40 câu trắc nghiệm chương nguyên tử có đáp án theo từng mức độ

40 câu trắc nghiệm chương nguyên tử có đáp án theo từng mức độ

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa 40 câu trắc nghiệm chương nguyên tử có đáp án theo từng mức độ

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ

Theo từng mức độ

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên nguyên tử của hầu hết các nguyên tố là

A. proton, nơtron B. nơtron, electron C. electron, proton D. electron, nơtron, proton

Câu 2: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng:

A. số nơtron và proton B. số nơtron

C. số proton trong hạt nhân D. số khối.

Câu 3: Đồng có hai đồng vị, chúng khác nhau về:

A. Số electron B. Số p C. Cấu hình electron. D. Số khối

Câu 4: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. nơtron, electron B. electron, nơtron, proton C. electron, proton D. proton, nơtron

Câu 5: Chọn câu phát biểu sai:

A. Số khối bằng tổng số hạt p và n B. Tổng số p và số e được gọi là số khối

C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = số đơn vị điện tích hạt nhân

D. Số p bằng số e

Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có số hạt nơtron nhỏ nhất ?

A. F B. Sc C. K D. Ca

Câu 7: Trong nguyên tử Rb có tổng số hạt p và n là:

A. 49 B. 123 C. 37 D. 86

Câu 8: Nguyên tử có 10 n và số khối 19. vậy số p là

A. 9 B. 10 C. 19 D. 28

Câu 9: Nguyên tử F có tổng số hạt p, n, e là:

A. 20 B. 9 C. 28 D. 19

Câu 10: Kí hiệu hóa học biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của nguyên tố hóa học vì nó cho biết:

A. số A và số Z B. số A

C. nguyên tử khối của nguyên tử D. số hiệu nguyên tử

Câu 11: Nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng tối đa là

A. 8 B. 5 C. 7 D. 4

Câu 12: Nguyên tử K (Z=19) có số lớp electron là

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Câu 13: Lớp thứ 4 (n=4) có số electron tối đa là

A. 32 B. 16 C. 8 D. 50

Câu 14: Lớp thứ 3(n=3) có số phân lớp là

A. 7 B. 4 C. 3 D. 5

Câu 15: Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các phân lớp sau là sai?

A. 1p, 2d B. 1s, 2p C. 2p, 3d D. 2s, 4f

Câu 16: Số e tối đa trong phân lớp d là:

A. 2 B. 10 C. 6 D. 14

II. THÔNG HIỂU

Câu 17: Cho 2 kí hiệu nguyên tử: và chọn trả lời đúng :

A. A và B có cùng điện tích hạt nhân B. A và B cùng có 23 electron

C. A và B là đồng vị của nhau D. Hạt nhân của A và B đều có 23 hạt

Câu 18: Chọn đúng:

A. Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của nguyên tử

B. Bán kính ngtử bằng tổng bán kính e, p, n

C. Trong nguyên tử các hạt p, n, e xếp khít nhau thành một khối bền chặt

D. Bán kính nguyên tử bằng bán kính hạt nhân

Câu 19: Sắp xếp các nguyên tử sau theo thứ tự tăng dần số Nơtron

A. F;Cl;Ca;Na;C B. Na;C;F;Cl;Ca

C. C;F; Na;Cl;Ca D. Ca;Na;C;F;Cl;

Câu 20: Cho số hiệu nguyên tử của Clo, Oxi, Natri và Hiđro lần lượt là 17, 8, 11 và 1. Hãy xét xem kí hiệu nào sau đây không đúng.

A. B. C. D.

Câu 21: Các đồng vị được phân biệt bởi yếu tố nào sau đây?

A. Số electron hoá trị. B. Số nơtron. C. Số proton D. Số lớp electron.

Câu 22: Nguyên tố X có ZX=29. Cấu hình e của X là:

A. 1s22s22p63s23p64s23d9 B. 1s22s22p63s23p63d104s1

C. 1s22s22p63s23p63d94s2 D. 1s22s22p63s23p64s13d10

Câu 23: Dựa vào thứ tự mức năng lượng, xét xem sự sắp xếp các phân lớp nào sau đây sai :

A. 3d < 4s B. 3p < 3d C. 1s < 2s D. 4s > 3s

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai.

A. Những e có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một phân lớp.

B. Lớp thứ n có n phân lớp( n

C. Những e có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp.

D. Các e được xếp theo chiều năng lượng giảm dần.

Câu 25: Nguyên tử của nguyên tố R có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 1e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là

A. 15 B. 16 C. 14 D. 19

Câu 26: Cấu hình e sau: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 là của nguyên tử nào sau đây:

A. F B. Na C. K D. Cl

Câu 27: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây là phi kim.

A. D(Z=11) B. A(Z=6) C. B(Z=19) D. C(Z=2)

Câu 28: Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là:

A. 3 B. 15 C. 14 D. 13

III. VẬN DỤNG

Câu 29: Một nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e bằng 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Số khối của nguyên tử X là:

A. 13 B. 40 C. 14 D. 27

Câu 30: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 52 và số khối là 35. Cấu hình electron của X là

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p64s2 3d105s2 4p3

Câu 31: Trong thiên nhiên Ag có hai đồng vị Ag (56%). Tính số khối của đồng vị thứ hai. Biết nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88.

A. 109 B. 107 C. 106 D. 108

Câu 32: Trong tự nhiên Oxi có 3 đồng vị 16O(x1%) , 17O(x2%) , 18O(4%), nguyên tử khối trung bình của Oxi là 16,14. Phần trăm đồng vị 16O v à 17O lần lượt là:

A. 35% & 61% B. 90% & 6% C. 80% & 16 % D. 25% & 71%

Câu 33: Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị bền: còn cácbon có 2 đồng vị bền. Số lượng phân tử CO2 tạo ra từ các đồng vị trên là:

A. 8 B. 10 C. 12 D. 6

Câu 34. Nguyên tố của nguyên tử A có tổng số eletron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tố của nguyên tử B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. Vậy A, B là các nguyên tử :

A. Al và Cl B. Si và Br C. Mg và Cl D. Al và Br

Câu 35. Trong tự nhiên, đồng có 2 đồng vị là và , trong đó đồng vị chiếm 27% nguyên tử. phần trăm khối lượng của trong Cu2O là: ( biết oxi đồng vị )

A. 73% B. 63% C. 32,14% D. 64,29%

III. VẬN DỤNG CAO

Câu 36 .Có hợp chất MX3. Cho biết:

- Tổng số hạt proton, nơtron và electron là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8

- Tổng 3 loại hạt trên trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16

Nguyên tố M và X là nguyên tố nào sau đây?

A. Al và Br B. Mg và Br C. Al và Cl D. Fe và Cl

Câu 37: Tổng số hạt e trong ion AB43- là 50. Số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 22. Số hiệu nguyên tử A, B lần lượt là:

A. 16 và 7 B. 7 và 16 C. 15 và 8 D. 8 và 15

Câu 38: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của 2 nguyên tử A và B lần lượt là 3sx và 3p5. Biết rằng phân lớp 3s của 2 nguyên tử A và B hơn kém nhau chỉ 1 electron. Hai nguyên tố A, B lần lượt là Cl(Z = 17), S(Z = 16), Na(Z = 11), Mg(Z = 12):

A. Mg và Cl. B. Na và Cl. C. Na và S. D. Mg và S.

Câu 40: Tổng số hạt trong ion R+ là 57. Trong nguyên tử R, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. Cấu hình electron của nguyên tử R là

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p64s1 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d1

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

D

C

D

D

B

A

D

A

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

A

D

A

C

A

B

D

A

C

A

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

ĐA

B

B

A

D

D

B

D

D

B

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

ĐA

A

B

C

A

D

C

C

B

C