáo.

+ Đèn điện ngày nay được thiết kế rất độc đáo.

- HS lắng nghe

* Vận dụng
– HS xác định yêu cầu của hoạt động: Giới thiệu một sản phẩm sáng tạo của em hoặc bạn

- Cho HS thảo luận nhóm đôi

- GV gợi ý:

+ Sản phẩm sáng tạo em muốn giới thiệu là gì?

+ Sản phẩm đó có đặc diểm gì nổi bật?

+ Cảm xúc của em ra sao khi làm được/ nhìn thấy sản phẩm?

VD: Hộp bút, chậu hoa, lọ cắm bút, giỏ hoa treo tường,...

– Một vài nhóm HS thực hiện trước lớp.
– GV nhận xét.

– HS lắng nghe

- HS lắng nghe và thảo luận

– HS nói trước lớp và chia sẻ

- HS lắng nghe

3. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

- Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Dặn dò HS ôn lại bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau.

- HS nêu

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Tiếng Việt

CHỦ ĐIỂM: CÙNG EM SÁNG TẠO

BÀI 2. CUỐN SÁCH EM YÊU

ĐỌC: CUỐN SÁCH EM YÊU

Thời gian thực hiện: ngày tháng năm ….

1.Yêu cầu cần đạt:

* Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng);

Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động.  

* Năng lực đặc thù:

- Kể tên một vài uốn sách em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiều nội dung bài đọc: Bài đọc là những suy nghĩ, cảm xúc được bạn Hà Vy ghi chép lại sau khi đọc truyện Totto-chan bên cửa sổ. Hi vọng những cảm xúc đẹp ấy sẽ khơi gợi trí tò mò để các bạn tìm đọc tác phẩm rất nổi tiếng này.

- Biết dùng từ ngữ phù hợp để nhận xét Phiếu đọc sách của bạn, nói được Phiếu đọc sách mà em thích.

* Phẩm chất: Bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất nhân ái, chăm chỉ; biết yêu quý thầy cô, bạn bè, quan tâm, động viên khích lệ bạn be; ham học hỏi, yêu thích đọc sách.

2. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: SGV, SGK, Kế hoạch bài dạy, bài giảng.

- Học sinh: SGK.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động:

  • Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên bài học: Cuốn sách em yêu
  • Cách tiến hành:

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi, kể tên một vài cuốn sách em thích, có yêu lí do em thích

- Gọi HS đọc tên bài, phỏng đoán nội dung bài đọc, tên sản phẩm, nhận xét về sản phẩm

– HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Cuốn sách em yêu.

– HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh để phán đoán nội dung bài đọc.

- HS thảo luận nhóm

- HS trả lời

– HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Cuốn sách em yêu.

– HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh để phán đoán nội dung bài đọc.

2. Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

  • Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ, câu, đoạn, bài.
  • Cách tiến hành:
  • Hướng dẫn luyện đọc từ khó:

- Giáo viên đọc mẫu lần 1

- GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau.

- Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.

- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài.

- Gạch dưới những âm vần dễ lẫn

- Cho HS đọc từ khó

  • Luyện đọc:

- Gv hướng dẫn cách đọc ngắt nghỉ một số câu dài:

Các ban biểt không, hôm nay/ tớ được ghé thăm một ngôi trường vô cùng đáng yêu/ qua những trang sách nhỏ.//; Đặc biệt, các bạn ẩy/ còn mang tới trường suất cơm trưa/ với những món ăn vô cùng hấp dẫn/ đến từ "núi" và “biển”/rồi cùng ăn vớ thầy Hiệu trưởng//,…

- GV cho HS luyện đọc nhóm đôi

- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh.

- Giải thích nghĩa của một số từ khó: VD ghé

  • Thi đọc:

- Các nhóm thi đọc.

- GV lắng nghe và nhận xét.

- HS nghe GV đọc mẫu

- HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc

– HS biết liên hệ bản thân:

- HS đọc: Nhật Bản, To-mô-e, Kô-ba-y-a-si, Totto-chan (Tốt-tô-chan),….

- HS lắng nghe và luyện đọc

- HS trả lời:

+ ghé: đến

- Các nhóm tham gia thi đọc.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

  • Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
  • Cách tiến hành:

Giáo viên đặt câu hỏi:

1. Bạn Hà Vy viết về cuốn sách nào?

2. Bạn ghi chép những nội dung gì về cuốn sách?

3. Em thích điều gì về ngôi trường trong bài viết? Vì sao?

4. Theo em, vì sao bạn Hà Vy thích truyện Totto-chan bên cửa sổ?

5. Em có suy nghĩ gì sau khi đọc bài viết của bạn Hà Vy?

- GDKNS:

- Cho HS liên hệ, rút ra nội dung bài

- HS lắng nghe và trả lời:

1. Bạn Hà Vy viết về cuốn sách: Totto - chan bên cửa sổ 

2. Bạn ghi chép những nội dung về cuốn sách:

  • Tên truyện: Totto - chan bên cửa sổ 
  • Tên nhân vật: thầy Kô - ba - y - a - si

3. Em thích về ngôi trường trong bài viết là: Học sinh bắt đầu một ngày với môn học mình thích, được trải nghiệm cùng cây lá trong vườn trường vì ở đây học sinh vừa học vừa được trải nghiệm với thiên nhiên tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu và dễ tập trung hơn 

4. Theo em,  bạn Hà Vy thích truyện Totto-chan bên cửa sổ vì đây là câu chuyện kể về ngôi trường hạnh phúc của học sinh

5. Em có suy nghĩ khi đọc bài viết của bạn Hà Vy: Cảm nhận được sự tự do phát triển của học sinh trong trường học, thấy được sự quan tâm của nhà trường đối với học sinh và chắc chắn rằng em sẽ thử tìm đọc cuốn truyện Totto - chan này

- HS rút ra nội dung bài, rút ra bài học: Bài đọc là những suy nghĩ, cảm xúc được bạn Hà Vy ghi chép lại sau khi đọc truyện Totto-chan bên cửa sổ. Hi vọng những cảm xúc đẹp ấy sẽ khơi gợi trí tò mò để các bạn tìm đọc tác phẩm rất nổi tiếng này.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

  • Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy bài đọc
  • Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
  • Cách tiến hành:

- Giáo viên đọc mẫu lại.

- Hướng dẫn học sinh đọc đúng.

- Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.

3. Hoạt động nối tiếp:

- Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- HS nghe GV đọc đoạn từ Đã bao giờ… đến thầy Hiệu trưởng

- HS luyện tập theo cặp đôi, mỗi HS đọc một hàng, sau đó đổi ngược lại.

- HS đọc cả bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Tiếng Việt

CHỦ ĐIỂM: CÙNG EM SÁNG TẠO

BÀI 2. CUỐN SÁCH EM YÊU

NÓI VÀ NGHE

Thời gian thực hiện: ngày tháng năm ….

1.Yêu cầu cần đạt:

* Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng);

Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động.  

* Năng lực đặc thù:

- HS chia sẻ được Phiếu đọc sách của mình

- Nói được về một đồ vật em thích.

* Phẩm chất: Bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất nhân ái, chăm chỉ; biết yêu quý thầy cô, bạn bè, quan tâm, động viên khích lệ bạn be; ham học hỏi, yêu thích đọc sách.

2. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: SGV, SGK, Kế hoạch bài dạy, bài giảng, Mẫu chữ viết hoa.

- Học sinh: SGK.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động:

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS bắt bài hát

- GV ghi bảng tên bài

- HS hát

- HS nhắc lại tên bài.

2. Khám phá và luyện tập:

* Hoạt động 1: Nhận xét và nói về Phiếu đọc sách em thích

* Mục tiêu: HS có thể nhận xét và nói được Phiếu đọc sách mình thích

* Cách tiến hành

- Gọi HS đọc yêu cầu bài trang 94

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi

- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm một Phiếu đọc sách của mình và viết nhận xét bằng một từ vào mẫu giấy nhỏ đã được trang trí sau đó dán vào phiếu đọc sách của nhóm

- Gọi HS chia sẻ trước lớp theo gợi ý:

+ Em thích Phiếu đọc sách của bạn nào?

+ Điều gì trong Phiếu đọc sách khiến em thích?

+ Em học được điều gì từ cách viết và trang trí Phiếu đọc sách của bạn?

- GV nhận xét, khen ngợi

- HS đọc yêu cầu bài

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS chia sẻ: ý nghã, thú vị, bổ ích

- HS lắng nghe

* Hoạt động 2: Nói và nghe

* Mục tiêu: HS có thể nói được về một đồ vật em thích.

* Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- GV chia lớp thành nhóm đôi để thực hiện yêu cầu bài tập

- Cho HS tìm ý cho bài nói dựa vào câu hỉ tìm ý

- Cho HS viết từ khóa hoặc vẽ hình đơn giãn vào sơ đồ tư duy theo gợi ý:

+ Đồ vật em thích là gì?

+ Đồ vật có hình dáng, cấu tạo thế nào?

+ Đồ vật này giúp ích gì cho em và mọi người?

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi nhóm thực hiện tốt.

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS trả lời:

- HS lắng nghe

3.Hoạt động nối tiếp:

* Mục tiêu: Khắc sâu nội dung bài học

* Cách tiến hành:

- Hôm nay em học được những gì?

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị bài tiết sau.

- HS nêu

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Tiếng Việt

CHỦ ĐIỂM: CÙNG EM SÁNG TẠO

BÀI 2. CUỐN SÁCH EM YÊU

VIẾT SÁNG TẠO

Thời gian thực hiện: ngày tháng năm ….

1.Yêu cầu cần đạt:

* Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng);

Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được  thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động.  

* Năng lực đặc thù: Giới thiệu được đồ vật quen thuộc cá nhân.

* Phẩm chất: Bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất nhân ái, chăm chỉ; biết yêu quý thầy cô, bạn bè, quan tâm, động viên khích lệ bạn be; ham học hỏi, yêu thích đọc sách.

2. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: SGV, SGK, Kế hoạch bài dạy, bài giảng, Mẫu chữ viết hoa.

- Học sinh : SGK.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. Khởi động:

- GV cho HS bắt bài hát

- GV giới thiệu bài

- GV ghi bảng tên bài

2. Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động: Viết sáng tạo

* Mục tiêu: Học sinh biết viết sáng tạo về một đồ vật cá nhân

* Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý:

- Cho HS thảo luận nhóm đôi nói về đồ vật cá nhân mà mình thích

- Gọi HS nói trước lớp

- GV nhận xét – GD:

- Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) tả một đồ dùng có nhân em thích, trong đoạn văn có hình ảnh so sánh vào VBT.

HS hát

HS lắng nghe

- Học sinh đọc yêu cầu cuả bài tập

- Một vài HS nói câu trả lời trước lớp.

VD: Mẹ mới mua cho em một chiếc mũ lưỡi trai. Nó được làm bằng vải thô rất dày dặn. Phía sau mũ có quai cài có thể điều chỉnh độ rộng. Em luôn mang theo chiếc mũ khi đi học. Khi trời nắng, em lại lấy mũ ra đội. Chiếc mũ rất có ích đối với em.

- HS lắng nghe

- HS viết vào VBT

Sinh nhật năm nay, bố tặng em một chiếc xe đạp nhỏ. Bên ngoài chiếc xe được sơn màu hồng. Phía trước có một chiếc giỏ nhỏ để đựng đồ. Các bộ phận như bàn đạp, yên xe, tay lái đều có màu đen. Xe có hai bánh xe hình tròn. Ở giữa bánh xe là các nan hoa bằng thép rất chắc chắn. Lốp xe bằng cao su bền và đẹp. Mỗi lần xe chuyển động, những bánh xe lăn quay đều quay như những vòng vay chong chóng  trông thật vui mắt. Em rất thích chiếc xe đạp này.

Hoạt động: Vận dụng

  • Mục tiêu: Học sinh có thể vận dụng bài học vào cuộc sống
  • Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh xác định yêu cầu của hoạt động. Chơi trò chơi Em là phóng viên.

- Chia lớp thành nhóm đôi để xác định nhân vật yêu thích, xác định nội dung cuộc trò chuyện với nhân vật (mở đầu, diễn biến, kết thúc) dựa vào dựa ý:

+ Em và nhân vật sẽ nói và thể hiện cảm xúc gì khi gặp nhau?

+ Em sẽ hỏi nhân vật điều gì? Nhân vật sẽ trả lời thế nào?

+ Em và nhân vật nói gì khi chia tay?

- Cho HS đóng vai trước lớp

- Gọi HS khác nhận xét

- GV nhận xét – khen ngợi

3. Hoạt động nối tiếp:

- Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị sau.

- HS xác định yêu cầu của BT

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS đóng vai

- HS lắng nghe

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..