Đề thi hsg lịch sử 11 cấp trường 2022 có đáp án

Đề thi hsg lịch sử 11 cấp trường 2022 có đáp án

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi hsg lịch sử 11 cấp trường 2022 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2021 -2022

MÔN LỊCH SỬ 11

Thời gian: 180 phút

Câu 1 ( 4 điểm ). Về quốc gia Văn Lang-Âu Lạc:

a. Em hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc ?

b. Những phong tục tập quán nào từ thời Văn Lang –Âu Lạc được nhân dân ta lưu giữ đến ngày nay ? Là một học sinh THPT , em thấy mình cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.

Câu 2 ( 3 điểm). Phân tích nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII ?

Câu 3 ( 4 điểm ). Phân tích vai trò của phong trào nông dân Tây sơn đối với lịch sử dân tộc ?

Câu 4( 2 điểm ). Nêu nét khái quát về sự phát triển và tác dụng của giáo dục Đại Việt trong các thế kỉ X – XV ?

Câu 5 ( 3 điểm). Lập bảng về các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu, bắc Mĩ từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII theo mẫu sau :

Tên các cuộc CMTS

Thời gian

Hình thức

Nhiệm vụ

Lãnh đạo

Kết quả- tính chất

Câu 6 ( 4 điểm ). Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi thân phận của một nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc ?

------------------Hết----------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh………………

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG


Câu

Đáp án

Điểm

1

(4 điểm)

a. Nét chính về đời sống vật chất tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc ?

* Đời sống vật chất :

- Cư dân văn lang có nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, nguồn lương thực chính của họ là gạo tẻ, gạo nếp ngoài ra còn có các loại thịt, cá, rau quả..

- Mặc : nam đóng khố, cởi trần ; Nữ mặc váy, áo…

- Cư dân Văn Lang ở nhà sàn, sinh hoạt rất giản dị, thích ứng với thiên nhiên.

* Đời sống tinh thần :

- Tín ngưỡng : sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, tôn kính anh hùng có công với nước …

- Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội…

- Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức…

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ

b. Những phong tục tập quán còn lưu giữ đến ngày nay : như thờ cúng

tổ tiên và các vị anh hùng có công với làng với nước; tục làm bánh chưng bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng và tổ chức các lễ hội…

* Trách nhiệm của học sinh :

- Thể hiện được trách nhiệm của giới trẻ trong việc giữ gìn, phát huy bản

sắc văn hóa dân tộc.

- Thể hiện bằng việc làm cụ thể như tự trau dồi kiến thức, nỗ lực rèn

luyện vì lợi ích chung; tham gia các sân chơi lành mạnh, bổ ích…

0,5đ

0,5đ

2

( 3 điểm)

Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII ?

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân…

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân…
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

0,75đ

0,75đ

0,75đ

0,75đ

3

(4 điểm)

Vai trò của phong trào nông dân Tây sơn đối với lịch sử dân tộc ?

* Thống nhất đất nước: (1.5đ)

- Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong rơi vào khủng hoảng, suy thoái, đời sống nhân dân cực khổ

- 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

lãnh đạo. (0.25đ)

- Từ 1776 đến 1783, quân Tây Sơn tấn công tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn, giải phóng đất Đàng Trong.

- Trong những năm 1786 – 1788, quân Tây Sơn vượt giới tuyến sông Gianh, Lũy

Thầy tiến ra Bắc, lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

* Chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc: (1.5đ)

- 1785, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm

ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút

- 1789, dưới sự chỉ huy thiên tài của Hoàng đế Quang Trung, quân Tây Sơn đánh

bại 29 vạn quân Thanh, với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa.

* Xây dựng vương triều mới với nhiều tiến bộ: (1.đ)

- Vua Quang Trung ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.

- Lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục thi cử, đề cao chữ Nôm

- Thiết lập quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng thân thiện.

- Xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế, quân đội được tổ chức quy củ..

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ

0,75đ

0,75đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

4

( 2 điểm)

Nêu nét khái quát về sự phát triển và tác dụng của giáo dục Đại Việt trong các thế kỉ X – XV ?

* Khái quát:

- Năm 1070, vua Lí Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu.

- Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức tại kinh thành.

- Từ Tk X-XV, GD Đại Việt phát triển hoàn thiện, trở thành nguồn đào tạo nhân tài cho đất nước.

- Năm 1484 : Nhà nước quyết định dựng bia ghi tên tiến sĩ.

* Tác dụng :

Đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước song ko tạo điều kiện cho KT phát triển.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

5

(3 điểm)

Lập bảng về các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu, bắc Mĩ từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII theo mẫu sau :

Tên các cuộc CMTS

Thời gian

Hình thức

Nhiệm vụ

Lãnh đạo

Kết quả- tính chất

- Cách mạng tư sản Anh

Thế kỉ XVI

Nội chiến

Lật đổ chế độ phong kiến, làm nhiệm vụ dân chủ

Tư sản và quý tộc mới

Thiết lập chế độ quân củ lập hiến. Tư sản và quý tộc mới nắm quyền.

Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ

Thế kỉ XVIII

Chiến tranh giành độc lập

Giải phóng dân tộc, lật đổ ách thống trị của thực dân Anh

Tư sản

Lật đổ ách thông trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì…

Cách mạng tư sản Pháp

Thế kỉ XVIII

Nội chiến, chống thù trong giặc ngoài

Lật đổ chế độ phong kiến, đánh liên minh phong kiến bên ngoài , bảo vệ Tổ quốc…

Đaị tư sản, tư sản…

- Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ Cộng hòa mở đường cho CNTB phát triển…

- Cách mạng tư sản triệt để

6

( 4 điểm)

Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật bản thoát khỏi thân phận của một nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc ?

* Hoàn cảnh nước Nhật trước cải cách :

- Đến giữa thế kỉ XIX, những mần mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. Cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân bùng nổ mạnh mẽ. Mâu thuẫn xã hội gay gắt→chế độ Mạc Phủ bị khủng hoảng trầm trọng.

- Đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, Mạc Phủ lần lượt kí các hiệp ước bất bình đẳng với Mĩ, rồi với Anh, Pháp, Hà Lan…Điều này làm cho phong trào chống Mạc Phủ ngày càng phát triển.

- Tháng 1 /1868, chế độ Mạc Phủ bị lật đổ.

- Ngày 3/1/1868, chính phủ mới do Thiên hoàng lập và thực hiện một số cải cách ( gọi là cải cách Minh Trị)

* Cải cách Minh Trị :

- Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống. . .

­- Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

- Giáo dục: bắt buộc, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

Cải cách Minh Trị mở đường cho nước Nhật trở thành nước tư bản chủ nghĩa, bảo vệ được độc lập, đưa nước Nhật thoát khỏi thân phận của một nước thuộc địa, trở thành nước đế quốc hùng mạnh ở chấu Á.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ