Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tuần 8

Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tuần 8

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tuần 8

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

CHỦ ĐIỂM 4: Em là đội viên

BÀI 3: Ngày em vào Đội (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Chia sẻ về một niềm vui của em ở trường; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Cảm xúc, những lời dặn dò, mong mỏi, hi vọng và tin yêu của chị dành cho em trong ngày em vào Đội.

- Chia sẻ về một niềm vui của em ở trường; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Cảm xúc, những lời dặn dò, mong mỏi, hi vọng và tin yêu của chị dành cho em trong ngày em vào Đội.

- Tìm đọc một bài văn viết về thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về một hình ảnh đẹp trong bài văn.

- Nghe – viết đúng một đoạn trong bài thơ Ngày em vào Đội; luyện tập viết hoa tên địa danh Việt Nam, phân biệt ch/tr hoặc an/ang.

- Luyện tập biện pháp tu từ so sánh.

- Đặt được câu có hình ảnh so sánh dựa vào gợi ý.

- Đóng vai, nói và đáp được lời chúc mừng của chị khi em được kết nạp Đội.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tìm đọc một bài văn viết về thiếu nhi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về một hình ảnh đẹp trong bài văn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đóng vai, nói và đáp được lời chúc mừng của chị khi em được kết nạp Đội.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Niềm tin yêu vào Đội của thiếu nhi

- Phẩm chất nhân ái: Biết động viên, dặn dò của chị đối với em

- Phẩm chất chăm chỉ: Phải học hành chăm chỉ để xứng đáng là đội viên

- Phẩm chất trách nhiệm: Là đội viên phải có trách nhiệm với Đội của mình

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:

+ Tranh ảnh, video clip về hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

+ Bảng phụ ghi ba khổ thơ cuối.

- HS: mang theo sách có bài văn về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài văn đã đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi

- GV yêu cầu HS chia sẻ niềm vui trong học tập hay một niềm vui khi tham gia hoạt động khác.

- GV nhận xét và tuyên dương HS chia sẻ.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc tên bài và phỏng đoán nội dung bài học.

- GV giới thiệu bài mới.

- HS chia sẻ niềm vui của mình.

- HS quan sát tranh, đọc tên bài và phỏng đoán nội dung bài đọc.

- HS lắng nghe.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.1 Hoạt động Đọc (24 phút)

1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân – cả lớp

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: giọng đọc trong sáng, vui tươi, tha thiết; nhấn giọng ở những từ ngữ nói lên niềm hi vọng của chị về sự thay đổi của em (thời thơ dại, khao khát,…) chỉ màu sắc của chiếc khăn quàng (tuoi thắm, đỏ chói), những hình ảnh đẹp (lời ru vời vợi, trời xanh vẫn đợi,…); gắt nhịp linh hoạt: 2/3, 3/2 hoặc ¼, 1/2/2,…)

b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ

- Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu.

- Yêu cầu HS đọc các từ khó: thời thơ dại, vời vợi, đỏ chói.

c. Luyện đọc đoạn

- Yêu cầu đọc nối tiếp từng đoạn.

- GV hướng dẫn HS cách ngắt nhịp một số dong thơ

Này em,/ mở cửa ra/

Một trời xanh/ vẫn đợi/

Cánh buồm/ là tiếng gọi/

Mặt biển/ và dòng sông.//

d. Luyện đọc cả bài:

- Yêu cầu HS đọc cả bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp từng câu.

- HS đọc.

- HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- HS theo dõi và đọc lại.

- 2HS đọc lại cả bài.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)

a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Cảm xúc, những lời dặn dò, mong mỏi, hi vọng và tin yêu của chị dành cho em trong ngày em vào Đội.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, Cá nhân – Nhóm đôi.

Câu 1: Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi 1.

Câu 2: Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi 2.

Câu 3: Yêu cầu HS đọc to bài đọc và trả lời câu hỏi 3.

Câu 4: Yêu cầu HS đọc thầm bài đọc và trả lời câu hỏi 4.

- Yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.

- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

- Các nhóm trình bày.

- 1 HS đọc to lại bài. 1 HS trả lời câu hỏi.

- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

- HS nêu nội dung bài đọc.

* Hoạt động nối tiếp: (6 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Yêu cầu HS đọc lại bài.

- Chuẩn bị: tiết 2 học thuộc lòng bài thơ.

- 2HS đọc lại bài.

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

CHỦ ĐIỂM 4: Em là đội viên

BÀI 3: Ngày em vào Đội (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Chia sẻ về một niềm vui của em ở trường; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Cảm xúc, những lời dặn dò, mong mỏi, hi vọng và tin yêu của chị dành cho em trong ngày em vào Đội.

- Tìm đọc một bài văn viết về thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về một hình ảnh đẹp trong bài văn.

- Nghe – viết đúng một đoạn trong bài thơ Ngày em vào Đội; luyện tập viết hoa tên địa danh Việt Nam, phân biệt ch/tr hoặc an/ang.

- Luyện tập biện pháp tu từ so sánh.

- Đặt được câu có hình ảnh so sánh dựa vào gợi ý.

- Đóng vai, nói và đáp được lời chúc mừng của chị khi em được kết nạp Đội.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tìm đọc một bài văn viết về thiếu nhi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về một hình ảnh đẹp trong bài văn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đóng vai, nói và đáp được lời chúc mừng của chị khi em được kết nạp Đội.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Niềm tin yêu vào Đội của thiếu nhi

- Phẩm chất nhân ái: Động viên, dặn dò của chị đối với em

- Phẩm chất chăm chỉ: Phải học hành chăm chỉ để xứng đáng là đội viên

- Phẩm chất trách nhiệm: Là đội viên phải có trách nhiệm với Đội của mình

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:

+ Tranh ảnh, video clip về hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

+ Bảng phụ ghi ba khổ thơ cuối.

- HS: mang theo sách có bài văn về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài văn đã đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Tập thể

- Cho HS nghe và hát theo bài: Khăn quàng thắm mãi vai em (Nhạc và lời: Ngô Ngọc Báu)

- Dẵn dắtt học sinh vào bài

- HS hát

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.1 Hoạt động Đọc (15 phút)

3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố - Học thuộc lòng (15 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa. Thuộc lòng được bài thơ.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm 5

- GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ.

- HS nghe GV đọc mẫu toàn bài.

- HS luyện đọc lại 2- 3 khổ thơ em thích nhóm 2 và học thuộc lòng.

* Học thuộc lòng:

- HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV nhận xét và tuyên dương HS đọc đúng.

- Lắng nghe và tìm các từ cần nhấn giọng

- Lắng nghe

- Luyện đọc nhóm 2

- HS thi đọc.

B.2 Hoạt động Đọc mở rộng (10 phút)

a. Mục tiêu: Rèn đọc thêm cho HS

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân.

- Gv yêu cầu HS tìm đọc ở nhà hoặc thư viện một số bài văn thiếu nhi

- Yêu cầu HS viết vào phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc bài: tên bài văn, tác giả, hình ảnh đẹp,…

- GV yêu cầu HS chia trong nhóm 4 về hình ảnh đẹp trong bài văn em đã đọc.

- GV yêu cầu HS chia sẻ Phiếu đọc sách

- GV nhận xét.

- HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV.

- HS thảo luận nhóm 4 chia sẻ bài văn đã đọc.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân

- Yêu cầu HS đọc lại toàn bộ bài thơ.

- Chuẩn bị: Nghe – viết bài Ngày em vào Đội.

- HS đọc thuộc lòng bài thơ.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

CHỦ ĐIỂM 4: Em là đội viên

BÀI 3: Ngày em vào Đội (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Chia sẻ về một niềm vui của em ở trường; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Cảm xúc, những lời dặn dò, mong mỏi, hi vọng và tin yêu của chị dành cho em trong ngày em vào Đội.

- Tìm đọc một bài văn viết về thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về một hình ảnh đẹp trong bài văn.

- Nghe – viết đúng một đoạn trong bài thơ Ngày em vào Đội; luyện tập viết hoa tên địa danh Việt Nam, phân biệt ch/tr hoặc an/ang.

- Luyện tập biện pháp tu từ so sánh.

- Đặt được câu có hình ảnh so sánh dựa vào gợi ý.

- Đóng vai, nói và đáp được lời chúc mừng của chị khi em được kết nạp Đội.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tìm đọc một bài văn viết về thiếu nhi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về một hình ảnh đẹp trong bài văn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đóng vai, nói và đáp được lời chúc mừng của chị khi em được kết nạp Đội.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Niềm tin yêu vào Đội của thiếu nhi

- Phẩm chất nhân ái: Động viên, dặn dò của chị đối với em

- Phẩm chất chăm chỉ: Phải học hành chăm chỉ để xứng đáng là đội viên

- Phẩm chất trách nhiệm: Là đội viên phải có trách nhiệm với Đội của mình

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:

+ Tranh ảnh, video clip về hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

+ Bảng phụ ghi ba khổ thơ cuối.

- HS: mang theo sách có bài văn về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài văn đã đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (3 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân

- GV cho HS thi đọc thuộc lòng lại đoạn thơ trong bài Ngày em vào Đội.

- GV nhận xét và tuyên dương HS đọc tốt.

- HS thi đọc.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (33phút)

1. Nghe – viết (15 phút)

a. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng một đoạn trong bài thơ Ngày em vào Đội; luyện tập viết hoa tên địa danh Việt Nam, phân biệt ch/tr hoặc an/ang.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân - Cả lớp

- Yêu cầu HS đọc lại đoạn thơ trong bài Ngày em vào Đội.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 và 2.

- GV cho HS phân tích các từ khó: đỏ chói, màu.

- GV đọc từng dòng thơ.

- Yêu cầu HS trao đổi vở soát lỗi.

- Yêu cầu HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn theo hướng dẫn của GV.

- GV nhận xét một số bài viết.

- 2HS đọc lại.

- HS trả lời câu hỏi 1 và 2.

- HS phân tích từ khó.

- HS lắng nghe và viết vào VBT.

- HS trao đổi vở với bạn bên cạnh soát lỗi.

- HS đánh giá bài viết của bạn.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập viết hoa địa danh Việt Nam (10 phút)

a. Mục tiêu: Rèn cho HS cách viết hoa tên địa danh Việt Nam.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, cá nhân.

- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao.

- GV nhắc lại quy trình viết chữ hoa tên địa danh Việt Nam.

- Yêu cầu quan sát cách GV viết chữ có chữ cái viết hoa.

- Yêu cầu HS viết chữ có chữ cái viết hoa và câu ứng dụng vào vở BT.

- GV yêu cầu HS chia sẻ bài làm trước lớp.

- GV nhận xét và tuyên dương HS viết đúng.

- 1HS đọc yêu cầu.

- 1 HS nhắc lại cách viết hoa tên địa danh Việt Nam.

- HS quan sát.

- HS viết vào VBT.

- HS chia sẻ bài làm của mình.

3. Phân biệt ch/tr (5 phút)

a. Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được ch/tr

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, Thảo luận nhóm đôi.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài BT 3

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm tiếng phù hợp.

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét và tuyên dương nhóm làm đúng.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện vào VBT.

- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.

* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết.

- Chuẩn bị: Luyện từ và câu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

CHỦ ĐIỂM 4: Em là đội viên

BÀI 3: Ngày em vào Đội (Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Chia sẻ về một niềm vui của em ở trường; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Cảm xúc, những lời dặn dò, mong mỏi, hi vọng và tin yêu của chị dành cho em trong ngày em vào Đội.

- Tìm đọc một bài văn viết về thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về một hình ảnh đẹp trong bài văn.

- Nghe – viết đúng một đoạn trong bài thơ Ngày em vào Đội; luyện tập viết hoa tên địa danh Việt Nam, phân biệt ch/tr hoặc an/ang.

- Luyện tập biện pháp tu từ so sánh.

- Đặt được câu có hình ảnh so sánh dựa vào gợi ý.

- Đóng vai, nói và đáp được lời chúc mừng của chị khi em được kết nạp Đội.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tìm đọc một bài văn viết về thiếu nhi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về một hình ảnh đẹp trong bài văn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đóng vai, nói và đáp được lời chúc mừng của chị khi em được kết nạp Đội.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Niềm tin yêu vào Đội của thiếu nhi

- Phẩm chất nhân ái: Động viên, dặn dò của chị đối với em

- Phẩm chất chăm chỉ: Phải học hành chăm chỉ để xứng đáng là đội viên

- Phẩm chất trách nhiệm: Là đội viên phải có trách nhiệm với Đội của mình

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:

+ Tranh ảnh, video clip về hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

+ Bảng phụ ghi ba khổ thơ cuối.

- HS: mang theo sách có bài văn về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài văn đã đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân – Cả lớp.

Cho HS múa hát: Đội ca của nhạc sĩ: Phong Nhã

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (21phút)

1. BT1: Tìm hình ảnh so sánh và từ ngữ dùng để so sánh. (7phút)

a. Mục tiêu: Luyện tập biện pháp tu từ so sánh.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân – Thảo luận nhóm - Cả lớp

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét và tuyên dương nhóm làm đúng.

- HS đọc yêu cầu BT1.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

2. BT 2: Tìm thêm từ ngữ dùng để so sánh (7phút)

a. Mục tiêu: Luyện tập biện pháp tu từ so sánh.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân – Cả lớp

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT2.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét và tuyên dương nhóm làm đúng.

- HS đọc yêu cầu BT2.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

3. BT 3: Đặt được câu có hình ảnh so (7phút)

a. Mục tiêu: Đặt được câu có hình ảnh so sánh dựa vào gợi ý.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân – Cả lớp

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT3.

- Yêu cầu HS tquan sát tranh và từ ngữ gợi ý.

- GV yêu cầu HS làm vào VBT.

- GV yêu cầu HS chia sẻ bài làm trước lớp.

- GV nhận xét và tuyên dương nhóm làm đúng.

- HS đọc yêu cầu BT3.

- HS quan sát tranh.

- HS làm vào VBT.

- HS chia sẻ bài làm trước lớp.

Hoạt động Vận dụng: (6phút)

a. Mục tiêu: - Đóng vai, nói và đáp được lời chúc mừng của chị khi em được kết nạp Đội.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đóng vai - Cá nhân – Cả lớp.

- GV yêu cầu HS: Nói và đáp lời chúc mừng của chị khi em được kết nạp Đội.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Nói và đáp lời chúc mừng của chị khi em được kết nạp Đội.

- GV yêu cầu các nhóm đóng vai.

- GV nhận xét và tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi nói và đáp lời chúc mừng.

- HS đóng vai nói và đáp lời chúc mừng trước lớp.

* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân – Cả lớp.

- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.

- Chuẩn bị: Bài 4: Lễ kết nạp Đội.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

BÀI 4: Lễ kết nạp Đội (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Đọc:

- Kể được tên một số buổi lễ thường được tổ chức ở trường em; nêu được được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài; hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng lôgic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Quang cảnh trang nghiêm của buổi lễ kết nạp Đội và niềm hân hoan, xúc động cảu các bạn đội viên mới.

- Đóng được vai để nói và đáp lời chúc mừng các bạn đội viên mới của lớp bằng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ phù hợp

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tìm đọc một bài văn viết về thiếu nhi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về một hình ảnh đẹp trong bài văn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đóng được vai để nói và đáp lời chúc mừng các bạn đội viên mới của lớp bằng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ phù hợp

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Niềm tin yêu vào Đội của thiếu nhi

- Phẩm chất nhân ái: Biết động viên, dặn dò của chị đối với em

- Phẩm chất chăm chỉ: Phải học hành chăm chỉ để xứng đáng là đội viên

- Phẩm chất trách nhiệm: Là đội viên phải có trách nhiệm với Đội của mình

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh, video clip một số buổi sinh hoạt dưới cờ ở trường em: Lễ khai giảng, lễ chào chào cờ đầu tuần, lễ kết nạp Đội,...

- Bảng phụ ghi đoạn từ Thầy Tổng phụ trách ... đến “Sẵn sàng”

- Tệp ghi âm và video clip minh họa nội dung truyện Chú bé nhanh trí

- Một vài mẫu thư điện tử đơn giản

- Hình ảnh sơ đồ phóng to để tổ chức hoạt động vận dụng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân – Cả lớp - Nhóm

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi kể tên một số buổi lễ thường được tổ chức ở trường em.

- GV mời các nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét.

- GV giới thiệu bài mới.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Các nhóm chia sẻ trước lớp.

- HS quan sát tranh minh họa và phỏng đoán nội dung bài đọc.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30phút)

B.1 Hoạt động Đọc (25phút)

1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (15phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân – Cả lớp.

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài.

b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ

- Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu.

- GV HD HS đọc các từ khó: náo nức, hân hoan, sẵn sàng, can dặn, giòn giã, rạng rỡ.

- Giải thích từ khó: náo nức (rất đông, rất vui); tiêu biểu ( có nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện)

c. Luyện đọc đoạn

- Luyện đọc câu dài:

GV HD cách ngắt câu dài: Trong buổi lễ chào cờ sáng nay,/mọi ánh mắt thân thương/ đều hướng về những học sinh tiêu biểu của khối lớp Ba.//; Sau khi nghe danh sách đội viên mới,/các bạn học sinh tiêu biểu/ tự tin bước lên//; Rồi hình ảnh đẹp nhất của buổi lễ hiện ra/ khăn quàng đỏ thắm/ được thầy Tổng phụ trách/ đặt lên vai các bạn đội viên mới/ cùng lời căn dặn chan chứa tin yêu//;

- Luyện đọc từng đoạn:

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn.

d. Luyện đọc cả bài:

- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp từng câu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- 1HS đọc lại toàn bài.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (5phút)

a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Quang cảnh trang nghiêm của buổi lễ kết nạp Đội và niềm hân hoan, xúc động cảu các bạn đội viên mới.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân – Cả lớp - Nhóm

Câu 1: Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi 1.

Câu 2: Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi 2.

Câu 3: Yêu cầu HS đọc to bài đọc và trả lời câu hỏi 3.

Câu 4: Yêu cầu HS đọc thầm bài đọc và trả lời câu hỏi 4.

- Yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.

- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

- Các nhóm trình bày.

- 1 HS đọc to lại bài. 1 HS trả lời câu hỏi.

- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

- HS nêu nội dung bài đọc.

3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (5 phút)

a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân – Cả lớp – Nhóm.

- GV đọc mẫu 1 đoạn.

- Yêu cầu HS luyện đọc lại 1 đoạn nhóm 2.

- HS thi đọc trước lớp.

- GV nhận xét và tuyên dương Hs đọc tốt.

- HS nghe GV đọc mẫu 1 đoạn.

- HS luyện đọc lại 1 đoạn nhóm 2.

- HS thi đọc trước lớp.

* Hoạt động nối tiếp: (5phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Yêu cầu HS đọc lại bài.

- Chuẩn bị: Nói và đáp lời chúc mừng các bạn đội viên mới.

- 2HS đọc lại bài.

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................