Giáo án gdcd 7 theo công văn 5512 học kỳ 1 rất hay

Giáo án gdcd 7 theo công văn 5512 học kỳ 1 rất hay

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án gdcd 7 theo công văn 5512 học kỳ 1 rất hay

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Tiết 1 – Bài 1

SỐNG GIẢN DỊ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

‌‌1. Kiến thức‌:

- Học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị?

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực chuyên biệt:

‌+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

‌+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

‌+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: KHBH, tranh, ảnh, tình huống, giấy khổ lớn.

2. HS: Xem trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về đức tính giản dị

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm

- Tranh ảnh

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

=> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

GV cho HS quan sát tranh Hồ Chí Minh trong SGK sau đó đặt câu hỏi:

?Quan sát ảnh Bác em thấy Bác Hồ mặc trang phục như thế nào trong ngày độc lập của đất nước?

? Qua đó em học được đức tính tốt đẹp gì của Bác Hồ.

- Học sinh tiếp nhận

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: trang phục của Bác rất giản dị: cổ cao, cúc đóng gọn gàng…

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: Hs báo cáo

- Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- HS:Nhận xét:

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: cặp đôi báo cáo

- Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

a. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm, ý nghĩa của sống giản dị.

b. Nội dung:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thức hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Thế nào là sống giản dị ?

GV chia lớp 2 nhóm cho HS thảo luận

N1: Tìm biểu hiện của lối sống giản dị trong cuộc sống?

HS:

2. Nội dung bài học:

a. Sống giản dị:

- Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn

cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

N2: Tìm biểu hiện trái với giản dị trong cuộc sống?

Sống giản dị sẽ có ý nghĩa gì đối với mỗi chúng ta?

Từ những biểu hiện giản dị em hãy nêu cách rèn luyện để trở thành người có lối sống giản dị?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: đại diện nhóm báo cáo

- Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, tuỳ tiện...Sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của bản thân, gia đình và xã hội.

* Biểu hiện : không xa hoa, lãng phí,

không chạy theo những nhu cầu vật

chất và hình thức bề ngoài.

* Trái với giản dị :

- Xa hoa, lảng phí, cầu kỳ, qua loa, tuỳ

tiện, nói năng bộc lốc, trống không...

b. Ý nghĩa:

- Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi

người.

- Sống giản dị sẽ được mọi người yêu

mến, cảm thông, giúp đỡ.

c. Cách rèn luyện:

- Lời nói : Dễ hiểu, thân mật, chân

thật.

- Thái độ: Cởi mở, chan hòa...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung: hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm: phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

‌Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1 (SGK)

HS trả lời

Bài 2 (SGK)

HS:

GV: Hãy nêu ý kiến của em về việc làm

sau: “Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa được tổ

chức rất linh đình”.

3.Bài tập:

Bài 1 (SGK)

- Bức tranh 3: Thể hiện tính giản dị của HS

khi đến trường.

Bài 2 (SGK)

- Biểu hiện giản dị: 2,5.

- Việc làm của Hoa xa hoa, lãng phí, không

phù hợp với điều kiện của bản thân.

- Học sinh tiếp nhận…

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình‌.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

‌‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Hãy nêu những tấm gương sống giản dị ở lớp, trường và ngoài xã hội mà em biết.

‌? Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị.

‌? Em hãy tìm một số câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị.

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: tục ngữ

‌‌Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

- Chuẩn bị bài mới

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 2 – Bài 2: TRUNG THỰC

I. MỤC TIÊU:

‌1. Kiến thức:

‌- HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện và ý nghĩa của nó.

‌2.Năng lực:

- Năng lực chung: NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán.

Năng lực chuyên biệt

‌- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực, biết tự kiểm tra, điều chỉnh hành vi của mình để có biện pháp RL tính trung thực.

3. Phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: KHBH, tranh, ảnh, tình huống, giấy khổ lớn.

2. HS: Xem trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về đức tính trung thực

b. Nội dung: HS đọcSGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- GV cung cấp bảng phụ có nội dung:

‌Trong những hành vi sau hành vi nào sai:

‌- Trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn.

‌- Giờ kiểm tra bài cũ giả vờ đau bụng xin ra ngoài.

‌- Xin tiền học để chơi điện tử.

‌- Ngủ dậy muộn đi học trễ bịa lí do không chính đáng.....

- Học sinh tiếp nhận

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: tất cả các hành vi đều sai

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: Hs báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc/sgk

a. Mục tiêu: Hs hiểu được đức tính giản dị của Bác Hồ

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm cặp đôi

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Giáo viên yêu cầu HS: Đọc truyện / sgk

GV: Nêu câu hỏi:

1. Mi-ken-lăng-giơ có thái độ ntn trước những việc

làm của Bramantơ?

2. Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy ?

3. Điều đó chứng tỏ ông là người ntn?

- Học sinh tiếp nhận…

‌‌

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: cặp đôi báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

‌‌Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

a. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm, ý nghĩa của

đức tính trung thực.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội

dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Thế nào là trung thực ?

GV chia lớp 2 nhóm cho HS thảo luận

N1. Tìm biểu hiện của trung thực trong học tập ?

N2. Tìm biểu hiện tính trung thực trong quan hệ

với mọi người ?

- Học sinh tiếp nhận…

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm:

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: đại diện nhóm báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân.

Rút ra nội dung bài học

1.Truyện đọc: «Sự công minh,

chính trực của một nhân tài »

SGK/6.

1. Ông rất oán hận Bramantơ vì luôn

chơi xấu ,kình địch ,làm giảm danh

tiếng ,hại đến sự nghiệp của ông.

-Nhưng ông vẩn công khai đánh giá

rât cao Bramantơ và khẳng định “Với

tư cách là....sánh bằng”

2. Vì ông là người thẳng thắn,luôn

tôn trọng và nói lên sự thật,không để

tình cảm cá nhân chi phối làm mất

tính khách quan khi đánh giá sự việc.

3. Trung thực trọng công lý.

2. Nội dung bài học

a. Trung thực

- Luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ

phải.

* Biểu hiện :

- Ngay thẳng, thật thà, dũng cảm

nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

b. Ý nghĩa :

- Sống trung thực giúp ta nâng cao

phẩm giá.

- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã

hội được mọi người tin yêu, kính

trọng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV

c. Sản phẩm: phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV hướng dẫn hs luyện tập

Bài 1‌(SGK)

Bài 2‌(SGK)

3. Bài tập :

Bài 1: 4,5,6 thể hiện tính trung thực.

Bài 2: Việc làm của người thầy thuốc xuất phát

từ tấm lòng nhân đạo, luôn mong muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực hy vọng chiến thắng bệnh tật.- Việc làm của Hoa xa hoa, lãng phí, không phù hợp với điều kiện của bản thân.

- Học sinh tiếp nhận…

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình‌.

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên đánh giá

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

1. Nêu biểu hiện hành vi thiếu trung thực ?

2. Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo ntn ?

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

1. Dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật,ngược lại chân lý.

2. - Không phải điều gì cũng nói ra, chỗ nào cũng nói, không phải nghĩ gì là nói.

- Không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực.

- Che dấu sự thật có lợi cho XH : Bác sĩ không nói thật bệnh tật của bệnh nhân, nói dối kẻ địch, kẻ xấu...

- Bước 4: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 5: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

- Chuẩn bị bài mới

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 3 – Bài 3 : TỰ TRỌNG

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

‌HS hiểu thế nào là tự trọng, biểu hiện và ý nghĩa của nó.

‌‌2. Năng lực:

‌- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực chuyên biệt:

‌+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

‌+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

‌+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

3. Phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm

chỉ, trung thực, trách nhiệm ý thức và nhu cầu rèn luyện tính tự trọng

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: KHBH, SGK, SGV, SBT GDCD 7.

2. HS: Xem trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về đức tính tự trọng

b. Nội dung: HS đọcSGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- GV yêu cầu hs đóng vai tình huống sau:

‌Giờ tan học Lan và Mai sau khi trực nhật lớp ra về, tới cổng Lan nhặt được tờ 100.000đ reo lên sung sướng. Lan rủ Mai đi ăn chè nhưng Mai từ chối và nói với Lan là mai đem tiền cho nhà trường tìm người bị mất để trả lại. Lan úi sùi giận dỗi bỏ đi trước. Em sẽ xử lí như thế nào trong tình huống này ?

- Học sinh tiếp nhận

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: ý kiến của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: Hs báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV : Việc làm của Lan chưa trung thực nếu lấy tiền của người khác tiêu một cách vô tư điều đó ảnh hướng tới nhân cách của mình khi biết người khác chê cười coi thường. Chính vì vậy ta cần phải biết coi trọng danh dự nhân phẩm của mình bài học hôm nay cho các em hiểu được điều đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

‌‌HOẠT ĐỘNG CỦA GV VA HS

‌‌Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc/sgk

a. Mục tiêu: Hs hiểu được đức tính tự trọng trong

cuộc sống.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung

kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả

lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV: Gọi HS đọc truyện (phân vai)

‌Lời dẫn; Ông giáo; Rô – Be; Sác - Lây

GV: Nêu câu hỏi:

1. Hãy nêu hành động của Rô-be qua câu chuyện

trên‌?

2. Vì sao Rô-Be lại làm như vậy?

3. Em có nhận xét gì về hành động của Rô-be?

4. Hành động của Rô-be đã tác động đến tình cảm

tác giả như thế nào?

- Học sinh tiếp nhận…

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi

trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

‌‌

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: cặp đôi báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Việc làm của Rô-be thể hiện đức tính gì? Thể

hiện tính Tự trọng

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

a. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm, ý nghĩa của

đức tính tự trọng.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung

kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- GV chia lớp 2 nhóm cho HS thảo luận

Nhóm 1. Tìm hành vi biểu hiện tính Tự trọng trong

thực tế?

Nhóm 2. Tìm hành vi không biểu hiện tính Tự trọng

trong thực tế?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm:

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: đại diện nhóm báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

GV:Lòng Tự trọng có ý nghĩa ntn đối với cá nhân,

gia đình, xã hội?

GV:Tổng kết rút ra nội dung bài học.

GV:Thế nào là Tự trọng?

GV Kết luận.

a. Tự trọng:

- Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách

- Biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với

chuẩn mực của XH.

* Biểu hiện:

- Cư xử đàng hoàng đúng mực

- Biết giữ lời hứa

- Luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người

khác nhắc nhở chê trách.

b. Ý nghĩa:

- Giúp con người có nghị lực, nâng cao phẩm giá,

uy tín cá nhân.

- Được mọi người tôn trọng, quý mến.

‌‌SẢN PHẨM DỰ KIẾN

1. Truyện đọc:

Một tâm hồn cao thượng

1.-Là em bé nghèo khổ đi bán

diêm

-Cầm đồng tiền vàng đổi lấy tiền

lẽ trả cho người mua diêm

-Khi bị chẹt xe nhưng Rô-be vẫn

nhờ em mình trả lại tiền cho

khách .

2.Muốn giữ đúng lời hứa cúa

mình Không muốn người khác nghĩ

mình nghèo, nói dối, ăn cắp tiền.

3.-Không muốn bị coi

thường,danh dự bị xúc phạm,mất

lòng tin.

-Có ý thức trách nhiệm cao

-Giữ đúng lời hứa

-Tôn trọng người khác và tôn

trọng chính mình.

-Tâm hồn cao thượng tuy cuộc

sống rất nghèo.

4. Hành động đó đã làm thay đổi

tình cảm của tác giả.Từ chổ nghi

ngờ ,không tin,sững sờ tim se lại

vì hối hận..

1.

- Không quay cóp trong khi thi.

‌- Giữ đúng lời hứa.

‌- Dũng cảm nhận lổi.

‌‌2‌.

- Sai hẹn.

- Sống buông thả.

- Nịnh bợ, luồn cúi

- Trốn tránh trách nhiệm

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV hướng dẫn HS làm BT a(SGK).

‌HS giải thích.

GV yêu cầu hs thảo luận cặp đôi

‌Bài d(SGK).

3. Bài tập:

Bài a: Đáp án: 1,2 thể hiện tính Tự trọng.

‌3,4,5 không Tự trọng.

Bài d: HS thảo luận sau đó kể

- Học sinh tiếp nhận…

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình‌.

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV phát động trò chơi ai nhanh hơn trả lời câu hỏi

? Em hãy kể tấm gương sống quanh ta về lòng tự trọng và rút ra bài học gì cho bản thân?

Ai trả lời được nhiều hơn thắng cuộc.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

- Chuẩn bị bài mới

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 4 – Bài 4 : ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- HS hiểu được thế nào là đạo đức, kỉ luật.

- Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật

- Ý nghĩa của việc rèn luyện tính đạo đức và kỉ luật

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực chuyên biệt:

‌+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

‌+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

‌+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: KHBH, SGK, SGV, SBT GDCD 7.

2. HS: Xem trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

2. Tổ chức các hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về đạo đức và tính kỷ luật trong cuộc sống, học tập.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Em kể việc làm thể hiên lòng tự trọng, trung thực trong quá trình làm việc và học tập và ứng xử với mọi người?

- Học sinh tiếp nhận

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: Hs báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV: Việc làm bạn vừa kể đó chính là việc bạn có đạo đức và kỉ luật đấy. Vậy kỉ luật là như thế nào các em học bài hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc/sgk

a. Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung câu

truyện.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu

nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm cặp đôi

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

HS đọc truyện: Một tấm gương tận tụy trong công việc

GV: Nêu câu hỏi:

Câu 1: Nêu những việc làm của anh Hùng thể

hiện tuân theo quy định công việc?

Câu 2: Nêu việc làm thể hiện thái độ của anh

với công việc và mọi người?

Câu 3: Qua đó thể hiện anh là người thế nào.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp

thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: cặp đôi báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học‌

‌a. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm đạo đức và kỷ luật.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu

nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức

để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Em hiểu đạo đức là gì? Kỉ luật là gì?

? GV cho hs thảo luận cặp đôi theo câu hỏi

? Em nêu biểu hiện có đạo đức và có kỉ luật

của hs?

? Mối quan hệ giữa kỉ luật và đạo đức như

thế nào?

- Học sinh tiếp nhận…

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao

đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp

thời những khó khăn của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: đại diện nhóm

báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng‌

1. Truyện đọc/sgk

C1: Qua huấn luyện kĩ thuật, an toàn lao

động, dây bảo hiểm, thừng lớn cưa tay,

cưa máy.

Dây điện, dây điện thoại, biển quảng cáo

chằng chịt, trực 24/24 giờ, làm suốt ngày

đêm mưa rét, thu nhập thấp, vất vả.

Khảo sát trước, có lệnh của công ty mới

được chặt, không đi muộn về sớm, vui vẻ

hoàn thành nhiệm vụ, giúp đỡ đồng

đội,luôn nhận việc khó về mình. Được

mọi người tôn trọng, yêu quý mến.

C2: vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ, giúp đỡ

đồng đội,luôn nhận việc khó về mình.

Được mọi người tôn trọng, yêu quý mến.

C3: Có đạo đức

Có kỉ luật ,không tin,sững sờ tim se lại vì

hối hận..

2. Nội dung bài học

a. Khái niệm đạo đức: là những quy

định, cuẩn mực ứng xử của con người

với con người, với công việc với tự

nhiên và môi trường sống.

Mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện,

nếu vi phạm sẽ bị chê trách lên án.

b. Khái niệm: Kỉ luật là những quy định

chung của tập thể, xã hội mọi người phải

tuân theo. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo

quy định.

c. Mối quan hệ:

- Người có đạo đức là người tự giác tuân

theo kỉ luật

- Người chầp hành tốt kỉ luật là người có

đạo đức

d. Cách thức hiện:

Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo

đức, quy định của cộng đồng chúng ta sẽ

cảm thấy thoải mái và được mọi người

quý mến.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

●Gv hướng dẫn hs làm bài tập sgk

3.Bài tập

Bài tập a.

Đáp án: không có hành vi nào vừa thể

hiện đạo đức vừa thể hiện pháp luật.

Bài tập c.

●Đáp án: Em không đồng tình với ý

kiến trên vì các hoạt động của trường tổ

chức vào chủ nhật.

- Học sinh tiếp nhận…

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV phát động trò chơi ai nhanh hơn trả lời câu hỏi

? Hãy kể việc làm thể hiện tính kỉ luật của các bạn hs lớp mình? Tác dụng của việc làm đó?

Ai kể được nhiều hơn thắng cuộc. Phần thưởng là điểm số.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS‌-

‌‌Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

- Chuẩn bị bài mới

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 5 – Bài 5 : YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (Tiết 1)

‌‌I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT‌:

‌1. Kiến thức:

- HS thấy được thế nào là lòng yêu thương con người và biểu hiện của lòng yêu thương con người

- HS biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương đối với mọi người.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực chuyên biệt:

‌+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

‌+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

‌+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

3. Phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : quan tâm đến những người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt, vô tâm của con người và lên án những hành vi độc ác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: KHBH, SGK, SGV, SBT GDCD 7.

2. HS: Xem trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS yêu thương con người trong cuộc sống, học tập.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

- Hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Đọc bài ca dao :

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng

Em hiểu bài ca dao này như thế nào?

Bài ca dao nhắn nhủ điều gì tới chúng ta?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: ý kiến của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: Hs báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV: Vậy yêu thương giúp đỡ nhau trong cuộc sống đem lại điều gì cho mỗi chúng ta, các em tìm hiểu trong bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

‌HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

‌‌SẢN PHẨM DỰ KIẾN

‌‌Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc/sgk

a. Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung câu truyện.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung

kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm cặp đôi

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

HS đọc truyện: Bác Hồ thăm người nghèo

GV: Nêu câu hỏi:

1. GV: Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào thời

gian nào?

2. GV: Hoàn cảnh gia đình chị Chín như thế nào?

3. GV: Những cử chỉ, lời nói nào thể hiện sự quan

tâm, yêu thương của Bác với gia đình chị Chín?

4. GV: Thái độ của Chị đối với Bác ntn?

5. GV:Ngồi trên xe về phủ Chủ Tịch, thái độ của Bác

ntn?Theo em, Bác nghĩ gì?

6. GV:Những suy nghĩ, việc làm của Bác thể hiện

đức tính gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao

đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: cặp đôi báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

a. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm , biểu hiện của

yêu thương con người.

b. Nội dung:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động cặp đôi

b. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Thế nào là yêu thương con người?

GV cho hs thảo luận cặp đôi theo câu hỏi

GV: Lòng yêu thương con người được biểu hiện ntn?

- Học sinh tiếp nhận…

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: đại diện nhóm báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

‌GV KL: Yêu thương con người là phẩm chất đạo

đức quý giá.Nó giúp chúng ta sống đẹp hơn, tốt

hơn-> xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc, bớt đi

nỗi lo toan phiền muộn như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

‌“Có gì đẹp trên đời hơn thế

‌Người yêu người sống để yêu nhau”

1.Truyện đọc:

Bác Hồ thăm người nghèo

1. Vào tối 30 Tết năm Nhâm

Dần(1962)

2. Chồng mất, 3 con còn nhỏ.

Đứa lớn vừa đi học vừa trông em

và giúp đỡ gia đình.

3.Bác đã âu yếm, đến bên các cháu

xoa đầu,trao quà Tết.

-Hỏi thăm việc làm, cuộc sống của

mẹ con chị Chín.

4.-Chị xúc động, rơm rớm nước

mắt.

‌5.-Bác đăm chiêu suy nghĩ

-Bác nghĩ đến việc đề xuất với

lãnh đạo thành phố cần quan tâm

đến chị Chín và những người gặp

khó khăn.

6. Lòng yêu thương mọi người

2. Nội dung bài học:

a.Yêu thương con người

‌( phần a/sgk/16 )

* Biểu hiện:

-Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông,

chia sẻ với mọi người.

-Biết tha thứ, biết hy sinh.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung: HS đọcSGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu hs thảo luận cặp đôi trả lời

Bài b(SGK)/17

? Kể lại mẩu chuyện của bản thân hoặc

người xung quanh đã thể hiện lòng yêu

thương con người?

- HS : + Kể chuyện về Bác Hồ

‌+ Chuyện trong chi đội

‌+ Chuyện kể lịch sử

- Gv: Phân biệt lòng yêu thương và

thương và thương hại.

+ Yêu thương: Là tình cảm xuất phát từ

đáy lòng mong muốn mang lại điều tốt

đẹp cho người khác

+ Thương hại: Tình cảm hời hợt bên

ngoài, tình cảm ban phát, bố thí.

3. Bài tập:

Bài b/sgk/17: ca dao, tục ngữ.

‌“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong 1 nước thì thương nhau cùng

+ Thương người như thể..

+ Anh em nào phải người..

+ Bạn bè là nghĩa ...

+ Một con ngựa đau..

+ Lá lành đùm lá ...

- Bước 2: thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV: tổ chức cho HS trò chơi: “Nhanh mắt, nhanh tay”

CH: Hãy tìm những mẫu chuyện của bản thân hoặc của những người xung quanh nói về lòng

yêu thương con người?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: - Chăm ông ốm

- Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt

- Giúp bạn học yếu

- Giúp bạn bị tật nguyền

- Dắt cụ già qua đường

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

- Chuẩn bị bài mới

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 6 – Bài 5

YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HS thấy được ý nghĩa của lòng yêu thương con người và sự cần thiết phải rèn luyện lòng yêu thương con người.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực chuyên biệt:

‌+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

‌+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

‌+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội

3. Phẩm chất

‌- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : quan tâm đến

những người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt, vô tâm của con người và lên án những hành vi độc ác.

‌II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

‌1. GV: KHBH, SGK, SGV, SBT GDCD 7. Tình huống+ Tranh minh họa

‌2. Hs : Học bài cũ

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS yêu thương con người trong cuộc sống, học tập.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV: Yêu thương con người là phải biết cảm thông, biết chia sẻ trước hoàn cảnh khó khăn

của người khác nhưng làm thế nào để biết được lòng yêu thương đó là chân thành các em

cùng cô tìm hiểu tiếp bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

‌‌SẢN PHẨM DỰ KIẾN

‌‌Hoạt động 1: Liên hệ thực tế

a. Mục tiêu: Hs biết thể hiện lòng yêu con người

trong thực tế cuộc sống.

b. Nội dung:

HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm cặp đôi

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV: Vì sao phải yêu thương con người?

‌Liên hệ thực tế tìm ý nghĩa của yêu thương con

người.

GV: y/c hs thảo luận sau đó đại diện kể lại một số

câu chuyện thể hiện yêu thương con người?

GV: Em sẽ làm gì khi:

N1: Thấy người khác gặp khó khăn.

N2: Hàng xóm có chuyện buồn.

N3: Bạn có niềm vui.

- Học sinh tiếp nhận…

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi

trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: nhóm báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Rèn luyện bản thân

a. Mục tiêu: Hs hiểu được ý nghĩa của yêu

thương con người.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội

dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Gv cho hs chơi trò hái hoa

BH1: Phân biệt lòng yêu thương và lòng thương hại.

BH2: Trái với yêu thương là gì? Hậu quả?

BH3: Những kẻ độc ác đi ngược lại lòng người, phải gánh chịu những hậu quả gì? Nêu ví dụ.

- Học sinh tiếp nhận…

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm: BH1:

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: đại diện nhóm báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1.Truyện đọc:

2.Nội dung bài học:

a.Yêu thương con người :

b. Ý nghĩa‌:

(phần b, c/sgk/16)

●Lòng yêu thương.

‌-Xuất phát từ tấm lòng chân thành

vô tư trong sáng.

‌-Nâng cao giá trị con người

●Lòng thương hại.

‌-Động cơ vụ lợi cá nhân.

‌-Hạ thấp giá trị con người.

BH2:

- Căm ghét, thù hận.

-Con người sống với nhau mâu

thuẫn.

BH3:

Bị người đời khinh ghét, xa lánh,

sống cô độc, lương tâm bị dàt vò...

-Ví dụ chuyện Tấm Cám.‌

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn hs làm BT

Bài a(SGK)/16

Bài c(SGK)/17

GV nhận xét cho điểm

GV:Theo em hành vi nào sau đây giúp em

rèn luyện lòng yêu thương con người?

a)Quan tâm, gđỡ những người xquanh.

b)Biết ơn những người đã gđỡ mình.

c)Bắt nạt trẻ em.

d)Chế giễu người tàn tật.

e)Tham gia hoạt động từ thiện.

3. Bài tập:

Bài a: Đáp án:

-Hành vi của Nam, Long, Hồng : yêu

thương con người.

-Hành vi của Hạnh : không yêu thương

con người.

Vì lòng yêu thương con người không được

phân biệt, đối xử.

Bài c:HS kể

‌‌- Học sinh tiếp nhận…

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

b. Nội dung: hoạt động cá nhân, nhóm,trò chơi

c. Sản phẩm: câu trả lời của hs

c. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Em hãy nêu việc làm cụ thể của em và gia đình em thực hiện được lòng yêu thương con

người và em có cảm xúc như thế nào khi làm việc đó?

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: hs trả lời

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 7 – Bài 6

TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, sự cần thiết phải tôn sư trọng đạo.

‌- HS có thái độ biết ơn, kính trọng thầy cô giáo, biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn với thầy giáo, cô giáo.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực chuyên biệt:

‌+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

‌+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

‌+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội

3. Phẩm chất:

- Rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.

‌II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: SGK, SGV, SBTCD 7. Tranh minh họa; sưu tầm ca dao, tục ngữ,danh ngôn nói về tôn sư...

2. HS: Tìm đọc truyện: " Thầy dắt tôi suốt cả cuộc đời".

‌III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về tôn sư trọng đạo

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hát bài hát “ Khi tóc thầy bạc” ? Em cảm nhận được điều gì từ bài hát trên?

- Học sinh tiếp nhận

- Bước 3: Báo cáo kết quả

- Học sinh: chia sẻ những cảm nhận của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: cảm nhận của hs

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV: Sống ở đời nhất là ơn cha, ơn mẹ sau là ơn thầy. Trong cuộc đời của những ngươì thành đạt, nên người không ai là không có thầy cả. Vậy chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với thầy cô giáo đã và đang dạy mình....

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT‌ ‌ĐỘNG‌ ‌CỦA‌ ‌GV‌ ‌VÀ‌ ‌HS‌ ‌

‌‌SẢN‌ ‌PHẨM‌ ‌DỰ‌ ‌KIẾN‌ ‌

‌‌Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc.

a. Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung câu truyện.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội

dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để

trả lời câu hỏi GV đưa ra.

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV gọi HS đọc truyện

1. GV:cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian?

2. GV: Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy Bình?

3. GV:HS kể lại kỷ niệm về những ngày thầy dạy nói lên điều gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: nhóm báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo đã dạy dỗ em?

GV nhận xét cho điểm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

a. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm , biểu hiện của tôn sư,trọng đạo.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV giải thích từ Hán Việt:sư, đạo.

GV: Thế nào là tôn sư?

GV: Theo em trọng đạo là gì?

GV gọi HS giải thích câu tục ngữ:

GV: chia HS làm 2 nhóm thảo luận:

1. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ sau:

‌“ Học thầy không tày học bạn ”

2. Có người cho rằng: "Kính trọng thầy là không được phép có ý kiến, việc làm trái lời thầy". Các em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?.

HS: Các nhóm lần lượt trình bày, bổ sung, nhận

xét sau đó GV chốt lại.GV gọi HS giải thích câu tục ngữ:

‌“Không thầy đố mày làm nên”.

GV: Kết luận ý nghĩa của câu tục ngữ. Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ trên còn đúng nữa

không?

GV: Hãy nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo?

GV: Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa ntn đối với mỗi chúng ta?

Cụ thể ? Từ những h/a trên em cho biết tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào với bản thân và với xã hội?

- Vì sao chúng ta cần phải gìn giữ truyền thống ấy cho đến nay và mai sau ?

2.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: đại diện nhóm báo

cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV dùng pp khăn trải bàn y/c hs thảo luận vào giấy A0.

Nhóm 1-3: Em hãy nêu những biểu hiện thể hiện thiếu tôn trọng thầy cô của một số HS trong thời gian gần đây ?

Nhóm 2-4: Em hãy nêu những biểu hiện thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo?

HS trình bầy: Nhận xét, bổ sung

‌Nhóm 2-4

- Tôn trọng thầy cô: chào hỏi, xin phép, thưa gửi…

- Thăm hỏi khi thầy cô ốm đau, nhân ngày lễ tết, viết thư thăm hỏi …

- Luôn làm những điều tốt theo lời thầy dạy.

- Khi mắc lỗi biết nhận lỗi và sữa lỗi trước thầy cô.

- Chăm chỉ học tập vâng lời thầy cô.

Từ những biểu hiện hành vi trên em cho biết thái độ của em với hành vi đó? Hãy nêu cách rèn luyện?

1.Truyện đọc:

Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu

1.HS:Sau 40 năm xa cách.

2.HS:-Học trò vây quanh thầy, chào hỏi

thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi

thắm.

-Không khí của buổi gặp mặt cảm động

-Thầy trò tay bắt mặt mừng.

3.HS:-Bày tỏ lòng biết ơn của HS đối

với thầy giáo.

‌‌

+Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo

+Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau

+Khi mắc lỗi được thầy cô nhắc nhở,

biết nhận và sửa lỗi.

2 .Nội dung bài học;

a. Tôn sư,trọng đạo: Tôn trọng, kính

yêu, biết ơn những người làm thầy giáo,

cô giáo mọi lúc, mọi nơi.Coi trọng

những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm

người.

*/ Biểu hiện

‌Tôn trọng, lễ phép…

b. Ý nghĩa:

- Tôn sư, trọng đạo là truyền thống quý

báu của dân tộc ta.

- Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con

người, giúp con người sống có nhân

nghĩa, thuỷ chung thể hiện đạo lí làm

người.

+ Đối với bản thân: Tôn trọng và làm

theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến

bộ, trở nên người có ích cho gia đình và

xã hội.

‌+ Đối với xã hội: Tôn sư trọng đạo

giúp các thầy cô giáo làm tốt trách

nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình, đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội.

- Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thuỷ chung thể hiện đạo lí làm người.

c. Cách thực hiện

- Luôn biết chăm chú lắng nghe thầy cô giảng, lễ phép, vâng lời thầy cô.

- Luôn có ý thức tự giác học bài làm bài

khi đến lớp…

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV cho hs đọc và xác định yêu cầu Bài tập

a, b, c- sgk

3.Bài tập

Bài a: Đáp án:

- Hành vi :1,3 tôn sư trọng đạo.

Yêu cầu hs giải thích 1 số câu tục ngữ, ca

dao,châm ngôn:

+ Không thầy đố mày làm nên.

+ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ cũng

là thầy, nửa chữ cũng là thầy)

- Hành vi 2,4 cần phê phán.

Bài tập b:

Những câu ca dao tục ngữ nói về sự kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo là :

- Ca dao :

‌Muốn sang thì bắc cầu Kiều

‌Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

- Tục ngữ :

‌Không thầy đố mà làm nên.

‌Ơn cha, nghĩa mẹ, công thầy.

‌Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.

‌Trọng thầy mới được làm thầy.

- Châm ngôn : Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Bài tập c: câu đúng 2,4,5

- Ý nói đến công lao của thầy cô giáo dạy dỗ, khuyên mọi người phải nhớ công ơn của thầy cô giáo.

+ Muốn sang thì bắc cầu kiều,

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

-Ý nói thầy cô giáo có công khai sáng trí tuệ cho học sinh,dù thầy dạy nhiều hay dạy ít cũng cần phải kính trọng.

- Khuyên nhủ mọi người trong đó có cha mẹ học sinh phải biết yêu kính thầy cô giáo.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống trong thực tiễn

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

*‌Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Em hãy nêu việc làm cụ thể của mình thể hiện tôn sư trọng đạo?

‌Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường em cần làm gì thực hiện tốt truyền thống này?

- Bước 2: thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

- Chuẩn bị bài mới

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 8 – Bài 7

ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ

‌I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

‌1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là đoàn kết tương trợ, sự cần thiết phải đoàn kết tương trợ.

- HS biết tự đánh giá về những biểu hiện đoàn kết, tương trợ. Có ý thức tự giác trong những

công việc chung.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực

tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực chuyên biệt:

‌+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

‌+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

‌+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : biết đoàn kết, thân ái và

giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.

‌II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

‌1. GV: KHBH, SGK, SGV, SBT GDCD 7.....( Sử dụng tranh minh họa)

‌2. HS: Học bài cũ, làm bài tập.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về đoàn kết, tương trợ

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho học sinh chơi trò bẻ đũa sau đó dẫn dắt vào bài.

- Học sinh tiếp nhận

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: hiểu biết của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: Hs báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

‌‌Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc.

a. Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung câu truyện.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội

dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để

trả lời câu hỏi GV đưa ra

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV gọi HS đọc truyện

1. Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải

những khó khăn gì?

2. Khi thấy công việc của 7A chưa hoàn thành,

lớp trưởng 7B sang gặp lớp trưởng 7A và đã nói

gì ?

3. Trước câu nói của lớp trưởng 7B, lớp trưởng

7A tỏ thái độ ntn?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi

trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: nhóm báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

1.Truyện đọc:

Một buổi lao động

1. HS: Khu đất khó làm, mô đất cao, rễ

cây chằng chịt.

- Lớp có nhiều bạn nữ.

2. HS: Việc của các cậu còn nhiều hết

buổi cũng chưa chắc đã xong. Các cậu

nghĩ 1 lúc sang bọn mình ăn mía, cam

rồi 2 lớp chúng ta cùng làm.

3. HS: Xúc động vui mừng

-Cùng ăn mía, an cam vui vẻ

-Cùng nhau thực hiện phần việc còn lại

chỉ sau 1h đồng hồ.

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV:Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của

các bạn 7B?

GV :Kết luận.

GV cho HS liên hệ những câu chuyện trong lịch

sử,cuộc sống để chứng minh sự đoàn kết tương

trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công.

GV nhận xét bổ sung

-Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm, hạn

hán, lũ lụt.

-Đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau tiến bộ trong

học tập.

-Vụ sập cầu ở Cần Thơ, nhân dân cả nước đóng

góp tiền của ủng hộ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

a. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm , biểu hiện

của đoàn kết tương trợ

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội

dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để

trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Tinh thần đoàn kết, tương trợ.

2. Nội dung bài học:

a. Đoàn kết, tương trợ

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV: Em hiểu thế nào là đoàn kết tương trợ? Lấy

ví dụ về đoàn kết trong lịch sử, trong lao động và

trong học tập mà em biết?

? Em hãy kể những việc làm của em, của các bạn

lớp em, trường em đã đoàn kết, tương trợ nhau

trong học tập, trong cuộc sống.

GV Cho quan sát các bức tranh trên máy chiếu

về giúp bạn học bài; đôi bạn học tập; quyên góp

ủng hộ; nhận quà ủng hộ; niềm vui nhân quà ủng

hộ? cho biết bức tranh này giúp em hiểu được

điều gì?

Tìm từ trái nghĩa với đoàn kết và tương trợ ?

GV cho hs quan sát bức tranh về cuộc sống ở

nông thôn, Các thành viên trong gia đình, hậu

quả tàn phá rừng?

Em hãy nêu nội dung của bức tranh cho biết mỗi

bức tranh thể hiện tinh thần đoàn kết như thế

nào?

? Từ đó em hãy ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ

trong cuộc sống hàng ngày?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm:

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: đại diện nhóm báo

cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

‌GV dùng pp khăn trải bàn y/c hs thảo luận vào

giấy A0.

Học sinh thảo luận theo 2 nhóm

N1:Những việc làm thể hiện đoàn kết, tương trợ

ở ngoài xã hội ? Nêu thái độ của mình.

N2:Những việc làm và phong trào thể hiện đoàn

kết, tương trợ chưa ở lớp, trường ?Nêu thái độ

của mình.

GV:Theo em cần phải làm gì để RL tinh thần

đoàn kết, tương trợ?

- Là sự thông cảm, chia sẽ và có việc

làm cụ thể gđỡ nhau khi gặp khó khăn.

Ví dụ: Bạn Na bị ốm không đi học

được, em đã đến thăm và chép bài cho

bạn.

- Tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp

nhau cùng vượt khó khăn trong học tập

và trong cuộc sống.

- Chia rẻ, ích kỷ.

b. Ý nghĩa:

- Sống đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta dễ hoà nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quý.

- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn.

- Là truyền thống quý báu của dtộc ta.

‌c. Cách rèn luyện:

-Luôn RL mình để trở thành người biết đoàn kết tương trợ.

-Thân ái giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.

-Phê phán những ai thiếu tinh thần đoàn kết tương trợ trong cuộc sống.

*Tinh thần tập thể, đoàn kết, hợp quần

*Sức mạnh đoàn kết, nhất trí, đảm bảo

mọi thắng lợi thành công.

Câu thơ trên của Bác Hồ đã được dân

gian hoá thành 1 câu ca dao có giá trị tư tưởng về đạo đức CM.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung : Cho HS hoàn thành các bài tập bài

c. Sản phẩm: phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV hướng dẫn hs làm bài tập

Bài a,b,c (SGK)

HS: Đọc và xác định yêu cầu – trình bầy

GV nhận xét cho điểm.

3. Bài tập:

Bài a: Chép hộ bài, giảng lại bài cho bạn

Trung nắm được bài mới.

Bài b: Em không tán thành với việc làm

của Tuấn vì như vậy không gđỡ bạn mà

còn làm hại bạn. Tuấn có thể giảng lại bài

để Hưng hiểu và tự làm bài.

Bài c: Hai bạn góp sức làm bài là không

được, giờ kiểm tra phải tự làm.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống trong thực tiễn

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV: Hãy sắp xếp các từ, cụm từ sau đây tạo thành câu tục ngữ, ca dao

1

bẻ được

1

có bạn

2

chẳng

2

Ngựa chạy

3

cả nắm

3

có bầy

4

bẻ đũa

4

chim bay

1

Tương cầu

1

chung một dạ

‌2

Tương ứng

2

chung một lòng

3

Đồng khí

3

Khi rét cùng

4

đồng thanh

4

Khi đói cùng

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm:

1. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm

2. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”

3. Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu.

4. Khi đói cùng chung một dạ khi rét cùng chung một lòng.

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

? Các em hãy tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đoàn kết tương trợ ?

nêu ý nghĩa câu nói đó.

?Tìm hai sự kiện lịch sử biểu hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ ?

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

‌‌Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

‌‌- Chuẩn bị bài mới

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 9: KIỂM TRA VIẾT 45 PHÚT

‌I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Học sinh năm được các đơn vi kiến thức cơ bản đã học qua 7 bài. Học thuộc các kiến thức

yêu cầu trước khi kiểm tra.

- Học sinh biết vận dụng các kiến thức vào bài kiểm tra và biết xử lí tình huống trong thực tế

cuộc sống.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực

tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực chuyên biệt:

‌+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

‌+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

‌+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội

3. Phẩm chất:

- Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, tư duy để làm bài độc lập. Qua bài kiêm tra học sinh có

lối sống, cách cư xử đúng đắn hơn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Gv: Xác định hình thức kiểm tra : Trắc nghiệm + Tự luận ; xây dựng ma trận , đề và đáp

án,biểu điểm.

2. Hs : Học ôn bài theo yêu cầu

III. Tiến trình các hoạt động

1. Ổn định tổ chức( Kiểm tra sĩ số )

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3. Bài mới : Gv ghi đề lên bảng hoặc sử dụng bảng phụ có đề

‌MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

‌Cấp

‌độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Tự

trọng ;

trung

thực

Lựa chọn

đáp án

đúng về

Tự trọng

và trung

thực

Lí giải vì

sao chọn?

.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

1

10%

1

1

10%

2.Yêu

thương

Lựa chọ

điền đúng

.

con

người

và sai về

các hành

vi thể hiện

lòng yêu

thương

con

người

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

1

10%

1

1

10%

3.Đạo

đức và

kỉ luật

Chọn

đáp án

đúng về

hành vi

thể hiện

đạo đức

và kỉ

luật

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

1

10%

1

1

10%

4. Đoàn

kết

Liệt

các

biểu

Giải

thích vì

sao phải

đoàn kết

tương

trợ

hiện

của

đoàn

kết

tương

trợ

tương

trợ

‌Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1 / 2

1

10%

‌1

1

10%

1.5

2

20%

5. Tôn

sư trọng

đạo

Trình

bầy

khái

niệm

tôn

trọng

đạo ?

Từ một

bối cảnh

thực tế

để rút ra

nhận xét

về hành

vi, việc

làm

Vận dụng

kiến thức

để nêu

cách rèn

luyện thể

hiện tôn

sư trọng

đạo của

người học

sinh

Từ bối

cảnh

thực tế

nêu

cách

ứng xử

của

bản

thân

mình

và mọi

người.

Số câu

Số điểm

1/ 2

1

1/ 2

1

1/ 2

1

1/ 2

2

2

5

Tỉ lệ

10%

10%

10%

20%

50%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

1

10%

1

2

20%

2

2

20%

1.5

2

20%

0.5

1

10%

0.5

2

20%

6

10

100%

ĐỀ BÀI

‌I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm)

‌‌Câu 1: (1 điểm)Chọn hành vi đúng về đạo đức kỉ luật bằng cách khoanh vào chữ cái:

‌A.Quay cóp trong khi thi.

B. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.

C. Giúp đỡ bạn một cách miễn cưỡng.

D. Nghỉ sinh hoạt Đội xin phép Liên đội trưởng.

‌‌Câu 2: (1điểm) Chọn ý kiến đúng về tự trọng và trung thực? Giải thích vì sao em chọn?

A. Không làm được bài nhưng Lan vẫn không quay cóp.

B. Nếu có khuyết điểm khi được nhắc Nam vui vẻ nhận lỗi nhưng chẳng mấy khi sửa lỗi.

‌‌Câu 3: (1 điểm) Điền đúng ( Đ) sai (S) vào hành vi thể hiện lòng yêu thương con người.

A. Bạn Thúy bị ốm, Lan giúp bạn chép bài và giảng bài cho bạn.

B. Khi đi học về, Nam còn trêu bà cụ ăn xin.

C. Hồng cho Trung mượn tiền mua thuốc lá và giao hẹn nốt lần này cho mượn và sẽ không cho mượn lần sau.

D. Đi học về Mai gặp em bé bị lạc và giao cho các chú công an tìm mẹ giúp em bé.

II.Tự luận:

‌‌Câu 1‌:( 2 điểm)

‌Tôn sư trọng đạo là gì? Em hãy nêu cách rèn luyện để thể hiện được tôn sư trọng đạo của người học sinh ?

‌Câu 2: (2 điểm)

‌Theo em vì sao chúng ta phải đoàn kết tương trợ? Kể 4 biểu hiện của đoàn kết tương trợ trong cuộc sống?

‌‌Câu 3: ( 3 điểm)

‌Trong giờ học Vật lí của cô Lan cả lớp đang chăm chú nghe cô giảng bài chỉ có Tâm ngồi cuối là không viết còn làm việc riêng mặc dù được cô nhắc nhở. Nhưng Tâm không để ý mà còn cười nói rất vô duyên.

‌a. Em hãy nhận xét hành vi của Tâm ?

‌b. Nếu là bạn cùng trong lớp em sẽ xử sự như thế nào ?

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

‌Câu 1: Trả lời đúng các ý sau

‌- Tôn sư trong đạo:‌.‌Tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo mọi lúc, mọi nơi. Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.( 1 điểm)

‌*/ Em cần ( 1 điểm) Biết tôn trọng, lễ phép nghe lời thầy cô;

‌- Luôn có ý thức tự giác học bài và làm bài tập

‌………………

‌Câu 2: Nêu đúng các ý sau:

‌- Vì sao đoàn kết tương trợ ( 1 điểm)

- Biểu hiện: ( 1 điểm)

+ Biết hi sinh, biết tha thứ ; sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn,

+ Biết thông cảm chia sẽ...

‌‌Câu 3: Nêu được các ý:

‌a. Nhận xét hành vi của Tâm là sai chưa tôn trọng cô giáo.(1,5điểm)

‌b. Nếu em là bạn trong lớp em sẽ nói với Tâm là không nên có cách cư xử như vậy vì thiếu tôn trọng cô giáo, là vô kỉ luật đồng thời không học được mà còn ảnh hưởng tới lớp.(1,5điểm)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 10 – Bài 8: KHOAN DUNG

‌I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

‌1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là khoan dung, nêu được ý nghĩa của khoan dung .

- Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực chuyên biệt:

‌+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

‌+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

‌+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội

3. Phẩm chất:

‌- Khoan dung độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

‌‌1. Giáo viên: Bài soạn + SGK, SGV 7

‌‌2. Học sinh: Chuẩn bị bài + SGK 7

‌III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về khoan dung

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Chuyển giao nhiệm vụ:

Cho tình huống: Hoa và Hà học cùng trường nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và hay nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa em sẽ xử sự ntn đối với Hà?

- Học sinh tiếp nhận

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: Hs báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

‌‌Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc.

a. Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung câu truyện.

1. Truyện đọc

‌Hãy tha lỗi cho em

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội

dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

NV1:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV gọi HS đọc truyện ( phân vai).

- Dẫn truyện.

- Khôi.

- Cô Vân.

1.GV: Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo

ntn?

2.GV: Cô giáo Vân đã xử sự ntn trước thái độ

của Khôi?

3.GV: Vì sao bạn Khôi lại xin lỗi cô và có cách

nhìn khác về cô?.

- Học sinh tiếp nhận…

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi

trao đổi

1.HS: - Lúc đầu : đứng dậy nói to.

- Về sau : chứng kiến cô tập viết, cúi đầu rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin cô tha lỗi.

2.HS: - Cô đứng lặng người, mắt chớp , mặt đỏ rồi tái dần, rơi phấn , xin lổi học sinh.

+ Cô tập viêt .

+ Tha lổi cho học sinh.

3.HS:- Vì Khôi đã chứng kiến cảnh cô tập viết. Biết được nguyên nhân vì sao cô viêt khó khăn như vậy.

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: nhóm báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Em có nhận xét gì về cách xử sự và thái độ

của cô giáo Vân?

HS : - Kiên trì, có tấm lòng khoan dung độ

lượng.

GV: Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện

trên?

HS : - Không nên vội vàng , định kiến khi nhận

xét người khác.

- Cần biết chấp nhận , tha thứ cho người khác.

GV : Theo em, đặc điểm của lòng khoan dung là

gì?

HS : - Biết lắng nghe để hiểu người khác.

- Biết tha thứ cho người khác.

- Không chấp nhặt , không thô bạo.

- Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác.

GV : Kết luận.

NV2:

Thảo luận nhóm

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

N1: Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận

ý kiến của người khác?

N2: Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với

các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ ở lớp,

trường?

N3: Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiêủ lầm

hoặc xung đột?

N4: Khi bạn có khuyết điểm ta nên xử sự ntn?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi

trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: nhóm báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

a. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm ,biểu hiện

của khoan dung.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội

dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để

trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi

GV : Khoan dung là gì?

Hãy nêu biểu hiện của khoan dung?

GV : Trái với khoan dung là gì? Ví dụ?

GV : Hãy nêu ý nghĩa của khoan dung trong cuộc

sống hàng ngày?

GV : Là HS chúng ta cần rèn luyện lòng khoan

dung ntn?

GV : Yêu cầu HS giải thích câu:

“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”.

- Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm:

- Bước 4: Báo cáo kết quả‌: đại diện nhóm báo

cáo

- Bước 5: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

N1: Vì như vậy mới không hiểu lầm,

không gây sự bất hòa, không đối xữ

nghiệt ngã với nhau.

Sống chân thành cởi mở, đây chính là bước đầu hướng tời lòng khoan dung.

N2 :Tin vào bạn, chân thành cởi mở,

không ghen ghét , định kiến.

Đoàn kết thân ái với bạn.

N3 : Phải ngăn cản, tìm hiểu nguyên

nhân, giải thích,tạo điều kiện, giảng hòa.

N4: Tìm nguyên nhân, thuyết phục, giải thích , góp ý với bạn.

Tha thứ, thông cảm với bạn.

2. Nội dung bài học

a.Khoan dung :

- Rộng lòng tha thứ.

* Biểu hiện: tôn trọng, thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác

khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm.

* Trái với khoan dung: chấp nhặt, thô bạo, định kiến, hẹp hòi...

c. Ý nghĩa:

- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy .

- Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống trở nên lành mạnh, dễ chịu.

c. Cách rèn luyện:

- Sống cởi mở, gần gũi với mọi người .

- Cư xử chân thành, rộng lượng.

- Biết tôn trọng cá tính, sở thích, thói

quen của người khác .

Khi người đã biết lổi và sữa lổi thì ta nên tha thứ, chấp nhận, đối xử tử tế.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Gv hướng dẫn hs làm Bài a (SGK)

HS : Tự làm

Bài b(SGK)

Hs xác định yêu cầu bạn tập và trình bầy

Bài c, d(SGK)

HS : Cho học sinh tự đặt mình vào tình huống

để giải quyết vẫn đề.

GV : Nhận xét, cho điểm.

3. Bài tập.

Bài a.HS kể.

Bài b. Đáp án : 1,3,5,7 thể hiện lòng khoan dung.Vì đó là những biểu hiện biết tôn trọng, lắng nghe, biết chia sẻ để người khác tiến bộ

Bài c. Đáp án :

Lan không độ lượng , khoan dung với việc làm vô ý của Hằng.

Bài d. Là Trung em sẽ đứng dạy và nhắc nhở bạn gái đó đi đứngcần cẩn thận hơn phải nhìn trước và sau đừng để xảy ra việc như vậy làm tớ bẩn hết áo rồi đấy.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống trong thực tiễn

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV tổ chức cho hs chơi trò tiếp sức :

Em hãy nêu việc làm thể hiện lòng khoan dung của mình hoặc người thân trong cuộc sống .

Từ đó có suy nghĩ gì về việc làm đó ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: hs trả lời

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng:

+ Tìm câu ca dao hay tục ngữ hoặc kể tấm gương về lòng khoan dung trong cuộc sống đời

thường.

- Chuẩn bị bài mới

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 11 – Bài 9

XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (Tiết 1)

‌I. MỤC TIÊU:

‌1. Kiến thức:

‌- HS kể được những tiêu chuẩn của gia đình văn hóa. Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá .

‌- Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa.

‌2. Năng lực :

Năng lực chung

- NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán.

Năng lực chuyên biệt

- Biết phân biệt các biểu hiện đúng sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

‌II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

‌1. Giáo viên: Bài soạn + SGK, SGV 7

‌2. Học sinh: Chuẩn bị bài + SGK 7

‌III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

‌GV cho HS quan sát tranh về một gia đình bố mẹ và 2 con , mỗi người một việc.

- Học sinh tiếp nhận

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: HS nêu nhận xét

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: Hs báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học sau đó vào bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc.

a. Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung câu

truyện.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội

dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV: Gọi HS đọc truyện .

GV nêu câu hỏi:

C1: Gia đình cô Hoà có bao nhiêu người?

thuộc quy mô gia đình lớn hay nhỏ?

C2: Em có nhận xét gì về nếp sống của gia

đình cô Hoà?

1. Truyện đọc:

‌“Một gia đình văn hoá”.

C1‌: 3 người, thuộc mô hình gia đình hai thế hệ

C2: HS - Gia đình đầm ấm, vui vẻ, hạnh

phúc.

C3: Hãy nêu những thành tích mà gia đình cô

Hoà đã đạt được?

C4: Gia đình cô Hoà đã đối xử ntn với bà con

hàng xóm?

C5: Gia đình cô Hoà đã thực hiện tốt nghĩa vụ

của công dân chưa? Nêu các chi tiết cụ thể?

C6 : Qua phân tích truyện đọc, em thấy gia

đình cô Hòa đã đạt gia đình văn hóa chưa?

Thái độ của em với gia đình cô?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp

đôi trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp

thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: cá nhân hs báo

cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV : Vậy gia đình cô Hòa không những thực

hiện tốt KHHGĐ, xây dựng một gia đình hòa

thuận, hạnh phúc; mọi người trong gia đình

biết yêu thương, chia sẻ, giúp đữ nhau ngoài

gia đình cô chú còn thực hiện tốt nghĩa vụ của

người công dân trong công viêc và đoàn kết

giúp đỡ xóm làng

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

‌‌Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

a. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm ,tiêu

chuẩn của gia đình văn hóa.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội

dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

‌- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV: Thế nào là gia đình văn hoá ?

GV : Các em ạ việc xây dựng một gia đình văn

hóa đều có cơ sở của nó để hiểu được giá trị

một gia đình văn hóa Hiến pháp nước ta đã quy

định cụ thể thành văn bản luật : Luật hôn nhân

gia đình Điều 1. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

sửa đổi năm 2010

Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của

Luật hôn nhân và gia đình

Luật hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp

phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ

hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn

mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành

viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa

và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của

gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no

ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Vậy các em đã nhận thức được tầm quan trọng

của gia đình mình.

GV : Gia đình em đã đạt những tiêu chuẩn

nào? những tiêu chuẩn nào chưa đạt vì sao?

HS : Chưa thực hiện tốt kế hoạch hóa gia

đình…

- Học sinh tiếp nhận…

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp

thời những khó khăn của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: đại diện nhóm báo

cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Mọi người luôn quan tâm, chia sẻ với

nhau.

- Đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt.

C3: HS :- Cô chú là chiến sĩ thi đua.

- Tú là học sinh giỏi

C4: HS :- Luôn quan tâm, ai ốm đau, bệnh tật đều được cô chú giúp đỡ.

C5‌: - Tích cực xây dựng nếp sống văn

hóa.Gương mẩu đi đầu vận động bà con làm vệ sinh môi trường, và phòng chống tệ nạn xã hội.

C6: Gia đình cô Hòa là 1 gia đình văn hóa tiêu biểu em thực sự cảm phục, kính trọng và yêu quý.

2. Nội dung bài học.

a. Gia đình văn hoá

‌Là gia đình :

- Hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ.

- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

- Đoàn kết với xòm giềng.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

*/ Tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa

- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

- Lao động xây dựng kinh tế gia đình ổn định.

- Thực hiện bảo vệ môi trường .

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Hoạt động từ thiện.

-Tránh xa và bài trừ tệ nạn xã hội.

HS : Lấy ví dụ cụ thể để minh họa cho một gia đình văn hóa ở địa phương em..

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV hướng dẫn hs làm Bài b (SGK):

HS :

GV : Bổ sung, kết luận

3.Bài tập.

Bài b.

HS nhận xét về đời sống vật chất và tinh

thần của các gia đình.

- Gia đình thứ nhất là gia đình văn hóa .

‌- Gia đình 2, 3 là gia đình chưa thực hiện

được nếp sống văn hóa làm ảnh hưởng tới

người xung quanh, công đồng xã hội

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống trong thực tiễn

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV : Tổ chức cho HS thảo luận.

Hãy nêu các tiêu chuẩn cụ thể về xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương em?

HS : Thảo luận.

GV : Bổ sung, kết luận.

Làm rõ mqh giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong gia đình.

GV : Đưa ra một số mô hình gia đình sau.

*Gia đình không giàu nhưng mọi người thương yêu nhau, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, con

cái ngoan ngoãn.

*Gia đình giàu có nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu, con cái hư hóng.

*Gia đình bất hòa thiếu nề nếp.

GV : Hãy nhận xét 3 mô hình gia đình nói trên.

HS :

GV : Chốt lại.

Nói đến gia đình văn hóa trước hết là nói đến đời sống văn hóa tinh thần như thương yêu quý

trọng nhau ...nhưng để có đời sống tinh thần lành mạnh, không thể không có cơ sở của nó là

đời sống vật chất.

Vì vậy để xây dựng gia đình văn hóa mọi người cần phải tích cực lao động nâng cao mức

sống gia đình.

Giữa đời sống vật chất và tinh thần có mqh chặt chẽ với nhau, nhưng đời sống tinh thần vẫn

đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa.

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: hs trả lời

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

- Chuẩn bị bài mới

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 12 – Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ ( Tiết 2)

‌I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

‌1. Kiến thức:

‌- HS hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá .

‌- Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa.

2. Năng lực

Năng lực chung

NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê

phán.

Năng lực chuyên biệt

‌- Biết phân biệt các biểu hiện đúng sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn

hóa ở gia đình.

‌3. Phẩm chất :

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

‌1. Giáo viên: Bài soạn + SGK, SGV 7

‌2. Học sinh: Chuẩn bị bài + SGK 7

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV yêu cầu hs đóng vai diễn cảnh một gia đình không hạnh phúc.

Kịch bản và chuẩn bị tự hs làm ở nhà.

- Học sinh tiếp nhận

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: đóng vai

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: Hs báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học sau đó vào bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Hoạt động 1: Tìm hiểu tiếp nội dung bài học

a. Mục tiêu: Hs nắm được bổn phận và trách

nhiệm của công dân, ý nghĩa của gia đình văn hóa.

b. Nội dung: : HS quan sát SGK để tìm hiểu nội

dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

1.Truyện đọc

2. Nội dung bài học‌.

a. Gia đình văn hóa

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả

lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV : Yêu cầu HS trình bày các tiêu chuẩn cụ thể

về xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương em.

GV : Để xây dựng gia đình văn hóa mỗi người

trong gia đình cần có bổn phận, trách nhiệm gì?

GV : Để xây dựng gia đình văn hóa mọi người cần

tránh điều gì?

Gv cho hs quan sát tranh đời sống gia đình ở nông

thôn và cho biết c/s gđ như thế nào có ý nghĩa gì

với mọi người? Thái dộ sống của mọi người ra

sao?

GV: Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa ntn đối

với mỗi chúng ta?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: đại diện nhóm báo

cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm của hs

a. Mục tiêu: Hs hiểu được trách nhiệm của mình.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội

dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV : Là HS em phải làm gì để góp phần xây dựng

gia đình mình trở thành gia đình văn hóa?

GV : Mổi HS chúng ta cần phải làm gì để góp phần

xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn

hóa?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời

những khó khăn của hs

- Bước 3: Báo cáo kết quả‌: cá nhân hs báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi

người, gia đình văn hoá là cơ sở để xây dựng đơn

vị văn hoá, làng văn hoá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

b. Bổn phận và trách nhiệm của các

thành viên trong gia đình.

- Thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm

của mình.

- Sống giản dị, không ham những thú

vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ

nạn XH.

+ Kính trọng, csóc ông bà, bố mẹ.

+ Học tập tốt.

+ Ăn mặc giản dị.

+ Không đua đòi, không ăn chơi.

+ Không rượu chè, cờ bạc.

c. Ý nghĩa.

- Gia đình thực sự là tổ ấm nuôi dưỡng,

giáo dục mỗi con người.

- Gia đình có bình yên, thì xã hội mới

ổn định.

- Xây dựng gia đình văn hoá là góp

phần xây dựng xã hội văn minh, tiến

bộ.

d. HS cần phải:

- Chăm ngoan học giỏi.

- Kính trọng giúp đỡ ông bà cha mẹ.

- Không đua đòi ăn chơi .

- Không ham những thu vui thiếu lành

mạnh.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra c. Sản phẩm:phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV hướng dẫn hs làm bt

Bài d (SGK).

HS :

Bài e (SGK).

GV : Kết kuận

3. Bài tập

Bài d : Đồng ý với ý kiến .

Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc trong gia đình. Vì con cái củng là 1 thành viên trong gđình nên con cái có quyền và nvụ trong việc xdựng gđình văn hóa.

Bài e .

‌HS trả lời.

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống trong thực tiễn

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Em hãy nêu việc làm của mình và thành viên khác trong gia đình thực hiện nghĩa vụ công dân như thế nào.

? Tìm các câu ca dao, tục ngữ VN có liên quan đến chủ đề bài học.

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm:

- Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời

‌- Thuyền không bánh lái thuyền quày

Con không cha mẹ, ai bày con nên

‌- Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để đức cho con

‌- Con người có bố có ông

Như cây có cội như sông có nguồn

- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận

GVKL : Vấn đề gia đình và xd gia đình văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng. Gia đình là tế bào XH; là các nôi hình thành nhân cách con người. XD gia đình văn hoá là góp phần làm cho XH bình yên, hạnh phúc. HS chúng ta phải góp cho gia đình có lối sống văn hoá. Giữ vững truyền thống dân tộc: Học giỏi, rèn luyện đạo đức

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng:

Em hãy nêu hành vi trái pháp luật của các thành viên trong gia đình đã xảy ra ở địa phương em. Từ đó em có quan điểm như thế nào về sự ảnh hưởng đó đối với làng xóm?

- Chuẩn bị bài mới

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 13 – Bài 10: GỮI GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA

ĐÌNH, DÒNG HỌ

I- MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Học sinh cần

- Hiểu được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Kể được một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

(về văn hoá, về nghề nghiệp, về học tập....)

- Hiểu được ý nghiã của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực chuyên biệt:

- Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

3. Phẩm chất : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực thực hành việc giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.GV:

- Tranh ảnh, tài liệu, giấy khổ to, bút dạ, phiếu học tập., thẻ bài

- Hình ảnh nghề truyền thống

- Đọc SGK, sách GV GDCD 7, Chuẩn KTKN

2.HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới (Xem truyện đọc ở SGK và nội dung bài học); tự tìm hiểu truyền thống, gia đình, dòng họ, quê hương (có ảnh minh hoạ càng tốt)

‌‌III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về bài học

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

? GV cho học sinh quan sát tranh về gia đình.

? Bức tranh mô tả nội dung gì.

+ Bức tranh thể hiện tình cảm đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình....

- Bước 3: Báo cáo kết quả

-Học sinh trình bày câu hỏi theo suy nghĩ của mình

- Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV chốt: Hình ảnh mà các em vừa xem là biểu hiện cụ thể của việc kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.Vậy kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì? Những việc cần làm để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Để hiểu vấn đề trên ta đi tìm hiểu bài hôm nay

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc‌“ Truyện kể từ trang

trại”

a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu những truyền thống của gia

đình, dòng họ và hiểu giữ gìn phát huy truyền thống gia

đình là gì?

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung

kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu

hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Đọc diễn cảm truyện

Sự lao động cần cù, quyết tâm vượt khó của mọi người

trong gia đình được thể hiện qua chi tiết nào?

Kết qủa tốt đẹp mà gia đình đó đặt được là gì?

Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi”đã giữ gìn

truyền thống tốt đẹp của gia đình

Việc làm của gia đình nhân vật “tôi”thể hiện đức tính

gì?

I. Tìm hiểu truyện đọc:

+ Chi tiết:

- Bàn tay cha và anh dày lên,

chai sạn.

- Không rời « trận địa » kể cả

thời tiết khắc nghiệt.

‌+ Kết quả: Biến đồi trọc thành

trang trại 100 ha đất trồng bạch

đàn, hoè….nhiều bò, dê…

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

- Bước 3: Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết

quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->GV chốt : Nhân vật tôi đã biết học tập truyền thống

cần cù lao động, những việc làm, những điều điều tốt đẹp

của cha và anh

GV: Truyền thống là những giá trị tinh thần tốt đẹp hình

thành từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ

khác.

Vậy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ gồm

những nội dung gì?

Thế nào là giữ gìn phát huy truyền thống?

+ Sự học tập của nhân vật tôi :

- Ngày ngày mang cây bạch đàn

non lên đồi cho cha và anh.

- Nuôi gà đẻ trứng bán mua sách

vở, báo….

- Không bao giờ ỷ lại, trông chờ

người khác.

- Đi lên bằng chính sức mình.

Tiếp nối : Mỗi gia đình, dòng họ

đều có truyền thống tốt đẹp. Các

thế hệ con cháu phải tìm hiểu,

tiếp thu.

- Phát triển, làm rạng rỡ thêm :

Làm phong phú thêm, tạo ra

những giá trị mới...

Đồng thời các em cũng cần phân

biệt truyền thống tốt đẹp với

những phong tục, tập quán lạc

hậu: du canh du cư, cướp vợ của

Hãy kể một số truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

của em hoặc ở những gia đình, dòng họ khác, địa

phương khác mà em biết?( bài tập a‌)

Gv lấy ví dụ:

‌-Truyền thống cách mạng: xã Lê Hồ, xã Nguyễn Úy (

mang tên 2 nhà cách mạng Lê Hồ và Nguyễn Đình Úy)

+ Họ Bùi hiếu học

+ CLB hát chèo

Hoạt động 2: Nghiên cứu tranh ảnh, tình huống để rút ra

ý nghĩa, cách rèn luyện ….

a. Mục tiêu:Giúp HS hiểu được ý nghĩa, cách rèn luyện

trong việc giữ gìn phát huy truyền thống

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung

kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu

hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Quan sát tranh , đọc tình huống.

1.Gia đình giáo sư Nguyễn Lân có 8 người con. Tất cả

đều là giảng viên đại học, có 5 giáo sư,3 phó giáo sư. Họ

người mèo, ma chay cưới hỏi

linh đình, cúng ma, cúng

giàng,tảo hôn...

VD : truyền thống hiếu học,

truyền thống đạo đức( yêu

thương, đoàn kết, cần cù lao

động), truyền thống nghề nghiệp

(gói bánh chưng, làm gốm sứ,

làm hương, dệt lụa., thợ xây, thợ

mộc...)

II. Nội dung bài học‌:

có nhiều đóng góp trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, âm

nhạc, y học, thể thao…

2.‌Gia đình Thi là một gia đình có mẹ là cán bộ công

chức Nhà nước, 2 chị học giỏi nhưng Thi thì lười học chỉ

ham chơi.

Câu hỏi:

- Gia đình giáo sư Nguyễn Lân gợi cho em suy nghĩ

gì?Từ đó theo em truyền thống gia đình dòng họ có vai

trò như thế nào đối với cá nhân và xã hội?

- Gia đình Thi là gia đình như thế nào?Nếu được sinh ra

trong gia đình của Thi em sẽ làm gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

->Gia đình giáo sư Nguyễn Lân

là một gia đình danh giá đáng

ngưỡng mộ, tự hào.Các thành

viên biết rèn luyện,phát huy

truyền thống.,đóng góp tài năng

cho đất nước ...

-> Gia đình Thi là gia đình có

điều kiện, có truyền thống học

giỏi. Nhưng Thi không chú ý gì

đến truyền thống đó thậm chí

không thèm quan tâm. Nếu là

Thi em sẽ trân trọng, phát huy

truyền thống gia đình và không

làm điều gì xấu xa để tổn hại đến

gia đình….

- Dự kiến sản phẩm…

- Bước 3: Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết

quả chuẩn bị của cặp mình, các nhóm khác nghe.

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

-GV chốt kiến thức : Đối với cá nhân: Truyền thống gia

đình, dòng họ là những vốn quý, những kinh nghiệm mà

các thế hệ con cháu có thể học tập, có thêm sức mạnh để

không ngừng vươn lên; thể hiện lòng biết ơn đối với ông

bà, cha mẹ, tổ tiên, đạo lí của dân tộc VN. Đối với xã

hội: Góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc

dân tộc.

->Chúng ta cần tìm hiểu về truyền thống của gia đình,

dòng họ ; kiên trì học tập, làm theo truyền thống đó và

phát triển ở mức cao hơn (quyết tâm học tập phát huy

truyền thống học giỏi, đỗ đạt cao của dòng họ, tiếp nối

nghề làm đồ gốm của cha ông, nghệ thuật hát ca trù của

dòng họ...) giới thiệu truyền thống gia đình để nhiều

người biết...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS hiểu được trách nhiệm của bản thân đối

với việc phát huy truyền thống gia đình ,dòng họ thông

qua BT b,c

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung

kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu

hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ GV cho 2 HS sắm vai bài tập b

? Em có đồng ý với cách nghĩ của Hiên không? Vì sao?

? Em đồng ý với ý kiến nào trong bài tập c? Vì sao?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- GV hướng dẫn HS

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng

vào cuộc sống thực tiễn.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung

kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu

hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV treo bảng phụ

? Em chọn việc phát huy và loại bỏ những việc làm nào sau đây

-> Cách nghĩ của Hiên là sai

vì....

- Ý 1,2,5 là đúng

III. Bài tập

1. Bài tập b

-> Cách nghĩ của Hiên là sai vì

dòng họ nào cũng có những

truyền thống tốt đẹp như: nghề

nghiệp, đạo đức, văn hóa...Chứ

không phải cứ đỗ đạt cao hoặc

giữ chức vụ quan trọng mới là

truyền thống tốt đẹp...

2. Bài tập c

-Ý kiến 1,2,5 là đúng bởi nó thể

hiện trách nhiệm, lòng tự hào

của mỗi cá nhân chúng ta trong việc kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình

dòng họ

‌Tình huống

Phát

huy

Không

phát

huy

a. Ông nội và bố đều là những ông

trùm về cờ bạc.

x

b. Nhà An có ba đời làm nhà giáo.

x

c. Bà nội và mẹ đều là những người

làm hoa giấy đẹp và nổi tiếng nhất

làng.

x

d. Bố Nga bảo con gái không nên học

cao, vì vậy ba đời nhà Nga con gái

đều học đến lớp 9 là thôi.

x

e. Dòng họ Đàm hằng năm đã dành

những xuất học bổng cho các cháu

học sinh nghèo vượt khó của xã.

x

- Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ chọn đáp án đúng, sai bằng cách giơ thẻ,

thẻ đỏ là phát huy, thẻ xanh là không phát huy

GV khái quát toàn bài : Mỗi gia đình, dòng họ đều có

những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là sức

mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên. Thế hệ trẻ

chúng ta hôm nay đã và đang kế tiếp truyền thống của

ông cha ta ngày trước. Lấp lánh trong mỗi trái tim chúng

ta là hình ảnh “ Dân tộc Việt Nam anh hùng” . Chúng ta

phải ra sức học tập, tiếp bước truyền thống của nhà tửờng, của bao thế hệ thầy cô, học sinh để xây dựng trường chúng ta đẹp hơn.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

? Em hãy sưu tầm và kể cho các bạn nghe một mẩu chuyện về truyền thống quê hương mỉnh,

về các dòng họ(các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn

hóa…)( Bài tập d)

- Chuẩn bị bài mới

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 14 – Bài 11: TỰ TIN

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Học sinh nắm được

1. Kiến thức:

- Thế nào là tự tin. Nêu đuợc một số biểu hiện của tính tự tin

- Nêu được ý nghĩa , cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin

2. Năng lực :

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực

tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực chuyên biệt:

- Học sinh biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh

‌- Biết thể hiện sự tự tin trong công việc học tập, rèn luyện cụ thể của bản thân

3. Phẩm chất :

- Tự tin vào bản thân mình có ý thức vươn lên trong cuộc sống

- Yêu quý, học tập những người có tính tự tin , ghét thói a dua, dao động, ba phải tự ti trong

hành động

- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực thực hành phẩm chất tự tin trong học

tập, trong cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1- GV: Nghiên cứu soạn, tài liệu tham khảo, bảng phụ, thẻ bài màu xanh đỏ

2- HS: Chuẩn bị bài, đọc trước câu hỏi

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về bài học

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV nêu tình huống: Nếu lớp cử em tham gia thi hùng biện trong cuộc thi « Tìm hiểu về biển

đảo quê hương » em sẽ xử sự như thế nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

‌Hs nêu cách ứng xử của mình( có thể nhận hoặc không nhận với nhiều lí do)

- Bước 3: Báo cáo kết quả

-Học sinh trình bày câu hỏi theo suy nghĩ của mình

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Gv căn cứ vào cách ứng xử của mỗi học sinh để liên hệ đến phẩm chất tự tin trong tiết học

‌HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ HS

‌SẢN PHẨM DỰ KIẾN

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc “‌Trịnh Hải Hà và

chuyến du học Xin-ga-po”

a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được những biểu hiện của

tính tự tin để rút ra được khái niệm tự tin

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung

kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: phiếu học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

- Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Đọc diễn cảm truyện

?Bạn Hà học tiếng anh trong điều kiện hoàn cảnh như

thế nào.

?Bạn Hà được đi du học là do.

?Bạn Hà có những biểu hiện gì của sự tự tin.

I. Đặt vấn đề

Câu 1: Góc học tập là căn gác xép

nhỏ ở ban công, giá sách khiêm

tốn, máy cát xét cũ kĩ

- Bạn Hà không đi học thêm, chỉ

học trong SGK, học sách nâng cao

và học theo chương trình dạy tiếng

anh trên ti vi

- Bạn Hà cùng anh trai nói chuyện

với người nước ngoài

Câu 2‌: - Là một học sinh giỏi toàn

diện

- Nói tiếng Anh thành thạo

- Vượt qua hai kì thi tuyển gắt gao

của người Singapo

- Là người chủ động và tự tin trong

học tập

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Bước 3: Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết

quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->GV chốt : Bạn Hà là một tấm gương sáng về sự

chăm chỉ, tích cực, chủ động, tự tin trong mọi công việc

đáng để chúng ta học tập

? Em hiểu tự tin là gì? Người tự tin có biểu hiện như

thế nào?

‌‌Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và cách rèn luyện

phẩm chất tự tin

a. Mục tiêu:Giúp HS nghiên cứu tình huống để rút ra ý

nghĩa và cách rèn luyện tính tự tin

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung

kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

?‌HS đọc hai tình huống

?Em có nhận xét gì về việc làm của hai bạn Hân và Lan

a. Giờ kiểm tra toán cả lớp đang chăm chú làm bài. Hân

làm xong bài, nhìn sang bên trái, thấy đáp số của

Hoàng khác đáp số của mình, Hân vội vàng chữa lại

bài.Sau đó Hân quay sang phải thấy Tuấn làm khác

mình,Hân cuống lên định chép thì trống báo hết giờ.

Hôm trả bài , bài kiểm tra của Hân bị 3 điểm.

b. Ở lớp Lan vừa chăm chỉ học vừa tích cực tham gia

vào đội văn nghệ của trường. Cuối năm học em được

nhà trường chọn là đại biểu đi dự đại hội “cháu ngoan

Bác Hồ” cấp tỉnh.

- Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ

- Nghe câu hỏi, thảo luận trong nhóm trả lời

- Bước 3: Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết

quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

- Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét,đánh giá

?‌Người có tính tự tin mang lại lợi ích gì

‌?‌Chúng ta rèn luyện đức tính tự tin bằng cách nào

‌‌C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS hiểu được biểu hiện của đức tính thông

qua BT b

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung

kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời

câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Đọc bài tập b bảng phụ

? Em có đồng ý với ý kiến nào, vì sao?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- GV hướng dẫn HS chọn đáp án đúng bằng cách giơ

thẻ bài

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp

dụng vào cuộc sống thực tiễn.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung

kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời

câu hỏi GV đưa ra 4. Phương án kiểm tra đánh giá

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về đức

tính tự tin hoặc không tự tin.

- Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ

- Hai nhóm trưởng cho 2 đội chơi, thi viết . Đội nào

được nhiều thì thắng ‌

Câu 3:

- Tin tưởng vào khả năng của bản

thân

- Chủ động trong học tập: Tự học

- Ham học, chăm đọc sách, học

theo chương trình dạy học từ xa

trên truyền hình

- Có thể kể các câu chuyện về Hà

Nội bằng tiếng Anh

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm

- Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động

- Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm

->‌Hân là người ba phải, dựa dẫm ,không có lập trường nên kết quả học tập không cao

->Lan là một học sinh chăm chỉ, tích cực,chủ động tham gia mọi công việc của tập thể nên đạt được nhiều thành tích

2. Ý nghĩa

- Giúp con người có thêm sức

mạnh, nghị lực và sáng tạo

- Làm nên sự nghiệp lớn

- Không có lòng tự tin con người sẽ nhỏ bé, yếu đuối

3. Cách rèn luyện

- Chủ động, tự giác trong học tập, tham gia các hoạt động tập thể - Khắc phục tính rụt rè, ba phải dựa dẫm

III. Bài tập

1. Bài b

- ý kiến đúng: 1,3,4,5,6,8

-> Vì đó là những biểu hiện của người có đức tính tự tin

‌‌

+ Có cứng mới đứng đầu gió

+ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

+ Đẽo cày giữa đường

+ Ngồi chờ sung rụng

+Mười lăm cũng ừ, mười tư cũng gật

+Thứ nhất ngồi ì thứ nhì đồng ý.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

? Kể một tấm gương có đức tính tự tin ở trường lớp em.

? Chuẩn bị bài » Ngoại khóa »

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 15

Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương

TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

I. Mục tiêu cần đạt :

Học sinh nắm được

1. Kiến thức

- Vận dụng những kiến thức đã học để liên hệ hoặc giải quyết các vấn đề ở địa phơng, các

bài tập cùng dạng

2. Năng lực

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực

tự quản lí, năng lực hợp tác,

- Năng lực chuyên biệt:

‌+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

‌+Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

‌+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giáo dục ý thức, làm theo những việc làm tốt và tránh những biểu hiện xấu

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Giáo án, hệ thống bài tập, phiếu học tập

- HS: xem lại các bài đã học

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

Phần 1: Tổ chức các trò chơi

Gv tổ chức cho hs một số trò chơi dân gian

Phân công người quản trò - hs tham gia

Phần 2: Giới thiệu các làng nghề, các truyền thống tốt đẹp của quê hương Hà Nam

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

2. Làng nghề mây tre đan Ngọc Động, Duy Tiên:

Ngọc Động thuộc xã Hoàng Đông‌, Duy Tiên‌,

Nam‌ được coi là trung tâm của xã vì sự phát triển kinh

tế vượt bậc so với các làng trong xã Hoàng Đông.

Năm 2004, làng nghề xứng đáng được UBND tỉnh

công nhận làng nghề truyền thống mây giang đan

Ngọc Động. Doanh thu từ xuất khẩu năm 2003 đạt 13

tỉ đồng, chiếm 86,6% tổng doanh thu của làng.

3. Làng nghề trống Ðọi Tam:

Làng nghề trống Ðọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện

Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Thợ làng Ðọi Tam làm đủ các

loại trống: trống dùng trong đình chùa, trống chèo,

trống trường, trống trung thu… Gần đây, Đọi Tam nổi

tiếng hơn bởi các nghệ nhân ở đây được vinh dự làm

285 chiếc trống hội đầu tiên của lễ kỷ niệm 990 năm

Thăng Long - Hà Nội. Dân làng Đọi Tam cũng đang

háo hức chuẩn bị hàng trăm chiếc trống nhân dịp

Thăng Long - Hà Nội kỷ niệm 1000 năm. Đến Đọi

Tam, du khách được thưởng thức các nghệ nhân làm

trống cũng như được biết đến những chiếc trống dân

làng đã “đóng góp” cho ngày vui của đất nước.

4. Làng dệt Đại Hoàng:

Làng Đại Hoàng gồm có 17 xóm của xã Hòa Hậu bây

giờ, chiếm tới 3/4 diện tích của xã. Nghề dệt được bà

con nơi đây vẫn được gìn giữ và phát triển. Năm 2004

làng nghề Đại Hoàng được UBND tỉnh Hà Nam công nhận và cấp bằng làng nghề dệt truyền thống với giá

trị sản xuất lớn nhất so với các làng nghề trong tỉnh.

5. Làng dệt lụa Nha Xá (xã Mộc Nam, huyện Duy

Tiên).

Sản phẩm chính ở đây là lụa tơ tằm và đũi. Sản phẩm

không chỉ nổi tiếng với các cô, các mẹ trong nước mà

cả trên thị trường thế giới. Với quy mô hiện đại, 500

khung dệt công suất đạt 900.000 - 1.000.000 mét

lụa/năm. Làng dệt nằm ngay bên bờ sông Hồng, tại

vùng dâu nổi tiếng của huyện Duy Tiên. Làng Nha Xá

cũng có nhiều dấu ấn của làng Việt cổ, cạnh các điểm

di tích văn hoá lịch sử như đền Lảnh Giang, chùa

Long Đọi Sơn... tạo cho làng dệt ngày một phát triển.

Sau khi tìm hiểu:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

Em có nhận xét gì về truyền thống văn hóa và các làng

nghề của quê hương?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

‌+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

‌- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

‌+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

‌- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và

gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

- Hà Nam là cái nôi của truyền

thống tốt đẹp, nơi lưu giữ nhiều

nghề truyền thống

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 16 :

Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương

TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Học sinh nắm được

1. Kiến thức

- Vận dụng những kiến thức đã học để liên hệ hoặc giải quyết các vấn đề ở địa phơng, các

bài tập

2. Năng lực

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực

tự quản lí, năng lực hợp tác,

- Năng lực chuyên biệt:

‌+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

‌+Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

‌+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức, làm theo những việc làm tốt và tránh những biểu hiện xấu

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Giáo án, hệ thống bài tập, phiếu học tập

- HS: xem lại các bài đã học

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

a. Mục tiêu:

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

‌- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Giới thiệu một nghề truyền thống của Hà Nam mà em đã tìm hiểu ở tiết trước?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

‌- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

‌- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào

bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

C+ D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG ( Thực hành tìm hiểu về các làng

nghề)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Theo quy hoạch, xã Nhật Tân (Hà Nam)

có diện tích tự nhiên 458,28 ha, nhân khẩu

là 10.330 người. Với vị trí địa lý nằm ở

phía Đông bắc của huyện Kim Bảng, đây

là nơi đầu mối giao thông quan trọng từ

thủ đô Hà Nội đi vào huyện Kim Bảng,

khu du lịch Tam Trúc Ba Sao nên đã giúp

cho Nhật Tân trở thành nơi giao lưu buôn bán phát triển sầm uất, tạo điều kiện cho

xúc tiến thương mại làng nghề phát triển.

- Cùng với sự phát triển của việc giao

thương buôn bán, ngoài sản xuất nông

nghiệp, chăn nuôi là chính, người dân

Nhật Tân còn biết làm nghề thủ công

truyền thống như: nghề dệt đã hình thành

từ cách đây 500 năm, song song đó là

nghề mộc cùng hình thành theo đó để

đóng ra những máy dệt thủ công và sửa

chữa máy dệt phục vụ cho nghề dệt của

làng.

‌‌

Đến những năm 90 của thập kỷ 20, nghề

mây giang đan xã xuất hiện và đã thu hút

được gần 2.000 lao động tham gia, ngoài

ra còn một số ngành nghề khác như khảm

trai, sơn mài khảm vỏ trứng… Để phát

triển và tránh mai một lạng nghề truyền

thống, năm 2003 làng nghề Nhật Tân đã

đệ đơn trình UBND tỉnh Hà Nam công

nhận là làng nghề Nhật Tân, với số lao

động nghề dệt là 1.115 người, sản phẩm

1.924 triệu mét vải; lao động nghề mây giang đan là 1.990 người, sản phẩm làm ra

đạt 959.100 sản phẩm; nghề mộc là 397

người, sản phẩm làm ra 6.508 sản phẩm.

Năm 2004, Nhật Tân đã được UBND tỉnh

Hà Nam công nhận là Làng đa nghề Nhật

Tân.

- Làng gốm Quyết Thành, thị trấn Quế,

huyện Kim Bảng có từ thế kỷ XVI. Sản

phẩm đặc trưng của làng nghề truyền

thống này chính là gốm son

- Làng gốm Quyết Thành, thị trấn Quế,

huyện Kim Bảng có từ thế kỷ XVI. Sản

phẩm đặc trưng của làng nghề truyền

thống này chính là gốm son - một loại

gốm không cần kết hợp với hoá chất và

men, mà vẫn tự lên màu đỏ thắm do

nguyên liệu đất tự nhiên ở vùng này.

- Không giống với nhiều sản phẩm thủ

công mỹ nghệ khác, gốm son không vội vã

thuyết phục người xem bằng vẻ đẹp hào

nhoáng ngay từ ban đầu. Nhưng càng nhìn

lâu, người ta càng cảm nhận rõ vẻ đẹp

dung dị, vừa sang trọng của nó

- Năm 2004, làng Quyết Thành được

UBND tỉnh Hà Nam công nhận là làng

nghề truyền thống gốm Quyết Thành .

- Với truyền thống lịch sử lâu đời của

mảnh đất và con người nơi đây, sản phẩm

gốm Quyết Thành sẽ tiếp tục phát triển,

trở thành niềm tự hào không những của

tỉnh Hà Nam mà còn là sản phẩm nổi tiếng

trên cả nước.

1. Các làng nghề của xã Nhật Tân

2. Làng gốm Quyết Thành

‌Các sản phẩm khá đa dạng

Năm 2010 sản phẩm hàng son được Sở

Khoa học và Công nghệ công nhận thương

hiệu “ Gốm son mỹ nghệ Quyết Thành ”

Theo ông Nguyễn Đức Phú, chủ nhiệm hợp

tác xã Quyết Thành cho biết: “Qua thời gian

các sản phẩm gốm sứ cũng dần được thay

thế, thế nhưng những sản phẩm mang nét

văn hóa riêng, độc đáo vẫn được nhân dân

trong làng giữ gìn, bảo tồn, phát triển…để

giữ gìn và phát huy giá trị hiện nay địa

phương chú trọng đầu tư trang thiết bị máy

móc, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đào tạo lại

đội ngũ lao động có tay nghề. Nhất là tuyên

truyền giáo dục và dạy nghề lại cho thế hệ

trẻ luôn được chú trọng”.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 17: ÔN THI HỌC KÌ I

I. Mục tiêu cần đạt :

Học sinh nắm được

1. Kiến thức

- Khái quát lại các kiến thức đã học từ đầu năm đến nay dưới dạng các câu hỏi ôn tập

- Làm đề cương ôn tập

- Hệ thống các dạng bài tập cơ bản

2. Năng lực

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực

tự quản lí, năng lực hợp tác,

- Năng lực chuyên biệt:

‌+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

‌+Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

‌+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

3. Phẩm chất: Có thái độ học tập nghiêm túc

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Giáo án, SGK, TLTK

- HS: Chuẩn bị SGK, Vở BT

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (ÔN TẬP)

* Ôn tập lí thuyết: GV cung cấp một số câu hỏi cho học sinh làm đề cương

Câu hỏi 1: Thế nào là sống giản dị? Ý nghĩa?

a/ Sống giản dị: là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

b/ Ý nghĩa:

- Người giản dị dễ được mọi ngưới quý mến.

- Ai cũng muốn gần gũi dể thông cảm.

- Giúp con người biết sống đúng mức, thắng thắng dễ chịu.

- Giúp ta tập trung sức lực thời giờ vào việc làm có ích.

- Tránh xa lối sống đua đòi ăn chơi có thể làm họ sa ngã…

Câu hỏi 2: Thế nào là trung thực? Liên hệ bản thân?

‌a/ Trung thực:là luôn tôn trọng sự thật tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng thật thà,

dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

b/ Tự liên hệ .....

Câu hỏi 3: Tự trọng là gì? Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng? Tìm 2 câu ca dao (

tục ngữ) nói về tự trọng?

a/ Tự trọng: Là biết coi trọng, biết giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho

phù hợp với với các chuẩn mực xã hội.

‌b/ Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng:

‌- Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người

‌- Mọi người đều cần có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ tránh được những việc làm

xấu có hại cho bản thân, gia đình, xã hội góp phần nâng cao phẩm giá, uy tín của cá nhân,

nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh .

‌* Ca dao tục ngữ: ....

Câu hỏi 4: Yêu thương con người là gì? Vì sao phải yêu thương con người? Nêu 2 câu ca

dao (tục ngữ) về chủ đề yêu thương con người?

‌a/ Yêu thương con người: Là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất

là những người gặp khó khăn hoạn nạn

‌b/ Biểu hiện:

- Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.

- Biết tha thứ, có lòng vị tha.

- Biết hi sinh.

c/ Ý nghĩa:

‌- Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn phát huy.

- Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu hỏi 5: Tôn sư trọng đạo là gì ?Vì sao phải tôn sư trọng đạo?

‌a/ Tôn sư trọng đạo:

‌- Là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.

- Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.

- Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo

‌b/ Vì sao phải tôn sư trọng đạo:

+ Đối với bản thân: Trở thành người tốt có ích cho xã hội

+ Đối với xã hội: Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học, kiến thức để

bước vào đời. Đó là đạo lí tốt đẹp. Truyền thống quý báu của dân tộc

Câu hỏi 6: Đoàn kết tương trợ là gì? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? Tìm ca dao (tục ngữ,

danh ngôn) nói về chủ đề: Đoàn kết tương trợ?

a/ Đoàn kết tương trợ:

- Đoàn kết: Thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

- Tương trợ: Là sự liên kết đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để

hoàn thành nhiệm vụ cuả mỗi người và làm nên sự nghiệp lớn.

‌b/ Ý nghĩa: Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống với những người xung quanh và

được người khác giúp đỡ.

- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn

- Là truyền thống quí báu của dân tộc ta ...

Câu hỏi 7: Khoan dung là gì? Ý nghĩa?

‌a/ Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

b/ Ý nghĩa: của lòng khoan dung: Là một đức tính quí báu của con người. Người có lòng

khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan

dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu hỏi 8: Thế nào là gia đình văn hóa? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hóa?

a/ Gia đình văn hóa: là gia đình hòa thuận hạnh phúc tiến bộ , thực hiện kế hoạch hóa gia

đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.

b/ Ý nghĩa:

- Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.

- Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc bình yên thì xã hội mới

ổn định. Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn hóa văn minh,

tiến bộ hạnh phúc.

Câu hỏi 9: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Chúng

ta cần làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

a. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ: Là nối tiếp, phát triển, rạng

rỡ thêm truyền thống.

‌b. Chúng ta:

- Chúng ta cần phải tôn trọng tự hào tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. Sống

trong sạch lương thiện, tiếp thu cái mới, xóa bỏ cái cũ lạc hậu.

‌- Không làm tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng họ.

‌Câu hỏi 10: Thế nào là tự tin?

* Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định

và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

- Con người cần kiên trì, tích cực chủ động học tập hoạt động xã hội tập thể không ngừng

vươn lên nâng cao năng lực nhận thức để có đủ khả năng hành động một cách chắc chắn; cần

khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm

- Làm các dạng bài tập

- Giáo viên cho học sinh làm lại một số dạng bài tập: Nhận biết, sáng tạo, trắc nghiệm đúng

sai, xử lí tình huống, ....

- Giáo viên giải đáp một số bài tập khó

4. Củng cố

- GV khái quát bài học, giải đáp những thắc mắc của học sinh

5. Dặn dò

- Ôn lại các kiến thức đã học

- Chuẩn bị bài kiểm tra học kỳ

IV. Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………‌

……..……………………………………………………………..……………………………‌

………….………………………………………………………………………………............‌

.....................................................................................................................................................‌

..................................................................................................

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 18: KIỂM TRA HỌC KÌ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

‌Học sinh nắm được

1. Kiến thức:

- Huy động các kiến thức đã học từ đầu năm đến nay để làm bài kiểm tra học kỳ

- Giúp giáo viên thu nhận kết quả để tổng kết

2. Kĩ năng:

- Xác định kiến thức trọng tâm để làm bài, làm các dạng bài tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Ra đề đáp án, biểu điểm

- HS: Ôn tập các kiến thức đã học

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới:

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GDCD 7

ĐỀ KIỂM TRA

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3điểm)

‌* Khoanh tròn vào chữ cái trước ý mà em cho là đúng.

Câu 1. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?

A.Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.

B.Không nói khuyết điểm của bản thân.

C.Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.

D.Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình..

Câu 2. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?

A.Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.

B.Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

C.Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

D.Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

Câu 3. Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con

người?

A. Lá lành đùm lá rách. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

A.Trâu buộc ghét trâu ăn. D. Thương người như thể thương thân.

Câu 4. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?

A.Giàu có, cha mẹ hay cải nhau.

B.Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.

C.Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.

D.Anh em bất hòa

Câu 5. Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những ý kiến dưới đây? ( 1 điểm)

Ý kiến

Đúng

Sai

1. Đoàn kết là sự liên kết của một nhóm người nhằm đối lập với

những người khác.

2. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng mọi khó khăn,

thử thách.

3. Đoàn kết giúp cho con người gần gũi, thân ái với nhau, tạo ra

nhiều niềm vui trong cuộc sống.

4. Đoàn kết tạo nên những kinh nghiệm phối hợp, sự nhiệt tình,

hăng hái để hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 6. Hãy nối cột A với cột B sao cho để có đáp án đúng? ( 1 điểm)

A- Hành vi

Nối

B- Phẩm chất đạo đức

1. Nói thật với bố mẹ khi bị điểm kém.

1 .....

a. Sống giản dị.

2. Học thuộc bài để không bị điểm kém.

2 .....

b. Tự trọng

3. Nói năng ngắn gọn, dễ hiểu.

3 .....

c. Trung thực

4. Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn

4 .....

d. Yêu thương con người..

II. TỰ LUẬN. ( 7 điểm)

Câu 1‌.‌( 2 điểm ). Thế nào là tự trọng? Vì sao, ở mỗi người cần phải có lòng tự trọng?

Câu 2. ( 2 điểm)

a‌. Theo em, có phải gia đình giàu có thì lúc nào cũng hạnh phúc

không? Vì sao?

b‌. Để xây dựng gia đình mình trở thành một gia đình văn hóa, em

cần phải làm gì?

Câu 3. ( 3 điểm)‌. Cho tình huống sau‌.

‌Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của

Lan, Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng..

a. Em có nhận xét gì thái độ, hành vi của Lan?

b. Nếu là Lan, khi Hằng vô tình vẩy mực vào vở của mình, em sẽ

xử sự như thế nào?

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

Môn: GDCD 7

I‌. Trắc nghiệm‌( 3đ)

Mỗi đáp án đúng được (0,25 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

D

B

C

C

Mỗi đáp án đúng được (0,25 điểm)

Câu 5‌: 2, 3, 4: Đ

‌1: S

Câu 6 : 1- c; 2- b; 3- a; 4- d.

II. Tự luận: ( 7 đ)

Câu 1. (2đ)

A. Tự trọng: . Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình phù

hợp với các chuẩn mực xã hội

b. Cần phải có lòng tự trọng vì:

‌- Tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết và cao quý của mỗi người.

- Giúp con người có nghị lực để vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Nâng cao phẩm giá, uy tín của bản thân.

Câu 2. (2đ). Yêu cầu học sinh nêu được:

a. Gia đình giàu có không phải bao giờ cũng hạnh phúc: (0,5 đ)

+ Nếu gia đình giàu có mà vợ chồng chung thủy, yêu thương, giúp đỡ nhau, quan tâm, chăm

sóc, giáo dục con cái thì gia đình đó mới hạnh phúc. (0,5 đ)

+ Nếu gia đình giàu có mà vợ chông không yêu thương, không quan tâm đến việc chăm sóc,

giáo dục con cái thì gia đình đó không hạnh phúc. (0,5 đ)

b. Liên hệ bản thân: chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, cha mẹ...(0,5 đ)

Câu 3. (3 đ)

a. Lan là người không có lòng khoan dung, hay chấp nhặt và trả đũa người khác. (1,5 đ)

b. Nếu là Lan khi bị Hằng vô tình dây mực ra vở, em sẽ bình tĩnh, khuyên Hằng nên cẩn thận

trong mọi việc...(1,5 đ)

4. Củng cố

- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra

5. Dặn dò

- Chuẩn bị bài:" Sống và làm việc có kế hoạch"

IV/ Rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………..…………………………

………….……………………………………………………………………………….........‌