Đề thi hsg lịch sử 10 cấp trường 2022 có đáp án

Đề thi hsg lịch sử 10 cấp trường 2022 có đáp án

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi hsg lịch sử 10 cấp trường 2022 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2021 -2022

MÔN LỊCH SỬ 10

Thời gian: 180 phút

Câu 1 (5.0 điểm): Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rô ma phát triển hơn văn hoá cổ đại Phương Đông ở những điểm nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến thời kỳ Hy Lạp và Rô ma mới thực sự trở thành khoa học?

Câu 2 (2.5 điểm): Trình bày và nhận xét về đặc điểm tự nhiên và sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông.

Câu 3 (2.5 điểm): Về tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), em hãy:

a. Thống kê các nước thành viên của ASEAN theo bảng sau:

TT

Tên nước

Thủ đô

Thời gian gia nhập ASEAN

1

2

3

b. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN?
Câu 4 (4.0 điểm): Trình bày những hoạt động chính của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ 1919 – 1925. Những hoạt động đó có tác động đến cách mạng Việt Nam như thế nào?

Câu 5 (6.0 điểm): Hoàn cảnh, nội dung hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị? Tại sao nói Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

---------- Hết ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm !

Họ tên thí sinh:............................................................... Số báo danh:..................

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1:

(5.0 điểm)

Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rôma phát triển hơn văn hoá cổ đại Phương Đông ở những

điểm nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học ?

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.25

0.25

0.75

0.75

* Lịch:

- Người Phương Đông tính được nông lịch : một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng

- Người RôMa tính được một năm có 365 ngày và ¼ , họ tính được một tháng lần lượt có 30

và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày

* Chữ viết:

- Người Phương Đông phát minh ra chữ tượng hình, tượng ý, tượng thanh, khó học khó sử

dụng, khả năng phổ biến bị hạn chế

- Người Hylạp, Rôma phát minh ra hệ chữ cái A, B, C....hệ thống chữ số La Mã I, II, III... tiện

dụng và sử dụng linh hoạt ngày nay được nhiều nước sử dụng

* Toán học:

- Người Phương Đông phát minh ra hệ số đếm từ 0 đến 1 triệu, làm các phép tính cộng, trừ,

nhân, chia, giải các bài toán về hình học, tính được số π = 3.16

- Người Hy Lạp và Rô Ma để lại các tiên đề , định lý..... có giá trị khái quát caovà là cơ sở

cho toán học ngày nay

* Văn học:

- Người Phương Đông ( Ai Cập, Lưỡng Hà) cổ đại mới chỉ có văn học dân

gian , đó là các bài thơ, truyện , huyền thoại được truyền từ người này qua người khác

- Người Hy lạp và Rô Ma xuất hiện các nhà văn có tên tuổi với các tác phẩm nổi tiếng cho đến

nay vẫn còn nguyên giá trị như: Iliat và Ôđixê của Hôme...

* Những hiểu biết khoa học đén đây mới trở thành khoa học vì:

- Hình thành các định lý, các tiên đề có giá trị khái quát hoá cao , cho đến ngày nay vẫn còn

nguyên giá trị

- Các thành tựu khoa học gắn liền với tên tuổi các nhà khoa học như: Toán học: Ta-lét,

Pi-ta-go, Ơclit , Vật lý: Acsimét ....

Câu 2:

(2.5 điểm)

Trình bày và nhận xét về đặc điểm tự nhiên và sự phát triển kinh tế của các quốc gia

cổ đại phương Đông

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.5

0.25

0.25

* Đặc điểm của điều kiện tự nhiên:

Nhà nước cổ đaị phương Đông thường hình thành trên lưu vực các sông lớn...

- Thuận lợi:

+ Có nhiều đất canh tác, mưa đều đặn....Vì vậy, cư dân dễ trồng trọt, chăn nuôi

+ Có nguồn nước dồi dào cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt....là đường giao thông quan

trọng của đất nước.

- Khó khăn: thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt....cư dân phải lo đến công tác

thuỷ lợi....Chính công việc trị thuỷ khiến mọi người gắn bó, ràng buộc nhau....

* Đặc điểm kinh tế:

- Đặc điểm nổi bật là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước gắn liền với công tác trị thuỷ

lợi....

- Ngoài nghề nông, cư dân còn làm gốm, dệt vải. làm nghề luyện kim...đáp ứng nhu cầu

hàng ngày của mình. Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương

Đông kết hợp với nông nghiệp...đem lại nguồn thực phẩm và sức kéo đáng kể.

=> Tính chất của nền kinh tế: là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, mặc dù có trao đổi

nhưng thời kì đầu là hiện vật, sau này mới xuất hiện tiền.

* Nhận xét
- Do điều kiện tự nhiên trên lưu vực các sông nên cư dân sống tập trung đông đúc theo

các bộ lạc gần gũi... Đó là điều kiện thuận lợi dẫn đến nhà nước sớm ra đời ở đây.
- Sản xuất phát triển dẫn tới sự phân hoá xã hội....quan hệ bóc lột giữa quý tộc địa chủ

với nông dân bằng tô thuế, làm nảy sinh mâu thuẫn trong xã hội.

Câu 3

(2.5 điểm)

a. Thống kê các nước thành viên của ASEAN theo bảng sau:

TT

Tên nước

Thủ đô

Thời gian gia nhập ASEAN

1

Thái lan

Băng Kốc

8/8/1967

2

In-đô-nê-xi-a

Ja-kac-ta

3

Ma-lai-xi-a

Cua-la-lăm-pơ

4

Phi-líp-pin

Ma-ni-la

5

Sin-ga-po

Sin-ga-po

6

Bru-nây

Ban-đa-xê-ri-bê-ga-oan

1984

7

Việt Nam

Hà Nội

1995

8

Lào

Viên-Chăn

1997

9

Mi-an-ma

Na-pi-to

1997

10

Cam-pu-chia

Phờ-nôm-pênh

1999

1.0

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

b. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN?
* Cơ hội:

- Nền kinh tế VN được hội nhập với nền kinh tế khu vực.Tạo điều kiện cho Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực.
- Tiếp thu những thành tựu cách mạng KHKT tiên tiến trên thế giới. Có điều kiện hợp tác với

các nước về văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật,..
- Tạo những điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ hòa bình an ninh khuc vực, qua đó góp phần

bảo vệ nền độc lập dân tộc
* Thách thức:
- Nếu không tận dụng đc cơ hội để phát triển kinh tế thì VN sẽ bị tụt hậu
- Sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tê giữa các nước, trong khi xuất phát điểm của Việt Nam thấp hơn các nước.
- Dễ bị đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 4

(4.0 điểm)

Trình bày những hoạt động chính của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ 1919 – 1925. Những hoạt động đó có tác động đến cách mạng Việt Nam như thế nào?

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.75

0.5

0.75

* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925:

- Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc Xai đòi chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng tự quyết cho dân tộc Việt Nam.

- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin . Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lê-nin, dứt khoát đứng về phía quốc tế thứ III…

- Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III, tham gia sáng lập Đảng cộng Sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac – Lê nin.

- - Năm 1921, với sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari, xuất bản tờ báo Người cùng khổ, báo Nhân đạo, báo Đời sống công nhân, viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp….Tố cáo tội ác thực dân, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, thức tỉnh đồng bào trong nước…

- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên xô dự hội nghị Quốc tế nông dân. Người đã làm việc, nghiên cứu học tập một thời gian ở Liên Xô, tham gia viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín Quốc tế….

- Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng Sản, trình bày tham luận về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.

- Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu Trung Quốc. Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, nòng cốt là Cộng sản Đoàn.

- Năm 1925, mở lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ, xuất bản báo Thanh niên.

* Tác dụng của những hoạt động đó:

- Là người Việt nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.

- Đặt nền móng xây dựng tình đoàn kết Quốc tế giữa Việt Nam và thế giới

- Chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng Sản ở Việt Nam.

Câu 5:

(6.0 điểm)

* Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trong hoàn cảnh nào của cách mạng nước ta
- Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, nhất là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản, đã phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó, cần phải thành lập một đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cùng các lực lượng yêu nước và cách mạng khác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập và tự do.
- Năm 1929, ở Việt Nam lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản. Đây là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở Đảng tại nhiều địa phượng. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông dân, phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương…tạo thành một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước
- Từ ngày 6-1- 1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc thống nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam thành một đảng cộng sản duy nhất.

* Nội dung hội nghị:

- Hội nghị đã hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành lập đảng duy nhất là ĐCSVN

- Thông qua chính cương, sách lược vắn tắt và điều lệ tóm tắt của Đảng do NAQ soạn thảo(Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng), bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời.

* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc

- Trước yêu cầu của cách mạng phải thống nhất các tổ chức cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được yêu cầu của lịch sử, chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
- Người đã phê phán các tổ chức cộng sản khi hoạt động riêng rẽ và đề nghị hợp nhất. Bằng uy tín và năng lực của Nguyễn Ái Quốc đã đưa đến sự hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua, văn kiện đó trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nhân dịp thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã ra Lời kêu gọi
* Tại sao nói Đảng ra đời là bước ngoặt…
- Khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng
- Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Từ đây cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt tiếp theo của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.25

0.25

0.5

0.5

0.5

0.5