Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 2 trang) | KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
|
A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Câu 1. Nội dung nào không đúng về chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ giữa thế kỉ XIX?
A. Đầu tư vốn phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.
B. Ra sức vơ vét lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.
C. Bóc lột nhân công tàn khốc để thu lợi nhuận.
D. Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô.
Câu 2. Thành quả lớn nhất của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là
A. công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân.
B. buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí.
C. thành lập Trung Hoa Dân quốc.
D. đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo.
Câu 3. Đến năm 1868, Xiêm phải tiến hành công cuộc cải cách nhằm
A. thoát khỏi lệ thuộc vào các nước thực dân phương Tây.
B. bảo vệ độc lập, đưa đất nước thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu.
C. củng cố và tăng cường quyền lực của tầng lớp quý tộc phong kiến.
D. xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động.
Câu 4. Tính chất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Cách mạng vô sản.
Câu 5. Chủ trương của Mĩ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô năm 1933 là
A. giữ quan hệ ngoại giao trong tư thế nước lớn.
B. cùng nhau giải quyết các vấn đề quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. cùng nhau giải quyết các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
D. không từ bỏ lập trường chống cộng sản.
Câu 6. Điểm khác biệt giữa cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ với các phong trào trước đó là
A. diễn ra dưới hình thức một cuộc tổng bãi công chính trị, lan rộng ra nhiều thành phố.
B. do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh vì độc lập và dân chủ.
C. có sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
D. do giai cấp tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị, kinh tế.
Câu 7. Mục tiêu trong Luận cương tháng tư của Lê-nin là gì?
A. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản.
B. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Duy trì chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
D. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.
Câu 8. Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc là
A. phong trào Nghĩa Hòa đoàn. B. khởi nghĩa ở Vũ Xương.
C. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc. D. cuộc vận động Duy tân.
Câu 9. Thực chất của hệ thống Vecxai – Oa sinh tơn là
A. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận.
B. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
C. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc địa.
D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc.
Câu 10. Trong thành tựu văn hóa châu Âu thời cận đại, đã xuất hiện một Bét-tô-ven, ông là
A. nhà hài kịch nổi tiếng người Pháp. B. họa sĩ nổi tiếng người Hà Lan.
C. người viết truyện ngụ ngôn cổ điển Pháp. D. nhà soạn nhạc thiên tài người Đức.
Câu 11. Mở đầu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX là khởi nghĩa
A. Com-ma-đam. B. Ong Kẹo. C. Chậu-pa- chay. D. Pha-ca-đuốc.
Câu 12. Điểm giống nhau của văn học phương Đông và phương Tây thời cận đại đều phản ánh
A. đời sống của nhân dân và ý chí quật khởi đấu tranh cho độc lập, tự do.
B. cảnh đẹp thiên nhiên và bộ mặt của xã hội đương thời.
C. đời sống của công nhân và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
D. ý chí quyết tâm chống thực dân phong kiến giành độc lập.
Câu 13. Sự kiện nổi bật diễn ra ở Nhật Bản tháng 1-1868
A. Nhật Bản kí hiệp ước với Mĩ . B. ban hành Hiến pháp mới .
C. chế độ Mạc phủ sụp đổ. D. cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu.
Câu 14. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Đức có dự định gì ?
A. Chiếm cả Châu Âu, tập trung binh lực ở mặt trận phía Tây.
B. Tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Đông để đánh Nga.
C. Đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng, sau đó quay sang đánh Nga.
D. Tấn công Nga một cách chớp nhoáng, sau đó quay sang đánh Pháp.
Câu 15. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là
A. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. B. chủ nghĩa đế quốc thực dân.
C. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. D. chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)
Trình bày nội dung cải cách của Ra-ma V. Những cải cách của Ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm ?
Câu 2. (2.0 điểm)
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã gây ra những hậu quả gì ? Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với Việt Nam.
-----------------------------------Hết -----------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM | KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 |
HƯỚNG DẪN CHẤM THEO MÃ ĐỀ (gồm có 2 trang)
A/ TRẮC NGHIỆM : (5.0 điểm)
Đề 602 |
1. A |
2. C |
3. B |
4. A |
5. D |
6. B |
7. B |
8. C |
9. D |
10. D |
11. D |
12. A |
13. D |
14. C |
15. C |
B/ TỰ LUẬN ( 5.0 điểm)
Câu | Nội dung chính | Điểm |
1 | Trình bày nội dung cải cách của Ra-ma V. Những cải cách của Ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm ? | 3.0 |
a/ Nội dung (2.0 điểm) - Kinh tế + Nông nghiệp: Để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu, nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch…. + Công, thương nghiệp: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng - Chính trị: + Cải cách theo khuôn mẫu phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục… + Đứng đầu nhà nước vẫn là vua. Giúp việc cho vua có Hội đồng nhà nước. - Quân đội, tòa án, trường học cũng đều được tổ chức lại theo kiểu châu Âu. - Đối ngoại: + Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. + Lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh, Pháp để giữ chủ quyền đất nước. | 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 | |
b/ Ý nghĩa:(1.0 đ) - Tạo điều kiện cho Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng TBCN - Nhờ cuộc cải cách này, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực mà vẫn giữ được độc lập. | 0.5 0.5 | |
2 | Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã gây ra những hậu quả gì ? Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với Việt Nam. | 2.0 |
a/ Hậu quả: (1.0 đ) + Kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản. + Xã hội: Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đẩy hàng trăm triệu người vào tình trạng đói khổ, những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục lôi kéo hàng triệu người tham gia + Chính trị: Bất ổn định, cuộc khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của CNTB. =>Quan hệ quốc tế: Hình thành 2 khối đối lập: Anh-Pháp-Mĩ và Đức-Italia-Nhật Bản. Hai khối đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang -> báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới. | 0.25 0.25 0.25 0.25 | |
b/ Tác động đến Việt Nam: (1.0 đ) + Thực dân Pháp trút gánh nặng khủng hoảng xuống Việt Nam. + Đời sống các tầng lớp nhân dân gặp khó khăn. + Nhân dân đấu tranh mạnh mẽ, bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là xô viết Nghệ -Tĩnh. | 0.25 0.25 0.5 |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới