Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 13

Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 13

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 13

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 13

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG

Bài 23: TÔI YÊU EM TÔI (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Tôi yêu em tôi”.

- Biết nghỉ hơi giữa các dòng thơ; giọng đọc thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ đối với em gái của mình.

- HS cảm nhận được vẻ đáng yêu của cô em gái qua cảm nhận của nhân vật “ Tôi” và tình cảm yêu quý nhau của hai em.

- Hiểu được nội dung bài thơ thể hiện tình cảm anh chị em trong nhà rất cảm động. Tình cảm anh chị em ruột thịt làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm vui.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ nói về mối quan hệ anh chị em trong nhà; biết kể những việc đã làm cùng anh, chị, em và nêu cảm nghĩ khi làm việc cùng anh, chị, em.

- Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ: có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết bày tỏ tình cảm với người thân qua cử chỉ, lời nói, hành động.

- Phẩm chất nhân ái: Biết phát triển tình cảm yêu quý, quan tâm đối với người thân trong gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạ y về những việc anh – chị - em trong nhà thường làm cùng nhau.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Bạn lớp trưởng thể hiện cử chỉ, việc làm của người thân. HS quan sát nêu được cử chỉ, việc làm đó.

+ Chia sẻ với các bạn: Em yêu nhất điều gì ở anh, chị hoặc em của mình.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: cho HS quan sát tranh

- HS tham gia trò chơi quan sát quản trò để nhận ra được cử chỉ, việc làm của người thân và xung phong trả lời.

- Lần lượt 2 -3 HS chia sẻ trước lớp.

- HS Quán sát tranh, lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Tôi yêu em tôi”.

+ Biết nghỉ hơi giữa các dòng thơ; giọng đọc thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ đối với em gái của mình.

+ HS cảm nhận được vẻ đáng yêu của cô em gái qua cảm nhận của nhân vật “ Tôi” và tình cảm yêu quý nhau của hai em.

+ Hiểu được nội dung bài thơ thể hiện tình cảm anh chị em trong nhà rất cảm động. Tình cảm anh chị em ruột thịt làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm vui.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc đúng các câu thơ có tiếng dễ phát âm sai. Nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ. Dọc diễn cảm các câu thơ thể hiện được cảm xúc đang nhắc nhở các kỉ niệm đã qua.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3 đoạn- mỗi đoạn 2 khổ thơ)

- GV gọi HS đọc nối tiếp 3 em mỗi em đọc 2 khổ thơ.

- Cho HS đọc nhẩm toàn bài 1 lượt hoặc đọc nối tiếp theo cặp.

- Đọc nối tiếp đoạn

-Luyện đọc từ khó: rúc rích, khướu hót; …

- Luyện đọc câu dài: …

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Khổ thơ đầu cho biết bạn nhỏ yêu em gái điều gì?

+ Câu 2: Trong khổ 2,3 bạn nhỏ tả em gái mình đáng yêu như thế nào?

+ Câu 3: Khổ thơ nào cho thấy bạn nhỏ được em gái của mình yêu quý?

+ Câu 4: Chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất hiểu sở thích, tính cách của em mình?

+ Câu 5: Bài thơ giúp em hiểu điều gì về tình cảm anh chị em trong gia đình?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt:

2.3. Hoạt động: Luyện đọc lại.

- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng những khổ thơ em yêu thích.

- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ, HS đọc nhẩm

- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.

-Cho HS xung phong đọc những khổ thơ mình thuộc.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- Mỗi em đọc 2 khổ thơ

-Cá nhân nhẩm bài.

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

-Nghe nhận xét

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Bạn nhỏ yêu em gái vì em cười rúc rích khi bạn nhỏ nói đùa.

+ Bạn nhỏ tả em gái của mình rất xinh đẹp, rất đáng yêu:

Mắt em đen ngòi, trong veo như nước.

Miệng em tươi hồng, nói như khướu hót.

Cách làm điệu của em hoa lan, hoa lí em nhặt cái dầu, hương thơm bay theo em sân trước vườn sau.

+ Tôi đi đâu lâu nó mong nó, nó ước nó nấp sau cây oà ra ôm chặt.

+ Nó thích vẽ lắm, vẽ thỏ có đôi... Em không muón ai buòn kể cả con vật trong tranh...

+ Bài thơ thể hiện tình cảm anh chị em trong nhà rất cảm động. Tình cảm anh chị em ruột thịt làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm vui

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

-2-3 HS nhắc lại

-Nghe hướng dẫn

-Cá nhân nhẩm khổ thơ em thích

- Nhóm đọc nối tiếp từng câu thơ, khổ thơ

- HS xung phong đọc trước lớp, cả lớp hỗ trợ, nhận xét.

3. Nói và nghe: Tình cảm anh chị em

- Mục tiêu:

+ Hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ nói về mối quan hệ anh chị em trong nhà; biết kể những việc đã làm cùng anh, chị, em và nêu cảm nghĩ khi làm việc cùng anh, chị, em.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 3: Cùng bạn trao đổi để hiểu nghĩa của câu tục ngữ, ca dao

- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, cặp, cá nhân: HS trao đổi với các bạn.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.2. Hoạt động 4: Kể những việc em thường làm cùng anh chị em của mình. Nêu cảm nghĩ của em khi có anh, chị hoặc em làm việc cùng

- GV cho HS quan sát tranh. Gợi ý câu hỏi: Mỗi bức tranh vẽ gì? Mỗi bức tranh muón nói điều gì về mối quan hệ giữa anh chị em trong nhà.

- GV cho HS làm việc nhóm 2:

+ Kể những việc em thường làm cùng với anh chị em của em. Nêu cảm nghĩ của em khi có anh, chị hoặc em làm việc cùng.

+ Hoặc: Với các em chưa có anh, chị hoặc em có thể mình muốn có người anh chị hoặc người em như thế nào?

- Mời các nhóm trình bày.

GV chốt: Khi làm việc cùng người thân cần biết nhường nhịn, hỗ trợ nhau. Qua công việc và trò chuyện trong lúc làm cùng, sẽ hiểu tình cảm của người thân, tình cảm càng thêm gắn bó.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc to chủ đề: Mùa hè của em

+ Yêu cầu: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua

- Nhóm, cặp, cá nhân trao đổi và xung phong trình bày trước lớp:

+ Các câu tục ngữ, ca dao cho ta biết: Anh chị em trong nhà phải che chở, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

+ Các câu tục ngữ, ca dao khuyên chúng ta: Anh chị em trong nhà cần giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn luôn bên nhau dù giàu hay nghèo, dù hay hay dở.

- HS quan sát tranh và nêu những gì mình tháy trong bức tranh.

- Nhóm đôi thảo luận

-Nhóm cử đại diện trình bày trước lớp. Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung cho bạn.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát một số bức tranh những việc bạn nhỏ trong tranh cùng làm với anh, chị hoặc em của mình.

+ GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong trong tranh đã làm gì cùng anh, chị hoặc em trong từng bức tranh.

+ Việc làm đó có vui không? Có an toàn không?

- Nhắc nhở các em tham khi tham gia làm việc cùng cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát tranh .

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

Nghe – Viết: TÔI YÊU EM TÔI (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu trong bài thơ “ Tôi yêu em tôi” theo hình thức nghe – viết trong khoảng 15 phút.

- Trình bày đúng các đoạn thơ, biết viết hoa chữ cái mở đầu tên bài thơ và chữ cái đầu mỗi dòng thơ. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng mở đầu bằng r/ d/ gi hoặc ươn, ương.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết bày tỏ tình cảm với người thân qua cử chỉ, lời nói, hành động.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Xem tranh đoán tên việc bạn nhỏ cùng làm với anh, chị, em là gì?

+ Câu 2: Xem tranh đoán xem tình cảm của từng người trong tranh em quan sát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ HS trả lời

+ HS trả lời

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu bài thơ “Tôi yêu em tôi” trong khoảng 15 phút.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)

- GV giới thiệu nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm anh chị em trong nhà rất cảm động. Tình cảm anh chị em ruột thịt làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm vui.

- GV đọc toàn bài thơ.

- Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ.

- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:

+ Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK

+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.

+ Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu.

+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: rúc rích, ngời, khướu hót....

- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.

- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.

- GV nhận xét chung.

2.2. Hoạt động 2: Quan sát tranh, tìm và viết tên sự vật bắt đầu bằng r, d, hoặc gi trong các hình (làm việc nhóm 2).

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát tranh, gọi tên các đồ vật và tìm tên sự vật bắt đầu bằng r, d, hoặc gi

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu r, d, hoặc gi. (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu r, d, hoặc gi, ươn, ương

- GV gợi mở thêm:

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 4 HS đọc nối tiếp nhau.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài.

- HS nghe, dò bài.

- HS đổi vở dò bài cho nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.

- Kết quả: hàng rào, cây dừa, quả dừa, lá dừa, dưa hấu, giàn mướp, rau cải, hoa hướng dương, cá rốt, quả dâu tây, rổ, rá, dép....

- Các nhóm nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm trình bày

KQ có thể:

+ ra rả, rì rào, rộn ràng, reo vui...

+ dồi dào, dẻo dai, dùng dằng, dẫn đường...

+ giặt giũ, giúp đỡ, tranh giành..

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV gợi ý cho HS viết 2 – 3 câu về một việc em đã làm khiến người thân vui

- Hướng dẫn HS về trao đổi với người thân suy nghĩ của mình đã làm được những điều gì khiến người thân vui? Người thân của em đã vui như thế nào khi em làm việc đó? Khi người thân vui em cảm thấy thế nào?

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- Dặn dò HS về nhà thực hiên hoạt động vận dụng.

- HS lắng nghe để lựa chọn.

- Lên kế hoạch trao đổi với người thân trong thời điểm thích hợp

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Bài 24: BẠN NHỎ TRONG NHÀ (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh đọc đúng rõ ràng bài “Bạn nhỏ trong nhà”.

- Biết đọc diễn cảm câu, đoạn văn bộc lộ cảm xúc; đọc nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung bài: Vật nuôi trong nhà là những người bạn của chúng ta. Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa bạn nhỏ và chú chó Cúp. Qua đó khuyên các em biết yêu quý vật nuôi trong nhà.

- Đọc mở rộng vốn từ về những người bạn trong nhà. Viết được những thông tin về bài đọc vào phiếu đọc theo mẫu, chia sẻ về nội dung và chi tiết thú vị, cảm động.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết tình yêu thương, quý trọng vật nuôi như những người bạn trong nhà.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức bảo vệ và chăm sóc vật nuôi.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK phiều học tạp ghi theo hai nhóm; Sách truyện phục vụ yêu cầu đọc mở

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đọc thuọc lòng 2 khổ thơ bài “Tôi yêu em tôi” và trả lời câu hỏi : Tìm những chi tiết em thích nhất trong khỏ thơ em vừa đọc?

+ GV nhận xét, tuyên dương.

+ Câu 2: Đọc 2 câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm anh chị em. Câu ca dao, tục ngữ đó khuyên chúng ta điều gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Đọc và trả lời câu hỏi theo suy nghĩ của mình.

+ Đọc và trả lời câu hỏi;

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Học sinh đọc đúng rõ ràng bài “Bạn nhỏ trong nhà”.

- Biết đọc diễn cảm câu, đoạn văn bộc lộ cảm xúc; đọc nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung bài: Vật nuôi trong nhà là những người bạn của chúng ta. Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa bạn nhỏ và chú chó Cúp. Qua đó khuyên các em biết yêu quý vật nuôi trong nhà.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia bài văn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến làm nũng mẹ.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến Từ lúc nào.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: khe khẽ, bé xíu, ngoáy tít, làm nũng mẹ, quấn quýt…

- Luyện đọc ngắt nghỉ câu dài: (đoạn 2)

- GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. Gv giải thích thêm.

- Luyện đọc: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Chú chó trông như thế nào trong ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ?

+ Câu 2: Chú chó được đặt tên là gì và biết làm những gì?

+ Câu 3: Em hãy nói về sở thích của chú chó?

+ Câu 4: Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm giữa bạn nhỏ và chú chó.

*Em nghĩ gì về tình cảm đó?

- GV mời HS nêu nội dung bài văn

- GV chốt: Vật nuôi trong nhà là những người bạn của chúng ta. Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa bạn nhỏ và chú chó Cúp. Qua đó khuyên các em biết yêu quý vật nuôi trong nhà.

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc (làm việc cá nhân, nhóm 2).

- GV cho 3 HS chọn 3 đoạn mình thích và đọc một lượt.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.

- GV mời một số học sinh thi diễn cảm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS đọc giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Chú chó tuyệt xinh, lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt.

+ Chú chó được đặt tên là Cúp.

Chú cúp biết chui gầm giường lấy trái banh, đem chiếc khăn lau nhà, đưa hai chân trước lên bắt tay.

+ Sở thích của chú chó thích nghe bạn nhỏ đọc truyện.

+ Bạn nhỏ đọc truyện cho chú chó nghe, mỗi khi chú cúp chạy ra mừng bạn nhỏ vỗ về chú. Chú chó rúc vào chân bạn nhỏ, đuôi ngoáy tít,... Như làm nũng mẹ. Cúp chạy ra mừng rỡ khi bạn nhỏ đi học về.... Bạn nhỏ và Cúp ngày càng quấn quýt bên nhau.

- HS nêu theo hiểu biết của mình: Bạn nhỏ rất yêu quý chú chó và chúng ta nên học tập bạn ấy.

- HS nêu

- 2-3 HS nhắc lại nội dung bài thơ.

- 3 HS chọn 3 đoạn và đọc lần lượt.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc nối tiếp.

- Một số HS thi đọc diễn cảm.

3. Đọc mở rộng.

- Mục tiêu:

+ Đọc mở rộng vốn từ về những người bạn trong nhà. Viết được những thông tin về bài đọc vào phiếu đọc theo mẫu, chia sẻ về nội dung và chi tiết thú vị, cảm động.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 4: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ....về tình cảm giữa những ngừi thân trong gia đình, hoặc tình cảm với mọi vật trong nhà

(làm việc cá nhân, nhóm 2)

- GV cho HS đọc sách và thực hiện vào phiếu

- Nhận xét, sửa sai.

- GV đánh giá một số bài, nhận xét tuyên dương.

3.2. Hoạt động 5: Trao đổi với bạn về những chi tiết làm em thấy thú vị và cảm động (làm việc nhóm 2, cả lớp).

- GV mời HS chia sẻ nhóm đôi

- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc sách và ghi tên được câu chuyện, tên bài, tác giả

- HS chia sẻ cùng bạn bên cạnh

- HS chia sẻ trước lớp.

- Lớp nhận xét

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video một số hình ảnh, câu chuyện vật nuôi có tình cảm với con người.

+ GV nêu câu hỏi em thấy có những chi tiết nào trong hình ảnh, câu chuyện em thấy thú vị và cảm động?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được các từ ngữ về bạn trong nhà theo các nhóm vật nuôi, đồ đạc.

- Mở rộng được vốn từ về bạn trong nhà nhận biết câu văn, câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh, tác dụng của biện pháp so sánh.

- Đọc mở rộng theo yêu cầu.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết tình yêu thương, quý trọng vật nuôi như những người bạn trong nhà.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đọc 1 bài “Bạn nhỏ trong nhà” trả lời câu hỏi: Em hãy kể đặc điểm chủa chú chó nhỏ ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ?

+ Câu 2: Đọc 2 2 đoạn còn lại “Bạn nhỏ trong nhà” trả lời câu hỏi: Bài văn khuyên em điều gì?

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia chơi:

- 1 HS đọc bài và trả lời:

+ Bạn nhỏ thích về thăm quê.

- 1 HS đọc bài và trả lời: .

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Tìm được các từ ngữ về bạn trong nhà theo các nhóm vật nuôi, đồ đạc.

- Mở rộng được vốn từ về bạn trong nhà nhận biết câu văn, câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh, tác dụng của biện pháp so sánh.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu (làm việc cá nhân, nhóm)

Bài 1. Tìm từ ngữ về bạn trong nhà theo hai nhóm:

- Vật nuôi - Đồ đạc

- GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc:

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt đáp án.

Bài 2: Đọc đoạn văn SGK và trả lời câu hỏi. (làm việc nhóm đôi)

- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc đoạn văn suy nghĩ trả lời câu hỏi theo cặp

- Mời HS trả lời trước lớp, mỗi Hs trả lời một câu.

- Mời nhóm HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

Bài 3: Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh trong các đoạn thơ (làm việc nhóm)

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 4, tìm và nêu được các hình ảnh so sánh, tác dụng của hình ảnh so sánh trong từng khổ thơ.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1

- HS làm việc theo nhóm 2.

- Đại diện nhóm trình bày:

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Ghi vào vở

+ Vật nuôi: Chó, mèo, trâu, bò, gà, lợn, vịt,,,,

+ Đồ đạc: bàn, ghế, tủ lạnh, ti vi, nồi cơm điện, ....

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- HS đọc và thảo luận, trình bày

+ Cánh buồm trên sông được so sánh với con bướm nhỏ.

+ Nước sông nhấp nháy được ví với sao bay

- HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm nhận xét chéo nhau.

Các hình ảnh so sánh:

+ Khổ thơ 1: Tàu cau như tay xoè rộng, hứng mưa.

+ Khổ thơ 2: Trăng tròn như cái đĩa

+ Khổ thơ 3: Sương trắng viền quanh núi như một chiếc khăn bông.

+ Khổ thơ 4: Lá cây mềm như mây

Tác dụng của các hình ảnh so sánh:

+ Làm cho câu văn, câu thơ nêu đặc điểm, mieu tả người, sựu vật... Cụ thể hơn, sinh động hơn, dễ cảm nhận hơn. Hình ảnh so sánh cũng giúp cho câu văn, câu thơ hay hơn, dễ hiểu hơn.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs chơi trờ chơi: Tìm nhanh những câu có hình ảnh so sánh

- GV cho HS trao đổi tác dụng của hình ảnh so sánh mà em đã nêu.

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ,...viết về những hoạt động yêu thích của em trong đó có ít nhất một hình ảnh so sánh.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS thi đua nêu các câu có hình ảnh so sánh

- HS trả lời theo ý thích của mình.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------------

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS đọc và hiểu được bài văn “ Cái đồng hồ” và tìm được các từ ngữ tả các bộ phận của đồng hồ.

- Biết tìm được các từ ngữ tả âm thanh của cái đồng hồ

- Biết được các hình ảnh so sánh trong đoạn văn.

- Mở rộng được vốn từ về bạn trong nhà nhận biết câu văn, câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh, tác dụng của biện pháp so sánh.

- Viết được đoạn văn tả đồ vật theo gợi ý.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết tình yêu thương, quý trọng vật nuôi như những người bạn trong nhà.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và đồng hồ, một số đồ vật để quan sát viết đoạn văn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+Thi tìm nhanh nối tiếp mỗi em nêu 1 câu văn có hình hình so sánh

+ Cho HS chia sẻ tác dụng của hình ảnh so sánh

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia chơi:

- Lần lượt 5-7 nêu các câu có hình ảnh so sánh.

- HS chia sẻ

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- HS đọc và hiểu được bài văn “ Cái đồng hồ” và tìm được các từ ngữ tả các bộ phận của đồng hồ.

- Biết tìm được các từ ngữ tả âm thanh của cái đồng hồ

- Biết được các hình ảnh so sánh trong đoạn văn.

- Mở rộng được vốn từ về bạn trong nhà nhận biết câu văn, câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh, tác dụng của biện pháp so sánh.

- Viết được đoạn văn tả đồ vật theo gợi ý.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc – hiểu bài: Cái đồng hồ (làm việc cá nhân, nhóm)

- GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc: Bài tập a, b trong SGK

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt đáp án.

Cho HS quan sát cái đồng hồ.

2.2. Hoạt động 2: Viết đoạn văn tả một đồ vật mà em yêu thích.

a. Nhận biết tên đồ vật, biết được đặc điểm của các bộ phận, màu sắc, chất liệu đồ vật đã nêu. Biết được công dụng của đò vật đó và nêu được suy nghĩ của em về đồ vật đó.. (làm việc chung cả lớp)

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời từng ý

- GV yêu cầu HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương và chốt đáp án.

b. Thực hành Viết đoạn văn tả một đồ vật mà em yêu thích. (làm việc cá nhân)

GV quan sát, giúp đỡ, tư vấn kịp thời.

2.3. Hoạt động 2: Chia sẻ đoạn văn tả một đồ vật mà em yêu thích. ( Nhóm, cả lớp

- GV mời HS đọc nhóm chia sẻ và chọn bàn trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả.

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1

- HS làm việc theo nhóm 2.

- Đại diện nhóm trình bày:

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- KQ: a.Tìm từ ngữ:

+ Tả bộ phận của đồng hồ:

-Vỏ bằng nhựa màu trắng.

-Cái kim của nó cứ sáng loé lên như đom dóm

+ Tả âm thanh của cái đòng hồ:

-Tiếng chuông reo vang nhà.

- Tiếng kim tí tách tí tách..

b. Câu văn có hình ảnh so sánh:

Đặc biệt tối không có đèn.... Cái kim của nó sáng loé lên sá như đom đóm. Suốt tháng ngày, đồng hồ tí tách..... giờ ăn, giờ học..

- HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- HS suy nghĩ và trả lời.

- HS nhận xét trình bày của bạn.

- HS viết vào vở

-Nhóm hoạt động, góp ý, sửa chữa các bạn và chọn đại diện trình bày trước lớp.

- HS nhận xét bạn trình bày.

- HS lắng nghe, điều chỉnh.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs nêu một số âm thanh của một số đồ vật, con vật được tác giả dùng so sánh

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu em đã nêu.

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ,...viết về những hoạt động yêu thích của em trong đó có hình ảnh so sánh.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS đọc xung phong nêu.

- HS trả lời theo ý thích của mình.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------