Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 16

Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 16

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 16

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 16

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ

Bài 29: NGÔI NHÀ TRONG CỎ (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngôi nhà trong cỏ”.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật qua tình tiết trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.

- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.

- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Những người hàng xóm là những người bạn tốt của chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ họ,đồng thời cùng họ làm những công việc chung để cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.

-Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý những người hàng xóm láng giềng nói riêng, bạn bè và những người sống xung quanh nói chung

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học.

+ Câu 1: Bài hát nói đến ai?

+ Câu 2: Bài hát muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: Bài hát nói đến các bạn HS trong một lớp

+ Trả lời: Các bạn HS trong cùng một lớp biết yêu thương, quí mến, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập đoàn kết thân ái xứng đáng là con ngoan trò giỏi.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

-Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngôi nhà trong cỏ”.

+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

+ Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.

+ Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.

+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đi tìm tiếng hát.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến một tài năng âm nhạc.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: nhảy xa, vang lên, rủ nhau, chốc lát, vùng cỏ,,…

-Luyện đọc câu dài: Chuồn chuồn vừa bay đến,/ đậu trên nhánh cỏ may,/ đôi cánh mỏng nhẹ khi điệu nhạc vút cao.

Chỉ chốc lát,/ ngôi nhà xinh xắn bằng đất/ đã được xây xong/ dưới ô nấm/ giữa vùng cỏ xanh tươi.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Vào sáng sớm, chuyện gì xảy ra khiến cào cào, nhái bén, chuồn chuồn chú ý?

+ Câu 2: Các bạn đã phát hiện ra điều gì?

+ Câu 3: Chi tiết nào cho thấy cuộc gặp gỡ của các bạn với dế than rất thân mật?

+ Câu 4: Các bạn đã giúp dế than việc gì?

+ Câu 5: Em nghĩ gì về việc các bạn giúp đỡ dế than?.

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Câu chuyện muốn nói với chúng ta những người hàng xóm là những người bạn tốt. Chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ họ, đồng thời cùng họ làm những công việc chung để cuộc sống tốt đẹp hơn.

2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Vào sáng sớm, một âm thanh vang lên từ đâu không rõ khiến cào cào, nhái bén, chuồn chuồn chú ý.

+ Các bạn phát hiện ra dế than vừa dang xây nhà vừa hát.

+ Khi đế than vừa dứt lời hát, các bạn đã vỗ tay rất to thể hiện sự thán phục đối với dế than. Sau đó các bạn đã tự giới thiệu mình để làm quen với dế than. Các bạn khen ngợi dế than hát rất hay, là một tài năng âm nhạc.Còn dế than khiêm tốn chỉ nhận mình là một thợ đào đất.

+ Các bạn đã xúm vào giúp dế than xây nhà.

+ ( Việc các bạn giúp đỡ dế than thể hiện sự tốt bụng, thân thiện của các bạn chuồn chuồn, nhái bén, cào cào; sự đoàn kết của những người bạn tốt; tình bạn đngá quý giữ các con vật)

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

-2-3 HS nhắc lại

3. Nói và nghe: Kể chuyện Hàng xóm của tắc kè

- Mục tiêu:

+Kể được câu chuyện Hàng xóm của tắc kè dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 3:Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán nội dung câu chuyện Hàng xóm của tắc kè

- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: ( Trao đổi trong nhóm để đoán nội dung câu chuyện)

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.2. Hoạt động 4: Nghe và kể lại câu chuyện

- Gọi HS đọc yêu cầu trước lớp

- GV kể lần 1 toàn bộ câu chuyện cho HS nghe

-GV kể lần 2 ( GV nêu câu hỏi dưới tranh và mời HS trả lời câu hỏi)

+ GV cho HS làm việc cá nhân nhìn tranh đọc câu hỏi dưới tranh nhớ nội dung và kể lại câu chuyện.

- GV cho HS làm việc nhóm đôi: ( 1 HS kể , 1HS lắng nghe để góp ý sau đó đổi vai người kể, người nghe)

-GV mời 1 HS kể toàn bộ câu chuyện

- GV nhận xét, tuyên dương.

4.2 Hoạt động 5.Em học được điều gì sau khi nghe câu chuyện?

-GV gọi HS trình bày trước lớp

- GV nhận xét , tuyên dương

- 1 HS đọc to chủ đề: Hàng xóm của tắc kè

+ Yêu cầu: Dựa vào tranh và câu hỏi đoán nội dung câu chuyện Hàng xóm của tắc kè

- HS sinh hoạt nhóm và kể lại nội dung câu chuyện

- HS kể về nội dung câu chuyện trước lớp.

- 1 HS đọc yêu cầu: Nghe và kể lại câu chuyện

- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.

- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện

-1HS đọc yêu cầu: Em học được điều gì qua câu chuyện

+Câu chuyện cho ta thấy, dù sống ở đâu cũng phải tôn trọng những người sống xung quanh. Ta phải giữ gìn trật tự để khong làm ảnh hưởng đến người khác. Nhưng đồng thời, ta cũng biết nên biết thông cảm với hàng xóm nếu họ có lỡ làm phiền ta vì hoàn cảnh đặc biệt. Hàng xóm láng giềng cần biết thông cảm tôn trọng lẫn nhau)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

Nghe – Viết: GIÓ (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết đúng chính tả bài thơ “Gió” trong khoảng 15 phút.

- Viết được các tiếng chứa s/x hoặc ao/au. Tìm được từ ngữ bởi mỗi tiếng cho trước.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trảr lời câu hỏi trong bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu bạn bè và những người xung quanh.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa s.

+ Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa x.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: sáo trúc

+ Trả lời: cái xẻng

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Viết đúng chính tả bài thơ “ Gió” trong khoảng 15 phút.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)

- GV giới thiệu nội dung: Gió có nhiều bạn tốt, sẵn sàng giúp đỡ gió để gió thành công trong việc học

- GV đọc toàn bài thơ.

- Mời 3 HS đọc nối tiếp bài thơ.

- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:

+ Bài thơ không chia khổ vì thế HS khong cách dòng ở đoạn nào

+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng, viết hoa tên tác giả.

+ Chú ý các dấu chấm cuối câu.

+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: hiền lành, tặng, sẵn sàng, vượt.

- GV đọc từng cụm từ hoặc dòng thơ cho HS viết.

- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.

- GV nhận xét chung.

2.2. Hoạt động 2: Làm bài tập a hoặc b

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Mời đại diện nhóm trình bày.

-GV chốt ý đúng

a)Mưa rơi tí tách Mưa vẽ trên sân

Hạt trước hạt sau Mưa dàn trên lá

Không xô đẩy nhau Mưa rơi trắng x

Xếp hàng lần lượt Bong bóng phập phồng

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

2.3. Hoạt động 3: Tìm từ ngữ tạo bởi mỗi tiếng cho trước ( sao/xao; sào/xào)

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm từ ngữ tạo bởi mỗi tiếng cho trước

- GV ghi thêm một số đáp án lên bảng:

+ sao: ngôi sao, vì sao, sao băng,sao chổi,sao nhãng, sao chép...

+xao, lao xao,xao xuyến,xao động,xao xác,...

+ sào: cây sào, yến sào,sào ruộng,...

+ xào: xào nấu, xào xạc, xào xáo,....

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 4 HS đọc nối tiếp nhau.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài.

- HS nghe, dò bài.

- HS đổi vở dò bài cho nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

-HS làm việc nhóm( HS tự đọc thầm đoạn thơ chọ s/x ( câu a)

- các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.

- Kết quả: sau,xô,xếp,sân,xoá

- Các nhóm nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm trình bày

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động vận dụng:

+ Xem lại tranh minh hoạ câu chuyện Hàng xóm của tắc kè hoa, tập luyện kể lại từng đoạn theo tranh và câu hỏi gợi ý.

+ Kể lại cho người thân nghe và nêu cảm nghĩ về câu chuyện.

*GV dặn dò HS : Về nhà trao đổi với người thân về những điều thú vị trong bài học hôm nay

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS lắng nghe để lựa chọn.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ

Bài 30: NHỮNG NGỌN HẢI ĐĂNG (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bài Những ngọn hải đăng

- Biết nghỉ hơi ở.

- Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

- Hiểu nội dung bài: Cảm nhận được những khó khăn vất vả và tinh thần lao động quên mình của những người canh giữ hải đăng; nhận biết được những thông tin đáng chú ý trong bài đọc. Tìm nững ý chính của từng đoạntrong bài, nhận biết cách sắp xếp thông tin trong văn bản

- Viết đúng chữ viết hoa M, N cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoaM,N.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý những người canh giữ biển đảo của Tổ quốc.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Hãy đọc một bài thơ nói về những người canh giữ biển đảo mà em biết.

+ Câu 2: Em hãy nêu tình cảm của mình đối với những người canh giữ biển đảo?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: ( Ví dụ bài Thư gửi bố ngoài đảo)

+ Đọc và trả lời câu hỏi: Em luôn yêu quý và kính trọng ....

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

-Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng rõ ràng bài “ Những ngọn hải đăng”.

+ Đọc đúng từ ngữ dễ phát âm sai: lạc đường, điện năng lượng, mưa nắng, biển lặng.

+Nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy.

+Đọc các câu dài: Hải đăng/hay đèn biển,/là ngọn tháp được thiết kế/để chiếu sáng bằng hệ thống đèn,/ giúp tàu thuyền định hướng đi lại giữa đại dương.

Với lòng yêu nghề,/ yêu biển đảo quê hương,/ họ đã vượt qua bao khó khăn,/gian khó nơi biển khơi xa vắng,/ góp sức mình bảo vệ vùng biển,/ vùng trời của Tổ quốc.

+ Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

+ Cảm nhận được những khó khăn vất vả và tinh thần lao động quên mình của những người canh giữ hải đăng; nhận biết được những thông tin đáng chú ý trong bài đọc.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn ( 3 đoạn)

+Đoạn 1: Từ đầu đến không lo lạc đường.

+ Đoạn 2: Từ Những ngọn hải đăng đến khắc phục sự cố.

+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếptừng đoạn.

- Luyện đọc từ khó: lạc đường, điện năng lượng, mưa nắng, biển lặng,,…

- Luyện đọc các câu dài:

- GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. Gv giải thích thêm.

- Luyện đọc từng đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc từng đoạn theo nhóm 3.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Nêu ích lợi của những ngọn hải đăng?

+ Câu 2: Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng gì?

*GV có thể giải thích thêm : Vào những đợt mưa bão dài ngày, năng lượng yếu thì thay thế bằng máy phát điện.

+ Câu 3: -Những người canh giữ hải đăng phải làm việc vất vả ra sao?

-Em có suy nghĩ gì về công việc của họ?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV chốt: Công việc của những người canh giữ hải đăng vô cùng vất vả, hiểm nguy.Làm tốt công việc đó, những người canh giữ hải đăng đã chứng tỏ tình yêu với biển đảo, với đất nước.

+Câu 4: Sắp xếp các ý theo trình tự bài đọc

- GV mời HS nêu yêu cầu.

-GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi

-GV nhận xét và chốt ý trả lời đúng

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại

- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.

- GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc.

- HS đọc giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Hải đăng phát sáng trong đêm để tàu thuyền định hướng đi lại giữa đại dương.....

Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng điện năng lượng mặt trời.

+( Để tàu thuyền đi lại trên biển không bị mất phương hướng, những ngọn hải đăng không bao giờ được tắt. Những người làm nhiệm vụ phải làm việc suốt ngày đêm...)

+Công việc của những người canh giữ hải đăng vô cùng vất vả, hiểm nguy ...

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

- 2-3 HS nhắc lại nội dung bài.

-1HS nêu yêu cầu

-HS thảo luận theo cặp đôi

- 2HS trả lời

3. Luyện viết.

-Mục tiêu:

+ Viết đúng chữ viết hoa M,N cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa M,N.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2)

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa M,N.

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp).

- Nhận xét, sửa sai.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương.

3.2. Hoạt động 5: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

a. Viết tên riêng.

- GV mời HS đọc tên riêng.

- GV giới thiệu: Mũi Né một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.- GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

b. Viết câu.

- GV yêu cầu HS đọc câu.

- GV giới thiệu câu ứng dụng: câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười vùng đất thuộc miền Tây Nam Bộ nước ta. Đó là vùng đất rộng mênh mông, sông nước dạt dào, có nhiều tôm cá.

- GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: Đ,T,M, N Lưu ý cách viết thơ lục bát.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn.

- GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát video.

- HS quan sát.

- HS viết bảng con.

- HS viết vào vở chữ hoa M,N

- HS đọc tên riêng: Mũi Né

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng Mũi Né vào vở.

- 1 HS đọc yêu câu:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm

- HS lắng nghe.

- HS viết câu thơ vào vở.

- HS nhận xét chéo nhau.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video cảnh một số làng quê ở Việt Nam.

+ GV nêu câu hỏi em thấy có những cảnh đẹp nào mà em thích ở một số làng quê?

- Hướng dẫn các em lên kế hoạch nghỉ hè năm tới vui vẻ, an toàn.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T3,4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động trong văn bản, biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về sựu vật, hoạt động được nói đến trong văn bản

- Bước đầu biết cách viết một lá thư cho người thân.

- Hình thành và phát triển tình cảm đối với những người có tinh thần trách nhiệm với công việc chung.

- Đọc mở rộng theo yêu cầu.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua quan sát và tìm hiểu các hình ảnh trong bài.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và và kính trọng những người có tinh thần trách nhiệm với công việc chung.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS hát 1 bài để khởi động bài học.

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát:

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+Nhận biết được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động trong văn bản, biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về sựu vật, hoạt động được nói đến trong văn bản

+ Bước đầu biết cách viết một lá thư cho người thân.

+Hình thành và phát triển tình cảm đối với những người có tinh thần trách nhiệm với công việc chung.

+ Đọc mở rộng theo yêu cầu.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu (làm việc cá nhân, nhóm)

Bài 1: Xếp các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ vào nhóm thích hợp. (Làm việc nhóm 2)

- GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc:

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt đáp án:

*Từ ngữ chỉ sựu vật: biển, sóng, đèn biển, sương, đoàn tàu.

*Từ ngữ chỉ hoạt động: thức dậy, cõng ,đứng.

Bài 2: Tìm thêm những từ chỉ sự vật trong đoạn thơ trên. (làm việc cá nhân, nhóm)

- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ, trả lời

- Mời HS đọc từ ngữ đã tìm .

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

Bài 3: Hỏi đấp về sự vật, hoạt động được nói đến trong đoạn thơ ở bài tập 1 (làm việc nhóm đôi)

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV giao nhiệm vụ ( 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời , sau đó đổi vai)

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương

2.2. Hoạt động 2: Luyện viết thư.

a. Nhận biết cách viết một bức thư. (làm việc chung cả lớp)

Bài tập 1: Đọc bức thư và trả lời câu hỏi

a. Bạn Nga viết thư cho ai?

b. Dòng đầu bức thư ghi những gì?

c. Đoạn nào trong thư là lời hỏi thăm?

d.Đoạn nào trong thư là lời Nga kể về mình và gia đình?

e.Nga mong ước điều gì?Nga chúc chú thế nào?

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời từng câu a, b, c,d,e

- GV yêu cầu HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương và chốt đáp án.

Bài tập 2: Em viết thư cho ai? Trong thư, em viết những gì?

- GV mời HS đọc yêu cầu bài 2.

- GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả.

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

Bài tập 3: Thực hành viết một đoạn trong bức thư

- GV mời HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ và viết thư vào vở.

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả.

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1

- HS làm việc theo nhóm 2.

- Đại diện nhóm trình bày:

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- HS suy nghĩ tìm từ.

- Một số HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét bạn.

- HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm nhận xét ché nhau.

- Theo dõi bổ sung.

- HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- HS suy nghĩ và trả lời.

- HS nhận xét trình bày của bạn.

- HS đọc yêu cầu bài 2.

- HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét bạn trình bày.

-HS viết vào vở những điều mình muốn viết trong thư

- HS đọc yêu cầu bài 3.Dựa vào những điều đã trao đổi với bạn, em hãy viết 3- 4 câu hỏi thăm tình hình của người nhận thư.

- HS suy nghĩ và viết thư vào vở

-HS đọc và tự soát lỗi

.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs đọc bài mở rộng “ Bác lái xe bệnh viện” trong SGK.

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ,...viết về những hoạt động yêu thích của em.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS đọc bài mở rộng.

- HS trả lời theo ý thích của mình.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------