Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
(Mẫu này dành cho tổ chuyên môn)
Mẫu 1a
SỞ GDĐT ............... TRƯỜNG THPT ............... TỔ: SỬ - ĐỊA – CÔNG DÂN | KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI: 12 |
HỌC KỲ I
Từ tuần 1 đến tuần 18 (thực học)
Tuần | Tiết | Tên chủ đề /Bài học | Nội dung/Mạch kiến thức | Yêu cầu cần đạt | Hình thức tổ chức dạy học | Ghi chú | |
---|---|---|---|---|---|---|---|
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | |
1 | 1,2 | Bài 1: Pháp luật và đời sống. | 1. Khái niệm, đặc trưng của pháp luật. 2. Bản chất của pháp luật. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức. | 1. Về kiến thức : - Nêu được khái niệm, đặc trưng mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, xã hội và công dân. 2. Về kĩ năng : Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật. 3. Về thái độ : Có ý thức tôn trọng pháp luật và luôn xử sự theo đúng quy định của pháp luật. 4. Về phẩm chất, năng lực Phẩm chất: trung thực, tự trọng, kỷ luật, công tâm. Năng lực: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề trong cuộc sống. | - Dạy học trên lớp kết hợp với hướng dẫn học sinh học tập tại nhà. - Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ…. | Mục 2. (trang 7) Hướng dẫn học sinh tự học Mục 3a, 3b. (trang 8,9) Khuyến khích học sinh tự học Bài tập 8 (trang 15) Không yêu cầu học sinh làm. | |
2 | |||||||
3, 4, 5 | 3,4,5 | Bài 2: Thực hiện pháp luật. | 1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật. 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. | 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật. - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 2. Về kĩ năng Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 3. Về thái độ Tôn trọng pháp luật ; ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật. 4. Về phẩm chất, năng lực - Phẩm chất: trung thực, tự trọng, kỷ luật. -Năng lực chung + Năng lực nhận thức, tự tìm hiểu các vấn đề liên quan đến pháp luật trong xã hội + Năng lực xử lý tình huống - Năng lực chuyên biệt + Biết vận dụng kiến thức để xem xét các hiện tượng trong đời sống xã hội + Biết vận dụng kiến thức để định hướng hành vi của mình | - Dạy học trên lớp kết hợp với hướng dẫn học sinh học tập tại nhà. - Kết hợp với việc sưu tầm các câu chuyện, tình huống pháp luật. - Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ…. - Tích hợp phòng chống tham nhũng. | Mục 1c. ( trang 18) Không dạy | |
6 | 6,7,8,9 | Chủ đề: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. | Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật. | 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. 2. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. 3. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. | 1. Về kiến thức - Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí. - Nêu được khái niệm, quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 2. Về kĩ năng Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh. 3. Về thái độ - Tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hằng ngày. - Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân. 4. Năng lực cần hướng tới -Năng lực chung + Năng lực nhận thức, tự tìm hiểu các quyền bình đẳng trong các lĩnh vực xã hội. + Năng lực xử lý tình huống - Năng lực chuyên biệt + Biết vận dụng kiến thức để xem xét các hiện tượng trong đời sống xã hội + Biết vận dụng kiến thức để định hướng hành vi của mình | - Dạy học trên lớp kết hợp với hướng dẫn học sinh học tập tại nhà. - Giới thiệu một số chương trình truyền hình như Tòa tuyên án, Sức nước ngàn năm để tuyên truyền pháp luật - Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ…. | Bài 3. Mục 3. (trang 29 phần trách nhiệm của nhà nước) Khuyến khích học sinh tự học Bài 4. Mục 1b (trang 33), 2b (trang 35), 3b(trang 38). Hướng dẫn học sinh tự học Bài 4. Mục 1c(trang 35), 2c, (trang 37), 3c (trang 39). Không dạy |
7 | |||||||
8 | |||||||
9 | Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. | ||||||
10 | 10 | Ôn tập kiểm tra 1 tiết | Nội dung kiến thức bài 1,2,3,4. | 1. Về kiến thức - Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chương trình đã học. 2. Về kĩ năng - vận dụng được kiến thức vào hoạt động thực tiễn. 3. Về thái độ - Có ý thức tự giác. 4. Năng lực cần hướng tới + Năng lực nhận thức, tự tìm hiểu các tri thức xã hội + Năng lực xử lý tình huống + Biết vận dụng kiến thức để xem xét các hiện tượng trong đời sống xã hội + Biết vận dụng kiến thức để định hướng hành vi của mình | Ôn tập trên lớp. | ||
11 | 11 | Kiểm tra viết 1 tiết. | Nội dung kiến thức thực học bài 1,2,3,4. | 1. Về kiến thức: - Nhằm kiểm tra HS kiến thức học sinh đạt được; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình - Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả 2. Về kĩ năng Chấp hành pháp luật trong cuộc sống 3. Về thái độ - Có ý thức tự giác. 4. Năng lực cần hướng tới + Năng lực nhận thức, tự tìm hiểu các tri thức xã hội + Năng lực xử lý tình huống + Biết vận dụng kiến thức để xem xét các hiện tượng trong đời sống xã hội + Biết vận dụng kiến thức để định hướng hành vi của mình | Kiểm tra viết một tiết trên lớp. | - Xây dựng ma trận đề theo quy định - Xây dựng đề kiểm tra theo ma trận. | |
12 | 12, 13 | Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. | 1. Bình đẳng giữa các dân tộc. 2. Bình đẳng giữa các tôn giáo. | 1. Về kiến thức - Nêu được, nội dung, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. 2. Về kĩ năng - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. 3. Về thái độ - Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. - Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và phê phán những hành vi gây chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo. 4. Về phẩm chất, năng lực Phẩm chất: trung thực, nhân ái, khoan dung; tự trọng, tôn trọng sự khác biệt. | - Dạy học trên lớp kết hợp với hướng dẫn học sinh học tập tại nhà. - Nếu có điều kiện có thể tổ chức dạy tại các sở tôn giáo - Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ…. | Mục 1a. Khái niệm dân tộc:Không dạy Mục 1d, 2d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:Khuyến khích học sinh tự học Câu hỏi/bài tập 1,4:Không yêu cầu học sinh làm | |
13 | |||||||
14 | 14, 15 | Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản. | 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân. a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể b. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự. | 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của một số quyền tự do cơ bản của công dân. - Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân. 2. Về kĩ năng - Biết thực hiện các quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân. - Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân. 3. Về thái độ - Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác. 4. Về phẩm chất, năng lực Phẩm chất: Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước; nhân ái, khoan dung; trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Năng lực: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề trong cuộc sống | - Dạy học trên lớp kết hợp với hướng dẫn học sinh học tập tại nhà. - Nếu có điều kiện có thể tổ cho học sinh tham gia đóng vai các phiên tòa giả định hoặc xem băng hình - Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ…. | Mục 1a, 1b, 1c. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, Khuyến khích học sinh tự học | |
15 | |||||||
16 | 16 | Ngoại khóa | I.Tình hình trật tự an toàn giao thông 1. Tầm quan trọng của hệ thống giao thông 2. Đặc điểm của hệ thống giao thông đường bộ 3. Tình hình tai nạn giao thông II. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đường bộ III. Một số biển báo hiệu giao thông đường bộ | 1- Về kiến thức - Hiểu được những kiến thức cơ bản, vững chắc những qui định về luật giao thông đường bộ. - Giúp HS nắm vững khắc sâu các kiến thức đã học. - Thấy được mức độ gia tăng nhanh các phương tiện giao thông và mức độ báo động các vụ tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày. - Nắm được những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông. - Giúp các em nắm được 1 số biển báo hiệu an toàn giao thông quan trọng 2- Về kỹ năng - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện những qui định về luật giao thông đường bộ. - Biết xử sự phù hợp với qui định của luật giao thông đường bộ trong quá trình tham gia giao thông: đi bộ, đi xe dạp, xe máy để thực hiện đúng PL về giao thông. 3- Về thái độ - Có ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác, tham gia tích cực giữ gìn trật tự an toàn giao thông, ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi địa điểm; đồng thời phê phán mọi hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ. | Giải quyết các tình huống pháp luật thực tế theo nhóm trên lớp. | ||
17 | 17 | Ôn tập HK 1 | - Khái niệm, đặc trưng pháp luật. - Các hình thức thực hiện pháp luật và các loại vi phạm pháp luật – TNPL - Công dân bình đẳng trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. - Các quyền tự do cơ bản của công dân. | 1. Về kiến thức - Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chương trình đã học. 2. Về kĩ năng - Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình. 3. Về thái độ - Có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong khi làm bài kiểm tra. 4. Về phẩm chất, năng lực Phẩm chất: nhân ái, khoan dung; trung thực, tự trọng, chí công vô tư. Năng lực: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề trong cuộc sống | - Dạy học trên lớp kết hợp với hướng dẫn học sinh học tập tại nhà - Trả lời hệ thống câu hỏi TNKQ. | ||
.18 | 18 | Kiểm tra học kỳ 1 | - Theo ma trận | 1. Về kiến thức - Nhằm kiểm tra mức độ đạt được của học sinh so với yêu cầu của chương trình - Giúp GV đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả 2. Về kĩ năng Kỹ năng làm câu hỏi TN 3. Về thái độ Làm bài nghiêm túc. 4. Năng lực cần hướng tới + Năng lực xử lý tình huống + Biết vận dụng kiến thức để định hướng hành vi của mình | - Xây dựng ma trận đề theo quy định - Xây dựng đề kiểm tra theo ma trận. |
HỌC KỲ II
Từ tuần 19 đến tuần 35 (thực học)
Tuần | Tiết | Tên chủ đề /Bài học | Nội dung/ Mạch kiến thức | Yêu cầu cần đạt | Hình thức tổ chức dạy học | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
19 | 19, 20, | Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiếp theo). | 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân. c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở d. Quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện tín, điện thoại e. Quyền tự do ngôn luận. | 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, quyền được đảm bảo an toàn thư, điện tín, quyền tự do ngôn luận. - Trình bày được trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân. 2. Về kĩ năng - Biết thực hiện các quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân. - Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân. 3. Về thái độ - Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác. 4. Về phẩm chất, năng lực Phẩm chất: nhân ái, trung thực, tự trọng, chí công vô tư. Năng lực: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề trong cuộc sống | - Dạy học trên lớp kết hợp với hướng dẫn học sinh học tập tại nhà. - Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ…. | Mục 1c ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm chỗ ở Khuyến khích học sinh tự học Mục 2a. Trách nhiệm của Nhà nước: Khuyến khích học sinh tự học Câu hỏi/bài tập 8:Không yêu cầu học sinh trả lời |
20 | ||||||
21 | 21, 22, 23 | Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ. | 1. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. 2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 3. Quyền khiếu nại, tố cáo. | 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm, nội dung và cách thực hiện một số quyền dân chủ của công dân. - Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền dân chủ của công dân. 2. Về kĩ năng - Biết thực hiện quyền dân chủ theo đúng quy định của pháp luật. - Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân. 3. Về thái độ - Tích cực thực hiện quyền dân chủ của mình. - Tôn trọng quyền dân chủ của mọi người. - Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân. 4. Về phẩm chất, năng lực Phẩm chất: Trách nhiệm, nhân ái, trung thực, tự trọng, chí công vô tư. Năng lực: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề trong cuộc sống | - Dạy học trên lớp kết hợp với hướng dẫn học sinh học tập tại nhà. - Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ…. | Mục 1b. Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử: Không dạy Mục 1b. Cách thức thực hiện quyền…:Khuyến khích học sinh tự học Mục 1c.2c, 3c. Ý nghĩa ….Khuyến khích học sinh tự học Mục 3b. Quy trình khiếu nại, tố cáo Hướng dẫn học sinh tự học Mục 4a. Trách nhiệm của Nhà nước: Khuyến khích học sinh tự học Câu hỏi/bài tập 1: Không yêu cầu học sinh làm |
22 | ||||||
23 | ||||||
24 | 24, 25, 26 | Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân. | 1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. 2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân 3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân | 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. - Trình bày được trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. 2. Về kĩ năng Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật. 3. Về thái độ Có ý thức thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình ; tôn trọng các quyền đó của người khác. 4. Về phẩm chất, năng lực Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, trung thực, tự trọng. Năng lực: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề trong cuộc sống. | - Dạy học trên lớp kết hợp với hướng dẫn học sinh học tập tại nhà. - Sưu tầm minh họa những phát minh sáng chế mới nhất và tác dụng của nó. - Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ…. | Mục 2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân: Khuyến khích học sinh tự học Mục 3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân: Hướng dẫn HS tự học Câu hỏi/bài tập 2:Không yêu cầu học sinh làm |
25 | ||||||
26 | ||||||
28 | 27 | Ôn tập | Nội dung kiến thức bài 6,7,8 | 1. Về kiến thức - Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức cơ bản đã học. 2. Về kĩ năng - Có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn . 3. Về thái độ - Có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong khi làm bài kiểm tra. 4. Về phẩm chất, năng lực Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, trung thực, tự trọng. Năng lực: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề trong cuộc sống. | - Dạy học trên lớp kết hợp với hướng dẫn học sinh học tập tại nhà - Trả lời hệ thống câu hỏi TNKQ. | |
29 | 28 | Kiểm tra viết 1 tiết | Kiến thức đã học bài 6,7,8. | 1. Về kiến thức - Nhằm kiểm tra HS kiến thức học sinh đạt được; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình - Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả 2. Về kĩ năng Chấp hành pháp luật trong cuộc sống 3. Về thái độ - Có ý thức tự giác. 4. Về phẩm chất, năng lực + Năng lực nhận thức, tự tìm hiểu các tri thức xã hội + Năng lực xử lý tình huống + Biết vận dụng kiến thức để xem xét các hiện tượng trong đời sống xã hội + Biết vận dụng kiến thức để định hướng hành vi của mình | - Kiểm tra viết trên lớp (TNKQ) | - Xây dựng ma trận đề theo quy định - Xây dựng đề kiểm tra theo ma trận. |
30 | 29, 30 | Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. | 1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước. 2. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển bền vững đất nước. | 1. Về kiến thức - Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật trong việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trýờng 2. Về kĩ năng Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật. 2. Về kĩ năng - Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng. - Có thái độ phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về các lĩnh vực trên. 4. Về phẩm chất, năng lực + Năng lực nhận thức, tự tìm hiểu các tri thức xã hội + Năng lực xử lý tình huống + Biết vận dụng kiến thức để xem xét các hiện tượng trong đời sống xã hội + Biết vận dụng kiến thức để định hướng hành vi của mình | - Dạy học trên lớp kết hợp với hướng dẫn học sinh học tập tại nhà | Mục 1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước: Khuyến khích học sinh tự học Mục 2b. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa: Khuyến khích học sinh tự học Mục 2d, 2e. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về quốc phòng, an ninh:Hướng dẫn học sinh tự học. Câu hỏi/bài tập 4,5:Không yêu cầu HS làm |
31 | ||||||
32 | 31 | Thực hành, ngoại khóa. | Tìm hiểu về doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh trên địa bàn gắn với bảo vệ môi trường. | 1. Về kiến thức Củng cố cho học sinh về sự cần thiết của pháp luật trong đời sống. 2. Về kĩ năng - Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm pháp luật của của công dân. 3. Về thái độ - Có ý thức tìm hiểu pháp luật, tôn trọng pháp luật. 4. Về phẩm chất, năng lực Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, tự trọng, kỷ luật. Năng lực: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề trong cuộc sống | Giao nhiệm vụ tìm hiểu hoạt động của doanh nghiệp cho các nhóm. - Các nhóm báo cáo kết quả trên lớp. | |
33 | 32, 33,34 | Ôn tập học kỳ II. | Nội dung bài 6,7,8,9 | 1. Về kiến thức - Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức cơ bản các bài học trong chương trình kỳ 2. 2. Về kĩ năng - Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình. 3. Về thái độ - Có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong khi làm bài kiểm tra. 4. Về phẩm chất, năng lực Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, tự trọng, chí công vô tư. Năng lực: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề trong cuộc sống | - Dạy học trên lớp kết hợp với hướng dẫn học sinh học tập tại nhà - Trả lời hệ thống câu hỏi TNKQ. | |
34 | ||||||
35 | 35 | Kiểm tra học kỳ II. | - Theo ma trận | 1. Về kiến thức - Nhằm kiểm tra mức độ đạt được của học sinh so với yêu cầu của chương trình - Giúp GV đánh giá đúng quá trình học tập của HS qua cả năm học. 2. Về kĩ năng Kỹ năng làm câu hỏi TN 3. Về thái độ Làm bài nghiêm túc. 4. Năng lực cần hướng tới + Năng lực xử lý tình huống + Biết vận dụng kiến thức để định hướng hành vi của mình | - Xây dựng ma trận đề theo quy định - Xây dựng đề kiểm tra theo ma trận. |
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới