Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 chân trời sáng tạo học kỳ 2

Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 chân trời sáng tạo học kỳ 2

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 chân trời sáng tạo học kỳ 2

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 5. NĂM MỚI VÀ VIỆC TIÊU DÙNG THÔNG MINH

Tuần: 19 Ngày soạn:

Tiết: 1 Tìm hiểu trang phục đón năm mới của một số dân tộc Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu trang phục đón năm mới của một số dân tộc

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

Tìm hiếu việc làm gây lãng phí điện, nước

Xác định các cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình

- Tiết 3: Thảo luận về lợi ích của điện, nước trong cuộc sống

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đinh.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể.

-Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3; Hình ảnh trang phục đón năm mới của một số dân tộc khác nhau

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Tuần 19- Tiết 1: Tìm hiểu trang phục đón năm mới của một số dân tộc

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

GV tồ chức cho HS chơi trò chơi đoán về trang phục đón năm mới của một số dân tộc

GV yêu cầu HS nêu được ít nhất một điều ấn tượng về trang phục đón năm mới của các dân tộc sau khi chơi trò chơi; chia sẻ điều đó với bạn bè và gia đình.

Gv nhận xét tuyên dương.

HS chơi trò chơi đoán về trang phục đón năm mới của một số dân tộc

Nhiều học sinh nêu được ít nhất một điều ấn tượng về trang phục đón năm mới của các dân tộc sau khi chơi trò chơi; chia sẻ điều đó với bạn bè và gia đình.

Hs khác nhận xét bổ sung.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 5. NĂM MỚI VÀ VIỆC TIÊU DÙNG THÔNG MINH

Tuần: 19 Ngày soạn:

Tiết: 2 Hoạt động giáo dục theo chủ đề Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đinh.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể.

-Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3; Một số hoá đơn tiền điện nước

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 6: Tìm hiếu việc làm gây lãng phí điện, nước

Mục tiêu:

Tìm hiếu việc làm gây lãng phí điện, nước

Cách tiến hành:

GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi và chia sẻ kết quả điều tra số tiền sử dụng điện, nước của gia đinh. GV mời đại diện mỗi nhóm chia sẻ kết quả tìm hiểu về số điện, nước tiêu thụ và số tiền đã chỉ trả của gia đình mình trong tháng với cả lớp.

GV cho HS quan sát tranh ở nhiệm vụ 2 trong SGK trang 51 và yêu cầu HS nêu nhận xét về những việc làm gây lãng phí điện, nước.

Tổ chức cho HS làm việc nhóm 4-6 em

GV yêu cầu đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, đối chiếu và tự nhận xét về việc sử dụng điện, nước của gia đình đã hợp lí hay chưa, đồng thời đưa ra cách điều chỉnh.

GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoạt động.

Hoạt động 7: Xác định các cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình

Mục tiêu: Xác định các cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình.

Cách tiến hành:

GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trài bàn để thảo luận và đưa ra các cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình.

GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả làm việc và tổng hợp lại các cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình.

GV có thể cho HS ghi lại những cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình và đề nghị HS về nhà trao đổi với bố mẹ, người thân cùng thực hiện ở nhà.

GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi, đề xuất thêm ít nhất một cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình với bạn.

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘Truyền điện” để chia sẻ về những đề xuất của mình.

GV nhận xét, tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV

- HS hoạt động nhóm 4-6 em

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và mời một số nhóm bổ sung.

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV

- HS hoạt động nhóm đôi

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và mời một số nhóm bổ sung.

- HS lắng nghe nhận xét.

- Một số cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình:

+ Khoá vòi nước khi không sử dụng.

+ Tắt các thiết bi điện khi không sử dụng và khi ra khỏi nhà.

+ Sử dụng nước rửa rau để tưới cây.

HS tham gia chơi trò chơi ‘Truyền điện”

Nhận xét

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 5. NĂM MỚI VÀ VIỆC TIÊU DÙNG THÔNG MINH

Tuần: 19 Ngày soạn:

Tiết: 3 Thảo luận về lợi ích của điện, nước trong cuộc sống Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đinh.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể.

-Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Bút màu, thước kẻ kéo, keo dán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, viết hoặc vẽ về cuộc sống của gia đình trong một ngày không có điện, nước.

GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình hoàn thiện sản phẩm cá nhân.

GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS), từng HS chia sẻ sản phẩm của mình với các bạn trong nhóm và yêu cầu HS nêu được lí do tại sao phải tiết kiệm

GV dặn dò HS về nhà chia sẻ lại sản phẩm của mình với người thân trong gia đình và cùng người thân thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, nước.

GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

- HS lắng nghe GV

- HS làm việc cá nhân, viết hoặc vẽ về cuộc sống của gia đình trong một ngày không có điện, nước.

- HS hoạt động nhóm 4-6 HS từng HS chia sẻ sản phẩm của mình với các bạn trong nhóm

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và mời một số nhóm bổ sung.

- HS lắng nghe nhận xét.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 5: NĂM MỚI VÀ VIỆC TIÊU DÙNG THÔNG MINH

Tuần: 20 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia lễ tổng kết.

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Khởi động: Cho HS hát “Con heo đất”.

+ Nhớ lại và cảm nhận ít nhất một điều trong lễ tổng kết (trong chủ đề: Năm mới và việc tiêu dùng thông minh).

+ Giáo viên nhận xét tuyên dương.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Lập kế hoạch tiết kiệm, nước trong gia đình.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất chăm chỉ: Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình.

2. Phẩm chất trách nhiệm: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể; Biết tiết kiệm khi sử dụng điện, nước trong gia đình.

3. Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể.

4. Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- SGV Hoạt động trải nghiệm 3, vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3.

- Một số hoá đơn tiền điện, nước.

- Hình ảnh trang phục đón năm mới của một số dân tộc khác nhau.

- Một số mặt hàng thường được sử dụng đón năm mới gần gũi với đời sống của học sinh.

2. Học sinh:

- SGV Hoạt động trải nghiệm 3, vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3.

- Bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/ keo dán,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TUẦN 20: TIẾT 1: THAM GIA LỄ TỔNG KẾT

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV tổ chức cho HS tham gia Lễ tổng kết theo kế hoạch của nhà trường.

- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý và nêu được ít nhất một điều ấn tượng về các hoạt động trong buổi lễ tổng kết, chia sẻ điều đó với bạn bè trước lớp.

- GV cho đội văn nghệ của lớp chuẩn bị biểu diễn tiết mục văn nghệ như đã luyện tập trước đó.

- GV hỗ trợ HS trong quá trình di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong

- GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh.

- HS tham gia lễ tổng kết.

- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.

- HS về chia sẻ với người thân về ấn tượng buổi tổng kết.

- Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn.

- Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình.

- HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 5: NĂM MỚI VÀ VIỆC TIÊU DÙNG THÔNG MINH

Tuần: 20 Ngày soạn:

Tiết: 2 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất chăm chỉ: Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình.

2. Phẩm chất trách nhiệm: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể; Biết tiết kiệm khi sử dụng điện, nước trong gia đình.

3. Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể.

4. Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- SGV Hoạt động trải nghiệm 3, vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3.

- Một số hoá đơn tiền điện, nước.

- Giấy A4.

- Một số mặt hàng thường được sử dụng đón năm mới gần gũi với đời sống của học sinh.

2. Học sinh:

- SGV Hoạt động trải nghiệm 3, vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3.

- Bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/ keo dán,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Khởi động:

- Giáo viên cho HS hát bài: “ Con heo đất”.

+ Bài hát nói lên điều gì?

Hoạt động 2: Lập kế hoạch tiết kiệm, nước trong gia đình.

Mục tiêu: Xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện, nước trong gia đình.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm đứng thành một vòng tròn, mỗi vòng khoảng 6 – 8 em. Yêu cầu mỗi nhóm quan sát bản kế hoạch trong SGK/ 53 và trao đổi về những nội dung cần trình bày trong bản kế hoạch.

- Giáo viên mời đại diện một nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý, bổ sung và tổng hợp lại những nội dung có thể trình bày trong bản kế hoạch.

- HS hát

- HSTL.

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung.

Mục tiêu: Giảm số tiền sử dụng điện hằng tháng

Mục tiêu: giảm số tiền sử dụng nước hằng tháng

Việc làm

Thời gian thực hiện

Việc làm

Thời gian thực hiện

Tắt đèn khi không sử dụng

Hằng ngày

Sử dụng nước rửa rau để tưới cây

Hằng ngày

Tắt quạt khi ra khỏi phòng

Hằng ngày

Khoá vòi nước sau khi sử dụng

Hằng ngày

Tận dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ

Hằng ngày

Sửa các thiết bị rò rỉ nước ngay khi phát hiện ra

Hằng ngày

Chỉ bật bình nóng 15-20 phút trước khi tắm

Hằng ngày

Không mở nước liên tục khi rửa thực phẩm hoặc các đồ dùng, vật dụng khác

Hằng ngày

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng.

Mục tiêu: Chia sẻ những việc gia đình em sẽ làm để thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện, nước.

Cách tiến hành.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, xây dựng, xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện, nước trong gia đình.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ các biện pháp gia đình em sẽ thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện, nước theo gợi ý sau:

+ Những ai trong gia đình em sẽ cùng thực hiện bản kế hoạch?

+ Em có thể nhắc nhở bố mẹ, người thân như thế nào khi không/ chưa thực hiện kế hoạch?

+ Em sẽ làm gì để thực hiện tốt nhất các biện pháp thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện, nước trong gia đình?

- Giáo viên tổng kết nhận xét hoạt động.

- HS làm việc cá nhân.

- HS chia sẻ cá nhân, HS khác nhận xét bổ sung.

+ In bảng kế hoạch và treo ở nơi dễ thấy trong nhà.

+ Nhắc nhở lẫn nhau thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện, nước.

+ Cùng thảo luận và đề ra chế độ thưởng, phạt rõ ràng khi thực hiện tốt hoặc chưa tổt kế hoạch đã đề ra.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 5: NĂM MỚI VÀ VIỆC TIÊU DÙNG THÔNG MINH

Tuần: 20 Ngày soạn:

Tiết: 3 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất chăm chỉ: Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình.

2. Phẩm chất trách nhiệm: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể; Biết tiết kiệm khi sử dụng điện, nước trong gia đình.

3. Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể.

4. Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- SGV Hoạt động trải nghiệm 3, vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3.

- Một số hoá đơn tiền điện, nước.

- Giấy A4.

- Một số mặt hàng thường được sử dụng đón năm mới gần gũi với đời sống của học sinh.

2. Học sinh:

- SGV Hoạt động trải nghiệm 3, vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3.

- Bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/ keo dán,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Tuyên truyền “ Tiết kiệm điện, nước là tiết kiệm tiền của.”

Mục tiêu: Làm được sản phẩm để tuyên truyền đến mọi người.

Cách tiến hành:

- GV cho HS hoạt động theo nhóm. Nêu lên ý tưởng tuyên truyền “Tiết kiệm điện, nước là tiết kiệm tiền của.” theo gợi ý:

+ Thông điệp tuyên truyền là gì?

+ Cách thức thực hiện: vẽ tranh, hát, xem biểu diễn kịch, …

- GV phát giấy A4 cho các nhóm.

- GV cho các nhóm trình bày

- GV cho học sinh bình chọn, tuyên dương.

- GV lưu sản phẩm lên góc học tập của lớp.

- GV nhận xét chốt lại hoạt động.

Hoạt động 2: Đánh giá hoạt động.

Mục tiêu: Học sinh biết đánh giá bản thân và bạn về cách tuyên truyền “ tiết kiệm điện, nước là tiết kiệm tiền của.”

Cách tiến hành:

- Cho học sinh đánh giá phiếu học tập.

- Giáo viên cho học sinh trình bày.

- Giáo viên thu phiếu, nhận xét.

- Dặn học sinh về nhà chia lại với người thân

- HS thảo luận nhóm 6.

- Nhóm trưởng lên nhận đồ dùng, tiến hành thảo luận nhóm.

- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh bình chọn sản phẩm.

- Học sinh hoàn thành phiếu cá nhân.

- Học sinh trình bày và nhận xét phiếu học tập.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 6: CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Tuần: 21 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hưởng ứng phong trào “Chăm sóc và phục vụ bản thân”

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Chơi trò chơi “Gọi bạn…”

+ Giới thiệu những nét riêng của bản thân.

+ Giới thiệu sở thích của bản thân.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Thảo luận về những việc làm để chăm sóc và phát triển bản thân.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực thực hiện một số hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, tôn trọng các sở thích riêng của bạn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác:

+ Chia sẻ được những sở thích của bản thân với bạn;

+ Phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung;

+ Khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn bè.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được một số hoạt động để phát triển bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3

– Giấy A0, bút dạ;

- Các hình ảnh hoạt động của HS về tập luyện thể dục thể thao, đàn, hát, múa, khiêu vũ,…

- Phiếu đánh giá

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

- Bút chì, bút màu, kéo, hồ dán, giấy màu,…

Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 21 – TIẾT 1: HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO “CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV chủ nhiệm phối hợp với GV bộ môn Giáo dục Thể chất hoặc Âm nhạc tổ chức cho HS tập dợt các hoạt động rèn luyện thân thể: biểu diễn văn nghệ, võ thuật, …để trình diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ.

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

- GV chuẩn bị tâm thế, hỗ trợ HS sắp xếp đội hình để tham gia hưởng ứng phong trào “Chăm sóc và phát triển bản thân.

- GV hỗ trợ HS trong quá trình di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong

- GV nhắc nhở HS về nhà tiếp tục thực hiện các hoạt động tập luyện để phát triển bản thân theo năng khiếu và sở thích.

- HS tham gia tập dợt.

- HS chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.

- HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.

- HS sắp xếp đội hình để tham gia hưởng ứng phong trào “Chăm sóc và phát triển bản thân.

- HS biểu diễn và trở về chổ ngồi của lớp.

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 6: CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Tuần: 21 Ngày soạn:

Tiết: 2 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực thực hiện một số hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, tôn trọng các sở thích riêng của bạn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác:

+ Chia sẻ được những sở thích của bản thân với bạn;

+ Phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung;

+ Khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn bè.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống:

+ Nhận biết được sở thích, khả năng và những nét riêng của bản thân;

+ Xây dựng được kế hoạch rèn luyện và phát triển bản thân.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng được kế hoạch phát triển bản thân phù hợp, vừa sức.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

- Giấy ghi sở thích.

2. Thiết bị dành cho học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

- Bút chì, bút màu, kéo, hồ dán, giấy màu,…

Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Gọi bạn”

Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV đọc yêu cầu của hoạt động 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 56 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gọi bạn” và hướng dẫn luật chơi: Cả lớp xếp thành một vòng tròn và cử một bạn làm quản trò. Quản trò sẽ đứng vào giữa vòng tròn. Khi quản trò hô: “Gọi bạn! Gọi bạn!”, tất cả người chơi sẽ đáp: “bạn nào? Bạn nào? Quản trò gọi tên một bạn trong lớp: ví dụ “Bạn Hoa! Bạn Hoa!”; tất cả người chơi đáp: “Bạn Hoa thế nào?”, bạn được gọi tên sẽ nêu một đặc điểm của mình về hình dáng bên ngoài: “Hoa có mái tóc dài”. Bạn gọi tên nêu đúng đặc điểm của mình sẽ được làm quản trò và thực hiện lượt chơi tiếp theo.

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV mời một số HS trả lời câu hỏi: Qua trò chơi, em biết thêm điều gì ở bạn?

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 2: Giới thiệu những nét riêng của bản thân

Mục tiêu:

- Em giới thiệu được những nét riêng của bản thân.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1 của hoạt động 2 trong sgk trang 56 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi mô tả những nét riêng về vẻ bề ngoài của bản thân.

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động thảo luận nhóm.

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1 của hoạt động 2 trong sgk trang 56 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4, chia sẻ về những khả năng và nét tính cách riêng của bản thân em với các bạn trong nhóm.

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

Hoạt động 3: Giới thiệu sở thích của bản thân

Mục tiêu: HS liên hệ với bản thân, chia sẻ sở thích của mình trước lớp.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 3 trong SGK trang 57 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV phát cho HS một tờ giấy nhỏ và yêu cầu mỗi cá nhân viết sở thích của bản thân vào tờ giấy, sau đó mời HS di chuyển trong lớp để tìm được những bạn có cùng sở thích với mình và tạo thành nhóm cùng sở thích.

- GV yêu cầu mỗi HS trao đổi trong nhóm về sở thích của mình và vì sao mình lại có sở thích đó. Sau đó cả nhóm cùng thảo luận để đưa ra hành động cho các nhóm khác đoán sở thích của nhóm mình.

- GV tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Nhìn hành động đoán sở thích”.

- GV chốt lại hoạt động.

- HS lắng nghe luật chơi

- HS lắng nghe luật chơi và chơi trò chơi nhiệt tình

- HS chia sẻ khả năng trước lớp

- HS nghe GV nhận xét, tổng kết

- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV

- HS hoạt động nhóm, suy nghĩ mô tả những nét riêng về vẻ bề ngoài của bản thân.

- HS báo cáo kết quả trước lớp và

lắng nghe nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV

- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau nghe.

- HS xung phong chia sẻ trước lớp

và lắng nghe nhận xét.

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV.

- HS viết sở thích của bản thân vào tờ giấy, sau đó mời HS di chuyển trong lớp để tìm được những bạn có cùng sở thích với mình và tạo thành nhóm cùng sở thích.

- HS trao đổi trong nhóm về sở thích của mình và vì sao mình lại có sở thích đó. HS trao đổi đưa ra hành động cho các nhóm khác đoán sở thích của nhóm mình.

- HS tiến hành chơi trò chơi.

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 6: CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Tuần: 21 Ngày soạn:

Tiết: 3 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực thực hiện một số hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, tôn trọng các sở thích riêng của bạn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác:

+ Chia sẻ được những sở thích của bản thân với bạn;

+ Phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung;

+ Khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn bè.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống:

+ Nhận biết được sở thích, khả năng và những nét riêng của bản thân;

+ Xây dựng được kế hoạch rèn luyện và phát triển bản thân.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng được kế hoạch phát triển bản thân phù hợp, vừa sức.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

2. Thiết bị dành cho học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

- Bút chì, bút màu, kéo, hồ dán, giấy màu,…

Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV yêu cầu cán bộ lớp tổng kết thi đua các tổ trong tuần học vừa qua.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nêu những việc làm để chăm sóc và phát triển bản thân mà em biết.

- GV cho các nhóm trình bày trước lớp và có thể chốt lại những việc làm để chăm sóc và phát triển bản thân : nhảy dây, tập thể dục, đọc sách, tự chuẩn bị trang phục phù hợp,…

- GV tiếp tục cho HS trao đổi trong nhóm về những việc các em sẽ làm để chăm sóc và phát triển bản thân.

- GV cho các nhóm chia sẻ trước lớp và tổng kết hoạt động.

- GV tổng kết thi đua tuần học và phổ biến kế hoạch tuần mới.

- Cán bộ lớp tổng kết thi đua các tổ trong tuần học vừa qua.

- HS thảo luận nhóm đôi, nêu những việc làm để chăm sóc và phát triển bản thân mà em biết.

- Các nhóm trình bày trước lớp.

- HS trao đổi trong nhóm về những việc các em sẽ làm để chăm sóc và phát triển bản thân.

- Các nhóm chia sẻ trước lớp và lắng nghe GV tổng kết hoạt động.

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 6: CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Tuần: 22 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt động rèn luyện bản thân.

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Xác định những việc làm để phát triển sở thích của bản thân.

+ Làm sản phẩm theo sở thích.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Xây dựng thói quen rèn luyện để phát triển bản thân.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực thực hiện một số hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, tôn trọng những sở thích riêng của bạn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ được những sở thích của bản thân với bạn; Phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung; Khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn bè.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được sở thích, khả năng và những nét riêng của bản thân; Xây dựng được kế hoạch rèn luyện và phát triển bản thân.

- NL thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng được kế hoạch rèn luyện và phát triển bản thân phù hợp, vừa sức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

– Các hình ảnh hoạt động của HS về tập luyện thể dục thể thao, đàn, hát, múa, khiêu vũ,…

- Giấy A0; bút dạ.

- Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3

- Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,...

Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 22 – TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN BẢN THÂN

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV tổ chức cho HS nghe hướng dẫn cách tham gia hoạt động “Gọn – Nhanh – Khéo” theo kế hoạch của Nhà trường. Hoạt động “Gọn – Nhanh – Khéo” tổ chức theo hình thức trò chơi “Tiếp sức”.

- GV Tổng phụ trách Đội yêu cầu mỗi khối lớp cử ra các bạn chơi và phổ biến luật chơi:

+ GV chia HS thành 4 đội (mỗi đội gồm 10 – 12HS), GV cứ khoảng 6 bạn đứng vào vị trí kiểm tra các chặng chơi, hỗ trợ mang thiết bị về vạch xuất phát và 1 bạn làm quản trò.

+ Đầu mỗi chặng có đặt dụng cụ để các em bắt đầu xuất phát; chặng 1: bao bố, chặng 2: bóng nhựa; chặng 3: rổ đựng bóng nhựa.

+ Mỗi đội cử ra 4 bạn đứng chơi ở chặng 2, các bạn còn lại xếp thành 1 hàng ở chặng 1, bạn đầu hàng mặc bao bố. Khi quản trò thổi còi ra hiệu lệnh bắt đầu trò chơi thì các bạn đầu hàng ở chặng 1 sẽ nhảy bao bố đến chặng 2, đập tay vào bạn bao bố đứng ở chặng 2. Bạn ở chặng 1 sau khi đập tay với bạn ở chặng 2 sẽ cầm bao bố chạy về đưa cho bạn tiếp theo ở vạch xuất phát chặng 1. Bạn ở chặng 2 sẽ ôm bóng, di chuyển bóng về đích ở chặng 3 ném bóng vào rổ. Sau đó, bạn chặng 2 chạy quay về chặng 2 lấy bóng từ các bạn hỗ trợ và chờ bạn tiếp theo ở chặng 1 để đập tay và tiếp tục chơi.

+ Trong thời gian 10 phút, đội nào di chuyển đúng và ném được số bóng vào rổ nhiều nhất sẽ chiến thắng.

- Lưu ý: Tùy vào năng lực của HS mà GV có thể thay đổi các hình thức chơi: kẹp bóng vào đùi để di chuyển,…

- GV Tổng phụ trách phối hợp với GV chủ nhiệm các lớp tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức” để thực hiện hoạt động “Gọn – nhanh – khéo”.

- GV Tổng phụ trách tổng kết trò chơi, yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc khi tham gia trò chơi.

- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi.

- Cảm xúc khi tham gia trò chơi: vui vẻ, tự tin, hào hứng,….

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 6: CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Tuần: 22 Ngày soạn:

Tiết: 2 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt động rèn luyện bản thân.

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Xác định những việc làm để phát triển sở thích của bản thân.

+ Làm sản phẩm theo sở thích.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Xây dựng thói quen rèn luyện để phát triển bản thân.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực thực hiện một số hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, tôn trọng những sở thích riêng của bạn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ được những sở thích của bản thân với bạn; Phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung; Khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn bè.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được sở thích, khả năng và những nét riêng của bản thân; Xây dựng được kế hoạch rèn luyện và phát triển bản thân.

- NL thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng được kế hoạch rèn luyện và phát triển bản thân phù hợp, vừa sức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

– Các hình ảnh hoạt động của HS về tập luyện thể dục thể thao, đàn, hát, múa, khiêu vũ,…

- Giấy A0; bút dạ.

- Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3

- Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,...

Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TUẨN 22 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Xác định những việc làm để phát triển sở thích của bản thân.

Mục tiêu: HS đưa ra được những việc làm để phát triển bản thân

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 4 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 58 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS làm theo nhóm đôi, mỗi thành viên sẽ viết ra giấy những việc làm để phát triển sở thích của bản thân trong thời gian 2 phút. Sau đó, HS chia sẻ kết quả của mình với bạn cùng nhóm.

- Sau khi HS chia sẻ xong theo nhóm đôi, GV tiếp tục cho HS làm việc nhóm 4 hoặc nhóm 6, từng thành viên sẽ chia sẻ những việc làm gì để phát triển sở thích của bản thân với các bạn trong nhóm.

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

Hoạt động 2: Làm sản phẩm theo sở thích.

- GV yêu cầu HS đọc hoạt động 5 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 59 và kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và nêu các sở thích của bản thân, xác định sản phẩm định làm theo sở thích, nguyên, vật liệu cần thiết để thực hiện sản phẩm.

- GV mời một số HS chia sẻ về sở thích và sản phẩm định làm

- GV tổ chức cho HS làm sản phẩm theo sở thích.

- GV tổ chức cho HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình với các bạn trong lớp theo các gợi ý sau:

+ Tên sản phẩm định làm theo sở thích.

+ Cách làm sản phẩm đó.

+ Cảm xúc của em khi làm xong sản phẩm đó.

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

- HS thực hiện.

- HS hoạt động nhóm:

Những việc làm phát triển sở thích bản thân:

+ Thích múa: Tham gia các lớp học múa,…

+ Thích đọc sách: Thời gian rảnh thì đọc sách…

+ Thích vẽ: Tự vẽ tại nhà với nhiều chủ đề,…

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- HS thực hiện.

- Sở thích: nhảy dây, múa, đá bóng, võ thuật,…

- Sản phẩm làm theo sở thích: Hộp đựng bút, chong chóng, quạt tay,…

- Vật liệu cần thiết: giấy màu, kéo, hồ dán,…

- HS trưng bày và giới thiệu:

+ Tên: Hộp bút

+ Cách làm: dùng chai nhựa cắt đôi lấy phần dưới, sau đó dán giấy màu xung quanh và trang trí…

+ Rất vui khi mình đã làm ra được sản phẩm mình thích…

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 6: CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Tuần: 22 Ngày soạn:

Tiết: 3 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt động rèn luyện bản thân.

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Xác định những việc làm để phát triển sở thích của bản thân.

+ Làm sản phẩm theo sở thích.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Xây dựng thói quen rèn luyện để phát triển bản thân.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực thực hiện một số hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, tôn trọng những sở thích riêng của bạn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ được những sở thích của bản thân với bạn; Phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung; Khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn bè.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được sở thích, khả năng và những nét riêng của bản thân; Xây dựng được kế hoạch rèn luyện và phát triển bản thân.

- NL thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng được kế hoạch rèn luyện và phát triển bản thân phù hợp, vừa sức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

– Các hình ảnh hoạt động của HS về tập luyện thể dục thể thao, đàn, hát, múa, khiêu vũ,…

- Giấy A0; bút dạ.

- Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3

- Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,...

Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TUẨN 22 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV mời 1-2 HS đọc yêu cầu của tiết Sinh hoạt lớp và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và chỉ ra những hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân (bơi, xâu vòng, diễn kịch, nhảy dây, chơi cờ vua,…).

- GV chia lớp thành các nhóm theo sở thích (mỗi nhóm khoảng 4 – 6HS) và yêu cầu các nhóm thảo luận về cách rèn luyện để phát triển bản thân theo sở thích.

- GV dành thời gian cho các nhóm chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn các bạn trong nhóm cùng nhau tập luyện. Các em có thể nói về quá trình rèn luyện của mình cho các bạn biết hoặc chia sẻ những điều cần chú ý khi tập luyện để chăm sóc và phát triển bản thân.

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và thực hành của nhóm.

- GV kết luận về hoạt động và khen ngợi những nhóm chăm chỉ luyện tập và có nhiều sáng tạo.

- HS thực hiện

- Hoạt động phát triển bản thân:

+ Tham gia các lớp diễn kịch.

+ Chơi cờ vua cùng bạn.

+ Chơi nhảy dây cùng bạn…

- Các nhóm trao đổi.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- HS và ban cán sự lớp nghe lời nhắn nhủ của GV.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 6: CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Tuần: 23 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tổng kết phong trào “ Chăm sóc và phát triển bản thân”

Biểu diễn các hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân.

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân

+ Trình bày kế hoạch phát triển bản thân của em.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp:

Chia sẻ những việc em đã làm để phát triển bản thân.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện được các hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia biểu diễn các hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp

- Nhận diện các hoạt động rèn luyện để phát triển của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3

– Bảng phụ hoặc giấy A3, giấy A4 hoặc mẫu sơ đồ tư duy để HS lập danh sách các việc làm để phát triển bản thân, theo dõi việc làm của bản thân, Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 2, sổ tay ghi chép kế hoạch, các việc làm để phát triển bản thân.

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 1 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV tổ chức cho HS tham gia Tổng kết phong trào “ Chăm sóc và phát triển bản thân” theo kế hoạch của nhà trường.

- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý và nêu được ít nhất một điều ấn tượng về các hoạt động trong buổi tổng kết, chia sẻ điều đó với bạn bè và gia đình.

- GV cho đội văn nghệ của lớp chuẩn bị biểu diễn các tiết mục rèn luyện phát triển bản thân như đã luyện tập trước đó.

- GV hỗ trợ HS trong quá trình di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong

- GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh.

- HS tham gia sinh hoạt dưới cờ

- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.

- HS về chia sẻ với người thân về các hoạt động trong buổi tổng kết

- Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn

- Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình.

- HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 6: CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Tuần: 23 Ngày soạn:

Tiết: 2 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện được kế hoạch đề ra mục tiêu rèn luyện để phát triển bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn. Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia chia sẻ bản kế hoạch đề ra mục tiêu rèn luyện để phát triển bản thân.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được các hoạt động để phát triển bản thân. Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi thực hiện kế hoạch đề ra. Chia sẻ với lớp cách thực hiện kế hoạch phát triển bản thân của mình.

- NL thiết kế và tổ chức: Tham gia được các hoạt động chung của trường lớp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- Bảng phụ, giấy A3;

2. Thiết bị dành cho học sinh

- Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Tôi đã làm được”

Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm đứng thành một vòng tròn, mỗi vòng khoảng 8 – 10 em. Mỗi vòng dùng một quả bóng nhỏ. HS cùng nhau hát các bài hát và chuyền bóng cho bạn, bạn nào nhận được bóng thì sẽ nói: “Tôi đã làm được” (gắn việc làm mà mình đã làm và đạt được). Sau đó, bóng lại được tiếp tục chuyền cho các bạn khác trong vòng tròn và nhóm tiếp tục hát và chơi đến khi kết thúc bài hát.

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV cho HS ở các nhóm nêu lại những khả năng mà mình chia sẻ với các bạn trong nhóm .

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch để phát triển bản thân

Mục tiêu:

- Học sinh nêu được kế hoạch hoạt động để phát triển bản thân theo gợi ý, biết vẽ và trang trí kế hoạch phát triển bản thân của mình.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1 của hoạt động 6 trong sgk, cho cả lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm vụ chưa

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, nêu ra những việc làm thể hiện kế hoach phát triển bản thân trong các tranh theo gợi ý: Các bạn nhỏ trong tranh đang nói gì, làm gì?

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động thảo luận nhóm.

Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng

Mục tiêu: HS liên hệ với bản thân, đề ra kế hoạch phát triển bản thân của mình, vẽ và trang trí bản kế hoạch theo ý thích.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân vẽ và trang trí kế hoạch phát triển bản của mình theo ý thích.

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ.

Hoạt động 4: Trình bày kế hoạch phát triển bản thân của em

Mục tiêu:

- Học sinh chia sẻ được cách thực hiện kế hoạch phát triển bản thân của mình cho các bạn nghe.

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, 2 của hoạt động 7 trong sgk, cho cả lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm vụ chưa

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chia sẻ trong nhóm về kế hoạch phát triển bản thân của mình trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ kế hoạch phát triển bản thân của mình trước lớp

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động: có kế hoạch mục tiêu phát triển bản thân là một điều rất quan trọng và cần thiết. Điều đó mang đến cho em định hướng, việc cần làm để phát triển bản thân một cách đúng đắn.

- HS lắng nghe luật chơi

- HS chơi trò chơi nhiệt tình

- HS chia sẻ khả năng trước lớp

- HS nghe GV nhận xét, tổng kết

- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV

- HS hoạt động nhóm, suy nghĩ đưa ra câu trả lời:

+ Tranh 1: Bạn nữ đang trình bày mục tiêu phát triển bản thân là bơi được trong 5 tuần. Cụ thể việc làm của 5 tuần là: tuần 1: tập thở dưới nước, tuần 2: tập đập chân dưới nước, tuần 3:tập khua tay dưới nước, tuần 4: học phối hợp các động tác, tuần 5: luyện tập bơi

+ Tranh 2: Bạn nam đang trình bày mục tiêu phát triển bản thân là đọc 1 cuốn sách trong 4 tuần. Cụ thể việc làm của 4 tuần là: tuần 1: đọc ¼ cuốn sách, tuần 2: đọc ½ cuốn sách, tuần 3: đọc hết cuốn sách, tuần 4: tóm tắt và viết vào nhật kí đọc sách.

- HS báo cáo kết quả trước lớp

- HS lắng nghe nhận xét.

- Học sinh làm việc cá nhân

- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau nghe

- HS xung phong trong nhóm

- HS xung phong chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe nhận xét.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 6: CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Tuần: 23 Ngày soạn:

Tiết: 3 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện được những việc đã làm phát triển bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, hợp tác, chia sẻ với bạn những việc đã làm để phát triển bản thân.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: HS nhận thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong tuần vừa qua, duy trì những việc tốt đã đạt được và có biện pháp khắc phục những tồn tại của cá nhân và tập thể. Nắm được những việc làm của tuần tới của mình và của lớp.

- NL thiết kế và tổ chức: Tham gia được các hoạt động chung của trường lớp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- bài hát, trò chơi

2. Thiết bị dành cho học sinh

- trò chơi, sản phẩm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A.KHỞI ĐỘNG

- HS bắt bài hát

- Gv nêu mục tiêu bài học

-HS hát

B.BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TUÂN - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+ Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

- GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

- Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp và các mặt như sau: chuyên cần, học tập, tác phong đạo đức, thể dục, vệ sinh, truy bài, các việc khác…..

- HS trong lớp bổ sung để thống nhất các ý kiến chung.

- HS đề xuất ý kiến hoặc nêu nguyện vọng chính đáng.

- Cả lớp lắng nghe

- Lắng nghe giáo viên nhận xét chung. Góp ý và biểu dương HS khá tốt thực hiện nội quy.

- Cả lớp lắng nghe

C. SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ:

Hoạt động 1: Trao đổi với bạn những việc đã làm để phát triển bản thân

Mục tiêu:

- Học sinh chia sẻ được cách thực hiện kế hoạch phát triển bản thân của mình cho các bạn nghe.

- GV tổ chức cho HS xung phong chia sẻ trao đổi trước lớp những việc đã làm được để phát triển bản thân.

- Khuyến khích tuyên dương.

Hoạt động 2: Cùng bạn hát múa về chủ đề phát triển bản thân

- Chia học sinh theo tổ cùng bạn tập múa hát về chủ đề phát triển bản thân.

- Cho học sinh lần lượt trình bày trước lớp.

Hoạt động 3: Đánh giá hoạt động

+ Em học thêm dược những điều gì để sau chủ đề này để phát triển bản thân?

- Cho HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp.

- Phát phiếu cho HS đánh giá

- Cho HS trao đổi phiếu đánh giá với bạn để nhận xét nhau.

- Tổng kết hoạt động

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS thực hiện

- Lắng nghe

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- Hs tự đánh giá về các hoạt động.

- Nhận xét đánh giá bạn

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

Tuần: 24 Ngày soạn:

Tiết 1: Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trách nhiệm: Hình thành trách nhiệm trong công việc và sự tuân thủ của các quy định.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực tự quản, tổ chức, thiết kế các hoạt động: tham gia vào các hoạt động múa hát mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 của trường.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ.

*Năng lực đặc thù:

- Tích cực tham gia các hoạt động Múa hát mừng ngày Quốc tế Phụ nữ cùng nhà trường, lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- Các bài hát ca ngợi người phụ nữ, ...

2. Thiết bị dành cho học sinh

- Thuộc các bài hát về chủ đề 8-3, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* Mục tiêu: HS mạnh dạn, tự tin tham gia biểu diễn tiết mục văn nghệ theo đăng kí.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành biểu diễn, ...

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS lựa chọn các tiết mục văn nghệ của lớp để tham gia vào chương trình văn nghệ của nhà trường.

- GV tổ chức cho HS chuẩn bị, tập các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 8-3 theo đăng kí.

- GV tổ chức cho HS tham gia giao lưu toàn trường, chia sẻ những hiểu biết về ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8-3.

- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động múa hát chào mừng ngày 8-3 theo chương trình của nhà trường.

- GV nhắc HS theo dõi và cổ vũ, động viên các tiết mục trong chương trình; ghi nhớ tiết mục mình yêu thích để chia sẻ theo gợi ý:

+ Đó là tiết mục gì? Khối/lớp nào biểu diễn?

+ Ấn tượng của em về tiết mục đó?

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về tiết mục em yêu thích trong chương trình.

-Tổng kết các tiết mục văn nghệ.

- HS lựa chọn tiết mục văn nghệ đăng kí theo chủ đề: 8-3

- HS tập luyện các tiết mục đã đăng kí.

- HS chia sẻ:

+ Là ngày tôn vinh vai trò, sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ trong xã hội.

+ Là ngày mà đàn ông thể hiện tình cảm với phụ nữ, người mẹ, người vợ của mình.

+ Là ngày bù đắp tình yêu cho người phụ nữ, bù đắp sự hi sinh âm thầm, vất vả của họ trong cuộc sống.

- Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình.

- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

Tuần: 24 Ngày soạn:

Tiết 2: Hoạt động theo chủ đề: Quan tâm, chăm sóc người thân Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Thực hiện được việc làm để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp; Chủ động tham gia việc trang trí nhà cửa cùng người thân.

- Nhân ái: Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và các việc làm cụ thể.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ được kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân và hững người em yêu quý.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm chăm sóc, biết ơn đến các thành viên trong gia đình;

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Chia sẻ những hoạt động chung của gia đình thể hiện lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình;

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

- Giấy A4, A0, bút viết bảng; vòng quay; các bộ thẻ quy trình thực hiện một số việc nhà (nhặt rau, quét nhà, dọn phòng ngủ,…);

- Phiếu thảo luận; Phiếu đánh giá.

2. Thiết bị dành cho học sinh:

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

- Giấy trắng hoặc bìa màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* HĐ 1: Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”

Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 – 6 em, mỗi HS viết lời nói, thái độ, việc làm để thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân vào thẻ chữ.

- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức “Ai nhanh hơn”

+ GV cử ra một quản trò điều khiển trò chơi.

+ Cách chơi: Khi quản trò hô “Bắt đầu”, lần lượt từng thành viên trong nhóm chạy lên gắn thẻ tên các công việc nhà vào phần bảng dành cho nhóm mình. Bạn đầu tiên gắn xong thẻ tên lên bảng quay về đập tay vào bạn tiếp theo mới được chạy lên gắn thẻ. Đội nào có nhiều đáp án đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc.

- GV tổ chức cho HS trao đổi thêm sau khi chơi:

+ Những lời nói, thái độ, việc làm nào được nhắc đến trong trò chơi?

+ Kể thêm lời nói, thái độ, việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân.

- GV tổng kết các ý kiến và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

* HĐ 2: Xác định những việc làm sẽ thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân trong gia đình

Mục tiêu: HS nhận biết những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình.

Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, trò chơi, vấn đáp,..

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 – 6 em, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để HS lập danh sách những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình.

- GV phát cho mỗi một nhóm một Phiếu thảo luận, yêu cầu mỗi cá nhân suy nghĩ và viết những việc mình sẽ tiếp tục thực hiện để thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình vào phần “Ý kiến cá nhân” trên phiếu.

- Cả nhóm trao đổi, thống nhất và ghi những việc làm sẽ tiếp tục thực hiện để thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình vào phần “Ý kiến của cả nhóm”.

Diagram

Description automatically generated

- GV nhận xét – tổng kết, GD: Các em cần quan tâm giúp đỡ, thăm hỏi người thân trong gia đình.

* HĐ 3: Tìm cách thực hiện mốt số việc làm sẽ thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân trong gia đình

Mục tiêu: HS nhận biết những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình.

Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, trò chơi, vấn đáp,..

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 – 6 em; yêu cầu các nhóm bốc thăm chọn một tình huống để thảo luận theo gợi ý:

+ Các bạn thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân bằng cách nào?

Diagram

Description automatically generated with low confidence

+ Nếu là em trong tình huống đó, em sẽ làm gì?

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.

- GV rút ra kết luận: Lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc được thể hiện qua những việc nhỏ mà chúng ta tự giác, chủ động làm hằng ngày. Chính điều đó tạo ra sự gắn kết, tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

- GV tổ chức cho HS trao đổi:

+ Em sẽ nói gì để động viên người thân khi ốm đau?

+ Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình?

+ Em sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn với người thân trong gia đình?

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động và dặn dò HS chuẩn bị nội dung chuyện kể về người phụ nữ em yêu quý trong gia đình theo gợi ý:

+ Tên người phụ nữ em yêu quý.

+ Kỉ niệm hoặc ấn tượng của em về người đó.

+ Việc em đã làm thể hiện sự quý trọng người đó.

- HS làm việc theo nhóm.

- HS tham gia trò chơi.

+ HS chia sẻ.

+ Em nói lời cảm ơn với bố mẹ
; em ôm bố mẹ và xin lỗi vì những lúc chưa ngoan khiến bố mẹ buồn lòng,…

- HS làm việc theo nhóm:

+ Phụ giúp công việc nhà: quét dọn nhà cửa, rửa bát, phơi quần áo,...

+ Luôn hoàn thành những công việc được bố mẹ, người thân giao cho: trông em, cắm cơm, đi mua đồ,...

+ Giữ trật tự, không làm ồn khi bố mẹ làm việc. Chủ động đấm lưng, xoa bóp cho ông bà, bố mẹ khi họ mệt mỏi.

+ Luôn cố gắng học tập thật tốt để người thân vui lòng.

- HS thực hiện cá nhân.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm 4 – 6

+ Tình huống 1: Tuấn đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với em khi em bị ốm. Bạn đo nhiệt độ cho em, gọi điện báo cho bố mẹ, để em nằm ở nơi kín gió, bỏ bớt quần áo, cho em uống nước và chườm khăn ấm.

+ Tình huống 2: Phương đã thể hiện sự quan tâm dành cho bố bằng cách pha nước chanh và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để bố đi làm về uống cho đỡ mệt.

+ Tình huống 3: Mai đã thể hiện sự quan tâm đến mẹ bằng cách chủ động nhặt rau để khi mẹ đi làm về sẽ đỡ mệt hơn.

- Các nhóm trình bày:

+ Tình huống 1: em cũng sẽ hành động giống bạn Tuấn để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc em. Ngoài ra còn có thể pha nước cam, nước chanh cho em uống bù nước.

+ Tình huống 2: em sẽ pha nước mát và làm một chút đồ ăn nhẹ mang ra cho bố để bố nghỉ ngơi, ăn uống lấy lại sức.

+ Tình huống 3: em sẽ dọn dẹp nhà cửa, cắm cơm, nhặt rau và chuẩn bị một số món ăn trong khả năng của mình để giúp đỡ mẹ.

- Các nhóm khác bổ sung.

- HS lắng nghe.

+ Chăm sóc, hỏi han khi người thân ốm đau.

+ Rót nước mời ông uống, quạt cho bà mát, đọc báo cho ông nghe, tưới cây phụ ông,…

+ Ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố mẹ, học hành chăm chỉ để người thân vui lòng.

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

Tuần: 24 Ngày soạn:

Tiết 3: Ngày đáng nhớ của gia đình Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Nhân ái: Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và các việc làm cụ thể.

- Chăm chỉ: Thực hiện được việc làm để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp; Chủ động tham gia việc trang trí nhà cửa cùng người thân.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập được kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình; Thực hiện trang trí nhà cửa cùng người thân vào những dịp đặc biệt.

- Thẩm mĩ: Làm được sản phẩm trang trí nhà cửa.

*Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được việc làm thể hiện sự quý trọng phụ nữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

- Lịch gia đình để HS quan sát; Phiếu thảo luận; Phiếu đánh giá.

2. Thiết bị dành cho học sinh:

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

- Bút chì, bút viết,… ảnh/ tranh vẽ; thông tin về những ngày kỉ niệm của gia đình, câu hỏi giao lưu với những người phụ nữ tiêu biểu của địa phương,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* Mục tiêu: Học sinh mạnh dạn, tự tin tham gia biểu diễn tiết mục văn nghệ theo đăng kí.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:thực hành biểu diễn, ...

* Cách tiến hành:

- GV giới thiệu cho HS Phiếu thông tin về những ngày đáng nhớ của gia đình và hướng dẫn HS cách tìm hiểu thông tin. GV lưu ý HS cách giao tiếp với người thân khi tìm hiểu thông tin.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, kể chuyện về người phụ nữ trong gia đình mà em yêu quý.

- Cho HS chơi chuyền bóng và kể chuyện về người phụ nữ mà em yêu quý.

- GV mời một số HS chia sẻ cảm nhận của mình khi lắng nghe các câu chuyện và những việc mình sẽ làm để thể hiện tình cảm với những người phụ nữ mình yêu quý nhân ngày 8 – 3.

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động, dặn dò HS thực hiện những việc làm thể hiện tình cảm với người phụ nữ em yêu quý và hoàn thành Phiếu thông tin về ngày kỉ niệm đặc biệt của gia đình để chuẩn bị cho tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề tuần tới.

- HS về tìm hiểu Phiếu thông tin về những ngày đáng nhớ của gia đình (Sinh nhật bố, mẹ, em, chị; Ngày kỉ niệm ngày cưới bố mẹ; ngày Quốc tế Phụ nữ).

- HS làm nhóm đôi.

- HS chia sẻ trước lớp.

+ Người phụ nữ em yêu quý và kính trọng nhất trong gia đình là bà nội của em. Bà năm nay đã ngoài 80 tuổi rồi. Tóc bà bạc phơ, lưng bà còng nhưng đổi lại đôi mắt bà vẫn rất tinh tường, trí óc minh mẫn. Kỉ niệm em nhớ nhất về bà là vào bữa tiệc mừng bà thọ 80 tuổi. Cả nhà đã họp bàn rất nhiều thứ, chọn nhà hàng rất lâu, cũng mời khá nhiều người nhưng bà chỉ ngồi một lúc rồi bảo mẹ em chở về sớm vì mệt. Ai cũng thắc mắc vì không biết tại sao bà chẳng ăn gì. Về nhà, mọi người đi tìm thì thấy bà đang ngồi dưới bếp ăn cơm với đĩa thịt kho và bát canh mùng tơi mà mẹ em nấu. Hoá ra bà vẫn thích những thứ đơn giản, bình dị nhưng do chính tay con cháu mình làm hơn là những nhà hàng xa hoa, đắt đỏ. Em rất yêu và quý trọng bà. Vì thế mỗi khi thời tiết làm bà đau lưng, mỏi gối, em thường giúp bà xoa bóp, mát xa hoặc pha trà gừng cho bà mỗi sáng để làm ấm cơ thể. Cũng có lúc em sẽ ngủ với bà, thủ thỉ cho bà nghe những chuyện ở lớp, ở trường, chọc cho bà cười - nụ cười móm mém nhưng rất hiền từ, ấm áp.

+ Mẹ là người em rất yêu thương. Năm nay, mẹ ba mươi lăm tuổi. Mái tóc dài luôn được buộc gọn gàng. Khuôn mặt trái xoan với làn da trắng hồng. Công việc của mẹ khá bận rộn. Bởi mẹ là một bác sĩ nên thường phải ở lại bệnh viện. Nhưng khi có thời gian rảnh, mẹ thường đưa em đi chơi. Thỉnh thoảng, em cũng chia sẻ với mẹ nhiều chuyện. Mẹ luôn đưa ra những lời khuyên cho em. Em cảm thấy rất hạnh phúc vì luôn có mẹ ở bên.

- HS chia sẻ.

+ Cả gia đình sẽ tổ chức một bữa ăn, em sẽ làm thiệp, làm bông hoa hồng tặng bà và mẹ vào ngày 8-3.

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn:

Ngày dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 25

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Lời nhắn nhủ yêu thương

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ người thân bằng lời nói, thái độ.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi tham gia vào các hoạt động trang trí và tham gia các hoạt động vui chơi

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, khi tổ chức trò chơi

- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3

- Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, máy nghe nhạc

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV tổ chức cho HS lựa chọn các tiết mục kể chuyện, chia sẻ kỉ niệm về người phụ nữ em yêu quý để tham gia vào chương trình “ Lời nhắn nhủ yêu thương”

- GV tổ chức cho HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đã đăng kí

- GV tổ chức cho HS trình bày các tiết mục kể chuyện, chia sẻ kỉ niệm về người phụ nữ em yêu quý trong chương trình“ Lời nhắn nhủ yêu thương” của nhà trường.

- GV nhắc học sinh ở dưới cổ vũ cho bạn

- HS lựa chọn đăng kí các tiết mục theo kế hoạch của nhà trường của TPT.

- HS tập duyệt chuẩn bị chương trình

- HS tham dự trình diễn các tiết mục văn nghệ.

Và kể chuyện chia sẻ “ Lời nhắn nhủ yêu thương” của nhà trường.

- HS tham gia cổ vũ cho lớp mình

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn:

Ngày dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 25

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

- Tiết 2: Chia sẻ với bạn về những kỉ niệm đẹp của gia đình và làm lịch gia đình

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ người thân bằng lời nói, thái độ.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi tham gia vào các hoạt động trang trí và tham gia các hoạt động vui chơi

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, khi tổ chức trò chơi

- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3

- Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Khởi động: Hát bài hát “ Ba ngọn nến lung linh”.

Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- Gv cho HS cả lớp hát, vỗ tay “ Ba ngọn nến lung linh”.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 2: Nhận diện – Khám phá:

Mục tiêu:

- Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quý trọng phụ nữ chia sẻ được những kỉ niệm về gia đình

Cách tiến hành:

- GV chia nhóm đôi cho học sinh chia sẻ với nhau về tranh ảnh đã chuẩn bị để chia sẻ với bạn về những kỉ niệm của gia đình mình và ngày kỉ niệm về gia đình mình ấn tượng nhất.

- GV tổ chức cho họv sinh chơi trò chơi “ Vòng quay yêu thương” để chia sẻ với lớp về những kỉ niệm của gia đình mình

- GV phổ biến luật chơi và cách chơi, tổ chức cho học sinh chơi

- GV tổ chức cho học sinh chia sẻ cảm xúc về câu chuyện em ấn tượng sau khi chơi

- GV gọi một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

Hoạt động 5: Làm “Lịch gia đình”:

Mục tiêu:

- Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí về những tờ lịch gia đình theo ý thích

- Có ý thức giữ an toàn trong khi trang trí.

Cách tiến hành:

- GV mời hs đọc nhiệm vụ hoạt động 5 trong SGK Hoạt động TN 3 trang 67

- GV tổ chức cho HS quan sát tờ lịch gia đình trang 67 và trao đổi:

- Lịch gia đình gồm những thông tin gì?

- Các thông tin được trình bày như thế nào? Thông tin được sắp xếp như thế nào? Tranh ảnh dán ở đâu?

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và tổ chức cho học sinh làm lịch gia đình theo hướng dẫn:

+ Ghi tên tờ lịch và trang trí

+ Ghi thông tin những thành viên trong gia đình ( tên, ngày sinh, sở thích..)

+ Làm trang ghi những ngày kỉ niệm đặc biệt của gia đình ( Ngày cưới của bố mẹ, ngày cả nhà cùng đi chơi…)

+ Lưu ý: HS có thể dán thêm ảnh gia đình cho thêm đẹp và hấp dẫn

- GV yêu cầu một số hs trình bày lich gia đình theo các nhóm để cả lớp cùng xem và học hỏi lẫn nhau.

- GV nhận xét, tổng kết.

Hoạt động 4: Vận dụng:

- GV yêu cầu HS chia sẻ: Em sẽ dùng lịch gia đình này như thế nào?

- GV nhắc học sinh Vn hoàn thiện “Lịch gia đình” sử dụng lịch gia đình để nhắc nhở và từ đó chủ động thực hiện những việc làm để tỏ lòng biết ơn ông bà bố mẹ.

- HS cả lớp hát.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

- HS nêu

- HS quan sát

- Sinh nhật của từng thành viên gđ, kỉ niệm ngày gđ

- Thông tin được sắp xếp theo thứ tự từ bố, mẹ đến em và em gái…

- HS lắng nghe

- HS trình bày về nội dung đã thực hiện

- HS nghe GV nhận xét, tổng kết.

- Trả lời trao đổi

- Lắng nghe thực hiện

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn:

Ngày dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 25

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

- Tiết 3: Thực hiện việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ gọn gàng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ người thân bằng lời nói, thái độ.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi tham gia vào các hoạt động vệ sinh nhà cửa giữ gìn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, khi tham gia lao động vệ sinh nhà cửa

- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

- Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Khởi động: Một sợi rơm vàng”.

Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- Gv cho HS cả lớp hát, vỗ tay “ Một sợi rơm vàng”.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động: Xác định thực hiện những việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 về cách thực hiện những việc làm giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp.

- Em thường làm gì để nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp?

- quy trình thực hiện các việc đó như thế nào?

- Lưu ý: Cho hs thảo luận bằng nhiều cách khác nhau như vẽ sơ đồ tư duy, vẽ mô phỏng…

- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả

- GV nhận xét tổng kết hoạt động.

- BVN cho lớp hát

- Thảo luận nhóm 4

- Trả lời

- Trình bày chia sẻ với các bạn trong lớp

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

Tuần: 25 Ngày soạn:

Tiết 1: Tham gia hoạt động ‘Lời nhắn nhủ yêu thương” Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quý trọng phụ nữ.

1. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Hình thành trách nhiệm trong công việc và sự tuân thủ của các quy định.

- Nhân ái: Thực hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc của những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực tự quản, tổ chức, thiết kế các hoạt động.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ.

*Năng lực đặc thù:

- Tích cực tham gia các hoạt động Múa hát mừng ngày Quốc tế Phụ nữ cùng nhà trường, lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- Giấy A0, A4 , bút viết bảng, vòng quay.

- Lịch gia đình để HS quan sát, phiếu thảo luận, phiếu đánh giá.

2. Thiết bị dành cho học sinh

- Giấy trắng hay bìa màu, kéo, hồ dán.

- Bút màu, bút viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* Mục tiêu: Thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc của những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS lựa chọn các tiết mục kể chuyện, chia sẻ kỉ niệm về người phụ nữ em yêu quý để tham gia vào chương trình “Lời nhắn nhủ yêu thương” của nhà trường.

Lưu ý: Khuyến khích những tiết mục kể chuyện bằng hoạt cảnh hay có tranh minh họa.

- GV tổ chức cho HS chuẩn bị, tập các tiết mục theo đăng kí.

- GV tổ chức cho HS trình bày các tiết mục kể chuyện, chia sẻ kỉ niệm về người phụ nữ em yêu quý trong chương trình “Lời nhắn nhủ yêu thương” của nhà trường

- GV nhắc HS theo dõi và cổ vũ, động viên các tiết mục trong chương trình; ghi nhớ tiết mục mình yêu thích để chia sẻ.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về tiết mục em yêu thích trong chương trình.

-Tổng kết các tiết mục văn nghệ.

- HS lựa chọn tiết mục lựa chọn các tiết mục kể chuyện, chia sẻ kỉ niệm về người phụ nữ em yêu quý để tham gia vào chương trình “Lời nhắn nhủ yêu thương” của nhà trường.

- HS tập luyện các tiết mục đã đăng kí.

Tiết mục kề về cô giáo cũ:

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.

Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do bị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em.

Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: “Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!” Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát.

Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho em một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng, trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.

- Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình.

- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.

-HS động viên, cổ vũ các tiết mục có trong chương trình

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

Tuần: 25 Ngày soạn:

Tiết 2: Hoạt động theo chủ đề: Chia sẻ với bạn về những ngày kỉ niệm của gia đình

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-- Thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quý trọng gia đình.

1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Thực hiện được việc làm để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp; Chủ động tham gia việc trang trí nhà cửa cùng người thân.

- Nhân ái: Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và các việc làm cụ thể.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ được kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân và hững người em yêu quý.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm chăm sóc, biết ơn đến các thành viên trong gia đình;

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Chia sẻ những hoạt động chung của gia đình thể hiện lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình;

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

- Giấy A4, A0, bút viết bảng; vòng quay; các bộ thẻ quy trình thực hiện một số việc nhà (nhặt rau, quét nhà, dọn phòng ngủ,…);

- Phiếu thảo luận; Phiếu đánh giá.

2. Thiết bị dành cho học sinh:

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

- Giấy trắng hoặc bìa màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* HĐ 1: Chia sẻ với bạn về những ngày kỉ niệm của gia đình

Mục tiêu: Chia sẻ những hoạt động chung của gia đình thể hiện lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, sử dụng phiếu thông tin hay tranh, ảnh đã chuẩn bị sẵn để chia sẻ với bạn về nhựng ngày kỉ niệm của gia đình mà em ấn tượng nhất.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng quay yêu thương” để chia sẻ trước lớp về những ngày kỉ niệm của gia đình.

+ Chuẩn bị: Vòng quay thiết kế tren Powerpoint có các ô nhỏ. Mỗi ô ghi tên một HS

+ GV cử ra một quản trò điều khiển trò chơi.

+ Cách chơi: GV quay lượt đầu tiên, kim dừng lại ở ô có tên bạn nào thì bạn đó lên chia sẻ về ngày kỉ niệm của gia đình.

Sau khi chia sẻ xong, HS sẽ tiếp tục quay để chọn ra bạn chia sẻ tiếp theo.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc về câu chuyện em ấn tượng nhất sau khi chơi.

- GV tổng kết các ý kiến và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

* HĐ 2: Làm “Lịch gia đình”

Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm thể hiện sự quý trọng gia đình.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 5/67

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4, quan sát “Lịch gia đình”/67 và thảo luận những nội dung sau:

+ Lịch gia đình gồm những thông tin gì?

+ Các thông tin được trình bày như thế nào?

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- GV tổ chức cho HS làm “Lịch gia đình” theo hướng dẫn:

+ Ghi tên tờ lịch và trang trí.

+ Ghi thông tin của từng thành viên trong gia đình.

+ Làm trang ghi những ngày kỉ niệm đặc biệt của gia đình.

-GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, tuyên dương, khen thưởng.

- GV đặt câu hỏi: ‘Em sẽ dùng Lịch gia đình này như thế nào?”

- Gv nhắc HS về nhà tiếp tục hoàn thiện ‘Lịch gia đình”, sử dụng lịch để nhắc nhở và từ đó chủ động thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình.

- GV nhận xét – tổng kết, GD: Các em cần chủ động thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình.

- HS làm việc theo nhóm.

- HS tham gia trò chơi.

+ HS chia sẻ.

  • HS lắng nghe

-HS đọc nhiệm vụ

- HS làm việc theo nhóm 4 và trả lời các câu hỏi gợi ý:

+ Tên và ngày sinh của các thành viên trong gia đình, ngày kỉ niệm đặc biệt, những ghi chú liên quan thói quen, sở thích của từng người.

+ Thông tin được sắp xếp như thế nào? Tranh dán ở đâu?

-HS chuẩn bị giấy trắng hay bìa màu, bút màu, bút viết.

-HS thảo luận nhóm và cùng nhau làm lịch gia đình theo sự hướng dẫn của GV.

- HS trưng bày sản phẩm xung quanh lớp.

- Các nhóm cùng di chuyển sang các nhóm khác quan sát sản phẩm và học hỏi lẫn nhau.

-HS trả lời: Em sẽ ghi tiếp những ngày quan trọng, xem lịch hằng tuần để nhắc nhở mình về những dịp đặc biệt của gia đình.

-HS lắng nghe và hoàn thiện sản phẩm.

-HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

Tuần: 25 Ngày soạn:

Tiết 3: Xác định cách thực hiện những việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Có thói quen giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.

- Tham gia vào các hoạt động trang trí nhà cửa.

1. Phẩm chất:

- Nhân ái: Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và các việc làm cụ thể.

- Chăm chỉ: Thực hiện được việc làm để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp; Chủ động tham gia việc trang trí nhà cửa cùng người thân.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập được kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình; Thực hiện trang trí nhà cửa cùng người thân vào những dịp đặc biệt.

*Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc người thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

- Lịch gia đình để HS quan sát; Phiếu thảo luận; Phiếu đánh giá.

2. Thiết bị dành cho học sinh:

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

- Bút chì, bút viết,… ảnh/ tranh vẽ; thông tin về những ngày kỉ niệm của gia đình, câu hỏi giao lưu với những người phụ nữ tiêu biểu của địa phương,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* Mục tiêu: Có thói quen giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi thảo luận về cách thực hiện những việc làm giữ gìn nhà của sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp theo các gợi ý sau:

+ Em thường làm gì để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp?

+ Quy trình thực hiện các việc đó như thế nào?

Lưu ý: GV có thể chọn nhiều hình thức trình bày kết quả thảo luận: sơ đồ tư duy, vẽ mô phỏng.

-GV tổ chức cho HS trao đổi thêm về những lưu ý để đảm bảo an toàn khi làm việc nhà.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

- Gv dặn dò HS về nhà làm việc và xin ý kiến nhận xét của người thân.

- GV thông báo với HS về hoạt động “Tham gia giao lưu với những phụ nữ tiêu biểu của địa phương” trong giờ Sinh hoạt dưới cờ tuần tới, giới thiệu với HS những thông tin cơ bản về người tham gia giao lưu và yêu cầu HS tìm hiểu thêm, chuẩn bị câu hỏi với người tham gia giao lưu.

- HS thảo luận nhóm đôi

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

-HS nhận xét, bổ sung ý kiến.

- HS chia sẻ trước lớp.

-HS trao đổi

-HS lắng nghe.

-HS tiếp thu ý kiến của GV

-HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

Tuần: 26 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

* Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia giao lưu với những phụ nữ tiêu biểu của đại phương.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập.

- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện lòng biết ơn những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.

- Chia sẻ những điều em biết về người phụ nữ tiêu biểu của địa phương và ghi lại những điều em học được sau buổi giao lưu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Chuẩn bị của giáo viên: Loa, nhạc cụ, quà (nếu có)...

- Chuẩn bị của học sinh: Học sinh toàn trường tập trung đúng giờ, ngồi đúng vị trí quy định, học sinh lớp 01 chuẩn bị tham gia giao lưu với các bạn với thầy cô. Câu hỏi để giao lưu với những người phụ nữ tiêu biểu của địa phương.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động giao lưu với những phụ nữ tiêu biểu của đại phương theo kế hoạch của nhà trường.

- GV nhắc nhở HS tập trung đúng giờ; ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ; giữ trật tự, tập trung chú ý và ghi lại các thông tin theo gợi ý:

+ Tên, công việc của người phụ nữ tiêu biểu.

+ Những điều phụ nữ tiêu biểu đóng góp cho địa phương là gì?

+ Điều em học được từ người phụ nữ tiêu biểu của địa phương.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ những điều em biết về người phụ nữ tiêu biểu của địa phương và ghi lại những điều em học được sau buổi giao lưu.

- GV nhận xét.

- HS tham gia hoạt động giao lưu.

- HS tập trung đúng giờ, ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.

- HS ghi lại các thông tin theo gợi ý.

- HS chia sẻ, và ghi lại những điều em học được sau buổi giao lưu.

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

Tuần: 26 Ngày soạn:

Tiết: 2 Ngày dạy:

* Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Lập kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình.

+ Làm sản phẩm để trang trí nhà cửa.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện được việc làm để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp; Chủ động tham gia việc trang trí nhà cửa cùng người thân.

- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và các việc làm cụ thể.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ được kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân và những người em yêu quý.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Thích ứng với cuộc sống: Thực hiện trang trí nhà cửa cùng người thân vào những dịp đặc biệt.

- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập được kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình;

- Thẩm mĩ: Làm được sản phẩm trang trí nhà cửa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, giấy A3; các bộ thẻ quy trình thực hiện một số việc nhà (nhặt rau, quét nhà, dọn phòng ngủ,…)

- HS: Thông tin về những ngày kỉ niệm của gia đình, giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 6: Lập kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình.

Mục tiêu:

- Xác định những việc em sẽ tiếp tục thực hiện để thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình.

- Lập kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động và xác định:

+ Những việc em sẽ làm để thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình là gì?

+ Em dự định thực hiên những việc đó vào lúc nào?

+ Em cần chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ gì?

+ Em có cần người hỗ trợ hay không?

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, hoàn thành bản kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với những người thân trong gia đình.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về kế hoạch của mình theo nhóm 4 – 6 em.

- GV mời một số HS trình bày bản kế hoạch trước lớp, khuyến khích các HS khác trao đổi, đặt câu hỏi làm rõ thêm cho bản kế hoạch của bạn.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động và yêu cầu HS về nhà thực hiện kế hoạch đã lập.

Hoạt động 7: Làm sản phẩm để trang trí nhà cửa

Mục tiêu: Tham gia vào các hoạt động trang trí nhà cửa.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS trao đổi:

+ Gia đình em thường cùng làm gì vào những dịp đặc biệt? Cảm xúc của em và mọi người khi đó như thế nào?

+ Em thường làm gì để thể hiện tình cảm với mọi người trong gia đình vào những dịp đặc biệt đó?

+ Khi trang trí nhà cửa vào những dịp đặc biệt, đầu tiên cần phải làm gì? Tại sao?

- GV mời HS nêu ý kiến và đưa ra kết luận về các bước trang trí nhà cửa: lên ý tưởng – chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ - làm sản pẩm – sử dụng sản phẩm để trang trí.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 – 6 em, yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về sản phẩm định làm theo gợi ý:

+ Tên sản phẩm là gì?

+ Sản phẩm đó sẽ dùng vào dịp nào?

+ Hình thức, chất liệu của sản phẩm như thế nào?

- GV mời HS làm sản phẩm cá nhân với những nguyên liệu, vật liệu đã chuẩn bị. GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần.

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, dặn dò HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm (nếu chưa xong) và mang các sản phẩm dùng để trang trí nhà cửa đến lớp để trưng bày ở tiết Sinh hoạt lớp sắp tới.

Tên việc làm

Thời gian thực hiện

Đồ dùng, dụng cụ cần thiết

Người hỗ trợ (nếu có)

Rửa bát

Buổi tối (sau bữa ăn)

Nước rửa bát, giẻ rửa bát

Chị gái, mẹ

Lau nhà

Buổi sáng

Nước lau nhà, chổi lau nhà

Mẹ

Nhặt rau

Buổi trưa và tối

Rổ

Chị gái, mẹ

- HS đọc nhiệm vụ của hoạt động và xác định:

- HS chia sẻ về kế hoạch của mình theo nhóm 4 – 6.

- HS trình bày bản kế hoạch trước lớp.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- Làm các sản phẩm trang trí, tham gia cùng mọi người trang trí nhà cửa,…

- Cần xem đó là ngày kỉ niệm hay sinh nhật để xác định cách trang trí, sản phẩm có thể dùng để trang trí cho phù hợp.

- HS chia sẻ khả năng trước lớp.

- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau nghe.

- HS làm sản phẩm cá nhân với những nguyên liệu, vật liệu đã chuẩn bị.

- HS xung phong chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

Tuần: 26 Ngày soạn:

Tiết: 3 Ngày dạy:

* Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập. Trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa.

- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và các việc làm cụ thể.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS đi tham quan xung quanh lớp học, trao đổi sau khi tham quan.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Thích ứng với cuộc sống: Trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa.

- Thiết kế và tổ chức hoạt động: HS trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa theo nhóm.

- Thẩm mĩ: Làm được sản phẩm trang trí nhà cửa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, giấy A3;

- HS: Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 7: Trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa.

Mục tiêu: HS trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa theo nhóm, chia sẻ trong nhóm về sản phẩm trưng bày.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa theo nhóm.

+ Chuẩn bị: kê bàn ghế xung quanh lớp; chú ý phân khu vực cho các nhóm trưng bày.

+ Các nhóm trưng bày sản phẩm theo khu vực được phân công.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm về sản phẩm trưng bày.

+ Tên sản phẩm là gì?

+ Sử dụng để trang trí như thế nào?

+ Cách làm sản phẩm như thế nào?

- GV tổ chức cho HS đi tham quan xung quanh lớp học để xem các sản phẩm trưng bày.

- GV tổ chức cho HS trao đổi sau khi tham quan:

+ Nêu cảm nhận của em sau khi tham quan.

+ Em có thêm những ý tưởng gì cho việc trang trí nhà cửa sau khi tham quan?

- GV nhắc HS ghi lại những điều em học được sau buổi giới thiệu/trưng bày sản phẩm (những sản phẩm mới, cách trang trí,…)

- GV tổng kết các ý kiến của HS và làm rõ thêm ý nghĩa của việc giúp đỡ bố mẹ, người thân khi làm việc nhà và tự làm những sản phẩm trang trí nhà cửa trong những dịp đặc biệt.

- GV cho HS đăng kí các tiết mục văn nghệ về chủ đề gia đình để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ tuần tới.

- HS trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa theo nhóm.

- HS đi tham quan xung quanh lớp học để xem các sản phẩm trưng bày, chia sẻ.

- HS ghi lại những điều em học được sau buổi giới thiệu/trưng bày sản phẩm.

- HS lắng nghe.

- HS đăng kí các tiết mục văn nghệ.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH

QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

Tuần: 27 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Biểu diễn văn nghệ chủ đề gia đình

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Sắm vai xử lý tình huống thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người em yêu quý.

+Trò chơi: Phóng viên nhí

+ Nhận biết những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với người em yêu quý.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Lá thư yêu thương

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

-Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân bằng lời nói, thái độ, việc làm cụ thể.

-Có thói quen giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

-Tham gia vào các hoạt động trang trí nhà cửa.

-Thể hiện được những việc làm thể hiện sự quý trọng phụ nữ.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được những việc làm thể hiện biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc người thân và quý trọng phụ nữ phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi.

-Lập được kế hoạch thể hiện được những việc làm thể hiện sự quý trọng người thân và gia đình.

-Thực hiện được việc trang trí nhà cửa trong những dịp đặc biệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 2; SGV Hoạt động trải nghiệm 2

– Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 2

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 27 – TIẾT 1: BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV cho học sinh đăng ký tiết mục văn nghệ nói về gia đình.

- GV cho đội văn nghệ của lớp chuẩn bị biểu diễn tiết mục văn nghệ chào mừng các em HS lớp 1 như đã luyện tập trước đó.

- GV hỗ trợ HS trong quá trình di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong

- GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh.

- HS đăng ký tiết mục cho thầy tổng phụ trách.

- HS lên biểu diễn văn nghệ Gia đình yêu thương.

-HS về chia sẻ cảm nhận về tiết mục văn nghệ ấn tượng với người thân, bạn bè về buổi biểu diễn văn nghệ.

- Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn. Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình.

- HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH

QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

Tuần: 27 Ngày soạn:

Tiết: 2 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

-Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân bằng lời nói, thái độ, việc làm cụ thể.

-Có thói quen giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

-Tham gia vào các hoạt động trang trí nhà cửa.

-Thể hiện được những việc làm thể hiện sự quý trọng phụ nữ.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được những việc làm thể hiện biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc người thân và quý trọng phụ nữ phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi.

-Lập được kế hoạch thể hiện được những việc làm thể hiện sự quý trọng người thân và gia đình.

-Thực hiện được việc trang trí nhà cửa trong những dịp đặc biệt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- Bảng phụ, mic;

2. Thiết bị dành cho học sinh

- Sách hoạt động trải nghiệm 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TUẨN 27 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Những việc làm thể hiện biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc người thân và quý trọng phụ nữ

Mục tiêu: Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân bằng lời nói, thái độ, việc làm cụ thể.

Cách tiến hành:

*Bước 1: GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi, chia sẻ về những việc em đã làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình theo gợi ý sau:

+Em đã làm được những việc gì? Vào lúc nào?

+Cảm nhận của em và mọi người khi đó ra sao?

- Sau khi kết thúc, GV cho HS ở các nhóm nêu lại những khả năng mà mình chia sẻ với các bạn trong nhóm.

*Bước 2: Trò chơi Phóng viên nhí

-GV mời 1 bạn làm phóng viên lần lượt đi phỏng vấn các bạn trong lớp về những việc đã làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình, phỏng vấn theo gợi ý:

+Bạn đã làm những việc gì?

+Khi làm những việc đó bạn gặp những khó khăn gì không?

+Dự định tiếp theo của bạn là gì?

(GV có thể luôn phiên cho HS làm phóng viên).

-GV cho HS trao đổi sau khi chơi:

+Em đã biết thêm những việc làm nào thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình?

+Em sẽ thay đổi điều gì để thực hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình tốt hơn?

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 2: Sắm vai, xử lý tình huống.

Mục tiêu: Thể hiện được những việc làm thể hiện sự quý trọng phụ nữ.

Cách tiến hành:

-Cho HS thảo luận nhóm 6, chọn 1 tình huống trong SGK/ 71 thảo luận và sắm vai thể hiện cách xử lý tình huống, theo gợi ý:

+Chuyện gì đã xảy ra?

+Trong hoàn cảnh đó, em sẽ nói gì? Làm gì?

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động thảo luận nhóm, nhắc HS khi xử lý các tình huống cụ thể cần chú ý đến cử chỉ, lời nói phù hợp với người mình giao tiếp.

Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng

Mục tiêu: HS liên hệ với bản thân, chia sẻ việc làm của mình thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân và quý trọng phụ nữ trước lớp.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân và quý trọng phụ nữ

- GV tổ chức cho HS chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân và quý trọng phụ nữ.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân bằng lời nói, thái độ, việc làm cụ thể để những thành viên trong gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc.

-Cho HS thảo luận nhóm và trình bày theo gợi ý.

-Nhóm khác nêu cảm nhận về nhóm bạn.

- HS lắng nghe luật chơi

- HS chơi trò chơi nhiệt tình

- HS chia sẻ khả năng trước lớp

- HS nghe GV nhận xét, tổng kết

- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV. HS hoạt động nhóm và sắm vai theo SGK/ 71

- HS báo cáo kết quả trước lớp

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau nghe

- HS xung phong chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe nhận xét.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH

QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

Tuần: 27 Ngày soạn:

Tiết: 3 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

-Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân bằng lời nói, thái độ, việc làm cụ thể.

-Có thói quen giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

-Tham gia vào các hoạt động trang trí nhà cửa.

-Thể hiện được những việc làm thể hiện sự quý trọng phụ nữ.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được những việc làm thể hiện biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc người thân và quý trọng phụ nữ phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi.

-Lập được kế hoạch thể hiện được những việc làm thể hiện sự quý trọng người thân và gia đình.

-Thực hiện được việc trang trí nhà cửa trong những dịp đặc biệt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- Bảng phụ, Sách GV hoạt động trải nghiệm 3.

2. Thiết bị dành cho học sinh

- Sách hoạt động trải nghiệm 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TUẨN 27 – TIẾT 3: LÁ THƯ YÊU THƯƠNG

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TUÂN - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần

+ Tác phong , đồng phục

+ Chuẩn bị bài,đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.THẢO LUẬN KẾ HOẠCH SINH HOẠT TUẦN TIẾP THEO:

- Thực hiện chương trình tuần 28, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

3.SINH HOẠT CHỦ ĐỀ: Lá thư yêu thương

-GV tổ chức cho HS hát và vận động theo lời bài hát: Giúp bà, tác giả Nguyễn Đình Nguyên.

-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 sau khi hát:

+Bạn nhỏ trong bài hát đã làm những việc gì? Khi nào?

+Theo em, vì sao bạn nhỏ làm như vậy?

+Bài hát muốn nói với em điều gì?

*GV tổ chức cho các em viết thư cho người phụ nữ mình yêu thương nhất, theo gợi ý:

+Em viết thư cho ai?

+Suy nghĩ, tình cảm của em đối với người em yêu quý?

+Điều em muốn nhắn nhủ với người đó?

+Điều em sẽ làm để thể hiện tình cảm với người em yêu quý?

-GV nhận xét và tổng kết hoạt động: Chúng ta phải biết yêu thương và quý trọng những người trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ vì họ đã lo lắng và chăm sóc cho gia đình.

-Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp và các mặt như sau: chuyên cần, học tập, tác phong đạo đức, thể dục, vệ sinh, truy bài, các việc khác…..

-HS trong lớp bổ sung để thống nhất các ý kiến chung.

-HS đề xuất ý kiến hoặc nêu nguyện vọng chính đáng.

Cả lớp lắng nghe

Lắng nghe giáo viên nhận xét chung. Góp ý và biểu dương HS khá tốt thực hiện nội quy

-HS chú ý nghe cô nói, bổ sung hoặc đề xuất ý kiến, nêu thắc mắc nếu có

Các tổ thực hiện theo kế hoạch GVCN Lớp đề ra .

-Lớp hát và vận động theo bài hát.

-Đại diện các nhóm trình bày.

-Nhóm khác nhận xét và bổ sung.

-HS lấy giấy ra viết thư và gởi đến cho phụ nữ mình yêu quý nhất.

-HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN HĐTN LỚP 3

CHỦ ĐỀ 8: CUỘC SỐNG XANH

SINH HOẠT DƯỚI CỜ (TUẦN 28)

Hưởng ứng phong trào “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng);

Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động.  

2. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết đước vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Tuyên truyền tới bạn bè, người thân về việc bả vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất:

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:

+ Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức và thực hiện các việc làm để phòng chống ô nhễm môi trường phù hợp với lứa tuổi và bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên địa phương.

+ Phẩm chất yêu nước: Thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào và ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan của địa phương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 (nếu có);

- Giấy A4, AO, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán;

2. Học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 (nếu có);

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- GV yêu cầu HS tập trung xuống sân

- GV yêu cầu HS xếp hàng và ổn định nề nếp.

- HS di chuyển xuống sân

- HS xếp hàng và ổn định nề nếp.

2. Khám phá

a.Phần nghi lễ:

+ Chào cờ (có trống Đội)

+ HS hát Quốc ca

b.Nhận xét công tác tuần:

+ Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

+ TPT hoặc BGH nhận xét bổ sung và triển khai công tác tuần tới.

- GV tổ chức cho HS ghi nhớ về các truyền thống quê em.

- Nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý.

+ HS Chào cờ

+ HS hát Quốc ca

+ HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.

- HS tham gia giao lưu.

c. Sinh hoạt theo chủ đề:

* Mục tiêu: Nắm được một số kiến thức thông qua chủ điểm.

* Cách thực hiện:

- GV tổ chức cho HS tập trung vị trí để hưởng ứng phong trào “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh”.

- Các em có biết để cho môi trường luôn sạch sẽ thì chúng ta phải làm gì?

- Để bảo vệ môi trường thì chúng ta thực hiện bằng cách nào?

- Em hãy suy nghĩ và đề xuất những việc làm phù hợp về việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên của địa phương để hưởng ứng phong trào.

- GV mời 1, 2 HS chia sẻ về những việc làm phù hợp về việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên của địa phương để hưởng ứng phong trào.

- GV nhận xét – khen ngợi.

- TPTĐ giao nhiệm vụ cho GVCN và HS các lớp chuẩn bị một số tiết mục và tham gia phong trào để giữ cho môi trường luôn sạch sẽ và cuộc sống của chúng ta luôn tươi đẹp.

- HS trả lời: Phải biết bảo vệ môi trường.

- HS trả lời: trồng thật nhiều cây xanh, bỏ rác đúng nơi quy định,......

1, 2 HS chia sẻ

- Gợi ý:

+ Nhặt rác trong sân trường, vườn trường hoặc khu vực trước cổng trường.

+ Tái sử dụng các vỉ chai nhựa để tưới cây.

+ Cùng nhau đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng xe buýt để đến trường.

+ Tái chế giấy bìa, vỏ lon, vỏ chai, ống hút,... để làm đồ trang trí lớp học.

+ Sử dụng túi vải thay vì túi nilon để đựng đồ.

- HS lắng nghe.

3. Hoạt động nối tiếp

- Nhận xét tiêt SHDC.

- Nêu các kế hoạch và phương hướng của tuần tới.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN HĐTN LỚP 3

CHỦ ĐỀ 8: CUỘC SỐNG XANH

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: (TUẦN 28)

Chơi trò chơi “Gọi tên cảnh đẹp quê mình”

Nhận biết về ô nhiễm môi trường

Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng);

Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động.  

2. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết đước vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Tuyên truyền tới bạn bè, người thân về việc bả vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất:

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:

+ Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức và thực hiện các việc làm để phòng chống ô nhễm môi trường phù hợp với lứa tuổi và bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên địa phương.

+ Phẩm chất yêu nước: Thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào và ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan của địa phương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 (nếu có);

- Giấy A4, AO, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán;

2. Học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 (nếu có);

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

1. Hoạt động khởi động:

* Mục tiêu: Tạo bầu khí vui tươi, sinh động cho lớp học và dẫn dắt vào bài học.

* Phương pháp, hình thức: Hát

* Cách tiến hành:

- GV cho HS hát bài hát

- GV nhận xét, khen ngợi HS, dẫn dắt vào bài học

- HS hát, vận động theo bài hát

- HS lắng nghe

2. Khám phá

Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Gọi tên cảnh đẹp quê mình”

* Mục tiêu: HS chơi trò chơi “Gọi tên cảnh đẹp quê mình”

* Phương pháp, hình thức: hoạt động nhóm, vấn đáp, trò chơi, hát.

* Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của hoạt động 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 74.

- GV phát cho mỗi HS một mảnh giấy nhỏ yêu cầu HS viết tên một nơi mà em thấy đẹp của địa phương ( ví dụ: sông, hồ, núi, cánh đồng,…) vào mảnh giấy đó.

- Yêu cầu HS suy nghĩ để mô tả ngắn gọn về cảnh đẹp đó bằng ba câu.

- HS cử ra một bạn làm quản trò. GV yêu cầu HS tập trung thành đội hình vòng tròn, quản trò đứng ngoài vòng tròn.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Cả lớp hát theo giai điệu một bài hát. Khi quản trò tắt nhạc và hô tên một cảnh đẹp của địa phương (VD: Sông) thì cả lớp cầm tờ giấy có viết chữ “Sông/Dòng sông” sẽ bước một bước vào vòng tròn.

Lần lượt mỗi HS sẽ có 3 câu mô tả về dòng sông theo cảm nhạn của bản thân

VD: Dòng sông quê mình là sông Đào. Nước sông có màu xanh đậm. Hai bên bờ là những rặng tre xanh mướt.

+ Nếu bạn nào không mô tả được thì bạn đó sẽ thực hiện một hành động do quản trò yêu cầu

- GV tổng kết trò chơi – Khen ngợi và dẫn dắt chuyển tiếp sang hoạt động sau.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tập trung thành đội hình vòng tròn, quản trò đứng ngoài vòng tròn

- Học sinh lắng nghe và thực hiện

Học sinh lắng nghe.

Hoạt động 2: Nhận biết về ô nhiễm môi trường.

* Mục tiêu: HS giới thiệu cảnh đẹp của địa phương em

* Phương pháp, hình thức: hoạt động nhóm, vấn đáp, trò chơi, hát.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS đọc nhiệm vụ hoạt động 2 trong SGK trang 74.

- Yêu cầu HS quan sát các bức ảnh ở nhiệm vụ 1 và chỉ ra các bức ảnh thể hiện môi trường bị ô nhiễm.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi thảo luận về những biểu hiện môi trường bị ô nhiễm trong các bức ảnh và kể thêm các dạng ô nhiễm môi trường khác mà em biết.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét.

- GV hỏi về các dạng ô nhiễm môi trường ở những cảnh quan thiên nhiên của địa phương theo gợi ý:

+ Ở địa phương chứng ta có hiện tượng ô nhiễm môi trường không?

+ Theo em đó là dạng ô nhiễm nào?

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động

Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

* Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

* Phương pháp, hình thức: hoạt động nhóm, vấn đáp.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 3 trong SGK trang 75.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát các bức tranh trong SGK và trao đổi với các bạn trong nhóm về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở từng tranh theo gợi ý:

+ Loại ô nhiễm môi trường thể hiện trong mỗi ảnh.

+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở từng tranh

- GV hỏi thêm về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương theo gợi ý sau:

+ Ở nơi em sống môi trường có bị ô nhiễm không?

+ Theo em, việc ô nhiễm đó là do nguyên nhân nào?

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

- HS đọc nhiệm vụ hoạt động 2 trong SGK trang 74.

- HS trả lời: Các bức ảnh thể hiện môi trường bị ô nhiễm: ảnh 1, 2 và 4.

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

- HS trình bày

+ Ảnh 1: Môi trường có nhiều rác thải sinh hoạt để bừa bãi, không được thu dọn → Ô nhiễm đất, nước

+ Ảnh 2: Con đường khói bụi mù mịt, che khuất tầm nhìn → Ô nhiễm không khí

+ Ảnh 4: rác thải nhựa, vỏ chai, hộp giấy,... trôi đầy trên sông, nước sống đục, chuyển màu xám đen → Ô nhiễm nước

- Các dạng ô nhiễm môi trường khác mà em biết:

+ Ô nhiễm môi trường đất: đất mất chất dinh dưỡng, xói mòn,...

+ Ô nhiễm tiếng ồn: bao gồm tiếng ồn máy bay, tiếng ồn công nghiệp, tiếng ồn trên đường,...

+ Ô nhiễm ánh sáng: bao gồm xâm lấn ánh sáng, giao thoa thiên văn, chiếu sáng quá mức.

+ Ô nhiễm môi trường nhiệt: là sự biến đổi nhiệt độ trong các vùng nước tự nhiên do ảnh hưởng của con người như sử dụng nước thay cho chất làm mát trong nhà máy điện.

- HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động 3 trong SGK trang 75

- HS lắng nghe

- HS trình bày:

+ Tranh 1: Ô nhiễm rác thải sinh hoạt do những người thiếu ý thức nên chưa để rác đúng qui định

+ Tranh 2: Ô nhiễm môi trường nước do xả thải từ các nhà máy, khu công nghiệp.

+ Tranh 3: Ô nhiễm không khí do khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp.

+ Tranh 4: Ô nhiễm môi trường đất do việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

+ Tranh 5: Ô nhiễm tiếng ồn do âm thanh với cường độ lớn, mạnh từ các cửa hàng.

- HS trả lời: Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em:

+ Vứt rác bừa bãi.

+ Khói bụi từ các phương tiện giao thông.

+ Nước thải từ các hộ gia đình xả trực tiếp ra sông.

- HS lắng nghe

3. Hoạt động nối tiếp:

* Mục tiêu: Khắc sâu nội dung bài học

* Phương pháp, hình thức: vấn đáp.

* Cách tiến hành:

- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV yêu cầu HS xem trước bài tiếp theo.

- GV khen ngợi, động viên HS.

- Nhận xét giờ học.

Học sinh trả lời.

HS xem trước bài tiếp theo.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN HĐTN LỚP 3

CHỦ ĐỀ 8: CUỘC SỐNG XANH

SINH HOẠT LỚP (TUẦN 28)

Nghe hướng dẫn cách điều tra thực trạng

ô nhiễm môi trường ở địa phương

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng);

Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động.  

2. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết đước vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Tuyên truyền tới bạn bè, người thân về việc bả vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất:

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:

+ Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức và thực hiện các việc làm để phòng chống ô nhễm môi trường phù hợp với lứa tuổi và bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên địa phương.

+ Phẩm chất yêu nước: Thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào và ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan của địa phương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 (nếu có);

- Giấy A4, AO, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán;

2. Học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 (nếu có);

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động:

* Mục tiêu: Tạo bầu khí vui tươi, sinh động cho lớp học và dẫn dắt vào bài học.

* Phương pháp, hình thức: Hát

* Cách tiến hành:

- GV cho HS hát bài hát

- GV nhận xét, khen ngợi HS, dẫn dắt vào bài học

- HS hát, vận động theo bài hát

- HS lắng nghe

2. Báo cáo sơ kết công tác tuần

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+ Đi học chuyên cần

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

- HS lắng nghe

3. Sinh hoạt theo chủ đề

Hoạt động: Nghe hướng dẫn cách điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương

* Mục tiêu: Giúp HS biết được thực trạng môi trường

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu Hs đọc nhiệm vụ trong SGK trang 75 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV gợi ý cho HS một số cách thức có thể sử dụng để điều tra về thực trạng ô nhiễm ô nhiễm môi trường ở địa phương. Gợi ý

+ Chụp ảnh hoặc quay video hiện trạng

+ Quan sát và mô tả hiện trạng.

+ Phỏng vẫn những người dân sống lân cận hoặc các chuyên gia về môi trường

+ Theo dõi thông tin trên truyền hình ở địa phương và ghi chép.

- GV cùng HS phân tích các bước hực hiện:

+ Bước 1: Chú ý quan sát khu vực quanh em sống và tình hình rác thải, nguồn nước, không khí,…

+ Bước 2: Chụp ảnh hoặc quay video hoặc ghi chép hiện trạng những nơi có hiện tượng ô nhiễm môi trường.

+ Bước 3: Đánh giá mức độ ô nhiễm theo 2 mức:

Có ô nhiễm

Không có ô nhiễm

+ Bước 4: Tổng kết các tư liệu thu gom được thành báo cáo.

- GV hướng dẫn HS một số kĩ năng khi tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường theo hướng dẫn.

- GV tổng kết hoạt động

- HS đọc nhiệm vụ trong SGK trang 75

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS lắng nghe và ghi nhớ hướng dẫn của GV.

4. Thảo luận kế hoạch tuần 29:

* Hoạt động: Phương hướng kế hoạch tuần 29

* Mục tiêu: Giúp học sinh đề ra được phương hướng kế hoạch tuần 29 và giao nhiệm vụ cụ thể đến từng học sinh.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, luyện tập thực hành.

* Cách tiến hành:

- GV thông qua phương hướng, kế hoạch tuần tới: Thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động của trường.

- HS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp để thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động vẽ tranh cho tuần sau.

- GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện tốt

các kế hoạch đề ra.

- Nhận xét giờ học, khen ngợi HS tích cực trong tuần qua.

- HS thảo luận nhóm 4

- HS chia sẻ trước lớp: Tích cực học tập, ôn và đọc trước bài mới, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở.

- HS lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

TUẦN 29

CHỦ ĐỀ 8: CUỘC SỐNG XANH

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia hoạt động “Chung tay bảo vệ môi trường”

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, các hoạt động chung của trường, lớp về chung tay bảo vệ môi trường

- Phẩm chất trung thực: Thật thà đánh giá bản thân, đánh giá bạn.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn trong hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia hoạt động chung tay bảo vệ môi trường

- Phẩm chất trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng với chủ đề “Chung tay bảo vệ môi trường”

2. Năng lực

*Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia hoạt động học tập, tham gia hoạt động nhóm, hoạt động với bạn và phát biểu ý kiến.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết những tác hai của ô nhiễm môi trường; Thực hiện những việc làm với chủ đề “Chung tay bảo vệ môi trường”, để tuyên truyên phòng chống ô nhiễm môi trường.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi cần thiết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên (TPT):

- Các câu hỏi chủ đề “Chung tay bảo vệ môi trường”.

- Cây hoa dân chủ

2. Học sinh

- HS toàn trường mang ghế dự chào cờ.

- Một số dụng cụ vệ sinh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA TPT (GV)

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

- GV yêu cầu HS tham gia hoạt động đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về các hoạt động “Chung tay bảo vệ môi trường”

- GV phối hợp với GV Tổng phụ trách Đội và Ban Giám hiệu để tổ chức cho HS giao lưu và đặt các câu hỏi về nội dung mình quan tâm theo chủ đề

“Chung tay bảo vệ môi trường” theo chương trình chung của toàn trường

- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS chia sẻ cảm nhận về những việc đã làm để bảo vệ môi trường

- TPT tổng kết hoạt động.

- HS chào cờ

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.

- HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.

- HS chuẩn bị các hoạt động

- HS tham gia hoạt động, theo chủ đề “Chung tay bảo vệ môi trường”

- HS chia sẻ cảm chia sẻ cảm nhận về những việc đã làm để bảo vệ môi trường

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ 8: CUỘC SỐNG XANH

TUẨN 29 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

Tìm hiểu tác hại của ô nhiễm môi trường

Báo cáo kết qảu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương

Thời gian thực hiện: ngày tháng năm 202

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, các hoạt động chung của trường, lớp về chung tay bảo vệ môi trường

- Phẩm chất trung thực: Thật thà đánh giá bản thân, đánh giá bạn.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn trong hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia hoạt động chung tay bảo vệ môi trường

- Phẩm chất trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng với chủ đề “Chung tay bảo vệ môi trường”

2. Năng lực

*Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia hoạt động học tập, tham gia hoạt động nhóm, hoạt động với bạn và phát biểu ý kiến.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết những tác hai của ô nhiễm môi trường; Thực hiện những việc làm với chủ đề “Chung tay bảo vệ môi trường”, để tuyên truyên phòng chống ô nhiễm môi trường. Báo cáo kết quả tìm được về thực trạng ô nhiễm ô nhiễm môi trường ở địa phương.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi cần thiết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên (TPT):

- SGV, SGK, VBT

- Máy chiếu (nếu có)

2. Học sinh

- SGK, VBT

- Sưu tầm các ảnh về ô nhiễm môi trường.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. MỞ ĐẦU, KHÁM PHÁ:

+ Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

+ Cách tiến hành:

- GV cho HS xem đoạn clip về việc ô nhiễm môi trường

- GV nêu nhiệm vụ học tập

- HS xem

- Hs lắng nghe

2. TÌM HIỂU – MỞ RỘNG:

Hoạt động 4: Tìm hiểu tác hại của ô nhiễm môi trường

Mục tiêu: HS nhận biết được tác hại của ô nhiễm môi trường

Cách tiến hành:

* Nhiệm vụ 1: Thảo luận trong nhóm về các tác hại của ô nhiễm môi trường mà em biết

- GV mời HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 4 trong SKG trang 76 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS

- GV chia lớp thành 4 nhóm

- GV hướng dẫn HS trao đổi trong nhóm và ghi lại những tác hại của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống xung quanh.

- GV gợi ý cho HS sử dụng sơ đồ tư duy để trình bày kết quả thảo luận

* Nhiệm vụ 2: Báo cáo về tác hại của ô nhiễm môi trường

- GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày trước lớp

- Gọi nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét – khen ngợi

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS thảo luận

- HS lắng nghe

- HS trình bày

HĐ5: Báo cáo kết qủa tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương

Mục tiêu: HS xác định các bước xử trí khi bị lạc

* PP: Thảo luận nhóm 4

* Hình thức: Trò chơi xếp tranh

Cách tiến hành:

- GV mời HS đọc hoạt động 5 trong SKG trang 77 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4

- GV hướng dẫn HS sủ dụng những tư liệu đã thu thập được về thực trạng ô nhiễm môi trường

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- Gọi nhóm khác nhận xét – bổ sung

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

- HS lắng nghe và đọc thầm hoạt động 5 trong SGK

- HS thảo luận

- Đại diện một số nhóm HS trình

bày kết quả.

3. THỰC HÀNH – VẬN DỤNG

Luyện tập – vận dụng

Mục tiêu: HS liên hệ với bản thân, chia sẻ việc làm của mình trước lớp.

Cách tiến hành:

- Gv tổ chức cho HS vệ sinh khu vực xung quanh trường

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động:

4. ĐÁNH GIÁ – PHÁT TRIỂN

Mục tiêu: Giúp HS đánh giá được bản thân và các bạn trong các hoạt động học tập

* Cách tiến hành: GV gọi HS nhận xét bản thân, đánh giá bạn khi tham gia các hoạt động chia sẻ việc làm của mình.

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Nhắc nhở HS thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.

- GV nhận xét – khen ngợi

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS tự đánh giá về các hoạt động em đã thực hiện trong chủ đề này.

- HS trao đổi với bạn để nhận xét nhau bằng cách đổi Phiếu đánh giá để bạn đánh giá về việc thực hiện các hoạt động trong chủ đề.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ 8: CUỘC SỐNG XANH

SINH HOẠT LỚP

Lập kế hoạch tuyên truyền phòng chống ô nhiễm môi trường

Thời gian thực hiện: ngày tháng năm 202

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Phẩm chất chủ yếu

- Trung thực: Thể hiện qua việc báo cáo trung thực tình hình hoạt động của lớp trong tuần.

- Chăm chỉ: Thể hiện trong lao động nền nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập.

- Nhân ái: Hợp tác chia sẻ với các bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia hoạt động học tập, tham gia hoạt động nhóm, hoạt động với bạn và phát biểu ý kiến.

- NL giao tiếp và hợp tác: hợp tác với bạn khi tham gia hoạt động.

* Năng lực đặc thù:

- NL thiết kế và tổ chức: Tham gia được các hoạt động chung của trường lớp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Giáo viên:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

- Phiếu bầu; thùng đựng phiếu bầu; phiếu đánh giá….

Học sinh

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS

- HS bắt bài hát

- Gv nêu mục tiêu bài học

- HS hát

- HS lắng nghe

2. BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TUẦN

Hoạt động 1: Sơ kết tuần 29

* Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

Hoạt động 2: Chia sẻ

* Mục tiêu: HS nhớ và chia sẻ những hoạt động trong tuần qua

* Cách tiến hành:

- Lớp trưởng mời các thành viên trong lớp chia sẻ lại một số nội dung, bài học trong tuần.

+ Bạn đã học được gì qua các hoạt động đó?

+ Hoạt động nào trong tuần bạn thấy ấn tượng nhất?

+ Nhớ lại cảm xúc lúc đó của bạn thế nào?

- HS lắng nghe

- HS nối tiếp chia sẻ các hoạt động diễn ra trong tuần.

- HS chia sẻ ý kiến cá nhân

  1. C. SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ:
  2. * Mục tiêu: Giúp HS biết bảo vệ môi trường và có ý thức phòng chống ô nhiễm

* Cách tiến hành:

Lập kế hoạch tuyên truyền phòng chống ô nhiễm môi trường

  • GV tổ chức cho HS lập kế tuyên truyền phòng chống ô nhiễm môi trường
  • GV chia lớp thành 4 nhóm

2. - GV tổ chức cho từng nhóm HS trình bày kết quả

3. GV nhắc nhở HS về nhà trao đổi vái bố mẹ về cách, phòng chống ô nhiễm môi trường, yêu cầu các em thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ này để trong tiết Sinh hoạt lóp của tuần tiếp theo sẽ chia sẻ về kết quả trao đổi với bố mẹ trước lớp.

- GV tổng kết hoạt động.

- HS lắng nghe và thực hiện

4.THẢO LUẬN KẾ HOẠCH SINH HOẠT TUẦN TIẾP THEO:

* Mục tiêu: HS nắm phương hướng, thông báo mới cho HĐ tuần sau.

* Cách tiến hành:

- Thực hiện chương trình tuần 30 , GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

- HS lắng nghe thực hiện

- HS lắng nghe thực hiện

* HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI:

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Nhắc nhở HS thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.

- HS lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 8: CUỘC SỐNG XANH

Tuần: 30 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia “Ngày hội đọc sách”

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em.

+ Triển lãm tranh vẽ tuyên truyền bảo vệ vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Hưởng ứng Ngày Trái Đất

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất yêu nước: Thể hiện trong việc thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Tuyên truyền với bạn bè, người thân về việc bảo vệ vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, chia sẻ để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp

- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3

– Bảng phụ hoặc giấy A3, giấy A4

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, bút chì, bút màu, thước kẻ,…

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 1 – TIẾT 1: THAM GIA “NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV tổ chức cho HS tham gia “Ngày hội đọc sách” theo kế hoạch của nhà trường.

- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý và tìm đọc một cuốn sách về môi trường.

- GV cho HS chia sẻ với bạn ý tưởng của mình về các hoạt động bảo vệ môi trường sau khi đọc sách.

- HS tham gia “Ngày hội đọc sách”

- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe tìm đọc một cuốn sách về môi trường.

- HS về chia sẻ với bạn ý tưởng của mình về các hoạt động bảo vệ môi trường sau khi đọc sách.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 8: CUỘC SỐNG XANH

Tuần: 1 Ngày soạn:

Tiết: 2 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất yêu nước: Thể hiện trong việc thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Tuyên truyền với bạn bè, người thân về việc bảo vệ vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, chia sẻ để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được hình ảnh thân thiện vui vẻ của bản thân. Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi vẽ tranh

- NL thiết kế và tổ chức: Tham gia được các hoạt động chung của trường lớp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- Bảng phụ, giấy A3;

2. Thiết bị dành cho học sinh

- Bút chì; bút màu,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em.

Mục tiêu: Tạo thông điệp muốn tuyên truyền đến mọi người.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS vẽ theo nhóm, mỗi nhóm vẽ vào khổ giấy A3.

-GV cho HS xác định thông điệp em muốn tuyên truyền tới mọi người, vẽ tranh thể hiện được thông điệp đó.

- Sau khi vẽ xong, GV cho HS ở các nhóm chia sẻ với các bạn.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 2: Triển lãm tranh vẽ tuyên truyền bảo vệ vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên

Mục tiêu:

- Em xem tranh và biết những hành động bảo vệ vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS sắp xếp tranh vào khu vực trưng bày.

- GV yêu cầu HS xem tranh và gắn hoa vào bức tranh em thích nhất.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động thảo luận nhóm.

Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng

Mục tiêu: HS liên hệ với bản thân, chia sẻ việc làm của mình trước lớp.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện sự bảo vệ vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên

- GV tổ chức cho HS chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện bảo vệ vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

- HS vẽ

-Giới thiệu với bạn bè, người thân về việc làm để bảo vệ vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên ở địa phương được thể hiện trong bức tranh.

- HS sắp xếp

- HS xem tranh và gắn hoa

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau nghe

- HS xung phong chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe nhận xét.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 8: CUỘC SỐNG XANH

Tuần: 1 Ngày soạn:

Tiết: 3 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất yêu nước: Thể hiện trong việc thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Tuyên truyền với bạn bè, người thân về việc bảo vệ vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, chia sẻ để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được hình ảnh thân thiện vui vẻ của bản thân. Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi vẽ tranh

- NL thiết kế và tổ chức: Tham gia được các hoạt động chung của trường lớp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- Bảng phụ, giấy A3;

2. Thiết bị dành cho học sinh

- Bút chì; bút màu, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV phổ biến cho cá lớp về ý nghĩa của Ngày Trái Đất.

- GV tổ chức cho HS biểu diễn văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường.

-GV cho đội văn nghệ của lớp chuẩn bị biểu diễn văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường như đã luyện tập trước đó.

- GV hỗ trợ HS trong quá trình chuẩn bị ra trước lớp biểu diễn và trở về chỗ ngồi của mình sau khi biểu diễn xong

- Sau khi biểu diễn xong, GV phát động đến HS làm kế hoạch nhỏ để góp phần bảo vệ môi trường (thu gom giấy vụn, vỏ chai, vỏ lon,…)

- GV tổng kết hoạt động.

- HS lắng nghe GV trình bày

- Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn

- Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình.

-HS lắng nghe và thực hiện.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 8: Cuộc sống xanh

Tuần: 31 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia hoạt động làm kế hoạch nhỏ

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Chơi trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”, tổ chức “Hội chợ đồ cũ”

+ Đánh giá các hoạt động của chủ điểm.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp:

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- tuyên truyền tới bạn bè, người thân về việc bảo vệ vể đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường.

- Xác định được các nguyên nhân và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.

- thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: có ý thức và thực hiện các việc làm để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổivà bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên địa phương.

- Phẩm chất yêu nước: thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào và ý thức bảo vệ môi trường , cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

- Phẩm chất trung thực: phản ánh chính xác kết quả điều tra về thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tổ chức được các hoạt động hội chợ, tuyên truyền để bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: nhận biết được sự thay đổi của môi trường và thực hiện được các việc làm để phòng chống ô nhiễm môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; vở bài tập HĐTN 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

- Bảng phụ hoặc giấy A0, A4, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán

- Máy ảnh (nếu có) một số ảnh chụp thực trạng ô nhiễm môi trường;

- Tư liều về “Ngày Trái Đất”

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3,vở bài tập HĐTN 3,

- Giấy A0, A4, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,...

- Máy ảnh (nếu có) một số ảnh chụp thực trạng ô nhiễm môi trường;

- Tư liều về “Ngày Trái Đất”

- Đồ đã qua sử dụng, còn mới để tham gia Hội chợ đồ cũ (VD: sách, truyện, quần áo, đồ chơi, đồ dùng)

- Cuối mỗi tiết HĐ, GV nên nhắc lại những điều cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 31 – TIẾT 1: HDĐC

Làm kế hoạch nhỏ để bảo vệ môi trường

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho HS nộp giấy vụ, vỏ lon, chai lọ, … đã thu gom được theo tổ.

- GV Tổng kết số giấy vụn, vỏ lon, vỏ chai, … từng học sinh và của cả lớp góp được.

- GV tổng phụ trách thông báo kết quả làm kế hoạch nhỏ của từng lớp trước toàn trường. Tuyên dương những HS tích cực và lớp thu gom được nhiều. Động viên HS các lớp tiếp tục thực hiện những việc làm để bảo vệ môi trường.

- HS nộp giấy vụ, vỏ lon, chai lọ, … đã phân loại của lớp đến khu vực theo quy định của nhà trường.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 8: Cuộc sống xanh

Tuần: 31 Ngày soạn:

Tiết: 2 Ngày dạy:

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Tuyên truyền tới bạn bè, người thân về việc bảo vệ vể đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường.

- Xác định được các nguyên nhân và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.

- thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: có ý thức và thực hiện các việc làm để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổivà bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên địa phương.

- Phẩm chất yêu nước: thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào và ý thức bảo vệ môi trường , cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

- Phẩm chất trung thực: phản ánh chính xác kết quả điều tra về thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tổ chức được các hoạt động hội chợ, tuyên truyền để bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: nhận biết được sự thay đổi của môi trường và thực hiện được các việc làm để phòng chống ô nhiễm môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; vở bài tập HĐTN 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

- Bảng phụ hoặc giấy A0, A4, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán

- Máy ảnh (nếu có) một số ảnh chụp thực trạng ô nhiễm môi trường;

- Tư liều về “Ngày Trái Đất”

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3,vở bài tập HĐTN 3,

- Giấy A0, A4, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,...

- Máy ảnh (nếu có) một số ảnh chụp thực trạng ô nhiễm môi trường;

- Tư liều về “Ngày Trái Đất”

- Đồ đã qua sử dụng, còn mới để tham gia Hội chợ đồ cũ (VD: sách, truyện, quần áo, đồ chơi, đồ dùng)

- Cuối mỗi tiết HĐ, GV nên nhắc lại những điều cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 8: thực hiện hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu:

- Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường.

- Xác định được các nguyên nhân và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.

- thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 8 trong sách giáo khoa HĐTN 3 trang 80 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS

- GV tổ chức cho HS liệt kê những việc mình có thể làm để phòng chống ô nhiễm môi trường ( VD: Bỏ rác đúng nơi quy định, không nói quá to ở nơi công cộng,…).

- GV hướng dẫn HS lập bảng theo dõi việc thực hiện mẫu trong SGK và hướng dẫn HS theo dõi việc thực hiện một số việc làm phòng chống ô nhiễm môi trường.

+ Đánh dấu X vào những ngày thực hiện việc làm đó.

+ Tổng hợp kết quả thực hiện vào ngày cuối tuần.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm ( 4-6 HS) và chia sẻ bảng theo dõi của mình trong nhóm.

- GV gọi một số HS lên trình bày trước lớp, các nhóm khác nêu câu hỏi cho HS trình bày.

.

- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện những việc làm đã liệt kê và đánh dấu vào bảng theo dõi.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm làm tốtvà chuyển tiếp sang hoạt động sau.

Hoạt động 2: Thực hành phân loại rác thải sinh hoạt.

Mục tiêu: HS nhận biết và phân loại được các loại rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế.

Cách tiến hành:

* Nhiệm vụ 1: Nhận biết cấc loại rác: rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (4-6 HS) và trao đổi trong nhóm về tên gọi các nhóm rác và cách phân loại rác. Có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoặc sơ dồ tư duy để tổ chức các hoạt động cho HS.

- GV mời một số nhóm lên trình bày. Các nhóm khác đặt câu hỏi và bổ sung

GV nhận xét kết luận:

Có 3 nhóm rác:

- Rác vô cơ: Là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lí bằng cách mang ra khu chôn lấp rác thải. Nó bắt nguồn từ các vật liệu xây dựng không thể sử dụng hoặc đã qua sử dụng và được bỏ đi; các loại bao bì, bọ bên ngoài hộp/ chai thực phẩm; các loại túi nilon được bỏ đi sau khi con người dựng thực phẩm và một số laoij vậy dụng/ thiết bị trong đời sống hàng ngày của con người.

- Rác hữu cơ: Là loại rác dễ phân hủy và có thể tái chế và đưa vào sử dụng trong việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Nó có nguồi gốc từ phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người, các loại hoa, lá cây, cỏ không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường.

- Rác tái chế: Là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế tái sử dụng phục vụ cuộc sống. VD: các loại giấy thải, các loại hộp/chai/ vỏ lon thực phẩm bỏ đi,…

* Nhiệm vụ 2: làm biển tên các loại rác.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị cảu cả lớp: Giấy A4, bút màu, hồ dán.

- GV tổ chức cho HS hoàn thành 3 biển tên theo các phân loại rác: rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế.

* Nhiệm vụ 3: thực hành phân loại rác thông qua trò chơi “ Ai nhanh-Ai đúng”

- GV tổ chức thi phân loại rác giữa các nhóm.

- GV phổ biến luật chơi:

GV sử dụng thẻ từ/ hình ảnh( ghi tên hoặc hình ảnh từng thứ rác thải như: vỏ chai, vỏ lon bia, giấy in hỏng, cơm thừa, …). HS dựa vào các thẻ từ phân loại rác và sắp xếp nhanh tên rác thải vào đúng tên các loại rác vừa phân ở nhiệm vụ 2. Nhóm nào sắp xếp được đúng, nhanh thì nhóm đó sẽ là nhóm thắng cuộc

+ GV cho HS thực hiện trong thời gian 2 phút.

- GV nhận xét và cho HS nêu ý nghĩa của hoạt động.

* Nhiệm vụ 4: Cùng người thân phân loại rác hàng ngày.

GV nhắc nhở HS về nhà sử dụng biển tên các loại rác vừa làm và cùng người thân thực hiện phân loại rác hàng ngày để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Hoạt động 10: luyện tập – vận dụng

Mục tiêu: HS tổ chức được các hoạt động Hội chợ đồ cũ, tuyên truyền để bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo tổ và thực hiện hướng dẫn:

+ Bước 1: Kê bàn ghế thành gian hàng theo các đơn vị tổ;

+ Bước 2: bày các mặt hàng đã chuẩn hàng của tổ mình;

+ Bước 3: thực hiện việc trao đổi.

- Sau khi các em thực hiện xong GV tổ chức cho HS nêu ý nghĩa của hoạt động Hội chợ đồ cũ với việc bảo vệ môi trường theo tổ.

- GV tổ chức cho HS nếu ý kiến của mình trước lớp. HS trong lớp nghe bổ sung ý kiến.

GV nhận xét kết luận: Việc sử dụng đồ cũ góp phần nâng cao ý thức của mọi người về lối sống tiết kiệm, bảo vệ môi trường, góp phần phổ biến cách tái sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.

- GV tổ chức cho HS nêu cảm nghĩ của mình về Hội chọi đồ cũ:

+ Việc tổ chức Hội chọi đồ cũ có ý nghĩa gì trong việc bảo vệ môi trường?

+ Em đã chuẩn bị như thế nào để tham gia Hội chọi đồ cũ?

+ Em đã trao đổi được gì từ Hội chọi đồ cũ?

+ Em cảm thấy như thế nào khi tham gia Hội chọi đồ cũ?

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

1-2 em học sinh đọc yêu cầu nhiệm vụ 1

- HS nếu các việc mình có thể làm.

- HS theo dõi, lắng nghe và thực hiện lập bảng theo mẫu

- HS đánh dấu những ngày thực hiện việc làm đó

- HS hoạt động theo nhóm

- 4-5 em HS trình bày, các nhóm khác nêu câu hỏi cho HS trình bày.

- HS nghe và thực hiện.

- HS trao đồi thảo luận nhóm.

- Các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác đặt câu hỏi và bổ sung.

- HS nghe GV nhận xét, tổng kết

- 2-3 em HS đọc lại

- HS đưa các dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn cho giáo viên kiểm tra

- HS báo cáo kết quả trước lớp

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS hoạt động nhóm.

- HS láng nghe

- HS hoạt động nhóm, sắp sếp phân loại rác thải theo tên.

- HS nêu

- HS lắng nghe thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện theo sự chỉ đạo của tổ trưởng.

- Các tổ thảo luận.

- HS trình bày ý kiến cá nhân. Các em khác nhận xét, bổ sung.

- HS nghe và trả lời câu hỏi

Đánh giá các hoạt động.

- GV tổ chức cho HS trao đổi và nêu những việc mình đã học được để cùng chung tay bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

- Gv phát phiếu đánh giá cho HS và yêu cầu HS làm việc cá nhân

- GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng, trao đổi để xin ý kiến của bạn về những hoạt dộng mình đã tham gia.

- GV yêu cầu các em về xin ý kiến của người thân vào phiếu đánh giá.

- GV ghi nhận xét vào mục 3 trong phiếu.

- GV nhận xét tổng kết chủ đề hoạt động.

Mẫu phiếu đánh giá:

- HS nhận phiếu và đánh giá.

- HS thực hiên đánh giá đồng đẳng.

- HS nghe và thực hiện ở nhà.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 8: Cuộc sống xanh

Tuần: 31 Ngày soạn:

Tiết: 3 Ngày dạy:

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Tuyên truyền tới bạn bè, người thân về việc bảo vệ vể đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường.

- Xác định được các nguyên nhân và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.

- thực hiện được các hoạt động để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi.

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: có ý thức và thực hiện các việc làm để phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổivà bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên địa phương.

- Phẩm chất yêu nước: thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào và ý thức bảo vệ môi trường , cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

- Phẩm chất trung thực: phản ánh chính xác kết quả điều tra về thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tổ chức được các hoạt động hội chợ, tuyên truyền để bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: nhận biết được sự thay đổi của môi trường và thực hiện được các việc làm để phòng chống ô nhiễm môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; vở bài tập HĐTN 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

- Bảng phụ hoặc giấy A0, A4, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán

- Máy ảnh (nếu có) một số ảnh chụp thực trạng ô nhiễm môi trường;

- Tư liều về “Ngày Trái Đất”

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3,vở bài tập HĐTN 3,

- Giấy A0, A4, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,...

- Máy ảnh (nếu có) một số ảnh chụp thực trạng ô nhiễm môi trường;

- Tư liều về “Ngày Trái Đất”

- Đồ đã qua sử dụng, còn mới để tham gia Hội chợ đồ cũ (VD: sách, truyện, quần áo, đồ chơi, đồ dùng)

- Cuối mỗi tiết HĐ, GV nên nhắc lại những điều cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

SHL: Thực hiện một số việc làm để giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan.

  1. Nhận nhiệm vụ tham gia hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan.
  2. Thực hiện nhiệm vụ đã được phân công.
  3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

  • GV tổ chức cho học sinh dọn vệ sinh khu vực đã phân công.
  • GV tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả.
  • GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện

- HS báo cáo.

- HS lắng nghe.

Đánh giá

Em đã làm được

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Giới thiệu được về vẻ đẹp cảnh quan của địa phương

Nêu được thực trạng vệ sinh môi trường nơi em sinh sống

Tham gia các hoạt động để chăm sóc và bảo vệ cảnh quan nơi em sinh sống.

Thực hiện được việc làm để giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh

Sử dụng được một số dụng cụ lao động một cách an toàn

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ

Tuần: 32 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Phong trào làm nhiều việc tốt.

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Chơi trò chơi “Giải câu đố về nghề nghiệp”

+ Tìm hiểu về nghề em yêu thích.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Sưu tầm tranh, ảnh về nghề em yêu thích

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
  • Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
  • Trách nhiệm: Thể hiện được thái độ yêu thương, thể hiện được sự tôn trọng với những nghề nghiệp khác nhau của mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, phỏng vấn, trò chuyện với những người xung quanh khi tìm hiểu về nghề nghiệp của họ.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

2.2. Năng lực đặc thù

  • Chú ý, lắng nghe và tham gia tích cực các hoạt động chung của trường.
  • Kể được việc làm tốt với những người xung quanh.
  • Ghi nhớ những câu chuyện về việc làm tốt mà mình ấn tượng nhất để học hỏi và chia sẻ với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên
  • Một số câu chuyện kể về gương người tốt, việc tốt.
  • Một số tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ trường.
  • Phần thưởng cho HS.

2. Học Sinh

  • SGK Hoạt động trải nghiệm 3.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 32 – TIẾT 1: PHONG TRÀO LÀM NHIỀU VIỆC TỐT.

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Khởi động: NGHI LỄ CHÀO CỜ

- Ổn định tổ chức

- Tổng phụ trách điều khiển nghi lễ chào cờ.

- Tổng phụ trách giới thiệu sơ lược nội dung tiết sinh hoạt dưới cờ

- Các lớp xếp hàng theo vị trí lớp

- HS hát Qốc ca

- HS lắng nghe

2. Khám phá

2.1. Nhận xét công tác tuần 31

Mục tiêu: HS nắm được các ưu, khuyết điểm về các hoạt động của tuần 31

Cách tiến hành:

- Lớp trực nhận xét hoạt động trong tuần 31 của toàn trường.

- Tổng phụ trách sơ kết tuần 31

- Ban giám hiệu tuyên dương những lớp hoạt động tích cực tuần 31 và rút kinh nghiệm để thực hiện tốt cho các hoạt động ở tuần sau.

2.2. Triển khai phương hướng tuần 32

Mục tiêu: HS nắm được hướng phấn đấu cho tuần 32

Cách tiến hành:

- BGH triển khai những hoạt động quan trọng và kế hoạch giáo dục của tuần 33.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS theo dõi

- HS lắng nghe

3. Sinh hoạt theo chủ đề: Phong trào làm nhiều việc tốt.

Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của của những việc tốt.

Cách tiến hành:

- Tổng phụ trách Đội giới thiệu các tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ trường.

- Tổng phụ trách Đội giới thiệu chủ đề sinh hoạt

“Phong trào làm nhiều việc tốt”.

- GV chuẩn bị tâm thế cho HS, nhắc các em tập trung chú ý khi nghe kể chuyện về tấm gương người tốt, việc tốt”.

  • Câu hỏi giao lưu HS:

1. Em cần làm gì để trở thành tấm gương người tốt, việc tốt?

2. Em có thích trở thành tấm gương người tốt, việc tốt không? Vì sao?
3. Em thấy việc giúp đỡ mọi người xung quanh mang lại lợi ích gì cho bản thân?

4. Kể về một số việc làm tốt em đã làm? (giúp đỡ ba, mẹ, bạn bè,…)

5. Em hãy nêu tên một câu chuyện nói về gương người tốt, việc tốt?

- Tổng phụ trách nhận xét, khen thưởng câu trả lời đúng.

- GV nhắc nhở HS ghi nhớ những điều cần học hỏi ở tấm gương người tốt, việc tốt mà mình tâm đắc nhất.

-GV gợi ý cho các em suy nghĩ về những việc mình có thể làm để hưởng ứng “Phong trào làm nhiều việc tốt”.

- GV tổng kết hoạt động.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS nghe kể chuyện “Gương người tốt, việc tốt”.

- HS theo dõi và giao lưu câu hỏi và cùng chia sẻ

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS ghi nhớ những điều cần học hỏi ở tấm gương người tốt, việc tốt.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

4. Củng cố – Vận dụng

- GV nhắc nhở HS ghi nhớ những câu chuyện về việc làm tốt mà mình ấn tượng nhất để học hỏi và chia sẻ với bạn bè và người thân trong gia đình.

- GV nhận xét, đánh giá thái độ của HS khi tham gia tiết Chào cờ.

- HS về lớp theo hướng dẫn của GV

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS về lớp

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề

Tuần: 32 Ngày soạn:

Tiết: 2 Ngày dạy:

. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
  • Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
  • Trách nhiệm: Thể hiện được thái độ yêu thương, thể hiện được sự tôn trọng với những nghề nghiệp khác nhau của mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ với bạn bè về nghề mình yêu thích và giới thiệu nghề mình yêu thích.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

2.2. Năng lực đặc thù

  • Tìm hiểu được nghề nghiệp của những người xung quanh.
  • Nhận ra được một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề mình yêu thích.
  • Lập kế hoạch rèn luyện đức tính cần có phù hợp với nghề em yêu thích và tham gia các hoạt động của trường, lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên
  • SGK Hoạt động trải nghiệm 3, VBT Hoạt động trải nghiệm 3.
  • Một số câu đố về nghề nghiệp;
  • Mẫu sơ đồ tư duy về nghề nghiệp
  • Một số đồ dùng, dụng cụ liên quan đến các nghề: bác sĩ, họa sĩ, giáo viên, công an, ca sĩ …..
  • Phiếu đánh giá.

2. Học Sinh

  • SGK Hoạt động trải nghiệm 3, VBT Hoạt động trải nghiệm 3.
  • Một số câu đố về chủ đề nghề nghiệp trong sách, báo, tạp chí, Internet…
  • Keo dán, giấy A4, bút màu, kéo, bìa màu khổ A4,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh khi vào học bài mới

Cách tiến hành:

- GV cho HS hát, vận động theo bài hát Bố em là phi công.

- GV giới thiệu bài học mới: SHCĐ:

+ Chơi trò chơi “Giải câu đố về nghề nghiệp”

+ Tìm hiểu về nghề em yêu thích.

- HS hát, vận động theo bài hát

- HS lắng nghe

2. Khám phá

2.1. Chơi trò chơi “Giải câu đố về nghề nghiệp”

Mục tiêu: Giúp HS biết được thêm nhiều ngành nghề.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Giải câu đố về nghề nghiệp”

-GV kiểm tra sự chuẩn bị cùa HS về việc sưu tầm những câu đố về nghề nghiệp.

-GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các em đọc nhiệm vụ 1, 2 ở hoạt động 1 trong SGK trang 38

-GV hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+Bạn thứ 1: Đọc câu đố 1 và mời một bạn trả lời.

+Bạn thứ 2: Đọc câu đố và mời một bạn trả lời.

+Tiếp theo HS trong nhóm lần lượt nêu câu đố về nghề nghiệp rồi mời bạn trả lời.

-GV tổ chức cho cả lớp chia sẻ về những câu đố mà các nhóm đã thực hiện, có thể cho nhóm này đố nhóm khác để tang sự hứng thú cho HS.

- GV tổ chức trao đổi sau trò chơi:

+ Trò chơi vừa rồi đã nhắc đến những nghề nghiệp nào?

+ Thi kể tên những nghề nghiệp của những người sống quanh em?

- GV mời một số HS trả lời và tổng hợp, kết luận về những điều các em học được sau khi thực hiện trò chơi.

-GV yêu cầu một số HS nhắc lại tên nghề nghiệp mà các nạn đã nói đến.

- GV nhận xét và giới thiệu về chủ đề hoạt động tiếp theo.

2.2. Tìm hiểu về nghề em yêu thích

Mục tiêu: HS biết cách giới thiệu nghề nghiệp mà mình yêu thích

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Trao đổi về nghề em yêu thích

- GV mời HS đọc yêu cầu của nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 2 trang 83 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV tổ chức cho HS thực hiện nhóm 4, mỗi bạn trong nhóm sẽ trao đổi với các bạn về nghề mình yêu thích theo gợi ý:

+ Tên nghề em yêu thích.

+ Nêu lí do em thích nghề đó.

- GV dành thời gian cho HS chia sẻ trong nhóm và quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết, đảm bảo rằng tất cả HS đều được chia sẻ trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về nghề nghiệp mà mình yêu thích. GV nêu thêm một số câu hỏi cho HS khi chia sẻ trước lớp:

+Em có biết những ai sống quanh em đang làm nghề mà em yêu thích không?

+Em có muốn sau này lớn lên làm nghề đó không?

-GV khen ngợi những HS có cách giới thiệu rõ ràng, lưu loát về nghề nghiệp của mình.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nghề em yêu thích.

- GV yêu cầu tất cả HS đọc thầm yêu cầu của nhiệm vụ 2, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 83

-GV hướng dẫn HS thực hiện: Mỗi HS sẽ vẽ một sơ đồ tư duy về nghề em yêu thích bằng cách ghi tên nghề đó vào giữa tờ giấy, sau đó vẽ 4 nhánh xung quanh nghề đó tương ứng với 4 nội dung:

+ Công việc chính của nghề.

+ Những đức tính của nghề.

+ Những đóng góp của nghề.

+ Những khó khăn có thể gặp phải.

+ Ở mỗi nội dung HS viết vào các nhánh từ, cụm từ phù hợp.

-GV dành thời gian cho HS làm sơ đồ tư duy

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ với bạn về nghề em yêu thích.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm về sơ đồ tư duy của mình.

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả chia sẻ của nhóm mình.

- GV khen ngợi những bạn có cách trình bày rõ ràng, giới thiệu lưu loát và tổng kết tiết hoạt động.

-HS làm việc nhóm 4

- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi.

-HS các nhóm chia sẻ

- Kết thúc trò chơi, HS trao đổi thảo luận về các nghề nghiệp.

-HS chia sẻ trước lớp.

-HS nêu

- HS lắng nghe

- 1-2 HS đọc yêu cầu

- Học sinh lắng nghe và thực hiện

- HS chia sẻ trong nhóm

- HS chia sẻ trước lớp về nghề nghiệp của mình yêu thích

-HS lắng nghe

- HS đọc thầm.

-HS lắng nghe và thực hiện.

-HS vẽ sơ đồ tư duy của mình.

-HS chia sẻ trong nhóm

- Đại diện nhóm lên trình bày.

- HS lắng nghe.

3. Đánh giá phát triển

Mục tiêu: Giúp HS đánh giá được bản thân và các bạn trong các hoạt động học tập

Cách tiến hành:

- GV khuyến khích HS nhận xét bản thân, đánh giá bạn khi tham gia các hoạt động.

- GV nhận xét

- HS tiến hành đánh giá bản thân và bạn trên phiếu đánh giá.

- HS lắng nghe

4. Củng cố – Vận dụng

- GV nhận xét, đánh giá chung.

- GV nhận xét tiết học.

- GV nhắc nhở HS về nhà chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp em yêu thích để Sinh hoạt lớp tiếp theo.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và thực hiện.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH

Tiết 3: Sinh hoạt lớp

Tuần: 32 Ngày soạn:

Tiết: 3 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập
  • Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
  • Trách nhiệm: Thể hiện được thái độ yêu thương, thể hiện được sự tôn trọng với những nghề nghiệp khác nhau của mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

2.2. Năng lực đặc thù

  • HS nắm ưu khuyết điểm tuần 32, phương hướng tuần 33.
  • Tham gia các hoạt động chung của lớp.
  • Tìm hiểu về nghề nghiệp mà mình yêu thích.
  • Thể hiện được sự trân trọng đối với nghề nghiệp mà mình thích.
  • Kể được việc làm tốt với những người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên
  • SGK Hoạt động trải nghiệm 3, VBT Hoạt động trải nghiệm 3
  • Một số đồ dùng, dụng cụ liên quan đến các nghề: bác sĩ, bán hàng, khách sạn, phục vụ bàn, phóng viên, GV, công an, ca sĩ .
  • Một số địa chỉ có thể dễ dàng tìm được hình ảnh về nghề nghiệp mình yêu thích như: các trang báo, tạp chí, các trang mạng trên Internet…
  1. Học Sinh
  • SGK Hoạt động trải nghiệm 3, VBT Hoạt động trải nghiệm 3.
  • Sơ đồ tư duy đã làm ở tiết trước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh khi vào học bài mới

Cách tiến hành:

+ Ổn định lớp

+ Trò chơi: Tôi bảo.

- Nhận xét, tuyên dương

- GV giới thiệu mục tiêu tiết học: Sưu tầm tranh, ảnh về nghề em yêu thích

- HS hát bài Em làm bác sỹ

- HS tham gia

- HS lắng nghe

2. Khám phá

2.1. Kiểm điểm công tác tuần 32

Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần 32, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục

Cách tiến hành

- Yêu cầu các tổ trao đổi, nêu được những việc làm được và chưa làm được trong tuần qua.

- Nhận xét, rút ra ưu, khuyết điểm, tuyên dương từng cá nhân hoặc nhóm tiêu biểu

2.2. Phương hướng kế hoạch tuần 33

Mục tiêu: HS nắm phương hướng, kế hoạch hoạt động, giáo dục của tuần 33

Cách tiến hành

- GV thông qua phương hướng, kế hoạch tuần 33: Thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động của trường.

- HS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp để thi đua học tốt, tích cực tham gia các hoạt động, hát, múa về mái trường.

- GV cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, chốt lại các biện pháp, phương hướng phấn đấu cho tuần 33, yêu cầu HS thực hiện tốt các kế hoạch đề ra chuẩn bị tốt các bài hát về chủ đề ở tiết sau.

- Thực hiện: tổ trưởng báo cáo về nề nếp, chuyên cần, học tập, vệ sinh lớp, cá nhân, các hoạt động khác

- HS nghe và rút kinh nghiệm

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm 4

- HS chia sẻ trước lớp: Tích cực học tập, ôn và đọc trước bài mới, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở. Tập luyện văn nghệ chuẩn bị cho chủ đề ở tiết sau.

- HS lắng nghe và thực hiện

3. Sinh hoạt theo chủ đề Sưu tầm tranh, ảnh về nghề em yêu thích.

Mục tiêu: Giúp HS biết sưu tầm tranh, ảnh về nghề em yêu thích.

Cách tiến hành

-GV hướng dẫn cho HS cách sưu tầm tranh, ảnh về nghề em yêu thích theo các bước:

+ Nhớ lại sơ đồ tư duy mà đã làm ở tiết trước.

+Bổ sung thêm các nội dung như: trang phục mặc khi làm việc, nơi làm việc, sản phẩm của nghề, người nổi tiếng trong nghề.

Ví dụ: Nghề công nhân xây dựng - trang phục là bộ đồ bảo hộ lao động, mũ bảo hiểm, nơi làm việc là các công trường đang xây dựng; sản phẩm của nghề là những ngôi nhà, trường học, cơ quan, công trình…..

- GV giới thiệu cho HS một số địa chỉ có thể dễ dàng tìm được hình ảnh về nghề nghiệp mình yêu thích như: các trang báo, tạp chí, các trang mạng trên Internet…

-GV có thể dán hặc chiếu cho HS xem một số hình ảnh về nghề để HS hình dung ra cách sưu tầm tranh, ảnh về nghề mình yêu thích.

-GV yêu cầu mỗi HS tìm được ít nhất 3 bức tranh, ảnh về nghề mình yêu thích theo các gợi ý như trên để tiết hoạt động sau mang đến cho lớp làm an- bum về nghề em yêu thích.

- GV dặn dò HS về thời hạn thực hiện nhiệm vụ tối đa là 1 tuần.

- HS nhớ lại sơ đồ tư duy

-HS chú ý

-HS lắng nghe

-HS quan sát

- HS lắng nghe để hoàn thành việc sưu tầm.

-HS lắng nghe

4. Củng cố – Vận dụng

- GV nhận xét, đánh giá chung.

- GV nhận xét tiết học.

- GV nhắc nhở HS hoàn thành nhiệm vụ và tiết hoạt động tuần sau nhớ mang theo tranh, ảnh sưu tầm để chia sẻ với các bạn.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Họ và tên: …………………… .….. Lớp: ……

HTT: ✰✰✰ HT: ✰✰ CHT: ✰

STT

Nội dung đánh giá

Em tự đánh giá

Bạn đánh giá em

1

Giới thiệu về nghề nghiệp mà mình yêu thích.

2

Tham gia trò chơi tích cực.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 9:NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH

Tuần: 33 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt cảnh về việc làm tốt của em.

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Xác định những đức tính của bản thân liên quan đến nghề em yêu thích.

+ Làm an-bum về nghề em yêu thích.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Văn nghệ chào mừng sinh nhật Bác Hồ.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực thực hiện một số hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, tôn trọng các sở thích riêng của bạn.

- Phẩm chất trách nhiệm: Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

*Năng lực đặc thù:

- Kể và tham gia hoạt cảnh về việc làm tốt của em.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

- Kịch bản hoạt cảnh về việc làm tốt của em.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 33 – TIẾT 1: HOẠT CẢNH VỀ VIỆC LÀM TỐT CỦA EM

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

- GV yêu cầu HS nhớ lại những việc tốt mà em đã làm.

- GV dặn dò HS chuẩn bị tâm thế sẵn sàng nếu được mời tham gia hoạt cảnh về việc làm tốt của em.

- GV yêu cầu HS cả lớp chú ý lắng nghe các bạn và những anh, chị lớp trên thực hiện những tiết mục về việc làm tốt với những người xung quanh và ghi nhớ những câu chuyện mà mình tâm đắc nhất.

- GV cho HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi các em tham gia hoạt cảnh.

- HS chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.

- HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.

- HS nhớ lại những việc tốt đã làm.

- HS lắng nghe và tham giá hoạt cảnh về việc làm tốt của em.

- HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ những câu chuyện mà mình tâm đắc nhất.

- HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi tham gia hoạt cảnh.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 9:NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH

Tuần: 33 Ngày soạn:

Tiết: 2 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực thực hiện một số hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, tôn trọng các sở thích riêng của bạn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập; giới thiệu về nghề mình yêu thích qua an-bum nghề em yêu thích.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực định hướng nghề nghiệp: Xác định những đức tính của bản thân liên quan đến nghề mình yêu thích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

- Bài Powerpoint.

- Một cuốn an-bum về nghề yêu thích.

2. Thiết bị dành cho học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

- Thẻ giấy;

- Giấy trắng, những bức tranh, ảnh sưu tầm được về nghề mình yêu thích, hồ dán/ keo dán hoặc ghim bấm, bút viết, bút màu,…

Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 3: Xác định những đức tính của bản thân liên quan đến nghề em yêu thích.

Mục tiêu:

- HS kể tên được một số đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà mình yêu thích.

- Nhận ra được một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề yêu thích.

Cách tiến hành:

- GV đọc yêu cầu của hoạt động 3 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 85 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS kể tên những đức tính liên quan đến nghề em yêu thích. Mỗi đức tính ghi ra một thẻ giấy và thảo luận với bạn những đức tính cần có liên quan đến nghề em yêu thích.

- GV yêu cầu HS nhớ lại sơ đồ về nghề em yêu thích đã làm ở tiết trước và đối chiếu với những đức tính mình đã có hoặc muốn có xem có phù hợp với những đức tính cần có của nghề mình yêu thích không.

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 6 HS) và nêu nhiệm vụ như sau: Mỗi bạn lần lượt chia sẻ với các bạn trong nhóm về những đức tính mình có, những đức tính của mình phù hợp với nghề mình yêu thích. GV gợi ý HS có thể tham khảo đoạn hội thoại của hai bạn ở nhiệm vụ 3, hoạt động 3 trong SGK trang 85.

- GV dành thời gian cho HS chia sẻ trong nhóm và quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. GV yêu cầu mỗi nhóm sau khi nghe xong phần trình bày của từng bạn sẽ chọn ra một bạn để lên báo cáo kết quả trước lớp.

- GV tổ chức cho đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp về những đức tính của bản thân liên quan đến nghề mình yêu thích.

- GV cùng cả lớp nhận xét, khen ngợi, động viên các bạn chia sẻ tự tin.

- GV nhận xét chung về việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và chuyển sang hoạt động 4.

Hoạt động 4: Làm an- bum về nghề em yêu thích.

Mục tiêu:

- HS giới thiệu về nghề mình yêu thích qua an-bum nghề em yêu thích.

Cách tiến hành:

- GV gọi HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 4 trong sgk trang 85 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về bìa màu, giấy trắng, những bức tranh, ảnh sưu tầm được về nghề mình yêu thích, hồ dán/ keo dán hoặc ghim bấm, bút viết, bút màu,…

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, mỗi HS tự làm một cuốn an-bum về nghề mình yêu thích theo gợi ý:

+ Sắp xếp và dán mỗi bức tranh, ảnh vẽ nghề yêu thích mà em đã sưu tầm được vào giấy A4.

+ Viết chú thích cho từng bức tranh, ảnh (tên, đặc điểm của nghề, đức tính cần có,…)

+ Lấy một tờ bìa màu làm trang bìa của an-bum. Viết tên nghề vào trang bìa của cuốn an-bum.

+ Đóng hoặc dán giấy trang bìa và các tờ giấy thành cuốn an-bum hoàn chỉnh.

+ Trang trí cho an-bum thêm đẹp và hấp dẫn.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. GV nhắc nhở HS dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực của mình sau khi làm xong an-bum.

- GV nhận xét, chốt lại hoạt động và dặn dò các em chuẩn bị những bài hát về chủ đề Bác Hồ để tham gia hoạt động trong tiết Sinh hoạt lớp tiếp theo.

- HS lắng nghe và nắm rõ yêu cầu của GV.

- HS kể tên, ghi ra thẻ giấy những đức tính liên quan đến nghề yêu thích. Sau đó, thảo luận với bạn những đức tính cần có liên quan đến nghề em yêu thích.

- HS nhớ lại sơ đồ về nghề em yêu thích đã làm ở tiết trước và đối chiếu với những đức tính mình đã có hoặc muốn có xem có phù hợp với những đức tính cần có của nghề mình yêu thích không.

- HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về những đức tính mình có, những đức tính của mình phù hợp với nghề mình yêu thích.

- Các bạn trong nhóm thảo luận và chọn ra một bạn lên báo cáo trước lớp.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp về những đức tính của bản thân liên quan đến nghề mình yêu thích.

- HS lắng nghe và nhận xét các nhóm.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và năms rõ yêu cầu.

- HS để những vật dụng đã chuẩn bị để trên bàn cho GV kiểm tra.

- HS lắng nghe gợi ý của GV và làm một cuốn an-bum về nghề yêu thích.

- HS lắng nghe và dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực của mình sau khi làm xong an-bum.

- HS lắng nghe và chuẩn bị những bài hát về chủ đề Bác Hồ.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 9:NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH

Tuần: 33 Ngày soạn:

Tiết: 3 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực thực hiện một số hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, tôn trọng các sở thích riêng của bạn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

*Năng lực đặc thù:

- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

- Bài Powerpoint;

- Một số bài hát về chủ đề Bác Hồ.

2. Thiết bị dành cho học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

- Bút chì, bút màu, kéo, hồ dán, giấy màu,…

- Các bài hát về chủ đề Bác Hồ.

Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV yêu cầu cán bộ lớp tổng kết thi đua các tổ trong tuần học vừa qua.

- GV chia lớp thành các nhóm và nêu yêu cầu hoạt động: Mỗi tổ sẽ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ chào mừng sinh nhật Bác Hồ.

- GV dành thời gian cho các nhóm chuẩn bị.

- GV tổ chức cho HS các nhóm lên biểu diễn tiết mục văn nghệ chào mừng sinh nhật bác Hồ. Sau phần trình bày của mỗi nhóm, GV cùng các HS trong lớp cổ vũ, động viên nhóm vừa trình diễn.

- GV tổ chức cho HS bình chọn tiết mục hấp dẫn nhất, tiết mục huy động được nhiều bạn tham gia tích cực nhất,…

- GV tổng kết thi đua tuần học, phổ biến kế hoạch tuần mới và nhắc nhở HS chuẩn bị cho hoạt động của tuần tiếp theo.

- Cán bộ lớp tổng kết thi đua các tổ trong tuần học vừa qua.

- HS chia nhóm và nghe yêu cầu.

- Các nhóm chuẩn bị.

- HS các nhóm lên biểu diễn tiết mục văn nghệ. Các nhóm khác cổ vũ, động viên các nhóm cừa trình diễn.

- HS bình chọn tiết mục hấp dẫn nhất, tiết mục huy động được nhiều bạn tham gia tích cực nhất,…

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH

Tuần: 34 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Giới thiệu về nghề em yêu thích

+ Lập kế hoạch rèn luyện đức tính cần có phù hợp với nghề em yêu thích.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Chơi trò chơi về “Nghề em yêu thích”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Hình thành được đức tính chăm chỉ trong hoạt động tập thể và có tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động chia sẻ theo nhóm.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Kể tên được một số đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà mình yêu thích.

- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 2; SGV Hoạt động trải nghiệm 2

– Bảng phụ hoặc giấy A3, giấy A4 hoặc mẫu sơ đồ tư duy để HS lập danh sách các việc làm đề xây dựng hình ảnh bản thân, quả bóng nhỏ, phiếu bầu, thùng đựng phiếu bầu, mẫu bảng tự theo dõi việc làm của bản thân, một số món quà/sản phẩm mẫu cho HS quan sát, Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 2, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, ho dán,...

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 1 – TIẾT 1: THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV nhắc nhở những HS tham gia tiết mục hát, múa, kể chuyện,....về Bác Hồ chuẩn bị tâm thế sẵn sàng lên biểu diễn.

- GV nhắc HS cả lớp giữ trật tự, chú ý theo dõi và tham gia tích cực các hoạt động của lễ kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ.

- GV yêu cầu HS ghi nhớ những tiết mục, câu chuyện, nội dung mà mình ấn tượng nhất để chia sẻ với bạn và gia đình.

- HS tham gia tiết mục hát, múa, kể chuyện,....về Bác Hồ chuẩn bị tâm thế sẵn sàng lên biểu diễn.

- HS cả lớp giữ trật tự, chú ý theo dõi và tham gia tích cực các hoạt động của lễ kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ.

- HS ghi nhớ những tiết mục, câu chuyện, nội dung mà mình ấn tượng nhất để chia sẻ với bạn và gia đình.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH

Tuần: 34 Ngày soạn:

Tiết: 2 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Hình thành được đức tính chăm chỉ trong hoạt động tập thể và có tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động chia sẻ theo nhóm.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, chia sẻ với bạn; tích cực tham gia vào các hoạt động

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận ra được một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề yêu thích.

- NL thiết kế và tổ chức: Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Thiết bị dành cho giáo viên:

- Bảng phụ, giấy A3;

2. Thiết bị dành cho học sinh

- Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 5: Giới thiệu về nghề em yêu thích

Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về một số nghề yêu thích

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm chia sẻ với các bạn về cuốn an-bum của mình.

- GV cho HS đại diện nhóm lên trình bày phần giới thiệu về cuốn an-bum của mình.

- GV cho HS trao đổi với bạn để tìm hiểu kĩ hơn về nghề mà bạn yêu thích.
- GV yêu cầu HS bình chọn cho cuốn an-bum đẹp nhất, nhiều thông tin thú vị nhất để giới thiệu trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm trưng bày an-bum của tất cả HS trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS các nhóm đi tham quan triển lãm an-bum theo hình thức luân chuyển, các nhóm sẽ lần lượt đi tham quan hết sản phẩm của cả lớp . Khi đến vị trí của mỗi nhóm, các HS cần lắng nghe ban đại diện nhóm giới thiệu về các cuốn an-bum của nhóm bạn và ghi nhớ thông tin.

- GV cùng cả lớp nhận xét, khen ngợi, động viên các bạn đã chia sẻ an-bum.

+ Trong hoạt động tham quan triển lãm vừa rồi, em ấn tượng nhất với cuốn an-bum của bạn nào? Tại sao?

+ Em có những cảm nhận gì sau khi tham quan triển lãm an-bum về nghề em yêu thích?

+ Em đã học được điều gì sau khi thực hiện làm an-bum về nghể em yêu thích và tham quan triển lãm an-bum cùng các bạn.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 6.

Hoạt động 6: Lập kế hoạch rèn luyện đức tính cần có phù hợp với nghề em yêu thích.

Mục tiêu:

- Giúp HS lập kế hoạch rèn luyện đức tính của bản thân liên quan đến nghề yêu thích.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc yêu cầu của hoạt động.

- GV đặt câu hỏi để HS cả lớp cùng trao đổi:

+ Bảng kế hoạch rèn luyện những đức tính phù hợp với nghề em yêu thích gồm có mấy cột, đó là những cột nào?

+ Để lập được bảng kế hoạch đó, em cần thực hiện những việc gì?

- GV hướng dẫn HS cách lập kế hoạch rèn luyện.

- GV có thể phân tích bảng kế hoạch gợi ý trong SGK, trong đó cột “Đức tính cần có của nghề” sẽ điền những đức tính em đã viết ở sơ đồ tư du, cột “Đức tính em đã có hoặc muốn có liên quan đến nghề” chính là kết quả của hoạt động 3 tuần 33 va cột “Cách thực hiện” ghi rõ những việc làm cụ thể để rèn luyện các đức tính đó.

- GV cho HS thực hiện lập kế hoạch rèn luyện.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

- HS lắng nghe.

- HS đại diện nhóm lên trình bày phần giới thiệu về cuốn an-bum của mình.

- HS trao đổi với bạn để tìm hiểu kĩ hơn về nghề mà bạn yêu thích.

- HS bình chọn cho cuốn an-bum đẹp nhất, nhiều thông tin thú vị nhất để giới thiệu trước lớp.

- Các nhóm trưng bày an-bum của tất cả HS trong nhóm.

- HS các nhóm đi tham quan triển lãm an-bum theo hình thức luân chuyển, các nhóm sẽ lần lượt đi tham quan hết sản phẩm của cả lớp. Khi đến vị trí của mỗi nhóm, các HS cần lắng nghe ban đại diện nhóm giới thiệu về các cuốn an-bum của nhóm bạn và ghi nhớ thông tin.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời

- HS nghe GV nhận xét, tổng kết

- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV

- HS cả lớp cùng trao đổi và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe GV phân tích bảng kế hoạch gợi ý trong SGK, trong đó cột “Đức tính cần có của nghề” sẽ điền những đức tính em đã viết ở sơ đồ tư du, cột “Đức tính em đã có hoặc muốn có liên quan đến nghề” chính là kết quả của hoạt động 3 tuần 33 va cột “Cách thực hiện” ghi rõ những việc làm cụ thể để rèn luyện các đức tính đó.

- HS thực hiện lập kế hoạch rèn luyện.

- HS lắng nghe nhận xét.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH

Tuần: 34 Ngày soạn:

Tiết: 3 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Hình thành được đức tính chăm chỉ trong hoạt động tập thể và có tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động chia sẻ theo nhóm.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, chia sẻ với bạn; tích cực tham gia vào các hoạt động

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Kể tên được một số đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà mình yêu thích.

- NL thiết kế và tổ chức: Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- Bảng phụ, giấy A3;

2. Thiết bị dành cho học sinh

- Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV chia HS của lớp theo các nhóm nghề HS yêu thích (vd: nhóm nghề giáo viên, nhóm nghề họa sĩ, nhóm nghề ca sĩ, nhóm nghề bác sĩ, nhóm nghề công nhân, nhóm nghề thợ làm tóc, nhóm nghề nhà văn,…)

- GV cho các nhóm tự thiết kế hoạt động chơi (đóng vai) theo nghề mà nhóm yêu thích.

- GV tổ chức cho HS các nhóm chơi theo ý tưởng của mỗi nhóm và quan sát cách chơi của các nhóm để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

- GV nhận xét và khen ngợi cả lớp.

* Đánh giá hoạt động

- GV yêu cầu HS hoàn thành phần đánh giá hoạt động trong SGK.

- GV tổ chức cho HS đánh giá bằng cách phát Phiếu đánh giá và yêu cầu các em tự đánh giá theo hướng dẫn trong phiếu.

- GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng, trao đổi để xin ý kiến của bạn về những hoạt động mình đã tham gia trong chủ đề.

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

- HS lắng nghe các nhóm nghề HS yêu thích (vd: nhóm nghề giáo viên, nhóm nghề họa sĩ, nhóm nghề ca sĩ, nhóm nghề bác sĩ, nhóm nghề công nhân, nhóm nghề thợ làm tóc, nhóm nghề nhà văn,…)

- Các nhóm tự thiết kế hoạt động chơi (đóng vai) theo nghề mà nhóm yêu thích.

- HS các nhóm chơi theo ý tưởng của mỗi nhóm và quan sát cách chơi của các nhóm để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

- HS lắng nghe.

- HS hoàn thành phần đánh giá hoạt động trong SGK.

- HS đánh giá bằng cách phát Phiếu đánh giá và yêu cầu các em tự đánh giá theo hướng dẫn trong phiếu.

- HS đánh giá đồng đẳng, trao đổi để xin ý kiến của bạn về những hoạt động mình đã tham gia trong chủ đề.

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn:

Ngày dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

TUẦN 35 TỔNG KẾT

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Cam kết “ Mùa hè ý nghĩa và an toàn”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện , biết nghĩ tới các bạn khi chia tay để nghỉ hè

- Phẩm chất chăm chỉ: Tham gia cùng các bạn trong lớp làm các trái tim yêu thương tặng bạn và tham gia tích cực vào các hoạt động múa hát tập thể

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ được những đức tính và điều tốt của bạn. Phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi làm trái tim yêu thương tặng bạn

- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp. Thực hiện được ý tưởng về việc làm trái tim yêu thương tặng bạn và tham gia các hoạt động văn nghệ cùng các bạn trong lớp

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

2. Đối với học sinh

- Hình chụp cùng nhóm bạn trong lớp

- Một số bài hát về mùa hè.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG CAM KẾT “ MÙA HÈ Ý NGHĨA VÀ AN TOÀN”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV trong khối chuẩn bị mẫu bản cam kết, phối hợp với TPT Đội, BGH, Ban đại diện cha mẹ hs tham gia kí cam kết “ Mùa hè Trái tim yêu thương”

- GV TPT Đôị và các GV chủ nhiệm tổ chức cho các em trình diễn một số tiết mục văn nghệ trước buổi lễ trên sân khấu trường

- GV Tổng phụ trách Đội mời đại diện HS đọc to bản cam kết cho tất cả HS cùng nghe. Sau đó , lần lượt đại diện mỗi lớp sẽ lên kí cam kết dưới sự giám sát của GV, đại diện cha mẹ HS và BGH ( HS còn lại cho kí tại lớp)

- Dặn dò HS trong thời gian nghỉ hè cần có kế hoạch rèn luyện vui chơi phù hợp. Cần chú ý giữ gìn an toàn cho bản thân khi tham gia hoạt động trong kì nghỉ hè

- HS tham gia tham gia gia kí cam kết

- HS tham gia trình diễn văn nghệ do các lớp chuẩn bị trước như: Thơ, ca, nhảy erobic, múa…

- 1 HS lên đọc bản cam kết

- HS Lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn:

Ngày dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

TUẦN 35 TỔNG KẾT

TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG LÀM TRÁI TIM YÊU THƯƠNG TẶNG BẠN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện , biết nghĩ tới các bạn khi chia tay để nghỉ hè

- Phẩm chất chăm chỉ: Tham gia cùng các bạn trong lớp làm các trái tim yêu thương tặng bạn

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ được những đức tính và điều tốt của bạn. Phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi làm trái tim yêu thương tặng bạn

- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp. Thực hiện được ý tưởng về việc làm trái tim yêu thương tặng bạn và tham gia các hoạt động văn nghệ cùng các bạn trong lớp

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

- Hình mẫu “Trái tim yêu thương”

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,...

- Hình chụp cùng nhóm bạn trong lớp

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Khởi động: Hát bài hát “ Lớp chúng mình đoàn kết”.

Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- Gv cho HS cả lớp hát, vỗ tay “ Lớp chúng mình đoàn kết”.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 2: Nhận diện – Khám phá:

Mục tiêu:

- Làm được các trái tim yêu thương và viết lời chúc tặng bạn

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1 của hoạt động 2 trong sgk/88, cho cả lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm vụ chưa?

- GV yêu cầu cá nhân HS suy nghĩ đến bạn em sẽ tặng “ Trái tim yêu thương” và hướng dẫn học sinh cách thực hiện.

- Em định tặng “ Trái tim yêu thương” cho bạn nào?

- Chọn một tờ giấy hoặc tấm bìa em thích.

- Gấp đôi tờ giấy hoặc tấm bìa màu, vẽ một đường cong viền trái tim lên tờ giấy, bìa màu đó

- Cắt hình trái tim theo đường cong đã vẽ

- Tô màu và trang trí mặt ngoài trái tim theo ý thích

Hoạt động 3: Thực hành

Mục tiêu:

- Thực hiện được các trái tim yêu thương

- Viết lời chúc vào trái tim

Cách tiến hành:

- Sau khi học sinh xong trái tim, GV yêu cầu học sinh viết một đức tính tốt của bạn và viết lời chúc của em dành cho bạn trong dịp hè

- GV tổ chức cho HS tặng “Trái tim yêu thương” cho nhau và nói lời chúc dành cho bạn

- GV nhận xét khen ngợi học sinh

Hoạt động 4: Vận dụng:

- GV yêu cầu HS về làm thêm những trái tim yêu thương tặng cho người thân của mình

- BVN cho lớp hát và nhún nhảy theo nhịp lời bài hát

- HS đọc yêu cầu.

- HS suy nghĩ và chia sẻ

- Lắng nghe

- HS thực hiện viết lời chúc cho bạn

- HS thực hiện

- HS lắng nghe.

- Thực hiện theo yc

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn:

Ngày dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

TUẦN 35 TỔNG KẾT

TIẾT 3: MÚA HÁT TẬP THỂ CHIA TAY THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện , biết nghĩ tới các bạn khi chia tay để nghỉ hè

- Phẩm chất chăm chỉ: Tham gia cùng các bạn trong lớp làm các trái tim yêu thương tặng bạn và tham gia tích cực vào các hoạt động múa hát tập thể

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ được những đức tính và điều tốt của bạn. Phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi làm trái tim yêu thương tặng bạn

- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp. Thực hiện được ý tưởng về việc làm trái tim yêu thương tặng bạn và tham gia các hoạt động văn nghệ cùng các bạn trong lớp

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

- Máy nghe nhạc

2. Đối với học sinh

- Hình chụp cùng nhóm bạn trong lớp

- Một số bài hát về mùa hè.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động Múa hát tập thể chia tay thầy cô và bạn bè.

- GV tổ chức chương trình văn nghê cho HS trong lớp cùng tham gia qua các bài múa hát về mùa hè như: Mùa hè vui, Mùa hè đến, Em yêu mùa hè....

- GV tổ chức cho HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân mình về thầy cô, bạn bè và chia sẻ những kỉ niệm đẹp của mình trong năm học lớp 3 qua câu hỏi

+ Em đã có những cảm xúc gì trong năm học lớp 3?

- GV tuyên dương động viên những HS có nhiều cố gắng nỗ lực vươn lên và khích lệ các em tiếp tục cố gắng

- GV nhận xét và tổng kết năm học

- Học sinh tham gia văn nghệ cá nhân biểu diễn, tổ, nhóm, lớp

- Thực hiện

- HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân mình

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………